BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KẾ TOÁN KIỂM TOÁN
BÀI NHÓM SỐ 1
Lớp: EC004_132_D04
Thành viên nhóm:
1. Nguyễn Thị Tùng Vi - 030127111984
2. Võ Thiện Ý - 030527112074
3. Lê Huy Thắng - 030528121004
4. Lê Việt San - 030528120893
5. Hồ Trong Mây - 030528120591
TPHCM, ngày 5 tháng 5 năm 2014
1
CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH THẺ TÍN DỤNG TẠI VIỆT NAM
TS. Nguyễn Minh Hà
Trịnh Hoàng Nam
Trường ĐH Mở Tp.HCM
I. Đề tài nghiên cứu
Các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín
dụng tại Việt Nam.
Dựa vào bộ số liệu gồm 1969 thẻ tín dụng nội địa và sử dụng phân tích hồi quy,
từ đó xác định các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ
tín dụng tại Việt Nam, nhằm đưa ra những giải pháp kiến nghị để hạn chế những rủi ro
tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng nội địa.
II. Lý do chọn đề tài
Tại Việt Nam, các ngân hàng đang chú trọng mở rộng hình thức thanh toán
không dùng tiền mặt thông qua hoạt động thanh toán, phát hành và sử dụng thẻ trong
phạm vi toàn quốc. Vì thế mà số lượng thẻ cũng như số máy ATM, số lượng thiết bị
thanh toán thẻ, số điểm chấp nhận thẻ,… tăng lên nhanh chống. Vì mới được phát triển
và mở rộng nên kinh nghiệm của người dùng và của ngân hàng trong việc quản lý việc
sử dụng thẻ còn hạn chế, đặc biệt là thẻ tín dụng – một loại thẻ cho vay tiêu dụng ngắn
hạn có đảm bảo bằng nhiều hình thức khác nhau. Về phía ngân hàng, ngân hàng có thể
đối mặt với nhiều rủi ro trong việc phát hành thẻ tín dụng, như ngân hàng trước hết khi
phát hành thẻ sẽ có một khoản phải thu từ chủ thẻ, và khoản phải thu này có thể trở
thành nợ quá hạn, nợ xấu nợ mất khả năng thu hồi,…
Lý do nữa là trên thế giới số lượng nghiên cứu về rủi ro tín dụng thẻ và các vấn
đề liên quan còn hạn chế, một số nghiên cứu trước đây như nghiên cứu của Dunn và
Kim (1999) về khả năng thanh toán của thẻ tín dụng ở Bang Ohio, Hoa Kỳ; hay nghiên
cứu của Lee và các tác giả (2011) về khả năng có nợ quá hạn của chủ thẻ tín dụng ở
các ngân hàng quy mô vừa và nhỏ tại Đài Loan. Ở Việt Nam, việc nghiên cứu về rủi ro
tín dụng chưa thực sự được quan tâm. Do đó, nghiên cứu này nhằm tìm ra các nhân tố
tác động đến rủi ro tín dụng và đưa ra các kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro tín dụng trong
hoạt động kinh doanh thẻ tại Việt Nam.
III. Thiết lập mô hình
Rủi ro tín dụng thẻ là rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng thẻ của ngân
hàng cho khách hàng, khách hàng không trả được nợ hoặc trả nợ không đúng hạn cho
ngân hàng (Nguyễn Quang Toản, 2012).
Có 3 nhóm nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ:
2
(i) Nhân tố về nhân thân của chủ thẻ, nhóm này có các nhân tố có khả năng tác động đến rủi ro
thẻ tín dụng bao gồm: tuổi của chủ thẻ (Zhu và Meeks, 1994), giới tính (Davies và Lea,
1995), tình trạng hôn nhân (Chien và Devaney, 2011), hình thức đảm bảo (Nguyễn
Quang Toản, 2012);
(ii) Nhân tố về năng lực thanh toán dư nợ thẻ tín dụng, gồm các nhân tố có khả năng tác động
tới rủi ro thẻ tín dụng: thu nhập (Lopes, 2008), hạn mức tín dụng (Lee và các tác giả,
2011), hệ số thanh toán thẻ (Lee và các tác giả, 2011), hệ sô sử dụng thẻ (Dun và Kim,
1999; Lee và các tác giả, 2011).
(iii) Nhân tố về lịch sử giao dịch thẻ, gồm các nhân tố: giá trị giao dịch bình quân, hệ số ứng
tiền mặt.
Mô hình nghiên cứu:
Nghiên cứu này là nghiên cứu định lượng sử dụng phương pháp hồi quy OLS
với mô hình NOMIPAY - biến số lần chủ thẻ chậm thanh toán dư nợ thẻ tín dụng để đo
lường rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng.
Dựa vào lý thuyết và các nghiên cứu trước đó, mô hình nghiên cứu đề xuất được biểu
diễn ở dạng tuyến tính bằng hàm số Y = f( X
1
, X
2
, …) với Y là biến phụ thuộc định
lượng, X
i
là biến độc lập ( biến giải thích), cụ thể:
NOMINPAY = α
0
+ α
1
AGE +
α
2
GENDER +
α
3
MARITAL +
α
4
INCOME +
α
5
LIMIT +
α
6
OCUP +
α
7
GUARTY +
α
8
BALIncRATIO +
α
9
BALCreRATIO +
α
10
DURATION +
α
11
QUANTITY + α
12
CASHBalRATIO
Trong đó:
AGE: tuổi - biến định lượng - được tính tại thời điểm chủ thẻ đăng ký mở thẻ tín dụng,
xác định bằng cách lấy năm thời điểm nói trên trừ năm sinh của chủ thẻ
GENDER: giới tính - biến định tính - được lượng hóa bằng biến giả, có giá trị là 1 nếu
chủ thẻ là nam, 0 nếu chủ thẻ là nữ
MARITAL: tình trạng hôn nhân - biến định tính - được lượng hóa bàng biến giả, có
giá trị là 1 nếu chủ thẻ có gia đình, là 0 nếu chủ thẻ độc thân tại thời điểm đăng ký mở
thẻ tín dụng
INCOME: thu nhập (tính theo đơn vị mười triệu đồng) - biến định lượng - được đo
lường bởi thu nhập bình quân theo tháng của chủ thẻ
LIMIT: hạn mức thẻ tín dụng (tính theo đơn vị mười triệu đồng) - biến định lượng- là
số tiền tối đa mà chủ thẻ được phép sử dụng theo quy định của ngân hàng phát hành
thẻ
OCUP: nghề nghiệp - biến định tính - được lượng hóa bởi biến giả, có giá trị là 1 nếu
chủ thẻ là nhân viên văn phòng, ngược lại có giá trị là 0
3
GUARTY: hình thức đảm bảo - biến định tính - được lượng hóa bởi biến giả, có giá là
1 nếu chủ thẻ có tài sản thế chấp, có giá trị là 0 nếu chủ thẻ không có tài sản thế chấp
BALIncRATIO: hệ số thanh toán thẻ - biến định lượng - tỷ số giữa dư nợ bình quân
tháng và thu nhập bình quân tháng
BALCreTATIO: hệ số sử dụng thẻ - biến định lượng - tỷ số giữa dự nợ bình quân
tháng với hạn mức tín dụng
DURATION: thời gian thực hiện giao dịch bình quân - biến định lượng - thời gian
bình quân để thực hiện một giao dịch
QUANTITY: giá trị giao dịch bình quân - biến định lượng - tỷ số giữa tổng giá trị các
giao dịch đã thực hiện được với số lượng giao dịch đã thực hiện
CASHBalRATIO: hệ số tiền mặt - biến định lượng - tỷ lệ giữa giá trị giao dịch ứng
tiền mặt bình quân tháng với dư nợ bình quân tháng.
IV. Phương pháp thu thập số liệu
- Dữ liệu bao gồm 2 phần:
(i) dữ liệu về nhân thân của chủ thẻ được ghi nhận tử “Hợp đồng phát hành thẻ
tín dụng nội địa”;
(ii) dữ liệu về lịch sử giao dịch của chủ thẻ được ghi nhân khi chủ thẻ sử dụng
thẻ tín dụng để thực hiện giao dịch thanh toán hóa đơn hoặc ứng tiền mặt.
Nghiên cứu sử dụng thẻ tín dụng được phát hành từ 01/01/2011 đến 31/12/2012,
không tính những thẻ bị đóng hoặc bị khóa vĩnh viễn, hoặc không có giao dịch trong
thời gian nói trên.
- Nguồn dữ liệu: thứ cấp (được công bố bởi SPSS)
- Kiểu dữ liệu: chéo (nghiên cứu trên 1969 người sử dụng thẻ tín dụng trong
một khoảng thời gian xác định từ 01/01/2011 đến 31/12/2012)
V. Ước lượng mô hình
Bảng 1: Thống kế mô tả các biến trong mô hình
Các biến Số quan sát Giá trị lớn
nhất
Giá trị nhỏ
nhất
Giá trị
trung bình
Độ lệch
chuẩn
AGE ( tuổi)
1969 21 60 33.32 8.49
GENDER (giới
tính)
1969 0 1 0.36 0.481
MARITAL (tình
trạng hôn nhân)
1969 0 1 0.45 0.498
INCOME (thu
nhập)
1969 0.5 5.18 0.98 0.71
4
LIMIT (hạn mức
thẻ tín dụng)
1969 2 10 2.77 1.68
OCUP (nghế
nghiệp)
1969 0 1 0.41 0.492
GUARTY (hình
thức đảm bảo) 1969 0 1 0.53 0.499
BALIncRATIO
(hệ số thanh toán
thẻ)
1969 0 0.56 0.18 0.1
BALCreTATIO
(hệ số sử dụng
thẻ)
1969 0 1.63 0.64 0.29
DURATION
(thời gian thực
hiện giao dịch
bình quân)
1969 2 100 27.4 21.07
QUANTITY (giá
trị giao dịch bình
quân)
1969 0.01 5 0.31 0.54
CASHBalRATIO
(hệ số tiền mặt)
1969 0 1 0.81 0.33
NOMINPAY (số
lần chậm trả
thanh toán)
1969 0 18 2.83 3.17
Nguồn: Trích xuất từ SPSS
1
Phân tích kết quả hồi quy
Bảng 2: Kết quả của mô hình hồi quy
Tên biến Hệ số
Hệ số được chuẩn
hóa
Sig
AGE -0.003 -0.007 0.677
GENDER -0.16 -0.24 0.139
MARITAL -0.69 -0.11 0.517
INCOME -1.77*** -0.4 0
LIMIT -0.006 -0.003 0.942
1 SPSS (viết tắt của Statistical Package for the Social Sciences) là một chương trình máy
tính phục vụ công tác thống kê. SPSS được sử dụng rộng rãi trong công tác thống kê xã hội.
5
OCUP -3.05*** -0.473 0
GUARTY -0.077 -0.012 0.461
BALIncome 5.42*** 0.171 0
BALCredit 0.987** 0.093 0.017
DURATION 0.012*** 0.081 0
QUANTITY 0.062 0.011 0.548
CASHBalance 1.12*** 0.118 0
R 0.7
R
2
0.49
R
2
điều chỉnh 0.49
F 156.98
N (số quan sát) 1969
Ghi chú: *, **, *** là mức ý nghĩa lần lượt là 10%, 5%, 1%
Trích : Nguồn từ SPSS
- Thu nhập bình quân (INCOME) có ảnh hưởng đến số lần chậm thanh toán dư nợ thẻ
tín dụng của chủ thẻ. Khi thu nhập của chủ thẻ tăng thêm 10.000.000đ, số lần chậm
thanh toán dư nợ thẻ tín dụng của người đó giảm đi 0,4 lần. Thông thường chủ thẻ sử
dụng thu nhập của mình để thanh toán dư nợ thẻ tín dụng và với nguồn thu nhập cao,
ổn định, chủ thẻ sẵn sàng thanh toán toàn bộ dư nợ thẻ tín dụng.
- Nghề nghiệp (OCUP) có ảnh hưởng đến số lần chậm thanh toán dư nợ thẻ tín dụng
của chủ thẻ. Khách hàng là nhân viên văn phòng có điều kiện tiếp cận các sản phẩm
công nghệ. Đồng thời, thẻ ngân hàng trở nên quen thuộc với nhân viên văn phòng khi
hầu hết các doanh nghiệp đều trả lương qua thẻ ATM. Các ngân hàng thường ưu tiên
phát hành thẻ tín dụng cho đối tượng khách hàng được trả lương qua thẻ ATM. Theo
kết quả kiểm định mô hình nghiên cứu, khi chủ thẻ là nhân viên văn phòng, số lần
châm thanh toán dư nợ thẻ tín dụng của người đó sẽ giảm đi so với chủ thẻ không là
nhân viên văn phòng.
- Hệ số thanh toán thẻ (BALIncome) thể hiện khả năng chủ thẻ dùng thu nhập của
mình để chi trả dư nợ thẻ tín dụng đến hạn thanh toán. Khi hệ số thanh toán thẻ tăng
lên, số lần chậm thanh toán dư nợ thẻ tín dụng tăng lên. Chủ thẻ có hệ số thanh toán thẻ
thấp tức là thu nhập của người này lớn gấp nhiều lần so với khoản nợ cần thanh toán,
họ sẵn lòng thanh toán dư nợ thẻ tín dụng khi đến hạn thậm chí là trước hạn. Ngược
lại, với những chủ thẻ có hệ số thanh toán thẻ cao, họ đối diện với nguy cơ phải dùng
phần lớn thậm chí toàn bộ thu nhập của mình để thanh toán dư nợ thẻ tín dụng đúng
hạn nếu không muốn phải chịu các khoản lãi và phí phát sinh.
- Hệ số sử dụng thẻ (BALCredit) cho biết mức độ sử dụng thẻ cũng như khả năng chủ
thẻ thanh toán dư nợ hiện tại bằng hạn mức khả dụng của thẻ. Thông thường, chủ thẻ
6
dùng thu nhập của mình đê thanh toán dư nợ thẻ tín dụng. Tuy nhiên, có những trường
hợp chủ thẻ không thể dùng thu nhập để thanh toán khoản nợ này. Khi đó, chủ thẻ có
thể sử dụng dịch vụ ứng tiền mặt bằng thẻ tín dụng để thanh toán dư nợ. Hệ số sử dụng
thẻ thấp có nghĩa là chủ thẻ mới chỉ sử dụng một phần nhỏ trong hạn mức tín dụng và
ngược lại
- Thời gian sử dụng thẻ (DURATION) cho biết chủ thẻ có sử dụng thẻ thường xuyên
hay không, qua đó giúp xác định khoản nợ thẻ tín dụng mà chủ thẻ phải thanh toán khi
đến hạn. Thời gian sử dụng thẻ tín dụng thấp chứng tỏ chủ thẻ thường xuyên có nhu
cầu vay vốn ngắn hạn từ ngân hàng và để được ngân hàng cấp phép cho các khoản vay
trong tương lai chủ thẻ bắt buộc phải thanh toán một phần hoặc toàn bộ dư nợ thẻ tín
dụng. Ngược lai, đối với chủ thẻ có thời gian sử dụng thẻ cao, họ ít có nhu cầu sử dụng
thẻ tín dụng để vay vốn ngắn hạn từ ngân hàng. Việc sử dụng thẻ tín dụng hay không
đối với họ không quan trọng, họ có thể sử dụng tiền mặt hoặc thẻ ghi nợ để chi trả hóa
đơn mua hàng hóa, dịch vụ; từ đó họ thiếu ý thức thanh toán đúng hạn dư nợ thẻ tín
dụng.
- Hệ số ứng tiền mặt (CASHBalance) giúp trả lời câu hỏi chủ thẻ sử dụng thẻ tín dụng
để thanh toán hóa đơn mua hàng hay là để ứng tiền mặt. Số lần chậm thanh toán dư nợ
thẻ tín dụng chịu tác động cùng chiều với hệ số ứng tiền mặt bằng thẻ tín dụng, cụ thể
cứ mỗi lần hệ số ứng tiền mặt tăng lên thì số lần chậm thanh toán dư nợ thẻ tín dụng
tăng lên. Trong khi thực hiện giao dịch thanh toán hóa đơn mua hàng, chủ thẻ được
miễn phí sử dụng thẻ, miễn lãi phát sinh trong khoảng thời gian nhất định. Chủ thẻ có
hệ số ứng tiền mặt cao hơn những gì họ đã sử dụng trước và rất có nguy cơ không thể
thanh toán các khoản phải trả đúng hạn.
VI. Kiểm định
VII. Diễn dịch kết quả
Với bộ số liệu gồm 1969 thẻ tín dụng nội địa và sử dụng phân tích hồi quy, nghiên
cứu cho thấy 6 nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tại
Việt Nam: thu nhập, đặc tính nghề nghiệp của chủ thẻ, hệ số sử dụng thẻ, thời gian sử
dụng thẻ bình quân và hệ số ứng tiền mặt. Rủi ro tín dụng biến động ngược chiều với
thu nhập và đặc tính nghề nghiệp, bốn nhân tố còn lại có quan hệ đồng biến với rủi ro
tín dụng thẻ.
Dựa vào kết quả nghiên cứu, đề tài đưa ra một số kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro tín
dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ như sau:
Thứ nhất: tập trung phát triển mở rộng, có chính sách ưu đãi đối với phân khúc thị
trường khách hàng là nhân viên văn phòng hoặc người có thu nhập cao.
7
Thứ hai: xây dựng chính sách xiết chặt trong việc quản lý khi phát hành thẻ tín dụng
đôi với khách hàng có thu nhập thấp mà không phải nhân viên văn phòng với các quy
định về phí, lãi, hạn mức tín dụng,…
Thứ ba: xây dựng chính sách giám sát hoạt động sử dụng thẻ, có cảnh báo về khả năng
trả nợ của khách hàng.
Thứ tư: thiết kế, xây dựng chính sách phí lãi hợp lý để mở rộng đại lý, quy mô giao
dịch chấp nhận thẻ.
Thứ năm: có chính sách ưu đãi khuyến khích khách hàng sử dụng thẻ thay vì tiền mặt
để thanh toán.
Thứ sáu: nâng cao năng lực của cán bộ tín dụng.
Thứ bảy: có chính sách chăm sóc đối với từng nhóm khách hàng nhằm giữ chân khách
cũ, thu hút khách mới.
8