Tải bản đầy đủ (.doc) (78 trang)

ĐỀ TÀI: Một số điều kiện triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 2000 tại công ty bánh kẹo HẢI HÀ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (408.66 KB, 78 trang )

Lời mở đầu
Trong những năm qua, chất lượng hàng hoá và Quản lý chất
lượng ở nước ta có nhiều chuyển biến tốt, đáng khích lệ. Bước vào thế
kỷ 21, với sự cạnh tranh kinh tế toàn cầu cũng như đòi hỏi chủ động hội
nhập kinh tế quốc tế đã tạo ra những thách thức và áp lực mới trong sản
suất kinh doanh , khiến cho các doanh nghiệp ngày càng chú trọng đến
chất lượng hàng hoá, dịch vụ và việc quản lý chất lượng một cách bài
bản đang trở thành yêu cầu bức thiết đối với doanh nghiệp.
Hiện nay, các có rất nhiều Hệ thống quản lý chất lượng như
ISO 14000, Q.Base, QMS nhưng bộ tiêu chuẩn ISO 9000 phiên bản
2000 là hệ thống được nhiều nước công nhận và được các tổ chức
doanh nghiệp trên thế giới áp dụng rộng rãi, góp phần thúc đẩy giao lưu
toàn cầu trong thời gian tới. Đầu tiên là các doanh nghiệp 100% vốn
nước ngoài, đến nay đã có hơn 900 doanh nghiệp, tổ chức Việt Nam
được chứng nhận theo ISO 9000. Tất nhiên, so với yêu cầu chúng ta còn
phải kiên trì, nỗ lực với hành trình này. Nhất là khi Việt Nam đang
chuẩn bị cho tiến trình hội nhập kinh tế AFTA và WTO trong tương lai
không xa.
Chính vì sự dặc biệt cần thiết của HTQLCL ISO 9000: 2000
nên trong quá trình thực tập tại công ty bánh kẹo Hải Châu, với sự
hướng dẫn của TS.Trương Đoàn Thể em đã chọn đề tài nghiên cứu
chuyên đề là:
“MỘT SỐ ĐIỀU KIỆN TRIỂN KHAI ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT
LƯỢNG ISO 9001: 2000 TẠI CÔNG TY BÁNH KẸO HẢI CHÂU”.

Nội dung gồm có hai phần:
Phần I: Thực trạng công tác quản lý chất lượng tại công ty bánh kẹo
Hải Châu.
Phần II: Một số biện pháp nhằm xây dựng và triển khai áp dụng hệ
thống quản lý chất lượng ISO 9000 : 2000 phù hợp với điều kiện của
công ty bánh kẹo Hải Châu.


Hà Nội Ngày
3/5/2003
Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Thị Khánh Quỳnh
Phần I
KHÁI QUÁT LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA
CÔNG TY BÁNH KẸO HẢI CHÂU
Ι. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
BÁNH KẸO HẢI CHÂU
1. Lịch sử hình thành
Công ty bánh kẹo Hải Châu là một doanh nghiệp nhà nước, thành
viên của Tổng Công ty Mía Đường Ι, trực thuộc Bộ Công Nghiệp Thực
phẩm (nay là Bộ Nông nghiệp và phát Triển Nông), thôn trụ sở chính của
Công ty đặt tại Hà Nội.
Công ty bánh kẹo Hải Châu (trước đây là Nhà Máy Hải Châu) được
thành lập ngày 02/09/1965 với sự giúp đỡ xây dựng của hai tỉnh Thượng
Hải và Quảng Châu Trung Quốc vì vậy mới có tên gọi là Hải Châu
Tên công ty: Công ty Bánh kẹo Hải Châu
Tên giao dịch: Hai Chau confectionery company
Địa điểm: 15 Mạc Thị Bưởi Minh Khai Q. Hai Bà Trưng Hà Nội
Điện thoại: 862482 .
Fax: 8621520
Với tổng diện tích mặt bằng (tính cả phần mở rộng) là 55000 m
2
Trong đó :
Nhà xưởng: 23000 m
2
Văn phòng: 3000m
2
Kho bãi: 5000m

2
Phục vụ công cộng: 24000m
2
2. Các giai đoạn phát triển của Công ty
* Thời kỳ đầu thành lập
Khi thành lập nhà máy có ba phân xưởng chính:
-Phân xuởng mỳ sợi với 6 dây chuyền sản xuất bán cơ giới, công
suất từ 2,5 - 3 tấn /ca, sản phẩm chính là mì sợi lương thực, mì thanh,
mì hoa
-Phân xưởng kẹo với 2 dây chuyền bán cơ giới, công suất 1,5 tấn /
ca, chuyên sản xuất kẹo cứng, kẹo mềm (chanh, cam, cà phê. . . )
- Phân xưởng bánh gồm một dây chuyền bán cơ giới, công suất 2,5
tấn /ca chuyên sản xuất bánh quy nh: Hương thảo, quy dứa, quy bơ, quy
cam và bánh lương khô (phục vụ quốc phòng).
Năm 1972 nhà máy Hải Châu tách phân xưởng kẹo sang nhà máy
miến Hà Nội sau này thành lập nhà máy Hải Hà ( nay là Công ty bánh kẹo
Hải Hà thuộc bộ Công nghiệp ). Cũng trong thời gian này nhà máy có thêm
6 dây chuyền sản xuất mì sợi lương htực của Liên Xô (cũ), và xây dựng 1
dây chuyền thủ công sản xuất bánh kem xốp.
Nhiệm vụ chức năng của nhà máy trong thời gian này là sản xuất để
phục vụ cho nhu cầu lương thực của quốc phòng và của các nhu cầu khác.
Hoạt động của Công ty theo cơ chế tập trung, trình độ công nghệ
thấp, lao động thủ công là chủ yếu. Số cán bộ công nhân viên bình quân
880 người/năm
* Thời kỳ 1976-1985
Đây là thời kỳ khắc phục hậu quả chiến tranh và bắt đầu có sự sắp
xếp lại sản xuất theo hướng mới ‘’sản xuất hàng hoá”. Đất nước được giải
phóng, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà máy hoạt động sản xuất kinh
doanh. Năm 1976 nhà máy sát nhập với nhà máy sữa Mẫu Sơn (Lạng Sơn),
thành lập thêm phân xưởng sấy phun, phân xưởng náy sản xuất mặt hàng là

sữa đậu nành và sữa bột trẻ em, hai mặt hàng này đều không mang lại hiệu
quả nên nhà Máy chuyển sang sản xuất bột canh ( hiện nay là một trong
những sản phẩm có uy tín cũng như có khả năng cạnh tranh mạnh của
Công ty ), sau này phân xưởng đổi tên là phân xưởng bột Canh.
Năm 1978 bộ Công nghiệp thực phẩm điều động thêm 4 dây chuyền
sản xuất mì ăn liền từ Công ty Sam Hoa (thành phố HCM). Công suất 2,5
tấn/ca. Khi các dây chuyền này lắp đặt xong và đưa vào sản xuất thì Hải
Châu trở thành nơi cung cấp mì đầu tiên ở miền Bắc. Do nhu cầu thị trường
tăng nhanh nhà máy đã thanh lý hai dây chuyền này năm 1982 do khó khăn
về bột mì và nhà Nước bỏ chế độ độn bột mì sợi thanh lương thực Công ty
được bộ công nghiệp thực phẩm cho ngưng hoạt động phân xưởng mì nhà
máy đã tận dụng mặt bằng phân xưởng và lao động bằng cách đầu tư 12 lò
sản xuất bánh kem xốp công suất 240 kg/ca. Đây là sản phẩm đầu tiên xuất
hiện ở miền Bắc.
Số cán bộ công nhân viên bình quân trong giai đoạn này là250
người/năm.
* Thời kỳ 1986-1991
Cùng với cả nước chuyển đổi sang cơ chế thị trường, nhà Máy đã bắt
đầu chuyển sang kinh doanh tự bù đắp chi phí không còn sự bao cấp của
nhà nước. Năm 1989 tận dụng nhà xưởng của phân xưởng sấy phun nhà
máy lắp đặt dây chuyền sản xuất bia với công suất 2000 lít/ngày.
Năm 1990 –1991 nhà máy lắp đặt thêm một dây chuyền sản xuất
bánh quy Đài Loan nướng bằng lò điện với công suất 2,5-2,8 tấn/ca.
Số cán bộ công nhân viên bình quân trong giai đoạn này là 950
người/năm.
Giai đoạn này sản phẩm của nhà máy chịu sự cạnh tranh của thị
trường vì vậy đây cũng là thời kỳ khó khăn của nhà Máy.
Sau 1991 nhà máy đổi tên thành Công ty bánh kẹo Hải Châu với tổng
số vốn pháp định gần 5 tỷ đồng.
* Thời kỳ 1992 đến nay

Công ty thực hiện sắp xếp lại sản xuất theo chủ trương mới đẩy
mạnh sản xuất các mặt hàng truyền thống, đầu tư mua sắm các trang thiết
bị mới, thay đổi mẫu mã mặt hàng nâng cao chất lượng sản phẩm cho phù
hợp với thị hiếu người tiêu dùng.
Năm 1993 Công ty đầu tư mua một dây chuyền sản xuất bánh kem
xốp của Đức với công suất 1 tấn / ca. Đây là dây chuyền sản xuất bánh hiện
đại nhất Việt Nam lúc bấy giờ.
Năm 1994 Công ty đầu tư tiếp một dây chuyền phủ Sôcôla của Đức
công suất 500kg/ ca, dây chuyền này có thể phủ Sôcôla cho các tất cả các
loại bánh. Năm 1995 được sự tài trợ của Australia trong chương trình
chống biếu cổ Công ty đã đầu tư dây chuyền sản xuất bột canh Iôt công
suất 2-4 tấn / ca.
Năm1996 Công ty mua hai dây chuyền kẹo với công suất 4 tấn / ca.
Còng trong năm 1996 một bộ phận của Công ty đã liên doanh với Bỉ thành
lập Công ty liên doanh sản suất Sôcôla, sản phẩm này chủ yếu xuất khẩu ra
nước ngoài ( chiếm 70% ).
3. Truyền thống, uy tín, đặc trưng văn hoá của Công ty
35 năm xây dựng và trưởng thành, trải qua bao nhiêu thăng trầm khó
khăn nhưng toàn thể cán bộ công nhân viên đã đoàn kết một lòng, xây
dựng Công ty không ngừng phát triển vững mạnh đi lên. Đến hôm nay
Công ty Bánh kẹo Hải Châu được biết đến không chỉ là một đơn vị làm
kinh tế giỏi mà còn là một điểm sáng văn hoá cũng như trong an ninh quốc
phòng
Phát huy truyền thống uống nước nhớ nguồn hàng năm Công ty đã
trích một phần lợi nhuận để giúp đỡ các gia đình thương binh liệt sĩ khó
khăn, nhận phụng dưỡng suốt đời một số mẹ Việt Nam anh hùng, những
việc làm nghĩa cử tốt đẹp đó đã được Bộ lao động và Thương binh xã hội
tặng nhiều bằng khen
Bên cạnh đó Công ty là một đợn vị xuất sắc trong tham gia công tác an
ninh quốc phòng của thành phố, thường xuyên nhận được bằng khen giấy

khen của các đơn vị cấp trên. Năm 1993 được Bộ tư lệnh Quân khu tặng
bằng khen là đợn vị bắn giỏi. Năm 1995 đạt giải nhất hội thao bảo dưỡng
sửa chữa súng. . . gần đây nhất năm 1999 là đơn vị tham gia phong trào thi
đua lực lượng vũ trang Quận Hai Bà Trưng. Được UBND Quận tặng bằng
khen về thực hiện Nghị định 19/CP trong suốt quá trình tham gia công tác
quốc phòng giai đoạn(1994-1999) và nhận được huân chương chiến công
hạng nhì trong giai đoạn (1995-2000).
4.Chức năng nhiệm vụ và đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty.
4.1 Chức năng nhiệm vụ của Công ty.
Theo giấy phép kinh doanh cấp ngày 29/9/1994 nhiệm vụ sản xuất
kinh doanh chủ yếu của Công ty gồm:
-Kinh doanh các sản phẩm bánh kẹo .
-Kinh doanh mì ăn liền.
-Kinh doanh bét gia vị.
-Kinh doanh nước uống có cồn và không có cồn .
-Kinh doanh vật tư, nguyên vật liệu, bao bì ngành công nghiệp thực
phẩm.
-Xuất nhập khẩu trực tiếp với nước ngoài những mặt hàng Công ty
kinh doanh.
4. 2 Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty
Công ty bánh kẹo Haỉ Châu thuộc loại hình doanh nghiệp công nghiệp
thực hiện hoạt động sản xuất chế biến thành phẩm. Nguyên liệu chủ yếu mà
Công ty sử dụng là các loại hưong liệu, sản phẩm sản xuất ra là các loại
thành phẩm khô được bao gãi theo mẫu mã nhất định.
Do đặc điểm của sản phẩm nên bộ máy sản xuất của Công ty được
chia làm 5 phân xưởng, trong đó có một phân xưởng phụ là phân xưởng cơ
điện phục vụ, sữa chữa hỏng hóc cho các phân xưởng khác. Các phân
xưởng chỉ sản xuất một loại sản phẩm nên có tính độc lập tương đối. Mỗi
phân xưởng thực hiện một công nghệ, chương trình khép kín với chu kì
ngắn hạn, các dây chuyền đều là bán tự động (máy móc kết hợp với thủ

công), do vậy các sản phẩm đều có bước công nghệ tương đối ngắn, nên
cuối tháng Ýt có sản phẩm dở dang.
Trong các sản phẩm của Công ty thì Bột Canh có khối lượng tiêu thụ
tương đối lớn và ổn định trong các năm, còn các sản phẩm bánh kẹo khác
có khối lượng tiêu thụ không ổn định do nhu cầu thị trường luôn thay đổi.
Điều này dẫn đến kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty cũng không
đều giữa các tháng ( vì thời hạn bảo quản của sản phẩm ngắn ). Do vậy, ở
những thời điểm cần sản xuất với khối lượng lớn Công ty phải sử dụng lao
động thời vụ để đảm bảo cung ứng đủ cho nhu cầu dự trữ và tiêu thụ.
Thị trường tiêu thụ chủ yếu của Công ty là các tỉnh phía Bắc, Hà nội,
Hải Phòng, Lạng Sơn. . . Khách hàng chính là các đại lý, cửa hàng bán
buôn, bán lẻ. . . hiện nay Công ty có 300 đại lý và khách hàng có quan hệ
thường xuyên.
Công ty đã có hơn 70 chủng loại hàng hoá với mẫu mã bao bì hấp dẫn
mang đậm dấu Ên Hải Châu, qui cách đa dạng, thực hiện mã số mã vạch đủ
tiêu chuẩn quốc tế. Sản phẩm của Công ty đã đạt nhiều giải thưởng cao
trong các kỳ hội chợ, triển lãm, được nhiều người tiêu dùng ưa thích và
bình chọn là hàng “chất lượng cao”.
Phn II
thc trng cụng tỏc Qun lý cht lng ti cụng ty bỏnh ko Hi Chõu
. C IM KINH T K THUT NH HNG N CễNG
TC QLCL TI CễNG TY BNH KO HI CHU
T nm 1995 n nay Cụng. ty ó khụng ngng phỏt trin i lờn t
doanh thu nm sau cao hn nm trc, giỏ tr sn xut cụng nghip bỡnh
quõn tng 20%, thc hin cỏc khon np ngõn sỏch mi nm tng 15-20%
s d nh vy l do nhng c trng sau õy:
1.c im c cu t chc b mỏy qun lý trong Cụng ty.
1. 1 C cu t chc b mỏy qun lý.
T chc b mỏy qun lý ca Cụng ty th hin bng s sau:
S 1: C cu t chc v qun lý ca Cụng ty bỏnh ko Hi Chõu

Da vo s ta thy t chc qun lý ca Cụng ty gm 2 cp : Cp
Cụng ty v cp phõn xng. cp Cụng ty, c cu t chc b mỏy qun tr
Giám đốc
PGĐ kinh
doanh
PGĐ kỹ thuật
Phòng
hành
chính
quản trị
Phòng
kế
hoạch
vật t
Phòng
tổ chức
Phòng
tài vụ
Ban
bảo
vệ
Ban
xây
dựng
Phòng
kỹ thuật
Phân
xởng
bánh I
Phân

xởng
bánh 2
Phân
xởng
bánh 3
Phân
xởng
bột canh
Phân
xởng
kẹo
Phân
xởng
điện
Bộ phận
in điện
tử
theo kiểu trực tuyến - chức năng, là một kiểu cơ cấu kết hợp, theo kiểu này
thì đường quản trị từ trên xuống vẫn tồn tại kết hợp với việc bố trí các
phòng ban chức năng theo lĩnh vực công tác. Đây là một hình thức phân
cấp quản lý trong doanh nghiệp nhằm tận dụng được ưu điểm đồng thời
hạn chế nhược điểm của cơ cấu trực tuyến và cơ cấu chức năng.
Ở Công ty bánh kẹo Hải Châu cấp Công ty bao gồm: Ban Giám Đốc
và các Phòng ban chức năng. Cụ thể:
Theo mô hình này Giám Đốc Công ty được sự giúp đỡ của 2 Phó
Giám đốc, các phòng ban chức năng, các chuyên gia trong việc bàn bạc,
suy nghĩ tìm ra giải pháp tối ưu cho những vấn đề phức tạp thường xuyên
xẩy ra trong quá trình kinh doanh. Tuy nhiên quyền quyết điịnh cao nhất
vẫn thuộc về Giám đốc Công ty.
Hai Phó Giám đốc và các phòng ban chức năng gồm: Phòng tài vụ,

phòng Kế hoạch vật tư, phòng Tổ chức có nhiệm vụ tham mưu cho toàn
bộ hệ thống và Giám Đốc trong việc ra các quyết định quản lý.
Bộ phận sản xuất gồm các phân xưởng thì hoạt động độc lập và chịu
sự quản lý trực tiếp của Phòng kỹ thuật và Phó Giám đốc kỹ thuật.
Cơ cấu này rất phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công
ty, là một đơn vị sản xuất mặt hàng tiêu dùng thường xuyên có qui mô vừa
phải, nhờ vậy đã phát huy năng lực chuyên môn cũng như có sự phối hợp
nhịp nhàng giữa các bộ phận, thu hút được nhiều chuyên gia giỏi trong
từng lĩnh vực nhưng vẫn đảm bảo quyền chỉ huy của Giám đốc.
1. 2 Chức năng nhiệm vụ, quyền hạn từng phòng ban
* Ban giám Giám đốc
Phụ trách chung và phụ trách một số công tác cụ thể sau:
-Công tác tổ chức cán bộ, lao động tiền lương.
-Công tác tài chính, thống kê, kế toán.
-Tiến bé khoa học kỹ thuật và đầu tư xây dựng cơ bản.
-Giúp đỡ trực tiếp cho Giám đốc là hai Phó giám đốc.
* Phó giám đốc kinh doanh
Giúp việc cho giám đốc, phụ trách công tác sau:
-Công tác kinh doanh tiêu thụ sản phẩm (Phòng kế hoạch vật tư)
-Công tác hành chính quản trị và bảo vệ (Phòng hành chính và ban xây
dựng cơ bản)
* Phó giám đốc kỹ thuật
Giúp việc cho giám đốc, phụ trách công tác sau:
-Công tác kỹ thuật(thuộc phòng kỹ thuật)
-Công tác bồi dưỡng và nâng cao trình độ công nhân, công tác bảo hộ
lao động (phòng tổ chức tiền lương)
* Các phòng ban chức năng
Giúp ban giám đốc về các mặt:
-Công tác tổ chức cán bộ, lao động tiền lương
-Soạn thảo các nội qui, quui chế quản lý, các qui định công văn chỉ thị

-Điều động tuyển dụng lao động
-Công tác đào tạo
-Công tác bảo hộ lao động, giải quyết chế độ chính sách về lao động
-Công tác hồ sơ nhân sự
Phòng kỹ thuật
Giúp đỡ giám đốc về các mặt:
-Công tác tiến bộ học kỹ thuật,
-Quản lý xây dựng kế hoạch, nghiên cứu các mặt hàng mới, mẫu mã
bao bì soạn thảo các chương trình qui phạm,
-Giải quyết các sự cố máy.
Phòng kế toán và thống kê tài chính
Tham mưu cho giám đốc về công tác kế toán thống kê, tài
Phòng kế hoạch vật tư
Giúp đỡ giám đốc về các mặt công tác:
-Công tác kế hoạch tổng hợp ngắn hạn (1năm), dài hạn, kế hoạch tác
nghiệp.
-Quản lý cung ứng vật tư , nguyên vật liệu, dụng cụ, thu hồi phế liệu.
-Tiêu thụ sản phẩm tổ chức các hoạt động Maketing, vận chuyển bốc
xếp.
-Xác nhận theo dõi công nợ của khách hàng.
-Kế hoạch sữa chữa đầu tư thiết bị máy móc.
Phòng hành chính
Giúp đỡ giám đốc về các mặt:
-Công tác hành chính quản trị, công tác đời sống, y tế sức khoẻ.
Ban bảo vệ:
Giúp Giám đốc về công tác bảo vệ nội bộ, công tác tự vệ và thực hiện
nghĩa vụ quân sự
Ban thi đua:
Tham mưu cho giám đốc về công tác vận động, tổ chức các phong
trào thi đua, các xét duyệt khen thưởng, tổng kết báo cáo thành tích

về các mặt hoạt động.
Ban xây dựng cơ bản:
Giúp giám đốc về xây dựng cơ sở hạ tầng, thực hiện kế hoạch sữa
chữa nhỏ.
C ác cửa hàng giới thiệu sản phẩm và các văn phòng đại diện :
Giúp giám Đốc về một số công việc kinh doanh, dịch vụ bán buôn,
bán lẻ, phân phối và đưa nhãn hiệu Hải Châu đến tay người tiêu
dùng ở khu vực như Hà nội, Tp HCM
2. Đặc điểm về nguồn nhân lực
Cơ cấu lao động:
Bảng 1: Cơ cấu lao động của Công ty trong 3 năm gần đây 2000-2002
(Đơn vị: người)
Bộ phận
Năm2001 Năm 2002 Năm2003
Số
tuyệt
đối
Số
tương
đối(%)
Số
tuyệt
đối
Số
tương
đối(%)
Số
tuyệt
đối
Số

tương
đối(%)
Lao động gián tiếp 171 20 129 15 93 10,3
Lao động trực tiếp 685 80 731 85 807 89,7
Tổng 856 100 860 100 900 100
Lực lượng lao động là yếu tố cơ bản quyết định sự thành bại của
một doanh nghiệp. Công ty bánh kẹo hải Châu có một lực lượng lao động
dồi dào ổn định và có xu hướng tăng trong các năm gần đây. Cụ thể ta thấy
trong 3 năm qua lực lượng lao động dao dộng trong khoảng 850-900
người /năm. Lực lượng lao động trong Công ty chia thành hai bộ phận là
lao động trực tiếp và lao động gián tiếp.
Lao động gián tiếp: Bao gồm Giám đốc, hai Phó Giám đốc, các
phòng ban chức năng và đội ngũ nhân viên phục vụ như ban hành chính,
ban bảo vệ, y tế lực lượng này nằm trong biên chế chính thức của Công
ty, có nhiệm vụ phụ trách và quản lý các lĩnh vực chức năng. Để phù hợp
với chủ trương gọn nhẹ và hiệu quả hoá bộ máy hành chính nên lực lượng
này có xu hướng giảm dần trong 3 năm gần đây, cụ thể năm 2000 chiếm
20%, năm 2001 giảm xuống 15% và chỉ còn 10% trong tổng số cán bộ
công viên toàn Công ty vào năm 2002 điều này làm giảm đáng kể chi phí
hoạt động so với trước đây. Hầu hết bộ phận lao động này đều có bằng cao
học, đại học và trình độ chuyên môn vững vàng.
Lao động trực tiếp : bao gồm công nhân sản xuất và công nhân kỹ
thuật. Số lao động này chủ yếu tập trung ở 4 phân xưởng chính và phân
xưởng phụ trợ,lực lượng này chủ yếu làm theo hợp đồng lao động có thời
hạn được ký với Giám đốc, thời hạn hợp đồng thường là từ 1-2 năm. Lao
động trực tiếp chiếm khoảng 85-90% trong tổng số lao động toàn Công ty
và có xu hướng ngày càng tăng do sự mở rộng của quy mô sản xuất. Cụ thể
năm 2000 chiếm 80% thì nay đã tăng lên 90%. Hầu hết công nhân đều có
trình độ tay nghề cao, bậc thợ bình quân là 4,5.
Hai lực lượng lao động này tuỳ theo chức năng nhiệm vụ và trình độ

chuyên môn mà Công ty bố trí lĩnh vực công tác hợp lý, đảm bảo mọi khâu,
mọi bộ phận trong guồng máy quản lý đều có việc làm, điều này thể hiện
rất rõ trong sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty. Nhờ sự đổi mới và phân bố
hợp lý trong cơ cấu lao động nên đã phát huy năng lực của các cá nhân, tập
thể, tạo ra động lực mạnh mẽ đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh
đạt kết quả cao.
Công tác nhân sự
Để góp phần nâng cao hiệu quả lao động thì công tác quản trị nhân sự
cũng được Công ty rất chú trọng. Công ty thường xuyên tổ chức các cuộc
thi tay nghề theo quý hoặc theo năm, cử các cán bộ công nhân viên tham
gia các khoá đào tạo ngắn, dài hạn để không ngừng nâng cao trình độ
chuyên môn. Đối với các lĩnh vực chuyên môn xét thấy cán bộ trong Công
ty không đảm nhiệm được thì Công ty tiến hành tuyển dụng từ bên ngoài
thông qua phỏng vấn và kiểm tra trình độ.
Để tạo ra đòn bẩy kinh tế Công ty đã áp dụng linh hoạt các hình thức
tiền lương và chế độ khen thưởng. Đối với lực lượng lao động gián tiếp thì
hưởng lương theo hiệu quả công việc và số năm công tác, Lực lượng lao
động trực tiếp thì tính lương theo bậc thợ và năng suất lao động. Công ty
còn thực hiện đầy đủ chế độ BHYT & BHXH theo đúng quy định của nhà
Nước, đây là nguồn động viên khích lệ khônh nhỏ đối với toàn thể lao
động, thu nhập bình quân người lao động hiện nay là 950-1000 ngàn đồng/
năm.
Để khuyến khích người lao động Công ty thường xuyên tổ chức các
hoạt động thi đua và có chế độ khen thưởng kịp thời đối với những cá nhân,
tập thể có thành tích suất sắc vì vậy đã tạo ra được môi trường làm việc
hăng say thi đua trong toàn Công ty.
Bên cạnh đó công tác bảo hộ lao động cũng được Công ty hết sức chú
trọng đầu tư. Hàng năm các nhân viên trong Công ty được nghỉ lễ 8 ngày,
nghỉ phép 12 ngày, không sử dụng lao động dưới 18 tuổi, không bố trí lao
động nữ ở những nơi làm việc nặng nhọc, độc hại. Tổ chức khám sức khoẻ

định kỳ, hoàn thiện điều kiện làm việc, điều kiện vệ sinh an toàn, thực hiện
chế độ phụ cấp độc hại 1%.
3.Đặc điểm về máy móc thiết bị
. Thiết bị công nghệ là yếu tố trực tiếp nâng cao chất lượng sản phẩm,
cải tiến mẫu mã, mở rộng thị trường. Trong những năm gần đây, chuyển
sang cơ chế thị trường cạnh tranh quyết liệt, để đáp ứng nhu cầu thị trường
ngày càng phong phú và đa dạng của người tiêu dùng, Công ty đã không
ngần ngại đầu tư chiều sâu, trang bị công nghệ mới vào sản xuất. Cụ thể:
Bảng 2: Cơ cấu máy móc thiết bị của Công ty
Stt
Tên máy chính
Năm sử
dụng
Công suất
( tấn/ ca)
Nguồn gốc
Giá trị
còn lại
(Tr. đồng)
1
- Dây chuyền bánh
quy
1991 2,12 Đài Loan 0
2
- DC. Bánh kem
xốp
1993 1 CHLB Đức 0
3 - Máy bao gãi 1994 0,5 Triều Tiên 0
4 - Máy phủ Socola 1994 1 CHLB Đức 0
5 - DC. kẹo cứng 1996 2,4 CHLB Đức 0

6 - DC. kẹo mềm 1996 3 CHLB Đức 0
7
- DC. sản xuất bánh
mềm
1999 0,2 CHLB Đức 3000
8
- DC.sản xuất
Sôcôla
2001 0,2 CHLB Đức 4500
Ta thấy đa phần máy móc thiết bị (MMTB ) của Công ty đều có
nguồn gốc Châu Âu, Tiều Tiên, Đài Loan. . . . được nhập mới 100%. Tính
đến nay tổng số tiền đầu tư cho MMTB của Công ty là trên 50 tỷ đồng,
bình quân 5 tỷ đồng / 1 năm, luôn cân đối với nguồn vốn kinh doanh và
chiếm một tỷ trọng đáng kể. Nguồn vốn đầu tư cho MMTB chủ yếu là vốn
vay ngân hàng và một phần vốn tự có của Công ty, vì vậy thời gian tính
khấu hao thường là từ 3 đến 5 năm điều này đặt ra một thách thức lớn cho
Công ty trong việc sử dụng có hiệu quả MMTB, những năm qua do nhu
cầu của thị trường về sản phẩm của Công ty tăng nhanh nên hầu hết
MMTB đều hoạt động hết công suất tối đa, tính đến nay tất cả máy móc
đầu tư từ thời gian trước đều đã khấu hao gần hết (Công ty áp dụng phương
pháo tính khấu hao đều).
Song song với việc với việc đầu tư đổi mới thì công tác Quản lý
công nghệ là không thể thiếu, để nhằm mục đích phát huy hiệu quả sử dụng
vốn và tiết kiệm chi phí sản xuất, công việc này do Phòng kỹ thuật phụ
trách.
Công ty đã thực hiện chương trình quản lý thiết bị. Đối với thiết bị
nhập mới hoàn toàn thì triển khai tiếp nhận và lắp đặt dây chuyền sản xuất,
đảm bảo đúng tiến độ, an toàn, hiệu quả. Đối với ngững dây chuyền quá cũ
và lạc hậu sản xuất không có lãi thì Công ty không ngần ngại loại bỏ (nh
dây chuyền sản mỳ ăn liền và bia). Tuy nhiên có những dây chuyền đã

khấu hao hết song vẫn còn tốt, để tiết kiệm nguồn vốn đầu tư Công ty đã
bỏ ra hàng trăm triệu đồng để nâng cấp hiện đại hơn.
Cụ thể năm 1998 đã đầu tư mở rộng dây chuyền sản xuất bánh Hải
Châu của Đài Loan từ công suất 2,1 tấn / ca lên 4 tấn / ca; Năm 2001 mở
rộng dây chuyền sản xuất bánh Kem xốp (của CHLB Đức) lên công suất
1,6tấn / ca .
Do phải hoạt động hết công suất nên Công ty đã có chế độ sữa chữa
MMTB: đại tu 3 năm / lần, cải tạo sữa chữa cơ bản hệ thống điện, nước, lắp
đặt một số đồng hồ, công tơ điện cho một số phân xưởng, bộ phận đảm bảo
an toàn về điện. Nhờ vậy sản phẩm của Hải Châu trong những năm gần đây
liên tục có mặt trong TOPTEN hàng Việt Nam chất lượng cao, cùng nhiều
giải thưởng khác.
4. Tình hình cung ứng dữ trữ nguyên vật liệu
* Tình hình cung ứng nguyên vật liệu
Do đặc điểm sản phẩm của Công ty chủ yếu là bánh kẹo và bột canh nên
cần có một số NVL sau:
- NVL chính gồm có: bột mì, đường kính, dầu thực vật, sữa bột và
muối
- NVL phụ gồm có: hương liệu, phẩm màu và một số phụ gia khác
Các NVL này được nhập từ nước ngoài và một số ở trong nước. Sản
phẩm bánh kẹo có chất lượng cao phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng NVL
và chất lượng khâu cung ứng các yếu tố đầu vào. Nhận thức được điều đó
nên trong những năm qua Công ty đã rất chú trọng đến khâu cung ứng
nguyên vật liệu, đặc biệt là phải đảm bảo đúng số lượng, chất lượng, chủng
loại, tính đồng bộ cũng như thời gian cung ứng. Để làm tốt điều đó Công ty
đã rất thận trọng trong việc lựa chọn đối tác cung ứng kết hợp với việc tổ
chức hoạt động mua của mình trên tất cả các thị trường yếu tố sản xuất
bằng nhiều phương thức khác nhau như:
-Trao đổi hàng của mình lấy các yếu tố sản xuất cần thiết
-Trả tiền trước (một phần hoặc toàn bộ) rồi nhận hàng sau một thời

gian nhất định
-Trả tiền sau khi nhận được hàng
Nhờ sù linh hoạt đó nên trong thời gian qua công tác cung ứng đã
đượcphòng kế hoạch vật tư đảm nhiệm rất tốt, tạo được mối quan hệ ổn
định, thường xuyên lâu dài với một số nhà cung ứng có uy tín trên thị
trường. Cụ thể:
Đối với các nguyên liệu như bột mỳ, dầu ăn, hương liệu phải nhập từ
nước ngoài, thường là từ Anh, Pháp, Trung Quốc thì Công ty phải nhập
qua khâu trung gian và chịu ảnh hưởng rất lớn của sự biến động thị trường
nứơc ngoài. Để tránh rủi ro Công ty đã lựa chọn nhiều nhà cung ứng trung
gian khác nhau, trong đó có một số đối tác có quan hệ thường xuyên lâu
năm như: Công ty Thương Mại Bảo Phước, Công ty Thương Mại Tiến
Thuận, Cônng ty Nông sản An Giang, Công ty Lương thực Thăng Long
Đối với các nguyên liệu có thể thay thế và mua được trong nước thì
Công ty thường mua trực tiếp từ người sản xuất thông qua ký hợp đồng dài
hạn với họ nhờ vậy mà đã thuận lợi hơn trong việc kiểm soát chất lượng
cũng như giá cả, Công ty có quan hệ thường xuyên với Công ty TNHH Phú
Thành, Công ty Mai Lợi, Viện công nghệ thực phẩm, HTX Ba Vì So với
NVL ngoại nhập thì NVL trong nước có tính ổn định cao hơn.
* Tình hình dự trữ nguyên vật liệu (NVL)
Các loại NVL của Công ty đều được tiến hành dự trữ liên tục, tránh
được sự bất định của quan hệ cung cầu trên thị trường thì dự trữ sản xuất là
một đòi hỏi khách quan.
Do đặc điểm các NVL bột mì, đường, dầu thực vật là không dễ bảo
quản, thường xuyên bị Èm mốc mối mọt và chuột bọ, gây hao hụt về số
lượng cũng nh làm giảm đáng kể chất lượng NVL. Để tránh tình trạng đó
Công ty đã có các biện pháp sau:
-Thực hiện tốt công tác tiếp nhận NVL vào kho, cấp phát đúng số
lượng, chủng loại theo đúng yêu cầu của bộ phận sản xuất.
-Thường xuyên kiểm tra, bảo quản, tăng cường các biện pháp chống

Èm mốc, mối mọt để tăng thời gian dự trữ NVL trong kho.
-Đầu tư nâng cấp hệ thống kho tàng (Mặt bằng, hệ thống điện nước,
quạt thông gió ). Đồng thời bố trí các cán bộ thủ kho có năng lực
chuyên môn và tinh thần trách nhiệm cao trong công việc.
Ngoài ra để tránh dự trữ quá nhiều sẽ gây ra tình trạng ứ đọng vốn
hay dự trữ quá Ýt sẽ làm gián đoạn quá trình sản xuất Công ty đã tính toán
lượng dự trữ tối ưu để giảm thiểu chi phí dự trữ, qua đó làm giảm giá thành
sản xuât phẩm. Đặc biệt vào các dịp lễ tết, cuối năm thì lượng dự trữ trước
đó bao giờ cũng lớn. Thông thường để tính toán lượng dự trữ Công ty căn
cứ vào:
- Lượng tiêu dùng NVL bình quân trong 1 ngày đêm.
-Thời gian cần dự trũ.
5. Tình hình tài chính của Công ty
* Vốn và các nguồn hình thành
Vốn là một trong những yếu tố quyết định năng lực sản xuất kinh
doanh của Công ty, vốn của Công ty đã tăng lên rất nhanh trong mấy năm
qua. Vốn pháp định là 4.983.000 đồng từ ngày có quyết định thành lập
doanh nghiệp và giấy phép kinh doanh 9/1/1995 thì nay đã tăng lên 21 tỷ
đồng, trong đó vốn lưu động 6 tỷ, vốn cố định 15 tỷ đồng.
Nguồn vốn kinh doanh cũng tăng rất nhanh trong các năm qua, hiện
nay là 50 tỷ đồng, gồm 15 tỷ đồng vốn lưu động và 35 tỷ đồng vốn cố định.
Là một doanh nhà nước trực thuộc Tổng Công ty nên vốn của Công ty bánh
kẹo Hải Châu chủ yếu có từ các nguồn sau:
-Vốn do ngân sách cấp.
-Vốn tự có của Công ty.
-Vốn vay ngân hàng.
-Vốn vay từ Tổng Công ty.
-Và các nguồn vốn khác.
* Đánh giá khái quát tình hình tài chính của Công ty
Bảng 3: Phân tích cơ cấu nguồn vốn của Công ty giai đoạn 2001-2002

Năm 2001 Năm 2002
Năm 2002 so
năm 2001
Số tiền
( trđ)
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
( trđ)
Tỷ
trọng
(%)
Số
tiền
( trđ)
Tỷ trọng
(%)
A. Nợ phải trả 14.023 27,2 14.555,3 27,9 532,3 103,8
I. Nợ ngắn hạn 5.596,4 10,9 5.523,2 10,6 -73,2 98,7
II. Nợ dài hạn 7.823,9 15,2 8.703,3 16,7 879,4 111,3
III. Nợ khác 602,7 1,1 328,7 0,6 -27,4 54,5
B. Nguồn vốn
CSH
37.539 72,8 37.614,4 72,1 75,4 100,2
I. Nguồn vốn
quỹ
28.339 54,56 28.414,4 54,5 75,4 100,3
II.Nguồn kinh
phí

9.200 17,84 9.200 17,6 0 0
Tổng cộng 51.562 100 52.169,7 100 607,7 101,2
5. Tình hình tài chính của Công ty
Thông qua bảng phân tích ta thấy mặc dù nguồn vốn chủ sở hữu
năm 2000 tăng so năm 2001 cả về số tuyệt đối (75,4 triệu đồng) và số
tương đối (đạt 100,2%) nhưng tỷ trọng trong tổng số nguồn vốn lại giảm
xuống 72,2% trong khi đó nợ phải trả tăng lên 532,3 (Triệu đồng) tương
ứng tăng 103,7%. Điều đó đơn vị đã tăng cường đi chiếm dụng vốn, thực tế
lượng đi vay để xây dựng cơ bản (XDCB) mua sắm tài sản cố định tăng lên
879,4 triệu đồng, tăng 111,3 % so với năm 2000, tài sản ký gửi, ký cược
dài hạn giảm xuống 73,2 triệu đồng đây là một cố gắng lớn của Công ty
nhằm đầu tư xây dựng cở sở vật chất kỹ thuật trang bị công nghệ mới cho
hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên xét về tỷ suất tài trợ vẫn khá cao, năm 2000 là 72,8% và
72, 1% năm 2001 cho thấy khả năng tài chính của Công ty vẫn đảm bảo,
phần lớn tài sản cố định của đơn vị được đầu tư bằng số vốn của mình,
chứng tỏ khả năng độc lập về mặt tài chính của Công ty
Bảng 4: Phân tích cơ cấu tài sản của Công ty
Chỉ tiêu
Năm 2001 Năm 2002
Năm 2002 so
với năm 2001
Số tiền
(trđ)
Phần
trăm
(%)
Số tiền
(trđ)
Phần

trăm
(%)
Số tiền
(trđ)
Phần
trăm
(%)
A.TSLĐ và ĐTDH 22.003 42,7 21,411 41,04 -592 97,3
-Tiền măt. 7.382,1 14,3 7.148,2 13,7 -233,4 0,97
- Đầu tư tài chính. 602,7 1,16 166,8 0,32 -435,9 0,28
-Phải thu 12.976 25,2 13.099 0,25 123 101
-Hàng tồn kho 663 1,29 677 1,3 14 100,02
-TSLĐ khác 139,8 0,27 66,023 0,13 -73,78 48
-Chi sự nghiệp 302,1 0,59 2.536,4 0,48 -48,6 84
TSCĐ và ĐTDH 29.559 57,3 30.758,
7
58,95 1.199,7 104
-TSCĐ 27.366 53 28.909 55,4 1.543 105,6
-Đầu tư dài hạn 963 1,87 503,8 0,97 -459,2 0,53
-Chí phí XDCB 1230 2,43 1346 2,58 116 109,4
-Ký quỹ dài hạn x x x x x x
Tổng cộng 51.562 100 521.697 100 x x
Bảng phân tích ta thấy cơ cấu tài sản (TSCĐ) của Công ty và đầu tư
dài hạn năm 2001 tăng lên so năm 2000 cả về số tuyệt đối và số tương đối,
trong đó chủ yếu là TSCĐ đã và đang đầu tư. Điều này là một thuận lợi bởi
trong năm 2001 đơn vị đã sử dụng rất hợp lý và hiệu quả TSCĐ (gần
95%). Tỷ suất đầu tư TSCĐ cũng tăng lên đáng kể: năm 2000 là
27366/51562 =53% và tăng lên 55,4% vào năm 2001, chứng tỏ Công ty rất
chú trọng trang bị cở sở vật chất kỹ thuật nói chung và máy móc thiết bị nói
riêng, khẳng định năng lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài của

Công ty trong các năm tới.
-Tài sản lưu động (TSLĐ), tiền, các khoản đầu tư dài hạn giảm trong
năm 2001 trong khi hàng tồn kho và các khoản phải thu tăng lên là do năm
2001 Công ty đã áp dụng một số biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm
như: áp dụng chính sách thanh toán ưu đãi cho các đại lý bằng cách cho trả
chậm, chiết khấu, giảm giá, khyến mãi. . .
Bảng 5: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Chỉ tiêu
6 tháng đầu
năm 2002 (triệu
đồng)
6 tháng cuối năm
2002 (triệu đồng)
Kế hoạch Thực tế
1. Doanh thu bán hàng thuần
82
95 92
2. Vốn lưu động
11,38
12,3 12,4
3.Hệ số luân chuyển vốn
7,2
7,73 7,42
4. Thời gian 1 kỳ luân chuyển vốn
2,5
23,3 24,25
6. Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động
0,138
0,129 0,135
Qua bảng ta thấy thực tế 6 tháng đầu năm nay tuy so với kế hoạch

không đạt nhưng so với 6 tháng đầu năm trước Công ty đã có những cố
gắng đáng kể trong việc tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động, vì vậy đã
nâng cao hiệu quả sử dụng cũng như tiết kiệm vốn lưu động. Cụ thể:
-Số vòng luân chuyển vốn tăng: 77, 3- 7, 2 = 0, 53 (vòng)
-Thời gian một vòng luân chuyển vốn giảm : 25-23, 5 + 1, 7 (ngày)
-Hệ số đảm nhiệm vốn cũng giảm xuống: 0, 138-0, 129 = 0, 009
Điều đó chứng tỏ Hải Châu đã phát huy vai trò chủ đạo của doanh
nghiệp nhà nước trong nền kinh tế quốc dân, sử dụng có hiệu quả các
nguồn lực do nhà nước giao, không chỉ bảo toàn mà còn làm ăn có hiệu qủa
và phát triển không ngừng nguồn vốn hiện có. Thực hiện đầy đủ chế độ
hạch toán tài chính, báo cáo quyết toán kịp thời vào cuối năm Đó là nét
nổi bật của Hải Châu trong công tác tài chính.
6. Tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ.
Công ty có 5 phân xưởng, gồm 4 phân xưởng chính và 1 phân xưởng
phụ trợ. Trong đó:
Phân xưởng bánh 1: sản xuất các loại bánh quui Hương thảo, Hải
châu, Hướng dương, lương khô. . .
Phân xưởng bánh 2: sản xuất các bánh kêm xốp: kem xốp thường kem
xốp thỏi và kem xốp phủ sôcôla.
. Qui trình sản xuất của cả 2 loại phân xưởng tuy có khác nhau về
nguyên vật liệu đầu vào và một số công đoạn sản xuất. Nhưng nói chung
sản xuất bánh đều qua các công đoạn sau đây:
Sơ đồ 2: Qui trình sản xuất bánh
Phân xưởng kẹo: có 2 dây chuyền sản xuất tất cả các loại kẹo của
Công ty gồm có kẹo cứng, kẹo mềm, kẹo trái cây, kẹo sữa dừa
Sơ đồ3: Quy trình sản xuất kẹo
§a nguyªn
liÖu vµo
Phèi
nguyªn liÖu

Trén
nguyªn liÖu
C¸n thµnh h×nh
§a vµo lß níngCuèi lß, g¹t b¸nh vµ
ph©n lo¹i
Bao gãi
NhËp kho§ãng gãi
Phèi nguyªn
liÖu
NÊu kÑo QuÊt kÑoLµm nguéi
C¾t vµ bao gãi§ãng gãi thµnh
phÈm
Vuèt kÑo
Phân xưởng bột canh: sản xuất bột canh thường và bột canh Iốt, hai
dây chuyền sản xuất bột canh có công nghệ đơn giản, máy móc thô sơ, các
công đoạn chủ yếu là thủ công.
Sơ đồ: Quy trình sản xuất bột canh
7.Đặc điểm về sản phẩm và thị trưòng tiêu thụ sản phẩm của Công ty
* Đặc điểm về sản phẩm của Công ty
Hiện nay Công ty có hơn 80 loại sản phẩm được chia làm 3 nhóm
chính:
-Kẹo các loại
-Bét canh các loại
-Bánh các loại
(1) Bánh các loại: bánh kem xốp, bánh quy kem, lương khô tổng
hợp. Bánh kem xốp là một loại bánh cao cấp đang được người tiêu dùng ưa
chuộng, tiêu thụ với khối lượng lớn, chủ yếu ở khu vực thành thị, sản phẩm
bánh kem xốp có nhiều loại nh: Hải Châu, Hương Thảo, Hướng dương. . .
Lương kkô tổng hợp sản xuất từ mẫu bánh vụn kết hợp với vài phụ kiện, đã
tiết kiệm nguồn nguyên vật liệu, chất lượng tốt giá cả hợp lý, Ýt đối thủ

canh tranh nên luôn bán chạy, có lúc không theo kịp người tiêu dùng
NghiÒn nháRang muèi
Trén víi
Ièt
Sµng läc
Trén víi phô
gia
Bao gãi
Bao gãi
Trén víi phô
gia

×