Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của rầy lưng trắng (sogatella furcifera horvath) hại lúa vụ hè thu 2011 tại nghi lộc, nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.56 MB, 56 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI










LÊ THỊ MINH THU



NGHIÊN CỨU ðẶC ðIỂM SINH HỌC, SINH THÁI
CỦA RẦY LƯNG TRẮNG (Sogatella furcifera Horvath)
HẠI LÚA VỤ HÈ THU 2011 TẠI NGHI LỘC, NGHỆ AN


LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành : BẢO VỆ THỰC VẬT
Mã số : 60.62.10

Người hướng dẫn KH: PGS.TS. ðẶNG THỊ DUNG





HÀ NỘI - 2012
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

i

LỜI CAM ðOAN


Tôi xin cam ñoan rằng:
Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa
từng ñược sử dụng và công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này, ñã ñược cám ơn và các
thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñược chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả luận văn


Lê Thị Minh Thu








Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

ii
LỜI CẢM ƠN


Có ñược kết quả nghiên cứu này
Tôi xin ñược bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc ñến:
PGS. TS ðặng Thị Dung – Bộ môn Côn trùng Khoa Nông học Trường
ðại học Nông Nghiệp Hà Nội, người ñã hết sức tận tình và chu ñáo. Cô ñã
truyền ñạt cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm quý báu, chỉ dẫn cho tôi
từng bước ñi ñể tập làm và hoàn thành luận văn nghiên cứu khoa học.
Xin chân thành cảm ơn tập thể các thầy cô giáo Bộ môn Côn trùng -
Khoa Nông học, Viện ñào tạo Sau ñại học Trường ðại học Nông Nghiệp Hà
Nội, ñã tạo mọi ñiều kiện giúp ñỡ và có những góp ý sâu sắc trong thời gian
học tập và thực hiện ñề tài.
Xin chân thành cảm ơn Ban lãnh ñạo Chi cục Bảo vệ thực vật Nghệ An
và các anh chị em ñồng nghiệp, những người ñã tạo mọi ñiều kiện về thời
gian và giúp ñỡ cho tôi trong quá trình nghiên cứu khoa học.
Xin chân thành cảm ơn các ñồng chí lãnh ñạo ñịa phương và bà con
nông dân, nơi tôi tiến hành các thí nghiệm, nghiên cứu khoa học.
Cuối cùng tôi xin chân thành cám ơn những người thân trong gia ñình,
bạn bè ñã ñộng viên khích lệ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn
thành luận văn này.
Tác giả luận văn


Lê Thị Minh Thu
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

iii

MỤC LỤC

Lời cam ñoan i


Lời cảm ơn ii

Mục lục iii

Danh mục chữ viết tắt v

Danh mục bảng biểu vi

Danh mục các hình vii

1 MỞ ðẦU 1

1.1

Tính cấp thiết của ñề tài
1
1.2

Mục ñích và yêu cầu của ñề tài
2
2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 3

2.1

Vị trí phân loại, phân bố, ký chủ và tác hại của rầy lưng trắng
S. furcifera
3
2.2


Những nghiên cứu về ñặc ñiểm sinh học, sinh thái của rầy lưng trắng
6
3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14

3.1

ðối tượng nghiên cứu
14
3.2

Vật liệu và dụng cụ nghiên cứu
14
3.3

Thời gian và ñịa ñiểm nghiên cứu
14
3.4

Nội dung và phương pháp nghiên cứu
14
3.5

Chỉ tiêu theo dõi và phương pháp tính toán
17
3.6

Xử lý số liệu
18
4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 19


4.1

Diễn biến mật ñộ rầy lưng trắng dưới ảnh hưởng của một số yếu
tố sinh thái vụ hè thu 2011 tại Nghi Lộc, Nghệ An
19
4.1.1

Diễn biến mật ñộ rầy lưng trắng S. furcifera trên một số giống lúa
trong vụ hè thu 2011 tại Nghi Lộc, Nghệ An
19
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

iv
4.1.2

Diễn biến mật ñộ rầy lưng trắng trên các chân ñất khác nhau
trong vụ hè thu 2011 tại Nghi Lộc, Nghệ An
21
4.2

Nghiên cứu một số ñặc ñiểm sinh học, sinh thái học của rầy lưng
trắng hại lúa tại chi cục BVTV Nghệ An
23
4.2.1

Thời gian các pha phát dục của rầy lưng trắng trên giống Khang
dân 18 và Nhị ưu 838 tại Chi cục BVTV Nghệ An
23
4.2.2


Một số ñặc ñiểm sinh học khác của rầy lưng trắng trong ñiều kiện
phòng thí nghiệm và trên ñồng ruộng
26
4.2.3

Nhịp ñiệu ñẻ trứng của rầy lưng trắng S. furcifera trong ñiều kiện
phòng thí nghiệm Chi cục BVTV Nghệ An
30
4.2.4

Vị trí ñẻ trứng của trưởng thành rầy lưng trắng S.furcifera ở một
số giai ñoạn sinh trưởng
33
5 KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 35

5.1

Kết luận
35
5.2

ðề nghị
36
TÀI LIỆU THAM KHẢO 37

PHỤ LỤC 43



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


v

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BNNPTNT Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
BVTV Bảo vệ thực vật
CS Cộng sự
NN Nông nghiệp
PTNT Phát triển nông thôn
QCVN Quy chuẩn Việt Nam
TT Thông tư
TB Trung bình

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU
STT Tên bảng Trang
2.1 Tình hình gây hại của rầy hại thân lúa tại Nghệ An 12

4.1 Diễn biến mật ñộ rầy lưng trắng S. furcifera trên một số giống lúa
trong vụ hè thu 2011 tại Nghi Lộc, Nghệ An 19

4.2 Diễn biến mật ñộ rầy lưng trắng trên một số chân ñất vụ hè thu
năm 2011 tại Nghi Lộc, Nghệ An 21

4.3 Thời gian phát dục các pha của rầy lưng trắng trên giống Khang
dân 18 và Nhị ưu 838 tại Chi cục BVTV Nghệ An 24


4.4 Sức ñẻ trứng, tỷ lệ trứng nở của S. furcifera trên giống lúa Khang
dân 18 và Nhị ưu 838 tại Chi cục BVTV Nghệ An 27

4.5 Tỷ số giới tính và tỷ số dạng hình của rầy lưng trắng S. furcifera
trong ñiều kiện phòng thí nghiệm 28

4.6 Tỷ số giới tính và tỷ số dạng hình của rầy lưng trắng S.furcifera
ngoài ñồng vụ hè thu 2011 tại Nghi Lộc, Nghệ An 29

4.7 Nhịp ñiệu ñẻ trứng của rầy lưng trắng S. furcifera trong ñiều kiện
phòng thí nghiệm 31

4.8 Vị trí ñẻ trứng của trưởng thành rầy lưng trắng S. furcifera trên
lúa ở một số giai ñoạn sinh trưởng 33


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

vii

DANH MỤC CÁC HÌNH
STT Tên hình Trang
4.1 Diễn biến mật ñộ rầy lưng trắng S. furcifera trên một số giống lúa
trong vụ hè thu 2011 tại Nghi Lộc, Nghệ An 20
4.2 Diễn biến mật ñộ rầy lưng trắng S. furcifera trong vụ hè thu 2011
trên một số chân ñất tại Nghi Lộc, Nghệ An 22
4.3 Ruộng lúa tại vùng ñiều tra 23
4.4 Rầy lưng trắng trên ruộng ñiều tra 23
4.5 Sogatella furcifera lột xác 26
4.6 Xác rầy lưng trắng S.furcifera 26

4.7 Rầy non rầy lưng trắng S.furcifera 26
4.8 Trưởng thành cánh dài và cánh ngắn rầy lưng trắng S.furcifera 26
4.9 Trứng rầy lưng trắng S. furcifera 28
4.10 Trứng rầy lưng trắng S. furcifera 28
4.11 Trưởng thành ñực (dưới), cái (trên) rầy lưng trắng S.furcifera 30
4.12 Mẫu trưởng thành thu ñược trên ruộng ñiều tra 30
4.13 Bộ phận sinh dục ñực của rầy lưng trắng S.furcifera 30
4.14 Bộ phận sinh dục cái của rầy lưng trắng S.furcifera 30
4.15 Nhịp ñiệu ñẻ trứng của rầy lưng trắng S. furcifera trong ñiều kiện
phòng thí nghiệm 32
4.16 Thí nghiệm theo dõi nhịp ñiệu ñẻ trứng của rầy lưng trắng 32
4.17 Thí nghiệm nuôi rầy lưng trắng S.furcifera 32
4.18 Vị trí ñẻ trứng của trưởng thành rầy lưng trắng S. furcifera ở một
số giai ñoạn sinh trưởng của cây lúa 33

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

1

1.
MỞ ðẦU

1.1 Tính cấp thiết của ñề tài
Ở Việt Nam cho ñến nay lúa nước vẫn là cây lương thực chủ yếu với
tổng sản lượng năm 2010 ñạt 39,98 triệu ha trên diện tích 7,5 triệu ha ñã ñưa
Việt Nam lên vị trí thứ 2 về xuất khẩu lúa gạo trên thế giới sau Thái Lan
(Tổng cục thống kê, 2010) [10].
Trong những năm qua, nhiều tiến bộ khoa học về giống, cơ cấu sản xuất,
biện pháp canh tác, ñược áp dụng vào sản xuất ñã góp phần quan trọng nâng
cao năng suất lúa (từ 39,6 tạ/ha năm 1998, lên 46,4 tạ/ha năm 2003, 52,2 tạ/ha

năm 2008 và 53,2 tạ/ha năm 2010) (Tổng cục thống kê, 2010) [10]. Song song
với những thành tựu trên là tình hình phát sinh phát triển của sâu bệnh hại lúa
ñang diễn biến ngày càng phức tạp, nhiều loài dịch hại trước kia là thứ yếu
hoặc không ñược biết ñến thì nay ñã trở thành những loài dịch hại quan trọng.
Trong số côn trùng hại lúa nổi lên gây hại những năm ñầu thế kỷ 21
phải kể ñến rầy lưng trắng Sogatella furcifera. Theo các nghiên cứu mới nhất
của Viện Bảo vệ thực vật, bên cạnh tác hại trực tiếp là chích hút nhựa cây lúa,
rầy lưng trắng còn là môi giới truyền vi rút gây bệnh lùn sọc ñen phương Nam
trên lúa theo cơ chế truyền bền vững tái sinh với khả năng truyền bệnh rất cao
(Viện Bảo vệ thực vật, 2009) [12]. Trong vụ hè thu và vụ mùa năm 2009 cùng
với sự bùng phát về số lượng của rầy lưng trắng thì bệnh lùn sọc ñen phương
Nam cũng ñã phát sinh gây hại thành dịch ở các tỉnh phía Bắc như Nghệ An,
Nam ðịnh, Thái Bình, với tổng diện tích bị thiệt hại nặng lên ñến trên
40.000 ha (Sở NN và PTNT Nghệ An, 2010) [9].
Riêng ở Nghệ An, vụ hè thu – mùa năm 2009 toàn tỉnh có trên 10.000
ha lúa bị rầy lưng trắng gây hại với mật ñộ cao, kéo theo ñó là bệnh lùn sọc
ñen phát sinh thành dịch trên diện rộng, gây thiệt hại lớn trên 13.500 ha, trong
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

2

ñó có 10.500 ha bị mất trắng, ước tính thiệt hại khoảng 140 tỷ ñồng và ảnh
hưởng ñến ñời sống của hàng vạn nông dân [9].
Như vậy có thể nói, rầy lưng trắng ñang trở thành mối ñe dọa hết sức
nguy hiểm cho sản xuất lúa ở Việt Nam nói chung và Nghệ An nói riêng.
Xuất phát từ tình hình thực tiễn sản xuất, ñể góp phần xây dựng cơ sở khoa
học trong phòng chống ñạt hiệu quả, bền vững ñối với rầy lưng trắng, chúng
tôi tiến hành thực hiện ñề tài:
“Nghiên cứu ñặc ñiểm sinh học, sinh thái của rầy lưng trắng (Sogatella
furcifera Horvath) hại lúa vụ hè thu 2011 tại Nghi Lộc, Nghệ An”

1.2 Mục ñích và yêu cầu của ñề tài
1.2.1 Mục ñích
Những số liệu nghiên cứu ñặc ñiểm sinh học, sinh thái của rầy lưng
trắng (Sogatella furcifera) cung cấp cho khoa học một số dẫn liệu, nhằm phục
vụ cho công tác dự tính dự báo sự xuất hiện và gây hại của chúng, làm cơ sở
ñể ñề xuất biện pháp phòng chống rầy lưng trắng ñạt hiệu quả tốt tại vùng
nghiên cứu.
1.2.2 Yêu cầu
- ðiều tra diễn biến mật ñộ rầy lưng trắng hại lúa dưới ảnh hưởng của
một số yếu tố sinh thái vụ hè thu 2011 tại Nghi Lộc, Nghệ An.
- Nghiên cứu một số ñặc ñiểm sinh học, sinh thái của rầy lưng trắng
trên lúa tại Chi cục BVTV Nghệ An.
1.2.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Những nghiên cứu về diễn biến mật ñộ rầy lưng trắng trên giống lúa,
chân ñất, làm cơ sở cho việc ñề xuất biện pháp kỹ thuật canh tác lúa, nhằm
giảm ñến mức thấp nhất tác hại của rầy lưng trắng trên ñồng ruộng.
- Nghiên cứu về ñặc ñiểm sinh vật học của rầy lưng trắng giúp cho
công tác ñiều tra, dự tính dự báo sự phát triển của chúng, ñể có biện pháp
phòng chống kịp thời khi chúng bùng phát số lượng trên diện rộng.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

3

2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC


2.1 Vị trí phân loại, phân bố, ký chủ và tác hại của rầy lưng trắng
S. furcifera
Rầy lưng trắng lần ñầu tiên ñược Horvath mô tả và ñặt tên là Delphax
furcifera vào năm 1899 trên cơ sở thu thập mẫu tại Nhật Bản, sau ñó ñã ñổi

tên thành Sogatella furcifera. Ngoài ra rầy lưng trắng còn các các ñồng danh
khác như Liburnica albolineosa Fowler 1905, Sogata distinctant Distant 1912,
Megamelut furcifera Muir 1917, (Dale, 1994) [19].
* Vị trí phân loại của rầy lưng trắng
Rầy lưng trắng thuộc lớp Côn trùng (Insecta), bộ Cánh ñều (Homoptera),
Bộ phụ (Suborder) vòi ở ngực (Auchenorrhyncha), Tổng họ Fulgoroidea, Họ
Muội nâu (Delphacidae), Tên khoa học Sogatella furcifera Horvath.
* Sự phân bố của rầy lưng trắng
Rầy lưng trắng phân bố rộng rãi ở hầu hết các nước trồng lúa vùng
nhiệt ñới và cận nhiệt ñới châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, ðài Loan, Trung
Quốc, Malaysia, Philippines, Ấn ðộ, Việt Nam… và một số nước ở châu Mỹ,
châu Úc, ñảo Thái Bình Dương (Hill S.Dennish, 1983), (Asche and Wilson,
1990) [20],[13].
Dale (1994) và Matsumura (1996) cũng ñã ghi nhận rầy lưng trắng có
mặt ở Afghanistan, Ấn ðộ, Mông Cổ, Nhật Bản, Nepal, Pakistan, Philippines,
Thái Lan, Trung Quốc [19],[30].
* Phạm vi ký chủ của rầy lưng trắng
Trên ñồng ruộng, nhìn chung ký chủ của rầy lưng trắng là cây lúa. Tuy
nhiên trong ñiều kiện nhà lưới, có ñến 37 ký chủ thay thế khác: Zea mays,
Echinochloa colonum, Echinochloa glabrescens, Leptochloa chinensis,
Chloris barbata, Brachiaria distachya, Brachiaria mutica, Digitaria ciliaris,
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

4

Chrysopogon aciculatus, Dactyloctenium aegyptium và Eriochloa procera
(Catindig, 1993) [17]. Ngoài ra, người ta còn quan sát ñược sự có mặt của rầy
lưng trắng trên cây lúa mỳ (wheat), mía và cây lúa miến (sorghum) (Misra,
1980) [31], cây kê (Dale, 1994) [19], cây cỏ và cây lách (sedges) (Yu et
al.,1996) [43] nhưng không có thông tin nào cho thấy những cây trồng trên có

thể hỗ trợ cho sự phát triển của rầy lưng trắng.
Theo Chia – hwa Tao and Ngo Dinh Ngoan (1968) [18], ký chủ chính
của rầy lưng trắng là cây lúa. Ngoài cây lúa rầy lưng trắng còn hoàn thành các
pha phát dục trên một số cây khác như Saccharum officinarum L., Zizania
latiforia Turcz, Hordeum vulgare L., Setaria italica Beauv, Panicum
crusgalli L., Zea mays L., Poa anua L., Phalaris arundinacea L., Alopecurus
aequallis Schol, Sporobolus elogatus R., Digitaria adscendens Henr., và
Eleusine indica Gaertner.
Kết quả ñiều tra ở Nhật Bản cho thấy có 39 loài thuộc hai họ là kí chủ
hoặc kí chủ phụ của rầy lưng trắng, trong ñó có Zizania latifolia, Leersia
japonica (Kisimoto R., 1971) [25].
Cùng với rầy nâu, rầy lưng trắng ñược xếp vào nhóm rầy hại thân cây
(Planthopper). ðây là côn trùng kiểu miệng chích hút, thích nghi cho việc lấy
thức ăn lỏng (từ dịch cây). Rầy non và rầy trưởng thành ñều chích hút nhựa
cây lúa gây hiện tượng cháy rầy khi mật ñộ cao. Những ruộng gieo, cấy mật
ñộ dày, bón dư thừa phân ñạm, phun thuốc trừ sâu không ñúng cách (trộn
nhiều loại thuốc, phun nhiều lần…) thường bị rầy gây hại nặng .
Rầy lưng trắng có thể gây hại trong toàn bộ giai ñoạn phát triển của lúa.
Tuy nhiên, chúng phát triển và gây hại chủ yếu khi lúa ở thời kỳ mạ và ñẻ
nhánh. Nếu ở thời kỳ mạ bị gây hại nặng, cây sẽ không phát triển, còi cọc,
héo và chết. (Dale, 1994) [19].
Theo Athwal et al. (1967), Dale (1994), Auclair et al.(1982), rầy non
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

5

và rầy trưởng thành ñều trực tiếp hút dịch tế bào làm cho cây lúa bị biến vàng,
xuất hiện màu gỉ sắt lan từ ngọn lá ñến các phần còn lại của cây
[14],[19],[15].
Rầy cái mang trứng còn gây hại nặng bằng cách chọc thủng mô bẹ lá

ñể ñẻ trứng. Dịch ngọt do rầy thải ra còn giúp cho sự phát triển của nấm
(Dale, 1994) ñây chính là nguyên nhân gián tiếp chính của bệnh muội ñen
trên lúa [19].
Những nghiên cứu ở Nhật Bản cho thấy gần ñây có sự di cư sớm của
rầy lưng trắng vào Nhật Bản và sự gia tăng mật ñộ của các cá thể di cư. ðiều
này làm thay ñổi sự hiện diện của rầy lưng trắng trên lúa ở Nhật Bản dẫn ñến
một số triệu chứng gây hại mới, các triệu chứng này của rầy lưng trắng ñã ghi
nhận ñược là bông lúa biến màu nâu, hạt thóc rạn nứt màu ñen (Matsumura,
1996) [30].
Trong những ñiều kiện tối ưu về môi trường sống, S.furcifera gia tăng
số lượng gây nên hiện tượng “cháy rầy”, cây lúa bị chết (Romena et al.,
1986) [34].
Trước ñây, triệu chứng bị rầy lưng trắng gây hại trải ñều trên ruộng
lúa, không co cụm thành từng ñám, từng vạt như rầy nâu. Hiện nay ở vùng
phía Bắc Honshu (Nhật Bản) ñã ghi nhận hiện tượng lúa bị cháy rầy lưng
trắng giống như cháy rầy nâu (Matsumura, 1996) [30].
Rầy lưng trắng còn là môi giới chính truyền vi rút gây bệnh lùn sọc ñen
cho lúa, ngô. Khi rầy chích hút trên cây lúa bị bệnh thì vi rút theo dịch cây
vào trong cơ thể rầy và nhân lên, khi rầy chích hút trên cây lúa khỏe sẽ truyền
vi rút sang cây khỏe. Cả rầy non và rầy trưởng thành ñều truyền ñược bệnh,
rầy bị bệnh trên lúa truyền ñược bệnh cho cây ngô, ñặc biệt là cây ngô non
(Sở NN & PTNT Nghệ An, 2010) [9].
Rầy lưng trắng gây ảnh hưởng chủ yếu ñến các yếu tố cấu thành năng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

6

suất lúa là làm giảm trọng lượng nghìn hạt và làm tăng tỉ lệ hạt bị lép lửng
trên một bông lúa (Liu et al., 1990) [28].
2.2 Những nghiên cứu về ñặc ñiểm sinh học, sinh thái của rầy lưng trắng

Theo Wu et al., (1997) và Asche and Wilson, (1990), trứng rầy lưng
trắng lúc mới ñẻ màu trắng kem, thon dài, có chiều dài 0,96mm và chiều rộng
0,2mm. Trứng ñược ñẻ phía trong lớp vỏ của bẹ lá và gân chính của lá. Ở
Philippines, thời gian phát dục của trứng là 8 ngày [41], [13].
Trứng của rầy lưng trắng còn ñược miêu tả có dạng “quả chuối tiêu”
như trứng rầy nâu nhưng nhỏ, dài và nhọn hơn. Trứng ñược ñẻ thành từng ổ
theo chiều dọc, chìm trong bẹ hoặc gân chính của lá, mỗi ổ từ 2–7 quả. Trứng
mới ñẻ trong suốt, sau chuyển màu vàng, sắp nở có hai ñiểm mắt ñỏ, mỗi cá
thể cái có thể ñẻ 300-500 trứng, thời gian ñẻ tập trung trong 3-6 ngày thậm
chí kéo dài tới 10-15 ngày (Hill S.Dennish, 1983) [20].
Theo Nguyễn ðức Khiêm (1995), trứng của rầy lưng trắng có hình quả
chuối, mới ñẻ trong suốt không màu, kích thước trung bình 0,96mm x
0,20mm, ba ngày sau khi ñẻ trứng xuất hiện ñiểm màu ñỏ, cuối trứng có một
ñốm màu vàng ñục. Trứng ñược ñẻ thành từng ổ từ 2-7 quả ở trong mô bẹ
hoặc gân chính của lá. Ở khoảng nhiệt ñộ 28,8 - 29,8
o
C và ẩm ñộ từ 93 - 94%
thời gian phát dục của trứng là 6,4 – 6,7 ngày [8].
Thời gian phát dục của trứng thay ñổi tùy theo nhiệt ñộ và ẩm ñộ. Nuôi
rầy lưng trắng trong ñiều kiện phòng thí nghiệm tại Trung Quốc, thời gian
phát dục của pha trứng trong khoảng 8-15 ngày (Liu et al., 1982) [27].
Theo nghiên cứu của ðinh Văn Thành (1998), trong ñiều kiện phòng
thí nghiệm của Viện bảo vệ thực vật thấy rằng ở ñiều kiện nhiệt ñộ tháng 7
trung bình là 30,2
o
C, ẩm ñộ là 85,5%, thời gian phát dục của trứng là 5,46 ±
0,77 ngày. Thời ñiểm cuối tháng 9, ñầu tháng 10 nhiệt ñộ trung bình là
26,5
o
C, ẩm ñộ 78,3% thời gian phát dục của trứng là 6,8 ± 0,91 ngày. Khi

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

7

nhiệt ñộ trung bình 20,3
o
C, ẩm ñộ 72,8% thời gian phát dục của trứng là 8,6 ±
1,4 ngày [5].
Theo Asche and Wilson (1990), rầy non rầy lưng trắng có 5 tuổi. Cơ
thể rầy non các tuổi từ 1 ñến 5 có chiều dài tương ứng 0,8mm; 1,0mm;
1,7mm; 1,8mm; 2,1mm và chiều rộng tương ứng 0,4mm; 0,7mm; 1,0mm;
1,3mm; 1,6mm [13].
Rầy non mới nở có màu trắng ñục, ñến tuổi 3 xuất hiện các vệt vằn trên
lưng. Chúng có kích thước từ 0,8 – 2,1mm tùy theo tuổi (Suenaga., 1963) [38].
Rầy non hoàn thành phát triển trong vòng 11-17 ngày (Liu et al., 1982) [27].
Theo Suenaga (1963), thời gian trung bình của rầy non là 17 ngày ở
20
o
C, 13 ngày ở 25
o
C và 12 ngày ở 28-30
o
C. Tuổi 1 bắt ñầu gây hại cây lúa
bằng cách chích hút nhựa cây, từ tuổi 3 trở ñi chúng có khả năng di chuyển và
phát tán sang những cây lúa xung quanh ñể gây hại [38]. Theo Catindig
(1993) [17], ñể rầy non hoàn thành các giai ñoạn phát dục cần 14 ngày. Rầy
non hoạt ñộng rất nhanh nhẹn và có khả năng bật nhảy.
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn ðức Khiêm (1995) [8] và ðinh Văn
Thành (1998) [5], trong ñiều kiện nhiệt ñộ 26,1 - 29,8
o

C và ẩm ñộ 93 - 93,9%
rầy non có 5 tuổi, thời gian phát dục là 12,5 - 12,9 ngày. Rầy tuổi 1 có màu
trắng sữa cho ñến khi xuất hiện nền trắng và xám ở tuổi 3. Rầy tuổi 5 có mảnh
lưng và bụng ñồng vàng, các vết vằn trắng, xám trên nền trắng mịn, có chiều
dài thân thay ñổi từ 0,8 – 2,1mm.
Trưởng thành của rầy lưng trắng có dạng hình cái nêm, rất nhỏ, màu
vàng nhạt và có dải sọc trắng phía trên lưng. Hai dạng cánh của trưởng thành
ñã ñược tìm thấy ñó là dạng cánh dài (macroterous) và dạng cánh ngắn
(brachypterous) [40].
Pha trưởng thành của rầy lưng trắng có dải trắng dễ nhận thấy ở mảnh
lưng giữa, mình màu nâu vàng, cánh trước có mặt cánh ñen hoặc màu nâu
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

8

xám. Trưởng thành có hai dạng hình – cánh dài và cánh ngắn. Trưởng thành
dạng cánh dài có cánh phát triển hoàn chỉnh, có thể di cư rất xa. Trong khi ñó,
trưởng thành dạng cánh ngắn có cánh phát triển không hoàn chỉnh, chúng
không có khả năng bay ñược. Một số nghiên cứu cho thấy sự xuất hiện dạng
cánh dài/cánh ngắn do ảnh hưởng của mật ñộ quần thể ấu trùng. Sự xuất hiện
cánh dài tỷ lệ thuận với mật ñộ quần thể ấu trùng. Sự xuất hiện dạng cánh dài
hay cánh ngắn ở rầy lưng trắng có cơ sở di truyền và do nhiều kiểu gen quyết
ñịnh (Matsumura, 1996) [30].
Hai dạng cánh của trưởng thành rầy lưng trắng ở Việt Nam cũng ghi
nhận ñược giống như kết quả nghiên cứu ở nước ngoài (Nguyễn ðức Khiêm,
1995) [8]. Trên ruộng tỷ lệ rầy cánh dài luôn chiếm ưu thế (76,5 - 85%) và tỷ
lệ ñực cái là tương ñương nhau [1].
Rầy ñực có chiều dài trung bình 2,6mm, không có dạng hình cánh ngắn.
Rầy cánh dài có chiều dài trung bình 2,9mm, mảnh lưng uốn cong không sâu về
phía dưới. (Nguyễn ðức Khiêm, 1995; ðinh Văn Thành , 1998) [8], [5].

Trưởng thành ưa thích ở vị trí phía trên của thân cây lúa. Chúng có xu
tính với ánh sáng ñèn. Trưởng thành cái ñẻ trứng thành ổ, theo hang dọc trong
mô bẹ lá hoặc gân của lá (Dale, 1994) [19]. Thời gian trước ñẻ trứng của
trưởng thành cánh ngắn là 3-7 ngày và 3-9 ngày ñối với trưởng thành cánh
dài. Tuổi thọ của trưởng thành biến ñộng từ 7,5 – 13 ngày ñối với cá thể cái,
và khoảng 14 ngày ñối với cá thể ñực (Liu et al., 1982) [27].
Trưởng thành ñực và trưởng thành cái rầy lưng trắng có thời gian phát
dục tương ứng là 6 và 6,5 ngày. Nhiệt ñộ tối thiểu mà tại ñó chúng có thể
sống và sinh sản là 22
0
C và chúng dễ bị tổn thương bởi ñiều kiện thời tiết khô
nóng. Do ñó hạn hán trong mùa khô là yếu tố có khả năng kiềm chế sự bùng
phát số lượng của rầy lưng trắng (Wu et al., 1997) [41].
Sức ñẻ trứng trung bình của trưởng thành cái rầy lưng trắng có sự biến
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

9

ñộng ở các vùng khác nhau. Sức ñẻ trứng trung bình của trưởng thành tại Ấn
ðộ là 164 quả (Vaidya et al., 1981) [39], tại Nhật Bản là 300-350 quả
(Suenaga, 1963) [38] và 247 quả ñối với những trưởng thành phân bố ở
Philipin (Catindig, 1993) [17].
Trên một số giống thí nghiệm, sức sinh sản của rầy lưng trắng trên
giống TN1 và Dưu 527 là rất cao, còn trên giống C70, IR53386 là rất thấp
(ðinh Văn Thành và cs, 2006) [6].
Sức sinh sản của rầy lưng trắng còn thay ñổi theo nhiệt ñộ. Theo nghiên
cứu của Hồ Thị Thu Giang và cs (2011) [7], trên giống lúa Khang dân 18, ở
các ngưỡng nhiệt ñộ 20 ± 1
o
C, 25± 1

o
C, 30± 1
o
C số trứng ñẻ của một con cái
lần lượt là 108,25 ± 17,97 quả, 174,20 ± 46,12 quả, 132,29 ± 35,04 quả.
Nhìn chung thời gian các pha phát dục của rầy lưng trắng thay ñổi tùy
theo nhiệt ñộ. Thời gian trung bình của pha trứng, rầy non, và rầy trưởng
thành tương ứng là 10, 17 và 20 ngày ở ngưỡng nhiệt 20
o
C; 7, 13 và 16 ngày
ở 25
o
C; 6, 12 và 2-9 ngày ở nhiệt ñộ 28-30
o
C. Trong ñiều kiện nhiệt ñộ phòng
thay ñổi, thời gian trước ñẻ trứng của trưởng thành cái giao ñộng từ 3 ñến 8
ngày. (Suenaga, 1963) [38]. Tại Ấn ðộ, thời gian trung bình của pha trứng,
rầy non, trưởng thành ñực và trưởng thành cái S.furcifera ñược Singh (1989)
[37] công bố là 4,5; 16; 4,1 và 3,6 ngày. Trong phòng thí nghiệm, thời gian
của các pha theo thứ tự là 5; 16,3; 9 và 8 ngày.
Theo ðinh Văn Thành và cs (2006) [6], tuổi thọ của rầy lưng trắng
trưởng thành không chỉ phụ thuộc vào nhiệt ñộ, ẩm ñộ mà yếu tố thức ăn cũng
ñóng một vai trò rất quan trọng. Trên 6 giống thí nghiệm, thời gian sống của
trưởng thành trên giống IR53386 là thấp nhất (giống kháng), sau ñó ñến giống
C70, còn trên giống TN1 và Dưu 527, thời gian sống của trưởng thành là cao
nhất, sau ñến Khang dân, CR84-1.
Theo Hồ Thị Thu Giang và cs (2011) [7], trong khoảng nhiệt ñộ 20 -
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

10

30± 1
o
C và ẩm ñộ 73,4 – 86,7%, thời gian phát dục của pha rầy non dao ñộng
từ 12,48 – 15,08 ngày. Trưởng thành bắt ñầu ñẻ trứng từ 3,29 – 5,5 ngày.
Vòng ñời rầy lưng trắng kéo dài trung bình từ 20,86 – 29,88 ngày.
Ở Trung Quốc, trưởng thành cánh dài rầy lưng trắng di cư ñến ruộng
lúa từ cuối tháng 5 ñến ñầu tháng tám và có từ 3 -4 thế hệ trên ñồng ruộng.
Sức ñẻ trứng của trưởng thành cánh dài giảm dần qua các thế hệ. Sức ñẻ trứng
trung bình ở thế hệ thứ nhất là 118 quả, thế hệ thứ hai là 70 quả và ở thế hệ
thứ ba là 37 quả. Hầu hết chúng rời khỏi ruộng lúa vào cuối tháng 8.(Liu et
al., 1982) [27].
Tại ðài Loan, rầy lưng trắng phát sinh cả trên 2 vụ lúa nhưng mật ñộ
quần thể trên vụ 1 thấp, gây hại không ñáng kể. Trên lúa vụ 2 có 3 kiểu biến
ñộng mật ñộ quần thể, phụ thuộc vào thời gian xâm nhập và mật ñộ của
trưởng thành xâm nhập. Trên vụ sớm, nếu mật ñộ trưởng thành di cư ñạt cao
hơn 1 con/khóm và mật ñộ rầy nâu cao hơn 30 con/khóm thì rầy lưng trắng sẽ
phát tán ngay và ñỉnh cao mật ñộ ñạt vào tháng 8; nếu mật ñộ trưởng thành di
cư ñạt thấp thì ñỉnh cao mật ñộ quần thể rầy lưng trắng sẽ rơi vào thế hệ thứ 2
hoặc thứ 3 tức là vào tháng 9, 10 (phụ thuộc vào ñiều kiện môi trường). Trên
lúa ở thời vụ muộn, ñỉnh cao mật ñộ quần thể rầy rơi vào thế hệ thứ 3. (Huang
et al., 2007) [22].
Ở Nhật Bản, S.furcifera không thể qua ñông, sự di cư thường niên từ
lục ñịa châu Á là nguyên nhân chính dẫn ñến sự xuất hiện rầy lưng trắng tại
ñây. Sự di cư diễn ra từ tháng 6 ñến tháng 7 hàng năm. ðỉnh cao mật ñộ quần
thể rầy lưng trắng ñạt ñược ở thế hệ thứ nhất và giảm mạnh ở thế hệ sau
(Kisimoto, 1976) [26]; (Noda, 1987) [32].
Ở Punjab (Ấn ðộ), rầy lưng trắng ñã hoàn thành ñược 11 thế hệ từ
tháng 8/1978 ñến tháng 9/1979 (Shukla et al., 1982) [36].
Các nghiên cứu từ năm 1981-1982 ở Yunan (Trung Quốc) cho thấy rầy
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


11
lưng trắng có thể hoàn thành 5-6 thế hệ/năm, trong ñó có 4-5 thế hệ phát triển
trên cây lúa (Huang et al., 1984) [23].
Theo các tác giả thuộc bộ môn côn trùng trường ñại học Nông nghiệp I
thì ở phía bắc hàng năm rầy lưng trắng thường có khoảng 7 ñợt, 4 ñợt trong
vụ mùa và 3 ñợt trong vụ chiêm xuân. Các ñợt rầy thường cách nhau 25 – 30
ngày. Trên ruộng tỷ lệ rầy cánh dài luôn chiếm ưu thế (76,5 – 85,5%) và tỷ lệ
ñực, cái là tương ñương nhau, rầy lưng trắng thường xâm nhập sớm hơn với
mật ñộ cao hơn so với rầy nâu (Bộ môn côn trùng, 2004) [1].
Ở miền Bắc, hàng năm rầy lưng trắng xuất hiện trên mạ xuân trong
tháng 2, di chuyển sang lúa xuân vào ñầu tháng 3 khi lúa xuân ở giai ñoạn ñẻ
nhánh. Rầy lưng trắng từ lúa xuân chuyển sang mạ mùa vào ñầu tháng 6 – ñầu
tháng 7. Sau ñó chúng chuyển sang lúa mùa vào ñầu tháng 8 và ñạt ñỉnh cao
mật ñộ vào lúc lúa mùa ñẻ nhánh, sau ñó mật ñộ giảm dần. Sau thu hoạch hết
lúa mùa, chúng chuyển sang mạ xuân sớm gieo cuối tháng 11 (Nguyễn ðức
Khiêm, 1995) [8].
Theo ðinh Văn Thành (2008) [5], trong mỗi vụ lúa rầy lưng trắng phát
sinh 3 ñợt. Mật ñộ quần thể của rầy lưng trắng gia tăng dần từ ñầu vụ, ñạt cao
nhất vào ñợt thứ 3 khi lúa ở giai ñoạn trỗ - chín.
Rầy lưng trắng hoạt ñộng nhanh nhẹn và có thể di trú rất xa. Hàng năm
trên cây lúa rầy lưng trắng thường phát sinh thành 7 ñợt (3 ñợt trên lúa xuân
và 4 ñợt trên lúa Hè thu – mùa), các ñợt rầy thường cách nhau 25-30 ngày.
Rầy lưng trắng và rầy nâu cùng gây hại trên ruộng lúa, thường rầy lưng
trắng phát sinh gây hại sớm hơn. Trong mỗi vụ mật ñộ rầy lưng trắng thường
cao hơn vào ñợt rầy thứ 2 vào giai ñoạn lúa làm ñòng chuẩn bị trỗ.
Theo Trịnh Thạch Lam (2010), tại Nghệ An trong năm 2010, trên ñồng
ruộng rầy lưng trắng phát sinh thành 6 ñợt tương ứng với các giai ñoạn cây
lúa ñẻ nhánh, ñứng cái, làm ñòng, chín sữa, chín sáp, trong ñó ñợt rầy phát
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


12
sinh vào thời kỳ lúa làm ñòng ñễn trỗ (cuối tháng 4 ñến ñầu tháng 5 của vụ
xuân và cuối tháng 8 ñầu tháng 9 của vụ thu – mùa có mật ñộ cao nhất. Các
lứa rầy lưng trắng xuất hiện không thực sự rõ rệt, từ cuối ñợt 2 trở ñi trong
quần thể rầy luôn có tỷ lệ rầy trưởng thành khá cao (50 – 60%) [11].
Ở Nghệ An kết quả theo dõi của Chi cục BVTV trong những năm gần
ñây cho thấy rầy lưng trắng là một trong những loài dịch hại chính, thường
phát sinh với mật số cao, gây hại nặng. Năm 2010 toàn tỉnh có khoảng 60.000
ha lúa bị rầy lưng trắng tấn công và có nhiều diện tích ñã bị “cháy” rầy. Trong
mỗi vụ sản xuất rầy lưng trắng phát sinh sớm ngay từ trên ruộng mạ và ñỉnh
cao mật ñộ thường vào giai ñoạn lúa ñẻ nhánh – làm ñòng [4]. Trong 2 vụ thì
Hè thu – mùa thường có mật ñộ rầy cao và gây hại nặng hơn so với vụ Xuân
(Sở NNPTNT, 2010) [9].
Số liệu thống kê diện tích nhiễm rầy trong 2 năm 2009 – 2010 trên ñịa
bàn Nghệ An ñược trình bày tại bảng 2.1.
Bảng 2.1. Tình hình gây hại của rầy hại thân lúa tại Nghệ An
Diện tích bị nhiễm Rầy nâu + rầy lưng trắng (ha)
Vụ xuân Vụ hè thu – vụ mùa
Năm
theo dõi

∑ DT bị
nhiễm
DT nhiễm
nặng
∑ DT bị
nhiễm
DT nhiễm
nặng

2009 1 372 53 9 576 2 600
2010 3 095 366 8 952 460

Tại Trung Quốc, mật ñộ rầy lưng trắng trên ñồng ruộng bị tác ñộng bởi
yếu tố nhiệt ñộ. Mật ñộ rầy thường thấp khi thời tiết lạnh và trời âm u, trung
bình khi trời ấm và có mưa. Ấm áp và khô là ñiều kiện thuận lợi ñể S.
furcifera tăng cao mật ñộ (Zhu et al., 1990) [44].
Theo ðinh Văn Thành và cs, sự phát sinh gây hại của rầy lưng trắng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

13
còn phụ thuộc vào lượng mưa và chế ñộ nước. Ở vụ ñông xuân thường ít mưa
thì những ruộng trũng, thường xuyên ñủ nước, mật ñộ rầy cao hơn những
ruộng chân cao ít nước, ngược lại ở vụ mùa có lượng mưa nhiều thì những
ruộng chân cao có mực nước thường xuyên khoảng 1-3 cm thì mât ñộ rầy
thường cao hơn chân trũng nơi thường xuyên có mực nước cao từ 10-20cm [6].
Lịch sử ñã ghi nhận các ñợt dịch rầy lưng trắng ở Pakistan năm 1978,
vùng tây bắc của miền tây Malaysia vào tháng 5 năm 1979 và ở Ấn ðộ năm
1982 (Majid et al., 1980); (Ooi et al., 1980); (Khan et al., 1991) [29], [33], [24].
Trên thực tế, việc sử dụng quá nhiều phân ñạm, trồng quá dày và sử dụng bừa
bãi các loại thuốc trừ sâu làm giảm mật số các loài thiên ñịch trên ñồng ruộng
là nguyên nhân gây ra các ñợt dịch (Yein et al., 1988); (Bhathal et al., 1991)
[42], [16]. Tương tự như thế, ở Trung Quốc, thiệt hại năng suất ñược khẳng
ñịnh có tương quan với mức phân ñạm sử dụng bởi nhóm rầy chích hút ưa
thích những cây trồng mọng nước và tán lá rậm rạp (Hu et al., 1986) [21].
Qua những kết quả nghiên cứu trên chúng ta có thể thấy rằng việc
nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa ñã ñược nhiều nhà khoa học quan tâm.
Chúng tôi hi vọng kết quả nghiên cứu của mình cũng sẽ góp thêm một phần
nhỏ bé vào chương trình bảo vệ sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất
lúa nói riêng.


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

14
3.
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


3.1 ðối tượng nghiên cứu
Rầy lưng trắng (Sogatella furcifera Horvath) (Homoptera: Delphacidae)
3.2 Vật liệu và dụng cụ nghiên cứu
3.2.1 Vật liệu nghiên cứu
Một số giống lúa ñược trồng phổ biến tại ñịa phương: Giống lúa thuần
Khang dân 18 và giống lúa lai Nhị ưu 838.
3.2.2 Dụng cụ nghiên cứu
- Khung ñiều tra, khay ñiều tra rầy
- Vợt, ống hút, lọ ñựng mẫu, túi ñựng mẫu.
- Hộp nuôi rầy, vải màn, lồng cách li.
- Ống nghiệm, giá ñựng ống nghiệm.
- Kính lúp soi nổi.
- Sổ ghi chép, bút chì, bút lông.
3.3 Thời gian và ñịa ñiểm nghiên cứu
- ðề tài ñược thực hiện trong vụ hè thu năm 2011, tại huyện Nghi Lộc,
tỉnh Nghệ An và phòng thí nghiệm Chi cục Bảo vệ thực vật Nghệ An
3.4 Nội dung và phương pháp nghiên cứu
3.4.1 Nội dung nghiên cứu
- ðiều tra diễn biến mật ñộ rầy lưng trắng (S. furcifera), dưới ảnh
hưởng của một số yếu tố sinh thái (giống lúa, chân ñất) tại Nghi Lộc, Nghệ
An trong vụ hè thu năm 2011.
- Nghiên cứu một số ñặc ñiểm sinh học, sinh thái của rầy lưng trắng (S.

furcifera) trong ñiều kiện phòng thí nghiệm và trên ñồng ruộng.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

15
3.4.2 Phương pháp nghiên cứu
3.4.2.1 ðiều tra diễn biến mật ñộ rầy lưng trắng (S. furcifera)
- ðiều tra diễn biến mật ñộ rầy lưng trắng trên ñồng ruộng theo QCVN
01-38: 2010/BNNPTNT ñược ban hành tại thông tư hướng dẫn số
71/2010/TT - BNNPTNT ngày 10 tháng 12 năm 2010:
+ ðiều tra ñịnh kỳ 7 ngày/lần
+ Thời gian bắt ñầu ñiều tra: 7 ngày sau khi gieo.
+ Phương pháp ñiều tra: Trên mỗi yếu tố (các giống và chân ñất khác
nhau) chọn 2 ruộng ñại diện (ñồng nhất về các yếu tố khác). Trên mỗi ruộng,
ñiều tra 10 ñiểm ngẫu nhiên nằm trên ñường chéo và ñiểm ñiều tra gần nhất
cách bờ ít nhất 2m. Tại mỗi ñiểm ñiều tra 01 khung có kích thước 40cm x
50cm và ñếm toàn bộ số rầy có trong khung sau ñó quy ñổi ra mật ñộ con/m
2

[2], [3].
3.4.2.2 Nghiên cứu một số ñặc tính sinh học, sinh thái học của rầy lưng trắng
trong ñiều kiện phòng thí nghiệm và trên ñồng ruộng
- Xác ñịnh thời gian các pha phát dục của rầy lưng trắng trên giống
Khang dân 18 và Nhị ưu 838 trong ñiều kiện phòng thí nghiệm
Thí nghiệm ñược tiến hành theo phương pháp của Sheng et al. (2003) [35].
Thu rầy non rầy lưng trắng ngoài ñồng ruộng, thả vào các lồng nuôi rầy
ñã ñược trồng sẵn giống lúa Khang dân 18, Nhị ưu 838. Khi xuất hiện rầy
trưởng thành chửa, bắt 10-15 con ở mỗi giống cho vào các ống nghiệm ñã
ñược trồng giống lúa tương ứng . Sau 24 tiếng, dùng ống hút toàn bộ rầy ra,
cho trứng phát triển trên cây lúa, theo dõi ngày rầy cám xuất hiện (ngày trứng
nở) ñể xác ñịnh thời gian phát dục của pha trứng. Các cá thể rầy non nở cùng

ngày trên mỗi giống ñược tách và nuôi vào các ống nghiệm trồng giống lúa
trên. Tổng số rầy non ñược tiến hành theo dõi trên mỗi giống là 40 cá thể. Khi
rầy non lột xác lần thứ nhất, xác ñịnh ñược thời gian phát dục của rầy tuổi 1.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

16
Nuôi tiếp rầy tuổi 2 cho ñến khi lột xác lần thứ 2 ñể xác ñịnh thời gian phát
dục của tuổi 2. Tiếp tục theo dõi cho ñến khi rầy non hóa trưởng thành ñể xác
ñịnh thời gian phát dục của các tuổi 3, 4, 5. Ghép ñôi những cặp trưởng thành
vũ hóa cùng ngày vào các ống nghiêm trồng lúa sạch trứng rầy (15 cặp ñối
với mỗi giống). Hàng ngày chuyển rầy sang các ống nghiệm mới. Rạch mô
lúa, quan sát dưới kính lúp soi nổi ñể xác ñịnh ngày trưởng thành ñẻ quả trứng
ñầu tiên sau khi ghép ñôi, xác ñịnh thời gian phát dục của trưởng thành cái.
ðồng thời theo dõi các cá thể hóa trưởng thành cho ñến khi chúng chết ñể tính
thời gian sống của pha này.
- Nghiên cứu sức ñẻ trứng, tỉ lệ trứng nở, vị trí ñẻ trứng của trưởng
thành cái rầy lưng trắng S.furcifera trên các giống lúa Khang dân 18 và Nhị
ưu 838
Trên mỗi giống, lấy những trưởng thành vũ hóa cùng ngày, khác giới
ghép ñôi (15 cặp) vào các ống nghiệm ñược trồng giống lúa tương ứng, sạch
trứng rầy. Hàng ngày chuyển chúng sang những cây lúa mới, sạch. Giữ ẩm
ñảm bảo cho cây lúa không bị héo. Theo dõi cho ñến khi rầy chết.
+ Sức ñẻ trứng: Với mỗi ống lúa, sau 4 ngày kể từ ngày chuyển rầy,
rạch mô lúa ở những chỗ có vết chích ñẻ trứng và quan sát dưới kính lúp soi
nổi ở ñộ phóng ñại 40 lần, ñếm số trứng rầy ñã ñẻ.
+ Tỷ lệ trứng nở: Tính tổng số trứng ñã ñược ñẻ và tổng số trứng có
chấm mắt ñỏ (trứng nở) qua các ngày, tính tỉ lệ. (Sheng et al., 2003) [35].
+ Xác ñịnh vị trí ñẻ trứng
Thời kỳ mạ: Gieo lúa vào các ống nghiệm, sau 7 ngày tiến hành thả rầy
chửa vào.

Thời kỳ ñẻ nhánh: Gieo lúa trong lồng cách ly ñảm bảo sạch trứng rầy.
Ở giai ñoạn ñẻ nhánh, ñem cấy vào các ống nghiệm, thả rầy chửa vào.
Rầy chửa ñược thả vào các ống nghiêm với mật ñộ 1 con/cây. Mỗi thí
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

17
nghiệm theo dõi 10 cây. Khi rầy chết, ñếm số trứng ñã ñược ñẻ, số trứng ñẻ ở
gân lá, số trứng ñẻ trong bẹ lá trên mỗi cây. Tính tỉ lệ.
- Xác ñịnh tỷ số ñực, cái và tỷ số rầy trưởng thành cánh ngắn, cánh dài
của quần thể rầy lưng trắng trên các giống lúa trong ñiều kiện phòng thí
nghiệm và trên ñồng ruộng
+ Trong phòng thí nghiệm, khi các cá thể rầy ñược nuôi theo phương
pháp cá thể trên mỗi giống kết thúc một ñời, thu xác của chúng.
+ Trên ñồng ruộng, tại mỗi vùng ñiều tra (giống Khang dân 18 và Nhị
ưu 838), dùng khay và vợt thu bắt 300 cá thể rầy trưởng thành. Mẫu thu ñược
cho vào các ống nghiệm ñem về phòng thí nghiệm.
Phân loại và làm lạnh nhanh mẫu thu ñược ngoài ñồng ruộng. Tiến hành
soi toàn bộ mẫu (trong phòng thí nghiệm và ngoài ñồng ruộng) dưới kính lúp
soi nổi với ñộ phóng ñại 40 lần, phân biệt các cá thể rầy trưởng thành ñực, cái
và rầy trưởng thành cánh ngắn, cánh dài dựa vào ñặc ñiểm hình thái, tính tỉ
số. Bộ phận sinh dục của trưởng thành cái rầy lưng trắng có máng ñẻ trứng.
Phía trên ñỉnh mỗi gọng kìm của bộ phận sinh dục trưởng thành ñực S.
furcifera có hình chữ V.
3.5 Chỉ tiêu theo dõi và phương pháp tính toán
Mật ñộ rầy (con/m
2
) =
Số rầy trong khung
×


5


Tổng số trứng thu ñược
Sức ñẻ trứng TB (quả/TT cái) =
Tổng số cặp trưởng thành theo dõi

Tổng số trứng có chấm ñỏ
Tỉ lệ trứng nở (%) =

Tổng số trứng thu ñược
× 100

×