Hội thảo giáo viên chủ nhiệm giỏi Năm học 2011- 2012
GV: Nguyễn Thị Thuỳ Trường tiểu học Tân Hợp
1
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM GIÚP HỌC SINH
PHÁT HUY NĂNG LỰC TỰ QUẢN
Ở trường tiểu học, người giáo viên ngoài việc thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy của mình thì
việc quan tâm ñến vấn ñề giáo dục, rèn luyện cho học sinh cũng quan trọng không kém. ðể trở
thành một giáo viên chủ nhiệm tâm huyết với trường, với lớp, với học sinh thì bản thân người
giáo viên phải không ngừng tích luỹ những kinh nghiệm quý báu trong quá trình giảng dạy của
mình . Học hỏi từ ñồng nghiệp những kinh nghiệm hay ñể giúp bản thân hoàn thành nhiệm vụ
mà nhà trường giao phó. ðược sự cho phép của Phòng GD&ðT huyện, trong hội thảo hôm nay
tôi xin ñược chia sẻ, trao ñổi với quý ñồng nghiệp một số kinh nghiệm nhằm giúp học sinh phát
huy năng lực tự quản.
Trẻ em là hạnh phúc của mỗi gia ñình, là tương lai của ñất nước, là lớp người kế tục sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. ðể có một thế hệ trẻ
trong tương lai vừa có ñức, vừa có tài, có năng lực xây dựng ñất nước ngày một giàu mạnh thì
ngay từ bây giờ, khi còn ngồi trên ghế nhà trường, các em cần mạnh dạn,tự tin và năng ñộng
trong tất cả các hoạt ñộng của trường, của lớp.
Bên cạnh ñó, nếu các em phát huy ñược tính tích cực, chủ ñộng trong mọi hoạt ñộng,
phát huy ñược năng lực tự quản, tự giác của mình thì tương lai các em sẽ trở thành những người
làm chủ ñược bản thân, quyết ñoán trong mọi công việc , trở thành con người có ích cho xã hội .
ðể giúp các em vững vàng và tự tin hơn trên con ñường học chữ, học làm người thì người
giáo viên, ñặc biệt là giáo viên chủ nhiệm lớp ñóng một vai trò hết sức quan trọng. Vừa phải
tham gia vào quá trình trang bị kiến thức cho học sinh nhằm ñảm bảo yêu cầu của mục tiêu và
nhiệm vụ giáo dục , vừa phải xây dựng cho các em hoài bão, lí tưởng sống cao ñẹp, có bản lĩnh
ñể ñề kháng với những cám dỗ, những ảnh hưởng tiêu cực ñang diễn ra xung quanh, quan tâm tới
mọi mặt của từng học sinh lớp chủ nhiệm, giúp ñỡ các em rèn luyện ý thức, thái ñộ, hình thành
những phẩm chất, tình cảm trong sáng, ñúng ñắn.
Qua thực tế làm công tác chủ nhiệm ñã ñược nhiều năm, tôi nhận thấy ñể làm tốt công tác
chủ nhiệm, người thầy không chỉ có lòng “yêu nghề mến trẻ” ñem hết nhiệt tình ñể truyền ñạt
kiến thức cho học sinh mà quan trọng hơn nữa là phải có những biện pháp ñể giúp học sinh có ý
thức học tập, chủ ñộng tiếp thu kiến thức và ñi vào nề nếp hơn và khi giáo viên có những biện
pháp hay, hiệu quả thì chất lượng của lớp sẽ tiến bộ rõ rệt.
Hội thảo giáo viên chủ nhiệm giỏi Năm học 2011- 2012
GV: Nguyễn Thị Thuỳ Trường tiểu học Tân Hợp
2
Từ thực tế nhiều năm làm công tác chủ nhiệm, bản thân tôi ñã tìm ra ñược 1 số giải pháp
nhằm giúp học sinh phát huy ñược năng lực tự quản như sau:
1. Tìm hiểu lí lịch học sinh:
+ Nghiên cứu và nắm rõ lí lịch của học sinh như: tên , tuổi, hoàn cảnh gia ñình và một số
thông tin về xếp loại học lực, hạnh kiểm của năm học trước.
+ Trao ñổi, trò chuyện trực tiếp hoặc gián tiếp với học sinh, với cán bộ lớp, ðoàn, ðội, với
giáo viên bộ môn, GVCN cũ của những năm học trước về những nội dung cần tìm hiểu.
+ Tìm hiểu xem những em nào thuộc gia ñình nghèo, khó khăn và lập danh sách ñể ñề nghị
trường quan tâm, ưu tiên. Với lớp tôi chủ nhiệm thì những em có hoàn cảnh khó khăn, cần giúp
ñỡ là: Ngọc ðức, Lâm Sơn, Tỵ và Viết Trường.
Từ ñầu năm học, nhà trường ñã dành tặng những suất quà bằng hiện vật và tiền mặt; ñồng thời
trong lớp cũng quyên góp giúp ñỡ các bạn ñó về sách, vở, ñồ dùng học tập.
2. Phân loại học sinh.
Sau khi tìm hiểu về bản thân học sinh ( Thái ñộ, hành vi cư xử hằng ngày) và ñiều kiện,
hoàn cảnh của các em, tôi phân loại các em như sau:
- Số học sinh có tinh thần kỷ luật, tự quản tốt: Minh Hồng, Mỹ Huyền, Ngọc Hân, Huyền
Trang, Thúy Ngân
Những em này có năng lực trong việc quản lý lớp, phù hợp là những cán bộ chủ chốt của lớp.
- Số học sinh nghịch ngợm, ý thức kỷ luật, tự quản chưa cao: Xuân Trường, ðức Hậu,
Nhân ðức, Anh Tuấn, Tuấn Anh, Viết Trường
Nhóm ñối tượng này thường hay nói tục, ñánh nhau,thường xuyên chọc phá các bạn, gây mất
ñoàn kết, gây mất trật tự trong các giờ học. ðể giúp các em tiến bộ, tôi ñã sắp xếp các em ngồi
cùng bàn với những em có tinh thần học tập, có ý thức kỷ luật, tự quản tốt .Thành lập những ñôi
bạn cùng bàn ñể các em giúp ñỡ nhau cùng tiến bộ trong quá trình học tập cũng như khi tham các
hoạt ñộng giáo dục, rèn luyện khác. Cuối mỗi tuần tôi tổ chức cho các em nhận xét, bình chọn và
tuyên dương những ñôi bạn có nhiều tiến bộ .
Qua 1 tháng thực hiện, dù phần thưởng cho các em chỉ là mấy quyển vở và những lời ñộng viên
, khen ngợi của giáo viên và của lớp nhưng các em ñó ñã có sự tiến bộ rõ rệt.
- Số học sinh thụ ñộng: Chỉ biết lắng nghe và làm theo lời giáo viên một cách máy móc,
không có chính kiến như: Dạ Hương, Duyên, Ngọc ðức, Hoài, Thương, Hằng
Hội thảo giáo viên chủ nhiệm giỏi Năm học 2011- 2012
GV: Nguyễn Thị Thuỳ Trường tiểu học Tân Hợp
3
ðối với những em thuộc nhóm này, trong quá trình học tập, tôi luôn giao nhiệm vụ cho các
em, yêu cầu các em sẽ cùng bạn chia sẽ những hiểu biết của mình sau ñó trình bày lại những suy
nghĩ, ý kiến của mình và khuyến khích các em góp ý kiến trong các hoạt ñộng khác của lớp .
3. Ổn ñịnh, sắp xếp cơ cấu tổ chức lớp:
- Ổn ñịnh lớp, sắp xếp chỗ ngồi cho các em( Sắp xếp những em nam- nữ ngồi cùng bàn ñể
tránh nói chuyện riêng, những em ngoan, học giỏi ngồi cạnh ñể kèm, nhắc nhở thêm cho những
em nghịch ngợm, học chậm).
- Phổ biến nội quy của nhà trường ñể các em nắm rõ và thực hiện tốt.
- Chia tổ:
Ví dụ: Lớp tổng số 30 học sinh, tôi chia làm 3 tổ. Tổ (tổ 1 : 10 em, tổ 2 : 10 em, tổ 3 10
em). Mỗi tổ phải ñảm bảo nhiều ñối tượng: có học sinh yếu, học sinh khá, học sinh trung bình và
học sinh ở ñịa bàn xa, học sinh ở ñịa bàn gần, có học sinh ngoan, có học sinh cá biệt…
- Tổ chức bầu Ban cán sự lớp: Bầu lớp trưởng, lớp phó học tập, lớp phó Văn thể mĩ, lớp phó
Lao ñộng , ñó là những em có tinh thần tự quản, kỷ luật tốt, học giỏi, có uy tín với tập thể.
Lớp trưởng: Lê Thị Mỹ Huyền.
Lớp phó học tập: Lê Minh Hồng
Lớp phó Văn-Thể- Mỹ: Nguyễn Lê Ngọc Hân.
Lớp phó Lao ñộng: Nguyễn Thị Huyền Trang
4. Giao nhiệm vụ cụ thể cho ban cán sự lớp.
- Lớp trưởng: Nhiệm vụ của Lớp trưởng là quản lý 15 phút ñầu giờ, theo dõi chung các
hoạt ñộng của lớp, tổng hợp kết quả thi ñua và ñiều hành tiết sinh hoạt cuối tuần.
- Lớp phó phụ trách học tập: Theo dõi nề nếp học tập chung và tổng hợp ñể ñánh giá hoạt
ñộng học tập vào tiết sinh hoạt cuối tuần
.
- Lớp phó phụ trách lao ñộng: Phân công, theo dõi, ñôn ñốc công tác lao ñộng, vệ sinh lớp
và khu vực, phân công chăm sóc bồn hoa, tổng hợp ñể ñánh giá vào tiết sinh hoạt cuối tuần.
- Lớp phó phụ trách Văn - Thể: Theo dõi, ñôn ñốc các hoạt ñộng văn nghệ, thể dục giữa giờ,
tổng hợp ñể ñánh giá vào tiết sinh hoạt cuối tuần.
- Tổ trưởng: ðiều hành các hoạt ñộng của tổ theo sự phân công của lớp trưởng, lớp phó.
Theo dõi các mặt hoạt ñộng của các tổ viên trong tuần, ñến cuối tuần tổng hợp ñể ñánh giá trong
tiết sinh hoạt.
Hội thảo giáo viên chủ nhiệm giỏi Năm học 2011- 2012
GV: Nguyễn Thị Thuỳ Trường tiểu học Tân Hợp
4
- Tổ phó: Kết hợp cùng tổ trưởng ñôn ñốc các hoạt ñộng của tổ, ñiều hành tổ khi tổ trưởng
vắng.
Ví dụ: Sau khi hướng dẫn cách tổ chức tiết sinh hoạt, ñiều hành sinh hoạt 15 phút ñầu giờ
và sinh hoạt giữa giờ cho các em trong tuần ñầu, ñến các tuần tiếp sau, Ban cán sự lớp ñã ñiều
hành các hoạt ñộng của lớp rất hiệu quả, cụ thể:
- Tổ chức tiết sinh hoạt: Do lớp trưởng ñiều hành như sau:
• Lớp trưởng giới thiệu lần lượt tổ trưởng các tổ lên nhận xét về tổ mình.
• Các tổ trưởng tổ 1,2,3 nhận xét về các mặt mạnh, yếu của tổ mình, ñề xuất tuyên
dương tổ viên có nhiều thành tích nổi bật trong tuần.
• Cả lớp tham gia ý kiến.
• Tổ trưởng nhận xét chung- hướng dẫn các bạn bình chọn tổ viên xuất sắc và tổ xuất
sắc trong tuần.
• Lớp trưởng triển khai những việc sẽ làm trong tuần tới.
• Lớp trưởng giới thiệu giáo viên – Giáo viên nhận xét phần ñánh giá của lớp trưởng và
bổ sung thêm những kế hoạch cần thực hiện trong tuần tới.
Khi các em tự ñứng ra ñiều hành và ñược tham gia vào tiết sinh hoạt một cách chủ ñộng, tôi
nhận thấy các em ñã tham gia rất tích cực, hào hứng và cũng ñã tiến bộ rất nhiều trong việc chấp
hành nề nếp và trong các phong trào thi ñua.
- Sinh hoạt 15 phút ñầu giờ: ðã thành thói quen, sau khi vào lớp, ñọc 5 ñiều Bác Hồ dạy
xong, lớp trưởng và lớp phó học tập tổ chức, hướng dẫn cho các bạn tổ trưởng truy bài cũ của
các thành viên trong tổ, ghi lại vào sổ theo dõi ñể tuyên dương hoặc phê bình việc học bài của
các bạn trong tiết sinh hoạt.
- Sinh hoạt giữa giờ: Giữa các tổ luôn có sự thi ñua trong việc tập hợp, giữ trật tự và thực hiện
nghiêm túc hoạt ñộng do ðội tổ chức. Tổ nào thực hiện không tốt sẽ bị trừ ñiểm thi ñua.
5. Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh, các cá nhân, tổ chức khác:
- Thăm gia ñình học sinh và trò chuyện với phụ huynh (ñặc biệt là những em cá biệt) ñể hiểu
hoàn cảnh và có biện pháp giáo dục thích hợp. ðồng thời thông báo kịp thời cho phụ huynh
những biểu hiện tiến bộ cũng như những hành vi chưa tốt của học sinh( qua ñiện thoại).
- Lắng nghe phản ánh của giáo viên bộ môn ñể kịp thời giải quyết công việc ở lớp.
Hội thảo giáo viên chủ nhiệm giỏi Năm học 2011- 2012
GV: Nguyễn Thị Thuỳ Trường tiểu học Tân Hợp
5
6. ðối với những học sinh cá biệt:
- ðối với những em học sinh cá biệt ( học yếu) như em Tỵ, em Anh Tuấn, Sơn, Vân tôi giao
nhiệm vụ cho lớp trưởng, tổ trưởng thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở trong việc học bài, làm bài
ở lớp cũng như ở nhà.Bên cạnh ñó tôi sắp xếp những em có tinh thần học tập, có ý thức kỷ luật
cao ngồi cùng bàn…ñể các thành viên ñó nhắc nhở , tác ñộng ñến các em ñó. ðồng thời trong
những tiết rèn, những môn học các em còn yếu, tôi dành thêm thời gian quan tâm ñến các em,
hướng dẫn riêng thêm cho các em. Cuối tuần tôi dành một phần thời gian ñể lớp nhận xét về
những tiến bộ hoặc những vi phạm của các em này.
- Tuyệt ñối tôi không bao giờ nóng vội trước những em này, không vì thành kiến dẫn ñến
những hậu quả ñáng tiếc. Tạo ñiều kiện ñể các em trình bày suy nghĩ của mình, giúp các em giãi
bày tâm sự, từ ñó từng bước giúp các em hòa nhập cùng tập thể. Chính sự thân thiện, gần gũi,
thái ñộ quan tâm của thầy cô sẽ là ñộng lực lớn cho các em có ñược niềm tin.
7. Tạo mối quan hệ thân thiện, gần gũi giữa giáo viên và học sinh:
- Tôi luôn luôn lắng nghe, tập hợp các ý kiến, nguyện vọng của học sinh ñể tạo môi trường và
ñiều kiện cho học sinh học tập, rèn luyện tốt ñồng thời luôn quan tâm bảo vệ quyền lợi chính
ñáng của học sinh.
- Luôn tạo ñược sự gần gũi và niềm tin của học sinh, luôn tạo không khí cởi mở, tự nhiên, ñể
những cuộc trò chuyện giữa cô và trò, những thảo luận, trao ñổi trong các giờ học, trong các buổi
hoạt ñộng ngoại khóa không trở nên khô cứng, hình thức .
- Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, nhắc nhở những vi phạm về học tập, về ý thức kỷ luật. Nêu
những tấm gương tốt, ñiển hình ñể ñộng viên tinh thần, làm nguồn ñộng lực thúc ñẩy các em yêu
thích , gắn bó với nhà trường
- Tôi luôn ñể ý, quan tâm sâu sát từng ñối tượng học sinh, nhất là những học sinh yếu, học sinh
có hoàn cảnh khó khăn, học sinh có những hành vi không bình thường trong các giờ học.
8. ðề cao công tác tuyên dương, khen ngợi:
- Luôn tạo sự công bằng trong việc khen - chê học sinh.
- Cuối mỗi tuần, tôi thống kê lại những em học sinh không vi phạm hoặc có nhiều tiến bộ ñể
tuyên dương, khen ngợi, ñộng viên những em ñó tiến bộ hơn và làm gương cho những em khác
noi theo.
9. Xây dựng khối ñoàn kết, thương yêu nhau .
Hội thảo giáo viên chủ nhiệm giỏi Năm học 2011- 2012
GV: Nguyễn Thị Thuỳ Trường tiểu học Tân Hợp
6
Luôn tạo ñiều kiện ñể các em ñược thể hiện tình cảm tương thân, tương ái ,sẵn sàng giúp ñỡ
nhau, chia sẽ với nhau từ quyển vở, ngòi bút. Các em ñối xử với nhau không phải chỉ như những
người bạn mà còn như những người thân trong gia ñình.
Nhờ thực hiện tốt các giải pháp trên nên năng lực tự quản của học sinh có nhiều tiến bộ rõ
rệt , ña số các em ñã có ý thức kỷ luật cao, biết phê bình và tự phê bình, tinh thần thi ñua trong
học tập và trong các hoạt ñộng giáo dục ngày càng ñược nâng cao.
1. Kết quả ñạt ñược:
Sau 1 thời gian cả cô và trò cùng cố gắng, cùng ñồng sức, ñồng lòng, lớp tôi chủ nhiệm ñã
trở thành một tập thể tự quản với nhiều kết quả ñáng mừng như sau:
- Các em ñã tự rèn luyện cho mình ý thức giữ gìn lớp sạch ñẹp, trong suốt buổi học ở lớp
không còn hiện tượng xả rác trong phòng học, lớp học thoáng mát, tinh thần tự quản của lớp ñã
tiến bộ rõ rệt.
- Học sinh có ý thức, tích cực tham gia xây dựng phong trào học tập của lớp.
- Học sinh biết giúp ñỡ nhau cùng tiến bộ.
- Không còn tình trạng gây mất ñoàn kết, ñánh nhau trong trường, trong lớp.
- Hiện tượng học sinh nghịch ngợm, nói tục cũng ñã giảm một cách rõ rệt.
- Luôn có sự phối hợp chặt chẻ giữa giáo viên chủ nhiệm với giáo viên bộ môn và gia ñình học
sinh, ñảm bảo thông tin chính xác, kịp thời trong việc giáo dục, rèn luyện học sinh.
* Kết quả thu ñược ñến cuối tháng 9 như sau:
HS ngoan, có tinh thần kỷ
luật, tự quản tốt
HS có tinh thần kỷ luật, tự
quản khá tốt
HS chưa có tinh thần kỷ luật,
tự quản tốt
SL TL SL TL SL TL
14 em 45.2% 15 em 48.4% 2em 6.4%
2. Bài học kinh nghiệm:
Qua quá trình tìm hiểu về công tác chủ nhiệm của những giáo viên có kinh nghiệm lâu năm
và của bản thân, tôi rút ra ñược bài học kinh nghiệm sau:
- Phải thương yêu, gần gũi, quan tâm lo lắng các em như những ñứa con yêu quí của mình
như học sinh ñã nói “Cô giáo như mẹ hiền”. Thiết nghĩ, nếu con của mình ñến trường mà không
chịu học, không có ñạo ñức thì hậu quả thật ñáng sợ, tương lai các em ñi về ñâu? Bởi có ñi học,
Hội thảo giáo viên chủ nhiệm giỏi Năm học 2011- 2012
GV: Nguyễn Thị Thuỳ Trường tiểu học Tân Hợp
7
mở mang tri thức thì dù ít hay nhiều chúng ta cũng góp phần xây dựng xã hội phồn vinh. Vì thế
hãy thể hiện hết khả năng và tinh thần trách nhiệm của mình ñể việc giáo dục này ñạt kết quả
cao hơn.
- Một yếu tố không thể thiếu là: Người Thầy luôn trau dồi, tìm kiếm, trao ñổi kinh nghiệm với
các bạn ñồng nghiệp, xây dựng nên phương pháp giáo dục thích hợp, kịp thời uốn nắn, sửa chữa
những sai lầm của các em, giúp các em nhận ra lỗi và có hướng khắc phục. Bên cạnh ñó phát huy
những tài năng sẵn vốn có “Cây nhà, lá vườn” của các em học sinh, nâng cao ý thức tự giác, dần
dần giúp cho các em có thêm năng lực mới- năng lực tự quản.
- Nghiêm túc – liên tục thực hiện ñúng qui ñịnh các kế hoạch ñã ñề ra của lớp. Tránh tình trạng
“ðầu voi, ñuôi chuột”. Sẽ phản tác dụng nếu giáo viên chủ nhiệm không thực hiện ñúng yêu cầu
này. ðây cũng là một yếu tố giúp giáo viên chủ nhiệm hoàn thành tốt công tác “dạy người” trong
nhà trường.
- Bản thân giáo viên chủ nhiệm phải là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Muốn vậy, người
thầy phải gương mẫu chấp hành tốt mọi ñiều mình ñã ñề ra. Vì vốn các em thích học theo người
lớn, thích bắt chước nên trong tư duy các em cũng có những suy luận nhất ñịnh. Các em sẽ phân
vân, nghi ngờ khi người thầy nói lý thuyết suông mà không thực hành.
- Thường xuyên giáo dục tư tưởng cho các em, biết yêu thương, ñoàn kết, tương thân tương ái,
giúp ñỡ nhau cùng tiến bộ. Mạnh dạn phê và tự phê ñể thấy rõ khuyết ñiểm hay khó khăn cần
vượt qua thử thách ñể làm chủ bản thân
- Phải bao dung, tha thứ cho những học sinh mắc sai lầm; ñộng viên, khuyên bảo, ñặc biệt quan
tâm giúp ñỡ các em cả vật chất lẫn tinh thần , từ ñó cảm hóa các em trở thành người tốt.
3. Kiến nghị, ñề xuất:
ðể giáo viên thực hiện tốt công tác chủ nhiệm, tôi xin kiến nghị quý cấp quan tâm một số vấn
ñề sau:
1. Phụ huynh thường xuyên phối hợp với nhà trường, giáo viên chủ nhiệm lớp trong việc giáo
dục học sinh.
Hội thảo giáo viên chủ nhiệm giỏi Năm học 2011- 2012
GV: Nguyễn Thị Thuỳ Trường tiểu học Tân Hợp
8
2. Các cấp lãnh ñạo thường xuyên tổ chức các hội thảo về công tác chủ nhiệm ñể giáo viên có
ñiều kiện học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.
3. Tạo ñiều kiện ñể giáo viên chủ nhiệm có nhiều thời gian hơn nữa nhằm nghiên cứu bài dạy
và lập kế hoạch thực hiện công tác chủ nhiệm.
4. Cần có các hình thức khen thưởng ñể ñộng viên những giáo viên làm tốt công tác chủ
nhiệm.
4. Kết luận:
Trong công tác chủ nhiệm lớp, tôi nhận thấy rõ mình còn gặp rất nhiều khó khăn.Tuy nhiên
bản thân tôi nhận thấy rằng, muốn trở thành một GVCN giỏi thì:
Hãy giáo dục học sinh bằng sự chân thành, thiện chí và niềm tin vào sự tốt ñẹp vẫn luôn tồn
tại trong các em, các em sẽ trở nên tốt hơn (ít ra là với chính mình), bởi ở lứa tuổi HS, các em
thường chưa có một thói xấu, một ham muốn, một tham vọng nào lớn ñến nỗi ñể các em phải bất
chấp tất cả và dễ dàng ñi phụ lòng tin của người khác.
Hãy giáo dục HS bằng con ñường ñối thoại, hãy cho phép các em phản biện và nói "không"
khi cần thiết. Dạy các em "biết vâng lời" chứ không phải "chỉ biết vâng lời"
lắng nghe, quan sát, quan tâm sâu sắc ñến học sinh bằng tất cả tấm lòng.
Tuy nhiên ,ñể làm tốt công tác chủ nhiệm lớp, ngoài việc thực hiện hiệu quả các biện pháp
quản lý giáo dục ñiều quan trọng nhất ñối với một giáo viên nói chung và một GVCN lớp nói
riêng ñó là tình yêu thương dành cho học sinh. ðây là yêú tố quan trọng hàng ñầu của người giáo
viên chủ nhiệm lớp, giúp GVCN tự giác chấp nhận những thử thách của nghề nghiệp, ñồng thời
luôn có sự tìm tòi, sáng tạo trong công việc với mong muốn mang ñến những ñiều tốt ñẹp nhất
cho học sinh của mình.
Bằng kinh nghiệm nhỏ bé của mình, tôi tin rằng với sự giúp ñỡ của giáo viên bộ môn, của gia
ñình học sinh và xã hội, thì học sinh sẽ ngày càng có ý thức hơn ,từ ñó việc học của các em sẽ
dần tiến bộ hơn.
Tôi mong nhận ñược sự ñóng góp của các ñồng nghiệp ñể giúp ñỡ tôi làm tốt hơn công tác
chủ nhiệm của mình . Tôi chân thành cảm ơn.