Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

KINH NGHIỆM CHỈ đạo HOẠT ĐỘNG GIÁO dục môi TRƯỜNG XANH SẠCH đẹp góp PHẦN “xây DỰNG TRƯỜNG học THÂN THIỆN, học SINH TÍCH cực”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (227.72 KB, 25 trang )

KINH NGHIỆM CHỈ ĐẠO HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
MÔI TRƯỜNG XANH - SẠCH - ĐẸP
GÓP PHẦN “XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN
THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC”
A - ĐẶT VẤN ĐỀ
1 - Nhận thức :
- Bảo vệ môi trường sống là thông điệp mà nhân loại toàn cầu phải hành
động, vì cuộc sống hôm nay và vì cuộc sống mai sau. Bảo vệ môi trường là
nhiệm vụ sống còn của mỗi quốc gia. Nhiều quốc gia đã ký nghị định thư Ki-ô-
tô về bảo vệ môi trường. Muốn bảo vệ môi trường sống tốt thì phải coi trọng
công tác tuyên truyền giáo dục bảo vệ môi trường cho mọi người và nhất là giáo
viên và học sinh.
- Xây dựng môi trường sư phạm xanh, sạch đẹp là một trong những mục
tiêu cơ bản ở tất cả các nhà trường nhằm góp phần thực hiện chỉ thị số 40 ngày
22 tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ giáo dục - đào tạo về phát động phong
trào thi đua ''Xây dựng Trường học thân thiện học sinh tích cực'' và được coi là
một tiêu chí thi đua đánh giá việc giáo dục môi trường của mỗi nhà trường mang
lại hiệu quả thiết thực trong việc bảo vệ môi trường, góp phần nâng cao chất
lượng cuộc sống cho mọi người.
- Trong các tiêu chí xây dựng trường THCS-THPT đạt chuẩn quốc gia, thì
vấn đề bảo vệ môi trường và xây dựng khuôn viên xanh sạch đẹp là một trong
những vấn đề quan trọng để giáo dục và bảo vệ sức khoẻ cho giáo viên, học
sinh. Nếu môi trường nhà trường không xanh, sạch đẹp, mất vệ sinh thì chắc
chắn nó sẽ phát sinh bệnh tật, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ và ảnh hưởng
đến dạy và học của thày và trò.
- Giáo dục môi trường giúp cho học sinh hình thành một nền tảng đạo lý
trong nhận thức, thái độ và hành động vì môi trường. Đạo lý ấy chính là niềm tin
vào môi trường vào từng cá thể sinh vật tồn tại ngay bên cạnh chúng ta. Sinh vật
sống song hành cùng với đời sống con người và làm nên sự sống của chính con
người. Nếu không bảo vệ môi trường thì môi trường sẽ huỷ diệt cuộc sống của
4


chính con người. Đó cũng là tinh thần triệt để nhất trong quan điểm giáo dục vì
môi trường.
Từ những nhận thức lý luận và thực tiễn trên về giáo dục môi trường nên
tôi đã tổ chức chỉ đạo giáo dục môi trường cộng đồng và môi trường nhà trường
xanh, sạch, đẹp cho các em học sinh. Phương pháp giáo dục môi trường nhà
trường được tiến hành lồng ghép vào việc giảng dạy các môn Địa lý, Sinh học,
Giáo dục công dân, Mĩ thuật, Hoá học sinh hoạt tập thể và hoạt động ngoại
khoá.
2 - Thực trạng :
a - Thực trạng chung : Vấn đề môi trường, sự ô nhiễm môi trường và ý
thức bảo vệ môi trường là vấn đề nóng bỏng của mỗi quốc gia, rộng hơn là của
toàn cầu. Nóng bỏng vì con người với kỹ thuật hiện đại và với tốc độ tăng
trưởng kinh tế chóng mặt đã đua nhau khai thác tài nguyên thiên nhiên khoáng
sản để phát triển kinh tế, gây lên thảm hoạ, làm cho tài nguyên bị cạn kiệt, rừng
cây bị tàn phá, lá phổi trái đất bị thu hẹp, tầng ozone bị thủng , chất thải công
nghiệp độc hại ngày càng nhiều làm ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước,
thực phẩm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ con người.
b - Thực trạng nhà trường: Nhiều trường học phổ thông số học sinh
đông, diện tích khuôn viên hẹp, công tác vệ sinh môi trường không đảm bảo,
cây xanh ít, nước thải, chất thải không hợp vệ sinh nên ảnh hưởng tới sức khoẻ
của thày và trò, dĩ nhiên sẽ ảnh hưởng đến hoạt động dạy và học. Nhận thức của
giáo viên và học sinh về bảo vệ môi trường còn hạn chế, thiếu tự giác, chưa
thường xuyên
B - GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
( NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP TIẾN HÀNH)
I - NỘI DUNG
1. Khái niệm:
Giáo dục môi trường là một quá trình thông qua các hoạt động giáo dục chính
quy và không chính quy nhằm giúp con người có được một sự hiểu biết, kỹ năng
và giá trị ,tạo điều kiện cho họ tham gia vào phát triển một xã hội bền vững về

sinh thái.
2. Mục đích:
5
Mục đích của giáo dục môi trường nhằm vận dụng kiến thức và kỹ năng
vào giữ gìn bảo tồn sử dụng môi trường theo cách thức bền vững cho cả thế hệ
hiện tại lẫn tương lai. Giáo dục môi trường trong nhà trường cho học sinh được
thể hiện theo ba khía cạnh:
Kiến thức
a - Giáo dục môi trường nhằm cung cấp :
Kĩ năng
+ Hình thành ở học sinh những kiến thức, hiểu biết và kỹ năng cơ bản, sẽ
hữu ích khi các em cần tiếp xúc với các vấn đề môi trường.
+ Chú trọng đến thông tin, sự kiện, những hoạt động thực tế nhằm thu
hoạch tri thức và rèn kỹ năng.
+ Cung cấp lý thuyết về các quá trình tự nhiên, xã hội có liên quan đến
môi trường.
Có kỹ năng phán xét
b - Giáo dục môi trường giúp học sinh: Có hành vi, thái độ đúng
Nhận thức giá trị

+ Hình thành khả năng suy nghĩ, nghe, nói, đọc, viết có phán xét. Nhân tố
này hỗ trợ cho quá trình hình thành hành vi tốt, thái độ đúng đối với môi trường.
+ Hình thành thái độ quan tâm đến môi trường, khuyến khích việc sử
dụng hợp lý các giá trị môi trường hôm nay và mai sau.
+ Hình thành khả năng đánh giá, ra quyết định trước những vấn đề môi
trường, khả năng lựa chọn giải pháp có tính bền vững.
Tiềm năng phát triển
c - Giáo dục trong môi trường nhằm giúp học sinh: Tham gia hoạt động
Đúc kết kinh nghiệm
+ Đề cao các cơ hội giúp học sinh gặt hái những kinh nghiệm hoặc được

giáo dục trực tiếp trong môi trường (gần gũi như ở trường học, địa phương hoặc
ở những địa bàn khác xa hơn.
+ Đề cao quyền công dân của học sinh đối với cách quan tâm chung về
môi trường. Quá trình tham gia trực tiếp các hoạt động môi trường sẽ thúc đẩy,
6
củng cố, phát triển các tri thức kỹ năng đã có, thay đổi hành vi, thái độ và đánh
giá.
+ Đối với việc học : kích thích hứng thú và óc sáng tạo.
+ Đối với việc dạy : môi trường là một nguồn tư liệu và công cụ sư phạm
vô tận, có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới các em.
3. Hình thức triển khai kế hoạch giáo dục môi trường ( Có 3 kiểu )
* Kiểu 1 : Tuyên truyền vận động học sinh nâng cao nhận thức giữ gìn và
bảo vệ môi trường cộng đồng nói chung và môi trường nhà trường nói riêng.
* Kiểu 2 : Thông qua giáo dục các bộ môn Địa lý, Sinh học, Hoá học,
Công dân, Mĩ thuật khai thác chặt chẽ các nội dung môi trường được người
viết sách tích hợp trong từng đơn vị kiến thức từng bài, từng bộ môn liên quan.
* Kiểu 3 : Hoạt động độc lập : Như báo cáo chuyên đề, khoa học theo các
module và dùng máy chiếu đa năng chiếu hình minh hoạ hoặc sử dụng băng đĩa
hình
Ví dụ: - Module cây xanh trong nhà trường
- Module chất thải, nước thải trong nhà trường
- Module xanh, sạch, đẹp trường học
II - GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1 - Tuyên truyền vận động học sinh có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi
trường cộng đồng nói chung và môi trường trong nhà trường nói riêng
- Giữ gìn và bảo vệ môi trường là nhiệm vụ sống còn của mỗi quốc gia.
- Năm 1972 tại XtôcKhôm Hội nghị quốc tế về môi trường được tổ chức
từ ngày 05/6 đến 16/6 bàn về vấn đề môi trường và sự cân bằng sinh thái trong
tự nhiên. Hội nghị đã thống nhất quan điểm:
Nhiệm vụ bảo vệ tự nhiên và môi trường là một trong 2 nhiệm vụ hàng

đầu của nhân loại (cùng với nhiệm vụ bảo vệ hoà bình và chống chiến tranh). Vì
vậy ngày 05/6 hàng năm đã trở thành ngày môi trường thế giới. Đặc biệt Hội
nghị còn kiến nghị cần phải quan tâm đến vấn đề giáo dục môi trường trong nhà
trường.
Con người đã tác động tích cực và tiêu cực đến môi trường. Tác động tích
cực là khai thác sử dụng tài nguyên môi trường nhằm đẩy nhanh tốc độ phát
7
kinh tế nhất là công nghiệp hoá hiện đại hoá. Tác động tiêu cực là con người đã
đẩy môi trường đến bờ vực của 2 hiểm hoạ:
+ Cạn kiệt tài nguyên
+ Ô nhiễm
dẫn đến một số động vật bị tiệt chủng mà “Sách đỏ” đã cảnh báo gây hiểm họa
về môi trường, con người bị bệnh tật do thiên tai và chất thải ô nhiễm gây nên.
Trong nhà trường, trên một khu đất không rộng nhưng số lượng giáo viên
và học sinh làm việc, học tập và hoạt động tương đối đông từ 250 người đến 300
người, ở các trường bình quân từ 15m
2
/1 học sinh đến 20m
2
/1 học sinh. Ở thành
phố chỉ từ 6 đến 10m
2
/1 học sinh. Do đó nếu môi trường nhà trường không được
giữ gìn bảo vệ thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ và hoạt động dạy, học, vui
chơi của giáo viên, học sinh.
Bởi những lẽ đó mà mỗi chúng ta phải thường xuyên có ý thức bảo vệ giữ
gìn môi trường trong sạch có nhiều cây xanh bóng mát, chất thải được thu gom,
xử lý, cống rãnh được khai thông
2 - Giáo dục môi trường thông qua lồng ghép giảng dạy các bộ môn
Địa lý, Sinh học, Công dân, Toán, Hoá, Tiếng Anh, Mĩ thuật

Bảng liệt kê các địa chỉ cho việc Giáo dục môi trường trong chương trình
giảng dạy ở THCS :
TT
Vấn đề môi
trường
Các nội dung cụ thể về
GDMT
Môn học có cơ hội
Dạng I Dạng II
1
Dân số, tài
nguyên, môi
trường
Dân số tăng nhanh làm tài
nguyên cạn kiệt, môi trường
bị suy thoái và ô nhiễm, cân
bằng sinh thái bị phá vỡ.
Địa (6, 7, 9)
Văn (9)
Sử (8, 9),
Mĩ thuật (8)
Hậu quả xã hội của việc tăng
dân số.
Địa (9)
Địa (6, 7),
GDCD(8)
Sinh (9)
Vai trò tự nhiên đối với con
người.
Địa (7, 8),

Sử (9),
Kĩ thuật (7, 8)
Địa(9),Hoá (9)
Mĩ thuật (6),
Sử (6,8,9)
2 Những vấn Nạn phá rừng, săn bắt động Địa (7 , 8) Văn (6),
8
đề chung về
môi trường
toàn cầu
vật quý hiếm Sử (6, 7, 8)
Đa dạng loài, đa dạng hệ
sinh thái
Sinh (7,8),
Địa (6, 8),
Công nghệ (7)
C.nghệ (8)
Khái niệm “Hiệu ứng nhà
kính”
Địa (6),
Vật lý (8)
Hoá (9),
Văn (6)
Khái niệm tầng Ozone Địa(6),Hoá (8)
3
Các nguồn
năng lượng
Năng lượng tái tạo và không
tái tạo
Văn (6),

Địa (6, 7, 8),
Sinh (6, 7),
Lý (8, 9),
Đại số (7, 8)
Sử dụng và tiêu thụ năng
lượng
Địa (9),
C.nghệ (9)
Vật lý (8, 9),
Đại số (7, 8).
4
Rủi ro, sức
khoẻ, các
nguồn tài
nguyên và ô
nhiễm
Các loại thiên tai và hậu quả Đại số (6, 7, 8) Văn (6, 8, 9)
Các chất độc hại trong cuộc
sống và sản xuất
Hoá (9),
C.nghệ (7)
Văn (6),
C.nghệ (9)
Một số loại tài nguyên phục
hồi và không phục hồi. Tài
nguyên lịch sử – văn hoá
Địa (6, 7, 8),
C.nghệ (7)
Sinh(7,8), Sử
(7),Mĩ thuật

(6, 7, 8), Âm
nhạc ( 6, 7, 8)
Ô nhiễm môi trường và sức
khoẻ con người
Địa(6),Sinh (9)
Tiếng Anh (9)
Văn (9), Hoá
(8,9).
5
Không khí
và ô nhiễm
không khí
Không khí đối với sinh vật
Địa(6),Hoá (8)
Sinh (6)
Ô nhiễm không khí: Các
nguồn gây ô nhiễm và tác
hại đối với con người, sinh
vật, vật liệu.
Địa (6), Hóa
(8)
Sinh (8), Hoá
(9), Vật lý (7),
C.nghệ (8),
Tiếng Anh (8)
6
Các nguồn
nước
Các loại và nguồn nước,
vòng tuần hoàn và tầm quan

trọng của nước
Địa (6),Hoá 8 Văn (6),Sinh 6
Việc cấp nước sạch, sử dụng
nguồn nước. Các sự cố đối
Văn (8, 9),
GDCD (8),
Sử (9)
9
với nguồn nước. Bảo vệ
nguồn nước.
Hoá (8)
7
Ô nhiễm
nước
Nguồn nước và các dạng ô
nhiễm nước ngọt ở sông,
suối, hồ, đầm. Địa (6)
Địa (7, 8),
C.nghệ (8),
Tiếng Anh (9),
Đại số (8),
Hình học (7,9)
8
Đất đai và
khoáng sản
Các dạng thoái hoá đất; Xói
mòn, rửa trôi, xâm thực, bạc
màu, giảm độ phì
Địa (6)
Địa (7, 8),

C.nghệ (7),
Đại số (7, 8)
Quan hệ giữa thoái hoá đất
với tăng dân số và nghèo đói
Địa (9)
Văn (6, 7),
Đại số (7, 8),
Mĩ thuật (8),
Sinh (6, 7)
Các loại khoáng sản: đặc
điểm, quy luật phân bố,
những tác động đến môi
trường trong khi khai thác
Địa (6, 7, 8)
Địa (9),
Hoá (9)
9
Chất thải
độc hại và
chất thải rắn
Tái sử dụng, tái chế phế thải,
tái chế các sản phẩm nhôm,
giấy, plastic.
Hoá (9)
Sinh (7),
Sử (9),
Đại số (7, 8).
Một số chất thải độc hại Hoá (9)
Văn(7),Sử (9),
KT (7)

Nguồn chất thải
Hoá (9), Địa
(9), C.nghệ (9)
Văn (7), Sử
(9),Văn (6, 9),
C.nghệ (7)
10
Nguồn thực
phẩm
Các nguồn thực phẩm.
Sinh (6,7,8, 9),
Kỹ thuật (6, 8)
Đại số (8)
Bảo vệ sự đa dạng của các
nguồn thực phẩm: Phân hoá
học, thuốc trừ sâu và quản lý
vật nuôi
C.nghệ (7, 8),
Hoá (9)
Sinh (6),
Văn (7)
11 Duy trì bền Các hệ sinh thái, các vùng tự Địa(7,8), Văn (6, 9)
10
vững hệ sinh
thái
nhiên – Rừng Quốc Gia C.nghệ(7),
Sinh (6,7, 8, 9)
12 Duy trì bền
vững các
loài động

vật hoang dã
Các loài thú hoang dã: nguồn
gốc và sự phân bố
Sinh (8)
Văn (6, 8),
C.nghệ (7),
Địa (6, 7)
13
Môi trường
và xã hội
Quan điểm, đạo lý
môi trường toàn cầu
Sinh (8)
Văn (6,7,8, 9),
Sử (9),
C.nghệ (7),
Âm nhạc(7, 8)
Kinh tế và môi trường
Địa (8),
C.nghệ (7)
Địa (6, 7, 9),
Văn (7)
Chính trị và môi trường Văn (8)
Nếu một giáo viên Địa lý, Sinh học, Giáo dục công dân chỉ dạy những
kiến thức đơn thuần mà chưa chú ý đến việc lồng ghép giáo dục môi trường cho
học sinh thông qua từng tiết dạy thì họ bỏ qua một cơ hội giáo dục môi trường
bền vững cho học sinh một cách lãng phí. Nhưng ngoài việc truyền tải các kiến
thức, giáo viên kết hợp lồng ghép giáo dục môi trường qua từng bài học cho học
sinh hoặc từng mảng kiến thức thì sẽ thu được một hiệu quả to lớn trong việc
giáo dục môi trường cho học sinh.

Người giáo viên phải nắm được trong chương trình mình dạy có những
bài nào, chương nào có thể lồng ghép được kiến thức giáo dục môi trường qua
bảng thống kê trên.
Để lồng ghép được giáo dục môi trường qua các bài học trong từng nội
dung thì người giáo viên sử dụng các phương pháp sau:
a - Thuyết trình. b - Đàm thoại gợi mở.
c - Phương pháp nghiên cứu. d - Phương pháp giải quyết vấn đề.
đ - Phương pháp thảo luận hợp tác nhóm nhỏ.
e - Phương pháp tranh luận thông qua các bài, các kiến thức tham khảo
khác như:
11
- Hậu quả của ô nhiễm phóng xạ đến sức khoẻ và sự sống của con người
và môi trường đất, nước, không khí.
- Ô nhiễm xung quanh các khu công nghiệp, chợ.
- Bảo vệ tài nguyên môi trường trong hoạt động du lịch.
- Ô nhiễm hệ sinh thái ao, hồ, sông, biển.
- Vì sao phải trồng cây gây rừng bảo vệ rừng Việt Nam?
- Vì sao nhà trường phải trồng nhiều cây xanh? Công trình vệ sinh phải
hợp vệ sinh?
Thông qua đó học sinh biết được các kiến thức đơn giản về nguyên nhân
tác hại, cách khắc phục những yếu tố gây ô nhiễm môi trường.
Ví dụ : Thông qua tài liệu “Nguyên nhân nào dẫn đến thủng tầng
Ozone”? Học sinh nắm được:
+ Thời điểm: Tháng 10/1985 các nhà khoa học Anh đã phát hiện thấy tầng
ôzone trên bầu trời Nam cực xuất hiện một lỗ thủng lớn bằng diện tích nước Mỹ.
Năm 1987 các nhà khoa học Đức lại phát hiện tầng ôzone ở Bắc cực có
hiện tượng nóng dần đe dọa nguy cơ thủng tầng ozone ở đây.
+ Nguyên nhân: Các nhà khoa học cho rằng con người đã sử dụng các hoá
chất dạng Feron lỏng gọi là ga (tủ lạnh, bếp ga, bình cứu hoả )
+ Tác hại : gây hại cho sức khoẻ con người, sinh bệnh ung thư ,nhiệt độ

trái đất tăng lên làm tan băng ở bắc cực dẫn đến nước biển dâng cao làm ngập
lụt nhiều vùng thấp ở ven biển trên Thế giới, ảnh hưởng đến đời sống dân sinh.
+ Khắc phục : Hiện nay các nhà khoa học mới nghĩ tới khả năng ngừng
sản xuất các thiết bị sử dụng hoá chất Feron, vá lỗ thủng tầng ozone. Dùng
gương phản lại những tia cực tím chiếu xuống trái đất.
* Sách Ngữ văn 8 tập 1 (Tr. 105) có văn bản : Thông tin về Ngày Trái Đất
năm 2000.
Giáo viên cần giúp học sinh hiểu được ngày 22/4 hàng năm là ngày Trái
Đất do một tổ chức bảo vệ môi trường Mỹ khởi xướng năm 1970. Đến nay đã có
141 nước trên thế giới tham gia tổ chức này.
Ngày Trái Đất hàng năm được tổ chức liên quan đến những chủ đề nóng
bỏng nhất của từng nước và khu vực.
12
Năm 2000 là năm đầu tiên Việt Nam tham gia ngày Trái Đất với chủ đề
“Một ngày không sử dụng bao bì ni lông”. Vì nó gây nguy hại cho môi trường
do đặc tính không phân huỷ của pla-xtíc (là chất dẻo). Nó tồn tại trong đất hàng
trăm năm làm cản trở sinh trưởng của thực vật. Bao bì ni lông đựng thực phẩm
làm ô nhiễm thực phẩm do chứa các kim loại nặng như chì, ca-di-mi gây hại cho
não và gây ung thư phổi. Nguy hiểm nhất khi bao bì ni lông bị đốt, các khí độc
thải ra đặc biệt là chất đi-ô-xin (chất rắn không màu rất độc) có thể gây ngộ độc,
ngạt thở, khó ngủ, nôn ra máu, ảnh hưởng đến tuyến nội tiết, giảm khả năng
miễn dịch, gây ung thư và dị tật bẩm sinh cho trẻ sơ sinh.
Qua đó giáo dục các em thói quen không sử dụng hoặc hạn chế sử dụng
bao bì ni lông Nói không với bao bì ni lông!
* Môn Địa lý : Giáo dục học sinh nhận thức về điều kiện tự nhiên, đất đai,
sông biển, rừng, tài nguyên, khí hậu, khí quyển Từ đó có ý thức bảo vệ rừng,
nguồn nước, đất đai, bảo vệ tầng ozone. Nếu phá rừng thì mưa lũ làm xói lở đất,
gây lũ lụt. Nếu tầng 0zone bị thủng do hiệu ứng nhà kính thì tia cực tím chiếu
xuống trái đất làm ảnh hưởng đến sức khoẻ con người gây ung thư da
* Môn sinh học : Giáo dục học sinh nhận thức về vai trò các loại động

thực vật, lợi ích và tác hại của chúng đối với môi trường và con người. Từ đó
giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ cảnh quan tự
nhiên vốn có, bảo vệ môi trường thực vật xanh.
* Trong nhà trường, BGH chỉ đạo xây dựng quy hoạch tổng thể khuôn
viên nhà trường theo từng khu khoa học hợp lý thẩm mỹ, sư phạm. Khu phòng
học, phòng chức năng, khu hiệu bộ, khu nhà để xe, khu vệ sinh giáo viên, học
sinh, khu công trình nước sạch, sân chơi (sân gạch), bãi tập (thảm cỏ), cổng
trường, tường bao, vườn đan xen là những cây hoa, cây cảnh, cây bóng mát, cây
trồng ăn quả cây to quét vôi gốc cây.
Hàng tuần nhà trường bố trí luân phiên học sinh lao động vệ sinh trực ban
buổi sáng 1tổ/1 lớp, buổi chiều 1tổ/1 lớp quét dọn thu gom rác thải, khai thông
cống rãnh. Cho nên khuôn viên nhà trường lúc nào cũng sạch đẹp.
3 - Hoạt động độc lập như : Báo cáo chuyên đề theo các module (từ 1
đến 2 tháng báo cáo 1 module) và hoạt động ngoại khoá (một năm học tổ chức
hoạt động ngoại khoá từ 1 đến 2 lần).
3.1 Module cây xanh trong trường
13
a - Mục đích
- Học sinh khái quát được vai trò của cây trong đời sống con người, môi
trường, trong nhà trường.
- Giáo dục tình yêu thiên nhiên, thái độ bảo vệ cây xanh.
- Xây dựng kế hoạch hành động làm xanh môi trường sống và làm việc
của mình.
b - Phương pháp
- Thảo luận, thu thập thông tin
- Khảo sát thực tiễn.
- Phân tích thông tin, phát hiện vấn đề.
- Xây dựng kế hoạch hành động làm xanh môi trường.
c- Bối cảnh
* Cây xanh là phần quan trọng của môi trường, gắn bó mật thiết với đời

sống con người:
- Cây hút khi cacbonnic và nhả khí ôxy.
- Cây điều hoà nhiệt độ (nóng) và mưa, làm cho khí hậu trở nên ôn hoà.
- Cây giữ đất, ngăn chặn xói mòn, lở đất, ngập lụt.
- Cây duy trì khả năng cung cấp nước của các vùng đọng nước hay dự trữ
nước.
- Cây tiêu diệt vi khuẩn.
- Cây xanh còn là nơi cư trú, là ngôi nhà của động vật (chim chóc, thú
rừng). Cây bảo trì sự đa dạng sinh học.
- Cây có tác dụng làm đẹp cảnh quan môi trường.
- Cây còn đem lại nhiều lợi ích, đặc biệt là sản phẩm công nghiệp, đem lại
nguồn kinh tế đáng kể (quả, gỗ, lá, hoa, thuốc).
* Trong nhà trường, cây xanh đóng vai trò quan trọng:
- Giữ nước, ngăn bụi, làm mát khí hậu, làm không khí thêm trong lành.
- Vườn, cây trong trường là nơi thu hút chim chóc.
- Cây có hoa thơm, hoa đẹp, cây ăn quả làm đẹp cảnh quan môi trường sư
phạm, là nơi dạo chơi, thư giãn, giải trí lành mạnh cho học sinh, giáo viên, là nơi
học tập, thực hành.
14
* Các loại cây cần và có thể đưa vào nhà trường:
- Thảm cỏ Nhà trường phân công giao nhiệm vụ
- Cây có hoa đẹp, hoa thơm từng khối lớp trồng,chăm sóc bảo vệ
- Cây bóng mát từng hàng cây, bồn hoa,có biển
- Cây ăn quả từng lớp.
- Cây hàng rào
- Cây cảnh.
* Học sinh chuẩn bị thực hành module:
Giấy, bút, băng dính, bảng, màu vẽ, 5 tờ giấy to, bút dạ màu.
Hoạt động 1: * Chia thành 5 nhóm
- Nêu vấn đề: Vai trò của cây xanh trong cuộc sống và môi trường sống?

- Các nhóm thảo luận, thu thập thông tin
- Khái quát thông tin trên giấy
- Trình bày theo đại diện từng nhóm.
* Thời gian : 30 phút
Hoạt động 2: * Khảo sát thực tiễn
Cử 4 nhóm “chuyên gia” học sinh đi nghiên cứu 4 khu vực trong trường
1 – Khu hiệu bộ.
2 – Con đường và khu nhà hai tầng, ba tầng phòng học
3 – Sân thể dục thể thao phòng họp, vườn trường
4 – Khu phòng học bộ môn
* Nhiệm vụ:
- Các nhóm nhận khu vực.
- Đi khảo sát, làm báo cáo về hiện trạng cây trong khu vực, nêu kiến nghị
và xây dựng kế hoạch trồng cây làm xanh khu vực.
* Gợi ý cách làm:
- Vẽ sơ đồ - Vẽ tranh
- Sáng tác bài hát ngắn. - Sáng tác bài thơ hoặc truyện kể
- Phỏng vấn truyền thanh - Đóng kịch, đóng vai
* Thời gian : 60 phút.
15
Hoạt động 3: * Trình bày sản phẩm và đánh giá
- Lập ban giám khảo
- Đại diện hoặc toàn nhóm trình bày sản phẩm
- Giám khảo đánh giá, cho điểm công khai
- Trao phần thưởng cho các nhóm đánh giá
* Thời gian : 30 phút
d - Mở rộng
- Liên hệ tác dụng, vai trò của cây với môi trường sống ở địa phương
- Lập kế hoạch trồng cây làm xanh nơi sống của gia đình (Tháng 2 đầu
năm)

- Tổ chức ngày hội trồng cây trong trường vào trung tuần tháng giêng
hưởng ứng tết trồng cây do Bác Hồ phát động .
- Lập kế hoạch phân công trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn, chăm sóc cây xanh
trong trường thường xuyên.
3.2 - Module chất thải, nước thải trong trường
a- Mục đích
- Học sinh khái quát được tầm quan trọng của việc giải quyết vấn đề nước
thải, môi trường trong nhà trường.
- Giáo dục tình yêu thiên nhiên, cần có kế hoạch để giải quyết vấn đề
nước thải, chất thải.
- Xây dựng kế hoạch hành động để giải quyết tốt vấn đề nước thải, để có
môi trường làm việc tốt.
b - Phương pháp
- Thảo luận, thu thập thông tin
- Khảo sát thực tiễn.
- Phân tích thông tin, phát hiện vấn đề.
- Xây dựng kế hoạch hành động làm tốt vấn đề giải quyết nước thải, chất
thải.
c- Bối cảnh
Giải quyết vấn đề nước thải, chất thải cũng là việc quan trọng trong việc
bảo vệ môi trường, gắn bó mật thiết với đời sống con người.
16
* Khi đã làm tốt vấn đề nước sạch, đồng thời phải làm tốt việc giải quyết
nước thải.
* Trong nhà trường, vấn đề giải quyết nước thải, chất thải có tầm quan
trọng nhất định của nó.
- Giải quyết tốt nước thải sẽ có môi trường tốt, nước cống không bị ứ
đọng mỗi khi mưa to làm ô nhiễm môi trường, giấy rác được thu gom sẽ làm
sạch môi trường
- Giải quyết tốt vấn đề nước thải, chất thải sẽ làm cho trường sạch, làm

đẹp cảnh quan môi trường sư phạm, là nơi dạo chơi, thư giãn, giải trí lành mạnh
cho học sinh, giáo viên.
* Việc giải quyết nước thải, chất thải có thể làm được trong trường:
- Khơi thông các cống rãnh, tổng vệ sinh vào thứ 2 đầu tuần(1/2 tiết chào
cờ)
- Làm thêm các đường cống cần thiết.
- Thường xuyên nhắc nhở giáo viên, học sinh giữ vệ sinh những nơi công
cộng.
- Không đổ, vứt rác thải bừa bãi, nhà trường bố trí các thùng chứa rác ở
các khu công trình để học sinh đổ rác nhặt rác bỏ vào đó.
Chuẩn bị:
- Giấy, bút, băng dính, bảng, màu vẽ.
Hoạt động 1: * Chia thành 2 nhóm
- Nêu vấn đề và vai trò quan trọng việc giải quyết nước thải, chất thải.
- Các nhóm thảo luận, thu thập thông tin.
- Khái quát thông tin trên giấy.
- Trình bày theo đại diện từng nhóm
Thời gian : 30 phút.
Hoạt động 2: * Khảo sát thực tiễn
- Cử 2 nhóm ''chuyên gia'' học sinh đi nghiên cứu 2 khu vực trong trường.
+ Khu hiệu bộ và khu nhà 2 tầng phòng học.
+ Sân vận động
* Nhiệm vụ:
17
- Các nhóm nhận khu vực
- Đi khảo sát làm báo cáo về hiện trạng nước thải trong khu vực, nêu kiến
nghị và xây dựng kế hoạch xử lý nước thải và làm sạch đẹp môi trường.
* Gợi ý cách làm:
- Vẽ sơ đồ - Sáng tác bài hát ngắn
- Vẽ tranh - Sáng tác bài thơ

- Truyện kể (đóng kịch) - Phỏng vấn truyền thanh
- Đóng kịch, đóng vai
* Thời gian : 60 phút
Hoạt động 3: * Trình bày sản phẩm và đánh giá
- Lập ban giám khảo.
- Đại diện hoặc toàn nhóm trình bày sản phẩm
- Giám khảo đánh giá, cho điểm công khai.
- Trao phần thưởng cho các nhóm đạt giải.
Thời gian : 30 phút
d - Mở rộng
- Liên hệ việc giải quyết vấn đề nước thải, chất thải ở địa phương
- Lập kế hoạch giải quyết vấn đề nước thải, chất thải làm sạch môi trường.
- Tổ chức ngày hội giải quyết vấn đề nước thải, chất thải trong trường.
3.3 - Module Xanh - sạch - đẹp trong trường học
a - Mục đích
Học sinh nhận thức được rằng trường học là nơi tập trung các em học sinh
trong độ tuổi đi học và môi trường rất cần xanh – sạch - đẹp. Nhưng thực tế môi
trường học rất dễ bị ô nhiễm nếu không biết giữ gìn bảo vệ môi trường.
b - Phương pháp
Hoạt động dã ngoại.
c- Bối cảnh
Ô nhiễm môi trường là một vấn đề toàn cầu. Mức độ ô nhiễm ngày càng
nghiêm trọng có thể dẫn tới làm mất cân bằng sinh thái, ảnh hưởng nguy hại đến
đời sống, sức khoẻ của con người.
18
Trường học là nơi tập trung rất đông học sinh ở độ tuổi đi học thuộc các
cấp học, nếu mỗi học sinh không có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường sẽ bị ô
nhiễm, ảnh hưởng ngay chính sức khoẻ, học tập, hoạt động vui chơi giải trí
của các em học sinh.
Thực tế môi trường trường học có thể bị ô nhiễm do:

- Rác thải của học sinh từng lớp, rác thải của các gia đình dân cư sống
xung quanh trường.
- Bụi phấn khi giáo viên viết bảng, bụi của các đường giao thông, xe chạy
xung quanh trường
- Chất thải từ các nhà vệ sinh không được quét dọn.
- Thiếu nước.
- Không đủ cây xanh
Mục đích chính của hoạt động này là để học sinh thấy rõ môi trường
trường học rất cần xanh – sạch - đẹp. Nếu không biết giữ gìn, bảo vệ sẽ gây rất
nhiều tai hại.
Lớp :
Môn học :
Kỹ năng :
Qui mô :
Khung cảnh :
Từ vựng chính :
Phụ lục :
Hoạt động này sử dụng được ở các lớp 6, 7, 8, 9
Toán, Hoá, Sinh, Mĩ thuật
Nghiên cứu, quan sát, tìm hiểu thực tế
Sáng tác thơ, văn, hò, vè
Vẽ
Đóng vai
Đề xuất giải pháp
Thời gian : 2 giờ
Nhóm ( 3 nhóm, mỗi nhóm 7 – 8 em)
Trong trường học và xung quanh trường học.
Môi trường xanh – sạch - đẹp
Thực tế ở trường THCS
d. Chuẩn bị:

Bản đồ khu vực trường, bao tay, bọc ni lông, giấy khổ lớn, bút dạ.
đ - Hoạt động
19
- Chia nhóm theo số thứ tự
- Thi đua giữa các nhóm
- Thành lập nhóm giám khảo
- Bắt thăm chọn khu vực
+ Khu trước cổng trường, xung quanh trường.
+ Khu sân trường, xung quanh sân trường
+ Khu lớp học
+ Khu nhà vệ sinh
- Giao nhiệm vụ cho các nhóm:
+ Mỗi nhóm tìm trên bản đồ khu vực của nhóm và đến đúng khu vực đó.
+ Nghiên cứu, quan sát hiện tượng tìm ra những mặt tốt, xấu của môi
trường, tìm hiểu các nguồn gây ô nhiễm môi trường. Xem môi trường mình
nghiên cứu đã xanh – sạch - đẹp chưa?
+ Thu thập mẫu vật: mỗi nhóm tìm được ít nhất 5 sản phẩm từ môi trường
mình quan sát.
+ Thảo luận nhóm tại hiện trường, tìm cảm hứng thực tế để diễn đạt
những ghi nhận của nhóm mình về môi trường, có thể bằng hình vẽ, kết hợp với
thơ ca, hò, vè
+ Đề xuất biện pháp làm thế nào tạo, giữ gìn, bảo vệ môi trường trường
học xanh – sạch - đẹp?
- Thời gian đi thực địa : 30 phút, tại khu vực của nhóm, sẽ có sự kiểm tra.
- Sau khi đi thực tế, về nghỉ giải lao 15 phút.
- Trình bày theo từng nhóm. Bắt thăm cho các nhóm trình bày trước, sau.
- Mỗi nhóm chỉ được trình bày 10 – 15 phút.
- Giám khảo tính điểm cả số người tham gia biểu diễn (cả nhóm cùng
tham gia).
- Khi trình bày phải mang cả sản phẩm, tranh vẽ của từng đội

- Các nhóm có thể trình bày theo các hình thức sau:
+ Đóng vai + Tiểu phẩm
+ Phỏng vấn + Bài giảng
20
- Khi các nhóm trình bày, giám khảo của nhóm đó có thể cùng tham gia
với nhóm của mình.
- Chấm điểm theo thang điểm 10 : Về nội dung, hình thức, cách thể hiện,
sản phẩm
- Tổng hợp điểm các nhóm, do thư ký làm.
- Công bố kết quả.
- Phát phần thưởng.
e - Mở rộng
- Hãy thành lập một phương án làm xanh – sạch - đẹp thôn xóm, đường
làng em ở.
f - Đánh giá
- Tại sao thiếu cây xanh, phá rừng cũng là một nguyên nhân làm ô nhiễm
môi trường?
- Làm một phép tính nếu mỗi học sinh mỗi năm trồng một cây xanh sống
thì sau hai năm môi trường học sẽ thay đổi như thế nào?
3.4 - Hoạt động ngoại khoá
a - Đưa hoạt động giáo dục môi trường vào các hoạt động của thiếu niên:
- Tổ chức cuộc thi viết, vẽ về môi trường cho học sinh.
- Đưa việc giáo dục môi trường, bảo vệ môi trường, bảo vệ cây xanh, cây
cảnh, bồn hoa, cây ăn quả vào tiêu chí thi đua của từng lớp, từng cá nhân.
b - Trò chơi phân vai, diễn xuất của học sinh : kịch bản : “Hãy cứu lấy
chúng tôi” có hình ảnh minh họa thông qua máy chiếu đa năng về rừng, động
thực vật, con người đang phục hồi và bảo vệ.
b.1 Phân vai:
- Nhóm 1 ; Nhóm cây, với các cây khác nhau trong rừng.
- Nhóm 2 : Động vật trong rừng với các chim thú, động vật khác trong

rừng.
- Nhóm 3 : Con người với các vai:
+ Người kiểm lâm + Nhà sinh thái học
+ Người thợ săn + Người tiều phu
+ Nhà công nghiệp + Người trồng rừng
21
+ Nhà sư
b.2 Diễn xuất
* Nhóm cây trong rừng
- Cây cổ thụ : Chúng tôi đã chung sống với con người từ hàng ngàn năm
nay. Cũng từ những cánh rừng rậm ở Châu Phi, nơi tổ tiên của chúng tôi đã sống
ở đó, con người cũng đã hình thành từ đây. Chúng tôi đã làm bao nhiêu điều để
giúp con người. Nào các cháu chắt hãy kể ra chúng đã làm gì?
- Cây số 1 : Chúng tôi tạo không khí trong lành cho con người, tạo nơi du
lịch, giải trí cho con người.
- Cây số 2 : Bao nhiêu vật liệu xây dựng, đồ dùng gia đình từ máu, thịt
của chúng tôi mà ra.
- Cây số 3 : Lá, hoa, quả, thân của chúng tôi đã giúp bao người thoát khỏi
bệnh tật.
- Cây số 4 : Nhiều công ăn việc làm của con người được tạo ra là nhờ
chúng tôi. Chúng tôi mang tới nhiều nơi trên thế giới dưới dạng đồ mỹ nghệ.
- Cây số 5 : Với tán lá dày, của chúng tôi, với bộ rễ đồ sộ, chúng tôi đã
hứng nước mưa, ngăn chặn xói mòn đất, giữ nước cho đất nên đã hạn chế lũ lụt,
hạn hán cho con người.
- Cây số 6 : Chưa hết! Chúng tôi đã từng che bộ đội, vây quân thù, ngăn
cản những luồng gió lạnh từ phương Bắc tràn về.
Tất cả các cây đồng thanh : Nhưng con người đã cố tình quên những điều
ấy, lại huỷ diệt tổ tiên ông bà, con cháu chúng tôi. Mỗi năm khoảng 11 triệu ha
rừng nhiệt đới của châu Mỹ La Tinh, Châu Á và Đông Nam Á bị huỷ diệt. Lẽ
nào con người lại như vậy (tất cả cùng khóc). Hỡi con người! Chúng tôi muốn

mãi mãi là bạn của con người.
* Nhóm động vật trong rừng:
- Chim : Rừng là nhà của chúng tôi. Mất rừng, chúng tôi đâu còn nơi cư
trú ngụ, nơi kiếm ăn. Nòi giống của chùng tôi bị tuyệt chủng.
- Thú (đại diện) : Cuộc sống của chúng tôi còn tệ hại hơn, chim còn có
cánh bay đi còn chúng tôi tránh sao được lùng sục, vây bắt của con người. Bao
thế hệ của chúng tôi đã bị mất đi dưới nanh vuốt của con người.
22
- Voi: Người ta săn bắt chúng tôi để lấy ngà, thân hình chúng tôi đồ sộ
khó lòng thoát khỏi con người.
- Tê giác : Con người săn đuổi chúng tôi để lấy sừng, thịt. Ở Việt Nam
chúng tôi chỉ còn rất ít đếm trên đầu ngón tay và phải phiêu bạt đến biên giới
Campuchia – Lào – Việt Nam.
- Hổ : Con người săn bắt chúng tôi để lấy da, nấu cao nên họ hàng chúng
tôi phải trốn chạy nơi rừng sâu, núi hẻm.
- Hươu: Sao con người lại bẫy, săn bắt chúng tôi để lấy nhung, ăn thịt.
Tất cả đồng thanh : Hãy cứu chúng tôi! Đừng lùng sục, truy nã chúng tôi
ở khắp nơi như hiện nay. Chúng tôi muốn được làm bạn của con người.
* Nhóm 3: Con người ở các vai khác nhau:
- Người đại diện (nhà sinh thái học) : Ta đã nghe thấu lời hờn của các
người. Nhưng một mình ta, ta không làm nổi, phải có sự góp sức của con người.
- Người tiều phu : Nếu không đốn gỗ, ta biết lấy gì sinh nhai đây!
- Người thợ săn : Nếu không bắn giết thú, ta lấy gì để nuôi sống gia đình.
- Người kiểm lâm : Bọn lâm tặc kia, ta vất vả vì chúng mày. Hãy để ta
yên, cho rừng được xanh tươi, rừng xanh yêu thương!
- Người trồng rừng : Rừng đã đem lại bao nhiêu lợi ích. Việc trồng rừng
là nghề yêu quý của tôi – tôi đem lại màu xanh cho đất nước.
- Nhà công nghiệp : Phải khai thác rừng mới có sản phẩm, nếu đóng cửa
rừng, công nhân thất nghiệp, nhà máy bị phá sản.
- Nhà sư : Rừng là chốn linh thiêng, đừng tàn phá rừng. Hỡi các phật tử

của ta ở mọi nơi, đừng bắn giết, tàn phá cây cối động vật. Làm thế là có tội với
trời với đất đó.
- Nhân viên chính quyền : Việc bảo vệ rừng là lẽ đương nhiên – bảo vệ
rừng là bảo vệ chính sự sống của chúng ta. Những ai đã từng sống nhờ rừng phải
trồng lại rừng; sẽ sinh sống dựa vào đó. Bảo vệ rừng là nghĩa vụ và quyền lợi
của mọi người. Tất cả đồng ý và hát đồng ca bài : “ Nhạc rừng” – Phan Huỳnh
Điểu hay bài: “Rừng xanh yêu thương” – Huy Cường.
3.5. Các hoạt động xây dựng môi trường xanh- sạch- đẹp trong nhà trường
- Trong nhà trường chúng tôi làm tốt những việc sau:
23
+ Chú ý tới việc quy hoạch và xây dựng các công trình vệ sinh tự hoại và
nước sạch cho giáo viên, học sinh.
+ Xây dựng hệ thống thoát nước đúng quy cách.
+ Giáo dục học sinh bỏ rác đúng quy định, mỗi tháng một lần xử lý giấy
rác thải, lá cây rụng ở hố rác.
+ Ngày 24 hàng tháng tổ chức cho học sinh tham gia quét dọn đường
làng, thực hiện phong trào “Sạch làng tốt ruộng”
- Vận động học sinh trồng cây xanh, cây cảnh ở gia đình và ở trường. Chỉ
tiêu mỗi em 1 cây (trồng vào mùa xuân ) sau tên Nguyên đán hưởng ứng lời kêu
gọi của Bác Hồ: “Mùa xuân là tết trồng cây, làm cho đất nước càng ngày càng
xuân”.
- Mỗi buổi học tổ chức một tổ học sinh vệ sinh (từ 8 đến 10 em ) mỗi lớp
1 tổ/1 buổi/1 tuần. Bố trí lao động vệ sinh như thế thì lúc nào trường cũng sạch
đẹp. Chu kỳ học sinh đi lao động mỗi tháng chỉ có một lần (vì lớp 4 tổ bằng
4tuần /tháng).
- Tổ chức nói chuyện thời sự, chuyên đề về giáo dục môi trường giáo viên
cho học sinh.
- Xây dựng phong trào mỗi gia đình giáo viên là một mô hình xanh – sạch
- đẹp để nhân rộng ra cộng đồng.
- Tổ chức cho học sinh hai tháng một lần chăm sóc nghĩa trang liệt sỹ,

đình làng văn hoá, dọn vệ sinh khu trung tâm UBND xã và đi thu gom bao bì
phế thải ở trong làng xã và cánh đồng.
- Tham mưu với UBND xã mở rộng khuôn viên nhà trường, bình quân đạt
15→20m
2
/1 học sinh nhằm tạo khuôn viên rộng rãi, thoáng mát đảm bảo phục
vụ tốt cho các hoạt động dạy, học, thể dục thể thao, vui chơi giải trí.
C - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Việc lồng ghép giáo dục môi trường thông qua các môn học và qua báo
cáo chuyên đề theo các module cũng như hoạt động ngoại khoá của nhà trường,
kết quả thu được như sau:
24
- Ý thức học sinh về gìn giữ và bảo vệ môi trường đã được nâng cao, các
em có nhận thức hành vi thái độ đúng. Hiểu được tác hại của môi trường đến sức
khoẻ con người nếu như không được bảo vệ tốt. Đầu năm chúng tôi khảo tỉ lệ
học sinh hiểu về môi trường, ý thức bảo vệ môi trường nói chung và môi trường
nhà trường nói riêng chỉ đạt trên 40%. Nhưng đến cuối năm học tỉ lệ đó đã được
nâng lên 90%. Đó là kết quả đáng khích lệ mà chúng tôi chỉ đạo theo kinh
nghiệm này là một đề tài khoa học thu hút 100% CB – GV – NV và HS tham
gia.
- Trường đã xây dựng được hai khu vệ sinh đảm bảo yêu cầu và hợp vệ
sinh môi trường.
- Đa số các em đã có ý thức tự giác giữ gìn và bảo vệ môi trường, tạo
cảnh quan nhà trường xanh – sạch - đẹp.
Trường THCS chúng tôi đã được Phòng Giáo dục & Đào tạo huyện đánh
giá nhà trường là một trong một số trường đã nhanh chóng khoác trên mình áo
mới xanh – sạch - đẹp của huyện. Tổng số cây nhãn, cây xà cừ, cây phượng vĩ,
cây bàng (biểu tượng cho nhà trường), cây bằng lăng, cây tùng, cây bách tán, lan
đá có tới gần 100 cây tạo nên một bức tranh rất đẹp đa dạng, đa sắc về ngôi
trường xanh, tạo cảnh, tạo bóng mát, tạo không khí trong lành và hiệu quả kinh

tế. Nhà trường đã tham mưu tích cực với Đảng uỷ, HĐND, UBND mở rộng
khuôn viên diện tích từ hơn 3000 m
2
lên gần 5000 m
2
. Tính bình quân 1 học
sinh là 20m
2
/1 học sinh. Sân chơi là sân gạch gần 1000m
2
, bãi tập 1000m
2

tường bao quanh trường, cổng trường, có bồn hoa cây cảnh, các gốc cây bóng
mát trong sân đều xây bồn. Khu nào khu ấy được bố trí khoa học mang tính sư
phạm
- Trong các phòng học được trang trí đẹp, đủ ánh sáng, mát về mùa hè, ấm
áp về mùa đông.
- Do có ý thức bảo vệ môi trường nên sức khoẻ của giáo viên, học sinh
tốt, không có dịch bệnh. Hoạt động dạy và học duy trì có nền nếp kỷ cương và
có chất lượng khá tốt. Nhà trường nhiều năm đều có học sinh giỏi huyện, tỉnh và
giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh.
* Các kiến nghị trong việc giáo dục môi trường trong cộng đồng các
trường phổ thông nói chung và trường THCS nói riêng.
25
1. Đảng uỷ, HĐND, UBND và ngành văn hoá thông tin cần tăng cường
tuyên truyền để giáo dục nâng cao nhận thức cho người dân về bảo vệ môi
trường sống quanh ta, có động viên khen thưởng và có chế tài xử phạt những
người không có ý thức bảo vệ môi trường.
2. Với nhà trường: Vì nội dung giáo dục môi trường mang tính toàn diện,

liên thông trong toàn cấp học, bậc học từ mầm non đến tiểu học và THCS đến
THPT. Sáng kiến này áp dụng rất dễ và có hiệu quả thiết thực. Trường nào cũng
áp dụng được
+ Giáo dục mầm non : Giáo viên cung cấp cho học sinh những hiểu biết
đơn giản nhất về môi trường mà trẻ đang sinh sống như ở gia đình, ở lớp học,
trường học của trẻ. Từ đó tạo cho trẻ thói quen giữ gìn vệ sinh ngay từ gia đình
đến trường lớp của mình.
+ Giáo dục tiểu học cần tiếp tục phát triển ý thức bảo vệ môi trường cho
các em, nhưng ở mức độ cao hơn.
+ Với giáo dục THCS và THPT. Qua thực tế cuộc sống, qua các kiến thức
của SGK ở những môn có liên quan giáo viên trang bị cho học sinh những kiến
thức về môi trường và bảo vệ môi trường. Từ đó các em có ý thức và biết cách
ứng xử phù hợp với môi trường tự nhiên, xã hội xung quanh, ở ngay tại địa
phương, rộng hơn là ở trên toàn Quốc gia và cả trên bình diện Quốc tế; góp phần
thực hiện tốt chỉ thị 40-2008 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo về phát động
phong trào ''Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực''.
* Về phía trường THCS cơ sở sẽ làm tốt một số việc sau:
1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về giáo dục môi trường trên các
phương tiện thông tin đại chúng. Nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ môi
trường cho học sinh ở trường và ở khu dân cư.
2. Lồng ghép việc giáo dục môi trường cho học sinh thông qua các môn
học có liên quan và thông qua hoạt động ngoại khoá, thông qua cuộc vận động
xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực.
3. Đẩy mạnh công tác xã hội hoá trong bảo vệ môi trường.
4. Chú trọng việc xây dựng các quy ước về bảo vệ môi trường của nhà
trường và cả cộng đồng. Phân công cụ thể các khối lớp giữ gìn và bảo vệ môi
trường theo từng khu vực.
26
5. Phát triển phong trào quần chúng tham gia và bảo vệ môi trường. Mỗi
gia đình mỗi khuôn viên đất ở của giáo viên là một môi trường xanh, sẹch, đẹp.

6. Xây dựng cảnh quan nhà trường xanh – sạch - đẹp, quy hoạch khoa học
hợp lý.
Trên đây là một số kinh nghiệm chỉ đạo ''Hoạt động giáo dục môi trường''
của tôi đã được trải nghiệm một số năm thông qua các hoạt động giáo dục cho
giáo viên, học sinh đạt kết quả tốt và đúc kết thành kinh nghiệm quý báu. Song
không tránh khỏi sự khiếm khuyết, mong được sự quan tâm , chia sẻ của đồng
nghiệp.
Xin trân trọng cảm ơn !
27
TÀI LIỆU THAM KHẢO :
1. Luật Giáo dục năm 2005.
2. Chỉ thị nhiệm vụ năm học 2011 - 2012 của Bộ Giáo dục & Đào tạo,
và chỉ thị 40-2008 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo về phát
động phong trào ''Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích
cực''.
3. Bộ sách giáo khoa THCS , NXB Giáo dục năm 2009; 2011.
4. Tài liệu Tích hợp, lång ghÐp giáo dục bảo vệ môi trường trong các
môn học

28

×