Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Nghiên cứu bệnh hại hạt giống lạc và biện pháp sử dụng chất kích kháng trong phòng trừ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.63 MB, 93 trang )


Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học nông nghiệp hà nội
***


Nguyễn thị hoàng mai





Nghiên cứu bệnh hại hạt giống lạc
và biện pháp sử dụng chất kích kháng
trong phòng trừ





Luận văn thạc sĩ nông nghiệp




Chuyên ngành: Bảo vệ thực vật
Mã số: 60.62.10

Ngời hớng dẫn khoa học: PGS.TS. ngô bích hảo




hà nội - 2011

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………


2

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan toàn bộ số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị, một
công trình nghiên cứu nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đều đã được cảm ơn.Trong luận văn tôi sử dụng các thông tin từ nhiều nguồn
khác nhau, các thông tin trích dẫn được sử dụng đều được ghi rõ các nguồn
gốc, xuất xứ.
Tác giả luận văn






Nguyễn Thị Hoàng Mai














Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………


3


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn thạc sĩ này, ngoài sự nỗ lực phấn đấu của bản
thân, tôi còn nhận được nhiều rất nhiều sự giúp đỡ quý báu khác.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Ngô Bích Hảo đã tận
tình hướng dẫn, giúp đỡ, dìu dắt tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin cảm ơn các thầy cô giáo và cán bộ Viện đào tạo sau đại học và
Bộ môn Bệnh cây - Khoa Nông học - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
đã quan tâm và tạo điều kiện cho tôi thực hiện luận văn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các tập thể, cá nhân, bạn bè và
người thân đã động viên khích lệ tôi trong thời gian học tập tại trường và thực
hiện đề tài tốt nghiệp.
Hà Nội, ngày 24 tháng 11 năm 2011
Tác giả luận văn




Nguyễn Thị Hoàng Mai





Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………


4


MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các bảng
vi
Danh mục hình và đồ thị
viii
Danh mục viết tắt ix
1. MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 11
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài 13
1.2.1. Mục đích 13
1.2.2. Yêu cầu 13
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 14
2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 14

2.1.2. Nhóm bệnh héo rũ gây chết cây 16
2.1.3. Nhóm bệnh hại quả hạt 20
2.1.4. Nhóm bệnh hại lá 21
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 23
3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33
3.1. Địa điểm, thời gian nghiên cứu 33
3.2. Vật liệu 33
3.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 34
3.3.1. Nội dung nghiên cứu 34
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………


5

3.3.2. Phương pháp nghiên cứu 34
3.4. Phương pháp xử lý số liệu 40
4 . KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 41
4.1. Tình hình nhiễm nấm bệnh trên hạt giống lạc thu thập tại vùng
Hà Nội và phụ cận năm 2010 41
4.4.1. Tình hình nhiễm nấm bệnh trên hạt giống lạc vụ xuân 2010 41
4.1.2. Tình hình nhiễm nấm bệnh trên hạt giống lạc tại vùng Hà Nội
và phụ cận vụ xuân 2010 44
4.2. Nguồn nấm bệnh trên hạt 49
4.3. So sánh ảnh hưởng của một số biện pháp xử lý hạt giống đến
khả năng xâm nhiễm của một số loại nấm 56
4.4. Thành phần bệnh nấm hại cây lạc và diễn biến bệnh héo rũ gốc
mốc đen, héo rũ gốc mốc trắng trên đồng ruộng tại vùng Hà Nội
vụ xuân 2011 57
4.4.1. Thành phần bệnh hại lạc vụ xuân 2011 tại Hà Nội 57
4.4.2. Diễn biến bệnh héo rũ gốc mốc đen Aspergillus niger van

Tiegh. Hại lạc vụ xuân 2011 tại Hà Nội 62
4.4.2. Diễn biến bệnh héo rũ gốc mốc trắng Sclerotium rolfsii Sacc.
hại lạc vụ xuân 2011 tại Hà Nội 65
4.5. Thử nghiệm chất kích kháng có nguồn gốc hóa học và sinh học
đối với bệnh hại lạc trên đồng ruộng. 68
4.5.1. Thử nghiệm chất kích kháng chitosan đối với một số chỉ tiêu
sinh trưởng phát triển và bệnh hại lạc trên đồng ruộng 68
4.5.2. Thử nghiệm chất kích kháng CuCl
2
đối với một số chỉ tiêu sinh
trưởng phát triển và bệnh hại lạc trên đồng ruộng 73
4.6. So sánh hiệu quả kích kháng của chitosan và CuCl
2
ở các giai
đoạn xử lý. 77
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………


6

4.6.1. So sánh hiệu quả kích kháng của chitosan và đồng clorua đối
với bệnh đốm nâu khi xử lý hạt giống 77
4.6.2. So sánh hiệu quả kích kháng của chitosan và đồng clorua đối
với bệnh đốm nâu khi xử lý hạt giống và khi cây có 2- 3 lá kép 78
4.6.3. So sánh hiệu quả kích kháng của chitosan và đồng clorua đối với
bệnh đốm nâu khi xử lý hạt giống, cây có 2 - 3 lá kép, cây có 5
– 7 lá thật và giai đoạn sau khi cây ra hoa 80
5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 84
5.1. Kết luận 84
5.2. Tồn tại và đề nghị: 86

5.2.1. Tồn tại 86
5.2.2. Đề nghị 86













Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………


7





DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1: Mức độ phổ biến của các loại nấm gây hại hạt giống lạc tại vùng
Hà Nội và phụ cận năm 2010 42
Bảng 4.2: Tình hình nhiễm nấm bệnh trên hạt giống lạc tại vùng Hà Nội và
phụ cận vụ xuân 2011 45
Bảng 4.3: Tình hình nhiễm nấm bệnh trên hạt giống của một số giống lạc

đang được trồng phổ biến năm 2011 48
Bảng 4.4: Kết quả kiểm tra vị trí và mức độ tồn tại của nguồn bệnh trên hạt
lạc 50
Bảng 4.5: So sánh ảnh hưởng của một số biện pháp xử lý hạt giống đến sự
xâm nhiễm của nấm gây bệnh cây 56

Bảng 4.6: Thành phần bệnh hại lạc trên đồng ruộng trong vụ Xuân 2011 tại
Hà Nội 60
Bảng 4.7: Diễn biến bệnh héo rũ gốc mốc đen Aspergillus niger hại cây lạc
tại Hà Nội vụ xuân 2011 62

Bảng 4.8: Diễn biến bệnh héo rũ gốc mốc trắng Sclerotium rolfsii hại cây lạc
tại Hà Nội vụ xuân 2011 65
Bảng 4.9: Ảnh hưởng của chất kích kháng chitosan

đối với 1 số chỉ
tiêu sinh trưởng phát triển của cây lạc 51
Bảng 4.10 : Điều tra diễn biến bệnh đốm nâu Cercospora arachidicola ở các
công thức xử lý kích kháng chitosan 70

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………


8

Bảng 4.11: Ảnh hưởng của chất kích kháng CuCl
2
đối với 1 số chỉ tiêu sinh
trưởng phát triển của cây lạc 54
Bảng 4.12 : Điều tra diễn biến bệnh đốm nâu Cercospora arachidicola ở các

công thức xử lý kích kháng CuCl
2
75

Bảng 4.13: So sánh hiệu quả kích kháng của chitosan và đồng clorua đối với
bệnh đốm nâu khi xử lý hạt giống 77

Bảng 4.14: So sánh hiệu quả kích kháng của chitosan và đồng clorua đối với
bệnh đốm nâu khi xử lý hạt giống, cây có 2- 3 lá kép 78

Bảng 4.15: So sánh hiệu quả kích kháng của chitosan và đồng clorua đối với
bệnh đốm nâu khi xử lý hạt giống và khi cây có 2 - 3 lá kép, cây
có 5 – 7 lá thật 80
Bảng 4.16: So sánh hiệu quả kích kháng của chitosan và đồng clorua đối với
bệnh đốm nâu khi xử lý hạt giống và khi cây có 2 – 3 lá kép, 5- 7
lá thật và giai đoạn sau khi cây ra hoa 82



Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………


9

DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ
Hình 4.1: Nấm bệnh Aspergillus niger trên hạt lạc 46
Hình 4.2: Nấm bệnh Aspergillus flavus trên hạt lạc 47
Hình 4.3: Nấm bệnh A. niger và A. flavus trên các bộ phận của củ lạc 52
Hình 4.4: Nấm bệnh A. niger trên các bộ phận của củ lạc 53
Hình 4.5: Diễn biến bệnh héo rũ gốc mốc đen Aspergillus niger hại cây

lạc tại Hà Nội vụ xuân 2011 63
Hình 4.6: Triệu chứng bệnh héo rũ gốc mốc đen A. niger 63
Hình 4.7: Nấm bệnh A. niger trên môi trường PGA 64
Hình 4.8: Diễn biến bệnh héo rũ gốc mốc trắng Sclerotium rolfsii hại cây
lạc tại Hà Nội vụ xuân 2011 66
Hình 4.9 : Hạch nấm S.rolfsii 49

Hình 4.10: Triệu chứng bệnh héo rũ gốc mốc trắng S. rolfsii 49
Hình 4.11: Triệu chứng bệnh héo rũ gốc mốc trắng S. rolfsii 49
Hình 4.12: Nấm bệnh S.rolfsii trên môi trường PGA 49
Hình 4.13: Diễn biến bệnh đốm nâu Cercospora arachidicola ở các công
thức xử lý kích kháng chitosan 71
Hình 4.14: Triệu chứng bệnh đốm nâu C. arachidicola 72
Hình 4.15: Diễn biến bệnh đốm nâu Cercospora arachidicola ở các công
thức xử lý kích kháng CuCl
2
76
Hình 4.17: So sánh hiệu quả kích kháng của chitosan và đồng clorua đối
với bệnh đốm nâu khi xử lý hạt giống, cây có 2- 3 lá kép 79
Hình 4.18: So sánh hiệu quả kích kháng của chitosan và đồng clorua đối với
bệnh đốm nâu khi xử lý hạt giống và khi cây có 2 - 3 lá kép, cây có
5 – 7 lá thật 81
Hình 4.19: So sánh hiệu quả kích kháng của chitosan và đồng clorua đối
với bệnh đốm nâu khi xử lý hạt giống và khi cây có 2 – 3 lá
kép, 5- 7 lá thật và giai đoạn sau khi cây ra hoa 83
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………


10


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ CÁI VIẾT TẮT

CT
GĐST
TLB
CSB
ĐC
STT
TT
HTX
PGA
WA
A. niger
A. flavus
A.parasiticus
M. phaseolina
R. solani
S. rolfsii
C. arachidicola
F. solani
F. oxysporum
F. scirpi


Công thức
Giai đoạn sinh trưởng
Tỷ lệ bệnh
Chỉ số bệnh
Đối chứng
Số thứ tự

Thứ tự
Hợp tác xã
Potato – glucose – agar
Water – agar
Aspergillus niger
Aspergillus flavus
Aspergillus parasiticus
Macrophoma phaseolina
Rhizoctonia solani
Sclerotium rolfsii
Cercospora arachidicola
Fusarium solani
Fusarium oxysporum
Fusarium scirpi




Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………


11


1. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Cây lạc (Arachis hypogeae L.) thuộc cây họ đậu có nguồn gốc ở Nam
Mỹ, được trồng ở trên 100 quốc gia thuộc cả 6 châu lục. Lạc là cây trồng
ngắn ngày có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao, là cây công nghiệp
đứng thứ 2 trong các cây lấy dầu (xét cả về diện tích gieo trồng và sản lượng).

Hạt lạc chứa 40-60% lipit, 26-34% protein thô, gluxit chiếm 6-22% và
xenlulo chiếm 2-4.5%. Lạc là nguyên liệu quan trọng trong ngành công
nghiệp thực phẩm. Dầu lạc được dùng trong nhiều ngành công nghiệp. Dầu
lạc là một loại lipit dễ tiêu gồm chủ yếu là axit béo chưa no chiếm 80%.
Trong thành phần của dầu lạc còn chứa các cacbuahydro thơm, các vitamin
hoà tan trong dầu như B
1
, B
2
, PP, E và F. Protêin lạc có đủ 8 loại axit amin
không thay thế rất cần cho cơ thể.
Ngoài giá trị kinh tế của lạc đối với công nghiệp ép dầu, công nghệ
thực phẩm và chăn nuôi lạc còn có ý nghĩa rất lớn trong việc cải tạo đất. Vi
khuẩn nốt sần trong rễ cây lạc có khả năng cố định nitơ trong không khí cung
cấp đạm cho cây trồng. Theo nhiều tác giả, lượng nitơ cố định của lạc có thể
đạt 70-110KgN/ha/vụ. Chính vì vậy các cây trồng sau lạc đều sinh trưởng tốt
và cho năng suất cao.
Ở Việt Nam, lạc cùng với gạo là hai trong số mặt hàng xuất khẩu lớn
của ngành nông nghiệp. Thị trường lạc trong nước và trên thế giới luôn có sự
biến động và đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm
và thay đổi theo thị hiếu tiêu dùng của từng địa phương, từng quốc gia và khu
vực trên thế giới. Giá hạt thương phẩm có thể giảm tới 20% nếu bị nhiễm mối
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………


12

mọt và nấm mốc. Theo chiến lược quốc gia sau thu hoạch, trong thời kỳ
2011-2020 giảm lượng tổn thất lạc sau thu hoạch xuống còn 2,0-2,5%.
Với mục tiêu chiến lược quốc gia đối với cây lạc như trên và các lợi ích

do cây lạc mang lại thì việc trồng và chăm sóc cây lạc sao cho tốt và đạt năng
suất cao đang rất được chú trọng.
Do lượng protein và hàm lượng chất béo trong hạt lạc cao nên tạo điều
kiện tốt cho vi sinh vật gây bệnh tấn công. Hạt lạc bị rất nhiều loại nấm bệnh
gây hại trong đó nhiều hơn cả là Aspergillus flavus và A. parasiticus. A. flavus
còn sản sinh ra độc tố aflatoxin gây bệnh ung thư gan cho người. Trong khi
nhu cầu của con người càng cao thì việc tạo ra các nông sản sạch bệnh là một
vấn đề rất được quan tâm. Hiện nay bệnh gây hại hạt giống lạc không những
làm giảm năng suất mà còn làm giảm giá trị dinh dưỡng và thương phẩm, gây
thiệt hại về kinh tế cho người sản xuất. Việc kiểm nghiệm các lô hạt giống và
đánh giá tình trạng bệnh để có biện pháp phòng trừ bệnh cho cây trồng ngay
từ giai đoạn ban đầu có ý nghĩa rất quan trọng.
Ngày nay, việc sử dụng biện pháp sinh học trong bảo vệ thực vật đang
được áp dụng và triển khai trong sản xuất nông nghiệp. Trong số đó, sử dụng
chất kích kháng nhằm kích thích phản ứng tự vệ của cây trồng chống lại bệnh
nấm hại đang là một vấn đề được đặt ra đối với những người làm về bảo vệ
thực vật. Biện pháp này không gây ô nhiễm môi trường và an toàn đối với con
người. Hiện tượng kích thích tính kháng bệnh lưu dẫn (system acquired
resistance, SAR), gọi tắt là kích kháng, giúp kích thích phản ứng tự vệ của
cây chống lại bệnh hại đã được các nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu từ
nhiều năm qua với nhiều kết quả khả quan (Sticher et al, 1997). Tuy nhiên,
việc áp dụng biện pháp này trên các đối tượng cây trồng khác chưa được tập
trung nghiên cứu. Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi tiến hành thực
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………


13

hiện đề tài: “Nghiên cứu bệnh hại hạt giống lạc và biện pháp sử dụng chất
kích kháng trong phòng trừ”



1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích
Điều tra và xác định thành phần các loài nấm bệnh tồn tại trên hạt
giống lạc thu thập tại vùng Hà Nội và phụ cận, đánh giá mức độ gây hại và
khảo sát biện pháp sử dụng chất kích kháng phòng trừ bệnh hại cây lạc .
1.2.2. Yêu cầu
- Xác định thành phần nấm gây hại trên các lô hạt giống lạc thu thập tại
vùng Hà Nội và phụ cận.
- Xác định vị trí tồn tại của nấm bệnh trên hạt giống lạc.
- Điều tra mức độ phổ biến của bệnh nấm gây hại và truyền qua hạt
giống lạc trên đồng ruộng.
- So sánh ảnh hưởng của một số biện pháp xử lý hạt giống đến khả
năng nảy mầm của hạt giống và mức độ nhiễm một số loại nấm chủ yếu gây
hại và truyền qua hạt giống.
- Nghiên cứu khả năng kích kháng của các chất: Đồng clorua (CuCl
2
)
và chitosan đối với bệnh hại trên lạc. Xác định chất kích kháng có triển vọng
có thể ứng dụng rộng rãi trong thực tế sản xuất.






Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………



14






2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
2.1.1. Nghiên cứu thành phần bệnh trên hạt giống lạc
Lịch sử nghiên cứu bệnh hạt giống phát triển rất sớm gắn liền với lịch
sử nghiên cứu khoa học bệnh cây. Từ những năm 1775 nhà thực vật học
người Pháp Tillet đã chứng minh rằng bệnh than đen lúa mỳ có liên quan đến
lớp bột đen (bào tử nấm) trên bề mặt hạt. Cùng với sự phát triển của công tác
kiểm nghiệm và kiểm tra sức khoẻ hạt giống, bệnh hại hạt giống ngày càng
được chú trọng ở hầu khắp các nước trên thế giới.
Năm 1923 Dorogin (Liên xô) đã xuất bản hệ thống các phương pháp phân
ly nguyên nhân gây bệnh trên hạt. Năm 1931-1949 Orton & Poler ở Mỹ đã công
bố danh mục bệnh hại trên hạt giống ở Mỹ và tác hại do chúng gây ra.
Năm 1958, Noble đã xuất bản cuốn danh mục các bệnh hại hạt giống và
sau đó bổ sung năm 1968 (Noble & Richarson) và tái bản có chỉnh sửa năm
1979-1990 (Richarson).
Năm 1869, trạm khảo nghiệm hạt giống đầu tiên được thành lập ở Đức.
Ngàynay hầu hết các nước trên thế giới đều có phòng khảo nghiệm hạt giống.
Cùng với sự phát triển của công tác kiểm nghiệm và kiểm tra sức khoẻ
hạt giống, bệnh hại hạt giống ngày càng được chú trọng ở hầu khắp các nước
trên thế giới.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………



15

Bệnh hại là một trong những nguyên nhân quan trọng làm giảm năng
suất lạc. Theo D. J. Allen and Lenne (1998) [31] và N- Kokalis et al (1984)
[41], bệnh hại lạc do một số lượng lớn các loài nấm, vi khuẩn, phytoplasma,
hơn 20 loài virus và ít nhất 100 loài tuyến trùng, trong đó nhóm bệnh nấm hại
lạc chiếm đa số và gây thiệt hại nguy hiểm nhất.
Cũng vẫn dẫn theo D. J. Allen and Lenne (1998) [31] có khoảng 40 loại
bệnh hại lạc đáng chú ý đóng vai trò quan trọng trên thế giới chia ra làm 5
nhóm bệnh hại. Nhóm một là nhóm bệnh hại trên hạt và trên cây mầm, nhóm
này rất phổ biến và quan trọng. Nhóm 2 là nhóm gây chết héo, nhóm này
cũng rất phổ biến và gây thiệt hại nghiêm trọng trên toàn thế giới. Nhóm 3 là
nhóm gây thối thân và rễ, nhóm này thường phổ biến nhưng chỉ gây hại cục
bộ. Nhóm 4 là nhóm gây thối củ, nhóm này thường phổ biến ở cục bộ một số
vùng và là bệnh thứ yếu. Nhóm 5 là nhóm gây bệnh trên lá gồm rất nhiều loài
tuy nhiên chỉ một số loài gây hại phổ biến và nghiêm trọng.
Trong các bệnh truyền qua hạt giống, nhóm bệnh nấm chiếm đa số đặc
biệt là ở những vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Theo M.J.Richarson
(1990) [49], có khoảng 29 loại bệnh truyền qua hạt lạc trong đó nấm bệnh hạt
chiếm khoảng 17 loại. Các loại nấm hại hạt đó đầu tiên phải kể đến
Aspergillus niger, Aspergillus flavus, Sclerotium rolfsii, Botrytis sp.,Diplodia
sp.,Fusarium spp., Macrophoma phaseolina, Mycosphaerella arachidis,
Mycosphaerella berkelyei, Puccinia arachidis, Rhizoctonia spp.,…Trong đó riêng
loại Fusarium spp., đã ghi nhận được 12 loài. Các loại nấm gây hại trên thường
gây hại đồng thời hay cùng kết hợp gây hại trên hạt. Có những loài không chỉ gây
hại trên hạt giống mà còn truyền qua hạt giống gây hại cho cây con.
Phần lớn các loài nấm bệnh trên hạt giống thuộc các nhóm bán ký sinh
và bán hoại sinh, một số ít trong chúng là ký sinh chuyên tính. Nhiều loài nấm
trong số chúng còn có khả năng sản sinh độc tố mà tiêu biểu và quan trọng

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………


16

nhất trong số đó là nhóm các loại nấm Aspergillus spp., Fusarium spp.
Penicillium spp Ở những vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, số lượng các loài
trong 3 nhóm trên không chỉ giới hạn xuất hiện trên lương thực dạng hạt mà
còn xuất hiện trên cả các sản phẩm chế biến từ hạt. Hiện tại đã xác định và mô
tả được khoảng 15 loài Aspergillus, 9 loài Fusarium và 18 loài Penicillium có
khả năng sản sinh độc tố và những hợp chất thứ cấp khác. Khi dùng phương
pháp agar plug và phương pháp HPLC người ta đã xác định được 74 loại độc
tố sản sinh từ 3 nhóm loài trên (Kukwant Singh, 1991) [42].
Đánh giá được mức độ nguy hiểm trên hạt nhưng điều thật sự khó khăn
trong phòng trừ nấm bệnh hại hạt là rất nhiều loài trong số chúng thuộc nhóm
nấm đất gây hại đặc biệt phổ biến trong điều kiện khí hậu nhiệt đới và cận
nhiệt đới.
Nấm gây bệnh là nguyên nhân chính và chiếm số đông trong các tác
nhân gây bệnh hại lạc. Có khoảng 50 loài nấm gây bệnh hại lạc (N-Kokalis et
al., 1984) [41]. Chúng xâm nhiễm vào cây một cách trực tiếp hoặc gián tiếp
qua các lỗ hở tự nhiên, vết thương xây sát và nhân lên trong tế bào cây ký
chủ. Thể bảo tồn của nấm là bào tử hậu, hạch nấm, bào tử trứng, chúng có khả
năng tồn tại lâu dài trên hạt giống, đất và tàn dư cây bệnh, đây chính là tác
nhân truyền bệnh chủ yếu từ vụ này sang vụ khác. Các loài nấm xâm nhiễm
và gây hại ở các bộ phận khác nhau trong các giai đoạn sinh trưởng khác nhau
và gây ra các triệu chứng khác nhau. Căn cứ vào đó chúng ta có thể phân chia
làm 3 nhóm sau:
+ Nhóm bệnh héo rũ gây chết cây
+ Nhóm bệnh hại quả, hạt
+ Nhóm bệnh hại lá

2.1.2. Nhóm bệnh héo rũ gây chết cây
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………


17

Nhóm bệnh héo rũ gây chết cây lạc là một trong những nhóm bệnh hại
nguy hiểm. Những cây bị bệnh phần lớn bị héo và chết, nếu còn sống sót thì
mất khả năng cho năng suất hoặc năng suất thấp, chất lượng kém. Các nghiên
cứu về nhóm bệnh này được tiến hành cách đây hàng thế kỷ.
* Bệnh héo rũ gốc mốc đen Aspergillus niger Van Tiegh, đôi khi do
Aspergillus puverulentus Thom. gây ra được phát hiện đầu tiên tại Sumatra
vào năm 1926 nhưng từ năm 1920 người ta đã phát hiện ra nấm gây biến mầu
củ và hạt lạc. Theo N-Kokalis et al (1984) [41], bệnh héo rũ gốc mốc đen
được coi là bệnh hại nguy hiểm tại các vùng trồng lạc trên thế giới, thiệt hại
do bệnh gây ra ước tính từ 1-50% năng suất. Nấm tồn tại trong đất, trên hạt
giống và truyền bệnh qua hạt giống với tỷ lệ hạt giống bị nhiễm bệnh có thể
lên đến 90%. Bệnh truyền qua đất và có khả năng phát triển mạnh trong điều
kiện biến động lớn của độ ẩm đất, chất lượng hạt giống kém và tỷ lệ sát
thương cơ học cao.
A. niger hại trên lạc gây ra hiện tượng thối hạt, chết mầm và chết héo
cây con trong vòng 30 ngày sau trồng. Trên vết bệnh sợi nấm và bào tử phân
sinh thường quan sát thấy ở vùng cổ rễ và xuất hiện nhanh sau khi hạt nảy
mầm [41]. Sợi nấm xâm nhập trực tiếp vào cổ rễ, đoạn thân ngầm sát mặt đất
làm cho biểu bì, vỏ thân bị nứt rạn, thâm đen, thối mục, làm cho cây bị héo
rũ, chết khô (Wadsworth et al., 1984) [55].
* Bệnh héo rũ gốc mốc trắng do Sclerotium rolfsii Sacc. gây hại phổ
biến ở các vùng trồng lạc trên thế giới. Thiệt hại về năng suất do bệnh
gây ra ước tính 25-80%. Ở vùng Geogia của Mỹ, tổn thất do bệnh gây ra ước
tính 43 triệu USD/năm [41].

Theo Hall (1991), S. rolfsii là loài nấm có phổ ký chủ rộng, chúng có
khả năng lây nhiễm trên 500 loài cây ký chủ thuộc lớp 1 lá mầm và 2 lá mầm,
đặc biệt trên những cây thuộc các họ đậu đỗ, bầu bí, cà và một số loài rau
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………


18

trồng luân canh với cây họ đậu. Nhiều nghiên cứu về nấm này cho thấy chúng
có khả năng sản sinh ra một lượng lớn axit oxalic. Độc tố này xâm nhập làm
biến đổi màu trên hạt và gây nên những vết đốm chết hoại trên lá ở giai đoạn
đầu phát triển bệnh [41]. Sợi nấm màu trắng phát triển mạnh, trên vết bệnh
hình thành hạch nấm màu trắng khi non và khi già có màu nâu, đường kính
hạch từ 1-2 mm. Hạch nấm không chỉ tồn tại trên cây, quả, hạt, đất trồng lạc
mà còn có mặt trên tàn dư các cây trồng khác. Đặc biệt hạch nấm còn có thể
tồn tại lâu dài trong tầng đất canh tác. Sức sống của hạch trong đất là 56-73%
sau 8-10 tháng (Beute et al., 1981).
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………


19

* Bệnh héo do Fusarium spp.
Fusarium spp. có mặt ở khắp các vùng trồng lạc trên thế giới. Có 17
loài Fusarium đã được phân lập từ đất trồng lạc, nhưng chỉ có 6 trong số 17
loài đó gây bệnh cho lạc. Ở trên cây, nấm Fusarium spp. xâm nhiễm ở giai
đoạn cây non gây hại làm rễ và trụ dưới lá mầm biến màu xám, mọng nước.
Cây con bị nhiễm bệnh sẽ bị ức chế sinh trưởng, chóp rễ bị hoá nâu dẫn đến
bị thối khô do F. solani. Khi cây trưởng thành F. oxysporum gây triệu chứng
thối rễ làm cho cây bị héo từ từ hoặc héo rũ, lá cây chuyển màu vàng hoặc

xanh xám, đôi khi lá bị rụng trước khi chết, bó mạch và rễ bị thâm nâu [41].
Ở trên quả, nấm Fusarium spp. gây ra triệu chứng tàn lụi, thối quả hoặc
làm xấu lớp vỏ ngoài của quả. Ở Libya, F. solani, F. scirpi đã được thông báo
là những nguyên nhân gây thối quả. Triệu chứng hỏng toàn bộ vỏ ngoài của
quả và vỏ hạt thì do F. oxysporum gây ra là chủ yếu. F. solani đóng vai trò
quan trọng trong sự phát triển của bệnh thối song chỉ khi nó được kết hợp với
phức hệ gây thối Pythium thì sự thiệt hại về năng suất và chất lượng lạc mới
trở nên nghiêm trọng [41].
Fusarium spp. tồn tại trong đất và trên các tàn dư thực vật, bào tử hậu
được sinh ra ở dạng chuỗi hoặc đơn lẻ có khả năng tồn tại lâu dài.
* Bệnh lở cổ rễ do nấm Rhizoctonia solani Kuhn., trong những năm gần
đây bệnh này tương đối nguy hiểm đối với các vùng trồng lạc trên thế giới. Ở
miền Nam nước Mỹ bệnh lở cổ rễ lạc trở thành một vấn đề cấp bách. Hàng năm
ở Geogia (Mỹ) thiệt hại do bệnh gây ra ước tính hơn 1 tỷ đô la [41].
R. solani sản sinh ra một lượng lớn enzim cellulilitic, pectinolitic và các
độc tố thực vật. Đây chính là nguyên nhân gây ra bệnh thối hạt làm chết cây
con, thối lá mầm, thối rễ, thối tia củ và gây cháy lá lạc khi nấm này xâm nhập
vào cây [41].
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………


20

R. solani là loài nấm đất, sản sinh ra nhiều hạch nấm trên mô cây ký
chủ, chúng tồn tại trong đất và nảy mầm khi được kích thích bởi những dịch rỉ
ra từ cây chủ bị bệnh hoặc việc bổ sung chất hữu cơ vào đất [41]. Ngoài
truyền bệnh qua đất, tàn dư cây trồng R. solani còn có khả năng truyền qua
hạt giống. Theo những nghiên cứu ở Scotland, R. solani có khả năng truyền
qua hạt giống lạc với tỷ lệ 11%, còn ở Mỹ tỷ lệ này lên tới 30% [41].
* Bênh héo do Macrophoma phaseolina Tassi.

Bệnh héo do M. phaseolina gây ra là một trong 2 loài quan trọng nhất
gây ra hiện tượng héo trong quá trình sinh trưởng của cây lạc, nấm phân bố
khắp trên thế giới đặc biệt là vùng có khí hậu khô nóng và có khả năng xâm
nhiễm, gây hại trên nhiều loại cây trồng khác nhau [41]. Ở trên lạc M.
phaseolina gây ra hiện tượng thối khô rễ, thối đen, thối thân, héo ở cả giai
đoạn cây con và cây trưởng thành đặc biệt là nấm bệnh làm cho tia lạc bị thối
gây ra hiện tượng sót lạc trong đất. Các vết bệnh thường biểu hiện đầu tiên
trên lá mầm làm cho lá mầm bị mọng nước, thối chồi dẫn đến hiện tượng chết
cây con. Trên cây đã trưởng thành nấm bệnh gây hiện tượng thối đen lá biến
vàng và héo. Các vi hạch của nấm gây bệnh hình thành và phát triển trong hệ
thống mạch dẫn. Bệnh lan truyền nhờ các vi hạch tồn tại trong đất, tàn dư cây
trồng và trên hạt giống [41].
2.1.3. Nhóm bệnh hại quả hạt
Trước và sau khi thu hoạch, quả và hạt lạc có thể bị tấn công bởi nhiều
loài nấm gây hại như Aspergillus spp., Penicilium spp., Rhizopus spp.,
Fusarium spp., M. phaseolina, Botrydiophoma sp.… Các loài nấm này khi
xâm nhập vào hạt gây biến mầu, biến dạng, thối quả, giảm chất lượng và gây
độc cho người sử dụng. Trong số đó, 2 loài nguy hiểm nhất là A. flavus Link.,
A. parasitacus Speare. gây ra hiện tượng mốc vàng lạc. Bệnh được phát hiện
đầu tiên tại nước Anh vào năm 1960 và trở lên phổ biến ở các nước nhiệt đới
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………


21

và cận nhiệt đới. Những nghiên cứu về độc tố aflatoxin của Trung tâm Nghiên
cứu cây trồng cạn quốc tế đã chỉ ra rằng: Nếu một người bị nhiễm một lượng
từ 200-300ppb thì bắt đầu ủ bệnh [41].
A. flavus xâm nhiễm và phát triển sớm trên cây lạc còn non trên củ và
hạt lạc ở trong đất trước và sau thu hoạch, ở trong kho bảo quản làm cho lạc

bị mốc vàng và thối, hạt lạc bị biến màu và làm giảm trọng lượng so với hạt
khoẻ. Là loại nấm hoại sinh tồn tại trong đất, trên tàn dư cây trồng, A. flavus
có khả năng cạnh tranh với các sinh vật đất khác và tấn công củ lạc khi độ ẩm
trong đất thấp [41].
2.1.4. Nhóm bệnh hại lá
Trong nhóm bệnh hại lá thì bệnh đốm đen, gỉ sắt và đốm nâu là các
bệnh phổ biến nhất.
Bệnh đốm lá lạc do nấm Cercospora spp. gây hại chủ yếu trên lá. Bệnh
phổ biến tại các vùng trồng lạc trên thế giới. Thiệt hại do bệnh gây ra có thể
giảm 50% năng suất. Bệnh đốm nâu do nấm Cercospora arachidicola S.
Hori. xuất hiện sớm và không nguy hiểm như bệnh đốm đen do Cercospora
personata Ellis (D.Mc Donald, 1985).
Bệnh đốm nâu gây hại chủ yếu trên lá, nếu bệnh nặng có thể lan xuống
cuống lá, cành và thân. Vết bệnh có dạng gần tròn, đường kính 1 – 10 mm, có
mầu nâu tối. Xung quanh vết bệnh có quầng vàng, trên bề mặt lá, nơi bào tử
được sinh ra nhiều nhất thường có mầu nâu sáng ở dưới [58].
Giai đoạn sinh sản vô tính của nấm Cercospora arachidicola có cành
bào tử phân sinh đâm thẳng, đa bào có 4 – 14 vách ngăn ngang, không màu.
Giai đoạn sinh sản hữu tính của nấm này có tên là Mycosphaserella arachidis
Deighton, thường tạo quả thể bầu, màu đen. Đây chính là dạng tồn tại qua
đông của nấm trong đất và tàn dư cây bệnh. Trong quá trình xâm nhiễm và
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………


22

gây hại, nấm Cercospora arachidicola còn sản sinh ra độc tố cercosporin ức
chế sự hoạt động của lá và gây hiện tượng rụng lá sớm [56].
Bệnh đốm đen Cercospora personata Berk & Curtis: Năm 1985, Ellis
và Everhad khi kiểm tra mẫu bệnh ở Alabama và Nam Carolina đã có kết luận

rằng nấm bệnh thuộc loại Cercospora sp. và đặt tên là Cercospora
personatum. Hiện nay, tên nấm này được đổi thành Cercospora personata
[58]. Bệnh xuất hiện muộn và tương đối giống với triệu chứng bệnh đốm nâu
nên còn được gọi là bệnh đốm lá muộn. Bệnh phổ biến ở tất cả các vùng trồng
lạc trên thế giới, có mức nguy hiểm hơn với bệnh đốm nâu, năng suất thất thu
thường lên tới 50% [38].
Bệnh đốm đen có thể gây hại ở tất cả các bộ phận trên mặt đất của cây
lạc như thân, cành nhưng lá là bộ phận bị hại nặng nặng nhất. Vết bệnh đốm
đen xung quanh không có quầng vàng, bào tử phân sinh hình thành ở mặt
dưới lá. Nấm cũng sản sinh ra độc tố Cercosporin kìm hãm hoạt động của lá
gây hiện tượng rụng lá sớm.
Ở Ấn Độ, bệnh đốm đen đã gây ra tổn thất về năng suất 20-70% tuỳ
theo từng vùng và từng thời vụ gieo trồng (Sharief, 1972), ở Trung Quốc thiệt
hại là 15-59% (Ehouliang, 1987). Bệnh trở nên đặc biệt nguy hiểm khi có sự
gây hại đồng thời của bệnh gỉ sắt.
Bệnh đốm lá lạc phát sinh, phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ
tương đối cao, trời ẩm ướt, vào cuối giai đoanh sinh trưởng của cây lạc.
Nguồn bệnh có thể tồn tại từ mùa này sang mùa khác trên các cây lạc dại hoặc
lạc trồng. Bệnh có thể lan truyền qua tàn dư thực vật đã bị nhiễm hoặc do di
chuyển qua hạt bị nhiễm bào tử. Trong giai đoạn sinh sản hữu tính, nấm tạo
quả thể bầu. Đây chính là dạng bảo tồn qua đông của nấm trong đất và tàn dư
cây bệnh.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………


23

Cùng với đốm lá, gỉ sắt là bệnh hại lá nguy hiểm và phổ biến ở những
nước trồng lạc trên thế giới. Bệnh do nấm Puccinia arachidis Speg. gây ra
(Bromfied, 1974; Subrabmanyam et al, 1980). Bệnh có thể gây thiệt hại đến

50% năng suất, khi có sự kết hợp gây hại của bệnh đốm đen thì thiệt hại về
năng suất có thể lên đến 70% đôi khi mất trắng [41].
Nấm bệnh gây hại làm giảm chất lượng, kích thước hạt và làm giảm
hàm lượng dầu trong hạt. Nấm gây hại trên tất cả các bộ phận trên mặt đất của
cây trừ hoa, vết bệnh trên lá là những ổ nổi màu vàng nâu, màu rỉ sắt, xung
quanh có quầng vàng nhạt hoặc vàng [36]
Bào tử nảy mầm tốt nhất ở điều kiện nhiệt độ và ẩm độ: 29 – 31
0
C, 75 –
78%. Nấm Puccinia arachidis không qua đông trên tàn dư cây trồng.
Bệnh thường gây chết hoại và làm lá khô đi mà không rụng xuống.
Tuy nhiên những lá bị bệnh như vậy cũng coi như bị rụng bởi nó không còn
tác dụng cho cây nữa [36].
Tình hình nghiên cứu trong nước
2.2.1. Thành phần bệnh hại cây lạc
Tập đoàn bệnh hại lạc ở Việt Nam khá phong phú với khoảng hơn 30
loại bệnh với mức độ gây hại khác nhau, trong đó có khoảng 10 bệnh được
xác định là phổ biến như: Bệnh héo xanh vi khuẩn, đốm đen, gỉ sắt, đốm nâu,
thối đen, lở cổ rễ, thối trắng thân, mốc xám, mốc vàng, thối quả (Nguyễn Văn
Viết, 2002). Đặc biệt một số bệnh do nấm có nguồn gốc trong đất gây ra được
xác định là có tác hại đáng kể và nghiêm trọng như: Bệnh héo rũ gốc mốc
trắng do nấm Sclerotium rolfsii Sacc, bệnh lở cổ rễ do nấm Rhizoctinia solani,
bệnh héo rũ gốc mốc đen do nấm Aspergillus niger.
Có sự liên quan chặt chẽ giữa nấm bệnh với những hư hại của hạt lạc
trong quá trình củ già, phơi khô hoặc cất giữ. Khi phơi khô trong điều kiện tự
nhiên, nếu ẩm độ không khí cao hoặc gặp mưa vào thời gian đó, củ lạc và hạt
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………


24


lạc bị ẩm trong thời gian dài thuận lợi cho sự phát triển của nấm bệnh.
Thường gặp trên củ và hạt giống là những loại nấm Aspergillus sp.
(Aspergillus niger, Aspergillus flavus, Aspergillus nidulans ),
Macrophomina phaseoline, Trichothecium sp., Fusarium sp., Sclerotium sp.,
Botryodiphodia sp., Rhizopus sp., Trichoderma sp.,v.v [56].
Hạt lạc còn nằm trong đất hoặc đang được phơi sấy đều có thể bị nấm
xâm nhiễm vào khoảng giữa 2 lá mầm và gây ra những vết bệnh ở mặt trong lá
mầm. Những loài nấm hại trên hạt nếu gặp điều kiện thuận lợi chúng còn làm
giảm axit béo tự do trong thành phần dầu và gây mất sức nảy mầm của hạt.
Năm 1965, ở hợp tác xã Kiều Thượng - Nam Đàn - Nghệ An và một số
vùng khác, lạc chết héo làm giảm 70% năng suất. Ở vùng trung du Bắc bộ,
bệnh khá phổ biến nhưng tỷ lệ héo và gây chết thường ít hơn khoảng 10% (Lê
Lương Tề, 1967) [21].
Theo Nguyễn Xuân Hồng (1991) [13], trong những năm qua, tại Việt
Nam bệnh héo xanh được nghiên cứu một cách có hệ thống nhưng những
nghiên cứu về bệnh héo do A. niger, S. rolfsii gây ra mới chỉ dừng lại ở việc
thông báo triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh chứ chưa đi vào việc khảo sát
các biện pháp phòng trừ. A. niger hại lạc gây ra bệnh thối đen cổ rễ, là một
trong 3 tác nhân gây bệnh héo rũ chết cây rất phổ biến và có tác hại nghiêm
trọng ở những vùng trồng lạc (Đỗ Tấn Dũng, 2001) [6]. Còn S. rolfsii hại phổ
biến là nguyên nhân làm giảm năng suất lạc ở Đông Nam Bộ, trước thu hoạch
tỷ lệ bệnh (TLB) 8-10%. Ở miền Bắc Việt Nam, trên những ruộng cục bộ
TLB có thể lên tới 20-25% (Nguyễn Thị Ly, 1991) [16].
Trong danh mục bệnh hại lạc tại Việt Nam năm 2002, Lê Cao Nguyên
đã thông báo danh sách 10 loại vi sinh vật gây bệnh chết héo cây lạc là thối
gốc mốc đen A. niger, thối gốc mốc trắng (S. rolfsii), thối nâu rễ (Fusarium
spp.), thối đen (Pythium spp.), thối rễ (M. phaseolina), héo xanh vi khuẩn
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………



25

(Pseudomonas solanacearum), khô thân (Diplodia), héo cây (Verticium
dahiae), mốc vàng (A. flavus) và lở cổ rễ (Rhizoctonia solani) [20]. Danh sách
này đã được Nguyễn Thị Ly và cộng sự thông báo vào năm 1996.
Năm 1988-1990, nghiên cứu của Nguyễn Xuân Hồng và cộng sự đã
xác nhận nhóm bệnh hại lá bao gồm: Đốm đen, đốm nâu, gỉ sắt là nhóm bệnh
hại phổ biến ở nước ta. Thiệt hại do bệnh gây ra trên 40% năng suất, hầu hết
các giống đang trồng ở miền Bắc đều có khả năng nhiễm bệnh trừ một số
giống địa phương [13].
Nhiều kết quả nghiên cứu trong nước cho thấy: Aspergillus flavus
thường tấn công vào lạc ngay từ trên đồng ruộng. Ngay sau khi thu hoạch đã
có tới 66% mẫu thu thập bị nhiễm bệnh với tỷ lệ hạt bị nhiễm bệnh từ 1-30%.
Trong đó lạc thu hoạch vụ xuân bị nhiễm bệnh nặng hơn lạc vụ thu và lạc thu
hoạch muộn có tỷ lệ bệnh cao hơn lạc thu hoạch sớm [29].
Kết quả của Ngô Bích Hảo (2004) [10] về bệnh hai hạt cho biết trong
một số loại hại hạt giống như ngô, lạc, đậu đỗ thì tỷ lệ hạt giống lạc nhiễm A.
flavus là cao nhất với 30,12% trong khi tác giả Nguyễn Thị Ly (1996) [17] đã
xác định có khoảng 33-85% số mẫu lạc kiểm tra có khả năng sản sinh độc tố
aflatoxin.
Theo Ngô Bích Hảo (2004) [10], kết quả giám định bệnh hại hạt giống
nhập nội sau nhập khẩu có tới 100% số mẫu hạt giống kiểm tra nhiễm
Aspergillus spp. trên hạt làm giảm chất lượng hạt giống, gây thối hạt khi gieo
trồng và gây bệnh cho cây con. Khi mức nhiễm thấp dưới 5%, tỷ lệ nảy mầm
của hạt đạt tới 91,2%. Ngược lại, khi mức nhiễm lớn hơn 20% tỷ lệ nảy mầm
chỉ đạt 69,8%, tỷ lệ hạt thối, hạt cứng và tỷ lệ mầm bất bình thường tăng, tỷ lệ
cây khỏe giảm. Đặc biệt quan sát trên các mẫu hạt giống trước khi ủ không
thấy sự khác nhau giữa hạt giống kh khỏe và hạt giống nhiễm bệnh.

×