Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

nghiên cứu phát hiện một số dị nguyên ở bệnh nhân viêm da dị ứng bằng test da

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (829.82 KB, 71 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Năm 1902 nhà sinh học Pháp Richet C. cùng với cộng sự là Portier P. nghiên
cứu đáp ứng miễn dịch với độc tố của Actinie (một loại hến biển) ở chó Neptune đã
khởi đầu cho nghiên cứu hiện tượng phản vệ. Phát hiện này đã đặt cơ sở cho một
ngành khoa học mới đó là dị ứng học và mở đầu cho nghiên cứu trên thực nghiệm
và lâm sàng của ngành miễn dịch học [34], [47].
Ở Việt Nam, số người mắc bệnh dị ứng tăng nhanh trong những năm gần
đây, do nhiều nguyên nhân khác nhau như thuốc, thực phẩm, hóa chất, bụi nhà, vi
khuẩn, virus, nấm… Các bệnh dị ứng phổ biến là viêm mũi, viêm xoang, hen phế
quản, mày đay, viêm da dị ứng, dị ứng nghề nghiệp… [1].
Bệnh viêm da dị ứng chiếm tỷ lệ rất cao và khác nhau từng quốc gia. Ở Mỹ
và một số nước Tây Âu, có khoảng 10 – 20% trẻ em và 1- 3% người lớn bị bệnh
này [6]. Ở Việt Nam hiện nay, chưa có nghiên cứu đầy đủ về tỷ lệ hiệm mắc viêm
da dị ứng. Theo báo cáo của phòng khám Viện Da liễu Quốc gia, viêm da dị ứng
chiếm khoảng 20% số bệnh nhân đến khám tại phòng khám [21].
Mặc dầu bệnh viêm da dị ứng có thể khỏi theo thời gian nhưng nhiều bệnh
nhân có yếu tố cơ địa vẫn tiến triển và có những đợt tái phát và kéo dài suốt đời [2].
Trong những năm gần đây, lâm sàng phối hợp giữa các chuyên khoa (miễn dịch,
huyết học, sinh hóa, vi sinh…) trong nghiên cứu viêm da dị ứng đã mang lại những
thành công không những về chẩn đoán mà còn định hướng cho điều trị. Khai thác
tiền sử dị ứng, khám lâm sàng và làm các test dị ứng in vivo và in vitro là những
bước cần thiết trong chẩn đoán.
Để chẩn đoán một bệnh dị ứng cần phải xác định trước tiên nguyên nhân gây
dị ứng và phải biết được một hay nhiều dị nguyên đặc hiệu. Trong các phương pháp
chẩn đoán đặc hiệu, test da là một phương pháp đơn giản, an toàn, dễ áp dụng. Test
da với các dị nguyên đường hô hấp và tiêu hóa là một trong những phương pháp
được ứng dụng nhiều trên thế giới và đang được thực hiện tại một số bệnh viện lớn
tại Việt Nam. Đây là một trong những kỹ thuật được sử dụng rộng rãi trong chẩn
1
đoán các bệnh dị ứng, test này có độ tin cậy cao do ít gặp trường hợp dương tính
giả. Ở trong nước, các nghiên cứu của các tác giả Đồng Khắc Hưng, Phạm Văn


Mạnh, Hoàng Thị Thu Thủy… cho thấy tỷ lệ dương tính của test da nằm trong
khoảng 56 – 83% [20], [39], [40]. Ở ngoài nước, theo tác giả Kwon J., Liccardi G.,
Hon K.L… tỷ lệ dương tính của test da nằm trong khoảng 50 – 94% [54], [59], [62].
Dựa trên những hiểu biết về cơ chế bệnh sinh, triệu chứng và biến chứng của
bệnh viêm da dị ứng, cho thấy việc xác định được loại dị nguyên gây ra phản ứng
miễn dịch trên bệnh nhân có ý nghĩa rất quan trọng. Đó là cơ sở để lên kế hoạch dự
phòng, chăm sóc cũng như điều trị cho bệnh nhân bằng phương pháp giải mẫn cảm,
giúp giảm triệu chứng, biến chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống của người
bệnh.
Với điều kiện thực tiễn và tình hình kinh tế tại Việt Nam, việc sử dụng test
da để phát hiện dị nguyên gây bệnh có thể áp dụng rộng rãi tại các cơ sở y tế với kỹ
thuật đơn giản, chi phí phù hợp.
Vì những lý do trên, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu phát hiện một
số dị nguyên ở bệnh nhân viêm da dị ứng bằng test da” với các mục tiêu:
1. Xác định tỷ lệ test da dương tính với một số dị nguyên hô hấp, tiêu hóa và
số lượng bạch cầu ái toan ở bệnh nhân viêm da dị ứng.
2. Khảo sát mối liên quan giữa tỷ lệ test da dương tính với một số đặc điểm
chung và số lượng bạch cầu ái toan.
2
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. BỆNH VIÊM DA DỊ ỨNG
1.1.1. Lịch sử bệnh viêm da dị ứng và các thuật ngữ
Năm 1808, Robert Willan đưa ra thuật ngữ bệnh giống sẩn ngứa (prurigo like
condition).
Năm 1891, Brocq và Jaquet đề cập thuật ngữ viêm da thần kinh lan tỏa
(disseminated neurodermatitis), nhấn mạnh yếu tố tâm lý trong sinh bệnh học.
Năm 1892, Besnier đưa vào nhóm bệnh sẩn ngứa được mô tả kết hợp sốt
mùa cỏ khô và hen phế quản với viêm da dị ứng. Ông gợi ý rằng, bệnh xảy ra có
khuynh hướng gia đình và sẩn ngứa đóng vai trò tiên phát trong bệnh sinh của viêm

da dị ứng, còn gọi là sẩn ngứa thể tạng hay sẩn ngứa Besnier (prurigo de Besnier).
Năm 1923, Coca và Cooke là người đầu tiên dùng từ “atopy”. Atopy nghĩa là
“không có chỗ” (out of place) hay còn gọi là “bệnh lạ” (strange disease) để mô tả
một số biểu hiện lâm sàng của sự quá mẫn ở người [4], [44].
Hiện nay, từ “viêm da dị ứng” (atopic dermatitis) được đa số các tác giả chấp
nhận vì dùng tính từ “atopic” sẽ biểu lộ được mối quan hệ chặt chẽ của bệnh da này
với những biểu hiện khác của bệnh atopy, và thuật ngữ “viêm da dị ứng” (VDDƯ)
sẽ được sử dụng trong luận văn này.
1.1.2. Định nghĩa viêm da dị ứng
Viêm da dị ứng trước đây gọi là chàm thể tạng hay chàm cơ địa là một bệnh
da rất hay gặp [12]. Định nghĩa VDDƯ đòi hỏi đối chiếu những “tiêu chuẩn” về lâm
sàng, sinh lý bệnh và tiền sử bệnh. Nói chung, VDDƯ được nhận biết như một bệnh
viêm da, mạn tính, tái diễn, ngứa hay gặp ở các nếp gấp. Bệnh khởi đầu ở trẻ em,
thường nhiều nhất ở trẻ dưới 3 tháng tuổi. Bệnh đi kèm với tiền sử bản thân hoặc
gia đình có cơ địa dị ứng như hen phế quản, mày đay, viêm da tiếp xúc, viêm mũi dị
ứng Cơ địa là một yếu tố di truyền phát triển của phản ứng quá mẫn điều hòa bởi
IgE [5], [19], [44].
3
1.1.3. Dịch tễ học bệnh viêm da dị ứng
Viêm da dị ứng là bệnh rất thường gặp, tỷ lệ hiện mắc ngày càng tăng, đặc
biệt là ở các nước công nghiệp phát triển [34], [44]. Tỷ lệ mắc ước tính trung bình ở
trẻ em từ 15 – 30% dân số [44]. Tỷ lệ trẻ em bị VDDƯ ở các quốc gia cũng có sự
khác nhau, tỷ lệ trẻ em bị VDDƯ đặc biệt cao ở Úc (83%), Anh (79%), Ý (76%)
trong khi ở Bỉ tỷ lệ thấp hơn đáng kể 52% [51].
Hiện nay, chưa có những nghiên cứu trên diện rộng về tỷ lệ hiện mắc VDDƯ
ở Việt Nam. Theo một số báo cáo của các nước khác, tỷ lệ VDDƯ khoảng 7 – 20%
[21], [57]. Theo báo cáo của phòng khám Viện Da liễu Quốc gia, VDDƯ chiếm
khoảng 20% số bệnh nhân đến khám tại phòng khám [21]. Tuổi phát bệnh thường
vào 2 tháng đầu, có tới 60% trẻ VDDƯ phát bệnh trong năm đầu, 30% trong 5 năm
đầu và chỉ có khoảng 10% phát bệnh từ 6 – 20 tuổi [21]. Tuy nhiên, bệnh VDDƯ có

thể bắt đầu phát bệnh ở tuổi trưởng thành (mặc dầu rất ít gặp) [44], [49].
Bệnh VDDƯ có tính chất gia đình, 70% bệnh nhân có tiền sử dị ứng nếu
trong gia đình có người mắc các bệnh dị ứng như viêm mũi dị ứng, hen phế quản
[35]. Trẻ bị VDDƯ có thể tồn tại hoặc không tồn tại đến tuổi trưởng thành, mặc dù
tính chất biểu hiện khác nhau theo thời gian [64]. Bệnh gặp ở cả hai giới, tuy nhiên
nữ hay bị hơn nam (tỷ lệ nữ/nam là 1.3/1.0) [6].
Các yếu tố làm bệnh khởi phát và nặng lên bao gồm các dị nguyên trong
không khí, len dạ Ngoại độc tố của tụ cầu vàng (Staphylococus aureus) đóng vai
trò siêu kháng nguyên kích thích hoạt hóa tế bào lympho T và đại thực bào, huyết
thanh bệnh nhân có kháng thể IgE hoặc tế bào lympho T đáp ứng viêm. Ngoài ra
một số thức ăn cũng có thể làm tái phát bệnh như trứng, sữa, lạc, cá, bột mỳ [21],
[68]. Theo báo cáo của Baviera G. (2014) ở Ý, khi tiến hành nghiên cứu vai trò của
vi sinh vật trên da ở bệnh nhân VDDƯ nhận xét Staphylococus aureus được tìm
thấy trên 90% bệnh nhân [43]. Theo Urisu A. (2011) khi báo cáo về tình hình dị ứng
thức ăn ở Nhật Bản đã ghi nhận tỷ lệ ước tính có khoảng 5 – 10% trẻ sơ sinh và 1 –
2% lứa tuổi học sinh dị ứng với thức ăn. Những loại thức ăn như trứng, sữa, lúa mì
thường gặp ở trẻ nhỏ hơn 6 tuổi; tôm, cá thường gặp ở lứa tuổi trên 6 tuổi [72].
4
1.1.4. Sinh bệnh học bệnh viêm da dị ứng
Cho đến nay, căn nguyên và cơ chế bệnh sinh của VDDƯ còn chưa hoàn
toàn sáng tỏ. Tuy nhiên, qua nhiều nghiên cứu trước đây đa số các tác giả cho rằng,
sự kết hợp của một cơ địa dị ứng với những tác nhân kích thích từ bên trong hay
bên ngoài cơ thể là nguyên nhân chính gây ra bệnh. Chính sự kết hợp đó đã gây nên
nhiều biến đổi dẫn đến hiện tượng viêm da [11], [35], [44].
Viêm da dị ứng có liên quan đến rối loạn về tế bào Th1 và Th2. Ngoài ra,
người ta cho rằng VDDƯ liên quan đến nhiều yếu tố như di truyền, miễn dịch bẩm
sinh/miễn dịch thu được và hàng rào thẩm thấu của da. Quan niệm này hiện nay dần
dần được chấp nhận [44], [48], [71].
1.1.4.1. Cơ địa dị ứng (atopy)
Yếu tố di truyền trong VDDƯ có yếu tố gia đình rõ rệt. Theo thống kê của

nhiều tác giả, nếu cả bố và mẹ đều bị VDDƯ thì có đến 80% con cái của họ bị mắc
bệnh này. Trong khi đó nếu chỉ có một trong hai người bị (hoặc bố, hoặc mẹ) thì chỉ
có 50% con cái của họ bị bệnh này [4], [12], [21].
Điều đáng chú ý bệnh VDDƯ xảy ra ở những người có yếu tố di truyền dễ
làm bùng phát các bệnh dị ứng khác như hen phế quản, viêm mũi dị ứng, viêm da
kết mạc dị ứng… [5]. Người có cơ địa dị ứng có nguy cơ mắc hen phế quản gấp 10
– 20 lần so với người không có cơ địa dị ứng [20]. VDDƯ là một bệnh có yếu tố di
truyền phức tạp, phát sinh từ một số tương tác gen – gen và gen – môi trường [71].
Gần đây, nhiều tác giả đã xác định được nhiều gen liên quan tới VDDƯ:
nhiễm sắc thể (NST) 11913 chuỗi β của thụ thể có ái tính cao với IgE, NST 5931 –
33 là gen của các cytokine IL4, IL5, 6MCSF, NST 14911- 1 là gen của enzym
chymase của tế bào mast, NST 6q là gen của HLA – DR, NST 16p 11 – 2 – 11.1 là
gen của thụ thể IL4 [4], [12].
5
1.1.4.2. Vai trò của IgE
IgE đóng vai trò quan trọng trong phản ứng miễn dịch dịch thể, liên quan đến tế bào
Th2, khác với phản ứng quá mẫn muộn thường qua trung gian tế bào Th1 [17], [22], [68].
IgE tăng cao ở 80% số bệnh nhân VDDƯ và càng cao nếu VDDƯ càng
nặng. Mức IgE ở bệnh nhân VDDƯ cao hơn ở hen phế quản, viêm mũi dị ứng [4].
Sự tổng hợp quá mức IgE trong VDDƯ có liên quan đến gen và rối loạn miễn dịch.
Các IgE gắn vào thụ thể ở bề mặt của tế bào mast. Khi có kháng nguyên xâm nhập,
chúng kết hợp với IgE, hoạt hóa tế bào mast làm giải phóng histamin và các chất
hóa học trung gian khác gây ngứa và phản ứng viêm da tại chỗ [11], [68].
Các tế bào Langerhans trong da ở bệnh nhân VDDƯ có các IgE gắn lên bề
mặt tế bào thông qua CD23, CD23 có vai trò quan trọng trong việc trình diện quyết
định kháng nguyên cũng như trong phản ứng viêm. Trong da bình thường không có
hiện tượng này [4], [17]. Vì vậy, ở bệnh nhân VDDƯ chỉ cần một ít dị nguyên bay
trong không khí cũng đủ khởi phát phản ứng của cơ thể [4].
1.1.4.3. Hàng rào thẩm thấu của da
- Hàng rào bảo vệ của da bình thường

Chức năng bảo vệ của da bao gồm hàng rào thẩm thấu, khu trú rộng rãi của
lớp sừng, lớp sừng có cấu trúc không nhân. Các tế bào của lớp sừng phẳng, được
sắp xếp theo nguyên tắc dạng khảm, ăn sâu vào lớp cơ chất ngoại bào rất giàu lipid.
Các tế bào sừng được sắp xếp theo từng lớp song song gồm nhiều lớp rất giàu lipid
kỵ nước, lớp lipid này không những hạn chế nước đi vào và đi ra ngoài mà còn
ngăn cản sự hấp thụ các độc tố, dị nguyên và tác nhân gây bệnh của vi sinh vật.
Ngoài ra, lớp sừng còn có chức năng bài tiết rất đa dạng, các hạt mỏng (lamelar)
nhỏ hình ovan có thể cung cấp lipid và các enzym thủy phân để tạo thành 2 loại kỵ
nước gồm các ceramide và các acid béo tự do, các chất này là trung gian cho hàng
rào thẩm thấu của da. Các ceramide, acid béo tự do cùng với cholesterol rất cần
thiết trong tổ chức cấu tạo của các hạt mỏng hình ovan. Các hạt mỏng hình ovan có
thể tạo ra protein và kháng protein để tiêu hóa lớp sừng và sau cùng dẫn đến tình
trạng thoái hóa của tế bào sừng trên bề mặt da. Cuối cùng, các hạt mỏng hình ovan
này tiết ra ít nhất hai peptide kháng khuẩn đó là human β-defensin 2 (hBD2) và
cathelicidine để vào vùng ngoại bào của lớp sừng [48].
6
- Chức năng thẩm thấu và tính kháng khuẩn trong viêm da dị ứng
Vai trò chính của vùng thượng bì là tạo thành lớp sừng, trung gian của một
loạt các chức năng đề kháng làm ổn định hàng rào thẩm thấu, chống lại sự xâm
nhập và nhân lên của vi khuẩn gây bệnh.
Trong VDDƯ, chức năng thẩm thấu cũng như kháng khuẩn giảm mạnh.
Chức năng đề kháng tại lớp da cũng thất bại bao gồm sự gắn kết của lớp sừng, lớp
sừng mỏng và kém dính, có tình trạng mất nước, điển hình là tình trạng khô da
trong VDDƯ ở vị trí tổn thương cũng như không tổn thương.
VDDƯ liên quan đến đột biến gen, quan trọng nhất là gen tổng hợp Filaggrin
(FLG), sự đột biến này góp phần làm thay đổi pH của da, sự định cư của tụ cầu
vàng, phá vỡ các amino acid và tăng sự mất nước qua da. Do đó tình trạng khô da
nghiêm trọng do thiếu hụt gen tổng hợp FLG, hơn nữa những tổn thương về hàng
rào thẩm thấu do hiện tượng chênh lệch sự mất nước qua lớp sừng [48], [52]. Đột
biến gen FLG gây ra rối loạn chức năng của lớp sừng, can thiệp bao gồm dùng chất

giữ ẩm để sửa chữa hàng rào bảo vệ da, giảm sự mất nước qua da, ngăn chặn sự
xâm nhập của dị nguyên, độc tố và các vi sinh vật. Nhiều nghiên cứu về việc sữa
chữa lâu dài sự khiếm khuyết hàng rào bảo vệ da đã chứng minh rằng điều trị chủ
động có kết quả tối ưu [48], [57]. Khiếm khuyết hàng rào bảo vệ da và hệ thống
miễn dịch bẩm sinh dẫn đến thiếu các peptide kháng khuẩn, hBD2. Các cytokin như
IL4, IL13 cũng có tác dụng ức chế hoạt động của peptide kháng khuẩn [48], [53].
Hình 1.1. Giảm filaggrin và ceramide trên da bệnh nhân VDDƯ [66]
7
1.1.5. Đặc điểm lâm sàng của viêm da dị ứng
1.1.5.1. Viêm da dị ứng ở trẻ < 2 tuổi: Thường gặp ở trẻ 2 – 3 tháng tuổi.
- Thương tổn cơ bản là các mụn nước tập trung thành từng đám. Các mụn nước tiến
triển qua các giai đoạn: giai đoạn tấy đỏ, giai đoạn mụn nước, giai đoạn chảy
nước/xuất tiết, giai đoạn đóng vảy, giai đoạn bong vảy da.
- Vị trí: hay gặp ở má, trán, cằm. Tuy nhiên có thể lây lan ra tay, chân, lưng, bụng…
có tính chất đối xứng.
- Triệu chứng cơ năng: ngứa.
- Biến chứng: bội nhiễm da, bệnh nội tạng (viêm thận, phổi) chết trong tình trạng
trụy tim mạch do nhiễm trùng [5], [6], [12].
1.1.5.2. Viêm da dị ứng ở trẻ em từ 2 – 12 tuổi: Hay gặp nhất lứa tuổi 2 – 5 tuổi.
- Thương tổn cơ bản là các sẩn nổi cao hơn mặt da, tập trung thành mảng hoặc rải
rác. Da dày, lichen hóa, có thể gặp mụn nước tập trung thành đám. Khoảng 4 đến 7
tuổi hiện tượng sạch tổn thương chiếm 75%, 25% các trường hợp còn lại có biểu
hiện bệnh trong suốt thời gian dậy thì.
- Vị trí thương tổn: mặt duỗi hay nếp gấp như khuỷu tay, khoeo chân, cổ tay, mi
mắt, thương tổn ở hai bên hoặc đối xứng.
- Triệu chứng cơ năng: rất ngứa [5], [6], [12].
1.1.5.3. Viêm da dị ứng ở thanh thiếu niên và người lớn
- Bệnh tiến triển từ giai đoạn trẻ em chuyển sang, một số khởi phát ở tuổi dậy thì,
một số phát ở tuổi lớn hơn.
- Thương tổn cơ bản: sẩn nổi cao hơn mặt da, rải rác hoặc tập trung thành đám. Có

thể có một số mụn nước kèm theo nhiều vết xước do gãi.
- Vị trí khu trú của thương tổn hay gặp ở các nếp gấp như khoeo chân, khuỷu tay, cổ
tay, vùng hậu môn sinh dục, núm vú
- Triệu chứng cơ năng: rất ngứa.
- Có thể có biểu hiện dị ứng khác như hen suyễn, mề đay [5], [6], [12].
1.1.5.4. Những triệu chứng không điển hình: khô da, dấu hiệu vẽ nổi, dễ bị dị
ứng thức ăn, mặt xanh xao, dày sừng nang lông, viêm kết mạc, vảy phấn alba [6],
8
[12].
1.1.6. Tiến triển và biến chứng của viêm da dị ứng
1.1.6.1. Tiến triển
Bệnh tiến triển dai dẳng, thành từng đợt cấp tính, mạn tính và có liên quan
tới nhiều yếu tố như thức ăn, nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm trùng tại chỗ, khí
hậu, rối loạn tiêu hóa. Thông thường bệnh tiến triển qua các giai đoạn:
- Giai đoạn cấp tính: hay gặp ở viêm da dị ứng ở trẻ < 2 tuổi. Thương tổn chảy
nhiều nước, phù nề, da đỏ, ngứa nhiều.
- Giai đoạn bán cấp: thương tổn giảm phù nề, giảm xuất tiết, khô hơn.
- Giai đoạn mạn tính: hay gặp ở trẻ > 10 tuổi. Thương tổn là các sẩn, các mảng da
dày lichen hóa, màu thâm, rất ngứa. Thương tổn khu trú nhưng dai dẳng, khó điều
trị và có thể tồn tại đến tuổi trưởng thành [6], [12], [19].
1.1.6.2. Biến chứng
Mắt: viêm kết mạc dày sừng trong viêm da dị ứng với các triệu chứng ngứa,
cảm giác bỏng, chảy nước mắt, tiết dịch có thể ảnh hưởng tới thị lực.
Nhiễm trùng: hay gặp nhất là nhiễm virus herpes (Eczema herpeticum). Tụ
cầu vàng có mặt trên da sẽ gây bệnh bất kỳ lúc nào nếu có điều kiện thuận lợi (suy
dinh dưỡng, giảm miễn dịch, loét thương tổn).
Viêm da bàn tay: đặc biệt đối với những người tiếp xúc với dầu mỡ, xà
phòng, hóa chất.
Trong một số trường hợp do bội nhiễm không được điều trị kịp thời có thể
gây viêm cầu thận cấp [6], [12].

1.1.7 Chẩn đoán bệnh
VDDƯ là một bệnh da mạn tính, tiến triển dai dẳng, có đợt rầm rộ, cấp tính,
có giai đoạn lắng xuống, âm thầm. Vì vậy, chẩn đoán phải dựa vào nhiều triệu
chứng, yếu tố liên quan và tùy từng giai đoạn. Hiện nay có rất nhiều bộ tiêu chuẩn
để chẩn đoán [6], [11], [12].
- Bộ tiêu chuẩn chẩn đoán của các Nhà da liễu Anh (1994)
Chẩn đoán một người bị VDDƯ khi có ngứa kèm theo có ít nhất 3 trong 5
đặc điểm: tiền sử có chàm ở nếp gấp (hoặc ở má ở trẻ < 10 tuổi), tiền sử cá nhân bị
các bệnh atopy hô hấp, tiền sử khô da lan tỏa, hiện tại có chàm nếp gấp (hoặc ở má,
9
trán ở trẻ em < 4 tuổi), phát bệnh trước 2 tuổi [12].
- Bộ tiêu chuẩn chẩn đoán của Mỹ (Hội bác sỹ gia đình - 1999)
Một người được chẩn đoán là VDDƯ khi có ít nhất 3 triệu chứng chính và 3
triệu chứng phụ.
Triệu chứng chính (4 tiêu chuẩn): ngứa, viêm da mạn tính tái phát, hình thái và vị
trí điển hình (trẻ em: mụn nước tập trung thành đám ở mặt, mặt duỗi các chi, người
lớn: lichen hóa ở nếp gấp), tiền sử gia đình hay bản thân bị các bệnh cơ địa [12].
Triệu chứng phụ (15 tiêu chuẩn): khô da, dày da lòng bàn tay bàn chân, viêm kết
mạc mắt, mặt tái, vảy phấn trắng, vảy cá, viêm da bàn tay bàn chân không đặc hiệu,
chàm núm vú, phản ứng quá mẫn type 1 dương tính, IgE huyết thanh cao, dễ bị dị
ứng thức ăn, đỏ da, bệnh xuất hiện từ bé, chứng vẽ nổi, dày sừng nang lông [12].
- Bộ tiêu chuẩn chẩn đoán của Hanifin và Raika [6], [61]
Đây là bộ tiêu chuẩn chẩn đoán phổ biến và được đa số các nhà da liễu học
áp dụng. Bộ tiêu chuẩn này được xây dựng năm 1970 và cải tiến năm 1980 với 4
triệu chứng chính và 23 triệu chứng phụ.
Một người được chẩn đoán là VDDƯ khi có ít nhất 3 triệu chứng chính và 3
triệu chứng phụ.
Triệu chứng chính (4 tiêu chuẩn): ngứa, viêm da mạn tính tái phát, hình thái và vị
trí điển hình (trẻ em: mụn nước tập trung thành đám ở mặt, mặt duỗi các chi, người
lớn: lichen hóa ở nếp gấp), tiền sử gia đình hay bản thân bị các bệnh cơ địa (hen phế

quản, viêm mũi dị ứng, viêm da cơ địa )
Triệu chứng phụ (23 tiêu chuẩn): khô da, vảy cá, phản ứng da tức thì, tuổi phát
bệnh sớm, tăng IgE huyết thanh, dễ nhiễm trùng da, viêm da bàn tay bàn chân
không đặc hiệu, chàm núm vú, viêm môi, viêm kết mạc tái phát, nếp dưới mi mắt
Dennie Morgan, giác mạc hình chóp, đục thủy tinh thể dưới màng bọc trước, thâm
quanh mắt, ban đỏ ban xanh ở mặt, vẩy phấn alba, nếp lằn cổ trước, ngứa khi ra mồ
hôi, không chịu được len và chất hòa tan mỡ, dày sừng quanh nang lông, dị ứng
thức ăn, tiến triển bệnh có ảnh hưởng bởi yếu tố môi trường và tinh thần, da vẽ nổi.
10
1.2. DỊ NGUYÊN
1.2.1. Khái niệm
DN là những chất có tính kháng nguyên, lạ với cơ thể; từ bên ngoài môi
trường vào cơ thể hoặc do chính cơ thể người sinh ra, có khả năng gây ra tình trạng
dị ứng [11].
1.2.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tính kháng nguyên của dị nguyên
- Là chất “lạ” đối với cơ thể: Phân tử DN không giống bất cứ một thành phần nào
của cơ thể. Đây là điều kiện tuyệt đối cần thiết đối với DN, càng lạ tính kháng
nguyên càng mạnh. Cơ thể không bao giờ tổng hợp kháng thể chống lại những
thành phần của bản thân nó, trừ một vài ngoại lệ.
- Phân tử lượng DN đủ lớn: Các chất có phân tử lượng lớn hơn 10 000 dalton mới
bắt đầu có tính kháng nguyên nhưng còn yếu. Các chất có cấu trúc hóa học càng
phức tạp, trọng lượng phân tử càng lớn (hơn 600 000) thì tính kháng nguyên càng
mạnh. Các chất có phân tử lượng nhỏ thường không có tính kháng nguyên (ngoại lệ
ví dụ insulin có trọng lượng phân tử 6000 dalton nhưng vẫn có tính kháng nguyên).
- Cấu trúc của DN phức tạp: Hầu hết các protein đều có tính kháng nguyên, trừ một
số ít gelatin, fibrinogen, casein. Tính kháng nguyên của protein phụ thuộc vào bản
chất và cấu trúc, số lượng amin acid thơm và vị trí đồng phân của nhóm hóa học
nhất định trong protein. Phân tử DN protein do nhiều dãy peptid cấu thành. Chiết
dịch của giun sán có tính kháng nguyên cực mạnh, cũng như độc tố vi khuẩn.
Protein nguồn thực vật cũng là DN mạnh. DN có cấu trúc hóa học là polysaccarid,

lipid, acid nucleic có tính kháng nguyên yếu (hapten) [11].
1.2.3. Phản ứng chéo giữa các dị nguyên
Phản ứng chéo giữa các dị nguyên là hiện tượng phổ biến, xẩy ra giữa các
chất gây dị ứng có nguồn gốc khác nhau và xẩy ra khi kháng thể IgE gây ra bởi một
chất gây dị ứng có khả năng phản ứng với một dị ứng nguyên tương tự trong một
sinh vật khác. Một số nghiên cứu ghi nhận có sự phản ứng chéo giữa gián và mạt
nhà, tôm và mạt nhà [65].
11
1.2.4. Một số dị nguyên thường gặp
1.2.4.1.Dị nguyên ngoại sinh: Là những chất lạ chủ yếu có bản chất protein từ môi
trường xâm nhập vào cơ thể và có khả năng gây dị ứng.
- Dị nguyên không gây nhiễm trùng
+ Bụi nhà: bụi nhà có nhiều thành phần phức tạp bao gồm polypeptid,
polysaccharide, lông súc vật, xác côn trùng, vi khuẩn, bào tử nấm trong đó thành
phần quan trọng nhất là con mạt bụi nhà. Mạt bụi nhà thuộc lớp nhện, gồm nhiều
họ nhưng quan trọng nhất là họ Pyroglyphidae, trong đó hai loại phổ biến nhất là
Dermatophagoides pteronyssinus và Dermatophagoides farinae. Nhiều tác giả ghi
nhận D. pteronyssinus và D. farinae là hai loại mạt chính gây hen và các bệnh dị
ứng; thức ăn của mạt bụi nhà là vảy da người, biểu bì, xác súc vật, nấm mốc Môi
trường thuận lợi cho mạt bụi nhà sống và phát triển là độ ẩm 70-85%, nhiệt độ
khoảng 20
0
C– 30
0
C. Mạt bụi nhà thường khu trú chủ yếu ở thảm trải nhà, vải trải
giường, đệm, chăn, chiếu Mạt bụi nhà sẽ chết khi chúng tiếp xúc với nhiệt độ
trên 60
0
C trong thời gian khoảng một giờ, hoặc tiếp xúc với nhiệt độ dưới 20
0

C
[1], [11], [31].
Ngoài bụi nhà chúng ta còn biết đến bụi đường phố, bụi thư viện. Những
thành phố đông dân, mạng lưới giao thông dày đặc với các nhà máy giữa khu dân
cư, nạn ô nhiễm môi trường Bụi đường phố ở khu công nghiệp có thành phần rất
phức tạp, có nhiều loại sản phẩm thải ra của công nghiệp, bụi than, khói, xăng,
dầu Trong bụi thư viện có nhiều mảnh giấy, bìa, nấm mốc [25].
+ Phấn hoa: phấn hoa gây bệnh có kích thước rất nhỏ, dưới 0,05mm, lượng phấn
hoa lớn, nghĩa là thuộc về các cây, cỏ trồng nhiều ở địa phương, thụ phấn nhờ gió.
Loại phấn hoa quan trọng nhất gây bệnh ở mức độ nghiêm trọng là Ambrosia, tiếp
theo là phấn hoa họ lúa (cỏ đuôi mèo, cỏ chân vịt, loại hoa đồng cỏ ). Ngoài ra còn
có phấn hoa ở một số cây khác như: phấn cây bạch dương, phấn cây liễu, hoa hồng,
cúc, thược dược, lay ơn, đào Phấn hoa được chia thành hai nhóm là phấn hoa
truyền theo gió và phấn hoa được truyền theo côn trùng [1], [11], [14].
12
+ DN động vật: Những DN nguồn động vật phổ biến là biểu bì, lông vũ, bụi lông
gia súc (ngựa, chó, mèo ), côn trùng (rệp, ong, bướm, châu chấu, bọ hung ), vảy
da, móng vuốt, mỏ của nhiều động vật khác. Hoạt chất các DN kể trên chưa rõ. Các
DN này có đường kính 3 – 4 µm, dễ dàng bay trong không khí làm xuất hiện ồ ạt
các triệu chứng dị ứng hô hấp ở người nhạy cảm. DN này gây ra các biểu hiện dị
ứng: mày đay, chàm, hen phế quản, viêm mũi [1], [11], [14]
* DN gián: Các nghiên cứu trong thời gian gần đây chỉ ra rằng gián là một nguyên
nhân quan trọng gây nên tình trạng dị ứng [73]. Loại côn trùng này thích sống ở
vùng nhiệt đới và những vùng có khí hậu ẩm ướt. Khi gián chết cơ thể sẽ bị phân
tách ra và tạo thành những hạt bụi nhỏ, đó chính là nguyên nhân gây nên dị ứng. Do
vậy, biện pháp hữu hiệu phòng ngừa DN này là định kỳ phun thuốc diệt gián [31].
Ở một số nơi và một số dân tộc, sự nhạy cảm với DN gián là nguyên nhân chung
như sự nhạy cảm với bụi nhà, đặc biệt là loại gián sống ở khí hậu nhiệt đới [11].
*DN từ lông mèo: Là những chất rất nhạy cảm với đường hô hấp. DN protein chính
(Fel d1 có trọng lượng phân tử 39 kD) tìm thấy từ da mèo, củ yếu từ vùng mặt, các

chất tiết và nước tiểu (không có trong phân). Các DN này có đường kính 3 – 4 µm,
dễ dàng bay trong không khí [11], [73].
* DN từ lông chó: Gồm hai loại protein DN quan trọng là Can f1 và Can f2 được chiết
xuất chủ yếu từ vảy da chó, đặc điểm DN từ chó cũng giống như ở mèo [11], [73].
* DN từ các loại gặm nhấm: Tình trạng dị ứng với DN của các loài gặm nhấm đã
được biết đến khi tiếp xúc với nước tiểu của chúng [11], [73].
+DN tiêu hóa: Dị ứng thức ăn là một phản ứng bất thường đối với tác nhân thức ăn
gây ra bởi hệ thống miễn dịch của cơ thể. Các phản ứng dị ứng đối với thức ăn có
thể gây ra tử vong hay một số bệnh lý trầm trọng [32], [42].
DN thức ăn chủ yếu là các glycoprotein trọng lượng phân tử 15 – 50 dalton,
có khi là các hapten từ thức ăn hay một chất phụ gia (additif). Một thức ăn có thể có
nhiều DN. Tính gây dị ứng của một protein phụ thuộc vào trọng lượng phân tử và
13
quyết định kháng nguyên (epitope) [32].
* DN có nguồn gốc động vật: Tôm, cua, cá, ốc, thịt, trứng, sữa Trong đó những
loại cần chú ý là trứng, sữa, bột cho trẻ em. Dị ứng với trứng hay gặp hằng ngày với
các biểu hiện: ban, mày đay, khó thở, rối loạn tiêu hóa. Các loại trứng gà, vịt,
ngan có những kháng nguyên chung và hoạt chất của trứng là lòng trắng,
ovomucoid trong lòng đỏ. Sữa bò là nguyên nhân dị ứng ở trẻ em, chiếm tỷ lệ trung
bình 0,3 - 0,5%, nhất là trẻ sơ sinh và lứa tuổi mẫu giáo. Đây là protein “lạ” vào cơ
thể sớm nhất. Sữa bò có nhiều thành phần khác nhau như β-lactoglobulin (A và B),
α- lactoalbumin, casein (α, β, γ), trong đó β-lactoglobulin có tính kháng nguyên
mạnh. Sữa bò có thể là nguyên nhân của nhiều hội chứng dị ứng: choáng phản vệ,
cơn khó thở, phù nề niêm mạc mũi, mày đay, hen phế quản, rối loạn tiêu hóa
* DN có nguồn gốc từ thực vật: bao gồm nhiều loại có khả năng gây dị ứng: khoảng
265 loại nấm, họ lúa (bột mì, bột gạo, lúa mì, ngô, khoai ) và dầu các cây công
nghiệp (cam, quýt, chanh, dứa, dừa, lạc ), nhiều loại rau (mồng tơi, dọc mùng ),
khoai tây, cà chua, cà phê, sắn
Thực phẩm có nguồn gốc động vật có nhiều loại là những DN mạnh như thịt
gà, vịt, bò, lợn, thỏ, ếch nhất là thịt gà, tôm, cua, cá, ốc, nhộng [1], [11].

Quá trình tiêu hóa phức tạp ảnh hưởng đến thời gian, vị trí và các triệu chứng
dị ứng. Hầu như tất cả các triệu chứng dị ứng thức ăn xảy ra trong vài phút đến vài
giờ sau khi ăn. Khởi đầu thường là cảm giác ngứa trong miệng và khó nuốt hoặc
khó thở. Sau đó, trong quá trình tiêu hóa, ở dạ dày và ruột xuất hiện các triệu chứng
buồn nôn, nôn, tiêu chảy và đau bụng. Chính các triệu chứng này dễ nhầm với sự
không dung nạp thức ăn của cơ thể. Khi DN vào mạch máu có thể gây đau đầu, mệt,
phản vệ làm giảm huyết áp đột ngột. Phản ứng phản vệ thường nặng, thậm chí bắt
đầu bằng các triệu chứng nhẹ như dị cảm ở miệng họng hoặc khó chịu ở bụng, có
thể gây tử vong nếu không đều trị kịp thời [42], [70].
+ DN là thuốc: Những biểu hiện dị ứng thuốc trên lâm sàng rất đa dạng, hay gặp là
các triệu chứng mệt mỏi, khó thở, chóng mặt, sốt, đỏ da toàn thân, tụt huyết áp
Dị ứng do thuốc có các đặc điểm chính: Tính kháng nguyên không đồng đều
14
giữa các loại thuốc do cấu trúc hóa học và phân tử lượng của thuốc. Tính mẫn cảm
chéo giữa nhiều loại thuốc có cấu trúc hóa học gần giống nhau gây nên những tai
biến bất ngờ đối với thầy thuốc. Yếu tố di truyền, cơ địa, lứa tuổi và giới có vai trò
nhất định. Dị ứng thuốc dễ xẩy ra ở những người có bệnh dị ứng, cơ địa dị ứng, ở
lứa tuổi 20 - 50, ở nữ giới nhiều hơn, trẻ em và người già ít gặp hơn [1], [11], [31].
+ DN là hóa chất và kim loại nặng: Nhiều hóa chất đơn giản có khả năng gắn với
protein và trở thành những kết hợp mới có tính kháng nguyên mạnh và là nguyên
nhân của nhiều hội chứng và dị ứng. Hàng năm, công nghiệp có thêm hàng vạn hóa
chất mới, trong số đó có nhiều chất là dị nguyên. Đáng chú ý những hóa chất sau
đây: nickel, crom, bạch kim , nhóm dầu ester nguồn thực vật, nhóm các phân bón
hóa học, thuốc trừ sâu, các chất dầu sơn [1].
- DN là những tác nhân gây nhiễm trùng: Các DN thường là vi khuẩn, virus, nấm,
ký sinh trùng.
+ DN là vi khuẩn: Có những cấu trúc kháng nguyên. Phế cầu khuẩn có 2 loại kháng
nguyên gồm polysaccharide gây dị ứng tức thì và nucleoprotein gây dị ứng muộn.
Trong các bệnh dị ứng đường hô hấp, người ta phát hiện trong phế quản hay gặp
các vi khuẩn Neisseria, liên cầu khuẩn xanh, Klebsiella, phế cầu khuẩn, tụ cầu vàng,

tụ cầu khuẩn trắng [1], [11].
+ DN virus: Virus có nhiều cấu trúc kháng nguyên, mẫn cảm và tác động đến cơ thể
theo những quy luật nhất định, là nguyên nhân của nhiều phản ứng dị ứng trong một
số bệnh do virus (sởi, herpes, quai bị, dại ). Virus có ba loại kháng nguyên: kháng
nguyên hữu hình là dạng virus gần nguyên vẹn (có acid nucleic và protein của bao
rirus), kháng nguyên hòa tan là thành phần kháng nguyên bề mặt có tính đặc hiệu
theo nhóm, kháng nguyên ngưng kết hồng cầu (có bản chất lipoprotein) [1], [11].
+ DN là nấm: trong thiên nhiên có khoảng 8 vạn loại nấm nhưng chỉ có khoảng hơn
một nghìn loại gây dị ứng. Đáng chú ý dị nguyên là các nấm sau đây: Penicillium,
Aspergillus, Mucor, Trichophyton, Epidermophyton, Candida, Alternaria,
Hermodendrum, Rhisopus Điều kiện thuận lợi cho chúng phát triển là môi trường
sống ẩm và bẩn. Bào tử nấm lẫn trong bụi đường phố, bay trong không khí, mật độ
15
khác nhau theo từng loại nấm và theo mùa, tuy quanh năm lúc nào cũng có [1].
1.2.4.2. Dị nguyên nội sinh: Là những DN hình thành ngay trong cơ thể. Protein
của cơ thể trong những điều kiện nhất định sẽ trở thành protein “lạ” đối với cơ thể
và có đầy đủ đặc điểm của dị nguyên.
DN nội sinh chia làm 2 nhóm:
- DN nội sinh tiên phát: Là những tế bào và tổ chức bình thường ở những vị trí rất
kín đáo, không có sự tiếp xúc với máu và hệ thống lympho bào (nhân mắt, myelin,
tinh trùng ). Trong những điều kiện bệnh lý (ví dụ chấn thương ), các tế bào và tổ
chức này đi vào máu, gặp tế bào lympho lần đầu, trở thành tự DN.
- DN nội sinh thứ phát:
+ DN nội sinh không do tác nhân nhiễm trùng: Là những sản phẩm biến chất
của protein và tổ chức do tác động của nhiệt độ, toan, kiềm
+ DN nội sinh do tác nhân nhiễm trùng: Do sự kết hợp giữa tế bào và vi
khuẩn hoặc độc tố của vi khuẩn dẫn đến hình thành những DN có phản ứng chéo
đối với tổ chức của bản thân, hậu quả là phát sinh bệnh tự miễn. DN nội sinh
nhiễm trùng có thể gây nên tình trạng thấp tim, viêm não tủy sau tiêm chủng, xơ
cứng lan tỏa [1], [11].

16
Hình 1.2. Vai trò của dị nguyên trong cơ chế bệnh viêm da dị ứng [17]
1.2.5. Phân loại dị ứng
Phản ứng viêm khởi đầu nhằm bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhập của các
tác nhân bên ngoài cơ thể và có thể dẫn đến những hậu quả có hại. Tình trạng dị
ứng và quá mẫn góp phần ví dụ về các khía cạnh của phản ứng viêm, khởi động đáp
ứng miễn dịch đặc hiệu đối với kháng nguyên bên ngoài. Ở đa số các trường hợp, dị
nguyên thường không độc, không gây đáp ứng miễn dịch hay chỉ là gây đáp ứng
sinh học, không có biểu hiện lâm sàng. Trong khi đó ở một số người thì đáp ứng
miễn dịch thể hiện bằng hiện tượng quá mẫn, xuất hiện các triệu chứng ở da, niêm
mạc, hô hấp hay tiêu hóa đặc trưng của dị ứng [14].
Năm 1964 Gell và Coombs đã phân chia các loại hình quá mẫn thành 4 type.
Thành phần chung tham gia các loại hình quá mẫn này là các loại DN, các kháng
thể dị ứng, các tế bào, các thành phần của cơ thể.
1.2.5.1. Những týp phản ứng quá mẫn
- Quá mẫn týp I (týp dị ứng nhanh)
Dị nguyên: bụi nhà, bụi thư viện, bụi bông, phấn hoa, lông vũ, thuốc, thức
ăn, hóa chất
Kháng thể tham gia phản ứng là IgE. Sự kết hợp dị nguyên với kháng thể IgE
trên màng tế bào mast dẫn đến sự thoát bọng của các tế bào này, giải phóng hàng
loạt các chất trung gian hóa học như histamin, serotonin, bradykinin, một số chất
phản ứng chậm khác của phản vệ (Slow Reacting Substance of anaphylaxis,
leucotriens, prostaglandin ) Các chất trung gian hóa học này tác động đến các cơ
quan đích gây nên bệnh cảnh lâm sàng của dị ứng thuốc, sốc phản vệ, mày đay, phù
Quincke, hen phế quản, viêm mũi dị ứng [14], [17], [30].
- Quá mẫn týp II (hoạt hóa bổ thể)
Dị nguyên: các loại thuốc, hóa chất
Kháng thể IgG lưu hành trong huyết thanh. Sự kết hợp DN với kháng thể
IgG trên bề mặt các tế bào máu, gây nên bệnh cảnh lâm sàng xuất huyết giảm tiểu
cầu, thiếu máu huyết tán miễn dịch, chứng giảm bạch cầu hạt [14], [17], [30].

17
- Quá mẫn týp III (phức hợp miễn dịch)
Dị nguyên: thuốc, hóa chất hoặc các thành phần của chính cơ thể.
Kháng thể: IgG hoặc IgM. Sự kết hợp dị nguyên với kháng thể IgG hoặc
IgM tạo thành phức hợp miễn dịch lưu hành trong máu, đến lắng đọng và gây tổn
thương tại các tổ chức liên kết, mao mạch, cơ trơn. Các bệnh hay gặp trong type III
là lupus ban đỏ hệ thống, xơ cứng bì, viêm mao mạch dị ứng, viêm khớp dạng
thấp…[14], [17], [30].
- Quá mẫn týp IV (quá mẫn qua trung gian tế bào)
Dị nguyên: là các loại vi khuẩn, virus, thuốc, hóa chất.
Kháng thể là các tế bào lympho mẫn cảm làm nhiệm vụ của kháng thể. Sự
kết hợp dị nguyên với tế bào lympho mẫn cảm có sự tham gia của đại thực bào giải
phóng hàng loạt các chất trung gian hóa học, có tên gọi chung là lymphokin. Các
lymphokin gây nên những rối loạn chức năng, tổn thương tổ chức trong dị ứng
muộn. Biểu hiện lâm sàng là các bệnh viêm da tiếp xúc, viêm da chàm hóa, u hạt,
sẩn ngứa….[14], [17], [30].
1.2.5.2. Các giai đoạn của phản ứng quá mẫn (3 giai đoạn)
- Giai đoạn 1 (giai đoạn mẫn cảm): khi dị nguyên xâm nhập vào cơ thể, dị nguyên
được các tế bào nhận diện kháng nguyên tiếp nhận. Các tế bào này trình diện kháng
nguyên đã xử lý đến tế bào Th2, tế bào Th2 dưới tác động của IL4, IL13 hoạt hóa
tăng sinh tế bào lympho B biệt hóa thành tương bào. Tương bào tổng hợp kháng thể
IgE. Dưới tác động của IL4, các IgE đến gắn trên màng tế bào mast nhờ các thụ thể
đặc hiệu [1].
- Giai đoạn 2 (giai đoạn miễn dịch thứ phát): đó là khi dị nguyên lần thứ 2 xâm
nhập vào cơ thể, dị nguyên sẽ kết hợp với kháng thể IgE đã gắn sẵn trên màng tế
bào mast. Sự kết hợp này cộng với các tác động hóa học khác làm tế bào mast thoát
bọng giải phóng những chất trung gian hóa học [1].
- Giai đoạn 3 (giai đoạn tác động sinh học): các chất trung gian hóa học tác động
đến các cơ quan đích như da, phế quản, niêm mạc mũi, tim mạch, mạch máu gây
18

nên sốc phản vệ, dị ứng thuốc, hen phế quản, viêm mũi dị ứng, mày đay [1].
1.3. SỰ BIẾN ĐỔI SỐ LƯỢNG BẠCH CẦU ÁI TOAN TRONG MÁU Ở
BỆNH NHÂN VIÊM DA DỊ ỨNG
1.3.1. Vài nét về bạch cầu ái toan (BCAT)
Bạch cầu ái toan (eosinophil) được sản sinh ở tủy xương, số lượng không
quá 0,3% tế bào có nhân ở tủy xương [23].
BCAT có đường kính trên 12µm. Nhân thường có 2 thùy. Trong bào tương
bạch cầu, các bào quan như lưới nội bào, ti thể, bộ Golgi kém phát triển. Những
hạt đặc hiệu rất ưa thuốc nhuộm eosin (màu đỏ hoặc da cam) có đường kính
khoảng 0,5 đến 1,5 µm. Thực chất hạt đặc hiệu là lysosom, chứa phosphatase toan,
cathepsin và ribonuclease nhưng không có lysosym. Đặc điểm siêu vi thể của hạt
đặc hiệu trong BCAT là có cấu trúc dạng tinh thể nằm trong trục dài của hạt [8].
Bạch cầu ái toan chuyển động theo kiểu amip, chúng có khả năng thực bào
nhưng quá trình thực bào diễn ra rất chậm và có chọn lọc hơn so với bạch cầu
trung tính. Diễn biến của hiện tượng thực bào trong BCAT cũng tương tự như
bạch cầu trung tính, ở đây với vai trò của các hạt đặc hiệu ưa eosin. BCAT còn
chứa profibrinolysin, chất này có vai trò quan trọng trong việc giữ cân bằng trạng
thái dịch của máu, đặc biệt đối với quá trình bệnh lý [8].
Bạch cầu ái toan sau khi rời khỏi tủy xương, nhập vào dòng máu và lưu
hành trong hệ tuần hoàn từ 6 – 10 giờ trước khi đến di trú ở mô liên kết. Chúng
tồn tại trong mô liên kết 8 – 12 ngày trước khi kết thúc sự sống [8].
Khả năng thực bào và hóa ứng động của chúng yếu nên bạch cầu này không
đóng vai trò quan trọng trong các bệnh nhiễm khuẩn thông thường [9].
Nhưng ở những người bị nhiễm ký sinh trùng, số lượng BCAT tăng rất cao
và chúng đi tới những mô bị nhiễm ký sinh trùng (ví dụ sán máng, nhiễm amip
gan, ấu trùng giun đũa lên phổi ). Mặc dù ký sinh trùng có kích thước rất lớn so
19
với bạch cầu ái toan hoặc bất cứ một đại thực bào nào khác, nhưng bạch cầu ái
toan tấn công được ký sinh trùng và giải phóng ra nhiều chất để giết ký sinh trùng
[7], [8]. Có trường hợp tỷ lệ BCAT đạt tới 30% hay 50% trong máu và vẫn còn đạt

7 – 10% khi sự đề kháng của cơ thể cân bằng với hoạt động của ký sinh trùng [7].
1.3.2. Vai trò của bạch cầu ái toan trong máu ở bệnh nhân viêm da dị ứng
Trong VDDƯ, BCAT thường tập trung nhiều trong các mô đang có phản
ứng dị ứng. Các BCAT này được huy động từ tủy xương. Vì thời gian sống của
BCAT chỉ có 4 ngày nên thời gian sống dư của chúng tại các mô, ổ viêm là cần
thiết để thực hiện được các chức năng một cách đầy đủ. Trong quá trình này có 3
cytokine đóng vai trò chủ chốt là IL5, IL3 và GM-CSF. Các cytokine đó tác động
lên BCAT làm kéo dài thời gian sống của các BCAT, đồng thời tăng cường chức
năng của chúng như di chuyển và thoát hạt. IL5 có khả năng tác động mạnh nhất
lên thời gian sống của BCAT. Tế bào lympho T là tế bào sản xuất ra IL5 đó cũng
được tìm thấy tại ổ viêm cùng với BCAT ở bệnh nhân VDDƯ. Vì vậy người ta
cho rằng tế bào lympho Th2 được hoạt hóa sản xuất ra các cytokine, gồm cả IL5,
IL3 và GM-CSF. Dưới tác dụng của các cytokine này các BCAT được hoạt hóa
không những được kéo dài thời gian sống mà còn giải phóng ra các protein mang
điện âm, các gốc oxy hóa và các chất trung gian dạng lipid. Đó chính là một trong
những nguyên nhân phá hủy tổ chức trong VDDƯ [13].
Số lượng BCAT rất cao thường gặp trong VDDƯ nặng kèm theo tiền sử cá
nhân hoặc gia đình có cơ địa dị ứng, trong khi số lượng BCAT bình thường hoặc
tăng trung bình ở bệnh nhân VDDƯ không có tiền sử cá nhân hoặc gia đình có cơ
địa dị ứng. Không có sự tích lũy BCAT ở mô. Tuy nhiên, sự thoát hạt của BCAT
ở lớp bì và sự giải phóng MBP (Major Basic Protein) đóng vai trò trong sinh lý
bệnh. MBP làm giải phóng histamin từ tế bào mast, kích thích ngứa, kích ứng và
lichen hóa [22], [69].
20
1.4. CÁC TEST CHẨN ĐOÁN
Các test chẩn đoán DN có vai trò quan trọng trong việc phân lập các DN đặc
hiệu, DN gây bệnh đối với các bệnh dị ứng. Có rất nhiều loại test khác nhau để
phân lập các DN, việc lựa chọn các xét nghiệm cần dựa vào cơ chế dị ứng và các
DN nghi ngờ từ tiền sử dị ứng và thăm khám thực thể.
1.4.1. Các test in vitro

1.4.1.1. Phản ứng ngưng kết hồng cầu thụ động (Boyden)
- Nguyên lý: DN gây dị ứng được gắn trên bề mặt hồng cầu cừu hay hồng cầu người
nhóm máu O có Rh (-) cho tiếp xúc với huyết thanh người bệnh dị ứng. Nếu có
kháng thể IgE đặc hiệu, phản ứng kết hợp dị nguyên - kháng thể xảy ra làm ngưng
kết hồng cầu. Dựa vào hiện tượng ngưng kết này để đánh giá kết quả phản ứng
dương tính với DN đã gắn vào hồng cầu [18], [40].
1.4.1.2. Phản ứng ngưng kết bạch cầu
- Nguyên lý: Bạch cầu của người sẽ bị ngưng kết dưới tác dụng phản ứng dị nguyên
và kháng thể. Năm 1964, Melliger đã đề nghị dùng phương pháp này để xác định
kháng thể dị ứng [18], [40].
1.4.1.3. Phản ứng khuếch tán trên thạch (phản ứng Ouchterlony)
- Nguyên lý: DN và kháng thể dị ứng có thể khuếch tán trên thạch để kết hợp với
nhau tạo thành vòng tròn kết tủa. Phản ứng này được Ouchterlony thực hiện lần đầu
tiên vào năm 1948 [18], [40].
1.4.1.4. Phản ứng phá hủy tế bào mast
- Nguyên lý: Dựa vào sự thay đổi hình thái học của tế bào mast trong điều kiện có
sự kết hợp giữa huyết thanh người bệnh và DN đặc hiệu.
- Đánh giá kết quả:
+ Phản ứng được gọi là âm tính: khi số lượng tế bào mast ở trên tiêu bản không thay
đổi hay thay đổi ≤ 10% so với tiêu bản chứng.
+ Phản ứng được gọi là dương tính: khi số lượng tế bào mast ở lam thí nghiệm bị
phá hủy nhiều hơn ở tiêu bản chứng > 10% [18], [40].
21
1.4.1.5. Thử nghiệm hấp thụ dị nguyên phóng xạ (RAST: Radiallergosorbent Test)
- Nguyên lý: Phát hiện kháng thể IgE đặc hiệu dựa trên gắn các hạt polyme với DN,
sau đó phát hiện kháng thể trong huyết thanh bằng kháng thể IgE đánh dấu bởi
phóng xạ. Kháng thể kết hợp với DN được phát hiện bởi kháng thể gắn phóng xạ
trực tiếp chống IgE [18].
1.4.1.6. Thử nghiệm hấp thụ miễn dịch phóng xạ (RIST: Radio Immuno Sorbent Test)
- Nguyên lý: Huyết thanh nghiên cứu cho ủ với IgE đã được đánh dấu bằng chất

đồng vị phóng xạ I125 và kháng huyết thanh chống IgE được gắn trên giấy xenlulo
hoặc cephadex. IgE nghiên cứu và IgE đánh dấu cạnh tranh nhau vì liên kết với
kháng huyết thanh. Nồng độ IgE nghiên cứu càng nhiều thì sự liên kết với IgE đánh
dấu càng ít. Số lượng IgE trong huyết thanh nghiên cứu được xác định nhờ đường
cong chuẩn xây dựng theo kết quả liên kết của nồng độ đã biết của IgE [18].
1.4.1.7. Định lượng IgE toàn phần bằng phương pháp hấp phụ miễn dịch gắn
enzym (ELISA: Enzym Linking Immunoabsorbent Assay)
- Nguyên lý: Dựa trên nguyên lý kỹ thuật “không cạnh tranh” hay “bánh Sandwich”
gồm 2 bước:
+ Bước 1: cho huyết thanh người bệnh dị ứng vào ống nghiệm đã gắn sẵn kháng thể
kháng IgE đặc hiệu. Kháng thể này sẽ kết hợp đặc hiệu với IgE trong huyết thanh
người bệnh. Rửa để loại bỏ các protein trong huyết thanh.
+ Bước 2: cho kháng thể đánh dấu enzyme vào ống nghiệm, nó sẽ kết hợp với IgE
tạo thành phức hợp kháng thể kháng IgE - IgE - kháng kháng thể đánh dấu enzyme.
Rửa để loại bỏ kháng thể thừa. Cho cơ chất của enzyme vào, enzyme sẽ biến cơ
chất thành sản phẩm có màu và định lượng được bằng quang phổ kế [36], [40].
1.4.2. Các test in vivo
1.4.2.1. Test lẩy da (Prick test)
- Nguyên lý: Khi DN đặc hiệu được lẩy vào da, DN sẽ kết hợp với kháng thể IgE
đặc hiệu trên bề mặt tế bào mast ở tổ chức dưới da. Sự kết hợp này làm tế bào mast
bị phân hủy, giải phóng ra một số hóa chất trung gian như histamine, serotonin…
gây phù nề, xung huyết, ban đỏ, sẩn ngứa nơi thử test. Dựa vào mức độ sẩn và ban
đỏ để đánh giá kết quả phản ứng [18].
22
- Chống chỉ định: bệnh nhân đang trong cơn dị ứng cấp tính, lao, thấp khớp đang
tiến triển, người bệnh tâm thần đang ở thời kỳ kịch phát, người bệnh tim, gan, thận
ở giai đoạn không còn bù trừ, người bệnh có thai [18], [34].
- Những yếu tố ảnh hưởng đến độ chính xác của kết quả:
+ Chất lượng DN (thời hạn, kỹ thuật bào chế, bảo quản)
+ Kỹ thuật tiến hành test da

+ Tuổi người được làm test (người cao tuổi đáp ứng bì giảm)
+ Một số thuốc làm ảnh hưởng đến kết quả của test: kháng histamin, corticoid
- Chú ý khi sử dụng test da:
+ Đối với những bệnh nhân có tiền sử dị ứng nên chỉ thử với 5 – 10 DN trong một
lần thử, chỉ làm trên bề mặt một cánh tay, các DN thử nên sử dụng với nhiều loại
khác nhau, không nên sử dụng cùng một loại DN. Ví dụ không nên thử cùng một
lúc với tất cả cả các loại phấn hoa.
+ Hướng dẫn để bệnh nhân hay người nhà có thể nhận biết các triệu chứng của phản
ứng phụ khi thử test, khuyến cáo bệnh nhân nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất nếu
như phát hiện các triệu chứng của phản ứng phụ sau khi về nhà.
+ Chú ý khi làm test da: bệnh nhân không sử dụng Corticoid bằng đường uống,
đường tiêm hoặc bôi ngoài da trong khoảng thời gian 7 ngày và uống thuốc kháng
Histamin trong khoảng thời gian 3 ngày [18], [34].
- Đọc kết quả test da: kết quả test da được đọc sau 15 – 20 phút [18].
+ Âm tính: không có sẩn hoặc đường kính sẩn nhỏ hơn hoặc bằng sẩn chứng âm.
+ Nghi ngờ: đường kính sẩn < 3mm.
+ Dương tính mức độ 1+: đường kính sẩn 3 – 5 mm, ngứa, có ban đỏ.
+ Dương tính mức độ 2+: đường kính sẩn 6 – 8 mm, ngứa, có ban đỏ.
+ Dương tính mức độ 3+: đường kính sẩn 9 – 12 mm, ngứa, có thể có chân giả.
+ Dương tính mức độ 4+: đường kính sẩn > 12mm, rất ngứa, có chân giả.
Test da là kỹ thuật thực hiện dễ dàng, hầu như không gây tổn thương cho
bệnh nhân kể cả đối tượng làm xét nghiệm là trẻ sơ sinh và trẻ em, kết quả có được
nhanh chóng để hỗ trợ dễ dàng trong chẩn đoán các bệnh dị ứng [45].
23
1.4.2.2. Test áp da (Patch test)
- Nguyên lý: Dựa vào cơ chế của phản ứng type IV (theo phân loại của Gell và
Coombs). Khi đưa một lượng nhỏ DN vào tổ chức da người bệnh dị ứng, nếu là dị
nguyên đặc hiệu sẽ gắn với tế bào lympho mẫn cảm có sự tham gia của đại thực
bào, làm giải phóng các hóa chất trung gian có tên gọi chung là lymphokin, gây ra
các rối loạn chức năng, làm tổn thương tổ chức (viêm ). Dựa vào tính chất của tổn

thương da để đánh giá kết quả phản ứng. Đọc kết quả sau 24 – 48 giờ [18].
1.4.2.3. Test cửa sổ da (Skin window test)
- Nguyên lý: sự xuất hiện phức hợp dị nguyên – kháng thể trong tổ chức da người bị
bệnh dị ứng týp I (theo phân loại của Gell và coombs) có tác dụng kích thích sự tập
trung BCAT tại chỗ. Dựa vào số lượng BCAT có mặt tại nơi thử test để đánh giá
tình trạng quá mẫn của người bệnh đối với DN.
- Nhận định kết quả: đọc kết quả test sau 24 giờ, theo tiêu chuẩn sau:
+ Test dương tính khi tỷ lệ BCAT ở tiêu bản thử nghiệm nhiều hơn tiêu bản chứng
3% trở lên [18].
1.5. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
Ở Việt Nam, chúng tôi nhận thấy chưa có một số liệu nghiên cứu tổng quát
về test da ở bệnh nhân VDDƯ mà thường được nghiên cứu ở bệnh nhân hen phế
quản và viêm mũi dị ứng. Theo Đồng Khắc Hưng, khi nghiên cứu 117 bệnh nhân
hen phế quản ở Huyện Quốc Oai tỉnh Hà Tây, tỷ lệ test da dương tính chiếm 82,6%
[20]. Theo Đào Thị Hồng Diên, khi nghiên cứu 150 bệnh nhân hen phế quản nhận
thấy tỷ lệ test da dương tính chiếm 60,7% [15]. Theo Hoàng Thị Thu Thủy, khi
nghiên cứu trên 65 bệnh nhân hen phế quản tại Khoa Nhi Hô hấp Bệnh viện Trung
ương Huế, tỷ lệ test da dương tính chiếm 56,9% [40]. Theo Vũ Minh Thục, khi
nghiên cứu trên 46 bệnh nhân hen phế quản và viêm mũi dị ứng, tỷ lệ dương tính
của test da chiếm 60,85% [37]. Cũng theo Vũ Minh Thục, khi nghiên cứu trên 428
bệnh nhân viêm mũi dị ứng là công nhân xưởng chế biến sợi bông, tỷ lệ dương tính
của test da chiếm 69,2% [39]. Theo nghiên cứu của Phạm Văn Mạnh, khi nghiên
cứu ở 120 bệnh nhân viêm mũi dị ứng tại Khoa Dị ứng Miễn dịch Bệnh viện trường
Đại học Y Hải phòng, tỷ lệ test da dương tính chiếm tỷ lệ 71,67% [29].
24
Ở ngoài nước, trong nghiên cứu của Kwon J. và cộng sự (2013) làm test da
tại Bệnh viện Trường Đại học Hanyang, Hàn Quốc để tìm DN thức ăn trên tổng số
người bị VDDƯ tham gia nghiên cứu là 2417 người, kết quả có 1225 người dị ứng
với thức ăn các loại chiếm tỉ lệ 50,7%, trong đó trứng (21,6%), sữa (20,9%), đậu
nành (11,7%), thịt gà (11,7%), thịt heo (8,9%), thịt bò (9,2%) [59].

Hon K.L. và cộng sự (2012), làm test da ở bệnh nhân VDDƯ tại Bệnh viện
Prince of Wales, Hồng Kông, Trung Quốc, nghiên cứu trên 816 bệnh nhân kết quả
có 90% bệnh nhân nhạy cảm ít nhất với 1 loại DN khảo sát, 69% dương tính với ít
nhất một loại DN là thực phẩm, trong đó 97% bệnh nhân có cha mẹ hay anh chị em
ruột có tiền sử dị ứng. Tỷ lệ test da dương tính với ít nhất một loại DN chiếm tỷ lệ
94%. Ở trẻ em dưới 10 tuổi, trong đó mạt nhà (79,5%), bụi nhà (70,6%), nấm mốc
(8,1%), gián (24,3%), lông mèo (25,5%), lông chó (12,8%), lòng trắng trứng
(39,8%), lòng đỏ trứng (38,7%), sữa bò (13%), đậu nành (12%), lúa mì (11,3%),
đậu phộng (32,7%), cá các loại (16,2%), giáp xác (44,4%), thịt bò (8,6%). Ở những
bệnh nhân trên 10 tuổi, trong đó mạt nhà (92%), bụi nhà (85%), nấm mốc (28,1%),
gián (45,1%), lông mèo (44%), lông chó (20,6%), lòng trắng trứng (23,5%), lòng đỏ
trứng (26,5%), sữa bò (10,4%), đậu nành (15,9%), lúa mì (9,7%), đậu phộng
(24,2%), cá các loại (14,2%), giáp xác (47,6%), thịt bò (8,5%) [54].
Farajzadeh S. (2010), khi nghiên cứu trên 51 bệnh nhân VDDƯ tại Khoa Da
liễu Trường Đại học Kerman, Iran, tỷ lệ test da dương tính chiếm 66,7%. Trong đó
có 21,6% dị ứng với một loại DN, có 17,6% dị ứng với hai loại DN, có 17,6% dị
ứng với ba loại DN và 7,9% bệnh nhân dị ứng trên bốn loại DN [50].
Saleh B. T. (2009), khi nghiên cứu trên 111 bệnh nhân VDDƯ tại phòng
khám dị ứng Trường Đại học Tikrit, Iraq nhận thấy tỷ lệ test da dương tính chiếm
90%, trong đó 6% bệnh nhân dị ứng với một loại DN, 41% bệnh nhân dị ứng với
hai loại DN, 36% bệnh nhân dị ứng với ba loại DN và 7% bệnh nhân dị ứng trên
bốn loại DN [67].
Liccardi G. và cs (2014), khi nghiên cứu trên 1477 bệnh nhân bị dị ứng ở
Naples, Ý nhận thấy tỷ lệ test da dương tính chiếm 66,68% với ít nhất một loại DN
và được chẩn đoán là dị ứng với DN hô hấp [62].
25

×