Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

“ Vận dụng ma trận Swot để xác định phương hướng chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn TT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (687.96 KB, 55 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
A - LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài :
Trong xu thế quốc tế hoá và hội nhập kinh tế thế giới, Việt Nam đang chủ động
hội nhập sâu rộng với nền kinh tế toàn cầu, mỗi người dân đang tích cực đóng góp sức
mình để đưa đất nước ngày càng hưng thịnh và phát triển. Các doanh nghiệp đã và
đang nỗ lực phấn đấu để hoàn thành các mục tiêu và sứ mệnh của doanh nghiệp, đóng
góp tích cực cho sự phát triển kinh tế đất nước. Đứng trước những cơ hội và thách thức
này, các doanh nghiệp đã không ngừng đầu tư phát triển công nghệ, đổi mới và nâng
cao chất lượng sản phẩm dịch vụ để đáp ứng và thoả mãn tốt hơn nhu cầu ngày càng
cao trên thị trường.
Trong quá trình phát triển, các doanh nghiệp luôn coi khách hàng là trung
tâm coi trọng uy tín và sự thoã mãn của khách hàng, không ngừng sáng tạo và đổi
mới trong các hoạt động sản xuất kinh doanh để đáp ứng tốt hơn những yêu cầu của
khách hàng. Sự tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp luôn đồng hành với
những giá trị đích thực của toàn xã hội. Doanh nghiệp tồn tại trong môi trường luôn
luôn thay đổi về : công nghệ, các giá trị xã hội, các điều kiện kinh tế, các chính sách
và các thay đổi về tập quán tiêu dùng thì cũng khiến doanh nghiệp gặp những nguy
cơ, thách thức cũng như những cơ hội lớn.
Sau một thời gian thực tập tại Công ty cổ phần tập đoàn T&T qua nghiên cứu
tình hình sản xuất của Công ty trong mấy năm gần đây, trong quá trình quan sát,
tổng hợp các số liệu của doanh nghiệp kết hợp với các kiến thức đã tiếp thu trong
quá trình học tập tại trường Đại học Kinh tế quốc dân cùng với sự hướng dẫn tận
tình của thầy giáo GS.TS Nguyễn Kế Tuấn em xin trình bày về đề tài “ Vận dụng
ma trận Swot để xác định phương hướng chiến lược kinh doanh của công ty cổ
phần tập đoàn T&T “
2. Phạm vi nghiên cứu :
Trong quá trình thực tập tại phòng Kinh doanh và chăm sóc khách hàng của
doanh nghiệp em xin chú trọng vào các phạm vi nghiên cứu sau :
Page 1 of 55
1


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Lấy cơ sở thực tiễn trong các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
- Các hoạt động chăm sóc khách hàng.
- Các hoạt động phát triển sản phẩm.
3. Phương pháp nghiên cứu :
Sử dụng các phương pháp: Phương pháp quan sát; phương pháp phân tích,
tổng hợp, thống kê, …các số liệu. Ngoài ra, chuyên đề còn sử dụng ma trận Swot
để phân tích mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội và nguy cơ của doanh nghiệp, kết hợp với
số liệu khảo sát , thống kê thực tế của doanh nghiệp và các đối thủ cạnh tranh trên
thị trường hiện nay.
4. Kết cấu chuyên đề :
Ngoài phần Lời mở đầu và Kết luận, chuyên đề gồm 3 phần :
Phần I : Giới thiệu tổng quan về công ty
Phần II : Xác định các yếu tố cấu thành ma trận Swot
Phần III : Phân tích các cặp kết hợp
Page 2 of 55
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
B – NỘI DUNG
PHẦN I
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN T&T
I. Quá trình hình thành và phát triển của Doanh nghiệp :
1. Thông tin chung về Doanh nghiệp :
• Tên doanh nghiệp : Công ty cổ phần tập đoàn T&T
• Tên tiếng Anh : T&T GROUP JSC
• Logo :
• Địa chỉ : 18 Hàng Chuối, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, Hà
Nội, Việt Nam
• Điện thoại : +84-4-39721776
• Fax : +84-4-39721775

• Email :

• Website : www.ttgroup.com.vn

• Mã số thuế : 0100233223
• Hình thức pháp lý : Công ty Cổ phần
• Năm thành lập : 1993
• Chủ tịch kiêm tổng giám đốc : Ông Đỗ Quang Hiển
• Ngành nghề kinh doanh : Sản xuất, lắp ráp, kinh doanh sản phẩm xe gắn máy.
Page 3 of 55
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
2. Lịch sử hình thành và phát triển :
2.1. Lịch sử hình thành :
- Năm 1993 : Công ty TNHH T&T được thành lập, tiền thân là công ty TNHH
Công Nghệ và Thương mại T&T với mục tiêu và ngành nghề chính là kinh doanh
thương mại và dịch vụ với các hàng hóa tiêu dùng phục vụ cho các địa phương trên
toàn quốc.
- Năm 1994: thành lập trung tâm thương mại 40 Hai Bà Trưng, với 11 cán bộ
nhân viên.
- Năm 1995 trở thành nhà phân phối độc quyền thương hiệu
National/Panasonic/Technics của Tập đoàn Matsushita ở thị trường Việt Nam nâng
vốn điều lệ lên 760.000.000đ
- Năm 1997 trở thành nhà phân phối độc quyền các nhãn hiệu
Funai/Toshiba/Philips…
- Năm 1998 cùng với sự hỗ trợ của tập đoàn Matsushita, công ty xây dựng và
thiết lập chuỗi trạm sửa chữa và bảo hành, uỷ thác các sản phẩm điện tử, điện lạnh
điện gia dụng tại 64 tỉnh, thành phố Việt Nam
- Năm 1999 : Thành lập xí nghiệp sản xuất lăp ráp xe máy Vĩnh Tuy tại xã
Vĩnh Tuy, huyện Thanh Trì, Hà Nội với diện tích trên 8.000m2; đầu tư thành lập

công ty thành viên T&T Hưng Yên; đầu tư xây dựng nhà máy quy mô công nghiệp
hiện đại sản xuất phụ tùng và động cơ xe hai bánh gắn máy trên diện tích 80.000m2,
tạo công ăn việc làm cho trên 1.000 lao động địa phương.
- Năm 2003 bắt đầu xuất khẩu xe máy sang cộng hoà DOMINICA – Trung
Mỹ, Angola
- Năm 2008 chuyền đổi loại hình doanh nghiệp từ công ty TNHH sang Công
ty cổ phần tập đoàn T&T, vốn điều lệ tăng từ 200.000.000.000 đồng lên
500.000.000.000 đồng.
Page 4 of 55
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Mục đích chuyển đổi: tăng vốn điều lệ và mở rộng quy mô, lĩnh vực hoạt động,
đưa công ty trở thành một doanh nghiệp kinh tế hàng đầu của đất nước
- Năm 2009 đến nay : T&T trở thành công ty cổ phần với tên giao dịch
chính thức là : Công ty cổ phần tập đoàn T&T, với vốn điều lệ 500 tỷ đồng, tổng tài
sản trên 1.000 tỷ đồng với doanh thu hàng năm trên 1.500 tỷ đồng.
2.2. Thành tựu khen thưởng của Doanh nghiệp :
• Trong quá trình hình thành và phát triển tập đoàn đã nhiều lần được Nhà
nước & chính phủ, UBND TP Hà Nội, các bộ ban ngành trao tặng các phần thưởng ,
huân chương lao động hạng 3, cờ thi đua của thủ tướng chính phủ, bằng khen của
thủ tướng chính phủ, bằng khen của UBND Thành phố và các bộ ngành.
• Các sản phẩm xe máy và động cơ nguyên chiếc do công ty sản xuất đã đoạt :
Huy chương Vàng, Cúp Sen vàng, hàng Việt Nam chất lượng cao tại các hội chợ
triển lãm. Thương hiệu xe máy MAJESTY đã được tặng bằng khen Thương hiệu
UY TÍN và TIN CẬY.
2.3. Nền tảng hoạt động của Doanh nghiệp :
Cùng đất nước hội nhập sâu rộng với nền kinh tế Thế giới, Công ty luôn nhận
thức đầy đủ vai trò và sứ mệnh của mình : một Doanh nghiệp với đất nước trong
thời kỳ mới, trong sự phát triển chung của nên kinh tế nước nhà.
• Sứ mệnh :

Trở thành đơn vị kinh tế vững mạnh của quốc gia và khu vực, tạo điều kiện
phát triển và đóng góp cho các thành viên trong Công ty, tạo dựng, phát triển và
nâng cao giá trị thương hiệu ngày càng trở nên uy tín, có sức cạnh tranh trong nước
và quốc tế.
• Giá trị cốt lõi :
- “Đoàn kết và Hợp tác” tạo nên sức mạnh tập thể.
- “Tận tâm và Uy tín” đối với mọi khách hàng và đối tác.
- “Sáng tác và đổi mới” trong từng sản phẩm, dịch vụ và lĩnh vực hoạt động.
- “Lợi nhuận và Hiệu quả” là giá trị căn bản của hoạt động sản xuất kinh doanh.
Page 5 of 55
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- “Chuyên nghiệp và Tiêu chuẩn hóa” là giá trị cốt lõi của văn hóa Doanh nghiệp.
• Mục tiêu tăng trưởng :
- Cam kết bảo vệ uy tín thương hiệu và kinh doanh dài hạn trên cơ sở tôn
trọng các quy định và luật pháp xã hội.
- Đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội.
- Luôn cố gắng đảm bảo những quyền lợi tốt nhất cho khách hàng và các đối tác.
- Tăng trưởng, phát triển ổn định gắn kết với bảo vệ tài nguyên môi trường.
- Luôn cung ứng những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất với chất lượng cao, ổn
định, uy tín theo tiêu chuẩn quy định hiện hành.
- Hoàn thiện nâng cao năng lực quản trị điều hành, quy chế quy trình.
- Cải tiến ứng dụng công nghệ tiên tiến trong toàn hệ thống.
- Đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp, xây dựng và thực hiện văn hóa
doanh nghiệp, đoàn kết trong quản trị và điều hành.
- Mở rộng mạng lưới kinh doanh trên phạm vi toàn quốc, phát triển kinh
doanh tới thị trường khu vực và quốc tế đến năm 2020.
Page 6 of 55
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

3. Kết quả hoạt động từ năm 2006 đến 2009 :
Bảng 1 : Kết quả hoạt động của Doanh nghiệp từ năm 2006 đến 2009
STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
1 Doanh thu Tỷ đồng 1.000 1.280 1.700 1.850
2 Sản lượng SP Chiếc 300.000 315.000 340.000 353.000
3 Vốn KD Tỷ đồng 745 890 1150 1230
4 Lãi/Lỗ Tỷ đồng + 255 +390 +550 +620
5 Tổng LĐ Người 1.700 1.800 2.000 2090
6
Thu nhập bình
quân 1 LĐ
Triệu
đồng
2.4 3.8 6 7
7 Nộp ngân sách Tỷ đồng 7.86 9.6 10.8 11.2
Từ bảng biểu trên ta thấy :
- Doanh nghiệp có xu hướng phát triển mạnh : doanh thu các năm tăng
đáng kể ( năm 2007 tăng 1,28% so với năm 2006, năm 2008 tăng 1,33% so với
năm 2008 ).Riêng cuối năm 2008 gặp phải sự khó khăn về khủng hoảng kinh tế
nên Doanh thu của DN có chiều hướng tăng chậm sang năm 2009 ( năm 2009 so
với 2008 tăng 1,088% ).Thu nhập của người lao động ngày càng cao, gấp hơn 1,5
lần so với năm trước. => Đây là kết quả của các chính sách phát triển Doanh
nghiệp, sự thuận lợi khi có nền tảng vững chắc của sứ mệnh, chiến lược, mục tiêu
mà Doanh nghiệp đề ra.
- Bên cạnh đó qua số lượng xe tiêu thụ cho thấy : khả năng tiêu thụ xe không
tăng đáng kể trong các năm; do khả năng cạnh tranh trên thị trường chưa được
mạnh, gặp phải nhiều đối thủ cạnh tranh mạnh ( như Honda, Yamaha, Suzuki…) =>
Thấy được khó khăn của vị thế Doanh nghiệp trên thị trường => Cần đưa ra các kế
hoạch phát triển sản phẩm ngày càng đa dạng, tối ưu để nâng cao năng lực cạnh
tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.

II. Một số đặc điểm chủ yếu của Doanh nghiệp :
1. Đặc điểm về nhiệm vụ hoạt động :
Page 7 of 55
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Công ty CP tập đoàn T&T hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, lắp ráp & kinh
doanh xe gắn máy, với đặc điểm là xe gắn máy giá rẻ phục vụ cho khách hàng mục
tiêu là ở khu vực nông thôn.
 Sản phẩm chính :
- Xe máy côn tay : Majesty ( FT 100W ), Mikado ( M100W ), Favour
( FV100W )
- Các dòng xe khác : Yasuta, Vemvipi, Soem, Lxmotor, Hdmotor, Shmotor,
Est, Psmotor, Hdmalai, Cavalry, Nagoasi, Bonny, Fervor, Zappy,…
 Hệ thống phân phối :
- Hệ thống phân phối trực tiếp : phòng Kinh doanh & chăm sóc khách hàng,
công ty T&T Đà Nẵng, công ty T&T Hồ Chi Minh phân phối trực tiếp đến các đại
lý các tỉnh.
- Hệ thống phân phối trung gian : thông qua hệ thống khách hàng thương
hiệu. Hệ thống này tự làm thị trường, và xây dựng chính sách bán hàng riêng biệt
theo kỳ vọng lợi nhuận.
Bảng 2 :Hệ thống phân phối đại lý
Đại lý
ký kết
Đại lý
thường
xuyên
bán
hàng
Số tỉnh
phân phối

Khách hàng
thương hiệu
Sản lượng
của hệ
thống
phân phối
trực tiếp
Sản lượng
của hệ
thống
phân phối
gián tiếp
Miền Bắc 90 50 28 10 khách hàng
lớn ( trong đó
có 6 KH lớn
phân phối cho
các đại lý trên
toàn quốc )
10% 90%
Miền
Trung
27 27 14
Miền
Nam
97 57 29
Cụ thể trên các thị trường như sau :
Page 8 of 55
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Hệ thống khách hàng miền Bắc : đã thiết lập và ký kết được 90 đại lý, tuy

nhiên do sự thay đổi gần đây về thị hiếu khách hàng, nhiều đại lý đã chuyển sang
làm Head cho các công ty xa máy FDI, do đó đại lý thường xuyên lấy hàng chỉ còn
lại là 50 đại lý.
- Hệ thống khách hàng miền Trung : đã ký kết và bán hàng được 27 đại lý,
nhưng sự phát triển ở khu vực này còn yếu so với tiềm năng.
 Đối thủ cạnh tranh trên thị trường :
Được chia ra làm 2 loại :
- Đối thủ cạnh tranh trực tiếp : là các doanh nghiệp lắp ráp xe máy có cùng
dòng sản phẩm, tương đồng về tiêu chuẩn chất lượng, giá bán, kênh phân phối và
mẫu mã sản phẩm.
- Đối thủ cạnh tranh gián tiếp : các doanh nghiệp FDI
Page 9 of 55
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Bảng 3 : Danh mục các đối thủ cạnh tranh
STT Đối thủ cạnh tranh gián
tiếp ( DN FDI )
Đối thủ cạnh tranh trực
tiếp ( DN trong nước )
1. Honda Traenco
2. Yamaha Thủy Hải
3. SYM Tiến Lộc
4. Suzuki Hải Phương
5. Hồng Hà
6. Hồng Đà ( Tp.HCM)
7. Duy Thịnh
8. Đồng Minh
9. Lifan
10. Liên Vinh
11. Công ty 3/2

12. TM Nghệ An
13. Honlei
14. SAVINA
15. Phương Đông
16. Đô Thành
17. XM OTO HÀ NỘI
( Hanic )
18. Hanamoto
19. Detech
Trong khi các Doanh nghiệp FDI ngày càng cố hạ chất lượng và hạ giá thành
sản phẩm để đánh vào phân khúc thị trường tiêu dùng nông thôn của các doanh
nghiệp xe máy Việt Nam thì các xe của các doanh nghiệp Việt Nam và cả các sản
phẩm của T&T ngày càng kém, chất lượng giảm sút. Vì vậy Doanh nghiệp càng
không ngừng đỏi mới nhiệm vụ mục tiêu, kiểu dáng xe liên tục được đổi mới ( đa số
là nhái lại kiểu dáng của Honda & Yamaha : do xu hướng người tiêu dùng là thích
kiểu dáng mới và phong cách mạnh mẽ đi liền với nó là chất lượng và thương hiệu ).
Page 10 of 55
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
 Tạo ra những sản phẩm phù hợp về chất lượng và giá cả bán đáp ứng tốt nhất
thị hiếu của người tiêu dung. Thay đổi chất lượng đi liền với nâng cao dịch vụ sau
bán hàng.
Ngoài ra sản phẩm xe máy T&T không chỉ đáp ứng thị trường trong nước mà
đã xuất khẩu sang thị trường Châu Phi, Dominica với số lượng lớn và ổn định.
2. Đặc điểm về cơ sở vật chất & trang thiết bị :
Năm 1999, doanh nghiệp đã đầu tư xây dựng hệ thống dây truyền sản xuất
hiện đại đồng bộ - công nghệ sản xuất tiên tiến vào loại hàng đầu trên thế giới. Nhà
máy sản xuất được xây dựng tại tại thị trấn Bần, Huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên với
diện tích nhà xưởng 70.000m
2

. Tổng vốn đầu tư xây dựng trên 21.5 triệu USD
Với công nghệ sản xuất tiên tiến đồng bộ loại hàng đầu thế giới.
Sở hữu một loạt phân xưởng sản xuất hiện đại, đồng bộ hoá cao như:
STT Phân xưởng
1 Phân xưởng động cơ
2 Phân xưởng gia công cơ khí
3 Phân xưởng đúc áp lực tự động
4 Phân xưởng sơn
5 Phân xưởng dập
6 Phân xưởng hàn
7 Phân xưởng ép nhựa
Page 11 of 55
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Các chi tiết sản phẩm làm ra theo một quy trình khép kín trên một hệ thống
dây truyền hiện đại, đồng bộ hoá 100%, toàn bộ sản phẩm qua từng công đoạn sản
xuất đều được kiểm tra nghiêm ngặt, nên các chi tiết sản phẩm sản xuất ra có độ
tương thích tuyệt đối, sản phẩm hoàn toàn đạt tiêu chuẩn theo các quy định về sản
xuất, lắp ráp xe máy hiện hành.
3. Đặc điểm về lao động :
Với đội ngũ gồm hơn 2000 lao động có trình độ cao, lành nghề, tác phong
công nghiệp. Trong đó gồm :
- Các chuyên gia hàng đầu đến từ nước ngoài
- Chuyên viên kỹ thuật được đào tạo bài bản có trình độ cao, thường xuyên
được tu nghiệp ở các nước có nền công nghệ phát triển như : Nhật, Anh, Đức…
- Công nhân viên chức có trình độ cao
- Đội ngũ công nhân lành nghề được tuyển chọn từ nhiều khóa đào tạo của
các trường cao đẳng, trung cấp dạy nghề danh tiếng trong nước.
Page 12 of 55
12

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Bảng 4 : Cơ cấu Lao động năm 2009 của Công ty
STT Nghề nghiệp Trình độ
Số lượng
% Người
1 Chuyên gia Tiến sĩ, Thạc sĩ 5% 100
2 Chuyên viên
kỹ thuật
Kỹ sư 10% 200
3 Công nhân viên Đại học 27.5% 550
4 Công nhân Cao đẳng, trung cấp, lao
động phổ thông.
57.5% 1150
Tổng 100% 2000
Dựa vào biểu trên cho thấy đây là đội ngũ cán bộ công nhân viên lao động có
tri thức và tay nghề cao.
- Lực lượng lao động có trình độ cao đẳng, trung cấp, được đâò tạo nghề
chiếm tỷ lệ đáng kể do yêu cầu của các xưởng lắp ráp, sản xuát cần số lượng lao
động lành nghề lớn => phù hợp với yêu cầu của Doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cần
Page 13 of 55
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
phải đào tạo nâng cao trình độ của Công nhân để ứng dụng kịp thời công nghệ và
máy móc hiện đại.
- Lực lượng chuyên gia, chuyên viên kỹ thuật cần có trình độ cao do Doanh
nghiệp không ngừng đổi mới thiết bị, nhập khẩu các công nghệ tiên tiến từ các nước
trên thế giới.
4. Đặc điểm vốn kinh doanh :
Bảng 5 : Cơ cấu nguồn vốn của Doanh nghiệp
Đơn vị : Tỷ đồng

STT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
1 Vốn cố định 103,14 135,705 146,197 150,865
2 Vốn lưu động 96,355 93,532 108,359 112,356
3 Vốn đầu tư XDCB 50,19 67,53 49,34 58,72
4 Vốn khác 140,743 116.348 146,34 169,885
5 Tổng nguồn vốn 390,428 413,115 450,236 491,826
Từ bảng số liệu ta thấy :
- Tỷ lệ vốn cố định trên tổng nguồn vốn thấp ( xấp xỉ 1/3 )
- Vốn lưu động của công ty biến động mạnh trong năm 2007 sang 2008
- Năm 2007 là năm mà nền kinh tế cả nước nói chung tăng trưởng mạnh ->
Nguồn vốn tăng mạnh.
- Năm 2008 được coi là năm mà tốc độ phát triển kinh tế thấp nhất do khủng
hoảng kinh tế, nên cần tăng lượng vốn lưu động cho doanh nghiệp.
- Năm 2009 là năm vực dậy của nền kinh tế sau khủng hoảng 2008, lượng
vốn tăng đều, tuy nhiên sự biến chuyển trong năm chưa thựa sự mạnh do phải khắc
phục những khó khăn của năm 2008
5. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức :
Sơ đồ về hệ thống tổ chức :
Page 14 of 55
14
Đại hội đồng cổ
đông
Hội đồng quản trị
Ban kiểm
soát
Tổng giám đốc
PGĐ 2
Phòng
Hành
Chính


Nhân
sự
Phòng
Xuất
Nhập
Khẩu
Phòng
Vật
tư.
Phòng
Kinh
doanh
&
chăm
sóc
KH
Phòng
Kế
toán –
Tài
chính.
Phòng
Đăng
kiểm.
Phòng
Phát
triển
sản
phẩm

mới.
PGĐ 3
PGĐ 1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chức năng nhiệm vụ các bộ phận :
 Đại hội đồng cổ đông : gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan
quyết định cao nhất của công ty.
Đại hội đồng cổ đông có các quyền và nhiệm vụ sau đây:
a) Thông qua định hướng phát triển của công ty;
b) Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào
bán; quyết định mức cổ tức hằng năm của từng loại cổ phần, trừ trường hợp
Điều lệ công ty có quy định khác;
Page 15 of 55
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
c) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban
kiểm soát;
d) Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50%
tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty nếu
Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác;
đ) Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, trừ trường hợp điều chỉnh
vốn điều lệ do bán thêm cổ phần mới trong phạm vi số lượng cổ phần được
quyền chào bán quy định tại Điều lệ công ty;
e) Thông qua báo cáo tài chính hằng năm;
g) Quyết định mua lại trên 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại;
h) Xem xét và xử lý các vi phạm của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát gây
thiệt hại cho công ty và cổ đông công ty;
i) Quyết định tổ chức lại, giải thể công ty;
 Hội đồng quản trị :
a) Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh

doanh hằng năm của công ty;
b) Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng
loại;
c) Quyết định chào bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần được quyền
chào bán của từng loại; quyết định huy động thêm vốn theo hình thức khác;
d) Quyết định giá chào bán cổ phần và trái phiếu của công ty;
đ) Quyết định mua lại cổ phần theo quy định tại khoản 1 Điều 91 của Luật
này;
e) Quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư trong thẩm quyền và giới
hạn theo quy định của Luật này hoặc Điều lệ công ty;
g) Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ; thông
qua hợp đồng mua, bán, vay, cho vay và hợp đồng khác có giá trị bằng hoặc
Page 16 of 55
16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất
của công ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty, trừ hợp
đồng và giao dịch quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 120 của Luật này;
h) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối
với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý quan trọng khác do Điều
lệ công ty quy định; quyết định mức lương và lợi ích khác của những người
quản lý đó; cử người đại diện theo uỷ quyền thực hiện quyền sở hữu cổ phần
hoặc phần vốn góp ở công ty khác, quyết định mức thù lao và lợi ích khác
của những người đó;
i) Giám sát, chỉ đạo Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác
trong điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty;
k) Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty, quyết định
thành lập công ty con, lập chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn,
mua cổ phần của doanh nghiệp khác;
l) Duyệt chương trình, nội dung tài liệu phục vụ họp Đại hội đồng cổ đông,

triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông hoặc lấy ý kiến để Đại hội đồng cổ đông
thông qua quyết định;
m) Trình báo cáo quyết toán tài chính hằng năm lên Đại hội đồng cổ đông;
n) Kiến nghị mức cổ tức được trả; quyết định thời hạn và thủ tục trả cổ tức
hoặc xử lý lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh;
o) Kiến nghị việc tổ chức lại, giải thể hoặc yêu cầu phá sản công ty;
p) Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
 Ban kiểm soát :
 Kiểm soát toàn bộ hệ thống tài chính và việc thực hiện các quy chế của công
ty: Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản
lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập
báo cáo tài chính.Thẩm định báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính theo
các định kỳ của công ty, báo cáo đánh giá công tác quản lý của Hội đồng quản trị
lên Đại hội đồng cổ đông tại cuộc họp thường niên.
Page 17 of 55
17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Xem xét sổ kế toán và các tài liệu khác của Công ty, các công việc quản lý,
điều hành hoạt động của Công ty bất cứ khi nào nếu xét thấy cần thiết hoặc theo
quyết định của Đại hội đồng cổ đông theo yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông.
 Kiểm tra bất thường: Khi có yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông, Ban
Kiểm soát thực hiện kiểm tra trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận
được yêu cầu. Trong thời hạn mười lăm ngày,kể từ ngày kết thúc kiểm tra, Ban
kiểm soát phải báo cáo giải trình về những vấn đề được yêu cầu kiểm tra đến Hội
đồng quản trị và cổ đông và nhóm cổ đông có yêu cầu .
 Can thiệp vào hoạt động công ty khi cần: Kiến nghị Hội đồng quản trị hoặc
Đại Hội đồng Cổ đông các biện pháp sửa đổi, bổ sung, cải tiến cơ cấu tổ chức quản
lý, điều hành hoạt động kinh doanh của công ty.
 Khi phát hiện có thành viên Hội đồng quản trị hoặc Đại hội đồng Cổ đông,
Tổng Giám đốc vi phạm nghĩa vụ của người quản lý công ty phải thông báo ngay

bằng văn bản với Hội đồng quản trị, yêu cầu người có hành vi vi phạm chấm dứt
hành vi vi phạm và có giải pháp khắc phục hậu quả.
 Tổng giám đốc :
a) Quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hằng ngày của
công ty mà không cần phải có quyết định của Hội đồng quản trị;
b) Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị;
c) Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty;
d) Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty;
đ) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty,
trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị;
e) Quyết định lương và phụ cấp (nếu có) đối với người lao động trong công
ty kể cả người quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Giám đốc hoặc Tổng
giám đốc;
g) Tuyển dụng lao động;
Page 18 of 55
18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
h) Kiến nghị phương án trả cổ tức hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh;
 Phó tổng giám đốc : . chịu trách nhiệm trước giám đốc về mặt kĩ thuật, kinh
tế để đảm bảo hoàn thành tốt kế hoạch sản xuất , điều hành toàn bộ hoạt động sản
xuất của Công ty và về chỉ đạo và kiểm tra các mặt công tác kế hoạch tài chính, kế
toán công tác kinh doanh, về công tác vật tư và xuất nhập khẩu hàng hoá, bao bì,
nghiên cưú thị trường, xây dựng giá cả.
Phòng hành chính – nhân sự :
Xây dựng và quản lý bộ máy tổ chức của Công ty, theo dõi , quản lý, bồi
dưỡng đào tạo cán bộ công nhân viên, thực hiện các chế độ chính sách quản lý sử
dụng lao động và tiền lương, thúc đẩy tăng năng suất lao động.
Phòng Xuất nhập khẩu :
- Tìm hiểu thị trường trong và ngoài nước để xây dựng kế hoạch và tổ chức
thực hiện phương án kinh doanh xuất - nhập khẩu, dịch vụ uỷ thác và các kế hoạch

khác có liên quan của Tổng Công ty.
- Tham mưu cho Tổng Giám đốc trong quan hệ đối ngoại, chính sách xuất -
nhập khẩu, pháp luật của Việt Nam và quốc tế về hoạt động kinh doanh này. Giúp
Tổng Giám đốc chuẩn bị các thủ tục hợp đồng, thanh toán quốc tế và các hoạt động
ngoại thương khác.
- Thực hiện các hợp đồng kinh doanh xuất nhập khẩu và khi được uỷ quyền
được phép ký kết các hợp đồng thuộc lĩnh vực này. Bán muối công nghiệp cho các
nhà máy công nghiệp hoá chất trong nước.
- Nghiên cứu khảo sát đánh giá khả năng tiềm lực của đối tác nước ngoài khi
liên kết kinh doanh với Tổng Công ty.
- Giúp Tổng Giám đốc các cuộc tiếp khách, đàm phán, giao dịch, ký kết hợp
đồng với khách hàng nước ngoài.
- Giới thiệu, chào bán sản phẩm của Tổng Công ty tại các hội chợ triển lãm,
khảo sát thị trường, trao đổi nghiệp vụ, thu thập thông tin nhằm mở rộng thị trường
quốc tế.
Page 19 of 55
19
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Là đầu mối thực hiện các dự án đầu tư nước ngoài
Phòng Vật tư :
Có nhiệm vụ quản lý, khai thác sử dụng, sửa chữa, bảo dưỡng các loại máy
móc thiết bị,…; cung cấp thông tin về giá nguyên vật liệu; thực hiện việc mua sắm
trang thiết bị cho doanh nghiệp.
Phòng Kinh doanh và Chăm sóc khách hàng :
- Lập các kế hoạch Kinh doanh và triển khai thực hiện
- Thiết lập, giao dich trực tiếp với hệ thống Khách hàng, hệ thống nhà phân
phối
- Thực hiện hoạt động bán hàng tới các khách hàng nhằm mang lại Doanh
thu cho Doanh nghiệp
- Phối hợp với các bộ phận liên quan như Kế toán, Sản xuất, Phân

phối, nhằm mang đến các dịch vụ đầy đủ nhất cho Khách hàng.
Phòng kế toán tài chính :
Tham mưu giúp Tổng Giám đốc chỉ đạo, quản lý điều hành công tác kinh tế
tài chính và hạch toán kế toán; Xúc tiến huy động tài chính và quản lý công tác đầu
tư tài chính; Thực hiện và theo dõi công tác tiền lương, tiền thưởng và các khoản thu
nhập, chi trả theo chế độ, chính sách đối với người lao động trong Công ty; Thanh
quyết toán các chi phí hoạt động, chi phí phục vụ sản xuất kinh doanh và chi phí đầu
tư các dự án theo quy định.
Mối quan hệ giữa các bộ phận :
Quy trình sản phẩm mới :
Quy trình sản phẩm mới là sự phân chia chức năng và phối hợp thực hiện
giữa các bộ phận để tạo ra sản phẩm mới có chất lượng tốt theo đúng yêu cầu của thị
trường
Page 20 of 55
20
BƯỚC 1. ĐƯA RA Ý TƯỞNG SẢN PHẨM MỚI
- Phòng Kế hoạch kinh doanh đưa ra ý tưởng sản phẩm mới (căn cứ theo nghiên cứu
hành vi của khách hàng mục tiêu, phân tích sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh, các ưu
đãi của Chính phủ với chủng loại sản phẩm đặc thù)
- Trình Giám đốc phương án sản phẩm mới, sau khi phương án được phê duyệt, chuyển
phương án cho P. Vật tư-XNK và P. Kế toán tài chính, Nhà máy
BƯỚC 2. CHUẨN BỊ THỰC HIỆN
- P. VT-XNK nhận Phương án SPM từ P. Kinh Doanh
- Tìm kiếm đối tác nước ngoài, đối tác trong nước( liên hệ, hẹn làm việc trực tiếp với
Giám đốc và P. Kinh Doanh)
- Sau khi làm việc thống nhất về Bộ linh kiện sản phẩm , lên phương án nhập Bộ linh
kiện mẫu(Đối tác, sản phẩm, thời gian, chi phí ) trình GĐ và chuyển phương án đã
được phê duyệt cho P. Kế toán tài chính thực hiện thanh toán các chi phí, thông báo cho
P.Kế hoạch kinh doanh biết tiến độ công việc
BƯỚC 3. LẮP RÁP THỬ VÀ ĐÁNH GIÁ MẪU

- P. VT-XNK chuyển bộ linh kiện mẫu cho Nhà máy , thông báo cho P. KHKD biết
- Bộ phận kỹ thuật thuộc Nhà máy tiếp nhận và quản lý bộ mẫu, tổ chức lắp ráp mẫu
theo yêu cầu của P. KHKD. Trong quá trình lắp ráp có sự hướng dẫn và chuyển giao
công nghệ từ các chuyên gia của Đối tác. Bộ phận kỹ thuật phải nắm bắt toàn bộ quy
trình công nghệ lắp ráp theo đúng hướng dẫn.
- Sau khi mẫu được lắp ráp xong, Phòng KHKD chủ trì cùng P. VT-XNK, Bộ phận kỹ
thuật, mời một số đại lý có kinh nghiệm trong ngành ô tô tải đánh giá chất lượng Mẫu về
mặt kỹ thuật, so sánh chất lượng với những sản phẩm tương tự của đối thủ cạnh tranh
nhằm đưa ra phương án hoàn thiện sản phẩm mẫu (nếu cần).
Sau khi sản phẩm mẫu đã được hoàn thiện, P. KHKD báo cáo TGĐ, lên phương án sản
xuất sản phẩm mới hàng loạt.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Quy trình phối hợp quản lý sản xuất :
Page 21 of 55
21
BƯỚC 1: LÊN KẾ HOẠCH SẢN XUẤT
- Phòng Kế hoạch kinh doanh lên kế hoạch sản xuất trình Tổng Giám Đốc theo
từng Tháng, Quý, Năm căn cứ vào nghiên cứu dự báo về nhu cầu của thị
trường và đơn đặt hàng của các đại lý.
- Chuyển bản kế hoạch sản xuất đã được phê duyệt cho P. Vật tư-XNK, P. Kế
toán, Nhà máy
BƯỚC 2: CHUẨN BỊ SẢN XUẤT
- Phòng Vật tư-Xuất nhập khẩu nhận bản kế hoạch sản xuất từ P. Kế hoạch
kinh doanh, lên Phương án mua vật tư , linh kiện( Nhà cung cấp, giá, thời gian
giao hàng) trình Tổng giám đốc. Sau đó chuyển Phương án mua vật tư cho P.
Tài chính kế toán thực hiện thanh toán theo hợp đồng, chuyển 1 bản cho P.
KHKD để biết tiến độ thực hiện
- Phòng Tài chính kế toán nhận bản kế hoạch sản xuất từ P. KHKD lên phương
án chuẩn bị về tài chính. Sau khi nhận Phương án mua vật tư từ P. VT-XNK
thực hiện thanh toán theo đúng tiến độ. Báo cáo TGĐ về tình hình thực hiện,

thông báo cho P. VT-XNK và P. KHKD để biết.
- Nhà máy nhận bản kế hoạch từ P. KHKD, P. VT-XNK chuẩn bị Kho tàng
nhập phụ tùng, linh kiện, kiểm tra dây chuyền, máy móc thiết bị, nhân công để
sẵn sàng sản xuất lắp ráp theo chỉ đạo chủa P. KHKD. Nếu có những vướng
mắc không giải quyết được phải kịp thời báo cáo P.KHKD để có phương án xử

BƯỚC 3: TIẾN HÀNH SẢN XUẤT
P. VT-XNK nhận hàng từ các đối tác, chuyển về Nhà máy và bàn giao tại các
kho. Các thủ kho quản lý Phụ tùng theo hướng dẫn và chịu sự giám sát của P.
Tài chính kế toán. Thực hiện xuất kho cho các phân xưởng theo chỉ đạo của
Giám đốc nhà máy.
Nhà máy nhận lệnh lắp ráp từ P. Kế hoạch kinh doanh và tiến hành sản xuất,
Bộ phận kế hoạch có trách nhiệm chuẩn bị hậu cần, chỉ đạo và điều phối, sản
xuất theo đúng kế hoạch.
Bộ phận kỹ thuật sản xuất trực tiếp chỉ đạo sản xuất. Hướng dẫn và phối hợp
giữa các phân xưởng, giám sát kỹ thuật theo các quy trình của từng phân
xưởng. Sau khi sản phẩm được lắp ráp xong sẽ tiến hành kiểm tra chất lượng
sau lắp ráp và chuyển thành phẩm cho Bộ phận kho quản lý.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Page 22 of 55
22
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Quy trình cung ứng sản phẩm :
Quy trình cung ứng sản phẩm là quá trình phân chia nhiệm vụ và phối hợp
thực hiện đồng bộ giữa các phòng ban để thực hiện nhiệm vụ đưa sản phẩm tới
khách hàng và thu tiền về cho Công ty.
Page 23 of 55
23
BƯỚC 2: CHUẨN BỊ HÀNG HOÁ
Chuyển đơn đặt hàng cho Bộ phận điều phối sản xuất, Bộ phận này căn cứ vào số

lượng sản phẩm tồn kho, nếu tồn kho không đủ để cung ứng phải khịp thời tiến hành
lắp ráp.
Thông báo cho bộ phận Quản lý phân phối biết thời gian dự kiến giao hàng
BƯỚC 3: THÔNG BÁO THỜI GIAN NHẬN HÀNG VÀ THU TIỀN ĐẶT CỌC
- Bộ phận Quản lý phân phối thông báo cho khách hàng, chi nhánh thời gian dự kiến
giao hàng.
- Thu tiền đặt cọc của khách hàng( Khoảng 20% giá trị đơn hàng)
BƯỚC 5. GIÁM SÁT THỰC HIỆN VÀ GIẢI QUYẾT PHÁT SINH
Bộ phận đăng kiểm căn cứ theo cứ theo Biên bản giao hàng tiến hành in Đăng kiểm
và bàn giao cho bộ phận Quản lý phân phối
Bộ phận quản lý phân phối gửi Đăng kiểm cho các đại lý, Chi nhánh
Bộ phận Quản lý phân phối giám sát và kiểm tra quá trình giao nhận hàng cho đại lý,
giải quyết tất cả những vướng mắc phát sinh được phản hồi từ đại lý, chi nhánh trong
quá trình nhận hàng.
BƯỚC 4: THU ĐỦ TIỀN HÀNG, GIAO HÀNG, HOÁ ĐƠN,
- Sau khi lô hàng đã được hoàn thành, bộ phận Quản lý phân phối liên hệ với vận
chuyển, thông báo cho các đại lý, chi nhánh biết chính xác ngày giờ địa điểm nhận
hàng
- Phối hợp với P. Kế toán tài chính thu đủ tiền hàng trước khi các đại lý nhận hàng
- Bộ phận điều phối sản xuất lập phiếu xuất hàng, chuyển bộ phận Kế toán Bộ phận
Kế toán kiểm tra công nợ, trình TGĐ ký lệnh xuất hàng và chuyển cho Nhà máy
Viết hoá đơn theo lô hàng và giao cho đại diện vận và chuyển của đại lý và chi
nhánh
- Nhà máy thực hiện nhiệm vụ xuất hàng theo Phiếu xuất hàng tại các kho cho các
đại diện của đại lý hoặc Chi nhánh. Sau khi xuất hàng, Fax biên bản giao hàng cho
Bộ phận điều phối sản xuất, Bộ phận đăng kiểm
BƯỚC 1: TIẾP NHẬN ĐƠN ĐẶT HÀNG
- Bộ phận Quản lý phân phối tiếp nhận đơn đặt hàng từ các đại lý, chi nhánh. Đối với
các đơn đặt hàng với số lượng lớn cần soạn thảo hợp đồng trình TGĐ
- Chuyển đơn đặt hàng cho bộ phận Điều phối sản xuất

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
PHẦN II
XÁC ĐỊNH CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH MA TRẬN SWOT
I. Phân tích các yếu tố nội bộ của Doanh nghiệp
1. Nhân lực :
Doanh nghiệp có một lực lượng lao động lớn gồm hơn 2000 lao động có
trình độ cao, lành nghề, tác phong công nghiệp. Trong đó gồm :
- Các chuyên gia hàng đầu đến từ nước ngoài ( chiếm 5% )
- Chuyên viên kỹ thuật được đào tạo bài bản có trình độ cao ( chiếm 10% )
- Công nhân viên chức có trình độ đại học ( chiếm 27,5% )
- Đội ngũ công nhân lành nghề được tuyển chọn từ nhiều khóa đào tạo của
các trường cao đẳng, trung cấp dạy nghề danh tiếng trong nước.
=> đây là đội ngũ cán bộ công nhân viên lao động có tri thức và tay nghề
cao cộng với lực lượng lao động có trình độ cao đẳng, trung cấp, được đào tạo
nghề chiếm tỷ lệ đáng kể (công nhân chiếm 57,5% trong tổng số lao động của
doanh nghiệp ) do yêu cầu của các xưởng lắp ráp, sản xuất cần số lượng lao động
lành nghề
Page 24 of 55
24
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
2. Trang thiết bị, tài chính
• Trang thiết bị :
.Ngay từ năm 1999 công ty đã đầu tư xây dựng hệ thống dây chuyền sản xuất
hiện đại đồng bộ. Với qui mô xây dựng lớn ( diện tích xây dựng ban đầu ở Hưng Yên là
70.000 m2 ) cộng với tiềm lực tài chính mạnh ( vốn đầu tư ban đầu là 21,5 triệu USD )
đã tạo nền tảng cho Doanh nghiệp phát triển vững vàng. Hiện nay Doanh nghiệp đã mở
rộng cơ sở sản xuất, lắp ráp trên cả nước với :
- Nhà máy lắp ráp tại chi nhánh T&T Hồ Chí Minh
- Nhà máy sản xuất tại chi nhánh T&T Hưng Yên
- Cơ sở lắp ráp tại Vĩnh Tuy

=> Hệ thống qui mô của Doanh nghiệp không những lớn mà còn thuận lợi về mặt
vận chuyển, giao dịch.
.Các chi tiết sản phẩm làm ra theo một quy trình khép kín trên một hệ thống dây
truyền hiện đại, đồng bộ hoá 100%, toàn bộ sản phẩm qua từng công đoạn sản xuất
đều được kiểm tra nghiêm ngặt :
Page 25 of 55
25

×