Tải bản đầy đủ (.doc) (85 trang)

Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý rừng có sự tham gia của cộng đồng tại xã Xã Liêng Srônh, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (420.76 KB, 85 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ RỪNG
CÓ SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ LIÊNG SRÔNH,
HUYỆN ĐAM RÔNG, TỈNH LÂM ĐỒNG
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP
Hà Nội, 2012
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ RỪNG CÓ
SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ LIÊNG SRÔNH, HUYỆN
ĐAM RÔNG, TỈNH LÂM ĐỒNG
CHUYÊN NGÀNH: LÂM HỌC
MÃ SỐ: 60.62.60
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

Hà Nội, 2012
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan mọi thông tin và số liệu được sử dụng trong luận văn
được thu thập công khai chính xác và có nguồn gốc rõ ràng. Các số liệu này
chưa được sử dụng cho công trình nghiên cứu khoa học hoặc bảo vệ cho học vị
nào.
Tác giả

ii
LỜI CẢM ƠN


Để hoàn thành chương trình đào tạo Cao học khoá học 2009-2012, được
sự đồng ý của thầy giáo hướng dẫn và khoa Sau Đại học - trường Đại học Lâm
nghiệp, chúng tôi thực hiện luận văn thạc sĩ khoa học Lâm nghiệp“ Nghiên cứu
đề xuất một số giải pháp quản lý rừng có sự tham gia của cộng đồng tại xã Xã
Liêng Srônh, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng” Tôi xin chân thành cảm ơn
sâu sắc đến Thầy giáo TS. đã hướng dẫn, chỉ bảo, truyền đạt kinh nghiệm
quý báu và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Lâm học, khoa Sau đại
học trường Đại học Lâm nghiệp, Ủy Ban Nhân Dân xã Liêng Srônh, Hạt Kiểm
Lâm huyện Đam Rông, tỉnh Lâm đồng, Phòng Tài nguyên & Môi trường huyện
Đam Rông cùng gia đình, bạn bè đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực
hiện luận văn.
Do còn hạn chế về nhiều mặt nên luận văn sẽ có nhiều thiếu sót, rất mong
nhận được sự đóng góp ý kiến và thảo luận.
Xin chân thành cám ơn ! ĐamRông, tháng 11 năm 2012
Tác giả

iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv
DANH SÁCH HÌNH v
DANH SÁCH BẢNG BIỂU v
ĐẶT VẤN ĐỀ 7
CHƯƠNG 1 9
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 9
CHƯƠNG 2 16
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
CHƯƠNG 3 21

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI 21
CHƯƠNG 4 34
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 34
CHƯƠNG 5 78
KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KIẾN NGHỊ 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO 81
iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BQL: Ban quản lý
BVR: Bảo vệ rừng
BV&PTR: Bảo vệ và Phát triển rừng.
DVMT: Dịch vụ môi trường
HĐKT: Hợp đồng kinh tế
HĐND: Hội đồng nhân dân
HKL: Hạt kiểm lâm
KTXH: Kinh tế xã hội
LNCĐ: Lâm nghiệp cộng đồng
LNXH: Lâm nghiệp xã hội
NN&PTNT: Nông nghiệp và phát triển nông thôn
NGTK: Niên giám thống kê
PCCCR: Phòng cháy chữa cháy rừng
QLBVR: Quản lý bảo vệ rừng
QLRCĐ: Quản lý rừng cộng đồng.
TNR: Tài nguyên rừng.
TN&MT: Tài nguyên và Môi trường
UBND: Ủy ban nhân nhân
WWF: Quỹ quốc tế vệ bảo vệ thiên nhiên
v
DANH SÁCH HÌNH

LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv
DANH SÁCH HÌNH v
DANH SÁCH BẢNG BIỂU v
ĐẶT VẤN ĐỀ 7
CHƯƠNG 1 9
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 9
CHƯƠNG 2 16
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
CHƯƠNG 3 21
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI 21
CHƯƠNG 4 34
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 34
CHƯƠNG 5 78
KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KIẾN NGHỊ 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO 81
DANH SÁCH BẢNG BIỂU
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv
DANH SÁCH HÌNH v
DANH SÁCH BẢNG BIỂU v
ĐẶT VẤN ĐỀ 7
CHƯƠNG 1 9
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 9
CHƯƠNG 2 16
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
CHƯƠNG 3 21
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI 21

CHƯƠNG 4 34
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 34
CHƯƠNG 5 78
vi
KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KIẾN NGHỊ 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO 81
7
ĐẶT VẤN ĐỀ
Cộng đồng tham gia quản lý rừng là một trong những hình thức quản lý
rừng đang thu hút sự quan tâm ở cấp Trung ương và địa phương. Ở Việt Nam,
rừng cộng đồng đã tồn tại từ lâu đời, gắn liền với sự sinh tồn và tín ngưỡng của
các cộng đồng dân cư sống dựa vào rừng. Trong những năm gần đây, xuất phát
từ yêu cầu quản lý rừng, một số địa phương đã triển khai giao đất, giao rừng cho
cộng đồng quản lý, sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp. Theo đó,
cộng đồng với tư cách như một chủ rừng, ngoài ra, các cộng đồng còn tham gia
nhận khoán bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh và trồng mới rừng của các tổ chức Nhà
nước. Thực tiễn một số nơi đã chỉ rõ quản lý rừng với sự tham gia của các cộng
đồng địa phương sống gần rừng là mô hình quản lý rừng có tính khả thi về kinh
tế - xã hội, phù hợp với tập quán sản xuất truyền thống của nhiều dân tộc ở Việt
Nam.
Xã Liêng Srônh, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng có ranh giới hành chính
phần lớn nằm trong gianh giới của Ban quản lý rừng phòng hộ Sê Rê Pôk quản
lý. Đây là địa bàn có 11 dân tộc thiểu số đang sinh sống như người K

Ho, Mạ,
Cil, vv Đa số đồng bào ở đây sống thành thôn bản tập chung, với tập quán sản
xuất đốt nương làm rẫy, khai thác lâm sản tùy tiện, chăn thả gia súc tự do gây
ảnh hưởng trực tiếp đến suy giảm tài nguyên rừng. Bên cạnh đó một số đồng bào
dân tộc miền núi phía bắc di cư tự do đến địa bàn đã mang lại rất nhiều khó khăn
cho công tác xắp xếp dân cư ổn định và gây ảnh hưởng lớn đến tài nguyên rừng

và đất rừng tại địa phương.
Trong thời gian qua trên địa bàn xã Liêng Srônh đã có một số diện tích
rừng giao cho các nhóm hộ quản lý, bảo vệ. Kết quả bước đầu cho thấy chất
lượng rừng ngày càng được nâng lên rõ rệt, đời sống người dân được cải thiện
đáng kể. Như vậy có thể sơ bộ nhận định rằng cộng đồng dân cư là đối tượng
8
thích hợp để quản lý bảo vệ các diện tích rừng phòng hộ ở những nơi xa trung
tâm. Tuy nhiên, việc nghiên cứu và tổng kết kinh nghiệm về quản lý bảo vệ
rừng cộng đồng trên địa bàn xã Liêng Srônh vẫn chưa được thực hiện. Xuất phát
từ thực tiễn nêu trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “ Nghiên cứu đề xuất
một số giải pháp quản lý rừng có sự tham gia của cộng đồng tại xã Xã Liêng
Srônh, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng” nhằm góp phần tìm kiếm một số giải
pháp góp phần nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên rừng trên địa bàn nghiên
cứu.
9
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.Trên thế giới
Gilmour D.A. (1999) cho rằng nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tính kém hiệu
quả của các chương trình dự án quản lý tài nguyên thiên nhiên là chưa giải quyết
tốt mối quan hệ lợi ích giữa các cư dân trong cộng đồng, giữa lợi ích cộng đồng
địa phương với lợi ích quốc gia, do đó chưa phát huy được năng lực nội sinh của
các cộng đồng cho quản lý tài nguyên. Vì vậy, quản lý tài nguyên cần phát triển
theo hướng kết hợp giữa hoạt động bảo tồn và phát triển tài nguyên với hoạt
động sản xuất để cải thiện chất lượng cuộc sống người dân, thống nhất lợi ích
của người dân với lợi ích quốc gia trong hoạt động bảo tồn và phát triển tài
nguyên rừng 14.
Nghiên cứu của Berkmuller và các cộng sự năm 1992 cho rằng việc nâng
cao nhận thức và mối quan tâm của cộng đồng địa phương đối với bảo tồn thiên
nhiên và các hoạt động có liên quan là rất quan trọng. Tác giả cho rằng nếu

không nâng cao nhận thức trong nhóm mục tiêu về các giá trị sinh thái và giá trị
vô hình của khu bảo tồn thiên nhiên thì rừng sẽ tiếp tục bị xem như là một tài
nguyên có thể khai thác. Để thực hiện thành công những giải pháp dài hạn cho
những vấn đề về môi trường, cần đưa việc giáo dục về các giá trị của môi trường
vào trong các chương trình giáo dục cho các khu bảo tồn 13.
Nick Salafky và các cộng sự (trong Biodiversity Support Program,
Washington, DC, USA, 2000) cho rằng vào những năm 90 của thế kỷ trước, các
nhà bảo tồn bắt đầu phát triển một cách tiếp cận mới nhằm đáp ứng nhu cầu về
lợi ích kinh tế và bảo tồn. Những cách tiếp cận này dựa vào việc thực hiện các
hoạt động sinh kế độc lập và có mối liên hệ trực tiếp với bảo tồn. Đặc điểm cơ
bản của chiến lược này là mối liên hệ giữa đa dạng sinh học và con người xung
quanh. Các chủ thể địa phương có cơ hội huởng lợi ích trực tiếp từ đa dạng sinh
10
học và như vậy sẽ có thể hạn chế được các tác nhân gây hại từ bên ngoài đối với
đa dạng sinh học. Sinh kế sẽ giúp cho bảo tồn đa dạng sinh học chứ không phải
cạnh tranh với nhau. Hơn nữa chiến lược này công nhận vai trò của người dân
địa phương trong bảo tồn đa dạng sinh học. Cũng trong chiến lược này, các nhà
bảo tồn có thể giúp cho người dân địa phương khai thác, sử dụng lâm sản ngoài gỗ
(LSNG) hoặc phát triển du lịch sinh thái 16.
Quĩ Quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (WWF), 2001 đã đưa ra một thông điệp
chung rất đơn giản: “Hoạt động bảo tồn phải đề cập đến vấn đề xoá đói giảm
nghèo như là một phần quan trọng của chính sách bảo tồn tài nguyên rừng” 21.
Tại Nepan, Subedi và cộng sự đã dùng phương pháp đánh giá nhanh nông
thôn để nghiên cứu việc quản lý cây và đất tại hai cộng đồng nông thôn ở miền
đông Terai. Nghiên cứu được thiết kế nhằm góp sức vào việc phát triển lợi tức
và công ăn việc làm thông qua dự án do SIDA và FAO tài trợ. Nhiều vấn đề lý
luận và thực tiễn cộng đồng và quản lý của thôn xã, tầm quan trọng của việc thu
hút người dân sử dụng tài nguyên và những nhóm sử dụng trực tiếp tham gia vào
việc phát triển, cách giải quyết vấn đề khan hiếm tài nguyên và công bằng xã hội
đã được thảo luận 20.

Về chính sách lâm nghiệp, Sheppherd G (1986) cho rằng đối với cộng đồng
dân cư sống trong và gần các khu bảo tồn thiên nhiên, một giải pháp đề nghị là
cho phép người dân địa phương củng cố quyền lợi của họ theo cách hiểu của các
hệ quản lý nông nghiệp hiện đại, bằng cách trồng cây, cho và nhận đất, Nhà
nước cần xác định rõ các quyền lợi chính trị của dân trên mảnh đất mà họ nhận,
với mục đích tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập và giảm tác động đến tài
nguyên rừng 18.
Tại Thái Lan các cộng đồng dân cư có đời sống phụ thuộc vào tài nguyên
rừng thường rất thành thạo khi đóng vai trò là người bảo vệ hoặc người tham gia
quản lý khu bảo tồn. Poffenberger, M. và McGean, B. 1993 [17] trong báo cáo
11
“Liên minh cộng đồng: đồng quản lý rừng ở Thái Lan” đã có nghiên cứu điểm
tại vườn quốc gia Dong Yai nằm ở Đông Bắc và khu rừng phòng hộ Nam Sa ở
phía bắc Thái Lan. Đó là những vùng quan trọng đối với công tác bảo tồn đa
dạng sinh học, đồng thời cũng là những vùng có nhiều đặc điểm độc đáo về kinh
tế, xã hội, về thể chế truyền thống của cộng đồng người dân địa phương trong
quản lý và sử dụng tài nguyên.
Ở Nam Phi, Isaacs Moenieba và Najma Mohamed - 2000, [15] đã nghiên
cứu các hoạt động hợp tác quản lý tại vườn quốc gia Richtersveld. Các cộng
đồng dân cư ở đây có đời sống rất khó khăn, cơ sở hạ tầng thấp kém, nhận thức
chưa cao về bảo tồn thiên nhiên, gây nhiều bất lợi tới bảo tồn đa dạng sinh học
của Vườn quốc gia. Ban quản lý vườn quốc gia đã tìm ra phương thức hợp tác
quản lý với cộng đồng dân cư địa phương dựa trên hương ước quản lý bảo vệ tài
nguyên (Contractual Agreement). Trong đó người dân cam kết bảo vệ đa dạng
sinh học trên địa phận của mình, còn chính quyền và ban quản lý hỗ trợ người
dân xây dựng cơ sở hạ tầng và cải thiện các điều kiện kinh tế xã hội khác.
Ở Canada, trong bài viết của Sherry, E. E., 1999 [19] về đồng quản lý
vườn quốc gia Vutut, vừa là một khu bảo tồn thiên nhiên vừa là khu di sản văn
hoá của người thổ dân ở vùng Bắc Cực. Liên minh giữa chính quyền và thổ dân
đã huy động được lực lượng người dân và kết hợp với ban quản lý làm thay đổi

chiều hướng bảo tồn tự nhiên hoang dã và tăng các giá trị của Vườn quốc gia.
Hợp tác quản lý ở đây đã giải quyết hài hoà mâu thuẫn giữa chính sách của
chính quyền và bản sắc truyền thống của người dân, đảm bảo cho sự thành công
của công tác bảo tồn hoang dã và bảo tồn các di sản văn hoá.
Các nghiên cứu trên thế giới mới chỉ có những phân tích định tính về sự
phụ thuộc của các cộng động dân cư vào tài nguyên và khẳng định cần thiết phải
có sự tham gia của người dân vào các hoạt động bảo tồn TNR. Tuy nhiên chưa
12
có các nghiên cứu định lượng xác định những tác động của cộng đồng vào TNR
và những nguyên nhân cụ thể dẫn tới những tác động đó vào TNR.
1.2. Trong nước
Các hình thức quản lý rừng ở Việt Nam là khá đa dạng, liên quan đến việc
Nhà nước trao quyền sử dụng rừng cho nhiều chủ thể khác nhau. Ngoài việc các
chủ rừng tự quản lý rừng của mình còn xuất hiện nhiều hình thức liên kết khác
để quản lý rừng. Nhìn chung sự tồn tại của một hình thức quản lý rừng nào đó
đều mang tính lịch sử và là kết quả của quá trình phát triển, phản ánh đặc thù về
chủ rừng và tài nguyên rừng ở địa phương.
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp & PTNT về việc công bố hiện trạng
rừng toàn quốc năm 2011, tính đến 31/12/2011, tổng diện tích rừng trên toàn
quốc là: 13.515.064 ha ( Độ che phủ là 39,7%). Trong đó diện tích rừng do các
BQL rừng phòng hộ và rừng đặc dụng quản lý là 4.522.184 ha; Các doanh
nghiệp nhà nước quản lý là 1.971.477 ha; Các tổ chức kinh tế khác quản lý là
143.199 ha; Đơn vị vũ trang quản lý là 264.885 ha; Hộ gia đình quản lý là
3.510.336 ha; Diện tích rừng và đất rừng giao cho cộng đồng là 298.984 ha [4].
Thực tế cho thấy, đối với các diện tích rừng phòng hộ, rừng đặc dụng thì
việc quản lý các khu rừng đó sẽ cực kỳ khó khăn nếu không nhận được sự đồng
thuận của người dân địa phương cũng như thiếu sự hỗ trợ của các tổ chức khác
liên quan. Các ban quản lý rừng gần như bất lực trước các hiện tượng xâm hại
tới tài nguyên rừng một cách trắng trợn. Việc tàn phá các cá thể Nghiến tại Vườn
Quốc gia Ba Bể hay vụ ăn trộm cây Sưa cổ thụ tại Phong Nha – Kẻ bang là các

minh chứng sống cho nhận định này.
Báo cáo tại hội thảo quốc gia năm 1999 “Để cuộc sống và môi trường của
người dân miền núi được bền vững”, Võ Quý cho rằng để duy trì cuộc sống,
nhiều người sinh sống trong các khu bảo tồn buộc phải khai thác các nguồn tài
nguyên thiên nhiên ở đây mà đáng ra họ phải góp phần bảo vệ. Vì vậy, để giải
13
quyết mâu thuẫn nói trên phải chú ý đến vấn đề kinh tế xã hội phức tạp mà chủ
yếu là tìm các biện pháp hữu hiệu để cải thiện mức sống của người dân, nhất là
những người dân nghèo, đồng thời phải nâng cao nhận thức của họ về bảo vệ
thiên nhiên và môi trường, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, kể cả đất và
rừng mà họ có trách nhiệm bảo vệ và họ được quyền quyết định về cách sử dụng
tốt nhất cho cuộc sống của họ và cho cả cộng đồng 11.
Năm 1998 khi nghiên cứu kiến thức bản địa của đồng bảo vùng cao trong
nông nghiệp và quản lý tài nguyên thiên nhiên Hoàng Xuân Tý và Lê Trọng Cúc
đã khẳng định tầm quan trọng của các yếu tố địa phương trong quản lý tài
nguyên thiên nhiên. Chính những cộng đồng địa phương là những người hiểu
biết sâu sắc nhất về những tài nguyên thiên nhiên nơi họ sinh sống, về cách thức
giải quyết những mối quan hệ kinh tế- xã hội trong cộng đồng. Cộng đồng dân
cư địa phương vừa là người thực hiện các chương trình quản lý tài nguyên, vừa
là người hưởng lợi từ hoạt động quản lý tài nguyên, nên những giải pháp quản lý
tài nguyên phù hợp với những phong tục, tập quán, những nhận thức, kiến thức
của họ sẽ có tính khả thi cao 12.
Trong những năm vừa qua, quản lý rừng cộng đồng đang là một cách tiếp
cận chứng tỏ được nhiều lợi thế.Từ năm 1999 với sự tài trợ của các dự án phi
chính phủ, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã thành lập nhóm lâm
nghiệp cộng đồng quốc gia để đánh giá và đề xuất các mô hình quản lý rừng
cộng đồng ở Việt nam. Tuy nhiên, từ năm 1997 khái niệm đồng quản lý tài
nguyên rừng đã được đưa vào tại khóa tập huấn về “Kết hợp bảo tồn và phát
triển” (Integrated Conservation and Development – ICD) tổ chức tại Vườn quốc
gia Cát Tiên, do quỹ Quốc tế về bảo tồn thiên nhiên tài trợ. Tuy mới chỉ dừng lại

ở khái niệm và lý thuyết cơ bản, nhưng việc triển khai các dự án tập huấn về
đồng quản lý đã mang lại một làn gió mới trong công tác quản lý bền vững tài
nguyên rừng dựa vào cộng đồng tại Việt Nam.
14
Hiện nay công tác giao khoán QLBV của các hộ được Ban QLR thông qua
bằng các HĐKT, có các biên bản cam kết của người dân thông qua việc người
dân tự bình chọn nhóm trưởng và có quy ước riêng của nhóm hộ nhận giao
khoán. Thông qua thực hiện các quy ước bảo vệ rừng do người dân xây dựng từ
đó người dân trong cộng đồng đoàn kết giử gìn trật tự trị an trên địa bàn. Tình
trạng khai thác, phát rừng làm nương rẫy, bẫy bắt động vật trong rừng cộng đồng
và hộ gia đình giảm hẳn, các vụ cháy rừng ít xẩy ra. Vì vậy rừng được sinh
trưởng, phát triển tốt góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ nguồn nước
chống sạt lở xói mòn đất. Bảo vệ hệ sinh thái cảnh quan rừng tại địa phương [4].
Tóm lại, mặc dù có thể được gọi dưới nhiều cái tên khác nhau, tuy nhiên
quản lý rừng có sự tham gia trước hết nhấn mạnh vào việc lôi cuốn người dân
hay cộng đồng cư dân địa phương vào quản lý rừng. Như vậy việc phát huy năng
lực của người dân địa phương để quản lý rừng được xem như bí quyết thành
công của các chương trình bảo tồn, tất nhiên không thể thiếu vai trò hỗ trợ, thúc
đẩy của các cơ quan, đoàn thể, hay tổ chức có liên quan.
15
16
CHƯƠNG 2
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát của đề tài này là góp phần đề xuất một số giải pháp thúc
đẩy sự tham gia của cộng đồng vào quản lý rừng, góp phần nâng cao hiệu quả
công tác quản lý rừng tại ban quản lý rừng phòng hộ Sê Rê Pốk.
Mục tiêu cụ thể:
- Đánh giá được hiện trạng các hoạt động quản lý rừng có sự tham gia của
cộng đồng tại Ban quản lý rừng phòng hộ Sê Rê Pốk

- Xác định được những nhân tố cản trở và thúc đẩy người dân tham
gia quản lý rừng tại địa bàn nghiên cứu
- Đề xuất được một số giải pháp thúc đẩy sự tham gia của người dân vào
quản lý rừng tại địa bàn nghiên cứu
2.2. Phạm vi và giới hạn của đề tài
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những hoạt động trong công tác
quản lý tài nguyên rừng có sự tham gia của cộng đồng người dân Xã Liêng
Srônh, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu
Xã Liêng Srônh, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng
2.2.3. Giới hạn nghiên cứu
- Luận văn chỉ tập trung vào phân tích thực trạng quản lý rừng, những
nguyên nhân và giải pháp cho nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên rừng có
cộng đồng tham gia mà không xác định những biện pháp kỹ thuật cụ thể hay
những điều khoản chi tiết của các chính sách kinh tế xã hội cho quản lý rừng.
17
2.3. Nội dung nghiên cứu
- Thực trạng sử dụng tài nguyên rừng và sự phụ thuộc vào tài nguyên rừng
của cộng đồng người dân xã Liêng Srônh.
- Thực trạng công tác quản lý tài nguyên rừng ở địa phương với sự tham
của cộng đồng.
- Một số yếu tố thúc đẩy hoặc cản trở sự tham gia của cộng đồng vào công
tác quản lý rừng.
- Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rừng có sự tham gia của cộng
đồng trên địa bàn nghiên cứu.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Các cộng đồng được chọn để nghiên cứu thỏa mãn các tiêu chí sau:
(1) có địa bàn hành chính nằm trong ranh giới Ban Quản lý Rừng Phòng

Hộ Sê Rê Pốk;
(2) người dân có sử dụng tài nguyên rừng trong các hoạt động phát triển
kinh tế;
(3) có cộng đồng người K Ho, Mạ, Cil sinh sống. Đây là những cộng đồng
có kiến thức và kinh nghiệm trong quản lý tài nguyên rừng tại địa phương.
Kết quả lựa chọn được 04 thôn bao gồm các thôn: thôn 3; thôn 4; thôn 5 và
thôn 6 của xã Liêng Srônh, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng
2.4.2. Phương pháp xác định đối tượng điều tra
2.4.2.1. Xác định dung lượng mẫu điều tra
Mẫu điều tra, phỏng vấn là một phần tổng thể được lựa chọn theo cách thức
nhất định và với một dung lượng hợp lý. Mẫu có tính đại diện để có thể suy rộng
thông tin thu được cho tổng thể.
Với nghiên cứu này, đề tài chọn cách xác định dung lượng mẫu không lặp
lại theo công thức sau:
18
222
22


StdN
StN
n
+
=
(2.1)
Trong đó: n: Dung lượng mẫu cần chọn, N: Số hộ của xã điều tra, t: Hệ số
ứng với mức tin cậy (t = 95%), d: Sai số mẫu (cho trước d = 5 - 10%), S
2
:
Phương sai của tổng thể (cho trước S

2
= 0,25)
2.4.2.2. Phương pháp chọn nhóm người dân tham gia thảo luận
Người dân tham gia phỏng vấn đưpực lựa chọn theo một số tiêu chí sau:
- Về số lượng: Mỗi thôn có 8 - 10 người tham gia thảo luận.
- Về tuổi tác bao gồm: Người cao tuổi, trung niên, thanh niên.
- Về kinh nghiệm, trình độ: Bao gồm những người hiểu biết rõ về thôn,
xóm; là người sống lâu đời trong thôn, xóm; có kiến thức bản địa.
- Về nghề nghiệp bao gồm:
+ Nhóm nam có 4 - 5 người hay đi rừng lấy củi và các loại lâm sản khác.
+ Nhóm nữ có 4 - 5 người có kinh nghiệm đi rừng lấy củi, lấy rau…
+ Mỗi nhóm có 2 - 3 người của các đoàn thể như: hội phụ nữ, hội nông dân,
đoàn thanh niên, hội cựu chiến binh
2.4.2.3. Phương pháp chọn hộ gia đình phỏng vấn
Việc lựa chọn các hộ phỏng vấn đáp ứng các tiêu chí sau:
- Đại diện cho các nhóm hộ khá; trung bình; nghèo
- Đại diện cho các dân tộc chủ yếu trên địa bàn nghiên cứu bao gồm:
Thái, Mông hoặc Mường và Kinh
Các hộ gia đình được lựa chọn trên cơ sở phân loại hộ gia đình sau đó rút
ngẫu nhiên lấy đủ số hộ đại diện cho các nhóm dân tộc để phỏng vấn
2.4.3. Phương pháp thu thập số liệu
2.4.3.1. Phương pháp kế thừa:
Sử dụng phương pháp kế thừa để thu thập các tài liệu, số liệu liên quan đến
điều kiện dân sinh, kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu; các bản đồ liên quan
đến hiện trạng tài nguyên rừng của Ban Quản lý Rừng Phòng Hộ Sê Rê Pôk.
19
2.4.3.2. Phương pháp PRA
Các công cụ này được sử dụng để phân tích các hoạt động quản lý tài
nguyên rừng và đánh giá vai trò và khả năng tham gia quản lý tài nguyên rừng
của cộng đồng. Một số công cụ PRA chủ yếu bao gồm:

- Thảo luận nhóm áp dụng với các cán bộ địa phương, cán bộ thuộc Ban
Quản lý Rừng Phòng Hộ Sê Rê Pốk và nhóm nông dân để phân tích các hoạt
động quản lý tài nguyên rừng.
- Phân loại kinh tế hộ gia đình để lựa chọn các hộ phỏng vấn có thể phân
chia nhóm theo hộ nhận giao khoán Quản lý Bảo vệ rừng.
- Phỏng vấn hộ gia đình (mỗi nhóm hộ phỏng vấn ít nhất 10 hộ) để xác
định sự phụ thuộc vào tài nguyên rừng, nhu cầu sử dụng tài nguyên rừng trong
phát triển kinh tế và các vấn đề cần thu thập trong nội dung nghiên cứu.
- Phỏng vấn bán định hướng áp dụng với các nông dân chủ chốt ( khoảng
30% số nông dân từ độ tuổi 18 trở lên, có quan tâm đến giới) để đánh giá kiến
thức, kinh nghiệm của cộng đồng trong quản lý tài nguyên rừng.
- Điều tra phỏng vấn hộ bằng cách sử dụng bảng câu hỏi và ghi chép sổ, ghi
âm, chụp ảnh tư liệu. Điều tra nhằm thu thập thông tin về hộ, công tác tham gia
quản lý tài nguyên rừng, nguồn lao động trong nông nghiệp, vật nuôi, nguồn và
mức độ thu nhập, các nhân tố ảnh hưởng trực triếp tới đời sống của người dân
trong vùng dự án
2.4.3.3. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu
- Sử dụng phương pháp thống kê và khoanh vẽ trên bản đồ để phân tích
hiện trạng tài nguyên rừng
- Sử dụng phương pháp thống kê để phân tích sự phụ thuộc vào tài nguyên
rừng và nhu cầu sử dụng tài nguyên rừng trong phát triển kinh tế.
20
- Sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp để phân tích các hoạt động quản
lý tài nguyên rừng và đánh giá vai trò và khả năng tham gia quản lý tài nguyên
rừng của cộng đồng.
- Sử dụng phương pháp chuyên gia để đề xuất các giải pháp thúc đẩy sự
tham gia của cộng đồng, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài
nguyên rừng.
21
CHƯƠNG 3

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI
3.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1. Vị trí địa lý
Xã Liêng Srônh nằm ở phía Bắc huyện Đam Rông - tỉnh Lâm Đồng, cách
trung tâm huyện gần 8 km theo Quốc lộ 27 về phía Nam, với diện tích tự nhiên
là 24.053,01ha, có toạ độ địa lý từ 11
0
59’15” đến 12
0
08’40” vĩ độ Bắc và từ
107
0
57’45” đến 108
0
11’31” kinh độ Đông. Về ranh giới hành chính Xã Liêng
Srônh tiếp giáp với:
+ Phía Bắc giáp với xã Đạ R’Sal và Rô Men.
+ Phía Đông giáp với xã Rô Men.
+ Phía Nam giáp với xã Phi Liêng.
+ Phía Tây giáp với tỉnh Đắk Nông và Đắk Lắk.
3.1.2. Địa hình, địa mạo
Địa hình xã Liêng Srônh cao độ tuyệt đối lớn nhất 1.324m là đỉnh núi Your
Pang Diut phía Tây xã, thấp nhất khoảng 502m ven sông Đạ R’Mang phía Tây
Bắc xã giáp giới với tỉnh Đắk Nông. Xã có 3 dạng địa hình chính là:
- Địa hình đồi núi dốc: Độ dốc phổ biến từ 15o - 25o, có nơi độ dốc rất lớn
30o- 40o. Dạng địa hình này chủ yếu thuộc khu vực đất lâm nghiệp có rừng do
BQL rừng Bắc Lâm Hà quản lý. Những năm gần đây một số diện tích đất ở dạng
địa hình này nằm trong ranh giới phân định cho lâm nghiệp, cũng bị dân di cư tự
do từ các tỉnh phía Bắc tới khai phá để mở rộng đất nông nghiệp. Chính quyền
địa phương đang có những biện pháp để chấm dứt tình trạng này.

- Địa hình thung lũng hợp thủy hẹp: Đây là dạng địa hình chính trồng cây
hàng năm của xã, độ dốc phổ biến từ 3o - 8o. Ngoài khu vực dự án Đoàn thanh
niên có diện tích tập trung, còn lại các khu vực khác đa số có diện tích nhỏ,
manh mún, phân tán, gây khó khăn cho công tác tổ chức sản xuất và đời sống.
22
- Địa hình đồng bằng hẹp ven sông: Độ dốc phổ biến từ 0o - 8o. Đây là
dạng địa hình thuận lợi nhất đối với sản xuất nông nghiệp và xây dựng cơ sở hạ
tầng phục vụ đời sống. Thực tế ở Liêng Srônh là: tất cả đất đai ở dạng địa hình
trên (nằm trong ranh giới 364 của xã Liêng Srônh) lại do xã Rô Men quản lý sử
dụng.
3.1.3. Khí hậu
Liêng Srônh nằm trong vùng núi cao phía Bắc huyện Đam Rông. Dạng khí
hậu chủ đạo trong vùng là khí hậu nhiệt đới xích đạo gió mùa, khí hậu tuy phân
hóa theo mùa nhưng quanh năm đều mát mẻ, thuận lợi cho đời sống con người
và phát triển nhiều loại cây trồng vật nuôi có giá trị. Liêng Srônh là một xã có
vùng khí hậu tương đối đồng nhất với nên khí hậu thời tiết tương đối là mát mẻ.
Nhiệt độ trung bình mùa năm 21,1
0
C, số giờ nắng trung bình trong năm 2.343,4
giờ. Mùa khô từ giữa tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau độ ẩm trung bình
thấp nhất 70 % vào tháng 2, tháng 3, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, lượng
mưa chiếm phần lớn lượng mưa trong trong năm, độ ẩm trung bình 86,0 %,
lượng mưa trung bình hàng năm 1.644,9mm.
3.2. Các nguồn tài nguyên
3.2.1. Tài nguyên đất
Theo kết quả kiểm kê đất đai đến ngày 01/01/2010, tổng diện tích tự nhiên
của xã là 24.053,01ha, chiếm 27,94% diện tích tự nhiên toàn huyện, trong đó:
- Đất nông nghiệp là 23.744,34ha, chiếm 98,72% DTTN toàn xã.
- Đất phi nông nghiệp 168,63ha, chiếm 0,71% DTTN toàn xã.
- Đất chưa sử dụng còn 140,04ha, chiếm 0,58% DTTN toàn xã.

- Đất khu dân cư nông thôn: 41,58ha chiếm 0,17% DTTN toàn xã. Đất ở
đây được được phân ra các nhóm và loại đất sau:
23
- Đất phù sa không được bồi hàng năm (P): Đất phù sa chưa phân hóa phẫu
diện có diện tích 114,58ha chiếm 0,48% diện tích tự nhiên. Là loại đất được hình
thành bởi phù sa của con sông Đạ R’Sal, Đạ Troa.
- Đất phù sa Gley (Pg): Đất phù sa gley có diện tích 13,42ha chiếm 0,06%
diện tích tự nhiên. Là loại đất được hình thành bởi phù sa của các sông suối nhỏ
chảy trong vùng.
- Đất phù sa suối (Py): Đất phù sa suối có diện tích 137,68ha chiếm 0,58%
diện tích tự nhiên.
- Đất nâu vàng trên đá diorit (Fd): Diện tích 3.834,47ha, chiếm 15,94%
diện tích tự nhiên của xã.
- Đất vàng đỏ trên đá granite (Fa): Diện tích 520,36ha, chiếm 2,17% diện
tích tự nhiên của xã.
- Đất đỏ vàng trên đá phiến sét (Fs): Diện tích 17.642,23 ha, chiếm 73,35%
diện tích tự nhiên của xã.
- Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp): Diện tích 87,06ha, chiếm 0,36% diện
tích tự nhiên của xã.
- Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ (D): Diện tích 2,77ha, chiếm 0,01%
diện tích tự nhiên của xã.
- Đất mùn nâu vàng trên đá diorit (Hn): Diện tích 1.441,72ha, chiếm 5,99%
diện tích tự nhiên của xã, phân bố ở độ cao trên 1.000m so với mặt nước biển và
còn rừng tự nhiên bao phủ.
- Đất mùn vàng đỏ trên đá granite (Ha): Diện tích 138,17ha, chiếm 0,57%
diện tích tự nhiên của xã. Chúng được hình thành do đá diorit phong hóa ra,
phân bố ở độ cao trên 1.000m so với mặt nước biển và còn rừng tự nhiên bao
phủ.

×