Kinh nghiệm dạy học Nguyễn Thị Diên
MỞ ĐẦU
Trong giảng dạy, kết quả học tập của học sinh và nhất là kết quả thi chọn
học sinh giỏi các cấp ở các bộ môn, trước hết là thước đo năng lực của
giáo viên và là tiêu chí quan trọng đánh giá chất lượng dạy và học ở mỗi
nhà trường.
Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi – Công tác mũi nhọn của mỗi
một trường học. Do vậy ở các nhà trường nói chung và ở trường THCS
Phụng Công nói riêng, việc bồi dưỡng học sinh giỏi thường được đặt
trong tiêu điểm và được ban lãnh đạo nhà trường hết sức quan tâm ngay
từ đầu mỗi năm học mới.
Tuy nhiên việc bồi dưỡng học sinh để chọn được đội tuyển đi dự
thi chọn học sinh giỏi các cấp lại không phải là việc làm dễ dàng mà
thường là một công việc khá khó khăn và tốn nhiều công sức và thời
gian. Giáo viên được cử bồi dưỡng chọn học sinh giỏi, nhiều giáo viên
cũng cho đó là việc làm quá sức, không mấy thích thú.
Trong nhiều năm được nhà trường phân công làm giáo viên bồi
dưỡng học sinh giỏi để dự thi chọn học sinh giỏi cấp huyện và cấp tỉnh
môn Sinh học lớp 9. Trong mỗi năm tôi lại có thêm được một số kinh
nghiệm trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi – Công việc mà thật không
mấy dễ dàng.
Qua nhiều năm tích luỹ kinh nghiệm qua các kỳ thi chọn học sinh
giỏi các cấp, tôi đã tổng kết được một số kinh nghiệm, mà tôi đã áp dụng
có hiệu quả nhất định. Tôi xin được trình bầy để cùng các bạn đồng
nghiệp chia sẻ và cùng các bạn đồng nghiệp xây dựng thành kinh nghiệm
dạy học sinh giỏi ngày càng hoàn thiện hơn, có hiệu quả hơn, đáp ứng
được với nhiệm vụ mà mỗi nhà trường giao cho.
Hoàn thành bản báo cáo kinh nghiệm này chúng tôi được sự tham
gia góp ý của các đồng nghiệp trong tổ chuyên môn nhà trường và đặc
biệt là các đồng chí trong ban nghiệp vụ môn Sinh học của ngành GD -
ĐT huyện Văn Giang, của nhiều đồng chí giảng dạy môn Sinh học ở các
trường bạn trong Huyện.
Khả năng bản thân còn có hạn mà kiến thức thì rộng lớn vô cùng,
do vậy chắc chắn đây chưa phải là những kinh nghiệm thật hay, thật tốt.
Song tôi vẫn mạnh dạn viết kinh nghiệm này, rất mong cùng được các
bạn góp ý và chia sẻ.
Chúng tôi xin trân trọng cám ơn mọi sự giúp đỡ quý báu đó!
Phụng Công, ngày 20 tháng 3 năm
2011
NGƯỜI VIẾT
Trường THCS Phụng
Công
1
Kinh nghiệm dạy học Nguyễn Thị Diên
Nguyễn Thị Diên
I – ĐẶT VẤN ĐỀ
1 - Cơ sở lý luận
Đã nhiều năm qua, tôi được giảng dạy bộ môn Sinh học lớp 9 và
giao nhiệm vụ bồi dưỡng đội tuyển cho thi chọn học sinh giỏi cấp Huyện,
được Phòng GD&ĐT Văn Giang phân công giảng dạy đội tuyển học sinh
giỏi cấp tỉnh. Để chọn được các học sinh giỏi vào đội dự tuyển, thì trước
hết từ các nhà trường cũng phải bồi dưỡng và chọn được các học sinh
giỏi, có năng lực thật sự và một phần có năng khiếu về môn Sinh học,
nhiệm vụ này nhiều năm đã làm tôi trăn trở và quyết tâm tìm ra những
bài học kinh nghiệm để hoàn thành tốt nhiệm vụ.
2- Cơ sở thực tiễn.
Một khó khăn lớn mà chúng tôi gặp phải, trước hết là về chương
trình môn Sinh học lớp 9. Trong tổng số 22 tiết về phần các quy luật di
truyền, nhiễm sắc thể, ADN và Gen thì chỉ có 03 tiết thực hành và 01 tiết
luyện tập về cách giải các bài tập di truyền, đây là một khó khăn lớn nhất
vì trong chương trình quá ít các giờ học giành cho học sinh làm bài tập.
Thứ hai: Di truyền học cho học sinh lớp 9, tuy yêu cầu của chương
trình mới chỉ đặt ra cho học sinh là tiếp cận với các khái niệm về di
truyền học và làm một số bài tập di truyền đơn giản. Nhưng lại yêu cầu
học sinh giải thích được một số vấn đề liên quan đến đời sống, xã hội và
có thể áp dụng được vào thực tiễn sản xuất chăn nuôi, trồng trọt. Bởi có
thể một bộ phận học sinh sau khi hoàn thành chương trình THCS sẽ đi
vào lao động sản xuất, sẽ đem kiến thức về di truyền học áp dụng vào
cuộc sống đem lại hiệu quả cao.
Mặt khác một bộ phận học sinh sẽ tiếp tục học lên cấp THPT, để
tạo cơ sở vững chắc cho các em học tiếp chương trình sinh học ở bậc
THPT, thì nhiệm vụ ở cấp học THCS là người giáo viên phải tạo được
tiền đề cơ sở kiến thức vững vàng, sự yêu thích, lòng say mê học tập môn
sinh học nói chung và phần di truyền học nói riêng cho học sinh.
Chính vì yêu cầu nhiều chiều này mà khi thực hiện dạy phần di
truyền học trong chương trình Sinh học lớp 9 lại càng khó hơn, làm sao
vừa phải thực hiện đúng theo chương trình, vừa phải cung cấp được cho
học sinh những kỹ năng cần thiết giải được các bài toán về di truyền học
và đó cũng là yêu cầu để sau này các em có thể giải được các bài toán
Trường THCS Phụng
Công
2
Kinh nghiệm dạy học Nguyễn Thị Diên
thực tế trong lao động sản xuất và cuộc sống xã hội hàng ngày. Đây cũng
chính là yêu cầu của việc nâng cao chất lượng dạy học của môn học.
Trong các chuyên đề và qua các cuộc hội thảo về dạy học môn
Sinh học, do phòng GD Văn Giang tổ chức, tôi đã có dịp trao đổi với
nhiều giáo viên cùng dạy Sinh học 9, vấn đề dạy phần di truyền như thế
nào cho hay, cho tốt, để học sinh dễ hiểu bài và vận dụng được kiến thức
di truyền trước hết là giải các bài tập? sau đó là ứng dụng vào thực tế sau
này? thì cho đến nay trên địa bàn Văn Giang chưa có đồng chí giáo viên
nào đưa ra giải pháp thích hợp, có hiệu quả cho dạy và rèn luyện kỹ năng
học, làm bài tập phần di truyền cho học sinh nói chung và bồi dưỡng học
sinh khá, giỏi nói riêng.
3 - Mục đích của tổng kết kinh nghiệm dạy học.
Chính vì các lý do trên, mà trong các năm qua tôi đã cố gắng tổng
hợp, đúc kết kinh nghiệm dạy và học phần di truyền trong chương trình
Sinh học 9, nhằm không ngừng nâng cao chất lượng dạy, học phần di
truyền cho học sinh nói chung và bồi dưỡng cho học sinh khá, giỏi nói
riêng.
Những kinh nghiệm này tôi đã áp dụng và đem lại hiệu quả cao
cho cả học sinh đại trà và cho cả bồi dưỡng học sinh khá, giỏi
4 - Đối tượng nghiên cứu:
Là học sinh lớp 9 của trường THCS Phụng Công qua các năm học
2007 – 2008; 2008 – 2009; 2009 - 2010
Chúng tôi mới chỉ tổng kết được phần rèn kỹ năng học và làm bài tập
phần di truyền trong chương trình Sinh học lớp 9 hiện hành.
5 –Kế hoạch nghiên cứu.
Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu và thực nghiệm dạy học từ năm học
2007 -2008; 2008 - 2009 đến năm học 2009 - 2010 chúng tôi tổng kết,
đúc rút kinh nghiệm từ tháng 11 năm 2010 và hoàn thành bản báo cáo
này tháng 3 năm 2011.
6 – Phương pháp nghiên cứu.
Trên học sinh đại trà: chúng tôi chia làm 2 nhóm lớp:
Nhóm 1: Dạy bình thường các giờ lý thuyết, thực hành theo phân
phối chương trình. Giáo viên giải từng loại bài tập theo các bước để học
sinh hiểu và vận dụng.
Nhóm 2: (Lớp áp dụng thực nghiệm)
Học sinh được rèn kỹ năng phân tích đề bài - định hướng cách làm, kỹ
năng trình bầy và một số thủ thụât làm toán di truyền.
- Tập trung rèn kỹ năng cho bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học 9.
- Kiểm tra đánh giá vào giữa tháng 12 hàng năm, so sánh đối chiếu kết
quả của 2 nhóm lớp này.
Trường THCS Phụng
Công
3
Kinh nghiệm dạy học Nguyễn Thị Diên
II – NỘI DUNG
1 – Cơ sở thực tế.
Qua nhiều năm dạy học, chúng tôi đã nhận thấy học sinh thường
bộc lộ rất nhiều nhược điểm, thiếu sót mà tập trung vào một số vấn đề
sau.
* Hay lầm lẫn một số khái niệm.
Giữa tính trạng và kiểu hình: Khi nào dùng tính trạng, khi nào dùng kiểu
hình của cá thể; lẫn giữa cặp gen với kiểu gen, nhất là trong trường hợp
chỉ xét 1 cặp tính trạng đối lập…
* Thiếu sót về kỹ năng làm bài.
Phần lớn học sinh khi gặp một bài tập cụ thể không định hướng được
cách giải vì không phân tích được đề bài. Từ đó sẽ rất lúng túng hoặc
không thể làm được bài
* Thiếu sót trong trình bày bài làm.
Học sinh đều không biết trình bày một bài làm cho sáng sủa, khúc
triết, rõ ràng, mạch lạc.
Đọc một bài làm của học sinh cả một trang giấy mà vẫn không
hiểu học sinh định nói gì, làm gì, thành ra bài làm thì rất dài mà vẫn
không toát lên được nội dung cần trình bày, cần diễn đạt, do đó bài làm
vẫn bị điểm thấp.
Phần tự luận cần phải diễn đạt bằng lời văn một nội dung, một kiến thức
khoa học nào đó, phần lớn học sinh trình bày không theo một trật tự
Lôgíc khoa học mà trình bày tuỳ tiện, đảo lộn nội dung, tuy về hình thức
thì đủ ý về nội dung nhưng nếu đảo lộn trật tự thì lại sai về kiến thức
khoa học. Chính vì những lẽ đó mà nhiều học sinh ngộ nhận bài làm của
mình là đúng tới 99%, nhưng kết quả cuối cùng thì lại có điểm bài làm
thấp hoặc rất thấp.
Cách trình bày bài làm của học sinh còn rất nhiều hạn chế ở những
điểm sau:
Trình bày không rõ ràng một vấn đề, trình bày lẫn ý, lẫn nội dung.
Bài làm không trong sáng, mạch lạc, trình bày luộm thuộm, tùy tiện.
Nguyên nhân chủ yếu chúng tôi thấy một phần rất quan trọng là
thuộc về kỹ năng giảng dậy của giáo viên.
Phải nói công bằng là ở một số giáo viên thật sự chưa biết rèn kỹ
năng làm bài cho học sinh, nhất là trình bày một bài viết tự luận, ở giáo
viên cũng chưa hiểu một cách tường minh thế nào là giải một bài toán về
quy luật di truyền. Do đó tuỳ tiện trong dùng từ, tuỳ tiện trong trình bày,
có chỗ lại thừa, có chỗ lại thiếu và như thế là sai kiến thức mà chính bản
Trường THCS Phụng
Công
4
Kinh nghiệm dạy học Nguyễn Thị Diên
thân giáo viên cũng không bết là được hay không được và cứ thế tạo
thành thói quen cho học sinh.
Ví dụ:
Khi quy ước Gen. Học sinh viết: A - quy định hoa đỏ.
Chữ cái A không thể quy định được cho một loài hoa nào đó có màu đỏ
hay màu xanh.
Mà phải viết đúng là:
- Gọi Gen A Quy định màu đỏ của hoa hoặc gọi A là Gen làm cho
hoa có màu đỏ.
Cách dùng ngôn từ như vậy đã làm sai hẳn bản chất của kiến thức
mà giáo viên không hề biết là sai hay đúng.
- Học sinh hay lẫn giữa tính trạng với kiểu hình, không phân biệt được
khi nào thì dùng tính trạng, khi nào thì dùng kiểu hình, nhất là khi phép
lai chỉ theo dõi sự di truyền 1 cặp tính trạng tương phản.
Mặt khác do chương trình bố trí thời gian cho rèn luyện cách làm
toán di truyền quá ít ỏi ( Chỉ có 1 tiết trong cả học kỳ), nên phần lớn trên
giờ học chỉ tranh thủ thời gian kiểm tra bài cũ đầu giờ để củng cố hoặc
chữa những bài tập đơn giản mà thôi. Như vậy: Trong phân phối chương
trình ở các giờ trên lớp không thể rèn kỹ năng làm bài cho học sinh được
mà phần lớn là trong các buổi phù đạo hoặc bồi dưỡng học sinh khá -
giỏi…
Chính vì những lý do trên mà chúng tôi viết bản báo cáo này nhằm
chia sẻ cùng các đồng chí, đồng nghiệp những kinh nghiệm mà chúng tôi
đã trải nghiệm và thu được kết quả cao trong các kỳ thi chọn học sinh
giỏi cấp huyện và cấp tỉnh môn Sinh học 9 trong các năm qua. Đồng thời
cũng qua đó góp phần thúc đẩy quá trình học tập và rèn luyện kỹ năng
cho học sinh đại trà.
2 – Thực trạng vấn đề nghiên cứu.
Trong quá trình làm bài của học sinh, đa phần học sinh không phân
tích được đề bài, từ đó không định hướng, phân lọai được kiểu bài, dạng
bài thì rất khó có khả năng làm bài.
Trước hết chúng tôi rèn khả năng phân tích đề bài từ đó phát triển thành
kỹ năng trong làm các bài tập di truyền.
Để phục vụ mục đích này trong giảng dậy chúng tôi đã phân chia
phần lý thuyết và phần bài tập minh hoạ để các em vận dụng theo đơn vị
kiến thức, tức là đi theo lộ trình dọc, xâu chuỗi và xuyên suốt các
chương, các phần kiến thức có liên quan gắn bó với nhau mà không đi
tách theo các chương, các phần như trong sách giáo khoa mà các em đã
được học.
Trường THCS Phụng
Công
5
Kinh nghiệm dạy học Nguyễn Thị Diên
Trong phần di truyền học chúng tôi chia thành 4 đơn vị kiến thức
lớn. Trong mỗi phần lớn chúng tôi lại chia thành các đơn vị nhỏ hơn và
trong các đơn vị nhỏ đó chúng lại liên quan với nhau khá chặt chẽ. Từ
phần này liên kết kế tiếp sang phần kia.
* Phần các định luật di truyền: Phần này chúng tôi liên kết từ các
Quy luật di truyền của Menđen – Di truyền liên kết của Moocgan – Di
truyền giới tính và di truyền liên kết với giới tính.Trên cơ sở học sinh
nắm chắc lý thuyết và vận dụng thành thạo các quy luật di truyền
Menđen và các quy luật di truyền khác vào làm bài tập.
* Phần cấu trúc của Nhiễm sắc thể - ADN – Quá trình phân bào -
Quá trình tự nhân đôi của ADN – Quá trình tổng hợp ARN và tổng hợp
Prôtêin.
* Phần biến dị: Trong phần này chủ yếu đi vào phần biến dị di
truyền mà tập trung vào phần đột biến.
* Phần thường biến và ứng dụng di truyền học vào công tác chọn
giống: Phần này chủ yếu là phần lý thuyết, trong chương trình sinh học
lớp 9 hầu như không có bài tập ở phần này. Do vậy trong báo cáo này
chúng tôi không đề cập về nội dung kiến thức trong phần này mà chỉ nêu
phương pháp học như thế nào để dễ nhớ, dễ thuộc và dễ phân biệt các
khái niệm
2. 1 . Rèn luyện kỹ năng làm bài
2.1.1 - Phần các quy luật di truyền:
* Kỹ năng phân tích đề bài
Yêu cầu học sinh phân tích đề bài để định hướng làm bài toán theo các
nội dung sau:
- Xác định số cặp tính trạng tương ứng đối lập.
- Nếu là một cặp tính trạng tương ứng đối lập, thì chỉ thuộc quy luật di
truyền phân li của Men Đen, mà sẽ không thuộc quy luật di truyền Phân
li độc lập hoặc di truyền liên kết.
- Nếu là 2 cặp tính trạng tương ứng đối lập thì sẽ thuộc quy luật di
truyền hoặc là Phân ly độc lập của Men Đen hoặc thuộc quy luật di
truyền liên kết.
Để phân biệt hai quy luật này sẽ căn cứ vào các dấu hiệu sau:
- Đề bài đã cho sẵn quy luật khi biết: Mỗi gen nằm trên một NST thường
khác nhau và quy định một tính trạng.
- Khi đề bài chỉ cho biết: Mỗi Gen quy định một tính trạng mà không cho
biết, mỗi Gen có nằm trên một NST khác nhau hay không? thì chưa chắc
chắn đó là sự di truyền các cặp tính trạng sẽ tuân theo quy luật Di truyền
Trường THCS Phụng
Công
6
Kinh nghiệm dạy học Nguyễn Thị Diên
phân ly độc lập của Men Đen mà có thể tuân theo quy luật di truyền liên
kết.
Để khẳng định chúng tuân theo quy luật di truyền nào, buộc chúng
ta phải tiến hành phân tích bài toàn theo các bước sau:
Bước 1: Phân tích sự di truyền từng cặp tính trạng, dựa vào tỉ lệ phân ly
kiểu hình ở đời con lai ( F
1
hoặc F
2
)
Bước 2: Phân tích sự di truyền chung cả 2 cặp tính trạng, dựa vào tỉ lệ
phân ly kiểu hình chung cho cả 2 cặp tính trạng ở đời con lai (F
1
hoặc
F
2
)
Bước 3: Vận dụng quy luật phân ly độc lập của Men Đen:
“ Tỉ lệ mỗi kiểu hình ở đời con lai bằng tích các tỉ lệ của các tính
trạng hợp thành nó”
Ví dụ :
Tỉ lệ phân li từng cặp tính trạng như sau:
Cặp tính trạng thứ nhất là: 3 Đỏ : 1 Xanh
Cặp tính trạng thứ hai là: 3 Cao : 1 Thấp
Sự di truyền cả hai cặp tính trạng là:
( 3 Đỏ : 1 Xanh) x ( 3 Cao : 1 Thấp) = 9 Đỏ, Cao : 3 Đỏ, Thấp : 3 Xanh,
Cao : 1 Xanh, Thấp
Hoặc
Cặp tính trạng thứ nhất là: 3 Đỏ : 1 Xanh
Cặp tính trạng thứ hai là: 1 Cao : 1 Thấp
Sự di truyền cả hai cặp tính trạng là:
( 3 Đỏ : 1 Xanh) x (1 Cao : 1 Thấp) = 3 Đỏ, Cao : 3 Đỏ, Thấp : 1 Xanh,
Cao : 1 Xanh, Thấp
Hoặc
Cặp tính trạng thứ nhất là: 3 Đỏ : 1 Xanh
Cặp tính trạng thứ hai là: 100 % cây Cao
Sự di truyền cả hai cặp tính trạng là:
( 3 Đỏ : 1 Xanh) x 100% Cao = 3 Đỏ, Cao : 1 Xanh, Cao
Hoặc ngược lại.
Nếu: “ Tỉ lệ mỗi kiểu hình ở đời con lai không bằng tích các tỉ lệ của
các tính trạng hợp thành nó”
Ví dụ :
Tỉ lệ phân li từng cặp tính trạng như sau:
Cặp tính trạng thứ nhất là: 3 Đỏ : 1 Xanh
Cặp tính trạng thứ hai là: 3 Cao : 1 Thấp
Sự di truyền cả hai cặp tính trạng là:
Trường THCS Phụng
Công
7
Kinh nghiệm dạy học Nguyễn Thị Diên
( 3 Đỏ : 1 Xanh) x ( 3 Cao : 1 Thấp)
≠
9 Đỏ, Cao : 3 Đỏ, Thấp : 3 Xanh,
Cao : 1 Xanh, Thấp
Hoặc
Cặp tính trạng thứ nhất là: 3 Đỏ : 1 Xanh
Cặp tính trạng thứ hai là: 1Cao : 1 Thấp
Sự di truyền cả hai cặp tính trạng là:
( 3 Đỏ : 1 Xanh) x (1Cao : 1 Thấp)
≠
3 Đỏ, Cao : 3 Đỏ, Thấp : 1 Xanh,
Cao : 1 Xanh, Thấp
Hoặc
Cặp tính trạng thứ nhất là: 3 Đỏ : 1 Xanh
Cặp tính trạng thứ hai là: 100 % cây Cao
Sự di truyền cả hai cặp tính trạng là:
( 3 Đỏ : 1 Xanh) x 100% Cao
≠
3 Đỏ, Cao : 1 Xanh, Cao
Thì sự di truyền các cặp tính trạng này tuân theo quy luật di
truyền Liên Kết gen
Đây vừa là cách phân tích đề bài để định hướng cách giải và tìm ra
quy luật di truyền đảm bảo nhanh, chính xác và cũng vừa là cách giải
một bài toán thuộc quy luật di truyền.
* Kỹ năng xác định tương quan trội lặn giữa các tính trạng
tương ứng đối lập trong mỗi cặp tính trạng của bài toán đã cho.
Căn cứ vào các dấu hiệu sau:
+ Đề bài cho trước.
+ Nếu đề bài không cho trước thì:
- Căn cứ vào con lai F
1
. Nếu bố mẹ thuần chủng mà con lai F
1
đồng tính
thì tính trạng biểu hiện ở con lai F
1
là tính trạng trội, tính trạng tương ứng
đối lập là tính trạng lặn (Vận dụng quy luật - Đồng tính của MenĐen).
Cần chú ý:
P
T/c
; con lai đồng tính với điều kiện P phải thể hiện cặp tính trạng
tương ứng đối lập, thì tính trạng được biểu hiện mới là tính trạng trội.
Lưu ý cho học sinh không vận dụng máy móc.
Ví dụ:
P
T/C
Hoa đỏ x Hoa đỏ
→
Con lai 100% Hoa đỏ, thì không thể
kết luận màu hoa đỏ là trội.
- Căn cứ vào tỉ lệ phân ly của thế hệ lai: Nếu con lai có tỉ lệ phân
ly về kiểu hình là 3 : 1, thì tính trạng chiếm tỉ lệ 3 ( Hoặc
≈
3) là tính
trạng trội, còn tính trạng có tỉ lệ 1 (Hoặc
≈
1 ) là tính trạng lặn tương
ứng.
Trường THCS Phụng
Công
8
Kinh nghiệm dạy học Nguyễn Thị Diên
- Khi đã xác định được quy luật di truyền là Phân li độc lập thì:
Kiểu hình chiếm tỉ lệ 9/16 ( 56,25%) là kiểu hình của 2 tính trạng Trội,
Kiểu hình chiếm tỉ lệ 1/16 ( 6,25%) là 2 tính trạng Lặn tương ứng.
- Các dấu hiệu khác.
Từ đó quy ước Gen để tiến hành giải bài toán ( HS tự làm được)
* Kỹ năng xác định kiểu Gen của P.
- Khi con lai đồng tính mà P
T/C
thì dễ dàng xác định được ngay
kiểu Gen của P.
- Khi con lai có tỉ lệ phân ly là 3 : 1. Đối với 1 cặp tính trạng. Thì
P bao giờ cũng chỉ có 1 kiểu Gen duy nhất là cả Bố và Mẹ đều chỉ có 1
cặp Gen dị hợp (Aa).
- Khi con lai có tỉ lệ phân ly là 3 : 1. Đối với 2 cặp tính trạng
(thuộc quy luật di truyền liên kết ). Thì P bao giờ cũng chỉ có 1 kiểu Gen
duy nhất là cả Bố và Mẹ đều có 2 cặp Gen dị hợp, trong quy luật di
truyền liên kết kiểu đồng (
ab
AB
).
- Khi con lai có tỉ lệ phân ly là 1 : 2 : 1. Đối với 1 cặp tính trạng.
Thì P bao giờ cũng chỉ có 1 kiểu Gen duy nhất là cả Bố và Mẹ đều có 1
cặp Gen dị hợp (Aa), thuộc quy luật di truyền trội không hoàn toàn
- Khi con lai có tỉ lệ phân ly là 1 : 2 : 1. Đối với 2 cặp tính trạng
(thuộc quy luật di truyền liên kết ) . Thì P bao giờ cũng chỉ có 1 kiểu Gen
duy nhất là cả Bố và Mẹ đều có 2 cặp Gen dị hợp, trong quy luật di
truyền liên kết kiểu đối (
aB
Ab
).
Chú ý:
Trong các bài toán về vận dụng các quy luật di truyền. Cần rèn
luyện cho học sinh vận dụng thành thạo để trở thành kỹ năng thường
xuyên về quy luật di truyền phân ly độc lập của Men đen: “ Tỉ lệ mỗi
kiểu hình ở đời con lai bằng tích các tỉ lệ của các tính trạng hợp thành
nó”. Việc làm tưởng như đơn giản, nhưng vận dụng nó lại không đơn
giản chút nào. Thành thử có rất nhiều học sinh rất lúng túng khi gặp một
bài toán di truyền. Chúng tôi coi đây là chiếc chìa khoá vạn năng không
những dùng cho học sinh lớp 9 mà còn để sử dụng cho cả học sinh ở các
lớp học sau này trên cấp THPT khi làm các bài toán về các quy luật di
truyền. Nó giúp các em phân định ngay được dạng toán tuân theo quy
luật di truyền nào, để định hướng làm bài.
Bài toán vận dụng.
Bài toán 1:
(Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh Hưng Yên năm 2003)
Cho cà chua F
1
giao phấn với 3 cây cà chua khác cùng loài được
kết quả sau:
Trường THCS Phụng
Công
9
Kinh nghiệm dạy học Nguyễn Thị Diên
+ Với cây cà chua thứ nhất: Được thế hệ lai, trong đó có 25% cây
quả vàng, bầu dục.
+ Với cây cà chua thứ hai: Được thế hệ lai, trong đó có 12,5% cây
quả vàng, bầu dục.
+ Với cây cà chua thứ ba: Được thế hệ lai, trong đó có 6, 25% cây
quả vàng, bầu dục.
Cho biết mỗi Gen quy định một tính trạng, nằm trên một NST
thường. Các tính trạng trội tương phản là quả đỏ, tròn.
Hãy giải thích và viết sơ đồ lai cho mỗi trường hợp.
Bài toán 2 :
Cho lai 2 thứ lúa thuần chủng thân cao, hạt tròn và thân thấp, hạt
dài được F
1
đồng loạt cây thân cao, hạt tròn. Cho F
1
tự thụ phấn ở F
2
thu
được 75% cây thân cao, hạt tròn và 25% cây thân thấp, hạt dài.
1 - Xác định quy luật di truyền chi phối phép lai và lập sơ đồ lai từ P
→
F
2
2 - Muốn ở F
2
có ít kiểu Gen và ít kiểu hình nhất thì phải cho cây F
1
lai
với cá thể có kiểu Gen như thế nào?
Cho biết mỗi tính trạng do một Gen quy định nằm trên NST
thường.
Phương pháp giải
Ở đây chúng tôi chỉ đưa ra cách phân tích đề bài, để tìm ra phương
pháp giải nhanh nhất và chính xác nhất, chứ chúng tôi không giải toàn bộ
bài toán cụ thể này.
Bài toán 1:
Phân tích đề bài:
* Bước 1: Xác định các cặp tính trạng tương ứng - đối lập.
- Đề bài đã cho sẵn các cặp tính trạng tương ứng - đối lập là 2 cặp
tính trạng. Như vậy bài toán không thể sử dụng quy luật di truyền phân ly
của Men Đen mà phải thuộc quy luật di truyền hoặc là phân ly độc lập
hoặc là quy luật di truyền liên kết.
* Bước 2: Xác định quy luật di truyền là di truyền phân ly độc lập
hay là quy luật di truyền liên kết.
Đề bài đã cho biết mỗi Gen quy định một tính trạng nằm trên một NST
khác nhau, như vậy chúng ta đã xác định được sự di truyền của các cặp
tính trạng này chắc chắn sẽ phải tuân theo quy luật di truyền “ Phân ly
độc lập của Men Đen”. Chúng ta đã định hướng xong cách giải và xác
định chính xác quy luật di truyền của bài toán.
* Bước 3: Xác định tương quan Trội - Lặn của từng cặp tính trạng.
Trường THCS Phụng
Công
10
Kinh nghiệm dạy học Nguyễn Thị Diên
Nhận định vấn đề: Chúng ta đã xác định được quy luật di truyền của đề
toán. Cần lưu ý rằng trong kiểu hình ở con lai sẽ có tỉ lệ 56,25% ( 9/16)
mang cả 2 tính trạng Trội và tỉ lệ 6,25% (1/16) mang cả 2 tính trạng Lặn.
Trong đề bài chỉ có trường hợp thứ 3 có tỉ lệ kiểu hình ở con lai là 6,25%
cây quả Vàng, Bầu dục.
Đây chính xác là tỉ lệ kiểu hình của 2 tính trạng Lặn.
Như vậy: Các tính trạng Lặn sẽ là quả Vàng, Bầu dục. Hai tính trạng trội
tương ứng sẽ là: quả Đỏ,Tròn.
Cần lưu ý: Khi viết cần phải viết các tính trạng tương ứng trong
từng cặp tính trạng một. Không được viết: Tính trạng quả Vàng, Bầu dục
là 2 tính trạng Lặn còn 2 tính trạng Trội là quả Tròn, Đỏ.
Quy ước Gen và biện luận để lập sơ đồ lai thích hợp (HS tự làm được).
Bài toán 2:
Phân tích đề bài:
* Bước 1: Xác định các cặp tính trạng tương ứng - đối lập.
- Đề bài đã cho sẵn các cặp tính trạng tương ứng - đối lập là 2 cặp tính
trạng. Như vậy bài toán không thể sử dụng quy luật di truyền phân ly của
Men Đen mà phải thuộc quy luật di truyền hoặc là phân ly độc lập hoặc
là quy luật di truyền liên kết.
* Bước 2: Xác định quy luật di truyền là di truyền phân ly độc lập
hay là quy luật di truyền liên kết.
Đề bài đã cho biết mỗi Gen quy định một tính trạng mà không cho biết
các Gen này có nằm trên các NST khác nhau hay không, như vậy chúng
ta không thể xác định được sự di truyền của các cặp tính trạng này chắc
chắn sẽ tuân theo quy luật di truyền “ Phân ly độc lập của Men Đen”. Mà
có thể tuân theo quy luật di truyền liên kết?
Việc xác định quy luật di truyền phải tiến hành theo trình tự như sau:
+ Xác định sự di truyền từng cặp tính trạng riêng rẽ.
- Sự di truyền cặp tính trạng chiều cao của thân:
75% cây thân cao : 25% cây thân thấp = 3 : 1 tuân theo quy luật phân li
của MenĐen. Trong đó tính trạng thân cao là trội so với tính trạng thân
thấp.
- Sự di truyền cặp tính trạng về dạng hạt.
75% cây hạt tròn : 25% cây hạt dài = 3 : 1 tuân theo quy luật phân li của
MenĐen. Trong đó tính trạng hạt tròn là trội so với tính trạng hạt dài.
+ Xác định sự di truyền đồng thời cả cặp tính trạng
75% cây thân cao, hạt tròn : 25% cây thân thấp, hạt dài = 3 : 1
Trường THCS Phụng
Công
11
Kinh nghiệm dạy học Nguyễn Thị Diên
Như vậy :
Sự di truyền riêng rẽ từng cặp tính trạng theo tỉ lệ 3 : 1. Nhưng sự
di truyền chung cả 2 cặp tính trạng thì kiểu hình ở con lai lại không bằng
tích các tính trạng hợp thành nó.
( 3 : 1) ( 3 : 1)
≠
( 3 : 1)
Do đó: Bài toán đã cho không thuộc quy luật di truyền Phân ly độc lập
của Men Đen mà phải tuân theo quy luật di truyền liên kết.
Chúng ta đã xác định chính xác quy luật di truyền của bài toán.
* Bước 3: Xác định tương quan Trội - Lặn của từng cặp tính trạng.
Bài toán này đã xác định tương quan Trội – Lặn từng cặp tính trạng ngay
từ khi xét sự di truyền riêng rẽ từng cặp tính trạng.
Quy ước Gen và biện luận để lập sơ đồ lai thích hợp (HS tự làm được).
2.1.2 - Rèn luyện kỹ năng làm bài - Phần cấu trúc của Nhiễm
sắc thể - ADN
Những bài toàn ở phần này cũng rất nhiều dạng khác nhau, những
bài toán đơn giản chỉ là tính chiều dài, số lượng Nuclêôtít, số lượng từng
loại Nuclêôtít của đoạn phân tử ADN (Gen). Chúng tôi không đề cập đến
vì nó đơn giản nên cũng không mấy cần kỹ năng nhận xét, định hướng
nhiều lắm. Trong báo cáo này chúng tôi chỉ đề cập đến dạng toán mà yêu
cầu tính toán số lượng từng loại Nuclêotít trên từng mạch đơn của Gen
hoặc bài toán người ta chỉ cho biết một số thông số trên phân tử mARN
do Gen tổng hợp ra và yêu cầu tính toán cho từng mạch đơn của gen.
Cách làm dễ nhất, nhanh nhất, chính xác nhất và không nhầm lẫn
nhất là vẽ sơ đồ cấu trúc Gen trên mô hình ở dạng tháo xoắn ( Trên mặt
phẳng).
Với đại diện của 4 loại Nuclêotít T, A, G, X trên từng mạch đơn
là : T
1
, A
1
, G
1
, X
1
và A
2
, T
2
, X
2
, G
2
.
Nếu bài toán cho có cấu trúc của phân tử mARN thì cũng được
đưa trên sơ đồ cấu trúc dạng mạch thẳng phía dưới cấu trúc của Gen và
các thông số thuộc cấu trúc phân tử mARN cũng được biểu diễn trên sơ
đồ này.
Sơ đồ biểu diễn:
Trường THCS Phụng
Công
12
Kinh nghiệm dạy học Nguyễn Thị Diên
Bài toán vận dụng.
Bài tập 1:
Mạch đơn thứ nhất của gen có 10% A, 30% G. Mạch đơn thứ 2 của gen
có 20% A .
a - Khi gen tự nhân đôi cần tỉ lệ % từng loại Nu. của môi trường nội
bào bằng bao nhiêu?
b - Nếu Uraxin của một phân tử mARN đó bằng 150 Nu. thì gen dài
bao nhiêu? Tính số lượng từng loại Nu. của mARN và từng loại Nu. của
gen
Bài tập 2:
Mạch đơn thứ nhất của gen có 10% A, 20%T và 25%X. Phân tử
mARN được sao ra từ gen đó có 20%U.
a- Tính tỉ lệ từng loại Nu. của gen và của phân tử mARN
b- Nếu gen đó dài 0,306 Micômét thì nó chứa bao nhiêu liên kết
Hiđrô?
Hướng dẫn giải toán
Yêu cầu học sinh vẽ sơ đồ biểu diễn các thông số bài đã cho như sau:
Bài tập 1:
Bài tập 2:
Trường THCS Phụng
Công
13
Kinh nghiệm dạy học Nguyễn Thị Diên
Các loại bài tập dạng này khi đọc đầu bài thì cảm thấy rất rắc rối
và quả thật nếu chỉ tính toán bằng các phép tính toán học thì rất dễ nhầm
lẫn và sai sót, nhưng khi ta đã biểu diễn được trên sơ đồ mạch thẳng thì
học sinh nhận ra ngay mà không hề phải tính toán gì, vì đây là những con
số hết sức đơn giản và thường là số nhỏ và lại chẵn ( vì tính chất của các
Nuclêôtít trên Gen hoặc trên phân tử mARN là số nguyên dương, nên
không thể là những số vô tỉ). Học sinh chỉ cần theo nguyên tắc bổ sung
(NTBS) là tính ngay được các giá trị mà đề bài yêu cầu và như vậy khi
học sinh lập xong sơ đồ mạch thẳng, coi như bài toán đã được làm ra, chỉ
cần theo NTBS , một công việc hết sức đơn giản đối với mọi học sinh.
Việc làm này tưởng như đơn giản, nhưng không phải giáo viên dạy
bồi dưỡng HSG nào cũng biết vận dụng. Qua các năm dạy đội dự tuyển
chọn HSG thì hầu như chưa em nào biết vận dụng cách làm này.
Chỉ một kỹ năng hết sức đơn giản thôi, nhưng lại hiệu quả vô
cùng, giúp các em khi đi vào trong rừng kiến thức mênh mông nhưng
luôn luôn tìm được đúng lối đi mà không bao giờ sợ lạc.
2.3 – Rèn luyện kỹ năng trình bầy bài làm cho học sinh.
Không riêng gì môn Sinh học, mà ở tất cả các bài làm kiểm tra
( hoặc làm bài thi) của bất kỳ môn học nào đều cũng rất cần cách trình
bầy khoa học. Một bài làm cho dù có làm đúng 100% các yêu cầu của đề
bài, nhưng không trình bày một cách rõ ràng, khúc triết, sáng sủa thì
cũng không bao giờ được điểm tối đa.
Đặc điểm khi giải một bài toán di truyền, tương tự như làm một
bài toán về chứng minh trong hình học. Tất cả các ý kiến nêu ra đều phải
có căn cứ xác đáng, không thể đưa ra một cách vô căn cứ, cho dù nội
dung đưa ra là hoàn toàn đúng, nhưng nếu không có căn cứ thì vẫn không
được xác nhận và bài làm thiếu chặt chẽ. Hầu hết các em khi mới được
tập trung về trong đội dự tuyển đều mắc phải lỗi này.
Những căn cứ đảm bảo cho những vấn đề được đưa ra là:
- Căn cứ vào các dữ kiện mà đề bài đã cho
Ví dụ: Đề bài đã cho: Biết mỗi Gen quy định một tính trạng, nằm trên
một NST khác nhau. Thông số này cho biết sự di truyền các cặp tính
trạng trên sẽ tuân theo quy luật di truyền phân ly độc lập của Men Đen.
Trường THCS Phụng
Công
14
Kinh nghiệm dạy học Nguyễn Thị Diên
Nhưng khi trình bầy bài làm không thể kết luận ngay là sự di truyền các
cặp tính trạng trên tuân theo quy luật phân ly độc lập của Men Đen.
Mà phải viết: Theo bài ra mỗi Gen quy định một tính trạng, nằm
trên một NST khác nhau nên chúng tuân theo quy luật di truyền phân ly
độc lập của Men Đen. …
- Căn cứ vào các định luật di truyền, các kiến thức đã được khẳng
định và chứng minh trong nội dung chương trình đã được học.
Ví dụ:
Ở bài toán 2 đã nêu ở trên
Khi xác định sự di truyền đồng thời cả cặp tính trạng
75% cây thân cao, hạt tròn : 25% cây thân thấp, hạt dài = 3 : 1
Thì sự di truyền riêng rẽ từng cặp tính trạng theo tỉ lệ 3 : 1. Nhưng
sự di truyền chung cả 2 cặp tính trạng lại có kiểu hình ở con lai lại không
bằng tích các tính trạng hợp thành nó.
( 3 : 1) ( 3 : 1)
≠
( 3 : 1)
Như vậy bài toán đã cho không thuộc quy luật di truyền Phân ly
độc lập của Men Đen mà phải tuân theo quy luật di truyền liên kết.
- Căn cứ vào các điều đã được chứng minh ở trên.
Ví dụ:
Ở bài toán 1
Khi đã xác định được tương quan trội – lặn ở trường hợp 3 thì khi
bước sang xét trường hợp 1 và 2 sẽ không phải xác định lại tương quan
trội lặn nữa.
Trong bài làm của học sinh qua nhiều năm và ngay cả học sinh
trong đội dự tuyển thi chọn HSG qua một số bài kiểm tra học sinh đều
bộc lộ cách trình bầy tối và rối, không sáng sủa mạch lạc. Yêu cầu học
sinh phải thể hiện được trong bài làm đang trình bầy phần nào, câu nào, ý
nào, trình bầy phải dứt mạch, mỗi một nội dung kiến thức ( Nếu là phần
tự luận) phải được thể hiện bằng một tiểu mục rõ ràng. (Lỗi trình bầy bài
làm này của học sinh không chỉ là riêng lỗi của giáo viên dạy môn Sinh
học mà là lỗi của nhiều môn cộng lại đều không chú ý rèn cách trình bày
bài làm cho học sinh từ nhiều năm)
Ví dụ:
Khi so sánh có sự giống nhau, có sự khác nhau thì phải được trình
bầy bằng 2 tiểu mục nhỏ.
a) Sự giống nhau:
Trường THCS Phụng
Công
15
Kinh nghiệm dạy học Nguyễn Thị Diên
b) Sự khác nhau: …
Trên đây chúng tôi trình bầy việc rèn kỹ năng làm bài cho học sinh
kiểu tự luận, thì liệu có ích gì cho học sinh khi làm bài thi trắc nghiệm?
Tôi tự đặt ra vấn đề cho chính tôi và cũng là vấn đề mà chắc hẳn đồng
nghiệp nào đọc bản báo cáo này cũng sẽ đặt ra vấn đề như vậy.
Nhưng không : Rèn kỹ năng làm bài – Rèn cách trình bầy khoa
học, không chỉ đơn thuần là rèn về kiến thức mà rộng hơn, cao hơn là rèn
nhân cách cho học sinh, rèn một cách tư duy nhanh nhạy, sáng tạo, rèn
phong cách làm việc cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác và đó chính là rèn con
người.
Trong làm câu hỏi trắc nghiệm thì lại càng rất cần. Cần vì thời gian
dành cho mỗi câu hỏi trắc nghiệm lại rất ngắn, nếu không có kỹ năng
phân tích, định hướng chính xác thì làm sao có đủ thời gian để hoàn
thành bài thi với kết quả cao.
Vậy: Rèn kỹ năng làm bài cho học sinh không chỉ dành riêng cho
làm bài phần tự luận mà thật sự còn giúp ích rất nhiều cho học sinh thực
hiện làm các bài tập, bài kiểm tra, bài thi ở tất cả các dạng khác nhau.
3 – kết quả:
3. 1 – Kết quả thi học sinh giỏi môn sinh học 9
Năm học
Học sinh đạt
giải cấp huyện
Học sinh đạt
giải cấp tỉnh
Ghi chú
2007 - 2008 01 giải nhất, Đội tuyển xếp
thứ nhất
2008 – 2009 01 giải nhì Đội tuyển xếp
thứ ba
2009 - 2010 01 giải nhất Đội tuyển xếp
thứ nhì
3. 2 - Đối với các lớp học đại trà
Năm học
Học sinh lớp nhóm 1
Học sinh lớp nhóm 2
(Thực nghiệm)
Sĩ
số
Bài có
điểm
5
≥
Bài có
điểm
7
≥
Sĩ
số
Bài có
điểm
5
≥
Bài có
điểm
7
≥
SL % SL % SL % SL %
2007 - 2008 40 25 62.5 9 22.5 38 28 73.6 14 36.8
2008 – 2009 42 24 57.1 10 23.8 37 25 67.5 14 37.8
Trường THCS Phụng
Công
16
Kinh nghiệm dạy học Nguyễn Thị Diên
2009 - 2010 38 21 55.2 7 18.4 42 29 69.0 15 35.7
Độ lệch bình quân 58.3% 21.6% 70.0% 36.7%
III – KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Những kết luận đánh giá cơ bản về kinh nghiệm.
Những kinh nghiệm dạy học được trình bầy ở trên, tôi đã áp dụng
trong thực tế dạy học trong 3 năm, thực sự đã nâng cao kết quả học tập
phần di truyền, không chỉ cho việc bồi dưỡng học sinh giỏi mà còn có
ảnh hưởng tác dụng lớn tới chất lượng đại trà của toàn lớp học nói chung
và bồi dưỡng học sinh giỏi nói riêng. Những học sinh giỏi của nhà trường
đạt giải nhất, giải nhì trong các kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp Huyện, cấp
tỉnh môn Sinh học 9, trong các năm học qua là minh chứng hết sức
thuyết phục cho những kinh nghiệm dạy học mà tôi đã trình bầy.
Kinh nghiệm dạy học này của tôi đã góp phần giải quyết một phần
những trăn trở của nhiều đồng chí, đồng nghiệp, trả lời một phần câu hỏi
lớn mà từ trước đến nay vẫn còn nằm trong im lặng : Dạy thế nào để học
sinh dễ học, dễ hiểu, dễ vận dụng kiến thức lý thuyết vào làm bài và vào
thực tế?
Tuy nhiên do chương trình môn học quy định có ít thời gian cho học
sinh được luyện tập và thực hành, do vậy sự nâng cao kết quả của lớp
thực nghiệm so với lớp đại trà chưa nổi trội. Độ lệch bình quân giữa
những học sinh có điểm
5≥
là70.0% so với 58.3%, số bài khá - giỏi có
độ lệch là: 36.7% so với 21.6%.
2 – Những đề xuất và kiến nghị ứng dụng.
2.1 – Giáo viên khi rèn luyện kỹ năng cho học sinh cần hướng dẫn
các bài làm chuẩn mực, khuôn mẫu ngay từ những bài học di truyền đầu
tiên, tránh để các em thành thói quen làm ẩu rồi mới uốn nắn, sửa chữa.
Khi học sinh đã thành đường mòn không tốt thì rất khó sửa chữa.
2.2 - Cần phát hiện kịp thời từng thiếu sót của từng học sinh và xác
định xem những thiếu sót, khiếm khuyết của học sinh đó thuộc loại thiếu
sót, khiếm khuyết gì?
2.3 – Cần dạy từ kiến thức cơ bản trước, rồi mới nâng cao trong
phạm vi chương trình môn học.
2.4 - Điều cơ bản trong làm toán di truyền là học sinh biết phân
tích đề bài để định hướng làm bài đúng. Để làm được điều này thì rất cần
thiết phải rèn các kỹ năng( Như chúng tôi đã đề cập trong báo cáo).
Trường THCS Phụng
Công
17
Kinh nghiệm dạy học Nguyễn Thị Diên
2.5 – Không thể đốt cháy giai đoạn, mà cần phải kiên trì rèn luyện
các kỹ năng cho học sinh. Tránh quan điểm hết sức sai lầm là: chỉ cần
làm đúng đáp số là được
2.6 - Những vấn đề chúng tôi nêu trên đây có thể áp dụng được với
mọi giáo viên dạy phần di truyền trong chương trình Sinh học 9 mà
không cần bất cứ điều kiện gì kèm theo: Không cần điều kiện về cơ sở
vật chất, về nhiều tài liệu tham khảo cũng như các điều kiện khác. Bởi vì
đây chỉ là rèn kỹ năng chứ không phải là nâng cao kiến thức cao xa nào
đó.
Kinh nghiệm dạy học này của tôi, còn được áp dụng để rèn kỹ
năng cho học sinh đại trà trong các buổi phù đạo, thêm ngoài chương
trình trên lớp cũng đem lại hiệu quả tốt.
Từ kinh nghiệm trên, tôi đã rút ra bài học bổ ích sau:
- Giáo viên phải thực sự tâm huyết với bộ môn mình giảng dạy,
biết say sưa tìm tòi những kiến thức khó dạy của phần di truyền
- Cần phải đào sâu những kiến thức để truyền tải tới học sinh sao
cho dễ hiểu, dễ nhớ đặc biệt là các bước giải bài tập di truyền
- Trong quá trình giảng dạy phát hiện ra những lỗi sai học sinh hay
mắc từ đó đưa ra cách sửa sai đạt hiệu quả
- Cần phải làm cho học sinh say sưa môn học, yêu thích môn học
từ đó các em có hứng thú trong giải các dạng bài tập
* *
*
Để ngày càng hoàn chỉnh hơn kinh nghiệm dạy học phần di truyền
trong chương trình Sinh học 9, ở các nhà trường THCS. Tôi chân thành
đề nghị các đồng chí, đồng nghiệp tích cực cộng tác và trao đổi, để kinh
nghiệm dạy học này ngày càng hoàn chỉnh và đi vào thực tế hoạt động
dạy học trong các nhà trường THCS của huyện Văn Giang đạt hiệu quả
cao hơn nữa.
Nhân đây tôi cũng xin chân thành cám ơn các thầy giáo, cô giáo
dạy môn sinh học, đã góp nhiều ý kiến quý báu cho bản báo cáo này và
cũng xin đề nghị các thầy giáo, cô giáo sẽ tiếp tục tổng kết kinh nghiệm
dạy phần “ Sinh thái học” để hoàn chỉnh kinh nghiệm dạy học môn Sinh
học trong chương trình sinh học 9 đang được thực hiện ở các nhà trường
trung học cơ sở hiện nay.
Phụng Công, ngày 20 tháng 3 năm 2011
NGƯỜI VIẾT
Trường THCS Phụng
Công
18
Kinh nghiệm dạy học Nguyễn Thị Diên
Nguyễn Thị Diên
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
2
3
4
5
6
Cao Lan Anh – Ngô Văn Hưng
Ôn tập và kiểm tra sinh học 9 – NXB Hải Phòng – 2005
Bộ Giáo dục & Đào tạo
Chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS.
NXB GD – Hà nội tháng 8 năm 2006
Ngô Văn Hưng – Vũ Đức Lưu – Nguyễn Văn Tư
Vở bài tập sinh học 9 – NXBGD – 2008
Trần Quý Thắng – Phạm Thanh Hiền
Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn sinh học
THCS – NXBGD – 2008
Huỳnh Văn Hoài – Võ Hữu Tình – Nguyễn Văn Sang
Trắc Nghiệm sinh học THCS 9 – NXB Đà Nẵng – 2005.
Vũ Đức Lưu.
Trường THCS Phụng
Công
19
Kinh nghiệm dạy học Nguyễn Thị Diên
7
8
9
10
11
12
13
Tuyển chọn phân loại bài tập di truyền hay và khó – NXBGD –
1998
Phan Thu Phương.
Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm THCS 9NXB ĐHSP - 2005
Nguyễn Văn Sang – Nguyễn Thị Vân - Lê Sơn Hoà.
Sinh học nâng cao THCS 9 – NXB ĐGQG Thành phố Hồ Chí
Minh – 2005
Nguyễn Văn Sang – Nguyễn Thị Vân
Phân dạng và hướng dẫn giải bài tập sinh học 9 – NXB Đà Nẵng
- 2005
Nguyễn Văn Sang – Nguyễn Thị Vân
Hướng dẫn làm bài tập sinh học 9 – NXB ĐHQG - Thành phố
Hồ Chí Minh – 2005
Lê Đình Trung
100 câu hỏi chọn lọc và trả lời về di truyền và biến dị – NXB GD
– 1998
Nguyễn Công Vinh – Vũ Đức lưu – Nguyễn Minh Công
– Mai Sỹ Tuấn
Sách giáo khoa sinh học 9 – NXB GD – 2007
Sách giáo viên Sinh học 9
MỤC LỤC
Mở đầu Trang
I - Đặt vấn đề 2
1 –Cơ sở lý luận 2
2 – Cơ sở thực tế 2
3 – Mục đích của tổng kết kinh nghiệm dạy học 3
4 -Đối tượng nghiên cứu 3
5 – Kế hoạch nghiên cứu 3
6 – Phương pháp nghiên cứu 3
II – Nội dung 3
1 – Cơ sở thực tế 3
2 – Thực trạng vấn đề nghiên cứu 5
Trường THCS Phụng
Công
20
Kinh nghiệm dạy học Nguyễn Thị Diên
2.1 Rèn luyện kỹ năng làm bài 6
2.1.1 Phần các quy luật di truyền 6
2.1.2 Rèn luyện kỹ năng làm bài phần cấu trúc
của nhiễm sắc thể, ADN
11
2.3 Rèn kỹ năng trình bầy bài làm cho học sinh 13
3 – Kết quả 15
III – Kết luận và khuyến nghị 15
1 – Những kết luận đánh giá cơ bản về kinh nghiệm 15
2 – Những đề xuất và kiến nghị ứng dụng 16
Ý KIẾN NHẬN XÉT CỦA HĐKH NGÀNH GIÁO DỤC VĂN GIANG
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Trường THCS Phụng
Công
21
Kinh nghiệm dạy học Nguyễn Thị Diên
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Đánh giá: . . . . điểm
Xếp loại: . . . . .
Văn Giang, ngày tháng 3 năm 2011
TM. HĐKH PHÒNG GD VĂN GIANG
Ý KIẾN NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG GIÁM KHẢO
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Trường THCS Phụng
Công
22
Kinh nghiệm dạy học Nguyễn Thị Diên
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Đánh giá: . . . . điểm
Xếp loại: . . . . .
Hưng Yên, ngày tháng 3 năm 2011
TM. HỘI ĐỒNG GIÁM KHẢO
Trường THCS Phụng
Công
23