Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Tổ chức thương mại thế giới WTO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (320.01 KB, 25 trang )

WTO
Tổ chức Thương mại Thế giới (tiếng Anh: World Trade Organization, viết tắt WTO;
tiếng Pháp: Organisation mondiale du commerce; tiếng Tây Ban Nha: Organización
Mundial del Comercio; tiếng Đức: Welthandelsorganisation) là một tổ chức quốc tế đặt
trụ sở ở Genève, Thụy Sĩ, có chức năng giám sát các hiệp định thương mại giữa các nước
thành viên với nhau theo các quy tắc thương mại. Hoạt động của WTO nhằm mục đích
loại bỏ hay giảm thiểu các rào cản thương mại để tiến tới tự do thương mại. Ngày 13
tháng 5 năm 2005, ông Pascal Lamy được bầu làm Tổng giám đốc thay cho ông Supachai
Panitchpakdi, người Thái Lan, kể từ 1 tháng 9 năm 2005. Tính đến ngày 23 tháng 7 năm
2008, WTO có 153 thành viên. Mọi thành viên của WTO được yêu cầu phải cấp cho
những thành viên khác những ưu đãi nhất định trong thương mại, ví dụ (với một số ngoại
lệ) những sự nhượng bộ về thương mại được cấp bởi một thành viên của WTO cho một
quốc gia khác thì cũng phải cấp cho mọi thành viên của WTO (WTO, 2004c).
Trong thập niên 1990 WTO là mục tiêu chính của phong trào chống toàn cầu hóa.
I. Nguồn gốc
Hội nghị Bretton Woods vào năm 1944 đã đề xuất thành lập Tổ chức Thương mại
Quốc tế (ITO) nhằm thiết lập các quy tắc và luật lệ cho thương mại giữa các nước. Hiến
chương ITO được nhất trí tại Hội nghị của Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Việc làm
tại Havana tháng 3 năm 1948. Tuy nhiên, Thượng nghị viện Hoa Kì đã không phê chuẩn
hiến chương này. Một số nhà sử học cho rằng sự thất bại đó bắt nguồn từ việc giới doanh
nghiệp Hoa Kì lo ngại rằng Tổ chức Thương mại Quốc tế có thể được sử dụng để kiểm
soát chứ không phải đem lại tự do hoạt động cho các doanh nghiệp lớn của Hoa Kì (Lisa
Wilkins, 1997).
ITO chết yểu, nhưng hiệp định mà ITO định dựa vào đó để điều chỉnh thương mại
quốc tế vẫn tồn tại. Đó là Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT). GATT
đóng vai trò là khung pháp lí chủ yếu của hệ thống thương mại đa phương trong suốt gần
50 năm sau đó. Các nước tham gia GATT đã tiến hành 8 vòng đàm phán, kí kết thêm
nhiều thỏa ước thương mại mới. Vòng đám phán thứ tám, Vòng đàm phán Uruguay, kết
thúc vào năm 1994 với sự thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) thay thế cho
GATT. Các nguyên tắc và các hiệp định của GATT được WTO kế thừa, quản lý, và mở
rộng. Không giống như GATT chỉ có tính chất của một hiệp ước, WTO là một tổ chức,


có cơ cấu tổ chức hoạt động cụ thể. WTO chính thức được thành lập vào ngày 1 tháng 1
năm 1995.
II. Cơ cấu tổ chức
Tất cả các thành viên WTO đều có thể tham gia vào các hội đồng, ủy ban của WTO,
ngoại trừ Cơ quan Phúc thẩm, các Ban Hội thẩm Giải quyết Tranh chấp và các ủy ban
đặc thù.
Cấp cao nhất: Hội nghị Bộ trưởng
Cơ quan quyền lực cao nhất của WTO là Hội nghị Bộ trưởng diễn ra ít nhất hai năm
một lần. Hội nghị có sự tham gia của tất cả các thành viên WTO. Các thành viên này có
thể là một nước hoặc một liên minh thuế quan (chẳng hạn như Cộng đồng châu Âu). Hội
nghị Bộ trưởng có thể ra quyết định đối với bất kỳ vấn đề trong các thỏa ước thương mại
đa phương của WTO.
Cấp thứ hai: Đại Hội đồng
Công việc hàng ngày của WTO được đảm nhiệm bởi 3 cơ quan: Đại Hội đồng, Hội
đồng Giải quyết Tranh chấp và Hội đồng Rà soát Chính sách Thương mại. Tuy tên gọi
khác nhau, nhưng thực tế thành phần của 3 cơ quan đều giống nhau, đều bao gồm đại
diện (thường là cấp đại sứ hoặc tương đương) của tất cả các nước thành viên. Điểm khác
nhau giữa chúng là chúng được nhóm họp để thực hiện các chức năng khác nhau của
WTO.
Đại Hội đồng là cơ quan ra quyết định cao nhất của WTO tại Geneva, được nhóm
họp thường xuyên. Đại Hội đồng bao gồm đại diện (thường là cấp đại sứ hoặc
tương đương) của tất cả các nước thành viên và có thẩm quyền quyết định nhân
danh hội nghị bộ trưởng (vốn chỉ nhóm họp hai năm một lần) đối với tất cả các
công việc của WTO.
Hội đồng Giải quyết Tranh chấp được nhóm họp để xem xét và phê chuẩn các phán
quyết về giải quyết tranh chấp do Ban Hội thẩm hoặc Cơ quan Phúc thẩm đệ trình.
Hội đồng bao gồm đại diện của tất cả các nước thành viên (cấp đại sứ hoặc tương
đương).
Hội đồng Rà soát Chính sách Thương mại được nhóm họp để thực hiện việc rà soát
chính sách thương mại của các nước thành viên theo cơ chế rà soát chính sách

thương mại. Đối với những thành viên có tiềm lực kinh tế lớn, việc rà soát diễn ra
khoảng hai đến ba năm một lần. Đối với những thành viên khác, việc rà soát có thể
được tiến hành cách quãng hơn.
Cấp thứ ba: Các Hội đồng Thương mại
Các Hội đồng Thương mại hoạt động dưới quyền của Đại Hội đồng. Có ba Hội đồng
Thương mại là: Hội đồng Thương mại Hàng hóa, Hội đồng Thương mại Dịch vụ và Hội
đồng Các khía cạnh của Quyền Sở hữu Trí tuệ liên quan đến Thương mại. Một hội đồng
đảm trách một lĩnh vực riêng. Cũng tương tự như Đại Hội đồng, các hội đồng bao gồm
đại diện của tất cả các nước thành viên WTO. Bên cạnh ba hội đồng này còn có sáu ủy
ban và cơ quan độc lập khác chịu trách nhiệm báo cáo lên Đại Hội đồng các vấn đề riêng
rẽ như thương mại và phát triển, môi trường, các thỏa thuận thương mại khu vực, và các
vấn đề quản lý khác. Đáng chú ý là trong số này có Nhóm Công tác về việc Gia nhập
chịu trách nhiệm làm việc với các nước xin gia nhập WTO.
Hội đồng Thương mại Hàng hóa chịu trách nhiệm đối với các hoạt động thuộc phạm
vi của Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT), tức là các hoạt
động liên quan đến thương mại quốc tế về hàng hóa.
Hội đồng Thương mại Dịch vụ chịu trách nhiệm đối với các hoạt động thuộc phạm vi
của Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ (GATS), tức là các hoạt động liên
quan đến thương mại quốc tế về dịch vụ.
Hội đồng Các khía cạnh liên quan đến Thương mại của Quyền Sở hữu Trí tuệ chịu
trách nhiệm đối với các hoạt động thuộc phạm vi của Hiệp định về Các khía cạnh
liên quan đến Thương mại của Quyền Sở hữu Trí tuệ (TRIPS), cũng như việc phối
hợp với các tổ chức quốc tế khác trong lĩnh vực quyền sở hữu trí tuệ.
Cấp thứ tư: Các Ủy ban và Cơ quan
Dưới các hội đồng trên là các ủy ban và cơ quan phụ trách các lĩnh vực chuyên môn
riêng biệt.
Dưới Hội đồng Thương mại Hàng hóa là 11 ủy ban, 1 nhóm công tác, và 1 ủy ban đặc
thù.
Dưới Hội đồng Thương mại Dịch vụ là 2 ủy ban, 2 nhóm công tác, và 2 ủy ban đặc
thù.

Dưới Hội đồng Giải quyết Tranh chấp (cấp thứ 2) là Ban Hội thẩm và Cơ quan Phúc
thẩm.
Ngoài ra, do yêu cầu đàm phán của Vòng đàm phán Doha, WTO đã thành lập Ủy ban
Đàm phán Thương mại trực thuộc Đại Hội đồng để thức đẩy và tạo điều kiện thuận lợi
cho đàm phán. Ủy ban này bao gồm nhiều nhóm làm việc liên quan đến các lĩnh vực
chuyên môn khác nhau.
III. Chức năng
WTO có các chức năng sau:
• Quản lý việc thực hiện các hiệp định của WTO
• Diễn đàn đàm phán về thương mại
• Giải quyết các tranh chấp về thương mại
• Giám sát các chính sách thương mại của các quốc gia
• Trợ giúp kỹ thuật và huấn luyện cho các nước đang phát triển
• Hợp tác với các tổ chức quốc tế khác
IV. Đàm phán-cơ chế thông qua quyết định
Phần lớn các quyết định của WTO đếu dựa trên cơ sở đàm phán và đồng thuận. Mỗi
thành viên của WTO có một phiếu bầu có giá trị ngang nhau. Nguyên tắc đồng thuận có
ưu điểm là nó khuyến khích nỗ lực tìm ra một quyết định khả dĩ nhất được tất cả các
thành viên chấp nhận. Nhược điểm của nó là tiêu tốn nhiều thời gian và nguồn lực để có
được một quyết định đồng thuận. Đồng thời, nó dẫn đến xu hướng sử dụng những cách
diễn đạt chung chung trong hiệp định đối với những vấn đề có nhiều tranh cãi, khiến cho
việc diễn giải các hiệp định gặp nhiều khó khăn.
Trên thực tế, đàm phán của WTO diễn ra không phải qua sự nhất trí của tất cả các
thành viên, mà qua một quá trình đàm phán không chính thức giữa những nhóm nước.
Những cuộc đàm phán như vậy thường được gọi là "đàm phán trong phòng xanh" (tiếng
Anh: "Green Room" negotiations), lấy theo màu của phòng làm việc của Tổng giám đốc
WTO tại Genève, Thụy Sĩ. Chúng còn được gọi là "Hội nghị Bộ trưởng thu hẹp" (Mini-
Ministerials) khi chúng diễn ra ở các nước khác. Quá trình này thường bị nhiều nước
đang phát triển chỉ trích vì họ hoàn toàn phải đứng ngoài các cuộc đàm phán như vậy[1].
Richard Steinberg (2002) lập luận rằng mặc dù mô hình đồng thuận của WTO đem lại

vị thế đàm phán ban đầu dựa trên nền tảng luật lệ, các vòng đàm phán thương mại kết
thúc thông qua vị thế đàm phán dựa trên nền tảng sức mạnh có lợi cho Liên minh châu
Âu và Hoa Kỳ, và có thể không đem đến sự cải thiện Pareto. Thất bại nổi tiếng nhất và
cũng gần đây nhất trong việc đạt được một sự đồng thuận là tại các Hội nghị Bộ trưởng
diễn ra ở Seattle (1999) và Cancún (2003) do một số nước đang phát triển không chấp
thuận các đề xuất được đưa ra.
WTO bắt đầu tiến hành vòng đàm phán hiện tại, Vòng đàm phán Doha, tại Hội nghị
Bộ trưởng lần thứ 4 diễn ra tại Doha, Qatar vào tháng 11 năm 2001. Các cuộc đàm phán
diễn ra căng thẳng và chưa đạt được sự nhất trí, mặc dù đàm phán vẫn đang tiếp diễn qua
suốt Hội nghị Bộ trưởng lần thứ 5 tại Cancún, Mexico vào năm 2003 và Hội nghị Bộ
trưởng lần thứ 6 tại Hồng Kông từ ngày 13 tháng 12 đến ngày 18 tháng 12 năm 2005.
Về cơ bản, các quyết định trong WTO được thông qua bằng cơ chế đồng thuận. Có
nghĩa là chỉ khi không một nước nào bỏ phiếu chống thì một quyết định hay quy định
mới được xem là “được thông qua”.
Do đó hầu hết các quy định, nguyên tắc hay luật lệ trong WTO đều là “hợp đồng” giữa
các thành viên, tức là họ tự nguyện chấp thuận chứ không phải bị áp đặt; và WTO không
phải là một thiết chế đứng trên các quốc gia thành viên.
Tuy nhiên, trong các trường hợp sau quyết định của WTO được thông qua theo các cơ
chế bỏ phiếu đặc biệt (không áp dụng nguyên tắc đồng thuận):
• Giải thích các điều khoản của các Hiệp định: Được thông qua nếu có 3/4 số phiếu ủng
hộ;
• Dừng tạm thời nghĩa vụ WTO cho một thành viên: Được thông qua nếu có 3/4 số phiếu
ủng hộ;
• Sửa đổi các Hiệp định (trừ việc sửa đổi các điều khoản về quy chế tối huệ quốc trong
GATT, GATS và TRIPS): Được thông qua nếu có 2/3 số phiếu ủng hộ.
V. Giải quyết tranh chấp
Ngoài việc là diễn đàn đàm phán các quy định thương mại, WTO còn hoạt động như
một trọng tài giải quyết các tranh chấp giữa các nước thành viên liên quan đến việc áp
dụng quy định của WTO. Không giống như các tổ chức quốc tế khác, WTO có quyền lực
đáng kể trong việc thực thi các quyết định của mình thông qua việc cho phép áp dụng

trừng phạt thương mại đối với thành viên không tuân thủ theo phán quyết của WTO. Một
nước thành viên có thể kiện lên Cơ quan Giải quyết Tranh chấp của WTO nếu như họ tin
rằng một nước thành viên khác đã vi phạm quy định của WTO[2].
Hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO bao gồm hai cấp: sơ thẩm và phúc thẩm. Ở
cấp sơ thẩm, tranh chấp sẽ được giải quyết bởi một Ban Hội thẩm Giải quyết Tranh chấp.
Ban hội thẩm này thông thường gồm 3 đên 5 chuyên gia trong lĩnh vực thương mại liên
quan. Ban hội thẩm sẽ nghe lập luận của của các bên và soạn thảo một báo cáo trình bày
những lập luận này, kèm theo là phán quyết của ban hội thẩm. Trong trường hợp các bên
tranh chấp không đồng ý với nội dung phán quyết của ban hội thẩm thì họ có thể thực
hiện thủ tục khiếu nại lên Cơ quan phúc thẩm. Cơ quan này sẽ xem xét đơn khiếu nại và
có phán quyết liên quan trong một bản báo cáo giải quyết tranh chấp của mình. Phán
quyết của các cơ quan giải quyết tranh chấp nêu trên sẽ được thông qua bởi Hội đồng
Giải quyết Tranh chấp. Báo cáo của cơ quan giải quyết tranh chấp cấp phúc thẩm sẽ có
hiệu lực cuối cùng đối với vấn đề tranh chấp nếu không bị Hội đồng Giải quyết Tranh
chấp phủ quyết tuyệt đối (hơn 3/4 các thành viên Hội đồng giải quyết tranh chấp bỏ phiếu
phủ quyết phán quyết liên quan).
Trong trường hợp thành viên vi phạm quy định của WTO không có các biện pháp sửa
chữa theo như quyết định của Hội đồng Giải quyết Tranh chấp, Hội đồng có thể ủy quyền
cho thành viên đi kiện áp dụng các "biện pháp trả đũa" (trừng phạt thương mại). Những
biện pháp như vậy có ý nghĩa rất lớn khi chúng được áp dụng bởi một thành viên có tiềm
lực kinh tế mạnh như Hoa Kì hay Liên minh châu Âu. Ngược lại, ý nghĩa của chúng giảm
đi nhiều khi thành viên đi kiện có tiềm lực kinh tế yếu trong khi thành viên vi phạm có
tiềm lực kinh tế mạnh hơn, chẳng hạn như trong tranh chấp mang mã số DS 267 về trợ
cấp bông trái phép của Hoa Kỳ[3].
VI. Nhiệm vụ của WTO
WTO được thành lập với 04 nhiệm vụ chủ yếu:
• Thúc đẩy việc thực hiện các Hiệp định và cam kết đã đạt được trong khuôn khổ
WTO (và cả những cam kết trong tương lai, nếu có);
• Tạo diễn đàn để các thành viên tiếp tục đàm phán, ký kết những Hiệp định, cam kết
mới về tự do hoá và tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại;

• Giải quyết các tranh chấp thương mại phát sinh giữa các thành viên WTO; và
• Rà soát định kỳ các chính sách thương mại của các thành viên.
VII. Các nguyên tắc cơ bản
Tổ chức Thương mại Thế giới được xây dựng trên bốn nguyên tắc pháp lý nền tảng là :
tối huệ quốc; đãi ngộ quốc gia, mở cửa thị trường và cạnh tranh công bằng.
1. Nguyên tắc tối huệ quốc (MFN)
Tối huệ quốc, viết tắt theo tiếng Anh là MFN (Most favoured nation), là nguyên
tắc pháp lí quan trọng nhất của WTO. Tầm quan trọng đặc biệt của MFN được thể
hiện ngay tại Điều I của Hiệp định CATT (mặc dù bản thân thuật ngữ "tối huệ
quốc"không được sử dụng trong điều này)1. Nguyên tắc MFN được hiểu là nếu
một nước dành cho một nước thành viên một sự đối xử ưu đãi nào đó thì nước này
cũng sẽ phải dành sự ưu đãi đó cho tấtcả các nước thành viên khác. Thông thường
nguyên tắc MFN được quy định trong các hiệp định thương mại song phương. Khi
nguyên tắc MFN được áp dụng đa phương đối với tất cả các nước thành viên
WTO thì cũng đồng nghĩa với nguyên tăc bình đẳng và không phân biệt đối xử vì
tất cả các nước sẽ dành cho nhau sự "đối xử ưu đãi nhất". Nguyên tắc MFN trong
WTO không có tính chất áp dụng tuyệt đối. Hiệp định GATT 1947 quy định mỗi
nước có quyền tuyên bố không áp dụng tất cả các điều khoản trong Hiệp định đối
với một nước thành viên khác (Trường hợp Mĩ không áp dụng MFN đối với Cuba
mặc dù Cuba là thành viên sáng lập GATT và WTO).
Điều I. 1 Hiệp định GATT quy định nghĩa vụ của mọi bên kí kết dành "ngay lập
tức và không điều kiện” bất kì ưu đãi, ưu tiên, đặc quyền hoặc đặc miễn nào liên quan
đến thuế quan và bất kì loại lệ phí nào mà bên kí kết đó áp dụng cho hoặc liên quan đến
việc nhập khẩu, xuất khẩu hoặc cho việc chuyển tiền thanh toán quốc tế , hoặc liên quan
đến phương pháp tính thuế quân và lệ phí hoặc liên quan đến tất cả các quy định và thủ
tục đối với việc xuất và nhập khẩu một sản phẩm xuất xứ hoặc nhập khẩu sang một Bên
kí kết cho một sản phẩm cùng loại xuất xứ hoặc nhập khẩu sang các Bên kí kết khác.
Nếu như nguyên tắc MFN trong GATT 1947 chỉ áp dụng đối với ‘hàng hoá’ thì
trong WTO, nguyên tắc này đã được mở rộng sang thương mại dịch vụ (Điều 2 Hiệp định
GATS), và sỏ hữu trí tuệ (Điều 4 Hiệp định TRIPS).

Mặc dù được coi là "hòn đá tảng “ trong hệ thống thương mại đa phương, Hiệp
định GATT 1947 và WTO vẫn quy định một số ngoại lệ (exception) và miễn trừ (waiver)
quan trọng đối với nguyên tắc MFN1. Ví dụ như Điều XXIV của GATT quy định các
nước thành viên trong các hiệp định thương mại khu vực có thể dành cho nhau sự đối xử
ưu đãi hơn mang tính chất phân biệt đối xử với các nước thứ ba, trái với nguyên tắc
MFN. GATT 1947 cũng có hai miễn trừ về đối xử đặc biệt và ưu đãi hơn với các nước
đang phát triển. Miễn trừ thứ nhất là Quyết định ngày 25-6-1971 của Đại hội đồng GATT
về việc thiết lập “ Hệ thống ưu đãi phổ cập" (GSP) chỉ áp dụng cho hàng hoá xuất xứ từ
những nước đang phát triển và châm phát triển. Trong khuôn khổ GSP, các nước phát
triển có thể thiết lập số mức thuế ưu đãi hoặc miễn thuế quan cho một sô nhóm mặt hàng
có xuất xứ từ các nước đang phát triển và chậm phát triển và không có nghĩa vụ phải áp
dụng những mức thuế quan ưu đãi đó cho các nước phát triển theo nguyên tắc MFN.
Miễn trừ thứ hai là Quyết định ngày 26-11-1971 của Đại hội đồng GATT về ‘Đàm phán
thương mại giữa các nước đang phát triển”, cho phép các nước này có quyền đàm phán,
kí kết những hiệp định thương mại dành cho nhau những ưu đãi hơn về thuế quan và
không có nghĩa vụ phải áp dụng cho hàng hoá đến từ các nước phát triển. Trên cơ sở
Quyết định này, Hiệp địnhvề “Hệ thống ưu đãi thương mại toàn cầu giữa các nước đang
phát triển ” (Global System of Trade Preferences among Developing Countries - GSPT)
đã được kí năm 1989.
2. Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia
Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia (National Treatment - NT), quy định tại Điều III
Hiệp định GATT, Điều 17 GATS và Điều 3 TRIPS. Nguyên tắc NT được hiểu là
hàng hóa nhập khẩu, dịch vụ và quyền sở hữu trí tuệ nước ngoài phải được đối xử
không kém thuận lợi hơn so với hàng hoá cùng loại trong nước. Trong khuôn khổ
WTO, nguyên tắc NT chỉ áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ, các quyền sở hữu trí
tuệ, chưa áp dụng đối với cá nhân và pháp nhân. Phạm vi áp dụng của nguyên tắc
NT đối với hàng hoá, dịch vụ và sở hữu trí tuệ có khác nhau. Đối với hàng hoá và
sở hữu trí tuệ, việc áp dụng nguyên tắc NT là một nghĩa vụ chung (general
obligation), có nghĩa là hàng hoá và quyền sở hữu trí tuệ nước ngoài sau khi đã
đóng thuế quan hoặc được đăng kí bảo vệ hợp pháp được đối xử bình đẳng như

hàng hoá và quyền sở hữu trí tuệ trong nước đối với thuế và lệ phí nội địa, các quy
định về mua, bán, phân phối vận chuyển . Đối với dịch vụ, nguyên tắc này chỉ áp
dụng đối với những lĩnh vực, ngành nghề đã được mỗi nước đưa vào danh mục
cam kết cụ thể của mình và mỗi nước có quyền đàm phán đưa ra những ngoại lệ
(exception).
Các nước, về nguyên tắc, không được áp dụng những hạn chế số lượng nhập khẩu
và xuất khẩu, trừ những ngoại lệ được quy định rõ ràng trong các Hiệp định của WTO, cụ
thể, đó là các trường hợp: mất cân đối cán cân thanh toán (Điều XII và XVIII.b); nhằm
mục đích bảo vệ ngành công nghiệp non trẻ trong nước (Điều XVIII.c); bảo vệ ngành sản
xuất trong nước chống lại sự gia tăng đột ngột về nhập khẩu hoặc để đối phó với sự khan
hiếm một mặt hàng trên thị trường quốc gia do xuất khẩu quá nhiều (Điều XIX); vì lí do
sức khoẻ và vệ sinh (Điều XX) và vì lí do an ninh quốc gia (Điều XXI).
Một trong những ngoại lệ quan trong đối với nguyên tắc đãi ngộ quốc gia là vấn
đề trợ giá cho sản xuất hoặc xuất hay nhập khẩu. Vấn đề này được quy định lần đầu tại
Điều VI và Điều XVI Hiệp định GATT 1947 và sau này được điều chỉnh trong thoả
thuận vòng Tôkyô 1979 và hiện nay trong Thoả thuận Vòng đàm phán U ruguay về trợ
cấp và thuế đối kháng, viết tắt theo tiếng Anh là SCM. Thoả thuận SCM có một điểm
khác biệt lớn so với GATT 1947 và thoả thuận Tôkyô ở chỗ nó được áp dụng cho cả các
nước phát triển và đang phát triển. Hiệp định mới về trợ giá phân chia các loại trợ giá làm
3 loại: loại "xanh"; loại "vàng" và loại "đỏ” theo nguyên tắc "đèn hiệu giao thông" (traffic
lights).
Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia cùng với MFN là hai nguyên tắc nền tảng quan trọng
nhất của hệ thương mại đa phương mà ý nghĩa thực sự là bảo đảm việc tuân thủ một cách
nghiêm túc những cam kết về mở cửa thị trường mà tất cả các nước thành viên đã chấp
nhận khi chính thức trở thành thành viên của WTO.
3. Nguyên tắc mở cửa thị trường
Nguyên tắc "mở cửa thị trường" hay còn gọi một cách hoa mĩ là "tiếp cận" thị trường
(market access) thực chất là mở cửa thị trường cho hàng hoá, dịch vụ và đầu tư nước
ngoài. Trong một hệ thống thương mại đa phương, khi tất cả các bên tham gia đều chấp
nhận mở cửa thị trường của mình thì điều đó đồng nghĩa với việc tạo ra một hệ thống

thương mại toàn cầu mở cửa.
Về mặt chính trị, "tiếp cận thị trường" thể hiện nguyên tắc tự do hoá thương mại của
WTO. Về mặt pháp lí, "tiếp cận thị trường" thể hiện nghĩa vụ có tính chất ràng buộc thực
hiện những cam kết về mở cửa thị trường mà nước này đã chấp thuận khi đàm phán ra
nhập WTO.
4. Nguyên tắc cạnh tranh công bằng
Cạnh tranh công bằng (fair competition) thể hiện nguyên tắc "tự do cạnh tranh trong
những điều kiện bình đẳng như nhau” và được công nhận trong án lệ của vụ U ruguay
kiện 15 nước phát triển (1962) về việc áp dụng các mức thuế nhập khẩu khác nhau đối
với cùng một mặt hàng nhập khẩu. Do tính chất nghiêm trọng của vụ kiện, Đại hội đồng
GATT đã phải thành lập một nhóm công tác (Working group) để xem xét vụ này. Nhóm
công tác đã cho kết luận rằng, về mặt pháp lí việc áp dụng các mức thuế nhập khẩu khác
nhau đối với cùng một mặt hàng không với các quy định của GATT, nhưng việc áp đặt
các mức thuế khác nhau này đã làm đảo lộn những “điều kiện cạnh tranh công bằng” mà
U ruguay có quyền "mong đợi” từ phía những nước phát triển và đã gây thiệt hại cho lợi
ích thương mại của U ruguay. Trên cơ sở kết luận của Nhóm công tác, Đại hội đồng
GATT đã thông qua khuyến nghị các nước phát triển có liên quan "đàm phán" với U
ruguay để thay đổi các cam kết và nhân nhượng thuế quan trước đó. Vụ kiện của U
ruguay đã tạo ra một tiền lệ mới, nhìn chung có lợi cho các nước đang phát triển. Từ nay
các nước phát triển có thể bị kiện ngay cả khi về mặt pháp lí không vi phạm bất kì điều
khoản nào trong hiệp định GATT nếu những nước này có những hành vi trái với nguyên
tắc "cạnh tranh công bằng.
VIII. Các hiệp định
Các thành viên WTO đã ký kết khoảng 30 hiệp định khác nhau điều chỉnh các vấn đề
về thương mại quốc tế. Tất cả các hiệp định này nằm trong 4 phụ lục của Hiệp định về
việc Thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới được kí kết tại Marrakesh, Maroc vào ngày
15 tháng 4 năm 1994. Bốn phụ lục đó bao gồm các hiệp định quy định các quy tắc luật lệ
trong thương mại quốc tế, cơ chế giải quyết tranh chấp, cơ chế rà soát chính sách thương
mại của các nước thành viên, các thỏa thuận tự nguyện của một số thành viên về một số
vấn đề không đạt được đồng thuận tại diễn đàn chung. Các nước muốn trở thành thành

viên của WTO phải kí kết và phê chuẩn hầu hết những hiệp định này, ngoại trừ các thỏa
thuận tự nguyện. Sau đây sẽ là một số hiệp định của WTO:
• Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại 1994 (GATT 1994)
• Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ (GATS)
• Hiệp định về Các khía cạnh liên quan đến Thương mại của Quyền Sở hữu Trí tuệ
(TRIPS)
• Hiệp định về các Biện pháp Đầu tư liên quan đến Thương mại (TRIMS)
• Hiệp định về Nông nghiệp (AoA)
• Hiệp định về Hàng Dệt may (ATC)
• Hiệp định về Chống bán Phá giá
• Hiệp định về Trợ cấp và các Biện pháp đối kháng
• Hiệp định về Tự vệ
• Hiệp định về Thủ tục Cấp phép Nhập khẩu
• Hiệp định về các Biện pháp Vệ sinh và Kiểm dịch (SPS)
• Hiệp định về các Rào cản Kĩ thuật đối với Thương mại (TBT)
• Hiệp định về Định giá Hải quan
• Hiệp định về Kiểm định Hàng trước khi Vận chuyển
• Hiệp định về Xuất xứ Hàng hóa (ROO)
• Thỏa thuận về Cơ chế Giải quyết Tranh chấp
IX. Thành viên
Đến ngày 23 tháng 6 năm 2008, WTO có 153 thành viên. Thành viên mới gia nhập là
Cape Verde. Cập nhật 11 tháng 3, 2009
• Albania – 8 tháng 9 năm
2000
• Angola – 23 tháng 11 năm
1996
• Antigua và Barbuda – 1 tháng
1 năm 1995
• Argentina – 1 tháng 1 năm
1995

• Armenia – 5 tháng 2 năm
2003
• Úc – 1 tháng 1 năm 1995
• Áo – 1 tháng 1 năm 1995
• Bahrain – 1 tháng 1 năm
• Kyrgyzstan – 20 tháng 12 năm 1998
• Latvia – 10 tháng 2 năm 1999
• Lesotho – 31 tháng 5 năm 1995
• Liechtenstein – 1 tháng 9 năm 1995
• Litva – 31 tháng 5 năm 2001
• Luxembourg – 1 tháng 1 năm 1995
• Macao – 1 tháng 1 năm 1995
• Madagascar – 17 tháng 11 năm 1995
• Malawi – 31 tháng 5 năm 1995
• Malaysia – 1 tháng 1 năm 1995
• Maldives – 31 tháng 5 năm 1995
• Mali – 31 tháng 5 năm 1995
1995
• Bangladesh – 1 tháng 1 năm
1995
• Barbados – 1 tháng 1 năm
1995
• Bỉ – 1 tháng 1 năm 1995
• Belize – 1 tháng 1 năm 1995
• Bénin – 22 tháng 2 năm 1996
• Bolivia – 12 tháng 9 năm
1995
• Botswana – 31 tháng 5 năm
1995
• Brasil – 1 tháng 1 năm 1995

• Brunei – 1 tháng 1 năm 1995
• Bulgaria – 1 tháng 12 năm
1996
• Burkina Faso – 3 tháng 6
năm 1995
• Burundi – 23 tháng 7 năm
1995
• Kampuchia – 13 tháng 10
năm 2004
• Cameroon – 13 tháng 12 năm
1995
• Canada – 1 tháng 1 năm 1995
• Cộng hoà Trung Phi – 31
tháng 5 năm 1995
• Tchad – 19 tháng 10 năm
1996
• Chile – 1 tháng 1 năm 1995
• Trung Quốc – 11 tháng 12
năm 2001
• Colombia – 30 tháng 4 năm
1995
• Malta – 1 tháng 1 năm 1995
• Mauritania – 31 tháng 5 năm 1995
• Mauritius – 1 tháng 1 năm 1995
• Mexico – 1 tháng 1 năm 1995
• Moldova – 26 tháng 7 năm 2001
• Mông Cổ – 29 tháng 1 năm 1997
• Maroc – 1 tháng 1 năm 1995
• Mozambique – 26 tháng 8 năm 1995
• Myanma – 1 tháng 1 năm 1995

• Namibia – 1 tháng 1 năm 1995
• Nepal – 23 tháng 4 năm 2004
• Hà Lan (và Antille thuộc Hà Lan) – 1 tháng
1 năm 1995
• New Zealand – 1 tháng 1 năm 1995
• Nicaragua – 3 tháng 9 năm 1995
• Niger – 13 tháng 12 năm 1996
• Nigeria – 1 tháng 1 năm 1995
• Na Uy – 1 tháng 1 năm 1995
• Oman – 9 tháng 11 năm 2000
• Pakistan – 1 tháng 1 năm 1995
• Panama – 6 tháng 9 năm 1997
• Papua New Guinea – 9 tháng 6 năm 1996
• Paraguay – 1 tháng 1 năm 1995
• Peru – 1 tháng 1 năm 1995
• Philippines – 1 tháng 1 năm 1995
• Ba Lan – 1 tháng 7 năm 1995
• Bồ Đào Nha – 1 tháng 1 năm 1995
• Qatar – 13 tháng 1 năm 1996
• Romania – 1 tháng 1 năm 1995
• Rwanda – 22 tháng 5 năm 1996
• Cộng hoà Congo – 27 tháng 3
năm 1997
• Costa Rica – 1 tháng 1 năm
1995
• Côte d'Ivoire – 1 tháng 1 năm
1995
• Croatia – 30 tháng 11 năm
2000
• Cuba – 20 tháng 4 năm 1995

• Síp – 30 tháng 7 năm 1995
• Cộng hoà Séc – 1 tháng 1
năm 1995
• Cộng hoà Dân chủ Congo – 1
tháng 1 năm 1997
• Đan Mạch – 1 tháng 1 năm
1995
• Djibouti – 31 tháng 5 năm
1995
• Dominica – 1 tháng 1 năm
1995
• Cộng hoà Dominicana – 9
tháng 3 năm 1995
• Ecuador – 21 tháng 1 năm
1996
• Ai Cập – 30 tháng 6 năm
1995
• El Salvador – 7 tháng 5 năm
1995
• Estonia – 13 tháng 11 năm
1999
• Cộng đồng châu Âu – 1 tháng
1 năm 1995
• Fiji – 14 tháng 1 năm 1996
• Phần Lan – 1 tháng 1 năm
1995
• Saint Kitts và Nevis – 21 tháng 2 năm 1996
• Saint Lucia – 1 tháng 1 năm 1995
• Saint Vincent và Grenadines – 1 tháng 1
năm 1995

• Ả Rập Saudi – 11 tháng 12 năm 2005
• Sénégal – 1 tháng 1 năm 1995
• Sierra Leone – 23 tháng 7 năm 1995
• Singapore – 1 tháng 1 năm 1995
• Slovakia – 1 tháng 1 năm 1995
• Slovenia – 30 tháng 7 năm 1995
• Quần đảo Solomon – 26 tháng 7 năm 1996
• Cộng hoà Nam Phi – 1 tháng 1 năm 1995
• Tây Ban Nha – 1 tháng 1 năm 1995
• Sri Lanka – 1 tháng 1 năm 1995
• Suriname – 1 tháng 1 năm 1995
• Swaziland – 1 tháng 1 năm 1995
• Thụy Điển – 1 tháng 1 năm 1995
• Thụy Sĩ – 1 tháng 7 năm 1995
• Trung Hoa Đài Bắc – 1 tháng 1 năm 2002
• Tanzania – 1 tháng 1 năm 1995
• Thái Lan – 1 tháng 1 năm 1995
• Togo – 31 tháng 5 năm 1995
• Trinidad và Tobago – 1 tháng 3 năm 1995
• Tunisia – 29 tháng 3 năm 1995
• Thổ Nhĩ Kì – 26 tháng 3 năm 1995
• Uganda – 1 tháng 1 năm 1995
• Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất –
10 tháng 4 năm 1996
• Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland
– 1 tháng 1 năm 1995
• Hoa Kì – 1 tháng 1 năm 1995
• Macedonia – 4 tháng 4 năm
2003
• Pháp – 1 tháng 1 năm 1995

• Gabon – 1 tháng 1 năm 1995
• Gambia – 23 tháng 10 năm
1996
• Gruzia – 14 tháng 6 năm
2000
• Đức – 1 tháng 1 năm 1995
• Ghana – 1 tháng 1 năm 1995
• Hy Lạp – 1 tháng 1 năm 1995
• Grenada – 22 tháng 2 năm
1996
• Guatemala – 21 tháng 7 năm
1995
• Guinée – 25 tháng 10 năm
1995
• Guiné-Bissau – 31 tháng 5
năm 1995
• Guyana – 1 tháng 1 năm
1995
• Haiti – 30 tháng 1 năm 1996
• Honduras – 1 tháng 1 năm
1995
• Hồng Kông – 1 tháng 1 năm
1995
• Hungary – 1 tháng 1 năm
1995
• Iceland – 1 tháng 1 năm 1995
• Ấn Độ – 1 tháng 1 năm 1995
• Indonesia – 1 tháng 1 năm
1995
• Ireland – 1 tháng 1 năm 1995

• Israel – 21 tháng 4 năm 1995
• Uruguay – 1 tháng 1 năm 1995
• Venezuela – 1 tháng 1 năm 1995
• Việt Nam – 11 tháng 1 năm 2007
• Zambia – 1 tháng 1 năm 1995
• Zimbabwe – 5 tháng 3 năm 1995
• Tonga – 27 tháng 7 năm 2007
• Ukraina – 16 tháng 5 năm 2008
• Cape Verde – 23 tháng 7 năm 2008
• Ý – 1 tháng 1 năm 1995
• Jamaica – 9 tháng 3 năm
1995
• Nhật Bản – 1 tháng 1 năm
1995
• Jordan – 11 tháng 4 năm
2000
• Kenya – 1 tháng 1 năm 1995
• Hàn Quốc – 1 tháng 1 năm
1995
• Kuwait – 1 tháng 1 năm 1995
X. Một số tranh chấp liên quan đến cạnh tranh trong WTO
1. Tranh chấp Japan – Film, US – 1916 Act, và Argentina – Hide and Leather
Tranh chấp liên quan đến vấn đề cạnh tranh tại WTO có thể xảy ra không chỉ xuất phát
từ việc một quốc gia thành viên vi phạm các quy định pháp lý của WTO về cạnh tranh,
mà còn có thể từ việc quốc gia thành viên đó vi phạm những quy định pháp lý khác của
WTO, và thậm chí là không vi phạm pháp luật WTO, nhưng lại làm cho lợi ích thương
mại của quốc gia khác suy giảm hay mất đi. Ban hội thẩm trong vụ US -1916 Act đã
khẳng định phạm vi điều chỉnh của Hiệp định thành lập WTO không loại trừ các hành vi
hạn chế cạnh tranh và thừa nhận các Ban hội thẩm, theo Hiệp định GATT 1947 trước đây
và WTO hiện nay, đã xem xét đến nhiều khía cạnh khác nhau của các hành vi hạn chế

cạnh tranh của doanh nghiệp do các chính phủ đề xướng, khi các hành vi đó cản trở việc
tiếp cận thị trường nội địa của hàng hoá nước ngoài hay doanh nghiệp nước ngoài.
Trong vụ Japan – Film, hệ thống phân phối độc quyền nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh
của Fuji đã ngăn cản sự thâm nhập của Kodak vào thị trường phim và giấy làm ảnh ở
Nhật Bản. Kodak đã khiếu nại hành vi này lên Đại diện Thương mại Mỹ. Sau đó, Mỹ đã
khởi kiện Nhật Bản trước WTO,với lập luận rằng Nhật Bản đã áp dụng, duy trì một số
quy định và biện pháp ảnh hưởng đến việc phân phối và bán các sản phẩm phim và giấy
ảnh. Mỹ cho rằng, những biện pháp đó làm triệt tiêu hoặc suy giảm lợi ích thương mại
mà đáng lẽ Mỹ phải được hưởng theo quy định tại Điều XXIII:1(b) Hiệp định GATT.
Ban hội thẩm lập luận rằng, để giành thắng lợi trong tranh chấp khiếu kiện các biện pháp
của một chính phủ dù chúng không vi phạm pháp luật WTO, nguyên đơn phải chứng
minh được cả ba điều kiện: (i) hành vi hạn chế cạnh tranh của doanh nghiệp (trong vụ
việc này là của Fuji) phát sinh do tác động từ các biện pháp của chính phủ (Nhật Bản);
(ii) các biện pháp đó liên quan tới những lợi ích có thể dự đoán trước từ những nhượng
bộ thuế quan (giữa Mỹ và Nhật Bản trong khuôn khổ WTO); (iii) lợi ích mà quốc gia
khiếu kiện (Mỹ) được hưởng trên thực tế đã bị mất đi hay giảm sút do biện phápcủa quốc
gia bị kiện (Nhật Bản). Tuy nhiên, Mỹ đã không thành công trong việc chứng minh rằng,
các biện pháp của Chính phủ Nhật Bản đã tạo nên trong thực tế hệ thống phân phối độc
quyền đối vớiphim và giấy ảnh trên thị trường Nhật Bản.
Tranh chấp trong vụ US – 1916 Act xuất phát từ việc vi phạm các quy định khác của
WTO, không phải là vi phạm quy định pháp lý về cạnh tranh. Trong vụ này, EC và Nhật
Bản đã khiếu nại về quy định của Đạo luật Chống bán phá giá năm 1916 của Mỹ cho
phép truy cứu trách nhiệm hình sự và buộc bồi thường 3 lần thiệt hại mà ngành công
nghiệp nội địa của Mỹ gánh chịu do hành vi bán phá giá. Bên khiếu nại cho rằng, quy
định đó vi phạm nghĩa vụ của Mỹ theo quy định tại Điều VI Hiệp định GATT về chống
bán phá giá. Mỹ lập luận rằng Đạo luật 1916 là một văn bản pháp luật cạnh tranh, không
thuộc phạm vi điều chỉnh của Điều VI Hiệp định GATT, vì nó không đề cập tới hành vi
bán phá giá gây thiệt hại như quy định của Điều VI, và trên thực tế, nó là một hình thức
điều chỉnh vấn đề phân biệt giá nhằm chống độc quyền. Tuy nhiên Ban hội thẩm và Cơ
quan phúc thẩm của WTO đã kết luận rằng việc Đạo luật 1916 có thể có mục đích chống

độc quyền, hoặc được phân loại trong pháp luậtcủa Mỹ là một bộ phận của pháp luật
chống độc quyền, không mặc nhiên đưa nó ra khỏi phạm vi điều chỉnh của Điều VI.
Ngoài ra, Đạo luật 1916 điều chỉnh hành vi phân biệt giá xuyên quốc gia, thỏa mãn khái
niệm phá giá theo quy định tại Điều VI: 1 Hiệp định GATT. Vì vậy, nó phải chịu sự điều
chỉnh của Điều VI. Kết quả là Mỹ đã thua trong vụ kiện này.
Trong vụ Argentina – Hide and Leather, EC đã cáo buộc Quyết định 2235/96 của
Chính phủ Argentina cho phép đại diện của ngành công nghiệp da Argentina tham gia
vào quy trình quản lý hải quan đối với các sản phẩm da thuộc trước khi xuất khẩu là vi
phạm Điều XI:1 (hạn chế số lượng xuất khẩu) và điều X:3 (quản lý các quy định pháp lý
về thương mại) của Hiệp định GATT. Một trongnhững khiếu nại của EC là tồn tại một
các -ten giữa các nhà sản xuất da thuộc trên thị trường Argentina với mục đích hạn chế
xuất khẩu da thuộc; và chính Quyết định 2235/96 đã giúp cho các -ten đó tồn tại. Ban hội
thẩm lập luận rằng, để chứng minh vi phạm của Argentina, EC phải chứng minh được: (i)
có sự tồn tại của các -ten, (ii) các -ten đó liên quan đến biện pháp áp dụng của quốc gia bị
kiện, (iii) có hạn chế xuất khẩu, và (iv) có mối liên hệ nhân quả trực tiếp giữa các -ten và
hạn chế xuất khẩu. Tuy nhiên, EC đã không chứng minh được những yêu cầu này. Không
những thế, Ban hội thẩm còn cho rằng rằng, theo quy định của Điều XI Hiệp định GATT,
quốc gia thành viên không có nghĩa vụ phải điều tra và ngăn chặn các các -ten hoạt động
như những hàng rào tư ngăn cản xuất khẩu. Điều đó có nghĩa các hành vi hạn chế cạnh
tranh của doanh nghiệp không liên quan đến các biện pháp của chính phủ, trừ trường hợp
thuộc nhóm hành vi bắt buộc ngăn chặn như đã trình bày ở Mục 2 của bài viết này, hầu
như sẽ không chịu sự điều chỉnh của pháp luật WTO về cạnh tranh hiện hành.
Ba vụ tranh chấp nêu trên không hoàn toàn là tranh chấp về cạnh tranh bởi chúng
không dựa vào những quy định pháp lý về cạnh tranh của WTO. Tuy nhiên, chúng hỗ trợ
cho việc hình thành thẩm quyền pháp lý của cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO
trong lĩnh vực cạnh tranh. Vụ tranh chấp Mexico – Telecoms là vụ tranh chấp về cạnh
tranh đầu tiên và duy nhất cho tới nay, xuất phát từ khiếu nại về hành vi vi phạm các quy
định pháp lý của WTO về cạnh tranh.
2. Tranh chấp Mexico – Telecoms
Theo quy định của Quy chế về cung cấp dịch vụ viễn thông đường dài của Mexico

(Quy chế ILD), tất các các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ điện thoại quốc tế phải áp
dụng một mức cước kết nối thống nhất. Doanh nghiệp có thị phần lớn nhất đối với các
cuộc gọi quốc tế chiều đi từ Mexico tớiquốc gia khác, trên thực tế luôn là Telmex –
doanh nghiệp độc quyền trước đây – được trao quyền đàm phán cước kết nối đó. Ngoài
ra, Quy chế ILD còn bắt buộc lưu lượng các cuộc gọi quốc tếchiều về (từ nước ngoài đến
Mexico) phải được phân bổ giữa các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ theo tỷ lệ thị phần
lưu lượng cuộc gọi quốc tế chiều đi (từ Mexico ra nước ngoài) mà mỗi doanh nghiệp nắm
giữ.
AT&T và MCI là hai doanh nghiệp viễn thông của Mỹ, đã khiếu nại lên Đại diện
Thương mạiMỹ rằng, với các -ten giá cước kết nối do Telmex cầm đầu, họ phải trả cước
kết nối cuộc gọi từ Mỹ đến Mexico cho các doanh nghiệp Mexico quá cao, dẫn đến bị
hạn chế thâm nhập vào thị trường Mexico. Mỹ sau đó đã khởi kiện Mexico ra WTO. Hai
trong số ba khiếu nại mà Mỹ đưa ra, trên cơ sở Biểu cam kết cụ thể về thương mại dịch
vụ của Mexico, cùng Tài liệu tham chiếu và Phụ lục về viễn thông, là:
Thứ nhất, Quy chế ILD của Mexico không bảo đảm rằng Telmex, nhà cung cấp dịch vụ
chính, cung cấp dịch vụ kết nối với các doanh nghiệp viễn thông của Mỹ với mức giá hợp
lý, dựa trên chí phí. Điều này không phù hợp với nghĩa vụ của Mexico theo quy định của
Phần 2.1 và 2.2 của Tài liệu tham chiếu. Tức Mexico vi phạm quy định đảm bảo cạnh
tranh công bằng của WTO;
Thứ hai, Mexico, thông qua Quy chế ILD, không áp dụng các biện pháp ngăn chặn
việc Telmex thực hiện các hành vi hạn chế cạnh tranh. Điều này trái với nghĩa vụ của
Mexico được quy định tại Phần 1.1 của Tài liệu tham chiếu. Tức Mexico vi phạm quy
định bắt buộc của WTO về ngăn chặn các hành vi hạn chế cạnh tranh của doanh nghiệp.
Về khiếu nại thứ nhất:
Áp dụng phương thức kiểm tra khả năng thay thế về cầu theo pháp luật cạnh tranh của
cácquốc gia, Ban hội thẩm đã xác định thị trường liên quan trong vụ việc này là thị
trường cuộc gọi từ Mỹ về Mexico. Về khả năng Telmex ảnh hưởng lớn tới các điều kiện
tham gia thị trường, Ban hội thẩm cho rằng, Telmex, trên thực tế, đã được trao quyền
đàm phán cước kết nối cho toàn bộ thị trường liên quan, nên nó có khả năng gây ảnh
hưởng lớn đến thị trường, đặc biệt đối với giá cước kết nối chiều về Mexico. Và việc

Telmex áp đặt mức giá cước kết nối chiều về thống nhất cho các đối thủ cạnh tranh khác
thể hiện hành vi Telmex sử dụng “vị thế đặc biệt trên thị trường” mà doanh nghiệp này
được hưởng từ Quy chế ILD. Do đó, Ban hội thẩm kết luận Telmex là nhà cung cấp dịch
vụ chính theo quy định của Tài liệu tham chiếu.
Đối với vấn đề giá cước kết nối dựa trên chi phí, Ban hội thẩm giải thích đây là giá
cước kết nối được tính toán trên cơ sở chi phí thực tế cung cấp dịch vụ. Vì vậy, Ban hội
thẩm đã không đồng ývới lập luận của Mexico rằng mức giá phải tính tới cả “tình trạng
ngành công nghiệp viễn thông củaquốc gia thành viên WTO; phạm vi phủ sóng và chất
lượng của mạng viễn thông; việc thu hồi vốn đầu tư”, bởi vì những yếu tố mà Mexico nêu
ra không liên quan tới chi phí thực tế.
Do Mexico không có phản ứng về cách thức tính chi phí cung cấp dịch vụ kết nối và
tính giá cưới kết nối chiều về Mexico mà Mỹ trình bày, cũng như không cung cấp cho
Ban hội thẩm cách thức tính của mình theo yêu cầu, Ban hội thẩm, theo quy định của
Điều 11 Quy chế giải quyết tranh chấp của WTO (DSU), đã xem xét vấn đề dựa trên cách
thức tính chi phí của Mỹ. Ban hội thẩm so sánh và thấy mức giá cước kết nối chiều về
Mexico do Telmex đàm phán với đối tác của Mỹ cao hơn: (i) 77% so với giá cước kết nối
nội địa tại Mexico, (ii) 22%-323% giá cước cuộc gọi không hợp pháp theo pháp luật
Mexico (do không trả cước kết nối chiều về) từ nước ngoài vào Mexico, và (iii) 48% tới
667% giá cước kết nối chiều về từ các quốc gia khác đến Mexico.
Không những thế, như đã giới thiệu, Quy chế ILD bắt buộc các cuộc gọi quốc tế chiều
về phải được phân bổ giữa các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ theo tỷ lệ thị phần lưu
lượng cuộc gọiquốc tế chiều đi mà mỗi doanh nghiệp nắm giữ. Trong trường hợp một
doanh nghiệp nhận lưu lượng các cuộc gọi quốc tế chiều về vượt quá chỉ tiêu, nó có nghĩa
vụ bồi thường cho doanh nghiệp không nhận đủ lưu lượng các cuộc gọi chiều về theo chỉ
tiêu. Ban hội thẩm cho rằng, việc bồi thường tài chính như vậy chỉ có thể diễn ra nếu
doanh nghiệp nhận lưu lượng các cuộc gọi quốc tế chiều về vượt quá chỉ tiêu có lợi
nhuận từ việc thu cước kết nối chiều về sau khi trừ đi toàn bộ các chi phí kết nối và
khoản tiền bồi thường cho doanh nghiệp chưa nhận đủ chỉ tiêu. Điều này càng thấy rõ
cước kết nối chiều về Mexico từ Mỹ do Telmex đàm phán không dựa trên chi phí thực tế.
Như vậy, Mexico đã không thực hiện cam kết của mình theo Phần 2.2 (b) của Tài liệu

tham chiếu vì không bảo đảm rằng nhà cung cấp dịch vụ chính của Mexico, tức Telmex,
cung cấp dịch vụ kết nối với các doanh nghiệp của Mỹ với mức giá cước kết nối dựa trên
chi phí.
Về khiếu nại thứ hai:
Liên quan đến khái niệm “hành vi hạn chế cạnh tranh”, Ban hội thẩm nhận định rằng,
các hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm là khác nhau giữa các quốc gia thành viên, nhưng
chúng luôn bao hàm các -ten, tức những thoả thuận hạn chế cạnh tranh giữa các đối thủ
cạnh tranh, như thoả thuận ấn định giá, hay phân chia thị trường. Chính vì vậy, mặc dù
Phần 1.2 của Tài liệu tham chiếu chỉ liệt kê 3 nhóm hành vi hạn chế cạnh tranh, Ban hội
thẩm cho rằng khái niệm “hành vi hạn chế hạn chế cạnh tranh” ở quy định này gồm cả
những thoả thuận ấn định giá và phân chia thị trường của các doanh nghiệp ở cả cấp độ
quốc gia lẫn quốc tế.
Giải thích của Ban hội thẩm về thuật ngữ “hành vi hạn chế cạnh tranh” đã bị chỉ trích,
bị cho là tạo ra những nghĩa vụ mới ngoài ý muốn của các quốc gia thành viên WTO, và
trái với Điều 3.2 DSU (theo đó việc diễn giải của Ban hội thẩm không được bổ sung hoặc
giảm bớt những quyền và nghĩa vụ đã được quy định trong các hiệp định của WTO). Cụ
thể, Marsden khẳng định rằng, không một thành viên ký kết nào của Tài liệu tham chiếu
đồng ý rằng việc cấm các -ten là một cam kết trong khuôn khổ WTO, vì thế, chính Ban
hội thẩm đã đưa thêm việc cấm các -ten vào danh mục cam kết trong Tài liệu tham chiếu
đó. Ông ta cho rằng “khi các nhà đàm phán thương mại không thành công trong việc đạt
được một thoả thuận, Ban hội thẩm sẽ tạo ra những cam kết mới để mở cửa thị trường”.
Tuy nhiên, theo chúng tôi, Ban hội thẩm đã đúng khi họ giải thích dựa trên ngôn từ mở
(phải bao gồm), và dựa vào mục đích ngăn chặn hành vi hạn chế cạnh tranh của Tài liệu
tham chiếu, cũng như dựa vào thực tiễn quốc gia và quốc tế để đi đến kết luận rằng, danh
sách 3 nhóm hành vi liệt kêtrong Phần 1.2 của Tài liệu tham chiếu là không đầy đủ, cần
phải bao hàm cả những thoả thuận về ấn định giá và phia chia thị trường. Vì vậy, việc
diễn giải của Ban hội thẩm trong vụ tranh chấp này là phù hợp với DSU.
Một vấn đề phát sinh là liệu hành vi được thực hiện theo quy định trong pháp luật của
mộtquốc gia thành viên có thể bị coi là một hành vi hạn chế cạnh tranh. Theo pháp luật
cạnh tranh của nhiều quốc gia, hành vi của một doanh nghiệp tuân thủ các yêu cầu pháp

lý đặc thù có thể được miễn trừ, không bị coi là vi phạm pháp luật cạnh tranh quốc gia.
Nhưng Cơ quan phúc thẩm của WTO đã từng thừa nhận rằng, pháp luật WTO không thể
được giải thích một cách tách biệt khỏi hệ thống công pháp quốc tế. Trong khi đó, Điều
27 Công ước Viên về Luật Điều ước quốc tế khẳng định “bên ký kết không thể viện dẫn
các quy định của pháp luật quốc gia mình để biện hộ cho việc không thực hiện điều ước
quốc tế”. Do đó, Ban hội thẩm trong vụ việc này khẳng định một hành vi thực hiện theo
yêu cầu của chính phủ vẫn có thể bị coi là hành vi hạn chế cạnh tranh và bị cấm bởi pháp
luật WTO.
Từ đó, Ban hội thẩm cho rằng, hệ thống giá cước kết nối chiều về thống nhất theo quy
định của Quy chế ILD, do Telmex đàm phán và được áp dụng cho tất cả các doanh
nghiệp cung cấp dịch vụ của Mexico, có ảnh hưởng tương tự như thoả thuận ấn định giá
(các -ten về giá); và việc phân bổ lưu lượng các cuộc gọi chiều về theo tỷ lệ thị phần lưu
lượng các cuộc gọi chiều đi giữa các doanh nghiệp, cùng với thoả thuận đền bù nếu một
doanh nghiệp nhận lưu lượng cuộc gọi chiều về vượt quá chỉ tiêu phân bổ, tương tự như
một thoả thuận phân chia thị trường giữa các doanh nghiệp đó. Hậu quả là hành vi của
Telmex, nhà cung cấp dịch vụ chính, trong hai thoả thuận này, là hành vi hạn chế cạnh
tranh theo quy định của Phần 1 của Tài liệu tham chiếu. Điều đó có nghĩa là, Mexico áp
dụngQuy chế ILD, hợp thức hóa các hành vi hạn chế cạnh tranh của nhà cung cấp dịch vụ
chính. Vì vậy, Ban hội thẩm đã kết luận Mexico đã không áp dụng những biện pháp hợp
lý để ngăn chặn các hành vi hạn chế cạnh tranh, vi phạm quy định tại Phần 1 Tài liệu
tham chiếu.
4. Kinh nghiệm cho Việt Nam
Từ các vụ tranh chấp đã trình bày, kết luận có thể rút ra là, mặc dù cơ chế giải quyết
tranh chấp của WTO không được xây dựng để giải quyết tranh chấp giữa các doanh
nghiệp, nhất là tranh chấp về hành vi hạn chế cạnh tranh như tranh chấp giữa AT &T và
Telmex, cơ chế này vẫn có thể trở thành một sự lựa chọn khả thi cho doanh nghiệp. Tuy
nhiên, nó chỉ có thể được vận dụng có hiệu quả khi một hay một số doanh nghiệp cảm
thấy bị cản trở gia nhập thị trường nước ngoài có thể chứng minh được rằng, hành vi hạn
chế cạnh tranh của doanh nghiệp nước sở tại có liên quan đến các biện pháp (hành động
hay không hành động) của một chính phủ nước đó, và doanh nghiệp cảm thấy bị thiệt hại

có đủ khả năng thuyết phục chính phủ của nước mình khởi kiện chính phủ nước sở tại ra
trước WTO.
Ngoài ra, qua vụ Mexico – Telecoms, có thể thấy khái niệm “hành vi hạn chế cạnh
tranh” được Ban hội thẩm giải thích rất rộng mặc dù tại thời điểm hiện nay, các quy định
pháp lý của WTO về cạnh tranh còn rất hạn chế. Điều này có thể khiến các hành vi kinh
doanh hiện hành của các doanh nghiệp hoạt động trên thị trường viễn thông của các quốc
gia đang phát triển, cụ thể là Việt Nam, có thể rơi vào nội hàm của khái niệm này, và vì
thế có thể bị khiếu nại trên cơ sở quy định của Tài liệu tham chiếu.
Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên WTO. Theo Biểu cam kết cụ thể về
thương mạidịch vụ của Việt Nam, Việt Nam cam kết mở cửa thị trường viễn thông cho
các doanh nghiệp nước ngoài theo lộ trình và tuân thủ quy định tại Tài liệu tham chiếu
đính kèm. Việt Nam cũng đã cam kết tương tự như vậy với Mỹ trong Hiệp định thương
mại Việt – Mỹ (BTA) có hiệu lực từ tháng 12/2001. Nhằm thực hiện những cam kết trong
BTA cũng như chuẩn bị sẵn sàng cho việc gia nhập WTO, Việt Nam đã ban hành nhiều
văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh ngành viễn thông để phù hợp với quy định của
BTA và WTO. Thị trường viễn thông Việt Nam từ chỗ chỉ có một doanh nghiệp độc
quyền (Tổng Công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam – VNPT) đến nay đã có nhiều
doanh nghiệp tham gia.Tuy nhiên, quy định của Bộ Bưu chính – viễn thông (BCVT) về
cước kết nối cuộc gọi quốc tếchiều về Việt Nam trước đây và thậm chí hiện nay, có thể vi
phạm quy định của Tài liệu tham chiếu.
Cụ thể, trước đây, theo Quyết định số 29/2005/QĐ-BBCVT ngày 25/8/2005 của Bộ
BCVT, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ điện thoại quốc tế được chủ động đàm phán,
thoả thuận với cácđối tác nước ngoài mức cước kết nối chiều về Việt Nam, nhưng không
được thấp hơn mức sàn định hướng, tức cước kết nối chiều về tối thiểu, do Bộ quy định
là 0,17 USD/phút. Không những thế, các doanh nghiệp này được Bộ BCVT phân bổ hạn
mức lưu lượng các cuộc gọi quốc tế chiều về Việt Nam. Nếu một doanh nghiệp nhận lưu
lượng các cuộc gọi quốc tế chiều về vượt quá hạn mức, doanh nghiệp đó phải trả cước
kết nối bổ sung đối với phần lưu lượng điện thoại quốc tế chiều về vượt hạn mức đó. Có
thể thấy, Quyết định số 29/2005/QĐ-BBCVT của Việt Nam có bản chất tương tự như
Quy chế ILD của Mexico. Dựa trên quy định mức cước kết nối cuộc gọi quốc tế chiều về

tối thiểu và hệ thống hạn mức lưu lượng cuộc gọi quốc tế chiều về cho từng doanh
nghiệp, VNPT và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ khác đã thiết lập một các -ten về
giá và phân chia thị trường giữa các đối thủ cạnh tranh. Nếu doanh nghiệp cung cấp dịch
vụ, ngoại trừ VNPT, giảm cước kết nối chiều về so vớimức cước mà VNPT đã đàm phán
với đối tác nước ngoài của VNPT, doanh nghiệp đó có thể thu hútđối tác nước ngoài và
nhận được nhiều cuộc gọi quốc tế chiều về hơn. Tuy nhiên, họ thường không mặn mà
trong việc này bởi nỗ lực tăng lưu lượng cuộc gọi chiều về đã bị hạn chế bởi hạn mức
được Bộ BCVT phân bổ. Nếu vượt quá hạn mức phân bổ, doanh nghiệp đó phải trả cước
kết nối bổ sung, mà thực chất là phải trả tiền phạt đối với lưu lượng điện thoại quốc tế
chiều về vượt hạn mức. Trongkhi đó, VNPT không có lý do gì để giảm giá cước kết nối
chiều về bởi doanh nghiệp này không sợ cạnh tranh về giá từ phía các đối thủ cạnh tranh
khác.
Ngày 17/01/2006, Bộ BCVT đã ban hành Quyết định số 04/2006/QĐ-BBCVT thay
thế Quyết định số 29/2005/QĐ-BBCVT. Theo quy định mới, doanh nghiệp cung cấp dịch
vụ điện thoạiquốc tế tự xác định và đăng ký với Bộ BCVT mức sàn giá cước kết nối cuộc
gọi chiều về. Trên cơ sở mức sàn đó, doanh nghiệp được chủ động đàm phán, thỏa thuận
mức giá cước kết nối cuộc gọi quốctế chiều về Việt Nam với các đối tác nước ngoài với
điều kiện mức giá cước thoả thuận không thấp hơn mức sàn đã đăng ký. Ngoài ra, nếu
doanh nghiệp có tổng lưu lượng cuộc gọi quốc tế chiều về Việt Nam theo quí vượt mức
39% tổng lưu lượng của thị trườngcuộc gọi quốc tế chiều về Việt Nam, doanh nghiệp đó
có trách nhiệm đóng góp vào Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam phần cước kết
nối bổ sung là 0,17 USD/phút đối với phần lưu lượng vượt mức.
Rõ ràng, bản Quyết định này, trong bối cảnh độc quyền nhóm về cung ứng dịch vụ
viễn thôngquốc tế tại Việt Nam, không hề làm thay đổi bản chất cạnh tranh trong việc
nhận các cuộc gọi quốc tếchiều về. Nó vẫn tiếp tục bảo đảm rằng, cước kết nối chiều về
mà doanh nghiệp cung cấp của Việt Nam đàm phán và áp dụng với đối tác nước ngoài sẽ
không thấp hơn 0,17 USD/phút. Nó ngầm giúp cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ
của Việt Nam tiếp tục và tham gia duy trì các -ten về giá cước kết nối chiều về, trong đó
VNPT vẫn là doanh nghiệp định giá và các doanh nghiệp khác vẫn chỉ là những người
chấp nhận giá. Chính vì vậy, mức cước kết nối chiều về Việt Nam vẫn tiếp tục được giữ

ở mức rất cao.
Như vậy, so sánh với phán quyết của Ban hội thẩm trong vụ Mexico – Telecoms, có
thể thấy, Việt Nam, ở một mức độ nhất định, chưa duy trì những biện pháp cần thiết để
ngăn cấm việc các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông quốc tế của Việt Nam thực
hiện hay tiếp tục duy trì các hành vi hạn chế hạn chế cạnh tranh. Điều này vi phạm Tài
liệu tham chiếu theo quy định của pháp luậtWTO và Hiệp định thương mại Việt – Mỹ.
Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông trong nước vẫn đang
quan ngại về các hành vi hạn chế cạnh tranh của VNPT trên thị trường viễn thông nội địa.
Đã có nhiều vụ tranh chấp chưa được giải quyết thấu đáo giữa Viettel, EVN Telecom và
VNPT từ năm 2004 đến nay liên quan tới vấn đề kết nối mạng. Viettel và EVN Telecom
thường khiếu nại việc VNPT từ chối kết nối mạng và áp dụng những biện pháp kỹ thuật
để cản trở việc cung ứng dịch vụ của các đối thủ cạnh tranh với VNPT. Nếu những vấn
đề này không được giải quyết thấu đáo và nhanh chóng dưới góc độ pháp luật cạnh tranh,
các quốc gia thành viên của WTO có thể trong một tương lai gần sẽ khởi kiện Việt Nam
vi phạm quy định của Phần 5 Phụ lục về thông tin viễn thông về yêu cầu bảo đảm tiếp
cận và sử dụng dịch vụ hệ thống viễn thông công cộng với những điều kiện và điều
khoản hợp lý, không phân biệt đối xử.
Như vậy, dưới góc độ cạnh tranh và thông qua các vụ tranh chấp liên quan đến cạnh
tranh của WTO, có thể thấy rằng, Quyết định số 04/2006/QĐ-BBCVT, trong chừng mực
nhất định, cùng vớinhững hành vi hạn chế cạnh tranh khác hiện hành trong ngành viễn
thông Việt Nam là không phù hợpvới quy định của Tài liệu tham chiếu và Phụ lục về
thông tin viễn thông của WTO. Nếu những quy định đó không được sửa đổi, Việt Nam sẽ
phải đối mặt với những nguy cơ bị các quốc gia thành viên khác khởi kiện ra WTO.
Ngoài ra, với xu hướng ngày càng có nhiều tranh chấp giữa các quốc gia thành viên có
liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trước WTO, cùng với
yêu cầu loại bỏ các hàng rào tư cản trở thương mại quốc tế, quá trình đàm phán giữa các
quốc gia để xây dựng và hoàn thiện pháp luật cạnh tranh trong khuôn khổ WTO tất yếu
sẽ được nối lại. Do đó, Việt Nam cần chủ động tham gia quá trình này, trên cả phương
diện song phương và đa phương, nhằm ngăn chặn các hành vi hạn chế cạnh tranh xuyên
quốc gia có ảnh hưởng xấu đến thị trường Việt Nam. Đặc biệt, Việt Nam phải thực thi tốt

pháp luật cạnh tranh của mình để thiết lập môi trường cạnh tranh công bằng, phù hợp với
các quy định pháp lý hiện tại của WTO về cạnh tranh.
[1] Theo nghiên cứu của F. Jenny, lợi ích mà các nước đang phát triển thu được thông
qua việc giảm thuế quan và ưu đãi thuế quan trong lĩnh vực nông nghiệp hàng năm
khoảng 13, 4 tỷ USD. Trong khi đó, các các -ten (cartel) quốc tế, thông qua việc liên kết
nâng giá bán sản phẩm tại các nước đang phát triển, đã thu được khoảng 20-25 tỷ USD
lợi nhuận độc quyền. Xem F. Jenny, “Competition, Trade and Development before and
after Cancun, trong T. Hwang & C. Chen (eds.), The Future Development of Competition
Framework, Kluwer Law International, 2004, tr. 19-20.
Source: Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 91, tháng 2/2007
XI. Lợi ích của hệ thống thương mại WTO
Hệ thống GATT/WTO là một chủ thể kiến tạo niềm tin quan trọng. Các cuộc chiến
tranh thương mại những năm 1930 là bằng chứng cho thấy rằng chủ nghĩa bảo hộ có thể
dễ dàng đẩy các nước vào một tình thế trong đó không có kể thắng mà chỉ toàn người
thua.
1. Hệ thống này giúp gìn giữ hoà bình
Hoà bình phần nào là một thành quả của hai nguyên tắc cơ bản nhất của hệ thống
thương mại: giúp thương mại được thuận buồm xuôi gió và đưa đến cho các nước một lối
thoát bình đẳng và mang tính xây dựng để giải quyết những bất đồng về các vấn đề
thương mại. Đó cũng là một kết quả của sự hợp tác và lòng tin quốc tế do hệ thống này
tạo ra và duy trì.
Lịch sử bị vấy bẩn bởi những tranh chấp thương mại dẫn đến chiến tranh. Một trong
những ví dụ sống động nhất là cuộc chiến tranh thương mại những năm 1930, khi các
nước cạnh tranh với nhau nhằm tăng thêm các hàng rào mậu dịch để bảo vệ các nhà sản
xuất trong nước và để trả đũa rào cản của các nước khác. Điều này càng làm cho cuộc đại
suy thoái thêm tồi tệ và cuối cùng góp phần làm bùng nổ Chiến tranh Thế giới thứ 2.
Hai bước phát triển ngay Chiến tranh Thế giới thứ 2 đã giúp tránh được nguy cơ những
căng thẳng thương mại thời kỳ trước chiến tranh xuất hiện trở lại. Thứ nhất, ở châu Âu,
hợp tác quốc tế phát triển trong các ngành công nghiệp than, sắt và thép. Thứ hai, trên
phạm vi toàn cầu, Hiệp định chung về thương mại và thuế quan (GATT) đã hình thành.

Cả 2 bước phát triển trên đều tỏ ra thành công, thành công đến mức hiện nay chúng
được mở rộng rất mạnh – một trở thành Liên minh châu Âu và một trở thành Tổ chức
Thương mại Thế giới.
Hệ thống GATT/WTO là một chủ thể kiến tạo niềm tin quan trọng. Các cuộc chiến
tranh thương mại những năm 1930 là bằng chứng cho thấy rằng chủ nghĩa bảo hộ có thể
dễ dàng đẩy các nước vào một tình thế trong đó không có kể thắng mà chỉ toàn người
thua. Quan điểm bảo hộ thiển cận cho rằng việc bảo vệ một số khu vực nhất định chống
lại hàng nhập khẩu là rất có lợi. Những quan điểm này lại lờ đi chuyện các nước khác sẽ
phản ứng như thế nào. Thực tế dài hạn hơn cho thấy rằng một bước bảo hộ của một quốc
gia có thể dễ dàng dẫn đến hành động trả đũa từ các quốc gia khác, dẫn đến mất mát niềm
tin vào thương mại từ do hơn và làm cho tất cả, bao gồm cả các khu vực được bảo hộ
ngay từ đầu – sa lầy vào rắc rối kinh tế nghiêm trọng.
Niềm tin là chìa khoá giúp tránh được viễn cảnh không có kẻ thắng ấy. Khi các chính
phủ đều tin tưởng rằng các nước khác sẽ không tăng cường các hàng rào mậu dịch thì
chính họ cũng sẽ không có ý định làm như vậy. Hệ thống thương mại WTO đóng vai trò
sống còn trong việc tạo ra và củng cố niềm tin đó. Đặc biệt quan trọng là những cuộc
thương lượng đưa đến những thoả thuận trên cơ sở nhất trí ý kiến và tập trung vào việc
tuân thủ các nguyên tắc.
2. Giải quyết các mâu thuẫn thương mại một cách xây dựng
Do thương mại tăng lên về khối lượng, số lượng sản phẩm được trao đổi, và số lượng
các nước và công ty tham gia thương mại, nên có thêm nhiều cơ hội để những tranh chấp
thương mại nảy sinh. Hệ thống WTO giúp giải quyết các tranh chấp này một cách hoà
bình và mang tính xây dựng.
Nếu để mặc chúng thì những tranh chấp này có thể dẫn đến những xung đột nghiêm
trọng. Một trong những nguyên tắc của WTO là các thành viên có nghĩa vụ phải đưa
những tranh chấp của mình tới WTO và không được đơn phương giải quyết. Khi họ đưa
ra các tranh chấp ra giải quyết tại WTO, thủ tục giải quyết của WTO là tập trung chú ý
của họ vào các nguyên tắc. Một khi nguyên tắc được thiết lập, các nước phải chú trọng nỗ
lực tuân thủ nguyên tắc, và có lẽ sau đó tái thương lượng về các nguyên tắc – chứ không
phải là tuyên chiến với nhau. Gần 200 tranh chấp đã được đưa ra giải quyết ở WTO kể từ

khi tổ chức này thành lập. Nếu thiếu một phương tiện giải quyết các tranh chấp này một
cách xây dựng và đồng bộ, một số tranh chấp đã có thể dẫn đến những cuộc xung đột
chính trị nghiêm trọng hơn.
3. Một hệ thống dựa trên những nguyên tắc chứ không phải là sức mạnh để làm cho cuộc
sống dễ dàng hơn với tất cả mọi người
WTO không thể tuyên bố sẽ làm cho tất cả các nước đều bình đẳng. Nhưng WTO thực
sự làm giảm bớt một số bất bình đẳng, giúp các nước nhỏ hơn có nhiều tiếng nói hơn.
Đồng thời cũng giải thoát cho các nước lớn khỏi sự phức tạp trong việc thoả thuận các
hiệp định thương mại với các đối tác của mình.
Các quyết định và hiệp định của WTO được thực hiện bằng nhất trí ý kiến. Các hiệp
định này áp dụng cho mọi người. Các nước giàu cũng như nước nghèo đều có thể bị chất
vấn nếu họ vi phạm một hiệp ước, và họ có quyền chất vấn các nước khác trong quy trình
giải quyết tranh chấp của WTO. Thiếu một cơ chế đa phương kiểu hệ thống WTO, các
nước mạnh hơn sẽ càng được tự do đơn phương áp đặt ý muốn của mình cho các nước
yếu hơn. Các nước lớn hơn cũng được hưởng những lợi ích tương xứng. Các cường quốc
kinh tế có thể sử dụng diễn đàn duy nhất của WTO để thương lượng với tất cả hay với
hầu hết các đối tác thương mại của họ cùng một lúc.
Trên thực tế, có riêng một hệ thống nguyên tắc áp dụng với tất cả các nước thành viên,
điều đó đã đơn giản hoá rất nhiều toàn bộ cơ chế thương mại.
4. Thương mại tự do hơn giúp giảm chi phí cuộc sống
Hệ thống toàn cầu WTO đã giảm bớt các hàng rào mậu dịch thông qua thương lượng và
áp dụng nguyên tắc không phân biệt đối xử. Kết quả là chi phí sản xuất giảm, giá hàng
hoá thành phẩm và dịch vụ giảm và cuối cùng là chi phí cuộc sống thấp hơn.
Cho đến nay, các hàng rào mậu dịch đã giảm đi rất nhiều so với trước đây. Các hàng
rào này còn tiếp tục được giảm và tất cả chúng ta đều có lợi.
5. Đem đến cho người tiêu dùng nhiều lựa chọn hơn, và phạm vi chất lượng rộng hơn để
lựa chọn
Hiện nay chúng ta có thể có được tất cả các hàng hoá bởi chúng ta có thể nhập khẩu
chúng. Nhập khẩu cho phép chúng ta có nhiều lựa chọn hơn – cả hàng hoá và dịch vụ lẫn
phạm vi chất lượng. Thậm chí chất lượng của hàng sản xuất nội địa có thể nâng lên do

chính sự cạnh tranh từ hàng nhập khẩu. Nhiều lựa chọn hơn không đơn giản là vấn đề
người tiêu dùng mua hàng thành phẩm của nước ngoài. Hàng nhập khẩu còn được sử
dụng làm nguyên liệu, linh kiện và thiết bị cho sản xuất trong nước.
Điều này mở rộng phạm vi của các thành phẩm và dịch vụ do các nhà sản xuất trong
nước làm và nó làm tăng phạm vi những công nghệ mà họ có thể sử dụng. Chẳng hạn,
khi thiết bị điện thoại di động trở nên phổ biến, các dịch vụ phát triển mạnh, thậm chí
ngay tại nước không hề sản xuất thiết bị. Đôi khi, sự thành công của một sản phẩm hay
dịch vụ nhập khẩu tại thị trường trong nước cũng có thể khuyến khích các nhà sản xuất
trong nước cạnh tranh, làm gia tăng lựa chọn nhãn hàng hoá sẵn có cho người tiêu dùng
cũng như tăng phạm vi hàng hoá và dịch vụ sản xuất trong nước. Nếu thương mại cho
hép chung ta nhập khẩu nhiều hơn, nó cũng cho hép những người khác mua nhiều hàng
sản xấut của chúng ta hơn. Nó làm tăng thu nhập của chúng ta, cung cấp cho cũng ta
những phương tiện dể hưởng sự lựa chọn gia tăng đó.
6. Thương mại làm tăng thu nhập
Giảm bớt hàng rào thương mại cho phép thương mại tăng trưởng, điều này làm tăng thu
nhập – cả thu nhập quốc dân và thu nhập cá nhân.
Dự tính của WTO về tác động của các thoả thuận thương mại tại vòng đàm phán
Uruguay 1994 là thu nhập của thế giới có thêm từ 109 tỷ USD đến 510 tỷ USD.
Thương mại cũng làm nảy sinh những thách thức khi các nhà sản xuất trong nước phải
đối mặt với sự cạnh tranh của hàng nhập khẩu. Nhưng thực tế rằng có nguồn thu nhập bổ
sung có nghĩa là sẵn có nhiều nguồn lực để các chính phủ tái phân phối lợi nhuận từ
những người được lợi nhiều nhất, chẳng hạn để giúp các công ty và công nhân thích ứng
bằng cách trở nên năng suất và có khả năng cạnh tranh hơn trong lĩnh vực mà họ đã và
đang làm, hoặc bằng cách chuyển sang các hoạt động mới.
7. Thương mại kích thích tăng trưởng kinh tế và đó có thể là tin tốt lành cho vấn đề việc
làm
Trên thực tế đã có bằng chứng căn cứ trên sự việc cho thấy rằng việc giảm các rào cản
thương mại là điều kiện tốt cho công ăn việc làm. Nhưng bức tranh này rất phức tạp do
nhiều yếu tố. Tuy nhiên, bảo hộ cũng không phải là cách để giải quyết các vấn đề việc
làm.

Có ít nhất hai luận điểm được chỉ ra về vấn đề này. Thứ nhất, sẽ có những nhân tố khác
xuất hiện. Chẳng hạn, tiến bộ công nghệ cũng có tác động mạnh đến việc làm và năng
suất lao động, làm lợi cho một số loại công việc song lại làm tổn thương một số khác.
Thứ hai, trong khi thương mại rõ ràng là làm tăng thu nhập quốc dân (và sự thịnh vượng),
điều này không phải luôn đựơc hiểu là tạo ra công ăn việc làm mới cho những người bị
mất việc do sự cạnh tranh của hàng nhập khẩu.
Có nhiều tình huống cho thấy rằng cơ hội đã được nắm bắt – đó là những trường hợp
thương mại tự do hơn có lợi cho việc làm. Uỷ ban EU tính toán rằng việc thiết lập thị
trường duy nhất của nó có nghĩa là có thêm khoảng từ 300.000 đến 900.000 việc làm nữa
so với lúc không có thị trường duy nhất. Thực tế cũng cho thấy, chế độ bảo hộ đã làm hại
công ăn việc làm như thế nào. Ví dụ điển hình là ngành công nghiệp xe hơi của Mỹ. Các
hàng rào mậu dịch được thiết lập để bảo vệ việc làm ở nước này bằng cách hạn chế nhập
khẩu từ Nhật Bản lại dẫn đến việc làm cho xe hơi ở Mỹ đắt thêm, lượng xe hơi vì thế
được bán ít đi và việc làm giảm.
8. Các nguyên tắc cơ bản làm cho hệ thống có hiệu quả hơn, và giảm bớt chi phí
Thương mại cho phép thực hiện phân công lao động giữa các nước. Nó cho phép sử
dụng một cách phù hợp và hiệu quả các nguồn lực vào sản xuất. Nhưng hệ thống thương
mại WTO còn đem lại nhiều hơn như thế. Nó giúp làm tăn hiệu quả và thậm chí còn giảm
bớt chi phí nhiều hơn bởi những nguyên tắc quan trọng được thiết lập trong hệ thống.
Không phân biệt đối xử chỉ là một trong những nguyên tắc của hệ thống thương mại
WTO. Những nguyên tắc khác gồm có:
* Minh bạch. Thông tin rõ rằng về các chính sách, nguyên tắc và quy định.
* Tin chắc vào các điều kiện thương mại. Những cam kết cắt giảm các hàng rào thương
mại và làm tăng khả năng tiếp cận các thị trường của một số nước cho các nước khác có
sự ràng buộc pháp lý.
* Đơn giản hoá và chuẩn hoá các thủ tục hải quan, xoá bỏ tình trạng quan liêu, tập trung
hoá cơ sở dữ liệu thông tin và các biện pháp khác được thiết lập nhằm đơn giản hoá
thương mại theo phương châm ‘kích thích thương mại’.
Tất cả những nguyên tắc này làm cho thương mại đơn giản hơn, giảm bớt phí tổn cho
các công ty, tăng niềm tin vào tương lai. Đổi lại, điều đó cũng có nghĩa là có nhiều việc

làm hơn, người tiêu dùng có hàng hoá và dịch vụ tốt hơn.
9. Hệ thống này bảo vệ các chính phủ khỏi những quyền lợi hẹp hòi
Hệ thống GATT/WTO phát triển trong nửa cuối của thế kỷ XX giúp cho các chính phủ
có một nhãn quan cân bằng hơn về chính sách thương mại. Các chính phủ vững vàng hơn
trong việc tự bảo vệ mình tránh khỏi những vận động ngoài hành lang của những nhóm
có quyền lợi hẹp hòi bằng việc tập trung vào những cân đối vì lợi ích của tất cả mọi
người trong nền kinh tế.
Một trong những bài học nổi bật của chủ nghĩa bảo hộ nổi bật trong những thập kỷ đầu
thế kỷ XX là có thể gây ra thiệt hại nếu những quyền lợi cục bọ hẹp hòi chiếm ưu thế về
ảnh hưởng chính trị. Kết quả là một chính sách ngày càng hạn chế mà đã dẫn đến một
cuộc chiến tranh thương mại không có ai thắng chỉ toàn kẻ bại. Các chính phủ phải được
vũ trang để chống lại sức ép của những nhóm quyền lợi hẹp hòi, và hệ thống thương mại
WTO có thể giúp được điều này.
Hệ thống GATT/WTO bao trùm một phạm vi rất rộng. Vì vậy, nếu trong một cuộc
thương lượng thương mại GATT/WTO có một nhóm áp lực vận động chính phủ của
mình phải coi nhóm là một trường hợp đặc biệt cần được bảo hộ thì chính phủ có thể
chống lại sức ép bảo hộ bằng cách lập luận rằng chính phủ cần phải có một thoả thuận
trên phạm vi rộng để bảo đảm rằng mọi khu vực trong nền kinh tế đều có lợi.
10. Hệ thống khuyến khích chính phủ hoạt động tốt
Theo các nguyên tắc của WTO, khi đã có cam kết tự do hoá một khu vực thương mại
nào đó, thì khó có thể đảo ngược được. Các nguyên tắc cũng không khuyến khích những
chính sách thiếu thận trọng. Đối với giới kinh doanh, điều này có nghĩa là độ chắc chắn
cao hơn và rõ ràng hơn về các điều kiện thương mại. Đối với các chính phủ, điều này
thường đồng nghĩa với kỷ luật tốt.
Các cam kết bao gồm những cam kết không sa vào những chính sách thiếu thận trọng.
Chủ nghĩa bảo hộ nhìn chung không phải là một giải pháp khôn ngoan bởi những thiệt
hại do nó gây ra trong nước và trên trường quốc tế.
Một hình thức hàng rào thương mại đặc biệt gây thêm thiệt hại vì chúng tạo cơ hội cho
tham nhũng và những mô hình chính phủ xấu xa khác.
Một loại rào cản thương mại mà các nguyên tắc của WTO cố gắng giải quyết là hạn

ngạch. Do hạn ngạch hạn chế cung nên đẩy giá cả tăng lên một cách giả tạo, đồng thời
tạo ra một số lợi nhuận lớn khác thường. Các nhà kinh tế gọi đó là ‘thuế hạn ngạch’. Lợi
nhuận này có thể được dùng để gây ảnh hưởng đối với các chính sách, vì cũng có nhiều
tiền hơn để thực hiện các cuộc vận động ngoài hành lang. Nói cách khác, hạn ngạch là
một biện pháp hạn chế thương mại đặc biệt tồi tê. Thông qua các nguyên tắc của WTO
các chính phủ đã nhất trí rằng họ không khuyến khích sử dụng hạn ngạch.
Tuy nhiên, nhiều loại hạn ngạch khác nhau vẫn được áp dụng ở hầu hết các nước, và
nhiều chính phủ lập luận rằng hạn ngạch rất cần thiết. Song họ bị các hiệp định của WTO
ràng buộc và có nhữn cam kết giảm bớt hay loại bỏ nhiều loại hạn ngạch, đặc biệt là đối
với ngành dệt.
Nhiều lĩnh vực khác của các hiệp định WTO cũng có thể giúp giảm bớt tệ tham nhũng
và chính phủ xấu xa. Sự minh bạch, các tiêu chí rõ ràng hơn về các quy định đối với sự
an toàn và chuẩn mực của sản phẩm, và sự không phân biệt đối xử cũng giúp giảm bớt
tình trạng gian dối và việc ra quyết định mang tính độc đoán.
Thực sự các chính phủ đã dùng WTO như là một sức ép bên ngoài đáng được hoan
nghênh đối với các chính sách của họ.

×