Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

tiểu luận_ rào cản kĩ thuật trong thương mại mà hoa kỳ sử dụng đối với hàng dệt may việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.04 KB, 12 trang )

MỤC LỤC
Phần mở đầu 2
I. Tổng quan về hoạt động xuất khẩu dệt may của Việt Nam 4
II. Tổng quan về rào cản kỹ thuật đối với thương mại 7
III. Những rào cản kỹ thuật chủ yếu đối với hàng dệt may Việt Nam
trên thị trường Hoa Kỳ 9
IV. Chính sách để vượt qua rào cản kỹ thuật cho các doanh nghiệp xuất khẩu
hàng dệt may sang Hoa Kỳ 10
Phần kết luận 12
V.
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lời mở đầu và ý nghĩa
Từ sau khi gia nhập WTO vào năm 2007, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những
bước tăng trưởng đáng kể. Bên cạnh những thuận lợi khi gia nhập WTO như tự do hóa
thương mại, hàng rào thuế quan được bãi bỏ nên kim ngạch xuất khẩu của hàng Việt Nam
sang các nước thành viên khác sẽ tăng, thì Việt Nam cũng gặp phải không ít khó khăn.
Trong số các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam ra nước ngoài, ngành dệt may là một
trong những ngành có tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định trong nhiều năm qua. Trong
cạnh tranh quốc tế, đây cũng là một ngành thế mạnh của Việt Nam – Việt Nam là một
trong số 10 quốc gia có kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới. Các thị
trường trọng điểm của ngành hàng này gồm Hoa Kỳ, EU, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc
và Australia. Kể từ khi Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ có hiệu
lực, giá trị xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Hoa Kỳ liên tục tăng và tỷ trọng xuất
khẩu sang Hoa Kỳ trong tổng giá trị xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam cũng tăng
tương ứng.
Việc hàng rào thuế quan được bãi bỏ tạo ra lợi thế cạnh tranh rất lớn cho hàng dệt may
Việt Nam. Chính vì vậy, không chỉ Hoa Kỳ mà tất cả các nước nhập khẩu đều sử dụng
những hình thức hạn chế mậu dịch phi thuế quan nhằm bảo hộ hàng nội địa. Một trong
những biện pháp đó là rào cản kỹ thuật đối với thương mại (Technical Barriers to Trade)
Do vậy, qua bài tiểu luận này, nhóm chúng em xin trình bày những hiểu biết về rào cản
kỹ thuật đối với thương mại. Cụ thể, trong bài tiểu luận sẽ làm rõ các vấn đề chính sau


- Nhận biết các rào cản kĩ thuật trong thương mại mà Hoa Kỳ sử dụng đối với hàng dệt
may Việt Nam.
- Đề ra các chính sách doanh nghiệp cần thực hiện để vượt qua các rào cản đó.
2. Những bài nghiên cứu trước
- Những thuận lợi và khó khăn của dệt may Việt Nam khi gia nhập WTO – Phần 1
( />- Giải pháp vượt rào cản kỹ thuật đối với hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam
()
- Luận văn “Rào cản kỹ thuật trong thương mại của một số nước công nghiệp phát triển và
các biện pháp giúp Việt Nam vượt rào cản” (Đào Thị Thu Hương)
- Rào cản kỹ thuật đối với thương mại (TBT) – Các hiệp định và nguyên tắc WTO (VCCI)
3. Phương pháp nghiên cứu
Bài tiểu luận sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với định lượng để
làm rõ vấn đề.
4. Kết cấu bài tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, tài liệu tham khảo và kết luận, bài tiểu luận gồm 4 phần:
- I. Tổng quan về hoạt động xuất khẩu dệt may của Việt Nam
- II. Tổng quan về rào cản kỹ thuật đối với thương mại
- III. Những rào cản kỹ thuật chủ yếu đối với hàng dệt may Việt Nam trên thị trường Hoa
Kỳ
- IV. Chính sách để vượt qua rào cản kỹ thuật cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt
may sang Hoa Kỳ
I. Tổng quan về hoạt động xuất khẩu dệt may của Việt Nam
Ngành dệt may hiện nay là mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam và có tốc độ
tăng trưởng cao qua các năm. Sau một thời gian xâm nhập vào thị trường các nước trên
Thế Giới thì sản phẩm dệt may của Việt Nam đã thiết lập được vị thế trên các thị trường
khó tính như Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản.
Theo số liệu của Trung tâm thương mại Thế Giới, ngành dệt may đóng góp trên 15%
vào tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Trong những năm 2006-2008, dệt may là
ngành hàng có giá trị xuất khẩu đứng thứ 2 của Việt Nam, chỉ đứng sau dầu thô. Tuy
nhiên, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế 2008, từ năm 2009 tính đến hết tháng

10 năm 2011, dệt may đã vươn lên vị trí hàng đầu mặc dù tỷ trọng trong tổng kim ngạch
xuất khẩu giảm nhẹ.
Bảng 1- Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may ( 2007-10/2011)
Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 10/2011
Kim ngạch xuất khẩu dệt may (Triệu
USD)
7,750 9,120 9,066 11,175 11,693
% Tổng kim ngạch xuất khẩu của VN 16.02% 14.05% 16.02% 15.60% 14.98%
Tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước
theo giá hiện thời
17.68% -0.59% 23.26% 29.40%
Thị trường Hoa Kỳ vẫn là khách hàng nhập khẩu lớn nhất cho hàng hóa của Việt Nam
nói chung và các sản phẩm dệt may nói riêng. Bình quân giai đoạn 2006-2010 giá trị xuất
khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Hoa Kỳ chiếm trên 55% tổng giá trị xuất khẩu của
ngành ra thị trường thế giới.
Tuy vậy, ngành dệt may Việt Nam đang phải đối đầu với rất nhiều rào cản kỹ thuật của
các nước nhập khẩu và cụ thể trong trường hợp này là Hoa Kỳ. Dưới đây là một số rào
cản kỹ thuật đối với hàng dệt may tại Hoa Kỳ:
- Các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật
- Tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội SA-8000
- Tiêu chuẩn WRAP- Trách nhiệm săn xuất hàng dệt may toàn cầu
- Đạo luật chống phá giá
- Quy định về cấp Visa đối với mặt hàng dệt may
Đây là những rào cản kỹ thuật, là những hành vi bảo hộ thương mại mà Hoa Kỳ dựng
lên một cách tinh vi nhằm hạn chế nguồn hàng nhập khẩu của các nước khác vào thị
trường mình, nhằm bảo hộ sản xuất và tiêu dùng nội địa. Do khủng hoảng kinh tế, các rào
cản này lại được dựng lên khắp nơi trên thế giới và ngày thêm dày đặc. Ngày 1/1/2010
Hoa Kỳ ra đạo luật bảo vệ môi trường cho người tiêu dùng Hoa Kỳ.
 Trước những rào cản này các nhà xuất khẩu Việt Nam phải vượt qua như
thế nào?

Trước khi trả lời câu hỏi này, chúng ta hãy sử dụng mô hình phân tích SWOT để có
một cái nhìn chung về công nghiệp dệt may của Việt Nam.
Bảng 2 – Phân tích SWOT ngành dệt may
ĐIỂM
MẠNH (S)
•Sở hữu một lực lượng công nhân giá rẻ, được thừa nhận là có
kỹ năng và tay nghề cao. Mức thu nhập bình quân của lao
động Việt Nam hiện nay thấp hơn một chút so với Trung
Quốc. Điều này góp phần nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm
dệt may của Việt Nam.
•Chính phủ Việt Nam có những biện pháp ưu tiên phát triển
ngành dệt may như ưu đãi đầu tư FDI hay miễn thuế nhập
khẩu cho các nguyên liệu thô với mục đích sản xuất các sản
phẩm may tái xuất khẩu trong vòng 3-4 tháng.
•Sản phẩm may mặc của Việt Nam đã thiết lập được chỗ đứng
trên thị trường Thế Giới và được các thị trường khó tính như
Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản chấp nhận.
ĐIỂM YẾU
(W)
•Năng lực sản xuất nguyên liệu đầu vào và phụ trợ còn yếu,
không đáp ứng được nhu cầu của ngành may mặc. Do đó, tỷ lệ
nội địa hóa trong sản phẩm dệt may còn rất thấp và phụ thuộc
lớn vào điều kiện thị trường thế giới về nguyên liệu. Nếu tỷ lệ
nội địa hóa trong sản phẩm may mặc của Việt Nam chỉ đạt
30% thì tỷ lệ này của Trung Quốc là 90%. Đó là yếu tố làm
giảm khả năng cạnh tranh tương đối cảu sản phẩm may mặc
với sản phẩm Trung Quốc.
•Chất lượng nguồi nguyên liệu sản xuất tại Việt Nam chưa đạt
được chất lượng yêu cầu, đồng thời giá thành cao hơn nguồn
nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc. Do đó sản phẩm của

ngành không đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại
của Trung Quốc.
•Quy mô phần lớn các doanh nghiệp ở mức vừa và nhỏ nên hạn
chế hiệu quả sản xuất.
•Năng lực thiết kế cảu Việt Nam còn tương đối thấp, do đó,
ngành dệt may đang thiếu vắng những thương hiệu uy tính để
chuyển lên cấp độ sản xuất cao hơn với giá trị gia tăng cao
hơn.
CƠ HỘI (O) •Triển vọng kinh tế thế giới về dài hạn có xu hướng cải thiện
làm tăng nhu cầu sản phẩm dệt may nói chung cũng như nhu
cầu tiêu thụ các sản phẩm cao cấp nói riêng.
•Việc chuyên môn hóa trong sản xuất các sản phẩm dệt may giữa
các doanh nghiệp tọa điều kiện cho các nhà sản xuất tăng tỷ lệ
lợi nhuận
•Gia nhập SAFSA được kỳ vọng tăng năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp Việt Nam
•Các thị trường mới như Trung Đông và Nga đang được thử
nghiệm và hứa hẹn các cơ hội kinh doanh mới cho ngành dệt
may Việt Nam.
THÁCH
THỨC (T)
•Ngành dệt may Việt Nam đang phải chịu sự cạnh tranh trên thị
trường nội địa từ các sản phẩm của Trung Quốc, Hàn Quốc và
Thái Lan.
•Trên thị trường thế giới, Trung Quốc cũng là một đối thủ có sự
cạnh tranh rất lớn mà Việt Nam rất khó có thể vượt qua.
Trong khi đó, một số đối thủ cạnh tranh đang nổi lên với lợi
thế giá nhân công ở mức thấp hơn Việt Nam như Campuchia,
Lào, Myanmar có thể sẽ đe dọa thị phần của Việt Nam trên thị
trường thế giới.

•Xu hướng tăng cường bảo hộ mậu dịch, đặc biệt tại các thị
trường truyền thống của Việt Nam như Hoa Kỳ và EU có thể
sẽ tác động mạnh mẽ đến hoạt động ngành.
II. Tổng quan về rào cản kỹ thuật đối với thương mại
1. Khái niệm rào cản kỹ thuật đối với thương mại và phân loại
1.1 Khái niệm rào cản kỹ thuật đối với thương mại
Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại cũng được biết đến như là hiệp
định TBT là một hiệp ước quốc tế của tổ chức Thương Mại Quốc tế WTO, nó đã được
đàm phán ở Uruguay đa số đã đồng ý về thuế quan và thương mại bắt đầu áp dụng từ
năm 1995.
Trong thương mại quốc tế, các “rào cản kỹ thuật đối với thương mại” (technical
barriers to trade) thực chất là các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật mà một nước áp dụng
đối với hàng hóa nhập khẩu hoặc quy trình đánh giá sự phù hợp của hàng hóa nhập khẩu
đối với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đó (gọi chung là các biện pháp kỹ thuật TBTs).
Các biện pháp kỹ thuật này về nguyên tắc là cần thiết và hợp lý nhằm bảo vệ những lợi
ích quan trọng như sức khỏe con người, môi trường, an ninh,… Vì vậy, mỗi nước thành
viên WTO đều thiết lập và duy trì một hệ thống các biện pháp lỹ thuật riêng đối với hàng
hóa của mình và hàng hóa nhập khẩu.
Tuy nhiên, trên thực tế, các biện pháp kỹ thuật có thể là những rào cản tiềm ẩn đối với
thương mại quốc tế bởi chúng có thể được sử dụng vì mục tiêu bảo hộ cho sản xuất trong
nước, gây khó khăn cho việc thâm nhập của hàng hóa nước ngoài vào thị trường trong
nước nhập khẩu. Do đó, chúng còn được gọi là “rào cản kỹ thuật đối với thương mại”.
1.2 Phân loại:
Hiệp định về rào cản kỹ thuật đối với thương mại của WTO phân biệt 03 loại biện
pháp kỹ thuật sau đây:
- Quy chuẩn kỹ thuật (technical regulation) là những yêu cầu kỹ thuật có giá trị áp dụng
bắt buộc (các doanh nghiệp bắt buộc phải tuân thủ)
- Tiêu chuẩn kỹ thuật (technical standards) là các yêu cầu kỹ thuật được một tổ chức được
công nhận chấp thuận nhưng không có giá trị áp dụng bắt buộc
- Quy trình đánh giá phù hợp của một loại hàng hóa với các quy định/tiêu chuẩn kỹ thuật

(confomity assessment procedure)
2. Quy định của WTO về rào cản kỹ thuật trong thương mại
2.1 Hiệp định về rào cản kỹ thuật trong thương mại của WTO:
Hiệp định rào cản lỹ thuật có hiệu lực từ 01/01/1980. Những quy định của Hiệp định
này nhằm đảm bảo tính ổn định sản phẩm về chất lượng, giảm bớt kiểm tra. Ngoài ra,
Hiệp định còn đảm bảo tính an toàn vệ sinh cho người, gia súc, cây cối, bảo vệ môi
trường sinh thái.
Hiệp định quy định đối xử bình đẳng các mặt hàng xuất khẩu của các nước thành viên.
Bên cạnh hiệp định còn quy định những ưu đãi đặc biệt đối với các nước thành viên đang
phát triển.
2.2. Hệ thống Thông tin về rào cản lỹ thuật trong thương mại
Đây là nguồn thông tin trực tuyến đầy đủ về các biện pháp liên quan đến quy chuẩn kỹ
thuạt, tiêu chuẩn và quy trình đánh giá sự phù hợp ( như thử nghiệm, kiểm tra, kiểm định,
chúng nhận ) cho phép người sử dụng khai thác, tìm kiếm các quy định của các nước
Thành viên đã thông báo cho WTO có ảnh hưởng đến thương mại quốc tế. Hệ thống cho
phép tìm kiếm nhanh dựa trên các yếu tố về địa lý (châu lục), mã sản phẩm, thời hạn góp
ý kiến và các từ chuẩn (keywords). Thông tin của hệ thống bao gồm:
- Các thông báo về TBT theo Điều 10.6 và 10.7 của Hiệp định TBT;
- Các tuyên bố theo Điều 15.2 của Hiệp định TBT;
- Các thông báo chấp nhận Quy chế thực hành tốt về Xây dựng, Chấp nhận và Áp dụng
Tiêu chuẩn;
- Các quan ngại thương mại giữa các nước thành viên WTO;
- Chương trình làm việc của Ủy ban TBT;
- Thông tin về các nước Thành viên WTO;
- Danh sách các Điểm hỏi đáp về TBT của các nước Thành viên WTO;
- Danh sách các tổ chức Tiêu chuẩn hoá;
- Các ấn phẩm;
- Tổng hợp thông báo hàng tháng;
- Báo cáo hàng năm.
Các thông tin trên hữu ích cho các cơ quan, doanh nghiệp muốn tìm hiểu về hàng rào

kỹ thuật tại các thị trường các nước thành viên WTO, cũng như hoạt động của Uỷ ban
TBT, đồng thời đặc biệt hữu ích cho Mạng lưới TBT trong khai thác và phổ biến các
thông tin TBT đến các đối tượng có liên quan.
3. Các hệ thống quản lý chất lượng thường được sử dụng trên thế giới
- Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000.
- Hệ thống quản trị môi trường ISO 14000.
- Hệ thống quản lý chất lượng đồng bộ (TQM).
- Hệ thống HACCP.
III. Những rào cản kỹ thuật chủ yếu đối với hàng dệt may Việt Nam trên thị trường
Hoa Kỳ
 Thứ nhất, là yêu cầu về chất lượng sản phẩm, bao gồm:
 Tính đồng nhất: nhà nhập khẩu yêu cầu chất lượng sản phẩm phải đồng nhất 100%
về chất lượng theo đúng sản phẩm mẫu đó được thể hiện trên hợp đồng thương mại.
Chất lượng sản phẩm không đồng nhất có thể dẫn tới hủy bỏ hợp đồng.
 Tính đổi mới thích nghi: trong các đơn hàng các nhà nhập khẩu có thể yêu cầu
những thay đổi nhỏ trong sản phẩm và yêu cầu đối tác phải có thay đổi thích nghi
nhanh chóng để cho ra những sản phẩm đồng nhất.
 Công nghệ phù hợp: nhà nhập khẩu mong muốn áp dụng công nghệ mới trong quá
trình sản xuất. Những nhà máy cũ với công nghệ cũ sẽ không được ưa thích.
 Đóng gói toàn bộ: một số nhà nhập khẩu mong muốn các sản phẩm “đóng gói toàn
bộ”.
 Thứ hai, là yêu cầu về tính đạo đức của sản phẩm: đây là một yêu cầu hết sức quan
trọng của nhà nhập khẩu. Những sản phẩm được sản xuất ra bởi các hành vi bóc lột sức
lao động trẻ em, vi phạm nhân quyền đều bị cấm. Các nhà nhập khẩu đánh giá cao các
nhà sản xuất có được các chứng nhận về tiêu chuẩn lao động như SA8000, WRAP.
 Thứ ba, là yêu cầu về dán nhãn chính xác: những văn bản pháp luật và quy định
kiểm soát hoạt động sản xuất và dán nhãn các sản phẩm dệt may gồm có: quy định về
nước xuất xứ, đạo luật dệt FTC, đạo luật về nhận dạng các sản phẩm len sợi TFPIA, đạo
luật về dán nhãn các sản phẩm len WPLA, đạo luật về dán nhãn các sản phẩm FPLA, dán
nhãn cẩn thận các sản phẩm quần áo dệt và một số loại sản phẩm nhất định.

 Thứ tư, là yêu cầu đối với nhãn hiệu: phải được làm bằng vải và đính kèm sản
phẩm cho đến khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng, phải được ghi bằng ngôn
ngữ tiếng Anh.
Một số yêu cầu khác như: dán nhãn nước xuất xứ; yêu cầu về tỷ lệ sợi; yêu cầu về tên;
yêu cầu về hướng dẫn sử dụng.
IV. Chính sách để vượt qua hàng rào kỹ thuật cho các doanh nghiệp xuất khẩu dệt
may sang Hoa Kỳ
1. Doanh nghiệp chú trọng đến công tác nghiên cứu thị trường
Trước khi tiến hành kinh doanh vào bất cứ một thị trường nào, doanh nghiệp cũng cần
phải nghiên cứu kỹ lưỡng thị trường đó.
Để triển khai quan hệ kinh tế - thương mại với Hoa Kỳ một cách có hiệu quả, trước
tiên cần hiểu rõ luật pháp của Hoa Kỳ và cách thức điều hành hoạt động kinh tế đối ngoại
của Hoa Kỳ.
Hoa Kỳ có một hệ thống pháp luật phức tạp. Luật của các bang là khác nhau. Ở Hoa
Kỳ có nhiều các hệ thống luật lệ khác nhau. Muốn xuất khẩu hàng vào thị trường Hoa Kỳ
các nhà doanh nghiệp Việt Nam cần phải quan tâm tới luật về trách nhiệm sản phẩm
(Product Libility Law) quy định nhà sản xuất và người bán hàng phải chịu trách nhiệm
đối với sản phẩm có ý gây hại cho người tiêu dùng, hệ thống luật bảo hành và bảo vệ
người tiêu dùng nhằm đảm bảo cho họ được thông tin đầy đủ về hàng hoá và khi sử dụng
hàng thì được bảo hành trong thời gian quy định, luật chống độc quyền, luật chống phá
giá. Các doanh nghiệp Việt Nam có thể tìm hiểu được những quy định của pháp luật Hoa
Kỳ thông qua mạng thông tin toàn cầu Internet, qua các văn phòng xúc tiến thương mại.
Nguy cơ doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với các vụ kiện, tranh chấp thương mại
sẽ ngày càng cao và tính chất phức tạp sẽ ngày càng lớn. Hơn nữa khó khăn và thách thức
mà các rào cản thương mại, các vụ kiện chống bán phá giá nhiều khi là rất bất công và
gây nên những tổn thất mà doanh nghiệp Việt Nam phải gánh chịu. Để ứng phó với
những thách thức này, khi định triển khai hoạt động kinh doanh với đối tác nước ngoài,
các doanh nghiệp Việt Nam nên tập trung nghiên cứu kỹ các hiệp định thương mại tự do
đa phương, song phương. "Đặc biệt, tránh trường hợp như trước đây để đến khi có sự vụ
xảy ra mới cần tư vấn của luật sư, các doanh nghiệp phải nhạy bén hơn, phải sử dụng tư

vấn pháp lý ngay từ khâu chuẩn bị đàm phán, trong đàm phán, cho đến khâu ký kết hợp
đồng, kể cả khi có tranh chấp thương mại".
Ngoài ra doanh nghiệp nên tận dụng tối đa, kịp thời những cơ hội, lợi thế và hạn chế
những thách thức tiềm ẩn.
Bên cạnh việc tìm hiểu yếu tố pháp luật, các doanh nghiệp cũng cần tìm hiểu thị hiếu
người tiêu dùng. Qua đó sản xuất ra được nhiều mẫu chào hàng với yêu cầu thị trường.
2. Doanh nghiệp cần xây dựng và kiện toàn sử dụng các hệ thống tiêu chuẩn kỹ
thuật theo đúng tiêu chuẩn quốc tế .
Đạo luật bảo vệ môi trường cho người tiêu dùng Hoa Kỳ, có hiệu lực từ ngày
1/1/2010. Theo đạo luật này, các lô hàng xuất khẩu vào Hoa Kỳ phải có giấy kiểm
nghiệm của bên thứ 3 xác nhận sản phẩm sử dụng nguyên liệu đảm bảo cho sức khỏe
người tiêu dùng.
Theo rào cản kỹ thuật này, Việt Nam phải có 1 phòng thí nghiệm hiện đại đủ tiêu
chuẩn để được phía Hoa Kỳ công nhận và cấp giấy chứng nhận. Bên cạnh đó phải tiếp
tục tăng tỷ lệ sản xuất nguyên vật liệu trong nước, giảm nhập siêu.
Đồng thời đầu tư nâng cấp các trung tâm giám định, kiểm tra chất lượng sản phẩm dệt
may để hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong quản lý chất lượng và khắc phục các rào cản
kỹ thuật.
Điều đáng chú ý là ngành dệt may đang phải quan tâm đến việc bảo vệ môi trường nơi
sản xuất, xây dựng thêm các khu công nghiệp dệt nhuộm có hệ thống xử lý nước thải đạt
tiêu chuẩn tại một số địa phương như Thái Bình, Nghệ An, Trà Vinh Ðồng thời xây
dựng phòng thí nghiệm sinh thái tại Viện dệt may, làm cơ sở cấp chứng chỉ an toàn cho
hàng xuất khẩu và kiểm tra các loại hàng hóa, bảo đảm an toàn cho người sử dụng tại
Việt Nam cũng như tại các thị trường nhập khẩu. Ngoài ra là việc xây dựng và quản lý
các tiêu chuẩn an toàn sản phẩm và các hàng rào kỹ thuật cần thiết, nhằm bảo vệ người
tiêu dùng và thị trường trong nước".
3. Đổi mới và hiện đại hóa công nghệ sản xuất với phương châm đặt chất lượng
lên hàng đầu
Áp dụng khoa học, công nghệ, kỹ thuật để tiến hành chuyên môn hóa sản xuất nhằm
đảm bảo khả năng về năng suất và chất lượng sản phẩm. Các công ty Hoa Kỳ có đẳng

cấp chỉ đặt hàng tại những xưởng sản xuất được tổ chức chuyên môn hóa, có thiết bị
chuyên dùng phù hợp, có năng lực sản xuất tương đối lớm, có chất lượng sản phẩm ổn
định, giao hàng đúng tiến độ và khả năng đáp ứng nhanh.
4. Tăng cường hoạt động marketing và xây dựng thương hiệu
Chủ động đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, xây dựng đội ngũ làm công tác thị
trường năng động và vững mạnh, lập các văn phòng giao dịch tại các thành phố lớn tại
Hoa Kỳ để đẩy mạnh các hoạt động tiếp thị, chọn các ki-ốt phân phối và tiêu thụ, tăng
cường quảng cáo khuyếch trương nhằm nâng cao uy tín nhãn hiệu sản phẩm dệt may Việt
Nam trên thị trường Hoa Kỳ.
PHẦN KẾT LUẬN
Thông qua những phần đã trình bày ở trên, bài tiểu luận đã tìm ra những ưu điểm và
hạn chế của ngành dệt may Việt Nam cũng như những cơ hội, thách thức đối với ngành
này; đồng thời xác định được những rào cản kỹ thuật chủ yếu đối với hàng dệt may Việt
Nam trên các thị trường lớn. Từ đó, bài tiểu luận cũng đề xuất một số giải pháp mà doanh
nghiệp có thể thực hiện để vượt qua các rào cản kỹ thuật của các nước nhập khẩu, mà cụ
thể là Hoa Kỳ.
Để vượt qua các rào cản kỹ thuật của các nước nhập khẩu nói chung và Hoa Kỳ nói
riêng, thì các doanh nghiệp Việt Nam trước khi thâm nhập thị trường cần tìm hiểu kỹ
lưỡng về thị trường đó. Đặc biệt là đối với thị trường Hoa Kỳ, nơi có hệ thống luật pháp
khá phức tạp và chặt chẽ. Hơn nữa, thị trường Hoa Kỳ là một thị trường yêu cầu chất
lượng sản phẩm khá cao nên các doanh nghiệp cần phải cải tiến kỹ thuật, đảm bảo chất
lượng sản phẩm phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế. Trên hết, các doanh nghiệp xuất
khẩu hàng dệt may cũng cần phải quan tâm và đầu tư cho chiến lược marketing cũng như
xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp mình. Điều đó sẽ giúp cho các doanh nghiệp có
lợi thế hơn trong việc cạnh tranh với sản phẩm của các nước khác.
Qua bài tiểu luận này, ta cũng có thể nhận biết được một số các rào cản kỹ thuật chủ
yếu đối với hàng dệt may xuất khẩu. Tuy nhiên, trong giới hạn của một bài tiểu luận,
chúng ta chỉ mới tiếp cận và tìm hiểu khái quát được những rào cản kỹ thuật đó mà chưa
thể đi sâu phân tích cụ thể. Trong những bài nghiên cứu tiếp theo, có thể chúng ta sẽ phân
tích cụ thể những rào cản kỹ thuật và từ đó đưa ra được những giải pháp cụ thể hơn, thiết

thực hơn.

×