Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

ĐỀ TÀI: Thực trạng và các biện pháp để thu hút vốn đầu tư của cả trong và ngoài nước vào các KCN tỉnh Bình Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (258.79 KB, 36 trang )

Mở đầu
Hiện nay một thực tế của chúng ta đó là Việt Nam vẫn là một nước
đang phát triển với một nền nông nghiệp lạc hậu. Nhận thức được vấn đề này
Đảng và Nhà nước ta luôn luôn cố gắng tìm những giải pháp, hình thức thích
hợp để thúc đẩy đất nước phát triển, rút ngắn khoảng cách với các nước công
nghiệp đi trước.
Trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá(CNH - HĐH) đất
nước ta hiện nay thì việc xây dung các khu công nghiệp(KCN) là một trong
những chiến lược quan trọng. Tuy nhiên các KCN nước ta gặp rất nhiều khó
khăn, đó là việc ra đời muộn hơn các nước khác trên thế giới và ngay cả trong
khu vực, đầu tư cho cơ sở hạ tầng Ýt, hệ thống pháp lý ổn định, gây trở ngại
cho đầu tư nước ngoài.
Bình Dương là một trong những tỉnh mới được tách ra(từ Sông Bé) đã
ý thức được điều này và đã vươn lên thành một trong những tỉnh có nhiều
KCN nhất cả nước. Tỉnh đã thu hút được rất nhiều nguồn lao động vào các
KCN, tạo ra bước phát triển lớn về công nghiệp.
Tuy nhiên với sự nghiệp chung của đất nước hiện nay là CNH - HĐH,
thì đó là những bước thành công ban đầu của một mô hình, những khó khăn
thử thách vẫn còn đó đòi hỏi các nhà lãnh đạo các doanh nghiệp phải có chiến
lược phát triển lâu dài.
Vậy thực trạng các KCN ở Bình Dương hiện nay và các biện pháp để
thu hút vốn đầu tư của cả trong và ngoài nước vào các KCN đó sẽ như thế
nào? Đó là vấn đề mà em nghiên cứu và mong được sự hướng dẫn của thầy.
Vì thời gian và năng lực bản thân của em có hạn nên trong đề án này
không tránh khỏi những thiếu xót, nhưng với sự góp ý và chỉ dạy của Th.s
Nguyễn Thành Hiếu và các thầy cô trong khoa QTKD, em hy vọng rằng đề án
này sẽ được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
- 1 -
MỤC LỤC


MỞ ĐẦU 1
MỤC LỤC 2
NỘI DUNG 3
CHƯƠNG I: NHỮNG LY LUẬN CHUNG VỀ KCN 3
I. Khái niệm chung về KCN 3
II. Phân loại các KCN 3
III. Sự cần thiết hình thành và phát triển các KCN 5
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÁC KCN TỈNH BÌNH DƯƠNG 8
I. Những thông tin cơ bản về tỉnh Bình Dương 8
II. Hoạt động các KCN tỉnh Bình Dương 8
1. Các KCN của tỉnh 8
2. Các quan điểm phát triển KCN của tỉnh 11
3. Các hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu trong các KCN
tỉnh 12
3.1. Về thu hút đầu tư và diện tích cho thuê đất 12
3.2. Về việc làm và thu nhập của người lao động 16
3.3. Doanh thu các KCN 17
3.4. Xuất nhập khẩu 18
CHƯƠNG III : CÁC THÀNH TỰU,KHÓ KHĂN VÀ GIẢI PHÁP
ĐỂ PHÁT TRIỂN CÁC KCN TỈNH BÌNH DƯƠNG 22
1. Các thành tựu 22
2. Những tồn tại 22
3. Các giải pháp 23
3.1. Các yếu tố quyết định đến sự thành công của KCN 23
3.2. Các giải pháp cơ bản

23
4. Những kinh nghiệm cần học hỏi 28
KẾT LUẬN 31
TÀI LIỆU THAM KHẢO 32

- 2 -
NỘI DUNG
CHƯƠNG I: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KCN.
i. Khái niệm chung về KCN.
Ngày nay cụm từ khu công nghiệp (KCN) đã không còn xa lạ gì với
chúng ta, tuy nhiên ở nước ta dẫ bắt đầu hình thành và phát triển loại hình này
khá muộn, tận đến năm 1991 mới cấp giấy phép thành lập khu chế xuất đầu
tiên với quy mô 300ha tại Tân Thuận Đông, huyện Nhà Bè, Thành Phố Hồ
Chí Minh. Từ 1991 đến cuối tháng 8/1998 đã hình thành một mạng lưới KCN
phân bố rộng trên các vùng của đất nước với 57 KCN trên tổng diện tích
khoảng 9000ha, thu hút khoảng 5,5 tỷ USD vốn đầu tư đăng ky, tạo việc làm
cho 100000 lao động, đóng góp 11-12% giá trị xuất khẩu của cả nước và một
tỷ lệ đáng kể trong GDP (tạp chí KT & PT sè 28/1999). Điều đó cho thấy tốc
độ phát triển về quy mô của các KCN thời gian đầu là tương đối mạnh mẽ.
Vậy KCN được hiểu: “Là khu vực tập trung các doanh nghiệp chuyên
sản xuất công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có
ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống, do Chính phủ hoặc Thủ
tướng chính phủ ra quyết định thành lập. Trong KCN có thể có doanh nghiệp
chế xuất và khu công nghệ cao”.(Lý luận chính trị số 1/2001).
ii. Phân loại các KCN.
Việc phân loại các KCN có thể căn cứ vào nhiều tiêu thức khác nhau:
1. Căn cứ vào mục đích sản xuất:
Người ta chia ra KCN và khu chế xuất (KCX). KCN bao gồm các cơ sở
sản xuất hàng công nghiệp để tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. KCX là một dạng
của KCN chuyên làm hàng xuất khẩu.
2. Căn cứ theo mức độ mới - cũ:
KCN chia làm 3 loại:
- Các KCN cũ xây dùng trong thời kỳ bao cấp (từ trước khi có chủ
trương xây dựng KCN năm 1990) như KCN Thượng Đình (Hà Nội). KCN
Việt Trì, KCN Gang thép Thái Nguyên

- 3 -
- Các KCN cải tạo, hình thành trên cơ sở có một số xí nghiệp đang
hoạt động.
- Các KCN mới hoàn toàn, xuất hiện trên địa bàn mới.
3. Căn cứ theo tính chất đồng bộ của việc xây dựng:
Cần tách riêng 2 nhóm KCN đã hoàn thành và chưa hoàn thành đầy đủ
cơ sở hạ tầng và các công trình bảo vệ môi trường như : Hệ thống thông tin,
các nhà máy sử lý nước thải, chất thải rắn, bụi khói
4. Căn cứ theo tình trạng cho thuê:
Có thể chia KCN thành 3 nhóm có diện tích cho thuê được lấp kín dưới
50%, trên 50% và 100%.
( Các tiêu thức phân loại 3 và 4 chỉ là tạm thời. Khi xây dựng hoàn chỉnh,
đồng bộ tất cả các công trình cho thuê hết diện tích thì 2 tiêu thức đó không
cần sử dụng nữa).
5. Căn cứ theo quy mô:
Hình thành 3 loại KCN : Lớn, vừa và nhỏ. Các chỉ tiêu phân tổ quan
trọng
nhất có thể chọn là diện tích, tổng số doanh nghiệp, tổng số vốn đầu tư, tổng
số lao động và tổng giá trị gia tăng. Các KCN lớn được thành lập phải có
quyết định của Thủ tướng chính phủ. Các KCN vừa và nhỏ thuộc quyền quyết
định của chủ tịch Uỷ ban nhân dân(UBND) tỉnh, thành phố. Trong giai đoạn
đầu chúng ta xây dựng chú trọng xây dựng các KCN vừa và nhỏ để sớm khai
thác có hiệu quả, sau đó nâng lên xây dựng các KCN lớn nhằm phục vụ cho
các chiến lược lâu dài.
6. Căn cứ theo trình độ kỹ thuật:
Có thể phân biệt:
- Các khu công nghệ bình thường, sử dụng kỹ thuật hiện đại chưa nhiều.
- Các khu công nghệ cao, kỹ thuật hiện đại thuộc nghành công nghiệp
mũi nhọn như công nghiệp điện tử, công nghệ thông tin, công nghệ sinh
- 4 -

học, làm đầu tàu cho sự phát triển công nghiệp, phục vụ cho mục tiêu kinh tế
xã hội dài hạn.
7. Căn cứ theo chủ đầu tư :
Có thể chia thành 3 nhóm:
- Các KCN chỉ gồm các doanh nghiệp, dự án đầu tư trong nước.
- Các KCN hỗn hợp bao gồm các doanh nghiệp, dự án đầu tư trong nước
và nước ngoài.
- Các KCN chỉ gồm các doanh nghiệp, các dự án 100% vốn đầu tư nước
ngoài.
8. Căn cứ theo tính chất của thực thể kinh tế xã hội :
- Các KCN hoàn chỉnh bao gồm cả khu dân cư và các công trình dịch
vụ cho sản xuất, sinh hoạt như các trung tâm thương mại, bệnh viện, trường
học, trung tâm văn hoá và giải trí. Ở các KCN này dần dần sẽ trở thành các thị
trấn, thị xã hay thành phố vệ tinh. Đó là sự phát triển toàn diện của KCN .
9. Căn cứ theo tính chất ngành công nghiệp :
Có thể liệt kê các ngành cấp II như : Khu chế biến nông, lâm, hải sản;
KCN khai thác quặng; KCN khai thác dầu khí; KCN hoá dầu; KCN luyện
kim; KCN cơ khí nặng; KCN điện tử, tin học; KCN điện, năng lượng; KCN
phục vụ vận tải (hàng không, đường biển, đường bộ ); KCN vật liệu xây
dựng.
10. Căn cứ theo lãnh thổ địa lý:
Có thể phân chia các KCN theo 3 miền : Bắc, trung, nam; theo các
vùng kinh tế xã hội (hoặc theo các vùng kinh tế trọng điểm); và theo các tỉnh
thành để phục vụ cho việc khai thác thế mạnh của mỗi vùng, làm cho kinh tế
xã hội của các vùng phát triển tương đối đồng đều, góp phần bảo đảm nền
kinh tế quốc dân phát triển bền vững.
iii. Sự cần thiết hình thành và phát triển các KCN.
KCN là công cụ của chính sách công nghiệp nhằm thúc đẩy CNH
hướng về xuất khẩu, đồng thời cũng là địa bàn để thực hiện chiến lược CNH -
- 5 -

HĐH trên phạm vi lãnh thổ nhất định. KCN với đất nước ta còn là vấn đề mới
mẻ, nhưng qua mấy năm xây dựng và phát triển, nó đã trở thành nhân tố quan
trọng góp phần thực hiện mục tiêu CNH - HĐH. Tại hội nghị tổng kết hoạt
động của các KCN năm 1997, Thủ tướng chính phủ đã khẳng định: “Các
KCN của cả nước đã góp 15% giá trị sản lượng công nghiệp trong GDP, đạt
xấp xỉ 10% kim ngạch xuất khẩu trong cả nước và đã thu hót 60% vốn đầu tư
nước ngoài vào các ngành công nghiệp. Đến nay nước ta đã có 91 KCN, 3
KCX và 1 khu công nghệ cao. Ngoài ra còn có 124 cụm công nghiệp hoặc
KCN vừa và nhỏ do các địa phương thành lập, rải rác ở 19 tỉnh, thành phố với
tổng diện tích hơn 6500 ha. Trong 3 năm (2001-2003) đã có 26 KCN mới
được thành lập, với tổng diện tích gần 7100 ha. Riêng năm 2003 có 16 KCN
mới được thành lập, trong đó Đồng Nai có 5 KCN, là địa phương phát triển
mạnh mẽ nhất, tiếp theo là Hải Dương và Long An.
Thứ nhất, KCN là một công cụ quan trọng để thu hút vốn đầu tư nước
ngoài, tiếp thu chuyển giao công nghệ hiện đại và kinh nghiệm quản lý tiên
tiến của thế giới.
Xu thế tập trung hoá kinh tế hiện nay đang tạo ra những cơ hội to lớn
cho sự phát triển kinh tế của các nước, nhất là các nước đang phát triển. Tuy
nhiên hầu hết các nước đang phát triển đang đương đầu với các khó khăn về
thiếu hụt vốn đầu tư phát triển và kỹ thuật công nghệ để sản xuất các mặt
hàng đủ sức cạnh tranh, trong khi chưa thể tiến hành cùng một lúc trên phạm
vi cả nước thì chúng ta nên tập trung nguồn lực vào một số điểm chính.
KCN với những ưu đãi đặc biệt về hành chính, cơ chế quản lý, tính
chất, thuế quan so với sản xuất trong nước đã trở thành môi trường hấp dẫn
với các nhà đầu tư nước ngoài.
Đến cuối năm 2003 tại 67 KCN đang hoạt động đã có khoảng 2670
dự án của các nhà đầu tư nước ngoài và trong nước, với tổng vốn đăng ký 11
tỷ USD và 60000 tỷ đồng. Riêng năm 2003, tình hình thu hút vốn đầu tư nước
ngoài tại các KCN đã có những chuyển biến mạnh. Đã thu hút được 239 dự
- 6 -

án đầu tư mới, vốn đăng ký 847 triệu USD (so với năm 2002 giảm 18% số dự
án, nhưng tăng 11% về vốn); và 309 dự án xin tăng vốn thêm 657 triệu USD
(so với năm 2002, tăng 73% về số dự án và tăng 34% về vốn). Như vậy tổng
vốn đầu tư tăng thêm của các dự án đầu tư nước ngoài vào các KCN trong
năm 2003 là 1,5 tỷ USD tăng khoảng 20% so với năm 2002.
Doanh thu của các doanh nghiệp KCN (kể cả trong nước và nước
ngoài) năm 2003 ước đạt gần 7,3 tỷ USD, tăng 30% so với 2002 và tăng 62%
so với 2001. Kim ngạch xuất khẩu đạt trên 3 tỷ USD. Nộp ngân sách khoảng
421 triệu USD (tăng 1,8 lần năm 2002, và tăng 2,3 lần năm 2001).
Cùng với việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài thì việc tiếp thu công
nghệ hiện đại và học hỏi kinh nghiệm quản lý tiên tiến của các nhà đầu tư
được các nước đang phát triển hết sức quan tâm. Để tạo ra các sản phẩm có
sức cạnh tranh, các nhà đầu tư thường đưa vào các KCN những công nghệ
tương đối hiện đại. Mặc dù ở các KCN người ta chủ yếu thực hiện các hoạt
động sản xuất hàng tiêu dùng, gia công, lắp giáp, xong quá trình chuyển giao
công nghệ vẫn diễn ra với nhiều hình thức: Đào tạo công nhân, chuyển giao
một số công nghệ, giúp đỡ kỹ thuật, học hỏi được kinh nghiệm tính chất điều
hành quản lý tiên tiến.
Thứ hai, KCN góp phần tạo công ăn việc làm:
Việc xây dựng các xí nghiệp sản xuất dịch vụ hỗ trợ bên ngoài đã giải
phóng được một số lương lao động khá lớn. Đến nay chỉ tính riêng tống số lao
động làm việc trong các KCN trên thế giới khoảng 4-5 triệu (trong khi đó vào
những năm 80 là 500000 người). Các KCN trong nước thu hút và tạo việc làm
cho khoảng 512 ngàn lao động trực tiếp (tăng gấp 1,4 lần so với năm 2002, và
gấp 2 lần năm 2001).
Có thể nói hình thành những yêu cầu về chiến lược phát triển kinh tế
đối ngoại cũng như sự cần thiết phải có một môi trường đầu tư hơn cả về cơ
sở hạ tầng lẫn hành lang pháp lý nhưng vẫn đảm bảo sự kiểm soát của nhà
- 7 -
nước về mặt kinh tế xã hội đã dẫn đến sự tất yếu của công việc thiết kế xây

dựng các KCN .
- 8 -
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÁC KCN TỈNH BÌNH DƯƠNG.
I. Những thông tin cơ bản về tỉnh Bình Dương.
Bình Dương là một tỉnh thuộc miền đông Nam Bộ, nằm trong vùng
kinh tế trọng điểm phía nam: Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng
Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu. Trung tâm thị xã Thủ Dầu Một cách Thành phố Hồ
Chí Minh 30 km về hướng bắc. Các KCN của tỉnh giáp ranh với TPHCM và
Thành phố Biên Hoà. Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 2716 km
2
, dân số
683000 người (trong đó lao động nông nghiệp chiếm 57%, lao động dịch vụ
chiếm 17%).
Các đặc điểm :
Về thổ nhưỡng : Đa số diện tích đất của tỉnh là loại đất xám nên phù
xa cổ ở độ cao 25 đến 30m so với mặt nước biển, địa hình bằng phẳng, áp lực
chịu nén của đất là 2kg/cm
2
, đó là điều kiện rất thuận lợi để thi công các công
trình xây dựng có chi phí thấp hơn so với các khu vực lân cận trong vùng. Đất
quy hoạch để xây dựng công nghiệp, kết cấu hạ tầng và đô thị khoảng 40000
ha, đến nay đã sử dụng 21000 ha. Dự kiến diện tích đất để mở rộng các KCN
tập trung là 6000 ha. Đất nông nghiệp của tỉnh là 200000 ha, trong đó đất cày
hàng năm là 40000 ha, cây công nghiệp dài ngày, cây ăn trái đặc sản 114000
ha.
Về tài nguyên khoáng sản: Toàn tỉnh có 86 điểm mỏ, chủ yếu là
khoáng sản phi kim loại như : Sét gạch có trữ lượng 250 triệu m
3
, cao lanh
150 triệu m

3,
đá xây dựng 1,3 tỷ m
3
, ngoài ra còn có sét chịu lửa, bô xít, sa
khoáng
Nhìn tổng thể trong tương lai gần các KCN tỉnh Bình Dương sẽ khai
thác tối đa các lợi thế đường sắt, đường bộ xuyên Á và ga hàng hoá quốc tế
Sóng Thần.
II. Hoạt động các KCN của tỉnh.
1. Các KCN của tỉnh.
Hiện nay tỉnh Bình Dương có 7 KCN đang hoạt động.
- 9 -
KCN Bình Đường, có tổng vốn đầu tư là 24037 triệu đồng, có diện
tích là 24 ha trong đó diện tích đất cho phép thuê lại là 197900 m
2,
diện

tích đã
cho thuê 181500 m
2
đạt tỷ lệ 92%, giá cho thuê đất là 37 USD/m
2
/43 năm.
Chủ đầu tư là Công ty thương mại xuất nhập khẩu Thanh Lễ. Địa điểm KCN
ở Êp Bình Đường, xã An Bình, huyện Dĩ An.
KCN Đồng An, có tổng vốn đầu tư là 247959 triệu đồng, có tổng diện
tích 122,5 ha trong đó diện tích được phép cho thuê là 796250 m
2
, diện tích đã
cho thuê là 669265 m

2
đạt tỷ lệ 84%, giá cho thuê đất là 32 USD/m
2
/45 năm.
Chủ đầu tư là Công ty cổ phần thương mại sản xuất xây dựng Hưng Thịnh.
Các lĩnh vực đầu tư vào KCN gồm có cơ khí nông nghiệp và giao thông vận
tải, dệt, may mặc, giày da, lâm sản mỹ nghệ, điện, điện tử. Địa điểm xã Hoà
Bình, huyện Dĩ An.
KCN Sóng Thần 1, có tổng vố đầu tư 24941800 USD , có tổng diện
tích 180,3 ha trong đó diện tích được phép cho thuê lại là 1591300 m
2
, diện
tích đã cho thuê là 1410527,2 m
2
đạt tỷ lệ 89%, giá cho thuê đất là 37
USD/m
2
/năm. Chủ đầu tư là Công ty thương mại xuất nhập khẩu Thanh Lễ.
Các lĩnh vực khuyến khích đầu tư tại KCN gồm có : Công nghiệp có nguyên
liệu và sản phẩm nặng, cồng kềnh cần chuyên trở bằng đường sắt, cơ khí chế
tạo máy móc thiết bị, lắp ráp và chế tạo các phương tiện giao thông vận tải,
máy móc xây dựng bằng bê tông và thép, gốm xứ xây dựng, công nghiệp thực
phẩm Địa điểm KCN tại thị trấn Dĩ An, huyện Dĩ An.
KCN Sóng Thần 2, có tổng số vốn đầu tư 450000 triệu đồng, có tổng
diện tích 319 ha trong đó diện tích được phép cho thuê lại là 2076100 m
2
, diện
tích đã cho thuê là 1445266 m
2
đạt tỷ lệ 70%, giá cho thuê đất là 37,5

USD/m
2
/ năm. Chủ đầu tư là công ty cổ phần phát triển KCN Sóng Thần. Các
lĩnh vực đầu tư : sản xuất các sản phẩm nhựa, đồ chơi, mỹ phẩm, các bao bì
đóng gói, sản xuất và lắp giáp các sản phẩm điện. Địa diểm KCN thị trấn Dĩ
An, huyện Dĩ An .
- 10 -
KCN Tân Đông Hiệp (khu A), có tổng vốn đầu tư 63825 tỷ đồng, tổng
diện tích 47,6 ha trong đó diện tích được phép cho thuê là 331500 m
2
. Các
lĩnh vực đầu tư gồm có công nghệ gia công lắp giáp cơ khí, may mặc, điện,
điện tử, máy móc thiết bị vận chuyển, các dụng cụ thể dục thể thao, các ngành
công nghiệp kỹ thuật cao và công nghiệp sạch khác. Địa điểm của KCN xã
Tân Đông Hiệp, Thái Bình và Đồng Hoà huyện Dĩ An.
KCN Tân Đông Hiệp (khu B),có tổng diện tích là 164 ha. Các lĩnh
vực đầu tư gồm có công nghiệp điện, gia công và lắp giáp cơ khí, chế biến
hàng tiêu dùng và xuất khẩu từ nông lâm sản, các ngành dệt may, thêu, dược
liệu, dụng cụ y tế, sứ vệ sinh cao cấp Địa điểm của KCN xã Tân Đông Hiệp,
huyện Dĩ An.
KCN Việt Hương, có tổng số vốn đầu tư 176 tỷ đồng, tổng diện tích
là 46 ha, trong đó diện tích được phép thuê lại là 300300 m
2
, diện tích đã cho
thuê là 152000 m
2
, đạt 51%, giá cho thuê đất là 35 USD/m
2
/45 năm. Chủ đầu
tư là công ty cổ phần Việt Hương, lĩnh vực đầu tư gồm có kinh doanh kho

bãi, kinh doanh dịch cụ vệ sinh, thực hiện dịch vụ kết nối cung cấp tiện Ých
cho nhà đầu tư. Địa điểm KCN xã Thuận Giao, huyện Thuận An.
KCN Việt Nam - Singapor (VSIP), có tổng diện tích là500 ha, triển
khi giai đoạn 1 là 100 ha, giai doạn 2 là 191,8 ha, giá cho thuê đất 32 - 38
USD/m
2
/50 năm. Lĩnh vực đầu tư cơ bản gồm điện, điện tử, radio, vi tính, tủ
lạnh, máy tích hợp IC, thiết bị may mặc, giầy dép, dụng cụ thể dục thể thao,
phụ tùng ô tô xe máy Địa điểm KCN xã Hoà Bình, huyện Thuận An.
(hdương.gov.vn).
Trong 7 KCN có 3 KCN do các doanh nghiệp nhà nước đầu tư phát
triển kết cấu hạ tầng, có 1 KCN do doanh nghiệp nhà nước liên doanh với tư
nhân trong nnước đầu tư, có 2 KCN do doanh nghiệp tư nhân trong nước đầu
tư, 1 KCN do nhà nước liên doanh với nước ngoài đầu tư phát triển cơ cấu hạ
tầng.
- 11 -
Với hình thức đầu tư đa dạng nên có sự uyển chuyển về giá cho thuê
lại đất và huy động được nhiều nguồn vốn ứng trước của nhiều chủ đầu tư
khác nhau.
Về thu hút đầu tư, đến năm 2001 các KCN đã thu hút được 135 dự án
với tổng vốn lên đến 891 tỷ đồng VN, trong 135 dự án đã có 85 dự án đi vào
hoạt động, trong đó nước ngoài có 55 dự án, trong nước có 30 dự án. Diện
tích đất trong các KCN đã cho thuê được 44% (613 ha/1394 ha).
Về cơ cấu đầu tư, phía nước ngoài có 15 quốc gia và vùng lãnh thổ,
trong đó Đài Loan đứng đầu với 37 dự án, Singapor với 21 dự án, Mỹ 6 dự
án, Nhật Bản4 dự án, Hồng Kông 3 dự án.
Kết quả sản xuất kinh doanh năm 1999 và 5 tháng đầu năm 2000 cho
thấy: Năm 1999 tổng doanh thu đạt được là 129 tiệu USD, thuế và các khoản
nộp ngân sách đạt 55 triệu USD, kim ngạch nhập khẩu đạt 72 triệu USD thuế
và các khoản nộp ngân ách trên địa bàn tỉnh đạt 5 triệu USD, đã tạo việc làm

và thu nhập ổn định cho 17000 lao động, 5 tháng đầu năm 2000 đã thu hút
thêm 19 dự áĐảng và Nhà nước mới với tổng vốn đăng ký 170 triệu USD và
14 tỷ đồng VN, tạo thêm hàng trăm việc làm mới.
2. Các quan điểm phát triển KCN của tỉnh.
Đầu tư phát triển các KCN tạo ra nền tảng kinh tế xã hội tác động
mạnh mẽ đến đầu tư cả trong nước và ngoài nước, thúc đẩy sản xuất công
nghiệp để sản xuất hàng xuất khẩu và các mặt hàng tiêu dùng trong nước,
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế .
Giải quyết việc làm, tạo ra thu nhập cho người lao động, từng bước
nâng cao trình độ kỹ thuật tay nghề, bậc thợ, hình thành tác phong công
nghiệp, sẵn sàng đón nhận các công nghệ tiên tiến.
Phát triển KCN nhằm mục tiêu khai thác và sử dụng có hiệu quả các
tiềm năng và nguồn lực trong nước, địa phương như lao động chất xám, các
nguồn vốn, tài nguyên rừng, thuỷ sản, khoáng sản, để công nghiệp hoá đất
nước.
- 12 -
KCN là địa bàn cụ thể thực hiện các cơ chế, chính sách quản lý tiếp
cận dần với thông lệ quốc tế, là diều kiện giúp cho việc hội nhập với khu vực
và thế giới nhằm khai thác thu hút ngày càng nhiêù và có hiệu quả hơn các
nguồn lực từ bên ngoài vào phát triển địa phương, đất nước.
Phát triển các KCN phải gắn với việc kiểm soát chất thải công nghiệp,
bảo vệ môi trường sinh thái nhằm bảo vệ lợi Ých lâu dài của địa phương và
đất nước.
Các KCN với kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội phát triển theo quy
hoạch đã góp phần hình thành các đô thị vệ tinh mới, thu hẹp sự chênh lệch
trong phát triển giữa các vùng, giữa nông thôn và thành thị.
Các mục tiêu cơ bản của tỉnh:
Phấn đấu từ nay đến năm 2010 sẽ phát triển định hình 13 KCN trên
địa bàn tỉnh, với tổng diện tích là 6200 ha.
Đến năm 2005 đón nhận các dự án đầu tư để lấp đầy 100% diện tích 7

KCN hiện có với tổng số 1394ha.
Đến 2005, cơ cấu kinh tế của tỉnh có tỷ trọng công nghiệp 58-60%,
dịch vụ 28-30%, nông lâm nghiệp 10-12%.
Phấn đấu đến năm 2010, Bình Dương thật sự trở thành tỉnh được CNH
- HĐH giải quyết triệt để tình trạng đói nghèo, phần đông dân cư trong tỉnh
có mức sống đạt và loại khá trở lên. (Lý luận chính trị số1/2001).
3. Các hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu trong các KCN của tỉnh
Bình Dương.
Từ khi thành lập đến nay, các chỉ tiêu cần được xem xét để đánh giá kết
quả hoạt động các KCN tỉnh Bình Dương : Về thu hút vốn đầu tư, giải quyết
việc làm cho người lao động, xuất nhập khẩu, và nộp ngân sách:
3.1.Về thu hút vốn đầu tư và diện tích cho thuê đất trong các KCN.
Trong năm 2001 cả tỉnh có 303 dự án đầu tư nước ngoài vào tỉnh có
118 dự án đầu tư vào các KCN với số vốn đầu tư 760 triệu USD, trong đó vốn
thực hiện khoảng 286 triệu USD, đạt 37% so với 208 dự án nước ngoài đầu tư
- 13 -
ngoài KCN với số vốn đăng ký là 1359858424 USD. Ngoài ra có 68 dự án
đầu tư trong nước với số vốn 1200 tỷ đồng so với 940 dự án đầu tư ngoài
KCN với số vốn đăng ký 3078 tỷ đồng.
Năm 2002, Bình Dương đã thu hút được 154 dự án có vốn đầu tư nước
ngoài với tổng vốn đầu tư là 295,4 triệu USD, đăng ký vốn bổ sung là 102,3
triệu USD.
Năm 2003, thu hút được 458 triệu USD vốn với 146 dự án và thu hót
285,84 triệu USD vốn đầu tư mới thì có đến 172,16 triệu USD là vốn đầu tư
bổ sung cho 98 dự án.
Để làm được những việc này, trong vòng nhiều năm qua, Bình Dương
đã ra sức trong việc cải tạo môi trường đầu tư với chính sách trải thảm đỏ mời
các nhà đầu tư nước ngoài. Việc tập trung vào các KCN cũng rất được coi
trọng.
Hiện nay tỉnh đang mở rộng một số các KCN phía bắc, trước đây chủ

yếu là các vùng chuyên sản xuất nông nghiệp sẽ giúp cho lực lượng lao động
tại đây được giải quyết. Tại khu phía Bắc hiện đã có KCN Mỹ Phước rộng
377 ha, đến nay đã lấp đầy 65% diện tích. Bình Dương đang chuẩn bị mở
rộng thêm khoảng 800 ha nữa. Tỉnh tiếp tục đầu tư thêm KCN Việt Hương 2
rộng 110 ha và KCN Mai Trung rộng 45 ha. Thêm một KCN mới rộng 20 ha
ở Tân Uyên. ().
Bước đột phá trong việc thu hút đầu tư vào KCN này là đền bù và giải
toả toàn bộ mặt bằng để sau đó thu hút đầu tư bằng cách giao mặt bằng đã
được sử lý xong cho các doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư. Cho đến cuối năm
2003, Bình Dương đã đền bù và giải toả được 498 ha, và đến năm 2004 tỉnh
sẽ tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư , tất cả những khó khăn, vướng mắc của
nhà đầu tư sẽ được coi chính là những khó khănvà vướng mắc của tỉnh để có
thể cùng hợp tác cải thiện môi trường đầu tư cho lành mạnh và thông thoáng
hơn nhiều.
- 14 -
Số dự án đầu tư trong và ngoài nước ở ngoài KCN nhiều hơn số dự án
đầu tư trong KCN, điều đó thể hiện KCN chưa thật sự hấp dẫn đối với nhà
nhà đầu tư. Những nguyên nhân là:
Đối với đầu tư trong nước:
• Các doanh nghiệp trong nước đầu tư vào KCN chịu thuế suất cao hơn
(32%) so với đầu tư nước ngoài (25%).
• Các doanh nghiệp trong nước chỉ được miễn thuế thu nhập doanh
nghiệp 4 năm so với 8 năm đối với đầu tư nước ngoài.
• Đầu tư vào các KCN các doanh nghiệp trong nước phải chịu sự
quản lý của 2 đầu mối: vừa chịu tách nhiệm với sở chủ quản, vừa chịu trách
nhiệm với ban quản lý KCN.
Đối với đầu tư nước ngoài:
• Môi trường đầu tư của Việt Nam nói chung kém hấp dẫn hơn các nước
trong khu vực. Theo diễn đàn kinh tế thế giới, về sức cạnh tranh, nước ta
xuống 5 bậc trong năm 2000 (Việt Nam xếp hạng 53/58 nước được xếp

hạng). Các nước trong khu vực do ảnh hưởng cuộc khủng hoảng tài chính tiền
tệ, sức cạnh tranh cũng giảm xuống (Trung Quốc hạng 41/58, Thái Lan 31/58,
Inđônêxia 44/58). Thuế nhập khẩu một số mặt hàng thấp hoặc ngang bằng với
mặt hàng rời chế tạo thành phẩm như: phim ảnh thuế suất 30% trong khi phim
cuộn thuế suất cũng chỉ 30%, thuế nhập khẩu nguyên chai thuốc nhỏ mắt của
công ty Rohto thấp hơn thuế nhập dược liệu để sản xuất.
• Nghị định của chính phủ có giá trị thực hiện từ 1/7/1999 nhằm tạo môi
trường đầu tư thông thoáng đối với đầu tư nước ngoài (như thực hiện chế độ 1
giá, cấp quyền sở hữu nhà đối với nhà đầu tư nước ngoài) đến nay chưa thực
hiện được.
Về diện tích đất cho thuê của các KCN tỉnh Bình Dương: Đến nay các
doanh nghiệp trong và ngoài nước đã thuê 388 ha/1437,33 ha, đạt 42,49%(so
với 33 KCN trong vùng trọng điểm diện tích cho thuê đất đạt 33%). Diện tích
đất cho thuê tại các KCN tỉnh Bình Dương còn thấp so với diện tích có khả
- 15 -
năng cho thuê nhưng trong đó có 4 KCN diên tích cho thuê đất trên 50% gồm
có: KCN Sóng Thần 1(99,67%), KCN Đồng An (66,47%), KCN Bình Đường
(60,73%), KCN Việt Hương (57,68%).
- 16 -
Bảng 1: Diện tích cho thuê đất các KCN tỉnh Bình Dương .

TT
Tên
KCN
DT quy
hoạch (ha)
DT được
phép
cho thuê (ha)
DT đã

cho thuê (ha)
Tỷ lệ
(%)
Tổng sè
DN
1 Sóng Thần 1 180.33 153 152.5 99.67 47
2 Sóng Thần 2 354 250 81 32.4 25
3 Đồng An 120 85 56.5 66.47 24
4 Việt Hương 46 32 18.46 57.68 16
5 Bình Đường 26 19 11.54 60.73 5
6 VSIP 500 226 68 30.08 28
7 Tân Đông Hiệp 211 148 0 0 0
Tổng cộng 1437.33 913 388 42.49 145
Ban quản lý các KCN tỉnh Bình Dương cho biết, trong năm 2004 tỉnh
này sẽ phấn đấu lấp đầy khoảng từ 70% đến 80% diện tích các KCN đã đi vào
hoạt động.
Trong đó, tỉnh dự kiến sẽ thu hút từ 45 đến 50 dự án có vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài (FDI) với tổng vốn đăng ký khoảng từ 90 đến 100 triệu USD
và vốn FDI bổ sung khoảng 50 triệu USD. Riêng đầu tư trong nước sẽ thu hút
thêm 25 dự án với tổng vốn điều lệ từ 30 tỷ đến 40 tỷ đồng.
Từ năm 2003, với việc thực hiện rút ngắn thời gian cấp phép chỉ 1 đến
2 ngày đối với các dự án đầu tư có mức vốn dưới 1 triệu USD và 7 ngày đối
với các dự án đầu tư có vốn trên 1 triệu USD, cộng với chính sách trải thảm
đỏ, Bình Dương đang thu hút mạnh các nhà doanh nghiệp.
Hiện tại có 386 dự án đang hoạt động tại các KCN của tỉnh. Trong đó,
246 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng vốn đăng ký trên 886
triệu USD và 140 dự án đầu tư trong nước có tổng vốn điều lệ là 748437 triệu
đồng. ().
3.2. Việc làm và thu nhập của người lao động.
- 17 -

Đến cuối tháng 6/2000 đã có 30103 lao động đang làm việc tai các
KCN, chiếm 27,54% so với lao động trong các loại hình doanh nghiệp khác.
Lao động trong các KCN có 15,15% qua đào tạo (trình độ từ trung cấp trở
lên), lao động nữ chiếm khoảng 64,08% và lao động từ các địa phương khác
đến chiếm 86%. Tỷ lệ người lao động ngoài địa phương trong các KCN cao
phát sinh vấn đề nhà rất gay gắt và vấn đề quản lý nhân hộ khẩu, giáo dục, y
tế, trật tự xã hội rất khó khăn tại các địa phương có KCN.
Thu nhập bình quân của người lao động trong các KCN đạt 1067666
đồng/tháng, trong đó KCN VSIP cao nhất đạt 1688300 đồng/ tháng, cao gấp
đôi so với thu nhập người lao động trong KCN Sóng Thần 2 (757000
đồng/tháng). Nguyên nhân chính là do lao động trong KCN VSIP qua đào tạo
(35,11%), trong khi phần lớn lao động trong KCN Sóng Thần 2 là lao động
phổ thông, chỉ có 5,4% là qua đào tạo.
Bảng 2: Thu nhập - việc làm người lao động trong các KCN .
Sè TT
Tên
KCN
TSLĐ

Nữ
LĐ qua
đào tạo
Tỷ lệ
(%)
Thu nhập
BQ (1000Đ)
1 Việt Hương 3000 2193 277 9.23 827.8
2 Sóng Thần 1 15654 9826 2500 15.97 1261.1
3 Sóng Thần 2 3499 2064 208 5.94 757
4 Đồng An 1978 905 154 7.77 1045.9

5 Bình Đường 3460 3209 512 14.8 813.9
6 VSIP 2512 1074 882 35.11 1688.3
Tổng 30103 19271 4533
Các KCN tỉnh Bình Dương đến nay đã tạo việc làm cho 16000 lao
động , với mức thu nhập bình quân từ 750000-880000 đồng/người, tăng 10%
so với cùng kỳ năm 2003.
3.3. Doanh thu các KCN .
Doanh thu của các doanh nghiệp KCN không ngừng tăng lên: Từ
60620457 USD năm 1997 đến cuối năm 1999 đã tăng lên137963305 USD, tỷ
- 18 -
lệ gia tăng doanh thu bình quân trung bình của các KCN đạt 60%. Giá trị sản
xuất của doanh nghiệp trong KCN so với giá trị sản xuất công nghiệp toàn
tỉnh từ 17% năm 1997 tăng lên 32% năm 1999. Giá trị sản xuất của doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh : Năm 1997 chỉ chiếm 9,8% giá
trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh, đến cuối năm 1999 tỷ lệ này là 45,6%.
Bảng 3:Doanh thu các doanh nghiệp trong các KCN (giai đoạn 1997- 1999).
Năm 1997 1998 1999
DT các KCN
(triệu USD)
60.62 129.723 138
GT SXCN
(tỷ đồng)
3977.9 4474 6031
Tỷ lệ (%) 17 37.7 32
Tỷ giá: 1997: 12500đ/USD ; 1998: 13000đ/USD ; 1999:
14000đ/USD.
Doanh thu các doanh nghiệp KCN 6 tháng đầu năm 2000 đạt
109369806 USD bằng 40% so với giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh.
KCN Sóng Thần 1 đạt 57135787 USD, chiếm 52,2% doanh thu các KCN,
KCN VSIP doanh thu đạt 23717200 USD, kế tiếp là KCN Việt Hương

12433769 USD, trong doanh thu các KCN , doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài chiếm 65%.
Hiện nay doanh thu của các doanh nghiệp trong KCN tăng 80% so với
cùng thời kỳ năm 2002, đạt 886 triệu USD, kim ngạch xuất khẩu đạt 370 triệu
USD, tăng 45% và chiếm hơn 1/4 kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh.
Bảng 4: Doanh thu các doanh nghiệp KCN Bình Dương (đến 30/6/2000).
Sè TT
Tên
KCN
Tổng sè
Doanh thu
ĐT trong nước ĐT nước ngoài
1 Sóng Thần 1 57135787 24452286 3263301
- 19 -
2 Sóng Thần 2 7132763 6162500 970263
3 Đồng An 4251576 3651780
599790
4 Việt Hương 12443769 0 12443769
5 Bình Đường 4688711 4021071 667640
6 VSIP 23717200 0 23717200
Tổng 109369806 38287648 71082163
Toàn tỉnh
3813.3
tỷ đồng 1740.96 tỷ đồng 2072.34 tỷ đồng
% so với tỉnh 40.15% 30.80% 48%
Tỷ giá: 14000 đ/USD.
3.4. Xuất nhập khẩu.
a. Xuất khẩu.
Nhìn chung giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp trong KCN có
chu\iều hướng gia tăng chiếm tỷ lệ ngày càng lớn trong giá trị xuất khẩu toàn

tỉnh, phát triển bình quân 35% năm trong giai đoạn 1997 – 1999. Điều cần
chú ý là chỉ riêng tháng 6 năm 2000, tỷ lệ xuất khẩu của các doanh nghiệp
trong các KCN sẽ tăng lên 30% vào cuối năm 2000. Nguyên nhân chính giá
trị xuất khẩu tăng là do nhiều doanh nghiệp trong các KCN được xây dựng từ
những năm trước (1997-1999) bắt đầu đi vào hoạt động.
Bảng 5: Giá trị xuất khẩu các KCN tỉnh Bình Dương (1997-2000).
Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999 6 tháng đầu 2000
Các KCN tỉnh35400000 55154607 62793236 703960963
Toàn tỉnh 362700000 363500000 430200000 259000000
Tỷ lệ (%) 9.7 15.2 14.6 27
ĐVT: USD
Trong các KCN, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 6 tháng
đầu năm 2000 đạt 365151777 USD, trong khi các doanh nghiệp đầu tư trong
nước chỉ đạt 33881786 USD. Số lượng các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài
nhiều hơn so với các doanh nghiệp đầu tư trong nước (95DN/50DN), doanh
thu các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lớn gấp đôi so với doanh
nghiệp đầu tư trong nước (71082163 USD / 38287643 USD). Phải chăng mục
- 20 -
tiêu chung của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là đầu tư sản xuất
để tiêu thụ trong thị trường Việt Nam là chính?
Phân tích các số liệu doanh rhu, xuất khẩu từng KCN sẽ cho chóng ta
câu trả lời về vấn đề này.
KCN VSIP có 28 doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, tổng doanh thu đạt
23717200USD nhưng giá trị xuất khẩu chỉ đạt 3774468 USD, chiếm 15,9%
trong khi KCN Sóng Thần 1 với 20 doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, tổng
doanh thu đạt 32683501 USD,giá trị xuất khẩu 22339409 USD, chiếm
68,35%.
Giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp trong KCN VSIP quá thấp, do
đó Ban quản lý KCN VSIP cần chú ý quản lý việc thực hiện chỉ tiêu xuất
khẩu các doanh nghiệp sau khi được cấp giấy phép.

- 21 -
Bảng 6: Kim ngạch xuất khẩu các DN trong KCN tỉnh Bình Dương (6
tháng đầu năm 2000).

TT
Tên
KCN
Kim ngạch xuất khẩu
Tổng sè ĐT trong nước ĐT nước ngoài
1 Sóng Thần 1 48168980 25829517 22339409
2 Sóng Thần 2 4847594 4060429 787165
3 Đồng An 82943 14857 68086
4 Việt Hương 8928688 0 8928688
5 Bình Đường 4594290 5976929 617361
6 VSIP 3774468 0 3774468
Tổng cộng 70396963 33881786 36515177
Toàn tỉnh 259,83 triệu 155,81 triệu 104,02 triệu
% so với toàn tỉnh 27 21.8
ĐVT: USD
b. Nhập khẩu.
Trong kim ngạch nhập khẩu, các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài
chiếm tỷ trọng lớn (71%) tong tổng kim ngạch nhâpk khẩu 3 năm và chiếm
23,2% so kim ngạch nhập khẩu bình quân toàn tỉnh. Chỉ riêng 6 tháng đầu
năm 2000, kim ngạch nhập khẩu đạt 73230785 USD, chiếm 31,8% nhập khẩu
toàn tỉnh, đầu tư tư trong nước đạt 34995142 USD chiếm 49%, trong đó:
KCN Sóng Thần 1 có giá trị nhập khẩu cao nhất 31519243 USD chiếm 42%
giá trị nhập khẩu của các KCN .
Bảng 7: Kim ngạch nhập khẩu các KCN tỉnh Bình Dương (1997-2000).
Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999 6 tháng đầu 2000
Các KCN tỉnh 54938326 89268706 108349206 73230785

Toàn tỉnh 305400000 366300000 47500000 230250000
Tỷ lệ (%) 18 24.4 26 31.8
ĐVT : USD
Các doanh nghiệp trong KCN nhập khẩu chiếm 31,8% giá trị nhập
khẩu toàn tỉnh và tạo ra giá trị xuất khẩu chỉ chiém 27% giá trị xuất khẩu toàn
tỉnh. Số liệu này một lần nữa đặt ra và đòi hỏi vai trò của Nhà nước đối với
các doanh nghiệp trong các KCN về việc thực hiện chỉ tiêu xuất khẩu trong
các dự án đầu tư.
- 22 -
Bảng 8: Kim ngạch nhập khẩu các doanh nghiệp trong KCN tỉnh Bình
Dương (đến ngày 30/6/2000).
ĐVT : USD

TT
Tên
KCN
Kim ngạch nhập khẩu
Tổng sè ĐT trong nước ĐT nước ngoài
1 Sóng Thần 1 31519243 24849642 6669592
2 Sóng Thần 2 12924659 5109143 7815516
3 Đồng An 5650371 2928214 2722157
4 Việt Hương 6902878 0 6902887
5 Bình Đường 3974602 2108143 1866459
6 VSIP 12259032 0 12259032
Tổng cộng 73230785 34995142 38235643
Toàn tỉnh 230,25 triệu
% so với toàn tỉnh 31,8%
3.5. Nộp ngân sách.
Các doanh nghiệp trong KCN nộp ngân sách giai đoạn 1997-1999 đạt
17046672 USD, tỷ lệ từ 5,2% năm 1997 ngân sách tỉnh tăng lên 13% năm

1999, trong đó các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong KCN nọp
ngân sách tăng nhanh từ 6,64% năm 1998 đến 11,86% ngân sách toàn tỉnh
năm 1999.

TT
Năm
Chỉ tiêu
1997
1998 1999
ĐTTN ĐTNN ĐTTN ĐTNN
1 Các KCN 3411600
653148 4395058 726343 7860323
Tổng 5048206 Tổng 8586666
2
Tổng thu ngân
sách toàn tỉnh
816,9 tỷ
đồng
860,4 tỷ đồng 927,5 tỷ đồng
3 % so với toàn tỉnh 5,2% 7,6 % 13%
ĐVT : USD
( Nghiên cứu kinh tế số 273 - Tháng 2/2001).
CHƯƠNG III: CÁC THÀNH TỰU, KHÓ KHĂN VÀ CÁC GIẢI PHÁP
ĐỂ PHÁT TRIỂN CÁC KCN TỈNH BÌNH DƯƠNG
1. Các thành tựu:
- 23 -
Các KCN tỉnh Bình Dương đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế
của tỉnh theo phương hướng CNH – HĐH thể hiện qua việc đóng góp 41,15%
giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh, 27% giá trị xuất khẩu, 14,9% ngân sách
và giải quyết việc làm cho 30103 lao động, chiếm 27% lao động thuộc các

thành phần kinh tế khác ngoài KCN.
Kết quả lớn hơn của các KCN tỉnh Bình Dương là tác động phát triển
các ngành nghề dịch vụ khác như giao thông, vận tải, ngân hàng, hình thành
tác phong lao động công nghiệp.
Bên cạnh những thành tựu đó, còn có những tồn tại cần được giải
quyết để phát triển KCN bền vững.
2. Những tồn tại.
Thu hút đầu tư : Các doanh nghiệp mới chỉ thu hút được 1/3 đầu tư
nước goài và 1/3 đầu tư trong nước vào KCN. Phản ánh tỷ lệ cho thuê đất,
nhà xưởng mới đạt 42,9% (so với vùng kinh tế trọng điểm phía nam là 33%).
Vấn đề môi trường : Trong các KCN tỉnh Bình Dương, ngoại trừ KCN
VSIP đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh bảo vệ môi trường trong
sạch, các KCN còn lại đang trong quá trình hoàn thiện cơ sở hạ tầng. Vấn đề
cấp bách nhất của các KCN còn lại là phải xây dựng hệ thống sử lý nước thải
trong từng KCN trước khi đưa nước thải ra mạng lưới thoát nước chung ngoài
KCN.
Vấn đề nhà ở cho công nhân : Có 86% lao động hiện nay trong các
KCN là người ngoài đị phương đặt ra vấn đề giải quyết nhà ở cho công nhân
rất cấp bách.
Vấn đề lao động lành nghề : Vấn đề lao động qua đào tạo là một cản trở
để phát triển các KCN. Lao động qua đào tạo ( đại học, cao đẳng, trung cấp)
các KCN tỉnh Bình Dương mới đạt 15,05% (4533/30103).
Vấn đề quản lý Nhà nước : Quản lý Nhà nước đối với sự phát triển các
KCN còn nhiều tồn tại thể hiện qua các chính sách thuế thu htú đầu tư, hỗ trợ
đầu tư xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng trong và ngoài KCN, sự uỷ quyền cho
- 24 -
các địa phương điều hành xây dựng KCN theo quy hoạch đã được chính phủ
phê duyệt. Sự yếu kém trong quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp
trong KCN ở địa phương còn thể hiện qua việc quy hoạch pt chuyên ngành
công nghiệp từng KCN , thực hiện các chỉ tiêu xuất khẩu đối với các dự án

đầu tư nước ngoài được cấp giấy phép là những tồn tại cần thiết phải nhanh
chóng khắc phục để thúc đẩy các KCN tỉnh Bình Dương phát triển bền vững.
3. Các giải pháp.
3.1. Các yếu tố quyết định đến thành công của KCN .
Để đánh giá mức đọ thành công của KCN, người ta thường đưa ra các
yếu tố quyết định, mỗi yếu tố đạt được sẽ nhận được 10 điểm, và tổng số
điểm sẽ là mức độ thành công của KCN đó:
• Lao động nhiều, giá rẻ nhưng có chất lượng tốt.
• Tình hình chính trị xã hội ổn định.
• Chế độ giảm thuế rộng rãi và các thủ tục thuế đơn giản .
• KCN nằm gần các tuyến giao thông đường bộ, hàng không, đường
thuỷ, và các thuận lợi về địa lý khác .
• Phương tiện thông tin nhanh chóng và giá dịch vụ thấp .
• Nguồn điện ổn định .
• Nguồn nước công nghiệp đạt tiêu chuẩn cung cấp đầy đủ .
• Các ngành công nghiệp liên quan hỗ trợ đày đủ về phụ tùng, linh
kiện, bán thành phẩm
• Các quy định và thủ tục đơn giản, dễ hiểu.
• Điều kiện ăn ở, giải trí và giáo dục được đảm bảo .
3.2. Các giải pháp cơ bản.
Từ thực trạng phát triển các KCN tỉnh Bình Dương, cần thực hiện một
số biện pháp đồng bộ để KCN thật sự là một công cu hỗ trợ cho nền kinh tế
chuyển dịch theo hướng CNH - HĐH, và đặc biệt đáp ứng yêu cầu hội nhập
nền kinh tế khi thời điểm hội nhập AFTA (năm 2006) đang đến rất gần. Các
giải pháp bao gồm: Thu hút đầu tư, xây dưng cơ sở hạ tầng, nhà ở cho công
- 25 -

×