1
1. Tên đề tài: RÈN LUYỆN NHỮNG KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN CHO
HỌC SINH LỚP 9 Ở TRƯỜNG PTDTBT THCS TRÀ TẬP
2. Đặt vấn đề:
2. 1 Mục đích nghiên cứu:
Phân mơn Làm văn chiếm một vị trí quan trọng trong mơn Ngữ văn bậc
Trung học trong đó tiết thực hành được bố trí khá nhiều. Điều đó cho thấy Bộ
Giáo dục và Đào tạo rất chú trọng đến vấn đề rèn luyện các kỹ năng cơ bản cho
học sinh. Chính vì coi trọng vấn đề thực hành nên Chương trình Ngữ văn nhấn
mạnh: “Trọng tâm của viêc rèn luyện kỹ năng Ngữ văn cho học sinh là làm cho
học sinh có kĩ năng nghe, nói, đọc, viết Tiếng Việt khá thành thạo theo các kiểu
văn bản và có kĩ năng sơ giản về phân tích tác phẩm văn học, bước đầu có năng
lực cảm nhận và bình giá văn học”. Chương trình Tập làm văn đặt trọng tâm ở
khâu thực hành: xây dựng bài qua thực hành, thực hành nhận biết và thực hành
làm văn bản. Ngoài việc luyện kĩ năng nghe, đọc, nói, chương trình cịn chú
trọng đến kĩ năng viết. Xét về tần suất, dạng bài tập viết đoạn văn xuất hiện khá
nhiều. Tuy nhiên đối với những em học trung bình và yếu với học sinh thường
ngại viết tập làm văn. Kĩ năng viết của nhiều em chưa được thành thạo, nhuần
nhuyễn, khả năng diễn đạt về đoạn văn còn mắc nhiều lỗi về từ ngữ, ngữ pháp,
liên kết câu, liên kết đoạn. Cho nên niềm đam mê viết các bài tập làm văn của
nhiều em chưa thật sự lớn. Chính vì những lẽ trên tơi mạnh dạn nghiên cứu vấn
đề rèn luyện những kỹ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 9 đưa vào bài viết
này, coi đây là một vài kinh nghiệm nhỏ trong quá trình dạy học.
2. 2 Thực trạng vấn đề nghiên cứu:
2.2.1Thuận lợi:
Được sự quan tâm của lãnh đạo và bộ phận chun mơn Phịng GD& ĐT
Nam Trà My trong việc tổ chức các lớp tập huấn về dạy học bộ môn Ngữ văn.
Ban giám hiệu cũng như tổ chuyên môn thường xuyên quan tâm tạo điều kiện
2
cho tôi nghiên cứu và thực hiện đề tài này. Bản thân tôi được phân công giảng
dạy bộ môn Ngữ văn ở lớp 9 trong 2 năm liền. Một số học sinh có ý thức trong
việc học phân mơn tập làm văn. Đa số các em học sinh đều được nằm trong danh
sách được hưởng chế độ bán trú nên thuận lợi cho việc theo dõi và học tập của
các em vào ban đêm.
2. 2.2 Khó khăn:
Đa số học sinh tại trường PTDTBT THCS Trà Tập là con em đồng bào dân
tộc Cadong, nhiều học sinh vốn ngôn ngữ tiếng Việt còn nhiều hạn chế, một số
em tiếp thu tốt thì lại nhanh quên. Việc viết đoạn văn của các em còn rất nhiều
hạn chế. Nhiều em viết đoạn văn vụng về, cẩu thả, lan man và không rõ nghĩa,
không tạo được sự liên kết.
Ý thức học tập của các em nhìn chung chưa cao. Nhiều em học sinh chưa thể
hiện được tính cần cù nhẫn nại, hễ gặp đề bài tập làm văn hơi khó là nản chí
ngay hoặc viết cho xong nhiệm vụ.
Cơ sở vật chất nhà trường nhìn chung cịn nhiều hạn chế nên ảnh hưởng ít
nhiều đến các mơn học nói chung và mơn Ngữ văn nói riêng.
Do sự điều động giáo viên của Phịng Giáo dục Nam Trà My nên q trình
nghiên cứu của tơi tại trường PTDTBT- THCS Trà Tập chỉ kéo dài khoản hơn 3
tháng ( từ cuối tháng 8/2013 đến tháng 11 năm 2013).
2. 2.3 Thực trạng vấn đề:
Đối với học sinh: đời sống của tất cả các em học sinh ở trường cịn gặp rất
nhiều khó khăn. Nhất là đối với những em ở ngoại trú phải lặn lội một quãng
đường xa xơi với địa hình khá phức tạp. Về nhà lại phải lao động vất vả, đêm
đến lại thiếu ánh điện nên hầu như các em ít dành thời gian cho việc học ở nhà.
Nguồn sách tham khảo dành cho phân mơn tập làm văn cịn q ít. Vì vậy các
em chỉ nắm được những gì thầy giảng trên lớp xung quanh nội dung sách giáo
khoa.
3
Đối với giáo viên: Khi chưa thực hiện nghiên cứu đề tài này tôi chưa chú
trọng nhiều đến khâu thực hành kĩ năng viết đoạn văn của học sinh ở trên lớp
cũng như giao việc về nhà cho các em. Do vậy kiến thức mà các em nắm được
chủ yếu là phần nội dung lí thuyết trên lớp của học sinh và chỉ xoay quanh
những nội dung cơ bản trong sách giáo khoa. Vì vậy kĩ năng thực hành của các
em cịn kém. Điều này làm học sinh gặp khó khăn và một số em học sinh yếu
cảm thấy chán nản khi học môn học này.
Đối với bộ môn Ngữ văn nói chung và phân mơn tập làm văn nói riêng đòi
hỏi học sinh phải đọc nhiều, viết nhiều trong khi đó vốn ngơn ngữ tiếng Việt của
các em rất hạn chế, một số em không dành thời gian cho việc học nên chất lượng
ở phân môn tập làm văn là chưa cao.
Số liệu thống kê chất lượng bài làm văn của học sinh khi chưa áp dụng sáng
kiến kinh nghiệm.
Tổng số
Giỏi
HS
29
0
2.3 Lí do chọn đề tài:
Khá
TB
Yếu
Kém
1
8
13
7
Trong hệ thống ngơn ngữ, đoạn văn là một đơn vị có ý nghĩa rất quan trọng.
Chính vì thế để góp phần nâng cao chất lượng của việc sử dụng ngôn ngữ trong
học tập và giao tiếp hàng ngày của học sinh thì mỗi giáo viên trong q trình
giảng dạy cần có ý thức rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn, liên kết đoạn.
Dạy học làm văn thực chất chính là cung cấp cho học sinh những kỹ năng để
giao tiếp, lĩnh hội và tạo lập văn bản. Nên trong quá trình giảng dạy giáo viên
ngoài việc rèn luyện cho học sinh các kỹ năng như: Phân tích đề, tìm ý và lập
dàn ý… thì việc rèn kỹ năng xây dựng đoạn văn cũng cần đặc biệt quan tâm.
Mục tiêu dạy học Làm văn nói chung là rèn cho học sinh có được bản lĩnh
sống đúng đắn, dám thể hiện quan điểm chính kiến của mình, rèn cho học sinh
4
phát huy được tiềm năng và cá tính sáng tạo của bản thân trước những hiện
tượng xảy ra trong văn học và trong đời sống. Tuy nhiên để học sinh làm được
điều đó học sinh cần phải có kỹ năng giao tiếp, kỹ năng viết đoạn văn. Thực tế
dạy học cho thấy việc xây dựng đoạn văn là một việc hết sức quan trọng trong
dạy học Ngữ văn nhưng trong quá trình giảng dạy nhiều giáo viên chưa chú
trọng đến việc rèn luyện cho học sinh kỹ năng xây dựng đoạn văn. Chính thế đã
dẫn đến tình trạng có nhiều bài văn khơng có kết cấu rõ ràng mạch lạc, bài viết
khơng lơgíc, đầy những câu văn “bất thành cú”. Vậy làm thế nào để học sinh
THCS có những bài văn nghị luận hành văn trôi chảy, lôgic, mạch lạc? Đó là
những câu hỏi của rất nhiều giáo viên dạy bộ mơn văn đang đặt ra và mong
muốn tìm hướng giải quyết. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi lựa chọn và
nghiên cứu đề tài:
“Rèn luyện những kỹ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 9 ở trường
PTDTBT- THCS Trà Tập” với hi vọng góp một phần nhỏ bé vào việc nâng cao
chất lượng dạy học phân mơn tập làm văn ở địa bàn cịn gặp rất nhiều khó khăn.
2.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
2.4.1 Đối tượng nghiên cứu:
Sáng kiến kinh nghiệm này được vận dụng vào giảng dạy thực tế ở học sinh lớp
9 trường PTDTBT THCS Trà Tập.
2.4.2 Phạm vi nghiên cứu:
Vấn đề nghiên cứu này chỉ áp dụng trong phạm vi chương trình Ngữ văn lớp 9
học kì I.
3. Cơ sở lí luận:
Theo từ điển Tiếng Việt, kỹ năng là khả năng vận dụng những kiến thức trong
một lĩnh vực nào đó vào thực tế. Có nhiều quan điểm về vấn đề này, chúng tôi
chấp nhận cho rằng kỹ năng như là phương thức, cách thức hành động được con
người nắm vững, là khả năng con người thực hiện hành động một cách có kết
5
quả. Kỹ năng nói chung và các kỹ năng viết đoạn văn nói riêng chỉ có thể hình
thành bằng con đường luyện tập, tạo ra các năng lực thực hiện các hành động
triển khai viết đoạn văn không chỉ trong những điều kiện quen thuộc mà cả trong
những điều kiện thay đổi.
Ở bậc học THCS, học sinh được tiếp nhận kiến thức về đoạn văn ngắn gọn cụ
thể đó là: Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, bắt đầu từ chữ viết hoa
lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng và thường biểu đạt một ý
tương đối hoàn chỉnh. Đoạn văn thường cho nhiều câu tạo thành. Đoạn văn
thường có câu chủ đề. Từ ngữ chủ đề là các từ ngữ được dùng làm đề mục hoặc
các từ ngữ được lặp lại nhiều lần nhằm duy trì đối tượng được biểu đạt. Câu chủ
đề mang một nội dung khái quát, lời lẽ ngắn gọn thường đủ hai thành phần chính
và đứng ở đầu hoặc cuối đoạn văn. Các câu trong đoạn văn có nhiệm vụ triển
khai và làm sáng tỏ chủ đề của đoạn bằng các phép diễn dịch, quy nạp, song
hành,…
Chính vì vậy hướng dẫn cho học sinh nói viết đúng đoạn văn là hết sức cần
thiết. Nhiệm vụ lớn lao đó phụ thuộc rất nhiều vào giáo viên dạy mơn Ngữ văn
nói chung và phân mơn tập làm văn nói riêng. Do vậy người giáo viên phải có
cách thức tổ chức tiến hành tiết dạy tập làm văn như thế nào để đem lại hiệu quả
thiết thực nhất giúp học sinh thực hành tốt bài tập làm văn của mình.
4. Cơ sở thực tiễn:
Trong chương trình Ngữ văn ở các cấp học phổ thơng nói chung và THCS nói
riêng khơng chỉ giúp học sinh rèn luyện kĩ năng nghe, đọc, nói mà cịn chú trọng
đến kĩ năng viết nói chung. Kĩ năng viết đoạn văn là kĩ năng hết sức quan trọng
trong kĩ năng viết . Chương trình Ngữ văn THCS đã thể hiện rõ mục đích trong
nội dung bộ sách giáo khoa THCS như sau:
Chương trình lớp 6: học sinh được học tiết 20 (Lời văn đoạn văn tự sự), tiết 139
(Ngữ văn địa phương : Đoạn văn miêu tả)
6
Chương trình lớp 7: Học sinh được học Tiết 4( Liên kết trong văn bản), tiết 100
(Luyện tập viết đoạn văn chứng minh)
Chương trình lớp 8 : Học sinh học tiết 10( xây dựng đoạn văn trong văn bản)
,tiết 14 (Liên kết các đoạn văn trong văn bản), tiết 28 (Luyện viết đoạn văn tự sự
kết hợp với yếu tố miêu tả và biểu cảm), tiết 100 (Viết đoạn văn trình bày luận
điểm).
Chương trình lớp 9: Học sinh được học tiết 60 ( Luyện tập viết đoạn văn tự sự
có sử dụng yếu tố nghị luận), tiết 109, 110 ( Luyện tập liên kết câu và liên kết
đoạn văn).
Thực tế tại trường PTDTBT THCS Trà Tập là trong những năm học vừa qua
nhiều em viết đoạn văn còn quá yếu. Hiện tượng viết lạc đề, lệch đề, mơ hồ về
nghĩa, thiếu tính liên kết vẫn cịn nhiều dẫn đến những sản phẩm do các em làm
ra chất lượng quá kém.
Chính vì vậy để đưa chất lượng mơn học Ngữ văn ở trường có được một kết
quả khả quan hơn, tơi thấy mình cần phải tìm tịi, nghiên cứu để tìm ra giải pháp
đúng đắn giúp các em học sinh thực hành tốt việc viết đoạn văn. Đây là cơ sở
quan trọng để tôi chọn đề tài: Rèn kỹ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 9 ở
trường PTDTBT-THCS Trà Tập.
5. Nội dung nghiên cứu:
5.1 Thống kê về việc viết đoạn văn trong chương trình Ngữ văn 9 học kì I:
Trong q trình soạn bài ngồi việc xác định mục đích u cầu, tiến đến tìm
cách thiết kế khai thác nội dung bài dạy, bản thân tôi luôn quan tâm chú trọng
đến bước vận dụng kiến thức vào luyện tập cho học sinh. Cũng như các bộ môn
khác, phần luyện tập bao giờ cũng theo quy trình từ dễ đến khó, từ đơn giản đến
phức tạp. Nếu các mơn tự nhiên bắt đầu từ những bài tốn tính nhỏ, đến các bài
giải, thì mơn Ngữ văn là bắt đầu từ những bài tập mang tính nhận diện, đặt câu,
mới đến viết đoạn. Như trên đã nói, dạng bài tập viết đoạn văn, theo tôi nghĩ đây
7
là một dạng bài tập tương đối khó khăn cho cả giáo viên và học sinh không chỉ
về kiến thức cịn là thời gian.
Qua thống kê sơ bộ chương trình Ngữ văn 9 học kì I, học sinh ít nhất phải trải
qua hai mươi bài tập viết đoạn văn chưa kể đến các đoạn mà các em phải làm
trong kiểm tra 1 tiết hoặc 15 phút cụ thể như sau:
- Đề 1: Viết đoạn mở bài, cho bài thuyết minh về một trong các đồ dùng sau: cái
quạt, cái bút, cái kéo, chiếc nón.
- Đề 2: Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi học xong bài Đấu tranh cho một thế
giới hịa bình của nhà văn G.G. Mác-két.
- Đề 3: Viết một đoạn văn thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả đối với các ý
sau:
+ Con trâu ở làng quê Việt Nam (hình ảnh con trâu trên đồng ruộng, làng quê
Việt Nam)
+ Con trâu trong việc làm ruộng.
+ Con trâu trong một số lễ hội.
+ Con trâu với tuổi thơ ở nông thôn.
- Đề 4: Viết đoạn văn nghị luận có nội dung liên quan đến một trong ba ý kiến
dưới đây. Trích dẫn ý kiến đó theo hai cách: dẫn trực tiếp và dẫn gián tiếp .
+ Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là
tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.
+ Giản dị trong đời sống trong quan hệ với mọi người, trong tác phong Hồ Chủ
Tịch cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết vì muốn cho quần chúng nhân dân
hiểu được, nhớ được, làm được.
+ Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng
nói của mình.
- Đề 5: Viết đoạn văn ngắn trình bày những điều, em nhận thức được về tình
trạng đất nước ta vào thời vua Lê - Chúa Trịnh cuối thế kỉ XVIII.
8
- Đề 6: Dựa theo tác phẩm, hãy viết một đoạn văn ngắn miêu tả lại chiến công
thần tốc đại phá quân Thanh của Quang Trung từ tối 30 tết đến ngày mồng 5
tháng giêng năm Kỉ Dậu (1789).
- Đề 7: Viết đoạn văn phân tích, so sánh cảnh mùa xuân trong câu thơ cổ Trung
Quốc: “Phương thảo liên thiên bích – Lê chi sổ điểm hoa” với cảnh mùa xuân
trong câu thơ : “Cỏ non xanh tận chân trời- Cành lê trắng điểm một vài bông
hoa” để thấy được sự tiếp thu và sáng tạo của Nguyễn Du.
- Đề 8: Dựa vào đoạn trích Cảnh ngày xuân, hãy viết một đoạn văn kể về việc
chị em Thúy Kiều đi chơi trong buổi chiều tiết Thanh minh. Trong khi kể, chú ý
vận dụng các yếu tố miêu tả để tả lại cảnh ngày xuân.
- Đề 9: Viết đoạn văn phân tích nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong támmcâu thơ
cuối đọan trích Kiều ở lầu Ngưng Bích
- Đề 10 : Hãy đóng vai nàng Kiều viết đoạn văn kể lại việc báo ân báo ốn, trong
đó bộc lộ trực tiếp tâm trạng của Kiều lúc gặp lại Hoạn Thư.
- Đề 11: Trong Truyện Lục Vân Tiên cịn có những nhân vật nào có thể xếp vào
cùng một loại với ơng Ngư ở đoạn trích này? Họ có những đặc điểm chung gì ?
Tác giả muốn gửi gắm ý tưởng nào thơng qua các nhân vật đó ?
- Đề 12: Viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về đoạn cuối bài
thơ Đồng chí (“Đêm nay… trăng treo”)
- Đề 13: Viết đoạn văn phân tích khổ thơ thứ hai trong bài thơ Bài thơ về tiểu
đội xe không kính
- Đề 14: Viết một đoạn văn ngắn phân tích khổ thơ đầu hoặc cuối của bài thơ
Đoàn thuyền đánh cá của nhà thơ Huy Cận.
- Đề 15: Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh bếp lửa trong bài
thơ Bếp lửa của nhà thơ Bằng Việt.
- Đề 16: Viết một đoạn văn kể lại buổi sinh hoạt lớp. Trong buổi sinh hoạt đó,
em đã phát biểu ý kiến để chứng minh Nam là một người bạn rất tốt.
9
- Đề 17: Viết đoạn văn kể về những việc làm hoặc những lời dạy bảo giản dị mà
sâu sắc của người bà kính yêu đã làm cho em cảm động. (Trong đoạn văn có sử
dụng yếu tố nghị luận )
- Đề 18: Chọn phân tích một đoạn miêu tả tâm lí nhân vật ơng Hai trong truyện
ngắn Làng của nhà văn Kim Lân
- Đề 19: Viết một đoạn văn kể chuyện theo đề tài tự chọn, trong đó sử dụng cả
hình thức đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm.
- Đề 20: Phát biểu cảm nghĩ của em về một trong hai nhân vật: anh thanh niên,
ông họa sĩ trong truyện Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long.
5.2 Yêu cầu cơ bản về viết đoạn văn:
5.2.1 Muốn viết được đoạn văn để luyện tập kiến thức sau khi học văn bản,
trước hết học sinh phải hiểu, nắm chắc kiến thức vừa học.
Chẳng hạn luyện viết được đoạn văn theo nội dung đọc hiểu văn bản nghệ
thuật. Để đọc hiểu một tác phẩm văn học thường đọc hiểu theo một quy trình
chung:
- Đọc và tìm hiểu chung về tác phẩm: tìm hiểu tác giả, hồn cảnh ra đời của
tác phẩm, tóm tắt tác phẩm (Nếu là tác phẩm tự sự), tìm hiểu nhan đề tác
phẩm… từ đó bước đầu xác định chủ đề tác phẩm.
- Đọc và tìm hiểu chi tiết: Đọc phân tích từng phần như phân tích đoạn văn,
đoạn thơ, phân tích nhân vật, phân tích hình tượng, hình ảnh chi tiết, hiệu quả
nghệ thuật của biện pháp tu từ… từ đó đọc ra tư tưởng, thái độ tình cảm của tác
giả trước vấn đề xã hội, trước hiện thực cuộc sống được gửi gắm trong tác phẩm.
Trên cơ sở kiến thức về đọc hiểu tác phẩm, để kiểm tra, đánh giá và tự kiểm tra
đánh giá kỹ năng nói viết khi vận dụng kiến thức đọc hiểu cụ thể của học sinh.
5.2.2 Khi rèn cách viết đoạn văn viết đoạn văn về nội dung Tiếng Việt, tập
làm văn, giáo viên phải hướng dẫn học sinh chiếm lĩnh kiến thức theo từng
bước .
10
Như tìm hiểu bản chất kiến thức thơng qua ví dụ cụ thể (Ví dụ tìm hiểu ở
phần I hoặc II ở các bài Tiếng Việt, Tập làm văn). Sau đó giáo viên tiến đến hình
thành khái niệm kiến thức cho học sinh. Tiếp theo cho học sinh trải qua các bài
tập đơn giản mang tính nhận biết, hiểu một cách chắc chắn. Trên cơ sở kiến thức
đó giáo viên mới đi vào kiểm tra đánh giá học sinh kỹ năng vận dụng kiến thức ở
dạng bài tập rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn.
5.2.3 Đoạn văn phải đảm bảo nội dung và hình thức.
Học sinh hiểu bài, nắm được kiến thức vẫn chưa chắc viết tốt được đoạn văn
nếu khơng được trang bị về hình thức của đoạn văn. Vậy nên ngay từ bài luyện
viết đoạn văn ở tiết đầu tiên tôi kết hợp cho học sinh ôn lại những kiến thức liên
quan về đoạn văn mà các em đã được học ở lớp dưới như câu chủ đề, đoạn văn
tự sự, đoạn văn chứng minh, đoạn văn thuyết minh, hay là viết đoạn văn trình
bày luận điểm,.. nhằm ôn lại kiến thức về đoạn văn, thông qua đó tôi cho học
sinh nắm chắc lại kiến thức cơ bản khi tạo lập đoạn văn :
+ Về nội dung: đoạn văn là một ý hoàn chỉnh ở một mức độ nào đó logic ngữ
nghĩa, có thể nắm bắt được một cách tương đối dễ dàng.
+ Về hình thức: đoạn văn ln ln hồn chỉnh. Sự hồn chỉnh đó thể hiện ở
điểm sau : Một đoạn văn được bắt đầu từ chữ cái viết hoa lùi đầu dòng đến chỗ
chấm xuống dịng.
+ Cho học sinh nhắc lại các cách trình bày đoạn văn mà em đã biết ở lớp 8
(Đoạn diễn dịch, đoạn quy nạp), sau đó giáo viên cung cấp thêm một số cách
khác nữa như đoạn so sánh, đoạn tương phản, đoạn nhân quả, đoạn móc xích...
Từ đó học sinh hiểu đoạn văn khác với bài văn ở điểm nào, tránh sự lan man
thiếu trọng tâm.
Căn cứ vào yêu cầu kiến thức của hai mươi đề bài trên, ta thấy dạng bài tập
viết đoạn văn không chỉ bắt gặp ở tiết dạy Tập làm văn hay Tiếng Việt mà nó là
dạng bài tập, luyện tập phù hợp cho cả ba phân môn . Cũng căn cứ vào yêu cầu
11
kiến thức của hai mươi đề bài cụ thể trên, ta thấy thời lượng thực hiện các đề bài
không chỉ ở trên lớp mà còn phải cho học sinh tự làm bài ở nhà. Dù ở nhà hay
trên lớp, học sinh đều phải làm để nắm chắc, vận dụng, rèn luyện kiến thức đã
học. Phải viết đúng, viết đủ, viết tốt đoạn văn. Luyện viết đoạn văn cần dựa vào
khung, sườn bám chắc vào luận điểm. Cứ tập đi tập lại nhiều lần sẽ thành thạo và
nhạy cảm trong viết đoạn văn, kể cả đoạn độc lập hay đoạn văn trong bài văn.
Vậy để giúp học sinh viết tốt các đoạn văn trên, bản thân tôi đã tiến hành các
bước hướng dẫn học sinh rèn cách viết đoạn văn như sau:
Tôi căn cứ vào thời lượng để phân ra các đề bài nào sẽ tiến hành giúp học sinh
xây dựng ý, viết đoạn văn ngay trên lớp. Các đề nào chỉ xây dựng ý trên lớp và
viết thành đoạn khi ở nhà. Kết quả loại như sau. Đối với các đề 1, 3, 4, 10, 16, 19
tôi sẽ giúp học sinh xây dựng ý và viết thành đoạn văn hoàn chỉnh ngay trên lớp.
Các đề cịn lại tơi sẽ xây dựng ý cho học sinh trên lớp, và việc viết thành đoạn
văn học sinh phải tự hoàn thành ở nhà.
5.3 Các cách rèn kĩ năng cho học sinh xây dựng được đoạn văn.
5.3.1 Xây dựng hệ thống câu hỏi để định hướng cho việc viết đoạn văn phù
hợp với từng phần trong bài làm văn:
a.1 Các bước thực hiện trên lớp: Trước hết với một vài kinh nghiệm chủ quan
bản thân tơi xin trình bày cách hướng dẫn học sinh viết những bài tập viết đoạn
văn bắt buộc phải hoàn thành trên lớp như đề 1, 2, 3, 16, 17, 19, Căn cứ vào đối
tượng học sinh của một trường có số học sinh dân tộc ít người chiếm tỉ lệ 100
như nơi tơi đang trực tiếp giảng dạy, thì tôi không thể giao ngay bài tập cho học
sinh được mà ln phải có bước hướng dẫn giúp học sinh.
Ví dụ khi hướng dẫn học sinh làm đề bài 1 ở trên (Viết đoạn mở bài thuyết
minh một trong các đồ dùng: Cái quạt, cái kéo, chiếc nón). Tơi xây dựng hệ
thống câu hỏi tìm ý cho đoạn văn. Như chúng ta đã biết, mỗi đoạn văn trong văn
bản diễn đạt một ý, các ý có quan hệ chặt chẽ với nhau trên cơ sở chung là chủ
12
đề của văn bản . Mỗi đoạn văn trong văn bản có một vai trị chức năng riêng và
được sắp xếp theo một trình tự nhất định : Đoạn mở đầu văn bản, các đoạn thân
bài của văn bản, đoạn kết thúc văn bản. Khi tách ra vẫn có tính độc lập tương đối
của nó.
- Cách viết đoạn mở bài: Đoạn mở bài trong phần làm văn bao giờ là giới
thiệu chung, khái quát nhất về đối tượng được nói đến, dẫn dắt được đối tượng
nêu ở đề bài, đoạn văn thường ngắn gọn, sinh động, súc tích. Tuy khơng đóng
vai trị quyết định đến sự thành cơng của bài văn nhưng nó sẽ là cửa ngõ quan
trọng để định hướng và viết tốt các đoạn văn tiếp theo ở phần than bài cũng như
kết bài. Dựa trên cơ sở lí luận đó khi hướng dẫn học sinh làm đoạn mở bài, tôi
đặt ra những câu hỏi tạo cho học sinh vừa xác định nhiệm vụ riêng của đoạn văn
trong bài văn vừa thấy được sự quan hệ chặt chẽ của nó với các đoạn khác trong
tồn bài.
? Em hãy cho biết vai trò của đoạn văn mở bài ?
? Mỗi đồ vật bao giờ cũng có nhiều đặc điểm, công dụng cần thuyết minh,
theo em trong đoạn mở bài ta có nên thuyết minh cụ thể một trong những đặc
điểm đó khơng ?
? Em sẽ làm như thế nào?
Sau khi trả lời những câu hỏi gợi ý trên học sinh có dàn ý của đoạn văn như sau:
+ Dàn ý của đoạn mở bài ( Đề 1)
Giới thiệu chung về đối tượng
Chọn và giới thiệu khái quát giá trị tinh thần, giá trị vật chất của đồ vật trong đời
sống con người.
Vật dụng để che nắng che mưa
Nón làm vật kỉ niệm, ghi tâm tình lứa đơi, tâm linh con người.
? Nếu giới thiệu chiếc nón em sẽ giới thiệu như thế nào?
(Học sinh diễn đạt cách làm bằng miệng, cả lớp chú ý nghe trả lời câu hỏi)
13
Nón là biểu tượng gắn liền với dân tộc Việt Nam, gắn liền với những người mẹ
ra đồng hai sương một nắng, với những người chị một đời buôn gánh bán bưng.
Nón lá chứa đựng tâm tình của lứa đơi. Nón vừa là vật chất trong đời sống vừa
thuộc tâm linh con người.
? Như vậy bạn đã giới thiệu chiếc nón nói riêng, đồ vật nói chung bằng cách
nào? (Giới thiệu chung – trên cơ sở giá trị vật chất, tinh thần của đồ vật không
thể thiếu trong đời sống con người). Sau khi học sinh hiểu được nội dung cần
viết rồi giáo viên yêu cầu học sinh viết độc lập vào vở của mình (Cho ba bảng
phụ nhỏ,chọn ba học sinh thuộc ba đối tượng giỏi, khá, trung bình viết vào bảng
phụ) hết thời gian làm bài giáo viên cho treo các bảng phụ lên nhận xét so sánh
nội dung, hình thức của đoạn văn với yêu cầu của đề (Khi tiến hành như thế giáo
viên dùng lời lẽ bảo vệ ý đoạn văn của các học sinh trung bình nhiều hơn tránh
được sự mặc cảm cho các em, mặc khác tạo cho các em sự tự tin. Lựa chọn tình
huống để sửa sai khắc phục cho các em đó một cách kịp thời nhẹ nhàng). Giáo
viên ghi điểm khuyến khích các em. Thu vở bất kì em nào về nhà chấm (Khoảng
2-3 em).
- Cách viết đoạn văn ở phần thân bài: Phần thân bài bao giờ cũng là phần quan
trọng nhất, quyết định đến sự thành công hay thất bại của người viết. Để viết tốt
phần này trước hết giáo viên phải chỉ rõ cho học sinh thấy rõ được sự khác biệt
cơ bản giữa đoạn văn phần mở bài và phần kết bài. Điểm khác biệt này trước hết
về dung lượng phần thân bài bao giờ cũng gấp nhiều lần các phần còn lại. Nếu
như đoạn văn trong phần mở bài nằm trong khoản giới hạn từ 4-10 câu thì đoạn
văn trong phần thân bài lại khơng yêu cầu cụ thể và trong phần này không phải
chỉ một đoạn văn thống nhất như hai phần kia mà có thể do rất nhiều đoạn văn
tạo thành. Một điểm nữa là đoạn văn trong phần thân bài nó thường không đơn
nhất một phương thức biểu đạt nào mà là sự kết hợp nhiều phương thức biểu đạt
14
với nhau.Vì vậy việc đặt câu hỏi để học sinh tìm ý cho học sinh ở phần này
thường yêu cầu cao hơn, phức tạp hơn.
Ví dụ khi hướng dẫn học sinh làm đề 3 ở trên, tơi chọn tình huống một chẳng
hạn (Con trâu ở làng quê Việt Nam … ) Cũng hình thức đặt câu hỏi tìm ý để xây
dựng ý cho đoạn văn. Trước hết tôi hỏi học sinh:
? Ba tình huống trên cùng chung một đối tượng ?
? Tại sao có thể nói hình ảnh con trâu gắn liền với làng quê và nông dân Việt
Nam? (Tạo nên sự hứng thú về đối tượng cho học sinh từ đó học sinh xác định
được vị trí vai trị của con trâu trong đời sống người dân Việt Nam, những đặc
điểm hình ảnh của con trâu nó sẽ ùa về trong suy nghĩ các em)
? Hình ảnh con trâu được xuất hiện trong những bài ca dao nào?
? Em hãy liệt kê thật nhanh những biểu hiện gắn bó của con trâu ở làng quê
Việt Nam cụ thể như là ở trên đồng ruộng? (Trâu gắn với công việc cày, bừa,
kéo…)
? Những biểu hiện của trâu bạn vừa liệt kê theo các em đủ chưa? Nó được
xem là gì của đoạn văn ? (đủ- đó là ý chính của đoạn văn)
? Các ý chính đó muốn cụ thể rõ ràng cần phải có yếu tố nào? (Miêu tả)
? Em ý định dùng yếu tố miêu tả vào đoạn văn như thế nào? (Khi cày trâu
những đường cày như thế nào? Khi kéo trâu cần cù kéo những xe lúa chín vàng
ra sao?
? Những lúc mùa vãn trâu thong thả gặm cỏ giữa khơng khí cách đồng q ra
sao?)
Trên cơ sở các câu hỏi đó học sinh sẽ vừa có ý cho đoạn văn vừa biết dùng yếu
tố miêu tả đúng lúc giúp đoạn văn thuyết minh sinh động cụ thể hơn về đối
tượng. Tương tự cách xây dựng tình huống thứ nhất, tơi u cầu học sinh thảo
luận nhóm hai bàn một thành 4 nhóm, cứ 2 nhóm một tình huống, xây dựng ý
cho tình huống 3 và 4 các nhóm thống nhất ý chung, sau đó tiếp tục độc lập viết
15
thành đoạn. Tơi gọi học sinh trình bày đoạn văn của mình chỉ ra câu văn thuyết
minh, yếu miêu tả, cho các học sinh khác nhận xét chỉ ra những ưu điểm tồn tại
của bạn cho hướng giải quyết bổ sung. Giáo viên động viên khen ngợi các em
kịp thời. Theo quy định với học sinh ngay từ đầy năm, cuối giờ, tôi thu 2 đến 3
quyển vở bài tập về nhà chấm, mục đích sửa sai cho học sinh kĩ nhiều mặt, nội
dung, hình thức, cách diễn đạt. Ví dụ đề 4 .Quan sát đề 4 ở trên ta thấy đây là
đoạn văn luyện tập kiến thức Tiếng Việt, cách hướng dẫn của tôi như sau: Trước
khi yêu cầu học sinh viết đoạn văn này, ngồi việc hình thành khái niệm về hai
cách dẫn, tôi đặc biệt khắc sâu kiến thức cho học sinh trong tình huống so sánh
sự khác nhau của hai lời dẫn, về hình thức, nội dung, vị trí của nó trong đoạn
văn, trên bảng phụ. Đối tượng lời nói, ý nghĩ của một người, một nhân vật. Lời
nói, ý nghĩ của một người, một nhân vật. Nội dung nhắc lại nguyên vẹn, nhắc lại
có điều chỉnh, đảm bảo đúng ý hình thức đặt trong dấu ngoặc kép, lời thoại đặt
sau dấu gạch ngang không đặt trong dấu ngoặc kép. Có thể dùng “rằng” hoặc
“là” trước lời dẫn. Vị trí đứng trước, đứng giữa, đứng sau lời người dẫn bao giờ
cũng đứng sau lời người dẫn. Trên cơ sở bảng phụ, tôi không đặt thêm câu hỏi
xây dựng ý cho đoạn nữa, mà chỉ gợi đến từng em học sinh yếu, kém cách đặt
vấn đề để trích dẫn lời dẫn hay nói cách khác là giúp các em viết lời người dẫn.
Đối với các em học sinh yếu, kém tôi không yêu cầu học sinh sáng tạo ngay lời
người dẫn mà trước hết gợi cho học sinh dựa vào phần chú thích dưới ba lời dẫn
(Hồ Chí Minh, Báo cáo Chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của
Đảng), (Phạm Văn Đồng, chủ tịch Hồ Chí Minh tinh hoa và khí phách của dân
tộc, lương tâm của thời đại) hay (Đặng Thai Mai, Tiếng Việt một biểu hiện hùng
hồn của sức sống dân tộc) để học sinh làm lời người dẫn. Học sinh suy nghĩ làm
bài, cũng như các tiết khác, tôi cho học sinh trình bày đọan văn của mình khi
đọc, đọc cả dấu câu để cho học sinh khác dễ nhận xét. Học sinh đối chiếu bảng
so sánh nhận xét cái làm được của bạn. Sau đó tơi đưa ra đoạn văn mẫu.
16
Cho đoạn văn mẫu cho học sinh tham khảo để xây dựng đoạn văn phù hợp với
các yêu cầu về phương thức biểu đạt sau;
Đoạn văn đúng , đủ, rõ ràng kiến thức cần vận dụng.
Đoạn văn có đề tài gần gũi với học sinh (Nếu không bắt buộc)
Cách viết đơn giản, chưa cần nhiều đến nghệ thuật, điêu luyện.
Sau khi cho học sinh tham khảo giáo viên lưu ý cho học sinh, đây chưa phải
là đoạn văn hay nhất càng chưa phải đoạn văn mẫu mà chỉ là đoạn văn đúng, đơn
giản, cần từ đoạn văn đơn giản này ta cố gắng có những đoạn văn hay hơn nữa.
Từ câu(a) có thể tạo ra:
Cách 1:
Trong “Báo cáo Chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng”
Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ : “Chúng ta phải…”
Cách 2 :
Trong “Báo cáo Chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng”,
Chủ tịch Hồ Chí Minh Khẳng định rằng chúng ta phải…Giáo viên đặt câu hỏi
vừa cho học sinh phát hiện kiến thức vừa củng cố bài qua đoạn văn mẫu.
? Trong hai đoạn trên đoạn nào có cách dẫn trực tiếp, đoạn nào có cách dẫn
gián tiếp ?
? Dựa vào đâu em phân biệt được ?
Tiếp tục thu bài để sửa lỗi cho học sinh, tìm và khuyến khích những em có kĩ
năng viết tốt. Cũng như đề số 4, đề số 19 ở trên thuộc đề yêu cầu vận dụng kiến
thức Tiếng Việt nên tôi cũng tiến hành gần như đề 4. Dựa trên khái niêm của ba
đơn vị kiến thức Đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm, học sinh so sánh phận
biệt được mới sử dụng đầy đủ, chính xác trong đoạn văn của mình. Vậy trên
bảng phụ của tôi thể hiện rõ điểm giống, khác nhau của các hình thức, tác dụng
của các lời thoại. Sơ đồ như sau: Những hình thức quan trọng để thể hiện nhân
vật trong văn bản tự sự đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm. Ví dụ nội dung
17
hướng tới người tiếp chuyện, không hướng tới người tiếp chuyện. Hình thức có
dấu gạch khơng có tác dụng đầu dòng. đầu dòng, phát ra thành lời. dấu gạch đầu
dòng, khơng phát ra thành lời. Bằng cách dặn dị học sinh chuẩn bị bài ở nhà từ
tiết trước, kiến thức cô đọng trên sơ đồ, học sinh hiểu bài ở lớp, nhìn chung các
em viết được đoạn văn theo yêu cầu. Biết là thế nhưng tôi luôn kèm học sinh
yếu, kém, gợi cho học sinh nảy sinh tình huống sự việc để kể trong đó có những
hình thức giao tiếp trên. Như :
? Đoạn văn em phải viết thuộc phương thức biểu đạt nào?
? Tự sự phải có những gì ?
? Em và bạn em có trị chuyện với nhau bao giờ khơng?
? Trong câu chuyện với bạn có khi nào em buông ra một lời than mà bạn
không cần thắc mắc khơng?
? Có khi nào em trách thầm bạn khơng?
? Ghi lại ngun văn lời nói, suy nghĩ của em và bạn có phải là tự sự khơng?
Trong q trình học sinh làm bài, tơi theo dõi cụ thể một em học sinh yếu kém,
có thể phụ thêm cho học sinh cách diễn đạt trên quan điểm tôn trọng ý văn của
em. Lúc hết giờ làm bài, tôi sẽ cho em học sinh đó trình bày bài của mình, yêu
cầu các em khác nhận xét những cố gắng của bạn, từ đó tơi có thể lợi dụng để
khích lệ em đó, đồng thời sửa lỗi cho em trong tâm trạng em tiếp thu được nhiều
kinh nghiệm viết văn nhất. Bồi đắp thêm hứng thú, kĩ năng cho các em giáo viên
quan tâm đến đoạn văn mẫu, theo tinh thần đoạn văn mẫu mà tơi trình bày ở trên
(thiết thực gần gũi các em cả đề tài lẫn cách viết).
Nếu viết đoạn văn rèn khả năng vận dụng kiến thức Tiếng Việt, Tập làm văn,
đoạn văn hoàn thành ngay trên lớp đã khó, thì những đoạn văn rèn khả năng vận
dụng kiến thức văn học, hoàn thành ở nhà lại càng khó khăn hơn. Sở dĩ tơi có
suy nghĩ như vậy bởi xét về mặt khách quan, tâm lí học sinh cấp hai ham chơi,
thiếu tính tự giác học ở nhà. Đặc biệt là các em học sinh dân yếu kém, thường rất
18
nhanh quên thậm chí những kiến thức vừa học đã qn ngay. Ít quan tâm đến kết
quả kiểm tra. Cịn xét về mặt chủ quan, đoạn văn rèn kĩ năng, kiến thức Tiếng
Việt, Tập làm văn gần như có khn mẫu. Cịn đoạn văn có kiến thức văn học nó
lại gần như không khuôn mẫu, xét về mặt nội dung, nó khơng chỉ có nội dung cụ
thể trên bề mặt ngơn từ mà cịn có giá trị nghệ thuật bên trong ngơn từ, trong khi
đó khơng phải học sinh nào cũng có cảm nhận như nhau. Địi hỏi giáo viên
khơng những hướng dẫn cụ thể mà phải nhìn nhận, đánh giá bài làm của học sinh
một cách khách quan, không thể áp đăt, cũng không thể để cho học sinh tùy tiện
cảm nhận, lại không quên phát huy năng khiếu cá nhân của các em, tránh trường
hợp các em viết đoạn phân tích, cảm nhận một khổ thơ, một đoạn truyện lại viết
cả tác phẩm. Hoặc chỉ gạch đầu dòng, hoặc chỉ đơn phương nội dung đoạn thơ,
đoạn truyện đó với tác phẩm chứa nó. Quan sát các đề văn hoàn thành ở nhà trên,
ta thấy chủ yếu thuộc về văn bản. Đây cũng chính là một kiến thức quan trọng
thường được gặp lại trong bài kiểm tra một tiết và bài kiểm tra tổng hợp cuối học
kì. Tất cả hai yếu tố lớn trên tạo nên cái khó trong việc tiến hành rèn kĩ năng viết
đoạn cho học sinh.
- Cách viết đoạn văn ở phần kết bài:
Khi viết đoạn văn ở phần kết bài cần phải đảm bảo được hai yêu cầu cơ bản
sau:
+ Về nội dung: Phần kết bài phải có sự liên quan trực tiếp đến vấn đề đã trình
bày trong tồn bộ văn bản. Nên có những nhận định, đánh giá vấn đề.
+ Về hình thức: Cần sử dụng các phương tiên liên kết để gắn kết các phần
trước của văn bản đồng thời đánh dấu việc kết thúc quá trình trình bày vấn đề.
Việc thực hiện hình thức đặt câu hỏi để học sinh tìm ý trong phần kết bài
cũng là một nội dung hết sức quan trọng. Thường thì việc kết thúc phần kết bài
bao giờ cũng tương xứng với phần mở bài cả về độ dài cũng như là một khẳng
định và mở rộng về đối tượng đã nêu ở phần mở bài. Phần kết bài bao giờ cũng
19
thể hiện cảm nhận chung của người viết về đối tượng đã được triển khai ở các
phần trước đó.Vì vậy ngồi việc lí luận theo cái chung thì phần kết bài còn đòi
hỏi cái cảm nhận riêng của người viết. Do vậy giáo viên phải biết lựa chọn
những câu hỏi sao cho phù hợp nhất, mang đặc trưng riêng với nội dung phần
này.
Ví dụ như đề 20: Khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu về nhân vật anh thanh niên
trong phần viết đoạn kết bài, giáo viên đặt những câu hỏi sau:
? Tại sao tác giả lại chọn hoàn cảnh anh thanh niên làm việc ở nơi Sa Pa lặng
lẽ với công việc như vậy? Điều tác giả muốn gởi gắm ở đây là gì?
? Cảm nhận chung của em về nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng
lẽ Sa Pa?
? Thế hệ trẻ hôm nay cần làm những gì để góp phần xây dựng tổ quốc?
5. 3.2 Phối hợp giữa việc cho học sinh viết đoạn văn trên lớp và về nhà:
Nếu giáo viên chỉ hướng dẫn sơ qua cho học sinh về nhà viết, hoặc cho học
sinh viết trên lớp chưa hồn thành thì hết giờ và yêu cầu học sinh về nhà hoàn
thành đoạn văn ở nhà, kết quả cho thấy bài tập này không cao. Làm thế nào để
học sinh về nhà có làm bài, viết bài theo đúng yêu cầu của bài tập có sáng tạo,
tránh được sự sao chép văn mẫu?
Để tháo gỡ khó khăn trên, giúp học sinh có được sự hướng dẫn, được thực
hành và được uốn nắn, có lẽ giáo viên chúng ta không thể bỏ qua được bước
hướng dẫn về nhà, mà cịn đầu tư thích đáng cho bước hướng dẫn học bài ở nhà
cho học sinh với những hệ thống câu hỏi, phương thức thiết kế phù hợp, tạo thói
quen học bài ở nhà cho học sinh. Xuất phát từ đặc điểm tình chung như trên cũng
như xuất phát từ đặc điểm riêng của một trường là học sinh dân tộc thiểu số, tôi
đã thực hiện bước hướng dẫn học sinh làm bài tập bằng cách như sau :
- Các bước tiến trình hướng dẫn:
20
Ví dụ: Khi dạy bài : Đấu tranh cho một thể giới hịa bình của nhà văn Cơ-lơmbi-a, G.G . Mác - két . Sau khi các em tìm hiểu chi tiết văn bản, nắm nội dung
chính của văn bản, về nhà có bài tập luyện tập viết đoạn văn ở đề 2 ở trên. ( Phát
biểu cảm nghĩ của em sau khi học xong bài Đấu tranh cho một thế giới hịa bình
của nhà văn G.G. Mác-két)
+ Bước thứ nhất : tôi gọi một học sinh đọc yêu cầu của đề lên cho cả lớp
nghe.
+ Bước hai: Tôi đặt những câu hỏi phác vấn nhanh, cho học sinh trả lời theo ý
kiến chủ quan, theo những câu hỏi sau :
? Sau khi học xong văn bản, em hãy cho biết tại sao văn bản lại có cái tên
đó ?
? Ngoài văn bản này, em thấy nội dung của văn bản cịn được phản ánh thơng
qua các phương tiện thơng tin đại chúng nào ?
? Những lập luận, chứng cứ trong văn bản, cùng những hình ảnh qua thơng
tin đại chúng giúp cho em hình dung được cảnh tượng thế giới như thế nào khi
có chiến tranh ?
? Em muốn nói gì về vấn đề đó ? ( em có thể nói về tình cảm căm ghét những
kẻ hiếu chiến…, có thể nói về phong trào đấu tranh cho hịa bình hiện nay trên
thế giới, hoặc về hậu quả chiến tranh ở Việt Nam, về sự đóng góp nhất định của
em về phong trào bảo vệ hịa bình )
+ Bước ba : Tôi đánh các câu hỏi vào phiếu học tập, phát cho học sinh, yêu
cầu học sinh bấm ngay phiếu học tập đó vào vở của mình, về nhà dựa trên các
câu hỏi gợi ý của thầy, trả lời câu hỏi diễn đạt thành đoạn văn.
+ Bước bốn : Nếu giáo viên giao bài tập mà không kiểm tra là coi như khơng
có tác dụng gì. Biết vậy nên bản thân tôi bỏ ra thời gian soạn câu hỏi, làm phiếu
học tập cho học sinh đều đặn, chu đáo bao nhiêu thì khâu kiểm tra bài làm của
học sinh kĩ càng bấy nhiêu. Việc kiểm tra bài làm ở nhà của học sinh cũng được
21
tôi và học sinh thỏa thuận ngay từ đầu năm, đó là tơi sẽ thu bất kì bài của học
sinh nào trong giờ dạy văn bản tiếp theo để về nhà chấm, lấy điểm vào cột điểm
15 phút hoặc khi kiểm tra bài cũ, học sinh phải trình vở làm bài tập đó. Khi trình
vở phải cịn có phiếu học tập bấm vào trang vở. Trên cơ sở đó tơi xem học sinh
đã sử dụng phần gợi ý đến đâu, sáng tạo thêm được ý nào, diễn đạt có linh hoạt
khơng hay bị gị bó máy móc. Nhận xét điểm ưu và hạn chế cụ thể cho từng em,
khích lệ ý sáng tạo, khả năng diễn đạt của những em cố gắng. Các bước hứớng
dẫn học sinh làm bài ở nhà mà tơi trình bày ở đề 2 trên, cũng chính là những
bước tiến trình cho các đề khác. Nhưng vì nội dung kiến thức của đề này khơng
giống với đề khác nên khi soạn câu hỏi tôi cũng dựa vào chủ đề, thể loại văn bản
để đặt câu hỏi gợi ý mang tính tích hợp khác nhau. Nếu đề 2 trên gắn với một
văn bảm nghị luận xã hội thì tơi gợi ý như trên. Cịn khi dạy văn bản thơ trữ tình
thì tơi lại gợi ý theo hướng khác bỡi đối với những tác phẩm trữ tình học sinh
không thể nắm được nội mà không biết đến giá trị nghệ thuật.
Ví dụ đề 12 ở trên :Viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về
đoạn cuối bài thơ Đồng chí (“Đêm nay… trăng treo”) Khi hướng dẫn học sinh
viết đoạn văn cho đề bài này sau bước cho học sinh đọc đề bài tôi phải lưu ý cho
học sinh mối quan hệ giữa nội dung bao trùm văn bản và nội dung của đoạn thơ
cuối, mục đích giúp học sinh viết đoạn văn có nội dung lơgíc, khơng bị tách biệt
đơn phương với văn bản.
Hệ thống câu hỏi gợi ý như sau :
? Đoạn thơ cuối có thể coi là gì của bài thơ ?
? Hình ảnh thơ nào được lặp lại trong khổ cuối ?
? Một hình ảnh mới xuấ t hiện trong câu kết của bài thơ đó là hình ảnh nào
? Thể hiện sự xuất hiện của hình ảnh mới, tác giả sử dụng một động từ rất hay
đó là động từ nào ?
? Nhịp điệu câu thơ cuối có gì đặc biệt ? Gợi lên cảm giác gì về thiên nhiên ?
22
? Như vậy tác giả hội tụ ba đường nét người lính – vầng trăng và khẩu súng,
giúp cho em một cảm nhận trọn ven về người lính buổi đầu kháng chiến chống
thực dân Pháp như thế nào ?
Dạy văn bản khơng chỉ có thơ mà cịn có truyện và nhiều thể loại khác nữa. Tùy
theo yêu cầu của từng văn bản, từng thể loại cụ thể mà tôi xây dựng hệ thống câu
hỏi phù hợp.
Ví dụ đề 18: Chọn phân tích một đoạn miêu tả tâm lí nhân vật ông Hai trong
truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân Tôi sẽ xây dựng những câu hỏi
? Khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc: Xúc cảm đột ngột , đau đớn của ông
Hai được thể hiện qua các biện pháp miêu tả nào ? ( da mặt tê rân, cổ nghẹn,
không thở được , rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ .)
? Khi nghe dân làng nói xấu về cái làng của ơng, ơng xâu hổ, khơng muốn
nghe ơng đã làm gì ? được miêu tả ra sao ? Sự nhẫn nhục cao độ của ông Hai thể
hiện ở cử chỉ nào ? ( Ơng nói lảng sang chuyện khác:Hà nắng gớm, về nào… cúi
gằm mặt xuống mà đi.)
Khi ơng lão nhìn lũ con, sự tủi thân của ông được thể hiện khác các đoạn trên
như thế nào? ( Được thể hiện qua đoạn độc thoại : Chúng nó… tuổi… Và tiếng
rít lên sau mấy câu độc thoại. Tiếp sau đó là một cuộc độc thoại nội tâm rất dài
về cái tin mà ông vẫn cho là ngờ vực, thể hiện bút pháp miêu tả nội tâm tinh tế
của tác giả.)
? Khi kể về cuộc trò chuyện với bà Hai, tác giả sử dụng mây câu đối thoại ?
Theo em đối thoại nhiều hay ít ?
? Nó có đủ để người đọc hiểu nỗi lo của cả nhà về cái tin làng mình theo giặc
khơng ?
( Chỉ vài câu đối thoại và sau đó là đoạn tả khơng khí của gian nhà, ta thấy được
nỗi lo âu của cả nhà về cái làng của mình như lắng sâu và đè nặng lên tồn bộ
gia đình ơng Hai .)
23
5. 3.3 Rèn kỹ năng trong giờ trả bài:
Trong phân phối chương trình Làm văn ở THCS nói chung và lớp 9 nói riêng,
giờ trả bài Làm văn tại lớp được phân bố sau mỗi bài viết. Mục đích giúp học
sinh thấy được những mặt ưu điểm và hạn chế của bài viết, hướng khắc phục,
sửa chữa để hoàn thiện ở những bài viết sau. Quy trình được thực hiện thông qua
những bước sau :
+ Bước 1 : Nêu đoạn văn chứa lỗi
+ Bước 2 : Yêu cầu học sinh phát hiện và phân tích lỗi
+ Bước 3: Yêu cầu học sinh tìm cách sửa lỗi
+ Bước 4 : Giáo viên giúp học sinh lựa chọn cách sửa lỗi hợp lý nhất
Các tiết trả bài trên lớp tuy không phải là tiết truyền thụ những kiến thức mới
mẽ cho học sinh nhưng nó lại có tác dụng to lớn trong việc định hướng cho học
sinh viết đúng viết hay về đoạn văn. Qua quá trình chấm điểm của học sinh, tôi
đã chỉ ra chỗ được và chưa được của từng em cụ thể trong phần lời phê của giáo
viên. Trong giờ trả bài trên lớp, tôi nhận xét những ưu và khuyết điểm chung của
các bài viết để học sinh học tập, phát huy và rút kinh nghiệm. Tôi chọn ra những
bài văn tiêu biểu và những bài văn mắc nhiều lỗi để đọc lên trước lớp cho học
sinh nắm được. Tất nhiên những bài viết hay thì được tuyên dương trước lớp
nhưng những bài văn còn quá sơ sài mắc nhiều lỗi thì tơi chỉ ra những lỗi đó
nhiều hơn là nêu tên học sinh. Vì nếu nêu tên thường xuyên những bài làm của
học sinh yếu thì các em sẽ cảm thấy chán nản, tự ti và dễ buông xuôi.
Hai khâu quan trọng trong cách viết bài làm văn đó là phải đảm bảo về nội
dung và hình thức. Về nội dung tôi thường chỉ ra các lỗi của học sinh như: lạc
đề, lệch đề, triển khai thiếu ý, diễn đạt lan man, thứ tự chưa hợp lí trong việc sắp
xếp các câu trong đoạn. Về hình thức là lỗi lặp từ, sai chính tả, thiếu dùng từ nối
để liên kết câu, liên kết đoạn…Trong mỗi khâu những sai sót đó tơi ln uốn nén
và điều chỉnh kịp thời để học sinh rút kinh nghiệm trong những bài viết sau được
24
hoàn thiện. Những kinh nghiệm mà các em rút ra sẽ là hành trang quí báu trong
cách viết văn tạo hứng thú thêm cho học sinh đối với môn học này.
5. 3.4 Rèn kĩ năng thông qua phiếu học tập cho học sinh :
- Ban đầu tôi soạn câu hỏi ngay trong phần hướng dẫn học bài ở nhà.
- Sau đó tơi cóp hệ thống câu hỏi đó vào trang giấy trắng, đưa về cỡ chữ 11, cứ
một mặt giấy tơi trình bày được 5 phiếu. Pho to thành 6 bản, cắt ra được 29
phiếu cho đủ tổng số học sinh lớp tôi trực tiếp giảng dạy. Sau nhiều lần cung cấp
câu hỏi gợi ý cho học sinh qua phiếu học tập như thế, tôi cũng trao đổi với các
học trung bình, học sinh yếu, khi có phiếu học tập ghi câu hỏi gợi ý của thầy cảm
giác làm bài tập viết đoạn văn của em như thế nào ? Vậy từ đây em rút ra kinh
nghiệm gì để viết đoạn văn đủ ý, hay?. Như vậy tôi nghĩ rằng việc làm phiếu học
tập cho học sinh không chỉ giúp các em hoàn thành tốt đoạn văn cụ thể mà cịn
tạo cho các em thói quen trước khi viết đoạn văn, bài văn phải biết xây dựng ý,
lập dàn ý cho đoạn, bài văn mà xưa nay các em được trang bị lí thuyết mà khơng
chịu thực hành bao giờ đặt bút xuống là viết văn ngay.
5. 3.5 Rèn kĩ năng cho học sinh xây dựng văn bản hoàn chỉnh từ đoạn văn.
Như chúng ta đã biết văn bản là một chỉnh thể thống nhất được cấu tạo từ
những đoạn văn và việc liên kết chúng lại với nhau. Việc xây dựng đoạn văn
đảm bảo đúng yêu cầu sẽ là cơ sở vững chắc để hoàn thiện một văn bản. Tuy
nhiên học sinh đã biết cách viết đoạn văn thì giáo viên cần phải hướng đến cho
học sinh biết cách sử dụng, xâu chuỗi và liên kết các đoạn văn lại với nhau để
tạo một chỉnh thể văn bản thống nhất và hồn chỉnh. Có thể nói văn bản là hệ
thống kết cấu các đoạn văn lại với nhau. Mỗi đoạn văn là một trong những yếu tố
để cấu thành văn bản. Nó như những mắc xích quan trọng khơng thể tách rời. Để
thực hiện vấn đề này tôi hướng dẫn học sinh thực hiện trình tự các bước sau :
- Bước 1: Học sinh phải tự xây dựng được một đoạn văn hoàn chỉnh.
- Bước 2: Học sinh phải biết lựa chọn những đoạn văn phù hợp cho từng phần.
25
- Bước 3: Xây dựng được một văn bản với hệ thống những đoạn văn cùng
thống nhất về một chủ đề.
- Bước 4: Sắp xếp chúng lại với nhau theo một trình tự hợp lí.
- Bước 5: Liên kết các đoạn văn lại với nhau bằng các phép liên kết.
Trên đây là một số kinh nghiệm mà tơi muốn trình bày rất mong được sự ủng
hộ, góp ý của đồng nghiệp và ban giám khảo.
6. Kết quả nghiên cứu:
Để đánh giá kết quả đạt được, tôi dựa vào bài kiểm tra chất lượng đầu năm và
sau 3 tháng qua bài viết tập làm văn số 3 trong học kì I trong năm học 20132014.
Kết quả khi chưa áp dụng:
Tổng số
HS
29
Giỏi
SL
0
TL(%)
0
Khá
SL
1
TL(%)
3,45
TB
SL
8
TL(%)
27,59
Yếu
SL
13
TL(%)
44,83
Kém
SL
7
TL(%)
24,14
Kết quả khi áp dụng:
Tổng số
HS
29
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) SL
TL(%) SL TL(%)
0
0
3 10,34
12 41,38
9
31,03 5
17,24
Qua việc vân dụng trên, tơi nhận thấy tất cả học sinh đều có ý thức viết đoạn
văn theo đề cương sơ lược, khơng cịn có cảm giác ngại làm bài tập viết đoạn
văn. Chất lượng đoạn văn đã được nâng lên nhiều so với trước. Điều đó được thể
hiện qua việc kiểm tra vở, bài soạn đặc biệt là qua các bài kiể tra. Học sinh
không quá “sợ” thực hành viết đoạn văn mà các em đã có niềm tin hơn. Một số
học sinh khá giỏi bộc lộ niềm yêu thích rõ rệt. Các em có những sáng tạo lí thú,
độc đáo. Quan trọng hơn, mặt bằng chung được nâng lên. Đó chính là niềm tin,
niềm hi vọng giúp tôi tin tưởng hơn vào con đường mình đã chọn.