Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

SKKN: SỬ DỤNG PHIẾU HỌC TẬP TRONG DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.14 KB, 27 trang )

UBND TỈNH HẢI DƯƠNG
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
SỬ DỤNG PHIẾU HỌC TẬP
TRONG DẠY HỌC

MÔN: CÔNG NGHỆ
KHỐI LỚP: 11
NHẬN XÉT CHUNG

.


.






ĐIỂM THỐNG NHẤT
Bằng số:
Bằng chữ:
Giám khảo số 1:
Giám khảo số 2:
Sáng kiến kinh nghiệm
Năm học 2011 - 2012
SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ĐƯỜNG AN
SỬ DỤNG PHIẾU HỌC TẬP
TRONG DẠY HỌC
MÔN: CÔNG NGHỆ


TÊN TÁC GIẢ: BÀ VŨ THỊ HIẾU
ĐÁNH GIÁ CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
(Nhận xét, xếp loại)
.






Xác nhận của nhà trường
(Ký, đóng dấu)
2
Số phách
Sáng kiến kinh nghiệm
UBND TỈNH HẢI DƯƠNG
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
SỬ DỤNG PHIẾU HỌC TẬP
TRONG DẠY HỌC

MÔN: CÔNG NGHỆ
KHỐI LỚP: 11
ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG CẤP CƠ SỞ











ĐIỂM THỐNG NHẤT
Bằng số:
Bằng chữ:
Giám khảo số 1:
Giám khảo số 2:
3
Sáng kiến kinh nghiệm
Năm học 2011 - 2012
Phần I
ĐẶT VẤN ĐỀ
Như chúng ta đã biết, việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy
tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh là vấn đề quan trọng có
tính quyết định trong việc nâng cao chất lượng dạy học. Vấn đề dạy học nhằm
phát huy tính tích cực, độc lập của học sinh trong dạy học công nghệ đã được đề
cập tới trong những năm gần đây, nhưng qua thực tế cho thấy vẫn còn tồn tại
những nhược điểm sau:
- Nhiều hoạt động trên lớp vẫn còn do giáo viên thực hiện như: Giới thiệu qua
mô hình, tranh vẽ, giải thích các hiện tượng xảy ra…
- Các mô hình, tranh vẽ được dùng chủ yếu để giáo viên giải thích nên qua đó
học sinh vẫn thụ động tiếp thu kiến thức do giáo viên truyền thụ.
- Một số giáo viên đã chú ý tới việc phát huy tính tích cực của học sinh bằng
phương pháp đàm thoại nhưng vẫn còn nhiều câu hỏi vụn vặt và chỉ có một số
học sinh làm việc, còn phần lớn học sinh không tham gia hoạt động.
- Đối với một số giờ dạy giỏi, hoạt động của học sinh đã được thiết kế như
hoạt động theo nhóm nhưng phần lớn vẫn còn mang tính hình thức, chưa thực sự
mô phỏng được hoạt động tích cực của học sinh dưới sự tổ chức, điều khiển của
giáo viên theo mục tiêu bài học.

- Việc đánh giá chất lượng học tập thể hiện ở mục tiêu của bài còn nặng về
đánh giá kiến thức, chưa đánh giá đúng mức đến kĩ năng vận dụng tri thức để
giải quyết tốt những vấn đề liên quan đến cuộc sống thực tế hàng ngày.
- Việc dạy công nghệ hiện nay chưa thực sự giúp có phương pháp cũng như kĩ
năng tiến hành các hoạt động để tìm tòi, khám phá kiến thức một cách chủ động,
sáng tạo.
Thực tế cho thấy rằng học công nghệ là quá trình nhận thức, khám phá,
tìm tòi các tri thức công nghệ thông qua hoạt động tích cực của người học. Mà
phương pháp dạy học tích cực là phương pháp hướng tới việc học tập chủ động,
sáng tạo của người học. Đổi mới phương pháp dạy học phải đảm bảo cho học
sinh được làm việc nhiều hơn, suy nghĩ nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn để tự tìm
ra những tri thức cần thiết. Trong đó vai trò của người thầy là thiết kế, tổ chức,
điều khiển quá trình hoạt động của học sinh theo những mục tiêu cụ thể đã được
4
Sáng kiến kinh nghiệm
định sẵn, hướng dẫn học sinh hoạt động, củng cố thêm cho học sinh những
thông tin dưới sự điều khiển của giáo viên.
Năm học 2010 - 2011, 2011- 2012 nhóm giáo viên dạy công nghệ của
trường THPT đã hiểu sâu sắc những vấn đề thực trạng dạy công nghệ hiện nay.
Trong điều kiện thực tế của nhà trường, các điều kiện có thể áp dụng một cách
đầy đủ các phương pháp dạy học tích cực còn nhiều hạn chế. Vì vậy việc lựa
chọn nội dung kiến thức thích hợp phương tiện hợp lí để vận dụng phương pháp
dạy học tích cực là một yêu cầu đặt ra đối với mỗi giáo viên, với từng trường,
từng lớp để có thể đổi mới dần phương pháp dạy học.
Từ nhận thức trên tôi thấy rằng việc sử dụng phiếu học tập là một phương
tiện để phát triển tích cực hoạt động của học sinh. Phiếu học tập giúp học sinh
làm quen với một cách kiểm tra trình độ kiểu mới. Các câu hỏi thường không
phức tạp, không khó nhưng đòi hỏi học sinh phải có phản xạ nhanh, hiểu ý
nhanh và lựa chọn ngay cách trả lời thích hợp nhất. Muốn vậy thiết kế phiếu học
tập theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học nói chung và môn công nghệ 11

nói riêng là hợp lí và khoa học nhất. Bởi vì: Phiếu học tập là một trong những
công cụ cho phép cá nhân hoạt động học tập, tiết kiệm thời gian trong việc tổ
chức các hoạt động học tập. Đồng thời là công cụ hữu hiệu trong việc thu thập
và xử lí thông tin ngược. Phiếu học tập gồm những tờ giấy rời, in sẵn những
công việc độc lập hoặc làm theo nhóm được phát cho học sinh để hoàn thành
trong một thời gian ngắn của tiết học. Mỗi phiếu có thể giao cho học sinh vài
câu hỏi, bài tập cụ thể nhằm dẫn dắt đến một kiến thức tập dượt, một kĩ năng rèn
luyện, một thao tác tư duy thăm dò một thái độ trước một vấn đề.
Với điều kiện thực tế hiện nay ở các trường với các cán bộ giáo viên đều
có thể sử dụng tốt phương tiện này để nâng cao hiệu quả giờ dạy. Đối với môn
công nghệ có thể trả lời câu hỏi thể hiện ngay trong phiếu học tập, phiếu trắc
nghiệm. Qua đó sẽ giúp học sinh biết vận dụng những kiến thức hoặc hoàn
thành những kết luận của toàn bài.
Được sự giúp đỡ của đồng nghiệp, của Ban giám hiệu nhà trường, với sự
nỗ lực của bản thân, tôi đã tiến hành sưu tầm, soạn thảo và thiết kế hệ thống các
phiếu học tập của một số bài trong môn công nghệ 11. Tôi đã thường xuyên sử
dụng phiếu học tập trong giảng dạy công nghệ năm 2010 - 2011, 2011-2012
bước đầu có hiệu quả cao, được tổ chuyên môn đánh giá cao. Tôi hi vọng với
sáng kiến này có thể góp phần không nhỏ trong việc đổi mới phương pháp dạy
5
Sáng kiến kinh nghiệm
học hiện nay của môn công nghệ trường THPT. Đây cũng là một trong những
phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
Sau đây là những biện pháp tiến hành và những kết quả thu được.
Phần II
NỘI DUNG
Như trên ta đã biết: Phiếu học tập là một sự định hướng cụ thể phương
pháp học, giúp cho người học nắm được:
- Phương pháp tìm hiểu bài.
- Phương pháp hệ thống các kiến thức cơ bản của bài học.

- Phương pháp tự đọc, tự học, tự suy nghĩ, tự quan sát đánh giá nhiều hơn
để tìm ra những tri thức cần thiết. Ngược lại qua đó cũng giúp giáo viên thu thập
được các thông tin ngược từ phía học sinh rồi đề ra những phương hướng kịp
thời. Do đó ta tiết kiệm được thời gian để hoàn thành tiết học.
Căn cứ vào nội dung bài học và trình độ của học sinh, giáo viên có thể
thiết kế hệ thống câu hỏi, phiếu học tập sao cho hợp lí. Tuy vậy ta có thể phân
các phiếu học tập thành 4 dạng chủ yếu:
- Phiếu học tập có các bài tập dạng trắc nghiệm nhiều lựa chọn.
- Phiếu học tập có các bài tập dạng trắc nghiệm điền khuyết.
- Phiếu học tập có các bài tập dạng trắc nghiệm ghép đôi.
- Phiếu học tập có các bài tập dạng trắc nghiệm đúng sai.
Với môn công nghệ lớp 11, do dặc trưng của môn học là ngay từ đầu đòi
hỏi sự tưởng tượng vào thế giới hình không gian, vào cấu tạo của động cơ đốt
trong mà học sinh rất ít khi quan tâm, tìm hiểu. Chính vì vậy trong giảng dạy
giáo viên cần đặc biệt quan tâm, coi trọng phương pháp trực quan bằng cách:
- Sử dụng các mô hình, tranh ảnh, sơ đồ cấu tạo.
- Sử dụng những hiểu biết thực tế của học sinh.
- Liên hệ những hình ảnh thực tiễn, ứng dụng kết hợp với sự hướng dẫn
của giáo viên làm học sinh ghi nhận được bản chất của đối tượng nghiên cứu.
Từ đó nhằm phát triển tư duy khoa học và gây hứng thú cho học sinh học môn
công nghệ. Mặt khác giáo viên cần phối hợp hài hoà giữa kiến thức và phương
pháp dạy. Sự phát triển tư duy là chính. Vì thế phiếu học tập giúp học sinh tin
tưởng và có những kết luận khoa học, biết cách ứng dụng vào thực tế học tập.
6
Sáng kiến kinh nghiệm
Qua nghiên cứu nội dung chương trình công nghệ 11 và một số mẫu phiếu
học tập trong tài liệu đổi mới phương pháp dạy học công nghệ, tôi xin đưa ra
một hệ thống các phiếu học tập của chương trình công nghệ 11 hiện hành.
A - PHẦN PHIẾU CỤ THỂ
I - PHIẾU HỌC TẬP CÓ CÁC BÀI TẬP DẠNG TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA

CHỌN
PHIẾU 1 HÌNH CHIẾU VUÔNG GÓC
PHIẾU HỌC TẬP
Họ và tên học sinh:……………………………
Lớp:……………………………………………
Hãy khoanh tròn vào chữ cái ở đầu câu mà em cho là đúng nhất.
1. Trong phương pháp chiếu góc thứ nhất vật thể được đặt ở vị trí nào?
a. Trước mặt phẳng hình chiếu đứng.
b. Trên mặt phẳng hình chiếu bằng.
c. Bên trái mặt phẳng hình chiếu cạnh.
d. Cả a,b,c.
2. Trong phương pháp chiếu góc thứ nhất vị trí hình chiếu bằng được đặt ở đâu?
a. Góc bên trái bản vẽ. b. Góc bên phải bản vẽ.
c. Dưới hình chiếu đứng. d. Trên hình chiếu đứng.
3. Trong phương pháp chiếu góc thứ nhất vị trí hình chiếu đứng được đặt ở đâu?
a. Góc bên trái bản vẽ. b. Góc bên phải bản vẽ.
c. Bên trái hình chiếu cạnh. d. a, b và c.
4. Trong phương pháp chiếu góc thứ ba vật thể được đặt ở vị trí nào?
a. Sau mặt phẳng hình chiếu đứng.
b. Dưới mặt phẳng hình chiếu bằng.
c. Bên phải mặt phẳng hình chiếu cạnh.
d. Cả a,b,c.
5. Trong phương pháp chiếu góc thứ ba vị trí hình chiếu bằng được đặt ở đâu?
a. Góc bên trái bản vẽ. b. Góc bên phải bản vẽ.
c. Dưới hình chiếu đứng. d. Trên hình chiếu đứng.
6. Trong phương pháp chiếu góc thứ ba vị trí hình chiếu đứng được đặt ở đâu?
a. Góc bên trái bản vẽ. b. Dưới hình chiếu bằng.
7
Sáng kiến kinh nghiệm
c. Bên phải hình chiếu cạnh. d. Cả b, c.

* Phiếu học tập tìm hiểu bài.
- Sử dụng phiếu học tập trên lớp. Tìm hiểu vị trí đặt vật thể và vị trí các hình
chiếu trên bản vẽ trong 2 phương pháp chiếu góc thứ nhất và góc thứ ba.
- Mỗi học sinh một phiếu.
- Thời gian hoàn thành 8

10 phút.
- Giáo viên lưu ý học sinh quan sát kết hợp hình vẽ trong sách giáo khoa để tìm
hiểu.
PHIẾU 2 NGUYÊN LÍ LÀM VIỆC ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG
PHIẾU HỌC TẬP
Họ và tên học sinh:……………………………
Lớp:……………………………………………
Hãy khoanh tròn vào chữ cái ở đầu câu mà em cho là đúng nhất.
1. Khi pit-tông ở xa tâm trục khuỷu nhất là khi:
a. Pit-tông ở ĐCT. b. Pit-tông ở ĐCD.
c. Pit-tông đổi chiều chuyển động. d. Cả a và b.
2. Khi pit-tông chuyển dịch được một hành trình thì trục khuỷu sẽ quay được:
a. 360
o
. b. 180
o
. c. 540
o
.

d. 720
o
.
3. Thể tích không gian giới hạn bởi xilanh, nắp máy và đỉnh pit-tông khi pit-tông

ở ĐCT gọi là gì?
a. Thể tích toàn phần V
tp
. b. Thể tích công tác V
ct
.

c. Thể tích buồng cháy V
bc
. d. Thể tích một phần.
4. Thể tích không gian giới hạn bởi xilanh, nắp máy và đỉnh pit-tông khi pit-tông
ở ĐCD gọi là gì?
a. Thể tích toàn phần V
tp
. b. Thể tích công tác V
ct
.

c. Thể tích buồng cháy V
bc
. d. Thể tích một phần.
5. Thể tích giới hạn bởi hai điểm: ĐCT và ĐCD gọi là gì?
a. Thể tích toàn phần V
tp
. b. Thể tích công tác V
ct
.

c. Thể tích buồng cháy V
bc

. d. Thể tích một phần.
6. Một chu trình làm việc của động cơ 4 kì, pit-tông chuyển dịch được mấy hành
trình, trục khuỷu quay được mấy vòng?
a. Pit-tông chuyển dịch được 4 hành trình, trục khuỷu quay 2 vòng.
b. Pit-tông chuyển dịch được 2 hành trình, trục khuỷu quay 4 vòng.
8
Sáng kiến kinh nghiệm
c. Pit-tông chuyển dịch được 4 hành trình, trục khuỷu quay 4 vòng.
d. Pit-tông chuyển dịch được 2 hành trình, trục khuỷu quay 2 vòng.
7. Trong nguyên lí làm việc của động cơ 4 kì lần lượt xảy ra các quá trình:
a. Nạp, nén, thải, cháy- dãn nở. b. Nạp, thải, cháy- dãn nở, nén.
c. Nạp, nén, cháy- dãn nở, thải. d. Nén, thải, cháy- dãn nở, nạp.
8. Trong một chu trình làm việc của động cơ 2 kì, trục khuỷu quay bao nhiêu
độ?
a. 180
o
. b. 540
o
. c. 360
o
. d. 720
o
.
9. Trong động cơ điêzen 4 kì, pit-tông ở vị trí điểm chết dưới tương ứng với thời
điểm nào?
a. Đầu kì nạp. b. Cuối kì nén.
c. Cuối kì nạp và cuối kì cháy- dãn nở. d. Đầu kì nén.
10. Việc đóng, mở cửa nạp, cửa thải, của quét của động cơ 2 kì là nhờ chi tiết
nào?
a. Lên, xuống của pit-tông. b. Các xupáp.

c. Nắp xilanh. d. Do các te.
11. Quá trình nạp hoà khí của động cơ xăng 2 kì là khi:
a. Pit-tông đi từ ĐCT xuống ĐCD.
b. Pit-tông đi từ ĐCD lên ĐCT.
c. Pit-tông bắt đầu mở của nạp khi đi từ ĐCD lên ĐCT.
d. Pit-tông bắt đầu mở của thải khi đi từ ĐCT xuống ĐCD.
* Phiếu học tập củng cố kiến thức.
- Sử dụng sau khi học xong bài.
- Mỗi học sinh một phiếu.
- Thời gian hoàn thành: học sinh ở lớp nếu chưa xong về nhà làm tiếp, giờ sau
thu phiếu lại và gọi học sinh trả lời trước lớp (cho điểm).
PHIẾU 3 CƠ CẤU TRỤC KHUỶU THANH TRUYỀN
PHIẾU HỌC TẬP
Họ và tên học sinh:……………………………
Lớp:……………………………………………
Hãy khoanh tròn vào chữ cái ở đầu câu mà em cho là đúng nhất.
1. Vị trí xecmăng dầu trên đầu pit-tông được đặt ở vị trí nào?
a. Phía trên xecmăng khí b. Phía dưới xecmăng khí
9
Sáng kiến kinh nghiệm
c. Không có xecmăng dầu d. Đặt giữa 2 xecmăng dầu
2. Pit-tông của động cơ xăng 4 kì thường có hình dạng như thế nào?
a. Đỉnh bằng. b. Đỉnh lồi.
c. Đỉnh lõm. d. Đỉnh tròn.
3. Trong cấu tạo thanh truyền, đầu to thanh truyền được lắp với chi tiết:
a. Chốt pit-tông. b. Chốt khuỷu.
c. Cổ khuỷu. d. Đầu trục khuỷu.
4. Đầu to và đầu nhỏ thanh truyền được lắp với bạc lót và ổ bi nhằm:
a. Giảm ma sát và chống mài mòn.
b. Để chốt pit-tông quay nhanh và trơn hơn.

c. Để đầu to và đầu nhỏ thanh truyền dày hơn.
d. Cả 3 ý kiến trên đều sai
5. Trên má khuỷu có thêm đối trọng để làm gì?
a. Để cân bằng cho trục khuỷu. b. Để lắp với má khuỷu.
c. Để tạo dáng cho trục khuỷu. d. Cả 3 ý kiến trên.
6. Trục khuỷu động cơ 1 xilanh gồm:
a. 1 đầu trục khuỷu, 1 đuôi trục khuỷu, 1 chốt khuỷu, 2 cổ khuỷu, 2 má khuỷu,
2 đối trọng.
b. 1 đầu trục khuỷu, 1 đuôi trục khuỷu, 2 chốt khuỷu, 2 cổ khuỷu, 2 má khuỷu,
2 đối trọng.
c. 1 đầu trục khuỷu, 1 đuôi trục khuỷu, 1 chốt khuỷu, 1 cổ khuỷu, 2 má khuỷu,
2 đối trọng.
d. 1 đầu trục khuỷu, 1 đuôi trục khuỷu, 2 chốt khuỷu, 2 cổ khuỷu, 4 má khuỷu,
4 đối trọng.
7. Trên đầu pit-tông có cấu tạo xecmăng khí để:
a. Ngăn không cho khí cháy lọt xuống cacte.
b. Ngăn không cho dầu bôi trơn từ cacte lọt vào buồng cháy.
c. Cả 2 ý kiến trên.
* Phiếu học tập kiểm tra kiến thức học sinh.
- Mỗi học sinh làm một phiếu.
- Thời gian 10 phút.
- Sử dụng khi kiểm tra bài cũ.
10
Sáng kiến kinh nghiệm
- Giáo viên thu phiếu học tập để theo dõi học sinh

nhận xét kịp thời để học
sinh rút kinh nghiệm.
- Giáo viên đưa ra đáp án đúng để học sinh tự chấm kết quả.
PHIẾU 4 CƠ CẤU PHÂN PHỐI KHÍ

PHIẾU HỌC TẬP

Họ và tên học sinh:……………………………
Lớp:……………………………………………
Hãy khoanh tròn vào chữ cái ở đầu câu mà em cho là đúng nhất.
1. Nhiệm vụ của cơ cấu phân phối khí là gì?
a. Đóng, mở cửa nạp đúng lúc.
b. Đóng, mở cửa thải đúng lúc.
c. Đóng, mở cửa nạp, cửa thải đúng lúc.
d. Đóng, mở cửa nạp, cửa thải đúng lúc để động cơ nạp khí mới vào xi lanh và
thải khí đã cháy trong xi lanh ra ngoài.
2. Cơ cấu phân phối khí xupap treo gồm các chi tiết nào? (quan sát hình vẽ
SGK)
a. Trục khuỷu, cặp bánh răng phân phối, cam, con đội, đòn bẩy, xupap.
b. Trục khuỷu, thanh truyền, pit-tông, xilanh, trục cam, cam, bánh đà.
c. Xupap, con đội, đũa đẩy, cò mổ, trục cò mổ, trục cam và cam, cặp bánh
răng phân phối, lò xo xupap.
d. Trục khuỷu, thanh truyền, pit-tông, xilanh, xupap.
3. Cơ cấu phân phối khí xupap đặt gồm các chi tiết nào? (quan sát hình vẽ SGK)
a. Trục khuỷu, thanh truyền, pit-tông, xilanh, trục cam, cam, bánh đà.
b. Xupap, con đội, trục cam và cam, cặp bánh răng phân phối, lò xo xupap.
c. Xupap, con đội, đũa đẩy, cò mổ, trục cò mổ, trục cam và cam, cặp bánh
răng phân phối.
d. Trục khuỷu, thanh truyền, pit-tông, xilanh, xupap.
4. Cơ cấu phân phối khí xupáp đặt khác cơ cấu phân phối khí xupáp treo ở điểm
nào?
a. Xupap đặt trong thân máy.
b. Xupap đặt trong nắp máy.
c. Xupap đặt ngoài thân, nắp máy.
d. Cả 3 ý kiến trên.

11
Sáng kiến kinh nghiệm
* Phiếu học tập tìm hiểu bài.
- Sử dụng phiếu học tập trên lớp. Tìm hiểu nhiệm vụ và cấu tạo của cơ cấu phân
phối khí.
- Mỗi học sinh một phiếu .Thời gian hoàn thành 8

10 phút.
- Giáo viên lưu ý học sinh quan sát kết hợp hình vẽ trong sách giáo khoa để tìm
hiểu cấu tạo.
PHIẾU 5 ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG DÙNG CHO ÔTÔ
PHIẾU HỌC TẬP
Họ và tên học sinh:……………………………
Lớp:……………………………………………
Hãy khoanh tròn vào chữ cái ở đầu câu mà em cho là đúng nhất.
1. Động cơ đốt trong dùng trên ôtô có các cách bố trí nào?
a. Bố trí ở đầu ôtô. b. Bố trí ở đuôi ôtô.
c. Bố trí ở gữa ôtô. d. Cả 3 phương án trên.
2. Trong hệ thống truyền lực trên ôtô, lực được truyền từ động cơ đến bánh xe
theo trình tự nào?
a. Động cơ

Li hợp

Hộp số

Các đăng.
b. Động cơ

Hộp số


Li hợp

Các đăng


Truyền lực chính và bộ vi sai


Bánh xe.
c. Động cơ


Li hợp

Hộp số


Các đăng.
d. Động cơ


Li hợp

Hộp số


Các đăng



Truyền lực chính và bộ vi
sai

Bánh xe.
3. Hệ thống truyền lực trên ôtô gồm các bộ phận chính:
a. Li hợp, hộp số, truyền lực chính.
b. Li hợp, hộp số, truyền lực chính, bộ vi sai.
c. Li hợp, hộp số, truyền lực chính, bộ vi sai, truyền lực các đăng.
d. Li hợp, truyền lực chính, bộ vi sai, truyền lực các đăng.
4. Hệ thống truyền lực trên ôtô có thể không có cơ cấu nào?
a. Vi sai. b. Hộp số.
c. Các đăng. d. Li hợp.
5. Ôtô có thể đi lùi được là nhờ:
a. Bánh xe. b. Hộp số.
12
Sáng kiến kinh nghiệm
c. Các đăng. d. Cần lái.
* Phiếu học tập củng cố kiến thức.
- Sử dụng sau khi học xong bài.
- Thời gian hoàn thành 5 phút.
- Mỗi học sinh một phiếu.
- Cuối giờ giáo viên đưa ra phiếu trả lời đúng để học sinh tự chấm kết quả cho
nhau.
II - PHIẾU HỌC TẬP CÓ CÁC BÀI TẬP DẠNG TRẮC NGHIỆM ĐIỀN
KHUYẾT
PHIẾU 1 HÌNH CHIẾU TRỤC ĐO
PHIẾU HỌC TẬP
Họ và tên học sinh:……………………………
Lớp:……………………………………………
Điền vào chỗ trống để hoàn thiện các nội dung sau:

1. Hình chiếu trục đo là hình biểu diễn ba chiều của vật thể được xây dựng bằng
phép chiếu ……………………….
2. Các trục O’X’, O’Y’, O’Z’ được gọi là…………………
3. Góc giữa các trục đo: X'O'Z', Y'O'Z', X'O'Z' gọi là………………….
4. Hệ số biến dạng theo trục O’X’ là……………
5. Hệ số biến dạng theo trục O’Y’ là……………
6. Hệ số biến dạng theo trục O’Z’ là……………
7. Hình chiếu trục đo vuông góc đều có các góc trục đo bằng nhau và
bằng………
8. Hình chiếu trục đo vuông góc đều có hệ số biến dạng là ……………………
….….….
9. Hình chiếu trục đo xiên góc cân có các góc trục đo là ……………………
……….….
8. Hình chiếu trục đo xiên góc cân có hệ số biến dạng là ……………………
… … …
10. Trong hình chiếu trục đo vuông góc đều, những hình tròn nằm trong các mặt
phẳng song song với các mặt phẳng toạ độ biến dạng thành hình ……………
13
Sáng kiến kinh nghiệm
* Phiếu học tập kiểm tra kiến thức học sinh.
- Mỗi học sinh làm một phiếu.
- Thời gian 10 phút.
- Sử dụng khi kiểm tra bài cũ.
- Giáo viên thu phiếu học tập để theo dõi học sinh

nhận xét kịp thời để học
sinh rút kinh nghiệm.
- Giáo viên đưa ra đáp án đúng để học sinh tự chấm kết quả.
PHIẾU 2 CÔNG NGHỆ CẮT GỌT KIM LOẠI
PHIẾU HỌC TẬP

Họ và tên học sinh:……………………………
Lớp:……………………………………………
Điền vào chỗ trống để hoàn thiện các nội dung sau:
1. Bản chất của gia công kim loại bằng cắt gọt là lấy đi một phần kim loại
của… dưới dạng…………. nhờ các dụng cụ cắt để thu được……………
có hình dạng và kích thước theo yêu cầu.
2. Dao cắt gồm các mặt sau:
a. ……………… là mặt tiếp xúc với phoi.
b. ……………… là mặt đối diện với bề mặt đang gia công của phôi.
c. ……………… là giao tuyến của mặt sau với mặt trước.
d. ……………… là mặt phẳng tì lên đài gá dao.
3. Dao tiện cắt đứt có các góc:
a. ………………… là góc tạo bởi mặt trước của dao với mặt phẳng song song
với mặt phẳng đáy.
b. ………………… là góc hợp bởi mặt sau với tiếp tuyến của phôi đi qua mũi
dao.
c. ………………… là góc hợp bởi mặt trước và mặt sau của dao.
4. Khi tiện máy tiện có thể thực hiện các chuyển động để tác động vào phôi,
gồm:
a. Chuyển động cắt: phôi quay………. tạo ra tốc độ cắt V
c
(m/ phút).
b. Chuyển động tiến dao ngang S
ng
nhờ bàn dao ngang để …………………
hoặc ………………….
c. Chuyển động tiến dao dọc S
d
nhờ bàn xe dao hoặc bàn dao dọc để
…………… chi tiết.

14
Sáng kiến kinh nghiệm
d. Chuyển động tiến dao phối hợp: phối hợp tiến dao ngang và tiến dao dọc để
………………………………………
* Phiếu học tập củng cố kiến thức.
- Sử dụng sau khi học xong bài.
- Thời gian hoàn thành 5 phút.
- Mỗi học sinh một phiếu.
- Cuối giờ giáo viên đưa ra phiếu trả lời đúng để học sinh tự chấm kết quả cho
nhau.
PHIẾU 3 NGUYÊN LÍ LÀM VIỆC ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG
PHIẾU HỌC TẬP
Họ và tên học sinh:……………………………
Lớp:…………………………………………….
Hãy chọn các từ hoặc cụm từ điền vào chỗ trống để được các khái niệm hoàn
chỉnh.
1. …………… là vị trí mà tại đó pit-tông đổi chiều chuyển động.
2. …………… … là điểm chết mà tại đó pit-tông ở gần tâm trục khuỷu nhất.
3. …………………là điểm chết mà tại đó pit-tông ở xa tâm trục khuỷu nhất.
4……………………… là quãng đường mà pit-tông đi dược giữa hai điểm chết.
5. Thể tích xilanh khi pit-tông ở điểm chết dưới là ……………………………
6. Thể tích xilanh khi pit-tông ở điểm chết trên là………………………………
7. Thể tích xilanh giới hạn bởi hai diểm chết là…………………………………
8. Tỉ số giữa thể tích toàn phần và thể tích buồng cháy được gọi là ………… . . .
9. Tổng hợp bốn quá trình: nạp, nén, cháy- dãn nở, thải gọi là …………………
10. Một phần của chu trình diễn ra trong thời gian một hành trình của pit-tông
gọi là ……….
* Phiếu học tập tìm hiểu bài.
- Sử dụng phiếu học tập trên lớp. Tìm hiểu các khái niệm cơ bản của động cơ đốt
trong

.
- Mỗi học sinh một phiếu .
- Thời gian hoàn thành 8

10 phút.
- Giáo viên lưu ý học sinh quan sát kết hợp hình vẽ trong sách giáo khoa để tìm
hiểu các khái niệm.
15
Sáng kiến kinh nghiệm
PHIẾU 4 HỆ THỐNG CUNG CẤP NHIÊN LIỆU VÀ KHÔNG KHÍ
TRONG ĐỘNG CƠ XĂNG
PHIẾU HỌC TẬP
Họ và tên học sinh:……………………………
Lớp:……………………………………………
Hãy chọn các từ hoặc cụm từ điền vào chỗ trống để được các khái niệm hoàn
chỉnh.
1. Hệ thống nhiên liệu trong động cơ xăng có nhiệm vụ cung cấp
…………………. vào xilanh động cơ với lượng và tỉ lệ phù hợp với các chế
độ làm việccủa động cơ.
2. Cấu tạo của hệ thống nhiên liệu dùng bộ chế hoà khí gồm:
- …………………….để chứa xăng.
- …………………….để lọc sạch cặn bẩn lẫn trong xăng.
- …………………….hút xăng từ thùng chứa tới buồng phao của bộ chế hoà
khí.
- …………………….trộn xăng với không khí tạo thành hoà khí có tỉ lệ phù
hợp với chế độ làm việc của động cơ.
- …………………….để lọc sạch bụi bẩn lẫn trong không khí.
3. Hệ thống phun xăng ngoài các bộ phận tương tự hệ thống nhiên liệu dùng bộ
chế hoà khí còn có thêm một số bộ phận chính là:
- ………………… có nhiệm vụ điều khiển chế độ làm việc của vòi phun.

- ………………… có nhiệm vụ giữ áp suất xăng ở vòi phun luôn ở một trị số
nhất định trong suốt quá trình làm việc.
- ………………….được điều khiển bằng tín hiệu điện.
4. Vẽ đường đi của xăng, không khí, hoà khí trong hệ thống nhiên liệu dùng bộ
chế hoà khí?
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
5. Vẽ đường đi của xăng, không khí và hoà khí trong hệ thống phun xăng?
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
16
Sáng kiến kinh nghiệm
* Phiếu học tập củng cố kiến thức.
- Sử dụng sau khi học xong bài.
- Mỗi học sinh một phiếu.
- Thời gian hoàn thành: học sinh ở lớp nếu chưa xong về nhà làm tiếp, giờ sau
thu phiếu lại và gọi học sinh trả lời trước lớp (cho điểm).

III - PHIẾU HỌC TẬP CÓ CÁC BÀI TẬP DẠNG TRẮC NGHIỆM GHÉP ĐÔI
PHIẾU 1 TIÊU CHUẨN TRÌNH BÀY BẢN VẼ KĨ THUẬT
PHIẾU HỌC TẬP
Họ và tên học sinh:……………………………
Lớp:……………………………………………
1. Chọn cụm từ ở cột 1 ghép với cụm từ tương ứng ở cột 2 để tạo thành kích
thước đúng của khổ giấy.
Cột 1 Cột 2
1 A
0

a 297
×
210 mm
2 A
1
b 1189
×
841 mm
3 A
2
c 420
×
297 mm
4 A
3
d 841
×
594 mm
5 A
4
e 594
×
420 mm
2. Chọn cụm từ ở cột 1 ghép với cụm từ tương ứng ở cột 2 để nêu đúng ứng
dụng của các nét vẽ.
Cột 1 Cột 2
1 Nét liền đậm a Vẽ đường giới hạn một phần hình cắt.
2 Nét liềnh mảnh b Vẽ đường bao khuất, cạnh khuất.
3 Nét lượn sóng c Vẽ đường tâm, đường trục đối xứng.
4 Nét đứt mảnh d Vẽ đường bao thấy, cạnh thấy.

5 Nét gạch chấm mảnh e Vẽ đường kích thước, đường gióng, đường gạch
gạch trên mặt cắt.
17
Sáng kiến kinh nghiệm
3. Chọn cụm từ ở cột A ghép với cụm từ tương ứng ở cột B để nêu đúng tiêu
chuẩn ghi kích thước trên bản vẽ kĩ thuật.
A B
1 Đường kích thước a Được vẽ bằng nét liền mảnh, thường kẻ vuông
góc và vượt quá với đường kích thước khoảng
2

4 mm.
2 Đường gióng kích
thước
b Chỉ trị số kích thước thực, không phụ thuộc vào
tỉ lệ bản vẽ.
3 Chữ số kích thước c Được vẽ bằng nét liền mảnh, song song với
phần tử được ghi kích thước, đầu mút đường
kích thước có vẽ mũi tên.
* Phiếu học tập củng cố kiến thức.
- Sử dụng sau khi học xong bài.
- Thời gian hoàn thành 5 phút.
- Mỗi học sinh một phiếu.
- Cuối giờ giáo viên đưa ra phiếu trả lời đúng để học sinh tự chấm kết quả cho nhau.
PHIẾU 2 TỰ ĐỘNG HOÁ TRONG CHẾ TẠO CƠ KHÍ
PHIẾU HỌC TẬP
Họ và tên học sinh:……………………………
Lớp:……………………………………………
1. Chọn cụm từ ở cột A ghép với cụm từ tương ứng ở cột B để nêu đúng các
khái niệm tự động hoá trong chế tạo cơ khí.

A B
1 Máy tự động a Là tổ hợp của các máy móc và các thiết bị tự
động được sắp xếp theo một trật tự xác định để
thực hiện các công việc khác nhau nhằm hoàn
thành một sản phẩm nào đó.
2 Máy tự động cứng b Là một thiết bị tự động đa chức năng hoạt
động theo chương trình nhằm phục vụ tự động
hoá các quá trình sản xuất.
3 Máy tự động mềm c Là máy hoàn thành được một nhiệm vụ nào đó
18
Sáng kiến kinh nghiệm
theo một chương trình định trước mà không có
sự tham gia trực tiếp của con người.
4 Người máy công
nghiệp
d Là máy chỉ hoạt động theo một chương trình
định trước (không thay đổi ngay được).
5 Dây chuyền tự động e Là máy có thể thay đổi chương trình hoạt động
một cách dễ dàng để gia công các loại chi tiết
khác nhau.
2. Chọn cụm từ ở cột A ghép với cụm từ tương ứng ở cột B để được câu hoàn
chỉnh.
Muốn đảm bảo phát triển bền vững trong sản xuất cơ khí cần phải xây dựng
và phát triển các hệ thống sản xuất xanh- sạch bằng các biện pháp sau:
A B
1 Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
cho người dân, giữ gìn vệ sinh môi
trường để
a Tránh ô nhiễm đất, không khí và
nguồn nước.

2 Đẩy mạnh việc nghiên cứu xử lí dầu
mỡ và nước thải, sử dụng công nghệ
sạch để
b Phủ xanh bề mặt trái đất tạo ra
“lá phổi xanh” lọc sạch không
khí.
3 Trong sản xuất phải sử dụng công
nghệ cao để
c Giảm chi phí năng lượng và tiết
kiệm nguyên liệu.
4 Bảo vệ sự đa dạng sinh học, sử
dụng nguồn đất, nước hợp lí, đẩy
mạnh việc trồng rừng và chặn đứng
nạn phá rừng để
d Cùng nhau giữ gìn ngôi nhà
chung của nhân loại.
* Phiếu học tập củng cố kiến thức.
- Sử dụng sau khi học xong bài.
- Thời gian hoàn thành 5 phút.
- Mỗi học sinh một phiếu.
- Cuối giờ giáo viên đưa ra phiếu trả lời đúng để học sinh tự chấm kết quả cho nhau.
IV - PHIẾU HỌC TẬP CÓ CÁC BÀI TẬP DẠNG DẠNG TRẮC NGHIỆM
ĐÚNG SAI
19
Sáng kiến kinh nghiệm
PHIẾU 1 VẬT LIỆU CƠ KHÍ
PHIẾU HỌC TẬP
Họ và tên học sinh:……………………………
Lớp:……………………………………………
Khoanh tròn vào chữ Đ nếu em cho là đúng, vào chữ S nếu em cho là sai

trong các câu sau.
Các tính chất của vật liệu cơ khí và đặc tính của một số vật liệu cơ khí là:
1. Độ bền biểu thị khả năng chống lại biến dạng dẻo hay phá huỷ
của vật liệu dưới tác dụng của ngoại lực.
Đ S
2. Độ bền biểu thị khả năng biến dạng dẻo hay phá huỷ của vật
liệu dưới tác dụng của ngoại lực.
Đ S
3. Độ bền biểu thị khả năng chống lại sự phá huỷ của vật liệu
dưới tác dụng của ngoại lực.
Đ S
4. Độ dẻo biểu thị khả năng chống lại biến dạng dẻo của vật liệu
dưới tác dụng của ngoại lực.
Đ S
5. Độ dẻo biểu thị khả năng biến dạng dẻo của vật liệu dưới tác
dụng của ngoại lực.
Đ S
6. Độ dẻo biểu thị khả năng thay đổi hình dạng của vật liệu dưới
tác dụng của ngoại lực.
Đ S
7. Thép dẻo hơn gang. Đ S
8. Gang dẻo hơn đồng. Đ S
9. Tính chất đặc trưng của vật liệu cơ khí gồm tính chất vật lí,
tính chất hoá học và tính chất cơ học.
Đ S
10. Độ cứng là khả năng biến dạng dẻo của lớp bề mặt vật liệu
dưới tác dụng của ngoại lực thông qua các đầu thử có độ cứng
cao được coi là không biến dạng.
Đ S
11. Độ cứng là khả năng chống lại biến dạng dẻo của lớp bề mặt

vật liệu dưới tác dụng của ngoại lực thông qua các đầu thử có
độ cứng cao được coi là không biến dạng.
Đ S
12. Tính chất đặc trưng của vật liệu cơ khí là tính chất cơ học. Đ S
13. Tính chất đặc trưng của vật liệu cơ khí là tính chất vật lí. Đ S
20
Sáng kiến kinh nghiệm
14. Tính chất đặc trưng của vật liệu cơ khí là tính chất hoá học . Đ S
* Phiếu học tập kiểm tra kiến thức học sinh.
- Mỗi học sinh làm một phiếu.
- Thời gian 8 phút.
- Sử dụng khi kiểm tra bài cũ.
- Giáo viên thu phiếu học tập để theo dõi học sinh

nhận xét kịp thời để học
sinh rút kinh nghiệm.
- Giáo viên đưa ra đáp án đúng để học sinh tự chấm kết quả.
PHIẾU 2 KHÁI QUÁT VỀ ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG
PHIẾU HỌC TẬP
Họ và tên học sinh:……………………………
Lớp:……………………………………………
Khoanh tròn vào chữ Đ nếu em cho là đúng, vào chữ S nếu em cho là sai
trong các câu sau.
Trong cấu tạo chung của động cơ đốt trong có các cơ cấu và hệ thống nào?
1. Hệ thống phân phối khí. Đ S
2. Hệ thống bôi trơn. Đ S
3. Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí. Đ S
4. Hệ thống khởi động. Đ S
5. Cơ cấu khởi động. Đ S
6. Cơ cấu làm mát. Đ S

7. Hệ thống làm mát. Đ S
8. Cơ cấu bôi trơn. Đ S
9. Cơ cấu phân phối khí. Đ S
10. Cơ cấu đánh lửa. Đ S
11. Hệ thống đánh lửa. Đ S
12. Cơ cấu làm mát. Đ S
13. Cơ cấu truyền lực. Đ S
14. Hệ thống truyền lực. Đ S
15. Cơ cấu làm mát. Đ S
21
Sáng kiến kinh nghiệm
* Phiếu học tập củng cố kiến thức.
- Sử dụng sau khi học xong bài.
- Thời gian hoàn thành 3 phút.
- Mỗi học sinh một phiếu.
- Cuối giờ giáo viên đưa ra phiếu trả lời đúng để học sinh tự chấm kết quả cho nhau.
PHIẾU 3 THÂN MÁY VÀ NẮP MÁY
PHIẾU HỌC TẬP
Họ và tên học sinh:……………………………
Lớp:……………………………………………
Khoanh tròn vào chữ Đ nếu em cho là đúng, vào chữ S nếu em cho là sai
trong các câu sau.
1. Thân máy và nắp máy dùng để lắp cơ cấu phân phối khí. Đ S
2. Thân máy và nắp máy dùng để lắp cơ cấu trục khuỷu,
thanh truyền.
Đ S
3. Thân máy và nắp máy dùng để lắp tất cả các cơ cấu và hệ
thống của động cơ.
Đ S
4. Thân máy và nắp máy của động cơ làm mát bằng nước có

cấu tạo áo nước.
Đ S
5. Thân máy và nắp máy của động cơ làm mát bằng nước có
cấu tạo cánh tản nhiệt.
Đ S
6. Thân máy và nắp máy của động cơ làm mát bằng không
khí có cấu tạo cánh tản nhiệt.
Đ S
7. Thân máy và nắp máy của động cơ làm mát bằng không
khí có cấu tạo áo nước.
Đ S
8. Các te của động cơ làm mát bằng nước và không khí có cấu
tạo tương đối như nhau.
Đ S
9. Thân máy và nắp máy động cơ làm mát bằng nước có cấu
tạo phức tạp hơn động cơ làm mát bằng không khí.
Đ S
10. Động cơ xe máy làm mát bằng nước. Đ S
* Phiếu học tập củng cố kiến thức.
22
Sáng kiến kinh nghiệm
- Mỗi học sinh làm một phiếu.
- Thời gian 3 phút.
- Sử dụng để kiểm tra đánh giá học sinh.
- Giáo viên đưa ra đáp án đúng để học sinh tham khảo.
B - CÁCH SỬ DỤNG PHIẾU HỌC TẬP
- Phiếu học tập nên được sử dụng có hệ thống, thường xuyên. Giáo viên rèn
luyện cho học sinh có những thói quen sử dụng phiếu học tập theo các bước sau:
+ Tự điền phiếu học tập của mình hoặc có ý kiến riêng trong việc điền phiếu
học tập của nhóm, tổ.

+ Thống nhất ý kiến trong nhóm, trong tổ học tập để kiểm tra lại ý kiến cá
nhân.
+ Kiểm tra phiếu học tập của mình, nhóm mình đối chiếu với phiếu học tập
đúng của giáo viên.
+ Tự giác suy nghĩ, có phản xạ nhanh.
- Phiếu học tập được sử dụng vào những thời điểm thích hợp, trình bày ngắn
gọn, khoa học, dễ sử dụng và hợp lí.
- Việc giao phiếu học tập về nhà: sau mỗi tiết học, giáo viên hướng dẫn cách
học, phương pháp học, trả lời ngắn gọn rồi mới tiến hành giao phiếu cho học
sinh hoặc nhóm học tập. Cần lưu ý:
+ Dựa vào phiếu học tập để học bài.
+ Sau khi nắm chắc kiến thức của bài thì mới điền phiếu học tập.
+ Việc điền phiếu học tập phải nhanh, gọn, đảm bảo thời gian giao cho.
- Việc đánh giá sử dụng phiếu học tập bao gồm:
+ Học sinh tự đánh giá: Lần 1: Sau khi trao đổi trong nhóm.
Lần 2: Sau khi giáo viên đưa ra phiếu học tập đúng.
+ Trong nhóm tự đánh giá về phiếu học tập của từng thành viên hoặc những
ý kiến của từng thành viên, của nhóm học tập mình.
+ Giáo viên đánh giá qua kiểm tra phiếu học tập của cá nhân học sinh hoặc cả
nhóm học tập. Hình thức đánh giá cụ thể là: Giáo viên có thể hướng dẫn học
sinh tự chấm điểm vào phiếu học tập hoặc tự chấm điểm của nhóm học tập dựa
trên đáp án đúng (phiếu mẫu). Học sinh đánh giá phiếu học tập cho nhau.
- Giáo viên đánh giá việc sử dụng phiếu học tập thông qua học sinh điền
phiếu và chấm phiếu. Việc sử dụng phiếu học tập thường xuyên có hệ thống thì
việc đánh giá sử dụng phiếu học tập cũng phải tiến hành thường xuyên. Có như
23
Sáng kiến kinh nghiệm
vậy học sinh mới thấy được giá trị của việc sử dụng phiếu học tập cũng như tác
dụng của phiếu. Từ đó mới dần dần nâng cao chất lượng sử dụng phiếu cũng
như chất lượng của việc dạy- học theo phương pháp phát huy tính tích cực của

học sinh.
C - KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Năm học 2010 - 2011, tôi đã tiến hành áp dụng dạy học theo phương pháp
mới. Khi đó đã sử dụng phiếu học tập ở môn công nghệ 3 lớp 11E, G, H có tổ
chuyên môn và ban giám hiệu dự - rút kinh nghiệm. Với hai lớp 11E, G, tôi có
sử dụng phiếu học tập và kết quả thấy rõ nhất là học sinh chú ý ham học hơn,
trong lớp sôi nổi hơn. Nhiều học sinh độc lập tư duy, biết tổng hợp kiến thức.
Nhiều học sinh khá giỏi vì nắm chắc kiến thức, áp dụng rất nhanh. Còn ở lớp
11H cũng bài đó nhưng không được sử dụng phiếu học tập thì học sinh mải ghi
chép, tính tích cực hạn chế, giờ học trầm hơn. Cụ thể kết quả năm học như sau:

Lớp Sĩ số Giỏi Khá Trung
bình
Yếu Kém
11E 47
22
(46,8%)
20
(42,6%)
5
(10,6%)
0 0
11G 48
23
(47,9%)
19
( 39,6%)
6
( 12,5%)
0 0

11H 49
14
(28,6%)
20
(40,8%)
15
(30,6%)
0 0

Nhìn vào bảng kết quả ta thấy việc ứng dụng phiếu học tập trong dạy học
công nghệ đã đem lại kết quả cao hơn, số lượng giỏi ở lớp 11E, 11G nhiều hơn
và số lượng trung bình ít hơn so với lớp 11H. Và tới năm học 2011 - 2012 tôi
vẫn tiếp tục sử dụng phiếu học tập trong dạy học môn công nghệ lớp 11.Qua
việc sử dụng phiếu học tập tôi có một số nhận xét sau:
- Khi giáo viên giao phiếu học tập tới tận tay từng học sinh hoặc tới từng
nhóm học tập thì tất cả đều phải suy nghĩ và được làm việc theo khả năng mình.
Một số học sinh yếu, lười suy nghĩ, ít được sự quan tâm của mọi người. Nhưng
từ khi áp dụng phiếu học tập qua suy nghĩ vài lần, biết trao đổi thảo luận với bạn
bè thậm chí còn tranh luận nhau về những vấn đề học tập ở phiếu. Do đó đã làm
cho các học sinh ấy mạnh bạo lên và có tiến bộ rõ rệt. Những học sinh khá giỏi
thì hào hứng với phương pháp này và đôi khi các em khá giỏi ấy còn đóng vai
trò hướng dẫn những bạn yếu.
24
Sáng kiến kinh nghiệm
- Rèn luyện cho học sinh có thói quen sử dụng phiếu học tập. Đây là một
cách kiểm tra kiểu mới, các câu hỏi thường không phức tạp, không khó nhưng
đòi hỏi học sinh phải có phản xạ nhanh, hiểu ý nhanh nhất để trả lời chính xác
nhất và gọn nhất.
- Đòi hỏi người giáo viên phải đầu tư thời gian vào để nghiên cứu chương
trình, tài liệu, kiến thức, tư duy đổi mới phương pháp để thiết kế bài dạy sao cho

phù hợp với mục tiêu và với đặc trưng môn học.
- Sử dụng phiếu học tập giúp giáo viên nhận xét, đánh giá về việc học tập
của từng em được cụ thể hơn, thường xuyên hơn. Từ đó có những biện pháp
giáo dục, bồi dưỡng thêm cho học sinh và cải tiến phương pháp dạy học phù hợp
với yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
D - ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NHGIỆM
Trong điều kiện hiện nay của nhà trường tôi nghĩ là đều có thể sử dụng
phiếu học tập trong dạy học. Tuy nhiên để sử dụng có hiệu quả cao cần lưu ý
một số điều kiện sau đây:
- Học sinh phải nắm chắc kiến thức, hiểu bài. Từ đó phải tạo cho mình có
được những thói quen và kĩ năng sử dụng phiếu học tập.
- Giáo viên phải nghiên cứu kĩ nội dung kiến thức, dựa vào trình độ học
sinh mà đề ra phiếu học tập hợp lí, câu hỏi ngắn gọn, rõ ràng, có tác dụng đối
với phương pháp học mới.
- Giáo viên phải kiểm tra, đánh giá một cách thường xuyên, liên tục và
luôn điều chỉnh phiếu học tập cho phù hợp, khoa học. Việc điều khiển giờ dạy
luôn chủ động. Trong điều kiện hiện nay mỗi giáo viên phải nắm vững được
cách sử dụng phiếu học tập để các giờ dạy học có thể tiến hành sử dụng phiếu
học tập cho quen, linh hoạt với từng bài.

*
HƯỚNG ĐỀ XUẤT NGHIÊN CỨU
Qua giảng dạy thực tế tôi thấy: Việc sử dụng phiếu học tập trong dạy học
công nghệ 11 đã đem lại một kết quả khá cao trong tiết học vì đã tiết kiệm được
thời gian và phát huy được tính tích cực, độc lập của học sinh. Hơn nữa công
việc này rất đòi hỏi sự khoa học, công phu của cả thầy và trò. Do đó trước khi
làm phiếu học tập – in – giao cho học sinh giáo viên phải soạn, thiết kế câu hỏi,
bài tập đảm bảo tính hệ thống và phù hợp, giáo viên phải đầu tư thời gian viết
sẵn ra một tờ giấy (hoặc đánh máy) rồi đem in ra nhiều phiếu, giao tới tay học
sinh. Những công việc trên cũng ít nhiều gây tốn kém nên nhiều giáo viên ngại.

25

×