Tải bản đầy đủ (.pdf) (167 trang)

So sánh từ, ngữ chỉ màu sắc trong tiếng hán và tiếng việt (về vài đặc điểm ngôn ngữ văn hoá)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.5 MB, 167 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC VÀ XÃ HỘI NHÂN VĂN

PHƯƠNG THẦN MINH

SÓ SÁNH TỪ, NGỮ CHỈ MÀU SẮC
TRONG TIẾNG HÁN VÀ TIẾNG VIỆT
(VỀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ -- VĂN HOÁ )

CHUYÊN HÀNH: LÍ LUẬN NGÔN NGỮ
Mã số: 50408

luËn v¨n th¹c sÜ ng÷ v¨n

Hµ Néi - 2005


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC VÀ XÃ HỘI NHÂN VĂN

PHƯƠNG THẦN MINH

SÓ SÁNH TỪ, NGỮ CHỈ MÀU SẮC
TRONG TIẾNG HÁN VÀ TIẾNG VIỆT
(VỀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ -- VĂN HOÁ )
CHUYÊN HÀNH: LÍ LUẬN NGÔN NGỮ
Mã số: 50408

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học :


Pgs. Ts . ®µo thanh lan

hµ néi - 2005


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU:
1. Ý nghĩa và mục đích của luận văn...............................................................................4
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..............................................................................5
3. Nhiệm vụ của luận văn .. ................................................................................... .........5
4. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................................6
5. Cấu trúc của luận văn ...................................................................................................6

Chương I So sánh khái quát về ý nghĩa và số lƣợng của từ chỉ màu sắc trong
tiếng Hán và tiếng Việt
I. Cơ sở lý luận về từ chỉ màu sắc..................................................................................7
1.1. Khái quát về từ chỉ màu sắc......................................................................................7
1.2. Nguồn gốc của từ chỉ màu sắc..................................................................................8
1.3.Vai trò của từ chỉ màu sắc.........................................................................................10
1.4. Phân loại từ chỉ màu sắc .........................................................................................12
1.4.1. Phân loại từ chỉ màu sắc trong tiếng Hán ..........................................................12
1.4.2. Phân loại từ chỉ màu sắc trong tiếng Việt...........................................................18
II. So sánh khái quát về ý nghĩa và số lƣợng của từ chỉ màu sắc trong tiếng Hán
và tiếng Việt........................................................................................................................20
2.1. Bảng thống kê những từ chỉ màu sắc trong tiếng Hán .........................................20
2.2.Bảng tổng hợp thống kê từ chỉ màu sắc trong tiếng Hán và tiếng Việt ...............69
3. So sánh về ý nghĩa và số lượng của từ chỉ màu sắc trong tiếng Hán và tiếng
Việt........................................................................................................................................73


1


Chương II Đặc điểm ngữ pháp của từ ngữ chỉ màu sắc trong tiếng Hán và tiếng
Việt .......................................................................................................................................75
2.1. Đặc điểm cấu tạo của từ chỉ màu sắc tiếng Hán ...................................................75
2.1.1. Từ đơn ...................................................................................................................75
2.1.2. Từ hợp hành .........................................................................................................75
2.2. Đặc điểm ngữ pháp của những từ chỉ màu sắc tiếng Hán....................................79
2.2.1 Từ chỉ màu sắc làm tính từ ...................................................................................79
2.2.2. Từ chỉ màu sắc làm danh từ ................................................................................80
2.2.3. Tính chất ngữ pháp của từ chỉ màu sắc mang tính tính từ ................................81
2.2.4. Tính chất ngữ pháp của từ chỉ màu sắc mang tính danh từ ..............................83
2.3. Đặc điểm cấu tạo của các từ chỉ màu sắc tiếng Việt ............................................85
2.3.1. Từ chỉ màu phụ có hình thức cấu tạo là từ ghép ..............................................85
2.3.2. Từ chỉ màu phụ có hình thức cấu tạo là từ láy ..................................................86
2.3.3. Từ chỉ màu phụ có hình thức cấu tạo là dạng chuyển nghĩa hoán
dụ...............87
2.4. Đặc điểm ngữ pháp của những từ chỉ màu sắc tiếng Việt ...................................87
2.4.1. Đặc điểm ngữ pháp của từ chỉ màu mang tính danh từ ....................................87
2.4.2. Đặc điểm ngữ pháp từ chỉ màu mang tính tính từ .............................................88
2.5. Những điểm giống nhau về các hình thức cấu tạo từ chỉ màu sắc của tiếng Hán
và tiếng Việt ........................................................................................................................89
2.6. Những điểm khác nhau về các hình thức cấu tạo từ chỉ màu sắc của tiếng Hán


tiếng

Việt..............................................................................................................................90
2.7. Những điểm khác nhau và giống nhau về đặc điểm ngữ pháp của từ chỉ màu sắc


2


trong tiếng Hán và tiếng Việt ............................................................................................90

Chương III So sánh đặc trưng văn hoá dân tộc của từ chỉ màu sắc Ở tiếng Hán và
tiếng Việt..........................................................................................................................91
3.1. Quan niệm màu sắc của người Hán ......................................................................91
3.1.1. Đặc trưng văn hoá dân tộc của màu đỏ Ở tiếng Hán ........................................93
3.1.2. Đặc trưng văn hoá dân tộc của màu vàng Ở tiếng Hán ....................................96
3.1.3. Đặc trưng văn hoá dân tộc của màu xanh Ở tiếng Hán ....................................98
3.1.4. Đặc trưng văn hoá dân tộc của màu đen Ở tiếng Hán .......................................99
3.1.5. Đặc trưng văn hoá dân tộc của màu trắng Ở tiếng Hán ..................................101
3.2. Quan niệm màu sắc của người Việt .....................................................................104
3.2.1. Đặc trưng văn hoá dân tộc của màu đỏ Ở tiếng Việt .......................................105
3.2.2. Đặc trưng văn hoá dân tộc của màu vàng Ở tiếng Việt ................................. 107
3.2.3. Đặc trưng văn hoá dân tộc của màu xanh Ở tiếng Việt ............................... .. 109
3.2.4. Đặc trưng văn hoá dân tộc của màu đen Ở tiếng Việt ................................ ....109
3.2.5. Đặc trưng văn hoá dân tộc của màu trắng Ở tiếng Việt ................................. 110
3.2.6. Những điểm giống nhau về đặc trưng văn hoá dân tộc của từ chỉ màu sắc
tiếng Hán và tiếng Việt ....................................................................................................111
3.2.7.Những điểm khác nhau về đặc trưng văn hoá dân tộc của từ chỉ màu sắc tiếng
Hán và tiếng Việt ..............................................................................................................113
kết luận .............................................................................................................................115
Tài liệu tham khảo .........................................................................................................118

3



PHẦN MỞ ĐẦU

1. Ý nghĩa và mục đích của luận văn
Trong ngôn ngữ học hiện đại, việc nghiên cứu ngôn ngữ không chỉ dừng ở bản
thể ngôn ngữ mà đã tiến tới những nhân tố bên ngoài ảnh hưởng trực tiếp đến bản thể
ngôn ngữ và mối quan hệ giữa chúng với nhau. Chính vì thế xu hướng nghiên cứu
ngôn ngữ xuyên văn hoá đã trở thành bình diện không thể thiếu được đối với bất cứ
thứ tiếng nào trên thế giới.
Việc tồn tại của màu sắc là khách quan, nhưng khái quát về từ chỉ màu sắc trong
các ngôn ngữ khác nhau thì có khác biệt. Trong quá trình phát triển lịch sử lâu dài của
dân tộc Hán và dân tộc Việt, nhận thức, thái độ cũng như những phong tục liên quan
tới màu sắc của hai dân tộc này đã có biến đổi rất nhiều, những biến đổi này thể hiện ở
sự nảy sinh và phát triển của từ chỉ màu sắc liên quan với các yếu tố chính trị, kinh tế,
khoa học kỹ thuật, xã hội văn hoá v.v...Sự xuất hiện tên gọi của một số màu sắc nào đó,
sự biến đổi nội hàm của một số khái niệm màu sắc nào đó, đã phản ánh sự hình thành
và biến đổi của nhận thức về mặt phân biệt màu sắc của loài người. Loài người qua sự
biến đổi của thái độ nhận thức và phong tục có liên quan về màu sắc, đã phản ánh sự
biến đổi của bối cảnh xã hội, quan niệm tư tưởng và sự ảnh hưởng của văn hoá ngoại
lai.
Trung Quốc và Việt Nam là hai nước láng giềng núi liền núi , sông liền sông. Sự
giao lưu văn hóa giữa hai nước đã bắt đầu có từ thời Tần Trung Quốc (năm 111 trước
công nguyên). “ ... Giai đoạn 1: Giai đoạn này được tính từ sau thời đại An Dương
Vương — Triệu Đà (Triều Vũ Đế) tức từ năm111trước công nguyên cho đến thế kỷ thứ

4


VI sau công nguyên” [43, trang10]. Những giao lưu văn hoá này bao gồm chính trị,
kinh tế, khoa học, kỹ thuật, văn hoá, nghệ thuật, âm nhạc, ngôn ngữ, tôn giáo, tín
ngưỡng, thiên văn, địa lý, lễ nghi, tập tục cũng như từ chỉ màu sắc v.v.. “… Trong tiếng

Việt hiện đại có hàng ngàn từ đơn Hán Việt cùng hoạt động bên cạnh những từ “thuần
Việt”. Chúng đã hoà lẫn vào nhau như một khối thống nhất, trở thành một bộ phận
không thể thiếu trong mảng từ vựng cơ bản của hệ thống từ vựng tiếng Việt. Từ đơn
Hán Việt từ rất sớm đã có mặt trên khắp mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Nếu dựa
vào trường nghĩa và theo chức năng, chúng ta có thể tìm thấy chúng trong tên bốn
chục nhóm sau.” [43, trang 82] Trong đó có nhóm thứ 28 là nhóm từ chỉ màu sắc gồm
5 từ là:
sắc—色,lục—绿,lam—蓝,hồng—红,bạch—白,v.v..” [43, trang 93]
Luận văn này có nhiệm vụ : (1) Tìm hiểu được những từ chỉ màu sắc và cách sử
dụng những từ chỉ màu sắc trong tiếng Hán. (2) Đối chiếu từ chỉ màu sắc tiếng Hán và
tiếng Việt, tìm ra những chỗ giống nhau và khác nhau về ý nghĩa, cách cấu tạo từ, ngữ
nghĩa từ chỉ màu sắc và đặc trưng văn hoá của hai dân tộc Hán và Việt qua cách tri
nhận về màu sắc.

2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn của chúng tôi lấy từ chỉ màu sắc trong tiếng Hán làm cơ sở khảo sát, và
từ chỉ màu sắc tiếng Việt làm đối tượng so sánh, đối chiếu, thống kê những từ chỉ màu
sắc trong tiếng Hán và miêu tả cách sử dụng của chúng, đồng thời so sánh sự giống
nhau và khác nhau của các từ đơn, từ ghép, từ láy và đặc trưng văn hoá dân tộc của từ
chỉ màu sắc trong tiếng Hán và tiếng Việt.

5


3. Nhiệm vụ của luận văn
Luận văn tập trung thực hiện những nhiệm vụ sau:
(1) Trình bày một số lí luận trực tiếp liên quan đến đề tài khảo sát như khái niệm,
đặc trưng, nguồn gốc của từ màu sắc; các nhân tố xã hội tác động đến việc sử dụng từ
màu sắc, nhất là mối liên hệ giữa từ chỉ màu sắc và đặc trưng văn hoá dân tộc.
(2) Thống kê, miêu tả cách sử dụng từ chỉ màu sắc trong tiếng Hán. So sánh đối

chiếu những từ chỉ màu sắc trong tiếng Hán và tiếng Việt, có gì khác biệt và giống
nhau về mặt ngữ pháp, ngữ nghĩa và đặc trưng văn hoá dân tộc.

4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn chủ yếu sử dụng các phương pháp thống kê, miêu tả, so sánh... cụ thể
là:
Thống kê số lượng, tần số xuất hiện và tỉ lệ phần trăm của các từ chỉ màu sắc, từ
đó rút ra những nhận xét cần thiết.
Miêu tả, phân tích, so sánh các điểm tương đồng và khác biệt của từ chỉ màu sắc
trong tiếng Hán và tiếng Việt về mặt ngữ pháp như: cách cấu tạo từ, từ ghép và từ láy
cũng như đặc trưng văn hoá dân tộc, thể hiện qua ý gnhĩa biểu trưng của từ chỉ màu
sắc.

5. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn chia thành
ba chương:
Chương I : Cơ sở lý luận liên quan đến đề tài
Chương II : Đặc điểm của từ ngữ chỉ màu sắc trong tiếng Hán và tiếng Việt

6


Chương III : So sánh đặc trưng văn hoá dân tộc của các từ chỉ màu sắc trong tiếng
Hán và tiếng Việt.

CHƢƠNG I
SO SÁNH KHÁI QUÁT VỀ Ý NGHĨA VÀ SỐ LƢỢNG CỦA TỪ CHỈ
MÀU SẮC TRONG TIẾNG HÁN VÀ TIẾNG VIỆT

1.1. Khái quát về từ chỉ màu sắc

Màu sắc là một hiện tượng tự nhiện, màu sắc là ― ấn tượng do vật thể phát xạ,
phản xạ hoặc ánh sáng xuyên qua mà thông qua thị giác thể hiện ra. ‖ [29] Khoa học
chứng minh màu sắc là một dải liên tiếp tồn tại trong hiện tượng tự nhiên. Hegel từng
cho rằng: “tư duy là chia cắt ra các khâu thực tế liên kết với nhau của một đối tượng
để khảo sát.” [30] Từ chỉ màu sắc trong ngôn ngữ là sản vật tư duy loại này. Nói rõ
hơn, tức là con nguòi chia cắt màu sắc tồn tại trong hiện tượng tự nhiên theo một dải
liên tiếp thành các đoạn màu, và biểu hiện bằng ngôn ngữ, từ đó từ chỉ màu sắc được
khái niệm hoá và dấu hiệu hoá. Nói một cách khác, màu sắc là ―dấu hiệu tự nhiên‖ , từ
chỉ màu sắc là ―dấu hiệu nhân tạo‖. Như vậy là từ chỉ màu sắc vừa liên quan tới hiện
tượng ngôn ngữ, vừa liên quan tới hiện tượng tự nhiên. Việc nhận thức về màu sắc của
con người là một quá trình hoạt động lâu dài của hệ thống thần kinh thị giác và não, mà
nhờ đó các màu sắc dần dần được lưu lại trong đầu chúng ta và dần dần được ―gọi tên‖.
Trong ngôn ngữ khác nhau, người ta áp dụng hình thức khác nhau để vạch ra ranh giới
từ chỉ màu sắc, đã dẫn đến sự khác nhau về các màu và số lượng các màu trong ngôn
ngữ. Ví dụ trong tiếng Hán 青(thanh) bao hàm nghĩa của xanh, lam, đen ở tiếng Việt:
青草(cỏ xanh),青菜(cải xanh),青山绿水 (non xanh nước biếc),青天(bầu trời
7


xanh),青丝(tóc đen, chỉ tóc nữ),青衣(áo màu đen), v.v...
Trong bảng thống kê những từ chỉ màu sắc trong tiếng Hán, Bảng tổng hợp thống
kê từ chỉ màu sắc trong tiếng Hán và tiếng Việt, các từ chỉ màu sắc có thể là từ hoặc
ngữ. Một từ chỉ màu sắc nếu là từ đơn thì chắc chắn là từ, nếu là từ ghép thì rất khó
phân biệt nó là từ hay là ngữ.
Nhìn từ phương diện nghĩa, nghĩa của thành phần cấu thành một đơn vị ngữ âm
có thể hoà hợp thành một tổng thể thì là từ, ngược lại thì là ngữ. Nhìn từ phương diện
kết cấu, hình vị cấu thành từ kết hợp chặt chẽ, không thể tuỳ ý chia ra; thành phần tổ
hợp của đoản ngữ hơi rời rạc, giữa có thể xen vào các thành phần khác.[31, trang 238]
Ví dụ: 黝黑(đen sạm) biểu thị đen, tối, nó không thể chia cắt được, nên là từ; 煤黑色
(đen như than) tương đương với than và màu đen, giữa có thể xen vào thành phần khác

như 煤一样的黑色(đen như than), nên là ngữ.

1.2. Nguồn gốc của từ chỉ màu sắc
Từ chỉ màu sắc là những từ dùng để miêu tả các loại màu sắc của sự vật, như đỏ,
đen, trắng ,vàng, xanh, tím, v.v.
Từ chỉ màu sắc là một thành phần tổ chức quan trọng của từ vựng trong ngôn ngữ,
nó có thể làm cho ngôn ngữ biểu đạt phong phú, sinh động, bày ra một thế giới màu
sắc thần kỳ của nhân loại sinh tồn cho chúng ta, mà còn thông qua từ chỉ màu sắc,
chúng ta có thể tìm hiểu được ý nghĩa tượng trưng văn hóa phong phú của từ chỉ màu
sắc, sự chứa đựng tâm lí văn hoá dân tộc và màu sắc tình cảm sâu sắc nồng thắm của
từ chỉ màu sắc.
Trong cổ Hán ngữ, nghĩa đen của màu sắc là chỉ sắc mặt, vẻ mặt, nét mặt. Ví dụ:
trong Sử Từ Ngư Phụ (《楚辞•渔父》) có câu ―màu sắc tiều tuỵ‖ (颜色憔悴). 颜(mặt)
cùng nghĩa với 额(trán), trong từ điển Giải Văn Thuyết Chữ của Hứa Thận có viết:

8


―颜,眉之间。‖ (trán ở giữa lông mày). ―色,颜气也。‖(sắc, khí sắc của trán). Cho nên,
cổ nhân nói ―察颜观色‖ (nghe lời nói, trông nét mặt) tức là nhìn theo vẻ mặt để tìm
hiểu hoạt động trong lòng của người. Sau đó, nghĩa của từ 颜色 (màu sắc) đã mở
rộng phạm vi sử dụng, nó không những chỉ màu sắc, vẻ mặt, mà còn bao gồm màu sắc
của các loại sự vật, từ đó đã hình thành nghĩa bóng của 颜色(màu sắc). bây giờ nghĩa
bóng từ này đã trở thành nghĩa trung tâm của nó. Ví dụ như trong thành ngữ 五颜六
色(muôn màu sặc sỡ), 颜 (mặt) và 色(sắc) đồng nghĩa, đều chỉ màu sắc.
Tên gọi từ chỉ màu sắc trong giới Hán ngữ học xưa nay đều chưa thống nhất . Có
người gọi là 颜色词 (từ màu sắc), có người gọi là 色彩词 (từ sắc thái), trên thực tế
các đơn vị chỉ màu sắc hoặc sắc thái không những có từ mà còn có ngữ, cho nên cũng
có người dùng 色彩词语 (từ ngữ sắc thái) để khái quát.[21, trang 51] Trong tiếng
Việt cũng như vậy: ―...Chúng tôi cũng xin quy ước, gọi chung những yếu tố chỉ màu

thống kê được là những đơn vị hay từ ngữ chỉ màu sắc, chúng tôi tránh cách gọi là từ
chỉ màu vì thực ra cho đến nay cách quan niệm về ― từ ‖ trong tiếng Việt vẫn còn là
một vấn đề tranh cãi. ‖ [49, trang 6] Luận văn của chúng tôi sử dụng tên gọi ―từ ngữ
chỉ màu sắc‖.
Có người nêu ra, sự xuất hiện của dấu hiệu màu sắc liên quan với văn hoá. Trong
ngôn ngữ màu sắc và văn hoá loài người có một số quy luật và hiện tượng chung. Năm
1969, nhà nhân loại học Mỹ Bernt Berlin và Paul Kay đã nghiên cứu từ chỉ màu sắc
của ngót 100 ngôn ngữ trên thế giới và đã nêu ra lí thuyết về từ chỉ màu sắc cơ bản. [32,
trang 286 - 289] Họ nêu ra sự xuất hiện của từ chỉ màu sắc trong các ngôn ngữ thế giới
đều tuân theo một quy luật chung: tức là mọi ngôn ngữ đều có ít nhất 2 từ chỉ màu sắc:
đen và trắng; nếu ngôn ngữ nào có 3 từ chỉ màu sắc, từ thứ 3 ắt phải là màu đỏ; nếu có
4 từ chỉ màu sắc, từ thứ 4 nhất thiết là từ màu xanh hay màu vàng; nếu có 5 từ chỉ màu

9


sắc, từ này nhất thiết là từ màu xanh hay màu vàng; nếu có 6 từ chỉ màu sắc, nhất thiết
là từ biểu thị màu lam; nếu có 7 từ chỉ màu sắc, thì là từ màu nâu; nếu có 8 từ chỉ màu
sắc hay càng nhiều, nhất thiết là từ biểu thị màu tím, hồng nhạt, da cam, xám hoặc các
màu hỗn hợp khác. Tuy nhận xét về từ chỉ màu sắc khác nhau, nhưng có thể quy nạp
như sau: sự tri nhận màu sắc của con người, kể cả khác biệt loại hình màu sắc và thứ tự
xuất hiện của từ chỉ màu sắc, quyết định ở ba yếu tố: cơ chế sinh lí của người, thuộc
tính nội bộ của màu trong thiên nhiên và tình trạng văn hoá của người. [32, trang 289]
Bản thân màu sắc là khái niệm trừu tượng, ấn tượng thị giác của màu sắc để lại
trong người là thông qua muôn vật giới tự nhiên mà truyền đạt, nếu không có đối chiếu
với vật, người ta thường khó mà nhận biết và nhớ rõ được đặc trưng của màu sắc. Cho
nên, các dân tộc trên thế giới thường nhờ vào phương pháp dùng vật chất trực tiếp định
danh cho màu sắc, để gọi tên màu sắc mà họ nhìn thấy, để màu sắc từ trừu tượng biến
thành cụ thể, hơn nữa, cũng có thể phân biệt được các loại màu sắc, đây cũng là quá
trình đi từ cảm giác đến khái niệm qua dấu hiệu. Phương thức dùng vật chất định danh

cho màu sắc, làm cho hình ảnh màu sắc biểu thị bằng vật chất càng cụ thể, sinh động
và chính xác, nên các dân tộc đều áp dụng phương pháp định danh này.
Chúng tôi cho rằng, từ chỉ màu sắc chắc chắn là tuỳ theo nguồn gốc của ngôn ngữ
mà xuất hiện. Theo đà phát triển của văn hoá xã hội, số lượng của từ chỉ màu sắc
không những càng ngày càng nhiều, mà sự phân chia của từ chỉ màu sắc cũng càng
ngày càng chi tiết.
1.3. Vai trò của từ chỉ màu sắc
Trong kho từ vựng tiếng Hán và tiếng Việt hiện đại, từ chỉ màu sắc không những
tồn tại một khối lượng lớn, mà còn có vai trò tu từ đặt biệt, rõ rệt mà các từ ngữ khác
không thể so sánh được. Ta sống mãi trong thế giới màu sắc sặc sỡ, không thể tưởng

10


tượng được nếu từ ngữ không có miêu tả về màu sắc trong ngôn ngữ là như thế nào.
Chúng ta nói chuyện, viết bài văn, không những muốn viết được dễ hiểu, viết được trôi
chảy, mà còn hi vọng viết được nghệ thuật, viết được cụ thể và sinh động, khiến cho
người nghe quên ăn, người đọc quên ngủ. Như thế thì cần phải áp dụng thủ pháp nhất
định, trong đó dùng từ chỉ màu sắc là thủ pháp quan trọng. Giống như hoạ sĩ miêu tả
vật thể tự nhiên và nhân vật bằng sắc liệu, tác thẩm văn học thông qua từ chỉ màu sắc
để miêu tả cảnh quan tự nhiên, tranh chân dung nhân vật, bầu không khí hoàn cảnh
chung quanh, tình huống đời sống v.v... Có khi sự miêu tả màu sắc cảnh quan tự nhiên
có thể để lại ấn tượng khó quên cho độc giả. Ví dụ: trong tiếng Hán, như văn xuôi Từ
Bách Thảo Viên đến nhà đọc Tam vị của Lỗ Tấn, văn xuôi Ngũ sắc thổ của Tần Mục,
văn xuôi Trà hoa phú của Dương Sóc, văn xuôi Mặt trời mọc trên sông Trường của
Lưu Bạch Vũ, đều đã sử dụng các màu sắc rực rỡ để miêu tả vật thể và cảnh quan tự
nhiên, khiến cho người đọc dường như đích thân tới nơi đó, mắt đã nhìn thấy vật và
cảnh đó. Không những như vậy, sự miêu tả màu sắc trong tác phẩm văn học còn giữ
vai trò làm nền cho bầu không khí và tô vẽ cho tình cảm. Các bạn hãy thưởng thức sự
miêu tả của Lỗ Tấn trong văn xuôi Quê Hương : “từ khe mui thuyền nhìn ra, dưới mặt

trời vàng võ, gần xa ngang mấy làng xóm hoang vắng hiu hắt, chẳng có tí nào sức
sống. ( ......从蓬隙往外一望, 苍黄的天底下, 远近横着几个萧索的荒村, 没有一些活气。)”
Đọc đến đoạn văn miêu tả này, trước mắt ta dường như xuất hiện một cảnh tượng mùa
đông lạnh lẽo cỏ cây tàn tạ. Đoạn văn dùng vàng võ thể hiện thời tiết lúc cuối đông,
không những rất thích đáng, mà còn phối hợp chặt chẽ với tấm lòng lúc bấy giờ của Lỗ
Tấn, tạo ra một bầu không khí buồn thảm.
Trong thơ, màu sắc là một chất liệu hầu như không thể thiếu. Có những câu thơ,
bài thơ rực rỡ như một bức tranh màu, có nhiều nhà thơ thích dùng màu. Trong tiếng

11


Việt, ta nhớ thi sĩ Nguyễn Khuyến ngày trước đã có lần đưa màu sắc vào đôi câu đối
viết cho bà thợ nhuộm khóc chồng, tạo một lối chơi chữ độc đáo:
Thiếp nhớ từ lá thắm xe duyên, khi vận tía, lúc cơn đen, diều dại điều khôn nhờ
bố đỏ;
Chàng ở dưới suối vàng có thấu, vợ má hồng, con răng trắng, tím gan tím ruột
với trời xanh.
Nhà thơ Đoàn Văn Cừ hồi xưa đã từng viết những bài thơ như Đám cưới mùa,
Chợ Tết, trong đó sắc màu hiện lên thật vui mắt:
Giải mây trắng đỏ dần trên đỉnh núi,
Sương hồng lam ôm ấp nóc nhà gianh,
Trên con đường viền trắng mép đồi xanh...
Trong tiếng Hán, trong thơ tứ tuyệt Thuyền Đỗ Qua Châu của Vương An Thạch
(nhà Tống), câu thứ ba là ―gió xuân lại thổi xanh cây cỏ trên bờ phía nam sông Trường
(春风又绿江南岸)‖,nghe nói chữ xanh (绿) tác giả từng nghĩ đi nghĩ lại, đã dùng
mười mấy chữ như đến (到), nhập (入), qua (过), mãn (满) v.v... Cuối cùng mới quyết
định chọn chữ 绿(xanh). Đây là những từ ngữ không thể thay thế được, từ đó có thể
thấy địa vị quan trọng và đặc biệt của từ chỉ màu sắc.
1.4. Phân loại những từ chỉ màu sắc

Từ chỉ màu sắc là một loại từ phân chia theo ý nghĩa khái niệm, không phải là
phân loại theo ngữ pháp, từ chức năng của từ chỉ màu sắc mà thấy, từ chỉ màu sắc chủ
yếu là dùng để miêu tả tính chất và trạng thái màu sắc của các loại sự vật trên thế giới.
1.4.1. Phân loại những từ chỉ màu sắc trong tiếng Hán
Do số lượng từ chỉ màu sắc hết sức phong phú, hơn nữa, phương phức cấu tạo
của nó từ đầu đến cuối ở vào một quá trình trạng thái hoạt động, phát triển và biến đổi,

12


cho nên, ý kiến về việc nghiên cứu phương thức phân loại và cấu tạo của từ chỉ màu
sắc tiếng Hán cũng không thống nhất, thường xuất hiện xu hướng đa dạng hoá. Ví dụ:
ông Lưu Quân Kiệt xuất phát từ góc độ nguồn gốc từ, chia từ chỉ màu sắc tiếng Hán
thành 4 loại: từ chỉ màu sắc thuần tuý, từ chỉ màu sắc vật thể, từ chỉ màu sắc vật
thuần(sự tổ hợp của từ chỉ màu sắc vật thể và từ chỉ màu sắc thuần tuý), hình thức sinh
động của từ chỉ màu sắc thuần; [33, trang 23] ông Chiêm Nhân Phượng chia từ chỉ
màu sắc thành 2 loại lớn: từ chỉ màu sắc cơ bản và từ chỉ màu sắc phi cơ bản; [34,
trang 41] Diệp Quân chủ yếu chia từ chỉ màu sắc thành 2 loại lớn: từ chỉ màu sắc cụ
thể (gồm từ chỉ màu sắc cơ bản và từ chỉ màu sắc phổ thông ) và từ chỉ màu sắc trừu
tượng (gồm từ chỉ màu sắc trừu tượng liên tưởng và từ chỉ màu sắc tri giác); [21, trang
35] Luận văn chúng tôi theo số lượng âm tiết của từ chỉ màu sắc, chia từ chỉ màu sắc
thành hai loại lớn: từ chỉ màu sắc đơn âm tiết và từ chỉ màu sắc đa âm tiết.

1.4.1.1. Từ chỉ màu sắc đơn âm tiết
Từ chỉ màu sắc đơn âm tiết tức là từ chỉ màu sắc do một âm tiết cấu thành, ví dụ:
红(đỏ), 黄(vàng), 绿(lục), 白(trắng), 黑(đen), 青(thanh), 蓝(lam), 灰(xám), 紫
(tím), 褐(màu hạt dẻ), 橙(màu da cam), 赤(đỏ), 绯(đỏ), 朱(đỏ son), 绛(đỏ thẫm),
翠(xanh biếc), 碧(ngọc xanh biếc / xanh biếc), 苍(xanh lá cây / xanh biếc (gồm cả
lam và lục)), 乌(đen), 玄(đen), 漆(đen), 殷(đỏ đen), 粉(hồng) ,素(trắng), 缟(trắng),
葱(xanh), 赭(đỏ), 黛(đen vàng), 黝(đen xanh),... loại từ chỉ màu sắc cơ bản này

chiếm tỉ lệ rất ít trong tất cả các loại từ chỉ màu sắc tiếng Hán. Về cấu tạo từ chỉ màu
sắc cơ bản, trong tiếng Hán cũng có nhiều ý kiến khác nhau. Ông Lưu Quân Kiệt, Lưu
Vân Tuyền cho rằng, từ chỉ màu sắc cơ bản Hán ngữ hiện đại có 10 từ là 红(đỏ), 黄
(vàng), 绿(lục), 白(trắng), 黑(đen), 青(xanh), 蓝(lam), 灰(xám), 紫(tím), 褐(màu

13


hạt dẻ); ông Lưu Đan Thanh thì cho rằng có 9 từ, bỏ 褐(màu hạt dẻ) đi. Ông Chiêm
Nhân Phượng cho rằng 6 từ 红(đỏ), 黄(vàng), 绿(lục), 白(trắng), 黑(đen), 蓝(lam)
là từ chỉ màu sắc cơ bản; 青(xanh) và 灰(xám) có thể gọi là từ chỉ màu sắc chuẩn cơ
bản. 青(xanh) là một từ chỉ màu sắc rất đặc biệt, từ trước thời nhà Tần, thì kiêm chỉ 3
màu là 绿(lục), 蓝(lam), 黑(đen), muốn biết 青(xanh) là màu gì, phải xét trường hợp
sử dụng cụ thể từ này mà quyết định. 灰(xám) là một màu quá độ, còn là một từ chỉ
màu sắc hiện vật mà cấu tạo bằng mượn tên gọi hiện vật.
Trong giao tiếp bình thường, từ chỉ màu sắc cơ bản có thể cùng với các hình vị khác
tổ hợp thành nhiều từ chỉ màu sắc. Từ chỉ màu sắc đơn âm tiết trong tiếng Hán ngoài
10 từ chỉ màu sắc cơ bản như 红(đỏ), 黄(vàng), 绿(lục), 白(trắng), 黑(đen), 青
(xanh), 蓝(lam), 灰(xám), 紫(tím), 褐(màu hạt dẻ)ra, phần lớn là từ cổ ngữ, trong cổ
Hán ngữ có thể độc lập thành từ, trong Hán ngữ hiện đại, phần lớn từ cổ ngữ không
hoặc rất ít sử dụng độc lập, có một số từ chỉ có vai trò cấu tạo từ, còn phần lớn chỉ
dùng vào văn bản, ví dụ: 赤卫队(đội xích vệ), 彤云(mây đỏ, ráng đỏ), 丹枫(cây
bàng), 绯红的晚霞(ráng chiều màu đỏ), v.v...
Từ đơn âm tiết trên đây cơ bản là tính từ, đằng sau thêm vào chữ 色(màu) có thể
tạo thành danh từ, ví dụ như 红色(đỏ), 黄色(vàng), 绿色(lục), 赭色(đỏ), 黛色(đen
vàng), 粉色(hồng) ,素色(trắng), 乌色(đen), 玄色(đen), 翠色(xanh biếc), 碧色
(ngọc xanh biếc / xanh biếc)...

1.4.1.2. Từ chỉ màu sắc đa âm tiết
Từ vựng tiếng Hán có một quá trình phát triển từ đơn âm tiết đến đa âm tiết. Từ

chỉ màu sắc tiếng Hán trong quá trình phát triển này, cũng đã được phát triển đầy đủ,
về số lượng đã vượt ra khỏi phạm vi từ chỉ màu sắc đơn âm tiết vốn rất có hạn, sử dụng

14


nhiều thứ phương thức cấu tạo, khiến hình tượng vật thể ngày càng rõ ràng, cụ thể.
Phương thức cấu tạo của từ chỉ màu sắc đa âm tiết là đa dạng và phong phú. Mấy loại
hình thường gặp như sau:
(1) Phương thức tổ hợp: tức là từ chỉ màu sắc do hai từ chỉ màu sắc đơn âm tiết tổ
hợp với nhau mà hình thành. Trong đó lại có thể chia thành hai loại:
A. Do hai từ chỉ màu sắc đơn âm tiết thuộc phạm trù màu sắc khác nhau tổ hợp
hình thành, ví dụ như 绛紫(tím đỏ), 紫红(đỏ tía), 青紫(xanh tím), 灰白(xám trắng),
苍白(trắng xanh),... chúng biểu thị một màu hỗn hợp, hình vị màu sắc đứng trước biểu
thị màu phụ, hình vị màu sắc đứng sau biểu thị màu chính, giữa hai hình vị hình thành
một quan hệ chính- phụ tu từ và bị tu từ. Ví dụ: 绛紫(tím đỏ) là trong tím thẫm mang
một tí đỏ, 紫红(đỏ tía) là trong đỏ thẫm mang một tí tía, 苍白(trắng xanh) là trắng
mang một tí màu xanh.
B. Do hai từ chỉ màu sắc đơn âm tiết cùng một phạm trù màu sắc hình thành với
quan hệ liên hiệp. Ví dụ: 赤红(đỏ), 朱红(đỏ son), 绯红(đỏ ửng), 绛红(đỏ thẫm)...
Từ góc độ Hán ngữ hiện đại mà thấy, ngữ nghĩa chủ yếu thể hiện ở hình vị sau.
Hai loại từ chỉ màu sắc A và B thông thường có thể thêm vào một từ biểu thị khái niệm
màu sắc---色(màu)tạo thành cụm danh từ. Ví dụ: 紫红色(màu đỏ tía), 灰白色(màu
xám trắng),赤红色(màu đỏ), 朱红色(màu đỏ son), 绯红色(màu đỏ ửng), 绛红色
(màu đỏ thẫm), v.v...
(2) Phương thức ví von: tức là hình vị trước trong từ chỉ màu sắc gồm ý vị ví von,
biểu thị ý nghĩa giống như cái gì đó. Phương thức ví von có thể chia thành hai loại:
A. Thêm chữ 色(màu) vào sau hình vị gọi tên vật thể, ví dụ: 米色(màu kem), 驼
色(màu lạc đà), 茶色(màu nước chè), 桃色(màu hoa đào), 肉色(màu da người), 咖
啡色(màu cà-phê), 玫瑰色(màu hoa hồng), v.v... Loại từ chỉ màu sắc này mang tính


15


hình tượng, thường khiến người nghe nghĩ đến nét đặc trưng của các vật thể, ví dụ:
古铜色的皮肤(da dẻ màu đồng cổ), màu đồng cổ đây ngoài ngữ nghĩa màu be, còn
khiến người ta nghĩ đến tính chất bóng láng của màu đồng cổ.
B. Kiểu B do hình vị gọi tên vật thể được thêm vào từ chỉ màu sắc đơn âm tiết mà
thành. Phạm vi màu sắc của hình vị danh từ đằng trước tương đối hẹp, phạm vi màu
sắc của từ chỉ màu sắc đơn âm tiết đằng sau tương đối rộng. Ví dụ:
a. 米黄 (màu kem), 杏黄(vàng mơ), 桔黄(màu da cam), 桃红(hoa đào), 银白
(trắng bạc), 玫瑰红( màu hoa hồng), 孔雀蓝( màu xanh lông công), 月白(trắng
xanh), v.v...
b. 雪白(trắng tuyết), 乌黑(đen như cốc), 漆黑(đen như mực), 铁青(xanh thẫm),
火红(đỏ gay), 血红(đỏ lòm), 蜡黄(vàng bệch), v.v...
Trong đó loại a chủ yếu biểu thị bản thân màu sắc, đằng sau thường có thể thêm
vào chữ 色(màu), ví dụ: 米黄色(màu kem), 杏黄色(vàng mơ), 桔黄色(màu da
cam), 桃红色(màu hoa đào), nhưng từ chỉ màu sắc phương thức ví von đa âm tiết,
như 玫瑰红( màu hoa hồng), 孔雀蓝( màu xanh lông công) ... do bị hạn chế về
nguyên tắc tiết tấu ngữ âm và tiết kiệm ngôn ngữ, thông thường đằng sau chúng không
được thêm vào chữ 色(màu). Ví dụ: 一件玫瑰红的毛衣(một chiếc áo len màu hoa
hồng), thông thường không thể nói: 一件玫瑰红色的毛衣. Loại b chủ yếu biểu thị
một thứ trạng thái, đằng sau không thể thêm vào chữ 色(màu), thông thường không
thể nói: 雪白色(trắng tuyết), 漆黑色(đen như mực),火红色(đỏ gay), nhưng chúng có
thể láy, ví dụ như 雪白雪白的(trắng như tuyết), 火红火红的(đỏ như lửa), còn có thể
làm vị ngữ của nhóm từ chủ-vị, ví dụ: 墙壁雪白(bức tường trắng tinh), 头发乌黑
(mái tóc đen nhánh); loại a không láy được, cũng không thể làm vị ngữ.
Loại từ chỉ màu sắc này là nhờ vào hiện vật để biểu thị màu sắc, nên thông

16



thường không láy bản thân hiện vật. Ví dụ không nói 桃红的桃花(hoa đào màu hoa
đào), 驼色的驼毛(lông lạc đà màu lạc đà), 玫瑰红的玫瑰(hoa hồng màu hoa hồng),
v.v...
(3) Phương thức gợi tả: Do một tính từ biểu thị cảm giác, tính chất và trạng thái
hoặc mức độ thêm vào một từ chỉ màu sắc đơn âm tiết hình thành, ví dụ như 嫩绿
(xanh nhạt), 深红 (đỏ thẫm), 鲜红 (đỏ tươi), 浅红(hồng nhạt), 浓黑(đen đậm), 惨
白(tái xanh),... loại từ chỉ màu sắc này thông thường có thể thêm vào chữ 色(màu) để
biểu thị khái niệm màu sắc, nhưng bản thân chúng đã tỏ ra ý nghĩa mức độ, nên thông
thường không được tu từ của từ biểu thị ý nghĩa mức độ nữa .
(4) Phương thức láy: chỉ từ chỉ màu sắc cấu tạo bằng phương thức từ chỉ màu sắc
đơn âm tiết thêm vào thành phần hậu tố láy. Phương thức cấu tạo này chủ yếu có hai
loại:
A. Từ chỉ màu sắc đơn âm tiết + hậu tố có hai âm tiết, ví dụ như 黑洞洞(tối mò
mò), 白茫茫(trắng xóa một màu), 红通通(đỏ rực / đỏ sẫm), 黄灿灿(vàng ối), 灰蒙
蒙(mờ mịt / mù mịt), 绿油油(xanh mướt / xanh biếc), v.v...
B. Từ chỉ màu sắc đơn âm tiết + hậu tố ba âm tiết, ví dụ như 黑不溜秋(đen sì sì /
đen thui), 白不呲咧(bạc phênh phếch/ nhạt phèo phèo),灰不叽叽(xám xìn xịt), v.v…
Từ chỉ màu sắc bằng phương thức láy thông thường kèm theo cảm giác và ấn
tượng nào đó xuất hiện trong tình huống khác nhau của con người, tính quan trọng
của cảm giác và ấn tượng kèm theo này không kém hơn bản thân từ chỉ màu sắc
trong đa số tình huống. Ví dụ: 黑压压的一群人(một đám người đông nghịt) cố
nhiên là nhấn mạnh 黑(đen), nhưng càng quan trong hơn là nhấn mạnh một đám
người mờ nhạt. Từ chỉ màu sắc có thêm hậu tố, thường tạo một thứ cảm giác (sống
động) gợi tả, như 黄澄澄(vàng rộm / vàng óng), 白花花(trắng ngần / trắng muốt ),

17



蓝盈盈(xanh biếc / xanh thẳm / bầu trời xanh thẳm), ... đã miêu tả một cách sinh
động sự vật khách thể. Nhưng phạm vi sử dụng của loại từ chỉ màu sắc này tương
đối có hạn, chỉ kết hợp sau một số từ nhất định. Kiểu này có cấu tạo theo trật tự
giống tiếng Việt: C + P (chính trước, phụ sau) , vídụ như 黑洞洞(tối mò mò) gợi
tả không gian, 黑茫茫(tối đen thăm thẳm) gợi tả cảnh sắc ban đêm tối đen, 红彤彤
(đỏ rực/ đỏ sẫm)gợi tả mặt trời mới mọc và ráng chiều, 黄澄澄(vàng rộm / vàng óng)
gợi tả đồ vật màu vàng và chói mắt như vàng, hạt thóc, 白花花(trắng ngần / trắng
muốt ) gợi tả bạc và nước, 白皑皑(trắng xoá / trắng phau) gợi tả tuyết, 绿茵茵
(xanh mơn mởn) gợi tả bãi cỏ, 绿油油(xanh mướt / xanh biếc) gợi tả mùa màng và
rau cỏ.
Từ chỉ màu sắc đa âm tiết ngoài phương thức cấu tạo mấy loại thường gặp như
trên, còn có mấy phương thức cấu tạo đặc biệt. Ví dụ: 军绿(màu bộ đội), 公安蓝
(xanh lam công an), 海军蓝(xanh lam hải quân), 学生蓝(xanh lam học sinh), v.v... thì
là lấy những người sử dụng màu sắc thuộc một khối xã hội đặc biệt, tư cách xã hội của
họ cố định, số người đông, màu sắc nào đó mà họ cùng sử dụng dần dần đã hình thành
một thứ ―màu tiêu chí‖. Còn có 刚果红(màu hồng Công - gô), 中国白(màu trắng
Trung Quốc), 巴黎绿(màu xanh Pa-ri), 北京蓝(màu xanh lam Bắc Kinh), 淮安红
(màu hồng Hoài An), 西洋红(màu đỏ Tây), v.v...thì là lấy nơi sản xuất để gọi tên màu
sắc; 永乐鲜红(đỏ tươi Vĩnh Lạc), 景泰蓝( Cảnh Thái lam ) ... thì dùng niên hiệu thời
xưa để tu từ màu sắc.
1.4.2. Phân loại những từ chỉ màu sắc trong tiếng Việt
Phân loại những từ chỉ màu sắc trong tiếng Việt cũng có ý kiến khác nhau, ví dụ
như chia từ chỉ màu sắc thành hai loại: từ chỉ màu cơ bản và từ chỉ màu phụ.[39,
trang142; 40, trang 35 ] Còn Nguyễn Thị Thu Trang chia từ chỉ màu sắc thành hai loại:

18


đơn vị chỉ màu đơn tiết và đơn vị chỉ màu đa tiết; [56, trang 66] Đơn vị chỉ màu đơn
tiết gồm yếu tố đơn tiết phụ thuộc (ô, hắc, mực, xích, thang, hoáng, bạch,...) và yếu tố

đơn tiết tự do (xanh, đỏ, tím, vàng , trắng , nâu, đen, xám,...); đơn vị chỉ màu đa tiết
gồm đơn vị láy gợi tả sắc thái màu (đo đỏ, xanh xanh, trăng trắng, tim tím,...), đơn vị
ghép gợi tả màu(trắng ởn, vàng hoe, tím thẫm, xanh ngắt, đỏ au,...) và đơn vị ghép thực
thể hoá chủng loại màu(màu gan gà, màu hoa chanh,...). Chúng tôi chia từ chỉ màu sắc
trong tiếng Việt thành từ chỉ màu cơ bản và từ chỉ màu phụ.
Số lượng các từ chỉ màu cơ bản của tiếng Việt theo B. Berlin và P. Kay, được
Paul Madarasz nghiên cứu và đưa ra số lượng gồm 9 màu là: trắng, đen, đỏ, vàng,
xanh, nâu, tím, hồng, xám; Còn với các nhà nghiên cứu trong nước, tuỳ từng mục đích
nghiên cứu đã đưa ra ý kiến khác nhau về số lượng: gồm 7 màu trắng, đen, đỏ, tím,
vàng, xanh, nâu (Đào Thản 1993) và 5 màu trắng, đen, đỏ, vàng, xanh(Chu Bích Thu,
1995); Trịnh Thị Thu Hiền cho rằng, trong tiếng Việt từ chỉ màu cơ bản hợp lý nhất là
số lượng 8 màu cơ bản gồm: trắng, đen, đỏ, vàng, xanh, nâu, tím, xám, vì những màu
này mang đặc trưng riêng của từ chỉ màu cơ bản tiếng Việt:
-- Đây là những đơn vị đơn âm tiết, đơn giản về hình thái học – khác với sự phức
tạp về hình thái của các từ chỉ màu phụ(cánh gián, hoa cà, đen nhánh,...). Các tiếng như
mun, bạch, hắc...là từ đơn ở tiếng Hán nhưng vào tiếng Việt, chúng chỉ là tiếng ( hình
vị), kết hợp hạn chế trong một số tổ hợp cố định như ngựa bạch, ngựa mun. Mà những
tổ hợp này là từ ghép đa tiết vì có bạch, mun là tiếng có nghĩa nhưng không hoạt động
độc lập, không phải là từ đơn, không nói : màu bạch.
– Mỗi từ chỉ màu cơ bản đều mang tên gọi chung cho một nhóm màu phụ tương
ứng.
– Hay nói cách khác, có thể làm trung tâm cho một nhóm màu tạo thành một

19


trường nghĩa. Như vậy, tương ứng với 8 từ chỉ màu cơ bản sẽ có 8 nhóm màu phụ là:
a) đen: mun, hắc, huyền. ô, đen kịt, đen sì, đen nhánh, thâm, mực,...
b) trắng: bạc, bạch, ngà, ngà voi, sữa, kem, trắng trẻo, trắng hếu,...
c) đỏ: điều, hồng, huyết dụ, tiết dê, son, đào bã trầu, cánh sen, hoa hiên, bồ quân,

mận chính, đỏ ối, đỏ quạch,...
d) vàng: mật ong, hoàng yến, nghệ, chanh, đồng, gừng, da cam, mỡ gà, lòng tôm,
nắng, hổ phách, mơ, vàng xuộm, vàng óng, vàng rơm,...
e) xanh: lam, chàm, lục, lơ, cánh trả, cổ vịt, lá mạ, cốm, nõn chuối, da trời, lá cây,
cô ban, ngọc bích, nước biển, rêu, trứng sáo, hồ thuỷ, biếc, xanh ngắt,...
f) tím: hoa cà, sim, hoa mua, tím huế, tím chết, tím than, tím ngắt, tím đỏ,...
g) nâu: gạch, gụ, đất, bánh mật, cánh kiến, hạt dẻ, nâu non, nâu đất,...
h) Xám: tái, tro, khói, lông chuột, ghi, ghi xám, muối tiêu, chì, xám xịt,...
Tám nhóm màu này là tám trường nghĩa về màu cụ thể, tập hợp thành trường lớn
là trường từ vựng ngữ nghĩa về màu sắc.
- Có phạm vi sử dụng rộng: tức là chúng có thể được sử dụng cho các đối tượng vật
thể đa dạng, Có thể thấy rõ điều này khi so sánh chúng với các từ chỉ màu phụ - là
những từ thường chỉ là sử dụng cho đối tượng nhất định nào đó. Ví dụ: xanh - đối
tượng có thể là người (da xanh...), vật, sự vật (quả xanh, mây xanh...); trong khi xanh
bủng, xanh rớt chỉ dùng cho da người, nõn chuối, hồ thuỷ chỉ dùng cho vải vóc, v.v...
II. So sánh khái quát vế ý nghĩa và số lƣợng của từ chỉ màu sắc trong tiếng
Hán và tiếng
2.1. Bảng thống kê những từ chỉ màu sắc trong tiếng Hán
Với khối tư liệu thu thập được chúng tôi lập chúng thành một bảng thống kê. Các
từ chỉ màu sắc được sắp xếp theo từng nhóm. Ví dụ, các từ và tổ hợp từ cùng chỉ đen

20


được xếp vào một loại.
Theo tài liệu thống kê ở [5, trang 53- 60] tiếng Hán có hơn 1100 từ chỉ màu sắc,
bảng thống kê của luận văn này chỉ thu thập những từ chỉ màu sắc thường dùng mang
nghĩa màu. Ví dụ: 黑紫色(đen tía)、乌漆墨黑(đen sì)、雪白(trắng tuyết)、朱红(đỏ
son)、碧绿(xanh biếc)、鸭绿(xanh lông vịt)、密黄(vàng mật) ... Có số lượng là 629 từ.
Bảng thống kê này chưa thu thập những từ lấy vật để gợi tả màu sắc. Vi dụ: 湖色(màu

nước hồ)、荷花色(màu hoa sen)、虎皮色(màu da hổ)、蜂蜜色(màu mật)、葵花色
(màu hoa hướng dương)、马粪色(màu cứt ngựa)、泥土色(màu đất)、苹果色(màu táo
tây)、葡萄色( màu nho)、咖啡色(màu cà-phê) v.v... (gần 200 từ ) vì ít phổ biến.
QuaBảng thống kê này ta có thể tìm hiểu được cách dùng của những từ chỉ màu
sắc trong tiếng Hán. Bảng thống kê này gồm 5 cột sau đây:
Cột 1: Số thứ tự
Cột 2: Từ chỉ màu sắc
Cột 3: Tổng số đơn vị mỗi nhóm màu
Cột 4: Tỉ lệ (%)
Cột 5: Vídụ trong các tác phẩm

BẢNG THỐNG KÊ NHỮNG TỪ CHỈ MÀU SẮC TRONG TIẾNG HÁN
Thứ
tự
1

Màu
sắc
黑色
(hei se)
mµu ®en

Luợng

Tỉ Lệ
(%)

92

14.65%


Số

Từ chỉ màu sắc xuất hiện trong các tác phẩm
那煤气管象黑色巨龙 火车赛过成群结队的猛虎 今天在这迷茫
的云雾里狂奔漫舞。……《征途》郭先红 上海人民出版社

21


2

黯黑
(an hei)
®en s×

最为奇特的是 偶尔 还有一缕色彩怪异的细微光芒 在黯黑的
贼狼滩上忽现忽灭 更使人感到神秘莫测 胆战心寒! ……《贼狼滩》
李北桂 长江文艺出版社

3

暗黑
(an hei)
®en s×

4

苍黑
(cang hei)

®en xanh

5

…… 林子深处 暗黑一团 什么也看不见。……《郭小刚诗选》河北
人民出版社
……闷雷般的泉声 像昂扬不绝的鼓点 激发着 如墨的泉水 一刻不
停地涌动。……《新桃花扇》 谷期范 上海文化出版社

茶黑色
(cha hei se)
mµu ®en chÌ

茶黑色眼圈的成因则和年龄增长息息相关 长期日晒造成色素沉
淀在眼周 久而久之就会形成挥之不去的茶黑色眼圈。……《大众医
学》 上海科技出版社

第 期

…… 我跟随母亲入宫观看歌舞表演.我遇见了我的弟弟。母亲疼爱的
溜黑
6

(chu hei)
đen lỏng

抱起他, 戏谑的说:彻儿长大了要讨媳妇,这些宫女你要哪一个?他
摇了摇脑袋。于是母亲接着问:那你要娶谁呀?他扑闪着溜黑的眼睛,
紧紧盯着躲在母亲身后的我, 大声的说:如果能娶到阿娇姐姐,我愿盖
金屋以藏之.。我的脸刷的红了。童言无忌.周围的人都咯咯的笑了。

《收
获》收获文学杂志出版社

第 期

属都岗湖畔是中甸有名的牧场,这里草场广阔,水草丰茂,每年
7

黔黑
春夏之际,成群的牛羊游弋于湖畔,牧棚星星点点,置身湖畔,背负
đen sì
(dai hei)

青山,面临绿水,牛群点点黔黑,牧笛声声入耳,让人深切地感受到
高原人闲放、悠游的生活情趣。
《中国旅游》时尚出版社





8

黑红
(hei hong)
®en ®á

9

黑黄


李德江黑红脸膛上堆满了笑容 扬了扬两道又黑又粗的大刀眉
敬重而又感叹地说…… 《征途》郭先红上海人民出版社
大家看时 写道是 “桂霭桐阴坐举觞 长安涎口盼重阳。眼前道

22


(hei huang)
®en vµng

路无经纬 皮里春秋空黑黄。”……《红楼梦》 曹雪芹 高鹗 岳麓
书社

10

黑灰
(hei hui)
®en x¸m

11

黑蓝
(hei lan)
®en lam

……居民纷纷拉记者到家中 看塞满黑灰的纱窗 看被粉尘腐蚀成
“麻子”的汽车。……《深圳晚报》
蓝羽是家鸽中最常见的羽毛 它的羽毛有浅蓝灰直至黑蓝灰 其
间还有许多中间色调。……《上海信鸽》上海信鸽协会出版社

第 期

12

黑绿
(hei lu)
®en xanh

13

黑青
(hei qing)
®en xanh

14

黑紫色
(hei zi se)
®en tÝa

15

黑棕色
(hei zhong se)
màu đen nâu

16

17


……第二个瘦长短髯 穿着领黑绿盘领木棉衫。
《水浒全传》施耐庵岳
麓书社
……它睁开眼睛 看了一眼基马 发现基马还是一身黑青 便慢慢地爬
了过去……《青色天堂》和夏 海南出版社
海燕那枣红的嘴甲 桔黄色的颈子 黑紫色的羽毛 显得多么美
丽诱人啊! ……《渔岛怒潮》姜树茂 人民文学出版社
……雄蜂体长

毫米 体色黑或黑棕色 全身被灰色绒毛……

《蜜蜂的品种》陈士平 中国农业出版社

黑赭色

……这里洞天跨度和空间极大 由近而远 重重叠叠 矗立着黑赭色

(hei zhe se)
màu đen son

的峰峦 环抱起伏 千岩竞秀 深得山之性情。《毕节晚报》

黑褐色

……恶鹫越加被激怒了 它将巨翅一拍 脖颈高昂 伸起黑褐色的铁

(hei he se)
màu đen nâu

喙 凶狠地对准小狼娃的太阳穴啄下来。……《贼狼滩》李北桂 长江

文艺出版社
黑龙潭是一个方圆大约一百平方米的天然湖泊 坐落在螺矶山半

18

幽黑
(you hei)
đen đen

山腰的一个山谷里 据说是上古一条神龙一次憩息时留下的痕迹
黑龙潭水深不见底 从岸上往下望去 潭水青绿中带着幽黑 就像是一

23


×