Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Tiểu luận Ứng dụng laser công suất cao trong khoan điều trị sâu răng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 23 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Việc sử dụng laser trong nha khoa đã trở nên phổ biến trong vài năm qua. Laser
đầu tiên được sử dụng trong các lĩnh vực y khoa và nha khoa vào thập niên 1960; kể từ
đó, nó đã phát triển nhanh chóng. Bởi vì tính ưu việt của nó, laser được chỉ định để chữa
trị nhiều bệnh khác nhau trong điều trị nha khoa.
Công nghệ laser cho phép nha sĩ thực hiện những thao tác nha khoa chính xác, chỉ
loại trừ những mô bị hư và bảo tồn những cấu trúc răng mạnh còn lại. Các bệnh về răng
có thể được chẩn đoán sớm nhờ chụp X-quang răng, laser hỗ trợ chẩn đoán sâu răng hoặc
sử dụng các thiết bị phóng đại như kính lúp nha khoa hay kính hiển vi phẫu thuật nha
khoa.
Trong chăm sóc răng miệng, việc thăm khám nha sĩ định kỳ và chăm sóc răng
miệng thường xuyên là biện pháp tốt nhất để giữ cho hàm răng chắc khỏe. Tuy nhiên,
không phải ai cũng sẵn sang thực hiện bởi rất nhiều người, nhất là trẻ em, e ngại khi đi
khám răng vì sợ đau, sợ ê răng và nhất là sợ những tiếng kêu ro ro của tay khoan và cảm
giác khó chịu mà nó mang lại, mặc dầu nó chỉ được sử dụng khi cần thiết.
Mục tiêu của tiểu luận này, chúng tôi tìm hiểu về việc “Ứng dụng laser công
suất cao trong khoan điều trị sâu răng” đóng vai trò quan trọng trong nha khoa.
NỘI DUNG
I. Tổng quan về răng và ứng dụng laser trong nha khoa
1. Cấu trúc răng cơ bản
Hình 1

: Cấu trúc răng cơ bản
Men răng: là một lớp rất cứng bao bọc bên ngoài răng. Lớp men răng dày khoảng
1-2mm trơn láng, màu sáng, hơi trong và là mô cứng nhất cơ thể. Men răng góp phần vào
việc tạo màu răng và là thành phần chịu lực quan trọng trong chức năng ăn nhai.
Hình 2: Ảnh chụp hiển vi hiển thị nền men. Do hàm lượng khoáng thấp, cấu trúc
lamellated của nó vẫn còn có thể nhìn thấy.
Ngà răng: là một lớp cứng, nằm dưới lớp men, dày, tạo nên hình dạng chủ yếu của
răng. Trong ngà răng có rất nhiều ống ngà rất nhỏ chứa đựng các tế bào ngà, tạo cảm giác


cho răng khi ăn những thực phẩm nóng lạnh chua ngọt.
Hình 3: Ngà răng ở bên cạnh tủy giáp cột odontoblasts. Sự khác biệt giữa các
predentin nhạt và nhuộm màu ngà khoáng đậm có thể thấy rõ.
Tuỷ răng: là phần trung tâm của răng, và là một mô sống. Vì chứa đựng các mạch
máu nuôi dưới răng và thần kinh cảm giác cho răng. Tuỷ răng gồm có hai phần: là tuỷ
thân răng (buồng tuỷ) và tuỷ chân răng.
Hình 4: Tủy răng với cột odontoblasts ở biên giới với ngà răng liền kề
Chóp chân răng: là phần tận cùng của chân răng, nơi các mạch máu và thần kinh
đi vào từ vùng xương quanh chóp và đi ra khỏi tuỷ răng. Đây là phần phát triển hoàn tất
sau cùng của một răng. Đây cũng là nơi nhiễm trùng khởi phát khi răng bị tổn thương tạo
các abces quang chóp.
Hố rãnh: là những vùng cấu tạo hình các hố rãnh dạng chữ V. Trên mặt nhai của
các răng, nhất là các răng sau. Vùng hố rãnh tạo ra sự ăn khớp tốt giữa hai hàm giúp tăng
hiệu quả nhai. Nhưng đây cũng là nơi dễ gây nhồi nhét thức ăn và có nguy cơ sâu răng
cao.
Xương chân răng: nằm trong xương hàm và được gắn vào xương bởi hệ thống các
dây chằng nha chu.
Dây chằng nha chu: có nhiệm vụ giữ răng nằm đúng vị trí trong xương. Dây chằng
nha chu được cấu tạo bởi rất nhiều sợi nhỏ đan xen nhau, đi từ răng đến vùng xương ổ
răng xung quanh chân răng. Vùng dây chằng nha chu này rất có nguy cơ bị phá hủy trong
các bệnh lý nha chu và dẫn đến hậu quả là tiêu xương và lung lay răng.
Hình 5: Dây chằng nha chu, một bên giáp với xương của hốc ổ răng.
Nướu: là phần mô mềm bao bọc quanh xương ổ răng. Nướu khỏe mạnh màu hồng
cam, săn chắc và khi nướu viêm sẽ đỏ, bở, dễ chảy máu khi chải răng.
2. Sâu răng và bệnh lý
a. Sâu răng
Hình 6: Sâu răng
Sâu răng là sự phá hủy tại chỗ mô răng cứng bằng các sản phẩm có tính axit do sự
lên men của vi khuẩn- có trong hợp chất hữu cơ của thức ăn (bằng axit do những sản
phẩm có từ sự lên men của vi khuẩn – có trong hợp chất hữu cơ của thức ăn). Dấu hiệu

khử khoáng của sâu răng nhìn thấy trên mô răng cứng, nhưng quá trình gây bệnh bắt đầu
từ lớp vi khuẩn bao bọc bề mặt răng. Tuy nhiên, những thay đổi sớm ở men răng không
được tìm thấy trong lâm sàng và các phương pháp X-quang. Sâu răng là bệnh đa nhân tố
bắt đầu bằng sự thay đổi vi trùng học trong lớp phức tạp và bị ảnh hưởng bởi lưu lượng
và thành phần nước bọt, tác hại tới fluoride, sự tiêu thụ đường trong thức ăn và bởi thái
độ phòng bệnh- làm sạch răng miệng. Bệnh sâu răng có thể đảo ngược và ngừng lại ở bất
kì giai đoạn nào, ngay khi ngà răng hoặc men răng bị phá hủy (tạo ra lỗ hỏng). Sâu răng
là một bệnh mãn tính diễn ra chậm ở hầu hết mọi người. Sâu răng có thể xuất hiện ở thân
răng và chân răng của răng sữa và răng trưởng thành, ở bề mặt hốc và rãnh. Sâu răng có
thể ảnh hưởng tới men răng, bao bọc phía ngoài thân răng; xương răng là lớp ngoài cùng
của chân răng; và ngà răng lớp bên trong men răng và xương răng. Sâu răng ở trẻ em
trước tuổi đi học là nhiều hơn so với sâu răng trẻ nhỏ. Lỗ hỏng hoặc bề mặt bị sâu là triệu
chứng của quá trình bệnh sâu răng và đây là dấu hiệu bệnh lý rõ ràng nhất. Sâu răng là sự
liên tục của tình trạng bệnh ngày càng tăng mức độ nghiêm trọng và sự phá hủy răng thay
đổi từ sự thay đổi dưới bề mặt cận lâm sàng ở mức độ phân tử đến tổn thương ở ngà răng,
hoặc bề mặt còn nguyên vẹn hoặc sự xuất hiện của lỗ hỏng.
Hình 7: Mức độ sâu răng ở các ngưỡng chẩn đoán khác nhau[1].
b. Bệnh lý
Sâu răng là kết quả từ sự tương tác theo thời gian giữa vi khuẩn sản sinh acid- một
chất mà vi khuẩn có thể chuyển hóa và các yếu tố chính bao gồm răng và nước bọt. Sâu
răng là kết quả từ sự mất cân bằng sinh thái trong sự cân bằng sinh lý giữa khoáng răng
và các mảng bám vi khuẩn ở miệng. Tập đoàn vi khuẩn sống trên răng được gói gọn
trong một ma trận polysaccharides, proteins và DNA được tiết ra bởi các tế bào- nơi cung
cấp sự bảo vệ từ sự khử nước, hàng loạt những bảo vệ và cung cấp khả năng kháng đối
với các tác nhân kháng vi sinh vật.
Cơ chế của quá trình sâu răng giống nhau ở tất cả các loại sâu răng. Vi khuẩn nội
sinh (phần lớn là streptococci mutans và Lactobacillus spp) trong màng sinh học sản xuất
các acid hữu cơ yếu như là sản phẩm chuyển hóa của các carbohydrate có thể kích thích.
Acid này làm cho giá trị pH giảm dưới mức giá trị tới hạn trong sự khử khoáng của mô
răng. Nếu sự khuếch tán của calcium, photphate và carbonate đi ra khỏi răng được tiếp

diễn thì cuối cùng lổ hỏng sẽ hình thành. Sự khử khoáng có thể bị đảo ngược ở giai đoạn
đầu thông qua việc hấp thu calcium, phosphate và floride. Fluoride hoạt động như chất
xúc tác cho sự khuếch tán của calcium và phosphate vào trong răng, khoáng hóa lại cấu
trúc tinh thể trong vết thương tổn. Cấu trúc tinh thể được xây dựng lại, tạo thành
hyproxyapatide được fluoride và flurapatite, chống lại sự tấn công của acid nhiều hơn so
với cấu trúc ban đầu. Các enzyme của vi khuẩn cũng có lien quan tới sự phát triển của
sâu răng.
Dù sâu răng phát triển, dừng lại hay đảo ngược thì sâu răng vẫn phụ thược vào sự
cân bằng giữa khử khoáng và khoáng hóa lại. Quá trình khử khoáng và khoáng hóa lại
diễn ra thường xuyên hang ngày ỡ mỗi người. Quá trình này dẫn tới việc tạo ra lổ hổng ở
răng hoặc sữa chữa và đảo ngược các thương tổn, hoặc duy trì nguyện trạng. sự khoáng
hóa lại diễn ra thường xuyên, đặc biệt khi pH màng sinh học được hồi phục lại bằng nước
bọt- hoạt động như là sự đệm. các khu vực được khoáng hóa lại có nồng độ fluoride cao
hơn và cấu trúc men răng ít xốp mịn hơn cấu trúc răng ban đầu bởi vì sự thu nhận
calcium và phosphate từ nước bọt.
Hình 8: Quá trình sâu răng khi sự thay đổi cân bằng giữa khử khoáng(phá hủy) và tạo
khoáng (tái tạo)[1].
Các chỗ sâu răng- nơi màng sinh học răng phát triển, trưởng thành và tồn tại trên
răng trong một thời gian dài. Nếu lổ hổng phát triển, chỗ lỗ hổng xuất hiện một hốc sinh
thái học- nơi mà vi sinh vật mảng bám lắp dần từ từ và làm giảm pH. Sự hình thành lỗ
sâu bảo vệ màng sinh học, những bệnh nhân nếu không làm sạch những chỗ này sâu răng
sẽ tiếp tục diễn ra. Sâu răng xuất hiện đầu tiên ở men răng với những vết trắng, đây là
những vết nhỏ của bề mặt răng bị khử khoáng nằm phía dưới lớp bựa răng. Sâu răng ở bề
mặt ống tủy cũng tương tự sâu ở men răng nhưng không giống sâu ở men răng, bề mặt
tủy răng trở nên mềm và vi khuẩn thâm nhập sâu vào trong mô ở trạng thái ban đầu của
quá trình phát triển vết sâu răng. Sự thoái hóa của bờ lợi do vệ sinh răng miệng kém và
sự bám dính của các tổ chức quanh răng do tuổi tác dẫn tới sự xuất hiện đường nối giữa
thân răng và bề mặt chân răng. Vị trí này chứa bựa răng và dễ phát triển thành những vết
sâu răng.
Sâu răng ở trẻ em là sâu răng xâm lấn ảnh hưởng tới răng sữa, đặc biệt phát triển ở

bề mặt răng phía trước và cũng ảnh hưởng lớn tới răng hàm (răng sữa) ở hàm dưới. Đầu
tiên xuất hiện các vết trắng ở răng cửa sữa hàm trên dọc theo bờ lợi. nếu bệnh vẫn tiếp
diễn, sâu răng phát triển và dẫn tới sự phá hủy hoàn toàn thân răng. Trong giai đoạn ôn
hòa, lổ hổng xuất hiện, sâu răng bắt đầu xuất hiện ở hàm trên. Trong một vài trường hợp,
quá trình sâu răng phá hủy hàm trên và kéo dài tới hàm dưới[1].
3. Mức độ người bị sâu răng trên toàn thế giới tháng 12 năm 2004
Hình 9

: Mức độ sâu răng ở tuổi 12 trên toàn thế giới[2].
Hình 10

: Mức độ sâu răng ở độ tuổi từ 35-44 trên toàn thế giới[2].
4. Lịch sử của laser trong nha khoa
Thí nghiệm đầu tiên với laser trong nha khoa được báo cáo trong một nghiên cứu
về tác dụng của xung laser Ruby trên răng sâu (Goldman và cộng sự, 1964). Kết quả của
nghiên cứu cho thấy hiệu ứng khác nhau từ khả năng làm nhỏ lỗ sâu 2-mm cho đến làm
sự biến mất hẳn của các phần mô bị sâu, làm trắng viền xung quanh men, làm chảy ngà
răng,
Trong thập niên 1970s, sự phát triển tập trung vào những ảnh hưởng của laser
Neodymium (Nd) và Carbon Dioxide (CO2) trên mô răng cứng. Nghiên cứu sớm phát
hiện laser CO2 tạo nứt và phá vỡ lớp men, đốt cháy phần bên trong ngà răng, gây mất
mát cấu trúc răng, sự khoáng hoá gây ra bởi sự loại bỏ các chất hữu cơ (Gimbel, 2000).
Vì vậy, việc sử dụng của laser CO2 là không thuận lợi vì sự mất mát của lớp tế bào tạo
răng (Wigdor et al, 1993).
Tuy nhiên, những tiến bộ mới đây trong công nghệ laser đã xác định các tương tác
sinh học là chấp nhận được. Ví dụ với laser Er: YAG đã được thử nghiệm khả năng cắt
bỏ (hoặc làm bay hơi) các mô răng cứng (Gimbel, 2000). Các lỗ sâu men răng và ngà
răng được chữa trị bằng cách sử dụng Laser Er: YAG. Từ đó laser này được ứng dụng
rộng rãi trong nha khoa, ngay cả phẩu thuật mô mềm (Aoki and Watanabe et al., 1998).
Từ những năm 1990, các nhà khoa học đã ứng dụng Laser vào nha khoa để điều trị

một số mô mềm. Đến năm 1997, Tổ chức FDA (Food and Drug Administration) của Mỹ
cho phép sử dụng Laser để trám răng; và loại Laser thường dùng để trám răng là erbium:
yttrium aluminum garnet laser (Er:YAG) laser.
5. Các nghiên cứu về laser trong nha khoa
Bảng 1: Thống kê các nghiên cứu về laser trong điều trị sâu răng[8].
II. Khoan trong điều trị sâu răng
1. Tương tác laser với mô và các thông số cần quan tâm
Tương tác của chùm tia laser với mô có thể cho nhiều hiệu ứng khác tùy thuộc vào
thuộc tính quang học của loại mô đó. Đối với mô răng gồm các thành phần chủ yếu như
nước, sắc tố, máu, và chất khoáng sẽ có các hệ số hấp thụ khác nhau với các bước sóng
khác nhau của các loại laser khác nhau.
Thứ nhất, chùm tia phản xạ lại từ bề mặt mô sẽ không gây tác dụng lên mô nhưng
đặc biệt nguy hiểm đối với những mục tiêu không mong đợi, đặc biệt là mắt của bệnh
nhân và người chữa trị vì vậy đó là mối quan tâm đầu tiên đối với an toàn laser.
Thứ hai, chùm tia có thể truyền qua mà không bị hấp thụ bởi mô nên không gây
tác dụng lên phần điều trị, và nó phụ thuộc rất nhiều vào bước sóng của laser. Đối với
laser diode và Nd:YAG thì khả năng bị nước hấp thụ rất kém trong khi laser Erbium và
CO
2
thì ngược lại. Bởi vậy khi chiếu vào mắt, laser diode và Nd:YAG có thể truyền qua
giác mạc, mống mắt, thủy tinh thể và bị hấp thụ bởi võng mạc.
Thứ ba, hiện tượng tán xạ của chùm laser trong mô cũng không đóng vai trò quan
trọng trong tương tác sinh học hiệu quả, và nó có khả năng gây tổn thương đối với vùng
xung quanh khu vực điều trị.
Thứ tư, khả năng hấp thụ chùm tia laser đóng vai trò quan trọng nhất trong tương
tác sinh học giữa laser với mô. Nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố ví dụ như màu da, lượng
nước chứa trong mô, bước sóng laser, chế độ phát, Trên cơ sở có, một số hiệu ứng cụ
thể của tương tác giữa chùm tia laser công suất cao với mô được khai thác trong y học:

 Hiệu ứng quang đông tổ chức
 Hiệu ứng bốc bay tổ chức
 Hiệu ứng quang bóc lớp
 Hiệu ứng quang cơ
 Hiệu ứng quang hoạt hóa - quang động học (dùng trong điều trị ung thư)
Các hiệu ứng nhiệt của laser gây ra tại mô tùy thuộc chính vào lượng nước tồn tại
trong mô, bảng cho thấy các diễn biến xảy ra trong mô khi nhiệt độ được tăng lên dưới
tác dụng của chùm laser.
Bảng 2

: Nhiệt độ trong mô và các hiệu ứng
Tương tác nhiệt với mô phụ thuộc lớn vào khả năng hấp thụ của mô với các bước
sóng khác nhau của thiết bị laser, đồng thời cũng tùy thuộc vào chế độ phát laser; nếu là
chế độ phát xung thì sẽ có khoảng thời gian nghỉ giữa các xung đủ để mô không bị tích
nhiệt quá lớn, nếu là chế độ phát liên tục thì người sử dụng phải cho tạm dừng để mô có
thời gian làm mát. Đối với các lớp mô mỏng thì việc chữa trị thường dung chế độ phát
xung, còn các lớp mô dày phải dùng đến chế độ phát liên tục để cung cấp nhiều năng
lượng, trong cả hai trường hợp để đảm bảo không gây tổn thương không mong muốn các
dòng khí làm mát là điều rất cần thiết khi điều trị.
2. Phổ hấp thụ của laser trong các mô và phân loại laser trong nha khoa
a. Phổ hấp thụ của laser trong các mô
Hình 11: Đường cong hấp thụ xấp xỉ của các bước sóng laser khác nhau trong nha
khoa[11].
Hình 12: Một phần của quang phổ điện từ cho thấy bước sóng laser nha khoa được sử
dụng để điều trị[11].
 Erbium – chromium doped yttrium scandium gallium garnet (Er,Cr:YSGG) laser:
2780 nm.
 Erbium doped yttrium scandium gallium garnet (Er: YSGG) laser: 2790 nm
 Erbium doped yttrium aluminum garnet (Er:YAG) laser: 2940 nm
 Carbon Dioxide (CO2) laser: 10600nm.

b. Phân loại laser trong nha khoa
Bảng 3: Phân loại laser[4].
3. Khoan trong điều trị sâu răng
a. Bước sóng trong điều trị và mật độ công suất
Bước sóng laser khác nhau đã được nghiên cứu để chế tạo khoan: laser CO
2
đã
được nghiên cứu đầu tiên, nhưng kết quả không tốt, do thiệt hại nhiệt ảnh hưởng đến các
mô nha khoa chiếu xạ; điều tra lâm sàng và thực nghiệm khác cho thấy khả năng điều trị
trong điều trị sâu răng với laser Nd: YAG [Birardi et al, 2004], nhưng các phân tích vi
hình thái cho thấy thiệt hại bên của các mô răng.
Một số loại laser với bước sóng tương tự trong vùng hồng ngoại giữa của phổ điện
từ được sử dụng phổ biến để chế tạo khoan và loại bỏ sâu răng. Laser Er: YAG, Er:
YSGG và Er, Cr: YSGG hoạt động ở bước sóng 2940, 2790, và 2780nm, tương ứng.
Những bước sóng tương ứng với phạm vi hấp thu của nước trong phổ hồng ngoại. Hiện
nay hai bước sóng, Er, Cr: YSGG tại 2780 nm và Er: YAG tại 2940 nm được sử dụng
thành công để điều trị các mô cứng nha khoa.
Hình 13: Đường cong hấp thụ nước trong vùng hồng ngoại giữa. Trục thẳng đứng là đơn
vị hấp thụ, trục ngang bước sóng (micromet). Đồ thị cho thấy vị trí của hai bước sóng
laser được sử dụng để chế tạo khoan: Er, Cr: YSGG 2.78 micromet, và Er: YAG 2.94
micromet[5].
Các hệ thống laser có thể được sử dụng để loại bỏ sâu răng hiệu quả và chế tạo
khoan mà không có hiệu ứng nhiệt đáng kể, thiệt hại bên cho cấu trúc răng, hay khó chịu
cho bệnh nhân. Men răng bình thường chứa đủ nước (khoảng 12 phần trăm theo thể tích)
mà một màn phun nước cùng với một hệ thống laser Er dựa trên có thể đạt được cắt bỏ
hiệu quả ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ nóng chảy và bay hơi men.
Do bước sóng 2.94 µm, phù hợp với chính xác đỉnh hấp thụ nước và cũng được
hấp thụ bởi hydroxylapatite, bức xạ laser erbium là rất hiệu quả trong việc loại bỏ cả hai:
ngà răng và men răng, hạn chế laser tác dụng trên các mô một lớp bề mặt của một vài
micromet. Lớp bề mặt này có thể nhanh chóng được làm nóng lên để áp suất bên trong

tăng thể tích chiếu xạ cho đến khi cường độ vượt qua vật liệu. Nước quá nóng, đột ngột
bốc hơi và hơi nước mang đi các mảnh mô bị hỏng xung quanh trong quá trình cắt bỏ cơ
nhiệt. Tăng công suất, làm tăng tốc quá trình cắt bỏ, đồng thời giảm các tác dụng phụ
nhiệt nhưng kết quả là tác dụng phụ cơ học cao hơn. Loại bỏ hiệu quả của ngà răng và
men răng bằng cách sử dụng Er: YAG laser, mà vẫn duy trì các mô xung quanh. Độ dài
xung ngắn hơn, thấp hơn mật độ năng lượng cần thiết để cắt bỏ. Ngưỡng cắt bỏ của Er:
YAG laser dao động từ 6J/cm
2
cho 100 μsec xung (mật độ công suất: 60.000W/cm
2
) và
10J/cm
2
cho 700 μsec xung (mật độ công suất: 14.286W/cm
2
). Với mật độ công suất thì
đây là hiệu ứng bốc bay tổ chức.
Điều này có nghĩa rằng Er: YAG laser là hiệu quả nhất của tất cả các hệ thống
được biết đến với việc loại bỏ mô răng cứng. Tia laser Er: Cr: YSGG, ví dụ, nhu cầu mật
độ năng lượng lớn hơn, bắt đầu cắt bỏ từ 10 đến 14J/cm
2
.
b. Độ xiên sâu và quá trình chiếu xạ laser vào răng
Hình 14: Độ sâu tương đối của sự thâm nhập bước sóng khác nhau trong nước[11].
Độ sâu của các chùm tia laser tập trung vào thay đổi theo tốc độ chuyển động và
mật độ năng lượng. Nhìn chung, họ erbium đóng vai trò chủ yếu trên bề mặt, với độ sâu
hấp thụ khoảng 0,001 mm, trong khi các điốt 800 nm được truyền thông qua các mô tới
độ sâu lên đến 100 mm. Tùy theo các bước sóng khác nhau mà độ xuyên sâu sẽ khác
nhau. Đầu điều trị nhỏ có đường kính tập trung năng lượng laser xuống đến một kích
thước phẫu thuật thuận lợi, khoảng 0,5 µm.

Hình 15: Sử dụng laser để loại bỏ chính xác của men sâu răng và sửa đổi của men xung
quanh để phòng ngừa sâu răng tiến triển hơn nữa sau khi phục hồi. Tia laser sẽ được thiết
lập đầu tiên để loại bỏ tối thiểu là mô sâu răng. Sau đó, vách ngăn và cơ sở của việc
chuẩn bị khoan sẽ được điều trị bằng tia laser để ngăn chặn sâu răng tiến triển tiếp
theo[6].
Khi men được chiếu xạ với một laser Er: YAG tại mật độ năng lượng gần ngưỡng
cắt bỏ, nó được dự kiến sẽ đạt khoảng nhiệt độ 300 - 400
o
C, gây ra mất cacbonat và tăng
khả năng hòa tan axit của men răng. Laser Er, Cr: YSGG có một chút lợi thế hơn Er:
YAG trong trường hợp này do sự hấp thụ cao hơn của nó đến một đỉnh của
hydroxyapatite, và nó tăng lên đến 800
o
C ở ngưỡng cắt bỏ; kết quả là, bước sóng này có
vẻ hiệu quả hơn cho công tác phòng chống sâu răng.
Một tính năng hoạt động đặc trưng của hệ thống laser Er dựa trên là một tiếng bốp
khi laser được hoạt động trên các mô cứng của răng. Cả cường độ và âm vang của âm
thanh này liên quan đến sự lan truyền của một sóng xung kích âm thanh trong răng, và
thay đổi tùy theo sự hiện diện hay vắng mặt của sâu răng. Tính năng này hỗ trợ người sử
dụng trong việc xác định rằng việc loại bỏ sâu răng hoàn tất. Ngược lại với tiếng bốp
trong việc loại bỏ sâu răng, một thế hệ hiện tại hệ thống laser Er, Cr: YSGG tạo ra một
tiếng chụp lớn ngay cả khi không tiếp xúc với bất kỳ cấu trúc trong miệng. Dường như
nghịch lý này có thể được giải thích bởi một hiệu ứng gọi là "plasma de-coupling 'của
chùm tia, trong đó năng lượng laser tới làm nóng không khí và nước trực tiếp ở phía
trước của đầu điều trị laser. Trong laser Er, Cr: YSGG, điều này được thực hiện cố ý để
cung cấp năng lượng lên bề mặt phía sau của các phân tử nước phun, với mục đích thúc
đẩy chúng đến một tốc độ cao hơn (cái gọi là "cắt HydroKinetic ').
Hình 16: Chuẩn đoán và điều trị bằng laser[7]
III. Sự khác biệt giữa khoan laser và khoan thông thường
Hình 17


: Máy LiteTouch
Máy LiteTouch, sản xuất bởi Syneron
Dental, không dùng sợi quang, sử
dụng laser Er: YAG.
Với các thông số:
 Bước sóng: 2940 nm
 Năng lượng cao nhất: 700 mJ
 Tần số cao nhất: 50 Hz
 Công suất: 8.4 W
 Kích thước chùm tia (spot size):
0.4 – 1.3 mm
 Có hai modes điều trị mô cứng
và mô mềm
* Bảng 4

: So sánh máy khoan bằng laser và máy khoan thông thường:
Máy khoan bằng laser Máy khoan thông thường
 Hầu như không cần gây tê
 Hậu phẩu không gây ê buốt
 Dễ tiếp cận
 Không gây chấn động và tiếng ồn
 Độ rung thấp không ảnh hưởng đến
não bộ.
 Loại trừ vi khuẩn
 Giúp đông máu và nhanh liền vết
cắt
 Không gây vết nứt gãy nhỏ, không
để lại dấu vết trên răng
 Nhanh hồi phục

 Tính thẩm mỹ cao
 Cần gây tê
 Hậu phẩu gây ê buốt
 Giới hạn góc tiếp cận
 Tiếng máy khoan và gây chấn động
 Độ rung cao ảnh hưởng đến não bộ
sau quá trình khoan.
 Có thể gây nhiễm trùng
 Dao mổ gây sợ hãi, chảy máu và
lâu liền vết mổ
 Gây vết nứt nhỏ, để lại dấu vết trên
răng
 Chậm hồi phục
* Một số hạn chế của khoan bằng laser:
 Khó lấy đi phần mô răng hư ở những lỗ sâu răng lớn, lỗ sâu răng mặt bên; Không
thể lấy đi miếng trám cũ, miếng trám vỡ và không thể dùng mài răng trong các
trường hợp làm mão răng, cầu răng hoặc làm inlays, onlays Không thể dùng để
trám những răng có miếng trám cũ.
 Chi phí cao: khoảng 39000-45000USD. Còn đối với khoan thông thường
6000USD.
KẾT LUẬN
Sử dụng khoan bằng laser thay thế cho khoan thông thường có nhiều ưu điểm
thực tế mang lại cho bệnh nhân cảm giác thoải mái và chấp nhận để bác sĩ điều trị dễ
dàng hơn. Đồng thời cũng không gây tổn hại lớn đến sức khỏe, vấn đề điều trị được
giải quyết một cách nhanh chống và chính xác.
Tiểu luận này chỉ nghiên cứu một cái nhìn tổng quan về khoan laser trong điều
trị sâu răng rất mong sẽ đóng góp một phần nào để mọi người có cái nhìn tổng quát.
Rất mong bài tiểu luận này sẽ đóng góp một phần nào đó để mọi người lựa chọn
phương pháp điều trị thích hợp.
Trên cơ sở này, chúng ta nên phòng ngừa sâu răng một cách hiệu quả, phòng bệnh

tốt hơn. Một số lời khuyên trong bảo vệ răng miệng:
 Vệ sinh răng miệng sau khi ăn, trước khi đi ngủ.
 Không nên ăn vặt, hạn chế thức ăn có nhiều đường.
 Dung kem đánh răng có chứa fluoride, có thể dùng thêm nước súc miệng diệt
khuẩn sau bữa ăn.
 Cần khám răng định kỳ 6 tháng/ lần để kịp thời phát hiện những biến đổi của răng
mà có biện pháp phòng và điều trị thích hợp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Robert H Selwitz et al, Dental caries, Lancet, 369: 51-59, 2007.
[2]. Poul Erik Petersen et al, The global burden of oral diseases and rishs to oral health,
Bulletin of the world health organization, 83: 661-669, 2005.
[3]. A. Husein, Applications of Lasers in Dentistry: A Review, Archives of Orofacial
Sciences, 1: 1-4, 2006.
[4]. G. Olivi et al, Evidence-based dentistry on laser paediatric dentistry: review and
outlook, European Journal of Paediatric Dentistry, VOL. 10/1-2009
[5]. Carl Bader & Ivo Krejci, Indications and limitations of Er:YAG laser applications in
dentistry, American Journal of Dentistry, Vol. 19, No. 3, June, 2006.
[6]. LJ Walsh, The current status of laser applications in dentistry, Australian Dental
Journal, 48: (3):146-155, 2003.
[7]. Carol Anne Murdoch-Kinch and Mary Ellen McLean, Minimally invasive dentistry,
Jada, Vol. 134, January 2003.
[8]. P. A. Ana et al, Lasers Effects on Enamel for Caries Prevention, ISSN 1054-660X,
Laser Physics, Vol. 16, No. 5, pp. 865–87, 2006.
[9]. C. Raulin and S. Karsai (eds.), Laser and IPL Technology in Dermatology and
Aesthetic Medicine, DOI: 10.1007/978-3-642-03438-1_2, ©Springer-Verlag Berlin
Heidelberg, 2011.
[10]. P. J. Slootweg, Dental Pathology, © Springer-Verlag Berlin Heidelberg, 2007.
[11]. Donald J. Coluzzi, Fundamentals of dental lasers: science and instruments, Dent
Clin N Am 48, 751–770, 2004.

×