SKKN :
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ GIÚP HỌC SINH HỨNG THÚ, PHÁT HUY TÍNH
TÍCH CỰC TRONG GIỜ HỌC”
I. PHẦN MỞ ĐẦU:
1. Đặt vấn đề:
Với mục tiêu giáo dục hiện nay của trường Tiểu học là phải xây dựng môi trường sư
phạm an toàn, khang trang đảm bảo cho học sinh “Mỗi ngày đến trường là một niềm
vui”. Cũng như thông qua các hoạt động giáo dục trên lớp nhằm rèn luyện kĩ năng sống
cho học sinh. Thực hiện tốt phương châm: Dạy chữ kết hợp dạy người, phát huy tính chủ
động, sáng tạo của giáo viên trong việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm tạo bước
chuyển mới về chất lượng giáo dục trong nhà trường.
Đứng trước yêu cầu đó, nhiệm vụ đặt ra cho người giáo viên Tiểu học là bên cạnh việc
truyền thụ kiến thức thì việc giúp các em phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo trong
học tập, tạo môi trường học tập thân thiện cũng vô cùng quan trọng . Một trong những
việc làm góp phần tạo nên môi trường thân thiện là người giáo viên phải giúp học sinh
chủ động, sáng tạo, khuyến khích sự tích cực và tinh thần tự học sao cho các em biết ham
học tập có tính tự chủ, tự giác trong học tập.
2. Mục đích nghiên cứu:
Tìm hiểu các dạng Toán, Tiếng Việt trong chương trình và mảng phong trào của trường
để đưa ra một số biện pháp dạy học cho phù hợp, giúp học sinh vui thích đi học.
3. Giới hạn chọn đề tài:
Chương trình các môn học sách giáo khoa và các mảng phong trào của trường.
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: GV đưa ra một số biện pháp để giúp học sinh hứng thú, phát huy
tính tích cực trong giờ học.
- Khách thể nghiên cứu: Tập thể lớp 4.6 Trường Tiểu học Mạc Đĩnh Chi.
5. Các giả thiết nghiên cứu:
1
-Để tiết dạy đạt hiệu quả, sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức, mạnh dạn, tự tin , quyết
đốn, dám nghĩ dám làm trong học tập cũng như trong cuộc sống.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Tìm hiểu ngun nhân vì sao: HS khơng thích học mà lại thích làm ồn, chóng qn kiến
thức, hạn chế trong tham gia các phong trào do trường, lớp phát động. Từ đó, đưa ra
phương pháp dạy, hình thức tổ chức cho phù hợp.
7. Phương pháp nghiên cứu:
- Phân tích tổng hợp.
- Quan sát sư phạm.
- Nghiên cứu tài liệu từ đồng nghiệp.
- Nghiên cứu phương pháp dạy học tích cực.
8. Kế hoạch thực hiện:
- Tiến hành nghiên cứu: Từ tháng 9/ 2012.
- Soạn thảo: Đầu tháng 10/2012.
- Hồn chỉnh đề tài: Cuối tháng 10/2012.
II / THỰC TRẠNG :
Những năm học vừa qua, tôi chủ nhiệm lớp 5. Trong đó nữ ít hơn nam.
Bạn nữ dòu dàng, rụt rè, dễ bảo. Bạn nam nhiều nên công tác chủ nhiệm của
tôi khá vất vả với những ngày đầu nhận lớp. Qua quan sát tôi thấy các em
học theo yêu cầu chỉ dẫn của giáo viên chứ không chú trọng đến cách
thức học tập, chưa chủ động sáng tạo và tích cực trong học tập. Nếu chưa tạo
đđược niềm vui, chưa tạo tính tự giác, tự chủ , chưa tạo sự say mê, hứng thú trong
học học tập ngay từ đầu năm học thì hiệu quả đào tạo sẽ có kết quả thấp và ít có
độ bền vững.
Qua lời tâm sự của đồng nghiệp, đặc biệt là giáo viên chuyên, họ
thường than phiền : Học sinh thích làm ồn còn phát biểu thì rụt rè, ít tự tin
trong khi làm bài, thường hỏi thầy một cách tùy tiện với hữu ý là để khỏi suy nghĩ nhưng
điểm cao. Đó là hệ lụy dẫn đến học sinh ít có sáng tạo trong học tập, từ từ ý chí, nghị lực
trong học tập và lao động khơng còn nữa. Mặt khác, tơi nhận thấy học sinh bây giờ đa số
2
học trước quên sau, hay làm việc riêng, nói chuyện kiểu bạo lực, hành xử
thô bạo với bạn bè… Chính vì chóng quên như vậy, dẫn đến sự học dễ rơi
vào chán nản và dần dần các em sẽ buông xuôi, phó mặc rồi dẫn đến suy
nghó bồng bột: Học có kết quả thế nào cũng được, không cần phấn đấu
vươn lên. Thậm chí, chán nản sinh ra thói hư tật xấu như đi chơi in-tơ- nét
thường xuyên thâu đêm suốt sáng hoặc nặng hơn nữa là vi phạm pháp luật.
Người giáo viên đứng lớp không chỉ là truyền đạt kiến thức mà còn
phải giúp các em có những nền tảng ban đầu để trở thành những con người
hoàn thiện về mặt nhân cách, nhằm đào tạo ra những con người mới. Tôi
chợt phát hiện tại sao mình không phát triển tư duy trong các tiết học sớm hơn
và quyết liệt hơn. Qua một cuộc khảo sát , thăm dò tâm líù trẻ :” Con thích gì
khi đến trường? “ Sau khi phân tích , kết quả như sau : Đa số học sinh thích :
+ Được mọi người lắng nghe.
+ Lớp học thoải mái vui tươi :
+ Thích tự trang trí lớp bằng những sản phẩm do cô, trò làm ra.
+Được khen ngợi, thích chơi hơn học.
+Thích khám phá, tự phát triển bài học .
Vô vàn cái thích : thích ngon ,thích ngủ máy lạnh , thích đọc truyện hay…
Từ đó, tôi quyết đònh thực hiện đề tài : “Tạo hứng thú trong lớp học ” để giải
quyết những vấn đề trên.
III. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ :
1. Xây dựng nội quy lớp học:
* Phát triển quyền dân chủ cho học sinh:
Muốn xây dựng một ngôi nhà bền vững, chắc chắn thì ta phải có
một cái nền kiên cố, vững chắc. Để xây dựng một lớp học thân thiện , học
sinh hòa đồng cũng vậy , ta cũng xây dựng nền nếp lớp trước. Ở những
ngày đầu năm học, tôi ổn đònh nền nếp lớp bằng cách cho các em dân chủ
trong bình bầu ban cán sự lớp. Thảo luận nội quy lớp theo Nên – Không nên,
3
cũng thi đua các mặt : học tập , nề nếp, kỉ luật, vệ sinh. Đặc biệt là mặt : học
tập, vệ sinh là có điểm cộng. HS vừa thi đua mà ta lại vừa giáo dục lồng
ghép hỗ trợ thên nhiều kiến thức . Về mặt trật tự , tôi cho các em xem một
đoạn phim về :Một ngày ở Quân đội, kèm theo câu hỏi :” Các con có muốn
làm Chú lính Tí hon của Bác Hồ không ?” Các em khoái chí lắm rồi tự thảo
luận về nề nếp , trật tự ở trường cũng như ở nhà khi ý kiến của các em được
tơn trọng. Đơi khi, các em còn nêu được sáng kiến hay để ta áp dụng cho năm học sau.
Thật vậy , một thước phim hay một câu chuyện thì ta đã gợi trong đầu trẻ ý
thức về nề nếp , trật tự. Từ những thước phim ngần ấy cũng góp mặt thêm
niềm đam mê trong học tập của các em. Học sinh nhận thấy việc đến trường
của mình có nhiều điều thú vò và cần khám phá nó thông qua những gì
mình được học ở trường.
* Rèn kó năng sống :
Đó là điểm mạnh của mục tiêu giáo dục hiện nay với phương châm “ Dạy chữ” kết
hợp “ Dạy người”. Rèn luyện khả năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống,
thói quen và kĩ năng làm việc, sinh hoạt trong nhóm. Đối với các bài dạy trong chương
trình, ta nên lồng ghép giáo dục để học sinh tăng vốn hiểu biết. Khi giảng dạy, tơi còn kết
hợp thực hành cách rửa tay theo 6 bước, hướng dẫn cách đội nón bảo hiểm thực hiện
tháng An tồn giao thơng. Qua đó, tơi còn hướng dẫn các em khi tham gia giao thơng biết
đi bên tay phải, đi hàng một, qua đường biêt xem trước, ngó sau, biết nhường đường hay
giúp đỡ cụ già, người bệnh. Nói chung là ứng xử có văn hóa.
Dựa vào các phong trào Đội, ta cần rèn luyện kỹ năng ứng xử văn hóa, chung sống
hòa bình, thân thiện , phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội. Tơi thường đưa ra các tình
huống để học sinh xử lý rồi các em tự rút ra bài học. Ví dụ như: Trong đợt qun góp giấy
vụn, có nhiều bạn qun góp: Thiện thì qun góp 5 kg còn bạn Sinh qun góp 2 kg, một
số em qun góp hơn1 kg, cũng có em qun góp 1 kg, có em thì khơng có ki- lơ- gam
nào . Vậy theo các em, lớp mình ai qun góp nhiều nhất?
4
Tình huống trên, tôi muốn giáo dục các em biết sống đẹp với mọi người. Từ những
câu chuyện nhỏ nhưng mang ý nghĩa lớn. Từ đó, các em sẽ học tập việc làm đẹp , ra sức
quyết tâm chứng tỏ với thầy là mình không kém bạn với quan niệm sống “Mình vì mọi
người, mọi người vì mình” biết “sống có trách nhiệm với xã hội”.
Tôi còn tổ chức các hoạt động vui chơi tập thể lành mạnh, các hoạt động văn nghệ, thể
thao một cách thiết thực, để ý để phát huy sở thích riêng của từng em. Đây là việc làm hết
sức quan trọng để chúng ta hiểu được mặt mạnh của từng em, từng nhóm đẻ bảo đảm tính
giáo dục có tích cực , có toàn diện, thông qua những niềm vui, niềm hân hoan hiện hữu
trên từng khuôn mặt của học sinh. Khuyến khích sự tham gia chủ động tự giác của học
sinh. Muốn làm được điều này, tôi ‘’bày trận’’ ở những tiết hoạt động tập thể, đa dạng về
hình thức. Các em có thể đánh cờ, sinh hoạt về giới tính, đọc sách, truyện, chơi trò chơi
dân gian: Ô quan, cờ tướng Tôi còn tạo sân chơi lành mạnh, dựa vào chủ điểm mỗi tháng
trong chương trình.
- Tháng 9 tham gia “ Đêm hội trăng Rằm”: Thi làm lồng đèn, thi kể chuyện về Chị Hằng
– Chú Cuội, trưng bày và bình chọn những sản phẩm đẹp và có ý nghĩa giáo dục.
- Tháng 11, kết hợp với giáo viên mĩ thuật tổ chức “vẽ tranh về đề tài Ngày Nhà giáo Việt
Nam”. Vật liệu là giấy, bút màu…các em tự làm – trình bày –- bình chọn- trưng bày . Ban
giám khảo là học sinh ngồi dưới lớp, các em tự bình chọn sản phẩm đẹp, đông đầy ý nghĩa
và rất đỗi thân thương …qua thẻ, nhằm phát triển sự sáng tạo, óc thẩm mĩ , tình thầy trò
của học sinh.
- Tháng 12: Các em được vui nhận quà của ông già No-en cùng với lời chúc tốt đẹp. Chọn
một học sinh theo đạo Thiên chúa đóng vai, nhập vai ông già Nô-en .
- Tháng 1+ 2: Thi nói lời chúc…Qua đó giáo dục các em vui chơi Tết cổ truyền lành
mạnh, tiết kiệm, an toàn nhưng tâm trạng ai cũng vui như hội. Đối với những em có hoàn
cảnh kinh tế khó khăn, tôi tổ chức cho lớp đến chúc tết trước để thể hiện truyền thống tốt
đẹp ngàn đời của dân tộc ta Thương người như thể thương thân.
Tiện đó, tôi muốn giáo dục học sinh nên tham gia tốt những hoạt động xã hội, biết đem
đến niềm vui cho người khác , các phong trào vì đó là sân chơi lành mạnh, bổ ích. Nó còn
5
là tiêu chí để lớp bình chọn học sinh xứng đáng là Cháu ngoan Bác Hồ vào dịp cuối năm.
Vì thế, lớp tơi tham gia rất tích cực.
* Tạo tâm thế bình n cho học sinh khi đến trường:
Trong mỗi chúng ta, ai cũng có niềm vui hay nỗi buồn thì học sinh cũng vậy. Mỗi
ngày các em đến trường cũng vơ vàn tâm trạng. Nếu bài hơm đó khó tiếp thu hay nét mặt
các em thể hiện sự mệt mỏi. Khi đó, tơi dừng bài dạy lại và kể cho các em nghe một câu
chuyện vui hay chơi một trò chơi tại chỗ để các em lấy lại hứng thú. Sau đó, tơi lại tiếp
tục cơng việc của mình. Có em làm bài điểm thấp nên chóng buồn, chán nản thì tơi động
viên bằng những câu tục ngữ có trong chương trình để thổi vào tâm hồn các em một luồng
sinh khí nhằm làm xua tan chán nản, đánh thức dậy niềm đam mê trong học tập. Chẳng
hạn: Thua keo này bày keo khác, thất bại là mẹ thành cơng,
Ở trước mỗi lần kiểm tra định kì, đối với nhiều giáo viên thì cho HS làm nhiều đề
cương ơn tập thì HS sẽ nhớ bài. Riêng tơi, tơi khơng làm như thế vì nếu làm nhiều thì sẽ
gây mệt mỏi, căng thẳng và chính giáo viên lại là người gây áp lực cho HS trước mùa
kiểm tra. Ví dụ: Với mơn Tốn, tơi ơn dạng bài – HS có nhiệm vụ giao bài tập cho bạn
làm rồi kiểm tra và ngược lại. Thơng thường là các dạng cơ bản như thực hiện 4 phép
tính, tìm thành phần chưa biết…Còn đối với phân mơn Tập làm văn về tả cảnh, tơi cho
HS vẽ tranh chủ đề về phong cảnh. Làm vậy vừa giúp các em bớt căng thẳng, ta còn chốt
được: Tả theo kiểu cắt nhỏ bức tranh, tả từng bộ phận trong tranh và củng cố về trình tự
thời gian. Dựa vào bức tranh ta có thể chốt: Các em tả bài văn cũng như vẽ một bức tranh
gồm có mảng chính và mảng phụ. Mảng chính, khi tả các em cần tả kĩ, lồng tình cảm, sử
dụng biện pháp tu từ, so sánh, liên tưởng vào bài viết. Còn mảng phụ có tác dụng làm cho
mảng chính đẹp hơn.
*Chú trọng và đề cao kịp thời thành cơng của trẻ - Khen ngợi đúng lúc:
Bên cạnh đó viêc thiết lập được mối quan hệ hợp tác tích cực, tốt đẹp
giữa thầy - trò, giữa trò - trò với nhau cũng sẽ tạo hứng thú cho HS . Hình
thức tổ chức dạy học hấp dẫn hòa cùng bầu không khí thân ái hữu nghò
6
trong giờ học sẽ tạo ra sự hứng thú cả thầy và trò. Chính vì vậy, bên cạnh
việc giáo dục có mục đích, tính kỉ luật ý thức về trách nhiệm cho học sinh
chúng ta phải tổ chức cuộc sống ở trường thật hấp dẫn , tạo niềm vui , phấn
khởi sao cho mỗi học sinh đến trường là một niềm vui. Học sinh rất thích được
khen ngợi. Nếu hơm ấy, học sinh làm bài tốt mình nên tặng cho các em một lời khen: Các
em hay q! Con giỏi lắm! Các em là thần đồng! thì các em thích lắm. Tơi còn vận dụng
lời khen vào việc rèn chữ cho các em, Khanh, Thanh, viết chữ sai nhiều, tơi hướng dẫn
cỡ nào các em cũng khơng sửa đổi được. Qua tìm hiểu, tơi biết được các em rất thích
bóng đá nên tơi nghĩ ra một “ kế sách”. Giờ rèn chữ hơm sau, tơi nhắc nhở: “ Các em đã
bị thẻ vàng ở phần rèn chữ viết”. Các em cố gắng rèn chữ để thời gian tới khơng bị thầy
phạt thẻ. Với lời nói dí dỏm , nhẹ nhàng , khơng dùng từ q nặng . Các em ấy tự nhìn
nhau và tự hiểu ra vần đề là thầy muốn nhắc mình gắng viết chữ đẹp hơn. Thế là việc rèn
chữ của các em thời gian sau này có tính tự giác, đặc biệt trong phân mơn chính tả. Cần
chú trọng về mặt thành công của trẻ. Đặc biệt là ở những học sinh yếu
kém, cá biệt. Tôi quan tâm nhiều hơn, giúp đỡ, gần gũi, lắng nghe các em
nói, động viên khen ngợi , khuyến khích các em, trân trọng những cố gắng
của học sinh, phát triển cái ưu. Đối với trường hợp các em không hoàn
thành nhiệm vụ được giao, tôi không trừ điểm thi đua mà tôi cho các em nợ
điểm. Đó cũng chính là sự khích lệ để các em có tâm thế trong học tập.
Lời khen đúng lúc có tác dụng thật diệu kì, nhưng nếu lạm dụng lời khen thì
hiệu quả của nó sẽ đi ngược lại. Chuyện là vậy: tôi thường khen ngơïi lớp
trưởng và đưa em lên làm tấm gương để các bạn noi theo. Đôi khi, tôi cũng
bỏ qua một số lỗi lầm của em. Nhưng đến khoảng một tháng sau lại có chuyện
xảy ra. Tôi nhận được ý kiến phản ánh của lớp về tính kênh kiệu, thiếu
tôn trọng các bạn, có ý muốn làm đàn anh, đàn chị . Chứng kiến được cảnh bắt nạt
bạn trong giờ truy bài, hay trong giờ ra chơi , còn dõng dạc tuyên bố: “Thầy
không bao giờ phạt mình đâu vì mình làm lớp trưởng”.
Tôi băn khoăn sẽ làm gì để khắc phục tính kiêu căng của em . Mặc dù em
quản lớp rất tốt nhưng cách nói năng và hành vi của em đối xử với các
7
bạn cần phải xem lại. Làm sao để vừa giữ được nề nếp của lớp, vừa tiếp
tục phát huy được năng lực lớp trưởng và sửa cho em những tính cách không
tốt. Nhữõng ý nghó ấy cứ lẩn quẩn trong đầu tôi. Cuối cùng tôi quyết đònh
nói chuyện trực tiếp với em . Là một cô bé thông minh, nhạy cảm và hiểu
vấn đề rất nhanh nên buổi nói chuyện giữa thầy - trò đã khiến em hiểu ra
rất nhiều điều . Từ đó những gì em làm tốt , tôi vẫn động viên, khích lệ và
khen ngợi. Nhưng với lỗi em mắc phải, tôi không thờ ơ bỏ qua mà nghiêm
túc nhắc nhở, phân tích, chỉ ra cái sai, cái chưa được trong cách làm để em
hiểu. Thế là tôi được một tập thể lớp đoàn kết, yêu thương, cùng giúp đỡ
nhau. Từ đó, lớp trưởng lấy lại tình cảm của các bạn trong lớp, trở thành một
con người chững chạc, biết yêu cái đẹp, ghét cái xấu, yêu cái đúng, ghét
cái sai và sống đầy trách nhiệm và giàu lòng thương yêu với bạn bè.
2. Giải pháp về hướng dẫn học sinh học theo hướng tự phát hiện kiến
thức :
Từ những vấn đề trên giúp ta tạo được hứng thú cho các em trong học tập.
- Để hướng dẫn HS theo hướng tự phát hiện kiến thức. Để học sinh hứng
thú với môn học Tiếng Việt còn được tạo ra bằng cách kể cho các em nghe
về cuộc đời riêng của tác giả. Ngoài việc khai thác sự lí thú trong chính nội
dung dạy học. Giờ tập đọc ở bước luyện đọc, tôi khơng hướng dẫn học sinh
đọc nối tiếp mà đọc kiểu “ Gọi nhau” để tất cả mọi học sinh đều có sự tập trung, dạy theo
kiểu cá thể hóa : lắng nghe, phát hiện cái sai của bạn, sửa cách phát âm ,
…Theo tôi để một tiết dạy thành công không chỉ có phần nội dung của bài
mà nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giới thiệu bài .
Ở phần này để tạo sự hứng thú ở các em ta cần giới thiệu nhiều cách
khác nhau :
+ Lấy mục đích, yêu cầu để giới thiệu .
8
+ Tạo một cuộc hội thoại nhỏ giữa giáo viên và học sinh về những vấn
đề có liên quan đến nội dung bài học, tạo không khí lớp học thân thiện, cơiû
mở và tích cực.
+ Nêu một vấn đề có liên quan đến nội dung để học sinh trải nghiệm, để
huy động vốn hiểu biết của các em vào việc tiếp nhận kiến thức mới
+ Kể một câu chuyện ngắn có thể liên quan đến bài mới. Thế là ta đã
gợi trí tò mò, kích thích hứng thú của học sinh đối với việc tìm hiểu bài mới
.
+ Cũng có thể là một trò chơi nhỏ. Chẳng hạn: Khi dạy bài mới Tính từ ,
kiểm tra bài cũ, tôi cho học sinh chơi trò chơi làm theo động tác ngắn- dài;
cao – thấp. Sau mỗi lần làm, động tác cứ dần nhanh lên để các em làm theo
thật là vui và tôi nói: “Những từ ngắn- dài; cao- thấp thuộc từ loại gì ?
Hôm nay các em học bài Tính từ, các em sẽ biết”
+ Đưa ra “câu đố”đòi hỏi học sinh xong bài thì sẽ có câu trả lời .
+Để huy động tối đa sự tham gia của tất cả học sinh trong quá trình học tập,
tôi thường tách nhỏ câu hỏi. Đây chính là biện pháp dẫn dắt học sinh nhận
thức từng bước, từng chi tiết đến tổng thể. Cách làm này giúp ta thực hiện
dạy học phân hóa đối tượng học sinh trong lớp và huy động được nhiều học
sinh tham gia tìm hiểu bài. Để giúp học sinh nhận thức, chiếm lónh kiến thức
theo từng bậc, từ dễ đến khó tôi bổ sung thêm câu hỏi phụ .
Tôi còn dùng lời để giải thích. Đây là cách làm rất tiện dụng, phù hợp
với học sinh.Ví dụ : Ở bài tập đọc:Ê-mi-li,con. Học sinh phải thực hiện yêu
cầu: Đọc diễn cảm khổ thơ đầu để thể hiện tâm trạng của chú Mo-ri-xơn và
bé Ê-mi-li. Khi học sinh chưa tìm hiểu nội dung bài, các em khó thực hiện tốt
yêu cầu này, đặc biệt là đọc sao cho thể hiện được tâm trạng của chú Mo-ri-
xơn. Lúc này, ta có thể gợi ý: Chú Mo-ri-xơn đang ở trong tâm trạng của
người sắp vónh biệt gia đình, tự thiêu để bày tỏ thái độ lên án quyết liệt
cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ ở Việt Nam. Vậy theo em giọng
9
nói của chú Mo-ri-xơn khi trò chuyện với bé Ê-mi-li thể hiện tâm trạng
buồn bã, đau xót hay vui vẻ ?
Ở phần nội dung bài để học sinh hứng thú trong học tập, tôi còn sử
dụng trò chơi để dạy học. Vì học mà chơi , chơi mà học thì hiệu qủa đạt được
sẽ cao .
Với bài tập viết đoạn văn ngắn về thiên nhiên. Tôi muốn học sinh khá
trong lớp giúp học sinh yếu kém có thêm vốn từ để bài viết phong phú,
giàu hình ảnh về nội dung và bước đầu tự tin trong viết đoạn. Từ đó, tôi
còn hướng dẫn học sinh làm sơ đồ tư duy khi tả người ở phần tả ngoại hình
mộât người bạn. Tôi yêu cầu một học sinh làm mẫu đứng trước lớp, nhìn
về các bạn. Cùng một mẫu người nhưng dưới cái nhìn của trẻ con, các em
tả bạn bằng nhiều cách khác nhau. Tương tự như thế khi hoàn thiện được mỗi
đoạn thì ta đã giúp học sinh hoàn thành cả bài văn .
Còn ở môn học toán, bài tính diện tích hình tam giác. Tôi yêu cầu học
sinh vẽ hình như sách giáo khoa, cắt, dán và gợi ý : Dựa vào cách tính diện
tích hình chữ nhật để tìm ra diện tích cách tính hình tam giác. Công việc này
chiếm khá nhiều thời gian của một tiết dạy vì các em thao tác chậm, tự tư
duy. Cuối cùng, các em cũng tìm ra cách tính là: Vẽ một đường cao, cắt hình
ra ngay đó, ghép phần một và phần hai được hình chữ nhật chấm. Sau đó rút
ra công thức : a x ½ b (chiều dài nhân một phần hai chiều rộng ). Khi ấy, ta
chốt chiều dài của hình chữ nhật là độ dài cạnh đáy của hình tam giác còn
một phần hai chiều rộng chính là một phần hai của chiều cao . Ta đưa ra công
thức hoàn chỉnh tính diện tích hình tam giác bằng độ dài cạnh đáy nhân
chiều cao rồi chia hai (cùng một đơn vò đo).Với cách học sinh tự phát hiện
kiến thức này giúp các em dựa trên kiến thức đã học, tư duy để tìm cách
tính diện tích của các hình: diện tích hình tam giác, hình thoi, hình bình hành….
Để tạo hứng thú, tư duy trong học tập cho học sinh, tôi còn sử dụng đồ
chơi trong học tập. Đồ chơi là những vật dụng đơn giản, dễ làm từ những băng
giấy mà ta có thể hướng dẫn để học sinh rút ra cách tìm hai số khi biết tổng
10
– hiệu của hai số đó. Khi dạy về bài Đề-ca-mét vuông, tôi giao cho mỗi
nhóm một hình vuông có 100 ô vuông nhỏ. Tôi gợi mở :1 dam
2
là diện tích
của một hình vuông có cạnh là bao nhiêu?(1dam). Vậy 1hm
2
= ?dam
2
. Học sinh
thảo luận theo nhóm.
Có nhóm thì điếm hình vuông đang có. Có nhóm thì tự tìm dựa trên số đo :
1 hm = 10 dam
S= 10 x 10
1hm
2
= 100
dam
2
Phần chốt GV rất quan trọng: Hai nhóm đều làm đúng. Các bạn đồng ý
với cách 1 hay cách 2 . N ếu học sinh đồng ý cách 1 : đếm ô vuông thì ta kết
luận : đâu phải bài nào cũng có hình cho ta đếm . Ở cách 2 : Sau khi dựa
trên những kiến thức đã học về đơn vò đo độ dài bạn đã áp dụng công
thức tính diện tích, ra được kết quả giống nhau. Vậy ta làm cách nào hay? Từ
đó học sinh rút ra mối liên hệ giữa hai đơn vò diện tích liền nhau. Từ những
đồ chơi đơn giản cũng giúp cho HS tư duy, tự chiếm lónh kiến thức, tự phát
hiện kiến thức để học sinh nắm bài, cách tính một cách sâu sắc hơn.Từ một
cái hộp có nhiều mẫu giấy ghi trong đó cũng giúp cho học sinh hứng thú
trong học tập .
Điều quan trọng khơng thể thiếu trong một tiết dạy là bước củng cố bài.
Thực tế cho thấy, nếu thực hiện tốt bước củng cố bài, ta sẽ từng bước rèn
luyện cho học sinh phương pháp tích lũy vốn kiến thức. Củng cố kiến thức
phải đảm bảo hai yếu tố sau: tái hiện kiến thức và sáng tạo( vừa có kiến
thức đã học vừa mấp mé kiến thức ngày mai) để khêu gợi, đánh động sự
khám phá, tìm tòi ở các em. Trong một tiết học, học sinh thực hiện nhiều
hoạt động, có thể phải làm nhiều bài tập, các em khó lòng ghi hết những gì
đã học. Do vậy, ta cần giúp các em tự rút và ghi nhớ một số nội dung cốt
lõi của bài học, ý nghóa thực tiễn. Tôi thực hiện nhiều cách:
+ Chốt theo nội dung, u cầu của bài học, khắc sâu kiến thức, kĩ năng mà bài học muốn
hình thành ở các em.
11
+ Đưa ra câu hỏi về ý nghĩa của bài học, học sinh suy nghĩ và liên hệ thực tế.
+ Tổ chúc trò chơi học tập để bước đầu học sinh vận dụng, thực hành kiến thức kĩ năng
vừa học.
+ Trong nội dung trang trí lớp của lớp tôi còn có mảng kiến thức gồm: công thức Toán,
cách tính thuận tiện…LT&C: các kiểu câu kể, từ - cặp từ, biểu thị mức độ quan hệ từ. Đối
với HS yếu kém, việc rèn kĩ năng cho các em đã khó, yêu cầu các em nhớ ngay công thức,
kiến thức thì quá khó nên tôi cho dán các công thức, các nội dung cần nhớ lên trên bảng
hoạt động của lớp để hàng ngày các em đều có thể thấy và lâu ngày các em sẽ nhớ để vận
dụng. Tôi đã tận dụng những kinh nghiệm trong quá trình dạy lớp để áp dụng cho từng
năm học và trong năm học này, bước đầu tôi nhận thấy các em học sinh lớp ghép 4.6 có
một số chuyển biến đáng mừng.
Kết quả: Lớp tôi có phần chuyển biến hơn.
IV. KẾT LUẬN :
Trải qua những năm thực hiện kế hoạch “ Xây dựng trường học thân thiện học sinh
tích cực”, tôi thấy mình đã phần nào có được sự thành công nhất định với các biện pháp
đã đề ra, học sinh thích đi học, tự tin, chuyên cần hơn, làm bài tốt hơn, lễ phép trật tự hơn.
Các em biết nói lời hay ý đẹp, sống có trách nhiệm, gần gũi thân thiện giữa giáo viên và
học trò và tôi muốn chia sẻ những hiệu quả đạt được với các đồng nghiệp. Bản thân tôi sẽ
Nội dung Đầu năm Tháng 10 Tháng 11
Sĩ số lớp 9 9 9
Số
lượng
Tỉ lệ
Số
lượng
Tỉ lệ
Số
lượng
Tỉ lệ
Chuyên cần 3 33,3% 5 55,6% 7 77,8%
Mạnh dạn – Tự tin 1 11,1% 3 33,3% 5 55,6%
Nêu ý kiến 0 0% 1 11,1% 3 33,3%
Trật tự 3 33,3% 6 66,7% 8 88,9%
12
không ngừng học hỏi để tìm ra biện pháp hữu hiệu hơn nữa để kế hoạch mà mình đề ra
luôn luôn đạt hiệu quả tốt nhất.
Nghề dạy học là nghề sáng tạo trong những nghề sáng tạo. Ngoài sáng tạo ra, giáo
viên còn rèn luyện tính kiên nhẫn, luôn tìm ra những biện pháp phù hợp với từng đối
tượng học sinh. Tại sao ta không biến điều không thể thành có thề bằng những phương
pháp mới trong dạy học?
Tất cả những điều này nếu được đáp ứng sẽ khơi dậy lòng ham học ở các em, tạo cho
các em sự hứng thú thi đua trong học tập. Chúng ta cần tạo môi trường thuận lợi và tốt
nhất cho các em để các em thấy rằng “ Mỗi ngày đến trường là một niềm vui”. Càng gần
gũi các em thì mình sẽ thấy được ở Thế giới quanh em có nhiều điều thú vị.
13