Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Tiểu luận Quản trị chất lượng THỰC TRẠNG ÁP DỤNG 5S TẠI CÔNG TY SHOJI JFE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (334.68 KB, 28 trang )

Phương pháp 5S
NỘI DUNG
CH NG 2. GI I THI U PH NG PHÁP 5SƯƠ Ớ Ệ ƯƠ 3
2.1.2 Các ph ng pháp c i ti n ch t l ng:ươ ả ế ấ ượ 3
CH NG 3. TH C TR NG ÁP D NG 5S T I CÔNG TY SHOJI JFEƯƠ Ự Ạ Ụ Ạ 24
3.1 Tình hình s n xu t kinh doanh c a công tyả ấ ủ 24
3.2 Ho t đ ng c i ti n ch t l ng theo ph ng pháp 5S t i công ty JSSVạ ộ ả ế ấ ượ ươ ạ 24
3.2.1 Ho t đ ng c i ti n ch t l ng t i JSSVạ ộ ả ế ấ ượ ạ 24
3.2.2 Ho t đ ng 5S t i công ty JSSVạ ộ ạ 25
3.2.3. Thu n l i, khó kh n c a công ty khi th c hi n 5Sậ ợ ă ủ ự ệ 27
3.2.4. u đi m và nh c đi mƯ ể ượ ể 27
3.2.5 Các ki n ngh :ế ị 28
CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU CÔNG TY TNHH THÉP JFE SHOJI VIỆT NAM
- Những thông tin chung
Tên công ty Công ty TNHH thép JFE Shoji Việt Nam
Tên viết tắt JSSV
Địa chỉ Lô 202, KCN Amata, TP. Biên Hòa, Đồng Nai.
Điện thoại 0613-936461/62/6/64
Fax 0613-936465
Ngày thành lập tháng 7/2006
Ngày hoạt động chính thức tháng 5/2007
Tổng nhân viên 85
Số vốn đăng ký 6.5 triệu USD
Diện tích 22,797 m2.
Các chứng chỉ quản lý chất lượng,
môi trường
ISO 9001:2008, ISO 14001:2004
- Quá trình hình thành và phát triển của công ty:
+ Là trung tâm gia công thép, 100% vốn của tập đoàn thép JFE Shoji Trade Corp, Nhật
Bản. Đây là tập đoàn sản xuất thép đứng thứ 2 tại Nhật Bản.
+ Đặc điểm sản phẩm: thép cuộn, tấm, lá công nghiệp. (Lưu ý, khác hoàn toàn với thép


xây dựng). Với các sản phẩm kinh doanh chủ yếu:
(1) Thép cán nguội
(2) Thép không gỉ (Inox)
(3) Thép Silic kỹ thuật điện không định hướng và có định hướng
(4) Thép mạ điện, mạ kẽm, mạ màu
1
Phương pháp 5S
+ Nhiệm vụ chính: nhập thép cuộn mẹ (cuộn lớn) từ nước ngoài hoặc mua trong nước,
sau đó gia công: chặt tấm, xẻ băng (cuộn nhỏ) rồi cung cấp cho các nhà máy ở Việt Nam.
+ Đối tượng khách hàng: các nhà máy cần tư liệu sản xuất, để sản xuất ra các sản phẩm
công nghiệp (máy móc, thiết bị, động cơ), hàng gia dụng, tiêu dùng (tủ lạnh, máy giặt,
bàn ghế ), automobile (linh kiện ôtô, xe máy) tất cả các ngành cần nguyên liệu thép
cho sản xuất.
- Các đối thủ trong ngành:
+ Công ty gia công và dịch vụ thép sài gòn (SGC)
+ Công ty TNHH trung tâm gia công thép POSCO Việt Nam
+ Công ty TNHH trung tâm thép NS Sài Gòn
+ Công ty cổ phần kim loại thép CSGT Việt Nam
+ Công ty TNHH thép SMC

- Thị trường chủ yếu: tập trung khu vực Đồng Nai, HCM, Bình Dương, Long An, Vũng
Tàu và đang mở rộng ra khu vực Hà Nội và các tỉnh lân cận Hà Nội.
- Quy trình sản xuất, gia công tại công ty JSSV:
2
Phương pháp 5S
CHƯƠNG 2. GIỚI THIỆU PHƯƠNG PHÁP 5S
2.1 Tóm tắt lý thuyết về cải tiến chất lượng
2.1.1 Cải tiến chất lượng
- Cải tiến chất lượng (CTCL) là một trong những nội dung quan trọng của quản trị chất
lượng. Theo ISO 9000:2000 thì “Cải tiến chất lượng là những hoạt động được tiến

hành trong toàn tổ chức nhằm nâng cao hiệu quả của các hoạt động và quá trình để
tạo thêm lợi ích cho cả tổ chức và khách hàng của tổ chức đó”.
- CTCL là một trong những nội dung quan trọng của quản trị chất lượng. CTCL có
nghĩa là tác động của doanh nghiệp nhằm tăng hiệu quả và hiệu suất của mọi nguyên
công, mọi quá trình để đạt tới những tăng trưởng có lợi cho doanh nghiệp và cho
khách hàng.
- Do sự biến đổi không ngừng của môi trường kinh doanh, sự tác động của yếu tố nhu
cầu, thị hiếu khách hàng, sức ép cạnh tranh trên thị trường và sự phát triển nhanh
chóng của công nghệ mới đặt các doanh nghiệp trước những thách thức to lớn là phải
liên tục CTCL.
2.1.2 Các phương pháp cải tiến chất lượng:
- Theo Deming, mọi mục tiêu kinh doanh như tăng thị phần, tăng năng suất hay lợi
nhuận đều bắt nguồn từ CTCL. Bởi vì, CTCL sẽ chỉ ra cái khách hàng muốn và sau
đó chỉ ra thách thức cũng như nguồn lực cần thiết để thực hiện đáp ứng nhu cầu của
khách hàng.
- CTCL gồm các loại hình sau:
+ Nâng cao giá trị của khách hàng thông qua sản phẩm/dịch vụ mới hay cải tiến.
+ Cải tiến năng suất và hiệu quả tác nghiệp thông qua việc làm tốt hơn, giảm sai hỏng,
sự cố, phế phẩm.
+ Cải tiến sự linh hoạt, thuận lợi và chu kỳ SX.
2.1.3 Triết lý Kaizen:
3
Phương pháp 5S
- “CTCL là một quá trình hoàn thiện liên tục nhằm đạt được những kết quả tăng dần”.
Đó là triết lý, phương pháp, là công cụ được biết đến với tên gọi Kaizen của Nhật
Bản.
- Kaizen là hoạt động cải tiến liên tục với sự tham gia của mọi người nhằm cải thiện
không ngừng môi trường điều kiện làm việc.
- Trong tiếng Nhật Kaizen là từ ghép từ “Kai – thay đổi” và “zen – tốt”, nghĩa là cải
tiến liên tục. Kaizen là sự tích lũy các cải tiến nhỏ thành kết quả lớn, tập trung vào

việc xác định vấn đề, giải quyết vấn đề và thay đổi chuẩn để đảm bảo vấn đề được
giải quyết tận gốc.
- Khi áp dụng ở nơi làm việc, Kaizen đòi hỏi sự cam kết và nỗ lực của mọi người, các
cán bộ quản lý cũng như công nhân. Kaizen là những cải tiến nhỏ thực hiện từng bước
trong một thời gian dài. Kaizen ít tốn kém nhưng mang lại hiệu quả cao trong việc
nâng cao chất lượng công việc, nâng cao chất lượng SP, dịch vụ và giảm chi phí hoạt
động. Nhìn chung Kaizen sử dụng CTCL tiếp cận từng bước.
- Quan điểm cơ bản của Kaizen:
1. Những hoạt động hiện tại luôn có nhiều cơ hội để cải tiến.
2. Các phương tiện và phương pháp hiện tại có thể luôn được cải tiến một nỗ lực nào đó.
3. Tích lũy những cải tiến nhỏ sẽ tạo ra một biến đổi lớn.
4. Lôi cuốn toàn thể công nhân viên.
5. Các quan điểm sai về Kaizen:
6. Không còn động lực nào để tạo ra những đề xuất mới.
7. Chúng ta không còn ý tưởng nào nữa.
8. Chúng ta không còn ở giai đoạn Kaizen.
9. Chúng ta đã cố gắng rất nhiều để đổi mới và chẳng có gì thực hiện cả.
- Các đối tượng của cải tiến Kaizen:
1. Cải tiến sản phẩm dịch vụ
2. Giảm sai hỏng, phế liệu, phế phẩm
3. CT các hoạt động, quy trình.
4. Phương pháp và cách thức làm việc.
5. Môi trường và điều kiện làm việc.
6. CT năng suất và hiệu quả nguồn lực.
7. Quan hệ công việc.
8. Tạo cơ hội kinh doanh mới.
- Lợi ích của Kaizen:
+ Lợi ích hữu hình: Tích lũy các CT nhỏ trở thành KQ lớn ; Giảm lãng phí, tăng năng
suất.
4

Phương pháp 5S
+ Lợi ích vô hình: Tạo động lực thúc đẩy cá nhân có ý tưởng CT; tạo tinh thần làm
việc tập thể, đoàn kết; Tạo ý thức luôn hướng tới giảm thiểu lãng phí; Xây dựng nền
văn hóa công ty.
- Các bước triển khai Kaizen: (Các bước thực hiện Kaizen tuân thủ theo vòng PDCA).
Các bước thực hiện Kaizen giúp giải quyết vấn đề dựa trên việc phân tích dữ liệu
được thực hiện như sau:
1. Lựa chọn chủ đề
2. Tìm hiểu tình trạng và xác định mục tiêu
3. Phân tích dữ liệu đã thu thập để xác định nguyên nhân gốc rễ.
4. Xác định biện pháp thực hiện dựa trên cơ sở phân tích dữ liệu.
5. Thực hiện biện pháp.
6. Xác nhận kết quả thực hiện biện pháp.
7. Xây dựng hoặc sửa đổi các tiêu chuẩn để phòng ngừa tái diễn.
8. Xem xét các quá trình và xác định dự án tiếp theo.
2.1.4 Chương trình 5S:
+ Khái niệm 5S được bắt nguồn từ Nhật Bản vào đầu những năm 80 và được áp dụng
rộng rãi tại các quốc gia trong đó có Việt Nam. Đây là chương trình cơ bản dựa trên
triết lý Kaizen . 5S có 2 khía cạnh: Phần cứng và phần mềm. Phần cứng bao gồm các
yếu tố thuộc môi trường công tác như: máy móc, thiết bị, công cụ, nguyên vật liệu,
kho bãi và nhà xưởng…Phần mềm bao gồm các yếu tố liên quan đến con người như:
tư duy, tính cách và tác phong…
+ Triết lý 5S: “Quản lý tốt hơn nơi làm việc sẽ mang lại hiệu suất làm việc cao hơn”.
+ 5S nhằm mục đích tạo ra nơi làm việc sạch sẽ, thoải mái, an toàn đối với mọi người.
Phong trào này đồng thời tập trung vào việc tiết kiệm không gian và thời gian lãng phí
tại nơi làm việc. Môi trường làm việc được cải thiện cùng với việc xây dựng nền văn
hóa chất lượng chính là nền tảng để doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh.
2.2Phương pháp cải tiến chất lượng 5S
2.2.1 Khái niệm
- 5S là các chữ cái đầu tiên của các từ:

5
Phương pháp 5S
* Theo tiếng Nhật là : Seiri, Seiton, Seiso, Seiketsu, và Shitsuke.
* Theo tiếng Việt là Sàng lọc, Sắp xếp, Sạch sẽ, Săn sóc và Sẵn sàng.
* Theo tiếng Anh là Sort, Set in order, Shine, Standardize, và Sustain
- Chương trình 5S là một phong trào huy động các thành viên tham gia cải tiến môi
trường làm việc. Phương châm của phong trào 5S là: Nếu bạn có thể làm cho ngôi nhà
của mình sạch sẽ thì tại sao không thể làm cho nơi làm việc của mình sạch sẽ và ngăn
nắp như ở nhà.
2.2.2 Các thành phần của 5S
Seiri: Sàng lọc
Có nghĩa là xem xét tất cả các khoản vật xung quanh và chia ra làm hai loại là các
khoản vật thường dùng và các khoản vật không thường dùng.
Trong đó:
Khoản vật thường dùng sẽ phân loại thành:
+ Khoản vật cần dùng hàng ngày
+ Khoản vật cần dùng hàng tuần
+ Khoản vật càng dùng 1 hoặc 2,3 tháng 1 lần
+ Khoản vật cần dùng 6 đến 12 tháng 1 lần
+ Khoản vật cần dùng hơn 1 năm 1 lần.
Đối với những khoản vật ít sử dụng ví dụ như trên 6 tháng/1 lần thì tổ chứ cần cân
nhắc sẽ dựa vào chi phí tổ chức để bỏ ra lưu khoản vật này.
Những khoản vật không thường dùng:
6
Phương pháp 5S
+ Không cần dùng và có thể thanh lý ngay: Đối với loại này tổ chức cần có kế hoạch
thanh lý và đặc biệt cần chú ý trách nhiệm của người thanh lý.
+ Các khoản vật chờ thanh lý: tổ chức cần có trách nhiệm lưu giữ khoản vật này.Ví
dụ: địa điểm lưu giữ các khoản vật, hình thức đánh dấu các khoản vật.
* Các bước thực hiện:

- Bước 1:Quan sát kỹ nơi làm việc của mình, phát hiện và loại bỏ những gì không cần
thiết cho công việc.
- Bước 2: Nếu không thể quyết định ngay một thứ gì đó có còn cần hay không cần
cho công việc, đánh dấu ”sẽ hủy” (nhãn vàng) kèm theo ngày tháng sẽ hủy và để riêng
ra một nơi.
Bước 3: Sau một thời gian ví dụ 3 tháng, kiểm tra lại xem có ai cần đến vật đã được
dán nhãn không, nếu không cần dùng hãy loại bỏ. Nếu không thể tự mình quyết định
thì phải đề ra thời hạn để xử lý.
Seiton: Sắp xếp
Khẳng định đã loại đi những vật không cần dùng. Nhiệm vụ các thành viên của tổ
chức giờ đây là sắp xếp các khoản vật dụng sao cho đảm bảo hiệu năng khi sử dụng.
Các lưu ý khi sắp xếp:
Bố trí các đồ vật tùy theo tần số sử dụng. Tần số sử dụng càng cao khoản vật càng nên
được bố trí gần nơi làm việc, tần số sử dụng càng thấp thì càng bố trí đằng xa nơi làm
việc.
Khi sắp xếp có thể thêm các nhãn mác vào những khoản vật. Ví dụ như: các khoản vật
nào sử dụng với tần số cao thì đánh số màu sắc khác với các khoản vật có tần số thấp.
7
Phương pháp 5S
Khi đặt các khoản vật cũng cần lưu ý về tư thế khoản vật dễ lấy ra, đưa vào và dễ tiếp
cận.
Thông báo các quy tắc sắp xếp các khoản vật để các thành viên biết được các khoản
vật lưu trữ ở đâu.
* Các bước thực hiện:
- Bước 1: Khẳng định lại những gì không cần thiết đã được loại bỏ khỏi nơi làm việc.
- Bước 2: Trao đổi với đồng nghiệp về nơi đặt vật dụng và cách sắp xếp, bố trí trên
quan điểm thuận tiện cho thao tác.
- Bước 3: Vẽ đường định vị.
- Bước 4: Làm dấu hiệu nơi chốn, hạng mục mặt hàng và dấu hiệu cảnh báo. Đảm bảo
cho mọi người biết được vị trí của các đồ vật để họ tự sử dụng mà không cần phải hỏi

ai.
Seiso: Sạch sẽ
Sạch sẽ ở đây mang nghĩa là kiểm tra.
Phương châm phong trào 5S làm sạch có nghĩa là kiểm tra môi trường làm việc phải
luôn giữ sạch sẽ chứ không phải đợi đến khi bẩn mới làm vệ sinh. Để thực hiện nội
dung này cần phát động phong trào. Ví dụ như: phong trào làm vệ sinh 3ph mỗi ngày
tại nơi làm việc, hoặc 5ph mỗi ngày tại nơi làm việc.
Mọi người cần thể hiện trách nhiệm với môi trường xung quanh nơi làm việc, những
người làm vệ sinh ở tổ chức chỉ chịu trách nhiệm làm vệ sinh ở nơi công cộng còn
những khu vực làm việc cá nhân thì mỗi người phải tự phụ trách.
* Các bước thực hiện:
8
Phương pháp 5S
- Bước 1: Quét dọn
- Bước 2: Kiểm tra và loại trừ nguồn gốc gây dơ bẩn
- Bước 3: Quy hoạch và định vị khu vực để đồ phế thải.
- Bước 4: Xử lý đồ phế thải.
- Bước 5: Thiết lập quy định làm sạch.
Seiketsu: Săn sóc
Săn sóc cũng có nghĩa là tạo dựng một hệ thống nhằm duy trì sự sạch sẽ ở nơi làm
việc. Bên cạnh việc đặt ra các hoạt động 5S như 1 yêu cầu của mỗi thành viên, tổ
chức nên phát động phong trào thi đua giữa các đơn vị để lôi cuốn và cuốn hút mọi
người tham gia. Tổ chức cần thực hiện đánh giá thường xuyên và lập đi lập lại việc
thực hiện sàng lọc-sắp xếp-sạch sẽ.
* Các bước thực hiện:
- Bước 1: Duy trì 3S ban đầu
- Bước 2: Tạo thói quen yêu thích sự sạch sẽ
- Bước 3: Áp dụng quản lý trực quan.
- Bước 4: Đánh gia 5S bởi cấp lãnh đạo.
- Bước 5: Tổ chức phong trào thi đua giữa các phòng ban, phân xưởng và giữa các tổ

chức nhằm lôi kéo, cuốn hút mọi người tham gia chương trình 5S.
Khi thực hiện săn sóc cần nêu rõ tên người chịu trách nhiệm về nơi làm việc hay máy
móc. Việc kiểm tra và đánh giá thường xuyên sẽ do thành viên tổ 5S thực hiện.
Shitsuke: Sẵn sàng.
9
Phương pháp 5S
Tạo dựng thực hiện thói quen 5S
Tổ chức phải làm cho các thành viên hiểu rằng việc thực hiện 5S như là một hệ thống.
Muốn vật tổ chức cần thực hiện các hoạt động để các thành viên coi nơi làm việc như
ngôi nhà thứ hai của mình.
*Các bước thực hiện:
- Bước 1: Tiếp tục thực hiện 4S trên cho đến khi ổn định. Cần phải làm cho mọi người
thực hiện 4S trên 1 cách tự giác như 1 thói quen hay lẽ sống. Không có cách nào thực
hiện 5S tốt là thường xuyên thực hành nó cho tới khi mọi người đều yêu 5S.
- Bước 2: Xây dựng các quy tắc hay ràng buộc chung như các quy tắc vệ sinh, kỷ luât
lao động, quy định quản lý, trang phục…
- Bước 3: Giáo dục huấn luyện mọi người thực hiện các quy tắc, ràng buộc. Cần phải
tạo ra một bầu không khí lành mạnh để mọi người thấy không thể thiếu 5S, như vậy
cần lưu ý là phải xem nơi làm việc như ngôi nhà thứ 2 của mình.
2.3 Lịch sử phát triển của 5S
Tại Nhật Bản
5S được hình thành trong nhiều năm với ý nghĩa phổ biến là Seiri để hỗ trợ cho hoạt
động an toàn, chất lượng, hiệu suất và môi trường.
Năm 1986, cuốn sách đầu tiên về 5S được xuất bản, từ đó 5S phổ biến nhanh chóng
với ý nghĩa trọn vẹn và đầy đủ hơn bao gồm: Sàng lọc, Sắp xếp, Sạch sẽ, Săn sóc và
Sẵn sàng.
Tại các công ty phát triển thì 5S được thực hành thường xuyên và duy trì ơ mức độ
cao.
Tại Singapore
10

Phương pháp 5S
5S bắt đầu thực hiện tại 1 công ty mẫu trong dự án năng suất JICA vào năm 1986.
Sau đó trở thành hoạt động quốc gia dưới ủy ban 5S. Hiện nay nó đã đạt tới cấp độ
cao ở rất nhiều tổ chức.
Tại nhiều quốc gia, công cụ 5S đã rất thành công trong giai đoạn đầu tuy nhiên nó đã
nhanh chóng trở nên hời hợt, hình thức và không hữu ích do áp dụng sai.
Tại Việt Nam
5S đã được áp dụng tại Hà Nội, Quy Nhơn và Tp.HCM trong nhiều ngành khác nhau
như: Y tế, khách sạn, lắp ráp ô tô, ngân hàng…
Có 2 khái niệm: “5S thông thường” và “5S thực tiễn” do ông SUZUKI sửa đổi.
2.4 So sánh 5S thông thường và 5S thực tiễn
STT 5S
NỘI DUNG
5S thông thường
( Giai đoạn 1)
5S thực tiễn
(Giai đoạn 2)
1 Seiri
Sàng lọc
Lọc ra các vật không cần
thiết tại nơi làm việc và loại
bỏ chúng
Lọc ra và dời những vật không
cần thiết và lượng không cần thiết
của những vật cần thiết ra khỏi
nơi làm việc.
2 Seiton
Sắp xếp
Sắp xếp ngăn nắp những vật
cần thiết sao cho có thể dễ

dàng lấy chúng ra sử dụng
Sắp xếp để dùng. Những vật này
cũng phải được sắp xếp trong điều
kiện tốt sẵn sàng để dùng và đảm
bảo an toàn.
11
Phương pháp 5S
3 Seiso
Sạch sẽ
Dọn sạch sẽ hoàn toàn nơi
làm việc không còn để bụi
bẩn trên sàn, máy móc và các
trang thiết bị.
Làm sạch. Làm sạch bằng cách
lưu ý đối tượng, thu lượm rác mà
không vứt linh tinh để nơi làm
việc sạch sẽ, tẩy sạch mà không
hư hại. Sẵn sàng sửa chữa và kiểm
tra ngay các trạng thái bất thường
4 Seiketsu
Săn sóc
Duy trì tiêu chuẩn cao về giữ
gìn vệ sinh và sắp xếp nơi
làm việc gọn gàng vào mọi
lúc.
Ngăn ngừa bụi bẩn và giữ vệ sinh
ở mức cao, duy trì vệ sinh ở mức
cao.
5 Shitsuke
Sẵn sàng

Đào tạo mọi người tự giác
tuân theo quy tắc giữ gìn thật
tốt nơi làm việc.
Đào tạo mọi người tự giác tuân
theo quy tắc giữ gìn thật tốt nơi
làm việc.
2.5 Đối tượng và điều kiện áp dụng
- Phương pháp 5S là một công cụ mang tính nền tảng với mục đích hướng đến tạo ra
một môi trường làm việc khoa học và giảm/loại bỏ các lãng phí trong các hoạt động.
Vì đây chính là mong muốn chung của các tổ chức/doanh nghiệp nên 5S có thể áp
dụng cho mọi tổ chức/doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp hay
dịch vụ.
- Thực hiện 5S nhằm tạo nên và duy trì một môi trường làm việc thuận tiện, nhanh
chóng, chính xác và hiệu quả tại mọi vị trí làm việc từ khu vực văn phòng, nơi sản
xuất, kho hàng, nguyên vật liệu hay các vị trí xung quanh như sân bãi, chỗ để xe Vì
liên quan đến mọi vị trí địa lý trong một tổ chức nên 5S đòi hỏi:
+ Lãnh đạo luôn cam kết và hỗ trợ. Điều kiện tiên quyết cho sự thành công khi áp
dụng 5S là sự hiểu biết và ủng hộ của lãnh đạo trong việc hình thành các nhóm công
tác và chỉ đạo thực hiện.
+ Bắt đầu bằng đào tạo: Đào tạo cho mọi người nhận thức được ý nghĩa của 5S, cung
cấp cho họ phương pháp thực hiện là khởi nguồn của chương trình. Khi đã có nhận
12
Phương pháp 5S
thức và có phương diện thì mọi người sẽ tự giác tham gia và chủ động trong mọi hoạt
động của 5S.
+ Mọi người cùng tự nguyện tham gia: bí quyết thành công khi thực hiện 5S là tạo ra
một môi trường khuyến khích được sự tham gia của mọi người. Khi mọi người tự giác
tham gia tức 5S lúc đó mới có thể đi đến ngõ ngách của công ty. Mọi người sẽ tự giác
thực hiện và kiểm tra nhau trong thực hiện 5S sẽ tạo không khí làm việc hiệu quả và
thoải mái.

+ Yếu tố mọi người tham gia ở đây bao gồm cả lãnh đạo cấp cao và tất cả các nhân
viên, trong đó lãnh đạo đóng vai trò làm gương và phải thực hiện tốt trước tiên các
quy định đề ra.
+ Lặp lại vòng 5S với tiêu chuẩn cao hơn: Thực hiện chương trình 5S là sự lặp đi lặp
lại không ngừng các hoạt động nhăm duy trì và cải tiến công tác quản lý. Trong công
việc sàng lọc, sắp xếp, sạch sẽ bao giờ cũng vậy khi đã tốt rồi bằng những phương
pháp tốt hơn sẽ tạo ra được kết quả tốt hơn. Không thể nói môi trường của tôi là hoàn
hảo không thể tốt hơn nữa. chính vì thế, đổi mới và cải tiến luôn đưa chúng ta đến
môt trạng thái tốt hơn.
2.6.Mối quan hệ nội bộ giữa 5S
Seiri, Seiton, Seiso, Shitsuke và Seiketsu trong chương trình 5S có mối liên hệ mật
thiết với nhau. Khi thực hiện chương trình 5S trước tiên ta phải thực hiện Seiri để có
thể loại bỏ những vật không cần thiết hoặc di dời những vật cần thiết nhưng tần suất
sử dụng không cao.
Thực hiện hiệu quả việc Seiri thì công việc tiếp theo của Seiton sẽ thuận lợi hơn và
hiệu quả hơn. Seiton chỉ thực hiện khi seiri đã thực hiện xong. Seiton thực hiện việc
sắp xếp những việc sau khi đã được sàng lọc kỹ càng.
Việc sắp xếp gọn gàng lại là cơ sở cho việc giữ gìn vệ sinh sạch sẽ tại công sở. Việc
giữ gìn vệ sinh sạch sẽ và sắp xếp gọn gàng có thể thực hiện song song nhưng sự gọn
gàng sẽ giúp cho công việc giữ gìn vệ sinh sạch sẽ thuận tiện và hiệu quả hơn.
13
Phương pháp 5S
Sau khi thực hiện xong 3S đầu tiên cần phải thực hiện công việc sàng lọc, săn sóc và
sạch sẽ ở 1 mức cao hơn và hiệu quả hơn, vì vậy phải thực hiện cải tiến 3S đầu, muốn
thực hiện nó chúng ta phải tiến hành Shitsuke.
Kết hợp với thực hiện Shisuke có thể thực hiện Seiketsu cho công ty nhằm tạo ra một
thói quen thực hiện 5S trong công ty và liên tục cải tiến nó để dần đưa 5S thực hiện ở
mức cao.
Mối quan hệ trên được thể hiện qua sơ đồ sau:
2.7Mục tiêu chung của 5S

- Thực hiện chương trình 5S là cơ sở để thực hiện chương trình cải tiến chất lượng
trong công ty, thực hiện cải thiện môi trường làm việc nâng cao hiệu quả làm việc cho
tổ chứ, công ty.
- Cải thiện hình ảnh và danh tiếng của công ty trong mắt khách hàng và chính đội ngũ
nhân viên công ty.
- Xây dựng tinh thần đồng đội giữa mỗi người.
- Phát triển vai trò lạnh đạo của cán bộ lãnh đạo và cán bộ quản lý thông qua các hoạt
động thực tế.
- Tăng hiệu quả làm việc nhờ giảm thiểu thời gian chết khi tìm kiếm, chuẩn bị, vận
hành và tiến hành công việc.
- Thời gian công việc được rút ngắn và giao sản phẩm đúng hẹn.
- Giảm hàng tồn kho do có thể kiểm kê dễ dàng và chính xác các hàng hóa trong kho.
- Nâng cao chất lượng nhờ giảm bụi bặm và hạt kim loại.
- Máy móc ít hỏng hóc hơn nhờ quy trình kiểm tra Seiso.
- An toàn lao động được nâng cao khi không có các chướng ngại vật trên lối đi và trên
sàn nhà nơi làm việc, cũng như sàn nhà không còn trơn trượt.
- Giảm chi phí
- Khích lệ và nâng cao tinh thần cố gắng của cả công ty.
2.8 Quy trình thực hiện 5S
14
Săn sóc
Sẵn sàng
Sàng lọc
Sạch sẽ
Sắp xếp
Phương pháp 5S
1. BƯỚC 1 – CHUẨN BỊ: Sau khi đánh giá thực trạng 5S, Công ty lập kế hoạch
triển khai 5S để đạt các mục tiêu đề ra trong khoảng thời gian cho trước. Kế hoạch
trong giai đoạn chuẩn bị bao gồm cà việc thành lập Ban chỉ đạo 5S với chức năng hỗ
trợ, giám sát, đánh giá và cải tiến việc triển khai 5S. Ban chỉ đạo sẽ chịu trách nhiệm

việc ban hành chính sách (mang tính định hướng) và mục tiêu 5S (mang tính cụ thể)
cho từng giai đoạn. Trong bước này, sơ đồ phân công trách nhiệm vệ sinh tại các khu
vực trong Công ty cũng được hoàn thiện để chuẩn bị cho bước 3. Ngoài ra, các cán bộ
công nhân viên cần được đào tạo căn bản về khái niệm và lợi ích của 5S.
2. BƯỚC 2 – PHÁT ĐỘNG CHƯƠNG TRÌNH 5S: Đại diện Lãnh đạo phát biểu
trước toàn thể cán bộ công nhân viên về ý nghĩa, tầm quan trọng và mong muốn nhằm
thể hiện cam kết đối với sự thành công của chương trình 5S
3. BƯỚC 3 – TIẾN HÀNH TỔNG VỆ SINH: Toàn thể cán bộ công nhân viên sử
dụng một hoặc nửa ngày làm việc để tiến hành vệ sinh nơi làm việc của mình ( theo
sơ đồ phân công trách nhiệm đã có ở bước 1)
4. BƯỚC 4 – TIẾN HÀNH SÀNG LỌC BAN ĐẦU: Ngay trong ngày Tổng vệ
sinh, các CBCNV không chỉ vệ sinh mà còn tiến hành sàng lọc sơ bộ để loại bỏ các
thứ không cần thiết tại nơi làm việc của mình. Trước đó, Ban 5S cần chuẩn bị khu vực
để tạm các thứ đã được sàng lọc trước khi tiến hành xử lý (loại bỏ/lưu trữ). Các đồ vật
xác định được lưu trữ cần phải có dấu hiệu nhận biết rõ ràng sau khi sàng lọc.
15
Phương pháp 5S
5. BƯỚC 5 – DUY TRÌ SÀNG LỌC, SẮP XẾP VÀ SẠCH SẼ: Việc tiến hành,
triển khai và duy trì 5S được dựa trên các quy định/hướng dẫn về Sàng lọc, Sắp xếp,
Sạch sẽ tại các khu vực. Quy định/hướng dẫn này thông thường do Ban chỉ đạo 5S
biên soạn và sẽ được thay đổi nội dung theo hướng cải tiến để phù hợp và hiệu quả
hơn. Tại bước này, các thông tin 5S thường được cập nhật và tuyên truyền thông qua
góc 5S tại từng đơn vị. Nội dung trong quy định/hướng dẫn thường hướng về các vấn
đề liên quan đến việc đảm bảo tính an toàn trong sản xuất, giảm lãng phí trong các
hoạt động và các hướng dẫn/quy định công việc mang tính trực quan (sử dụng hình
ảnh, màu sắc, âm thanh)
6. BƯỚC 6 – TIẾN HÀNH ĐÁNH GIÁ NỘI BỘ 5S: Dựa trên tấn suất hợp lý, Ban
chỉ đạo 5S đánh giá hoạt động 5S tại các khu vực để xem xét hiệu quả duy trì và triển
khai 5S. Hoạt động đánh giá nội bộ dựa trên quy định/quy trình đánh giá nội bộ và bộ
tiêu chí đánh giá 5S tại các khu vực. Kết quả đánh giá thông thường được thể hiện qua

hình ảnh và điểm số đánh giá. Kết quả này sẽ là căn cứ để Ban chỉ đạo đưa ra các kế
hoạch cải tiến cho thời gian tiếp theo cũng như các hình thức khen thưởng các cá
nhân/đơn vị làm 5S tốt. Sau khi một hoạt động đánh giá kết thúc, đó sẽ là đầu vào để
các cán bộ công nhân viên tiếp tục các hoạt động Sàng lọc, Sắp xếp và Sạch sẽ tốt
hơn.
2.9 Sự cần thiết và lợi ích khi áp dụng 5S
2.9.1 Sự cần thiết phải áp dụng 5S
- 5S có thể áp dụng đối với mọi loại hình tổ chức và mọi quy mô doanh nghiệp
- 5S có thể áp dụng đối với các doanh nghiệp ở bất kì lĩnh vực nào: sản xuất, thương
mại, dịch vụ.
- Triết lý của 5S đơn giản, không đòi hỏi phải biết thuật ngữ khó.
- Bản chất mọi người đều thích sạch sẽ, thoải mái và sự ngăn nắp nơi làm việc
- Môi trường làm việc không thể lúc nào cũng hoàn hảo. Khi đã sạch sẽ rồi có thể sạch
sẽ hơn nữa, khi đã gọn rồi bằng cách khác có thể gọn hơn nữa, chính vì thế luôn có
thể cải tiến các cách thức theo thời gian để phát hiệu quả cao hơn.
2.9.2 Các vấn đề có thể áp dụng 5S để khắc phục
16
Phương pháp 5S
- 5S là công cụ quản lý chất lượng rất hiệu quả trong việc tạo môi trường làm việc sạch
sẽ, an toàn và tiện lợi đối với ngưới lao động. đối với thực trạng của công ty, nếu áp
dụng 5S có thể làm cho hiệu quả công việc tốt hơn, thuận lợi hơn và mọi người có thể
thấy thoải mái hơn khi đến nơi làm việc.
- Áp dụng 5S sẽ cơ cấu lại một số bất hợp lý trong việc sắp xếp các vật dụng cũng như
mặt bằng tổ chức công ty.
- 5S sẽ hạn chế được những vật dụng không cần thiết đang tồn tại trong các phòng ban
chức năng.
- 5S có thể giúp cho nhân viên công ty có thể có cách sắp xếp lưu trữ các hồ sơ, sổ sách
vật dụng có hệ thống và khoa học hơn, từ đó tạo ra sự thuận tiện trong quản lý, sử
dụng và chuyển giao chúng.
- Tuy nhiên việc áp dụng 5S cũng có những khó khăn nhất định khi thực hiện do công

ty chưa hề áp dụng một công cụ quản lý chất lượng nào như ISO, KAIZEN, 6
SIGMA…Những khoản chi chi phí mới phát sinh, sự ủng hộ của toàn công ty và nhất
là sự ngại thay đổi do công ty đã có những hoạt động quản lý riêng trong sắp xếp, vệ
sinh môi trường làm việc.
2.9.3 Những lợi ích chung của việc thực hiện 5S
- 5S là một chương trình nâng cao năng suất phổ biến ở Nhật Bản và dần trở nên phổ
biến trên nhiều nước khác. Nó bắt nguồn từ truyền thống của Nhật Bản, ở mọi nơi,
trong mọi công việc, người Nhật luôn cố gắng khơi dậy ý thức trách nhiệm, tự
nguyện, tính tự giác của người thực hiện các công việc đó. Người Nhật luôn tìm cách
sao cho công nhân thực sự gắn bó với công việc của mình. Ví dụ trong phân xưởng
người quản lý cố gắng khơi dậy ý thức trong người công nhân đây là “ công việc của
tôi”, “máy móc của tôi”, từ đó người lao động sẽ chấp nhận chăm sóc “chiếc máy làm
việc của mình”, “chỗ làm việc của mình” và cố gắng để hoàn thành “công việc của
mình” một cách tốt nhất.
- Khi chương trình 5S thực hiện thành công sẽ đưa lại rất nhiều lợi ích cho doanh
nghiệp cụ thể như sau:
- Nơi làm việc trở nên sạch sẽ và ngăn nắp hơn.
- Tăng cường phát huy sáng kiến cải tiến.
- Mọi người trở nên kỹ luật hơn.
- Các điều kiện hỗ trợ luôn sẵn sàng cho công việc.
- Chỗ làm việc trở nên thuận tiện và an toàn hơn.
17
Phương pháp 5S
- Cán bộ công nhân viên tự hào về nơi làm việc của mình.
- Đem lại nhiều cơ hội kinh doanh hơn
- Đẩy mạnh sản xuất
- Nâng cao chất lượng công việc
- Cắt giảm chi phí trong quá trình làm việc
- Giao hàng đúng hẹn
- Thúc đẩy tinh thần làm việc

- Môi trường làm việc an toàn
- Nâng cao uy tín công ty, tăng thêm khách hàng mới…
- Thực hiện tốt 5S sẽ đóng góp cho các yếu tố PQCDSM:
- Cải tiến năng suất (P-Productivity): Tất cả các tổ chức đều mong muốn cải tiến được
năng suất và nâng cao chất lượng, vì điều này sẽ làm tăng trưởng cho tổng thể tái đầu
tư. Việc tiến hành 5s thường xuyên sẽ giúp để cải tiến điều này. Thực vậy khi chúng
ta vứt bỏ hay tháo gỡ tất cả những vật hoặc những công việc không cần thiết và tối ưu
hóa nơi làm việc sẽ tác động giúp cải tiến năng suất và chất lượng thông qua việc
giảm thiểu thời gian bị lãng phí trong quá trình sản xuất. Việc giảm thiểu thời gian để
tìm kiếm những thông tin hay đồ vật không cần thiết đồng nghĩa với việc có nhiều
thời gian hơn để tập trung vào quy trình sản xuất chính và đây chính là chìa khóa để
nâng cao năng suất cũng như là chất lượng.
- Nâng cao chất lượng (Q-Quality).
- Giảm chi phí (C-Cost): Các báo cảo quản lý chất lượng đã chứng minh rằng thực hiện
5s giúp giảm chi phí và việc hư hỏng thiết bị, hàng hóa. Một môi trường ngăn nắp và
các thiết bị hàng hóa được sắp xếp theo trình tự có nhãn sẽ giúp cho người lao động
dễ dàng tháo gỡ, thay thế hay tìm kiếm cũng như bảo quản tốt. Sự sắp xếp hợp lý sẽ
giúp thống kê và làm giảm việc thất lạc cá dụng cụ hay hàng hóa. Và điều này có
nghĩa là chi phí để mua lại hay thay thế sẽ giảm xuống. Hơn nữa với việc bảo quản tốt
và sắp xếp hợp lý sẽ tránh được sự va chạm vào nhau của các loại hàng hóa và thiết
bị, điều này tránh tình trạng hư hỏng hàng hóa hay thiết bị một cách không cần thiết.
- Giao hàng đúng hẹn (D-Delivery): Thực hiện tốt 5s sẽ giúp chúng ta giao hàng đúng
hạn. Trong các nhà máy, việc giao hàng đúng hạn sẽ phụ thuộc vào thời gian vận
chuyển. Nếu các kho bải không được sắp xếp, dán nhãn cho hàng hóa sẽ rất khó khăn
trong việc vận chuyển, giao nhận hàng hóa. Ngược lại, Với những hàng hóa được sắp
xe8p1 một cách khoa học, có trình tự và được đánh dấu kỹ càng sẽ giúp cho việc vận
18
Phương pháp 5S
chuyển trở nên nhanh hơn và thủ tục cũng sẽ đơn giản. Đây là điều rất quan trọng
giúp tiết kiệm thời gian giao nhận hàng.

- Đảm bảo an toàn (M- Morale): Đảm bảo an toàn và nâng cao tinh thần là một khía
cạnh khác của những ích lợi mà 5s mang lại. Một môi trường làm việc gọn gàng, đặc
biệt là trong các nhá máy, rất là quan trọng trong việc giảm thiểu số va chạm hay
thương tích của người lao động. Như chúng ta đã biết, những sự rơi vỡ hóa chất hay
đơn giản là những chất lỏng trơn trợt ờ sàn nhà máy sẽ là nguyên nhân làm ngã cho
các công nhân hay những người trong nhà máy. Việc thực hiện 5s sẽ làm giảm những
sự cố này và cũng chính vì vậy sẽ nâng cao tinh thần làm việc của những lao động
19
Phương pháp 5S
2.10 So sánh 5s, kaizen, iso và 6 sigma
GIỐNG NHAU:
- Được sử dụng để quản lý chất lượng
- Được triển khai trên cơ sở vòng lặp xoáy ốc PDCA (P - Kế hoạch) - D (Thực hiện) - C (Kiểm tra) - A (Hành động,
Cải tiến)
- Đều phải được cam kết bởi các nhà lãnh đạo, sự nỗ lực tham gia của toàn thể thành viên trong tổ chức.
- Tạo hiệu quả hoạt dộng của tổ chức, tránh lãng phí nguồn lực
KHÁC NHAU
Nội dung Kaizen 5S ISO 9000 6 Sigma
Khái
niệm
Là một triết lý trong quản
lý của Người Nhật, được
đề ra để khắc phục nhứng
trục trặc có thể nảy sinh
lien tục ở bất kỳ thời điểm
nào, bộ phận nào trong
quá trình hoạt động của
doanh nghiệp.
Bao gồm nhiều chương
trình, công cụ khác nhau

nhằm nâng cao chất
lượng quản lý sản xuất
bằng những cải tiến nhỏ,
lien tục và thường xuyên.
Là một phương pháp để tổ
chức một nơi làm việc, đặc
biệt là một nơi làm việc dùng
chung (như một nhà xưởng
hay một văn phòng), và giữ
nơi đó một cách có tổ chức
Là một trong những chương
trình quan trọng cảu Kaizen
Là bộ tiêu chuẩn do Tổ chức
Quốc Tế về tiêu chuẩn hóa
ban hành nhằm đưa ra các
chuẩn mực cho hệ thống
quản lý chất lượng và có thể
áp dụng rộng rãi trong các
lĩnh vực sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ và các tổ
chức phi lợi nhuận
Là tập hợp các kinh nghiệm
quản lý chất lượng tốt nhất
đã được thực hiện ở nhiều
quốc gia và khu vực.
Là một phương pháp
khoa học tập trung vào
việc thực hiện một cách
phù hợp có hiệu quả các
kỹ thuật và các nguyên

tắc quản lý chất lượng
đã được thừa nhận.
Tổng hợp các yếu tố có
ảnh hưởng đến kết quả
công việc mà không có
sai lỗi hay khuyết tật.
Mục đích Nâng cao chat lượng quản
lý sản xuất
Xây dựng ý thức cải tiến và
tinh thần đồng đội cho mọi
người tại nơi làm việc.
Phòng ngừa Giảm thiểu sự lãng phí,
cải tiến chất lượng, giảm
chi phí, thời gian và
nâng cao hiệu quả hoạt
động của tổ chức.
20
Phương pháp 5S
Các bước
thực hiện
và yêu
cầu
Bước 1: Lựa chọn chủ đề
(công việc, bộ phận ) (P)
Bước 2: Tìm hiểu hiện
trạng và xác định mục
tiêu (P)
Bước 3: Phân tích dữ kiện
thu thập để xác định
nguyên nhân (P)

Bước 4: Xác định biện
pháp thực hiện trên cơ sở
phân tích dữ liệu (P)
Bước 5: Thực hiện biện
pháp (D)
Bước 6: Xác nhận kết quả
thực hiện (C)
Bước 7: Xây dựng hoặc
sứa đổi các tiêu chuẩn để
phòng ngừa tái diễn (A)
Bước 8: Xem xét các quá
trình trên và xác định dự
án tiếp theo (A)
Giai đoạn1 – Seiri - Sorting –
Sàng Lọc
Lọc và di dời cả vật và lượng
không cần ra khỏi nơi làm
việc
Giai đoạn 2 – Seiton -
Straighten or Set in Order –
Sắp xếp
Sắp xếp trong điều kiện tốt và
an toàn
Giai đoạn 3 – Seisō -
Sweeping – Sạch Sẽ
Chọn phương pháp làm sạch
với đối tượng
Giai đoạn 4 – Seiketsu
-Standardising – Săn Sóc
Ngăn ngừa bụi bẩn và vệ sinh

ở mức cao
Giai đoạn5 – Shitsuke -
Sustaining – Sẵn Sàng
Không sửa đổi với các nhà
máy cũ nhưng đối với các nhà
máy mới, nội quy, quy định
phải được đặt ra trước.
Chỉ mô tả các yếu tố mà một
hệ thống quản lý chất lượng
nên có chứ không mô tả
cách thức mà một tổ chức cụ
thể thực hiện các yêu tố này
*Nội dung tiêu chuẩn yêu
cầu:
Hệ thống quản lý chat lượng
Trách nhiệm của lãnh đạo
Quản lý nguồn lực
Tạo sản phẩm
Đo lường phân tích và cải
tiến
- Định hướng liên tục
vào những yêu cầu
của khách hàng
- Sử dụng các phương
pháp đo lường và
thống kê -> xác định
và đánh giá mức dao
động trong quá trình
sản xuất và kinh
doanh

- Xác định căn nguyên
của vấn đề
- Quản lý chủ động
- Sự hợp tác của nhiều
bên
- Hướng đến sự hoàn
hảo và chấp nhận sự
that bại
Lợi ích
áp dụng
- Tích lũy các cải tiến
nhỏ thành kết quả lớn
- Chỗ làm việc trở nên thuận
tiện, an toàn hơn.
- Nhân viên trong tổ chức có
điều kiện làm việc tốt hơn,
- Tạo ra sự thành công
liên tục
21
Phương pháp 5S
- Giảm các lãnh phí, tăng
năng suất
- Tạo động lực thúc đẩy
các nhân có các ý
tưởng cải tiên
- Tạo tinh thần làm việc
tập thể, đoàn kết
- Tạo ý thức luôn hướng
tới giảm thiểu các lãng
phí

- Xây dựng văn hóa
doanh nghiệp
- Tiết kiệm thời gian tìm
kiếm, giảm lãng phí
- Tận dụng mặt băng, nâng
cao hiệu quả sử dụng nhà
xưởng, máy moc, thiết bị
- Giảm bớt tình trạng trục
trặc nâng cao tính năng máy
móc
- Tăng hiệu suất sử dụng máy
móc thiết bị
- Đảm bảo an toàn cho người
lao động
thõa mãn hơn với công
việc, cải thiện điều kiện an
toàn và sức khỏe, công
việc ổn định hơn, tinh thần
được cải thiện
- Kết quả hoạt động của tổ
chức được cải thiện, tốc độ
quay vòng vốn nhanh, gia
tăng thị phần và lợi nhuận
- Khách hàng và người sử
dụng có thể tin tưởng rằng
họ sẽ nhận được những sản
phẩm phù hợp nhu cầu
- Quan hệ với người cung
cấp và đối tác chặt chẽ
hơn, hiêu nhau hơn, tạo

điều kiện cho nhà cung cấp
và đối tác phát triển ổn
định và cùng tăng trưởng
- Trong xã hội, sức khỏe và
an toàn được cải thiện,
giảm những tác động xấu
đến môi trường, an ninh tốt
hơn, việc thực hiện các yêu
cầu chế định và luật pháp
tốt hơn
- Xác định mục tiêu
thực hiện cho tất cả mọi
người
- Nâng cao giá trị đến
khách hàng
- Gia tăng tỷ lệ các sáng
kiến được thực hiện
- Phối hợp chức năng
chéo: 6 Sigma là một
cách tiếp can để có thể
gia tăng và thúc nay sự
phát triển nhanh chóng,
đồng thời chia sẻ các ý
tưởng mới trong toàn bộ
công ty
- Các chiến lược thay
đổi : giới thiệu sản
phẩm mới, thực hiện các
dự án kinh doanh mới,
tham gia vào các thị

trường mới, tổ chức
kinh doanh mới…, nhận
thức tốt hơn để thực
hiện các điều chỉnh và
sự thay đổi chính cho sự
thành công trong kinh
doanh trong thế kỷ 21.
Các yếu
tố quyết
định sự
Cam kết lãnh đạo cao
nhất
Vai trò của cán bộ quản lý
Cam kết lãnh đạo cao nhất
Vai trò của cán bộ quản lý ở
các phòng ban, tổ nhóm
Sự quan tâm và cam kết của
lãnh đạo
Sự quyết tâm và nỗ lực của
Sự cam kết của lãnh đạo
cấp cao
Nguồn nhân lực tham
22
Phương pháp 5S
thành
công của
hoạt
động
ở các phòng ban, tổ nhóm
Sự nỗ lực tham gia của

mọi người
Việc triển khai cải tiến
được thực hiện lien tục,
hang ngày
Sự nỗ lực tham gia của mọi
người
Việc triển khai cải tiến được
thực hiện lien tục, hang ngày
toàn thể thành viên trong tổ
chức
gia vào các đội dự án cải
tiến
Lựa chọn thực hiện các
dự án 6 sigma
23
Phương pháp 5S
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG 5S TẠI CÔNG TY SHOJI JFE
3.1 Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty
a. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty
b. Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty
- Sản lượng hàng tháng: 2,000 tấn thép/tháng
- Doanh thu hàng tháng: 2,000,000 USD/tháng
3.2 Hoạt động cải tiến chất lượng theo phương pháp 5S tại công ty JSSV
3.2.1 Hoạt động cải tiến chất lượng tại JSSV
- Công ty JSSV là công ty Nhật Bản, với đội ngũ lãnh đạo đến từ Nhật Bản do công ty
mẹ đưa sang, nên các hoạt động cải tiến chất lượng được yêu cầu và tích cực thực hiện
ngay từ những ngày đầu thành lập. Trong đó, việc thực hiện 5S là một trong những hoạt
động chủ yếu trong hoạt động cải tiến chất lượng của công ty.
- Bên cạnh đó, công ty cũng đã và đang thực hiện theo các hệ thống chất lượng ISO 9000,
ISO 14000.

24
Phương pháp 5S
- Trong hoạt động sản xuất, công ty không ngừng khuyến khích việc cải tiến chất lượng,
đề ra các sáng kiến mới và hàng năm có các giải thưởng cho các cá nhân, bộ phận đạt
thành tích tốt tại công ty.
- Các hoạt động đánh giá và kiểm tra việc cải tiển chất lượng được đánh giá định kỳ hàng
tháng. Cuối năm công ty sẽ tổng kết điểm thi đua của các bộ phận.
3.2.2 Hoạt động 5S tại công ty JSSV
3.2.2.1. Đối tượng thực hiện
- Toàn thể nhân viên công ty
- Toàn thể các bộ phận: từ khu vực văn phòng đến khu vực sản xuất.
3.2.2.2. Cam kết của lãnh đạo
- Hoạt động cải tiến chất lượng, trong đó có hoạt động 5S là một trong những mục tiêu
quan trọng đề ra hàng năm của công ty
- Ban giám đốc yêu cầu toàn thể nhân viên thực hiện tốt hoạt động 5S tại khu vực làm
việc của cá nhân đến toàn thể khu vực trong công ty.
- Ban giám đốc tham gia các cuộc họp đánh giá 5S định kỳ hàng tháng, hàng năm của
công ty
- Ban giám đốc chi ngân sách cho các hoạt động đào tạo 5S tại công ty
- Ban giám đốc có các chính sách khen thưởng hàng năm cho những bộ phận thực hiện
tốt hoạt động 5S
3.2.2.3. Hoạt động giới thiệu, đào tạo về 5S tại công ty
Hàng năm, công ty tổ chức đào tạo cho toàn thể nhân viên các kiến thức, lợi ích và hướng
dẫn việc thực hiện 5S
- Đào tạo tại công ty: Nhóm phụ trách 5S trong công ty có trách nhiệm tổ chức đào tạo
liên quan đến hoạt động 5S tại công ty
+ Nội dung đào tạo: kiến thức về 5S, việc thực hiện 5S và lợi ích của việc thực
hiện 5S. Bên cạnh, yêu cầu các cá nhân, bộ phận đưa ra ý kiến đánh giá cho việc thực
hiện 5S của các cá nhân, bộ phận mình đồng thời đưa ra các kiến nghị (nếu có)
+ Thời gian đào tạo: 1 lần trong năm và 1 buổi/lần.

25

×