Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

TIỂU LUẬN GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG ĐẤT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.13 MB, 33 trang )

I. Đặt vấn đề:
Đất là một nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà tự nhiên đã ban tặng cho con
người. Đất đóng vai trò quan trọng: Là môi trường nuôi dưỡng các loại cây, là nơi
để sinh vật sinh sống, là không gian thích hợp để con người xây dựng nhà ở và các
công trình khác. Tuy nhiên con người lại đã và đang có những tác động xấu,gây
ảnh hưởng nghiêm trọng, và ngày càng làm suy giảm chất lượng của môi trường
đất như sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật quá nhiều không đúng
quy định, chất thải từ các hoạt động của con người Những kim loại nặng và chất
khó phân hủy sẽ tích lũy trong đất, khi đến một giới hạn nhất định nào đó, chúng
sẽ biến thành chất ô nhiễm và làm thoái hóa đất.
Các nhà khoa học môi trường thế giới đã cảnh báo rằng: Cùng với ô nhiễm
nguồn nước, ô nhiễm không khí thì ô nhiễm môi trường đất cũng là vấn đề đáng
báo động hiện nay. Ô nhiễm đất không những ảnh hưởng xấu tới sản xuất nông
nghiệp, chất lượng nông sản, mà còn thông qua lương thực, rau, quả ảnh hưởng
gián tiếp tới sức khỏe con người và động vật. Tài nguyên đất của thế giới hiện
đang bị suy thoái nghiêm trọng do xói mòn, rửa trôi, bạc màu, nhiễm mặn, nhiễm
phèn và ô nhiễm đất. Hiện nay, để đánh giá chất lượng đất tại một khu vực nào đó
nhằm phục vụ cho việc giám sát và xử lý ô nhiễm, người ta áp dụng rất nhiều biện
pháp như các phương pháp phân tích hóa, lý, phương pháp giám sát sinh học dựa
vào các loài sinh vât
Một phương pháp đang được sử dụng rộng rãi tại nhiều khu vực trên thế giới
đó là phương pháp giám sát môi trường đất bằng thực vật. Giám sát môi trường
đất là một công việc cần có thời gian tương đối dài và sử dụng thực vật là một
phương pháp có hiệu quả, bởi vì thực vật là sinh vật phản ánh một cách khách
quan mọi đặc tính của đất, bên cạnh đó nó còn là phương pháp ít tốn kém và thân
thiện với môi trường. Sở dĩ phương pháp này mang lại hiệu quả cao trong việc
đánh giá chất lượng đất là do nó dùng thực vật để chỉ thị chính môi trường đất mà
nó tồn tại trên đó. Thực vật sinh trưởng, phát triển trên đất, lấy nước, chất dinh
dưỡng và muối khoáng từ đất để nuôi cơ thể Trong suốt quá trình sống, thực vật
tích lũy các chất có trong đất và lưu giữ lâu dài kể cả khi chết đi, thể hiện được
những đặc điểm thích nghi qua nhiều thời kỳ, và mỗi loại thực vật thì sẽ thích nghi


với các loại đất khác nhau phù hợp với đặc điểm hình thái và sinh lý của nó, vì vậy
dựa vào thực vật để chỉ thị môi trường đất sẽ đánh giá được trong khoảng thời gian
dài và mang lại hiệu quả cao đối với từng loại đất.
Sử dụng thực vật trong giám sát môi trường đất có vai trò rất quan trọng đối
với việc đánh giá chất lượng đất cũng như làm cơ sở để xử lý và làm sạch đất ô
nhiễm. Để hiểu hơn về phương pháp giám sát môi trường đất bằng thực vật, nhóm
chúng tôi đã tiếp cận vấn đề này ở nhiều khía cạnh khác nhau, trình bày những loài
thực vật đặc trưng được sử dụng nhiều trong các phương pháp giám sát môi
trường đất bằng thực vật.
II. Nội dung:
1. Một số khái niệm cơ bản:
1.1. Đất:
Đất hay thổ nhưỡng là lớp ngoài cùng của thạch quyển bị biến đổi tự nhiên
dưới tác động tổng hợp của nước, không khí, sinh vật.
1.2. Giám sát môi trường:
Là quá trình theo dõi một cách có hệ thống sự biến đổi chất lượng môi
trường theo thời gian và không giam nhằm quản lý môi trường một cách hiệu
quả.
1.3. Thực vật giám sát môi trường đât:
- Nghiên cứu một loài hay nhóm thực vật dùng để định mức chất lượng
hoặc sự biến đổi của môi trường đất.
- Đánh giá chất lượng đất tại khu vực nghiên cứu và mức độ ô nhiễm tại
đó.
- Căn cứ vào một số loại cây có thể dự đoán được một số tính chất ban
đầu của đất để nghiên cứu, xác định phương thức sử dụng.
1.4. Một số đặc điểm của thực vật giám sát môi trường đất:
- Cây mọc tự nhiên, đôi khi là cây trồng
- Sự sinh trưởng và những triệu chứng biểu hiện của cây đó phản ánh
phần nào tính chất của đất, diễn biến của khí hậu hay mang những nét
đặc trưng tiêu biểu cho một loại nguyên nhân nào đó.

2. Biểu hiện của thực vật khi thiếu các chất dinh dưỡng:
Một số biểu hiện của thực vật với các chất dinh dưỡng trong môi trường
đất khi nó quá nhiều hay quá ít có thể được nhận biết bằng mắt thường thông
qua các loại bệnh ở thực vật.
Chất dinh dưỡng
Vị trí trên thực
vật
Bệnh vàng lá
Viền lá bị hoại
tử
Màu sắc và dạng

N Tất cả các lá Không Không
Vàng các lá và
gân lá
P Những lá già Không Không Những đốm tía
K Những lá già Có Có
Những đốm
vàng
Mg Những lá non Có Không
Những đốm
vàng
Ca Những lá non Có Không
Các lá bị biến
dạng
S Những lá non Có Không Lá màu vàng
Mn, Fe Những lá non Có Không
Vàng giữa gân

B, Zn, Cu, Ca,

Mo
Những lá non - - Lá biến dạng
Các dấu hiệu đặc trưng ở lá khi thiếu chất dinh dưỡng
3. Phân loại thực vật chỉ thị môi trường đất
Mỗi loại thực vật thì sẽ thích nghi với các loại đất khác nhau phù hợp với
đặc điểm hình thái và sinh lý của nó. Vì vậy, để việc đánh giá chất lượng đất
tại một khu vực nào đó đạt hiệu quả cao nhất, người ta chọn những loại thực
vật tương ứng, phù hợp.
3.1. Thực vật chỉ thị môi trường đất phèn:
3.1.1. Đặc điểm đất phèn:
- Độ pH thấp
- Giàu các chất độc dạng ion Al
3+
, Fe
3+
, SO
4
2-
- Ngập nước quanh năm hay ngập một thời gian
- Hoá phèn nhanh chóng khi khô nước
- Thường có màu đen hoặc nâu ở tầng đất, mặt.
- Có mùi đặc trưng của lưu huỳnh và H
2
S.
3.1.2. Đặc điểm thực vật chỉ thị môi trường đất phèn:
- Thực vật trên đất phèn thay đổi theo tính chất đất, chúng biến đổi tủy theo
mức độ hàm lượng phèn chứa trong đất.
- Các loài thực vật chỉ thị cho vùng đất phèn theo mức độ khác.
3.1.3. Các kiểu đất phèn:
3.1.3.1. Đất phèn tiềm tàng:

 Đặc điểm:
- Đất phèn tiềm tàng (theo phân loại FAO: Proto-Thionic Fluvisols) là
đơn vị đất thuộc nhóm đất phù sa phèn.
- Được hình thành trong vùng chịu ảnh hưởng của nước có chứa nhiều
sulfat. Trong điều kiệm yếm khí cùng với hoạt động của vi sinh vật,
sulfat bị khử để tạo thành lưu huỳnh và chất này sẽ kết hợp với sắt có
trong trầm tích để tạo thành FeS
2
.
- Trong phèn tiềm tàng có thể có nhiều hợp chất khác như H
2
S, các ôxít
Fe, Al, các hợp chất hữu cơ.
- Độ pH của đất phèn tiềm tàng nằm trong khoảng trung tính do môi
trường đất ở điều kiện khử, chưa bị ôxi hóa. Đối với đất phèn tiềm tàng
bị ảnh hưởng mặn ở vùng duyên hải thì giá trị pH đất có thể lớn hơn
7,0. Tuy nhiên, khi bị ôxi hóa thì pH có thể hạ xuống rất nhanh, khi đó
pH có thể hạ thấp dưới 2,0.
 Một số loài thực vật chỉ thị.
 Chà là:
- Thường mọc dày ở vùng cao, độ ngập thủy triều cao nhất từ 10-20cm,
ở những vùng thấp hơn cũng có chà là nhưng mọc rải rác.
- Cây cao 10m, thân cột, mảnh, đường kính đến 7cm. Lá dài 1-2m, mọc
chụm ở ngọn thân, lá xẻ thành hình lông chim, các lá phụ hình cuốn
dưới bẹ nhọn như gai. Trái mập hình bầu dục, cao 1m, màu nâu đến
đen khi chín, có một hột. Cây trổ bông vào tháng 2-4 dương lịch và trái
chín vào khoảng tháng 6-8.
- Với đặc tính không bị nắng mưa làm hư mục nên thân cây được dùng
làm đòn tay, sàn cầu…
Cây chà là( Phoenix paludosa)

 Ráng dại:
- Mọc hoang ở bờ rạch, đầm nước mặn từ Bắc đến Nam, thuộc loài ưa
sáng và đất mùn.
- Mọc ở vùng thấp hơn, độ ngập thủy triều lúc cao nhất là 25-30cm
- Có khi mọc xen với chà là và các cây lùm bụi khác
- Khi chết cho nhiều xác bã và tạo nhiều mùn làm đất tới xốp
Cây ráng ( Arro stichum aureum L)
 Lác biển:
- Mọc ở vùng đất thấp, ngập nước thường xuyên
- Thân to, cứng, dòn 3 cạnh, vót nhọn
- Nhiều chỗ mọc xen với cóc kèn
Lác biển ( Cyperus malaccensis)
 Bồn bồn:
- Loài cỏ lâu năm, cao 1,5-2m có thân rex, lá dài 1,5-2m, cứng, hợp
thành 2 hàng đứng quanh thân, bé là ôm lấy thân
- Bồn bồn mọc hoang ở ruộng, đầm lầy ven sông rạch ngọt, có thể tạo
thành đám rộng, trổ bông vào tháng 3-8.
Bồn bồn (Typha augustifolia)
 Đối với đất phèn tiềm tàng sâu trong vùng nội địa:
- Là vùng trũng ngập nước gần như quanh năm gồm các loại thủy sinh
mọc chìm dưới nước, hoặc chìm trong một phần, còn lá và hoa mọc
khỏi mặt nước.
- Mộ t số loài dùng làm chỉ thị cho vùng đất này: súng co (chỉ thị cho
vùng đất phèn ngập nước thường xuyên); sen; năng; cỏ bấc; lúa ma
(chỉ thị ưu thế vùng đất phèn ngập nước theo mùa); rau dừa nước; nghễ
răm…
Súng co (Nymphea stellata) Sen (Nelumbium nelumbo)
3.1.3.2. Đất phèn nhiều:
 Đặc điểm:
- Đất phèn nhiều là một đơn vị đất thuộc nhóm đất phèn.

- Đất phèn hoạt động được hình thành sau khi đất phèn tiềm tàng diễn ra quá
trình oxi hóa
 Một số thực vật chỉ thị:
 Năng bộp hay năng ngọt:
- Phát triển tốt ở ph thấp,
- Chỉ sống được ở mức độ phèn Al < 2000 ppm
- Phát triển khi đất bị ngập nước và có độ ẩm cao>15%
- Tích lũy rất cao SO
4
: 0,6 – 0,9% trọng lượng khô; Al
3+
~1500 –
1800ppm
- Đặc biệt trong rễ tích lũy gấp 2 -3 lần thân ở lá và có khả năng tích lũy
nhiều S
2
O
5
.
- Chỉ thị cho đất phèn hoạt động mạnh, nhưng không gay gắt bằng nơi
đất phèn hoạt động mạnh có cỏ năng kiềm chế ưu thế.
Năng ngọt (Elocharis dulcis)
 Năng kim, năng chỉ:
- Mọc ưu thế trên đất phèn hoạt động mạnh bị ngập nước sau ở vùng địa
hình thấp. Đất có đọ phì thấp nhất, đất phèn ở ĐBSCL.
- Cỏ tạo thành bụi thưa với thân yếu, không cạnh cao 20cm, lúc khô có u
ngang.
- Mọc ở ruộng hay các nơi sình lầy có nhiều phèn như Đồng Tháp Mười,
Cà Mau
- Đây là cây chỉ thị cho vùng đất phèn nhiều, phát triển mạnh vào đầu

mùa mưa, sống được ở vùng có mức phèn cao Al
3+
= 1800-2500ppm.
Năng kim, năng chỉ ( Eleocharis ochrostachys)
 Cỏ bàng:
- Thường mọc cùng với cỏ năng
- Là loại cỏ lâu năm cao đến 1m, thân đứng ao, lá to dài, có đốt, căn
bành cứng, to 8-10mm, thân đứng cao, có 3-4 vảy, dài 14-20cm. Lá
dài,, bẹ dài, 15-20cm. Bông nâu sậm tạo thành ghé dài 1,5-2cm, to 1cm
- Mọc nhiều ở vùng đất ngập nước phèn nhiều Đồng Tháp Mười, Hà
Tiên, U Minh
- Phân bố rộng và khá phổ biến trên đất phèn mạnh ở tỉnh Long An, tạo
thành các vạt cỏ bàng tự nhiên, thuần loại or ưu thế hơn trên diện tích
khá rộng
- Nằm ở độ cao thấp hơn cỏ mồm, đất xấu hơn cỏ mồm, nhưng tốt hơn
- cỏ năng bộp.
Cỏ bàng ( Lepironia articulata)
 Cây sậy:
- Là loại cỏ lâu năm, cao đến 3m. Thân to, lá hẹp dài.
- Sậy mọc hoang hóa nơi đất ẩm, nhiều nắng có thể chịu được nước
ngập suốt mùa mưa từ tháng 5 -10, thường mọc ở chỗ đất cao hơn so
với vùng ngập sâu có nhiều cỏ năng và cỏ bàng
- Theo Kondat và Eva, loại sậy có tiết ra một độc tố làm cho các loại tảo
Microcystic, Lyngbya không sống được.
3.2.3.3. Đất phèn ít và trung bình:
 Đặc điểm:
- Bao gồm đất phù sa phát triển bị nhiễm phèn và đất nhiễm phèn nặng
được thuần thục và rửa trôi.
- Thường phân bố ở những nơi có địa hình tương đối cao, có sự bồi đắp
khá nhiều của phù sa nên tầng phèn tiềm tàng bên dưới được che phủ

khá dày (80-100cm), khả năng bị nhiễm phèn nhẹ.
- Những vùng trước đây bị nhiễm phèn nhưng do có địa hình cao, khả
năng rửa trôi tốt nên dần dần đất trở nên ít nhiễm phèn.
- Thành phần hạt độ hàm lượng sét trong loại đất này rất cao (60-
63,9%), bột và cát ít , chứng tỏ đất có độ thoát , thấm nước kém và dẻo
chặt…
 Các loại thực vật chỉ thị:
 Năng ngọt:
- phát triển tốt nhất ở pH= 4-4.5, chỉ sống được ở mức độ phèn Al dưới
2.000 ppm, nếu quá ngưỡng này, năng khô héo chỉ còn gốc, củ gầy
- Mọc nhiều nơi thuộc đất phèn nhẹ và đất phèn trung bình thuộc Nam
Bộ. Rễ sâu tới 1m, rất khó tiêu diệt.
- Năng ngọt phát triển khi đất bị ngập nước và có độ ẩm cao, độ ẩm của
đất dưới 15% thì năng khó sống. Năng ngọt có củ màu đen bên ngoài,
bên trong trắng, dòn, dễ vỡ, sinh sản chủ yếu là vô tính.
- Trong cây năng tích luỹ rất cao SO4
2-
: 0,6 - 0,9 % trọng lượng khô
Al
3+
có thể lên đến 1.500 - 1.800 ppm. Đặc biệt trong rễ tích lũy gấp 2
- 3 lần ở thân, lá.
Năng ngọt (Eleocharis equisetina)
 Cỏ ống ( Panicum repens):
- Tên địa phương còn gọi là Cựa Gà, là loài cỏ lâu năm, đầu nhon như
cựa gà lúc còn non, thân bọng dài 1,2m, bò và mang rễ gốc, thẳng
đứng ở trên, khía rãnh mang các lông dài 5-7 cm. Lá đơn mọc cách,
hình mũi mác. Bông hợp chùm tụ tán thẳng đứng ở ngọn, phân nhánh
không đều, cao 7-20 cm.
- Cỏ mọc rất tốt ở ở vùng phèn ít và trung bình, chịu được phèn, có khả

năng chịu được lũ lụt. Những nơi bị úng nước lâu ngày thì thấy cỏ
mọc… Cỏ này rất khó tiêu diệt
Cỏ ống ( Panicum repens)
 Cỏ lác:
- Thuộc họ Cói (Cyperus) , cây có thân đơn độc, cao đến 1m, có 3 cạnh
tròn, ngọn ở phần trên. Lá rìa sắc, bẹ lá nâu đỏ.
- Mọc nhiều trên các đê dọc kênh rạch vùng đất phèn ít và trung bình.
Nó còn mọc rất tốt trong ruộng ở pH= 4-6.5 ở đất ngập nước thường
xuyên hoặc các kênh mương có nước thủy triều ra vào thường xuyên.
Cỏ lác (Udu cyperus)
 Rong tảo chỉ thị vùng đất phèn:
- Ở những vùng có nước phèn đứng hoặc ruộng lúa bón nhiều phân hữu
cơ, vùng sình lầy có nhiều phân hữu cơ.
- Các họ có loài nhiều nhất là: Oscillatoriaceae, Nitzschiaceae,
Desmidiceae, Zygnemaceae. Loài này tác động xấu ở ruộng lúa vì nó
chịu được pH rất thấp và phát triển rất nhanh.
Desmidiceae Nitzschiaceae
3.2. Thực vật chỉ thị môi trường đất mặn:
3.2.1. Đất mặn:
- Đất mặn là loại đất có chứa nhiều Cation Natri (Na) hấp phụ trên bề mặt keo
đất và trong dung dịch đất
- Cation Natri có nguồn gốc từ: đá mẹ (đất hình thành đất); từ nước biển; xác
động thực vật.
3.2.2. Rừng ngập mặn:
- Rừng ngập mặn bao gồm các loài động thực vật sống trên vùng đất mặn ven
biển tạo nên một hệ sinh thái rừng đặt trưng vùng đất mặn. Hệ sinh thái rừng
ngập mặn chỉ thị vùng đất mặn.
- Có hai loại: + Đất nhiễm mặn theo mùa.
+ Đất mặn thường xuyên.
3.2.3. Thực vật chỉ thị :

3.2.3.1. Thực vật chỉ thị rừng ngập mặn:
 Đặc điểm:
- Hình thành trên các vùng đất phù sa do sông cùng với trầm tích biển do
thuỷ triều mang vào tạo thành các bãi lầy ven biển.
- Thực vật cần có những cơ chế đặc biệt để tồn tại nên đặc điểm của thực vật
chỉ thị cho môi trường sinh thái này.
- Hệ rễ phát triển chằng chịt gần mặt đất, phân tán toả đi rất xa giúp cây đứng
vững, rễ thở hình đũa, bì khổng trên lớp vỏ ngoài, hạt nổi trên mặt nước, lá
rất dày và cứng. (Ví dụ: Bần (Son nerelia), nà mắm (Avicennia) )
Bần (Son nerelia)
- Một số loài vẹt chỉ thị mức độ ngập và tình trạng đất.
Loài Độ ngập mặn Tình trạng đất
Vẹt trụ (B.cylindrica) 3 – 4 Đất bùn hơi chặt gần biển
Vẹt dù (B. gymnorhiza) 3 – 4
Đất bùn hơi rắn, nhiều sỏi
đá
Vẹt khang (B. sexanqua) 2 – 3
Đất bùn ướt gần sông nước
lợ
Vẹt tách (B. parviflora) 2 – 3
Đất bùn nhiều mùn, mọc
lẫn với đước
Vẹt trụ (Bruguiera cylindrica)
 Các loài cây ngập mặn:
- Sinh vật chỉ thị đất mặn quan trọng nhất là các loài cây ngập mặn
- Các loài cây ngập mặn ở Việt Nam được chia làm 2 loại:
+ Có biên độ muối rộng
+ Có biên độ muối hẹp
Biên độ Loài thực vật
Nhóm chịu độ mặn cao (10-35%

o
)
Họ mắm (Avixenniaceae)
Đưng hay đước bộp (Rhizophora mucronata)
Đâng hay đước vòi (Rhizophora stylosa)
Dà quánh (Ceriops decandra)
Vẹt trụ (Bruguiera cylindrica)
Nhóm chịu mặn trung bình (15-30%
o
)
Vẹt tách (Bruguiera parvillosa)
Vẹt dù (Bruguiera gymnorrhiza)
Sú (Aegiceras comilatum)
Nhóm chịu mặn tương đối thấp (7-
20%
o
)
Trang (Kandelia candel)
Vẹt tách (Bruguiera parvillosa)
Ô rô (Acanthus ebracteatus)
Quạo nước ( Dolichandrone spathacea)
Cốc kèn (Derris trifoliata)
Nhóm chịu mặn thấp (5-15%
o
)
Mái dầm (Cryptocoryne ciliata)
Bần chua (Sonneeratia caseolaris)
Dừa nước (nyps fritican)
Các loài có biên độ muối rộng
3.2.3.2. Các loài cây chịu được mặn ở những vùng khác:

 Sậy
- Thuộc họ Hòa thảo (Gramineae), là loài cây cỏ sống lâu năm mọc thành
bụi, có khi cao đến 4m, thân đặc và to ở gốc, có phấn mốc. Phiến lá dày đến
40cm, bẹ lá dày gần bằng long và ôm lấy thân, mép lá là một hang long
dày. Cụm hoa là chùm tụ tán dày nên khi nở hoa gọi là trổ cờ.
- Mọc hoang ở vùng đất mặn ít, nơi ẩm ướt quanh năm.
Sậy (Neyraudia arundinaceae)
 Lác hến:
- Thuộc họ Cói (Cyperacae), là loài cỏ sống dai, cao đến 2m, thân có 3 cạnh
và mặt lõm. Lá dài, thon nhọn. Qủa bế đen có 3 cạnh. Phát triển mạnh ở
bùn nơi có ảnh hưởng của thủy triều. Một số nước được dung rau ăn mát,
lợi tiểu…
 Lác vòi hẹp:
Thuộc họ Cói, là loại cỏ sống dai, thân cứng có 3 cạnh. Lá có phiến màu
lục tươi hay mốc, mép lá rất sắc. Qủa bế màu nâu. Mọc rộng ở các bể lầy
mặn.
 Thảm cỏ biển:
Gồm các thực vật thủy sinh bậc cao (Hydrophytes), nhóm có hoa
(Anthophyta), thích nghi sống ngập nước biển với môi trường nồng độ muối
cao, chịu được lực tác động của gió song, thủy triều và khả năng thụ phấn
trong nước. Ở VN, một số vùng ven biển và đảo (Long Châu, Bạch Long,
quần đảo Trường Sa, Côn Đảo, Phú Quốc…) dã xác định được 14 loài thảm
cỏ biển. Đó là: cỏ nàn (Halophila beccarii), cỏ xoan đơn (H. decipiens), cỏ
xoan (H. ovalis), cỏ xoan nhỏ (H. minor), cỏ vích (Thalassia hemprichii),
cỏ lá dừa (Enhalus acoroides), hẹ tròn (Halodule pinifolia), hẹ ba răng (H.
uninervis), năn biển (Syringodium isoetifolium), kiệu tròn (Cymodocea
rotundata), kiệu răng cưa (C. serrulata), cỏ đốt tre (Thalassodendron
ciliatum), cỏ lươn Nhật (Zostera japonica), cỏ kim (Ruppia maritime).
 Rong tảo:
- Cũng là những sinh vật chỉ thị quan trọng cho đất mặn

- Có 3 nhóm chính: + Rong đỏ (Rhodophyta)
+ Rong lục (Chlorophyta)
+ Rong nâu (Phaeophyta)
- Trong số các nhóm này thì có 2 loài chỉ thi quan trọng là:
 Rong câu (Gracilaria) thuộc ngành Tảo đỏ, gồm nhiều loài có hình
thức khác nhau: Trụ tròn, phiến bản hẹp, chia nhánh theo kiểu mọc
chuyền, chạc đôi hoặc chum. Gốc tản có bàn bám dạng đĩa. Rong
câu là nguyên liệu chính để chế biến các loại thạch, có sắc tố cho
hiệu quả kinh tế cao
.
 Rong đuôi chó (Ceratophyllum demersum), thuộc họ Rong đuôi
chó (Ceratophyllaceae), một số nơi còn gọi là rong đuôi chồn, thân
thảo mềm, không có rễ, dài 30-40cm, phân nhánh nhỏ, dài mọc lơ
lửng trong nước. Lá mọc vòng 5-10 chiếc một, khi vò nát có mùi
khét đặc biệt, phiến lá chia nhỏ thành hình sợi chỉ. Hoa nhỏ mọc ở
nách lá, không có cuống. Rong đuôi chó mọc hoang ở các ao hồ,
mương máng vùng đất mặn, được dung đẻ nuôi lợn.
Rong đuôi chó Rong câu (Gracilaria)
(Ceratophyllum demersum)
3.3. Đất cát biển:
3.3.1. Đặc điểm:
- Đất cát ven biển có địa hình, địa mạo thường thay đổi bởi đất cát khô, rời
rạc dễ bị di động do gió thổi và nước chảy. Bởi vậy, nơi đây mang thảm
thực vật tự nhiên rất độc đáo.
3.3.2. Một số thực vật chỉ thị:
 Muống biển:
- Là một loài thực vật thuộc họ Bìm bìm(Convolvulaceae). Đây là một trong
các các loài thực vật chịu mặn phổ biến nhất, phân bố rộng rãi nhất và là
một trong những ví dụ nổi bật nhất minh hoạ cho các loại cây có hạt trôi
theo dòng nước. Hạt giống của muống biển nổi trên mặt biển và không bị

nước mặn ảnh hưởng.
Muống biển (Ipomoea pes-caprae)
 Cỏ rươi:
- Là cây thân cỏ, thân cứng có nhiều đốt, mọc thành bụi vươn cao có khi đến
trên 1m. cây Rười có thể phát triển cả ở chân hoặc sườn đụn cát và cũng có
tác dụng hạn chế khả năng di chuyển của cát.
Cỏ Rười (Scirpus junciformisi)
 Cây phong ba:
- Là một loài thực vật thuộc họ Mồ hôi (Boraginaceae, còn gọi là họ Vòi voi)
chỉ cao trung bình 3–6m, lá màu xanh sẫm, hay mọc ở những nơi đất cát.
Thân gỗ mềm, cong queo, phân cành thấp. Cụm hoa xếp thành hai dãy nhỏ
màu trắng, nhỏ chỉ 5 mm. Quả hạch tròn đường kính khoảng 5–8mm, mọc
thành chùm.
Cây phong ba (Argusia argentea)
 Phi lao:
- Là một loài thực vật có hoa trong họ Casuarinaceae, thuộc loại cây gỗ trung
bình, cao 15 – 25 m, mang hoa đơn tính cùng cây. Quả thuộc dạng quả kép,
khi chín có vỏ hóa gỗ và tự khai để phóng thích hạt ra ngoài.
Phi lao (Casuarina equisetifolia)
 Cây gọng vó:
- Cây thảo cao 10-40cm, thân như sợi chỉ, có lông tuyến, lá hẹp và dài mọc
tỏa ra như gọng vó, thường cuộn xoắn ốc ở ngọn; cuống lá nhẵn; phiến lá
mang nhiều lông tuyến dài bằng bề rộng của lá. Là loài ưa ẩm thường mọc
ở những nơi bằng phẳng đọng nước khi mưa, phổ biến khắp các vùng cát
ven biển miền Trung
Cây gọng vó (Drosera indica)
 Cây nắp ấm:
- Cây mảnh, thân dài 20-30cm. Lá không có cuống hoặc có cuống ôm lấy
thân. Gân chính kéo dài thành một sợi uống cong, tận cùng bằng một túi
hình cái bình có nắp đậy. Trong bình có các lông tuyến tiết ra chất dịch

quyến rũ sâu bọ chui vào. Cây mọc ở các vùng đất cát Quảng Bình, Thừa
Thiên Huế.
Cây nắp ấm (Nepenthes annamensis)
 Cỏ gà:
- Cỏ gà thường mọc ở bờ sông, sườn đê, bãi cỏ tự nhiên trên
khắp các vùng. Thân rễ bò dài ở gốc, thẳng đứng ở ngọn,
cứng, có từ 8 đến 40 cọng, có khi cao tới 90 cm. Cỏ gà bò
chằng chịt vào nhau thành thảm cỏ dày đặc. Lá phẳng hình
dài hẹp, nhọn đầu, màu vàng lục, mềm, nhẵn hoặc có lông,
mép hơi ráp. Lá có thể thay đổi màu sắc từ xanh đậm sang
xanh nhạt, trắng khi thời tiết biến đổi. Cụm hoa thường dài
từ 3 đến 6 cm gồm từ 3 đến 7 bông con (hiếm gặp hơn là 2
bông) dài khoảng 2-3 mm xếp hình ngón, đơn, mảnh. Các ngón hoa thường
tạo thành một vòng nhưng cá biệt có thể thành 2 vòng với 10 cụm hoa.
- Cỏ gà thích hợp với nhiều loại đất và ưa đất ráo nước, nó cũng thích ứng tốt
với đất mặn, nhưng sinh trưởng chậm. Cây con có khả năng bén rễ rất
nhanh và sau đó phát triển mạnh. Cỏ gà là loài ưa ánh sáng và thường chết
khi bị che bởi bóng râm. Cỏ gà cũng có khả năng chịu đựng rất tốt trước
các tác nhân bên ngoài như sự giẫm đạp và ngắt lá cũng như vẫn có khả
năng sinh tồn khi bị lửa to nhờ thân rễ rộng
3.4. Thực vật chỉ thị đất dốc thoái hóa:
3.4.1. Đặc điểm:
- Đất dốc là đất có bề mặt nằm ngiêng, thường ghồ ghề hoặc lượn sóng
- Thoái hóa đất là quá trình thay đổi các tính chất hóa lý và sinh học của đất
làm giảm chất lượng của đất.
- Đất thường bị xói mòn, thoái hóa do rửa trôi mạnh, gây nên sự mất dinh
dưỡng và độ phì của lớp đất mặt, dẫn đến sự axit hóa trong đất, đất trở nên
chua chứa nhiều Fe3+, Al3+ linh động
3.4.2. Một số thực vật chỉ thị:
 Cỏ tranh

Cỏ tranh là cây sống lâu năm có thân rễ lan dài, ăn sâu dưới đất. Lá mọc
đứng, cứng, gân nổi; dáng lá hẹp dài; lá có mặt trên nhám, mặt dưới nhẵn,
mép lá sắc có thể cứa đứt tay rất dễ dàng. cỏ tranh còn có khả năng phát tán
rất xa nhờ gió.
Cỏ tranh (Imperata cylindrica)
 Lau
Là loài cỏ lâu năm, cao đến 3m, thân đặc. Lá đơn, phiến hẹp, dài 2m, rộng
2-5cm, bẹ không có lông. Bông tạo thành chùm, tụ án gọi là cờ, dài tới 1m
ở ngọn, gié hoa mang nhiều lông trắng bạc.
Lau (Saccharum arundinacecum)
 Guột
Là loài cỏ nhiều năm cao hơn 0.7m, chịu hạn và ưa sáng, thường mọc thành
từng đám rộng trong các trảng cỏ hay trảng cây bụi trên các loài đất chua và
đất bị thoái hóa mạnh nghèo chất ding dưỡng và đá ong hóa
Guột (Dicranopteris linearis)
 Chè vằng
Thuộc họ nhài (Oleaceae), là cây có cành non kéo dài, nhẵn. Lá hình bầu
dục-mũi mác. Cụm hoa mọc ở bên, quả mọng. Cây mọc hoang ở các vùng
đất khô cằn, thoái hóa mạnh ở tất cả các vùng trung du, đặc biệt phổ biến
vùng đất hoang hóa Quảng Bình, Hà Tĩnh.
Chè vằng (Jasminum subtrinerve)
 Sim
Cây bụi cao 1-2m, cành 4 cạnh, lá mọc đối hình thuôn, phiến là dày, mép
hơi cong xuống. Hoa màu tím hồng, mọc đơn độc hoặc 3 bông ở một kẻ lá.
Quả mọng màu tím sẫm có nhiều hạt cứng hình móng ngựa. Là một trong
những loài đặc trưng cho đất đồi núi chua, thoái hóa
Sim (Rhodomyrtus tomentosa)
 Mua
Cây bụi, cao từ 1-5m. Cành tròn có những vảy răng nhỏ. Lá có gân hình
vòng cung, lá dày, có ít lông cứng ở mặt trên nhưng nhiều lông dài ở mặt

dưới. Hoa lớn thường có 3 cái mọc chum lại ở đầu cành.Quả hình chén có
phủ các lớp lông thô dạng vảy. Cây mọc hoang trên đất khô, chua và thoái
hóa mạnh ở vùng đồi núi và trung du.
Mua (Melastoma candium)
3.4.3. Những cây thân bò đặc trưng cho đất dốc chua phèn:
 Cây trinh nữ
Hay còn gọi là cây xấu hổ, mọc hoang ở đất dốc, khô, chua và thoái hóa
mạnh. Cây nhỏ thân có hình móc, lá xẻ lông chim hai lần. Hoa màu tím đỏ
tụ thành cầu. Quả dài, tụ thành hình ngôi sao, và hẹp lại ở phần giữa các hạt
có lông cứng ở mép.

×