Tải bản đầy đủ (.docx) (59 trang)

BÁO CÁO NHÀ THUỐC HOÀNG THANH Q4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (549.02 KB, 59 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH
KHOA DƯỢC

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
NHÀ THUỐC HOÀNG THANH
Người hướng dẫn: DS. Nguyễn Quốc Khánh
Tp. Hồ Chí Minh, năm 2014
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
NHÀ THUỐC HOÀNG THANH
MỤC LỤC
Lời mở đầu Trang 2
Lời cám ơn Trang 3
Nhận xét của đơn vị hướng dẫn thực tập Trang 4
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn thực tập Trang 5
PHẦN I: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ THUỐC
1. Tên và địa chỉ đơn vị thực tập Trang 6
2. Nhiệm vụ và quy mô tổ chức Trang 6
3. Nhận xét chung về cách bố trí, trưng bày trong nhà thuốc Trang 6
PHẦN II: NỘI DUNG THỰC TẬP
Chương 1. Tổ chức hoạt động của nhà thuốc Trang 8
Chương 2. Sắp xếp, phân loại và bảo quản thuốc tại nhà thuốc Trang 11
Chương 3. Thực hiện GPP tại nhà thuốc Trang 28
Chương 4. Tình hình bán/ nhập thuốc Trang 34
Chương 5. Thông tin giới thiệu thuốc và hướng dẫn sử dụng Trang 43
PHẦN III : KẾT LUẬN Trang 58
PHẦN IV : TÀI LIỆU THAM KHẢO Trang 58
3
Lời mở đầu
Qua 3 tuần được thực tập tại Nhà thuốc Hoàng Thanh đã để lại cho em nhiều
ấn tượng sâu sắc về sự nhiệt tình của các Chị trong Nhà thuốc. Trong quá trình
thực tập em đã chọn lọc được cho mình những kiến thức cần thiết và bổ sung


vào lượng kiến thức còn hạn hẹp của mình.Với những tài liệu và chỉ dẫn được
Thầy Nguyễn Quốc Khánh cung cấp và sự nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn,
em đã chọn lọc và sắp xếp một cách khoa học, logic để có thể hoàn thành tốt bài
báo cáo đúng thời hạn. Bài báo cáo được trình bày với 3 nội dung chính:
Phần I: Giới thiệu chung về Nhà thuốc Hoàng Thanh
Phần II: Nội dung thực tập
Phần III: Lời kết
Em xin chân thành cảm ơn đến Thầy, Cô cùng các Chị trong Nhà thuốc
đã giúp đỡ tận tình cho em hoàn thành bài báo cáo thực tập đúng hạn và đạt hiệu
quả.
Với vốn kiến thức còn nhiều hạn chế bài báo cáo của em không tránh khỏi
những thiếu sót, em mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô, anh
chị để em có thêm kiến thức cần thiết cho việc học tập và hoàn thiện bản thân
hơn
Em xin chân thành cảm
4
Lời cảm ơn
Nhằm tạo điều kiện cho các sinh viên sắp ra trường có cơ hội cọ xát với
thực tế, tìm hiểu thêm những kiến thức chỉ được học trong sách vở. Nay được áp
dụng với thực tế cũng như quan sát và tìm hiểu nhiều hơn. Em đã góp nhặt được
những kinh nghiệm, những bài học quý giá mà các anh chị đi trước đã truyền đạt
lại cho chúng em. Các anh chị đã tận tình chỉ bảo, cho em cơ hội được học tập
tại thực tế, giúp giải đáp những thắc mắc, sửa sai và bổ sung những thiếu sót cho
em.
Em xin gửi lời cám ơn tới Nhà thuốc Hoàng Thanh và các chị đã tạo điều
kiện giúp đỡ em có thể hoàn thành được kỳ thực tập này.
Em xin cám ơn tới Ban giám hiệu cùng Quý thầy cô Khoa Dược trường
Đại học Nguyễn Tất Thành đã tạo điều kiện cho em được đi thực tập ở khoa
Dược Bệnh viện Quận 11.
Cuối cùng em xin kính chúc Thầy, Cô và các chị trong Nhà thuốc Hoàng

Thanh , Ban giám hiệu cùng Quý thầy cô khoa Dược Trường Đại học Nguyễn
Tất Thành lời chúc sức khỏe, công tác tốt trong sự nghiệp trồng người và bảo vệ
sức khỏe cho người dân.
5
Nhận xét của đơn vị hướng dẫn thực tập



























Nhận xét của giáo viên hướng dẫn thực tập












6














PHẦN I: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ THUỐC

1. Tên và địa chỉ đơn vị thực tập
Tên cơ sở: NHÀ THUỐC HOÀNG THANH
Địa chỉ cơ sở: 68, BẾN VÂN ĐỒN. P.12. Q4. TP.HCM
2. Nhiệm vụ và quy mô tổ chức
- Người phụ trách chuyên môn: ThS. DS. PHẠM XUÂN CƯỜNG.
- Người tư vấn: DS. NGUYỄN QUỐC KHÁNH, DS. TRẦN THỊ BÍCH LIỄU.
- Số nhân viên: 3 nhân viên ( 1 nhân viên cao đẳng, 2 nhân viên trung cấp).
3. Cách bố trí và trưng bày trong nhà thuốc
- Các thuốc trong nhà thuốc được bố trí bố trí ở nơi cao ráo, thoáng mát, riêng
biệt với nhau trong các tủ kệ.
- Các thuốc được sắp xếp trong các tủ kệ, các tủ kệ được chia theo nhóm thuốc
kê đơn và thuốc không kê đơn, nhóm dược lý, tác dụng điều trị, hoạt chất,
theo bảng chữ cái.
- Các loại mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dụng cụ y tế có các khu vực lưu trữ
riêng biệt, không bày bán cùng với thuốc.
- Có nơi rửa tay cho người bán lẻ và người mua thuốc.
7
- Có bàn tư vấn riêng cho bệnh nhân và ghế chờ cho người mua thuốc trong
thời gian chờ đợi.
SƠ ĐỒ BỐ TRÍ NHÀ THUỐC TẠI NHÀ THUỐC HOÀNG THANH
8
CỬA RA VÀO
PHẦN II: NỘI DUNG THỰC TẬP
Chương 1. Tổ chức hoạt động của nhà thuốc
9
GH

CH

THUỐC KÊ

ĐƠN
THUỐC KÊ ĐƠN
NHI
ỆT
KẾ,
ẨM
KẾ
DỤN
G
CỤ

NHÂ
N
VẬT

Y TẾ
Thu
ốc
khô
ng

đơn
Thu
ốc
khô
ng

đơn
Thu
ốc


đơn
Thu
ốc

đơn
RỬA
TAY
BÀN TƯ VẤN
TỦ QUẦY
TỦ RA
LẺ
TH
ỰC
PH
ẨM
CH
ỨC
GHẾ
GHẾ
CÂN Y TẾ
BÌNH
NƯỚ
C
1. Quy mô hoạt động
a. Mua thuốc
- Nguồn thuốc được mua tại các cơ sở kinh doanh thuốc hợp pháp.
- Có hồ sơ theo dõi, lựa chọn các nhà cung cấp có uy tín, đảm bảo chất lượng
thuốc trong quá trình kinh doanh.
- Chỉ mua các thuốc được phép lưu hành (thuốc có số đăng ký hoặc thuốc chưa có

số đăng ký được phép nhập khẩu theo nhu cầu điều trị). Thuốc mua còn nguyên
vẹn và có đầy đủ bao gói của nhà sản xuất, nhãn đúng quy định theo quy chế
hiện hành. Có đủ hoá đơn, chứng từ hợp lệ của thuốc mua về.
- Khi nhập thuốc, người bán lẻ kiểm tra hạn dùng, kiểm tra các thông tin trên nhãn
thuốc theo quy chế ghi nhãn, kiểm tra chất lượng (bằng cảm quan, nhất là với
các thuốc dễ có biến đổi chất lượng) và có kiểm soát trong suốt quá trình bảo
quản.
- Nhà thuốc phải có đủ thuốc thuộc Danh mục thuốc thiết yếu dùng cho tuyến C
trong Danh mục thuốc thiết yếu Việt Nam do Sở Y tế địa phương quy định.
b. Bán thuốc
Các bước cơ bản trong hoạt động bán thuốc, bao gồm:
- Người bán lẻ hỏi người mua những câu hỏi liên quan đến bệnh, đến thuốc mà
người mua yêu cầu;
- Người bán lẻ tư vấn cho người mua về lựa chọn thuốc, cách dùng thuốc, hướng
dẫn cách sử dụng thuốc bằng lời nói. Trường hợp không có đơn thuốc kèm theo,
Người bán lẻ phải hướng dẫn sử dụng thuốc thêm bằng cách viết tay hoặc đánh
máy, in gắn lên đồ bao gói.
- Người bán lẻ cung cấp các thuốc phù hợp, kiểm tra, đối chiếu thuốc bán ra về
nhãn thuốc, cảm quan về chất lượng, số lượng, chủng loại thuốc.
Các quy định về tư vấn cho người mua, bao gồm:
- Người mua thuốc cần nhận được sự tư vấn đúng đắn, đảm bảo hiệu quả điều trị
và phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng.
- Đối với những người mua thuốc chưa cần thiết phải dùng thuốc, nhân viên bán
thuốc cần giải thích rõ cho họ hiểu và tự chăm sóc, tự theo dõi triệu chứng bệnh.
10
- Đối với bệnh nhân nghèo, không đủ khả năng chi trả thì Người bán lẻ cần tư vấn
lựa chọn loại thuốc có giá cả hợp lý, đảm bảo điều trị bệnh và giảm tới mức thấp
nhất khả năng chi phí.
- Đối với người bệnh đòi hỏi phải có chẩn đoán của thầy thuốc mới có thể dùng
thuốc, Người bán lẻ cần tư vấn để bệnh nhân tới khám thầy thuốc chuyên khoa

thích hợp hoặc bác sĩ điều trị.
- Người bán lẻ phải xác định rõ trường hợp nào cần có tư vấn của người có
chuyên môn phù hợp với loại thuốc cung cấp để tư vấn cho người mua thông tin
về thuốc, giá cả và lựa chọn các thuốc không cần kê đơn;
- Không được tiến hành các hoạt động thông tin, quảng cáo thuốc tại nơi bán
thuốc trái với quy định về thông tin quảng cáo thuốc; khuyến khích người mua
coi thuốc là hàng hoá thông thường và khuyến khích người mua mua thuốc
nhiều hơn cần thiết.
Bán thuốc theo đơn:
- Khi bán các thuốc theo đơn phải có sự tham gia trực tiếp người bán lẻ có trình
độ chuyên môn phù hợp và tuân thủ theo các quy định, quy chế hiện hành của
Bộ Y tế về bán thuốc theo đơn.
- Người bán lẻ phải bán theo đúng đơn thuốc. Trường hợp phát hiện đơn thuốc
không rõ ràng về tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, số lượng, hoặc có sai phạm về
pháp lý, chuyên môn hoặc ảnh hưởng đến sức khoẻ người bệnh, Người bán lẻ
phải thông báo lại cho người kê đơn biết.
- Người bán lẻ giải thích rõ cho người mua và có quyền từ chối bán thuốc theo
đơn trong các trường hợp đơn thuốc không hợp lệ, đơn thuốc có sai sót hoặc
nghi vấn, đơn thuốc kê không nhằm cụ đích chữa bệnh.
- Người bán lẻ là dược sỹ đại học có quyền thay thế thuốc bằng một thuốc khác có
cùng hoạt chất, dạng bào chế, cùng liều lượng khi có sự đồng ý của người mua.
- Người bán lẻ hướng dẫn người mua về cách sử dụng thuốc, nhắc nhở người mua
thực hiện đúng đơn thuốc.
- Sau khi bán thuốc gây nghiện, nhân viên nhà thuốc phải vào sổ, lưu đơn thuốc
bản chính.
11
- Nhà thuốc đạt GPP được bán lẻ thuốc thành phẩm.
- Mua bán các loại thuốc kê đơn và không kê đơn được bộ y tế cấp phép lưu hàng
- Kinh danh một số loại thực phẩm chức năng.
- Kinh doanh các dụng cụ y tế, và dụng cụ vệ sinh cá nhân.

- Hướng dẫn sử dụng thuốc cho bệnh nhân.
2. Loại hình kinh doanh.
Hộ kinh doanh cá thể mặt hàng Dược phẩm
3. Tổ chức nhân sự:
Gồm có 5 người: 2 Dược sĩ đại học làm nhiệm vụ tư vấn và 3 nhân viên
4. Cách bố trí trưng bày thuốc trong nhà thuốc.
- Nhà thuốc Hoàng Thanh kinh doanh các mặt hàng: thuốc thành phẩm, thực
phẩm chức năng, dụng cụ y tế, các loại dụng cụ cá nhân.
- Cách loại thuốc được đặt trong các tủ kệ, có tủ riêng biệt để chứa đựng các loại
thực phẩm chức năng và dụng cụ y tế.
- Các thuốc được phân loại theo nhóm thuốc kê đơn và không kê đơn. Trong
nhóm thuốc kê đơn và không kê đơn các thuốc được sắp xếp theo nhóm trị liệu,
hoạt chất và bảng chữ cái.

Chương 2: Sắp xếp, phân loại và bảo quản thuốc tại nhà thuốc
1. Sắp xếp, phân loại thuốc
- Phân chia khu vực sắp xếp theo từng ngành hàng riêng biệt tại nhà thuốc: dược phẩm,
thực phẩm chức năng, mặt hàng chăm sóc sức khỏe cá nhân, vật tư y tế.
- Sắp xếp, trình bày hàng hóa trên trên các giá, tủ.
- Thuốc được sắp xếp theo nhóm thuốc ( kê đơn – không kê đơn), theo nhóm tác động
dược lý. Trong cùng 1 nhóm, thuốc được sắp xếp theo hoạt chất, chữ cái alphabet hoặc
những thuốc thường xuyên được bán.
- Sắp xếp phải đảm bảo:
12
 Nguyên tắc 3 dễ (Dễ thấy – dễ lấy – dễ kiểm tra)
+ Gọn gàng, ngay ngắn, có thẩm mỹ, không xếp lẫn lộn giữa các mặt hàng,
+ Nhãn hàng (Chữ, số, hình ảnh, ) trên các bao bì: Quay ra ngoài, thuận chiều nhìn
của khách hàng.
 Nguyên tắc FEFO & FIFO đảm bảo chất lượng hàng:
+ FEFO: Hàng có hạn dùng còn lại ngắn hơn xếp ra ngoài, hạn dài hơn xếp vào trong.

+ FIFO: Hàng sản xuất trước xuất trước, lô nhập trước xuất trước,…
- Bán hết những hộp đã ra lẻ, đánh dấu bên ngoài vỏ hộp, tránh tình trạng nhầm lẫn mở
nhiều hộp cùng lúc.
2. Kiểm soát chất lượng thuốc
- Thuốc trước khi nhập về nhà thuốc (Gồm mua và hàng trả về): Phải được kiểm
soát 100%, tránh nhập hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn
gốc, xuất xứ.
- Thuốc lưu tại nhà thuốc: Định kỳ kiểm soát tối thiểu 1 quý/lần. Tránh để hàng
bị biến đổi chất lượng, hết hạn sử dụng.
- Kiểm tra bằng cảm quan chất lượng thuốc.
- Định kì hàng tháng phải kiểm tra số lượng tồn thực tế và số lượng trên sổ sách
(phần mềm) theo số lô.
- Đối với thuốc lưu tại nhà thuốc:
 Ghi “Sổ kiểm soát chất lượng thuốc định kỳ”: Mô tả chất lượng cảm quan chi tiết các
nội dung kiểm soát.
 Cột “Ghi chú”: Ghi những thông tin cần lưu ý về thuốc, bao gồm cả điều kiện bảo
quản đặc biệt; hoặc khi thuốc có hạn sử dụng ngắn.
- Phần mềm quản lý nhà thuốc giúp việc kiểm soát số lượng hàng sắp hết, hàng
cận date dễ dàng hơn để từ đó ta có thể dự trù mặt hàng cần mua, loại bỏ những mặt
hàng không đủ yêu cầu.
 Quản lý thuốc theo các nhóm dược lý, hoạt chất, nước sản xuất, lô sản xuất, ngày
nhập, hạn sử dụng, nhà cung cấp, hàm lượng, cách dùng, định giá bán cho từng loại
dược phẩm, phần trăm chiết khấu,…
 Lập và quản lý các hóa đơn nhập, hóa đơn xuất. Quản lý thông tin nhà cung cấp, xuất
nhập, và điều chỉnh nhập/xuất hàng. Quản lý công việc bán, xử lý đơn hàng của khách
hàng và nhà cung cấp nhanh chóng, chính xác và hiệu quả.
 Quản lý chặt chẽ hàng xuất nhập tồn kho, thuốc quá hạn sử dụng, dược phẩm mua vào,
doanh thu bán hàng, lợi nhuận.
 Cung cấp các báo cáo nhanh, chính xác số lượng thuốc còn tồn theo loại thuốc, kho, lô
sản xuất, quá hạn sử dụng. Báo cáo xuất - nhập - tồn theo: ngày, tháng, năm, kho. Báo

cáo doanh số và lợi nhuận theo ngày, tháng, năm,…
13

CÁC NHÓM THUỐC CÓ TẠI NHÀ THUỐC
NHÓM DẠ DÀY-TIÊU HÓA
Gavison
Chỉ Định: Điều trị các triệu chứng như ợ nóng,
khó tiêu và ợ chua như sau bữa ăn hoặc trong khi
mang thai.
Chống Chỉ Định: Mẫn cảm.
Liều Lượng, Cách Dùng:
-Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: 10-20 ml (2-4
muỗng đầy 5ml) hoặc 1-2 gói, 4 lần/ngày hoặc 2-4 viên x 4 lần/ngày (sau 3 bữa
ăn và lúc đi ngủ hoặc theo hướng dẫn).
-Trẻ em 6-12 tuổi: 5-10 ml (1-2 muỗng đầy 5 ml), 4 lần/ngày (sau 3 bữa ăn và
lúc đi ngủ). Hoặc theo lời khuyên của bác sĩ.
-Trẻ em dưới 6 tuổi: Không khuyên dùng.
-Người cao tuổi: Không cần điều chỉnh liều đối với nhóm tuổi này.
Tác Dụng Phụ: Rất hiếm gặp. Mẫn cảm.
MEPRAZ
Chỉ Định:
- Loét dạ dày, tá tràng tiến triển.
- Viêm thực quản hồi lưu: từ 4-8 tuần
- Hội chứng tăng tiết acid dạ dày (Zollinger Ellison):
điều trị dài hạn.
- Có thể phối hợp liệu pháp kháng sinh để tăng hiệu lực
diệt khuẩn Helicobacter pylori.
Chống Chỉ Định: Mẫn cảm
14
Tác Dụng Phụ: Một số ít trường hợp bị tiêu chảy, táo bón, đau bụng, buồn

nôn, nhức đầu, chóng mặt, nổi mẩn da. Những ảnh hưởng tâm thần kinh hiếm
khi gặp và có thể hồi phục khi ngừng thuốc ở bệnh nhân lớn tuổi hoặc suy gan.
Một số trường hợp tăng transaminase nhưng có thể hồi phục sau khi ngừng
thuốc.
Liều Lượng và Cách Dùng:
Dùng cho người lớn, nên uống trọn viên trước khi ăn.
-Loét dạ dày, tá tràng tiến triển : 1 viên 20 mg, liều duy nhất mỗi ngày. Thời
gian điều trị 4 tuần. Có thể điều trị thêm 4 tuần nếu loét nặng.
-Viêm thực quản hồi lưu : 1 viên 20 mg, liều duy nhất mỗi ngày. Thời gian 4-8
tuần.
-Bệnh tăng tiết acid dạ dày : liều tùy thuộc mỗi bệnh nhân. Khởi đầu 60 mg
uống một lần duy nhất, sau đó điều chỉnh theo tình trạng lâm sàng. Đối với các
liều trên 80 mg/ngày nên chia ra làm 2 lần mỗi ngày.
Cimetidin
Chỉ định:
Ðiều trị ngắn hạn:
Loét tá tràng tiến triển.
Ðiều trị duy trì loét tá tràng với liều thấp sau khi ổ
loét đã lành.
Ðiều trị ngắn hạn loét dạ dày tiến triển lành tính.
Ðiều trị chứng trào ngược dạ dày thực quản gây loét.
Ðiều trị các trạng thái bệnh lý tăng tiết dịch vị như hội chứng Zollinger - Ellison,
bệnh đa u tuyến nội tiết.
Ðiều trị chảy máu tiêu hóa do loét dạ dày tá tràng.
Phòng chảy máu đường tiêu hóa trên ở người có bệnh nặng.
15
Chống chỉ định: Mẫn cảm với cimetidin.
Tác dụng phụ
Tiêu hóa: Ỉa chảy.
Thần kinh: Ðau đầu, chóng mặt, ngủ gà, lú lẫn hồi phục được, trầm cảm, kích

động, bồn chồn, ảo giác, mất phương hướng.
Nội tiết: Chứng to vú ở đàn ông khi điều trị 1 tháng hoặc lâu hơn.
Liều lượng và cách dùng:
Cimetidin dùng uống và tiêm. Dù bằng đường nào, tổng liều thường không quá
2,4 g/ngày.
Ðường uống: Liều ban ngày, uống thuốc vào bữa ăn và/hoặc trước lúc đi ngủ.
Người lớn:
Loét dạ dày, tá tràng: Dùng liều duy nhất 800 mg/ngày vào buổi tối trước lúc đi
ngủ ít nhất trong 4 tuần đối với loét tá tràng và ít nhất trong 6 tuần đối với loét
dạ dày. Liều duy trì là 400 mg vào trước lúc đi ngủ.
Ðiều trị chứng trào ngược dạ dày - thực quản: 400 mg/lần, 4 lần/ngày
(vào bữa ăn và trước lúc đi ngủ), dùng từ 4 đến 8 tuần.
Hội chứng Zollinger - Ellison: 400 mg/lần, 4 lần/ngày.
Stress gây loét đường tiêu hóa trên:
Uống hoặc cho qua ống thông dạ dày 200 - 400 mg, hoặc tiêm tĩnh mạch 200
mg/lần, cách 4 đến 6 giờ 1 lần.
Domperion
Chỉ định
Ðiều trị triệu chứng buồn nôn và nôn
nặng, đặc biệt ở người bệnh đang điều trị bằng
thuốc độc tế bào.
Ðiều trị triệu chứng buồn nôn, nôn, cảm
giác chướng và nặng vùng thượng vị, khó tiêu
sau bữa ăn do thức ăn chậm xuống ruột.
Chống chỉ định: Nôn sau khi mổ.
16
Chảy máu đường tiêu hóa.
Tắc ruột cơ học.
Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi.
Dùng domperidon thường xuyên hoặc dài ngày.

Tác dụng phụ
Chảy sữa, rối loạn kinh nguyệt, mất kinh, vú to hoặc đau tức vú do tăng
prolactin huyết thanh có thể gặp ở người bệnh dùng thuốc liều cao dài ngày.
Liều lượng và cách dùng
Phải uống thuốc 15 - 30 phút trước bữa ăn.
Người lớn: Cứ 4 đến 8 giờ, uống một liều 10 - 20 mg (tối đa 1 mg/kg), hoặc đặt
thuốc vào trực tràng 30 đến 60 mg.
Trẻ em: Cứ 4 đến 8 giờ, uống một liều 200 - 400 microgram/kg (hoặc mỗi ngày
đặt vào trực tràng 4 mg/kg, chia làm nhiều lần).
Omeprazol
Chỉ định :
Loét dạ dày, tá tràng viêm loét thực quản trào
ngược, hội chứng Zollinger- Ellison, loét dạ
dày do dùng thuốc kháng viêm không steroid.
Chống chỉ định :
Mẫn cảm với Omeprazol
Tác dụng không mong muốn :
Nhìn chung thuốc dung nạp tốt, hầu hết các tác dụng phụ đều nhẹ. Các tác dụng
phụ có thể gặp: ỉa chảy, táo bón, buồn nôn, nôn mửa, nhức đầu, mẩn da
17
Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng
thuốc.
Cách dùng :
- Loét dạ dày, tá tràng: 1 viên/lần/ngày. Dùng trong 8 tuần. Các trường hợp nặng
có thể tăng liều đến 2 viên/lần/ngày.
- Viêm thực quản trào ngược: 1viên/lần/ngày. Dùng trong 4 tuần. đối với trường
hợp đáp ứng kém có thể dùng 2 viên/lần/ngày.
- Hội chứng Zollinger - Ellison: 3 viên/lần/ngày
THUỐC GIẢM ĐAU, HẠ SỐT, KHÁNG VIÊM KHÔNG STEROID
Panadol

Chỉ định :
Điều trị đau nhẹ đến đau vừa bao gồm :
đau đầu, đau nửa đầu, sốt và đau sau khi tiêm
vacxin.
Hạ sốt.
Chống chỉ định : bệnh nhâ có tiền sử quá mẫn với paracetamol.
Liều lượng và cách dùng :
Người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên : dùng 500mg đến 1g. Liều tối đa hàng
ngày : 400 mg.
18
Tác dụng phụ : rất hiếm gặp.
Alaxan
Chỉ định: Giảm cơn đau xương nhẹ - trung bình,
điều trị cảm sốt, nhức đầu, nhức răng, đau sau nhổ răng
và tiểu phẫu.
Chống chỉ định: Quá mẫn, phụ nữ có thai- cho con
bú, loét dạ dày – tá tràng, suy gan thận nặng, lupus ban
đỏ.
Tác dụng phụ: rối loạn tiêu hóa, thần kinh, mẫn
cảm, suy thận, mất bạch cầu hạt, thiếu máu tán huyết.
Liều lượng và cách dùng: Cấp tính 1 – 2 viên x 3 lần/ngày, mạn tính 1 viên x 3
lần/ngày.
Descotyl
Chỉ định:
Bệnh lý thoái hóa cột sống & các rối loạn
tư thế cột sống: vẹo cổ, đau thắt lưng, đau
lưng, các tình trạng co thắt cơ kèm đau.
Chống chỉ định:
Quá mẫn với thành phần thuốc. Rối loạn
chuyển hóa porphyrine. Có thai & cho con

bú.
Tương tác thuốc:
Rượu & thuốc ức chế TKTW.
Tác dụng phụ:
Buồn ngủ, buồn nôn, dị ứng da.
Chú ý đề phòng:
Người lái xe & vận hành máy móc.
Liều lượng:
Người lớn & trẻ > 15 tuổi: 2-4 viên, ngày 3 lần.
19
Alpha - chymotrypsin
Chỉ định
Chymotrypsin dùng hỗ trợ trong phẫu
thuật đục thủy tinh thể để lấy bỏ nhân mắt
dễ dàng.
Dùng trong điều trị phù nề sau chấn
thương hoặc sau mổ.
Chống chỉ định
Quá mẫn với chymotrypsin hoặc bất kỳ thành phần nào của chế phẩm.
Tác dụng phụ
Tác dụng không mong muốn thường gặp nhất của chymotrypsin là tăng nhất
thời nhãn áp do các mảnh vụn dây chằng bị tiêu hủy làm tắc mạng bó dây. Dùng
trong nhãn khoa, có thể gặp phù giác mạc, viêm nhẹ màng bồ đào.
Liều lượng và cách dùng
Ðiều trị phù nề sau chấn thương hoặc sau phẫu thuật:
Ðể điều trị phù nề sau chấn thương hoặc sau phẫu thuật và để giúp làm lỏng
các dịch tiết ở đường hô hấp trên, có thể dùng đường uống: nuốt 2 viên (21
microkatal), 3 đến 4 lần mỗi ngày; hoặc ngậm dưới lưỡi 4 - 6 viên mỗi ngày chia
làm nhiều lần (phải để viên nén tan dần dưới lưỡi).
Efferagan

Chỉ định
Thuốc có hiệu quả nhất là làm giảm đau
cường độ thấp có nguồn gốc không phải nội
tạng. Paracetamol là thuốc thay thế salicylat
(được ưa thích ở người bệnh chống chỉ định
hoặc không dung nạp salicylat) để giảm đau nhẹ
hoặc hạ sốt.
20
Chống chỉ định
Người bệnh nhiều lần thiếu máu hoặc có bệnh tim, phổi, thận hoặc gan.
Người bệnh quá mẫn với paracetamol. Người bệnh thiếu hụt glucose - 6 -
phosphat dehydro-genase.
Liều lượng và cách dùng
Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: uống từ 1-2 viên mỗi 4 đến 6 giờ (tối đa 8
viên/ngày). - Trẻ em 7-12 tuổi: uống 1/2 viên-1 viên mỗi 4 đến 6 giờ (tối đa 4
viên/ngày). - Khoảng cách tối thiểu giữa 2 lần uống thuốc là 4 giờ. Không dùng
quá 10 ngày đối với người lớn và 5 ngày đối với trẻ em mà không có hướng dẫn
của thầy thuốc. Không dùng chung với các thuốc khác có chứa Paracetamol.
Không được dùng quá liều chỉ định.
Tác dụng phụ
Viêm tụy, ban da, ban đỏ, mày đay, và phản ứng dị ứng khác thỉnh thoảng có
xảy ra. Khi có phản ứng dị ứng thì phải ngưng thuốc.
THUỐC HẠ ĐƯỜNG HUYẾT
Gliclazide
Chỉ định :
- Đái tháo đường không phụ thuộc insulin
typ 2 mà chế độ ăn kiêng đơn thuần không
kiểm soát được glucose - huyết.
- Gliclazid nên dùng cho người cao tuổi bị
đái tháo đường.

Chống chỉ định:
- Đái tháo đường phụ thuộc insulin (typ 1).
- Hôn mê hay tiền hôn mê do đái tháo đường.
- Suy gan nặng, suy thận nặng.
- Có tiền sử dị ứng với sulfonamid và các sulfonylurê khác.
21
- Phối hợp với miconazol viên.
- Nhiễm khuẩn nặng hoặc chấn thương nặng, phẫu thuật lớn.
- Phụ nữ có thai và cho con bú.
Liều lượng và cách dùng: Nên uống thuốc trong bữa ăn sáng
- Liều gliclazid phải phù hợp cho từng trường hợp cụ thể và phải dựa theo
lượng đường huyết của người bệnh. Thường dùng 80 mg/ngày và tối đa là 320
mg/ngày.
- Có thể bắt đầu dùng với liều: 40 - 80 mg, rồi tăng dần nếu cần.
- Trong đa số trường hợp: Uống 160 mg/ngày, uống 1 lần vào lúc ăn sáng
Diamiron
Chỉ định
Đái tháo đường týp 2 (không lệ thuộc insulin),
phối hợp với chế độ ăn kiêng phù hợp, khi sự
kiểm soát đường huyết không đạt được bằng
chế độ ăn kiêng đơn thuần.
Chống chỉ định
Tuyệt đối :
- Đái tháo đường týp 1, đặc biệt là đái tháo đường ở trẻ em, nhiễm toan, nhiễm
ceton nặng, hôn mê hay tiền hôn mê do đái tháo đường.
- Suy thận nặng, suy gan nặng.
- Dùng chung với miconazole (xem Tương tác thuốc).
- Cho con bú (xem Lúc có thai và Lúc nuôi con bú).
Tác dụng phụ
Hạ đường huyết (xem Chú ý đề phòng và Thận trọng lúc dùng, Quá liều).

Rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, khó tiêu, tiêu chảy, táo bón. Có thể tránh bằng
cách uống thuốc trong bữa ăn hoặc chia ra nhiều lần.
Liều lượng và cách dùng
Bệnh nhân dưới 65 tuổi :
- Liều khởi đầu : liều khuyến cáo là 1 viên/ngày.
- Chỉnh liều : khi chỉnh liều, thường tăng mỗi nấc là 1 viên, mỗi đợt chỉnh liều
22
phải cách nhau ít nhất 14 ngày.
- Điều trị duy trì : liều thay đổi từ 1-3 viên/ngày, ngoại lệ có thể là 4 viên/ngày.
Liều thông thường là 2 viên/ngày, chia làm 2 lần.
Người có nguy cơ :
- Người già trên 65 tuổi :
Bắt đầu điều trị dùng liều nửa viên/ngày.
Amaryl 2 mg
Chỉ định
Amaryl được chỉ định sử dụng phối hợp với
insulin để giảm đường huyết trên bệnh nhân
không thể kiểm soát tình trạng tăng đường
huyết khi ăn kiêng và tập thể dục và giảm cân
nặng đơn thuần.
Chống chỉ định
- Đái tháo đường type 1 phụ thuộc insulin type I, thí dụ đái tháo đường với tiền
sử bị nhiễm keto-acid.
- Nhiễm keto-acid do đái tháo đường.
- Tiền hôn mê hay hôn mê do đái tháo đường.
- Suy thận nặng, suy gan nặng : nên chuyển sang insulin.
- Tăng cảm với glimepiride, các sulfonylurea, sulfamide khác
- Tăng cảm với bất cứ tá dược nào của thuốc.
- Có thai hoặc dự định có thai, cho con bú: nên chuyển sang insulin.
Tác dụng phụ

Triệu chứng : nhức đầu, đói cồn cào, buồn nôn, nôn, mệt mỏi, buồn ngủ, rối loạn
giấc ngủ, bứt rứt, gây gổ, giảm tập trung, giảm linh hoạt, giảm phản ứng, trầm
cảm, lẫn, rối loạn lời nói, mất ngôn ngữ, rối loạn thị giác, run, liệt nhẹ, rối loạn
cảm giác.
- Bệnh cảnh lâm sàng của cơn hạ đường huyết nặng có thể giống như một cơn
đột quỵ.
23
Liều lượng và cách dùng
Liều khởi đầu và cách định liều :
- Khởi đầu : 1 mg x 1 lần/ngày.
- Sau đó nếu cần, tăng liều từ từ
Giới hạn liều ở các bệnh nhân được kiểm soát tốt đường huyết :
Thường liều dùng của các bệnh nhân này trong khoảng 1-4 mg. Các liều hàng
ngày trên 6 mg chỉ có hiệu quả ở một số bệnh nhân.
Glucophage 850 mg
Chỉ định
Tiểu đường không nhiễm toan thể cétone,
không lệ thuộc insuline ở người trưởng thành
(tiểu đường type II), đặc biệt ở người có thể
trọng béo phì, sau khi đã áp dụng chế độ ăn
kiêng mà không cân bằng được đường huyết.
Bổ sung cho liệu pháp insuline :
- Trong điều trị tiểu đường type I,
- Trong điều trị tiểu đường type II, đặc biệt
trong trường hợp bệnh nhân bị béo phì nặng đồng thời kháng với liệu pháp
insuline.
Chống chỉ định
Tuyệt đối :
- Suy thận dù ở mức độ nhẹ.
- Bệnh lý cấp tính có nguy cơ gây thoái hóa chức năng thận : mất nước (tiêu

chảy, nôn mửa), sốt, tình trạng nhiễm trùng và/hoặc thiếu oxy nghiêm trọng
(tình trạng choáng, nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng đường niệu, bệnh lý phổi).
- Suy tế bào gan, ngộ độc ruột cấp tính.
- Phụ nữ có thai và cho con bú.
Tác dụng phụ
Rối loạn dạ dày ruột : buồn nôn, nôn ói, tiêu chảy , nên uống metformine trong
bữa ăn hoặc vào cuối bữa ăn, và chia đều làm 2 hoặc 3 lần trong ngày. Ngưng
24
điều trị nếu các rối loạn này kéo dài.
Nhiễm toan acide lactique (xem mục Chú ý đề phòng và Thận trọng lúc dùng).
Liều lượng và cách dùng
Tiểu đường không phụ thuộc insuline type II :
Liều trung bình là 2 viên/ngày, chia làm 2 lần cách nhau 12 giờ (uống trong bữa
ăn hoặc vào cuối bữa ăn). Liều lượng này có thể tăng lên đến 3 viên mà không
có trở ngại nào.
NHÓM THUỐC HO
Eugica
Chỉ Định:
-Dùng điều trị các chứng ho, đau họng, sổ mũi,
cảm cúm.
-Sát trùng đường hô hấp.
-Làm loãng niêm dịch, làm dịu ho.
Chống Chỉ Định:
-Quá mẫn với một trong các thành phần của thuốc.
-Không dùng cho trẻ em dưới 2 tuổi.
Tác Dụng Phụ: Đau bụng, nôn ói, chóng mặt, buồn ngủ.
Liều Lượng Và Cách Dùng:
-Người lớn: uống 2 viên/lần x 3 lần/ngày.
-Trẻ em: trên 2 tuổi: uống 1viên/lần x 3 lần/ngày.
Siro ho Astex

Chỉ định: trị ho, viêm họng, viêm phế quản,
suyễn.
Chống chỉ định:
Không dùng cho người đái tháo đường.
25

×