Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

nghiên cứu đặc điểm sinh học và biện pháp phòng trừ nấm botrytis cinerea pers. gây bệnh thối xám trên cây trồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.55 MB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
__________***__________

MAI VĂN QUÂN

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ BIỆN
PHÁP PHÒNG TRỪ NẤM BOTRYTIS CINEREA
PERS. GÂY BỆNH THỐI XÁM TRÊN CÂY TRỒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

HÀ NỘI- 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
__________***__________

MAI VĂN QUÂN

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ BIỆN
PHÁP PHÒNG TRỪ NẤM BOTRYTIS CINEREA
PERS. GÂY BỆNH THỐI XÁM TRÊN CÂY TRỒNG
Chuyên nghành: BẢO VỆ THỰC VẬT
Mã số: 60.62.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP


Người hướng dẫn khoa học: TS. Đặng Vũ Thị Thanh

HÀ NỘI- 2012

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………

2


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài tốt nghiệp, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi đã
nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của thầy cô, bạn bè, đồng
nghiệp và người thân.
Trước tiên, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Đặng Vũ Thị
Thanh – Thầy hướng dẫn đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tơi trong q trình thực
hiện đề tài và hồn thành bản luận văn này.
Tơi xin được gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trong Ban Đào tạo sau
đại học- Viện Khoa Học Nông Nghiệp Việt Nam.
Tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới Ban Giám đốc, các cán bộ đồng
nghiệp và nhóm giám định bệnh cây tại bộ mơn Chẩn đốn, giám định dịch hại
và thiên địch - Viện Bảo vệ thực vật đã tạo điều kiện, tận tình giúp đỡ tơi cả về
vật chất và tinh thần để tơi hồn thành đề tài tốt nghiệp này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới bà con nông dân tại Hà Nội, Sa Pa- Lào
Cai, Đà Lạt- Lâm Đồng đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện tốt đề tài.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn tất cả bạn bè, người thân, đồng
nghiệp luôn bên cạnh động viên giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện
bản luận văn này.
Hà nội, ngày….. tháng….. năm 2012
Tác giả luận văn


Mai Văn Quân

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………

3


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn
gốc.

Tác giả luận văn

Mai Văn Quân

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………

4


MỤC LỤC

Trang phụ bìa ..................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................ii
Lời cam đoan....................................................................................................iii
Mục lục............................................................................................................. iv
Danh mục chữ viết tắt .....................................................................................vii

Danh mục các bảng ........................................................................................viii
Danh mục các hình và đồ thị............................................................................. x
1. MỞ ĐẦU……………………………………………………………..………..1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................. 1
1.2 Mục tiêu yêu cầu của đề tài......................................................................... 2
1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .................................................... 2
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài .............................................. 2
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu. ......................................................................... 2
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu.............................................................................. 2
1.4.3 Địa điểm nghiên cứu ............................................................................ 3
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................. 4
2.1 Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu........................................................... 4
2.2 Tình hình nghiên cứu ngồi nước ............................................................... 4
2.2.1 Lịch sử phát hiện và sự phân bố........................................................... 4
2.2.2 Phạm vi ký chủ và tác hại của nấm...................................................... 5
2.2.3 Đặc điểm sinh học của nấm B.cinerea................................................. 7
2.2.4 Sự phát sinh gây hại của nấm B.cinerea ............................................ 11
2.2.5 Nghiên cứu phịng trừ ........................................................................ 13
2.2.5.1 Dự tính, dự báo bệnh thối xám ....................................................... 13
2.2.5.2 Vệ sinh đồng ruộng ......................................................................... 14
2.2.5.3 Biện pháp sinh học.......................................................................... 14
2.2.5.4 Biện pháp hóa học........................................................................... 16
2.3 Tình hình nghiên cứu trong nước.............................................................. 17

Trường Đại học Nơng Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………

5



3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................... 21
3.1 Vật liệu nghiên cứu ................................................................................... 21
3.2 Địa điểm nghiên cứu ................................................................................. 22
3.3 Nội dung nghiên cứu ................................................................................. 22
3.4 Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 22
3.4.1 Điều tra phát hiện phổ ký chủ của nấm B.cinerea ............................. 22
3.4.2 Nghiên cứu các đặc điểm sinh học, nuôi cấy và gây bệnh của các
nguồn nấm B.cinerea phân lập được trên các cây ký chủ khác nhau ......... 23
3.4.2.1 Phân lập nấm B.cinerea từ cây bị bệnh........................................... 23
3.4.2.2 Nghiên cứu khả năng phát triển của nấm B.cinerea trên môi trường
dinh dưỡng .................................................................................................. 23
3.4.2.3 Nghiên cứu khả năng phát triển của nấm B.cinerea ở các mức pH
khác nhau..................................................................................................... 24
3.4.2.4 Nghiên cứu khả năng phát triển của nấm B.cinerea ở các mức nhiệt
độ khác nhau................................................................................................ 24
3.4.3 Nghiên cứu sử dụng các loại thuốc trừ nấm phòng trừ bệnh thối xám
do nấm B.cinerea gây ra.............................................................................. 25
3.4.3.1 Nghiên cứu khả năng phát triển của nấm B.cinerea trên mơi trường
có chứa các loại thuốc trừ nấm ................................................................... 25
3.4.3.2 Nghiên cứu khả năng phát triển của nấm B.cinerea trên mơi trường
có chứa các loại tinh dầu thực vật............................................................... 25
3.4.3.3 Nghiên cứu phòng trừ bệnh thối xám trên dâu tây do nấm B.cinerea
trong nhà lưới và ngoài đồng ruộng............................................................ 25
3.4.4 Chỉ tiêu theo dõi:................................................................................ 27
3.4.5 Phương pháp xử lý số liệu.................................................................. 28
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................................... 29
4.1 Nghiên cứu phổ ký chủ của nấm B.cinerea ở vùng Đồng bằng Sông Hồng,
Lào Cai, Lâm Đồng......................................................................................... 29
4.2 Nghiên cứu đặc điểm sinh học, nuôi cấy của các nguồn nấm
B.cinerea...38

4.2.1 Sự phát triển của các nguồn nấm B.cinerea trên môi trường dinh
dưỡng........................................................................................................... 38

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………

6


4.2.2 Ảnh hưởng của độ pH đến sự phát triển của nấm B.cinerea trên môi
trường PDA ................................................................................................. 44
4.2.3 Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự phát triển của nấm B.cinerea trên mơi
trường PDA ................................................................................................. 50
4.3 Nghiên cứu phịng trừ bệnh thối xám do nấm B.cinerea gây ra ............... 56
4.3.1 Khả năng phát triển của nấm B.cinerea trên môi trường chứa thuốc
trừ nấm hóa học........................................................................................... 56
4.3.2 Khả năng phát triển của nấm B.cinerea trên môi trường chứa tinh dầu
thực vật ........................................................................................................ 57
4.3.3 Nghiên cứu phòng trừ bệnh do nấm B.cinerea gây ra trong nhà lưới
và ngoài đồng ruộng.................................................................................... 60
5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ......................................................................... 65
5.1 Kết luận ..................................................................................................... 65
5.2 Đề nghị ...................................................................................................... 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 67

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………

7


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

TT

Chữ viết tắt

Từ viết tắt

1

ACB:

Viện sinh hố Mỹ

2

B.cinerea

B.cinerea Pers.

3

BVTV

Bảo vệ thực vật

4

CS

Cộng sự


5

CSB

Chỉ số bệnh

6

CT1

Cơng thức 1

7

CT2

Công thức 2

8

CT3

Công thức 3

9

CT4

Công thức 4


10

CTV

Cộng tác viên

11

ĐBSH

Đồng bằng sơng Hồng

12

KHKTNN

Khoa học kỹ thuật nơng nghiệp

13

KT

Kích thước

14

MT

Mơi trường


15

TLB

Tỷ lệ bệnh

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………

8


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng

Tên bảng

Trang

Bảng 4.1: Danh sách các cây ký chủ của nấm B.cinerea được phát hiện trong
năm 2010 - 1011..............................................................................................29
Bảng 4.2: Kích thước bào tử nấm B.cinerea gây bệnh trên các cây ký chủ ...33
Bảng 4.3: Sự phát triển của nấm Botrytis cinerea phân lập từ các ký chủ khác
nhau trên môi trường PDA (Viện BVTV 2010 ) ..............................................39
Bảng 4.4: Sự phát triển của nấm Botrytis cinerea phân lập từ các ký chủ khác
nhau trên môi trường Bột đậu (Viện BVTV 2010)...........................................40
Bảng 4.5: Sự phát triển của nấm Botrytis cinerea phân lập từ các ký chủ khác
nhau trên môi trường Cà rốt (Viện BVTV 2010) .............................................41
Bảng 4.6: Sự phát triển của nấm Botrytis cinerea phân lập từ các ký chủ khác
nhau trên môi trường Chzapeck (Viện BVTV 2010)........................................42
Bảng 4.7: Sự phát triển của nấm Botrytis cinerea phân lập từ các ký chủ khác

nhau ở mức pH 5,0 (Viện BVTV 2010)............................................................45
Bảng 4.8: Sự phát triển của nấm B.cinerea phân lập từ các ký chủ khác nhau
ở mức pH 5,5 (Viện BVTV 2010) ....................................................................46
Bảng 4.9: Sự phát triển của nấm B.cinerea phân lập từ các ký chủ khác nhau
ở mức pH 6,0 (Viện BVTV 2010) ....................................................................47
Bảng 4.10: Sự phát triển của nấm B.cinerea phân lập từ các ký chủ khác
nhau ở mức pH 6,5 (Viện BVTV 2010)............................................................47
Bảng 4.11 Sự phát triển của nấm B.cinerea phân lập từ các ký chủ khác nhau
ở mức pH 7,0 (Viện BVTV 2010) ....................................................................48
Bảng 4.12: Sự phát triển của nấm B.cinerea phân lập từ các ký chủ khác
nhau ở mức nhiệt độ 100C (Viện BVTV 2011) ................................................50
Bảng 4.13: Sự phát triển của nấm B.cinerea phân lập từ các ký chủ khác
nhau ở mức nhiệt độ 150C (Viện BVTV 2011) ................................................52

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………

9


Bảng 4.14: Sự phát triển của nấm B.cinerea phân lập từ các ký chủ khác
nhau ở mức nhiệt độ 200C (Viện BVTV 2011) ................................................53
Bảng 4.15 Sự phát triển của nấm B.cinerea phân lập từ các ký chủ khác nhau
ở mức nhiệt độ 250C (Viện BVTV 2011) .........................................................54
Bảng 4.16: Ảnh hưởng của các loại thuốc trừ nấm hóa học đến sự phát triển
của nấm B.cinerea trên môi trường PDA (Viện BVTV 2011) .........................56
Bảng 4.17: Ảnh hưởng của các tinh dầu thực vật tới sự phát triển của nấm
B.cinerea trên môi trường PDA (Viện BVTV, 2011).......................................58
Bảng 4.18: Hiệu lực phòng trừ bệnh thối xám B.cinerea hại dâu tây của một
số thuốc trừ bệnh tại nhà lưới (Viện BVTV 2011) ...........................................61
Bảng 4.19: Hiệu lực phòng trừ bệnh thối xám B.cinerea hại dâu tây của một

số thuốc trừ nấm hóa học tại Sa Pa- Lào Cai ..................................................63

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………

10


DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ
TT

Tên hình

Trang

Hình 2.1: Một số triệu chứng nấm B.cinerea gây hại .......................................6
Hình 2.2: Cành bào tử, bào tử phân sinh và hạch nấm B.cinerea.....................8
Hình 2.3: Quả đĩa và túi bào tử nấm B.cinerea(Groves & Loveland, 1953) ....9
Hình 2.4: Chu kỳ phát sinh, gây bệnh của nấm B.cinerea(George Agrios,
Plant Pathology 4th Edition) ............................................................................12
Hình 4.1: Một số triệu chứng của bệnh thối xám trên các ký chủ khác nhau.36
Hình 4.2: Cành bào tử phân sinh và bào tử của nấm B.cinerea gây bệnh thối
xám trên các ký chủ khác nhau .......................................................................37
Hình 4.3: Sự phát triển của các nguồn nấm B.cinerea sau 4 ngày nuôi cấy
trên môi trường PDA.......................................................................................39
Hình 4.4: Sự phát triển của các nguồn nấm B.cinerea sau 4 ngày ni cấy
trên mơi trường Chzapeck ...............................................................................43
Hình 4.5 Sự phát triển của nấm B.cinerea trên cácmôi trường dinh dưỡng ...43
Hình 4.6: Sự phát triển của các nguồn nấm B.cinerea sau 4ngày ni cấy ở
pH 5,0 ..............................................................................................................45
Hình 4.7: Sự phát triển của các nguồn nấm B.cinerea sau 4 ngày ni cấy ở

pH 7,0 ..............................................................................................................49
Hình 4.8: Sự phát triển của nấm B.cinerea ở các mức pH khác nhau ............49
Hình 4.9: Sự phát triển của các nguồn nấm B.cinerea sau 4 ngày ni cấy ở
nhiệt độ 100C ...................................................................................................51
Hình 4.10: Sự phát triển của các nguồn nấm B.cinerea sau 4 ngày ni cấy
trên mơi trường PDA ở mức nhiệt độ 150C.....................................................52
Hình 4.11: Sự phát triên của các nguồn nấm B.cinerea sau 4 ngày nuôi cấy
trên môi trường PDA ở mức nhiệt độ 200C.....................................................53

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………

11


Hình 4.12: Sự phát triển của các nguồn nấm B.cinerea ở các mứcnhiệt độ
khác nhau.........................................................................................................55
Hình 4.13: Khả năng ức chế các tinh dầu thực vật ở nồng độ 1000 ppm tới sự
phát triển của nấm B.cinerea (Viện BVTV, 2010) ...........................................59
Hình 4.14: Khả năng ức chế của các tinh dầu thực vật tới sự phát triển của
nấm B.cinerea trên môi trường PDA ..............................................................59
Hình 4.15: Hiệu lực phịng trừ bệnh thối xám B.cinerea hại dâu tây sau 7
ngày của một số thuốc trừ bệnh tại nhà lưới viện bảo vệ thực vật..................62
Hình 4.16: Hiệu lực phòng trừ bệnh thối xám B.cinerea hại dâu tây của một
số thuốc trừ bệnh tại Sa Pa- Lào Cai ...............................................................63

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………

12



1. MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Nấm Botrytis cinerea Pers. đã được phát hiện gây hại trên nhiều loại cây
trồng ở các vùng khác nhau của Việt Nam. Nấm gây hại trên các cây cà chua,
mận, đào, dâu tây.... Nấm là một yếu tố hạn chế đến khả năng bảo quản và
chuyên chở của các loại nông sản sau thu hoạch ở nước ta (Roger 1953[60],
Đặng Vũ Thị Thanh, Hà Minh Trung 1999[5]).
Trong những năm gần đây nấm B.cinerea đã phát sinh và gây hại rất
nghiêm trọng tại các vùng trồng cây ăn quả ôn đới Sa Pa – Lào Cai, Mộc Châu –
Sơn La. Vào tháng 2 - 8 năm 1997, 1998 nấm đã là đối tượng chính gây hại cho
dâu tây và phúc bồn tử ở vùng Sa Pa và Hà Nội, nấm gây thối lá quả cho dâu tây,
phúc bồn tử. Gặp điều kiện mưa ẩm, trời âm u khóm dâu tây bị bệnh sẽ bị lụi. Có
những vườn đào tại Sa Pa tỉ lệ quả bị nấm xâm nhiễm và gây hại lên tới 20%.
Nấm không những xâm nhập và gây hại cho quả đào, mận trước thu hoạch mà
còn tiếp tục gây thối quả sau thu hoạch. Nấm B.cinerea đã trở thành yếu tố hạn
chế cho việc mở rộng diện tích trồng đào, dâu tây ở miền Bắc Việt Nam (Đặng
Vũ Thị Thanh và CS 2000[6]).
Tại vùng trồng cà chua của đồng bằng sông Hồng nấm gây hiện tượng
thối ngọn và thối quả cà chua. Nấm đã làm giảm năng suất cà chua đáng kể và
đồng thời nấm còn làm giảm khả năng bảo quản, chuyên chở của cà chua. Vào
vụ xuân trong điều kiện mưa ẩm nhiệt độ không quá cao và cũng khơng q
lạnh, có những vườn cà chua số cây bị nhiễm bệnh lên tới 30%. Các ngọn cà
chua bị nhiễm bệnh thường bị thối và có một lớp mốc màu xám phủ. Hầu hết các
ngọn bị nhiễm bệnh đều bị chết, điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng,
phát triển của cây cũng như năng suất quả (Nguyễn Thị Vân, 2003)[11].
Ở Việt Nam chưa có những nghiên cứu về đặc điểm sinh học và gây bệnh,
phổ ký chủ của nấm B.cinerea. Các nghiên cứu chỉ dừng lại ở mức xác định

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………


13


nguyên nhân gây bệnh. Để có cở sở cho các phương pháp phịng trừ bệnh, chúng
tơi đề xuất đề tài “Nghiên cứu đặc điểm sinh học và biện pháp phòng trừ nấm
Botrytis cinerea Pers. gây bệnh thối xám trên cây trồng”. Nhằm góp phần xác
định cơ sở để tiếp tục nghiên cứu, xây dựng quy trình phịng trừ tổng hợp bệnh
thối xám.
1.2. Mục tiêu, yêu cầu của đề tài
Xác định được phổ ký chủ của nấm, nghiên cứu được các đặc điểm sinh
học, đặc điểm gây bệnh của nấm làm cơ sở để nghiên cứu các biện pháp phòng
trừ nấm bảo vệ cây trồng.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Các kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin về ký
chủ của nấm B.cinerea các đặc điểm sinh học và gây bệnh, sự đa dạng của nấm.
Các thông tin về nấm B.cinerea và tác hại của nó sẽ được hệ thống đầy đủ hơn ở
Việt Nam các thông tin này sẽ trở thành nguồn tài liệu để giảng dạy và tham
khảo trong nghiên cứu của các lĩnh vực nấm, bảo vệ thực vật, đa dạng sinh
học....
- Các kết quả nghiên cứu của đề tài không những là cơ sở để nghiên cứu
xây dựng kế hoạch trồng trọt và luân canh cây trồng trên đồng ruộng, mà còn là
cơ sở để nghiên cứu xây dựng quy trình phịng trừ tổng hợp bệnh do nấm
B.cinerea gây ra cho các cây trồng khác nhau góp phần xây dựng một nền nơng
nghiệp bền vững ở vùng.
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu: Nấm B.cinerea gây bệnh trên các cây rau, cây ăn
quả, cây công nghiệp và cây hoa.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu: Điều tra, xác định phổ ký chủ của nấm B.cinerea tại
các vùng ĐBSH, Lào Cai, Lâm Đồng. Nghiên cứu các đặc điểm sinh học, nuôi


Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………

14


cấy của các nguồn nấm B.cinerea phân lập được trên một số cây ký chủ khác
nhau. Nghiên cứu phòng trừ bệnh bằng một số loại thuốc trừ nấm.
1.4.3. Địa điểm nghiên cứu: Đề tài được tiến hành tại bộ môn Chẩn đoán Giám
định dịch hại và thiên địch - Viện Bảo vệ thực vật, vùng ĐBSH, Lào Cai, Lâm
Đồng

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………

15


2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu
Nấm B.cinerea là một loại nấm ký sinh đa thực gây bệnh trên nhiều loại
cây trồng đã được phát hiện ở nhiều vùng sinh thái khác nhau trên thế giới. Nấm
gây hại trên các cây rau, cây cảnh, cây ăn quả, cây rừng... Nấm gây các triệu
chứng thối hoa, thối quả, chết cây con, đốm lá, u bướu hay thối thân, thối rễ….
Nấm không những gây hại trên cây trồng trước thu hoạch mà còn là một yếu tố
hạn chế đến khả năng bảo quản và chuyên chở của các loại nông sản sau thu
hoạch.
Là một loại nấm ký sinh đa thực nấm B.cinerea có một phổ ký chủ khá
phong phú trên các loại cây trồng ở Việt Nam. Điều kiện khí hậu ở miền Bắc
trong vụ đơng xuân, là một điều kiện lý tưởng cho nấm phát sinh và gây hại.
Nấm đã được phát hiện trên một số cây trồng ở các vùng sinh thái khác nhau.
Nấm đã gây những thiệt hại đáng kể cho dâu tây, cà chua, hoa hồng, lạc, đào...

Xác định được phổ ký chủ của nấm, nghiên cứu được các đặc điểm sinh
học, đặc điểm gây bệnh của nấm sẽ là cơ sở để nghiên cứu các biện pháp phòng
trừ nấm bảo vệ cây trồng và nông sản sau thu hoạch. Đồng thời các kết quả này
còn là luận cứ để quy hoạch cơ cấu cây trồng, mùa vụ, chu kỳ luân canh... cho
các vùng sinh thái khác nhau.
2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
2.2.1. Lịch sử phát hiện và sự phân bố
Nấm B.cinerea nằm trong ngành Eumycota, ngành phụ Deuteromycotina,
lớp Hyphomycetes, bộ Hyphales, họ Moniliaceae. Trước năm 1939 giai đoạn
hữu tính của nấm được đặt tên là Pezzia fuckeliana De Bary, sau đó đổi tên là
Sclerotinia fuckeliana Fuckel (Hansen & Smith, 1932)[36]. Năm 1939, sau khi
đã phát hiện được quả thể đĩa của nấm trong phịng thí nghiệm khi phân lập từ

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………

16


táo tây, cần tây, nho bị bệnh thối xám, Groves & Drayton [34] đã nhận thấy rằng
quả thể đĩa của nấm chính là quả thể đĩa của nấm Botryotinia fuckeliana. Nhưng
các tác giả cũng nhận thấy rằng không phải tất cả các chủng B.cinerea đều có
giai đoạn sinh sản hữu tính là B. fuckeliana. Trong nhưng năm 80 của thế kỷ 20
thơng qua các nghiên cứu về sự hình thành quả thể đĩa của nấm người ta đã
chứng minh được rằng Botryotiniana fuckeliana là giai đoạn sinh sản hữu tính
của nấm B.cinerea (Faretra et al, 1989)[29].
Cùng song song với các nghiên cứu trên năm 1975, người ta đã tìm thấy
quả thể đĩa của nấm Botryotinia fuckeliania trên cây đậu tại miền trung và miền
tây New York, Mỹ (Polach & Abawi, 1975)[55]. Năm 1988, tại Thụy Sĩ cũng
thu thập được quả thể đĩa của nấm B.fuckeliania trên lá nho đã bị phân hủy trên
mặt đất (Blank, 1988)[22].

Nấm B.cinerea được phát hiện ở nhiều vùng sinh thái khác nhau trên toàn
thế giới từ vùng Alaska, Canada và Greenland đến khu vực cận nhiệt đới như Ai
Cập, Cameroon (Bernaux, 1979) và New Zealand (Dingley JM, 1969)[25]. Nấm
gây thiệt hại nghiêm trọng trên các cây trồng ở Bangladesh, Ấn Độ, Australia,
Canada và Chile.
2.2.2. Phạm vi ký chủ và tác hại của nấm
Năm 1924, Anderson đã phát hiện được trên 100 ký chủ của nấm
B.cinerea [19], Heald và Dana đã phát hiện ra hơn 20 loại cây trồng bị nấm
B.cinerea xâm nhiễm ở Washington.
Nấm B.cinerea còn gây hại trên nhiều loại cây cảnh khác nhau, theo
Baker (1946)[21] nấm B.cinerea đã gây hại trên 36 loại cây cảnh ở vùng
California, Mỹ. Noble & Richard. (1968)[49], Ogilvie (1969)[50] đã phát hiện
trong hạt giống của 50 loài hoa và lồi cỏ có sự xuất hiện của nấm B.cinerea.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………

17


Dâu tây

Nho

Hoa hồng

Hình 2.1: Một số triệu chứng nấm B.cinerea gây hại
Nguồn:
/> /> />p?ID_Diseases=28.

Bào tử nấm B.cinerea có khả năng phát tán ngồi khơng khí, xâm nhập và

gây bệnh trên 200 lồi ký chủ ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới bao gồm cây lấy
dầu, cây lương thực, cây hoa….(Kim J.H et at, 2007)[39]. Theo Xiao, 2006 [71]
sản lượng và giá trị xuất khẩu lê vụ đông của Mỹ giảm chủ yếu là do nấm
B.cinerea gây hại.
Tại Hawai, nấm được phát hiện trên 28 loại cây trồng bao gồm cây rau,
cây ăn quả, hoa cây cảnh.... Triệu chứng bệnh do nấm gây ra trên các cây trồng
và các bộ phận của cây cũng rất khác nhau (Andrew and Stephen 1994)[20].
Nấm có thể gây bệnh chết cây con cho rau và một số lồi thơng trong vườn ươm.
Dịch bệnh đã gây thiệt hại nặng cho các vườn ươm cây thông giống ở California
(Perteson and Smith 1975)[54]. Nấm gây triệu chứng thối hay thối xám trên lá,
thân, hoa, quả, củ trên các cây dâu tây, quả đào, quả nho, đậu, ớt, hành, cà chua,
cà rốt, dưa chuột, hoa lay ơn, hoa hồng vvv. (Walker 1926 [63]; Roger 1953
[60]; McClellan and Hewitt 1973[45]; Forsberg 1975[32]; Ellis 1986 [28];
Agrios 1988 [18]; Andrew and Stephen 1994 [20]).

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………

18


Tại Florida, nấm B.cinerea gây hại nghiêm trọng trên quả dâu tây ở giai
đoạn trước và sau thu hoạch. Đặc biệt khi gặp điều kiện nhiệt độ thấp và điều
kiện ẩm ướt [24]. Năm 2008- 2009 tại tỉnh Kurdistan, Iran năng suất trung bình
của dâu tây giảm 544,3 kg/ha, trong khi đó diện tích trồng dâu tây tồn tỉnh là
2500 ha, do vậy ước tính thiệt hại khoảng 1.360,75 tấn (Payman Salami et al,
2010) [53].
Theo thống kê, ở Châu Âu nấm B.cinerea gây hại 25 -30% diện tích trồng
nho tương đương 3.700.000 ha bị bệnh, chi phí phun thuốc phịng trừ nấm dao
động trong khoảng 2 - 50 triệu Euro[65]. Ở Pháp, thiệt hại do nấm B.cinerea gây
ra tại các vườn trồng nho khoảng 15- 40% năng suất [24].

Tại khu vực Terai phía Đơng của Nepal, năng suất hàng năm của cây đậu
giảm đến 15% (Chaurasia & Joshi, 2001)
Bệnh thối xám do nấm B.cinerea gây ra là bệnh phổ biến và quan trọng
trên các loại cây trồng ở nhiều khu vực trên thế giới.
2.2.3. Đặc điểm sinh học của nấm B.cinerea
Đặc điểm sinh học, cũng như khả năng gây bệnh, phổ ký chủ, tác hại của
nấm và biện pháp phòng trừ đối với nấm B.cinerea đã được nghiên cứu ở nhiều
vùng khác nhau trên thế giới (Agrios 1988[18], Andrew and Stephen 1994[20]).
Theo Groves & Loveland (1953)[35], Cành bảo tử phân sinh đa bào, kích
thước 2mm x 16-30 µm, trong suốt hoặc màu nâu xám, đầu cành phân nhánh
không theo quy luật, tế bào ở đỉnh cành hơi phình to, bào tử hình elip hoặc hình
trứng, khơng màu hoặc màu nâu nhạt, kích thước 6-18x 4-11µm.

Trường Đại học Nơng Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………

19


Hình 2.2: Cành bào tử, bào tử phân sinh và hạch nấm B.cinerea
Nguồn:
o/content/botrytis-cinerea-3
/> />rvices/plant_clnic.

Hạch nấm hình thành trên mơi trường hoặc có thể hình thành trên mơ
bệnh, màu đen, kích thước 0,5 – 4mm. Hạch nấm có thể tồn tại qua đông và là
nguồn bệnh cho vụ sau. Hạch nấm mất sức sống sau 2 năm bảo quản (Coley &
Smith, 1980)[23].
Năm 2007, Mirzaei S. et al [46] phân lập 355 mẫu bệnh thối xám trên các
ký chủ: táo, nho, dâu tây, cam, lê, lựu, hoa hồng, lay ơn, lily, cẩm chướng, dưa
chuột, cà chua, lúa mì…ở Iran. Tác giả đã mơ tả hình thái, kích thước bào tử,

cành bào tử phân sinh và hạch nấm.
Cành bào tử phân sinh đa bào, thẳng hoặc khơng thẳng, có màu nâu. Cành
bào tử phân sinh thường phân 2 -3 nhánh hướng về phía đỉnh, các nhánh thường
không màu. Trong một số trường hợp cành bào tử phân sinh hẹp, khơng màu có
chiều dài trung bình 662 – 2999 µm.
Bào tử phân sinh hình trứng, elip, quả lê hoặc hình cầu, đơn bào đơi khi
có 1-2 vách ngăn, màu trắng sau đó có màu nâu nhạt. Kích thước bào tử 6-13 x
4-8 µm.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………

20


Hạch nấm ban đầu màu trắng hoặc màu xanh đậm sau đó chuyển thành
màu đen. Hạch nấm có nhiều hình dạng khác nhau như hình cầu, hình trịn, hình
gối hoặc có hình dạng bất thường, hạch nấm rời rạc hoặc tụ lại thành cụm. Bề
mặt hạch nấm nhẵn hoặc gồ ghề. Hạch nấm chủ yếu nảy nầm thành sợi nấm và
xâm nhiễm trực tiếp vào cây nhưng có những trường hợp từ hạch nấm hình
thành quả bào tử hình phễu hoặc túi bào tử (Coley-Smith et al, 1980 [23]; Agrios
1988[18]).
Theo Groves & Loveland (1953)[35] giai đoạn hữu tính của nấm
B.cinerea, quả thể đĩa hình thành trên hạch nấm màu nâu nhạt, chiều dài từ 310mm thậm chí có thể lên đến 25mm, đường kính 1-6mm.

Hình 2.3: Quả đĩa và túi bào tử nấm B.cinerea
(Groves & Loveland, 1953)
Trong điều kiện không thuận lợi cho sự phát triển của nấm, bào tử hậu
hình thành từ sợi nấm. Khi gặp điều kiện thuận lợi, bào tử hậu nảy mầm sinh bào
tử và phát tán trong tự nhiên. Bào tử hậu được tìm thấy trong nhà kính và ngồi
đồng ruộng (Usbasch, 1983)[61].


Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………

21


Nhiệt độ thích hợp cho nấm B.cinerea phát triển là 18-230C, nhưng
nấm có thể phát triển ngay cả khi nhiệt độ hạ xuống dưới 100C (Agrios
1988)[18]. Nhiệt độ tối ưu để hình thành bào tử là 150C, tỷ lệ hình thành bào tử
giảm khi nhiệt độ dưới 150C, ở 100C tỷ lệ hình thành bào tử chỉ cịn 10% hoặc ít
hơn (Jarvis, 1962)[40].
Trong điều kiện ẩm độ cao có hơi nước ngưng tụ có 95% bào tử nấm nảy
mầm trong 2h, nhưng để trong nước cất chỉ có 0,5% bào tử nảy mầm sau 16h. Ở
nhiệt độ 20- 250C, bào tử nấm B.cinerea nảy mầm khoảng 90% sau 2- 4h trong
điều kiện hơi nước ngưng tụ (Barash et al, 1964). Theo Hennebert & Guilles
(1985)[37], trên quả dâu tây chín bào tử nấm nảy mầm tốt nhất ở 200C trong
vòng 90 phút, bào tử nấm nảy mầm hầu hết sau 2-3h, ở nhiệt độ 300C mầm ống
kéo dài và có khả năng xâm nhập sau 20h.
Bào tử nấm B.cinerea không những bị ảnh hưởng bởi các loại đường đơn
giản như glucose, fructose mà còn bị ảnh hưởng bởi các axit amin. Trên môi
trường MEA, PDA nấm phát triển tốt, trên môi trường PDA sợi nấm phát triển
mạnh ở nhiệt độ 20- 250C. Ngoài ra, sự nảy mầm của bào tử nấm B.cinerea bị
ảnh hưởng bởi các axit hữu cơ và độ pH thấp. Trong điều kiện chiếu ánh sáng
NUV liên tục, cũng kích thích hình thành bào tử của nấm nhiều hơn so với trong
điều kiện bóng tối liên tục (Leach C.M, 1962) [41].
Trong nhà kính, nấm tồn tại quanh năm dưới dạng sợi nấm, cành bào tử,
hạch nấm. Trên đồng ruộng, bào tử nấm B.cinerea có thể tồn tại và chịu đựng ở
nhiệt độ 4- 540C, nhưng nấm B.cinerea chủ yếu qua đông ở dạng hạch nấm trong
đất hoặc trong mơ thực vật đã bị nhiễm bệnh. Ngồi ra, nấm có thể qua đơng ở
dạng sợi nấm nằm trong ngun liệu thực vật chết, hoặc trên cây ký chủ khác

nhau. Hạch nấm B.cinerea có thể nảy mầm, sinh ra bào tử túi nhưng điều này rất
khó xảy ra và người ta cũng chỉ thu được khi nấm gây hại trên nho (Blank,
1988)[22]. Hạch nấm có thể lẫn với nhiều hạt giống có kích thước tương tự

Trường Đại học Nơng Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………

22


Nấm B.cinerea phát tán trong khơng khí nhờ mưa, gió (Javis W.R, 1962)
[40]. Ngồi ra, nấm có thể phát tán bởi côn trùng như bọ trĩ obscuratus
(Fermanud et al., 1994)[30], (Fermaud M & Gaunt, 1995)[31].
Thời tiết ẩm ướt là điều kiện lý tưởng cho nấm phát triển, hình thành bào
tử, lan truyền và xâm nhiễm. Bào tử nảy mầm có thể xâm nhập trực tiếp vào mô
cây nhưng chủ yếu nấm xâm nhiễm vào mơ qua vết thương hoặc có thể xâm
nhiễm bằng sợi nấm. Sợi nấm và bào tử có thể bao phủ trên bề mặt các mơ bị
bệnh (McKeen 1974)[44]. Nấm tồn tại trên tàn dư cây bệnh hay trong đất ở dạng
sợi nấm hay hạch nấm là nguồn lan truyền bệnh trên đồng ruộng.
2.2.4. Sự phát sinh gây hại của nấm B.cinerea
Bệnh thối xám do nấm B.cinerea gây ra khi gặp nhiệt độ thấp và ẩm ướt.
Mức độ gây hại của bệnh phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện môi trường, đặc biệt
phụ thuộc và nhiệt độ và ẩm độ tương đối (Jarvis W.R, 1962)[40].
Thời tiết mát mẻ, nhiệt độ không quá cao khoảng 150C là điều kiện thuận
lợi cho nấm xâm nhiễm và gây hại. Bệnh gây hại mạnh hơn khi gặp điều kiện
mưa ẩm liên tục. Khi gặp điều kiện âm u, nhiều mây trên bộ phận bị bệnh của
cây phủ một lớp nấm mốc màu xám tro. Trong điều kiện thời tiết khô, lạnh lớp
nấm mốc màu xám đen, hạch nấm có thể được hình thành trên mơ bệnh [88].
Nấm B.cinerea gây hại chủ yếu ở vụ đông xuân và xuân hè.
Bệnh thối xám là một trong những bệnh hại quan trọng nhất trên tất cả các
vùng trồng nho. Nấm gây hại trên những bộ phận non của cây và gây hại mạnh ở

vụ đông xuân và xuân hè. Trong điều kiện khô, lạnh quả nho bị bệnh khơ lại và
có màu đen. Hạch nấm có thể tồn tại qua đơng trên thân, quả khô hoặc bộ phận
nấm gây hại. Vườn ẩm ướt, tán lá dày đặc, thời kỳ quả có hàm lượng đường cao
là điều kiện thuận lợi cho nấm phát sinh và lây lan từ quả này sang quả khác[65].
Trên các giống hoa hồng mức độ gây hại do nấm B.cinerea gây ra cũng
khác nhau. Elad Y., Kirshner B. & Gotlib Y. (1993)[26] đã thu được sự phản
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………

23


ứng khác nhau giữa các giống hoa hồng với nấm khi lây bệnh nhân tạo bằng dịch
bào tử có lượng bào tử 104 bào tử/ml trên các giống hoa hồng. Nấm B.cinerea
xâm nhiễm vào hoa làm giảm thẩm mỹ của hoa hồng. Các chất nền dùng để
trồng hoa tulip đã ảnh hưởng tới sự nhiễm bệnh thối xám của hoa. Tỷ lệ hoa tulip
nhiễm bệnh do nấm B.cinerea gây ra khi sử dụng chất nền có chứa than bùn
trong điều kiện ẩm cao hơn khi trồng hoa trong cát có bổ sung thêm chất dinh
dưỡng. Mặt khác thời gian dài trong điều kiện nhiệt độ 200C cũng làm cho hoa bị
nhiễm bệnh [65].

Hình 2.4: Chu kỳ phát sinh, gây bệnh của nấm B.cinerea
(George Agrios, Plant Pathology 4th Edition)
Theo Alan J.silverside (1998)[71] trong quá trình nấm tái sinh sản bằng
phương pháp vơ tính, sự đột biến có thể xảy ra. Nếu thành cơng sẽ tồn tại một
nịi mới và chúng mang một đặc tính ký sinh chun tính

Trường Đại học Nơng Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………

24



Botrytis lulipae gây bệnh thối hoa tulip
Botrytis fabae gây bệnh đốm lá trên đậu
Botrytis narcissicola gây bệnh trên củ và lá thủy tiên
Botrytis cinerea tấn công vào rau quả
Nấm B.cinerea khó xâm nhập vào tế bào của một số quả xanh do vỏ quả
có tầng cutin dày. Nấm chỉ có thể xâm nhiễm vào quả bắt đầu chín vì khi đó tế
bào quả mềm. Ngồi ra, nấm cịn gây hại các bộ phận khác của cây khi còn non
như lá non, cành non, nụ hoa….
2.2.5. Nghiên cứu phòng trừ
Để phòng trừ bệnh đúng thời điểm và phát huy được cao nhất hiệu quả
của các loại thuốc hoá học hay sinh học, dự tính dự báo được sự phát sinh gây
hại của bệnh là một điều cần thiết.
2.2.5.1. Dự tính, dự báo bệnh thối xám
Năm 1977 Jarvis W.R [40] lập mối tương quan giữa điều kiện thời tiết
xảy ra trong quá trình ra hoa của dâu tây và mức độ bị nhiễm bệnh thối xám vào
vụ thu hoạch. Hervé J.J và Moysan J.P (1967)[38] đã sử dụng đồ họa để dự báo
bệnh mốc xám cho dâu tây. Biểu đồ biểu diễn mối tương quan thời gian trong
một ngày có độ ẩm >90% và nhiệt độ trung bình hàng ngày. Dịch bệnh sẽ xảy ra
khi các đường cong giao nhau ít nhất 3 lần ở nhiệt độ 14-160C trong 48h hoặc
khi nhiệt độ trung bình hàng ngày ≥ 140C, độ ẩm >90%, nếu nhiệt độ trung bình
hàng ngày >250C dịch bệnh sẽ không xảy ra.
Dựa trên khái niệm về tiềm năng bệnh và nhấn mạnh đến ảnh hưởng của
điều kiện thời tiết trên cây ký chủ, mơ hình tốn học mơ phỏng bệnh thối xám
trên cây nho được đề xuất bởi Strizyk S. (1980, 1982)[58]. Mơ hình này được
xây dựng dựa trên các kết quả khi tiến hành thí nghiệm lây nhiễm nấm B.cinerea
trên cây nho ướt trong 15h ở nhiệt độ 15-200C.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………


25


×