Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

tóm tắt luận án nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và biện pháp kỹ thuật canh tác cho một số giống chè nhập nội tại thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (520.84 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN


VŨ THỊ QUÝ



NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC
VÀ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CANH TÁC
CHO MỘT SỐ GIỐNG CHÈ NHẬP NỘI
TẠI THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: KHOA HỌC CÂY TRỒNG
Mã số: 62 62 01 10




TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP






THÁI NGUYÊN - 2013
Công trình đƣợc hoàn thành tại:
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Lê Tất Khƣơng


2.PGS.TS. Nguyễn Ngọc Nông


Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:


Luận án sẽ đƣợc bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Đại học
họp tại trƣờng Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên
Vào hồi: ….giờ … , ngày …… tháng …… năm 2013



Có thể tìm hiểu luận án tại:
TRUNG TÂM HỌC LIỆU - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
THƢ VIỆN QUỐC GIA HÀ NỘI
CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
ĐÃ CÔNG BỐ
1. Vũ Thị Quý, Lê Tất Khương, Nguyễn Ngọc Nông (2009), Nghiên
cứu đặc điểm sinh trưởng của một số giống chè mới tại Thái Nguyên,
Tạp chí Khoa học và công nghệ, Tập 61, số 12/2, 2009, Đại học Thái
Nguyên, Tr. 96 – 100.
2. Vũ Thị Quý, Lê Tất Khương, Nguyễn Ngọc Nông (2009),
Nghiên cứu khả năng giâm cành của một số giống chè mới nhập
nội có triển vọng tại Thái Nguyên, Tạp chí Khoa học và công
nghệ, Tập 62, số 13, 2009, Đại học Thái Nguyên, Tr. 82 – 86.



1
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cây chè là cây công nghiệp lâu năm, nhiệm kỳ kinh tế dài, mau
cho sản phẩm, đem lại hiệu quả kinh tế cao và ổn định. Chè có giá trị
dinh dưỡng cao, nước chè là thứ nước uống giải khát phổ biến của
2/3 dân số toàn Thế giới (Nguyễn Hanh Khôi, 1983).
Ngày nay, ở Việt Nam sản xuất chè đã trở thành ngành kinh tế
quan trọng với diện tích là 129.400 ha, trong đó có 113.200 ha cho
sản phẩm với 275 nhà máy chế biến lớn, vừa và nhỏ, hàng vạn hộ
nông dân sản xuất và chế biến chè.
Hiện nay, giống chè ở nước ta rất đa dạng và phong phú. Trong đó
có nhiều giống chè không những có năng suất cao mà còn có chất
lượng tốt.
Định hướng sử dụng giống chè của cả nước đến năm 2015 là giảm
diện tích chè Trung Du xuống còn còn 21,7%, tăng diện tích giống
chè chất lượng cao lên 33,5%.
Thái Nguyên là vùng chè trọng điểm của cả nước. Giá trị thu nhập
bình quân của người làm chè đã tăng từ 36,5 triệu đồng/ha (năm 2005)
lên hơn 60 triệu đồng/ha, ở các vùng chè đặc sản, thu nhập có thể lên tới
trên 100 triệu đồng/ha hiện. Tuy nhiên, kết quả điều tra tình hình sản
xuất chè ở Thái Nguyên cho thấy: Cơ cấu giống chè hiện nay còn nghèo
nàn, tỷ lệ diện tích giống chè có khả năng chế biến chè xanh đặc sản còn
rất thấp, chiếm 5,82% diện tích chè của tỉnh.
Để góp phần mở rộng diện tích, nâng cao sản lượng chè xanh đặc
sản ở Thái Nguyên, chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên
cứu đặc điểm nông sinh học và biện pháp kỹ thuật canh tác cho
một số giống chè nhập nội tại Thái Nguyên”.
2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Mục đích của đề tài

Lựa chọn một số giống chè nhập nội có năng suất, chất lượng cao,
đồng thời xác định một số biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp trong
thời kỳ kiến thiết cơ bản (KTCB) để mở rộng diện tích và nâng cao
sản lượng chè xanh đặc sản tại Thái Nguyên.

2
2.2. Yêu cầu của đề tài
- Đánh giá hiện trạng sản xuất chè của tỉnh Thái Nguyên.
- Xác định khả năng sinh trưởng, khả năng cho năng suất và chất
lượng của các giống chè nhập nội tại Thái Nguyên.
- Xác định được biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp trong thời kỳ
KTCB đối với một số giống chè nhập nội có triển vọng tại Thái Nguyên.
3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp các số liệu khoa học về
một số giống chè mới nhập nội ở Việt Nam được trồng trong điều
kiện sinh thái của Thái Nguyên. Đây là công trình nghiên cứu lựa
chọn các giống chè có năng suất, chất lượng cao, đồng thời nghiên
cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác trong thời kỳ KTCB góp
phần phát triển sản xuất chè xanh đặc sản tại Thái Nguyên. Kết quả
nghiên cứu góp phần bổ sung cơ sở lý luận khoa học cho việc phát
triển chè ở Thái Nguyên.
- Kết quả nghiên cứu đề tài là tài liệu tham khảo và giảng dạy về
cây chè ở Việt Nam.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu đề tài đã lựa chọn được một số giống chè
nhập nội có năng suất, chất lượng cao, có khả năng nhân giống vô
tính để đưa vào sản xuất và xác định được các biện pháp kỹ thuật
canh tác trong thời kỳ KTCB đối với một số giống chè nhập nội để
phát triển sản xuất chè xanh đặc sản tại Thái Nguyên.

4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
- Trên cơ sở điều tra, phân tích, đánh giá tình hình sản xuất chè ở
tỉnh Thái Nguyên đã xác định được những thuận lợi và hạn chế trong
sản xuất từ đó đã xác định được giải pháp phát triển.
- Kết quả nghiên cứu về khả năng sinh trưởng, khả năng cho năng
suất, chất lượng của các giống chè nhập nội trong điều kiện sinh thái
của tỉnh Thái Nguyên, đã lựa chọn được 5 giống chè có triển vọng là
PT 95, PVT, KAT, Hùng Đỉnh Bạch và Long Vân 2000 để đưa vào
sản xuất chè xanh đặc sản ở Thái Nguyên.

3
- Kết quả nghiên cứu đã cho thấy các giống chè nhập nội được lựa
chọn để đưa vào sản xuất đều có khả năng nhân giống vô tính bằng
hình thức giâm cành với tỷ lệ sống, tỷ lệ xuất vườn cao và chất lượng
cây giống tốt, sau 9 tháng trồng tỷ lệ sống đạt từ 90,73% đến 99,25%,
tỷ lệ xuất vườn đạt từ 77,00% - 95,60%.
- Xác định được biện pháp kỹ thuật phù hợp đối với 2 gống chè
KAT và PVT trong thời kỳ KTCB như sau:
+ Trồng chè với mật độ 2,3 vạn cây/ha thích hợp hơn trồng với
mật độ 2,9 vạn cây/ha. Trồng với mật độ 2,3 vạn cây/ha ở tuổi 3
giống chè KAT đã cho năng suất 267,62 kg/ha/lứa hái, tăng 17,16%
so với đ/c, giống PVT cho năng suất 252,84 kg/ha/lứa hái, tăng
24,75% so với đ/c.
+ Mức đốn tạo hình hợp lý:
Với giống chè KAT thân bụi: ở năm đầu đốn thân chính cách mặt
đất 20 - 25 cm, cành cách mặt đất 30 - 35 cm, năm thứ 2 đốn cành
chính cách mặt đất 30 - 35 cm, cành tán cách mặt đất 40 - 45 cm cho
sinh trưởng và năng suất chè cao nhất, năng suất đạt 295,24 kg/ha/lứa
hái, tăng 44,19% so với đ/c;
Với giống PVT, thân gỗ nhỡ, ở năm đầu đốn thân chính cách mặt

đất 25 - 30 cm, cành cách mặt đất 30 - 35 cm, năm thứ 2 đốn cành
chính cách mặt đất 40 - 45 cm, cành tán cách mặt đất 45 - 50 cm cho
sinh trưởng và năng suất chè tuổi 3 cao nhất, năng suất đạt 280,95
kg/ha/lứa hái, tăng 40,48% so với đ/c.
+ Tổ hợp phân bón hợp lý:
Tuổi 1 bón 60 kg N: 45 kg P
2
O
5
: 45 kg K
2
O;
Tuổi 2 bón 90 kg N: 45 kg P
2
O
5
: 60 kg K
2
O + (50 tấn phân hữu
cơ +100 kg P
2
O
5
);
Tuổi 3 bón 120 kgN: 60 kg P
2
O
5
: 90 kg K
2

O
Cây chè cho sinh trưởng tốt hơn, năng suất cao hơn so với đ/c mà
không ảnh hưởng đến chất lượng của búp chè, hiệu quả kinh tế qua 4
năm đạt cao nhất, với giống chè KAT năng suất chè tuổi 3 đạt
1.870,67 kg/ha, tăng 12,74% so với đ/c, lãi tăng so với đ/c 7.182.120
đồng/ha. Với giống PVT, năng suất chè tuổi 3 đạt 1.616,00 kg/ha,
tăng 10,26% so với đ/c, lãi tăng so với đ/c 5.422.560 đ/ha.

4
- Đã xây dựng và thực hiện thành công mô hình trình diễn trồng
chè tại xã Phúc Trìu - thành phố Thái Nguyên, Công ty chè Sông Cầu
- Đồng Hỷ - Thái Nguyên với giống KAT và PVT và kỹ thuật mới
đạt năng suất ở giống chè KAT là 2569,21 kg/ha, cao hơn đ/c
1236,75 kg/ha và cho lãi thuần cao hơn đ/c là 39.000.000 đồng/ha.
Với giống PVT, năng suất đạt 2289,34 kg/ha, cao hơn đ/c 1093,67
kg/ha, lãi thuần cao hơn đ/c 32.683.500 đồng/ha.
5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
- Đối tượng: Các giống chè nhập nội
- Giới hạn nghiên cứu: Các thí nghiệm về biện pháp kỹ thuật canh
tác được nghiên cứu trong thời kỳ chè KTCB
- Địa điểm nghiên cứu:
+ Công ty chè Sông Cầu, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
+ Xã Phúc Trìu, Thành phố Thái Nguyên
+ Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên
- Thời gian nghiên cứu: từ năm 2005 đến 2011.

Chƣơng 2
NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU
Thí nghiệm (TN) gồm 11 giống chè nhập nội và 2 giống đ/c là

giống chè Trung Du và giống chè LDP
1
được trồng phổ biến ở
Thái Nguyên.
1. Giống chè PT 95
2. Giống chè Nhật Bản 2
3. Giống chè TRI 2024
4. Giống chè Kiara 8
5. Giống chè Phú Thọ 10
6. Giống chè Thiết Bảo Trà
7. Giống chè KAT
8. Giống chè PVT
9. Giống chè Hoa Nhật Kim
10. Giống chè Long Vân 2000
11. Giống chè Hùng Đỉnh Bạch

5
12. Giống chè Trung Du (Camellia Sinensis var. macrophylla) (đ/c
của TN 1)
13. Giống LDP
1
(đ/c của TN 2)
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.2.1. Hiện trạng và những yếu tố hạn chế trong sản xuất chè của
tỉnh Thái Nguyên
2.2.2. Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của các giống chè nhập
nội tại Thái Nguyên
2.2.3. Nghiên cứu khả năng giâm cành của các giống chè nhập
nội có triển vọng tại Thái Nguyên
2.2.4. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác chè trong

thời kỳ KTCB đối với 2 giống chè KAT và PVT tại Thái Nguyên
2.2.5. Xây dựng mô hình trình diễn đối với 2 giống chè KAT và
PVT tại Thái Nguyên
2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Phƣơng pháp điều tra đánh giá hiện trạng và các yếu tố hạn
chế trong sản xuất chè của tỉnh Thái Nguyên
2.3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của các
giống chè nhập nội tại Thái Nguyên
Thí nghiệm 1: Khảo nghiệm một số giống chè nhập nội tại
Thái Nguyên
Thí nghiệm gồm 11 giống chè nhập nội (trồng bằng cành) và
giống Trung Du (trồng bằng hạt) làm đ/c, bố trí theo kiểu khối ngẫu
nhiên, không nhắc lại. Diện tích ô thí nghiệm là 100m
2
.
2.3.3. Phương pháp nghiên cứu khả năng nhân giống bằng hình thức
giâm cành của các giống chè nhập nội có triển vọng

tại Thái Nguyên
Thí nghiệm 2: Nghiên cứu khả năng giâm cành của các giống chè
nhập nội có triển vọng tại Thái Nguyên
- Thí nghiệm gồm 5 giống có triển vọng được tuyển chọn từ thí
nghiệm khảo nghiệm các giống chè nhập nội tại Thái Nguyên (thí
nghiệm 1) và giống LDP
1
làm đ/c.
- Thí nghiệm gồm 6 CT (6 giống), 3 lần nhắc lại, diện tích ô thí
nghiệm 1 m
2
(200 bầu) được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên gồm 18

ô cơ sở. Mỗi CT trên khối là 1 ô cơ sở.

6
2.3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh
tác chè trong thời kỳ KTCB đối với 2 giống chè KAT và PVT tại
Thái Nguyên
Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh
trưởng và năng suất của 2 giống chè KAT và PVT trong thời kỳ
KTCB tại Thái Nguyên
Thí nghiệm gồm 3 CT, 3 lần nhắc lại, bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên.
Bảng 2.2. Các CT thí nghiệm 3
CT
Khoảng cách
trồng (m)
Diện tích
ô TN
Số cây/ô TN
(cây)
Mật độ
(vạn
cây/ha)
CT 1
(đ/c)
1,40 x 0,40
12m x 6m = 72m
2
8 hàng x 15 cây
120
1,8
CT 2

1,25 x 0,35
12m x 6m = 72m
2
9 hàng x 17 cây
153
2,3
CT 3
1,00 x 0,35
12m x 6m = 72m
2
12 hàng x 17 cây
204
2,9
(Ghi chú: Diện tích thực theo dõi không kể dải bảo vệ)
Thí nghiệm 4: Nghiên cứu ảnh hưởng của kỹ thuật đốn tạo hình đến
sinh trưởng và năng suất của 2 giống chè KAT và PVT trong thời kỳ
KTCB tại Thái Nguyên
Thí nghiệm gồm 4 CT, 3 lần nhắc lại được bố trí theo kiểu khối
ngẫu nhiên, diện tích ô thí nghiệm là (4,2 x 5m =) 21m
2
; 3 hàng x 12
cây = 36 cây/ô TN.
Bảng 2.3. Các CT thí nghiệm 4
CT
Đốn lần 1
(tháng 12/2006 - chè 1 tuổi)
Đốn lần 2
(tháng 12/2007 - chè 2 tuổi)
CT 1
(đ/c)

Đốn thân chính cách mặt đất 12-15cm
Đốn cành cách mặt đất 30 - 35cm
Đốn cành chính cách mặt đất 30-35cm
Đốn cành tán cách mặt đất 40 - 45 cm
CT 2
Đốn thân chính cách mặt đất 20-25cm
Đốn cành cách mặt đất 30 - 35cm
Đốn cành chính cách mặt đất 30-35cm
Đốn cành tán cách mặt đất 40 - 45 cm
CT 3
Đốn thân chính cách mặt đất 25-30 cm
Đốn cành cách mặt đất 30 - 35cm
Đốn cành chính cách mặt đất 40-45cm
Đốn cành tán cách mặt đất 45 - 50 cm
CT 4
Đốn thân chính cách mặt đất 30-35 cm
Cành không đốn
Đốn cành chính cách mặt đất 40-45cm
Đốn cành tán cách mặt đất 50 - 55 cm

7
Thí nghiệm 5: Nghiên cứu ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến
sinh trưởng và năng suất của 2 giống chè KAT và PVT trong thời kỳ
KTCB tại Thái Nguyên
Thí nghiệm gồm 4 CT, 3 lần nhắc lại được bố trí theo kiểu khối ngẫu
nhiên, diện tích ô thí nghiệm là 40 m
2
.
Bảng 2.4. Các CT thí nghiệm 5
CT

Chè tuổi 1
Chè tuổi 2
Chè tuổi 3
Bón lót

1
Bón 60kgN:
45kgP
2
O
5
:
45kgK
2
O
Bón 90kgN:45kgP
2
O
5
:60kgK2O
+ (30 tấn phân hữu cơ +
100 kg P
2
O
5
)
Bón 120kgN:
60kgP
2
O

5
:
90kgK
2
O
Bón lót cho chè
trồng mới: 20 -
30 tấn phân hữu
cơ + 600 - 900
kg Supe lân
(100 - 150 kg
P
2
O
5
), phân
được rải mỏng
dưới rãnh trộn
đều với đất từ ½
- 1 tháng trước
khi trồng.

2
Bón 60kgN:
45kgP
2
O
5
:
45kgK

2
O
Bón 90kgN:45kgP
2
O
5
:60kgK2O
+ (40 tấn phân hữu cơ +
100 kg P
2
O
5
)
Bón 120kgN:
60kgP
2
O
5
:
90kgK
2
O

3
Bón 60kgN:
45kgP
2
O
5
:

45kgK
2
O
Bón 90kgN:45kgP
2
O
5
:60kgK2O
+ (50 tấn phân hữu cơ +
100 kg P
2
O
5
)
Bón 120kgN:
60kgP
2
O
5
:
90kgK
2
O

4
Bón 60kgN:
45kgP
2
O
5

:
45kgK
2
O
Bón 90kgN:45kgP
2
O
5
:60kgK2O
+ (60 tấn phân hữu cơ +
100 kg P
2
O
5
)
Bón 120kgN:
60kgP
2
O
5
:
90kgK
2
O
2.3.5. Xây dựng mô hình trình diễn đối với 2 giống chè KAT và
PVT tại Thái Nguyên
- MH1 (đ/c): Giống KAT + Quy trình kỹ thuật hiện hành
- MH1 (trình diễn): Giống KAT + Kỹ thuật mới (đề xuất)
- MH2 (đ/c): Giống PVT + Quy trình kỹ thuật hiện hành
- MH2 (trình diễn): Giống PVT + Kỹ thuật mới (đề xuất)

2.4. CÁC CHỈ TIÊU THEO DÕI
2.4.1. Theo dõi các chỉ tiêu hình thái
2.4.2. Các chỉ tiêu sinh trƣởng
2.4.3. Chỉ tiêu về năng suất

8
2.4.4. Các chỉ tiêu về chất lƣợng
2.4.5. Các chỉ tiêu về sâu bệnh hại
2.4.6. Theo dõi các chỉ tiêu về giâm cành
2.5. CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ÁP DỤNG
2.6. PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU
Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. HIỆN TRẠNG VÀ CÁC YẾU TỐ HẠN CHẾ TRONG SẢN
XUẤT CHÈ CỦA TỈNH THÁI NGUYÊN
3.1.3. Các yếu tố thuận lợi và hạn chế đối với sản xuất chè của
tỉnh Thái Nguyên
Qua điều tra hiện trạng sản xuất chè ở Thái Nguyên chúng tôi đã
rút ra một số thuận lợi và hạn chế trong sản xuất chè như sau:
3.1.3.1. Thuận lợi
- Thái Nguyên có điều kiện khí hậu và địa hình thuận thuận lợi
cho cây chè sinh trưởng, phát triển;
- Các giống chè mới nhập nội có chất lượng cao, đặc biệt là các
giống KAT, PVT cũng đã được đưa vào sử dụng làm thay đổi cơ
cấu giống chè của tỉnh theo hướng tiến bộ;
- Việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác vào sản xuất đã có
nhiều chuyển biến tích cực, đã có một số hộ gia đình áp dụng các
biện pháp kỹ thuật thâm canh tăng năng suất đối với các giống chè
mới nhập nội có chất lượng cao.
3.1.3.2. Hạn chế

- Chất lượng đất trồng chè ở Thái Nguyên còn nghèo nàn, cần
phải bổ sung nguồn dinh dưỡng bên ngoài vào bằng cách thông
qua biện pháp kỹ thuật bón phân.
- Diện tích giống chè Trung Du vẫn chiếm tỷ lệ lớn và diện tích
giống chè nhập nội để chế biến chè xanh chất lượng cao vẫn chiếm tỷ
lệ thấp so với tỷ lệ trung bình của cả nước.

9
- Kỹ thuật canh tác cho các giống chè nhập nội chủ yếu thực hiện
theo quy trình hiện hành, đầu tư thâm canh còn mang tính tự phát
chưa có quy trình kỹ thuật canh tác toàn diện.
3.1.4. Một số giải pháp khắc phục các yếu tố hạn chế trong việc
sản xuất chè ở Thái Nguyên
Để phát triển sản xuất chè ở Thái Nguyên theo hướng sản xuất
chè xanh đặc sản, trên cơ sở các yếu tố hạn chế trong sản xuất chè,
chúng tôi đề xuất một số giải pháp sau:
- Nghiên cứu lựa chọn các giống chè mới nhập nội có khả năng chế
biến chè xanh chất lượng cao để bổ sung vào cơ cấu giống chè của tỉnh.
- Nghiên cứu áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác cho một số
giống chè nhập nội có triển vọng như xác định mật độ trồng thích
hợp, xác định biện pháp kỹ thuật đốn tạo hình và biện pháp kỹ thuật
bón phân hợp lý trong thời kỳ KTCB góp phần hoàn thiện quy trình
canh tác chè nhập nội.
3.2. ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC CỦA CÁC GIỐNG CHÈ
NHẬP NỘI TẠI THÁI NGUYÊN
3.2.3. Năng suất của các giống chè nhập nội tại Thái Nguyên
Theo dõi năng suất các giống nhập nội 3 năm 2003, 2004 và 2005
kết quả thu được ở bảng 3.8.
Bảng 3.8. Năng suất các giống chè nhập nội tại Thái Nguyên
(Năm 2003 - 2005)

(ĐVT: Tạ búp tươi/ha)
CT
Tên giống
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
1
Trung du (đ/c)
10,36
24,24
34,29
2
PT 95
12,02
26,33
37,82
3
KAT
12,63
27,28
38,71
4
Phú Thọ 10
10,68
23,07
26,04
5
Hoa Nhật Kim
9,06
21,69

24,61
6
PVT
10,41
24,43
37,81
7
Thiết Bảo Trà
9,23
21,02
23,50
8
Long Vân 2000
11,82
25,51
35,54
9
Hùng Đỉnh Bạch
10,95
24,89
44,83
10
Nhật Bản 2
10,95
23,61
25,36
11
Kiara 8
13,78
31,00

47,94
12
TRI 2024
13,03
30,72
46,17

10
Số liệu thu được ở bảng 3.8 cho thấy:
Năng suất các giống chè nhập nội đều tăng theo tuổi cây, tuy
nhiên mức độ tăng năng suất theo tuổi có sự thay đổi theo các giống:
- Năm 2003, có 2 giống là Hoa Nhật Kim và Thiết Bảo Trà cho năng
suất thấp hơn đ/c, các giống còn lại đều cho năng suất cao hơn đ/c.
- Năm 2004, có 4 giống là Phú Thọ 10, Hoa Nhật Kim, Thiết Bảo
Trà và Nhật Bản 2 cho năng suất thấp hơn đ/c, còn 7 giống PT 95,
Long Vân 2000, KAT, Kiara 8, Hùng Đỉnh Bạch, PVT, và TRI 2024
đều cho năng suất cao hơn đ/c, trong đó giống Kiara 8 và giống TRI
2024 được nhập từ Indonesia (nguồn gốc Srilanka, Ấn Độ) thường
làm nguyên liệu chế biến chè đen.
- Năm 2005, cũng như năm 2004, trong 11 giống chè nhập nội có 4
giống là Phú Thọ 10, Hoa Nhật Kim, Thiết Bảo Trà và Nhật Bản 2 cho
năng suất thấp hơn đ/c, còn 7 giống là PT 95, KAT, PVT, Hùng Đỉnh
Bạch, Kiara 8, Nhật Bản 2 và TRI 2024 đều cho năng suất cao hơn đ/c.
3.2.5. Chất lƣợng của các giống chè nhập nội tại Thái Nguyên
3.2.5.1. Chất lượng chè nguyên liệu của các giống nhập nội
c. Thành phần sinh hóa búp chè
Kết quả phân tích thành phần sinh hóa các mẫu của các giống
nhập nội được trình bày ở bảng 3.12.
Bảng 3.12. Thành phần sinh hoá búp 1 tôm 2 lá
các giống chè nhập nội 5 tuổi tại Thái Nguyên

CT
Tên giống
Hợp chất thơm
(mg/100g)
Hàm lƣợng
tanin (%)
Hàm lƣợng chất
hoà tan (%)
1
Trung Du (đ/c)
40,60
27,73
40,23
2
PT 95
40,65
26,15
41,52
3
KAT
51,78
30,42
42,35
4
Phú Thọ 10
40,06
27,12
39,40
5
Hoa Nhật Kim

44,98
36,68
41,23
6
PVT
48,50
31,13
40,65
7
Thiết Bảo Trà
38,47
36,37
43,22
8
Long Vân 2000
44,38
27,43
40,67
9
Hùng Đỉnh Bạch
44,25
34,24
44,52
10
Nhật Bản 2
41,25
28,34
43,28
11
Kiara 8

48,60
37,74
41,10
12
TRI 2024
48,92
40,07
48,49
(Nguồn: Phân tích tại Viện nghiên cứu chè Phú Hộ)

11
Qua bảng 3.12 cho thấy: Thành phần sinh hoá các giống chè là rất
khác nhau, cụ thể như sau:
- Hợp chất thơm: Trong các giống chè nhập nội thì hợp chất thơm của
9 giống là PT 95, KAT, Hoa Nhật Kim, PVT, Long Vân 2000, Hùng
Đỉnh Bạch, Nhật Bản 2, Kiara 8 và TRI 2024 cao hơn đ/c; 2 giống còn
lại là Phú Thọ 10 và Thiết Bảo Trà có hợp chất thơm thấp hơn đ/c.
- Hàm lượng tanin: Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 3 giống là PT
95, Phú Thọ 10 và Long Vân 2000 có hàm lượng tanin thấp hơn đ/c,
tuy nhiên không đáng kể, 8 giống còn lại đều có hàm lượng tanin cao
hơn đ/c.
- Hàm lượng chất hoà tan: Khi đánh giá chất lượng nguyên liệu và
chè thành phẩm, chỉ tiêu chất hoà tan là một chỉ tiêu quan trọng.
Hàm lượng chất hòa tan càng cao thì chất lượng chè càng tốt, chất
hoà tan cao thì làm tăng chất lượng nguyên liệu, chất hoà tan liên
quan đến độ sánh, hương và vị của nước chè pha.
Nghiên cứu cho thấy: Trong tất cả các giống thí nghiệm thì giống
Phú Thọ 10 có hàm lượng chất hòa tan thấp nhất, thấp hơn đ/c, 10
giống còn lại đều có hàm lượng chất hòa tan cao hơn so với đ/c.
3.2.5.2. Chất lượng chè thành phẩm của các giống nhập nội

Kết quả thử nếm tại Viện nghiên cứu chè Phú Hộ được thể hiện ở
bảng 3.13.
Bảng 3.13. Kết quả đánh giá chất lƣợng chè xanh các giống chè
nhập nội 5 tuổi tại Thái Nguyên theo phƣơng pháp cảm quan
CT
Tên giống
Ngoại
hình
(điểm)
Màu nƣớc
(điểm)
Hƣơng
(điểm)
Vị
(điểm)
Tổng hợp
Tổng
điểm
Xếp
loại
1
Trung Du (đ/c)
3,67
2,20
4,00
4,00
13,87
Đạt
2
PT 95

3,88
2,50
4,90
4,70
15,98
Khá
3
KAT
4,25
2,50
5,40
5,30
17,45
Khá
4
Phú Thọ 10
3,90
2,20
4,20
4,30
14,60
Đạt
5
Hoa Nhật Kim
4,10
2,10
4,50
4,25
14,95
Đạt

6
PVT
4,25
2,30
4,40
4,70
15,65
Khá
7
Thiết Bảo Trà
3,85
2,30
4,70
4,50
14,90
Đạt
8
Long Vân 2000
4,17
2,35
4,80
4,90
16,22
Khá
9
Hùng Đỉnh Bạch
4,17
2,35
4,80
4,90

16,22
Khá
10
Nhật Bản 2
3,95
2,20
4,70
4,90
15,75
Khá
11
Kiara 8
4,00
2,70
4,30
4,10
15,10
Khá
12
TRI 2024
4,05
2,10
4,60
4,20
14,95
Đạt
(Kết quả thử nếm tại Viện nghiên cứu chè Phú Hộ)

12
Qua bảng 3.13 cho thấy: Tất cả các giống thí nghiệm đều có kết

quả thử nếm chè xanh xếp loại đạt và khá. Trong đó 7 giống đạt loại
khá, điểm thử nếm đạt từ 15,10 - 17,45 điểm, đó là các giống PT 95,
KAT, PVT, Hùng Đỉnh Bạch, Long Vân 2000, Nhật Bản 2 và Kiara
8. Đặc biệt, trong đó nổi bật nhất là giống KAT, đạt 17,45 điểm, sau
đó đến PT 95 đạt 16,28 điểm, Hùng Đỉnh Bạch, Long Vân 2000 đạt
16,22 điểm
Như vậy: Qua nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của 11 giống chè
nhập nội vào Việt Nam năm 2000 và được trồng khảo nghiệm ở Công ty
chè Sông Cầu - huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên đã cho thấy:
Các giống chè đều có khả năng sinh trưởng tốt trong điều kiện sinh
thái của tỉnh Thái Nguyên, đều có chất lượng chè nguyên liệu tốt. Kết
quả theo dõi năng suất cho thấy có 7 giống có năng suất cao nhất là các
giống PT 95, KAT, PVT, Hùng Đỉnh Bạch, Long Vân 2000, Kiara 8
và TRI 2024, trong đó có các giống PT 95, KAT, PVT, Hùng Đỉnh
Bạch, Long Vân 2000 và Kiara 8 cho kết quả thử nếm chè xanh đạt
điểm cao nhất.
Tuy vậy nhưng giống Kiara 8 thường để làm nguyên liệu cho chế
biến chè đen. Do đó, trong 11 giống chè nhập nội, chúng tôi đã lựa
chọn 5 giống có triển vọng đề xuất đưa vào sản xuất để mở rộng diện
tích chè xanh đặc sản ở địa bàn Thái Nguyên đó là 5 giống sau: giống
PT 95, KAT, PVT, Hùng Đỉnh Bạch và Long Vân 2000.
3.3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG NHÂN GIỐNG VÔ
TÍNH CỦA MỘT SỐ GIỐNG CHÈ NHẬP NỘI CÓ TRIỂN
VỌNG TẠI THÁI NGUYÊN
3.3.2. Tỷ lệ sống và tỷ lệ xuất vƣờn của hom chè một số giống nhập
nội có triển vọng tại Thái Nguyên
Nghiên cứu tỷ lệ sống và tỷ lệ xuất vườn của hom chè các giống
thí nghiệm khi giâm cành, kết quả thu được ở bảng 3.15.

13

Bảng 3.15. Tỷ lệ sống và tỷ lệ xuất vƣờn của hom giâm
một số giống chè nhập nội có triển vọng tại Thái Nguyên
(ĐVT: %)
STT
Tên giống
Tỷ lệ sống
(sau cắm hom
9 tháng)
Tỷ lệ xuất vƣờn
(sau cắm hom
9 tháng)
1
LDP
1
(đ/c)
93,90
76,80
2
PT 95
99,25
94,40
3
Long Vân 2000
95,55
77,00
4
KAT
94,07
94,80
5

Hùng Đỉnh Bạch
90,73
90,70
6
PVT
98,51
95,60
Số liệu ở bảng 3.15 cho thấy:
- Tỷ lệ sống: Hom giâm của các giống thí nghiệm đều có tỷ lệ
sống cao, đạt từ 90,73 - 99,25%. Trong đó tỷ lệ sống hom giâm của
giống Hùng Đỉnh Bạch thấp hơn giống đ/c, đạt 90,73%, các giống
còn lại đều có tỷ lệ sống của hom giâm cao hơn đ/c.
- Tỷ lệ xuất vườn: Kết quả nghiên cứu cho thấy: Sau cắm hom 9
tháng, các giống thí nghiệm đều có tỷ lệ xuất vườn khi giâm cành cao
hơn đ/c, đạt từ 77,00% - 95,6%.
Như vậy: Tất cả các giống có triển vọng đều có khả năng nhân
giống bằng hình thức giâm cành.
3.4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ
THUẬT CANH TÁC CHO HAI GIỐNG CHÈ KAT VÀ PVT
TRONG THỜI KỲ KTCB TẠI THÁI NGUYÊN
3.4.1. Ảnh hƣởng của mật độ trồng đến sinh trƣởng và năng suất
của 2 giống chè KAT và PVT tuổi 3 tại Thái Nguyên
3.4.1.2. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất và các yếu tố cấu
thành năng suất của 2 giống chè KAT và PVT tuổi 3 tại Thái Nguyên
a. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến một số yếu tố cấu thành năng
suất và năng suất của giống chè KAT tuổi 3 tại Thái Nguyên
Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến các yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất của giống chè KAT tuổi 3, kết quả được thể
hiện ở bảng 3.19.


14
Bảng 3.19. Ảnh hƣởng của mật độ trồng
đến một số yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
của giống chè KAT tuổi 3 tại Thái Nguyên
CT
Mật độ
(vạn
cây/ha)
Số
búp/cây/
lứa
(búp)
Dài
Búp
(cm)
Khối
lƣợng
búp (g)
NSCT
(g/cây)
NSTT
kg/ha/lứa
% so
với đc
CT1 (đ/c)
1,8
23,57
4,21
0,56
13,19

228,43
100
CT2
2,3
23,53
4,15
0,55
12,94
267,62
117,16
CT3
2,9
23,37
4,09
0,54
12,62
343,98
150,58
CV (%)



4,2
4,34

LSD
0,05





0,52
27,55

Qua số liệu bảng 3.19 cho thấy:
- NSCT (g/cây): Trồng với mật độ 2,3 vạn cây/ha, NSCT của cây
chè không có sự sai khác so với đ/c, nhưng khi trồng với mật độ 2,9
vạn cây/ha đã làm cho NSCT của cây chè giảm 0,57 g/cây so với đ/c
một cách chắc chắn ở mức tin cậy 95%.
- NSTT (kg búp tươi/ha/lứa hái): Mật độ trồng khác nhau cho
năng suất chè khác nhau. Trồng với mật độ 2,9 vạn cây/ha cho năng
suất cao nhất, đạt 343,98 kg/ha/lứa, cao hơn đ/c 115,55 kg/ha/lứa
(tương đương với 50,58%), trồng với mật độ 2,3 vạn cây/ha, năng
suất đạt 267,62 kg/ha/lứa, cao hơn đ/c 39,19 kg/ha/lứa (tương đương
với 17,16 %) chắc chắn ở mức tin cậy 95%.
Mặc dù năng suất chè ở mật độ 2,9 vạn cây/ha là cao nhất nhưng
NSCT của cây chè đã giảm, còn ở mật độ 2,3 vạn cây/ha đã cho năng
suất chè tăng mà không làm giảm NSCT của cây chè.
b. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến một số yếu tố cấu thành năng
suất và năng suất của giống chè PVT tuổi 3 tại Thái Nguyên
Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến các yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất của giống chè PVT, kết quả được thể hiện ở
bảng 3.20.

15
Bảng 3.20. Ảnh hƣởng của mật độ trồng
đến một số yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
của giống chè PVT tuổi 3 tại Thái Nguyên
CT
Mật độ

(vạn
cây/ha)
Số
búp/cây/
lứa (búp)
Dài
Búp
(cm)
Khối
lƣợng
búp (g)
NSCT
(g/cây)

NSTT
kg/ha/lứa
% so
với đc
CT1 (đ/c)
1,8
22,93
3,85
0,53
12,15
202,67
100
CT2
2,3
22,70
3,80

0,52
11,80
252,84
124,75
CT3
2,9
22,40
3,77
0,51
11,42
318,07
156,94
CV (%)



4,8
2,45

LSD
0,05




0,65
14,31

Qua số liệu bảng 3.20 cho thấy:
- NSCT (g/cây): Trồng với mật độ 2,3 vạn cây/ha, NSCT của cây

chè không có sự sai khác so với đ/c, nhưng khi trồng với mật độ 2,9
vạn cây/ha đã làm cho NSCT của cây chè giảm 0,73 g/cây so với đ/c
một cách chắc chắn ở mức tin cậy 95%.
- NSTT (kg búp tươi/ha/lứa hái): Mật độ trồng khác nhau cho
năng suất chè khác nhau. Trồng với mật độ 2,9 vạn cây/ha cho năng
suất cao nhất, đạt 318,07 kg/ha/lứa, cao hơn đ/c 115,40 kg/ha/lứa
(tương đương với 56,94%), trồng với mật độ 2,3 vạn cây/ha, năng
suất đạt 252,84 kg/ha/lứa, cao hơn đ/c 50,17 kg/ha/lứa (tương đương
với 24,75 %) chắc chắn ở mức tin cậy 95%.
Mặc dù KAT là giống chè thân bụi, PVT là giống thân gỗ nhỡ
nhưng với chè ở tuổi 3 và với các mức mật độ thí nghiệm thì kết quả
nghiên cứu đều cho thấy: Năng suất chè ở mật độ 2,9 vạn cây/ha là
cao nhất nhưng NSCT của cây chè đã giảm, còn ở mật độ 2,3 vạn
cây/ha đã cho năng suất chè tăng mà không làm giảm NSCT của cây
chè. Như vậy, so với mật độ trồng 2,9 vạn cây/ha thì trồng với mật độ
2,3 vạn cây/ha là hợp lý hơn vì không làm giảm NSCT của cây chè.

16
3.4.2. Ảnh hưởng của biện pháp kỹ thuật đốn tạo hình đến sinh trưởng
và năng suất của 2 giống chè KAT và PVT tuổi 3

tại Thái Nguyên
3.4.2.2. Ảnh hưởng của biện pháp kỹ thuật đốn tạo hình đến năng
suất của 2 giống chè KAT và PVT tuổi 3 tại Thái Nguyên
a. Ảnh hưởng của kỹ thuật đốn tạo hình đến một số yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất của giống chè KAT tuổi 3 tại Thái Nguyên
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của kỹ thuật đốn tạo hình đến một
số yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống chè KAT được
thể hiện qua bảng 3.25.
Bảng 3.25. Ảnh hƣởng của biện pháp kỹ thuật đốn tạo hình

đến một số yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
của giống chè KAT tuổi 3 tại Thái Nguyên
CT
Số
búp/cây/lứa
(búp/cây)
Chiều
dài búp
(cm)
Khối lƣợng
búp
(g/búp)
Năng suất
kg/ha/lứa
% so với
đ/c
CT1 (đ/c)
23,01
3,77
0,57
204,76
100,00
CT2
24,89
4,43
0,69
295,24
144,19
CT3
23,76

4,33
0,67
252,38
123,26
CT4
23,56
3,93
0,61
238,10
116,28
CV(%)
2,04
4,87
6,05
6,62

LSD
0,05

0,97
0,40
0,08
32,76

Số liệu bảng 3.25 cho thấy:
Năng suất (kg búp tươi/ha/lứa): Năng suất của cây chè được quyết
định bởi các yếu tố cấu thành năng suất như số búp/cây, khối lượng
búp, chiều dài búp.
Qua số nghiên cứu cho thấy các mức đốn khác nhau cho năng suất
khác nhau, biến động từ 238,10 - 295,24 kg, cao hơn đ/c từ 33,34 -

90,48 kg một cách chắc chắn ở mức tin cậy 95% (CT đ/c đạt 204,76
kg), cao nhất là CT 2, tiếp đến là CT 3 và 4.
b. Ảnh hưởng của kỹ thuật đốn tạo hình đến một số yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất của giống chè PVT tuổi 3 tại Thái Nguyên
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của kỹ thuật đốn tạo hình đến một
số yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống chè PVT được
thể hiện qua bảng 3.26.

17
Bảng 3.26. Ảnh hƣởng của biện pháp kỹ thuật đốn tạo hình
đến một số yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
của giống chè PVT tuổi 3 tại Thái Nguyên
CT
Số
búp/cây/lứa
(búp/cây)
Chiều
dài búp
(cm)
Khối lƣợng
búp (g/búp)
Năng suất
kg/ha/lứa
% so với
đ/c
CT1(đ/c)
22,05
3,70
0,55
200,00

100,00
CT2
22,89
3,89
0,64
242,86
121,43
CT3
23,98
4,07
0,67
280,95
140,48
CT4
22,78
3,87
0,59
219,05
109,53
CV(%)
2,42
7,09
6,00
7,94

LSD
0,05

1,11
0,55

0,07
37,41

Năng suất (kg/ha/lứa lái): Các mức đốn khác nhau cho năng suất
khác nhau, biến động từ 219,05 - 280,95 kg, trong đó CT 3 cho năng
suất cao nhất, cao hơn đ/c 80,95 kg (tương đương 40,48%), tiếp đến
CT 2, đạt 242,86 kg, cao hơn đ/c một cách chắc chắn ở mức tin cậy
95%; CT 4 năng suất tương đương với đ/c (CT đ/c đạt 200,00 kg).
Như vậy, đối với giống chè PVT (thân gỗ nhỡ) đốn theo CT3 cho năng
suất cao nhất, với giống chè KAT (thân bụi), đốn theo CT2 cho năng suất
cao nhất. Như vậy, đốn chè PVT cao hơn đốn chè KAT là hợp lý.
3.4.3. Ảnh hưởng của biện pháp kỹ thuật bón phân đến sinh
trưởng, năng suất và chất lượng của 2 giống chè KAT và PVT
trong thời kỳ KTCB tại Thái Nguyên
3.4.3.3. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến năng suất của 2
giống chè KAT và PVT tuổi 2 - tuổi 4 tại Thái Nguyên
a. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến năng suất của giống chè KAT
tuổi 2 - tuổi 4 tại Thái Nguyên
Theo dõi ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến năng suất của
giống chè KAT qua 3 năm kết quả được thể hiện ở bảng 3.33.

18
Bảng 3.33. Ảnh hƣởng của các tổ hợp phân bón đến năng suất
của giống chè KAT (tuổi 2 - tuổi 4) tại Thái Nguyên
CT
Tuổi 2 (năm 2007)
Tuổi 3 (năm 2008)
Tuổi 4 (năm 2009)
Năng suất
(kg/ha)

% so với
đ/c
Năng suất
(kg/ha)
% so
với đ/c
Năng suất
(kg/ha)
% so với
đ/c
CT1(đ/c)
417,67
100,00
1.659,33
100,00
4.899,67
100,00
CT2
419,33
100,40
1.788,33
107,77
4993.67
101,92
CT3
422,67
101,20
1.870,67
112,74
5.182,00

105,76
CT4
426,67
102,15
1.880,33
113,32
5.188,67
105,90
CV(%)
13,97

2,08

1,72

LSD
0,05

117,69

74,91

173,93

Kết quả theo dõi việc bón phân cho chè trong 3 năm đầu tiên với
các tổ hợp phân bón khác nhau cho thấy:
- Năng suất chè tuổi 2: Ở các tổ hợp phân bón khác nhau cho năng
suất như nhau, dao động trong khoảng từ 419,33 - 426,67 kg/ha (đ/c là
417,67 kg/ha).
- Năng suất chè tuổi 3: Ở các tổ hợp phân bón khác nhau cho năng

suất khác nhau. Các CT được bón tăng lượng phân hữu cơ cho năng suất
cao hơn đ/c, trong đó, CT3 (bón vô cơ giống như đ/c + 50 tấn phân hữu
cơ) và CT4 (bón vô cơ giống như đ/c + 60 tấn phân hữu cơ) cho năng
suất cao nhất, cao hơn đ/c từ 20,92 - 21,55% một cách chắc chắn 95%.
- Năng suất chè ở tuổi 4: Ở các tổ hợp phân bón khác nhau cho
năng suất khác nhau. Các CT được bón tăng lượng phân hữu cơ cho
năng suất cao hơn đ/c, trong đó CT3 (bón vô cơ giống như đ/c + 50
tấn phân hữu cơ) và CT4 (bón vô cơ giống như đ/c + 60 tấn phân hữu
cơ) cho năng suất cao nhất, cao hơn đ/c từ 13,09 - 13,19% chắc chắn
ở độ tin cậy 95%.
b. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến năng suất của giống chè PVT
tuổi 2 - tuổi 4 tại Thái Nguyên
Theo dõi ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến năng suất của
giống chè PVT qua 3 năm kết quả được thể hiện ở bảng 3.34.

19
Bảng 3.34. Ảnh hƣởng của các tổ hợp phân bón đến năng suất
của giống chè PVT (tuổi 2 - tuổi 4) tại Thái Nguyên
CT
Tuổi 2 (năm 2007)
Tuổi 3 (năm 2008)
Tuổi 4 (năm 2009)
Năng suất
(kg/ha)
% so với
đ/c
Năng suất
(kg/ha)
% so
với đ/c

Năng suất
(kg/ha)
% so
với đ/c
CT1 (đ/c)
394,67
100,00
1.465,67
100,00
4.637,00
100,00
CT2
396,00
100,34
1.542,00
105,21
4.767,00
102,80
CT3
408,00
103,38
1.616,00
110,26
4.948,67
106,72
CT4
409,33
103,71
1.627,67
111,05

4.955,67
106,87
CV(%)
7,06

1,94

1,08

LSD
0,05

56,69

60,48

103,87

Kết quả theo dõi việc bón phân cho chè trong 3 năm đầu tiên với
các tổ hợp phân bón khác nhau cho thấy:
- Năng suất chè tuổi 2: Các tổ hợp phân bón khác nhau cho năng
suất như nhau ở mức tin cậy 95%, dao động trong khoảng từ 396,00 -
409,33 kg/ha (đ/c đạt 394,67 kg/ha).
- Năng suất chè tuổi 3: Các tổ hợp phân bón khác nhau cho năng suất
khác nhau. Các CT được bón tăng lượng phân hữu cơ cho năng suất cao
hơn đ/c, trong đó, CT3 (bón vô cơ giống như đ/c + 50 tấn phân hữu cơ)
và CT4 (bón vô cơ giống như đ/c + 60 tấn phân hữu cơ) cho năng suất
cao nhất, cao hơn đ/c từ 20,81 - 21,68% một cách chắc chắn 95%.
- Năng suất chè ở tuổi 4: Ở các tổ hợp phân bón khác nhau cho năng
suất khác nhau. Các CT được bón tăng lượng phân hữu cơ cho năng suất

cao hơn đ/c, trong đó CT3 (bón vô cơ giống như đ/c + 50 tấn phân hữu
cơ) và CT4 (bón vô cơ giống như đ/c + 60 tấn phân hữu cơ) cho năng
suất cao nhất, cao hơn đ/c từ 13,16 - 13,32% ở mức tin cậy 95%.
3.4.3.4. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến chất lượng chè
nguyên liệu của 2 giống chè KAT và PVT tuổi 3 tại Thái Nguyên
a. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến đến chất lượng chè
nguyên liệu của giống chè KAT tuổi 3 tại Thái Nguyên
Sau khi tiến hành lấy mẫu và phân tích, kết quả thu được thể
hiện ở bảng 3.35.

20
Bảng 3.35. Ảnh hƣởng của các tổ hợp phân bón
đến thành phần sinh hoá búp 1 tôm 2 lá
của giống chè KAT tuổi 3 tại Thái Nguyên
CT
Hợp chất thơm
(mg/100g)
Hàm lƣợng
tanin (%)
Hàm lƣợng chất
hoà tan (%)
CT 1(đ/c)
51,72
31,21
42,43
CT2
51,64
31,22
42,42
CT3

51,60
31,12
42,39
CT4
51,61
31,00
42,37
Bảng 3.35 cho thấy: Các tổ hợp phân bón khác nhau đã cho các
chỉ số về thành phần sinh hóa trong búp chè đạt rất cao. Ở các CT thí
nghiệm, hợp chất thơm đạt dao động trong khoảng từ 51,60 - 51,64
mg/100g (đ/c đạt 51,72 mg/100g), hàm lượng tanin đạt dao động từ
31,00 - 31,22% (đ/c đạt 31,21%), hàm lượng chất hòa tan đạt dao
động từ 42,37 - 42,42% (đ/c đạt 42,43%). Với các chỉ số trên sẽ có
lợi cho chất lượng chè nguyên liệu.
b. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến đến chất lượng chè
nguyên liệu của giống chè PVT tuổi 3 tại Thái Nguyên
Sau khi tiến hành lấy mẫu và phân tích, kết quả được trình bày ở
bảng 3.36.
Bảng 3.36. Ảnh hƣởng của các tổ hợp phân bón
đến thành phần sinh hoá búp 1 tôm 2 lá
của giống chè PVT tuổi 3 tại Thái Nguyên
CT
Hợp chất thơm
(mg/100g)
Hàm lƣợng
tanin (%)
Hàm lƣợng chất
hoà tan (%)
CT1 (đ/c)
38,42

31,22
41,34
CT2
38,45
31,24
41,34
CT3
38,22
31,10
41,33
CT4
38,22
31,11
41,34
Bảng 3.36 cho thấy: Cũng giống như ở giống chè KAT, các tổ hợp
phân bón khác nhau đã cho các chỉ số về thành phần sinh hóa trong
búp chè đạt rất cao. Ở các CT thí nghiệm, hợp chất thơm đạt dao động
trong khoảng từ 38,22 - 38,45 mg/100g (đ/c đạt 38,42 mg/100g), hàm
lượng tanin đạt dao động từ 31,10 - 31,24% (đ/c đạt 31,22%), hàm
lượng chất hòa tan đạt dao động từ 41,33 - 41,34% (đ/c đạt 41,34%).
Đây là các chỉ số có lợi cho chất lượng chè nguyên liệu.

21
3.4.3.5. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến chất lượng chè
thành phẩm của 2 giống chè KAT và PVT tuổi 3 tại Thái Nguyên
a. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến đến chất lượng thành
phẩm của giống chè KAT tuổi 3 tại Thái Nguyên
Nghiên cứu ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến đến chất
lượng thành phẩm của giống chè KAT cho kết quả ở bảng 3.37.
Bảng 3.37. Ảnh hƣởng của các tổ hợp phân bón

đến chỉ tiêu thử nếm chè xanh của giống chè KAT
tuổi 3 tại Thái Nguyên
CT
Ngoại
hình
(điểm)
Màu
nƣớc
(điểm)
Hƣơng
(điểm)
Vị
(điểm)
Tổng hợp
Tổng
điểm
Xếp
loại
CT1 (đ/c)
4,46
2,68
5,30
5,00
17,44
Khá
CT2
4,46
2,68
5,30
5,00

17,44
Khá
CT3
4,56
2,61
5,22
4,82
17,21
Khá
CT4
4,56
2,61
5,22
4,82
17,21
Khá
Qua bảng 3.37 ta thấy: Các tổ hợp phân bón khác nhau đã cho
kết quả xếp loại chất lượng chè xanh đều đạt loại khá, tổng điểm
đạt rất cao, từ 17,21 - 17,44 điểm (đ/c đạt 17,44 điểm).
b. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến đến chất lượng thành
phẩm của giống chè PVT tuổi 3 tại Thái Nguyên
Nghiên cứu ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến đến chất
lượng thành phẩm của giống chè PVT cho kết quả ở bảng 3.38.
Bảng 3.38. Ảnh hƣởng của các tổ hợp phân bón
đến chỉ tiêu thử nếm chè xanh của giống chè PVT
tuổi 3 tại Thái Nguyên
CT
Ngoại
hình
(điểm)

Màu
nƣớc
(điểm)
Hƣơng
(điểm)
Vị
(điểm)
Tổng hợp
Tổng
điểm
Xếp
loại
CT1 (đ/c)
4,30
2,42
4,32
4,50
15,54
Khá
CT2
4,30
2,42
4,32
4,50
15,54
Khá
CT3
4,40
2,38
4,30

4,20
15,28
Khá
CT4
4,40
2,38
4,30
4,20
15,28
Khá
Qua bảng 3.38 ta thấy: Cũng như đối với giống chè KAT, các
tổ hợp phân bón khác nhau đã cho kết quả xếp loại chất lượng chè
xanh đều đạt loại khá, tổng điểm cao, đạt từ 15,28 - 15,54 điểm
(đ/c đạt 15,54 điểm).

22
Như vậy, bón tăng lượng phân hữu cơ lên 10 tấn/ha ở mỗi CT, đã
cho chất lượng chè thành phẩm tốt, bên cạnh đó năng suất chè đạt
cao hơn hẳn so với đ/c.
3.4.3.7. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến hiệu quả kinh tế
của 2 giống chè KAT và PVT trong thời kỳ KTCB tại Thái Nguyên
Qua kết quả nghiên cứu ở trên cho thấy các CT thí nghiệm khi
được bón tăng lượng phân hữu cơ lên 10 tấn/ha ở mỗi CT, đã cho
năng suất cao hơn so với đ/c ở mức tin cậy 95%, để xác định hiệu
quả kinh tế mà các CT đã đem lại, chúng tôi tiến hành sơ bộ hạch
toán kinh tế và kết quả được thể hiện ở bảng 3.41.
Bảng 3.41. Hiệu quả kinh tế của các tổ hợp phân bón
đối với 2 giống chè KAT và PVT (Trung bình 4 năm 2006 - 2009)
tại Thái Nguyên (tính cho 1ha)
Giống

CT
Tổng thu
(đ)
Thu tăng so
với đ/c (đ)
Chi tăng
so với đ/c (đ)
Lãi tăng so
với đ/c (đ)
Keo
Am
Tích
1 (đ/c)
274.077.460
0
0
0
2
282.799.220
8.721.760
6.462.500
2.259.260
3
293.581.580
19.504.120
12.322.000
7.182.120
4
294.359.460
20.282.000

17.578.500
2.703.500
Phúc
Vân
Tiên
CT1 (đ/c)
242.388.900
0
0

CT2
250.122.000
7.733.100
6.440.000
1.293.100
CT3
260.097.460
17.708.560
12.286.000
5.422.560
CT4
260.828.800
18.439.900
17.542.500
897.400
Qua bảng 3.41 cho thấy:
Các CT thí nghiệm đều cho lãi cao hơn so với đ/c, cho lãi cao
nhất là CT3.
- Đối với giống KAT, CT3 cho lãi cao nhất, cao hơn so với đ/c là
7.182.120đ/ha. CT4 cho lãi cao hơn CT 2 không đáng kể.

- Đối với giống PVT, CT3 cũng cho lãi cao nhất, cao hơn so với
đ/c là 5.422.560đ/ha. CT4 cho lãi thấp hơn CT2.
Mặc dù các kết quả nghiên cứu ở trên đều cho thấy, bón phân theo
CT3 (bón vô cơ giống như đ/c + 50 tấn phân hữu cơ) và CT4 (bón vô cơ
giống như đ/c + 60 tấn phân hữu cơ) đã làm cho cây chè sinh trưởng tốt
nhất và cho năng suất cao nhất, nhưng do chi phí phân bón ở CT4 cao
nên lãi thấp hơn so với CT3.
Như vậy, xét về mặt hiệu quả kinh tế thì CT3 là CT cho hiệu quả
kinh tế cao nhất, tiếp đến CT 2 và cuối cùng là CT4.
Do đó, đối với những nơi có khả năng đầu tư phân hữu cơ cao có
thể chọn CT3 (bón vô cơ giống như đ/c + 50 tấn phân hữu cơ) để
thâm canh đối với giống chè KAT và PVT trong thời kỳ KTCB.
Còn những nới ít có khả năng đầu tư nhiều phân hữu thì có thể áp dụng
bón phân theo CT2 (bón vô cơ giống như đ/c + 40 tấn phân hữu cơ).

×