Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

ĐỀ TÀI: Chiến lược và kế hoạch kinh doanh của công ty Điện Thống Nhất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.57 KB, 21 trang )

Phần I: Quá trình ra đời và phát triển của doanh nghiệp
Công ty Điện Thống nhất là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc
sở công nghiệp Hà Nội. Chức năng nhiệm vụ của Công ty là sản xuất
kinh doanh các loại quạt điện.
Địa chỉ: 164 Phố Nguyễn Đức Cảnh – Phường Tương Mai – Quận
Hai Bà Trưng Hà Nội.
Điện thoại: 6622400
Fax: 6622473
Công ty Điện Thống nhất được thành lập từ năm 1965 cơ sở sát
nhập hai xí nghiệp công tư hợp doanh là Điện Thống nhất và điện cơ tam
quang thành điện khí Thống Nhất. Năm 1970 sát nhập bộ phận còn lại
của điện cơ tam quang vào Điện khí Thống nhất thành xí nghiệp điệu cơ
Thống Nhất và đến ngày 2/11/2000 được uỷ ban nhân dân thành phố Hà
Nội ra quyết định 5928/QĐ-UB đổi tên thành Công ty Điện cơ Thống
Nhất.
Lúc mới thành lập Công ty chỉ có 114 máy móc thiết bị với số
lương công nhân viên chức là 164 người, trong đó có 35 cán bộ kỹ thuật
viên nghiệp vụ và bình quân bậc thợ toàn Công ty là 2,4 thì đến nay Công
ty đã có tổng số vốn là 25.997.390.192đ với 291 máy móc thiết bị, 653
người và bình quân bậc thợ là 4,7.
Qua 36 năm xây dựng và phát triển, với những cố gắng nổ lực phấn
đấu của tập thể cán bộ công nhân viên qua nhiều thế hệ đã cùng nhau
vượt qua những thăng trầm, những khó khăn trong sản xuất kinh doanh.
Liên tục tổ chức lại sản xuÊt cho phù hợp với từng giai đoạn tăng cường
các mặt quản lý, tăng cường đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, khoa học
công nghệ, đa dạng hoá sản phẩm, thay đổi mẫu mã, nâng cao chất lượng,
1
năng động sáng tạo trong sản xuất kinh doanh vượt qua cơ chế quan liêu
bao cấp nhanh chóng hoà nhập với cơ chế thị trường. Trên cơ sở đó đã
tạo những bước tiến vững chắc đưa Công ty ngày càng phát triển như
ngày nay. Cụ thể:


Trong những năm 70 Công ty mới sản xuất được 32.758 chiếc quạt
(chủ yếu là quạt bàn 225mm) với giá trị sản xuất công nghiệp là
3.500.000 đồng. Đến năm 1999 Công ty đã có đội ngũ cán bộ công nhân
viên 686 người, trong đó 56 kỹ sư, 64 trung cấp kỹ thuật và kinh tế đã
trang bị 194 máy móc thiết bị và 8 hệ thống thiết bị hiện đại tự động hoá,
tổ chức được chuyên môn hoá. Khối lượng sản phẩm đạt 186.012 chiếc
quạt gồm 9 loại quạt trong đó có 61.971 quạt trần, 53,214 quạt 400mm
các loại, 30.941 quạt 225 mm, giá trị sản xuất công nghiệp đạt
64.058.596.194. Doanh nghiệp thu 51.406.096.620. Nộp ngân sách
3.050.000.000.
Để thấy rõ sự phát triển của Công ty trong những năm qua ta tham
khảo biển đồ sau:
Chỉ tiêu ĐVT 1997 1998 1999 %
98/97
%
99/98
Giá trị SXCN
(CĐ94)
Đồng 57.184.932.464 58.591.101.941 64.058.506.194 102,46 109,33
Doanh thu chưa
cộng thuế VAT
Đồng 5280.000.000 49.181.710.400 51.406.096.620 92,95 104,52
Nộp ngân sách Đồng 153.438 4.250.000.000 3050.000.000 80,49 71,76
Tổng quạt Chiếc 705 162.099 186.012 105,60 114,79
Lao động Người 1.048.438 697 686 96,97 98,42
Thu nhập bình
quân người/tháng
Đồng 968.436 899.585 92,37 92,89
Qua biểu đồ trên ta thấy
+ Về giá trị sản xuất công nghiệp: Công ty luôn phấn đấu hoàn

thành vượt mức kế hoach, giá trị sản xuất năm sau cao hơn năm trước
2
(năm 1998 so với năm 1997 tăng 2,46%, năm 1999 so với năm 1998 tăng
9,33%)
+ Về doanh thu (chưa cộng thuế VAT): Trong vài năm trở lại đây
mặt hàng quạt đều bị cạnh tranh mãnh liệt cả về mẫu mã và giá trị do đó
Công ty phải giảm giá nhiều lần để giữ vững và phát triển thị phần của
mình trên thị trường. Vì vậy đã làm cho doanh thu của năm 1998 so với
năm 1997 giảm đi 7,05%. Nhưng bước sang năm 1999 với sự cố gắng nổ
lực, tìm mọi biện pháp, phương thức tiêu thụ của ban lãnh đạo cùng tập
thể cán bộ tiêu thụ của ban lãnh đạo cùng tập thể cán bộ công nhân viên
nên đã dưa doanh thu của năm 1999 tăng 4,52% so với năm 1998.
+ Về nộp ngân, thu nhập bình quân của người lao động do bị cạnh
tranh mảnh liệt cả về mẫu mã và giá cả nê Công ty phải giảm bán nhiều
lần vì vậy làm giảm thu nhập doanh nghiệp của Công ty, dẫn đến ảnh
hưởng tới việc nộp ngân sách và phân phối thu nhập cho người lao động.
Nhìn chung Công ty điện Thống Nhất vẫn luôn duy trì và từng
bước phát triển về mọi mặt như giá trị sản xuất công nghiệp, doanh thu
tăng năm sau cao hơn năm trước, hình thức mẫu mã sản phẩm được đa
dạng hoá, chất lượng sản phẩm được nâng cao, giá thành, giá bán hạ đáp
ứng được thị hiếu người tiêu dùng.
Hơn nữa trong 3 năm liên tục (1998-2000) sản phẩm của Công ty
luôn đạt huy chương vàng tại các kỳ hội chợ triển lãm hàng công nghiệp
và hàng tiêu dùng ở Hà Nội cũng như các tỉnh. sản phẩm của Công ty đã
được người tiêu dùng bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao, đây là
điều kiện tạo thêm sức cạnh tranh trên thị trường và mở rộng thị phần tiêu
thụ.
3
Phần II: Chiến lược và kế hoạch kinh doanh
Hiện nay đời sống của người dân Việt Nam tuy được cải thiện

nhưng đại bộ phận chưa có thể có được các trang thiết bị đắt tiền, hiện đại
như máy điều hoà nhiệt độ, quạt của Nhật, Mỹ, Châu Âu, Thái Lan
nếu nhu cầu về quạt điện vẫn cạo. Sau thời gian nhất định người tiêu
dùng đã dùng quạt Trung Quốc chất lượng kém lượng gió yếu đã không
còn ưu thích loại hàng này do vậy nhu cầu dùng quạt Điện cơ Thống Nhất
phù hợp, mẫu mã đã dạng vì vậy doanh nghiệp sản xuất quạt điện vẫn
phát triển mạnh.
Công ty Điện cơ Thống Nhật từ xưa đã có uy tín với người dân vì
chất lượng đảm bảo nay đã qua tâm đến thay đổi kiểu dáng mẫu mã do đó
thu hút được đông lượng khách hàng tiêu dùng sản phẩm của Công ty. Do
vậy Công ty đã chiếm lĩnh được thị trường miền bắc, trung và đang có su
hướng mở rộng thị trường vào miền Nam.
1. Các chỉ tiêu chủ yếu
+ Giá trị sản xuất công nghiệp 48.000.000.000đ
+ Tổng sản phẩm chủ yếu 156.000 chiếc
+ Nộp ngân sách 1983.000đ
+ Tổng giá trị thanh toán 52.000.000.000đ
+ Thu nhập của người lao động 600.000đ/tháng
2. Các biện pháp thực hiện
+ Xác định phương án sản phẩm trên cơ sở truyền thống có sức tiêu
thụ cao trên thị trường và phán đoán thị trường và sản phẩm mới ngoài
quạt điện như bơm nước, chấn lưu đèn tuýt
4
+ Phương án tiêu thụ sản phẩm trên cơ sở áp dụng các hình thức
tiêu thụ, cử cán bộ công nhân viên thâm nhập mở rộng thị trường đẩy
mạnh các hình thức quảng cáo giới thiệu sản phẩm trên các phương tiện
thông tin đại chúng, tham gia các hội chợ triển lãm, mở thêm các đại lý,
phấn đấu tiêu thụ hết số sản phẩm đã dự trữ sẵn sàng bán và tiêu thụ hết
những sản phẩm sẽ sản xuất ra.
+ Xây dựng chương trình tiến độ kỹ thuật phục vụ ngay trong năm

kế hoạch, cải tiến ty quạt trần từ chốt (hay rơi gẫy) sang bắt ba lông ty trẻ
đảm bảo chắc chắn. Thiết kế sản xuất chấn lưu kiểu mới. Đổi mới ra quạt
400mm từ tròn sang vuông tiết kiệm lượng nhôm, tiết kiệm gang bần quạt
trần
+ Sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn bảo đảm phục vụ đủ cho sản
xuất kinh doanh phấn đấu giảm chi phí, giá thành vật tư, 5%, bảo toàn và
phát triển các nguồn vốn.
+ Trên cơ sở tổ chức lại sản xuất đầu năm 2001 sát nhập phân
xưởng CK
2
và CK
1
thành CK, phân xưởng LR
1
và phân xưởng lắp ráp 2
thành phân xưởng lắp ráp tách phần cung ứng vật tư của phòng cung tiêu
đưa vào phòng kế hoạch. Đổi phòng cung tiêu là phòng tiêu thụ. Cầu đẩy
mạnh và làm tốt công tác quản lý, tạo thay đổi lớn về lề lối làm việc trong
toàn Công ty, duy trì nội quy lao động và thời gian làm việc tốt hơn.
+ Đẩy nhah tiến độ xây dựng nhà xưởng và sửa chữa nhà xưởng
theo kế hoạch để ổn định mặt bằng theo cơ cấu sản xuất mới.
Xây dựng mới nhà xưởng cơ điện, sửa chữa xưởng cơ khí chuẩn bị
đón nhận đầu tư lắp đặt dây truyền sơn mới, làm mới hội trường nhà kho,
xây dựng đường trong Công ty, xây dựng hệ thống cống thoát nước phía
đông nam của Công ty.
5
+ Tạo không khí đoàn kết, đóng góp công sức đưa Công ty ngày
một đi lên.
6
Phần III: Công tác tổ chức nhân sự

1. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý
Cơ cấu tổ chức quản lý theo nghĩa rộng là thành phần các phòng
ban, phân xưởng, các cán bộ nhân viên trong bộ máy quản lý của tất cả
các cấp.
Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty theo kiểu trực tuyến chức năng,
thực chất của nó cơ cấu này là các phòng chỉ chuẩn bị các quyết định, các
phân xưởng nhận quyết định trực tiếp của Giám đốc hoặc phó Giám đốc
lĩnh vực các phòng chức năng cũng có thể giao lệnh cho các phân xưởng
nhưng chỉ giới hạn trong những vấn đền nhất định.
2. Ban Giám đốc:
Một Giám đốc và 2 phó Giám đốc
2.1. Giám đốc: Có nhiệm vụ chủ yếu sau đây
- Chỉ đạo xây dựng kế hoạch dài hạn và ngắn hạn, lãnh đạo tập thể
cán bộ công nhân viên thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước giao
- Chỉ đạo xây dựng và phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, chất lượng
sản phẩm của Công ty.
- Trực tiếp chỉ đạo và quản lý phòng KCS, kỹ thuật, phòng tổ chức
cán bộ, kế toán, phòng hành chính tổng hộp và phòng bảo bệ.
- Quản lý chặt chẽ tài chính, bảo toàn và phát triển các nguồn vốn,
thực hiện nộp ngân sách theo quy định.
- Tổ chức chỉ đạo bổ xung thiết bị, cải tiến thiết bị và xây dựng
chương trình tiến độ kỹ thuật hàng năm.
- Tổ chức áp dụng tiêu chuẩn hoá kỹ thuật trong sản xuất
- Chỉ đạo hội đồng thanh lý các phế phẩm phế liệu
7
2.2. Phó Giám đốc sản xuất
- Tổ chức chỉ đạo xây dựng tiến độ sản xuất hàng ngày, tháng cho
toàn bộ Công ty
- Giao kế hoạch hàng tháng cho các phân xưởng
- Chỉ đạo, theo dõi, điều chỉnh và ban hành thực hiện các định mức

lao động.
2.3. Phó Giám đốc kinh doanh
- Chỉ đạo xây dựng kế hoạch và tổ chức cung ứng vật tư, nhiên liệu,
dụng cụ từ ngoài về Công ty. Đảm bảo phục vụ sản xuất kịp thời đồng bộ
liên tục. Xây dựng kế hoạch và tổ chức công tác tiêu thụ sản phẩm, ký kết
hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với các cơ quan.
- Đôn đốc các cơ quan cung ứng vật tư và các đơn vị gia công có
trách nhiệm cung cấp hàng gia công cho Công ty. Đảm bảo đúng thời
gian đúng số lượng, quy cách, chất lượng theo hợp đồng kinh tế đã kỹ.
- Thường xuyên kiểm tra đôn đốc việc tiêu thụ sản phẩm tổ chức
hội nghị khách hàng để tìm hiểu thị hiếu người tiêu dùng.
- Tổ chức tốt việc vận chuyển vật tư, thủ tục kiểm tra vật tư nhập
vào Công ty, quản lý các kho tàng, tổ chức thực hiện tốtm chế độ xuất
nhập kho, có kế hoạch quản lý vật tư khi chuyển về Công ty chống tham
ô mất mát. Hàng quý, năm tổ chức kiểm kê thanh toán vật tư chỉ đạo các
phòng chức năng về định mức tiêu hao vật tư, xác định vật tư thừa thiếu
không để ứ đọng tổ chức tốt việc thu hồi phế liệu phế phẩm để tận dụng
hoặc bán.
3. Chức năng nhiệm vụ của các phòng
Tham mưu cho Giám đốc theo đúng chức năng nhiệm vụ từng
phòng
8
3.1. Phòng kế hoạch vật tư
+ Xây dựng kế hoạch sản xuất, cung ứng vật tư, gia công ngoài
+ Tổ chức và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch đảm bảo cho
sản xuất được tiến hành cân đối nhịp nhàng đều đặn trong toàn Công ty.
+ Tổ chức và quản lý kho bán thành phẩm vật tư, đảm bảo cho dây
truyền sản xuất được liên tục.
+ Lập kế hoạch hạn mức tiêu hao vật tư - bán thành phẩm, xác định
lượng sử dụng vật tư hàng tháng cho các phân xưởng và các đơn vị gia

công ngoài.
+ Liên hệ với các đơn vị để mua vật tư, gia công các chỉ tiêu sản
phẩm
3.2. Phòng tổ chức
+ Bố trí sắp xếp lao động cho hợp lý
+ Xây dựng và quản lý quỹ tiền lương
+ Xây dựng định mức lao động, theo dõi thực hiện và điều chỉnh
mức khi phát hiện thấy bất hợp lý.
+ Tổ chức kiểm tra tình hình thực hiện lao động ở các phân xưởng
phòng ban trong Công ty
+ Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với cán bộ
công nhân viên
+ Quản lý hồ sơ lý lịch, sổ lao động của cán bộ công nhân viên
+ Lập kế hoạch tuyển sinh, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp
vụ tổ chức học và thi nâng bậch cho cán bộ công nhân viên. Quản lý
hướng dẫn đoàn học sinh các trường gửi đến thực tập tại Công ty
3.3. Phòng tiêu thụ sản phẩm
- Nghiên cứu tìm hiểu nhu cầu thị trường
- Thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm
9
- Quản lý kho thành phẩm
3.4. Phòng kế toán
Giúp Giám đốc về lĩnh vực kÕ toán tài chính đồng thời có trách
nhiệm trước Nhà nước theo rõi kiểm tra giám sát tình hình thực hiện kế
hoạch, các chính sách chế độ tài chính trong Công ty.
3.5. Phòng kỹ thuật
+ Giúp Giám đốc nghiên cứu thực hiện các chủ trương và biện pháp
về kỹ thuật dài hạn ngắn hạn.
+Thiết kế và theo dõi chế thử mặt hàng mới, cải tiến mặt hàng cũ.
+ Xây dựng quy trình công nghệ chế tạo chi tiết sản phẩm

+ Xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật trong Công ty
3.6. Phòng KCS
+ Tổ chức quản lý các dụng cụ đo, mẫu chuẩn và các phương tiện
đo lường, hướng dẫn sử dụng cách bảo quản và tu sửa các dụng cụ sử
dụng kiểm về cơ và về điện toàn Công ty.
+ Kiểm tra chất lượng vật tư, hàng gia công ngoài các chi tiết và
sản phẩm xuất xưởng, theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.
+ Hướng dẫn các phòng ban, phân xưởng trong việc thực hiện hệ
thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9002.
3.7. Phòng hành chính tổng hợp
+ Giúp Giám đốc điều hành mọi công việc thuộc phạm vi hành
chính trong nội bộ Công ty.
+ Tổ chức thực hiện tốt công tác văn thư, đánh máy, theo dõi đôn
đốc các phòng, phân xưởng thực hiện những chỉ thị, mệnh lệnh của Giám
đốc.
+ Quản lý việc sử dụng con dấu và tổ chức bộ phận lưu trữ, công
văn giấy tờ.
10
+ Thường trực công tác thi đua của Công ty.
+ Tiếp khách và bố trí giao dịch với cơ quan bên ngoài.
3.8 Phòg bảo vệ
+ Thường trực kiểm tra người ra vào Công ty
+ Tuần tra bảo vệ tài sản của Công ty trong và ngoài giờ sản xuất
+ Chỉ đạo tổ chức ngăn ngừa và trấn áp các vụ gây mất an ninh trật
tự trong Công ty
+ Trông xe cho cán bộ công nhân viên trong Công ty và khách vào
liên hệ công tác với Công ty
+ Giám sát việc giao hàng của Công ty với khách hàng, giám sát
lượng vật tư nhập về Công ty
4. Các phân xưởng sản xuất

4.1. Phân xưởng đột dập
+ Pha cắt tôn
+ Dập cắt là tôn rotor và stator quạt các loại
+ Ðp tán Stator và Stator quạt các loại
+ Dập cắt, vuốt hình các chi tiết và phụ liệu khác của các loại quạt
điện
+ Cắt đốt lõi tôn chấn lưu đèn tuýt
+ Cắt dập cách quạt trần, quạt bàn 400mm, tán cánh
4.2. Phân xưởng cơ khí
Đức, gia công tiệu, nguội, khoan, mài, roa các chi tiết quạt điện
như:
+ Đúc nhôm nắp dưới quạt trần, gối trước, sau quạt bàn, quạt đứng,
đúc nhôm rò to quạt các loại
11
+ Gia công cơ khí hoàn chỉnh nắp trên, nắp dưới quạt trần, để quạt
đứng, trên tinh rôto các loại quạt, mài tinh trục các loại
4.3. Phân xưởng sơn – mạ - nhựa
+ Mạ kẽm, mạ bóng các chi tiệt quạt
+ Nhuộm cánh quạt bàn 400mm
+ Ðp một số chi tiết quạt bằng nhựa như nắp đế quạt đứng, bầu quạt
400 mm hộp tốt độ quạt đứng, trụ chân quạt đứng, chân quạt bàn, chân
quạt treo tường, chân quạt đứng mini
+ Sơn quạt trần: Cánh, bầu, ty quạt trần
4.4. Phân xưởng lắp ráp
+ Quấn bin quạt các loại
+ Vào bin stato quạt các loại
+ Tẩm sấy quạt các loại
+ Lắp ráp hoàn chỉnh, đóng gói, nhập kho thành phẩm các loại quạt
+ Quấn lắp ráp hoàn chỉnh, đóng gói nhập kho thành phẩm chấn lưu
đèn tuýt

+ Sản xuất một số loại bao bì đóng gói quạt các loại
5. Các phân xưởng sản xuất phù trợ
5.1 Phân xưởng dụng cụ
+ Sản xuất các loại khuôn mẫu, khuôn đúc áp lực, khuôn Ðp nhựa,
gá lắp các loại dụng cụ cắt, dụng cụ đo kiểm phục vụ các phân xưởng sản
xuất chính.
+ Thực hiện các đề tài nghiên cứu, cải tiến kỹ thuật theo chương
trình tiến độ khoa học kỹ thuật
+ Sửa chữa lớn và phục hồi các loại khuôn, gá dụng cụ đo kiểm
5.2. Phân xưởng cơ điện
+ Lập, căn cứ vào lịch xích sửa chữa thiết bị của Công ty để tổ chức
sửa chữa các thiết bị trong Công ty.
12
+Sửa chữa đột suất các thiết bị trong Công ty
+ Thiết kế, thi công các chi tiết, máy móc dự phòng
+ Thiết kế, thi công các máy móc tự trang tự chế, lắp đặt vận hành
các máy móc thiết bị mới.
+ Quản lý hệ thống điện, nước sửa chữa nhà xưởng
+ Vệ sinh công nghiệp toàn Công ty
13
S b mỏy qun lý

Giám đốcGiám đốc
Phó Giám đốc Phó Giám đốc
PX
đột
dập
PX
cơ khí
PX

lắp
ráp
PX

điện
PX
dụng
cụ
Phòng
tổ
chức
Phòng
bảo
vệ
Phòng
kỹ
thuật
Phòng
KCS
Phòng
tài
vụ
Phòng
kế
hoạch
Phòng
tiêu thụ
14
Phần IV: Hoạt động Marketing và các chính sách căn bản
1. Thu nhập và sử lý thông tin thị trường

Công ty sản xuất các loại quạt điệu là chính tiêu thụ sản phẩm theo
mùa vụ (vào mùa hè) do vậy thu thập và sử lý thông tin tốt sẽ tiêu thụ hết
hàng không gây ùn tắc ứ đọng vốn đa năm.
+ Thu thập thông qua số liệu thống kê bán các loại sản phẩm các năm
trước vào từng tháng.
+ Điều tra, hái ý kiến khách hàng
+ Tổ chức hội nghị khách hàng vào cuối năm
+ Phán đoán thị trường
2. Các chính sách chủ yếu
Công ty đã có nhiều hình thức tổ chức các loại hoạt động tiêu thụ nên
đẩy nhanh được tốc độ tiêu thụ sản phẩm. Công ty đã tham gia vào các hội
chợ triển lãm từ miền bắc đến miền nam như triển lãm tại thành phố Vinh
(4/1998) tại Cần Thơ (3/2001) , hội trợ hàng Việt Nam chất lượng cao
(4/2001). Hội trợ triển lãm tại thành phố Hồ Chí Minh (4/2001)
Để đẩy mạnh việc tiêu thụ, Công ty đã tạo điều kiện thuận lợi trong
việc thanh toán theo tháng, vận chuyển hàng từ Công ty đến các đại lý.
Hàng năm Công ty đều tập trung chỉ đạo xây dựng kế hoạch, tổ chức thực
hiện công tác tiêu thụ, tăng cường đẩy mạnh mối quan hệ hợp tác với các
Công ty thương mại Hà Nội và các tỉnh, mở rộng các hình thức tiêu thụ, tìm
kiếm thị trường ở các tỉnh miền trung và miền nam
15
Trong sản xuất, Công ty đã cải tiến một mẫu mã quạt, tạo dáng mới
một số loại quạt sản xuất một số loại quạt mới như quạt đứng quạt điều
khiển từ xa, quạt treo tường
Công ty được chính phủ cấp thêm một số vốn để đầu tư thêm một dây
truyền sưn tĩnh điện mua máy tạo khuôn giảm bớt chi phí để có thể giảm
giá thành sản phẩm, tạo điều kiện cho sản phẩm của Công ty cạnh tranh
được với sản phẩm của các doanh nghiệp khác.
Do vậy cầu của thị trường và người tiêu dùng để đẩy mạnh việc tiêu
thụ sản phẩm Công ty Công ty Điện cơ Thống nhất đã tổ chức được hơn 20

đại lý ở các tỉnh, thành chủ yếu ở các vùng miền bắc, miền trung. Riêng ở
Hà Nội Công ty đã có 8 đại lãi suất, 2 cửa hàng giới thiệu sản phẩm. Ngoài
ra Công ty còn có 9 đại lý ở các tỉnh: Hà Tây, Nam Định, Hà Nam, Thanh
Hoá, Nghệ An, Hưng Yên, Hải Dương, Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Giang,
Bắc Cạn. Hiện nay Công ty đang mở thêm một số đại lý tại Sơn Tây, Quảng
Ninh Trong thời gian tới Công ty sẽ cố gắng đưa sản phẩm của mình vào
miền Nam.
Ngoài ra để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, đối với các chủ hàng lớn
Công ty đã xây dựng nhiều khung giá khác nhau có tỷ lệ giảm giá theo từng
lô hàng đồng thời khuyến khích để góp phần đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản
phẩm.
16
Phần V: Tình hình quản lý các yếu tố vật chất của kinh doanh
1. Đặc điểm về vốn kinh doanh của Công ty
Công ty điện cơ là một doanh nghiệp Nhà nước do sở công nghiệp Hà
Nội quản lý, từ những ngày đầu thành lập và trong cơ chế bao cấp, hàng
năm Công ty sản xuất theo kế hoạch của Nhà nước, do đó số vốn của Công
ty hàng năm do Nhà nước cấp từ khi chuyển sang cơ chế thị trường Công ty
tự hạch toán kinh doanh, ngoài một số vốn Nhà nước cấp Công ty đã tự tạo
cho mình một quỹ đầu tư tương đối lớn, đó là nguồn vốn bổ xung để sản
xuất kinh doanh. Tính đến cuối năm 2000, tổng số vốn của Công ty là
20.193.000.000đ. Trong đó nguồn vốn tự bổ sung là: 13.945.000.000đ.
Bảng cơ cấu vốn của Công ty
Chỉ tiêu Đơn vị Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000
I. Nguồn vốn kinh doanh
1. Ngân sách NN cấp
2. Nguồn khác
II. Nguồn vốn đầu tư cơ bản
1. Ngân sách cấp
2. Nguồn khác

Tr.đ
Tr.đ
Tr.đ
Tr.đ
Tr.đ
Tr.đ
16.087
6.347
9.740
2.103
1.152
951
17.320
6.247
9.740
2.102
1.070
1.032
20.192
6.247
13.945
1018
572
446
2. Cơ cấu tài sản:
Năm 1999 Năm 2000d
TSLĐ TSCĐ TSLĐ TSCĐ 270.000
52,6% 24.317 47,4% 19,265 43,5% 25.000 56,5%
17
Lượng tài sản lưu động trong năm 2000 thấp hơn nhiều so với năm

1999 (do lượng hàng tồn kho của Công ty còn nhiều). Công ty đang cố gắng
thực hiện biện pháp giảm hợp lý lượng dự trữ, tồn kho, thanh lý thu hồi vốn
do đó giá trị hàng tồn kho đã giảm nhiều đến nay Công ty đã có số dư đảm
bảo nguồn vốn lưu động cho sản xuất, kinh doanh
3. Sử dụng nguồn vốn, quản lý vật tư
+ Về nguồn vốn sử dụng chưa hiệu quả do ngoài lượng tồn kho quá
lớn vẫn còn thiết bị chưa thanh lý, chiếm diện tích sản xuất. Các thiết bị mới
chưa đưa nhanh chóng đưa vào sử dụng hoặc có đưa vào sử dụng nhưng
chưa triệt để một số cuộc khủng hoảng diễn ra trong đó có cuộc khủng
hoảng tiền tệ của các nước trong khu vực đã làm giá một số vật tư tăng lên
kéo giá thành sản phẩm của Công ty cũng tăng theo.
4. Những ảnh hưởng của chính sách Nhà nước và tình hình hoạt động
sản xuất kinh doanh
+ Chính phủ đã có những chính sách nhằm phát triển và bảo hộ ngành
quạt điện và có quyết định đầu tư lớn cho ngành quạt điện.
+ Việc thực hiện chỉ thị của Chính phủ về chống buôn lậu và gian lận
thương mại đã tạo điều kiện cho Công ty có kinh doanh mở rộng thị trường
Bảng đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh (đơn vị tính: Tr.đ)
Chỉ tiêu Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Ước năm
2001
Giá trị SXCN 64.058 44.467 40.803 48.000
Doanh thu 51.466 40.460 42.556 45000
Nộp ngân sách 3.050 897 800 2000
Lợi nhuận 2.712 964 2000 300
18
Phần VI. Các lĩnh vực hoạt động quản lý khác
1. Tình hình quản lý đầu tư, chuyển giao đổi mới công nghệ
1.1. Quy trình công nghệ
Sản phẩm quạt điện là một sản phẩm có kết cấu tương đối phức tạp và
yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật cao, nó được thực hiện và kiểm soát chặt chẽ qua

từng công đoạn chủ yếu sau đây: (Công nghệ sản xuất được thực hiện tại các
phân xưởng sản xuất chính đã giới thiệu ở mục 4 phần III )
1. Công nghệ dập khối tồn rôto và stato
2. Công nghệ đúc áp lực
3. Công nghẹ gia công các chi tiết cơ khí
4. Công nghệ gia công dây, lồng biu, tẩm sấy stato
5. Công nghệ sản xuất lưới quạt
6. Công nghệ Ðp nhựa
7. Công nghệ mạ
8. Công nghệ sơn
1.2 Sơ đồ quy tình công nghệ gia công các loại quạt: (trang 12)
1.3 Chuyển giao đổi mới công nghệ
4. Công nghệ lồng pin, quấn pin, tẩu sấy từ thủ công, máy lồng pin,
máy vào giấy, hệ thống tẩm sất chân không
8. Công nghệ sơn sang công nghệ sơn tỉnh điện
2. Tình hình quản lý chất lượng
Tháng 5/2001 Công ty Điện cơ Thống Nhất đã được công nhận đạt hệ
thống chất lượng ISO 9002
2.1. Văn bản hệ thống chất lượng được chia làm ba tầng
19
Tầng 1: Sổ tay chất lượng xác định chính sách chất lượng, các yếu tố
của hệ thống chất lượng cơ cÊu của tổ chức của hệ thống chất lượng phân
công trách nhiệm quyền hạn của lãnh đạo và việc dẫn tới các quy trình bằng
văn bản.
Tầng 2: Gồm các quy trình mô tả cả biện pháp kiểm soát chất lượng,
những hoạt động liên quan đến các yếu tố thuộc hệ thống quản lý chất lượng
theo ISO 9002 được thực hiện tại Công ty
Tầng 3: Các hướng dẫn công việc, các biểu mẫu bản vẽ, sơ đồ tài
liệu này có tính chất vụ thể hoá tài liệu của tầng 2.
2.2. Hệ thống chất lượng

Hệ thống chất lượng của Công ty áp dụng theo các yêu cầu của tiêu
chuẩn ISO 9002: 1994 cho hoạt động cung ứng, sản xuất lắp đặt và dịch vụ,
trừ điều 4.7 (kiểm soát sản phẩm do khách hàng cung cấp)
3. Tình hình quản lý hoạt động cung ứng
3.1. Mục đích
Quy trình này cung cấp phương pháp thống nhất và nhất quán trong
quá trình mua nguyên nhiên liệu, chi tiết bán thành phẩm, phụ tùng thay thế
nhằm thoả mãn nhu cầu sản xuất của Công ty
3.2. Phạm vi áp dụng
Áp dông cho mọi sản phẩm mua vào phục vụ sản xuất của Công ty,
trừ nhữgn sản phẩm không tác động trực tiếp đến chất lượng sản phẩm như
văn phòng phẩm, vật phẩm hành chính quản trị.
3.3. Các tải liệu
Sổ tay chất lượng chính sách mua hàng
Quy trình nhận biết và xác định nguồn gốc sản phẩm
20
Quy trình kiểm tra và thử nghiệm
4. Tình hình quản lý hoạt động tồn kho
4.1. Mục đích
Quy trình này cung cấp một hệ thống thống nhất và nhất quán đảm
bảo nguyên vật liệu và sản phẩm được xếp dỡ, lưu kho bao gói, bảo quản và
vận chuyển chốt cách thích hợp để tránh nhằm lẫn, mất mát và suy giảm
chất lượng
4.2. Phạm vi ứng dụng
Áp dông cho tất cả các sản phẩm, vật tư thuộc Công ty quản lý
4.3. Tải liệu viện dẫn
Sổ tay chất lượng phàn xếp dỡ, lưu kho, bao gói, bảo quản và chuyển
dao sản phẩm
Quy trình nhận biết và xác định nguồn gốc sản phẩm, trạng thái kiểm
tra thử nghiệm

Hướng dẫn sắp xếp lưu kho vật tư, bán thành phẩm
Hướng đẫn sắp xếp lưu kho thành phẩm
21

×