Tải bản đầy đủ (.doc) (85 trang)

luận văn đại học sư phạm dạy học phần hội thoại trong chương trình Ngữ văn 8 theo đường hướng giao tiếp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (368.44 KB, 85 trang )

CẤU TRÚC LUẬN VĂN

PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài......................................................................................5
1.1 Xuất phát từ chức năng của ngôn ngữ..................................................6
1.2 Xuất phát từ mục tiêu của dạy học phần tiếng Việt dạy học môn Ngữ
văn ở nhà trường phổ thông........................................................................6
1.3 Xuất phát từ nội dung, phương pháp dạy học phần hội thoại trong nhà
trường THCS..............................................................................................7
2. Lịch sử vấn đề........................................................................................8
2.1 Về việc nghiên cứu giao tiếp như một đường hướng dạy học...........8
2.2 Về nghiên cứu hội thoại và ngôn bản hội thoại............................... 11
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................12
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu......................................................12
4.1 Mục đích nghiên cứu..........................................................................13
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu.........................................................................13
5. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................14
6. Đóng góp của luận văn........................................................................14
7. Bố cục luận văn...................................................................................14

1


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC DẠY
HỌC PHẦN HỘI THOẠI TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 8
THEO ĐƯỜNG HƯỚNG GIAO TIẾP
1. Cơ sở lí luận........................................................................................16
1.1. Cơ sở ngơn ngữ học.........................................................................16
1.1.1. Lí thuyết hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ..............................16
1.1.2. Dạy học tiếng Việt theo đường hướng giao tiếp..........................18
1.1.3 Lí thuyết hội thoại.........................................................................20


1.1.3.1 Khái niện hội thoại......................................................................20
1.1.3.2 Cấu trúc hội thoại........................................................................20
1.1.3.3 Quy tắc hội thoại.........................................................................27
1.1.3.4 Các vận động hội thoại................................................................28
1.1.3.5 Ngữ pháp hội thoại......................................................................32
2. Cơ sở thực tiễn....................................................................................33
2.1 Chương trình và sách giáo khoa.......................................................33
2.1.1 Phần lí thuyết về hội thoại.............................................................33
2.1.2 Phần bài tập về hội thoại...............................................................33
2.2 Việc dạy học phần hội thoại của giáo viên và học sinh..............34
2.2.1 Giáo viên........................................................................................34
2.2.2 Học sinh.........................................................................................35
=> Kết luận chương 1.............................................................................35
CHƯƠNG 2: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC PHẦN HỘI THOẠI
TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 8 THEO ĐƯỜNG HƯỚNG
GIAO TIẾP
2.1. Hoạt động đóng vai...........................................................................37
2


2.1.1 Đóng vai là gì ?...............................................................................37
2.1.2 Tại sao sử dụng hoạt động đóng vai trong dạy học......................37
2.1.3 Hoạt động đóng vai với dạy học tiếng Việt theo đường hướng giao
tiếp............................................................................................................38
2.1.4 Sử dụng hoạt động đóng vai trong dạy học hội thoại ở chương trình
Ngữ văn 8.................................................................................................38
2.1.4.1 Đóng vai phần ngữ liệu trong SGK.............................................38
2.1.4.2 Đóng vai như một tình huống dạy học........................................47
2.2. Hoạt động theo cặp nhóm..................................................................49
2.2.1 Hoạt động theo cặp, nhóm là gì?.....................................................49

2.2.2 Tại sao sử dụng hoạt động theo cặp, nhóm trong dạy học...........50
2.2.3 Hoạt động theo cặp nhóm và dạy học tiếng Việt theo đường hướng
giao tiếp....................................................................................................51
2.3 Học bằng cách dạy............................................................................53
2.3.1 Học bằng cách dạy là gì?.................................................................53
2.3.2 Những ưu điểm của phương pháp học bằng cách dạy..................54
2.3.3 Phương pháp học bằng cách dạy và dạy học tiếng Việt theo đường
hướng giao tiếp.........................................................................................55
2.3.3.1 Quy trình phương pháp học bằng cách dạy................................55
2.3.3.2 Học bằng cách dạy và dạy học TV theo đường hướng GT......61
=> Kết luận chương 2...............................................................................63

3


CHƯƠNG 3 : THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.1 Mục đích, yêu cầu, nội dung phương pháp thực nghiệm...............64
3.2 Tổ chức thực nghiệm..........................................................................64
3.2.1. Giao nhiệm vụ thực nghiệm ..........................................................64
3.2.2. Thiết kế giáo án thực nghiệm.........................................................65
3.3 Đánh giá thực nghiệm........................................................................73
3.3.1 Thái độ học tập của học sinh...........................................................73
3.3.2 Kiến thức kĩ năng của học sinh.......................................................77
3.3.2.1 Đề kiểm tra...................................................................................77
3.3.2.2 Kết quả kiểm tra...........................................................................78
3.4 Những kết luận rút ra từ thực nghiệm sư phạm................................80
=> Kết luận...............................................................................................81
KẾT LUẬN
1 .Kết quả nghiên cứu và những đóng góp mới của luận văn..............81
2. Những kiến nghị..................................................................................82

Tài liệu tham khảo...................................................................................84
Phụ lục....................................................................................................85

4


CÁC DANG MỤC VIẾT TẮT CỦA LUẬN VĂN

STT

Từ, cụm từ

Viết tắt

1

Học sinh

HS

2

Giáo viên

GV

3

Phương pháp


PP

4

Trung học cơ sở

THCS

5

Giao tiếp

GT

6

Sách giáo khoa

SGK

7

Tiếng Việt

TV

PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

5



1.1. Xuất phát từ chức năng của ngôn ngữ
Giao tiếp là nhu cầu xã hội cơ bản xuất hiện sớm nhất trong đời
sống của mỗi con người. Nhờ có giao tiếp, mỗi người tham gia vào các
mối quan hệ xã hội, tổng hòa các mối quan hệ xã hội tạo thành bản chất
con người, lĩnh hội nền văn hóa tạo thành tâm lí, ý thức, nhân cách.
Giao tiếp có vai trị quan trọng đối với xã hội nói chung và cá nhân
nói riêng. Với xã hội thì giao tiếp là điều kiện tồn tại và phát triển của xã
hội. Đối với cá nhân thì giao tiếp lại là điểu kiện hình thành, phát triển
tâm lí. Đồng thời giao tiếp cũng có nhiều chức năng xã hội và tâm lý
quan trọng như: chức năng thông tin, chức năng tổ chức, phối hợp hành
động, chức năng điều khiển, chức năng phê bình... giúp phát triển và củng
cố các mối quan hệ, phát triển tâm lí và nhân cách tồn diện cho con
người. Thơng qua ngơn ngữ thì hoạt động giao tiếp thể hiện rõ nhất vai
trị của nó trong đời sống.
1.2. Xuất phát từ mục tiêu dạy học phần Tiếng Việt, dạy học môn
Ngữ văn ở nhà trường phổ thông
Mục tiêu của việc dạy mơn Ngữ văn ở THCS là góp phần hình thành
và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt, phát triển tư duy
cho học sinh. Điều này được thực hiện thơng qua q trình dạy học tiếng
Việt cho học sinh để học sinh từng bước chiếm lĩnh tiếng Việt và nền
văn hố. Nói cách khác, cùng với quá trình dạy học tiếng Việt thì cũng
giúp học sinh hình thành và phát triển các thao tác tư duy, các phẩm chất
tư duy.
Dạy học tiếng Việt có vai trị vơ cùng quan trọng ở nhà trường phổ
thơng. Trước tiên với tư cách là một phần của bộ mơn Ngữ văn, Tiếng
Việt có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh những tri thức về ngôn ngữ học

6



và hệ thống tiếng Việt, cùng với những quy tắc hoạt động và sản phẩm
của nó trong mọi hoạt động giao tiếp. Báo cáo đề dẫn của Viện Khoa học
Giáo dục trình bày tại Hội thảo “Dạy học tiếng Việt trong nhà trường phổ
thông đầu thế kỷ21” (2000) đã xác định rõ mục tiêu hàng đầu của việc
dạy học tiếng Việt trong nhà trường là giúp cho học sinh có năng lực sử
dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ, hình thành và rèn luyện năng lực giao tiếp,
thể hiện rõ trong việc sử dụng tốt 4 kĩ năng cơ bản: đọc, viết, nghe và nói.
Mục tiêu như vậy là đúng và phù hợp với xu thế dạy tiếng mẹ đẻ của các
nước trên thế giới trong thế kỷ XXI. Để có thể sử dụng tốt ngôn ngữ
trong giao tiếp, học sinh không chỉ được trang bị các tri thức về hệ thống
ngôn ngữ như những hiểu biết về các đơn vị và các quy tắc thuộc các
bình diện của ngơn ngữ mà còn phải được trang bị cả những tri thức về sự
sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp.
1.3. Xuất phát từ nội dung, phương pháp dạy học phần hội thoại
trong nhà trường THCS
Ngơn ngữ có chức năng giao tiếp thể hiện rõ nhất trong hội thoại, bởi
vì chỉ trong giao tiếp ngôn ngữ mới bộc lộ hết và bộc lộ một cách rõ ràng
nhất đặc điểm của mình. Học ngơn ngữ là để giao tiếp cho nên không thể
không đưa học sinh vào những tình huống cụ thể để học tập, để rèn luyện.
Gắn với hoạt động giao tiếp là hoạt động hội thoại, việc dạy tiếng trong
nhà trường mới trở nên sinh động, hấp dẫn, mới giúp học sinh vượt qua
được những lực cản tâm lí khi các em học tiếng mẹ đẻ.
Việc đưa hoạt động hội thoại vào trong chương trình Ngữ văn THCS
thể hiện rõ đường hướng dạy học ngôn ngữ theo quan điểm giao tiếp. Tuy
nhiên, trong thực tế với nhóm bài này HS lại rất kém hứng thú khi học
trên lớp và thấy tính ứng dụng của bài học chưa cao trong thực tế GT.

7



Phương pháp dạy học của giáo viên còn đơn điệu, chưa vận dụng được
nhiều phương pháp học tập tích cực nên không gây được hứng thú cho
học sinh khi tham gia vào các hoạt động giao tiếp. Việc học phần hội
thoại chưa gây được sự hứng thú, sáng tạo cho học sinh và cũng chưa
đảm bảo được việc rèn luyện và phát triển toàn diện các kĩ năng GT cho
các em.
Vì những lí do trên, chúng tơi chọn đề tài “ Dạy học phần hội thoại
trong chương trình Ngữ văn 8 theo đường hướng giao tiếp”
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Về việc nghiên cứu giao tiếp như một đường hướng dạy học
Các nhà nghiên cứu trên thế giới khi nghiên cứu về chức năng
giao tiếp của ngôn ngữ và việc dạy học tiếng đã cho rằng phải tập trung
vào việc phát triển năng lực giao tiếp hơn là dạy cho người học cách nắm
vững cấu trúc. Nhà nghiên cứu đầu tiên tìm hiểu về dạy học ngơn ngữ
theo giao tiếp là Widdowson H.G (1972), Wilkins D.A (1972), Candlin
C.N (1976), Brumfit C.J và Johnsonk (1979). Họ đã dựa vào các cơng
trình nghiên cứu ngôn ngữ học chức năng Anh của M.A.K. Halliday
(1970), cơng trình nghiên cứu về xã hội học của các nhà nghiên cứu Mĩ
(Hymes D. và Gumperz) từ đó đề ra những cơ sở lí luận để dạy học theo
quan điểm giao tiếp. Trong những năm 70 thì hướng dạy học này đã phát
triển rộng rãi ở nhiều nước trong đó có ở nước Anh và Mĩ. Đây cũng
chính là mục tiêu chính của việc dạy học và dạy tiếng là phát triển năng
lực giao tiếp cho người học.
Ở Việt Nam, vấn đề giao tiếp cũng được Bùi Minh Tốn đề cập trong
giáo trình Tiếng Việt (tập 3, Nxb Giáo dục, 2002) với các nội dung cụ thể
như : Các chức năng của ngôn ngữ - chức năng giao tiếp; Hoạt động giao

8



tiếp bằng ngôn ngữ; Các yếu tố của hệ thống ngôn ngữ trong hoạt động
giao tiếp: những sự biến đổi và chuyển hóa; Vai trị của các quan hệ hệ
thống trong hoạt động giao tiếp; Nguyên tắc hệ thống và quan điểm giao
tiếp trong dạy - học TV. Bùi Minh Toán đã khẳng định: “Quan điểm giao
tiếp trong việc dạy - học ngôn ngữ (TV) xuất phát từ đặc trưng bản chất
của đối tượng và phù hợp với đối tượng. […] Ngôn ngữ […] cần phải
hoạt độngđể thực hiện chức năng giao tiếp. Trong hoạt động giao tiếp,
ngôn ngữ vừa là phương tiện, vừa tạo ra các sản phẩm phục vụ cho sự
giao tiếp”. Bàn về “độ phổ biến” của quan điểm giao tiếp, Nguyễn Minh
Thuyết và Nguyễn Thị Ly Kha cho rằng: “Quan điểm giao tiếp được thể
hiện trên cả hai phương diện nội dung và phương pháp dạy học”. Về nội
dung dạy học, quan điểm giao tiếp được thể hiện ở “Cách bố trí thời
lượng, sắp xếp các đơn vị kiến thức và các kiểu bài đều không tập trung
vào việc nhận diện các hiện tượng ngôn ngữ mà chú trọng rèn luyện khả
năng sử dụng từ ngữ phục vụ cho hoạt động giao tiếp”. (Hỏi- đáp về dạy
học TV 5, NXb Giáo dục, 2006)
Lê Thị Bích Hồng một trong số những người nghiên cứu về dạy TV
theo tình huống giao tiếp – đã khẳng định sự cần thiết phải sử dụng tình
huống giao tiếp trong dạy TV: “Trong dạy học, để giúp HS tích cực chủ
động, huy động mọi vốn sống, tri thức, kinh nghiệm của mình vào hoạt
động tìm kiếm tri thức mới hay giải quyết các tình huống mới, tăng
cường khả năng suy nghĩ độc lập, sáng tạo, chủ động điều chỉnh nhận
thức, lời nói và hành vi, GV cần xây dựng các tình huống giao tiếp” (Dạy
học Nghĩa của câu ở trung học phổ thơng theo tình huống giao tiếp, Giáo
dục, số 175, kì 2 – 10/2007). Trong bài này tác giả đã đưa ra những định
nghĩa về tình huống giao tiếp, đồng thời xác định các đặc điểm cơ bản và
những yêu cầu cần thiết của một tình huống giao tiếp trong giờ học tiếng;
từ cơ sở đó, mơ tả khái qt quy trình thực hiện một tình huống giao tiếp

trong giờ dạy TV.
9


Vũ Thị Thanh Hương đã đề cập và phân tích khá sâu khái niệm “năng
lực giao tiếp” trong bài viết Từ khái niệm năng lực giao tiếp đến vấn đề
dạy và học TV trong nhà trường phổ thông hiện nay (Tạp chí Ngơn ngữ,
số 4/2006) . Tác giả đã dẫn ra những ý kiến khác nhau của các học giả
Chomsky, Campbell & Wales, Hymes, Murby, Canale & Swain,
Bachman xoay quanh khái niệm “năng lực giao tiếp”. Tác giả so sánh đối
chiếu các nội dung kiến thức TV được trình bày trong các chương trình
TV hiện hành với các nội dung của mơ hình lí thuyết về “năng lực giao
tiếp”. Từ khái niệm “năng lực giao tiếp”, người viết tìm hiểu chương
trình dạy TV trong nhà trường phổ thơng đầu thế kỉ 21 và nhận xét: “Có
thể nói, trong tất cả các tài liệu về chương trình mà chúng tơi được tiếp
cận cho đến bây giờ, quan điểm giao tiếp là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ
mục tiêu giảng dạy TV ở tất cả các cấp trong nhà trường phổ thông hiện
nay”. Tác giả bài viết tiến hành khảo sát chương trình TV ở các cấp học
để làm rõ vấn đề: “liệu nội dung của chương trình có thực sự đảm bảo
cung cấp đủ kiến thức để giúp các em hình thành và rèn luyện tốt năng
lực giao tiếp?”.
Trịnh Thị Lan có bài viết khá hay về :Yêu cầu đối với việc thiết kế bài
tập TV dưới ánh sáng của lí thuyết hoạt động giao tiếp “Dạy học TV sử
dụng phương pháp giao tiếp như là phương pháp tổ chức dạy học quan
trọng nhất.”. ()
Trương Dĩnh đã đề cao quan điểm dạy học bản ngữ dựa trên lý thuyết
hoạt động lời nói. Khi các nhà nghiên cứu bàn về những quan điểm tâm lí
học hoạt động có liên quan đến việc dạy và học ngơn ngữ. Ơng khẳng
định: “Trên quan điểm coi hoạt động lời nói trong giao tiếp như mục
đích dạy học, dạy ngơn ngữ, đặc biệt là bản ngữ, phải thông qua hoạt

động giao tiếp giữa thầy và trị để tổ chức cho HS phân tích mẫu hành vi
lời nói trong giao tiếp, quan sát hành vi lời nói giao tiếp trong thực tiễn,

10


nghiên cứu các văn bản giao tiếp trích dẫn để nâng cao ý thức, quy tắc
về giao tiếp bản ngữ, mặt khác, trên cơ sở đã có ý thức về năng lực giao
tiếp, tổ chức cho HS sáng tạo các hành vi lời nói trong giao tiếp, [...], tức
là dạy cho HS ứng xử sáng tạo trong giao tiếp ở mơi trường có tính thực
tiễn nhất của đời sống” (Mấy vấn đề lí luận và thực tiễn về dạy và học
TV ở trường trung học, Tp. HCM, 1998). Đồng thời Trương Dĩnh cũng
chú ý việc xây dựng các bài tập tình huống để rèn luyện năng lực giao
tiếp cho học sinh. Có thể nói đây cũng là một trong những cơ sở góp phần
định hướng cho việc dạy và học TV đạt hiệu quả cao hơn.
Tác giả Lê Thị Minh Nguyệt cũng có nhiều bài báo viết về GT như:
Về dạy học tiếng Việt theo quan điểm GT (Tạp chí Giáo dục số 271, tháng
10-2011), Nguyên tắc dạy học cấu tạo từ theo quan điểm GT (Tạp chí
nghiên cứu Giáo dục số tháng 12, năm 2011), Nghĩ tiếp về dạy học tiếng
Việt theo đường hướng GT (Kỉ yếu hội thảo khoa học cán bộ trẻ trường
ĐHSP). Ngoài ra cũng phải kể đến luận án của tác giả Nguyễn Xuân Yến
với đề tài : “ Xây dưng hệ thống bài tập hội thoại cho HS đầu cấp tiểu học
theo quan điểm giao tiếp”.
Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có những nghiên cứu đi sâu vào việc
dạy học phần hội thoại theo quan điểm giao tiếp ở một khối lớp cụ thể nói
riêng và tồn bộ bậc trung học cơ sở nói chung. Vì thế, việc triển khai đề
tài này theo chúng tôi, là cấp thiết.
2.2 Về nghiên cứu hội thoại và ngôn bản hội thoại
Cùng khoảng thời gian trong những năm 1970 thì hội thoại cũng là
một phân mơn của một ngành ngôn ngữ học của Mĩ với các nhà nhiên

cứu như Harvey Sack (1963,1964) Heritage (1984). Sau đó là phân tích
hội thoại cũng được tiếp nhận ở Anh nhưng với tên gọi khác đó là phân
tích diễn ngơn của trường phái Birmingham. Các nhà nghiên cứu tiêu

11


biểu là Sinclair và Coulthard (1975) với bài nghiên cứu “ Hướng tới việc
phân tích diễn ngơn” trong đó mơ tả các hoạt động hội thoại của giáo viên
và học sinh trong giờ học. Tiếp theo Mĩ và Anh là hoạt động nghiên cứu
hội thoại của Thụy Sĩ và Pháp vào những năm 80 của thế kỉ XX với các
nhà nghiên cứu Eddy Roulet và Catherine Kerbrat Orecchioni. Và cho
đến nay thì hầu như ngơn ngữ học đặc biệt bàn về hội thoại được phát
triển ở hầu hết các nước trên thế giới.
Bắt kịp với xu hướng phát triển ngôn ngữ của thế giới, ở Việt Nam
cũng có tác giả tiêu biểu là : Đỗ Hữu Châu với cơng trình nghiên cứu
“Đại cương ngôn ngữ học”; Nguyễn Văn Khang với tác phẩm “Ngôn ngữ
học xã hội những vấn đề cơ bản”(1999) ; Đỗ Thị Kim Liên với cơng
trình “ Ngữ nghĩa lời hội thoại”; Cao Xuân Hạo (1991), Nguyễn Đức
Dân(1997)... Ngồi ra cịn có rất nhiều luận luận án tiến sĩ, luận văn thạc
sĩ nghiên cứu về hội thoại.
Các công trình nghiên cứu của tác giả trong nước và nước ngồi bàn
đến cấu trúc hội thoại và phân tích ngơn bản hội thoại, các quy tắc hội
thoại, vấn để ngữ nghĩa hội thoại...chính là cơ sở lí luận đề chúng tôi
nghiên cứu đặc điểm của hội thoại và ngôn bản hội thoại trong bài nghiên
cứu của mình.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các phương pháp dạy học phần hội
thoại trong chương trình Ngữ Văn 8 theo đường hướng giao tiếp.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

4.1. Mục đích
Mục đích của luận văn là đưa ra các phương pháp dạy học bài hội
thoại thể hiện rõ đường hướng giao tiếp nhằm đạt được mục tiêu của bài
học cũng như mục tiêu của chương trình Ngữ Văn THCS. Qua đó, nâng

12


cao hiệu quả dạy học một nhóm bài cụ thể trong chương trình Ngữ văn ở
nhà trường phổ thơng.
4.2 Nhiệm vụ
Để thực hiện được các mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ sau:
- Tìm hiểu về dạy học tiếng Việt theo đường hướng giao tiếp.
- Nghiên cứu thực trạng dạy học hội thoại trong chương trình Ngữ văn 8.
- Đề xuất các phương pháp dạy học hội thoại theo đường hướng giao
tiếp.
- Vận dụng các phương pháp dạy học đã đề xuất vào thực tế để đánh giá
tính khả thi của đề tài.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành các nhiệm vụ nghiên cứu và đạt được mục đích đề ra
của luận văn, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:
5.1. Phương pháp phân tích tổng hợp giúp tơi tìm hiểu các tài liệu lí
luận về hoạt động giao tiếp và hoạt động bằng ngôn ngữ, ngơn ngữ học
văn bản, lí thuyết hội thoại theo quan điểm giao tiếp.
5.2. Phương pháp điều tra khảo sát việc tìm hiểu đánh giá chương trình
sách giáo khoa cũng như thực tế dạy học Tiếng Việt của giáo viên và học
sinh phần hội thoại theo quan điểm giao tiếp.
5.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm được sử dụng nhằm làm rõ tính
khả thi và hiệu quả của quy trình dạy học phần hội thoại theo quan điểm
giao tiếp mà luận văn đã đề xuất.

Ngồi ra luận văn cịn sử dụng một số phương pháp sau : phương
pháp quan sát, thống kê .... để bổ sung cho các phương pháp trên q
trình nghiên cứu.
6.Đóng góp của luận văn

13


Với việc thực hiện đề tài: “ Dạy học hội thoại trong chương trình Ngữ
văn 8 theo đường hướng giao tiếp” chúng tơi có những đóng góp sau:
- Góp thêm tiếng nói về lí luận trong quan điểm giao tiếp trong dạy học
tiếng Việt.
- Đưa ra những PP dạy học cụ thể ứng dụng vào dạy học bài “Hội thoại”
trong chương trình Ngữ văn 8.
7. Bố cục của luận văn
- Phần mở đầu của luận văn :
+ Lịch sử vấn đề
+ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
+ Mục đích
+ Phương pháp nghiên cứu
+ Đóng góp của luận văn
- Phần nội dung: gồm các chương sau
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc dạy học nhóm bài hội thoại
trong chương trình Ngữ văn 8 theo đường hướng giao tiếp
Chương 2: Các phương pháp dạy học phần hội thoại trong chương trình
Ngữ Văn 8 theo đường hướng giao tiếp.
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
Phần kết luận: Nêu những kết quả chính, những đóng góp mới của luận
văn đồng thời nêu những ý kiến đề xuất nhằm tăng cường hiệu quả thực
tiễn của việc dạy học phần hội thoại theo quan điểm giao tiếp.

Ngồi 3 phần chính luận văn cịn có :
14


* Phần tài liệu tham khảo: giới thiệu hệ thống tham khảo đã sử dụng
trong quá trình nghiên cứu
* Phần phụ lục: nhằm giới thiệu các mẫu phiếu điều tra, giáo án thực
nghiệm đã dùng trong quá trình thực nghiệm và nhiều trường học…

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC DẠY
HỌC PHẦN HỘI THOẠI TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 8
THEO ĐƯỜNG HƯỚNG GIAO TIẾP

15


1. Cơ sở lí luận
1.1. Cơ sở ngơn ngữ học
1.1.1. Lí thuyết hoạt động giao tiếp bằng ngơn ngữ
Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ là sự tiếp xúc giữa con người với
con người trong đó diễn ra sự trao đổi thơng tin. Trong lời nói giao tiếp,
ngồi những nội dung thơng tin cịn có phần nghĩa chỉ ra thái độ của
người nói đối với nội dung thơng tin và phần chỉ ra thái độ của người nói
với người nghe.
“Giao tiếp là hoạt động trao đổi tâm tư, tình cảm, cảm xúc... nhằm thiết
lập quan hệ, sự hiểu biết, cộng tác...giữa các thành viên trong xã
hội...Hoạt động giao tiếp gồm các hành vi giải mã (nhận thông tin), ký
mã (phát thơng tin). Trong ngơn ngữ, mỗi hành vi đều có thể được thực
hiện bằng hai hình thức : khẩu ngữ (nghe, nói), bút ngữ ( đọc, viết)”
(Sách Giáo viên Tiếng Việt 5, tập1,tr 6) . Theo đó, có thể hiểu giao tiếp là

hoạt động giữa hai người hay hơn hai người nhằm bày tỏ với nhau về
thơng tin trí tuệ hoặc cảm xúc, một ý muốn hành động hay một nhận xét
về sự vật, hiện tượng nào đó.
Hoạt động giao tiếp có thể diễn ra bằng nhiều cách thức và phương tiện
khác nhau như hội họa, âm nhạc, điêu khắc, điện ảnh...Nhưng ngôn ngữ
là phương tiện giao tiếp cơ bản nhất của con người.
* Các nhân tố giao tiếp : Trong các hoạt động của giao tiếp có rất nhiều
nhân tố tham gia và ảnh hưởng đến các phương diện của hoạt động giao
tiếp. Những nhân tố này vừa góp phần thực hiện hoạt động vừa ảnh
hưởng chi phối các hoạt động của giao tiếp.
- Nhân vật giao tiếp: Nhân vật giao tiếp là những người tham gia vào các
hoạt động giao tiếp. Các nhân vật được chia thành hai phía: người phát và

16


người nhận. Tất cả các nhân vật giao tiếp kể cả người phát và người nhận
đều có ảnh hưởng tới nội dung giao tiếp.
Thông thường, các quan hệ vai xã hội giữa các nhân vật giao tiếp được
chia thành: Quan hệ ngang vai: quan hệ giữa những người cùng tuổi tác,
vị thế trong gia đình, xã hội bình đẳng với nhau (quan hệ giữa bạn bè,
đồng nghiệp); Quan hệ không ngang vai: quan hệ giữa những người mà
tuổi tác, vị thế trong gia đình, xã hội khơng bình đẳng với nhau. Muốn
cuộc giao tiếp đạt được hiệu quả như mong muốn người phát cần phải
xác định đúng quan hệ giữa mình với người nhận để lựa chọn hình thức
giao tiếp nhất định. Đặc điểm của các nhân vật giao tiếp về lứa tuổi, nghề
nghiệp, giới tính trình độ hiểu biết,vốn sống , địa vị xã hội,...đều ảnh
hưởng và để lại dấu ấn trong các hoạt động giao tiếp.
- Nội dung giao tiếp: Nội dung giao tiếp là hiện thực, thực tế khách quan
được các nhân vật giao tiếp đưa vào cuộc giao tiếp. Hiện thực được nói

tới trở thành đề tài và nội dung của hoạt động giao tiếp. Nhân tố này cũng
ảnh hưởng đến đặc điểm và hình thức của hoạt động giao tiếp bằng ngơn
ngữ.
- Hồn cảnh giao tiếp bao gồm hoàn cảnh giao tiếp rộng và hoàn cảnh
giao tiếp hẹp.
+ Hoàn cảnh giao tiếp rộng bao gồm: toàn bộ hoàn cảnh tự nhiên, hoàn
cảnh xã hội, hoàn cảnh lịch sử... Hồn cảnh giao tiếp rộng khơng tham
gia trực tiếp vào cuộc giao tiếp mà tham gia dưới dạng những hiểu biết,
kinh nghiệm về chúng có trước hoạt động giao tiếp trong tư duy người
phát, người nhận.
+ Hoàn cảnh giao tiếp hẹp: Hoàn cảnh giao tiếp hẹp là chỉ nơi chốn cụ
thể, thời gian cụ thể trong đó cuộc giao tiếp đang diễn ra. Không gian,
thời gian của hồn cảnh giao tiếp hẹp có những đặc trưng chung địi hỏi
các nhân vật giao tiếp phải có những ứng xử phù hợp với nó.
17


- Đích giao tiếp: Đích giao tiếp là ý đồ, ý định mà các nhân vật giao tiếp
đặt ra trong một cuộc giao tiếp nhất định. Đích giao tiếp là yếu tố quan
trọng nhất trong hoạt động giao tiếp, nó chi phối gần như toàn bộ việc lựa
chọn các yếu tố cịn lại, tồn bộ các cách thức tiến hành giao tiếp. Với
cuộc giao tiếp có nhiều mục đích thì có mục đích chính và mục đích phụ .
Khi đạt được mục đích đặt ra tức là cuộc giao tiếp cũng đã được được
hiệu quả.
- Phương tiện giao tiếp: phương tiện giao tiếp ở đây là ngôn ngữ, là tiếng
Việt đối với đa số người Việt Nam. Song tiếng Việt gồm nhiều phong
cách ngơn ngữ khác nhau, và có sự phân biệt ở những mức độ nhất định
giữa các tiếng địa phương, các ngơn ngữ nghề nghiệp, chun mơn. Do
đó, tùy từng phạm vi, từng lĩnh vực hoạt động của con người, những nhân
vật giao tiếp cần lựa chọn những yếu tố ngơn ngữ thích hợp. Hơn nữa,

hoạt đọng giao tiếp được thực hiện với nhiều cách thức khác nhau. Tất cả
đó đều ảnh hưởng đến hoạt động giao tiếp đến việc hình thành ngơn ngữ
và lĩnh hội ngơn ngữ.
Tóm lại, hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ luôn luôn có sự chi phối
của nhiều nhân tố khác nhau. Chúng tác động đến sự hình thành và lĩnh
hội ngơn ngữ. Những nhân vật giao tiếp cần ý thức rõ điều này để sử
dụng ngôn ngữ vào hoạt động giao tiếp một cách hiệu quả và đạt được
mục đích.
1.1.2 Dạy học tiếng Việt theo đường hướng giao tiếp
Quan điểm dạy học TV theo đường hướng giao tiếp xuất phát từ đặc
trưng bản chất của đối tượng và phù hợp với đối tượng. Đối tượng ở đây
chính là học sinh THCS chúng ta phải làm sao để quan điểm dạy học này
phù hợp với bản chất đặc trưng của từng đối tượng học sinh. Để đáp ứng
được yêu cầu là phù hợp với đối tượng thì cần phải gắn các quan điểm
dạy học vào các hoạt động giao tiếp. Trong cuộc sống hàng ngày thì ngơn
18


ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất có chức năng cơ bản là chức
năng giao tiếp.Trong giao tiếp thì ngơn ngữ vừa là phương tiện vừa tạo ra
các sản phẩm phục vụ cho sự giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày đó. Do
đó, dạy học TV theo đường hướng giao tiếp chính là dạy về cách sử dụng
phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người để làm sao phục vụ
cho nhu cầu giao tiếp trong đời sống.
Quan điểm dạy học TV theo đường hướng giao tiếp cũng phù hợp với
mục tiêu của môn học Ngữ văn đặc biệt là phần tiếng Việt . Nó khơng chỉ
có mục đích trang bị kiến thức khoa học về ngơn ngữ tiếng Việt cho học
sinh mà điều quan trọng là rèn luyện và nâng cao năng lực sử dụng tiếng
Việt trong các hoạt động tư duy giao tiếp của học sinh.Ngay trong lĩnh
vực kiến thức thì mơn ngơn ngữ cũng khơng phải chỉ để cung cấp những

kiến thức có tính chất lí thuyết mà cịn cung cấp ngun tắc sử dụng về
các thao tác và kĩ năng sử dụng ngôn ngữ . Do đó dạy học TV theo đường
hướng giao tiếp là rất phù hợp với mục tiêu của môn học.
Quan điểm dạy học TV theo đường hướng giao tiếp được thực hiện
trên hai phương diện nội dung và phương pháp dạy học.Về nội dung tiếng
Việt tạo ra những môi trường giao tiếp có chọc lọc để học sinh mở rộng
vốn từ theo định hướng. Đồng thời trang bị các kiến thức nền và chuẩn bị
các kĩ năng sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp.Về phương pháp dạy học
thì hình thành các kĩ năng thông qua nhiều bài tập mang tính tình huống
phù hợp với những tình huống giao tiếp tự nhiên.
Dạy học TV theo đường hướng giao tiếp thực chất là dạy học vì mục
đích giao tiếp . Dạy về giao tiếp và dạy trong giao tiếp.
Quan điểm dạy học TV theo đường hướng giao tiếp vừa là điểm xuất
phát vừa là đích hướng tới, vừa là nội dung vừa là định hướng phương
pháp và môi trường tổ chức dạy học của tất cả các đơn vị kiến thức ngôn
ngữ.
19


1.1.3. Lý thuyết hội thoại
1.1.3.1 Khái niệm hội thoại: Là hình thức giao tiếp thường xuyên, căn
bản, phổ biến của ngơn ngữ và cũng là hình thức cơ sở của mọi hoạt động
ngơn ngữ khác. Các hình thức hành chức khác của ngơn ngữ đều được
giải thích dựa vào hình thức hoạt động căn bản này.
1.1.3.2. Cấu trúc hội thoại
Chuỗi những đơn vị ngôn ngữ được người tham gia hội thoại nói ra
trong một cuộc thoại được gọi là một lượt lời. Đằng sau là các lượt lời kế
tiếp nhau, trong hội thoại vẫn tồn tại cấu trúc của những đơn vị hội thoại
xác định. Có 3 trường phái có quan điểm khác nhau về cấu trúc hội thoại.
Đó là:

+ Trường phái phân tích hội thoại ở Mỹ
+ Trường phái phân tích diễn ngơn ở Anh
+ Trường phái lý thuyết hội thoại Thuỵ Sỹ-Pháp
- Tổ chức các hành động ở lời trong hội thoại gồm: Cặp kế cận, Cặp
chêm xen ; Đơn vị hội thoại: Sự kiện lời nói ;Cuộc thoại, Đoạn thoại ;
Cặp thoại, Tham thoại ;Cặp thoại tối thiểu; Cặp thoại hẫng ;Cặp chủ
hướng ;Cặp phụ thuộc .
+Tổ chức các hành động ở lời trong hội thoại bao gồm:
• Cặp kế cận.
• Cặp kế cận chêm xen.
• Sự kiện lời nói

20


• Đơn vị hội thoại.
- Cặp kế cận: Hành động ở lời nói ra, cịn gọi là hành động dẫn nhập hay
bộ phận thứ nhất, như đã biết thường gợi ra hành động ở lời đáp lại, tức
hành động hồi đáp hay bộ phận thứ hai. Hành động dẫn nhập và hành
động hồi đáp thích ứng với nó lập thành một cặp kế cận.
+ Cặp kế cận tích cực : là cặp có hành động hồi đáp thoả mãn đích của
hành động dẫn nhập.
VD:Sp1:-Đi chơi đi!
Sp2:-Sẵn sàng!
+ Cặp kế cận tiêu cực: là cặp có hành động ở lời khơng thoả mãn đích của
hành động dẫn nhập.
VD:Sp1: -Đi chơi đi!
Sp2: - Không được!Tớ phải làm bài tập đã.
- Các cặp kế cận tích cực và tiêu cực đều được gọi là cặp kế cận được ưa
thích. Ở các cặp được ưa thích,ta có cấu trúc (hành động ở lời) được ưa

thích. Như thế, hành động hồi đáp dù thoả mãn hay khơng thoả mãn đích
của hành động dẫn nhập, nhưng nếu nó vẫn liên kết với hành động ở lời
dẫn nhập, ta vẫn có một cấu trúc được ưa thích. Chúng ta có một cấu trúc
khơng được ưa thích khi hành động hồi đáp khơng liên kết gì với hành
động dẫn nhập hoặc “lửng lơ”.
VD: Sp1:-Đi chơi đi!
Sp2: -Cái cặp này mày mua bao nhiêu tiền đấy?

21


Sp1: -Để xem đã!
- Cặp kế cận chêm xen
+ Có khi giữa hành động dẫn nhập và hành động hồi đáp của một cặp kế
cận lại có một (một số) cặp kế cận khác chêm xen vào giữa.
VD1: Sp1:-Đi chơi đi!
Sp2:-Tiền đâu mà đi?
Sp1:-Tớ vừa được mẹ cho đây này.
Sp2: -Thế à! Vậy đi thơi!
VD2: Sp1:-Cậu sửa giúp mình cái điện thoại di động với nhé!
Sp2:- Ái chà! Cậu cũng có điện thoại cơ à?
Sp1:- Thời buổi này cũng phải cố mà mua kẻo các em lại chê cho là
quê một cây.
Sp2: - Sửa giúp tớ với nhé!
Sp1:- Ừ! Cứ để đấy lát nữa tớ sửa cho!
-Sự kiện lời nói.
+ Có nhiều cách hiểu khác nhau về sự kiện lời nói. Ở đây ta quan niệm
rằng một sự kiện lời nói là một hoạt động, trong đó những người tham gia
(những người giao tiếp) dùng những hành động ở lời tác động lẫn nhau
nhằm đạt đến một mục đích nào đấy. Mỗi sự kiện lời nói được tạo nên

bởi một cặp thoại trung tâm, trong cặp thoại đó đích của hành động ở lời
dẫn nhập quyết định đích của sự kiện lời nói chứa nó. Tên gọi của hành

22


động ở lời dẫn nhập của cặp thoại trung tâm cũng là tên gọi của sự kiện
lời nói đó.
VD:Sp1:-Thưa cơ,tuần này cơ có bận gì khơng ạ?
Sp2: -Tuần này tơi có vài việc bận.Có việc gì thế?
Sp1:- Chúng em muốn học bù vào ngày mai.
Sp2 :- Ngày mai là thứ mấy?
Sp1 :- Mai là thứ năm ạ!
Sp2 :-Thôi được! Mai chúng ta sẽ học bù.
+ Sự kiện lời nói tối thiểu chỉ có một cặp kế cận. Sự kiện lời nói mở rộng
là sự kiện lời nói ngồi cặp trung tâm cịn có những cặp làm thành phần
thứ nhất và thành phần thứ hai.Trong phần thứ nhất đáng chú ý là cặp tiền
dẫn nhập, trong phần thứ hai là cặp kết thúc.
- Đơn vị hội thoại.
+ Hội thoại cũng có cấu trúc, tôn ti tương tự như một đơn vị cú pháp. Các
đơn vị của cấu trúc hội thoại là:
• cuộc thoại
• đoạn thoại
• cặp thoại
• tham thoại
• hành động ngôn ngữ

23



Trong đó, cuộc thoại, đoạn thoại và cặp thoại là ba đơn vị lưỡng thoại
(do hai thoại nhân tạo nên do vận động trao đáp).Tham thoại (bước thoại)
và hành động ngôn ngữ là đơn vị đơn thoại (do một thoại nhân tạo ra).
+ Lượt lời không phải là đơn vị hội thoại. Một lượt lời có thể bằng hoặc
lớn hơn,hoặc nhỏ hơn một tham thoại.
- Chức năng của các đơn vị hội thoại
+ Chức năng là vai trò mà các đơn vị hội thoại đảm nhiệm trong diễn tiến
của hội thoại.
+ Đơn vị hội thoại có 3 chức năng cơ bản: Chức năng dẫn nhập và hồi
đáp; Chức năng triển khai cuộc thoại; Chức năng điều chỉnh.
• Chức năng dẫn nhập và hồi đáp. Giữa các tham thoại trong cặp
thoại có chức năng dẫn nhập và hồi đáp . Cần chú ý, trong cặp
thoại ba tham thoại, chỉ tham thoại thứ nhất mới duy nhất có chức
năng dẫn nhập và tham thoại thứ ba kết thúc mới duy nhất có chức
năng hồi đáp .
VD:sp1:-Thưa bác, bé Trang có nhà khơng ạ?
Sp2:-Trang đi mẫu giáo rồi cháu ạ!
Sp1:-Thế ạ? Thảo nào dạo này khơng thấy bé sang nhà cháu chơi.
• Chức năng điều chỉnh :Điều chỉnh là chức năng của tham thoại và
của cặp thoại có tác dụng điều chỉnh quan hệ liên cá nhân hoặc
điều chỉnh sự trục trặc trong vận hành các đơn vị hội thoại về hình
thức hoặc nội dung. -Chức năng điều chỉnh bao gồm:

24


o Chức năng củng cố: là chức năng của tham thoại hay cặp
thoại nhằm thiết lập và duy trì sự hài hoà của các quan hệ
liên cá nhân để cuộc thoại tiến hành thuận lợi.
VD:Sp1:-Thế nào? Tối nay bận không?

Sp2: -Bận!
o Chức năng sửa chữa: nhằm sửa chữa những sai phạm mà
thoại nhân mắc phải trong cuộc thoại, những sai phạm đối
với cơ thể, thức ăn, đồ dùng, đối với lời nói của mình hay
của người, nói chung đối với những điều mà theo tập tục,
văn hoá của dân tộc mà người mắc lỗi cho là không phù
hợp với phép tắc cần phải tơn trọng trong hội thoại. Đó là
những lời xin lỗi, thanh minh thường gặp.
o Chức năng gây chú ý hoặc chuyển hướng đề tài
VD: Phải thế không, cậu thấy sao, À này nhân tiện ..
-Các yếu tố kèm lời và phi lời
+ Yếu tố kèm lời (paraverbal ): là các yếu tố mà mặc dù khơng có đoạn
tính như âm vị và âm tiết nhưng đi kèm với các yếu tố đoạn tính.Khơng
một yếu tố đoạn tính nào được phát âm ra mà khơng có yếu tố kèm lời đi
theo.
+ Yếu tố phi lời (non verbal ):là những yếu tố không phải là những yếu tố
kèm lời được dùng trong đối thoại mặt đối mặt. Thuộc yếu tố phi lời là:cử
chỉ, khoảng không gian, tiếp xúc cơ thể, tư thế cơ thể và định hướng cơ
thể,vẻ mặt, ánh mắt. Cũng được tính là tín hiệu phi lời là những tín hiệu
âm thanh như tiếng gõ,tiếng kéo bàn,xơ ghế…Có thể kể cả vào đây trang

25


×