Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Một số giải pháp góp phần hoán thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tín dụng trong các ngân hàng thương mại Việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (720.05 KB, 58 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM







LƯU ĐỨC TÂN










LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ









TP. Hồ Chí Minh – Năm 2002






LỜI MỞ ĐẦU

I - TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX đã nêu lên mục tiêu chiến lược và phát triển kinh tế
của nước ta trong mười năm từ 2001 đến 2010 là “Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
tập trung xây dựng có chọn lọc một số cơ sở công nghiệp nặng quan trọng với công nghệ cao,
sản xuất tư liệu sản xuất để trang bò và trang bò lại kỹ thuật, công nghệ tiên tiến cho các ngành
công nghiệp, nông nghiệp, dòch vụ và đáp ứng nhu cầu phát triển đưa đất nước ta ra khỏi tình
trạng kém phát triển và xây dựng nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước
công nghiệp”.
Để thực hiện được mục tiêu trên, văn kiện Đại hội Đảng cũng đã tính toán và dự báo
khả năng huy động vốn cho đầu tư phát triển trong 5 năm tới vào khoảng 780 – 840 nghìn tỷ
đồng (tương đương 50 – 60 tỷ USD) tăng từ 8% đến 10%/năm. Trong đó phần lớn các nguồn
vốn tài trợ cho việc đầu tư trên được thực hiên thông qua nguồn vốn tín dụng ngân hàng.
Để có thể thực hiện tốt nhiệm vụ tài trợ vốn cho các dự án đầu tư, nghiệp vụ thẩm đònh
các dự án đầu tư tín dụng của Ngân hàng Thương mại đóng một vai trò hết sức quan trọng. Nó
quyết đònh nên hay không nên tài trợ vốn cho các dự án thông qua một số các chỉ tiêu để xác
đònh hiệu quả tài chính của dự án. Mặt khác chất lượng của công tác thẩm đònh dự án đầu tư có
liên quan mật thiết đến hiệu quả của các dự án. Từ đó ảnh hưởng đến tính ổn đònh của tiền tệ :
Vì dòng đời của mỗi dự án đầu tư thường diễn ra trong một thời gian dài; nên nếu không thẩm
đònh tốt thì các dự án sẽ không đem lại hiệu quả như dự kiến, dẫn tới không thu hồi được vốn
đầu tư và không thực hiện được chu kỳ khép kín của một khỏan tín dụng trung dài hạn được
cấp. Điều này sẽ dẫn đến hệ quả mất cân đối trong quan hệ hàng hóa - tiền tệ, lạm phát khó có
thể tránh khỏi và ảnh hưởng xấu tới mọi mặt đời sống kinh tế – chính trò – xã hội
Với sự ra đời của môn thẩm đònh dự án, một môn học tuy mới ra đời nhưng đã nhanh
chóng được hoàn thiện và phát triển, đã xây dựng được nền tảng cơ sở các chuẩn mực về thẩm

đònh, góp phần vào việc nâng cao hiệu quả của việc thẩm đònh dự án đầu tư tín dụng đầu tư.
Với việc áp dụng môn khoa học thẩm đònh, công tác thẩm đònh tín dụng sẽ hạn chế được những
rủi ro của dự án, góp phần vào việc đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế đất nước một cách hiệu
quả nhất.
Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, tôi đã chọn đề tài : “Một số biện pháp góp phần hoàn
thiện công tác thẩm đònh dự án đầu tư tín dụng trong các Ngân hàng Thương mại Việt Nam” .

II - MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở lý thuyết của môn học thẩm đònh, xây dựng khung phân tích và đánh giá dự
án, hệ thống các chỉ tiêu thẩm đònh phục vụ cho cán bộ thẩm đònh tại ngân hàng có chuẩn mực
để đánh giá các dự án. Đồng thời, căn cứ vào thực trạng của công tác thẩm đònh dự án đầu tư
tín dụng tại các Ngân hàng Thương mại hiện nay, xây dựng một số giải pháp góp phần hoàn
thiện công tác thẩm đònh dự án đầu tư tín dụng trong các Ngân hàng Thương mại Việt Nam.
III - ĐỐI TƯNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tình hình thực tế của công tác thẩm đònh dự án đầu
tư tín dụng trong các ngân hàng thương mại Việt nam.
- Phạm vi nghiên cứu :
• Nghiên cứu một số nội dung cơ bản của dự án đầu tư, các chỉ tiêu phân tích tài chính
trong thẩm đònh dự án đầu tư của Ngân hàng Thương mại. Bao gồm chỉ tiêu đánh giá hiêu quả
họat động của chủ đầu tư và chỉ tiêu đánh giá hiệu quả họat động của dự án đầu tư.
• Nghiên cứu thực trạng công tác thẩm đònh dự án đầu tư tín dụng trong các Ngân
hàng Thương mại hiện nay.
• Nghiên cứu các giải pháp góp phần hoàn thiện công tác thẩm đònh dự án đầu tư tín
dụng trong các Ngân hàng Thương mại Việt Nam.
IV - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như :
Phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê, phương pháp đánh giá,
phương pháp xác đònh độ rủi ro theo xác suất … Trên cơ sở lý luận của khoa học thẩm đònh, đối
chiếu với công tác thẩm đònh dự án đầu tư tín dụng tại các Ngân hàng Thương mại để đề xuất
ra một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác thẩm đònh dự án đầu tư tín dụng trong các

Ngân hàng Thương mại Việt Nam.
V - KẾT CẤU LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn gồm 3 chương:
- Chương 1 : Ngân hàng Thương mại và thẩm đònh dự án đầu tư tín dụng trong hoạt
động của Ngân hàng Thương mại
- Chương 2 : Thực trạng công tác thẩm đònh dự án đầu tư tín dụng trong các Ngân hàng
Thương mại hiện nay
- Chương 3 : Một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác thẩm đònh dự án đầu tư tín
dụng trong các Ngân hàng Thương mại Việt Nam

Do thời gian và khả năng nghiên cứu của bản thân còn hạn chế, luận văn chưa thể đề
cập hết các khía cạnh của vấn đề và còn một số sơ sót nhất đònh. Rất mong nhận được sự đóng
góp ý kiến của q thầy cô, bạn bè, đồng thời xin được trân trọng gởi đến q thầy, q cô lời
cảm ơn chân thành.

Chương 1
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN
ĐẦU TƯ TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG NỀN
KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
1.1.1. Khái niệm về Ngân hàng Thương mại
Có nhiều khái niệm về Ngân hàng Thương mại được trình bày trong các văn bản pháp qui, tuy
cách dùng từ ngữ và diễn giải có khác nhau nhưng đều có chung một ý chính : Ngân hàng Thương mại là
tổ chức kinh doanh trong lónh vực tiền tệ mà các nghiệp vụ chủ yếu là nhận và sử dụng tiền gửi (huy động
vốn) để cho vay (sử dụng vốn) thực hiện các nghiệp vụ thanh toán và dòch vụ Tài chính - Ngân hàng.
Như vậy, Ngân hàng Thương mại là một Doanh nghiệp đặc biệt, kinh doanh về tiền tệ. Với hoạt
động thường xuyên là nhận tiền gửi, cho vay, chiết khấu thanh toán, cung cấp các dòch vụ Tài chính -
Ngân hàng. Ngân hàng Thương mại là doanh nghiệp giống như các doanh nghiệp khác về các nghóa vụ
và quyền lợi trong môi trường pháp luật như phân phối lợi nhuận, nộp thuế, trích lập các quỹ; vừa mang

tính đặc thù do sản phẩm chủ yếu của Ngân hàng Thương mại là tiền tệ, là loại hàng hóa đặc biệt, Ngân
hàng Thương mại là một trong những công cụ để nhà nước hoạch đònh các chính sách kinh tế, là đối tượng
được nhà nước quan tâm và quản lý rất chặt.
1.1.2. Chức năng của Ngân hàng Thương mại
1.1.2.1. Chức năng trung gian tài chính
Ngân hàng Thương mại giữ vai trò trung gian thu hút các nguồn vốn để cho vay. Với chức
năng này, Ngân hàng Thương mại giải quyết việc đưa đồng tiền nhàn rỗi vào hoạt động, tập trung
được các lượng tiền nhỏ, phân tán để đáp ứng cho các nhu cầu vốn lớn của nền kinh tế.
1.1.2.2. Chức năng trung gian thanh toán và quản lý các phương tiện thanh toán
Ngân hàng Thương mại thực hiện chức năng thanh toán trong nền kinh tế thông qua phương
tiện thanh toán như tiền mặt, thẻ tín dụng, các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt … đảm bảo
sự an toàn rất cao với chi phí thấp trong thời gian nhanh nhất cho khách hàng.
1.1.2.3. Chức năng tạo tiền
Đây là chức năng tạo nên sức mạnh đặc thù, riêng có của ngành ngân hàng với việc tạo ra
những khoản “Bút tệ” thông qua việc thanh toán không dùng tiền mặt trong Ngân hàng Thương mại.
1.1.2.4. Chức năng dòch vụ tài chính và dòch vụ khác

Với chức năng này, Ngân hàng Thương mại đảm nhận các dòch vụ cho khách hàng như : Tư vấn
mua bán đầu tư chứng khoán, làm đại lý phát hành và quản lý chứng khoán, cho thuê két sắt, dòch vụ ủy
thác, thu chi hộ, kiểm tra cung cấp thông tin về các đối tác kinh doanh nước ngoài, trong nước cho các
doanh nghiệp …
1.1.3. Vai trò của Ngân hàng Thương mại
1.1.3.1. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Thông qua chức năng làm trung gian tín dụng, ngân hàng góp phần không nhỏ trong việc điều
hòa vốn trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân, tạo điều kiện phát triển sản xuất làm cho sản phẩm xã hội
tăng lên, vốn đầu tư được mở rộng, làm cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư, tạo thế cân bằng và ổn đònh
cho nền kinh tế.
1.1.3.2. Ngân hàng Thương mại góp phần tiết kiệm chi phí lưu thông tiền tệ và tạo ra các
công cụ mới cho quá trình lưu thông tiền tệ
Thông qua chức năng trung gian và quản lý thanh toán, Ngân hàng Thương mại đã góp phần

làm giảm chi phí lưu thông tiền tệ đối với toàn xã hội nói chung và từng doanh nghiệp nói riêng. Ngoài
ra nó còn góp phần thúc đẩy lưu thông hàng hóa một cách trôi chảy.
Thông qua chức năng này, Ngân hàng Thương mại còn tạo ra các công cụ lưu thông mới, thuận
tiện trong thanh toán như : Séc, thư tín dụng, thẻ tín dụng … làm cho quá trình lưu thông hàng hóa và lưu
thông tiền tệ ngày càng hoàn thiện hơn.
1.1.3.3. Ngân hàng Thương mại là một trong những công cụ trong việc thực thi chính sách
tiền tệ của Ngân hàng Trung ương
Ngân hàng Trung ương thực hiện chính sách tiền tệ thông qua hệ thống Ngân hàng Thương
mại bằng các công cụ nhằm thắt chặt hoặc mở rộng tín dụng để các Ngân hàng Thương mại thực hiện
tốt các vai trò chức năng của mình.

1.1.4. Các hoạt động nghiệp vụ của Ngân hàng Thương mại
1.1.4.1. Nghiệp vụ huy động vốn
Là nghiệp vụ hình thành nên nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng Thương mại bao gồm:
- Vốn tự có và các quỹ ngân hàng.
- Nguồn vốn huy động : Thực chất nguồn vốn huy động là tài sản bằng tiền của khách hàng
mà ngân hàng tạm thời quản lý và sử dụng với nghóa vụ hoàn trả kòp thời.
1.1.4.2. Nghiệp vụ sử dụng vốn
Là nghiệp vụ sử dụng các nguồn vốn đã hình thành của Ngân hàng Thương mại, bao gồm:
- Thiết lập quỹ dự trữ
Nhằm duy trì khả năng thanh toán thường xuyên của khách hàng và bản thân ngân hàng. Nó
bao gồm các khoản sau: Tiền mặt tại quỹ, Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước.
- Nghiệp vụ tín dụng
Hoạt động tín dụng là loại hoạt động trong đó phía Ngân hàng Thương mại chuyển giao tiền
hay tài sản cho khách hàng sử dụng trong một thời gian nhất đònh trên cơ sở có sự cam kết từ phía
khách hàng sẽ hoàn trả theo thời hạn đã thỏa thuận. Hay đơn giản đó là hoạt động cho vay trên cơ sở
có hoàn trả sau một thời gian nhất đònh.
- Nghiệp vụ đầu tư
Trong nghiệp vụ này, ngân hàng thực hiện kinh doanh kiếm lãi như các doanh nghiệp khác,
ngân hàng dùng nguồn vốn tự có của mình và nguồn vốn ổn đònh khác để đầu tư nhằm mục đích lợi

nhuận và phân tán rủi ro.
- Nghiệp vụ trung gian - Nghiệp vụ kinh doanh dòch vụ ngân hàng
Đây là nghiệp vụ mà Ngân hàng Thương mại thực hiện theo sự ủy nhiệm của khách hàng để
được hưởng hoa hồng, bao gồm: thanh toán trong, ngoài nước, bảo lãnh, ủy thác, cho thuê két sắt,
chuyển tiền, thu chi hộ, kiều hối, tư vấn mua bán, kinh doanh vàng bạc, ngoại tệ, môi giới, thẻ tín dụng

1.2.Thẩm đònh dự án đầu tư tín dụng trong hoạt động của Ngân hàng Thương mại
1.2.1.Khái niệm dự án đầu tư

Theo giải thích trong Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghò đònh
52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính Phủ, tại Điều 5 đã giải thích như sau : “ Dự án đầu tư là một
tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất
nhất đònh nhằm đạt được sự tăng trưởng về mặt số lượng hoặc duy trì, cải tiến nâng cao chất lượng sản
phẩm hoặc dòch vụ trong khoảng thời gian xác đònh (chỉ bao gồm hoạt động đầu tư trực tiếp) ”.
Nói một cách ngắn gọn, theo đònh nghóa pháp quy hiện nay của Việt Nam thì dự án đầu tư là
tập hợp các đối tượng được hình thành và hoạt động theo một kế hoạch cụ thể để đạt được mục tiêu
nhất đònh (các lợi ích) trong một khoảng thời gian xác đònh.
Thực tế hiện nay, không có một đònh nghóa nào về “ dự án ” là phù hợp với mọi tình huống,
nhưng đònh nghóa về dự án của các tài liệu ISO là được nhiều người chấp nhận hơn cả. Theo tài liệu
ISO8402 đònh nghóa : “ Dự án đó là một quá trình bao gồm các hoạt động được phối hợp thực hiện và
quản lý trong một giai đoạn xác đònh nhằm đạt được một mục tiêu nhất đònh trong các điều kiện hạn
chế về thời gian, chi phí hoặc nguồn lực ”
1.2.2. Vai tròø thẩm đònh dự án đầu tư
Mọi cuộc đầu tư đều được lập kế hoạch và có dự án. Kế hoạch đầu tư cũng như dự án đầu tư
không thể tốt được nếu các bộ phận cấu thành của nó mắc phải sai lầm.
Có một số người quan niệm rằng khi có sự quản lý tốt thì không cần phải thẩm đònh dự án. Tất
nhiên chúng ta đồng ý công tác quản lý là rất quan trọng nhưng tầm quan trọng của quản lý tốt không thể
nào làm giảm đi sự cần thiết phải có các dự án được thiết kế tốt. Từ thực tế khách quan này đòi hỏi phải
thẩm đònh dự án đầu tư.
1.2.2.1. Sự khan hiếm của tài nguyên

Nếu không có sự khan hiếm tài nguyên thì sẽ không có thẩm đònh dự án và cả kinh tế học nói
chung. Nếu chúng ta giàu có thì chúng ta sẽ dễ dàng chấp nhận mọi dự án miễn sao nó thỏa mãn nhu
cầu sở thích của mình. Nếu muốn, bất cứ một quốc gia nào cũng có khả năng sản xuất máy bay, vệ
tinh, xây dựng những kỳ quan thế giới, đưa người lên mặt trăng hay thám hiểm dưới đáy đại dương …
Ngay cả những quốc gia nghèo nhất cũng có thể thực hiện được những dự án vó đại đó. Nhưng trong
điều kiện tài nguyên hiếm hoi của mình, mỗi quốc gia cần phải khôn ngoan lựa chọn các dự án sao cho
làm tăng của cải của quốc gia mình.
Mặc khác, nguồn vốn ngân hàng đảm bảo cho dự án là có hạn và chủ yếu là vốn huy động
nên cho vay phải thẩm đònh mới bảo toàn được vốn và đảm bảo nguyên tắc hoàn trả.
1.2.1.2. Ngăn chặn những dự án tồi, bảo vệ những dự án tốt không bò bác bỏ

Tất nhiên một dự án tồi phải không được thực hiện. Nhưng chúng ta biết rằng bất cứ một dự
án nào cũng có sự mâu thuẩn tiềm ẩn về lợi ích mà nó mang lại cho nhóm người này và gây ra tổûn thất
cho một cộng đồng người khác. Do vậy cần phải có sự lựa chọn. Sự lựa chọn này lại phụ thuộc vào các
quan điểm khác nhau khi phân tích dự án. Dự án có thể được phân tích theo quan điểm của chủ đầu tư
hay cổ đông, của ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính, của cơ quan quản lý ngân sách hay theo quan
điểm của toàn quốc gia.
Theo quan điểm của ngân hàng trong phân tích dự án thì vấn đề quan trọng là phải xem xét
dự án trên cơ sở đánh giá mức độ an toàn của số vốn vay mà dự án có thể cần. Do đó, ngân hàng sẽ
xem xét tới dòng ngân lưu chi cho dự án (kể cả trợ giá) và các lợi ích (kể cả phần trả thuế). Từ sự phân
tích này các ngân hàng sẽ xác đònh được tính khả thi tài chính của dự án, nhu cầu cần vay vốn của dự
án cũng như khả năng trả nợ vay của dự án.
1.2.1.3. Xem xét sự phù hợp các bộ phận của dự án
Việc chia dự án thành các bộ phận dự án tùy thuộc vào loại rủi ro mà người lập dự án cho là
quan trọng : Rủi ro của dự án liên quan lòch đầu tư, thời gian đầu tư cũng như thời gian hoàn vốn, rủi ro
liên quan tới chi phí sử dụng vốn đầu tư và chi phí thực hiện dự án .v.v cần thẩm đònh dự án đầu tư để
xác đònh sự phù hợp của các bộ phận trong cùng một dự án.
1.2.1.4. Đánh giá các yếu tố rủi ro của dự án
Ngoài việc xem xét các bộ phận của dự án có phù hợp không, việc phân tích dự án cần phải
xác đònh nguồn rủi ro của dự án tương ứng với từng bộ phận đưa ra các giải pháp giảm rủi ro và chia xẻ

rủi ro cho dự án
1.2.3. Các giai đoạn thẩm đònh dự án
Việc thẩm đònh dự án đầu tư được thực hiện qua các giai đoạn
1.2.3.1. Xác đònh dự án
Đây là giai đoạn đầu tiên trong thẩm đònh. Những câu hỏi chủ yếu của giai đoạn này là nhu
cầu nằm ở đâu? Liệu dự án có phù hợp với chuyên môn và chiến lược của đơn vò không?
1.2.3.2. Nghiên cứu tiền khả thi của dự án
Là nổ lực đầu tiên nhằm đánh giá triển vọng chung của dự án. Mục tiêu chủ yếu của giai
đoạn này nhằm xác đònh dự án có tính khả thi về mặt tài chính, kinh tế trong suốt thời gian hoạt động
không? Các chỉ tiêu chủ yếu của dự án là gì? Các nguồn rủi ro và làm thế nào để giảm bớt rủi ro?
1.2.3.3. Nghiên cứu khả thi của dự án

Sau khi đã hoàn tất xong tất cả các khâu phân tích trong giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi,
chúng ta cần tiến hành nghiên cứu dự án để xét xem liệu nó có triển vọng đáp ứng được các tiêu chuẩn
về tài chính, kinh tế và xã hội mà chủ dự án đã đề ra cho các khoản đầu tư hay không, chúng ta cần
phân tích rủi ro của dự án và đề ra các biện pháp nhằm giảm bớt rủi ro.
1.2.3.4. Thiết kế chi tiết dự án
Công tác này bao gồm việc xác đònh các chương trình cơ bản, phân chia nhiệm vụ, xác đònh
tài nguyên dùng cho dự án. Trong giai đoạn này, chẳng những chúng ta hoàn tất thiết kế về mặt vật
chất của dự án mà còn lên kế hoạch quản lý hành chánh, vận hành, sản xuất và tiếp thò.
1.2.3.5. Thực hiện dự án
Bao gồm việc điều phối và phân bổ tài nguyên để dự án có thể hoạt động.
1.2.3.6. Đánh giá hậu dự án
Nhằm phát triển các kỹ năng thẩm đònh dự án cũng như cải thiện độ chính xác của các kết quả
thẩm đònh. Ở giai đoạn hậu dự án chúng ta cần so sánh kết quả dự đoán với kết quả thực sự của dự án.
1.2.4. Khung phân tích dự án đầu tư tín dụng trong hoạt động của Ngân hàng Thương mại
1.2.4.1. Phân tích thò trường hoặc mức cầu
Là nghiên cứu các nguồn của nhu cầu để xác đònh qui mô thò trường, bản chất của thò trường,
giá cả và số lượng theo cung cầu thò trường. Có thể phải dự báo về số lượng và thu nhập của toàn bộ dự
án. Cần phân biệt sản phẩm của dự án được sử dụng để đáp ứng nhu cầu trong nước hay để bán ra thò

trường thế giới …
Vấn đề chủ yếu cần giải quyết khi phân tích thò trường hoặc mức cầu là xem xét các cam kết
và các điều kiện mà dự án có được đã đảm bảo cho việc thu mua nguyên vật liệu và dòch vụ cần thiết
để xây dựng và thực hiện dự án hay chưa, và khi việc xây dựng hoàn tất dự án có đủ điện năng, nhân
công, nguyên vật liệu và các điều kiện khác để dự án hoạt động và bán sản phẩm ra thò trường không.
Mục đích là đảm bảo lợi ích thu được lớn nhất đối với mỗi đồng vốn đã bỏ ra, khả năng thu hồi vốn
cao.
1.2.4.2. Phân tích kỹ thuật
Vấn đề cần chú ý khi phân tích kỹ thuật là xung đột lợi ích giữa ba bên: nhà tư vấn dự án, nhà
cung cấp thiết bò và nhà thầu xây dựng với lợi ích của dự án để lựa chọn cơ cấu kỹ thuật có lợi nhất.
1.2.4.3. Phân tích quản lý và nhân lực

Khâu phân tích này dung hòa giữa yêu cầu về kỹ thuật và quản lý hành chánh của dự án với
hạn chế về khả năng cung cấp nhân lực cho dự án để lựa chọn phương án đầu tư có tính khả thi.
1.2.4.4. Phân tích tài chính
Là khâu tổng hợp các chỉ tiêu tài chính và kỹ thuật từ việc phân tích thò trường, kỹ thuật và
phân tích nhân lực nhằm xác đònh hiệu quả kinh tế của dự án.
1.2.4.5. Phân tích kinh tế
Mục đích của khâu phân tích kinh tế là nhằm đánh giá dự án từ quan điểm của toàn bộ nền kinh
tế để xác đònh xem việc thực hiện dự án có cải thiện được phúc lợi kinh tế quốc gia hay không. Phân tích
kinh tế phải chỉ ra được sự khác biệt giữa giá trò tài chính và giá kinh tế đối với một chỉ tiêu và nguyên
nhân của sự khác biệt này.
1.2.4.6. Phân tích xã hội và phân phối
Nhằm xác đònh và lượng hóa những tác động ngoài kinh tế của dự án. Khâu phân tích nhằm
chỉ rõ ai là đối tượng được hưởng lợi của dự án và ai sẽ là người chòu chi phí của dự án. Dự án gây ra
những ảnh hưởng về lợi ích và chi phí đối với các nhóm theo phương thức nào ? Liệu dự án có hiệu
quả về kinh tế trong việc tạo ra những tác động tốt cho xã hội.
1.3. Các chỉ tiêu phân tích tài chính trong thẩm đònh dự án đầu tư tín dụng của Ngân hàng
Thương mại
1.3.1. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của chủ đầu tư

Để đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của chủ đầu tư, thông thường ta đánh giá
qua hiệu quả tài chính thông qua các chỉ tiêu tài chính. Nhiệm vụ của phân tích tình hình tài chính là
làm rõ xu hướng, tốc độ tăng trưởng, thực trạng tài chính của doanh nghiệp, đặt trong mối quan hệ so
sánh với các doanh nghiệp tiêu biểu cùng ngành và với chỉ tiêu bình quân ngành, chỉ ra những thế
mạnh và cả tình trạng bất ổn nhằm đề xuất những biện pháp quản trò tài chính đúng đắn và kòp thời để
phát huy ở mức cao nhất hiệu quả sử dụng vốn. Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp chủ đầu tư.
Đây là nhân tố quyết đònh hiệu quả đầu tư tín dụng của ngân hàng.
Việc thẩm đònh hiệu quả của Doanh nghiệp chủ đầu tư (công ty) căn cứ vào:
1.3.1.1. Hệ thống báo cáo tài chính
Hệ thống báo cáo tài chính gồm những văn bản đặc biệt riêng có của hệ thống kế toán, được
tiêu chuẩn hóa trên phạm vi quốc tế về nguyên tắc và chuẩn mực. Báo cáo tài chính là phần chiếm vò
trí quan trọng trong báo cáo hàng năm của doanh nghiệp.

Nội dung mà các báo cáo tài chính phản ánh là tình hình tổng quát về tài sản, sự hình thành tài
sản, sự vận động và thay đổi của chúng qua mỗi kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Cơ sở thành lập của
báo cáo tài chính là dữ liệu thực tế đã phát sinh được kế toán theo dõi ghi chép theo những qui tắc
khách quan. Tính chính xác và tính khoa học của báo cáo tài chính càng cao bao nhiêu, sự phản ánh về
“ tình trạng sức khỏe ” của doanh nghiệp càng trung thực bấy nhiêu.
Hệ thống báo cáo tài chính gồm có :
- Bảng cân đối kế toán
- Báo cáo kết quả kinh doanh
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
1.3.1.2. Các chỉ tiêu chủ yếu về tình hình tài chính
Có rất nhiều chỉ tiêu để phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp, trong đó có
những chỉ tiêu quen thuộc đặc trưng và cả những chỉ tiêu được các doanh nghiệp tự thiết lập
nhằm mục đích phục vụ các nhu cầu phân tích cụ thể, khác nhau.
Các nhà nghiên cứu phân tích hoạt động kinh doanh trong lónh vực nghiên cứu khoa
học cũng như trong thực tiễn đã không ngừng hoàn thiện và xây dựng những chỉ tiêu mới đầy
sáng tạo phục vụ cho yêu cầu quản lý.
Mặt khác, cần lưu ý rằng sẽ không có một kết quả cụ thể nào của các chỉ tiêu là khuôn

mẫu cho mọi thời kỳ hoặc cho tất cả các doanh nghiệp. Một kết quả là tốt cho doanh nghiệp
này nhưng có thể là tệ hại đối với doanh nghiệp khác.
Để dễ dàng theo dõi và ghi nhớ, các chỉ tiêu có cùng mục đích và hướng nghiên cứu sẽ
được chọn lọc và sắp xếp tương đối theo từng nhóm. Cụ thể:
- Nhóm chỉ tiêu thanh toán
- Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn
- Nhóm chỉ tiêu lợi nhuận
- Nhóm chỉ tiêu cơ cấu tài chính
- Nhóm chỉ tiêu thanh toán
Liên quan đến nhóm chỉ tiêu thanh toán bao gồm các chỉ tiêu về tình hình công nợ: các
khoản phải thu và tình hình thu nợ, các khoản phải trả và khả năng chi trả. Đây là nhóm chỉ
tiêu được sự quan tâm của nhà quản trò, chủ sở hữu và đặc biệt đối với các nhà cho vay. Nó bao
gồm các chỉ tiêu:
Hệ số khái quát về tình hình công nợ :
trả phải khoảncác Tổng
thuphảikhoảncác Tổng
quátkháisốHệ
=

Công nợ là những phát sinh tất yếu trong quá trình kinh doanh và vì thế, vấn đề quan trọng
không phải là số nợ hay tỉ lệ nợ mà là bản chất các khoản nợ và tùy thuộc vào đặc điểm, chiến lược
kinh doanh của mỗi ngành, mỗi đơn vò khác nhau và mỗi thời điểm khác nhau. Duy trì và điều khiển
công nợ một cách có kế hoạch và trôi chảy cũng là một nghệ thuật trong kinh doanh.
Các chỉ tiêu dùng để xem xét tình hình cụ thể gồm :
Các khoản phải thu
Hai chỉ tiêu dùng xem xét các khoản phải thu là :
quân bìnhthu phải khoảnCác
thiếu bánthu Doanh
thu phảikhoản
các quay vòng Số

=
thu phải khoảncác quay vòng Số
360
tiền thu ngày Số =
Các khoản phải trả
Tổng quát về khả năng thanh toán (trả nợ) thể hiện bằng hệ số thanh toán chung :
toánthanhcầuNhu
toánthanhnăngKhả
chung toán thanh số Hệ =
Khả năng thanh toán gồm tất cả các nguồn có thể huy động dùng để trả nợ.
Nhu cầu thanh toán là các khoản nợ cần phải trả trước mắt hoặc trong một thời hạn ấn
đònh.
Hệ số thanh toán chung là dạng hệ số so sánh cân bằng vì vậy trường hợp tốt nhất là
hệ số bằng 1. Nếu khác đi sẽ dẫn đến thiếu khả năng thanh toán hoặc thừa vốn, gây ứ đọng.
Hệ số thanh toán vốn lưu động (VLĐ)
Hệ số thanh toán vốn lưu động là tỉ lệ giữa tài sản, có khả năng chuyển hóa thành tiền
để trả nợ (tiền và các chứng khoán ngắn hạn) chiếm trong tài sản lưu động (TSLĐ).
Hệ số thanh toán vốn lưu động thấp chứng tỏ khả năng thanh toán của vốn lưu động thấp, tuy
nhiên quá cao lại biểu hiện tình trạng ứ đọng vốn, kém hiệu quả
động lưu sản Tài
hạnngắn khoánchứng các và Tiền
động lưu vốn
toán thanh so
á
Hệ
=

Hệ số thanh toán ngắn hạn
hạnngắn Nợ
động lưu sản Tài

hạnngắn
toán thanh so
á
Hệ
=
Hệ số này biểu thò sự cân bằng giữa tài sản lưu động và các khoản nợ ngắn hạn là mức
độ trang trải của tài sản lưu động đối với nợ ngắn hạn mà không cần tới một khoản vay mượn
thêm.
Hệ số thanh toán nhanh
Hệ số thanh toán nhanh đo lường mức độ đáp ứng nhanh của vốn lưu động trước các
khoản nợ ngắn hạn.
hạnngắnNợ
hạnngắn khoánchứng các và Tiền
nhanh
toán thanh số Hệ
=
Hệ số này càng lớn thể hiện khả năng thanh toán nhanh càng cao.
- Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn
Số vòng quay quay tài sản
Là hệ số tổng quát về số vòng quay tổng tài sản (Asset turnover)
sản tài Tổng
chính động hoạt từ thu Doanh
sản tài
quayvòng So
á
=
Hệ số của số vòng quay tài sản nói lên một đồng tài sản mang lại bao nhiêu đồng
doanh thu. Hệ số càng cao hiệu quả sử dụng tài sản càng cao.
Số vòng luân chuyển hàng hóa
quân bình khotồn hoá hànggiá Trò

vốn giá theo ra bán hoá hànggiá Trò
hóahàng
chuyển luânvòng Số
=
Số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng tốt nhưng nếu quá cao sẽ thể hiện sự trục
trặc trong khâu cung cấp, hàng hóa dự trữ không kòp cung ứng cho khách hàng.

- Nhóm chỉ tiêu lợi nhuận
Hệ số lãi gộp (Gross profit margin)
Lãi gộp là khoản chênh lệch giữa giá bán và giá vốn, hệ số lãi gộp biến động sẽ là
nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến lợi nhuận.
thu Doanh
gộpLãi
gộp lãi số Hệ =
Tuỳ thuộc vào đặc điểm ngành nghề kinh doanh và tỉ lệ chi phí kinh doanh mà mỗi doanh
nghiệp sẽ có một hệ số lãi gộp (hoặc tỉ lệ lãi gộp) thích hợp.
Hệ số lãi ròng (Net profit margin)
Lãi ròng được hiểu ở đây là lợi nhuận sau thuế. Hệ số lãi ròng hay còn gọi là suất sinh
lời của doanh thu (ROS: Return on Sales), thể hiện 1 đồng doanh thu cóù khả năng tạo ra bao
nhiêu lợi nhuận ròng .
thu Doanh
ròngLãi
rònglãi số Hệ =
Suất sinh lời của tài sản:
Hệ số suất sinh lời của tài sản – ROA : Return on Asset, mang ý nghóa : Một đồng tài sản tạo ra
bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Hệ số càng cao càng thể hiện sự sắp xếp, phân bổ và quản lý sử dụng
tài sản càng hợp lý và hiệu quả.
sảntàiTổng
ròngLãi
ROA

sản tài của
lời sinhSuất
=
Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu
Hệ số suất sinh lời của vốn chủ sở hữu – ROE: Return on Equity, mang ý nghóa một
đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu lợi nhuận ròng.
hữusởchủVốn
ròngLãi
ROE
hữusở chủ vốn
cuả lời sinhSuất
=

- Nhóm chỉ tiêu cơ cấu tài chính
Hệ số nợ vay so với tài sản:
Hệ số nợ vay (Debt ratio) hay tỉ số nợ vay là phần nợ vay chiếm trong tổng tài sản :
sản tài Tổng
nợsố Tổng
nợ số Hệ =
Hệ số nợ vay so với vốn
Hệ số nợ vay so với vốn chủ sở hữu (Debt-equity ratio) là loại hệ số cân bằng dùng so
sánh giữa nợ vay và vốn chủ sở hữu, cho biết cơ cấu tài chính của doanh nghiệp rõ ràng nhất.
hữusởchủVốn
nợTổng
CSH vốn với so nợ số Hệ
=
1.3.2. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án đầu tư
Thẩm đònh hiệu quả tài chính của bất kỳ cơ hội đầu tư nào cũng đều liên quan tới ba
bước được xác đònh cụ thể như sau :
- Ước tính các dòng tiền có liên quan.

- Tính toán các tiêu chí để đánh giá dự án đầu tư.
- So sánh các tiêu chí đánh giá của dự án với các tiêu chuẩn đã được chấp thuận.
Tiêu chí đánh giá là những con số cho biết giá trò về hiệu quả tài chính của dự án đầu
tư. Tiêu chí đánh giá dự án thông dụng nhất là suất sinh lời. Suất sinh lời cho biết sự phối hợp
giữa các dòng tiền vào và các dòng tiền ra (Inflows - Outflows) của một dự án đầu tư, nói lên
hiệu quả tài chính của một dự án đầu tư giúp các nhà phân tích quyết đònh dự án đầu tư có đủ
hấp dẫn để được chấp thuận hay không ? Hệ thống các chỉ tiêu gồm :

1.3.2.1. Các chỉ tiêu không tính giá trò tiền tệ theo thời gian
- Thời gian hoàn vốn (Payback Period – PP)
Thời gian hoàn vốn là thời gian để dòng thu từ việc đầu tư vào dự án bằng đúng với dòng
chi cho việc triển khai dự án.
năm hàngvào lưu ngân Dòng
t
ư
đầuVốn
(năm) vốn hoàngian Thời =
- Tiêu chuẩn tỷ lệ sinh lời kế toán (Accounting Rate of Return –ARR) (suất sinh lời kế
toán)
Tỷ lệ sinh lời kế toán (ARR) đôi khi còn được gọi là tỷ lệ sinh lợi trên vốn chủ hữu hay
tỷ lệ sinh lời trên vốn đầu tư (ROI – Return On Investment). Nó được tính theo công thức sau :
Có nhiều quan điểm khác nhau khi xác đònh lợi nhuận để tính ARR. Một số phương pháp
lấy lợi nhuận do dự án mang lại trước thuế để tính ARR còn một số phương pháp lại lấy lợi nhuận
sau thuế để tính toán. Về xác đònh chi phí đầu tư (vốn đầu tư), một số phương pháp lấy chi phí đầu
tư ban đầu của dự án, một số phương pháp lấy chi phí đầu tư trung bình suốt vòng đời dự án.
ralưu ngân dòng Tổng
nămquânbìnhvàolưungânDòng
toán kế
lơ inh øisSuất =
ARR

1.3.2.2. Các chỉ tiêu tính đến giá trò tiền tệ theo thời gian
Một tiêu chí đánh giá chính xác hiệu quả tài chính của dự án là phải phản ánh được
một đồng tiền hôm nay có giá trò hơn một đồng tiền trong tương lai. Đây là một đònh đề nổi
tiếng về giá trò tiền tệ theo thời gian.
Do đồng tiền có giá trò theo thời gian, chúng ta không thể đơn giản cộng các dòng tiền xuất
hiện ở các thời điểm khác nhau như đã làm với tiêu chí thời gian hoàn vốn và ARR. Để điều chỉnh các
dòng đầu tư ở những thời điểm khác nhau, chúng ta cần phải sử dụng tới khái niệm : lãi kép và chiết
khấu.
Lãi kép là tiến trình xác đònh giá trò tương lai của số tiền ở ngày hôm nay.


Công thức tổng quát để tính giá trò tương lai áp dụng cho lãi kép là :
Ft = P (1 + r)
t

Trong đó :
Ft (Future) : là giá trò tương lai của đồng tiền
P (Present Value) : là giá trò hiện tại của đồng tiền
r (rate) : là lãi suất
Từ công thức trên ta có thể xác đònh giá trò tương lai của loạt tiền bằng nhau A với thời
gian n và lãi suất r như sau :
F
n
= A (1+r)
0
+ A (1+r)
1
+ A (1+r)
2
+ … A (1+r)

n-1
(i)
Nhân hai vế phương trình (i) cho (r+1) ta có:
F
n
(r+1) = A (1+r)
1
+ A (1+r)
2
+ A (1+r)
3
+ … + A (1+r)
n
(ii)
Lấy (ii) trừ cho (i) lần lượt ta có :
F
n
(r+1) – F
n
= A (1+r)
n
– A
Ư F
n
(r+1-1) = A [(1+r)
n
–1]
r
r) (1
n

A Fn
1−+
=
Như vậy, Fn chính là giá trò tương lai của loạt tiền bằng nhau A với thời gian giai đọan
và lãi suất mỗi giai đọan là r.
Chiết khấu đơn giản chỉ là ngược lại với lãi kép ở trên, nó là tiến trình xác đònh giá trò
hiện tại của một số tiền trong tương lai. Tuy có những điểm tương đồng như trên, nhưng nhiều
người vẫn nhìn chiết khấu như là một vấn đề khó hiểu. Thật ra chiết khấu được sử dụng rộng
rãi hơn lãi kép trong việc phân tích các cơ hội đầu tư.
Công thức tổng quát để tính giá trò hiện tại của đồng tiền với lãi suất r là :
1
)( r1
Ft
P
+
=
t

Từ đó, có thể xác đònh giá trò hiện tại của một dãy các giá trò tương lai như sau :

tttt
r
Fn

r
F3
r
F2
r)(1
F1

PV
)1()1()1( +
++
+
+
+
+
+
=
Công thức tổng quát như sau :

+
==
n
t
t
r1
F1
PV
)(
0
- Giá trò hiện tại ròng (Net Present Value – NPV)
Giá trò hiện tại ròng là hiệu số giữa giá trò hiện tại (PV) được tính theo một suất chiết khấu nào
đó của dòng ngân lưu thu nhập mà phương án sẽ mang lại trong tương lai so với hiện giá của các khoản
đầu tư phải bỏ ra cho dự án.
Mục đích tính giá trò hiện tại ròng của một dự án nhằm để xác đònh việc sử dụng các
nguồn lực của dự án có mang lại lợi ích lớn hơn các nguồn lực hiện có đã sử dụng không.

+
= =

n
t
t
r1
Ct)-(Bt
0NPV
)(
=0
=0
t
Trong đó :
- B
t
: Thu nhập của dự án năm t
- C
t
: Chi phí của dự án năm t
- n : Thời gian phân tích dự án
- r : Suất chiết khấu của dự án
Nếu : - NPV > 0 : Chấp thuận dự án
- NPV < 0 : Bác bỏ dự án
- NPV = 0 : Dự án biên tế
- Tỷ lệ lợi ích - chi phí (Cost - Benefit Rate - CBR)
Chỉ tiêu thứ hai đánh giá dự án có tính đến giá trò theo thời gian của tiền tệ và được sử
dụng phổ biến là chỉ tiêu tỷ lệ lợi ích – chi phí (Benefit – Cost Ratio -BCR)

ratiền dòng của tại hiệntrò Giá
vàotiềndòngcủatại hiệntrò Giá
BCR =
Tiêu chuẩn này được các nhà phân tích dự án đầu tư áp dụng rộng rãi trong thẩm đònh

dự án
- Suất sinh lời nội bộ (Internal Rate of Return - IRR)
Tỉ suất sinh lời nội bộ (IRR) là tỉ suất sinh lời tối thiểu của dự án, tức là khi NPV = 0 thì
dự án cũng đã tạo ra một tỉ lệ lợi nhuận là IRR
IRR là chỉ tiêu thẩm đònh dự án, nếu IRR của dự án lớn hơn suất sinh lời kỳ vọng hoặc tỉ suất
lãi vay thì dự án được đánh giá là có thể chấp nhận được.
Cách tính IRR :
- Phương pháp “ thử và dò sai ” (Trial & Error Method)
Theo phương pháp này, ta lần lượt thay suất chiết khấu r để tính hiện giá của dòng ngân lưu
thu nhập (PV) cho đến khi PV bằng vốn đầu tư tức là NPV = 0.
- Phương pháp hình học
Theo phương pháp này, ta chọn hai suất chiết khấu. Một suất chiết khấu cho giá trò
NPV dương và một suất chiết khấu cho giá trò NPV âm. Từ đó, ta biểu diễn chúng trên một đồ
thò, trên cơ sở đó xác đònh IRR = r tương ứng tại NPV = 0.


0
N
PV
A
D
NPV = 0
NPV +
B I r (%)
- NPV
C








Xác đònh IRR theo phương pháp hình học

Trên đồ thò, chọn r (%) = OB ta có NPV dương tại A
chọn r (%) = OC ta có NPV âm tại D
Nối 2 điểm A và D, đoạn thẳng này sẽ cắt trục hoành r(%) tại I. Tại điểm I, NPV = 0.
Cách tính IRR
Ta có IRR = OI
Mà OI = OB + BI
Để tính BI, ta xét hai tam giác đồng dạng ABI và ICD, ta có:
BICI
BI
ABCD
AB
CI
BI
CD
AB
+
=
+
⇒=


Tuy nhiên trong thực tế của công tác thẩm đònh dự án đầu tư, người ta thường sử dụng
các phần mềm của máy tính để tính toán nhanh chóng kòp thời chỉ số IRR.
ABCD
BI)AB(CI

+
+

BI =


Chương 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH
DỰ ÁN ĐẦU TƯ TÍN DỤNG TRONG
CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI HIỆN NAY

2.1. SƠ LƯC QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TÁC
THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TÍN DỤNG TRONG CÁC
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
Trước đây, trong nền kinh tế tập trung bao cấp, hệ thống ngân hàng Việt Nam là
ngân hàng một cấp. Cho mãi đến cuối năm 1987 vẫn chưa có Ngân hàng Thương mại.
Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng huy động và chức năng cho vay; việc cho vay
còn theo cơ chế “ban cho”, các đơn vò vay vốn chủ yếu là thành phần kinh tế quốc doanh.
Đặc biệt, trong lónh vực cho vay đối với các công trình xây dựng cơ bản, các dự án đầu
tư thì việc cho vay của ngân hàng được thực hiện theo kế hoạch được duyệt, ngân hàng ít quan
tâm đến tính khả thi cũng như hiệu quả của dự án.
Mặt khác, trong việc cho vay trung dài hạn đối với các dự án đầu tư để cải tiến kỹ
thuật, mở rộng sản xuất, ngân hàng cũng chưa có những qui đònh hoặc những hướng dẫn cụ thể
về phương pháp, kỹ thuật thẩm đònh dự án đầu tư. Do vậy, công tác thẩm đònh để cho vay đối
với các dự án đầu tư còn sơ sài và chưa thống nhất. Các nội dung thẩm đònh của ngân hàng chỉ
nêu chung chung về sự cần thiết của dự án đầu tư cùng với một số các chỉ tiêu tính toán hiệu
quả kinh tế so sánh trước và sau khi đầu tư.
Khi nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thò trường, công tác thẩm đònh dự án đầu tư
tại các ngân hàng đã có một bước chuyển biến đáng kể. Các dự án đầu tư đã dần dần được

phân tích, thẩm đònh trên nhiều nội dung, như : Thò trường, kinh tế xã hội, kỹ thuật và tài chính

Đến cuối năm 1992, các Ngân hàng Thương mại đã quan tâm nhiều hơn đến việc cho
vay trung dài hạn, nhất là từ khi được Ngân hàng Nhà nước hỗ trợ nguồn vốn trung dài hạn
bằng ngoại tệ. Từ đó, ngoài các nguồn vốn vay bằng tiền đồng Việt Nam, nhiều dự án đã được
tài trợ từ nguồn vốn này. Với số lượng và qui mô của dự án xin tài trợ từ ngân hàng ngày càng
tăng, để phán quyết cho vay các ngân hàng đã thấy được sự cần thiết của việc thống nhất các
phương pháp và hướng dẫn cụ thể về kỹ thuật, qui trình thẩm đònh các dự án đầu tư.

Mặt khác trong thời gian này, các tài liệu về khoa học thẩm đònh dự án đầu tư nước
ngoài vào Việt Nam bắt đầu được phổ biến.
Tháng 5 năm 1993, Ngân hàng Công Thương Việt Nam đã tập huấn bước đầu về thẩm
đònh dự án đầu tư trên cơ sở những vấn đề phát sinh qua thực tiễn cho vay trung dài hạn, đồng
thời cũng đã soạn thảo bộ tài liệu hướng dẫn thẩm đònh các dự án đầu tư trong và ngoài nước.
Với sự quan tâm của Ngân hàng Nhà nước, cùng với sự phát triển của bộ môn khoa học
thẩm đònh, công tác thẩm đònh dự án đầu tư của ngành ngân hàng Việt Nam ngày càng hoàn
chỉnh và tiến bộ hơn, từng bước đã tiến dần đến việc hòa nhập với thế giới về kỹ thuật thẩm
đònh. Việc tính toán các chỉ tiêu thẩm đònh đã quan tâm đến vấn đề giá trò thời gian của tiền tệ
(chỉ tiêu NPV, IRR, BCR), đã quan tâm đến các chỉ tiêu đánh giá về khả năng cạnh tranh, khả
năng tiêu thụ,ï đã bước đầu phân tích được vòng đời của dự án thay vì áp đặt theo lòch trả nợ
vay của ngân hàng.
2.2. BỐI CẢNH VÀ TÌNH HÌNH THỰC TẾ TÁC ĐỘNG ĐẾN
CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TÍN DỤNG
TRONG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Trong những năm gần đây, một số yếu tố kết hợp với nhau đã làm thay đổi môi trường
hoạt động tín dụng của ngành ngân hàng. Ngân hàng đã được chuyển đổi phương thức hoạt
động kinh doanh để phù hợp với cơ chế thò trường, đã tính toán đến hiệu quả kinh doanh, đã
tính đến yếu tố cạnh tranh, tìm kiếm khách hàng. Về lónh vực cho vay đầu tư các dự án, ngân
hàng, nhằm mục đích giúp đỡ cho khách hàng và bảo vệ cho chính mình, đã nâng cao các biện
pháp thẩm đònh các dự án, xem xét các hướng dẫn và thủ tục của ngân hàng đối với phân tích

kinh tế các dự án nhằm nâng cao chất lượng của dự án. Đồng thời, trong khuôn khổ chiến lược
đầu tư trung dài hạn mà ngân hàng sử dụng, đòi hỏi cần phải chú trọng hơn nữa đến các vấn đề
ngoài kinh tế như môi trường và xã hội. Điều này đã dẫn đến nhu cầu phải mở rộng phạm vi
phân tích kinh tế nhằm xem xét một cách đầy đủ hơn và toàn diện hơn các lợi ích và chi phí phi
thò trường.
Nhà nước tiếp tục thực hiện nhất quán nền kinh tế nhiều thành phần, đẩy nhanh tốc độ
cổ phần hóa, từng bước xóa bỏ dần vai trò quản lý kinh tế của các sở ngành chủ quản, cải tiến
mô hình hoạt động của tổng công ty, chuyển doanh nghiệp nhà nước sang các doanh nghiệp
hữu hạn một thành viên. Qua đó, ta thấy trong quản lý kinh tế, Nhà nước chủ yếu giử vai trò chỉ
đạo, hổ trợ hơn là vai trò ra lệnh và kiểm soát, từ đó tạo sân chơi bình đẳng cho tất cả mọi
thành phần kinh tế, phát huy mọi nguồn lực đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế của đất nước.
Đồng thời, việc tham gia cấp vốn đầu tư cho các doanh nghiệp nhà nước giảm dần, đại bộ phận

các dự án của các doanh nghiệp đều được tài trợ chủ yếu bằng nguồn vốn tín dụng trung dài
hạn ở các ngân hàng và các nguồn vốn khác.
Nền kinh tế Việt Nam vừa qua đang được dần dần hồi phục và có dấu hiệu lạc quan.
Trong năm 2001 mặc dù nền kinh tế thế giới đang bò suy thoái; đặc biệt là sau sự kiện khủng
bố ngày 11 tháng 9 tại Mỹ, nhưng ngược lại nền kinh tế Việt Nam lại có bước phát triển đáng
kể. Tốc độ phát triển GDP trong năm qua của nước ta đạt được 6,8%, được xếp là nước có tốc
độ phát triển kinh tế cao thứ ba trên thế giới .
Riêng tại thành phố Hồ chí Minh, tốc độ GDP đạt được là 9,5%, cao hơn mức tăng
trưởng trong ba năm gần đây. Nhằm giử vững và nâng cao tốc độ tăng trưởng theo chủ trương
nhà nước đề ra, vấn đề nguồn vốn đầu tư phục vụ cho các đơn vò sản xuất kinh doanh ngày
càng mang một ý nghiã hết sức quan trọng góp phần vào việc phát triển kinh tế của đất nước.
Các dự án tốt, hiệu quả cao cần phải được hỗ trợ, các dự án xấu hiệu quả không cao, rủi ro lớn
cần ngăn chặn.
Nền kinh tế Việt nam đang trên đường hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Tiến trình hội
nhập vào AFTA đã đến gần, điều này cũng có nghóa là hàng rào thuế quan bảo hộ cho các
ngành nghề trong nước cũng sẽ bò cắt giảm dần theo lòch cam kết. Từ đó, các doanh nghiệp
trong nước đã nhận rõ nguy cơ cạnh tranh gần kề, yêu cầu bức thiết là phải đầu tư đổi mới

trang thiết bò, công nghệ để nâng cao sức cạnh tranh. Mặc khác, hiệp đònh thương mại Việt –
Mỹ đã được hai nước thông qua vào những tháng cuối năm 2001 đã mở ra nhiều triển vọng cho
các nhà đầu tư Việt Nam xâm nhập vào thò trường Mỹ, một thò trường đầy triển vọng trên thế
giới; đặt biệt là trong các lónh vực may mặc, thủy hải sản, thủ công mỹ nghệ… Tuy nhiên, đó
cũng là một thò trường mang tính cạnh tranh cao, đòi hỏi một chất lượng tương đối hoàn hảo.
Ngược lại, tại thò trường truyền thống ở một số nước, cũng do ảnh hưởng của sự kiện ngày 11
tháng 9, cùng với việc cắt giảm lãi suất liên tục của FED, nền kinh tế tại các nước này đang bò
chựng lại, thậm chí một số nước có dấu hiệu suy thoái như Nhật bản và một số nước ở Đông
Nam Á… cũng đã ảnh hưởng đến việc đầu tư, sản xuất - kinh doanh của một số doanh nghiệp.
Trong năm 2001, thành phồ Hồ Chí Minh cũng đã liên tục đẩy mạnh chủ trương kích cầu.
Ủy ban Nhân dân Thành phố đã xây dựng các quy chế cụ thể về chương trình kích cầu thông
qua đầu tư, trong đó chú trọng đến đầu tư các dự án hạ tầng cơ sở và hỗ trợ các doanh nghiệp
đầu tư phát triển sản xuất. Từ đó, hàng loạt các dự án đầu tư được xây dựng để trình ngân hàng
xin tài trợ về vốn. Muốn vậy, công tác thẩm đònh dự án đầu tư tín dụng tại Ngân hàng Thương
mại phải được hoànthiện; một mặt để hỗ trợ nhu cầu về vốn đầu tư cho các doanh nghiệp được
nhanh chóng, kòp thời, nhưng mặt khác cần phải hết sức thận trọng nhằm đảm bảo sự an toàn
cho chính bản thân của ngân hàng và cho cả các nhà đầu tư.

Tóm lại : Trước bối cảnh tình hình nêâu trên, nền kinh tế Việt Nam đang đứng trước một
thời cơ và thách thức mới. Nhiều doanh nghiệp trong nước đã thấy rõ nguy cơ cạnh tranh cao và
cơ hội phát triển kinh doanh vào thò trường quốc tế rộng lớn hơn nên đã mạnh dạn đầu tư đổi
mới trang thiết bò máy móc, mở rộng sản xuất nhằm đứng vững trong cuộc cạnh tranh đầy khốc
liệt trên thương trường. Điều này cũng là cơ hội cho ngành ngân hàng kinh doanh và tài trợ
vốn. Trong thời gian qua, các ngân hàng trong nước đã nổ lực đổi mới, thực hiện việc kinh
doanh cho. vay theo cơ chế thò trường. Hiện nay, các ngân hàng đã chủ động đến với doanh
nghiệp tiếp thò, chủ động gọi mời và hướng dẫn thủ tục cho vay. Tuy nhiên, việc các doanh
nghiệp tiếp cận được với nguồn vốn của các ngân hàng vẫn là một điều vô cùng khó khăn. Mới
đây, trong dòp gặp gỡ với Thống đốc Ngân hàng Việt Nam, nhiều doanh nghiệp đã than phiền
về sự khó khăn, rắc rối trong thủ tục khi xin vay vốn ngân hàng để đầu tư phát triển sản xuất.
Mặc khác, công tác thẩm đònh cho vay tại các ngân hàng hiện nay cũng còn nhiều bất cập, hạn

chế. Song song đó, nhiều dự án vay vốn không phát huy được hiệu quả kinh doanh khiến tình
trạng nợ xấu, nợ khó đòi trong hệ thống ngân hàng cao. Điều này cũng lại là nguyên nhân
khiến cho các ngân hàng dè dặt (đôi khi quá đáng) trong việc tài trợ vốn cho các doanh nghiệp
thực hiện đầu tư mở rộng sản xuất.
Đây là vòng luẩn quẩn cần phải tháo gỡ. Làm sao để các ngân hàng là người cho vay
và các doanh nghiệp là người đi vay gặp nhau ? Làm sao để các ngân hàng có thể tài trợ vốn
cho các dự án có hiệu kinh doanh cao và loại trừ các dự án không có hiệu quả ? Làm sao để
thực hiện được công tác thẩm đònh cho vay được nhanh chóng và hiệu quả, thực hiện được quy
trình hóa các mẫu biểu thẩm đònh dự án theo đúng tiêu chuẩn ISO ?
Đó là những vấn đề cần được giải quyết trong công tác thẩm đònh dự án đầu tư ở các
Ngân hàng Thương mại hiện nay.
2.3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TÍN DỤNG TRONG
CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI HIỆN NAY
Kể từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, đất nước ta đã tiến hành công cuộc đổi mới
trên mọi mặt nhằm xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh với mục tiêu dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng văn minh. Qua hơn 10 năm trong hoàn cảnh đầy khó khăn và thử
thách, đến nay đất nước ta đã đạt được một số thành tựu nhất đònh trên các lónh vực, đặt biệt là
trong lónh vực kinh tế. Nền kinh tế của nước ta đã có sự phát triển, tăng trưởng tương đối ổn
đònh. Trong công cuộc xây dựng đất nước, phát triển kinh tế, vai trò của Ngân hàng Thương
mại đã góp phần hết sức quan trọng trong việc huy động các nguồn vốn để tài trợ đáp ứng yêu
cầu vốn cho các tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế quốc dân. Mặt khác, hình thức cho vay hiện
nay của các Ngân hàng Thương mại trên đòa bàn thành phố ngày càng đa dạng, phong phú từ

×