Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Tiểu luận tâm lý học: VẦN ĐỀ GIAO TIẾP TRONG TÂM LÝ HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92 KB, 8 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
KHÓA 2013
TIỂU LUẬN GIỮA KỲ
BỘ MÔN TÂM LÝ ĐẠI CƯƠNG
VẦN ĐỀ GIAO TIẾP
TRONG TÂM LÝ HỌC
Giảng viên: thạc sĩ Lê Minh Công
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thế Vinh
MSSV: 1312701
MỤC LỤC
I. DẪN NHẬP 3
II. GIAO TIẾP DƯỚI GÓC NHÌN CỦA TÂM LÝ HỌC 3
1. Khái niệm 3
2. Chức năng của giao tiếp 3
3. Phân loại giao tiếp 4
4. Đặc điểm giao tiếp 5
III. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA GIAO TIẾP DƯỚI GÓC NHÌN CỦA TÂM LÍ HỌC 6
1. Mối quan hệ giữa hoạt động và giao tiếp 6
2. Giao tiếp tác động đến tâm lí trong cuộc sống như thế nào? 7
IV. KẾT LUẬN 8
V. KHAM KHẢO 8
Nguyễn Thế Vinh - 1312701 2

I. DẪN NHẬP
Trong cuộc sống, con người cần luôn sự trao đổi qua lại lẫn nhau, thông qua đó mà mối tương
giao giữa người với người được hình thành, mọi ước muốn, nguyện vọng, được sẽ chia. Mối
tương giao ấy được gọi là sự quan hệ trong giao tiếp. Nhưng mỗi người muốn đạt được một hiệu
quả cao trong giao tiếp cần trang bị cho mình những kiến thức căn bản thông qua bộ môn tâm lý
họ, bởi vì giao tiếp đã được hình thành trong tâm lí và trở thành vốn sống cần thiết để cuộc sống


con người trở nên dễ dàng hơn .
II. GIAO TIẾP DƯỚI GÓC NHÌN CỦA TÂM LÝ HỌC
1. Khái niệm
Trong tâm lí học, giao tiếp là hoạt động con người trò chuyện, trao đổi với nhau nhằm
thỏa mãn nhu cầu giao lưu cũng như cũng thực hiện những hoạt động trong cuộc sống.
Giao tiếp là sự tiếp xúc của tâm lí giữa người với người thông qua đó con người trao đổi
thông tin, cảm xúc, tác động qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau mà trong đó giao tiếp xác lập
và vận hành các mối quan hệ người – người, hiện thực hóa các quan hệ xã hội giữa chủ
thể này và chủ thể khác.
Hình thức giao tiếp người – người tồn tại dưới dạng giao tiếp giữa các Giao tiếp giữa cá
nhân với cá nhân, giao tiếp giữa cá nhân với nhóm, giao tiếp giữa nhóm với nhóm, giữa
nhóm với cộng đồng …
2. Chức năng của giao tiếp
a. Chức năng thông tin:
Đây là chức năng giao có vai trò quan trọng sau chứ năng thỏa mãn nhu cầu về giao tiếp.
Qua giao tiếp, con nguời có thể trao đổi, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm với nhau. Thu
nhận và xử lý thông tin là một bước quan trọng của con người chúng ta để phát triển nhân
cách.
b. Chức năng tổ chức, điều khiển, phối hợp hành động
Nguyễn Thế Vinh - 1312701 3
Đây là chức năng dựa trên cơ sở xã hội. Nhờ chúc năng này, con người có thể phối hợp
cùng nhau để giải quyết trong công việc chung.
c. Chức năng điều khiển, điều chỉnh hành vi
Chức năng này thể hiện sự tác động, ảnh hưởng lẫn nhau trong giao tiếp. Trên cơ sở nhận
thức lẫn nhau, đánh giá lẫn nhau và tự đánh giá bản thân, trong giao tiếp, mỗi chủ thể có
khả năng tự điều chỉnh hành vi của mình cũng như có thể tác động đến động cơ, mục
đích, quá trình ra quyết định và hành động của chủ thể khác.
d. Chức năng cảm xúc
Chức năng này giúp con người thỏa mãn các nhận thức, nhu cầu về cảm xúc. Ngoài ra,
qua giao tiếp cá nhân cũng có thể nhận biết về xúc cảm, tình cảm nhất định của cá nhân

khác. Vì vậy giao tiếp là một trong những con đường hình thành tình cảm của con người.
c. Chức năng nhận thức lẫn nhau và đánh giá lẫn nhau
Trong giao tiếp, mỗi chủ thể tự bộc lộ quan điểm, tư tưởng thái độ, thói quen, …của
mình, do đó các chủ thể có thể nhận thức được về nhau làm cơ sở đánh giá lẫn nhau. Điều
này quan trọng hơn là trên cơ sở so sánh với người khác và ý kiến đánh giá của người
khác, mỗi chủ thể có thể tự đánh giá được về bản thân mình, từ đó mà có sự định hướng
phù hợp hơn trong giao tiếp.
f. Chức năng giáo dục và phát triển nhân cách
Thông qua giao tiếp, con người tham gia vào các mối quan hệ xã hội mà từ đó hình
thành, phát triển nhân cách của mình do đó giao tiếp là điều kiện để tâm lí, nhân các cá
nhân phát triển bình thường. Giao tiếp ảnh hưởng tới sự phát triển của cá nhân cũng như
ảnh hưởng đến đồi song xã hội của con người và là điều kiện của sự tồn tại và phát triển
xã hội.
3. Phân loại giao tiếp
a. Căn cứ vào phương tiện giao tiếp
- Giao tiếp bằng ngôn ngữ: là hình thức giao tiếp đặc trưng cả con người bằng cách sử
dụng những tín hiện chung là từ, ngữ.
Nguyễn Thế Vinh - 1312701 4
- Giao tiếp phi ngôn ngữ: là hình thức giao tiếp không lời khi sử dụng các cử chỉ, điệu bộ
và những yếu tố phi ngôn ngữ khác.
b. Căn cứ vào khoảng cách giao tiếp
- Giao tiếp trực tiếp: là hình thức giao tiếp đối mặt khi các chủ thể trực tiếp phát và nhận
tín hiệu của nhau.
- Giao tiếp gián tiếp: là hình thức giao tiếp qua thư từ, phương tiện kỹ thuật hay những
yếu tố đặc biệt khác.
c. Căn cứ vào quy tắc giao tiếp
- Giao tiếp chính thức: là hình thức giao tiếp theo quy định theo chức trách.
- Giao tiếp không chính thức: là hình thức giao tiếp không bị ràng buộc bởi các hình thức
mà dựa vào tính tự nguyện, tự giác, phụ thuộc vào nhu cầu, hứng thú, cảm xúc của các
chủ thể.

4. Đặc điểm giao tiếp
a. Giao tiếp khi mang mục đích
Giao tiếp là đặc trưng của hoạt động nên nó gắn liền với mục đích. Sự khác nhau giữa
người và vật nằm ở mục đích. Tính mục đích trong giao tiếp cũng thể hiện rõ thông qua
việc tiếp hành các cuộc giao tiếp, thiết lập các mối quan hệ xã hội hay thực hiện các hành
vi giao tiếp.
Khi giao tiếp, chúng ta có quyền suy nghĩ về mục đích của cuộc giao tiếp. Một điều mà
chúng ta nhận ra mục đích của mình trong giao tiếp hay chưa nhận ra một cách rõ ràng
về mục đích của mình không quan trọng bằng việc con người tìm được những hiệu ứng
đích thực trong giao tiếp.
b. Giao tiếp là sự tác động qua lại giữa các chủ thể
Nếu như hoạt động thì mối quan hệ được xác lập đó chính là mối quan hệ giữa chủ thể và
đối tượng. Trong giao tiếp không có ai là khách thể hoàn toàn hay chủ thể hoàn toàn mà
là cả hai là chủ thể tương tác một cách tích cực và chủ động.
Nguyễn Thế Vinh - 1312701 5
Tính chủ thể tương tác này còn được nhìn nhận và phân tích khi mỗi con người đều có
khả năng khác nhau trong giao tiếp. Từ nhận thức đến tình cảm và những yếu tố tâm lí có
liên quan làm cho tính chủ thể mang màu sắc đặc trưng và trở nên độc đáo.
c. Giao tiếp mang tính phổ biến
Giao tiếp có tính phổ biến vì mọi cá nhân, mọi con người đều có như cầu giao tiếp. Trong
suốt tiến trình phát triển, trong những mối quan hệ khác nhau, con người đều thực hiện
nhu cầu giao tiếp của chính mình. Nhu cầu giao tiếp liên tục phát triển và thể hiện tính
độc đáo của nó ở những độ tuổi khác nhau. Xét ở những cá thể khác nhau, tính phổ biến
còn thê hiện ở giới tính, sự phát triển của các giác quan, sự phát triển của trí tuệ.
Tính phổ biến của giao tiếp còn thể hiện ở việc giao tiếp có mặt trong hầu hết hoạt động
sống của con người. Nhưng ai có nhu cầu giao tiếp và những nhu câu 2 khác có mối quan
hệ liên quan đến nhu cầu gia tiếp, đều mong muốn được giao tiếp để thỏa mãn nhu cầu
của chính mình.
III. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA GIAO TIẾP DƯỚI GÓC NHÌN CỦA TÂM LÍ HỌC
1. Mối quan hệ giữa hoạt động và giao tiếp

Hoạt động và giao tiếp là hai khái niệm phản ánh hai loại quan hệ của con người với thế giới
xung quanh. Ở trong một góc độ nhất định, giao tiếp là một dang đặc biệt của hoạt động vì giao
tiếp cũng có những đặc điểm nhận thức của hoạt động, cùn có một cấu trúc vĩ mô như hoạt động.
Ở một góc độ khác, hoạt động và giao tiếp là hai phạm trù đồng đẳng. Hoạt động và giao tiếp có
nhiều điểm khác nhau nhưng chứng có mối quan hệ mật thiết với nhau trong cuộc sống của con
người.
- Giao tiếp diễn ra là một điều kiện của hoạt động. Ta có thể lấy ví dụ qua khi giáo viên đang
giảng bài và trao đổi với học sinh, thì hành động giao tiếp của người giáo viên giúp học sinh tiếp
thu kiến thức, hoặc là cuộc thảo luận giữa các sinh viên, thì giao tiếp ấy hướng đến mục tiêu của
hoạt động là cùng nhau giải quyết một vấn đề nào đó.
- Ngược lại, hoạt động là điều kiện để con người giao tiếp. Nghĩa là khi lao động, làm việc cùng
nhau, con người có khả năng tự thể hiện cảm xúc, biểu hiện của mình cho người khác hiểu thông
Nguyễn Thế Vinh - 1312701 6
qua giao tiếp. Vì vậy, hoạt động và giao tiếp là hai mặt không thể thiếu trong đời sống con
người.
2. Giao tiếp tác động đến tâm lí trong cuộc sống như thế nào?
Giao tiếp là điều kiện tồn tại của cá nhân và xã hội. Khi thiếu giao tiếp với người khác thì con
người không thể phát triển, cảm thấy cơ đơn và yếu đuối. Nếu không có giao tiếp, thì xã hội sẽ
không được hình thành vì xã hội là một công đồng liên kết với nhau qua việc chia sẽ ý kiến giữa
người này và người khác dựa trên chức năng của giao tiếp. Nghiên cứu cho rằng trẻ em ngay từ
nhỏ nếu thiếu đi giao tiếp với những người xung quanh, đặc biệt là với bậc phụ huynh, thì trẻ sẽ
bị ảnh hưởng nặng về vấn đề phát triển ngôn ngữ cũng như gây bệnh trầm cảm… vì khi giao tiếp
với ba mẹ và mọi người, trẻ sẽ có cảm giác an toàn, bảo vệ, chăm sóc. Quá trình giao tiếp cho ta
có thể xác định được các mức độ nhu cầu, tư tưởng, tình cảm, vốn sống, kinh nghiệm,… của đối
tượng, từ đó chúng ta có thể thể hiện khả năng giao tiếp của mình một cách chính xác. Vì vậy, sẽ
hình thành các hình thức giao tiếp giữa chúng ta và mọi người xung quanh.
Thông qua giao tiếp, chúng ta dễ dàng gia nhập vào các mối quan hệ xã hội, lĩnh hội nền văn hóa
xã hội, đạo đức, chuẩn mực xã hội. Trong quá trình giao tiếp thì ta có thể điều khiển hành vi của
mình cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội, quan hệ xã hội, phát huy những mặt tích cực và hạn
chế những mặt tiêu cực. Điển hình qua việc khi gặp người lớn tuổi hơn mình thì phải chào hỏi,

phải xưng hô cho đúng mực, phải luôn luôn thể hiện mình là người có văn hóa, đạo đức. Cùng
với hoạt động giao tiếp con người tiếp thu nền văn hóa, xã hội, lịch sử biến những kinh nghiệm
đó thành vốn sống. Kinh nghiệm của bản thân hình thành và phát triển trong đời sống tâm lý.
Nếu chúng ta không tương tác với xã hội qua giao tiếp thì bản thân ta sẽ không biết phải làm
những gì để cho phù hợp với chuẩn mực xã hội, dễ dàng chúng sẽ rơi vào tình trạng cô đơn, cô
lập về tinh thần và đời sống sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Trong quá trình giao tiếp, chúng ta nhận thức đánh giá bản thân mình trên cơ sở nhận thức đánh
giá người khác. Trên cơ sở đó ta sẽ có sự tự điều chỉnh, điều khiển hành vi của mình theo hướng
tăng cường hoặc giảm bớt sự thích ứng lẫn nhau. từ đó, chúng ta sẽ tự tạo ra “ý thức” để tương
tác với sự việc trên. Tự ý thức là điều kiện trở thành chủ thể hành động độc lập, chủ thể xã hội.
Thông qua giao tiếp thì mỗi cá nhân chúng ta có khả năng tự giáo dục và tự hoàn thiện mình. Ví
dụ khi chúng ta tham gia vào các hoạt động xã hội thì ta biết mình nên làm những gì và không
Nguyễn Thế Vinh - 1312701 7
nên làm những việc gì như: nên giúp đỡ những người gặp hoàn cảnh khó khăn, tham gia vào các
hoạt động tình nguyện, không được tham gia các tệ nạn xã hội, chỉ đươc phép tuyên truyền mọi
người về tác hại của chúng đối với bản thân, gia đình và xã hội.Một ví dụ khác là khi tham dự
một đám tang thì mọi người ý thức được rằng phải ăn mặc lịch sự, không nên cười đùa. Bên cạnh
đó phải tỏ lòng thương tiết đối với người đã khuất và gia đình họ.
IV. KẾT LUẬN
Tâm lý học trong giao tiếp là một phạm trù rất rộng, trên đây chúng ta chỉ trình bày những điểm
khái lược căn bản về một mặt nào đó trong vô vàn diễn tiến tâm lý đa dạng của con người. Qua
đó chung ta đã hiểu được tầm quan trọng của giao tiếp vào trong tâm lí cũng như tầm quan trọng
của giao tiếp trong cuộc sống thường ngày. Ngoài ra giao tiếp còn đóng vai trò quan trọng torng
sự hình thành và phát triển tâm lí, nhân cách cá nhân. Vì vậy, chúng ta cần phải rèn luyện các kĩ
năng giao tiếp để sống tốt hơn trong xã hội ngày nay.
V. KHAM KHẢO
Slide bài giảng học phần “Tâm lý đại cương” – Thạc Sĩ Lê Minh Công
Giáo trình Tâm Lý Học Đai Cương – NXB Đại học Sư phạm TPHCM




/>ly-nhan-cach.html
Nguyễn Thế Vinh - 1312701 8

×