Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

Nâng cao hiệu quả đổi mới công nghệ sản xuất ở doanh nghiệp xây dụng Thành Lâm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (275.61 KB, 54 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Đổi mới và nâng cao trình độ, năng lực công nghệ có ý nghĩa ngày càng
quan trọng đối với mỗi quốc gia cũng như mỗi doanh nghiệp .Chúng quyết định
vị trí của mỗi quốc gia trên trường quốc tế , quyết định sức cạnh tranh , qua đó
quyết định khả năng tồn tại và vị thế của mội doanh nghiệp trên thị trường .
Hiện nay , quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh, quy
mô ngày càng lớn trên nhiều lĩnh vực . Quá trình này làm cho vai trò , vị trí của
công nghệ trở nên ngày càng quan trọng hơn, nhưng cũng làm cho việc đổi mới
công nghệ diễn ra càng nhanh chóng ,sự cạnh tranh trên chính thị trường công
nghệ ngày càng phức tạp và khốc liệt.
Công nghệ là phần rất quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp và chỉ
có đổi mới công nghệ mới sản xuất ra sản phẩm có chất lượng cao, thoả mãn tốt
nhất nhu cầu của khách hàng và nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thị
trường. Trong quá trình thực tập tại doanh nghiệp xây dựng Thành Lâm tôi thấy
rằng đổi mới công nghệ được doanh nghiệp ưu tiên hàng đầu bởi vì đổi mới
công nghệ nó giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng thắng thầu và mang lại hiệu
quả kinh tế cao. Bên cạnh đó, nước ta là nước đang phát triển với nền sản xuất
nhỏ, nông nghiệp là chủ yếu, tình trạng công nghệ còn lạc hậu. Hơn 20 năm thực
hiện đổi mới nước ta đạt được những thành tựu đáng kể nhưng nhìn chung tình
hình công nghệ còn kém phát triển, trong hoạt động đổi mới công nghệ ở nước
ta nói chung và các doanh nghiệp sản xuất nói riêng vẫn còn hạn chế.
Từ đó tôi thấy rằng nghiên cứu đổi mới công nghệ đối với doanh nghiệp
để từ đó đưa ra các biện pháp phù hợp để phát triển là vấn đề cấp thiết. Chính vì
vậy tôi chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả đổi mới công nghệ sản xuất ở doanh
nghiệp xây dụng Thành Lâm” phần nào giúp tôi hiểu rõ hơn vai trò của đổi mới
công nghệ và xa hơn nữa đó là tài liệu tham khảo hữu ích đối với doanh nghiệp.
Bố cục bài viết của tôi gồm các phần sau:
Phần I : Cơ sở lý luận chung về đổi mới công nghệ .
Phần II:
: Thực trạng của việc đổi mới công nghệ sản xuất ơ doanh
nghiệp xây dựng Thành Lâm


Page 1 of 53
1
Phần III : Một số giả pháp để nâng cao hiệu quả việc đổi mới công nghệ
sản xuất ở doanh nghiệp xây dựng Thành Lâm
Trong quá trình thực tập tôi được sự giúp đỡ, chỉ bảo rất tận tình của các
cô ,chú, anh, chị trong doanh nghiệp đặc biệt T.s Đào Thanh Tùng đã giúp đỡ
tôi rất nhiều để hoàn thành được bài chuyên đề thực tập tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cám ơn.!
Page 2 of 53
2
PHẦN I : CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐỔI MỚI
CÔNG NGHỆ
1/ Công nghệ và các thành phần của công nghệ.
1.1 Khái niệm công nghệ:
Công nghệ là một yếu tố tạo ra quá trình sản xuất hàng hóa và cung cấp
dịch vụ.Nó liên kết các yếu tố khác nhau của quá trình sản xuất kinh
doanhtheo một logic về mặt kỹ thuật . Thiếu yếu tố này , không thể có bất kỳ
quá trình sản xuất kinh doanh nào.Ngay trong các quá trình cung cấp dịch vụ
thuộc các lĩnh vực phi vật chất ,thậm chí trong các hoạt động công cộng
,người ta cũng nói tới công nghệ.
Tuy nhiên cho đến nay vẫn còn nhiều định nghĩa về công nghệ dựa trên
những căn cứ khác nhau ,những cách tiếp cận khác nhau.
Theo nghĩa hẹp ban đầu ,công nghệ chỉ được dùng trong sản xuất và được
hiểu là ‘‘ phương pháp công nghệ ”tức là những phương pháp sản xuất sản
phẩm, được mô tả qua những quy trình được trình bày dưới các hình thức
bản vẽ ,sơ đồ,biểu, bảng.
Cùng với sự phát triển của quá trình chuyển giao công nghệ,khái niệm công
nghệ đã được mở rộng khái niệm công nghệ đã được mở rộng : Công nghệ
là tập hợp của tất cả các phương pháp sản xuất ,cung cấp sản phẩm và dịch
vụ cũng như phương tiện kỹ thuật cần thiết để thực hiện phương pháp đó.

Từ sau những năm 1980 và đặc biệt từ sau thập kỷ 90,khái niệm công nghệ
mở rộng hơn.Nó được định nghĩa như tổng thế của các phương pháp ,quy
trình, máy móc ,thiết bị càn dùng để sản xuất sản phẩm và cung cấp dịch
vụ ,các kiến thức , hiểu biết kỹ năng ,thông tin cũng như phương thức tổ chức
mà con người càn áp dụng những phương pháp phương tiện đó.
Page 3 of 53
3
Gần đây,một số tác giả coi công nghệ phải bao gồm cả năng lực tiềm năng
của các tổ chức sản xuất kinh doanh và dịch vụ xã hội trong việc sản xuất và
cung cấp sản phẩm dịch vụ xã hội. “ Công nghệ là tổng hợp những năng lực
nội tại , cơ sở vật chất, kỹ năng , hiểu biết và tổ chức cần thiết để có thể tạo
ra được những sản phẩm hoặc dịch vụ có ích cho xã hội ”.
Công nghệ là khái niệm động, thay đổi cùng với sự phát triển của tiến bộ
khoa học – công nghệ, điều kiện kinh doanh và yêu cầu của quản lý .Hiện nó
đã bao hàm một nội dung rất rộng và sau này có thể còn được tiếp tuc mở
rộng.
Công nghệ với thuật ngữ quốc tế ‘‘Technology’’,được coi là phương
tiện,công cụ để biến thế giới tự nhiên thành thế giới con người tạo ra ; là tác
nhân chủ chốt trong quá trình biến đổi tài nguyên thiên nhiên thành các hàng
hóa dịch vụ .
1.2 /Phân loại công nghệ:
Công nghệ có thể được phân loại theo những tiêu thức khác nhau ,thành các
nhóm công nghệ khác nhau.Những căn cứ hiện thường được dùng để phân
laoij công nghệ và các nhành đó là
- Lĩnh vực ứng dụng công nghệ .Theo cánh phân chia này, các công
nghệ được được phân chia thành các công nghệ trong các ngành kinh tế quốc
dân, trong lĩnh vực sản xuất , trong các ngành chuyên môn hóa hep
- Căn cứ vào tính chất của công nghệ hoặc lĩnh vực khoa học mà
công nghệ được dựa vào đó thiết kế.Theo đó, công nghệ được chia thành các
nhóm ứng với các lĩnh vực khoa họctự nhiên hoặc khoa học xã hội làm nền tảng

cho nó .
- Căn cứ vào sản phẩm , dịch vụ chủ yếu , đặc trưng sản xuất nhờ
công nghệ xếp loại.Theo đó , các công nghệ được xếp thành từng nhóm phục vụ
cho việc sản xuất hoàn chỉnh những sản phẩm hoặc cung cấp các dịch vụ .
Page 4 of 53
4
- Căn cứ vào trình độ của các công nghệ trong tương quan với các
công nghệ cùng loại và tính ‘‘mới’’ của nó.Ở căn cứ này , các công nghệ trên
cùng một lĩnh vực được chia theo cách thế hệ khác nhau.Thế hệ thứ nhất được
xem là thế hệ ban đầu .Những công nghệ thuộc thế hệ này là những công nghệ
xuất hiện đầu tiên trên lĩnh vực công nghệ được nghiên cứu, phân loại. Do mỗi
lĩnh vực có thể có sự tiến bộ khác nhau mà có những lĩnh vực , công nghệ mới
nhất đã được xếp vào thế hệ thứ 3, thứ 4.
- Căn cứ vào tính phổ biến và nguồn gốc của công nghệ. Theo tiêu
thức này , các công nghệ được chia thành hai nhóm : Công nghệ mới và công
nghệ truyền thống. Công nghệ truyền thống là những công nghệ đã được áp
dụng từ lâu, quen thuộc trong đời sống xã hội. Những công nghệ mới là những
công nghệ được dựa vào ứng dụng chưa lâu, thậm chí hoàn toàn mới , đang
trong giai đoạn thử nghiệm .
- Căn cứ vào quá trình tạo ra công nghệ. Theo cách này, các công
nghệ được phân chia thành công nghệ do các tổ chức có nhu cầu về công nghệ
mới tự thiết kế và công nghệ được chuyển giao. Đây thường là cách phân chia
được áp trong các doanh nghiệp và được sử dụng nhằm xác định nguồn công
nghệ cụ thể phục vụ cho việc quản lý công nghệ và đánh giá năng lực công nghệ
của doanh nghiệp.
1.3 /Đổi mới công nghệ.
1.3.1/ Khái niệm đổi mới công nghệ
Đổi mới công nghệ là việc chủ động thay thế phần quan trọng (cơ bản, cốt
lỏi) hay toàn bộ công nghệ đang sử dụng bằng một công nghệ khác tiến tiến
hơn, hiệu quả hơn.

Đổi mới công nghệ có thể chỉ nhằm giải quyết các bài toán tối ưu các thông
số sản xuất như năng suất, chất lượng, hiệu quả (Đổi mới quá trình) hoặc
có thể nhằm tạo ra một sản phẩm, dịch vụ mới phục vụ thị trường (Đổi mới
sản phẩm).
Page 5 of 53
5
Đổi mới công nghệ có thể là đưa ra hoặc ứng dụng những công nghệ hoàn
toàn mới (ví dụ sáng chế công nghệ mới) chưa có trên thị trường công nghệ
hoặc là mới ở nơi sử dụng nó lần đầu và trong một hoàn cảnh hoàn toàn mới
(ví dụ đổi mới công nghệ nhờ chuyển giao công nghệ theo chiều ngang).
Toàn bộ quá trình đổi mới công nghệ bao gồm việc tạo ra và triển khai ứng
dụng tiến bộ công nghệ vào thực tế được cấu thành bởi ba giai đoạn có tính
kế tiếp nhau: phát minh, đổi mới và truyền bá.
1.3.2/ Thực chất đổi mới công nghệ:
Thay đổi công nghệ là một nhân tố quan trọng nhất chi phối nền kinh tế hiện
đại làm cho nền kinh tế trở nên năng động. Nó kích thích sự tăng trưởng ,
nâng cao năng suất lao động tạo nhiều lợi nhuận , tạo ra công ăn việc làm và
gióp phần giải quyết các vấn đề kinh tế
Ngày nay do công nghệ luôn biến đổi trong chu kỳ sống của nó, trong mỗi
giai đoạn nhất định một công nghệ có thể phù hợp với thị trường có nghĩa là
sản phẩm do nó sản xuất ra có thể tồn tại trên thị trường nhưng đến một giai
đoạn nào đó thì công nghệ không còn phù hợp nữa. Do đó đổi mới công nghệ
là nhu cầu tất yếu và phù hợp với quy luật phát triển.kinh tế xã hội . Gần một
nửa thu nhập thực tế có được là do tiến bộ công nghệ tạo ra. Ngày nay, tiến
bộ công nghệ đã đem lại nhiều sản phẩm mà trước nay không có trong tự
nhiên .
Muốn đổi mới công nghệ tốt thì phải xác định rõ mục tiêu và hoàn cảnh.
Đổi mới công nghệ phải đặc biệt chú ý tới ba khía cạnh của xã hội đó là:
- Nhu cầu xã hội,
- Các nguồn lực của xã hội .

- Đặc thù tình cảm xã hội.
Page 6 of 53
6
+ Trước hết phải xem xét nhu cầu của xã hội không chỉ về công nghệ mà
còn về công nghệ đó sản xuất ra sản phẩm gì.Bất kỳ một công nghệ nào được
đổi mới đều phải có đủ nhu cầu để thực hiện, nhu cầu đó tạo ra lợi ích sau này
cho công nghệ, nó phải lớn hơn chi phí đã bỏ ra để tạo ra công nghệ đó.
+ Các nguồn lực của xã hội có ý nghĩa với việc áp dụng công nghệ thành
công. Một công nghệ cần có đủ các điều kiện cần thiết như nguồn lực, vốn, vật
tư và con người có trình độ để thực hiện. Điều này nói lên rằng xã hội có đủ
nguồn lực để có thể đưa sản phẩm công nghệ ra thị trường hay không, nó có thể
được áp dụng trong phạm vi nhỏ đên phạm vị lớn hay không, trình độ của con
người có thể áp dụng công nghệ mới hay không khi áp dụng với phạm vi rộng
rãi thì việc đào tạo con người sử dụng như thế nào, đồng thời có thể đưa nguồn
lực có sẵn trong xã hội để cho các công nghệ mới được sử dung hay không.
+ Đặc thù tình cảm của xã hội muốn nói lên rằng xã hội đó có tiếp nhận
các ý tưởng mới hay không, một môi trường mà có các nhóm người sẵn sàng
xem xét sự áp dụng một cách nghiêm túc, khách quan, lấy hiệu quả làm tiêu
chuẩn hàng đầu thì việc nghiên cứu, phát triển và ứng dụng ra ngài thực tế của
công nghệ mới là rất nhanh. Nếu tình cảm xã hội có xu hướng tốt sẽ tạo điều
kiện cho hoạt đông đổi mới công nghệ thuận lợi hơn và ngược lại.
1.3.3. Các hình thức đổi mới công nghệ.
+ Xét theo tính chất, phạm vi của đổi mới
Theo Frederich Betz có thể có 4 hình thức đổi mới:
- Đổi mới căn bản (Radical Innovation) : tạo ra năng lực chức năng hoàn
toàn mới không phải sự kế tục năng lực công nghệ hiện tại
Page 7 of 53
7
- Đổi mới dần dần (Incremental) : làm tăng khả năng chức năng của công
nghệ hiện có thông qua việc cải tiến hoạt động , độ an toàn , chất lượng sản

phẩm và hạ thấp chi phí.
- Đổi mới có hệ thống (Systematic Innovation): là đổi mới căn bản tạo ra
khả năng chức năng mới dựa trên cơ sở cấu trúc lại các công nghệ hiện có.
- Đổi mới công nghệ thế hệ sau (Next generation techlology innovation) :
những đổi mới dần dần ben trong một hệ thống vẫn có thể tạo ra thế hệ kỹ
thuật mới của một hệ thống . “ Thế hệ” ở đây được hiểu là một trình độ công
nghệ mới dựa trên những nền tảng tri thức mới với một hệ thống các ngyên lý
mới so với những gì đã có.
+ Xét theo mối quan hệ giữa đổi mới công nghệ và đổi mới các yếu tố đầu
vào, sẽ có hai loại đổi mới: Như chúng ta đã biết đổi mới căn bản có ảnh hưởng
rất lớn đến nền kinh tế trong lúc đó đổi mới dần dần có ảnh liên tục, dần dần
đến nền kinh tế . Chúng ta có thể điều khiển những quá trình đổi mới này như
thế nào trong các doanh nghiệp.
1.3.4 Vai trò của đổi mới công nghệ
Sự phát triển của khoa học kỹ thuật trong thời gian gần đây đã mở ra
cho con người những khả năng vô cùng to lớn trên tất cả mọi lĩnh vực, đặc biệt
là việc ứng dụng nó trong đời sống của con người. Song song với sự phát triển
của khoa học kỹ thuật, các công nghệ mới cũng liên tiếp ra đời để phục vụ cho
sản xuất và đời sống. Có thể nói, công nghệ ngày càng có vai trò quan trọng
trong việc phát triển của mỗi quốc gia cũng như của các doanh nghiệp.
* Đối với một quốc gia:
+ Đổi mới công nghệ thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là đối với
những nước đang phát triển. Công nghệ là một trong những yếu tố cơ bản của sự
Page 8 of 53
8
phát triển ở mỗi quốc gia. Tiến bộ khoa học công nghệ, đổi mới công nghệ là
động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia. Nhờ đổi mới công
nghệ mà cơ sở vật chất kỹ thuật của cả nền kinh tế được cải thiện một cách đáng
kể. Dưới tác động của đổi mới công nghệ, cơ cấu ngành sẽ đa dạng, phong phú
và phức tạp hơn. Đổi mới công nghệ sẽ tạo ra nhiều ngành sản xuất mà trước khi

đổi mới không có. Các ngành có hàm lượng khoa học cao sẽ phát triển nhanh
hơn các ngành truyền thống với hàm lượng khoa học thấp. Đổi mới công nghệ
sẽ góp phần tăng chất lượng sản phẩm đồng thời tăng tính cạnh tranh của sản
phẩm trên thị trường, góp phần thúc đẩy tiêu thụ, tạo ra lợi thế cạnh tranh cho
một quốc gia.
+ Về mặt xã hội, đổi mới công nghệ giúp tạo ra nhiều việc làm mới. Mỗi
một công nghệ mới ra đời thường tạo ra sản phẩm với số lượng nhiều hơn hoặc
tạo ra những sản phẩm mới giúp cho cuộc sống của con người được cải thiện
hơn.Đồng thời đổi mới công nghệ sẽ thường tạo ra được thêm nhiều việc làm
cho người lao động giúp cho ổn định xã hội.
*Về phía doanh nghiệp:
+ Đổi mới công nghệ là động lực,cũng như điều kiện giúp doanh nghiệp
tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Đổi mới công nghệ làm cho số lượng , chất lượng sản phẩm của doanh
nghiệp tăng lên, đáp ứng nhu cầu khắt khe của khách hàng. Khi chất lượng sản
phẩm của doanh nghiệp tăng lên sẽ tạo được uy tín với khách hàng về sản phẩm
của mình. Chỉ cần nhắc đến tên sản phẩm của doanh nghiệp là khách hàng đã có
một ấn tượng tốt về chất lượng của sản phẩm đó. Như vậy đổi mới công nghệ sẽ
làm tăng khẳ năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Đặc biệt trong nền
kinh tế thị trường khi mà các doanh nghiệp liên tục thay đổi công nghệ sản xuất
cũng như áp dụng một cách nhanh chóng các tiến bộ của công nghệ để nâng cao
chất lượng sản phẩm nhằm thoả mãn các nhu cầu của khách hàng. Nếu một
Page 9 of 53
9
doanh nghiệp không chịu đổi mới công nghệ thì sẽ không có khả năng cạnh
tranh trên thị trường mà tính cạnh tranh ngày càng khốc liệt như hiện nay.
Đổi mới công nghệ còn làm tăng năng suất lao động. Khi ứng dụng các
công nghệ hiện đại và sản xuất, sẽ giảm bớt được hao phí lao động trên một sản
phẩm .Điều đó làm giá thành trên một đơn vị sản phẩm được giảm xuống giúp
doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh.

+ Đổi mới công nghệ giúp doanh nghiệp mở rộng được thị trường trong
nước đồng thời dễ dàng xâm nhập vào thị trường nước ngoài.
Khi đổi mới công nghệ làm cho số lượng và chất lượng sản phẩm cũng
tăng lên tương ứng,làm tăng khả năng cạnh tranh tranh của doanh nghiệp. Điều
này sẽ làm cho lượng hàng hoá được tiêu thụ cũng tăng lên, nhờ đó doanh
nghiệp có thể mở rộng được thị trường. Đối với thị trường nước ngoài, một thị
trường rất khó tính, nếu doanh nghiệp đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng
và mẫu mã bao bì thì việc xâm nhập vào thị trường đó sẽ có rất nhiều thuận lợi.
Doanh nghiệp có thể tạo ra uy tín lâu dài trên thị trường này nhờ vào duy trì chất
lượng của sản phẩm.
2/ Nội dung chủ yếu của đổi mới công nghệ
2.1 Lựa chọn công nghệ.
a. Sự cần thiết và những vấn đề phải lựa chọn
Trong các ngành sản xuất vật chất người ta sử dụng nhiều loại công nghệ
( hướng công nghệ). Mỗi loại ( hướng) lại có nhiều trình độ và phương thức thực
hiện khác nhau. Mỗi phương án lựa chọn đồi hỏi chi phí và kết quả khác nhau.
Nóng vội, chủ quan đi vào hiện đại ngay sẽ không đủ sức và kém hiệu quả;
nhưng chậm chạp, trì trệ, bảo thủ trong đổi mới sẽ làm tăng khoảng, bộ phận) và
đổi mới toàn diện, đồng bộ có hệ thống.
Page 10 of 53
10
b. Những căn cứ để lựa chọn công nghệ
Trong hoạt động đổi mới công nghệ, người ta có thể hiểu công nghệ
thích hợp theo nhiêu kiểu khác nhau, bởi công nghệ sẽ đáp ứng một số mục tiêu
và thích ứng với điều kiện của một quốc gia,mỗi doanh nghiệp nhất định, công
nghệ đó có thích hợp với quốc gia này, với điều kiện của vùng lãnh thổ này
nhưng lại không thích hợp với quốc gia khác, lãnh thổ khác. Vì thế khi lựa chọn
công nghệ thích hợp cần căn cứ vào một số tiêu thức sau:
Thứ nhất: Là căn cứ vào định hướng theo công nghệ, một công nghệ có
thể xếp vào loại thô sơ, thủ công và hiện đại. Việc lựa chọn loại công nghệ nào

là tuỳ thuộc vào điều kiện của mỗi quốc gia ,mỗi doanh nghiệp các nước đang
phát triển không giống với các nước phát triển, nếu các nước đang phát triển
cũng áp dụng công nghệ hiện đại sẽ có nhiều khó khăn ( về vốn, lao động, sự
thích nghi), còn áp dụng các công nghệ thấp thì không thể phát triển kịp thời với
các nước phát triển và khó hội nhập quốc tế.
Thứ hai: Là căn cứ vào định hướng theo nhóm mục tiêu, trong mỗi giai
đoạn một quốc gia, mỗi doanh nghiệp thường có mục tiêu cho sự phát triển của
mình, để đạt được mục tiêu đó các quốc gia,mỗi doanh nghiệp phải lựa chọn cho
mình những công nghệ thích hợp với điều kiện của mình. Các nước đang phát
triển thường có một số mục tiêu sau:
-Thoả mãn nhu cầu và giải quyết công ăn việc làm, nâng cao mức sống
cho nhân dân.
-Tăng năng suất lao động
-Tăng khả năng cạnh tranh quốc tế
-Tự lực tự cường
Page 11 of 53
11
-Độc lập dân tộc
-Đa dạng hoá nhiều trình độ công nghệ ngay trong một doanh nghiệp theo
hướng: hiện đại hoá công nghệ truyền thống, công nghệ hiện có để sử dụng tôt
thiết bị máy móc hiện có, tranh thủ di ngay vào công nghệ hiện đại với một số
sản phẩm, một số khâu quyết định chẩt lượng, năng suất, khẳ năng cạnh tranh.
Thứ ba: Đánh giá công nghệ hiện có và khả năng cạnh tranh của ngành,
của doanh nghiệp và các đối thủ cạnh tranh
Cần so sánh đánh giá những công nghệ được đối thủ cạnh tranh sử dụng.
Trong số các công nghệ được đánh giá có một số công nghệ có vị trí quan trọng
hàng đầu, có lợi thế và tính cạnh tranh cao.Những công nghệ đó có thể quyết
định rất lớn đến khả năng cạnh tranh của các đối thủ. Trong khi đó có một số
công nghệ cũ đã khá phổ cập, nên mọi đối thủ cạnh tranh đều có những thông
tin chính xác cũng như nắm vững đuộc nó, có công nghệ không chỉ áp dụng lần

đầu, mà tỏ ra có tiềm năng quan trọng và có thế trở thành công nghệ then chốt
trong tương lai. Vấn đề là phải có phân tích, đánh giá để có từng loại công nghệ
cụ thể thuộc loại nào. Những đánh giá này phải được gắn với những đánh giá về
xu hướng chung của tiến bộ khoa học và công nghệ trong và ngoài ngành, những
đổi mới công nghệ trong các lĩnh vực có liên quan. Đồng thời, cũng phải đánh
giá khả năng vốn, lao động để đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp
Thứ tư: Căn cứ vào định hướng không gây đột biến, có nghĩa là xem xét
hài hoà giữa sử dụng, thích nghi, cải tiến và phát triển có kết hợp với phát triển
không gượng ép, đảm bảo hài hoà tự nhiên, kết hợp công nghệ bản xứ với công
nghệ nhập, tạo lập sự phát triển trong hoà hợp và bền vững, không mâu thuẫn
giữa các quốc gia và địa phương, các doanh nghiệp.
c. Nội dung của lựa chọn công nghệ
Page 12 of 53
12
- Tìm hiểu về nhu cầu công nghệ và sản phẩm của công nghệ trong nước.
- Xác định, định hướng về công nghệ, nội dung này sẽ xác định được
công nghệ nhập phù hợp với mục tiêu chung của từng quốc gia,từng doanh
nghiệp
- Nghiên cứu và tìm hiểu thông tin về thị trường công nghệ.
- Đánh giá các công nghệ( cùng loại) với nhau
- Quyết định lựa chọn công nghệ
2.2/ Đánh giá công nghệ
Đánh giá công nghệ là một hoạt động quan trọng cần được tiến hành
trong mọi giai đoạn quản lý công nghệ - từ khi nó xuất hiện , được giới thiệu khi
kế hoạch hoặc chiến lược phát triển công nghệ ( đánh giá các thời điểm lựa
chọn ),khi tiếp nhận cũng như trong quá trình sử dụng công nghệ ( đánh giá định
kỳ ) cho mãi tới tận khi nó bị thay thế bằng một công nghệ khác .Thậm chí ngay
khi mới xuất hiện ý tưởng về một công nghệ mới chuẩn bị nghiên cứu chi tiết
để thiết kế ra công nghệ đó, người ta cũng phải sơ bộ đánh giá chúng, từ đó xét
xem có nên tiếp tục chi phí cho nó hay không.

Một trong những nội dung quan trọng khác của đánh giá công nghệ là
đánh giá tính phù hợp của công nghệ.Tính phù hợp của công nghệ thường được
xem xét trên hai khía cạnh sau:
+/ Sự tương thích giữa những yêu cầu của quá trình khai thác , sử dụng
công nghệ với điều kiện khai thác và sử dụng công nghệ
+/ Sự phù hợp của việc sử dụng công nghệ với những quy định pháp lý và
tập quán văn hóa – xã hội và các vấn đề có liên quan.
Page 13 of 53
13
Việc đánh giá tính thích ứng của một công nghệ với môi trường phải được
nhìn nhận trên hai giác độ:
Một là, nó phải thích ứng với môi trường trong phạm vi doanh nghiệp
hoặc cơ sở sản xuất – kinh doanh có sử dụng công nghệ ( công nghệ có phù hợp,
các thông số của nó co tương thích với những thông số của các công nghệ và
thiết bị đang được sử dụng trong doanh nghiệp/cơ sở đó không).
Hai là , công nghệ phải thích ứng với môi trường vĩ mô ( trình độ phát
triển kinh tế , trình độ phát triển của xã hội , ý thức pháp luật , tập quán kinh
doanh , trình độ và tập quán tiêu dùng , mức độ hoàn chỉnh của pháp luật và sự
tương thích của hệ thống pháp luật đó với tập quán pháp lý quốc tế …).
Việc đánh giá công nghệ có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc quản lý
công nghệ cũng như chuyển giao công nghệ.Thông qua đánh giá một công nghệ
cụ thể khi nó mới xuất hiện hoặc được cơ quan ,tổ chức sở hữu công nghệ đó
giới thiệu , các cán bộ quản lý có trách nhiệm có đưa ra những quyết định về
việc tiếp nhận chúng không , nếu nhận chuyển giao thì bao giời có thể tiếp
nhận , cần chuẩn bị những điều kiện gì để tiếp nhận chúng …
2.3/ Phân tích năng lực công nghệ
Năng lực công nghệ của quốc gia,doanh nghiệp là khả năng của nó được
triển khai những công nghệ đã có một cách có hiệu quả và đương đầu được với
những thay đổi công nghệ lớn.
Theo định nghĩa này có hai mức để phân tích năng lực công nghệ đó là:

- Sử dụng hiệu quả năng lực hiện có.
- Thực hiện thành công đổi mới công nghệ.
Năng lực công nghệ được đánh giá trên bốn nhóm chỉ tiêu sau:
Page 14 of 53
14
Nhóm một: Năng lực vận hành.
Năng lực sử dụng công nghệ, năng lực bảo hành, bảo dưỡng máy móc
thiết bị và năng lực khắc phục sự cố có thể xảy ra.
Nhóm hai: Năng lực tiếp thu công nghệ.
Năng lực tìm kiếm, đánh giá, và lựa chọn công nghệ phù hợp, năng lực
lựa chọn hình thức tiếp thu công nghệ, năng lực đàm phán trong chuyển giao
công nghệ. Năng lực sử dụng ,học tập và tiếp thu công nghệ mới.
Nhóm ba: Năng lực hỗ trợ tiếp thu công nghệ mới.
Năng lực tổ chức tiếp thu công nghệ, năng lực về đào tạo nguồn nhân lực
cho tiếp thu công nghệ, năng lực tìm quỹ vốn cho phát triển công nghệ, năng lực
xác định thị trường mới cho sản phẩm và đảm bảo đầu tư cho sản xuất.
Nhóm bốn: Năng lực đổi mới công nghệ
Năng lực thiết kế sản phẩm mới cho công nghệ được chuyển giao, thay
đổi nhỏ hoặc cơ bản công nghệ đã phù hợp với công nghệ nhập, thiết kế các
công nghệ mới dựa trên các kết quả nghiên cứu và triển khai.
Trên cở sở dựa vào các nhóm chỉ tiêu phản ánh năng lực công nghệ ta tiến
hành phân tích năng lực công nghệ của cỏ sở, ngành và quốc gia. Chúng ta có
thể phân tích theo định tính hay định lượng.
2.4/ Chuyển giao công nghệ mới
Chuyển giao công nghệ là một hoặc tập hợp nhiều hoạt động được tiến
hành bởi 2 bên – bên giao và bên nhận ,trong đó hai bên phối hợp cá hành vi
Page 15 of 53
15
pháp lý và cá hành động thực tiễn mà mục đích và kết quả là bên giao cung cấp
để thực hiện một tiêu xác định .

Chuyển giao công nghệ là hoạt động nhằm đưa một công nghệ tiên tiến
vào sản xuất thông qua việc áp dụng một kết quả nghiên cứu khoa học vào sản
xuất hoặc có thể là áp dụng một công nghệ đã hoàn thiện từ doanh nghiệp
khác.Đó là sự mua bán công nghệ và là quá trình đào tạo ,huấn luyện để sử dụng
công nghệ được tiếp nhận
Chuyển giao công nghệ là một con đường quan trọng để đổi mới công
nghệ. Đó là quá trình mà một tổ chức tiếp nhận công nghệ hoàn chỉnh hoặc cá
yếu tố riêng rẽ cấu thành công nghệ từ các nguồn bên ngoài nhằm tăng cường
toàn diện năng lực công nghệ của mình , kể cả năng lực phát triển tiếp cũng như
năng lực khai thác , sử dụng công nghệ đã được chuyển giao.
PHẦN II:
: THỰC TRẠNG CỦA VIỆC ĐỔI MỚI CÔNG
NGHỆ SẢN XUẤT Ở DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG THÀNH
LÂM.
1/ Thông tin chung về doanh nghiệp xây dựng Thành Lâm
Tên Doanh nghiệp : Doanh nghiệp xây dựng Thành Lâm
Giám đốc : Mai Xuân Linh
Diện thoại : (026) 3885 182
: DĐ 0912162331
Page 16 of 53
16
Thụ sở : Khu 4 Thị Trấn Pác Mầu , Huyện Bảo Lâm ,Tỉnh Cao Bằng .
Giấy phép kinh Doanh số : 1.101.000.037.
Tài khoản giao dịch : 3.301.000.000.3271 , tại Ngân Hành Đầu Tư – Phát
Triển tỉnh Cao Bằng .
Tài khoản giao dịch : 431.101.015 , tại Ngân Hàng Nông Nghiệp-Phát
Triển Nông Thôn huyện Bảo Lạc.
Giấy phép kinh doanh số : 1.101.000.037.
Vốn đầu tư : 9.800.000.000 đ (Chín tỷ tám trăm triệu đồng chẵn)
2/ Sự hình thành và phát triển của doanh nghiệp xây dựng Thành lâm

Trong những năm gần đây, Đảng và nhà nước đã có những chủ trương
khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào nên kinh tế, đẩy mạnh CNH-
HĐH đất nước, thực hiện nền kinh tế thị trường có định hướng XHCN. Để phù
hợp với tình hình đó và giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận đông đảo
anh em kỹ sư, công nhân chuyên nghiệp, công nhân lành nghề đã từng cộng tác
nhiều năm qua, và cũng đề góp một phần công sức của mình vào công cuộc xây
dựng và đổi mới đất nước: Doanh nghiệp xây dựng Thành Lâm được thành lập
Doanh nghiệp xây dựng Thành Lâm được Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Cao
Bằng cấp giấy phép kinh doanh số 1101000037 . Là Doanh nghiệp mới được
thành lập, nhưng với những kinh nghiệm và tiềm năng sẵn có, Doanh nghiệp đã
không ngừng lớn mạnh cả về quy mô và chất lượng. Doanh nghiệp đã tập hợp
được một đội ngũ đông đảo cán bộ, kỹ sư, chuyên viên kỹ thuật, công nhân
chuyên nghiệp và lành nghề,…rất nhiều người trong số họ đã từng có nhiều năm
kinh nghiệm trên các công trình lớn của đất nước với các yêu cầu khắt khe cả về
công nghệ và kỹ thuật.
Page 17 of 53
17
Trong hơn 9 năm qua, Doanh nghiệp xây dựng Thành Lâm luôn tâm
niệm: lấy chất lượng các công trình làm tôn chỉ hoạt động, lấy việc nâng cao đời
sống của cán bộ công nhân viên làm mục tiêu phấn đấu. Doanh nghiệp luôn cố
gắng tự khẳng định vị thế của mình trên thị trường qua từng công trình mà
Doanh nghiệp đảm nhận. Nhìn vào những thành quả Doanh nghiệp đã đạt chúng
ta có thể tin vào sự phát triển của Doanh nghiệp trong tương lai
Doanh nghiệp xây dựng Thành lâm là một doanh nghiệp xây dựng có trụ
sở chính ở khu 4 Thị trấn Pác Mầu , huyện Bảo lâm , tỉnh Cao Bằng.Doanh
nghiệp xây dựng Thành Lâm được tách ra từ Doanh nghiệp xây dựng Hợp
Thành , huyện Bảo Lác ,tinh Cao Bằng từ năm 2000.Do vậy bề dày kinh nghiệm
cũng như thành tích đã đạt được của Doanh nghiệp hợp thành chính là thành tích
của Doanh nghiệp Thành Lâm vì cùng trí hướng , cùng chung mục đích hoạt
động phát triển trên đã đổi mới toàn diện trong lĩnh vực tổ chức chỉ đạo sản xuất

hoạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa. Đẩy mạnh công tác khoa học kỹ thuật
vận dụng phương pháp thi công tiên tiến tăng cường công tác chất lượng đưa sự
nghiệp xây dựng ở miền núi , vùng sâu , vùng xa ngày một phát triển cùng cả
nước tiến nhanh , tiến mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước
trong thời kỳ mở đầu thiên niên kỷ mới
Những công trình xây dựng chủ yếu của Doanh nghiệp xây dựng Thành
Lâm là những công trình về giao thông, thủy lợi, về công trình nước sạch và
những công trình công cộng phục vụ cho nhân dân cũng như địa phương như
trường học , thủy lợi …
Các năm gần đây : Doanh nghiệp thi công 3 nhà là 20 lớp học trường phổ
thông cơ sở xã Mông Ân Bảo Lâm nhà 8 lớp học Bảo Toàn huyện Bảo Lạc, trụ
sở UBND Đình Phùng huyện Bảo Lạc – trụ sở UBND xã Xuân Trường ,trường
mầm non thị trấn huyện Bảo Lạc. Trụ sở UBND xã Tân Việt – Bảo Lâm , 2 nhà
bằng 14 lớp học Tổng Dùm , 2 nhà bằng 12 phòng học trường phổ thông cơ sở
xã Vĩnh Phong huyện Bảo Lâm, nhà kỹ thuật các nhà điều trị bệnh nhân trung
tâm y huyện Bảo Lâm , của hàng xăng dầu huyện Bảo Lâm . Sơ bộ 1 số công
Page 18 of 53
18
trình đều là nhà từ 2 tầng đến 4 tầng thiết kế cột , kết cấu khung bê tông, cốt
thép, phần mái được trống nóng bằng tôn đỏ, điện thắp sáng thu lôi chống sét
được kiện toàn
Về giao thông
Doanh nghiệp đấu thầu và chỉ đấu thầu nhiều tuyến đường giao
thông,công trình tuyến đường thị trấn Bảo Lạc đi đồn Cô Ba tuyến đường Xuân
Trường-đồn Phìn Sảng Cao Bằng,tuyến đường Nà Nàng xã Thái Học huyện Bảo
Lâm,tuyến đường Sắc Ngà xã Quảng Lâm huyện Bảo Lâm,là các tuyến đường
doanh nghiệp đã trúng thầu
Còn được chỉ thầu nâng cấp duy trì mở rộng nhiều tuyến đường đều đạt
chất lượng hiệu quả vì đã có máy móc thi công,như tổ hợp,đào,ủi, vận chuyển
do vậy thi công thông tuyến đường nhanh,thường xuyên vượt chỉ tiêu kế hoạch

được giao.
Về thủy lợi
Thủy lợi miền núi đã được đầu tư đưa vào sản xuất nông nghiệp và thâm
canh.
Doanh nghiệp tham gia đấu giá thi công các công trình thủy lợi,đã thực
hiện:công trình kênh mương thủy lợi Hồng Trị huyện Bảo Lạc,kênh mương thủy
lợi Bảo Toàn,kênh mương thủy lợi xã Hưng Đạo huyện Bảo Lạc,đập tràn kênh
mương thủy lợi xã Nam Quang huyện Bảo Lâm,kênh mương thủy lợi xã
Quảng Lâm huyện Bảo Lâm.
Về công trình nước sạch
Doanh nghiệp thi công các công trình cấp nước sạch của Hiệp hội
HGLVC tức Thụy Sỹ đầu tư chương trình cấp nước cho trung tâm y tế huyện
Page 19 of 53
19
Bảo Lạc – Nguyên Bình,Bảo Lâm và các công trình nước sạch nguồn vốn 134
của Chính phủ.
Nhìn lại quá trình phấn đấu khắc phục khó khăn vững vàng và dành được
uy tín trong sản xuất kinh doanh.
Doanh nghiệp xây dựng Thành Lâm có đội ngũ quản lý ,kỹ thuật có trình
độ chuyên môn , chuyên sâu nắm bắt nhanh nhẹn những tính ưu việt về quản lý
những công nghệ phương pháp kỹ thuật tiên tiến dể vânh dụng và áp dụng sáng
tạo vào công việc của mình trong sản xuất kinh doanh . Công trình có hiệu quả ,
chất lượng bên cạnh đó Doanh nghiệp xây dựng Thành Lâm có độ ngũ công
nhân lành nghề đa số được đào tạo qua trường lớp . Số công nhân được xét
duyệt kiểm tra tay nghề nâng lương hàng năm và còn được tuyển thi chọn cử đi
học một số trường nghề do nhà nước đào tạo .Do vậy mà Doanh nghiệp xây
dựng Thành Lâm đột phá những công việc khó , luôn có óc đào sâu suy nghĩ
dám làm đưa năng suất lao động chất lượng có hiệu quả.
Từ những yếu tố trên trong quá trình sản xuất kinh doanh, và yếu tố con
người cần có tâm huyết ,giỏi kỹ thuật gắn bó với doanh nghiệp .Đồng thời

Doanh nghiệp xây dựng Thành Lâm có đầy đử các thiết bị thi công cơ giới hiện
đại như máy ủi,máy xúc ô tô,vận tăng , vận chuyển vật liệu lên cao và các máy
phục vụ cho chộn vữa , đảo bê tông,dầm nén khoan ,phá mìn và thiết bị gia công
cơ khí.Do vậy những công trình của Doanh nghiệp xây dựng Thành Lâm xây
dựng trên địa bàn ngày càng một nhiều và ngày càng chất lượng điều đó được
chứng minh qua thành tích xét duyệt thi đua của ngành xây dựng Cao Bằng ,đối
với doanh nghiệp có thành tích công trình chất lượng hiệu quả kinh tế cao được
báo cáo thành tích.Và những năm gần đây ,năm 2001 Doanh nghiệp xây dựng
Thành Lâm được UBND tỉnh Cao Bằng tặng bằng khen . Năm 2001 huyện tặng
giấy khen , năm 2002-2003 được huyện tặng giấy khen .Năm 2004 , năm 2005
được UBND tỉnh tặng bằng khen, năm 2005 được huyện tặng giấy khen là
những thành tích Doanh nghiệp xây dựng Thành Lâm đã đạt được . Hoàn thành
xuất sắc nhiệm vụ công trình chất lượng
Page 20 of 53
20
Những thành tích của Doanh nghiệp xây dựng Thành Lâm được cấp trên
khen thưởng càng khích lệ cán bộ công nhân hăng say phấn khởi ngày càng làm
ra nhiều sản phẩm có ích phục vụ sinh hoạt ,đời sống và nền kinh tế quốc dân để
niềm tin cua lãnh đạo và doanh nghiệp địa phương phát triển toàn diện trong sự
nghiệp đổi mới dân giàu ước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh .
3/ Đặc điểm tổ chức quản lý và tổ chức kinh doanh của Doanh nghiệp
xây dựng Thành Lâm.
Trên cơ sở quyền hạn và chức năng của công ty ,tổ chức quản lý và sản
xuất kinh doanh như sau :
Bộ máy quản lý doanh nghiệp gồm :
1 Giám đốc Doanh nghiệp .
2 Các phó giám đốc .
3 Phòng tổ chức hành chính .
4 Phòng kế toán vật tư.
5 Phòng quản lý kỹ thuật.

6 Phòng kế hoạch .
7 Ban chỉ huy công trường
Cơ cấu này được thực hiên qua sơ đồ sau :
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC DOANH NGHIỆP
Page 21 of 53
21

Với cơ cấu trên , chức năng nhiệm vụ cụ thể các phòng ban đơn vị như
sau :
+ / Giám đốc : là người sáng lập ra Doanh nghiệp, Giám đốc là người đại
diện về mặt pháp nhân cho Doanh nghiệp, chịu trước pháp luật về điều hành
Doanh nghiệp .
Page 22 of 53
P. GIÁM ĐỐCP. GIÁM ĐỐC
KẾ TOÁN,
VẬT TƯ
KẾ HOẠCH QUẢN LÍ
KỸ THUẬT,
KCS
HÀNH CHÍNH
TỔ CHỨC
BAN CHỈ HUY CÁC CÔNG TRƯỜNG
CÁC ĐỘI T.C
CHUYÊN DỤNG
CÁC ĐỘI THI
CÔNG XÂY
DỰNG
KẾ TOÁN VẬT TƯ
TẠI C.TRƯỜNG
ĐỘI XE

GIÁM ĐỐC
22
Giám đốc có quyền hạn , trách nhiêm như sau :
Nhân viên, đất đai ,tài nguyên và các nguồn lực khác của nhà nước để
quản lý và sử dụng theo mục tiêu và nhiệm vụ.
Xây dựng chiến lược phát triển ,kế hoạch dài hạn cũng như hàng năm của
Doanh nghiệp ,phương án ,dự án đầu tư.
Tổ chức quản lý Doanh nghiệp.
Quyết định giá mua giá bán sản phẩm và dịch vụ phù hợp với quy chế của
Doanh nghiệp.
Bổ nhiệm , miễn nhiệm, khen thưởng kỷ luật nhân viên trong Doanh
nghiệp
Chịu sự kiểm soát của nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền đối với
việc chức năng nhiệm vụ theo quy định của của luật Doanh nghiệp nhà nước .
+/ Các phó giám đốc :
Các phó giám đốc có nhiệm vụ giúp Giám đốc điều hành Doanh nghiệp
theo phân cấp ủy quyền của Giám đốc , chịu trách nhiệm trước Giám đốc về
nhiệm vụ được Giám đốc ủy nhiệm.
+ / Phòng Kế toán : Giúp Giám đốc Doanh nghiệp tổ chức thực hiện công
tác kế toán thống kê của Doanh nghiệp và có nhiêm vụ ,quyền hạn theo quy
định của pháp luật.
+ / Các phòng ban khác : các phòng ban chuyên môn,nghiệp vụ chúc năng
tham mưu,giúp Giám đốc điều hành các nhiệm vụ của Doanh nghiệp .
15 Phòng tổ chức hành chính : thực hiện các kế hoạch nhiệm vụ nhân
sự theo thủ tục về hành chính của nhà nước .
Page 23 of 53
23
16 Phòng kế hoạch : xây dựng và tư vấn các kế hoạch,đề án ,dự án cho
Doanh nghiệp
17 Phòng quản lý kỹ thuật : quản lý trang thiết bị kỹ thuật của Doanh

nghiệp.
+/ Ban chỉ huy công trường : có nhiệm vụ trực tiếp kiểm tra , đôn đốc
các công việc ở công trường.
4/ Thực trạng của việc đổi mới công nghệ sản xuất ở doanh nghiệp
xây dựng Thành Lâm.
4.1/ Tình hình đổi mới công nghệ sản xuất ở doanh nghiệp xây dựng
Thành Lâm trong những năm gần đây.
Doanh nghiệp xây dựng Thành Lâm là doanh nghiệp chuyên về xây dựng
các công trình thủy lợi,giao thông,và nhà ở vì vậy máy móc,trang thiết bị phục
vụ sản xuất ỏ doanh nghiệp rất đa dạng,có xuất xứ từ rất nhiều nước trên thế giới
và có giá trị vật chất lớn.
Bảng thống kê phương tiện , thiết bị phuc vụ thi công của Doanh
nghiệp xây dựng Thành Lâm
STT Tên Phương tiện Đơn vị Số
lượng
Chất
lượng
Nơi sản xuất
1 Xe ô tô Ifa thùng Chiếc 1 85% CHLB Đức
2 Xe ô tô ben Ifa – Zin khơ Chiếc 4 85% CHLB Đức- Nga
3 Xe ô tô Ford 7 chỗ Chiếc 1 100% Liên doanh Mỹ
4 Xe ô tô Uoát Chiếc 2 80% CHLB Nga
5 Máy ủi 110 CV Chiếc 2 80% Nga
6 Máy lu Chiếc 2 80% Nhật
7 Máy xúc cô ben cô xich 2 Chiếc 4 85% Nhật
8 Máy trộn bê tông Chiếc 8 85% Việt Nam
9 Máy đảo vữa Chiếc 8 80% Việt Nam
10 Máy vân thăng Chiếc 4 80% Việt Nam
11 Máy nghiền đá dăm Chiếc 4 80% Trung Quốc
Page 24 of 53

24
12 Máy nghiền bột đá Chiếc 3 80% Trung Quốc
13 Máy bơm nước Chiếc 6 85% Trung- Nhật
14 Máy phát điện Chiếc 6 80% Trung- Nhật
15 Máy hàn Chiếc 4 80% Trung- Nhật
16 Máy đầm dùi Chiếc 10 80% Việt Nam
17 Máy đầm bàn Chiếc 8 75% Trung- Nhật
18 Máy kinh vĩ Chiếc 1 85% Hàn Quốc
19 Máy vi tính Chiếc 4 85% Nhật
20 Máy phôtocoppy Chiếc 1 70% Nhật
21 Máy cắt sắt Chiếc 5 70% Nhật
22 Máy ren ống nước Chiếc 3 90% Hàn Quốc
23 Xe máy 2 bánh Chiếc 8 70% Việt Nam
24 Cốt pha định hình m
2
1000 75% Nhật Thái
25 Khuôn đổ ống cống Bộ 10 75% Việt Nam
26 Khuôn cột bê tông thép Bộ 30 75% Việt Nam
27 Giàn giáo minh khai Bộ 200 80% Việt Nam
28 Máy thủy bình Chiếc 1 85% Việt Nam
29 Dụng cụ thí nghiệm HT Bộ 3 85% Nhật
30 Máy đầm cóc Chiếc 4 80% Nhật
31 Xe công nông liên doanh Chiếc 2 100% Trung Quốc
32 Máy khoan đá Chiếc 5 80% Trung Quốc
33 Máy cắt gạch Chiếc 5 80% Nhật
34 Máy khoan điện Chiếc 2 70% Nhật
Qua bảng số liệu trên cho ta thấy trang thiết bị ,phương tiện máy móc,
thiết bị thi công của doanh nghiệp Thành Lâm đa số có chất lượng dao động từ
80- 85%. Điều đó chứng tỏ máy móc của doanh nghiệp vẫn còn có thể sử dụng
tốt trong tương lai gần.Tuy nhiên máy móc trang thiết bị sản xuất chưa được coi

là lạc hậu phần nào nhưng nó vẫn ảnh hưởng đến chất lượng thi công của các
công trình mà doanh nghiệp đã thi công.Các máy móc ,trang thiết bị tuy còn mới
nhưng so với các loại máy móc hiện nay thì trang thiết bị sản xuất của doanh
nghiệp đã lạc hậu rất nhiều.Vì vậy việc đổi mới công nhệ sản xuất của doanh
nghiệp xây dựng Thành Lâm ngày càng cấp thiết đối với yêu cầu phát triển của
doanh nghiệp trong tương lai.
Page 25 of 53
25

×