Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

luận văn hay đại học sư phạm chuyên ngành lịch sử Sử dụng tài liệu tiểu sử nhân vật trong dạy học các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại, lớp 10 Thpt (chương trình chuẩn)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (295.01 KB, 52 trang )

MỞ ĐẦU
1.
Lý do chọn đề tài:
Nhà văn Nga Tsecnusevski đã từng viết rằng: “Có thể khơng biết,
khơng cảm thấy say mê học tập mơn Tốn, tiếng Hi Lạp hoặc Latinh, Hóa
học, có thể khơng biết hàng nghìn khoa học khác, nhưng dù sao là người
giáo dục mà khơng u thích lịch sử thì chỉ là một con người khơng phát
triển về trí tuệ” [17; 9]. Đúng như thế, với tư cách là một ngành khoa học,
lịch sử chính là “cơ giáo của cuộc sống”, là “bó đuốc soi đường đi tới
tương lai” [27], đang trực tiếp đóng góp vị trí quan trọng đối với sự hình
thành và phát triển tồn diện cho học sinh.
Rõ ràng lịch sử là do con người tạo ra, do đó muốn hiểu được sự cụ
thể, phong phú và sống động của lịch sử thì tất yếu phải gắn các sự kiện
lịch sử với nhân vật lịch sử, hay nói cụ thể hơn phải gắn liền với nội dung
về cuộc đời và hoạt động của nhân vật ấy. Nội dung ấy được gọi dưới
dạng “tiểu sử nhân vật”. Tiểu sử nhân vật hoặc được đề cập rất ít hoặc
khơng được đề cập trong sách giáo khoa, do đó muốn sử dụng tiểu sử nhân
vật để có thể làm sinh động, phong phú kiến thức lịch sử cho học sinh thì
người giáo viên cần phải sử dụng “tài liệu tiểu sử nhân vật”. Đó là nguồn
tài liệu mà trong sách giáo khoa khơng có điều kiện đề cập đến. Việc sử
dụng tài liệu về tiểu sử và hoạt động của nhân vật lịch sử góp phần quan
trọng vào việc tạo biểu tượng chân xác cho các em vì biểu tượng về nhân
vật lịch sử là sự phản ánh những tấm gương người thực, việc thực, có sức
thuyết phục học sinh, khơi dậy hứng thú học tập, hình thành xúc cảm lịch
sử, tác động sâu sắc đến tâm tư, tình cảm, góp phần hình thành nhân cách
cho học sinh đồng thời nó cho phép các em lý giải và hiểu rõ bản chất của
sự kiện, hiện tượng, góp phần phát triển năng lực nhận thức độc lập, năng
lực đánh giá vai trò của cá nhân trong lịch sử.
Với những lý do trên, việc “Sử dụng tài liệu tiểu sử nhân vật trong
dạy học các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại, lớp 10 Thpt (chương
trình chuẩn)” là điều hết sức quan trọng. Do đó em đã chọn vấn đề trên



1


làm đề tài nghiên cứu khoa học. Giải quyết tốt đề tài này sẽ là cơ sở để sau
khi ra trường bản thân em có thể vận dụng vào thực tiễn dạy học.
2.
Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong những năm gần đây, các nhà giáo dục trên thế giới đã có nhiều
cơng trình đề cập tới việc sử dụng tài liệu tham khảo cho giáo viên và học
sinh trong quá trình dạy học. Về phương pháp dạy học bộ mơn đã có một
số hội nghị bàn về biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử. Nhìn
chung các cơng trình nghiên cứu đã nêu lên các vấn đề lý luận và thực
tiễn, biện pháp sư phạm cụ thể nhằm nâng cao chất lượng dạy và hiệu quả
bài học.
Ở nước ngoài, vấn đề sử dụng tài liệu tham khảo, trong đó có việc sử
dụng tài liệu tiểu sử nhân vật để cụ thể hóa sự kiện lịch sử được đề cập đến
trong nhiều tài liệu. Trong cuốn “Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào?”
đã đề cập đến tính đa dạng của kiến thức và sự cần thiết phải trang bị cho
giờ học các phương tiện dạy học, sử dụng tài liệu tham khảo như một
nguồn kiến thức để cụ thể hóa kiến thức lịch sử cho học sinh.
Sacdacop trong cuốn “Tư duy học sinh” đã nêu lên vai trị của biểu
tượng nói chung, biểu tượng của nhân vật nói chung trong dạy học lịch sử,
đó là một khâu trung gian trong hoạt động tư duy.
Ở Việt Nam, cuốn “Giáo dục học” của Hà Thế Ngữ đã đề cập đến
việc sử dụng tài liệu tham khảo trong dạy học lịch sử. Tác giả nhấn mạnh
tài liệu tham khảo được sử dụng hợp lý sẽ trở thành nguồn kiến thức bổ
trợ, làm rõ sách giáo khoa.
Các giáo trình “Phương pháp dạy học lịch sử” của Phan Ngọc Liên
và Phan Văn Trị, đề cập tới vai trò của việc sử dụng tài liệu về tiều sử,

hoạt động của các nhân vật với tư cách là một tài liệu tham khảo, có tác
dụng cụ thể hóa một số kiến thức lịch sử. Đồng thời, tác giả cũng cho rằng
tài liệu về tiểu sử và hoạt động của nhân vật lịch sử còn được dùng để tạo
biểu tượng về nhân vật lịch sử đó.
Cuốn sách Phỏng vấn tưởng tượng các nhân vật lịch sử do Phan
Thanh Toàn biên soạn đã đi theo một hướng đi mới khi dựa vào tài liệu

2


tiểu sử nhân vật để dựng nên những đoạn hội thoại tưởng tượng làm sống
lại các nhân vật lịch sử.
Ngoài ra, vấn đề sử dụng tài liệu tham khảo còn được đề cập trong
các tạp chí NCGD, NCLS, TBKH…, có thể kể đến những cơng trình sau:
Hồng Đình Chiến: Về việc sử dụng tài liệu tham khảo trong
nhà trường hiện nay, Tạp chí nghiên cứu Lịch sử số 3 – 1992.
Hoàng Trung Anh, Sử dụng tài liệu tham khảo để phát huy
tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử ở trường phổ thơng, Khóa
luận tốt nghiệp.
Đặng Đức An, Vài nhận xét về việc đưa nhân vật lịch sử thế
giới vào sách giáo khoa PTTH, tạp chí nghiên cứu lịch sử số 3, 1992.
Đỗ Thị Ngọc Anh, Tạo biểu tượng về nhân vật lịch sử trong
dạy học các cuộc cách mạng tư sản, lớp 10 Thpt (chương trình chuẩn),
khóa luận tốt nghiệp, trong đó có nêu lên một trong những biện pháp quan
trọng để tạo biểu tượng nhân vật đó chính là dựa vào tài liệu tiểu sử nhân
vật.
-

Bài viết của Đặng Văn Hồ: “Tạo biểu tượng về nhân vật lịch


sử để giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức cho học sinh”, trong cuốn
“Một số chuyên đề phương pháp dạy học lịch sử” đã đề cập tới hai khía
cạnh: Vai trị, ý nghĩa của việc tạo biểu tượng các nhân vật lịch sử cho học
sinh và phương pháp tạo biểu tượng nhân vật lịch sử.
Nguyễn Cảnh Toàn viết Vấn đề viết tiểu sử trên thế giới và ở
Việt Nam đã đưa ra được những nhận định quan trọng về vấn đề tiểu sử
nhân vật đối với nghiên cứu, chỉ ra được các loại tài liệu cơ bản về tiểu sử
nhân vật.
Tuy nhiên chưa có một cơng trình nghiên cứu nào đi sâu vào việc
khai thác tiểu sử và hoạt động của nhân vật lịch sử nhằm cụ thể hóa một số
sự kiện trong dạy học lịch sử các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại, lớp
10 Thpt. Đây là đề tài nghiên cứu được kế thừa nhưng đồng thời cũng phát
triển các nội dung quan trọng của những cơng trình nghiên cứu đi trước.
3.
Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu:
Đề tài đi sâu vào việc tìm hiểu tiểu sử của các nhân vật lịch sử để
khai thác các điểm có liên quan trực tiếp đến lịch sử các cuộc cách mạng
3


tư sản thời cận đại, lớp 10 Thpt (chương trình chuẩn). Đồng thời đề xuất
phương pháp sử dụng tài liệu tiểu sử nhân vật trong dạy học lịch sử để
nâng cao chất lượng dạy học bộ môn.
Nhiệm vụ:
Để đạt được mục tiêu đề ra, đề tài phải giải quyết được những nhiệm
vụ sau:
-

Nghiên cứu lý luận về việc sử dụng tài liệu lịch sử nói chung,


tài liệu tiểu sử nhân vật nói riêng.
Khai thác nội dung cơ bản của lịch sử các cuộc cách mạng tư
sản thời cận đại, lớp 10 Thpt, chương trình chuẩn để xác định những chi
tiết trong tiểu sử nhân vật có liên quan đến sự kiện lịch sử để khai thác và
sử dụng.
-

Đề xuất một số phương pháp sử dụng tài liệu tiểu sử nhân vật

trong dạy học lịch sử các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại.
4.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Quá trình khai thác và sử dụng tài liệu tiểu sử nhân vật trong dạy học
các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại, lớp 10 Thpt (chương trình chuẩn).

4


Phạm vi nghiên cứu
Đề tài không nghiên cứu tài liệu tiểu sử nhân vật như một nguồn tài
liệu trong nghiên cứu lịch sử mà chỉ sử dụng nó như một nguồn tài liệu
quan trọng trong dạy học lịch sử các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại,
lớp 10 Thpt (chương trình chuẩn).
5.

Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Phương pháp luận

Cơ sở phương pháp luận để tiến hành nghiên cứu là những quan
điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của
Đảng, nhà nước về giáo dục nói chung, dạy học nói riêng, về vai trò của
quần chúng nhân dân và cá nhân trong lịch sử.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu tài liệu:
+ Tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lenin bàn về giáo dục về
lịch sử
+ Các tài liệu về giáo dục học, tâm lý học, giáo dục lịch sử …và các
bài viết liên quan đến đề tài.
Nghiên cứu thực tế:
Quan sát, điều tra thực thế (Nghe báo cáo chuyên môn, dự giờ, quan
sát tình hình giảng dạy bộ mơn lịch sử ở nhà trường PT, tình hình học tập
của học sinh…để rút ra kết luận sư phạm).
6.
Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa lý luận: Thông qua đề tài nâng cao trình độ nhận thức của
bản thân về lý luận dạy học môn lịch sử, đặc biệt là vai trò, ý nghĩa của
việc sử dụng tài liệu tham khảo trong dạy học lịch sử ở nhà trường trung
học phổ thông.
Ý nghĩa thực tiễn: Giúp bản thân nâng cao trình độ hiểu biết về
thực tiễn dạy học lịch sử ở nhà trường trung học phổ thơng. Trong đó có
khả năng vận dụng tài liệu tham khảo vào trong quá trình dạy học sau này.

5


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC
SỬ DỤNG TÀI LIỆU TIỂU SỬ NHÂN VẬT TRONG DẠY HỌC

LỊCH SỬ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1 Cơ sở lý luận của việc sử dụng tài liệu tiểu sử nhân vật
trong dạy học lịch sử trường trung học phổ thông.
1.1.1 Một số quan niệm về nhân vật lịch sử, tiểu sử nhân vật và
tài liệu tiểu sử nhân vật
a.

Quan niệm về nhân vật lịch sử và phân loại nhân vật trong

bộ môn lịch sử
Sử dụng tài liệu tiểu sử nhân vật trong dạy học lịch sử là một trong
những phương pháp quan trọng góp phần khơng nhỏ trong việc thực hiện
yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học lịch sử. Trước khi đi sâu vào phân
tích tài liệu tiểu sử nhân vật thì cần thiết trước hết phải hình dung những
quan niệm cơ bản về nhân vật lịch sử.
Quan điểm Macxit xem nhân vật lịch sử là sản phẩm của
hoàn cảnh lịch sử cụ thể, bị chi phối bởi thời đại họ sinh sống và hoạt động
của họ, có tác động nhất định đến hồn cảnh lịch sử đó. Trong cuốn
“Từ điển thuật ngữ lịch sử phổ thông” cũng định nghĩa rằng “Nhân vật
lịch sử là người có một vai trò nhất định trong một sự kiện lịch sử, một
thời kỳ lịch sử” [16; 266].
Ví dụ: nhân vật Hitle xuất hiện trong cuộc khủng hoảng Đức trong
những năm 1929- 1933. Chính Hitle là người có vai trị quan trọng đưa
nước Đức thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng trầm trọng của thể giời tư bản
chủ nghĩa trong những năm 20 của thế kỷ XX. Nhưng là sản phẩm của
nước Đức quân phiệt và thất bại nặng nề trong chiến tranh thế giời thứ
nhất, do đó Hitle cịn là nhân vật đưa nước Đức thoát ra khỏi cuộc khủng
hoảng bằng con đường cực đoan nhất - phát xít hóa bộ máy chiến tranh,
đem lại bao đau thương cho người dân Đức và là tội phạm chiến tranh
nguy hiểm nhất của lịch sử thế giới hiện đại khi châm ngòi bùng nổ cuộc


6


chiến tranh thế giới thứ hai – cuộc chiến tranh ác liệt, tàn bạo và khủng
khiếp nhất của lịch sử chiến tranh thế giới.
Như vậy quan niệm của Macxit đã cung cấpcho chúng ta những hình
ảnh chung nhất về thuật ngữ: nhân vật lịch sử, vậy phạm trù của thuật ngữ
nhân vật lịch sử được phân loại bao gồm những dạng nhân vật lịch sử như
thế nào?
Lịch sử xã hội loài người do con người sáng tạo nên. Mọi thành tựu
đạt được trong xã hội ấy đều là thành tựu của các nhân vật lịch sử. Do đó
nhân vật lịch sử cũng được chia thành các nhân vật trên các lĩnh vực cụ
thể, từ kinh tế, chính trị - xã hội, văn hóa, giáo dục, tư tưởng…Mặt khác,
khoa học lịch sử nói chung và bộ mơn lịch sử nói riêng là hình ảnh thu nhỏ
của lịch sử xã hội lồi người, sử học là khoa học của các nghành khoa học,
do đó khoa học lịch sử theo quan điểm của Macxit cũng phải bao hàm tất
cả các lĩnh vực trên. Mức độ đó tùy theo vị trí, vai trị và tác động của
nhân vật lịch sử đối với sự phát triển của lịch sử xã hội loài người, của dân
tộc, của địa phương. Thông thường nhân vật lịch sử trong sử học nói
chung và bộ mơn lịch sử nói riêng được chia thành các dạng nhân vật sau:


Nhân vật lịch sử là những anh hùng dân tộc, danh nhân trong

nước và thế giới, các nhà văn, nhà thơ.


Nhân vật lịch sử là những nhà khoa học trong các lĩnh vực


chuyên mơn của mình như những nhà tốn học, nhà sử học, sinh học, hóa
học…


Nhân vật lịch sử là những người thầy có tên tuổi trong nước và

thế giới, ở một địa phương, một trường học có ảnh hưởng, tác động đến sự
nghiệp giáo dục, hình thành cho chúng ta những tấm gương cần học hỏi
[29; 7].
Mỗi một nhân vật trên mỗi lĩnh vực khác nhau đạt được những thành
tựu khác nhau. Song điểm chung giữa các nhân vật này ở chỗ trên mỗi lĩnh
vực họ hoạt động đều để những dấu ấn quan trọng, có ảnh hưởng đến sự
phát triển ở thời kỳ đó và về sau. Và do đó họ được coi là những “nhân
7


vật lịch sử”. Song dấu ấn đó khơng chỉ là những dấu ấn tích cực mang ý
nghĩa thúc đẩy mà cịn có những dấu ấn tiêu cực, cản trở sự phát triển của
tiến bộ xã hội. Do đó bên cạnh việc phân chia nhân vật trên các lĩnh vực
khác nhau, thì nhân vật lịch sử cịn được chia thành hai tuyến nhân vật
chính diện và phản diện. Tuyến nhân vật chính diện là những nhân vật có
ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của xã hội, để lại dấu ấn tốt đến
những thế hệ về sau. Ví như trong cuộc cách mạng công nghiệp Anh thế
kỷ XVIII, bằng sức sáng tạo và cơng hiến của mình, Giêm t đã phát
minh ra máy hơi nước, có tác dụng “ đưa tốc độ sản xuất và năng suốt lao
động tăng lên gấp bội” [14; 17], chính thức mở ra một cuộc cách mạng
trong phương thức lao động: từ lao động chân tay chuyển sang lao động
bằng máy móc. Nhân vật ấy góp phần vào bước tiến lớn của lịch sử sản
xuất của xã hội lồi người.
Cịn đối với tuyến nhân vật phản diện thì thường là những nhân vật

có ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của xã hội. Như đã trình bày ở
trên, với những hậu quả mà Hitle đem lại cho lịch sử thế giới và những di
chứng của nó đã đưa y trở thành một trong những tội phạm chiến tranh
nguy hiểm nhất của lịch sử thế giới hiện đại. Cuộc thế chiến thứ hai do
Hitle trực tiếp châm ngịi nổ có sức tàn phá lớn tất cả các cuộc chiến tranh
trước đó cộng lại, ảnh hưởng đến tất cả các nước trên thế giới, để lại
những hậu quả tàn khốc cho nhân loại.
Có thể nhận dịnh rằng trên tất cả các lĩnh vực đều xuất hiện hai
tuyến nhân vật trên song nhân vật lịch sử thuộc lĩnh vực chính trị - qn sự
thì hai tuyến nhân vật này được bộc lộ rõ hơn cả vì lịch sử xã hội loài
người là lịch sử đấu tranh giai cấp mà khi đã xuất hiện đấu tranh giai cấp
có nghĩa xã hội đã phải xuất hiện các giai cấp xã hội đối lập nhau. Giai cấp
nào đại diện cho lợi ích của đơng đảo quần chúng nhân dân thì đó được
xem là nhân vật chính diện và đối lập với nó là nhân vật phản diện.
Một điểm khác cần lưu ý khi đề cập đến khái niệm nhân vật lịch sử.
Nhân vật lịch sử có thể là “quần chúng nhân dân” hoặc những “cá nhân
8


lịch sử”. Do đó chúng ta cần tìm hiểu mối quan hệ và vị trí, vai trị của
“quần chúng nhân dân” và “cá nhân” trong lịch sử.
Triết học Mác- Lênin đã khẳng định: “quần chúng nhân dân là
người sáng tạo ra lịch sử”. Mác còn bổ sung thêm luận điểm: “xã hội tạo
ra con người ở mức độ nào thì con người tạo ra xã hội ở mức độ đó. Điều
đó có nghĩa là lịch sử tạo ra con người và con người trong quá trình vận
động phát triển lại tạo ra xã hội. Hay nói cách khác chính con người tạo ra
lịch sử bởi lẽ con người sinh ra và lớn lên gắn liền với một quá trình lịch
sử với những nấc thang thời đại của nó. Quần chúng nhân dân chính là
người sáng tạo ra lịch sử. Đó là vai trị của họ. Chính sau này, Chủ tịch Hồ
Chí Minh cũng đã khẳng định: “dễ trăm lần khơng dân cũng chịu, khó vạn

lần dân liệu cũng xong”.
Trong khi khẳng định vai trò của quần chúng nhân dân đối với sự
phát triển của lịch sử xã hội loài người, Lê nin lại tiếp tục đưa ra nhận
định: “Trong lịch sử chưa có một giai cấp nào giành được thống trị nếu
nó khơng tạo ra được hàng ngũ của những lãnh tụ chính trị, những đại
biểu tiên phong có khả năng tổ chức lãnh đạo phong trào [32; 473]. Điều
đó chứng tỏ vai trò của những cá nhân lịch sử ở những thời điểm lịch sử
quan trọng đôi khi mang tính quyết định, có tác dụng trực tiếp thúc đẩy
hay cản trở sự phát triển của lịch sử. Trong bài cuộc cách mạng tư sản
Anh. Xuất hiện hàng loạt những cá nhân lịch sử làm nên cuộc cách mạng
tư sản Anh trong đó đáng chú ý nhất đó chính là Oliver Croem - người có
vai trị quan trọng đối với cách mạng tư sản Anh, lật đổ chế độ phong kiến,
thiết lập nên nền cộng hịa và sau đó là chế độ bảo hộ cơng. Đó chính là
một trong những cá nhân kiệt xuất của cuộc cách mạng tư sản Anh. Song
nhận thấy rằng, để làm nên sự kiện ấy thì nhân tố quan trọng trước hết đó
chính là những chuyển biến trong nền tảng xã hội, nếu khơng có sự tham
gia của đông đảo quần chúng nhân dân đang quằn quại dưới ách áp bức
của chế độ phong kiến, tích cực tham gia vào cuộc cách mạng với mong
muốn thay đổi số phận mình thì sẽ khơng có thắng lợi của cuộc cách mạng
tư sản Anh. Nói tóm lại sẽ khơng có cuộc cách mạng tư sản Anh và người
9


ta sẽ không hiểu đến cuộc cách mạng này nếu khơng nhắc đến những nhân
vật lịch sử dù đó là những nhân vật lịch sử cụ thể (cá nhân lịch sử) hay
những nhân vật là những tầng lớp xã hội (quần chúng nhân dân).
Trong học phần các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại, nhân vật
lịch sử sẽ được đề cập tới trong bài nghiên cứu dưới đây là các nhân vật
lịch sử cụ thể (cá nhân lịch sử). Đó là những nhân vật có ảnh hưởng trực
tiếp đến sự phát triển và thắng lợi của các cuộc các mạng tư sản.

b.

Quan niệm về tiểu sử nhân vật và tài liệu tiểu sử nhân vật

Về tiểu sử nhân vật
Mỗi người sinh ra đều chịu tác động của cộng đồng và tác động trở
lại cộng đồng, từ cộng đồng nhỏ là gia đình rồi đến lớn hơn là cả xã hội.
Một trong những phương tiện quan trọng để cho thế hệ sau hiểu được
những tác động của nhân vật lịch sử đặc biệt đến sự phát triển của cộng
đồng đó chính là tiểu sử nhân vật. Tiểu sử nhân vật là tồn bộ cuộc đời và
hoạt động và hình dáng bên ngồi cùng những nét tính cách tiêu biểu của
nhân vật đó.
Việc ghi chép lại tiểu sử của những nhân vật quan trọng có ý nghĩa
quan trọng, là cơ sở để chúng ta có thể có những dữ liệu đánh gia một cách
khách quan vai trị của nhân vật đó đối với sự phát triển của xã hội là tiêu
cực và tích cực hay mức độ tác động đó tới đâu [29; 1]. Ví dụ như việc
dựa vào các tài liệu tiểu sử viết về cuộc đời và hoạt động của Hồ Chí Minh
là cơ sở quan trọng minh chứng cho những công lao to lớn của Người đối
với lịch sử dân tộc – người chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam đi tới
thắng lợi.
Hiểu rõ được vị trí và vai trò của vấn đề viết tiểu sử nhân vật, tổ
chức quốc tế mang tên “Trung tâm tiểu sử quốc tế” ra đời nhằm biên soạn,
nghiên cứu những vấn đề con người mang tầm vóc ảnh hưởng lớn đến thời

10


đại. Đó chính là những danh nhân ở khắp các lĩnh vực chính trị, quân sự,
văn học, nghệ thuật, khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật, công nghệ…
Yêu cầu đối với bộ môn lịch sử, khi tạo biểu tượng về nhân vật lịch sử

cho học sinh cần dựa vào nguồn kiến thức đặc biệt quan trọng, đó chính là
tiểu sử của các nhân vật lịch sử. Tiểu sử nhân vật là tồn bộ cuộc đời và
hoạt động và hình dáng bên ngồi cùng những nét tính cách tiêu biểu của
nhân vật đó. Giáo viên để có thể dựa vào nguồn kiến thức tiểu sử nhân vật
thì cần thiết phải sử dụng từ các “nguồn” khác nhau mà sách giáo khoa
khơng có điều kiện cung cấp. Những nguồn kiến thức đó được gọi là tài liệu
tiểu sử nhân vật.
Về tài liệu tiểu sử nhân vật
Lâu nay chúng ta đã biết sách giáo khoa chiếm một vị trí quan trọng
trong quá trình dạy học. Bởi sách giáo khoa được biên soạn theo chương
trình của bộ mơn một cách hệ thống, giúp học sinh vừa nắm vững kiến
thức cơ bản, hiện đại. Tuy nhiên, sách giáo khoa thường “tĩnh” hơn sự
phát triển nhanh chóng của khoa học lịch sử, vì vậy để nâng cao hiệu quả
dạy học giáo viên không chỉ phát huy vai trò của sách giáo khoa mà còn
cần sử dụng các tài liệu tham khảo, nó là “phương tiện cần thiết và quan
trọng đối với việc dạy - học lịch sử của giáo viên và của học sinh” [5; 9].
Tài liệu tiểu sử nhân vật bao gồm nhiều loại tài liệu sau:
+ Các tài liệu thành văn: tức là các văn bản viết về nhân vật, có liên
quan đến nhân vật như báo chí, sách, các văn kiện, các tài liệu của các cấp
ủy Đảng, chính quyền, đồn thể quần chúng…
+ Tài liệu truyền miệng: chủ yếu là đối với các nhân vật lịch sử địa
phương hay những người đang sống và làm việc với nhân vật, tuy chưa
viết thành văn nhưng được ghi nhớ kỹ dưới dạng truyền miệng.

11


+ Tài liệu hiện vật: Có liên quan đến cuộc đời và hoạt động của các
nhân vật, đó là các bằng chứng sống, mang tính chính xác cao về nhân vật
lịch sử.

+ Tài liệu chuyên nghành: Liên quan đến hoạt động của các nhân vật
như đối với các nhà khoa học phải đi sâu vào các cơng trình khoa học, đối
với nhân vật thuộc lĩnh vực chính trị - quân sự phải đi sâu vào các cơng
trình của chính nhân vật đó viết về cuộc đời hoạt động dưới dạng hồi ký
hay nhật ký…[ 29; 14].
Tuy nhiên việc sử dụng tài liệu tiểu sử trong dạy học lịch sử ở nhà
trường phổ thơng thì việc sử dụng các tài liệu là các cơng trình chun
khảo viết về tiểu sử các nhân vật có ưu thế và phổ biến hơn cả. Có thể đề
cập tới hàng loạt các cuốn sách chuyên khảo viết về tiểu sử nhân vật trong
các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại như cuốn “108 nhân vật làm thay
đổi thế giới” của Tân Đôn và Culture Gloge; “Các nhân vật lịch sử cận
đại” của Lê Quốc Vinh (Chủ biên); “Những nhân vật và danh nhân văn
hóa thế giới” của Đặng Đức An.
Những tài liệu này đã được khoa học lịch sử chứng minh tính khoa
học, đúng đắn, tính chât tập trung, đáp ứng được yêu cầu sử dụng trong
nhà trường với tư cách là một tài liệu tham khảo.
1.1.2 Vai trò của việc sử dụng tài liệu tham khảo trong dạy học
lịch sử ở trường trung học phổ thông
Sử dụng tài liệu tiểu sử nhân vật có vai trị quan trọng trong việc
hình thành kiến thức lịch sử cho học sinh.
Sử dụng tài liệu tiểu sử nhân vật có vai trị quan trọng trong việc
tạo biểu tượng về nhân vật lịch sử.
Quá trình nhận thức của học sinh nói chung đều tuân theo quy luật:
“Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng
đến thực tiễn. Đó là con đường biện chứng của nhận thức đối với sự vật,
của nhận thức đối với khách quan”.[31; 189]. Điều đó có nghĩa là việc
12


học sinh phải đi từ quan sát cụ thể mới có thể tiến hành khái quát, tổng

hợp. Trên cơ sở đó học sinh mới có thể tiến hành phân tích, so sánh, đánh
giá và rút ra kết luận lịch sử.
Lịch sử là những sự việc đã diễn ra, có thật và tồn tại khách quan
trong q khứ. Vì vậy khơng thể phán đoán, suy luận hay tưởng tượng để
nhận thức lịch sử, mà cần phải thơng qua những "dấu tích" của quá khứ,
những chứng cứ về sự tồn tại của các sự việc đã diễn ra. Học sinh cần có
những biểu tượng về "các sự kiện đã diễn ra", cần tạo ra trong nhận thức
của học sinh những hình ảnh cụ thể, sinh động rõ nét về các nhân vật lịch
sử và hoạt động của họ trong thời gian, không gian, trong những điều kiện
lịch sử cụ thể, những quan niệm xã hội cụ thể. Do đó sử dụng tài liệu tiểu
sử với tư cách là một nguồn tài liệu tham khảo quan trọng trong việc hình
thành biểu tượng cho học sinh.
Tiểu sử nhân vật lịch sử đó là những kiến thức về hồn cảnh xuất
thân, gia đình, bản thân và qúa trình hoạt động của nhân vật. Những kiến
thức này được giáo viên chọn lọc một cách khoa học dựa trên cơ sở nội
dung kiến thức cơ bản của bài học, từ đó tạo biểu tượng sinh động về nhân
vật lịch sử. Biểu tượng về nhân vật lịch sử tức là những biểu tượng phản
ánh về nhân vật lịch sử - những cá nhân đại diện cho một tầng lớp hay một
giai cấp trong xã hội, những lãnh tụ cách mạng với tất cả những dấu hiệu
bên ngoài phong phú và đặc điểm tiêu biểu về bản chất của họ, cung cấp
cho học sinh những hiểu biết sinh động, chân thực về nhân vật đó và giai
cấp họ đại diện trong cuộc đấu tranh xã hội.
Và do đó việc tạo biểu tượng về nhân vật lịch sử sẽ có tác động rất
lớn đến nhận thức của học sinh vì “Trong quá trình nhận thức bao giờ
cũng nảy sinh những biểu tượng chung, đó là một kiểu quá độ từ tri giác
sang tư duy. Trong những biểu tượng chung này, bên cạnh những biểu
tượng chung nhất này, bên cạnh những dấu hiệu đơn giản nhất được thể
hiện một cách cụ thể cịn có một số thuộc tính chung vốn có của tất cả các
thuộc tính của các sự vật cùng loại đó” [26; 11].


13


Chính vì vậy giáo viên phải chọn lọc những sự kiện cơ bản, những
chi tiết "đắt giá" trong một dãy các sự kiện về tiểu sử hoạt động của nhân
vật.
Trên cơ sở hình thành biểu tượng nhân vật cho học sinh sẽ giúp các
em hình thành nên khái niệm lịch sử “Việc cung cấp cho học sinh những
sự kiện lịch sử cụ thể sinh động để tạo biểu tượng là bước đầu quan trọng
của việc dạy học lịch sử ở trường phổ thơng. Nó là những điều kiện cơ
bản để hình thành khái niệm lịch sử" [13; 156]. Ví dụ về việc hình thành
tầng lớp quý tộc mới trong xã hội nước Anh trước cách mạng tư sản: giáo
viên cung cấp cho học sinh những biểu tượng về tầng lớp quý tộc mới như
việc đưa ra một trong những hệ quả quan trọng của việc du nhập phương
thức sản xuất vào trong xã hội Anh dẫn tới một bộ phận quý tộc phong
kiến kinh doanh theo hướng tư bản chủ nghĩa, đó là tầng lớp vừa có quan
hệ lợi ích mật thiết với giai cấp tư sản, vừa bị giai cấp phong kiến kìm hãm
nhưng lại có những đặc quyền của chế độ phong kiến. Đó là một tầng lớp
đặc trưng cho xã hội Anh khi chuyển từ quan hệ sản xuất phong kiến sang
quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. Điều đó sẽ giúp các em hình thành nên
những nét chung nhất về khái niệm “quý tộc mới”.
Xuất phát từ vai trò của tài liệu tiểu sử đối với sự hình thành biểu
tượng về nhân vật lịch sử cho học sinh, N. V. Andriepxcaia đã viết rằng:
“qua quan sát sư phạm, ta thấy những hình ảnh trong tưởng tượng của
học sinh về các biến cố và các nhân vật lịch sử được hình thành đặc biệt
dễ dàng khi ta thuật lại những nhân vật hoặc những sự kiện hay những
nhân vật lịch sử [26; 75].

14



Sử dụng tài liệu tiểu sử nhân vật có vai trị quan trọng trong
việc cụ thể hóa sự kiện lịch sử cho học sinh
“Tri thức lịch sử là một trong những bộ phận quan trọng nhất của
nền văn hóa chung của nhân loại và khơng có bộ phận này thì khơng thể
coi việc giáo dục con người đã hồn thành đầy đủ” [22; 185].
Một khó khăn lớn trong q trình lĩnh hội tri thức lịch sử của học
sinh là việc học sinh không thể trực tiếp quan sát những sự việc đã xảy ra
hay những nhân vật lịch sử đã mất giống như các ngành khoa học tự nhiên
khác có thể quan sát và tiến hành thực nghiệm. Do đó trong quá trình tiếp
thu kiến thức lịch sử, học sinh dễ rơi vào tình trạng “hiện đại hóa” kiến
thức lịch sử. Ví dụ trong bài thi đại học, có học sinh từng viết rằng Hịa
thượng Thích Quảng Đức treo cổ ở ngã tư sở, Hà Nội. Và rất nhiều những
trường hợp như vậy đã xảy ra đã xảy ra. Đó là hệ quả xuất phát từ đặc
trưng của bộ môn dẫn đến những khó khăn trong q trình dạy và học.
Vậy giáo viên cần làm gì để học sinh có thể tiếp cận được gần nhất với
chân lý lịch sử khách quan, tức là việc phải hình thành cho học sinh những
sự kiện lịch sử chính xác, chân thực.
Rõ ràng việc sử dụng tài liệu tiểu sử với tư cách là một nguồn tài liệu
tham khảo góp phần thực hiện nhiệm vụ trên. Phương pháp này còn được
gọi dưới thuật ngữ “Dĩ nhân đối sự” (tức lấy người chỉ việc). Tại sao tài
liệu tiểu sử nhân vật có thể làm được như vậy?
Rõ ràng trong tất cả những yếu tố nào hợp thành nên tri thức lịch sử
đều phải tham gia vào việc giải thích các biến cố lịch sử và quá trình lịch
sử. Cái gì đã xảy ra, ở đâu và lúc nào (xác định được không gian và thời
gian), ai hành động, diến ra như thế nào?... Tất cả những điều đó cần được
miêu tả. Con người sáng tạo ra lịch sử, vì vậy cần phải trình bày vai trò
này, xem những phẩm chất của họ - những phẩm chất này gắn liền với các
nguồn gốc và động cơ hoạt động của con người – đóng vai trị như thế
nào, cần phải làm sáng tỏ thế giới phức tạp của những mối quan hệ giữa

người với người [21; 12], chính vì điều đó đã dẫn tới: “Hoạt động của các
nhân vật lịch sử phản ánh mức độ nhất định lịch sử của dân tộc, của quần
chúng nhân dân”[12; 154]. Ví dụ như khi dạy học bài “Thống nhất nước
15


Đức”, để học sinh hiểu rõ hơn về quá trình thống nhất đó được diễn ra “từ
trên xuống” bằng bạo lực phản cách mạng, giáo viên cần hướng dẫn các
em những hiểu biết về nhân vật Bixmac: “Đó là con người độc đốn với
bản tính cuong quyết lại thơng minh và xảo quyệt, Bixmac là một nhà
chính trị rất khơn khéo”. Năm 1862, Bixmac tuyên bố trước nghị viện:
“Những vấn đề lớn của thời đại không thế giải quyết bằng những bài diễn
văn hoặc bằng cách biểu quyết theo đa số, mà phải bằng sắt và bằng
máu”.
1.1.3 Ý nghĩa của việc sử dụng tài liệu tiểu sử nhân vật trong
dạy học lịch sử
Tài liệu tiểu sử nhân vật có đóng vai trò quan trọng trong việc dạy
học lịch sử, tạo biểu tượng chân xác về nhân vật lịch sử. Trên cơ sở đó sử
dụng tài liệu lịch sử có ý nghĩa quan trọng thể hiện trên cả ba mặt: giáo
dưỡng, giáo dục và phát triển.
Về mặt giáo dưỡng:
Như đã nói ở trên, quá trình nhận thức của học sinh là đi từ trực quan
sinh động đến tư duy trừu tượng nhưng đặc điểm của bộ môn lịch sử
không thể trực tiếp quan sát các sự kiện, nhân vật lịch sử của q khứ. Do
đó q trình tiếp cận kiến thức lịch sử của học sinh phải thông qua việc
nắm vững các sự kiện lịch sử và tạo biểu tượng lịch sử. Với những tư liệu
cụ thể giàu hình ảnh, tài liệu về tiểu sử nhân vật và hoạt động của nhân vật
hồn tồn có thể dựng lại chân dung nhân vật ấy với những nét cụ thể và
chân thực nhất. Tạo biểu tượng đúng về nhân vật lịch sử sẽ giúp học sinh
tránh được sai lầm “hiện đại hóa” lịch sử. Biểu tượng các nhân vật lịch sử

cho phép học sinh tránh được sự giáo điều và hạn chế việc đưa ra các khái
niệm khi chưa có đầy đủ các dữ liệu chính xác bởi vì những tư liệu phong
phú về nhân vật lịch sử sẽ cung cấp cho học sinh sự tin tưởng về tính chân
thực của chính nó (biểu tượng nhân vật) và góp phần tạo nên bức tranh
sinh động về một sự kiện lịch sử bởi lẽ tiểu sử và hoạt động của các nhân
vật bao giờ cũng phản ánh và làm sáng rõ các sự kiện lịch sử có liên quan.
Mặt khác khi đã hình thành biểu tượng lịch sử nhân vật sẽ giúp học
sinh hình dung được đầy đủ bản chất giai cấp trong nhân vật đó. Đó là
16


nhân vật đại diện cho giai cấp hay tầng lớp nào. Qua sự hình dung này,
học sinh sẽ lý giải các quan niệm xã hội, các hiện tượng lịch sử và hiểu
các khái niệm: “đấu tranh giai cấp”, “đấu tranh cách mạng”…
Như vậy sử dụng tài liệu tiểu sử nhân vật góp phần làm phong phú
hơn kiến thức lịch sử của học sinh. Sử dụng tài liệu tiểu sử đúng cách có
thể khắc phục được tính chất khơ cứng của đặc trưng bộ môn lịch sử. Bởi
lẽ, với mỗi một tài liệu về hoạt động của các nhân vật lịch sử sẽ giúp cho
học sinh khắc sâu vào tâm trí các em những kiến thức lịch sử hơn là việc
học vẹt, học thuộc lịng. Nó đưa sự kiện lịch sử trở nên sinh động và gần
gũi với các em hơn.
Về mặt giáo dục
Có thể nhận thấy rằng tất cả các bộ mơn khoa học đều góp phần giáo
dục tư tưởng, tình cảm cho các em nhưng bộ mơn lịch sử có ưu thế trong
nhiệm vụ phát triển tồn diện học sinh, trong đó có giáo dục vì mục đích
cuối cùng của việc dạy học không phải là “dạy chữ” mà là “dạy người”.
Thực hiện được nhiệm vụ ấy, rõ ràng mơn lịch sử có lợi thế hơn hắn đối
với các mơn học khác. Bởi vì lịch sử bao gồm tất cả những gì diễn ra trên
tất cả các lĩnh vực của con người. Và do đó nhân vật lịch sử bao gồm tất
cả những nhân vật thuộc các lĩnh vực khác nhau từ kinh tế, chính trị - quân

sự đến xã hội, văn hóa, giáo dục, tư tưởng…, bao gồm cả nhân vật chính
diện và nhân vật phản diện. Những việc làm của con người thực có sức
thuyết phục, có sự rung cảm mạnh mẽ đối với thế hệ trẻ, tạo nên những
xúc cảm lịch sử cho học sinh. Những tấm gương lao động, chiến đấu anh
dũng, sáng tạo của các nhân vật lịch sử khiến học sinh cảm thấy thán phục,
cảm động và suy nghĩ về trách nhiệm của mình trước hết là đối với cơng
việc học tập, rộng hơn là đối với tổ quốc, quê hương. Và ngược lại, hành
động phản bội của bọn bán nước, sự dã man của quân xâm lược gợi nên sự
căm giận ở các em, từ đó giúp các em rèn luyện những phẩm chất tốt đẹp,
loại bỏ và đấu tranh chống những phẩm chất khơng tốt.
Ví dụ như nhiều tên tuổi sốn mãi với dân tộc như Nguyễn Ái Quốc,
các đồng chí Trần Phú, Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai…những
anh hùng trẻ tuổi như Nguyễn Văn Trỗi, Lý Tự Trọng, Nguyễn Văn
17


Thạc…những tấm gương hi sinh quên mình vì tổ quốc ấy sẽ khơi dậy
trong trái tim học sinh lòng biết ơn vô hạn, noi gương và quyết tâm sống
và hành động để xứng đáng với các thế hệ đi trước. Quyết tâm đó có thể là
nỗ lực vươn lên trong học tập, giúp đỡ bạn bè, người khó khăn và xa hơn
nữa là nỗ lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo về tổ quốc.
Về mặt phát triển:
Đánh giá một nhân vật lịch sử phải xem xét nhân vật ấy trong hoàn
cảnh sống, hoạt động cụ thể của họ “để xét công lao cụ thể của cá nhân
người ta không căn cứ vào chỗ họ đã cống hiến được gì so với nhu cầu
thời đại của chúng ta, mà căn cứ vào việc họ đã cống hiến được gì so với
các vị tiền bối của họ” [15; 87]. Chính vì vậy, dựa trên việc nắm vững các
chi tiết cụ thể, sinh động về tiểu sử và hoạt động của nhân vật lịch sử, học
sinh sẽ có nhận thức đúng đắn, biết đánh giá một cách khách quan vai trò
của cá nhân trong lịch sử và tạo biểu tượng về nhân vật, dựng lại bức tranh

về nhân vật và thời đại nhân vật đó sống đúng như nó đã từng diễn ra.
Điều này bồi dưỡng cho học sinh năng lực đánh giá đúng bản chất sự kiện
và hiện tượng lịch sử, biết cách xem xét sự kiện lịch sử trong mối quan hệ
nhiều mặt với các yếu tố xã hội. Như vậy sử dụng tài liệu tiểu sử nhân vật
có tác dụng lớn trong việc phát triển hoạt động tư duy tái tạo và tư day
sáng tạo cho học sinh.
1.2
Thực trạng sử dụng tài liệu tham khảo trong nhà trường
phổ thông hiện nay
Trong cuốn sách “Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào”, Đairi đã
tiến hành một thực nghiệm thăm dò giờ dạy của năm giáo viên về cùng
một đề tài. Kết quả đó là năm giáo viên gần như giống hệt nhau về mặt nội
dung và phương pháp. Có khác chăng chỉ là việc giáo viên dành thời gian
cho việc hỏi, nhịp độ lời nói và tính diễn cảm trong lời nói. Nói một cách
khác đi là các giờ học mang tính khuân sáo cũ kỹ. Và chỉ cần để ý đền
cách giáo viên thanh minh thì cũng thấy: “Tôi theo đúng hướng dẫn của
sách giáo khoa và sách học pháp”, “tôi làm theo như một bài đã đăng
trong tạp chí” [21; 50]. Lối khn sáo cịn thể hiện giáo viên sử dụng

18


được ít các cách thức dạy học, các giờ học thường chỉ có một cách thức
giống nhau.”
Chính vì việc bài giảng của thầy gần như trùng hợp với bài giảng
của sách giáo khoa nên không thể hấp dẫn đối với học sinh. Các em
thường nói: “Cần gì nghe giảng, tất cả đều có trong sách rồi. Về nhà tơi
có thể đọc hết” [21; 50]. Thực trạng trên đòi hỏi giáo viên phải trang bị
cho học sinh điều gì đó mà sách giáo khoa khơng có điều kiện cung cấp.
Chúng ta biết rằng sách giáo khoa là cơng trình khoa học phản ánh

gần nhất sự phát triển của khoa học lịch sử và mang tính ổn định. Chúng ta
khơng thể nào luôn luôn viết lại sách giáo khoa và thông thường sách giáo
khoa thường lạc hậu hơn so với trình độ khoa học trong một trình độ nhất
định. Bài giảng của thầy giáo có nhiệm vị bổ sung thiếu sót này. Do đó
người giáo viên khơng thể chỉ trang bị những hiểu biết trong sách giáo
khoa mà cần thiết phải tiếp cận một cách nhạy bén những tài liệu lịch sử
có thể bổ sung phong phú thêm kiến thức trong sách giáo khoa. Sử dụng
tài liệu tiểu sử nhân vật với tư cách là một nguồn tài liệu tham khảo có vai
trị quan trọng trong q trình dạy học lịch sử.
Tuy nhiên việc sử dụng tài liệu tham khảo ở các nhà trường phổ
thơng cịn mang rất nhiều hạn chế. Về việc sử dụng tài liệu tham khảo
trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông, vào những năm 90 của thế kỷ
“Số giáo viên thường xuyên sử dụng tài liệu tham khả vào dạy học lịch sử
chỉ chiếm 5% và số giáo viên thỉnh thoảng sử dụng tài liệu tham khảo
chiếm 14%” [7]. Cho đến nay thực trạng trên vẫn chưa có nhiều chuyển
biển tích cực.
Có rất nhiều ngun nhân dẫn tới tình trạng nêu trên. Trong đó
ngun nhân nổi bật là giáo viên chưa nhận thức được tác dụng của tài liệu
tham khảo trong giảng dạy và học tập môn sử, đặc biệt là tài liệu tiểu sử
nhân vật. Mặt khác đối với những giáo viên nhận thức được tác dụng trên
nhưng lại tỏ ra lung túng trước việc chọn lọc và khai thác chi tiết nào trong
toàn bộ tiểu sử của nhân vật để phục vụ cho nội dung kiến thức cần truyền
đạt cho học sinh. Do đó khi sử dụng tài liệu tiểu sử nhân vật, giáo viên dễ
đi vào tình trạng sau:
19


Thứ nhất: đưa các nội dung của tiểu sử nhân vật mang tính chất
thơng báo. Điều đó có tác dụng phản khoa học, không gây hứng thú cho
học sinh, không có tác dụng giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức cho học

sinh. Ví dụ như khi dạy về bài “Thống nhất Đức” giáo viên chỉ cung cấp
những thông tin cơ bản như năm sinh, năm mất, quê quán, cha mẹ của
nhân vật Bixmac thì học sinh sẽ khơng hiểu chủ trương bạo động bằng
“sắt và máu” có ảnh hưởng đến công cuộc thống nhất nước Đức như thế
nào.
Thứ hai: Kể quá nhiểu chi tiết liên quan đến nhân vật như các câu
chuyện, bao gồm cả những chi tiết có thực và những chi tiết chưa được xác
minh. Điều này dẫn tới việc học sinh hoặc không hiểu sự liên quan giữa nội
dung của nhân vật với nội dung của bài học hoặc hiểu sai lệch sự kiện lịch
sử.
Chính thực trạng trên đòi hỏi giáo viên lịch sử phải đổi mới nội dung
và phương pháp giảng dạy bộ môn đề nâng cao sự hiểu biết chính xác của
học sinh, dùng tài liệu tham khảo để bổ sung kiến thức cho các em, trong đó
đặc biệt quan tâm đến việc khai thác và sử dụng tài liệu tiểu sử nhân vật.

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TÀI LIỆU TIỂU SỬ
NHÂN VẬT TRONG DẠY HỌC CÁC CUỘC CÁCH MẠNG TƯ
SẢN THỜI CẬN ĐẠI, LỚP 10 THPT (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN)
2.1 Những nhân vật cần tạo biểu tượng cho học sinh khi dạy học
về các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại, lớp 10 Thpt
2.1.1 Các nhân vật lịch sử trong cuộc cách mạng tư sản thời cận
đại
Các nhân vật tiêu biểu trong các cuộc cách mạng tư sản đó là:
+ Vihem Oranggio (trong bài: Cách mạng Hà Lan – cách mạng tư
sản Anh)
+ Ô. Cromoen (trong bài: Cách mạng tư sản Anh)
+ G. Oasinhton (trong bài chiến tranh giành độc lập của 13 bang
thuộc địa Anh tại Bắc Mĩ
+ R.Robexpie (trong bài cách mạng tư sản Pháp)
20



+ Liu XVI (trong bài: cách mạng tư sản Pháp)
+ Bixmac (trong bài: Hoàn thành cách mạng tư sản ở châu Âu và Mĩ
giữa thế kỷ XIX- cuộc đấu tranh thống nhất nước Đưc)
+ G.B.Cavua (trong bài: Hoàn thành cách mạng tư sản châu Âu và
Mĩ giữa thế kỷ XIX- cuộc đấu tranh thống nhất Italia)
+ A braham Lincon (trong bài: Hoàn thành cách mạng tư sản ở châu
Âu và Mĩ giữa thế kỷ XIX- Nội chiến ở Mĩ)
2.1.2 Tài liệu tiểu sử nhân vật cần sử dụng trong dạy học các
cuộc cách mạng tư sản thời cận đại, lớp 10 Thpt.
* Vinhem Oranggio(1533 - 1584)
Vinhem Oranggio sinh năm 1533. Ông vốn là quý tộc gốc Đức được
thừa kế các công quốc Oranggio và các miền thuộc địa ở Hà Lan, sáng lập
nhánh họ Oranggio Naxao. Lúc nhỏ Vihem Oranggio chịu ảnh hưởng của
Kitô giáo, phục vụ vương triều Tây Ban Nha, nhưng dần dần có xu hướng
chống lại chính quyền chuyên chế Tây Ban Nha và ngả theeo đạo Tin Lành.
Năm 1555, Vinhem Oranggio được cử làm thống lĩnh của Nedeclan.
Sau thất bại của cuộc cải cách, ông trốn ra nước ngoài.
Năm 1567, Vinhem Oranggio sang Đức. Nhờ sự giúp đỡ của phái
Luthơ ở Đức và phái Huygơnơ ở Pháp, Vinhem đã chiêu mộ được quân
đội đánh thuê gồm 30000 nghìn người. Năm 1568, Vinhem kéo quân đánh
thuê và tấn công Tây Ban Nha ở Frixan, nhưng bị thất bại.
Năm 1572, hai tỉnh Hoolan và Deelan đã hoàn toàn giải phóng nhờ
đội du kích trên biển của Vinhem. Tháng 7 năm 1572, hội nghị đại biểu
của các thành phố ở Hôlan đã quyết định thừa nhận Vinhem là tổng đốc
hợp pháp của Hoolan và Dêlan. Đồng thời trao cho Vinhem quyền chỉ huy
tối cao các lực lượng vũ trang trên đất liền và trên biển. Tháng 9 năm
1576, dưới sự chỉ huy của những người thuộc phái Oranggio, dân quân
thành phố Bruxen tiến hành khởi nghĩa, chiến được trụ sở hội đồng nhà

nước và bắt giữ các quan chức. Cơ quan thống trị cuối cùng của Tây Ban
Nha ở Nedeclan bị sụp đổ.
Ngày 23 tháng 1 năm 1579, Hiệp ước “Liên minh vĩnh cửu” giữa các
tỉnh phía Bắc ra đời. Vinhem được bầu làm chủ tịch liên hiệp này. Chính
quyền mới của 7 tỉnh miền Bắc đã được thành lập. Tuy nhiên vua Philip II
21


không chấp nhận, coi Vinhem là kẻ phản nghịch và đặt ơng ra khỏi vịng
pháp luật. Năm 1584, Vinhem bị ám sát.
* Oliver Cromwell (1599 - 1658)
Oliver Cromwell sinh năm 1599 trong một gia đình quý tộc nhỏ và
cuộc đời ông hoàn toàn mờ nhạt cho tới đầu những năm 40 tuổi. Vào
những năm 40 tuổi, Cromwell cải đạo sang Thanh giáo. Ông được bầu vào
hội đồng dân biểu ở Cambridge rồi tham gia cuộc nội chiến Anh bên phe
những người nghị viên.
Là một chiến binh can đảm (biệt danh “Sắt thép”), ông bắt đầu được
biết tới sau khi chỉ huy một đội kỵ binh chống lại toàn bộ quân đội hoàng
gia. Cromwell là người thứ ba ký vào sắc lệnh xử tử hình Charles I vào
năm 1649 và là thành viên của nghị viện Rump từ 1649 đến 1653. Ông
được giao chỉ huy chiến dịch đánh Scotland trong các năm 1650-1651.
Ngày 20 tháng 4 năm 1653, Cromwell giải tán nghị viện Rump bằng vũ
lực rồi thành lập nghị viện Barebones trước khi trở thành Huân tước bảo
hộ của Anh, Scotland và Ireland vào ngày 16 tháng 12 năm 1653 cho tới
khi ơng qua đời. Khi những người bảo hồng trở lại nắm quyền vào năm
1660, xác ông bị đào lên, bị treo và bị chặt đầu.
*George Washington (1732 - 1799)
Là một trong những nhân vật nổi tiếng của lịch sử Hoa kỳ thời lập
quốc, người được chọn làm tổng thống đầu tiên của Hợp Chúng Quốc và
cùng chính là người được dân chúng Mĩ thường được gọi bằng ngôn từ

cao quý: “nhân vật số một trong chiến tranh, trong hịa bình và trong trái
tim mọi người” [25; 46].
George Washington sinh trưởng trong một gia đình giàu có ở bang
Virgilia. Ông được giữ chức vụ đầu tiên trong quân đội – chức thiếu tá lực
lượng dân quân Bocgima - năm ông 30 tuổi. Ba năm sau ông được thăng
chức đại tá và trung đoàn trưởng chỉ huy quân đội xứ này. Sau đó ơng
trúng cử vào viện dân biểu Virginia, tích cực đấu tranh chống chính sách
của Anh hạn chế sự phát triển cơng thương nghiệp thuộc địa. Ơng cùng
đồn đại biểu Bocgiaia tham dự đại hội lục địa lần thứ nhất và thứ hai, họp
bàn về cách chống lại thực dân Anh giành độc lập cho nước Mỹ. Tháng 6
22


năm 1775, Washington được bầu trọn làm Tổng tư lệnh chỉ huy các lực
lượng vũ trang. Với chức vụ này, Washington thể hiện phẩm chất cao cả,
lòng dũng cảm và tính kiên nghị, tài chỉ huy quân sự và tổ chức một quân
đội còn chưa được huấn luyện chu đáo, chưa đưa vào khuân phép, chủ yếu
được lập nên từ các lực lượng dân quân. Tướng Washington đã lãnh đạo
cuộc đấu tranh chống lại cả một đạo quân tinh nhuệ của Anh cộng với các
tốn lính đánh th được trang bị đầy đủ, làm nức lòng nhân dân bằng các
chiến thắng lừng lẫy. Chính điều đó đã đem lại uy tín của ơng trong quần
chúng nhân dân.
Tháng 5 năm 1787, Hội nghị củng cố chính quyền trung ương được
nhóm họp ở Philadenphia, Washington được bang Virgiaia cử đi tham dự.
Tại đây ông được các đại biểu bầu làm chủ tịch hội nghị. Bằng uy tín, tài
năng, Washington đã đưa hội nghị đến thành công sau 4 tháng làm việc
căng thẳng. Các đại biểu đã đồng ý thông qua bán dự thảo Hiến Pháp biến
nước Mĩ từ liên bang nhiều quốc gia thành một quốc gia liên bang.
Năm 1789, cuộc bầu cử Tổng thống theo Hiến pháp đã diễn ra.
Đúng như mong đợi của mọi người, George Washington đã được bầu làm

tổng thống đầu tiên của Hộp Chúng Quốc.
Washington mất ngày 14 tháng 12 năm 1799 sau khi bị cảm nặng.
Ông đã đóng góp cơng sức lớn trong việc tạo nên một đất nước rộng lớn
và hùng mạnh. George Washington được tôn vinh là hai trong số năm tổng
thống “vĩ đại” của nước Mĩ.
*Maximiliêng đơ Rôbexpie (1758 - 1794)
Robexpie là nhà cách mạng tư sản cánh tả trong Cách mạng tư sản
Pháp (1789-1794), người lãnh đạo chủ chốt của phái Giacôbanh, phái đã
đưa cuộc cách mạng tư sản Pháp lên đỉnh cao nhất.
Rôbexpie là luật sư ở Arat (miền Bắc nước Pháp), nổi tiếng về tinh
thần cách mạng ngoan cường và đức tính chính trực, liêm khiết (người ta
gọi ơng là "Người không thể mua chuộc").
Năm 1789, Rôbexpie được bầu vào Hội nghị ba đẳng cấp. Sau Hội
nghị ba đẳng cấp chuyển thành Quốc hội. Trong Quốc hội, Rôbexpie đứng
đầu cánh tả hay còn gọi là phái Núi, đấu tranh kiên quyết chống lại phái
hữu để bảo vệ quyền lợi của bình dân và địi đưa vua Lui XVI ra xét xử.
23


Cuộc khởi nghĩa ngày 31-5 và 2-6-1973, do nhân dân Pari tiến hành
đưa phái Giacôbanh, đứng đầu là Rôbexpie, lên nắm chính quyền.
Rơbexpie đã tiến hành nhiều chính sách cách mạng và thực hiện chính
sách "khủng bố" để thúc đẩy cách mạng tiến lên. Quân đội cách mạng,
dưới sự lãnh đạo của phái Giacôbanh, đã liên tiếp đánh bại và đẩy lùi quân
đội can thiệp của các nước châu Âu ra ngồi biên giới.
Nhưng rồi trong nội bộ phái Giacơbanh có sự phân hóa: một bộ phận
giàu có lên muốn ngừng cuộc cách mạng lại, còn bộ phận những nghèo
khổ (những người "không quần chẽn") muốn thúc đẩy cách mạng tiến lên
hơn nữa. Rôbexpie không đáp ứng đầy đủ quyền lợi cho quần chúng
"khơng quần chẽn", cho nên nhiệt tình cách mạng của họ không được như

trước nữa. Ngày 9 Técmiđo (tháng Nóng) năm II Cộng hịa (27/7/1794)
bọn phản động và thái hóa trong quốc hội đã tấn cơng và bắt giam
Rôbexpie. Sáng ngày 10 Tecmiđo (28-7-1794), Rôbexpie cùng các bạn
chiến đấu của mình đã bị đưa lên máy chém không qua xét xử.
* Louis XVI (1754 - 1793)
Louis XVI sinh ngày 23 tháng 8 năm 1754 – 21, là vua Pháp và vua
Navarre (1774 – 1792).
Ngày 10 tháng 5 năm 1774, Louis được kế vị ngai vàng từ người
ông, Louis XV, vì cha ơng, Louis, Thái tử Pháp, qua đời khi mới 36 tuổi
(1765). Ngày 16 tháng 5 năm 1770, ơng lập gia đình với Cơng chúa Marie
Antoinette - con gái của Hoàng đế La Mã Thần thánh là Franz I.
Nhà vua là một người thích đi săn. Trong triều đại ơng, lúc đầu,
Louis XVI rất được lịng dân do trung thực, nhưng về sau, vì ơng bảo thủ
và sai lầm nên bị dân chống lại. Vào năm 1789, Cách mạng Pháp nổ ra,
khởi đầu với việc một đám dân chúng Paris tấn công vào pháo đài Bastille
- nơi được sử dụng như một nhà tù. Ông cố dẹp loạn nhưng không được,
phải bỏ cung điện Versailles mà chạy lên cung điện Tuileries ở Paris. Sau
đó, ơng định cùng vợ trốn chạy sang Đại Công quốc Áo, quê vợ ông.
Nhưng không thành, ông và vợ đã bị bắt và giam lỏng ở Paris từ 17911792, cũng trong thời gian đó, ơng dùng hiệu "Vua của người Pháp".

24


Trước tình hình này, các nước quân chủ láng giềng, dưới sự bảo hộ
của Anh, tìm cách cứu vãn vị vua xấu số. Vào ngày 27 tháng 8 năm 1791,
vua nước Phổ là Friedrich Wilhelm II và em vợ Louis XVI là Hoàng La
Mã Thần thánh Leopold II ra "Tuyên bố Pillnitz", theo đó các quốc gia
châu Âu cần phải quan tâm đến số phận của vua Louis XVI. Không những
thế, vào năm 1792, Thống chế Phổ là Karl Wilhelm, Quận cơng xứ
Brunswick cũng ra "Tun ngơn Brunswick", theo đó ông sẽ đánh phá

Paris nếu dân Pháp dám cả gan làm hại đến nhà vua.
Lời tuyên bố này bị quân Cách mạng xem là bằng chứng của sự
"phản quốc" của nhà vua, ông bị quy vào tội "cõng rắn cắn gà nhà". Nó
trở thành thùng thuốc súng làm bùng phẫn nộ và là cái cớ chính thức để
chế độ quân chủ bị lật đổ, thành lập một chính phủ Cộng hòa Pháp vào
ngày 21 tháng 9 năm 1792. Liên quân Áo - Phổ cũng tấn công Pháp và
tiến về để giải phóng Paris, nhưng họ bị quân cách mạng - chủ yếu là nhờ
vào ưu thế về quân số - chặn đứng.
Ngày 21 tháng 1 năm 1793, vua Louis XVI bị lên máy chém của
quân Cách mạng Pháp.
* Otto von Bismarck (1815 - 1898)
Bixmac sinh năm 1815 trong một gia đình quý tộc Gioongke gần
Beclin. Ngay từ nhỏ Bixmac đã có tính cách phóng khống, ngang tàng:
mới chỉ hơn một năm đại học, ông đã đánh lộn 27 lần và thường là “kẻ
chiến thắng”. Bixmac rất căm thù cách mạng, là nhân vật “bảo hoàng hơn
bảo hoàng”. Đến tuổi trưởng thành, ơng được biết đến là người có đầu óc
thực tiễn, lắm mưu mẹo và có tính cực đoan, đại diện cho quý tộc đại địa
chủ Phổ.
Giữa thế kỷ XIX, nước Đức ở trong tình trạng chia cắt với 38 bang,
hợp thành một quốc gai liên hiệp là Liên bang Đức. Áo và Phổ là hai nước
lớn mạnh nhất của hai liên hiệp này và đang giành giật với nhau về vị trí
đứng đầu nước Đức.

25


×