Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

nghiên cứu đặc điểm sinh học và thăm dò ảnh hưởng của α-naa đến hai giống ớt f1 tn447 và f1 207 trồng ở xã cam thủy, huyện cam lộ, tỉnh quảng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.09 MB, 68 trang )

PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Rau xanh là món ăn không thể thiếu được trong bữa ăn của người Việt Nam.
Màu xanh của lá, vị ngọt mát của rau không chỉ giúp chúng ta ngon miệng mà rau
xanh còn là nguồn cung cấp chất khoáng, chất đạm và các vitamin cho cơ thể. Bởi
vậy, mà dân gian đã có câu: “Cơm không rau như đau không thuốc”.
Trong thế giới rau xanh phong phú đó có hàng trăm cây rau được dùng làm gia
vị. Rau gia vị là những cây rau có mùi vị đặc biệt có thể làm cho các món ăn thơm
hơn, ngon hơn. Món canh cá sẽ kém hấp dẫn nếu thiếu vài nhánh thìa là, một bữa
cơm sẽ kém ngon nếu không có vị cay nồng của ớt…
Trong số các loại rau gia vị đang được gieo trồng ở nước ta, cây ớt là cây rau
có giá trị kinh tế cao, xuất khẩu đứng vị trí số một. Thành phần quả ớt có 3,7%
protein, 0,6% chất béo, 4,8% gluxit, 0,5% axit hữu cơ, 0,17mg% caroten, 103mg%
vitamin C và 292mg% vitamin A [2], [47]. Gần đây cây ớt trở thành một mặt hàng
có giá trị vì ớt không chỉ dùng để ăn tươi trong bữa ăn mà còn được chế biến thành
nhiều sản phẩm hàng hoá, nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến thực phẩm.
Ngoài ra, ớt còn là dược liệu để bào chế các loại thuốc trị ngoại khoa như phong
thấp, nhức mỏi, cảm lạnh hay nội khoa như: thương hàn, cảm do hợp chất
capsaicine chứa trong trái ớt [19].
Ớt là cây dễ trồng, không kén đất, thích hợp với nhiều vùng sinh thái do vậy
tiềm năng phát triển cây ớt ở nước ta rất lớn. Ở Việt Nam vùng trồng ớt chuyên
canh tập trung chủ yếu ở khu vực miền trung: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên
Huế [22]. Tuy nhiên tốc độ tăng năng suất của cây ớt còn chậm, năng suất bình
quân chưa cao và thiếu ổn định.
Để tăng năng suất và phẩm chất cho cây trồng nói chung và cây ớt nói riêng,
ngoài việc nắm vững một số đặc tính sinh học của giống và nhu cầu cơ bản về vùng
sinh thái, mùa vụ cũng như kỹ thuật gieo trồng và chăm sóc thích hợp thì việc ứng
dụng chất điều hòa sinh trưởng với mục đích tăng năng suất và phẩm chất cây trồng
là việc làm rất cần thiết hiện nay.
1
Xuất phát từ những thực tiễn trên, chúng tôi quyết định thực hiện đề tài:


“Nghiên cứu đặc điểm sinh học và thăm dò ảnh hưởng của α-NAA đến hai giống
ớt F1 TN447 và F1 207 trồng ở xã Cam Thủy, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị”.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Xác định được đặc điểm sinh học của hai giống ớt: giống ớt Sừng Vàng F1
TN447; giống ớt hiểm lai F1 207.
- Xác định ảnh hưởng của α-NAA đến cây ớt và tìm ra được nồng độ α-NAA
thích hợp để tăng năng suất cây ớt ở xã Cam Thủy, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Giống thí nghiệm: Hai giống ớt, Giống Sừng Vàng F1 TN447 của Công ty
TNHHTM Trang Nông và giống ớt hiểm lai F1 207 của công ty TNHH Hai Mũi
Tên Đỏ.
- Hóa chất sử dụng: α-NAA (α-Naphtyl axetic axit) 80% hoạt chất: dạng bột,
do Viện hóa công nghiệp Việt Nam sản xuất. Nồng độ xử lý cho ớt pha 10ppm,
20ppm và 30ppm theo α- NAA nguyên chất.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Tại xã Cam Thủy, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
4.1. Ý nghĩa khoa học
- Xác định được đặc điểm sinh học của hai giống ớt để giúp người dân hiểu
biết thêm về cây ớt, từ đó có thể gieo trồng thích hợp.
- Xác định được vai trò của α-NAA đối với cây ớt ở các nồng độ thích hợp
nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và cải thiện đời sống cho nông dân.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Bằng việc nghiên cứu đặc điểm sinh học và thăm dò ảnh hưởng của chất điều
hòa sinh trưởng lên cây ớt góp phần giúp các hộ nông dân có định hướng đúng
trong việc chăm sóc và sử dụng chất kích thích sinh trưởng nhằm tăng năng suất ớt.
2
PHẦN II. NỘI DUNG
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Tổng quan về cây ớt
1.1.1. Nguồn gốc, phân loại cây ớt
Cây ớt thuộc họ cà (Solanaceae), có khoảng 30 loài nhưng chỉ có 5 loài được
trồng là: C.pendulum, C. pubescens, C. annum, C. frutescens, và C. chinensis, trong
đó hai loài C. pendulum và C. pubescens được trồng hạn chế ở Trung và Nam Mỹ,
loài C. chinensis được trồng ở khu vực Amazon và Châu Phi, hai loài C. annum và
C. frutescens được trồng khắp nơi trên thế giới.[35]
Theo các nhà nghiên cứu phân loại thực vật học thì cây ớt có nguồn gốc từ
Mehico và nguồn gốc thứ hai là ở Guatemala. Theo Vavilop, nguồn gốc thứ hai
không phải ở Guatemala mà ở Evraz. Hiện nay ớt được trồng phổ biến ở các nước
nhiệt đới và á nhiệt đới [35].
Tuy nhiên ở nước ta việc trồng ớt chưa phát triển lắm. Tại nhiều nước như
Nhật Bản, Indonexia, Ấn Độ, nhất là Hungari người ta trồng hàng nghìn hecta, mỗi
năm xuất cảng từ 2500-3000 tấn ớt khô. Hiện nay, Ấn Độ là nước sản xuất ớt lớn
nhất thế giới với khoảng 1 triệu tấn mỗi năm. [48]
Ở Việt Nam người ta phân loại ớt thành các loại sau [55]:
- Ớt Capsicum chinense - hay ớt kiểng nhiều màu sắc thường dùng trang trí,
không cay. Thường có rất nhiều màu, trái to, nhỏ, hay tròn như cà hay hình giọt
nước.
- Ớt hiểm - Ớt Thái Lan - Ớt Chili - Ớt Capsicum frutescens : Được xem là ớt
cay, có 3 màu; trắng, đỏ và vàng trên cùng một cây.
- Ớt Đà Lạt, còn gọi là ớt tây hay ớt trái. Chỉ lấy vỏ, không ăn hạt
- Ớt sừng trâu: Là loại phổ biến nhất hiện nay được sử dụng trong hầu hết cách
chế biến.
1.1.2. Giá trị của cây ớt
Ớt được chia thành hai nhóm ớt cay và ớt ngọt dựa vào hàm lượng capsaicin
chứa trong quả. Trong cây ớt cay hàm lượng capsaicin (C
18
H
27

NO
3
) rất cao còn
trong ớt ngọt hàm lượng capsaicin có thể không hoặc rất ít. Ớt cay được trồng nhiều
ở Ấn Độ, châu Phi và một số nước nhiệt đới khác, ớt ngọt được trồng nhiều ở châu
3
Âu, châu Mĩ và một số nước châu Á quả được dùng như một loại rau xanh hoặc
dùng làm cảnh [30].
Quả ớt được sử dụng dưới dạng ăn tươi, muối, nước ép, nước sốt, tương, chiết
xuất dầu và sấy khô hoặc làm bột.
1.1.2.1. Giá trị kinh tế
Ở Việt Nam, cây ớt là một loại rau gia vị có giá trị kinh tế cao, được trồng chủ
yếu tại các tỉnh miền Trung và Nam Bộ. Những năm gần đây, một số tỉnh vùng
Đồng bằng Sông Hồng cũng đã bắt đầu trồng ớt với diện tích lớn, nhằm cung cấp
nguyên liệu cho các nhà máy, các công ty sản xuất các mặt hàng thực phẩm để tiêu
thụ và xuất khẩu, đem lại lợi nhuận cao [50].
1.1.2.2. Giá trị y học
Bên cạnh là loại gia vị không thể thiếu trong các bữa ăn, giúp làm tăng cảm
giác ngon miệng, ớt còn là một vị thuốc rất quý trong y học cổ truyền, có thể chữa
được nhiều căn bệnh một cách hữu hiệu.
Theo y học cổ truyền, ớt có vị cay, nóng, có tác dụng khoan trung, tán hàn,
kiện tỳ, tiêu thực, chỉ thống (giảm đau), kháng nham (chữa ung thư ). Do vậy ớt
thường được dùng để chữa đau bụng do lạnh, tiêu hóa kém, đau khớp, dùng ngoài
chữa rắn rết cắn [53].
Nghiên cứu của y học hiện đại cũng thống nhất với y học cổ truyền về tác
dụng chữa bệnh của ớt. Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc cho
thấy quả ớt có rất nhiều ích lợi cho sức khỏe. Trong ớt có chứa một số hoạt chất:
capsicain là một alkaloid chiếm tỷ lệ khoảng 0,05-2%, được xác định là acid
isodexenic vanilylamit, có đặc điểm bốc hơi ở nhiệt độ cao, gây hắt hơi mạnh [19].
Ngoài ra còn có capsaicin, là hoạt chất gây đỏ, nóng, chỉ xuất hiện khi quả ớt chín,

chiếm tỷ lệ từ 0,01-0,1%. Capsaicin có tác dụng kích thích não bộ sản xuất ra chất
endorphin, một chất morphin nội sinh, có đặc tính như những thuốc giảm đau, đặc
biệt có ích cho những bệnh nhân bị viêm khớp mạn tính và các bệnh ung thư.
Ngoài ra, ớt còn giúp ngăn ngừa bệnh tim do chứa một số hoạt chất giúp máu
lưu thông tốt, tránh được tình trạng đông vón tiểu cầu dễ gây tai biến tim mạch. Ớt
còn có tác dụng ngăn ngừa tình trạng huyết áp tăng cao. Một số nghiên cứu cho
thấy, những loại ớt vỏ xanh, trái nhỏ có hàm lượng capsaicin nhiều hơn. Ngoài ra,
4
trong quả ớt còn chứa nhiều loại vitamin như vitamin C, B1, B2, acid citric, acid
malic, beta caroten…[53].
Theo tạp chí "Khoa học và tương lai" của Pháp (1997) thì người Thái Lan ít bị
bệnh huyết khối và viêm tĩnh mạch do họ hay ăn nhiều ớt, mà ớt lại có hoạt
chất capsaicin phòng được sự hình thành các cục máu đông, làm giảm đau trong
nhiều chứng viêm do ức chế được yếu tố P2 trong cơ thể. Ðồng thời cho biết thêm
gần đây, người ta còn chứng minh ớt ngăn cản các chất gây ung thư thường gắn vào
ADN trong tế bào dẫn đến sự hình thành ung thư [54].
1.1.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ ớt trên thế giới và ở Việt Nam
1.1.3.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ ớt trên thế giới.
Xuất phát từ giá trị dinh dưỡng, giá trị kinh tế cao, cây ớt đã giữ một vị trí
quan trọng trong nền nông nghiệp hàng hóa, đặc biệt là các nước có điều kiện khí
hậu, đất trồng thích hợp. Ớt được trồng nhiều ở các nước Châu Mỹ, Châu Âu, Châu
Phi và một số nước Châu Á như: Trung Quốc, In-đô-nê-xi-a, Mai-lai-xi-a, Ấn Độ,
Thái Lan… Ngoài làm gia vị, ớt còn được dùng như một loại rau xanh hoặc để trộn
salad (món ăn gồm các loại rau quả tươi nhồi với thịt). Diện tích và sản lượng ớt
trên thế giới ngày càng tăng. Ở các nước tiên tiến, có quá trình công nghệ sau thu
hoạch phát triển, người ta đã nghiên cứu chế biến ớt quả chín tươi thành các sản
phẩm dưới dạng tương ớt, ớt bột khô, tinh dầu ớt
Bang New Mexico ở Mỹ sản xuất ớt nhiều nhất. Công ty Mellhenry ở
Lousiana (Mỹ) xuất khẩu mỗi năm trên 100 triệu lọ ớt cay Tobaco đến hơn 100
quốc gia… Tuy các nước có khối lượng sản xuất ớt lớn như vậy nhưng vẫn chưa

đáp ứng nhu cầu tại chổ nên hàng năm các nước đó phải nhập thêm 25-30 ngàn tấn.
Năm 1981-1985, Liên Xô (cũ) yêu cầu nước ta mỗi năm 30.000-40.000 tấn ớt bột;
Nhật Bản 10.000-20.000 Tấn; Brazin 10.000 tấn, Singapo và Hồng Kông 30.000
tấn, song ta vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng (Hoàng Minh Đạt,
1985) [6].
5
Bảng 1.1 Diện tích năng suất và sản lượng trồng ớt (ớt cay) một số nước
trên Thế giới và khu vực Châu Á
Nước trồng ớt Diện tích
(Ngàn ha)
Năng suất
(tấn/ha)
Sản lượng
(ngàn tấn)
- Thế giới
1. Châu Phi
2. Bắc và Trung Mỹ
3. Nam Mỹ
4. Châu Á
5. Châu Âu
- Các nước trồng
nhiều ớt
1. Trung Quốc
2. Nigeria
3. Tây Ban Nha
4. Ý
5. Thổ Nhĩ Kỳ
6. Mê Hy Cô
7. Nam Tư
8. Bungary

9. Mỹ
10. Hunggari
11. Indonesia
890
148
80
18
492
152
142
68
28
20
47
53
40
17
22
18
104
7,50
6,97
9,50
8,61
5,22
14,32
9,44
9,12
19,18
24,3

10,43
8,94
8,50
16,25
11,27
11,11
1,92
6,671
1,032
760
155
2,566
2,177
1,340
620
537
486
480
474
340
260
248
200
20
Nguồn : FAO, Production yearbook. Vol. 47-1993
Cây ớt được trồng ở hầu hết các nước trên thế giới, năm 2006 diện tích trồng
ớt trên thế giới là 3.708.099 ha và sản lượng ớt tươi 25.866.864 tấn. Trung Quốc là
nước đứng đầu thế giới về diện tích và sản lượng ớt tươi. Năm 2006 diện tích ớt
tươi của nước này chiếm 36% và sản lượng ớt tươi chiếm 50,4% của toàn thế giới
(bảng 1.2) [27].

Bảng 1.2. Diện tích và sản lượng cây ớt của một số nước châu Á năm 2006
6
Ớt tươi Ớt khô, ớt bột
Nước Diện tích
(ha)
Sản lượng
(tấn)
Nước Diện tích
(ha)
Sản lượng
(tấn)
Thế giới 1,726,03
8
25,866,864 Thế giới 1,982,061 2,747,003
Trung Quốc 632,800 13,031,000 Ấn Độ 954,717 1,193,025
Inđônêxia 173,817 871,080 Băngladesh 154,812 185,635
Thổ Nhĩ Kỳ 88,000 1,842,175 Việt Nam 50,793 81,007
Hàn Quốc 67,032 395,293 Trung Quốc 38,000 245,000
Nguồn FAO, 2007
Ấn Độ là nước có tập quán trồng ớt từ lâu đời, là nước đứng đầu thế giới về
diện tích và sản lượng ớt khô, năm 2006 diện tích ớt khô của Ấn Độ chiếm 48,2%
và chiếm 43,4% sản lượng ớt khô toàn thế giới. Năm 2008. diện tích trồng ớt khô
nước này là 805.000 ha, sản lượng ớt khô Ấn Độ năm 2008 ở mức 1.297.000 tấn và
năm 2009 đạt 1.167.000 tấn (bảng 1.3).
Trong khẩu phần ăn hàng ngày của người Hàn Quốc, ớt là thành phần không
thể thiếu. Ước tính trung bình 1 người dân Hàn Quốc tiêu thụ 3,8 kg ớt/năm. Ớt là
loại rau chủ lực ở nước này. Diện tích trồng ớt tươi của Hàn Quốc đứng thứ 8 trong
tốp 10 nước đứng đầu về diện tích trồng trọt. Năm 2006 sản lượng ớt tươi Hàn
Quốc đạt 395,295 tấn, ớt khô là 116,915 tấn, năng suất ớt xanh của nước này rất cao
đạt được 42,11 tấn/ha [27].

Bảng 1.3. Tình hình thương mại ớt cay trên thế giới
Năm Mỹ Trung Quốc Hàn Quốc Ấn Độ Thế giới
Giá trị
nhập khẩu
(1000$)
Năm 2006 687,399 2,587 78 2 2,771,658
Năm 2007 750,882 1,932 56 0 3,055,465
Năm 2008 796,177 2,913 51 0 3,844,575
Giá trị xuất
khẩu
(1000$)
Năm 2006 132,767 10,212 57,129 3,964 2,785,846
Năm 2007 81042 8,878 48,280 5,563 2,910,669
Năm 2008 168,660 12,977 50,313 10,838 3,699,699
Mỹ là nước thu được lợi nhuận từ ớt cao nhất trên thế giới cả về giá trị nhập
khẩu và giá trị xuất khẩu, năm 2008 giá trị nhập khẩu ớt của Mỹ chiếm khoảng 24%
so với giá trị nhập khẩu toàn thế giới. Hàn Quốc là nước có thế mạnh về xuất khẩu
ớt trong các nước Châu Á, giá trị xuất khẩu ớt của Hàn Quốc cao gấp 5- 6 lần so với
Trung Quốc.
7
1.1.3.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ ớt ở Việt Nam
Việt Nam là nước nằm trong khu vực 8
0
- 23
0
vĩ độ bắc, nên chịu ảnh hưởng
của khí hậu nhiệt đới gió mùa rất thích hợp cho cây ớt phát triển quanh năm. Theo
Trần Khắc Thi, 1996 [29]: “ Ớt được trồng nhiều ở Mê Linh – Hà Nội, Tam Đảo-
Vĩnh Phú, Hải Hưng, Thái Bình, Bình-Trị-Thiên, các tỉnh phía Nam và Tây
Nguyên. Chúng ta có những vùng ớt chuyên canh như Quảng Bình, Quảng Trị,

Thừa Thiên Huế. Diện tích ớt còn có thể mở ra ở Đồng bằng Bắc bộ, Đồng bằng
sông Cửu Long và Miền Tây Nam bộ”. Đây là vừng ớt hàng hóa, diện tích sản
lượng phụ thuộc vào thị trường tiêu thụ. Từ năm 1980-1989 rau chiếm khoảng 3.0-
3.5% tổng sản phẩm nông nghiệp [32], [33] trong đó ớt là một trong những mặt
hàng xuất khẩu chủ yếu. Năm 1990 cho đến nay, thị trường xuất khẩu rau – gia vị
có biến động nhiều do thị trường ở Đông Âu bị mất, nhưng ớt cay vẫn là một trong
những mặt hàng xuất khẩu chính. Theo Trần Thế Tục, 1996 [37] diện tích trồng ớt
cay ở các vùng tập trung vào khoảng 3000 ha, năng suất khoảng 10-12 tấn quả
tươi/ha. Sản lượng trung bình 30.000 tấn quả tươi/năm. Năm 1996 diện tích trồng ớt
cao nhất lên tới 5.700 ha trên tổng diện tích trồng rau là 392.000ha. Ở vùng chuyên
canh Bình - Trị - Thiên, mỗi tỉnh có diện tích hàng ngàn ha. Trong 5 năm (1986-
1990), Tổng công ty Rau quả Việt Nam đã xuất sang thị trường Liên Xô (cũ) 22.290
tấn ớt bột, trung bình mỗi năm có 4.500 tấn. Riêng Thừa Thiên Huế, năm 1994-
1996 có diện tích trồng ớt 600ha, năng suất trung bình 10.600kg/ha quả tươi, sản
lượng trung bình hàng năm 6.000-6.500 tấn [3],[4] và xuất khẩu mỗi năm khoảng
400 tấn -600 tấn/năm (Công ty Rau quả T.T-Huế, 1996), ngoài ra ớt còn được xuất
khẩu bằng con đường tiểu ngạch hàng trăm tấn/năm.
Theo số liệu thống kê (Tổng cục thống kê, 2009) [34]: năm 2008 diện tích
trồng ớt của nước ta là 6.532 ha, sản lượng là 62.993 tấn, tăng 37% về diện tích và
35% về sản lượng so với năm 2007. Năng suất trung bình là 9,6 tấn/ha năm 2008
đạt ở mức thấp so với năng suất trung bình của toàn thế giới 14,5 tấn/ha.
Một số địa phương trồng ớt xuất khẩu truyền thống có diện tích lớn như Hải
Dương, Hải Phòng, Bắc Ninh, Thái Bình… Năm 2008 diện tích trồng ớt Hải Dương
cao nhất chiếm 12% diện tích và 18% sản lượng so với cả nước (bảng 1.4)
8
Theo thứ tự xếp hạng của FAO, 2006: Việt Nam đứng thứ 5 trên toàn thế giới
về diện tích trồng và chế biến ớt khô, ớt bột và đứng thứ 7 về sản lượng. Sản phẩm
ớt bột ở nước ta hiện nay đang đứng đầu trong các mặt hàng gia vị xuất khẩu, với
thị trường tiêu thụ khá ổn định ở các nước như: Nhật Bản, Hồng Kông, Singapo ớt
bột xuất sang các nước Liên Xô (cũ), Tiệp Khắc, Hunggari, Bungari v.v đem lại

nguồn ngoại tệ đáng kể.
Bảng 1.4. Diện tích trồng, năng suất và sản lượng của cây ớt tại một số
tỉnh phía Bắc
Địa
phương
Năm 2007 Năm 2008
Diện
tích (ha)
Năng suất
(tấn/ha)
Sản
lượng
(tấn)
Diện
tích (ha)
Năng suất
(tấn/ha)
Sản
lượng
(tấn)
Hải Dương 634 143,2 9,082 792 145 11,483
Hải Phòng 179 214,6 3,842 346 163,4 5,654
Bắc Ninh 132 58 766
Vĩnh Phúc 106 78,4 831 115 79,1 910
Ninh Bình 150 177,4 2,661 119 188,1 2,238
Cả nước 2,424 89,4 21,680 6,532 96,4 62,993
Nguồn: Tổng cục thống kê 2009
Theo thống kê, hiện nay trên địa bàn các tỉnh phía Bắc đã có trên 10 doanh
nghiệp lớn sản xuất, chế biến và xuất khẩu ớt cay dưới dạng khác nhau: xuất tươi
(đông lạnh), muối mặn, muối chua, đóng lọ nguyên quả, ớt chiên, ớt sấy khô, ớt bột,

tương ớt… Điển hình là Công ty chế biến nông sản Hải Dương. Công ty GOC Bắc
Giang, Công ty chế biến xuất nhập khẩu Rau quả Thanh Hóa hàng năm xuất khẩu
hàng nghìn tấn ớt cay đông lạnh và muối.
1.1.4. Kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch ớt
* Thời vụ [2], [11]
Ớt được trồng quanh năm, tuy nhiên trong sản xuất thường canh tác ớt vào các
thời vụ sau:
- Vụ sớm: Gieo tháng 8-9, trồng tháng 9-10, bắt đầu thu hoạch tháng 12 dương
lịch và kéo dài đến tháng 4-5 năm sau. Vụ này ớt trồng trên đất bờ líp cao không
ngập nước khi trời mưa. Ớt trồng mùa mưa đỡ công tưới, nhưng đất phải thoát nước
9
tốt, thu hoạch trong mùa khô dễ bảo quản, chế biến và thời gian thu hoạch dài, tuy
nhiên diện tích canh tác vụ này không nhiều.
- Vụ Đông xuân (vụ chính): Gieo tháng 10-11, trồng tháng 11-12, bắt đầu thu
hoạch tháng 2-3 dương lịch năm sau. Trong vụ này cây sinh trưởng tốt, năng suất
cao, ít sâu bệnh.
- Vụ Hè thu: Gieo tháng 4-5 dương lịch, trồng tháng 5-6, thu hoạch 8-9
dương lịch. Vụ này cần trồng trên đất thoát nước tốt để tránh úng ngập và chọn
giống kháng bệnh thán thư.
* Chuẩn bị cây con
Lượng hạt giống gieo đủ cấy cho 1.000m
2
từ 15-25 gram (150-160 hột/g).
Diện tích gieo ươm cây con là 250 m
2
. Chọn đất cao ráo hay làm giàn cách mặt đất
0,5-1 m, lót phên tre hay lá chuối rồi đổ lên trên một lớp đất, phân, tro dày 5-10 cm
rồi gieo hạt. Cách này dễ chăm sóc cây con và ngăn ngừa côn trùng hoặc gia súc
phá hại. Cũng có thể gieo hạt thẳng vào bầu hay gieo theo hàng trên luống ươm. Hạt
ớt thường nẩy mầm chậm, 8-10 ngày sau khi gieo mới mọc khỏi đất, cây con cấy

vào lúc 30-35 ngày tuổi, có sử dụng màng phủ cây con nên cấy sớm lúc 20 ngày
tuổi [11], [46].
* Cách trồng
Đất trồng ớt phải được luân canh triệt để với cà chua, thuốc lá và cà tím.
Trồng mùa mưa cần lên líp cao vì ớt chịu úng kém. Khoảng cách trồng thay đổi tùy
thời gian dự định thu hoạch trái, nếu ăn trái nhanh (4-5 tháng sau khi trồng) nên
trồng dày, khoảng cách trồng 50 x (30-40) cm, mật độ 3.500-5.000 cây/1.000m
2
;
nếu muốn thu hoạch lâu nên trồng thưa, 70 x (50-60) cm, mật độ 2.000-2.500
cây/1.000m
2
[11].
* Bón phân [11], [52].
Tùy theo loại đất, mức phân bón trung bình toàn vụ cho 1.000m
2
như sau:
20 kg Urea + 50 kg Super lân + 20 kg Clorua kali + 12 kg Calcium nitrat +
(50-70) kg NPK 16-16-8 + 1 tấn phân chuồng hoai + 100 kg vôi bột, tương đương
với lượng phân nguyên chất (185-210N)-(150-180P
2
O
5
)-(160-180K
2
O) kg/ha.
- Bón lót: 50 kg super lân, 3 kg Clorua kali, 2 kg Calcium nitrat, 10-15 kg
NPK 16-16-8, 1 tấn phân chuồng và 100 kg vôi. Vôi rải đều trên mặt đất trước khi
10
cuốc đất lên liếp, phân chuồng hoai, lân rãi trên toàn bộ mặt liếp xới trộn đều. Nên

bón lót lượng phân nhiều hơn trồng phủ rơm vì phân nằm trong màng phủ ít bị bốc
hơi do ánh nắng, hay rửa trôi do mưa.
- Bón phân thúc:
Lần 1: 20-25 ngày sau khi cấy (giống thấp cây) và 20 ngày sau khi cấy (giống
cao cây). Số lượng 4 kg Urê, 3 kg Clorua kali, 10 kg NPK 16-16-8 + 2 kg Calcium
nitrat. Bón phân bằng cách vén màng phủ lên rãi phân một bên hàng cà hoặc đục lổ
màng phủ giữa 2 gốc.
Lần 2: 55-60 ngày sau khi cấy, khi đã đậu trái đều.
Lượng bón: 6 kg Urê, 5 kg Clorua kali, 10-15 kg NPK 16-16-8 + 2 kg
Calcium nitrat. Vén màng phủ lên rãi phân phía còn lại cà hoặc bỏ phân vào lổ giữa
2 gốc cà.
Lần 3: Khi cây 80-85 ngày sau khi cấy, bắt đầu thu trái.
Lượng bón: 6 kg Urê, 5 kg Clorua kali, 10-15 kg NPK 16-16-8 + 3 kg
Calcium nitrat. Lật màng phủ lên rãi phân phía còn lại hoặc bỏ phân vào lổ giữa 2
gốc.
Lần 4: Khi cây 100-110 ngày sau khi cấy, thúc thu hoạch rộ (đối với ớt sừng
dài ngày).
Lượng bón: 4 kg Urê, 4 kg Clorua kali, 10-15 kg NPK 16-16-8 + 3 kg
Calcium nitrat. Lật màng phủ lên rãi phân hoặc bỏ phân vào lổ giữa 2 gốc.
Chú ý:
Ớt thường bị thối đuôi trái do thiếu canxi, do đó mặc dù đất được bón vôi đầy
đủ trước khi trồng hoặc bón đủ Calcium nitrat nhưng cũng nên chú ý phun bổ sung
phân Clorua canxi (CaCl
2
) định kỳ 7-10 ngày/lần vào lúc trái đang phát triển để
ngừa bệnh thối đuôi trái.
Nếu không dùng màng phủ, nên chia nhỏ lượng phân hơn và bón nhiều lần để
hạn chế mất phân.
Nhằm góp phần tăng năng suất và phẩm chất trái, nhất là trong mùa mưa có
thể dùng phân bón lá vi lượng như MasterGrow, Risopla II và IV, Miracle,

Bayfolan, Miracle phun định kỳ 7-10 ngày/lần từ khi cấy đến 10 ngày trước khi
thu hoạch.
11
* Chăm sóc [11]
- Tưới nước:
Ớt cần nhiều nước nhất lúc ra hoa rộ và phát triển trái mạnh. Giai đoạn này
thiếu nước hoặc quá ẩm đều dẫn đến đậu trái ít. Nếu khô hạn kéo dài thì tưới rảnh
(tưới thấm) là phương pháp tốt nhất, khoảng 3-5 ngày tưới/lần. Tưới thấm vào rãnh
tiết kiệm nước, không bắn đất lên lá, giữ ẩm lâu, tăng hiệu quả sử dụng phân bón.
Mùa mưa cần chú ý thoát nước tốt, không để nước ứ đọng lâu.
- Tỉa nhánh:
Thông thường các cành nhánh dưới điểm phân cành đều được tỉa bỏ cho gốc
thông thoáng. Các lá dưới cũng tỉa bỏ để ớt phân tán rộng
- Làm giàn: Giàn giữ cho cây đứng vững, để cành lá và trái không chạm đất,
hạn chế thiệt hại do sâu đục trái và bệnh thối trái làm thiệt hại năng suất, giúp kéo
dài thời gian thu trái. Giàn được làm bằng cách cắm trụ cứng xung quanh hàng ớt
dùng dây chì giăng xung quanh và giăng lưới bên trong hoặc cột dây nilong lúc cây
chuẩn bị trổ hoa.
12
* Phòng trừ một số sâu, bệnh [49]
Loại
sâu bệnh
Triệu chứng
Cách phòng trị
Rầy mềm Chích hút làm đọt non chùng lại,
lá quăn queo, úa vàng từ từ và
không phát triển
- Dùng Bassa 50 ND (1-1,5lít/ha)
- Trebon 10 EC (0,5-1lít/ha)
Phun kèm thêm phân bón lá để

nhanh phục hồi cây.
Bệnh thán
thư
Thối lá hàng loạt, xảy ra mạnh
vào mùa mưa, nếu bị nặng còn
gây hại cả trái xanh,làm rụng
trái. Ban đầu là vết lõm nhỏ, sau
đó lan rộng cỡ 3-4cm, màu vàng
tới da cam
- Luân canh cây trồng.
- Gom trái đem thiêu huỷ.
- Dùng một số thuốc như:
Copperzin, Man Cozeb, Benlat C,
Tilt phun 7-10 ngày/lần
Bệnh héo rũ Bị nặng vào mùa mưa, nấm tấn
công rễ, cây héo từng phần, sau
đó héo cả cây
- Phơi ải đất, luân canh cây trồng.
- Phun Copper B, Benlat C,
Topsin
Bệnh sương
mai
- Phá hại tất cả các bộ phận của
cây ớt.
- Thân chuyển màu đen, gốc lở
cổ rễ và cây bị héo, còn gây chết
rạp cây con.
- Lá xuất hiện các vết đốm, thân
và trái bị thối.
- Lên liếp cao, tránh ngập úng.

- Luân canh ớt với cây khác họ
cà.
- Sử dụng Metalaxyl +
Mancozeb hoặc các thuốc chứa
gốc đồng.
* Thu hoạch:
Thu hoạch ớt khi trái bắt đầu chuyển màu. Ngắt cả cuống trái, tránh làm gãy
nhánh. Ớt cay cho thu hoạch 35- 40 ngày sau khi trổ hoa. Ở các lứa rộ, thu hoạch ớt
mỗi ngày, bình thường cách 1-2 ngày thu 1 lần. Nếu chăm sóc tốt thời gian thu
hoạch có thể kéo dài hơn 3 tháng [51].
1.1.5. Những nghiên cứu về cây ớt trên thế giới và Việt Nam.
1.1.5.1 Trên thế giới
13
Ớt là loại rau ăn quả gia vị không thể thiếu được trong bữa ăn hằng ngày, đặc
biệt vùng Đông Nam Á và nhiều nước nhiệt đới khác. Ớt được chế biến dưới nhiều
dạng và đã trở thành mặt hàng nông sản xuất khẩu quan trọng. Bởi thế cây ớt là một
đối tượng nghiên cứu khá rộng rãi về mọi mặt: nguồn gốc, phân loại, giống, sâu
bệnh hại, tác động các biện pháp kỹ thuật thâm canh nhằm tăng năng suất, đến công
nghệ chế biến sau thu hoạch đặc biệt là kỹ thuật làm tương ớt xuất khẩu cũng như
dùng trong nội địa. Hiện nay trên thế giới, có khoảng 30 loài ớt khác nhau nhưng
những loài được trồng phổ biến nhất là Capsicum annuum, Capsicum chinense,
Capsicum baccatum và Capsicum pubuscens (AVRDC, 1990 [40]). Ớt được phân
chia ra 2 nhóm: Ớt ngọt và ớt cay tùy thuộc vào hàm lượng chất Capsicin trong
quả, ớt ngọt thường rất ít Capsicin, trong khi ớt cay có hàm lượng Capsicin rất cao.
Để đáp ứng yêu cầu của sản xuất như năng suất cao, phẩm chất tốt, chống chịu tốt
với điều kiện ngoại cảnh bất lợi (chịu nóng, hạn hán, rét), chống sâu bệnh (do vi
khuẩn, vi rút), các nhà khoa học, Viện nghiên cứu rau quả đã chú ý nhiều về nguồn
gen ớt, vì nguồn gen dùng làm vật liệu khởi đầu để chọn lọc hoặc lai tạo các giống
thích hợp với điều kiện sinh thái mỗi vùng.
Nghiên cứu vấn đề sản xuất và bảo quản hạt giống ớt, Vũ Thị Tình, 1996[31]

cho biết: “Người ta đã thí nghiệm trên giống ớt trong 2 năm với 2 điều kiện khác
nhau (điều kiện lý tưởng cho giao phấn và điều kiện không lý tưởng cho giao phấn),
kết quả cho thấy: ớt là cây tự giao (autogamous) nhưng tỷ lệ lai tạp tự nhiên có thể
chiếm 1 – 46% tùy thuộc vào điều kiện môi trường (ong, bướm, gió, nhiệt độ…).
Trong điều kiện giao phấn lý tưởng, tỷ lệ giao phấn biến động từ 15-46%, không lý
tưởng là 1- 14%. Điều này cho thấy điều kiện khác nhau, giống khác nhau và thời
gian khác nhau thì tỷ lệ giao phấn khác nhau”… Vì vậy trong công tác thuần giống,
phải chú ý cách ly giữa các dòng giống, để đảm bảo độ thuần cao.
Vấn đề bảo quan hạt giống ớt cũng được đặt ra: bảo quản như thế nào để chất
lượng hạt giống và thời gian sử dụng hạt giống kéo dài. Thông thường khi hạt giống
được đưa vào bảo quản phải đạt độ khô 94 – 95%, vỏ hạt có màu vàng rơm (hạt ớt
phải phơi ở nhiệt độ 30-32
0
C trong vòng 7-10 ngày), chất lượng hạt sau bảo quản
tốt hay xấu phụ thuộc vào điều kiện bảo quản. Thí nghiệm cho thấy ở nhiệt độ 20
0
C,
ẩm độ 70% sau 3 tháng tỷ lệ nãy mầm giảm 50% và sẽ chết hoàn toàn sau 6 tháng
14
cũng bảo quản ở nhiệt độ trên. Thí nghiệm cũng thấy rằng ẩm độ của môi trường
ảnh hưởng tới hàm lượng nước trong hạt, do đó ảnh hưởng tới tỷ lệ nẩy mầm so với
nhiệt độ. Nếu bảo quản ở 25 – 35
0
C ẩm độ môi trường 20% sau 24 tháng bảo quản,
tỷ lệ nãy mầm giảm 95 – 84%. Nếu bảo quản ở 25 – 35
0
C ẩm độ 70% hạt sẽ chết
hoàn toàn sau 5 tháng. Biết rõ vấn đề này trong công tác bảo quản hạt giống ớt
chúng ta sẽ đạt được những kết quả tốt hơn [14]
1.1.5.2. Ở Việt Nam

Nghiên cứu về cây ớt ở Việt Nam còn rất mới mẻ, chủ yếu là Viện Nghiên cứu
Rau Quả, Viện Dinh dưỡng học, Viện Khoa học Nông nghiệp và các trường Đại
học Nông nghiệp I, Đại học Nông lâm Huế… về một số khía cạnh cơ bản của cây ớt
nhàm phục vụ sản xuất. Tiềm năng phát triển của cây ớt ở nước ta phát triển rất to
lớn, đặc biệt ở các tỉnh Miền Trung có dải cát ven biển chạy dài với trên 30.000 ha
đất cát biển đều có khả năng trồng ớt. Do ứng dụng các tiến bộ khoa học về giống,
các biện pháp kỹ thuật thâm canh nên khối lượng ớt trái vụ được sản xuất ngày càng
nhiều hơn (Trần Thế Tục, 1995[36]; 1996 [37]).
Về giống, có hai nhóm giống được trồng là nhóm ớt cay và ớt ngọt, nhưng
hiện nay phổ biến nhất là các giống ớt. Giống địa phương có năng suất cao, phẩm
chất khá như giống Chìa Vôi, Sừng Bò, Chỉ Thiên. Đã có công trình nghiên cứu tạo
giống 01 của Nguyễn Thị Thuận, có nguồn gốc từ giống ớt nhỏ quả của Thái Lan
cho năng suất 7-10 tấn/ha, có tỷ lệ chất khô cao (trên 20%). Trần Tú Ngà, Tô Thị
Hà và cộng sự, 1994 [20] nghiên cứu chọn tạo giống ớt cho các vùng chuyên canh
ớt. Lê Thị Khánh, 1994 [13], nghiên cứu về đặc điểm, khả năng thích ứng của một
số giống ớt trồng tại Huế xác định giống thích hợp cho vùng. Kết quả cho thấy
trong 9 giống tham gia thí nghiệm, hiện tại chưa có giống nào có năng suất cao hơn
giống Chìa Vôi, tuy nhiên ngoài Chỉ Thiên là giống địa phương có năng suất thấp
và phẩm chất, chống chịu tốt, thì giống có năng suất và phẩm chất khá hơn Chìa
Vôi là CHP4. Hoàng Minh Đạt, 1985 [6], Nguyễn Như Đối, 1985[7] đã nghiên cứu
xác định quy trình kỹ thuật trồng ớt đối với giống Chìa Vôi trên đât T.T.Huế (trên
đất cát biển và đât phù sa): Các tác giả đã xác định thời vụ trồng ớt thích hợp cho
các vùng đồng bằng, ven biển, trung du và miền núi, cũng như mạch độ khoảng
cách trồng, phân bón và chăm sóc phòng trừ sâu bệnh. Nhờ đó mà sản xuất ớt có
15
những bước phát triển đáng kể về diện tích, năng suất và sản lượng cho tiêu dùng
tại chổ và suất khẩu.
Những nghiên cứu về phân vi lượng cho ớt bước đầu đã được chú ý qua việc
sản xuất và sử dụng các chế phẩm tăng năng suất, phân bón lá: Công ty sinh hóa
Nông Nghiệp và thương mại Thiên Sinh, xí nghiệp sản xuất phân bón lá Sài Gòn

cũng đã nghiên cứu sản xuất các chế phẩm tăng năng suất rau đậu, ớt… và đã triển
khai phun cho ớt trên nhiều địa bàn trồng ớt có kết quả tốt. Năm 1983, 1984. Sở
Nông Nghiệp Bình – Trị - Thiên đã kết hợp với nhiều địa phương phun một số chế
phẩm qua lá lên các giai đoạn phát triển của ớt đã có nhận xét: Khi phun các chế
phẩm từ 2 đến 3 lần vào lúc ớt ra hoa ở diện tích đại trà làm tăng tỷ lệ đậu quả 7 –
10% so với đối chứng (Hoàng Minh Đạt, 1985[6]). Từ năm 1990 trở lại đây nông
dân đã sử dụng một số chế phẩm tăng năng suất cho ớt như Komix 301, Atonic,
Superzin, SG – HQ và các loại phân bón lá khác. Các nguyên tố đa lượng NPK
được chú ý nhiều: Đào Thị Gọn, Trần Đức Dục, 1992[9] đã nghiên cứu nhiều năm
về tập quán canh tác, công thức luân canh, dinh dưỡng NPK và hiệu quả kinh tế của
việc bón NPK trên đất cát biển đối với các loại cây trồng và cây ớt, đã kết luận đất
cát biển T.T.Huế có độ phì thấp, mạch nước ngầm phân bố khá cao. Việc đầu tư
phân bón cho các loại cây trồng trên đất cát biển còn quá thấp, thâm canh chưa
đúng mức nên năng suất thấp. Ở những nơi bố trí cây trồng hợp lý, giống thích hợp,
thâm canh đúng kỹ thuật đã cho năng suất cao đáng kể. Trên đất trồng ớt ở Thừa
Thiên Huế (chủ yếu đất cát biển và đất phù sa nghèo dinh dưỡng) bón phân đa
lượng NPK cho ớt là hết sức cần thiết, có ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng phát
triển,làm tăng năng suất của ớt. Tỷ lệ bón NPK thích hợp cho năng suất cao nhất là
tỷ lệ 150N : 175P : 50K. Công thức bón NPK vừa cho năng suất cao, vừa cho hiệu
quả kinh tế lớn và có tác dụng cải tạo đất là 150N : 75P : 50K.
Về bảo vệ thực vật trên ớt, đã có công trình của Lê Ngọc Anh, Nguyễn Văn
Đàn và cộng sự, 1990 [1], nghiên cứu bệnh thối quả ớt và các biện pháp phòng trừ.
Kết quả cho thấy nguyên nhân gây bệnh thối quả ớt là do loại nấm ký sinh
Colletotricum nigrum, từ đó xác định một số biện pháp phòng trừ là bón N:P:K cân
đối theo công thức 1:1:0.5 thì có khả năng hạn chế bệnh tốt nhất, sử dụng 6 loại
thuốc thí nghiệm đều hạn chế tỷ lệ bệnh, cũng như thời vụ trồng ớt cực sớm (có quả
16
từ tháng 2 – tháng 4) thu hoạch xong có thể tránh thời gian nhiễm bệnh. Nguyễn
Như Đối và cộng sự, 1985 [8], nghiên cứu các loại nấm gây bệnh thối trái ớt
(Antracnose) đã nhận xét rằng tác nhân gây bệnh thối trái là 2 loài nấm Fusarium

dimerum và Cylindrocarpon sp. Nguồn bệnh lây lan chủ yếu từ đất và hạt, các loài
nấm sinh sản theo lối vô tính nên phát triển rất nhanh và có thể trở thành dịch trong
thời gian từ tháng 4 – tháng 7 dương lịch vì điều kiện thời tiết ở Thừa Thiên Huế rất
thích hợp với nấm bệnh. Trần Tú Ngà và Trần Thế Tục và cộng tác viên, 1995 [21]
tiến hành chọn tạo giống ớt cay có khả năng chống chịu bệnh thán thư. Kết quả cho
thấy “Giống V23 có thời gian sinh trưởng ngắn, phân cành vừa phải, cây thấp, gọn,
khỏe, sinh trưởng tương đối đồng đều. Giống V23 ra hoa không nhiều nhưng tỷ lệ
đậu quả cao, trọng lượng quả tương đối lớn, (>10g) nên năng suất đạt cao nhất
trong các giống nghiên cứu và cao hơn ĐC (Chìa Vôi). Phẩm chất quả tương đương
với giống ớt Chìa Vôi, chống chịu bệnh thối quả (thán thư) loại khá hơn Chìa Vôi”.
Nhìn chung các nghiên cứu về cây ớt ở Việt Nam còn rất hạn chế, chỉ mới đề
cập đến một số biện pháp kỹ thuật canh tác ảnh hưởng tới năng suất như thời vụ,
phân bón, sâu bệnh, mà chưa có những nghiên cứu đa dạng hơn, để tìm ra những
biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất, phẩm chất và hiệu quả kinh tế của ớt về
giống, chất điều hòa sinh trưởng, các nguyên tố đa lượng, bảo quản, chế biến ớt sau
thu hoạch (khoa học công nghệ sau thu hoạch), đặc biệt chưa có công trình nào
nghiên cứu về nguyên tố vi lượng đối với ớt [23].
1.2. Tổng quan về Auxin
1.2.1. Vai trò chung của auxin
Auxin là nhóm chất kích thích sinh trưởng thực vật được phát hiện sớm nhất
và đây là nhóm chất điều hòa sinh trưởng được nghiên cứu và ứng dụng nhiều nhất.
* Cấu tạo hóa học của Auxin [16]
Auxin là phytohoocmon đầu tiên được phát hiện, trong cây nó chính là
axit β – indol axetic( AIA). Qua quá trình nghiên cứu và ứng dụng, con người
đã tổng hợp nên nhiều chất mới có bản chất hóa học khác nhau nhưng chúng
có hoạt tính tương tự như auxin và được gọi là auxin tổng hợp. Các auxin tổng
hợp được sử dụng phổ biến trong sản xuất là IBA, α- NAA, 2,4 D…
17
* Tác dụng sinh lý của Auxin [26]
AIA nói riêng cũng như Auxin nói chung có tác dụng điều chỉnh rất nhiều quá

trình sinh trưởng của tế bào, cơ quan và toàn cây.
- AIA kích thích sự sinh trưởng dãn dài của tế bào
Sự tác dụng của AIA lên tế bào đã được chứng minh bằng nhiều công trình
nghiên cứu khoa học. Qua đó người ta nhận thấy auxin có tác dụng kích thích tế bào
sinh trưởng dãn dài theo chiều ngang làm tế bào phình to ra.
Hiệu quả đặc trưng của auxin là tác động lên sự dãn của thành tế bào. AIA làm
giảm pH trong thành tế bào, hoạt hóa enzim phân hủy các liên kết hydro giữa các
sợi xenluloz, làm cho chúng lỏng lẻo tạo điều kiện cho thành tế bào dãn ra dưới tác
dụng của áp suất thẩm thấu của không bào trung tâm
- AIA có tác dụng điều chỉnh tính hướng động của cây
Tính hướng của cây là một trong những đặc tính vốn có của thực vật. Cây có
thể hướng về tác nhân kích thích bên ngoài tạo nên tính hướng của cây, bao gồm
hướng sáng, hướng đất, hướng thủy và hướng hóa Tính hướng của thực vật có ý
nghĩa quan trong đối với sự sinh trưởng và tồn tại của thực vật. Qua nghiên cứu,
người ta nhận thấy auxin có tác dụng mạnh và rõ rệt lên tính hướng quang và hướng
đất của cây.
18
Bằng việc sử dụng nguyên tử đánh dấu, đã phát hiện ra sự phân bố của AIA
phóng xạ không đều ở hai phía của cơ quan. AIA phân bố nhiều hơn ở phần khuất
ánh sáng cũng như bộ phận nằm ngang của cây. Kết quả là tạo nên sự sinh trưởng
không đều ở hai phía của cơ quan.
Có nhiều giả thuyết được đưa ra để giải thích sự phân bố không đều auxin ở
hai phía của cơ quan. Trong đó người ta cho rằng có hai nguyên nhân chính:
Nguyên nhân thứ nhất là khi bị kích thích thì sự vận chuyển phân cực AIA bị ức
chế; nguyên nhân thứ 2 là có sự tồn tại một điện thế trong các cơ quan đó. AIA
trong cây thường bị ion hóa thành AIA

và do đó phân bố về phía điện dương nhiều
hơn.
- AIA điều chỉnh hiện tượng ưu thế ngọn.

Ưu thế ngọn là một đặc tính quan trọng của thực vật. Đó là sự sinh trưởng của
chồi ngọn hoặc rễ chính sẽ ức chế sự sinh trưởng của chồi bên hoặc rễ phụ. Khi có
sự tồn tại của chồi ngọn hoặc rễ chính thì các chồi bên hoặc rễ phụ sẽ bị ức chế.
Nếu loại trừ chồi ngọn hoặc rễ chính thì chồi bên hoặc rể phụ thoát khỏi trạng thái
ức chế và chũng sẽ sinh trưởng lập tức.
Người ta nêu ra hai quan điểm để giải thích vai trò của AIA đối với hiện tượng
ưu thế ngọn là ức chế trực tiếp và ức chế gián tiếp.
Theo quan điểm ức chế trực tiếp: AIA được tổng hợp ở chồi ngọn với hàm
lượng cao, khi vận chuyển xuống dưới, các chồi bên bị auxin ức chế. Khi cắt chồi
ngọn làm hàm lượng AIA giảm xuống và chồi bên được kích thích sinh trưởng.
Theo quan điểm ức chế gián tiếp của AIA cho rằng AIA đã kích thích sự tổng
hợp một chất ức chế sinh trưởng, chẳng hạn là etylen. Và chính chất này đã ức chế
sự sinh trưởng của các chồi bên.
- AIA kích thích sự ra rễ
Trong sự hình thành rễ, đặc biệt là rễ bất định phát sinh từ các cơ quan dinh
dưỡng thì tác dụng của auxin là rất đặc trưng. Có thể xem auxin là hoocmon hình
thành rễ. tác dụng kích thích sự ra rễ của auxin được chứng minh rõ ràng trong nuôi
cấy mô. Nếu môi trường nuôi cấy chỉ có auxin thì mô nuôi cấy chỉ xuất hiện rễ mà
thôi, để tạo chồi người ta phải bổ sung vào môi trường thêm xitokinin.
- AIA kích thích sự sinh hình thành quả và tạo quả không hạt.
19
Trong sự hình thành quả: Tế bào trứng sau khi thụ tinh xong sẽ phát triển
thành phôi và sau đó là hạt. Phôi hạt là nguồn tổng hợp auxin nội sinh quan trọng.
Auxin nội sinh sau khi được tổng hợp từ phôi sẽ khuếch tán vào bầu và kích thích
bầu phát triển thành quả. Vì vậy, quả chỉ được hình thành sau khi có sự thụ tinh,
nếu không có quá trình này thì không hình thành phôi và hoa sẽ rụng.
Thông thường trên một cây, các quả có kích thước, hình dạng rất khác nhau.
Điều này là do sự phân bố hàm lượng auxin khác nhau theo các hướng của quả.
Như vậy ta thấy rằng chính vai trò của auxin nội sinh được tạo ra từ phôi hạt
là tác nhân làm cho quả sinh trưởng lớn lên. Nếu xử lí auxin ngoại sinh cho hoa

trước khi thụ phấn, thụ tinh sẽ thay thế được nguồn auxin nội sinh mà không cần có
quá trình thụ phấn, thụ tinh.
Auxin xử lý sẽ khuếch tán vào bầu nhụy giống auxin nội sinh và kích thích
bầu lớn lên thành quả không qua thụ tinh, có nghĩa là quả không có hạt. Đó chính là
cơ sở khoa học của những ứng dụng tạo quả không hạt trong nông nghiệp.
- AIA kìm hãm sự rụng của hoa, lá, quả
Sự rụng của lá, hoa, quả là do sự hình thành tầng rời ở cuống của các cơ quan
Auxin có tác dụng ức chế sự hình thành tầng rời. Do đó mà nó có thể kìm hãm sự
rụng của lá, hoa và đặc biệt là kìm hãm sự rụng của quả.
Ngoài ra auxin còn có tác dụng điều chỉnh sự chín của quả. Quá trình chín của
quả có sự kích thích của ethilen, nhưng tác dụng đối kháng thuộc về auxin. Auxin
kìm hãm, làm chậm sự chín của quả.
Như vậy, cân bằng auxin/etylen quyết định trạng thái chín của quả. Trong
trường hợp muốn quả chậm chín thì có thể xử lí auxin cho quả xanh trên cây hoặc
sau khi thu hoạch.
1.2.2. Vai trò của Auxin với cây ớt
Auxin là một hormon thực vật được phát hiện đầu tiên vào năm 1934. Đó là
IAA (Axit β - indol axetic). Việc phát hiện ra Auxin là công lao của nhiều nhà khoa
học làm việc liên tục trong nhiều năm và đã chứng minh rằng Auxin là một hormon
thực vật (phytohormon) quan trọng trong toàn thế giới thực vật. Theo Hoàng Minh
Tấn và Nguyễn Quang Thạch, 1993 [24]: Bằng con đường tổng hợp hóa học, hàng
loạt các chất có bản chất Auxin lần lượt ra đời và có ý nghĩa quan trọng trong việc
20
điều khiển sự sinh trưởng, phát triển của cây.
α
-NAA là một Auxin tổng hợp được
sử dụng rộng rãi nhất trong sản xuất với hoạt tính của Auxin”. Ngoài tác dụng nhiều
mặt của Auxin lên quá trình sinh trưởng phát triển của cây thì vai trò của nó đối với
sự kết quả, sự đậu quả, sự tạo quả và sinh trưởng của quả có một ý nghĩa quan trọng
và được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất [16].

Houghtaling H.B. 1935[43] cho rằng: sự lớn lên của quả là do sự phân chia
tế bào và đặt biệt là sự giản nhanh của tế bào trong bầu. Sự phân chia tế bào không
giống nhau giữa các giống, các loài, chẳng hạn trong mỗi loài cà chua một số tế bào
vẫn tiếp tục phân chia ngay cả lúc quả chín như loài Lycopesicum esculentum. Sự
tăng kích thước, thể tích, trọng lượng tươi, trọng lượng khô và đường kính của quả
một cách nhanh chóng là đặc trưng sinh trưởng của quả và được điều chỉnh bằng
phytohormon xuất hiện trong phôi hạt.
Gustafson F.G 1939[42] đã thí nghiệm hàm lượng Auxin trong bầu, hạt ở một
số giống bưởi, cam, chanh, táo, đậu, cà chua, dưa chuột… thấy rằng: nếu chúng ta
xử lý cho hoa chưa thụ tinh thì Auxin ngoại sinh sẽ khuếch tán vào bầu và kích
thích sự lớn lên của bầu thành quả mà không qua quá trình thụ tinh và tạo nên quả
không có hạt (quả đơn tính). Sự tăng kích thước của quả gây ra do sự giãn của các
tế bào mà trong đó Auxin đóng vai trò điều chỉnh, nguồn Auxin này sản sinh từ hạt.
Trần Thế Hanh (2004) [10], nghiên cứu ảnh hưởng của α-NAA đến giống lạc
L
14
trên đất bạc màu Bắc Giang đã cho thấy: α-NAA ảnh hưởng tốt đến sinh trưởng
và tăng năng suất 11,2%.
Theo Hoàng Minh Tấn, Đỗ Quý Hai, Nguyễn Đình Thi (2008) [25] bổ sung
α-NAA ngoại sinh bằng cách xử lý hạt trước khi gieo hoặc phun lên lá ở các thời kỳ
sinh trưởng đã tăng số quả chắc trên cây so với đối chứng, nồng độ tác động là 10-
30ppm. Điều này chứng tỏ rằng α-NAA có ảnh hưởng đến sự thụ tinh, đậu quả và
quá trình tích lũy vật chất khô của lạc.
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đình Thi (2010) [28] thấy rằng xử lý GA3,
IAA và α-NAA cho hạt rau cải mầm trước khi gieo đã tăng tỷ lệ nảy mầm và tốc độ
nảy mầm, rút ngắn thời gian nảy mầm; tăng chiều cao thân và chiều dài rễ. Nồng độ
xử lý thích hợp đối với GA3 là 8 ppm, đối với IAA và α-NAA là 12 ppm.
21
Trong đời sống cây trồng, nhiệt độ là yếu tố sinh thái vô cùng quan trọng. Khi
nhiệt độ môi trường cao quá vượt ngưỡng chịu đựng, các quá trình sinh lý của cây

sẽ bị tổn thương, màng tế bào giảm tính bền, phức hệ lipoproteit bị phá hủy làm
biến dạng ty lạp thể gây giảm sút quang hợp và hô hấp, tích lũy các sản phẩm độc
hại trong cơ thể; từ đó làm giảm sút quá trình sinh trưởng phát triển, sinh lý hóa
sinh, năng suất và phẩm chất [26].
Theo hướng nghiên cứu sử dụng các biện pháp can thiệp giúp cây sinh trưởng
phát triển thuận lợi trong điều kiện nhiệt độ cao, một số giải pháp đã được đề ra như
rèn luyện hạt giống, bón bổ sung các chất khoáng và hóa chất [39]. Trên cơ sở
vai trò tích cực của các chất kích thích sinh trưởng trong sự tác động trực tiếp lên
chất nguyên sinh của tế bào, Leopol và Went (1952) đã sử dụng phytohoocmon
ngoại sinh xử lý cho cây và thu được kết quả tốt. Nguyễn Bá Lộc (1993) đã dùng
auxin và gibberellin tác động vào giai đoạn nảy mầm của hạt đậu phộng và hạt đậu
Cowpea, làm giảm tác hại của nhiệt độ cao đối với cây, làm tăng tỷ lệ đậu quả/cây
[17].
Hoàng Minh Tấn, Nguyễn Quang Thạch 1993[24] đã kết luận rằng: Sự đậu
quả phụ thuộc rất nhiều vào các điều kiện nội tại và ngoại cảnh. Hàm lượng Auxin
và các chất kích thích sinh trưởng thấp là nguyên nhân dẫn đến sự rụng sau khi hoa
nở. Để tăng cường quá trình đậu quả, người ta bổ sung Auxin và gibberellin cho hoa
và quả non. Auxin và gibberellin sẽ là nguồn bổ sung thêm cho nguồn phytohormon
có trong phôi hạt vốn không đủ. Chính vì thế mà sự sinh trưởng của cây được tăng
cường và quả không rụng ngay được.
Để cung cấp thêm một phần chất dinh dưỡng và một số yếu tố cần thiết, người
ta thường bổ sung một số nguyên tố dinh dưỡng vi lượng và đa lượng. Theo
Nguyễn Bá Lộc, Nguyễn Thị Quỳnh Trang (2009) [18] bón vi lượng Mn và chất
điều hòa sinh trưởng GA
3
đều có ảnh hưởng tốt đến năng suất và phẩm chất giống
ngô rau LVN
23
. Các công thức có xử lý đã làm tăng năng suất ngô rau lên từ 1% -
31,63% so với đối chứng.

Nếu chúng ta xử lý cho hoa chưa xảy ra thụ tinh thì Auxin ngoại sinh sẽ
khuếch tán vào bầu và kích thích sự lớn lên của bầu thành quả mà không qua quá
trình thụ tinh. Trong trường hợp này, quả tạo nên không có hạt.
22
Theo Nguyễn Như Khanh và Nguyễn Văn Đính 2011 [12], để tăng tạo quả
đơn tính (quả không hạt, quả điếc) ở cà chua và một số cây trồng khác, sử dụng các
chất điều hòa sinh trưởng nhóm auxin (ví dụ: axit-2,4-diclophenoxyaxetic; 2,4D,
với nồng độ 50mg/l) có tác dụng hình thành các quả đơn tính không hạt. Trong
trường hợp đó quả sinh trưởng nhanh hơn, và chứa nhiều đường hơn.
Kết quả nghiên cứu của Jackson D.I và Combie B.G 1972 [44] thấy rằng khi
xử lý Auxin và gibberellin cùng nhau thì tỷ lệ đậu quả tăng lên 94%, còn xử lý riêng
Auxin chỉ đạt 65% hoặc riêng gibberellin chỉ đạt 70%. Xuất phát từ lý thuyết về sự
tạo quả, tất cả các tác giả đều khẳng định: Các chất Auxin thường có hiệu quả cao
trong việc tạo quả không có hạt đối với các loại quả có nhiều noãn như dâu tây, cà
chua, thuốc lá, bầu bí và không có hiệu quả đối với các loại quả hạch như lê, táo,
đào, mận. Có nhiều loại quả vừa phản ứng với auxin vừa phản ứng với gibberellin.
Tuy nhiên gibberellin có hiệu quả khi tạo quả không hạt với các cây mà Auxin
không gây hiệu quả (táo, chanh, cam, nho). Người ta đã xử lý các chất điều hòa sinh
trưởng Auxin (
α
NAA) và gibberellin (GA
3
) cho hoa nở thì có thể loại bỏ được sự
thụ tinh mà quả vẫn lớn được. Nồng độ sử dụng tùy thuộc vào các chất khác nhau
và các loài khác nhau (
α
NAA 10-20ppm, GA
3
10-100ppm). Việc xử lý tạo quả
không hạt có ý nghĩa làm tăng phẩm chất quả đặc biệt là các loại quả cho xuất khẩu.

Về sự nẩy mầm của hạt ớt, Desai V.G.P; Patil M.M và Aniarkar M.V (Ấn Độ),
1987 [41] đã nghiên cứu ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến sự nảy mầm
của hạt giống ớt ngọt (C, annuum var. grossum). Với giống ớt Brahat, hạt giống đã
được ngâm 24 giờ trong các dung dịch
α
NAA 10 – 20ppm. Sự nảy mầm đã được
tăng nhanh ở điều kiện ngoài đồng và trong phòng thí nghiệm. Số liệu đã được xếp
thành bảng, với những hạt giống được thí nghiệm
α
NAA ở nồng độ 10ppm cho
kết quả tốt:
α
NAA làm tăng tỷ lệ nấy mầm 95.
Patil U.B, Sangle. P.B, Desai B.B, 1985 [45] nghiên cứu ảnh hưởng của NAA,
GA đến năng suất và thành phần hóa học của quả ớt (với 9 giống) đã kết luận: Nồng
độ xử lý NAA tốt nhất cho ớt là 20 ppm sau trồng 20 ngày, GA 10 ppm (phun một
lần) làm tăng số qủa trên cây, kích thước quả và hàm lượng capsisin (chất gây cay),
Cacbohydrate (HC) và Vitamin C, Protein và chất béo của quả ớt.
23
Patil U.B; Sangale P.B; Desai B.B, 1985[45] tiến hành một thí nghiệm trong
nhà kính, với 9 hạt giống ớt được xử lý NAA, GA. Kết quả cho thấy đã có ảnh
hưởng rõ nhất về tăng năng suất, số quả/cây, kích thước quả và hàm lượng
Capsicin, axit ascorbic, cacbohydrate, protein và chất béo của ớt.
Theo Lê Thị Khánh, 1999 [14] Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chất điều
hòa sinh trưởng (α-NAA, GA
3
) và nguyên tố vi lượng (B, Zn) đến sinh trưởng, phát
triển, năng suất và phẩm chất ớt cay (Capsicum anuuml.) ở Thừa Thiên Huế. Kết
qủa cho thấy nồng độ xử lý tối thích của α-NAA đối với ớt là 20ppm và thời gian
xử lý thích hợp là lúc phân cành đến ra hoa đầu. Nồng độ tối thích của GA

3
đối với
ớt là 10ppm và thời gian xử lý thích hợp là lúc ra hoa đến ra quả đầu.
Tóm lại tất cả các tác giả trên thế giới cũng như ở Việt Nam đều khẳng định
vai trò của chất điều hòa sinh trưởng (α-NAA và GA
3
) và các nguyên tố vi lượng
(B, Zn) là vô cùng quan trọng trên nhiều mặt, nhưng đặc biệt đối với quá trình hình
thành và phát triển của hoa, quả. Hiệu quả của α-NAA và GA
3
và B, Zn cũng chịu
ảnh hưởng của các điều kiện ngoại cảnh như đất đai, thời tiết khí hậu và các yếu tố
nội tại của cây như chủng loại, giống, các thời kỳ sinh trưởng của cây trồng nói
chung và cây ớt nói riêng. Tiếp cận, nắm bắt được những kết quả nghiên cứu, thấy
rõ tầm quan trọng, tác dụng của GA
3
và α-NAA, B, Zn … Muốn sử dụng B, Zn có
hiệu quả cao phải điều tra hàm lượng từng nguyên tố trong từng loại đất trồng, cây
trồng, thậm chí trong từng thời ký sinh trưởng, trong từng bộ phận của cây. Chúng
ta hoàn toàn có cơ sở chăc chắn, để nghiên cứu, tác động chúng lên cây ớt nhằm
điều khiển sự sinh trưởng, phát triển của cây theo hướng có lợi, năng cao năng suất,
phẩm chất và hiệu quả kinh tế, hạn chế những ảnh hưởng xấu đến đời sống các loại
cây trồng nói chung và cây ớt nói riêng.
1.3. Điều kiện tự nhiên của xã Cam Thủy, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị
[37]
- Vị trí địa lý
Cam Thủy là xã nằm trong vùng Trung Du Bán Sơn Địa của Huyện Cam Lộ
với tổng diện tích tự nhiên 2069 ha, mật độ dân số 247 người/km
2
.

+ Phía Bắc giáp Xã Linh Hải
+ Phía Nam giáp xã Cam Hiếu
+ Phía Đông giáp xã Cam Thanh
24
+ Phía Tây giáp xã Cam Tuyền
- Địa hình, khí hậu
Xã Cam Thủy có vị trí khá thuận lợi với tuyến đường xuyên Á từ Quốc Lộ 1A
chạy qua – giáp đường Hồ Chí Minh và tuyến đường liên xã từ Cam Hiếu qua Cam
Thủy. Dân cư ở ven bờ Sông Hiếu chiều dài khoảng 2 km, cả 2 tuyến đương này
đều nằm trên địa bàn xã nên đã tạo điều kiện cho xã Cam Thủy nhiều lợi thế về giao
thông, để giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội, cũng như việc tiếp thu các thành tựu
khoa học Công Nghệ và tăng khả năng thu hút vốn đầu tư của các tổ chức trong va
ngoài huyện, tạo đà thúc đẩy xã phát triển một nền kinh tế đa dạng Thương mại
dịch vụ, Công nghiệp tiểu thủ công nghiệp và nông nghiệp.
+ Địa hình:
- Xã Cam Thủy có khoảng 40% diện tích là dạng địa hình tương đối bằng
phẳng tập trung ở phía Nam của xã còn lại 60% diện tích có dạng địa hình đồi núi
bát úp tập trung ở phía Bắc của xã, độ cao so với mặt nước biển là 30m có nơi cao
nhất là 50m, nơi thấp nhất là 2,5m, độ dốc trung bình 10 – 15 độ. Hướng dốc
nghiêng từ Tây sang Đông do đó việc bố trí, tổ chức sản xuất cây trồng hàng năm
cũng như việc phát triển mạng lưới giao thông, thủy lợi ở một số khu vực còn gặp
nhiều khó khăn.
+ Khí hậu:
- Xã Cam Thủy nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, chia làm
2 mùa rõ rệt, mùa khô bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 8, mùa mưa từ tháng 9 đến
tháng 3 năm sau.
- Nhiệt độ: nhiệt độ trung bình năm từ 24-25
0
C nhiệt độ cao tuyệt đối 40
0

C,
nhiệt độ thấp nhất từ 8 – 9
0
C, biên độ nhiệt giao động từ giữa ngày và đêm khoảng
10 – 11
0
C, giữa ngày nóng và ngày lạnh khoảng 17 – 22
0
C.
- Lượng mưa trung bình hàng năm tương đối lớn từ 2500 – 2700 mm phân bổ
không đều trong năm và được chia làm 2 mùa rõ rệt.
- Nhìn chung thời tiết khí hậu không ổn định cho sản xuất nông nghiệp, do sự
phân hóa của thời tiết theo mùa cùng với các hiện tượng thời tiết như lũ - bảo -
giông tố, gió mùa Tây Nam khô nóng, gió mùa đông bắc heo lạnh gây ảnh hưởng
25

×