Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Tìm hiểu về luật chống bán phá giá của Mỹ và EU, thực trạng chống bán phá giá của Việt Nam và biện pháp khắc phục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.95 KB, 24 trang )

DANH SÁCH NHÓM 9
1. Nguyễn Tường Vy (nhóm trưởng tìm tài liệu luật
chống bán phá giá của Mỹ)
2. Nguyễn Hồng Mận (làm slide và bản word, tìm tài liệu
luật chống bán phá giá của EU)
3. Lê Thị Nga (thuyết trình biện pháp, tìm tài liệu biện
pháp chống bán phá giá)
4. Hà Minh Trí (tìm tài liệu biện pháp chống bán phá
giá)
5. Hồ Thị Ngân (tìm tài liệu biện pháp chống bán phá
giá)
6. Nguyễn Thị Trúc Ly (thuyết trình, tìm tài liệu tác động
và thực trạng của bán phá giá)
7. Nguyễn Thị Huê Liễu (thuyết trình về luật chống bán
phá giá, tìm tài liệu tác động và thực trạng của bán phá giá)
8. Nguyễn Thị Thanh Tiền ( tìm tài liệu tác động và thực
trạng của bán phá giá)
9. Lâm Ái Loan ( tìm tài liệu tác động và thực trạng của
bán phá giá)
10. Lê Nguyễn Thúy Vân (thuyết trình thực trạng)
11. Nguyễn Thị Thư (tìm tài liệu biện pháp)
Tìm hiểu về luật chống bán phá giá của Mỹ
và EU, thực trạng chống bán phá giá của Việt
Nam và biện pháp khắc phục.
TÓM TẮT
Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng đã tạo ra các thách
thức to lớn cho các quốc gia cùng với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị
trường thế giới. Các quốc gia này phải đối mặt với những khó khăn trong đẩy
mạnh xuất khẩu do các nước nhập khẩu đã tận dụng những qui định mở để tạo
ra những rào cản mới như chống bán phá giá, chống trợ cấp để bảo hộ sản
xuất trong nước. Bài viết này đề cập đến một số qui định của WTO về bán phá


giá hàng hóa và tình hình về các vụ kiện chống bán phá giá của nước ngoài đối
với Việt Nam. Từ đó đề xuất những giải pháp để chủ động phòng ngừa và tích
cực đối phó với các vụ kiện chống bán phá giá của các doanh nghiệp Việt Nam.
Nhiều mặt hàng xuất nhập khẩu không ngừng bị áp dụng các thủ tục và
biện pháp chống bán phá giá tại thị trường EU, Mỹ như mặt hàng cá da trơn
đông lạnh, tôm đông lạnh, giày dép.
I.Bán phá giá :
1. Khái niệm:
Phá giá là hành động của bản thân doanh nghiệp. Việc bán sản phẩm hàng
hoá dưới giá thành chỉ có thể thực hiện dựa trên tiềm lực tài chính của chính
doanh nghiệp đó. Nếu không, họ sẽ bị phá sản.
Theo cách hiểu giản đơn, bán phá giá là hành động bán một hàng hoá nào
đó với mức giá thấp hơn chi phí nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh hoặc giành
thêm thị phần.
Trong thương mại quốc tế, bán phá giá được hiểu là hàng hoá xuất khẩu
được bán sang một nước khác với giá thấp hơn “giá trị bình thường” của nó và
gây “tổn hại vật chất” đối với ngành sản xuất nội địa (theo điều VI của GATT).
Có thể thấy rằng, việc xác định mức giá bị coi là “phá giá” rất phức tạp, vì nó
liên quan đến hàng loạt vấn đề như xác định chi phí sản xuất, xác định mức độ
thiệt hại tiềm năng và thực tế.
Ở Mỹ bán phá giá được hiểu là việc bán hàng tại thị trường Mỹ với mức giá
thấp hơn mức giá hàng hoá so sánh tại thị trường nội địa của nước xuất khẩu;
việc bán các mặt hàng đó gây ra hoặc đe dọa thiệt hại vật chất đối với ngành
sản xuất của Mỹ.
Đối với Cộng đồng châu âu (EC) thì phá giá liên quan đến bất cứ hàng hoá
nhập khẩu nào với giá thấp hơn chi phí. Quy chế chống bán phá giá của EC
năm 1996 cho phép áp dụng thuế chống phá giá trong các điều kiện:
- Thứ nhất, giá hàng hoá bán trên thị trường EC thấp hơn giá trên thị
trường của nước sản xuất;
- Thứ hai, hàng hoá nhập khẩu gây ra hoặc đe dọa ngành sản xuất của

EC như là việc mất thị phần, lợi nhuận, việc làm…
Biện pháp bán phá giá có thể được sử dụng với tư cách phản ứng ngắn
hạn để đối phó với tình hình suy thoái trong nước, nghĩa là sản lượng dư ra
được đổ bán tháo ở nước ngoài; hoặc với tư cách một chiến lược dài hạn để
tham nhập thị trường xuất khẩu hoặc đẩy đối thủ cạnh tranh ra khỏi thị trường.
Khi các công ty bán phá giá đã chiếm được địa vị vững chắc trên thị trường, họ
thường tăng giá lên để tạo ra lợi nhuận.Cho dù được vận dụng với mục đích
nào thì biện pháp bán phá giá vẫn bị coi là hình thức buôn bán không công
bằng và bị các hiệp định thương mại điều chỉnh.
Theo hiệp định thực thi điều VI của hiệp định chung về thuế quan và
thương mại một sản phẩm bị coi là bán phá giá ( tức là được đưa vào lưu thông
thương mại của một nước khẩu với giá thấp hơn trị giá thông thường của sản
phẩm đó) nếu như giá xuất khẩu của sản phẩm được xuất khẩu từ một nước
này sang một nước khác thấp hơn mức giá có thể so sánh được của một sản
phẩm tương tự được tiêu dùng tại nước xuất khẩu thep các điều kiện thương
mại thông thường.
Bán phá giá trong thương mại quốc tế là hiện tượng xảy ra khi một loại
hàng hóa được XK với giá thấp hơn giá bán của mặt hàng đó tại thị trường
nội địa nước XK. Như vậy có thể hiểu đơn giản là nếu giá XK của một mặt
hàng thấp hơn giá nội địa của nó thì sản phẩm đó bị coi là bán phá giá.
Ví dụ: lạc nhân của nước A bán tại thị trường nước A với giá (X) nhưng lại
được XK sang nước B với giá (Y) (Y<X) thì xảy ra hiện tượng bán phá giá đối
với sản phẩm này XK từ A sang B.
Bán phá giá xảy ra khi một công ty xuất khẩu một hàng hoá với giá thấp
hơn giá bán thông thường trên thị trường nội địa của mình. Nếu hành động
bán phá giá này gây thiệt hại đáng kể cho các nhà sản xuất của nước nhập
khẩu thì cơ quan chức năng của nước nhập khẩu có thể áp dụng biện pháp
chống bán phá giá để bù đắp cho những thiệt hại do hành vi bán phá giá gây
ra.
Bán phá giá được định nghĩa trong Khoản 1, Điều VI của GATT 1994: “…

bán phá giá là cách hàng hóa của một nước được đưa vào thị trường của
nước khác với mức giá thấp hơn giá thị thông thường của hàng hóa, …”
2. Mục đích của bán phá giá
Bán phá giá có mục đích không lành mạnh nhằm đạt những lợi ích:
+Loại bỏ đối thủ cạnh tranh trên thị trường
+Độc quyền
+Bán giá thấp tại thị trường xuất nhập khẩu để chiếm lĩnh thị phần
+Bán giá thấp để thu ngoại tệ mạnh
Đôi khi việc bán phá giá là việc không mong muốn do nhà sản xuất xuất
khẩu không bán được hàng (cung > cầu), sản xuất đình trệ, sản phẩm lưu kho
lâu ngày có thể bị hư hại nên đành bán tháo để thu được một phần vốn.
3. Tác động, ảnh hưởng
Mang lại lợi ích cho người tiêu dùng tại nước nhập khẩu (thường là lợi ích
ngắn hạn tạm thời) mức độ thiệt hại mà doanh nghiệp xuất khẩu phải gánh chịu
do bán phá giá là mức độ lợi ích mà người tiêu dùng nước nhập khẩu được
hưởng thụ.
Nói chung là nó gây ra tổn thất vật chất cho ngành sản xuất trong nước cả
góc độ vĩ mô và vi mô:
+Vĩ mô: khi một ngành sản xuất bị đe dọa sẽ dẫn đến việc phá sản nhiều
doanh nghiệp khác thuộc ngành đó. Kéo theo đó là tình trạng mất việc hàng loạt
của các công nhân cùng tác động lan truyền đến các ngành kinh tế khác.
+Vi mô: doanh nghiệp sẽ bị mất thị trường và mất lợi nhuận. Đây là mối lo
ngại không chỉ của các nước đang phát triển mà còn là vấn đề của các nước
phát triển vì lợi thế các nước luôn thay đổi kèm theo cạnh tranh gay gắt hơn
trên thị trường quốc tế.
Cụ thể việc bán phá giá có thể có những tác động tiêu cực đến nước nhập
khẩu thể hiện:
+Gây thiệt hại về vật chất cho ngành sản xuất sản phẩm tương tự trong
nước nhập khẩu. Thiệt hại vật chất được xét trên 1 loại các yếu tố và chỉ số kinh
tế như: sự suy giảm thực tế hay tiềm ẩn của doanh thu , lợi nhuận, sản lượng,

thị phần, năng suất, việc làm, tiền lương, tiền thưởng… Điều này gây tác động
đến sự phát triển ngành sản xuất sản phẩm tương tự của nước nhập khẩu trong
tương lai như: sản xuất của nước nhập khẩu bán phá giá coi như bị đình đốn,
không cạnh trang được với hàng nhập khẩu,mất thị trường và phá giá, người
lao động thất nghiệp tăng lên,…
+Bán phá giá kéo theo việc giảm giá của các mặt hàng cùng chủng loại sản
xuất trong nước hoặc vùng lãnh thổ nhập khẩu giảm theo, giá bán tại nước
nhập khẩu không đúng với chi phí sản xuất thực của mặt hàng tại nước xuất
khẩu làm hại đến qui luật của kinh tế thị trường.
+Tạo ra sự bất bình đẳng trong kinh doanh vừa và nhỏ
II. Chống bán phá giá :
1. Mục đích:
+Vừa mang tính răng đe vừa mang tính thúc đẩy sự phát triển của các cơ
quan kinh tế lành mạnh
+Tạo ra cơ hội kinh doanh bình đẳng hơn cho các doang nghiệp vừa và
nhỏ (các doanh nghiệp này có thể bị tiêu diệt ngay trên sân nhà nếu việc bán
phá giá xảy ra thường xuyên và không có biện pháp phòng chống)
+Thể hiện sự quan tâm của nhà nước đối với các thành phần kinh tế
+Tạo cho người lao động có việc làm nhiều hơn
+Tạo được uy tín trên thế giới, là địa chỉ hấp dẫn của các nhà đầu tư
+thúc đẩy sự sáng tạo của các thành phần kimh doanh ngày càng đa dạng
+Bảo vệ ngành sản xuất cũng như giá thành của các mặt hàng tránh sự
định giá thiếu căn cứ thống nhất
+Làm cho các thành phần chủ thể tham gia thêm gắn bó trong kinh doanh,
tạo ra những kinh nghiệm trong quản lý nhà nước và giúp các quy luật của thị
trường thêm phát triển tốt hơn.
2. Luật chống bán phá giá (Mỹ và EU) :
a) Mỹ :
−Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT) năm 1947 ( điều VI)
−Hiệp định thực hiện điều VI của GATT năm 1967

−Hiệp định về thực hiện điều VI của Hiệp định chung về thuế quan và
thương mại
−Hiệp định thương mại năm 1994 (ADP)

Bán phá giá và chống bán phá giá là gì ?
Bán phá giá đi liền với cạnh tranh, và là một trong những hình thức cạnh
tranh bất chính. Cạnh tranh chủ yếu là qua chất lượng hay giá cả, và giá cả
thường là yếu tố có sức thuyết phục hơn cả. Có buôn bán tất có cạnh tranh nên
hai khái niệm này cùng xưa như nhau, nhưng chỉ từ khi sự thương mại giữa các
nước được đặt thành vấn đề phải giải quyết một cách qui củ, trong khuôn phép
của luật lệ, thì mới bàn đến cạnh tranh trung thực hay bất chính. Cùng lúc với
sự hình thành của luật thương mại quốc tế là một “đạo lý kinh tế” chi phối các
quan hệ giữa các bạn hàng. Cạnh tranh là một trong những cơ sở của chủ
nghĩa tự do kinh tế nhưng cũng phải tuân thủ những nguyên tắc đạo lý ấy.
Những câu chữ thường gặp nhất trong sách vở nói rõ mối quan tâm đó: cạnh
tranh phải trung thực (fair competition) trong một nền thương mại đa phương
phải là sân chơi bình đẳng (level playing field), trong đó mọi hành vi làm sai lệch
(distort) mối tương quan cạnh tranh để giành lấy một lợi thế bất chính (unfair
advantage) đều đáng lên án, thậm chí có thể bị trừng phạt.
Bán phá giá là một trong những hành vi ấy, được định nghĩa là việc bán một
món hàng trên một thị trường ngoại quốc với giá rẻ hơn giá bán trên thị trường
nội địa của nơi sản xuất. Vì như thế là cạnh tranh bất chính với các nhà sản
xuất của nước nhập khẩu, nên để bảo vệ họ, chính quyền nước này có thể
phản công, thường là qua biện pháp đánh thuế, một loại thuế đặc biệt chỉ áp
dụng cho nước xuất khẩu món hàng bị coi là bán phá giá, hầu lập lại thế quân
bình trong cạnh tranh, tái lập lại sân chơi bình đẳng. Thuế ấy gọi là thuế chống
bán phá giá.
Các biện pháp chống bán phá giá (AD) như thế nhằm tái lập trật tự trong
cạnh tranh, đúng với tư duy của chủ nghĩa tự do kinh tế, nhưng cũng là công cụ
bảo vệ ngành sản xuất nội địa đối với hàng nhập. Nhưng cản trở nhập khẩu,

đánh thuế, thì lại có vẻ mâu thuẫn với một “giáo lý” cơ bản khác là tự do hoá
các luồng giao lưu thương mại. Thực ra không có gì mâu thuẫn vì các biện pháp
AD cũng còn là một loại van an toàn cho chính sách tự do mậu dịch. Càng mở
rộng cửa cho bên ngoài vào thì càng phải nắm chắc cái quả đấm để đóng cửa
ngay lại được nếu cần. Càng chủ trương hội nhập vào toàn cầu hoá thì càng
phải có những biện pháp phòng thủ, trước mắt là để trấn an các nhà sản xuất
nội địa và có được sự ủng hộ trong nước. Do đó không ngẫu nhiên mà các
nước kinh doanh lớn nhất thế giới, hô hào mạnh nhất cho tự do mậu dịch, như
Mỹ, Liên hiệp châu Âu, Úc và Canada, cũng là những nước dùng đến các biện
pháp AD nhiều nhất. Cũng như không ngẫu nhiên mà vấn đề chống phá giá vẫn
có chỗ trong chương trình phục vụ tự do hoá thương mại của tổ chức GATT và
sau này WTO.

Chống bán phá giá trong khuôn khổ GATT và WTO
Vấn đề chống bán phá giá tuy đã được Hiệp hội các quốc gia (League of
Nations) nghiên cứu ngay từ năm 1922, nhưng chỉ đến năm 1947, với sự thành
lập của tổ chức GATT (General Agreement of Tariffs and Trade – Hiệp ước
chung về thuế quan và thương mại), mới được đặt dưới sự chi phối của luật
quốc tế, qua Điều VI của Hiệp ước này. Lúc ấy đề tài này chưa được tranh cãi
nhiều và chỉ về sau, khi các luồng thương mại phát triển ngày càng nhanh, sự
cạnh tranh đương nhiên ráo riết hơn, và các nước thành viên của GATT cũng
đông hơn, mới thành một mối quan tâm chính, ngày càng lớn qua các vòng
thương thảo tiếp nối nhau. Khi vòng Kennedy Round chấm dứt năm 1967 thì
những qui tắc về chống bán phá giá trong Điều VI của GATT được triển khai
thành cả một hiệp ước riêng: Agreement on the Implementation of Article VI ,
thường gọi tắt là Anti-dumping Code, hay Bộ luật AD. Ngoài việc chống phá giá,
Điều VI còn qui định các biện pháp chống tài trợ (countervailing) đối với các
hàng nhập khẩu được tài trợ tại nơi sản xuất. Vấn đề này cũng được triển khai
thành một hiệp ước riêng : Agreement on the interpretation and application of
Articles VI, XVI and XXIII, thường gọi tắt là Subsidies Code, hay Bộ luật về tài

trợ.
Hai bộ luật này tiếp tục được bổ sung trong các vòng thương thảo Tokyo
Round và Uruguay Round. Bộ luật AD hiện hành ngày nay là Agreement on the
Implementation of Article VI of GATT 1994, gọi tắt là Anti-dumping/AD
Agreement, và bộ luật về tài trợ là Agreement on Subsidies and Countervailing
Measures, gọi tắt là SCM Agreement. Ngoài ra, Điều XIX của GATT cũng được
triển khai thành một hiệp ước mới về các biện pháp bảo vệ ( Agreement on
Safeguards, gọi tắt là SG Agreement) cho phép một nước nhập khẩu đánh thuế
đặc biệt vào một mặt hàng khi số lượng nhập khẩu tăng vọt, gây ra hoặc đe doạ
gây ra tổn hại trầm trọng (material injury) cho ngành sản xuất nội địa liên can.
Trong khuôn khổ của Tổ chức thương mại thế giới WTO, kế thừa GATT sau
vòng Uruguay, ba hiệp ước AD, SCM và SG còn được gọi là ba cột trụ của hệ
thống các biện pháp “cứu chữa” (trade remedies) hay “phòng vệ” (trade
defences), áp dụng để bảo vệ thị trường nội địa trước sự thâm nhập của hàng
hoá nước khác. Đa số các vụ tranh chấp trước GATT và WTO xoay quanh ba
hiệp ước này, và nếu trong phạm vi bài này, chúng ta chỉ tìm hiểu về vấn đề
chống dumping, cũng không nên quên là hai vấn đề liên kết kia cũng rất hay
gặp phải trong các quan hệ ngoại thương.
Trong những lãnh vực thuộc thẩm quyền của WTO, luật quốc gia một nước
thành viên phải phù hợp với các hiệp ước và qui định của WTO, những văn kiện
này được coi như một bộ phận của hệ thống pháp lý quốc gia, và đặt ở vị trí cao
nhất. Do đó các đạo luật khung về AD của các nước thường lập lại tất cả các
nguyên tắc của Hiệp ước AD, thậm chí lấy lại nguyên văn hiệp ước trong trường
hợp nhiều nước chỉ mới ban hành luật này sau khi gia nhập WTO. Để áp dụng
các nguyên tắc ấy trong thực tế, mỗi nước có một hay nhiều đạo luật thi hành,
dựa theo pháp chế riêng của mình. Như thế, về các nguyên tắc chung thì luật
các quốc gia phải đồng nhất nhưng về mặt áp dụng thực tiễn thì có thể có
những đặc tính khác nhau. Đây là hai vế song song của vấn đề cần phải nắm rõ
như nhau.


Các nguyên tắc cơ bản của Hiệp ước AD
Hiệp ước AD của WTO có hiệu lực từ ngày 1.1.1995, gồm 3 phần chia
thành 18 điều lệ và hai phụ đính. Những điều lệ quan trọng nhất là Điều 2 ( Xác
định sự bán phá giá), Điều 3 ( Xác định sự tổn hại), Điều 4 (Định nghĩa ngành
sản xuất nội địa), Điều 5 (Khởi tố và điều tra), Điều 6 (Bằng chứng), Điều 9 (Ấn
định và thu thuế AD) và Điều 11 (Thời gian hiệu lực và việc xem xét lại các thuế
AD và cam kết về giá cả).
Theo định nghĩa của Điều 2.1, một món hàng sẽ bị coi như bán phá giá nếu
được đưa vào thị trường một nước khác với một giá thấp hơn giá trị bình
thường (normal value) của nó, tức là nếu giá xuất khẩu thấp hơn giá so sánh
được (comparable price) của một món hàng tương tự (like product) bán trên thị
trường của nước xuất khẩu. Chỉ một câu thôi mà có tới ba thuật ngữ là đầu mối
cho bao nhiêu vụ tranh chấp, được đem ra mổ xẻ, bàn cãi trong cả mấy trăm
trang cho từng báo cáo của WTO! Thế nào là giá trị bình thường, thế nào là
bình thường ? Giá của tôi thế này mà lại so sánh được với giá của anh sao?!
Thế nào là tương tự? Rượu Whisky Mỹ mà lại tương tự với rượu Shoju của
Nhật à ? V.v. và v.v. Những phần còn lại của Điều 2 qui định tỉ mỉ cách tính giá
cả, giá trị bình thường, cách so sánh mọi yếu tố, trong nhiều trường hợp khác
nhau, để đi đến phán quyết là có hay không có dumping và biên độ bán phá giá
(dumping margin) là bao nhiêu.
Quan trọng không kém là xác định ngành sản xuất nội địa của nước nhập
khẩu có bị tổn hại hay không. Đây là cơ sở “đạo lý” của biện pháp AD. Điều 3
dài 2 trang và gần như câu nào cũng kéo theo đủ thứ vấn đề rối rắm, làm tốn
không biết bao giấy mực trong các vụ tranh chấp! Nhưng cũng có thể tóm gọn
những điểm cơ bản nhất như sau:

Để xác định có sự tổn hại, cơ quan điều tra phải dựa vào các chứng từ
tích cực (positive evidence), các sự kiện chứ không được vịn vào một luận cứ
(allegation), phỏng đoán hay một khả năng xa vời và phải xem xét một cách
khách quan a) số lượng hàng nhập bán phá giá và ảnh hưởng của nó lên giá cả

của mặt hàng tương tự trên thị trường nội địa và b) ảnh hưởng của hàng nhập
ấy lên các nhà sản xuất nội địa.

Hàng nhập phải rẻ hơn hàng nội địa một cách đáng kể, và phải là ngưyên
nhân khiến giá hàng nội địa bị dìm theo và không tăng lên được.

Cơ quan điều tra phải xét đến tất cả các yếu tố khác, ngoài hàng nhập,
liên quan đến tình trạng kinh tế của ngành sản xuất nội địa.

Phải có một quan hệ nhân quả (causal relationship) giữa hàng nhập bị tố
cáo là bán phá giá và sự tổn hại. Cơ quan điều tra không được vu cho hàng
nhập khẩu những gì do các yếu tố khác gây ra.
Điều 4 định nghĩa ngành sản xuất nội địa, tức là ai có quyền đệ đơn trước
cơ quan hữu trách để khởi đầu một vụ kiện AD. Điều 5 và Điều 6 qui định chi
tiết các thủ tục khởi tố và điều tra, các bằng chứng do bên nguyên và bên bị
đưa ra. Theo Điều 8, cơ quan điều tra có thể đồng ý ngưng hay chấm dứt thủ
tục mà không đánh thuế nếu công ty bị kiện cam kết thôi không bán phá giá.
Điều 11 qui định là các thuế AD có thể được áp dụng cho đến khi không còn cần
thiết để khắc phục sự bán phá giá đã gây ra tổn hại. Tuy thế, cơ quan hữu trách
phải xem xét lại sự cần thiết ấy, sau một thời gian vừa phải, và bãi bỏ thuế AD
nội trong vòng 5 năm trừ phi khẳng định, sau khi đã xem xét lại tình hình, là làm
thế thì sự bán phá giá và tổn hại sẽ tiếp diễn hoặc tái diễn.
Hiệp ước AD còn qui định là một năm hai lần, các nước thành viên phải
thông báo lên Ủy Ban AD (Committee on Anti-dumping Practices) của WTO
những quyết định khởi tố hay biện pháp AD mới, tiến trình của các điều tra và
biện pháp đương thời, những mặt hàng và những nước xuất khẩu bị nhắm. Ủy
ban AD thường xuyên phải nhắc nhở các nước thành viên nào lơ là việc này,
thông tin chậm trễ hay thiếu sót, hay thậm chí cả mấy năm không báo cáo gì cả.
Do đó các thống kê chỉ phản ánh một phần của thực tế. Tuy thế mấy con số sau
đây cũng cho thấy tốc độ phát triển của vấn đề: năm 1958, đợt kiểm kê đầu tiên

của GATT sau 11 năm thành lập cho thấy chỉ có 37 sắc lệnh AD hiện hành trong
tất cả các nước thành viên, trong đó 21 sắc lệnh là của Nam Phi. Theo tổng kết
của WTO tháng 6 năm 2003, chỉ trong 8 năm, từ 1.1.1995 đến 31.12.2002, đã
có tới 1 258 biện pháp AD của các thành viên được thông báo đến Ủy ban.
Một điều đáng lưu ý là tuy các nước phát triển tiếp tục dùng nhiều đến các
biện pháp AD nhưng số biện pháp xuất phát từ các nước thế giới thứ ba đã
tăng vọt từ sau Vòng Uruguay và hiện nay đứng đầu danh sách là Ấn Độ với
219 biện pháp, trước cả Mỹ (192) và Liên hiệp châu Âu (164). Như Ấn Độ, trong
khối đang phát triển, các nước dùng đến AD nhiều nhất như Argentina (120),
Nam Phi (107) hay Brazil (55) và Mexico (55) đều là những nước rất tích cực
trong việc đẩy mạnh ngoại thương. Từ đó có thể rút ra hai nhận xét: một là,
song song với sự hội nhập vào nền thương mại quốc tế, các nước đang phát
triển cũng dùng đến bộ máy AD nhiều hơn vì phải bảo vệ nền sản xuất còn yếu
ớt của chính mình và các biện pháp AD vừa là cách hữu hiệu nhất vừa phù hợp
với luật lệ của WTO. Hai là đối với các nước này, các biện pháp AD vừa là công
cụ của các cường quốc không cho họ thâm nhập thị trường và mở mang buôn
bán, vừa là cái van an toàn cần thiết cho chính họ. Do đó, trong sự tranh cãi
giữa các nước nghèo và giàu về đề tài AD, một trong những nguyên nhân chính
dẫn đến sự thất bại của Hội nghị bộ trưởng WTO tại Seattle năm 1999 và còn
dai dẳng cho đến nay, các nước nghèo không đặt lại vấn đề AD về nguyên tắc
mà chỉ đòi hỏi sửa đổi, củng cố các điều khoản để tránh các lạm dụng và yêu
cầu lập một chế độ đặc biệt để nâng đỡ họ. Nói cách khác, họ không phủ nhận
sự cần thiết của khung pháp lý về AD mà phê phán cách áp dụng thực tiễn
trong các đạo luật và chính sách quốc gia. Và bị chỉ trích nặng nề nhất là bộ luật
và chính sách AD của Mỹ.
b) EU :
Luật chống bán phá giá của Liên minh Châu Âu ra đời năm 1968 và đã
được sửa đổi và bổ sung nhiều lần chủ yếu nhằm đưa những nội dung mới của
việc thực hiện Điều VI của Hiệp định chung về Thuế quan và Mậu dịch 1994
(Hiệp định Chống bán phá giá 1994) vào luật của EU hiện nay.

Luật chống bán phá giá áp dụng đối với tất cả các nước không phải là
thành viên EU. Đối với các nước bị coi là chưa có nền kinh tế thị trường hoặc
đang trong quá trình chuyển đổi, EU có thể áp dụng những điều khoản đặc biệt
được quy định trong các hiệp định ký giữa EU với các nước thứ 3.
Luật sửa đổi năm 1996 đã đưa ra cơ sở pháp lý cho việc áp dụng các biện
pháp chống bán phá giá theo 4 điều kiện:
(i) Mặt hàng đó đang bị bán phá giá (giá bán thấp hơn giá thương mại
thông thường);
(ii) Ngành công nghiệp sản xuất mặt hàng đó đang bị đe dọa hoặc đang
bị tổn thương vật chất;
(iii) Có mối quan hệ nhân quả giữa hàng nhập khẩu đó và tổn thương
vật chất của ngành công nghiệp của EU;
(iv) Việc áp đặt các biện pháp chống bán phá giá là vì lợi ích của Cộng
đồng.
GATT cũng xác định:
Mức phá giá = Giá bán hàng tại thị trường trong nước – Giá xuất khẩu.
EU áp dụng luật chống bán phá giá đối với hàng nhập khẩu từ nước thứ
ba, kể cả các đối tác thương mại được hưởng ưu đãi, trừ các thành viên của
khu vực kinh tế châu Âu (EEA) trong một số lĩnh vực chịu sự chi phối trong
khuôn khổ chính sách cạnh tranh của EU.
Khi một mặt hàng nào đó được xác định là bán phá giá vào thị trường
EU và có đơn kiện của người sản xuất của Liên minh thì Ủy ban châu Âu sẽ
xem xét việc bán phá giá đó có ảnh hưởng đến lợi ích chung của EU hay không.
Trên cơ sở đó sẽ đưa ra biện pháp xử lý cụ thể.
“Trốn thuế bán phá giá” là cụm từ chỉ những nỗ lực của các bên đáng lẽ
phải đóng thuế chống bán phá giá nhưng lại trốn tránh để không phải đóng loại
thuế này bằng cách tìm mọi cách để hoạt động “chính thức” ở bên ngoài phạm
vi thuế chống bán phá giá, trong khi đó lại vẫn tham gia lâu dài vào các hoạt
động thương mại tương tự như trước đây.
Các cuộc đàm phán tại Vòng Uruguay đã xác định được ba loại trốn thuế

chống bán phá giá là: Trốn thuế của các nước nhập khẩu, trốn đóng thuế của
các nước thứ ba, và trốn đóng thuế của các nước “đang phát triển”. Các nguyên
tắc về các biện pháp để ngăn chặn tình trạng trên đã được thảo luận nhưng vẫn
chưa đi đến cách giải quyết thống nhất. ủy ban chống bán phá giá của WTO đã
bắt đầu tiến hành cuộc thảo luận, xem xét các biện pháp để có được giải pháp
cho vấn đề này, và đã đạt được sự thoả thuận về phạm vi xem xét trong tương
lai (gồm các quá trình và các chương trình nghị sự). Những cuộc thảo luận
không chính thức và lâu dài về yếu tố nào gây nên tình trạng trốn thuế bán phá
giá, đã được tổ chức. Đây là vấn đề đầu tiên được nêu lên trong chương trình
nghị sự .
Mâu thuẫn cơ bản của vấn đề chống trốn thuế là mâu thuẫn giữa Mỹ. Liên
minh Châu Âu và các nước khác. Những nước này đã có các nguyên tắc chống
trốn thuế và mong muốn hợp pháp hoá các nguyên tắc này. Nhiều nước rất thận
trọng khi đưa ra các biện pháp chống trốn thuế bán phá giá, bởi vì các biện
pháp này có thể hạn chế các hoạt động đầu tư hợp pháp, có thể bóp méo giao
dịch thương mại và đầu tư. Để giải quyết mâu thuẫn này, đòi hỏi phải có sự phù
hợp giữa Hiệp định chống bán phá giá hiện thời của WTO và các biện pháp
chống trốn thuế bán phá giá trong tương lai. Để thực hiện được điều này, cần
phải tính đến lợi ích mà quá trình toàn cầu hoá các hoạt động, các nguyên tắc
cơ bản và các mục tiêu trong Hiệp định của WTO mang lại. Việc này đòi hỏi
phải phân tích các trường hợp cụ thể để xem xét xem, giao dịch thương mại
được tiến hành như thế nào, nhằm tìm kiếm giải pháp không phương hại đến
giao dịch và đầu tư hợp pháp, đồng thời tăng cường các nguyên tắc của Hiệp
định chống bán phá giá hiện thời. Mặt khác, hiện tại chưa có các nguyên tắc
thống nhất về việc chống trốn thuế trong Hiệp định của WTO. Vì vậy, các nước
có luật về chống trốn thuế nên đưa ra các biện pháp cụ thể, căn cứ vào điều VI
của GATT hoặc của Hiệp định chống bán phá giá của WTO, và phải được giải
quyết rõ ràng trong phạm vi của GATT/WTO .
Những quy định về chống bán phá giá của EU bao gồm các biện pháp
chống trốn thuế bán phá giá (khác với các biện pháp của Mỹ). Những quy định

trước đây chỉ là các quy định về chống trốn thuế đối với các nước nhập khẩu và
các nước thứ ba. Tuy nhiên, những quy định mới về các biện pháp chống trốn
thuế được phác thảo dựa trên kết luận của hội thảo (được rút ra trong các
trường hợp bán phá giá ) và dựa trên các quan điểm được đưa ra tại các cuộc
đàm phán Vòng Uruguay. Những quy định mới quy định hai biện pháp, đó là :
+Biện pháp thứ nhất, những thay đổi trong mô hình hoạt động kinh doanh
không thể được giải thích bằng những lý do pháp lý hay những suy đoán kinh tế
+Biện pháp thứ hai, suy yếu hiệu lực về giảm thuế chống bán phá giá và
đây là dấu hiệu của bán phá giá khi so sánh với giá thông thường .
EU cũng bổ sung thêm các tiêu chí trong tiêu chuẩn xác định các biện pháp
chống trốn thuế, EU cũng từng bước tiến hành các biện pháp hành chính để
hoàn thiện các biện pháp chống bán phá giá từ việc đăng ký hàng nhập khẩu
đến việc cấp các giấy chứng nhận đã đóng thuế. Phạm vi của các biện pháp
này không chỉ rộng mà còn phải tính đến các cuộc điều tra mới về bán phá giá
và mức độ thiệt hại do bán phá giá gây ra.
Dưới đây là các trường hợp trốn thuế chống bán phá giá được hầu hết các
nước quan tâm :
(1) Khai báo sai thuế hải quan và những hành động bất hợp pháp khác ;
(2) Chuyển sang xuất khẩu hàng hoá có mức độ chênh lệch nhỏ so với
hàng hoá phải đóng thuế chống bán phá giá ( những sản phẩm có ít sự điều
chỉnh );
(3) Xuất khẩu các linh kiện sản phẩm phải đóng thuế chống bán phá giá và
lắp ráp các linh kiện tại nước nhập khẩu ( trốn thuế của nước nhập khẩu);
(4) Xuất khẩu các linh kiện sản phẩm phải đóng thuế chống bán phá giá
sang nước thứ ba và lắp ráp các linh kiện tại đó ( trốn thuế của nước thứ ba);
(5) Xuất khẩu sản phẩm phải đóng thuế chống bán phá giá từ nước thứ ba.
Bên làm đơn kiện chống bán phá giá có thể là một thể nhân, một pháp
nhân, một hiệp hội hoặc một liên đoàn đại diện cho tối thiểu 25% tổng sản
lượng mặt hàng đó tại các nước EU.
Một Uỷ ban Tư vấn gồm đại diện của các nước thành viên EU và do đại

diện của Uỷ ban châu Âu làm chủ tịch sẽ xem xét đơn kiện. Uỷ ban châu Âu sẽ
tiến hành điều tra chống bán phá giá nếu đơn kiện được đánh giá là cung cấp
đầy đủ bằng chứng việc bán phá giá và những tổn thất vật chất. Uỷ ban châu
Âu phải quyết định tiến hành điều tra hay khước từ đơn kiện trong vòng 40 ngày
kể từ khi nhận được đơn kiện.
Uỷ ban châu Âu (EC) sẽ cho đăng quyết định điều tra chống bán phá giá
trên Công báo (The Official Journal of the European Communities). Quyết định
này bao gồm tên sản phẩm sẽ bị điều tra, tên nước xuất xứ của sản phẩm đó và
tóm tắt những thông tin EC đã nhận được, họ cũng nêu thời gian tiến hành điều
tra, thời gian cho phép các bên hữu quan trình bày quan điểm của họ;
Tổng vụ Thương mại thuộc Uỷ ban châu Âu tiến hành các cuộc điều tra
chống bán phá giá. Trong trường hợp liên quan đến Việt Nam, Uỷ ban châu Âu
sẽ tìm một nước có những điều kiện tương tự với Việt Nam để xác định trị giá
thông thường của mặt hàng đang bị điều tra. Thường thường họ sẽ chọn các
nước có giá cao hơn giá của các doanh nghiệp liên quan của Việt Nam để làm
tăng biên độ phá giá của các vụ điều tra.
Mặc dù vậy, các nhà xuất khẩu mặt hàng đang bị điều tra vẫn có thể làm
đơn xin được xem xét công nhận quy chế kinh tế thị trường (MES) nếu chứng
minh được rằng họ hoạt động theo cơ chế kinh tế thị trường và không có sự can
thiệp của nhà nước. Nếu đơn xin công nhận quy chế kinh tế thị trường được
chấp nhận, giá trị thông thường sẽ được tính toán trên cơ sở các thông tin về
giá thành do nhà xuất khẩu cung cấp. Trong trường hợp đơn xin công nhận quy
chế thị trường bị từ chối, các nhà xuất khẩu vẫn có thể tìm cách chứng minh họ
hoạt động không có sự can thiệp của nhà nước đối với đến giá xuất khẩu và
như vậy họ có quyền yêu cầu được đối xử riêng rẽ (IT) khi EU tính toán thuế
chống bán phá giá.
Trong một số vụ điều tra liên quan đến nhiều nhà xuất khẩu, do rất khó
hoàn thành được việc điều tra trong một thời gian nhất định, EC có thể áp dụng
việc lấy mẫu, tức là chọn một số công ty để điều tra kỹ và kết quả điều tra các
công ty mẫu này sẽ là cơ sở để xác định thực trạng đối với các công ty không bị

điều tra trực tiếp. Uỷ ban châu Âu chỉ tính toán trên cơ sở thông tin do các nhà
xuất khẩu được chọn làm mẫu cung cấp để xác định biên độ phá giá cho các
nhà xuất khẩu khác. Trong trường hợp này, tất cả các doanh nghiệp đều mong
muốn được chọn làm mẫu để được điều tra trực tiếp trên cơ sở thông tin của
chính công ty mình.
Thời gian biểu và thủ tục điều tra chống bán phá giá như sau:
Ngày thông báo
điều tra chống bán
phá đăng trên Công
báo
Các việc phải làm
Trong thời gian 10
ngày
Các nhà xuất khẩu bình luận về nước do EC
chọn
Trong thời gian 15
ngày
Các nhầ xuất khẩu biểu thị mong muốn được
chọn làm mẫu và cung cấp thông tin nêu trong
thông báo tiến hành điều tra
Không muộn quá
15 ngày
Các doanh nghiệp không được nêu tên trong
đơn kiện, thông báo cho EC mối quan tâm của họ
và yêu cầu gửi bộ các câu hỏi
Từ 15 đến 21
ngày
Các nhà xuất khẩu gửi đơn xin công nhận
quy chế kinh tế thị trường và yêu cầu được đối
xử riêng rẽ

37 ngày kể từ
ngày được thông báo
nằm trong các doanh
nghiệp được chọn làm
mẫu
Các doanh nghiệp được chọn làm mẫu nộp
bộ câu hỏi đã được hoàn tất và các hoạt động
xuất khẩu của mình sang thị trường EU cho EC
Không muộn quá
9 tháng
Uỷ ban châu Âu có thể áp đặt thuế chống
bán phá giá tạm thời
Trong vòng 15
tháng
Uỷ ban châu Âu có thể kết thúc điều tra. Uỷ
ban châu Âu cũng có thể chấm dứt điều tra mà
không áp đặt biện pháp chống bán phá giá hoặc
áp đặt thuế chống bán phá cuối cùng hoặc kết
thúc cuộc điều tra bằng việc chấp nhận cam kết
giá của các doanh nghiệp thoả thuận xem xét lại
chính sách giá của họ.
Quy trình xử lý vụ việc chống bán phá giá
Theo quy định của Pháp lệnh chống bán phá giá 20/PL-UBTVQH11, một
vụ việc điều tra và xử lý chống bán phá giá có thể được tiến hành qua bốn giai
đoạn:
>>> Giai đoạn 1: Thẩm định hồ sơ và ra quyết định điều tra
>>> Giai đoạn 2: Điều tra sơ bộ và ra kết luận điều tra sơ bộ
>>> Giai đoạn 3: Điều tra cuối cùng và ra kết luận cuối cùng
>>> Giai đoạn 4: Áp dụng biện pháp chống bán phá giá và tiến hành rà soát
Trong trường hợp bị áp thuế chống bán phá giá, thuế chống bán phá giá sẽ

có hiệu lực 5 năm kể từ ngày áp thuế hoặc sau khi có kết luận xem xét lại các
biện pháp chống bán phá giá. Thuế chống bán phá giá được tính toán theo thực
tế phá giá hay biên độ phá giá.
Khi tình hình đã cho thấy rõ là EU sẽ áp thuế chống bán phá giá, các doanh
nghiệp xuất khẩu có thể cân nhắc việc “cam kết giá” để tránh thuế chống bán
phá giá đối với hàng xuất khẩu của mình. Cam kết giá là một hình thức của biện
pháp chống bán phá giá mà theo đó nhà sản xuất của nước xuất khẩu cam kết
sẽ tăng giá xuất khẩu của sản phẩm có liên quan vào thị trường EU tới mức độ
không gây tổn thương, cũng không gây phá giá. Cam kết giá được đưa ra đàm
phán với EC vào giai đoạn cuối của cuộc điều tra chống bán phá giá, khi mức
thuế đã được EC tính toán trên cơ sở biên độ bán phá giá của các nhà xuất
khẩu. Cam kết giá có thể được đàm phán đối với thuế chống bán phá tạm thời
cũng như thuế chống phá giá cuối cùng. Khi EC chấp nhận cam kết giá thì EU
sẽ không áp thuế chống bán phá tạm thời hay thuế chống bán phá giá cuối
cùng đối với việc nhập khẩu mặt hàng có liên quan sản xuất tại nước xuất khẩu
đã cam kết giá. EC thường rất thận trọng khi chấp nhận hay khước từ cam kết
giá của nhà xuất khẩu nước ngoài. Uỷ ban châu Âu thường không chấp nhận
cam kết giá đối với các nhà xuất khẩu bất hợp tác hoặc không hợp tác đầy đủ
trong quá trình điều tra hoặc các nhà xuất khẩu không sản xuất hoặc không xuất
khẩu mặt hàng liên quan trong thời gian điều tra.
III. Th ự c trạng của việc bán phá giá :
Theo số liệu của Ban Thư ký WTO, từ năm 1995 đến hết năm 2004 trên thế
giới đả tiến hành 2647 cuộc điều tra về chống bán phá giá, đứng đầu danh sách
là Ấn độ (399 vụ) Hoa Kỳ (354 vụ) và EU (303 vụ). Trong số 97 nước bị kiện,
các nước đứng đầu là Trung Quốc (386 vụ) Hàn Quốc (94 vụ) Hoa Kỳ (146
vụ) Đối với Việt Nam tính đến tháng 3/2006 đã phải đối phó với 21 vụ kiện
chống bán phá giá, trong đó có 13 vụ Việt Nam phải chịu thuế chống bán phá
giá. EU là nước khởi kiện Việt Nam nhiều nhất (8 vụ) với mức thuế cao nhất lên
đến 93% đối với mặt hàng Oxyde kẽm. Điều đáng chú ý là số lượng các cuộc
điều tra chống bán phá giá tăng mạnh trong thời gian gần đây. Nếu trong giai

đoạn 1994-2001, Việt Nam chỉ chịu 1-2 vụ kiện/năm thì đến năm 2004 phải đối
phó với 7 vụ kiện liên tiếp liên quan đến nhiều mặt hàng công nghiệp xuất khẩu
 Thực trạng ở Việt Nam:
ST
T
Năm Nước điều tra Hàng hóa Kết quả
1 1994 colombia Gạo Không đánh thuế mặc dù có phá giá
2 1998 EU Mì chính Đánh thuế chống BPG mức 16,8%
3 1998 EU Gìay dép Không đánh thuế vì thị phần gia
tăng nhỏ
4 2000 Ba Lan Bật lửa Đánh thuế CBPG mức 0,09 euro/
chiếc
5 2001 canada Tỏi Đánh thuế CBPG mức 1,48 dola
Canada/ kg
6 2002 canada Giấy
không
thấm
nước
Không đánh thuế vì không PG
7 2002 Mỹ Cá da
trơn
Tạm thời DOC kết luận có PG
Nhưng từ vụ kiện cá tra, cá ba sa năm 2002 đến nay có thể thấy không chỉ
một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam: thuỷ sản, giày dép mà cả
những mặt hàng xuất khẩu có số lượng chưa lớn nhưng mới thâm nhập thị
trường đều có thể trở thành đối tượng của kiện bán phá giá do phương thức
tính gộp tổng lượng hàng hoá liên quan từ nhiều nguồn nhập khẩu (không được
quá 7%) của nước khởi kiện như: khoá Inôx (EU) săm lốp xe đap, xe máy (Thổ
Nhĩ Kỳ), đèn huỳnh quang (Ai Cập)
Vừa có nguy cơ là đối tượng của hành vi bán phá giá của các nước xuất

khẩu đồng thời cũng có nguy cơ bị áp đặt các biện pháp chống bán phá giá đối
với hàng xuất khẩu ra nước ngoài
Ở thị trường nội địa, thiệt hại do hành vi bán phá giá của hàng nhập khẩu
nước ngoài:
+Là nền kinh tế đang trong quá trình hoàn thiện các thiết chế của KTTT, các
doanh nghiệp còn yếu kém trong hoạt động cạnh tranh thương mại quốc tế do
đó hàng hóa nước ngoài dễ chiếm lĩnh thị trường Việt Nam thông qua cơ chế
phá giá
+Thị trường bán phá giá chủ yếu ở lĩnh vực hàng công nghiệp, hàng điện ử
dân dụng, cơ khí dân dụng, đồ mỹ phẩm, giải khát, may mặc
+VN giảm thuế gần 700 mặt hàng nhập khẩu cuối 2003 để thực hiện cam
kết trong khuôn khổ AFTA giữa các nước ASEAN mà cơ cấu hàng nhập khẩu
hàng nhập khẩu của VN và các nước ASEAN có tỷ đối giống nhau nên nguy cơ
thị trường VN phải chịu những thiệt hại do cạnh tranh không lành mạnh trong cơ
chế phá giá là rất lớn
 Tình hình về các vụ kiện bán phá giá đối với Việt Nam
Ngày nay, đứng trước thách thức về cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị
trường nội địa, các quốc gia đã tăng cường sử dụng các công cụ bảo hộ ngày
càng tinh vi thông qua các biện pháp bảo đảm thương mại công bằng của WTO,
trong đó có thuế chống bán phá giá.Vì vậy, các vụ kiện bán giá xảy ra trên thế
giới ngày càng tăng về số lượng chủ thể tham gia và ngày càng mở rộng phạm
vi hàng hoá áp dụng.
Theo số liệu của Ban Thư ký WTO, từ năm 1995 đến hết năm 2004 trên thế
giới đả tiến hành 2647 cuộc điều tra về chống bán phá giá, đứng đầu danh sách
là Ấn độ (399 vụ) Hoa Kỳ (354 vụ) và EU (303 vụ). Trong số 97 nước bị kiện,
các nước đứng đầu là Trung Quốc (386 vụ) Hàn Quốc (94 vụ) Hoa Kỳ (146
vụ) Đối với Việt Nam tính đến tháng 3/2006 đã phải đối phó với 21 vụ kiện
chống bán phá giá, trong đó có 13 vụ Việt Nam phải chịu thuế chống bán phá
giá. EU là nước khởi kiện Việt Nam nhiều nhất (8 vụ) với mức thuế cao nhất lên
đến 93% đối với mặt hàng Oxyde kẽm. Điều đáng chú ý là số lượng các cuộc

điều tra chống bán phá giá tăng mạnh trong thời gian gần đây. Nếu trong giai
đoạn 1994-2001, Việt Nam chỉ chịu 1-2 vụ kiện/năm thì đến năm 2004 phải đối
phó với 7 vụ kiện liên tiếp liên quan đến nhiều mặt hàng công nghiệp xuất khẩu.
Ở thời kỳ trước, các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam bị áp dụng thuế chống
bán phá giá chưa phải là những mặt hàng chiến lược, vì vậy ảnh hưởng chưa
lớn đến kim ngạch xuất khẩu của nước ta. Nhưng từ vụ kiện cá tra, cá ba sa
năm 2002 đến nay có thể thấy không chỉ một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực
của Việt Nam: thuỷ sản, giày dép mà cả những mặt hàng xuất khẩu có số
lượng chưa lớn nhưng mới thâm nhập thị trường đều có thể trở thành đối tượng
của kiện bán phá giá do phương thức tính gộp tổng lượng hàng hoá liên quan
từ nhiều nguồn nhập khẩu (không được quá 7%) của nước khởi kiện như: khoá
Inôx (EU) săm lốp xe đap, xe máy (Thổ Nhĩ Kỳ), đèn huỳnh quang (Ai Cập)
Dự báo, các vụ kiện bán phá giá đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam sẻ
còn tiếp tục xảy ra không chỉ từ các nước phát triển mà còn từ các nước đang
phát triển. Đối với các mặt hàng có mức tăng trưởng xuất khẩu cao vào một số
thị trường cũng sẽ có nguy cơ đối đầu với các vụ kiện bán phá giá trong thời
gian tới.
IV. Giải pháp đề ra :
Để bảo vệ quyền lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam, tạo
điều kiện thúc đẩy xuất khẩu Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ, cần phải thực
hiện các giải pháp sau:
 Chủ động phòng chống các vụ kiện bán phá giá của nước ngoài
- Chính phủ tích cực triển khai đàm phán song phương, đa phương để
tranh thủ nhiều nước thừa nhận Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường, do
đó không áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với Việt Nam.
- Dự báo danh mục các ngành hàng và các mặt hàng Việt Nam có khả năng
bị kiện phá giá trên cơ sở rà soát theo tình hình sản xuất, xuất khẩu từng ngành
hàng của Việt Nam và cơ chế chống bán phá giá của từng quốc gia để từ đó có
sự phòng tránh cần thiết.
- Xây dựng chiến lược đa dạng hoá sản phẩm và đa phương hoá thị trường

xuất khẩu của các doanh nghiệp để phân tán rủi ro, tránh tập trung xuất khẩu
với khối lượng lớn vào một nước vì điều này có thể tạo ra cơ sở cho các nước
khởi kiện bán phá giá. Theo hướng đó các doanh nghiệp cần chú trọng đến các
thị trường lớn (Trung Quốc, Nhật Bản ) các thị trường mới nổi (Hàn Quốc, Úc )
các thị trường mới (SNG, Trung Đông, Nam Phi ). Bên cạnh đó cần tăng
cường khai thác thị trường nội địa - một thị trường có tiềm năng phát triển. Đây
là những kinh nghiệm ta đã rút ra được từ các vụ kiện bán phá giá cá tra, cá
basa của Mỹ trước đây.
- Tăng cường áp dụng các biện pháp cạnh tranh phi giá để nâng cao khả
năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu thay cho cạnh tranh bằng giá thấp. Đó là
phải đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh các dịch vụ hậu mãi, tiếp
thị quảng cáo, áp dụng các điều kiện mua bán có lợi cho khách hàng
- Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin về thị trường xuất khẩu,về luật thương
mại quốc tế,luật chống bán phá giá của các nước và phổ biến, hướng dẫn cho
các doanh nghiệp các thông tin cần thiết nhằm tránh những sơ hở dẫn đến các
vụ kiện.
 Các giải pháp đối phó với vụ kiện chống bán phá giá đã xảy ra
* Về phía chính phủ: cần tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp trong kháng
kiện
- Thành lập quỹ trợ giúp theo đuổi các vụ kiện để hỗ trợ tài chính cho các
doanh nghiệp kháng kiện.
- Cung cấp cho các doanh nghiệp các thông tin cần thiết về các thủ tục
kháng kiện, giới thiệu các luật sư giỏi ở nước sở tại có khả năng giúp cho
doanh nghiệp thắng kiện
* Về phía các hiệp hội ngành hàng: cần phát huy vai trò là tổ chức tập hợp
và tăng cường sự hợp tác giữa các doanh nghiệp trong ngành nhằm nâng cao
năng lực kháng kiện của các doanh nghiệp.
- Thông qua hiệp hội quy định hành vi bảo vệ lẫn nhau, phối hợp giá cả
trên thị trường, tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh có thể tạo ra cớ
gây ra các vụ kiện của nước ngoài.

- Thiết lập cơ chế phối hợp trong tham gia kháng kiện và hưởng lợi khi
kháng kiện thành công để khuyến khích các doanh nghiệp tham gia kháng kiện.
- Tổ chức cho các doanh nghiệp nghiên cứu thông tin về giá cả,định
hướng phát triển thị trường, những quy định pháp lý của nước sở tại về chống
bán phá giá để các doanh nghiệp kháng kiện có hiệu quả giảm bớt tổn thất do
thiếu thông tin.
* Về phía các doanh nghiệp: cần chủ động theo đuổi các vụ kiện khi bị
nước ngoài kiện bán phá giá.
- Hoàn thiện hệ thống sổ sách chứng từ kế toán phù hợp với các quy định
của luật pháp và chuẩn mực quốc tế, lưu trữ đầy đủ hồ sơ về tình hình kinh
doanh nhằm chuẩn bị sẵn sàng các chứng cứ, các lập luận chứng minh không
bán phá giá của doanh nghiệp, tổ chức nhân sự, dự trù kinh phí, xây dựng các
phương án bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp
- Xây dựng chiến lược đa dạng hoá sản phẩm và đa phương hoá thị trường
xuất khẩu của các doanh nghiệp để phân tán rủi ro, tránh tập trung xuất khẩu
với khối lượng lớn vào một nước vì điều này có thể tạo ra cơ sở cho các nước
khởi kiện bán phá giá. Theo hướng đó các doanh nghiệp cần chú trọng đến các
thị trường lớn (Trung Quốc, Nhật Bản ) các thị trường mới nổi (Hàn Quốc, Úc )
các thị trường mới (SNG, Trung Đông, Nam Phi ). Bên cạnh đó cần tăng
cường khai thác thị trường nội địa - một thị trường có tiềm năng phát triển. Đây
là những kinh nghiệm ta đã rút ra được từ các vụ kiện bán phá giá cá tra, cá
basa của Mỹ trước đây.
- Tạo ra những mối liên kết với các tổ chức lobby để vận động hành lang
nhằm lôi kéo những đối tượng có cùng quyền lợi ở nước khởi kiện ủng hộ mình.
Như trong vụ kiện tôm đã có “Liên minh hành động ngành thương mại công
nghiệp tiêu dùng Mỹ” (CITAC) “Hiệp hội các nhà nhập khẩu và phân phối tôm
Mỹ” (ASDA) đứng về phía các doanh nghiệp Việt Nam chống lại vụ kiện bán
phá giá của Mỹ.
- Chủ động thương lượng với chính phủ của nước khởi kiện thực hiện
cam kết giá nếu doanh nghiệp thực sự có hành vi phá giá, gây thiệt hại cho các

doanh nghiệp cùng ngành hàng của nước nhập khẩu. Cam kết giá là việc nhà
sản xuất, xuất khẩu cam kết sửa đổi mức giá bán (tăng giá lên) hoặc cam kết
ngừng xuất khẩu với giá bị coi là bán phá giá hàng hoá. Đây là một thoả thuận
tự nguyện giữa các nhà sản xuất, xuất khẩu và nước nhập khẩu. Khi một cam
kết giá được chấp thuận. quá trình điều tra sẽ chấm dứt. Hiện nay, cam kết giá
được coi là một biện pháp đối phó chủ động của các nước xuất khẩu trong các
vụ kiện chống bán phá giá, đặc biệt đối với các sản phẩm công nghiệp. Trong
giai đoạn 1995-2001 trên thế giới đã có 34 nước thực hiện cam kết giá, trong đó
có 10 nước chưa phải là thành viên WTO. Cam kết giá có ưu điểm là nhanh
chóng hơn và ít tốn kém hơn so với việc phải hoàn tất cuộc điều tra của cơ
quan điều tra về bán phá giá. Hơn nữa các nhà sản xuất, xuất khẩu ở nước bị
kiện sẽ được hưởng phần lớn chênh lệch trước và sau cam kết tăng giá bán
thay cho việc nộp thuế chống bán phá giá cho nước nhập khẩu. Tuy nhiên, nhà
xuất khẩu lúc này cũng phải đối mặt với việc giảm khả năng cạnh tranh về giá
của hàng xuất khẩu,chấp nhận thực hiện các thủ tục hành chính nghiêm ngặt và
phức tạp hơn trong giao dịch xuất khẩu Vì vậy cần có sự cân nhắc kỹ lưỡng
các yếu tố về kinh tế, xã hội, luật pháp, khả năng cạnh tranh trước khi thực
hiện biện pháp này.
Có thể thấy, với mức tăng trưởng xuất khẩu hàng năm gần 20% trong thời
gian gần đây và việc một số mặt hàng xuất khẩu Việt Nam đã bước đầu có
được chỗ đứng vững chắc tại các thị trường lớn đã dẫn đến khả năng các vụ
kiện chống bán phá giá ngày càng gia tăng. Điều này về lâu dài sẽ kìm hãm tốc
độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam. Vì vậy, để giảm thiểu tối đa những tác
động tiêu cực do các vụ kiện bán phá giá gây ra, các doanh nghiệp Việt Nam
cần có các biện pháp không chỉ ứng phó có hiệu quả mà phải chủ động ngăn
ngừa những nguy cơ xảy ra các vụ kiện chống bán phá giá. Đó là phải thực
hiện chiến lược đa dạng hoá sản phẩm và thị trường xuất khẩu, tăng cường vai
trò của các hiệp hội ngành hàng, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về thông tin, tiến
hành cam kết giá khi cần thiết
Các biện pháp chống bán phá giá (AD) như thế nhằm tái lập trật tự trong

cạnh tranh, đúng với tư duy của chủ nghĩa tự do kinh tế, nhưng cũng là công cụ
bảo vệ ngành sản xuất nội địa đối với hàng nhập. Nhưng cản trở nhập khẩu,
đánh thuế, thì lại có vẻ mâu thuẫn với một “giáo lý” cơ bản khác là tự do hoá
các luồng giao lưu thương mại. Thực ra không có gì mâu thuẫn vì các biện pháp
AD cũng còn là một loại van an toàn cho chính sách tự do mậu dịch. Càng mở
rộng cửa cho bên ngoài vào thì càng phải nắm chắc cái quả đấm để đóng cửa
ngay lại được nếu cần. Càng chủ trương hội nhập vào toàn cầu hoá thì càng
phải có những biện pháp phòng thủ, trước mắt là để trấn an các nhà sản xuất
nội địa và có được sự ủng hộ trong nước. Do đó không ngẫu nhiên mà các
nước kinh doanh lớn nhất thế giới, hô hào mạnh nhất cho tự do mậu dịch, như
Mỹ, Liên hiệp châu Âu, Úc và Canada, cũng là những nước dùng đến các biện
pháp AD nhiều nhất. Cũng như không ngẫu nhiên mà vấn đề chống phá giá vẫn
có chỗ trong chương trình phục vụ tự do hoá thương mại của tổ chức GATT và
sau này WTO.
 Một số vấn đề cần được lưu ý:
−Thông tin: Tất cả thông tin liên quan đến vụ việc (trừ thông tin mật) đều
được đăng tải trên công báo để các bên liên quan và công chúng có thể tiếp
cận được.
−Vận động hành lang: Vận động hành lang ở Hoa Kỳ có ý nghĩa rất quan
trọng đặc biệt tronh việc vận động xin kéo dài trả lời, vận động về về quy chế thị
trường và các vấn đề liên quan.
 Khiếu kiện:
−Các kết luận sơ bộ, kết luận cuối cùng, quyết định áp dụng biện pháp
chống bán phá giá có thể bị kiện ra tòa thương mại quốc tế và tiếp đó là tòa
phúc thẩm liên bang
−Chỉ có thể khiếu kiện về các vấn đề pháp lí, không thể khiếu kiện về các
vấn đề thực tế.

×