Tải bản đầy đủ (.doc) (80 trang)

nghiên cứu sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại xã hương bình, thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.67 MB, 80 trang )

1
MỞ ĐẦU
Phát triển kinh tế xã hội các vùng dân tộc thiểu số, vùng miền núi, gò đồi là một
trong những chủ trương lớn của Đảng ta. Trong những năm gần đây, tình hình phát
triển kinh tế ở vùng gò đồi thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế đã có nhiều chuyển
biến tích cực, vùng đã mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thay
đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Kết quả đó đã làm cho kinh tế ở vùng gò đồi thị xã
Hương Trà nói chung, xã Hương Bình nói riêng đã "thay da đổi thịt" và đời sống nông
hộ đã tăng lên rõ rệt.
Hiện nay vùng gò đồi tại xã Hương Bình có nhiều tiềm năng cho phát triển sản
xuất nông lâm nghiệp, giao thông thuận lợi, địa hình ít bị chia cắt, hiện đang là vùng
trọng điểm sản xuất cây cao su, có nhiều loài hình sản xuất mang lại hiệu quả cao. Tuy
nhiên, việc sử dụng đất ở đây vẫn còn nhiều bất cập, bên cạnh những loại hình sử dụng
đất có hiệu quả kinh tế cao, vẫn còn nhiều diện tích sử dụng chưa được hợp lý, mang
lại hiệu quả sử dụng thấp. Hơn nữa, do sự ảnh hưởng của các nhân tố về vốn đầu tư,
điều kiện khí hậu, địa hình và phong tục tập quán trong sản xuất đã ảnh hưởng rõ nét
đến khả năng phát triển kinh tế của vùng.
Mặt khác, mặc dù kinh tế của hộ gia đình nông dân trong vùng đã có nhiều khởi
sắc, nhưng tình trạng sản xuất lạc hậu, độc canh và tình trạng nghèo đói vẫn chưa thể
xóa bỏ, làm cho đất vùng gò đồi ở đây bị thoái hóa mạnh, giảm khả năng sản xuất và
giảm hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích. Bởi vậy, nếu không sử dụng đất hợp
lý, thì trong tương lai không xa sẽ biến thành đất trơ sỏi đá và sa mạc hóa. Đến nay,
vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào về sử dụng đất vùng gò đồi bền vững tại
xã Hương Bình, chưa có cơ sở dữ liệu về đất trong mối quan hệ với môi trường (khí
hậu, địa hình,v.v…).
Xuất phát từ các vấn đề thực tiễn như trên, được sự nhất trí của Trường Đại
học Nông Lâm Huế, cùng với sự hướng dẫn của thầy giáo Tiến sĩ Nguyễn Văn
Lợi, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu sử dụng đất nông nghiệp bền
vững tại xã Hương Bình, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế”.
MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Đánh giá hiện trạng sử dụng đất và mức độ thích hợp của đất đai với một số


loại hình sử dụng đất xã Hương Bình nhằm định hướng sử dụng đất nông nghiệp một
cách bền vững và hợp lý, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất vùng gò đồi và cải
thiện đời sống của người dân địa phương.

Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2
Ý nghĩa khoa học
Đề tài nghiên cứu sẽ góp phần phát triển nông nghiệp vùng gò đồi theo hướng
bền vững và các cơ sở khoa học nhằm định hướng việc sử dụng đất hợp lý vùng gò
đồi.
Ý nghĩa thực tiễn
Giúp cho các nhà quản lý và người dân của vùng nghiên cứu chuyển đổi mục
đích sử dụng đất theo hướng nông nghiệp bền vững, góp phần nâng cao hiệu quả sử
dụng đất vùng gò đồi và bảo vệ môi trường sinh thái.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Các loại đất và loại hình sử dụng đất lựa chọn là cao su, keo lai, keo tai tượng.
Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi thời gian
Thời gian nghiên cứu: từ tháng 06/2012 đến tháng 05/2013.
+ Phạm vi không gian
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu tại xã Hương Bình, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa
Thiên Huế.
3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. CÁC KHÁI NIỆM, THUẬT NGỮ LIÊN QUAN
1.1.1 Khái niệm về vùng gò đồi
Gò đồi và núi là hai khái niệm tồn tại không chỉ ở nước ta mà còn ở khắp nơi
được sử dụng ở khắp các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, cho đến nay khái niệm về

gò đồi vẫn chưa có sự thống nhất giữa các nhà nghiên cứu, mặc dù những thuật ngữ
như đồi, vùng đồi và trung du được sử dụng khá phổ biến trong lĩnh vực địa lý nói
chung và thổ nhưỡng nói riêng.
Theo V.M.Fridland (1961) “mặc dù trên thực tế ranh giới giữa vùng núi và gò
đồi chuyển tiếp rất từ từ nhưng không thể nhập chung làm một được” [5].
Vũ Tự Lập (1999) cho rằng vùng đồi là vùng có độ cao tuyệt đối so với mực
nước biển <500m. Trong ấn phẩm “Thuyết minh bản đồ địa mạo Việt Nam tỷ lệ
1/500.000, 1984” ông đưa ra một định nghĩa được coi là hoàn chỉnh, theo các tác giả
đó vùng gò đồi là vùng có độ cao từ 10 – 300m phát triển thành dải ở rìa vùng núi,
chúng phát triển trên các cấu trúc rất khác nhau và bị phân cắt từ mức yếu đến trung
bình [14].
Trong ấn phẩm “Những loại đất chính miền Bắc Việt Nam” của Vũ Ngọc
Tuyên, Trần Khải và Phạm Gia Tu (1963) [26] cho rằng: ranh giới giữa núi và đồi khó
phân biệt chính xác vì núi chuyển từ từ sang đồi với những loại đất phân bố ở độ cao
từ 25m đến 200m. Tuy nhiên về vấn đề này cũng có nhiều cách phân chia khác nhau:
theo nhà địa mạo Nga I.Spiridonovp (theo Trần Đình Lý 2006 [18])cho rằng dạng địa
hình đồi có độ cao tương đối (chia cắt sâu) khoảng 10 – 1500m và độ dốc 3 – 8 độ với
sườn thoải vừa nhưng theo Vũ Tự Lập là 25 – 250m và độ dốc 8 – 15 độ.
Theo Nguyễn Đình Kỳ, Trần Đình Lý (2006) và các cộng sự có thể lấy giới hạn
độ cao tuyệt đối từ 15m, nơi địa hình bắt đầu bị chia cắt mạnh còn giới hạn trên có thể
đến 250m - 300m so với mặt nước biển [18]. Còn Lê Quý An lại cho rằng giới hạn
thấp nhất của đồi là 25m và giới hạn trên không được đề cập mà chỉ nói đến giới hạn
của độ dốc phải nhỏ hơn 25 độ.
Hoàng Đức Triêm (2001) [24] lấy ranh giới đến 500m để phân chia giới hạn
vùng đồi và núi. Trần An Phong (1995) [20], Nguyễn Huy Phồn (1996) [21] khi đánh
giá và đề xuất sử dụng tài nguyên đất đai theo quan điểm sinh thái và phát triển bền
vững vùng trung tâm Bắc bộ Việt Nam đã chia địa hình thành các dạng như núi cao,
núi trung bình, cao nguyên và núi đá vôi, thung lũng, đồng bằng và gò đồi được xếp
vào loại núi thấp - đồi với độ cao tương đối <1000 m.
4

Theo Phạm Quang Khánh (1995) [13] trong công trình “Bản đồ dạng đất đai.
Nội dung và phương pháp xây dựng” đã phân chia đất gò đồi thành 1 kiểu chính (đồi)
và 3 kiểu phụ (đồi thấp, đồi trung bình và đồi cao) với độ cao tuyệt đối tương ứng
<300m; 100 – 200m và 200 – 300m và độ cao tương đối <20m.
Trong luận cứ khoa học phát triển kinh tế – xã hội vùng gò đồi Bắc Trung Bộ
thì gò đồi được hiểu là vùng lãnh thổ kẹp giữa núi và đồng bằng hoặc những vùng đất
cao xen với đồng bằng, có độ cao từ 20 – 300m so với mặt biển. Vì có vị trí trung gian
chuyển tiếp giữa núi và đồng bằng nên có nơi gọi là vùng trung du, vùng bán sơn địa.
Về hình thái bề ngoài đó là những vùng đất cao lúp xúp, có độ cao sàn sàn gần bằng
nhau, đỉnh thường bằng phẳng, sườn lồi hay thoai thoải, ở chân thường là các thung
lũng phân cách. Từ lâu ở các thung lũng này đã được khai phá biến thành ruộng lúa
hay đất trồng màu[31].
1.1.2 Quá trình hình thành đất gò đồi
Đất gò đồi được hình thành do tác động tổng hợp của các yếu tố tự nhiên (sinh
vật, khí hậu, địa hình, đá mẹ, thời gian) và yếu tố con người. Với những đặc tính cơ
bản của đất đai như độ cao, độ dốc, độ dày tầng đất mịn, thành phần cơ giới, độ phì
nhiêu, chế độ nước và nguồn nước, đặc điểm khí hậu của vùng gò đồi là những yếu tố
tác động tổng hợp đến các quá trình hình thành vỏ phong hoá và lớp phủ thổ nhưỡng.
Các quá trình thổ nhưỡng chủ đạo ở vùng gò đồi nước ta là:
- Quá trình tích luỹ tương đối sắt nhôm (feralit hoá)
Đây là quá trình hình thành đất điển hình của vùng gò đồi nước ta trong điều
kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, với độ cao lên tới 300 mét. Quá trình tích luỹ tương
đối sắt, nhôm trong đất gắn liền với sự rửa trôi các cation kiềm thổ (Ca2+, Mg2+) và
Silic làm cho đất có màu vàng đỏ vàng là chủ đạo, nhưng rất chua, chủ yếu thuộc
nhóm đất Acrisols, Ferrasols (theo phân loại của FAO-UNESCO-WRB). Các loại đất
này chiếm tỷ lệ lớn vùng gò đồi nước ta và hình thành trên các loại đá mẹ khác nhau
nên độ đậm nhạt của màu sắc, độ đất có màu vàng đỏ, tầng dày, đặc tính lý hoá học rất
khác nhau.
- Quá trình tích luỹ tuyệt đối sắt nhôm (kết von, đá ong hoá)
Quá trình này thường xảy ra ở vùng gò đồi thấp, nơi có mực nước ngầm thay

đổi theo mùa mưa/khô xen kẽ. Vào mùa mưa, nước ngầm chứa nhiều muối sắt dễ tan
phân bố trong các lỗ hổng, các mao quản. Đến mùa khô, đất bề mặt trống trải, bị lượng
bốc hơi mạnh kéo theo muối sắt dạng khử sẽ bị oxy hoá thành dạng oxyt sắt hoặc
hydroxyt sắt kết tủa lại thành hạt cứng - hạt kết von, hoặc thành lớp - dạng tổ ong gọi
là đá ong.
5
Quá trình tích luỹ tuyệt đối sắt nhôm là quá trình thoái hoá đất nghiêm trọng,
đất bị đá ong hoá, bị kết von gây khó khăn hoặc mất khả năng trồng trọt.
- Quá trình tích luỹ chất hữu cơ (mùn hoá)
Dưới tác dụng của các thảm thực vật của đất, sau chu kỳ sinh trưởng của các
loại cây trồng, sinh khối mà chúng trả lại cho đất sẽ được phân giải và tổng hợp thành
chất hữu cơ mới của đất, đó là chất mùn màu đen. Quá trình này xảy ra ở vùng gò đồi
có nhiều rừng và thảm cỏ, là nguyên nhân tạo độ phì tiềm tàng cho đất. Chính vì vậy,
ở những nơi còn giữ được nhiều rừng và thảm cỏ tự nhiên, độ phì của đất khá cao, cao
hơn do hàm lượng chất hữu cơ và mùn trong đất cao.
- Quá trình bạc màu hoá
Đất bị nghèo thành phần khoáng sét, chất hữu cơ cũng như các nguyên tố vô cơ
do xói mòn hoặc rửa trôi theo chiều sâu phẫu diện và bề mặt. Sự khoáng hoá chất hữu
cơ mạnh do đất bị khô hạn hoặc quá tơi xốp và do xói mòn, rửa trôi làm cho lớp đất
mặt trở nên bạc trắng, mất kết cấu, rất nghèo chất hữu cơ, và các chất dinh dưỡng khác
và sắt. Quá trình này không những chỉ xảy ra thường xảy ra ở vùng đồi thấp núi đã
được bị khai phá sử dụng lâu đời mà đất nhưng không được bảo vệ, bồi dưỡng, thảm
thực vật và cây trồng phát triển kém, tạo sinh khối kém mà còn xảy ra ngay trên những
thềm đất cao, quá trình canh tác không hợp lý.
- Quá trình chua hoá
Các cation kiềm và kiềm thổ như Na+, K+, Ca2+, Mg2+ bị mất dần trong đất
do quá trình rửa trôi, xói mòn, cây hút chất dinh dưỡng nên đất chỉ còn lại các cation
gây chua (H+, Al3+) và các gốc axit. Quá trình này xảy ra mãnh liệt ở các đất gò đồi
bị khai phá làm nương rẫy, trồng trọt liên tục với phương thức độc canh.
- Quá trình rửa trôi, xói mòn

Trên các sườn đồi, dốc, nhất là các vùng rừng và thảm thực vật đã bị phá hoại
mạnh, đất trống đồi núi trọc vào mùa mưa, đất bị rửa trôi, xói mòn, tạo thành các rãnh
xói mòn và lớp đất mặt bị mỏng dần, nhiều nơi trơ lớp sỏi, đá gọi là đất xói mòn trơ
sỏi đá. Những đất này hầu như không còn khả năng sản xuất và trồng rừng.
- Quá trình bồi tụ hình thành đất bằng ở gò đồi
Quá trình rửa trôi, xói mòn đất gò đồi đã lắng đọng sản phẩm ở các thung lũng
hoặc, có thể là sản phẩm phù sa ven suối. Những cánh đồng phù sa diện tích lớn ở
miền núi thung lũng là nơi dân cư đông đúc, trọng điểm sản xuất nông nghiệp canh tác
lúa nước trên đất bằng và cây trồng cạn trên đất dốc.
6
Đối với những những vùng đất bằng ở trong vùng gò đồi có diện tích nhỏ hoặc
lớn đều rất quan trọng đối với sản xuất lương thực. Nếu thâm canh tăng năng suất tốt
sẽ giảm bớt canh tác nương rẫy phá rừng.
- Các quá trình khác
Các quá trình khác thường thấy ở vùng gò đồi như trượt đất đá. Trượt đất đá
thường xảy ra vào mùa mưa. Ở độ dốc cao do lớp vỏ phong hoá dày, về mùa mưa lớn
không những xói mòn bề mặt mạnh, rửa trôi sản phẩm phong hoá và đất từ nơi cao,
dốc xuống địa hình thấp gây ra hiện tượng trượt đất đá. Ở địa hình dốc khi nước trong
đất bão hoà thấm xuống sâu tiếp xúc với lớp đất đá có độ thấm và giữ nước kém hơn
dễ sinh ra các mặt trượt làm cho lớp đất đá bên trên trượt xuống thấp. Việc xẻ núi làm
đường giao thông ở vùng gò đồi đã tạo điều kiện thuận lợi cho đất trượt.
1.1.3 Hệ thống nông nghiệp
Theo Vissac, Hentgen (1979): Hệ thống nông nghiệp là biểu hiện trong không
gian của sự phối hợp các ngành sản xuất và kỹ thuật do một xã hội thực hiện để thoả
mãn các nhu cầu của mình. Nó biểu hiện một sự tác động qua lại giữa một hệ thống
sinh học - sinh thái mà môi trường tự nhiên là đại diện và một hệ thống xã hội - văn
hoá, qua các hoạt động xuất phát từ những thành quả kỹ thuật.
Theo Mozoyer (1986): Hệ thống nông nghiệp là một phương thức khai thác môi
trường được hình thành và phát triển trong lịch sử, một hệ thống sản xuất thích ứng
với các điều kiện sinh thái, khí hậu của một không gian nhất định, đáp ứng với các

điều kiện và nhu cầu của thời điểm ấy.
Touve (1988) cho rằng: Hệ thống nông nghiệp thích ứng với các phương thức
khai thác nông nghiệp của không gian nhất định do một xã hội tiến hành, là kết quả
của sự phối hợp của các nhân tố tự nhiên, xã hội - văn hoá, kinh tế và kỹ thuật.
Đào Thế Tuấn (1989) cho rằng hệ thống nông nghiệp thực chất là sự thống nhất
giữa hệ sinh thái nông nghiệp và hệ kinh tế xã hội. Hệ sinh thái nông nghiệp là một bộ
phận của hệ sinh thái tự nhiên, bao gồm các vật sống (cây trồng, vật nuôi) trao đổi
năng lượng, vật chất, thông tin với ngoại cảnh, tạo nên năng suất sơ cấp (trồng trọt) và
năng suất thứ cấp (chăn nuôi) của hệsinh thái. Hệ kinh tế - xã hội, chủ yếu là sự hoạt
động của con người trong sản xuất để tạo ra của cải vật chất cho xã hội.
- Đặc điểm của hệ thống nông nghiệp [25]
+ Có mục tiêu của hệ thống
7
+ Có các hệ thống phụ, gồm nhiều đơn vị cấu thành.
+ Có yếu tố đầu vào và yếu tố đầu ra của hệ thống.
+ Luôn bị các rủi ro .
+ Có mối tương tác giữa các thành phần.
+ Khi có thành phần thay đổi thì kéo theo các thành phần khác thay đổi.
+ Hiệu quả của cả hệ thống lớn hơn các hệ thống con trong đó.
+ Luôn luôn vận động và tồn tại ở các trạng thái rất khác nhau.
+ Bị chi phối bởi nhiều yếu tố môi trường và xã hội.
+ Bị chi phối và có xu thế thay đổi theo thời gian.
+ Có thứ bậc của hệ thống.
1.1.4 Hệ thống nông nghiệp bền vững
Có rất nhiều định nghĩa về nông nghiệp bền vững tùy theo tình hình cụ thể:
Theo FAO: nông nghiệp bền vững bao gồm quản lý có hiệu quả tài nguyên cho
nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu cuộc sống của con người, đồng thời giữ gìn và cải
thiện tài nguyên thiên nhiên môi trường và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
Theo nông nghiệp Canada (Baier,1990): hệ thống nông nghiệp bền vững là hệ
thống có hiệu quả kinh tế, đáp ứng nhu cầu xã hội về an ninh lương thực, đồng thời

giữ gìn và cải thiện tài nguyên thiên nhiên và chất lượng của môi trường sống cho đời
sau.
Định nghĩa của Piere Croson 1993: Một hệ thống nông nghiệp bền vững phải
đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao về ăn và mặc thích hợp có hiệu quả kinh tế, môi
trường và xã hội gắn với việc tăng phúc lợi trên đầu người.
Các định nghĩa có nhiều cách biểu thị khác nhau, song về nội dung thường bao
gồm 3 thành phần cơ bản sau: [1]
- Bền vững về an ninh lương thực trong thời gian dài trên cơ sở hệ thống nông
nghiệp phù hợp điều kiện sinh thái và không tổn hại môi trường.
- Bền vững về tổ chức quản lý, hệ thống nông nghiệp phù hợp trong mối quan
hệ con người cả cho đời sau.
- Bền vững thể hiện ở tính cộng đồng trong hệ thống nông nghiệp hợp lý.
Trong tất cả các định nghĩa, điều quan trọng nhất là biết sử dụng hợp lý tài
nguyên đất đai, giữ vững và cải thiện chất lượng môi trường, có hiệu quả kinh tế, năng
8
suất cao và ổn định, tăng cường chất lượng cuộc sống, bình đẳng giữa các thế hệ và
giảm rủi ro.
Trong lịch sử canh tác nông nghiệp của nước ta thì hệ thống sử dụng đất trồng
lúa nước là hệ canh tác khá bền vững. Hệ thống canh tác sử dụng đất dốc còn tồn tại
nhiều vấn đề cần giải quyết.
1.1.4.1. Cơ sở (tiêu chí) đánh giá đối với sử dụng đất bền vững
Hiện thời để đánh giá hệ thống sử dụng đất bền vững chỉ mới có các tiêu chí
mang tính khuôn khổ chung cho một đơn vị địa lý – nhân văn rộng, cho nên đối với
mỗi nước, mỗi kiểu sử dụng cần có các tiêu chí riêng và chỉ tiêu cụ thể.
Bảng 1.1 : Các tiêu chí đánh giá sử dụng đất bền vững
Tiêu chí Nội dung chỉ tiêu
Hiệu quả kinh tế
I.1 Nâng cao năng suất I.1.1 Trên mức bình quân vùng
I.1.2 Năng suất tăng dần
I.2 Chất lượng tốt I.2.1 Đạt tiêu chuẩn sản phẩm tiêu thụ tại

địa phương và xuất khẩu.
I.3 Giá trị sản phẩm trên đơn vị diện tích
cao
I.3.1 Trên mức trung bình của các hệ
thống sử dụng đất của địa phương.
I.3.2 Giá trị: chi phí(B:C)> 1,5
I.4 Giảm rủi ro:
Về sản xuất
Về thị trường
I.4.1 Ít mất trắng do hạn. sâu bệnh
I.4.2 Có thị trường địa phương hoặc bán
ra ngoài, ổn định trên 7 năm
I.4.3 Dễ bảo quản, vận chuyển
Chấp nhận xã hội
II.1 Đáp ứng nhu cầu nông hộ:
Về lương thực, thực phẩm
II.1.1 Nông hộ đủ lương thực, tự túc hoặc
tạo ra nguồn tiền để mua.
II.1.2 Bảo đảm được thực phẩm cân đối
năng lượng (calori), hợp với khẩu vị của
người tiêu dùng.
9
Về tiền mặt
Nhu cầu khác: Gỗ, củi
II.1.3 Sản phẩm bán được để có tiền mặt
sớm, và đem lại thu nhập đều kỳ.
II.1.4 Đủ gỗ thông thường và củi đun.
II.2. Phù hợp năng lực nông hộ
Về đất đai
Về nhân lực

Về vốn
Về kỹ năng
II.2.1 Phù hợp đất đã được giao.
II.2.2 Phù hợp với lao động trong hộ hoặc
thuê được tại địa phương.
II.2.3 Không phải vay lãi cao.
II.2.4 Phát huy được tri thức bản địa, kỹ
năng nông dân. Nông hộ tự làm nếu được
tập huấn.
II.3 Tăng cường khả năng người dân:
Tham gia
Hưởng quyền quyết định công bằng xã
hội
II.3.1 Tham gia mọi khâu kế hoạch.
II.3.2 Nông dân tự quyết việc sử dụng đất,
không áp đặt và được hưởng lợi ích.
II.4.1 Không làm phụ nữ nặng nhọc.
II.4 Cải thiện cân bằng giới trong cộng
đồng
II.4.2 Không làm trẻ con mất cơ hội học
hành.
II.5. Phù hợp với Luật pháp hiện hành II.5.1 Phù hợp với Luật đất đai và Luật
khác.
II.6. Được cộng đồng chấp nhận II.6.1 Phù hợp với văn hóa dân tộc.
II.6.2 Phù hợp với tập quán địa phương
(hương ước).
Bền vững sinh thái
III.1 Giảm thiểu xói mòn thoái hóa đến
mức chấp nhận được
III.1.1 Xói mòn dưới mức cho phép.

III.1.2. Độ phì nhiêu duy trì hoặc tăng.
III.1.3 Trả lại tàn dư hữu cơ ở mức có thể.
10
III.2 Tăng độ che phủ III.2.1 Che phủ trên 35% quanh năm.
III.3 Bảo vệ nguồn nước III.3.1 Duy trì và tăng nguồn sinh thủy.
III.3.2 Không gây ô nhiễm nguồn nước.
III.4 Nâng cao đa dạng sinh học của hệ
sinh thái
III.4.1. Số loài cây không giảm hoặc tăng;
cây dài ngày cao nhất có thể được.
III.4.2 Khai thác tối đa các loài bản địa
III.4.3 Bảo toàn và làm phong phú quỹ
gen.
Nguồn: Bài giảng quản lý và sử dụng đất Nông nghiệp bền vững [1].
1.1.4.2. Nhóm tiêu chí bền vững về kinh tế
Hệ thống sử dụng đất phải có mức năng suất sinh học cao trên mức bình quân
của vùng có điều kiện đất đai. Năng suất sinh học bao gồm các sản phẩm chính và phụ
phẩm (đối với cây trồng là gỗ, hạt, củ, quả, sợi và tàn dư để lại; đối với vật nuôi là thịt
sữa, phân bón ). So sánh giữa các hệ là so sánh tương đối, do vậy cần lấy năng suất
bình quân của vùng. Chẳng hạn năng suất rừng trồng ở phía Bắc không thể đem so
sánh với năng suất ở Tây Nguyên. Một hệ có bền vững được phải có năng suất trên
mức bình quân vùng, nếu không sẽ không cạnh tranh được có chế thị trường.
Xu thế năng suất phải tăng dần, khi năng suất giảm, thì hệ không thể bền vững.
Chiều hướng năng suất có ý nghĩa hơn năng suất tức thời.
Về chất lượng, sản phẩm đạt tiêu chuẩn tiêu thụ tại địa phương, trong nước và
xuất khẩu, tùy mục tiêu thị trường. Sản phẩm nếu không xuất khẩu được thì bán trong
nước, nếu không bán xa được thì phải tiêu thụ được ngay tại địa phương. Việc giải
quyết ách tắc về thị trường phải bắt đầu ngay từ khâu sản xuất: chọn giống thích hợp,
giống tốt, hợp thị hiếu người mua. Cần phải tính toán để rải vụ nhằm bán được giá cao
nhất (giống chín sớm, chính vụ, chín muộn…).

Tổng giá trị sản phẩm trên đơn vị diện tích là thước đo quan trọng nhất của hiệu
quả kinh tế đối với một hệ thống sử dụng đất. Các loại sản phẩm khác nhau đóng góp
vào thu nhập đều được tính đến. Chẳng hạn trong chăn nuôi không thể chỉ tính thịt mà
phải tính cả phân bón, trồng cao su thì ngoài mủ khô phải kể đến gỗ khai thác cuối kỳ.
Tổng giá trị trong một thời đoạn hay cả chu kỳ phải trên mức bình quân của
vùng, nếu dưới mức đó thì có nguy cơ người chủ sử dụng sẽ không thể có lãi. Lãi suất
phải lớn hơn lãi suất tiền vay vốn ngân hàng.
11
Giảm rủi ro: hệ thống cố gắng giảm đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai, sâu
bệnh. Về tiêu thụ, trước hết sản phẩm phải bán được ở thị trường địa phương hay nội
địa nếu không bán được xa hay xuất khẩu. Sản phẩm ưu tiên phải là các sản phẩm dễ
bảo quản, để được lâu, ít hư hao, thối hỏng. Tránh cho người sản xuất không bị người
mua độc quyền ép giá.
1.1.4.3 Nhóm tiêu chí và chỉ tiêu tính chấp nhận xã hội
Đáp ứng nhu cầu của nông hộ là điều phải quan tâm trước, nếu muốn họ quan
tâm đến lợi ích lâu dài (bảo vệ đất, môi trường ). Sản phẩm thu được cần phải thỏa
mãn cái ăn, cái mặc và nhu cầu sống hàng ngày như: củi đun, sửa chữa nhà cửa.v.v.
Từ tự túc đủ mới vươn lên sản phẩm hàng hóa được. Cơ cấu nông lâm nghiệp về lâu
dài vẫn chiếm tỷ lệ cao trong kinh tế hộ, do vậy người dân phải lấy nguồn tiền trang
trải mọi thứ (chữa bệnh, mua sắm ) từ hệ thống sử dụng đất, hơn là các dịch vụ khác.
Điều quan trọng là thu nhập phải sớm và đều kỳ, với vốn liếng ít ỏi, nông dân không
thể chờ đợi thu nhập lớn ở cuối kỳ.
Hệ thống muốn bền vững phải không vượt quá năng lực mà nông hộ có thể có
để bảo đảm tính khả thi. Điều này cũng có nghĩa là nội lực và nguồn lực địa phương
phải được phát huy. Về đất đai, hệ thống sử dụng phải được tổ chức trên đất mà nông
dân có quyền sử dụng lâu dài, đất đã được giao và rừng đã được khoán với lợi ích các
bên rạch ròi.
Nguồn vốn vay được ổn định có lãi suất và thời hạn phù hợp từ tín dụng hoặc
ngân hàng. Nếu hệ số sử dụng vượt quá sức đầu tư sẽ không tránh khỏi sự vay mượn
tạm bợ, lãi suất cao trong khi sử dụng đất, không thể đưa lại lợi nhuận lớn đột xuất

như các ngành khác.
Trong sử dụng đất thường đầu tư công lao động nhiều, cơ cấu lao động (chính,
phụ, mướn người ngoài) phải hợp lý.
Tính bền vững được thể hiện trong sự tham gia triệt để vào quản lý đất từ bước
quy hoạch đến tiêu thụ sản phẩm. Chính người dân quyết định kế hoạch và phương án
và có quyền bình đẳng về hưởng lợi trong mọi hợp đồng liên quan.
Về xã hội, đối với vùng sâu, vùng xa cần đặc biệt quan tâm bình đẳng giới và
quyền trẻ em. Tính bền vững đòi hỏi việc sử dụng đất góp phần giải phóng phụ nữ, cải
thiện vị trí của họ, không làm cho họ nặng nhọc và bị phụ thuộc. Không dẫn đến lạm
dụng sức lao động trẻ em và tước đi quyền học tập của trẻ em.
Quản lý sử dụng một đơn vị đất đai phải mang tính hợp tiến, phù hợp với luật
pháp và quy hoạch của cộng đồng lớn hơn. Chẳng hạn không thể bố trí cơ cấu cây
trồng cạn xâm phạm đất lúa nước, cây có sức kháng xói yếu trong vùng đất đầu nguồn.
12
Sử dụng đất sẽ bền vững nếu phù hợp với nền văn hóa dân tộc và tập quán địa
phương, nếu ngược lại sẽ không được cộng đồng ủng hộ.
1.1.4.4 Nhóm tiêu chí về bền vững môi trường sinh thái
Giữ đất được thể hiện bằng giảm thiểu lượng đất mất hàng năm dưới mức cho
phép. Ngưỡng này phải được xác định cho từng loại đất, từng thảm phủ thực vật ở một
địa phương.
Độ phì nhiêu tăng dần là yêu cầu bắt buộc đối với quản lý sử dụng bền vững,
trong đó tuần hoàn hữu cơ được cải thiện.
Khả năng sinh thủy có thể đo được qua nghiên cứu lưu lượng hoặc quan trắc
định tính, trong khi chất lượng nước có thể nhận biết không khó khăn căn cứ vào các
tiêu chuẩn đã có đối với nước sạch nông thôn. Không thể gọi là bền vững nếu một kiểu
sử dụng đất nào đó khai thác cạn kiệt nguồn nước mặt, hạ mực nước ngầm hay làm
nhiễm bẩn nguồn nước sinh hoạt.
Độ che phủ tối thiểu phải đạt ngưỡng an toàn sinh thái (35%). Ở đơn vị nhỏ tỷ
lệ có thể khác nhau, nhưng tổng hòa cả hệ thống thì độ che phủ chung phải đạt hoặc
vượt ngưỡng. Tính liên tục che phủ trong năm cũng cần được xét đến.

Đa dạng sinh thái học biểu hiện qua thành phần loài (đa canh bền vững hơn độc
canh, cây lâu năm có khả năng bảo vệ tốt hơn cây hàng năm…)
Quỹ gen sẵn có được duy trì, phục tráng và bổ sung bằng các loại mới. Một hệ
canh tác nếu tận dụng được nhiều loại bản địa vốn đã được chọn lọc lâu đời thích nghi
với điều kiện địa phương, lại được bổ sung những giống mới sẽ được đánh giá cao hơn
về bền vững sinh thái.
Các tiêu chí và chỉ tiêu phải phản ánh hết được các mặt bền vững (và không bền
vững) của mỗi hệ thống sử dụng đất. Nếu thỏa mãn hết các chỉ tiêu thì tính bền vững
của một hệ sẽ đạt mức tối đa, song trong thực tế chắc chắn không có một hệ lý tưởng
như vậy, mỗi hệ chỉ đạt được một số mặt nào đó, ở mức độ nhất định.
Tùy vào từng đặc tính và mục tiêu của mỗi kiểu sử dụng đất, các tiêu chí và
mục tiêu cũng có ý nghĩa khác nhau, cấp độ quan trọng khác nhau và nhận được các
trọng số khác nhau khi xem xét cho từng trường hợp.
1.2. HỆ THỐNG NÔNG NGHIỆP VÙNG GÒ ĐỒI NƯỚC TA HIỆN NAY
Trong lịch trình phát triển lâu đời của sản xuất nông nghiệp trên đất miền núi và
vùng gò đồi Việt Nam các hệ thống canh tác đã được hình thành, phát triển, thay thế
lẫn nhau. Có những hệ thống canh tác hiệu suất rất thấp nhưng vẫn tồn tại dai dẳng
bên cạnh những hệ thống có hiệu suất cao hơn. Có những hệ thống ''hiện đại'' được
đưa vào nhưng do môi trường sản xuất không thích hợp nên phải nhường chỗ cho các
13
hệ thống cũ. Hiện nay các hệ thống này tồn tại xen kẽ nhau và mỗi một hệ thống tồn
tại có lý ở từng địa phương và từng điều kiện thích hợp. Theo mức độ tiến bộ của tổ
chức sản xuất mà người ta chia ra các loại hệ thống nông nghiệp như hệ thống Nông
nghiệp cổ truyền, hệ thống nông nghiệp chuyển tiếp và hệ thống nông nghiệp hiện đại.
Hệ thống nông nghiệp cổ truyền là các hệ thống mang nhiều tính chất địa
phương, bao gồm các kỹ thuật canh tác của các dân tộc đã sống lâu đời ở địa phương,
mà trên vùng núi và vùng cao điển hình nhất là hệ thống nương rẫy du canh. Hệ thống
này nói đơn giản là sử dụng nhiều năng lượng của cơ bắp và súc vật dùng các giống
cây trồng đã qua chọn lọc tự nhiên thích nghi với điều kiện địa phương; triệt để khai
thác độ phì nhiêu tự nhiên của đất đai và của rừng để lại; tận dụng nước trời, không sử

dụng phân bón hay thuốc trừ sâu; không có công trình thuỷ lợi hay các công trình bảo
vệ đất đai. Khi độ phì nhiêu hữu hiệu (độ phì nhiêu thực tế) bị cạn kiệt, năng suất
xuống dưới mức có thể chấp nhận được nữa thì bỏ hoá để cho cây cỏ tự phục hồi đất
trong một số năm rồi canh tác trở lại.
Hệ thống nông nghiệp chuyển tiếp là hệ thống nông nghiệp cổ truyền được đưa
thêm một số yếu tố kỹ thuật mới, cải tiến một vài khâu sản xuất. Đầu tư lao động, vật
tư phân bón, thuốc trừ sâu, công cụ cải tiến và máy móc vẫn còn ít và đơn giản. Nhờ
vậy mà thời gian canh tác trong chu kỳ du canh có thể kéo dài thêm, thời gian bỏ hoá
được rút ngắn lại chút ít. Nhiều trường hợp dẫn đến việc chuyển một phần diện tích
nương rẫy du canh thành nương định canh. Nhưng cũng do phải bổ sung thêm các yếu
tố mới vào tập quán cũ, tăng đầu tư lao động sống và vật tư đầu vào nên tăng sự phụ
thuộc vào bên ngoài. Do vậy nên quá trình sản xuất ở đây không ổn định, có lúc được,
lúc mất, việc quản lý khó khăn và phức tạp hơn. Nếu ở trong các điều kiện không
thuận lợi (về khuyến nông, dịch vụ, tín dụng, thị trường, v.v.) thì hệ thống này có xu
hướng tự phá vỡ để trở về với cân đối cũ do thiên nhiên tạo nên. Thái độ của đồng bào
nhiều vùng cao đối với lúa lai, ngô lai là một ví dụ. Hệ thống nông nghiệp ''hiện đại'' là
các hệ thống có mẫu hình từ các nước công nghiệp phát triển, thay đổi toàn bộ điều
kiện canh tác kể cả mặt đất một cách nhân tạo, trồng các loại cây tạo ra sản phẩm hàng
hoá, cơ giới hoá và tự động hoá hầu như toàn bộ các quá trình sản xuất - chế biến - bảo
quản - tiêu thụ, sử dụng nhiều phân bón, thuốc trừ sâu, giống mới năng suất cao, sử
dụng nước tưới, các công trình thuỷ lợi. Việc tiến hành hệ thống nông nghiệp ''hiện
đại'' đòi hỏi phải có nhiều điều kiện thuận lợi như tập trung về ruộng đất, sự thuận tiện
về giao thông và các hạ tầng cơ sở khác, cộng với một nền kinh tế được thị trường hoá.
Dựa vào đặc điểm của 4 yếu tố sản xuất: cơ cấu cây trồng vật nuôi; phương
pháp trồng trọt và chăn nuôi; cường độ dùng lao động, vốn đầu tư trình độ tổ chức sản
xuất; tính chất hàng hoá của sản phẩm. Mà nền nông nghiệp của miền núi và vùng gò
đồi Việt Nam có thể được phân ra thành các hệ thống nông nghiệp như sau: [19]
14
+ Nương rẫy du canh du cư.
+ Lúa nước và hoa màu định canh.

+ Cây lâu năm tập trung.
+ Chăn nuôi đại gia súc.
+ Nông lâm kết hợp.
1.3. NHỮNG BẤT CẬP TRONG HỆ THỐNG NÔNG NGHIỆP VÙNG
GÒ ĐỒI CỦA NƯỚC TA HIỆN NAY
Thiếu chính sách đồng bộ và cụ thể để khuyến khích phát triển hệ thống nông
lâm kết hợp, mà hầu hết các chính sách hiện nay được lồng ghép thông qua các chính
sách như chính sách đất đai, chính sách phát triển rừng, chính sách phát triển phát triển
nông nghiệp nông thôn, chương trình xoá đói giảm nghèo v.v.
Chính sách ruộng đất của Việt Nam thực sự chưa hoàn toàn phù hợp để khuyến
khích phát triển canh tác nông lâm kết hợp. Người dân miền núi những năm trước đây
chỉ được quyền quản lý đất nông nghiệp, còn đất rừng chưa được quản lý, những năm
gần đây người dân mới được giao đất nông nghiệp thông qua chính sách giao đất giao
rừng của nhà nước. Tuy nhiên ruộng đất được giao cho người dân còn manh mún, đất
rừng không gắn với đất nông nghiệp, do vậy rất khó xây dựng mô hình nông lâm kết
hợp khép kín trong phạm vi nông hộ.
Mạng lưới chợ ở miền núi còn rất thưa thớt đồng nghĩa với việc là thị trường
tiêu thụ các sản phẩm của nông lâm nghiệp ở miền núi chúng ta còn gặp nhiều khó
khăn. Ở miền núi đa phần chưa có thị trường đúng nghĩa mà chỉ là kiểu sản xuất dạng
tự cung tự cấp, mà ở những nơi có thị trường thì ở đó bị thả nổi, chưa ai thực sự giúp
người dân miền núi trong việc tiêu thụ sản phẩm.
1.4. MỘT SỐ MÔ HÌNH NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG TRÊN VÙNG GÒ
ĐỒI Ở NƯỚC TA
* Mô hình chè - cây che bóng ở Đoan Hùng (Phú Thọ): với phương thức chè và
cây che bóng, phòng hộ đã tạo được những hiệu quả kinh tế - môi trường. Từ đó, cũng
đề ra các biện pháp sử dụng tối ưu đất đai, quy hoạch, thiết kế sử dụng hợp lý đất, phát
triển đồng bộ cây rừng. Các mô hình này đã cho những kết quả khả quan, cải thiện đời
sống kinh tế dân cư. Nhưng do chưa tính toán hết được hiệu quả sinh thái tổng thể nên
đã dẫn đến tình trạng khai thác tràn lan gây suy thoái và huỷ hoại môi trường.
* Mô hình sử dụng đất ở huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang: một số mô hình cho

kết quả tốt như mô hình cây ăn quả xen với hoa màu, cây lâm nghiệp xen với vải thiều
15
và mô hình trồng rừng với chăn nuôi bò đàn. Ngoài ra, một số hộ nhận được đất lâm
nghiệp đã lựa chọn những bãi đất tốt để trồng vải thiều xen với các loại cây họ đậu tạo
thành từng bãi nhỏ trong rừng tự nhiên hoặc rừng trồng. Mô hình này có ý nghĩa to lớn
trong việc bảo vệ rừng vì hàng ngày hộ gia đình vào chăm sóc cây trồng nên có điều
kiện trông nom quản lý rừng (Hoàng Sĩ Động, 1996) [3].
* Mô hình sử dụng đất theo hệ thống Taungya ở Bắc Kạn [6],[30]: đây là một
hệ thống phổ biến ở những nơi đã giao đất trồng rừng. Có nghĩa là cả cây nông nghiệp
và cây lâm nghiệp đều thuộc về người trồng. Cây trồng thường gồm quế, trám, hồi, lúa
và sắn v.v. Theo những người dân được phỏng vấn đất trồng lúa và sắn thích hợp cho
trồng quế. Đây là lý do các vườn quế, hồi với sắn rất phổ biến. Lúa nương và sắn
thường được trồng từ 2 - 3 năm trước khi trồng rừng.
* Mô hình sử dụng đất ở tỉnh Hoà Bình (Trần Văn Diễn và cộng sự, 1996) [2]:
công thức chè - na dai - cốt khí: chè là cây trồng chính, cốt khí là cây che bóng trong
thời gian chè kiến thiết cơ bản, na dai trồng xen giữa các hàng chè khoảng 3 x 3 hoặc 3
x 4 m. Mật độ từ 800 - 900 cây/ha. Sau 3 năm na cho thu hoạch. Đến năm thứ 6 chặt
tỉa 1/2 đến năm thứ 7 thì chặt toàn bộ na. Công thức vải thiều - na dai - đậu lạc: vải
thiều là cây trồng chính, mật độ 200 cây/ha, khoảng cách 7 x 7 m. Năm thứ 3 bắt đầu
cho thu hoạch, từ năm thứ 10 cho năng suất ổn định. Na trồng xen giữa hai hàng vải
khoảng cách 3 m một cây, mật độ trồng 450 cây/ha. Đến năm thứ 3 na cho thu hoạch.
Đến năm thứ 6 chặt tỉa bớt na, năm thứ 7 thì chặt bỏ hoàn toàn. Lạc, đậu tương trồng
xen vào giữa na và vải. Trong hai năm đầu trồng cả hai vụ xuân và hè thu, có tác dụng
che phủ đất và tăng độ phì nhiêu. Sau khi thu hoạch xong, thân lá dùng để tủ gốc, giữ
ẩm cho vải và na.
* Mô hình trồng mỡ + lúa nương, sắn và sa nhân ở Bảo Thắng (Lào Cai) (Phạm
Xuân Hoàn, 1994) [7]: năm đầu khai phá rừng để trồng lúa nương không xen mỡ. Năm
thứ 2 trồng mỡ vào vụ xuân với mật độ 2000 cây/ha, cây con 3 - 6 tháng tuổi trong
bầu. Lúa nương trồng từ 15 tháng 4 đến 30 tháng 4. Lúa gieo trong hố với khoảng cách
25 x 25 cm; mỗi hố 4 - 5 hạt thóc. Tháng 10 gặt lúa để lại rơm rạ che phủ đất và đến

năm thứ 3 trồng xen một vụ sắn.
* Mô hình quế dưới tán rừng tự nhiên của đồng bào Dao huyện Văn Yên - Yên
Bái (Thái Phiên và Nguyễn Tử Siêm, 2002) [19]: chọn rừng tự nhiên có độ che phủ
thấp. Trồng quế vào vụ xuân: đánh các cây quế con mọc tự nhiên từ 15 - 20 cm để
trồng. Khi quế được 3 - 5 tháng tuổi phải tỉa bớt các cây gỗ tự nhiên để cải thiện ánh
sáng. Việc làm này tiến hành liên tục đến khi quế 7 - 8 tuổi, đến 10 tuổi quế cần chiếu
sáng hoàn toàn. Do vậy cần loại bỏ các cây gốc rừng để bắt đầu phát triển rừng quế.
Từ 20 - 25 tuổi quế được khai thác, lúc này chiều cao cây quế khoảng 15 - 20 m và
đường kính 30 - 35 cm.
16
* Mô hình chè San - cây lương thực (Hà Giang): chè San là đặc sản của vùng
núi cao trồng một lần để thu hoạch hàng trăm năm, có khả năng cạnh tranh cao là giải
pháp thay thế rất tốt khi triệt phá cây thuốc phiện. Chè thích hợp với đất dốc, chua và
không cần chú trọng đến độ dày tầng đất. Chè San có thể mọc rải rác trên các hốc đất
phân tán, do vậy đất dốc trên 25
0
không có trở ngại lớn. Mặc dù ít chăm sóc, năng suất
vẫn đạt trên 3 tấn búp tươi/ha. Khi trồng mới để lại cây rừng rải rác làm cây che bóng
hoặc trồng xen cây lấy gỗ (100 - 200 cây/ha). Chè trồng với mật độ 1500 cây/ha,
khoảng cách có thể không đều. Khoảng trống giữa cây chè có thể trồng đậu đỗ, ngô,
lúa hoặc cây phân xanh trong 3 - 4 năm đầu. Mô hình này thích hợp với các tỉnh miền
núi phía Bắc như Sơn La, Yên Bái, Hà Giang, Lào Cai (Thái Phiên và Nguyễn Tử
Siêm, 2002) [19].
1.5. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN SỬ DỤNG VÙNG GÒ
ĐỒI BỀN VỮNG
1.5.1 Nghiên cứu về đất và sử dụng đất nông nghiệp vùng gò đồi
Đất vùng gò đồi nói chung có độ màu mỡ cao nếu mới được khai phá hoặc
được sử dụng hợp lý. Tuy nhiên, độ màu mỡ của đất vùng gò đồi phụ thuộc nhiều vào
thành phần đá mẹ, độ dốc, thảm thực vật, nguồn nước và phương thức sử dụng đất. Đã
từ lâu, qua quá trình chặt phá rừng, khai thác đất trồng trọt, người ta đã phát hiện đất

vùng gò đồi rất nhanh chóng bị suy thoái do hiện tượng đất bị rửa trôi, xói mòn. Vì
vậy, từ thế kỷ 18 bắt đầu có nhiều công trình nghiên cứu về sử dụng bền vững nhằm
bảo vệ đất đồi (Volni, 1870; Các giáo sư trường Đại học Pardin Mỹ, từ 1951 - 1958;
Các nghiên cứu Quốc tế của nhiều nước, 1980; Chương trình IBSRAM, CIAT, thập kỷ
90).
Kết quả nghiên cứu của Suphamit - Jarutanyaluk (1996) [13] về sự thất thoát
nước và đất ở khu vực Changwat Khon Kaen (Thái Lan) cho thấy bình quân lượng đất
bị xói mòn ở mô hình NLKH là 9,55 tấn/ha/năm. Trong khi đó trồng cây chuyên canh
nông nghiệp là 12,28 tấn/ha/năm. Mặt khác, những phụ phẩm hữu cơ trong sản xuất
NLKH trả lại cho đất cao hơn nhiều so với chuyên canh nông nghiệp. Sự sai khác đó
rất có ý nghĩa khi tính toán hiệu quả kinh tế và canh tác bền vững. Theo Lal (1998)
[33] kỹ thuật sản xuất phù hợp với dân nghèo miền núi là trồng đa canh theo phương
thức NLKH, vì thế chính phủ Thái Lan đã ban hành các chính sách hỗ trợ, nhằm
khuyến khích phát triển sản xuất NLKH.
Thomas Dierolf, Thomas Fairhurst và Ernst Mutert (2001) [35] nghiên cứu về
quản lý dinh dưỡng trên đất dốc nhiệt đới vùng Đông Nam châu Á đã xác định: phần
lớn đất đồi ở Đông Nam Á bị phong hoá và rửa trôi mạnh làm cho các chất dinh dưỡng
bị suy giảm nhanh. Nếu không được bón bổ sung phân khoáng đất sẽ bị thiếu dinh
dưỡng, năng suất cây trồng thấp dẫn đến thu nhập của nông dân thấp, không có điều
17
kiện đầu tư trở lại cho đất, cộng với áp lực tăng dân số làm cho thời gian bỏ hoá bị rút
ngắn dần. Hậu quả là đất càng ngày càng nghèo kiệt, đó là vòng luẩn quẩn dẫn đến đói
nghèo.
Từ kết quả nghiên cứu của mạng lưới quản lý đất dốc châu Á thuộc ban nghiên
cứu và quản lý đất thế giới (IBSRAM) tại các địa điểm: Doitung (Thái Lan), Nam
Xumatra (Indonesia), các tác giả trên đã nhấn mạnh vai trò của việc bón bổ sung phân
khoáng (đặc biệt là lân và vôi cho cây họ đậu) trên đất dốc nghèo dinh dưỡng nhằm
giúp bộ rễ cây phát triển, hạn chế xói mòn, tăng độ che phủ đất và lượng sinh khối trả
lại cho đất, đó là biện pháp “hữu cơ hoá các chất vô cơ” để cải thiện độ phì của đất.
Cũng theo các tác giả này, mô hình NLKH (giữa cây lương thực và cây họ đậu, cây

hàng năm và cây lâu năm, cây ăn quả và cây lấy gỗ…) là phương thức thực hiện để
xoá đói giảm nghèo, ổn định và cải thiện đời sống nông dân ở các vùng đất đồi.
Tại Đài Loan, để quản lý tốt hơn tài nguyên đất, Chính phủ đã xây dựng dự án
trình diễn bảo vệ đất đồi lần đầu tiên năm 1952. Sau đó, nhiều biện pháp bảo vệ đất đã
được áp dụng như đào rãnh ở sườn đồi, làm ruộng bậc thang, trồng băng cỏ, trồng cây
che phủ. Theo kết quả điều tra năm 1995 của Cục bảo vệ Đất và Nước Đài Loan cho
rằng làm rãnh ở sườn đồi là biện pháp bảo vệ đất đồi được sử dụng phổ biến nhất, tiếp
đó là làm ruộng bậc thang, lớp phủ cỏ và bờ đá.
Ở Việt Nam, diện tích đất đồi núi rất lớn, hiện đang là trọng điểm sản xuất cây
công nghiệp lâu năm có giá trị hàng hoá cao. Theo Nguyễn Văn Toàn (2005) [22] thì
diện tích đất đồi núi đã sử dụng 16.860 nghìn ha, chiếm 70,1% diện tích đồi núi. Trong
đó, diện tích sử dụng cho nông nghiệp 4.413,7 nghìn ha, chiếm 46,3% diện tích đất
canh tác nông nghiệp của cả nước; lâm nghiệp 11.802,7 nghìn ha, chiếm 95,2% diện
tích rừng toàn quốc; đất khác 643,6 nghìn ha, chiếm 30,2% diện tích đất khác toàn
quốc.
Trong 9 vùng sinh thái của Việt Nam thì có 7 vùng có đất gò đồi. Trong đó diện
tích các tỉnh vùng gò đồi Đông Bắc là 1,2 triệu ha (Nguyễn Văn Toàn, 2010) [23], Bắc
Trung Bộ là 2,1 triệu ha (Trần Đình Lý, 2006) [18], Đông Nam Bộ là 1,7 triệu ha và
vùng đồng bằng Trung du Bắc bộ với diện tích 0,7 triệu ha.
Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp [32] đã phân cấp độ dày tầng đất và
độ dốc của các loại đất phục vụ cho công tác quy hoạch sử dụng đất có hiệu quả và lâu
bền. Trong đó, đất đồi núi <150 chiếm 27,8%; đất đồi núi 15 - 250 chiếm 17,1%; đất
đồi núi >250 chiếm 55,1%. Đất đồi núi đang sử dụng cho nông nghiệp 4.413,7 nghìn
ha, chiếm 46,3% diện tích canh tác nông nghiệp, khả năng mở rộng khoảng 1,2 triệu
ha, trong đó cho trồng cây lâu năm khoảng 561,3 nghìn ha, nông lâm kết hợp 539,7
nghìn ha, còn lại là cây ngắn ngày.
18
Trên thực tiễn, từ lâu các mô hình sử dụng đất đã và đang phát triển mang lại
lợi ích nhiều mặt, không đơn thuần chỉ là vấn đề kinh tế mà còn tạo công ăn, việc làm
cho người dân và bảo vệ môi trường. Trong các mô hình này có sự kết hợp hài hòa

giữa các hệ sinh thái, trao đổi và bù hoàn năng lượng cho nhau theo hướng tận dụng
tối đa năng lượng và đã được tổng kết thành lý luận như mô hình Vườn-Ao-Chuồng,
Vườn-Ao-Chuồng-Rừng hay NLKH. Với những mô hình này có thể khai thác triệt để
tiềm năng đất đai, năng lượng mặt trời, hạn chế được xói mòn đất và quan trọng nữa là
giúp người dân có thu nhập thường xuyên theo phương thức lấy ngắn nuôi dài.
1.5.2 Nghiên cứu về sử dụng đất hợp lý vùng gò đồi
Theo báo cáo gần đây của tổ chức FAO, đất nông nghiệp trên toàn thế giới hiện
nay là 1.476 triệu ha, trong đó đất đồi núi có độ dốc từ 100 trở lên vào khoảng 377
triệu ha. Vùng Châu Á, Thái Bình Dương, đất nông nghiệp có 453 triệu ha đất nông
nghiệp. Trong đó đất có độ dốc là có 351 triệu ha. Riêng vùng Đông Nam Á, đất nông
nghiệp có khoảng 91 triệu ha đất nông nghiệp, chiếm 21% diện tích tự nhiên, trong đó
đất dốc là có 58 triệu ha. Diện tích đất đồi núi ở khu vực Đông Nam Á được phân bố ở
tất cả các nước trong khu vực, nhiều nhất là ở Việt Nam (chiếm 75% diện tích toàn
quốc). Phần lớn diện tích đất đồi núi được sử dụng cho lâm nghiệp, cũng như được
khai thác trồng các loại cây trồng công nghiệp, cây ăn quả dài ngày.
Đất đồi nói chung có độ màu mỡ cao nếu mới được khai phá hoặc được sử dụng
hợp lý. Tuy nhiên, độ màu mỡ của đất đồi phụ thuộc nhiều vào thành phần đá mẹ, độ
dốc, thảm thực vật và dòng chảy của nước mưa. Đã từ lâu, qua quá trình chặt phá
rừng, khai thác đất trồng trọt, người ta đã phát hiện đất đồi rất nhanh chóng bị suy
thoái do hiện tượng đất bị xói mòn, rửa trôi. Vì vậy, từ thế kỷ 18 bắt đầu có nhiều công
trình nghiên cứu về các biện pháp chống xói mòn bảo vệ đất dốc (Volni, 1870; Các
giáo sư trường Đại học Pardin Mỹ, từ 1951 đến 1958; Các nghiên cứu Quốc tế của
nhiều nước, 1980; Chương trình IBSRAM, CIAT, thập kỷ 90).
Do tầm quan trọng của đất gò đồi nói riêng và đất đồi núi nói chung đối với
phát triển kinh tế - xã hội nên hiện nay trên thế giới có rất nhiều công trình nghiên cứu
khoa học và ứng dụng về sử dụng và bảo vệ đất gò đồi.
Theo Hoey, M (1991), Gret (1988) và một số tác giả cộng sự của trường Đại
học Khonkean – Thái Lan (1992) khi nghiên cứu về sử dụng đất đồi đã nêu mô hình sử
dụng đất đồi, nhấn mạnh việc làm nương bậc thang, trồng cỏ thành băng, hạn chế làm
đất đến mức tối thiểu góp phần phát triển nông nghiệp ổn định trên đất đồi dưới 20 độ.

Những kết quả nghiên cứu ở miền Bắc Thái Lan trên đất Kandihult về việc để trồng
cây ăn quả, cây cà phê theo băng kết hợp với bón phân đã cho hiệu quả kinh tế cao và
có tác dụng cải tạo, nâng cao độ phì nhiêu của đất. Tác giả đã cho rằng mô hình đa
dạng hoá cây trồng là tốt nhất, mặc dù phổ biến ở đây vẫn là hệ thống du canh.
19
Thí nghiệm trồng đa canh theo phương thức nông lâm kết hợp ở Wadi Mashash
(Israel) cho thấy: sản xuất theo phương thức này có tính ổn định, bền vững hơn hẳn
chuyên nông nghiệp vì mô hình nông lâm kết hợp có tác dụng ngăn nước mưa chảy
tràn trên bề mặt (Aronson J.A, 1988).
Ở Ambermath (Ấn Độ) các thí nghiệm cho thấy: mô hình sử dụng đất nông lâm
kết hợp có hiệu quả hơn hẳn trồng chuyên canh nông nghiệp, hiệu quả của mô hình đã
cung cấp gỗ, củi, cột chống lò, làm thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm, cá, nuôi giun
đất và trồng nấm ăn (Rangenathan, 1994).
Trung tâm đời sống nông thôn Manđanao Philippin (Mandac, 1986) đã nghiên
cứu 4 mô hình canh tác trên đất dốc ở vùng cao được Lê Duy Thước (1996) tổng kết
và phổ biến như sau:
SALT 1 (Slopping Agricultural Land Technology): mô hình kỹ thuật canh tác
trên đất dốc. Trong mô hình này nông dân bố trí cây trồng ổn định trên những băng
rộng 4 – 6m tuỳ độ dốc. Một số băng trồng cây hàng năm như cây lương thực thực
phẩm; một số băng trồng cây lâu năm, giữa các băng còn được trồng những cây họ đậu
để giữ đất chống xói mòn, làm cây phân xanh, lấy củi. Cơ cấu mang lại hiệu quả nhất
là 50% diện tích trồng cây hàng năm, 25% trồng cây công nghiệp lâu năm và 25%
trồng cây lâm nghiệp.
SALT 2 (Simple Agroliverstock Technology): mô hình kỹ thuật chăn nuôi -
trồng trọt đơn giản. Ở mô hình này nông dân giành một phần đất trồng cây lương thực
với những hàng rào băng cây họ đậu như SALT 1, một phần đất khác trồng cỏ làm
thức ăn gia súc, ở đây dê được chăn thả luân phiên trên đồng cỏ. Cơ cấu hiệu quả là
40% diện tích cho sản xuất nông nghiệp, 20% cho cây lâm nghiệp và 40% cho chăn
nuôi.
SALT 3 (Sustainable Agroforestry Land Technology): mô hình kỹ thuật nông

lâm kết hợp bền vững. Đây là mô hình sử dụng đất tổng hợp dựa trên cơ sở kết hợp
trồng rừng quy mô nhỏ với việc sản xuất cây nông nghiệp. Phần đất thấp phía dưới
chân đồi trồng các băng cây lương thực xen hàng rào cây họ đậu như SALT 1, phần
trên giữa sườn đến đỉnh đồi trồng cây rừng hỗn giao. Cơ cấu dùng 40% diện tích cho
cây nông nghiệp, 60% cho cây lâm nghiệp.
SALT 4 (Small Agro-fruit Livehood Technology): mô hình kỹ thuật sản xuất
nông nghiệp với cây ăn quả quy mô nhỏ. Đây là mô hình cải tiến hoàn thiện hơn các
mô hình SALT trên, mô hình này có thu nhập cao, đều đặn và ít rủi ro.
Khi nghiên cứu về 3 mô hình NLKH ở Midoro (Philippin) (mô hình canh tác
kiểu phát rẫy làm nương, mô hình đa canh cây trồng và mô hình vườn nhà) các nhà
khoa học đã chỉ ra rằng: mô hình phát rẫy làm nương không bền vững vì không duy trì
20
được độ màu mỡ của đất, làm cho đất bị xói mòn rửa trôi, khó duy trì độ giữ ẩm và giữ
đất vì vậy cần thận trọng và hạn chế sử dụng hệ thống này. Mô hình đa canh cây trồng
giúp nông dân duy trì và củng cố sự ổn định bao gồm: sự đa dạng sinh học, bảo tồn giá
trị văn hoá, củng cố tổ chức xã hội, duy trì sự cân bằng tài nguyên và chia sẻ lợi nhuận
trong cộng đồng. Vì vậy nên khuyến khích phát triển theo hướng đa canh (Gascon
C.S.N, 1998).
Nghiên cứu về khả năng cung cấp năng lượng của các loài cây lấy củi được
trồng phù hợp trong mô hình NLKH ở Ethiopia cho thấy: tổng giá trị nhiệt lượng trung
bình của củi là 4.423 ± 44,92 kcal/kg. Nếu bình quân 1 ha có phụ phẩm củi là 4.800 kg
nó sẽ tạo ra một nhiệt lượng cung cấp cho các hoạt động cần thiết khoảng 21.230.400
kcal, ngoài ra năng suất cây nông nghiệp lại cao hơn (Mesfin-Berhanu-Alemu, 1997).
Nghiên cứu về các vấn đề kinh tế xã hội ảnh hưởng đến phát triển NLKH ở
Amhara (Ethiopia) kết quả cho thấy: các vấn đề kinh tế xã hội đã ảnh hưởng đến phát
triển mô hình NLKH là quyền sử dụng đất chưa rõ ràng, thiếu đất canh tác, thiếu lao
động, thiếu hỗ trợ của khuyến nông, thiếu nguồn tín dụng. Để cải thiện tình hình trên
nghiên cứu đã chỉ ra rằng nên xem xét chính sách sử dụng đất và khẳng định quyền sử
dụng đất đai, điều chỉnh nguồn tín dụng cho vay và hỗ trợ một phần kinh phí, phát
triển các hoạt động khuyến nông, trợ giá một phần cho nông dân, giới thiệu các kỹ

thuật sử dụng ít sức lao động, giáo dục kế hoạch hoá gia đình và dân số, tôn trọng kiến
thức bản địa (Teshome-Tesema, 1997).
1.5.3 Nghiên cứu về đánh giá đất và sự phù hợp đất
Khung đánh giá cho đất đai (FAO 1976), là một trong những phương pháp của
FAO được sử dụng lâu dài và rộng rãi trong lĩnh vực tài nguyên đất đai và phát triển
nông nghiệp. Hơn 1/4 thế kỷ, phương pháp đánh giá đất theo FAO đã được triển khai
thực hiện ở nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm Băng-la-đét (Brammer et al., 1988),
Ha-mai-ca (FAO/UNEP 1994), Malaysia (Biot et al., 1984), Kenya (Fischer và
Antoine 1994 ), Nigeria (Hill, 1979, Veldkamp 1979), Sri Lanka (Dent và Ridgway
1986) và Thái Lan (Shrestha et al., 1995). Các nguyên tắc đặt ra trong khung đã được
mở rộng trong các tài liệu hướng dẫn đánh giá đất cho các đối tượng cụ thể được công
bố như sau: đánh giá đất cho nông nghiệp nhờ nước trời (1983), đánh giá đất cho các
vùng (1984), đánh giá đất cho nền nông nghiệp có tưới (1985), đánh giá đất cho mục
tiêu phát triển (1990), đánh giá đất cho đồng cỏ (1991), đánh giá đất cho mục tiêu phát
triển (1990), đánh giá đất và phân tích hệ thống canh tác cho việc phục vụ quy hoạch
sử dụng đất (1992).
Như vậy, công tác đánh giá đánh giá đất đai được thực hiện trên nhiều quốc gia
và trở thành một khâu trọng yếu trong các hoạt động đánh giá tài nguyên hay phục vụ
quy hoạch sử dụng đất. (FAO. Guidelines for Land Use Planning, Rome 1992). Có
21
nhiều quan điểm, nhiều trường phái đánh giá đất khác nhau được hình thành ở một số
nước trên thế giới, trong đó đáng chú ý là các trường phái sau đây:
+ Ở Liên Bang Nga (Liên Xô cũ) việc phân hạng và đánh giá đất đai được tiến
hành trong những năm 60 của thế kỷ 20 theo quan điểm đánh giá đất của
V.V.Đacutraev. Bao gồm 3 bước: Đánh giá lớp phủ thổ nhưỡng (so sánh các loại thổ
nhưỡng theo tính chất tự nhiên). Đánh giá khả năng sản xuất của đất (yếu tố được xem
xét kết hợp với yếu tố khí hậu, độ ẩm, địa hình). Đánh giá kinh tế đất (chủ yếu là đánh
giá khả năng sản xuất hiện tại của đất). Phương pháp này quan tâm nhiều đến khía
cạnh tự nhiên của đối tượng đất đai, chưa xem xét kỹ đến khía cạnh kinh tế - xã hội
của việc sử dụng đất đai.

+ Ở Hoa Kỳ, ngay từ đầu thế kỷ XX đã chú ý tới công tác phân hạng đất đai
nhằm mục đích sử dụng hợp lý tài nguyên đất. Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ đã xây dựng
được một phương pháp đánh giá phân hạng đất đai mới có tên là: “Đánh giá tiềm năng
đất đai”. Phương pháp được áp dụng phổ biến ở Hoa Kỳ và sau đó được vận dụng ở
nhiều nước. Đánh giá tiềm năng đất đai dựa trên các yếu tố hạn chế khá phổ biến như:
độ dốc, độ dày tầng đất, thành phần cơ giới, xói mòn, tính thấm, khí hậu và các yếu tố
khác để phân chia đất đai thành các cấp (class), cấp phụ (subsclass) và đơn vị (unit).
Trong lãnh thổ Hoa Kỳ, đất được chia ra 8 cấp, trong đó 4 cấp có khả năng sản xuất
nông nghiệp (từ mức thích hợp cao đến thấp), 2 cấp có khả năng sản xuất lâm nghiệp,
còn 2 cấp còn lại không có khả năng sử dụng. Mỗi cấp được phân ra các cấp phụ qua
việc xác định từng yếu tố hạn chế như: Mức mức độ xói mòn (e), khả năng cung cấp
nước (w), độ dày tầng đất cho rễ cây phát triển…
+ Ở Canađa đánh giá đất được thực hiện dựa vào các tính chất của đất và năng
suất ngũ cốc nhiều năm. Trong nhóm cây ngủ cốc lấy cây lúa mì làm tiêu chuẩn và khi
có nhiều loại cây thì dùng hệ số quy đổi ra lúa mì. Trong đánh giá đất đai các chỉ tiêu
thường được chú ý là: thành phần cơ giới, cấu trúc đất, mức độ xâm nhập mặn trong
đất, xói mòn, đá lẫn. Chất lượng đất đai được đánh giá bằng thang điểm 100 theo tiêu
chuẩn trồng lúa mì. Trên cơ sở đó đất được chia thành 7 nhóm: trong đó cấp I thuận lợi
nhất cho sử dụng (ít hoặc hầu như không có yếu tố hạn chế), tới cấp VII gồm những
loại đất không thể sản xuất nông nghiệp được (có nhiều yếu tố hạn chế).
+ Ở Anh có hai phương pháp đánh giá đất là dựa vào sức sản xuất tiềm tàng của
đất hoặc dựa vào sức sản xuất thực tế của đất. Phương pháp đánh giá đất dựa vào
thống kê sức sản xuất tiềm tàng của đất. Phương pháp này chia đất làm các hạng, mỗi
hạng được xem xét bởi những yếu tố hạn chế của đất trong sản xuất nông nghiệp.
Phương pháp đánh giá đất dựa vào thống kê sức sản xuất thực tế của đất. Cơ sở của
phương pháp này là dựa vào năng suất bình quân nhiều năm so với năng suất thực tế
22
trên đất lấy làm chuẩn. Trên cơ sở các phương pháp đánh giá đó, đất đai của nước Anh
được chia thành 5 nhóm.
+ Ở Ấn Độ: thường áp dụng phương pháp tham biến, biểu thị mối quan hệ giữa

các yếu tố (sức sản xuất của đất, độ dày, đặc tính tầng đất, thành phần cơ giới, độ dốc
và các yếu tố khác) dưới dạng phương trình toán học. Kết quả phân hạng cũng được
thể hiện dưới dạng phần trăm hoặc cho điểm. Mỗi yếu tố được phân thành nhiều cấp
và tính phần trăm.
+ Ở Châu Phi: đánh giá đất đai vùng nhiệt đới ẩm châu Phi được các nhà khoa
học Bỉ nghiên cứu và đề xuất bằng phương pháp tham biến, có tính đến sự phụ thuộc
về một số tính chất sức sản xuất của đất, mà sức sản xuất của đất lại chịu ảnh hưởng
của các đặc trưng thổ nhưỡng như: cấu trúc đất, thành phần khoáng, sự phân bố
khoáng sét trong tầng đất, khả năng trao đổi cation, màu sắc của đất, điều kiện thoát
nước, độ chua và độ no bazơ…Tất cả các đặc tính trên được thể hiện bằng phương
trình toán học và từ đó sẽ tính toán được sức sản xuất của đất.
+ Phương pháp tình hình đánh giá đất đai của tổ chức theo FAO:
Phương pháp đánh giá đất của FAO dựa trên cơ sở phân hạng đất thích hợp, cơ
sở của phương pháp này là sự so sánh giữa yêu cầu sử dụng đất với chất lượng đất, gắn
với phân tích các khía cạnh kinh tế - xã hội và môi trường để lựa chọn phương án sử
dụng đất tối ưu. Phương pháp đánh giá đất của FAO là sự kế thừa, kết hợp được những
điểm mạnh của cả 2 phương pháp ĐGĐ của Liên Xô (cũ) và Hoa Kỳ, đồng thời có sự
bổ sung hoàn chỉnh về phương pháp đánh giá đất đai cho các mục đích sử dụng khác
nhau. Việc đưa ra phương pháp đánh giá mang tính quốc tế đã giúp cho các nhà khoa
học có tiếng nói chung, gạt bớt những trở ngại trên các phương diện trao đổi thông tin
cũng như kiến thức trong đánh giá sử dụng đất. Điểm nổi bật của phương pháp đánh
giá đất của FAO là coi trọng và quan tâm đến việc đánh giá khả năng duy trì và bảo vệ
tài nguyên đất đai. Nhằm xây dựng một nền nông nghiệp bền vững trên phạm vi toàn
thế giới cũng như trong từng quốc gia riêng rẽ.
23
CHƯƠNG 2
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1.1 Mục tiêu tổng quát
Đánh giá hiện trạng sử dụng đất và mức độ thích hợp của đất đai với một số

loại hình sử dụng đất vùng gò đồi xã Hương Bình nhằm định hướng sử dụng đất nông
nghiệp một cách bền vững và hợp lý, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất vùng gò
đồi và cải thiện đời sống của người dân địa phương.
2.1.2 Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá hiện trạng sử dụng đất và mức độ thích hợp của đất đai với một số
loại hình sử dụng đất vùng gò đồi xã nghiên cứu.
- Phân hạng tiềm năng đất nông nghiệp và khả năng thích hợp đất đai vùng
nghiên cứu.
- Đề xuất một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp bền vững ở vùng gò đồi xã
nghiên cứu.
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội vùng nghiên cứu
- Điều kiện tự nhiên
24
+ Vị trí.
+ Địa hình.
+Thổ nhưỡng.
+Thủy văn.
+Khí hậu.
+ Tài nguyên rừng.
- Điều kiện kinh tế - xã hội
+ Dân số.
+ Lao động, việc làm.
+ Thu nhập, mức sống.
+ Cơ sở hạ tầng.
2.2.2. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp tại xã Hương Bình
- Xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng và che phủ đất.
- Phân tích và đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp.
2.2.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
- Hiệu quả kinh tế - xã hội.

- Hiệu quả môi trường.
2.2.4. Nghiên cứu sử dụng bền vững đất nông nghiệp:
- Nghiên cứu phân hạng tiềm năng sản xuất đất nông nghiệp.
- Đánh giá tiềm năng sinh thái tự nhiên phục vụ quy hoạch phát triển bền vững
đất nông nghiệp ở xã Hương Bình:
+ Nghiên cứu và lựa chọn loại các loài cây trồng nông lâm nghiệp.
+ Đánh giá phân hạng khả năng thích hợp của loại hình sử dụng đất trồng cây
Cao su.
+ Đánh giá phân hạng khả năng thích hợp của loại hình sử dụng đất trồng Keo
lai và Keo tai tượng.
2.2.5. Đề xuất giải pháp sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại xã Hương
Bình
- Cơ sở đề xuất sử dụng đất nông nghiệp bền vững.
- Giải pháp tác quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp bền vững.
25
- Giải pháp về lựa chọn loại hình sử dụng.
- Giải pháp khác: giải pháp quản lý tổ chức, giải pháp kỹ thuật, giải pháp chính
sách và vốn, giải pháp quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp, giải pháp phát triển cơ sở
hạ tầng, thị trường, giải pháp nguồn lao động v.v.
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu
2.3.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Thu thập số liệu, tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, cơ cấu sử dụng
đất v v. Tại phòng Tài nguyên thị xã Hương Trà và các cơ quan chuyên môn khác.
Các số liệu, tài liệu có sẵn và các nghiên cứu trước đây.
Lớp dữ liệu/bản đồ về khí hậu (dữ liệu không gian và thuộc tính) từ trạm khí
tượng thủy văn Thừa Thiên Huế.
Bản đồ đất và các thông tin về thuộc tính đất, bản đồ địa hình, hiện trạng sử
dụng đất thu thập từ phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, phòng Tài nguyên và
Môi trường thị xã Hương Trà và Sở Khoa học công nghệ.

Ảnh vệ tinh Landsat từ trường Đại học Marryland, Mỹ trên Website :

2.3.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Kiểm tra độ chính xác của số liệu, tài liệu, chỉnh lí và bổ sung các nguồn dữ
liệu dựa trên cơ sở các tài liệu đã thu thập được và bằng cách đi điều tra.
Sử dụng phương pháp tiếp cận có sự tham gia của người dân thông qua 50
phiếu điều tra là bảng hỏi có in sẵn để thu thập các thông tin về:
+ Cơ cấu thu nhập của hộ nông dân
+ Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất.
+ Các thông tin khác: giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, công lao động,
năng suất, giá sản phẩm và các nguồn thu khác
2.3.2. Phương pháp viễn thám và GIS
- Sử dụng phần mềm ENVI để xử lý và phân tích ảnh vệ tinh Landsat chụp năm
2011 để xây dựng bản đồ hiện trạng vùng gò đồi tại xã Hương Bình.
- Sử dụng kỹ thuật GIS để phân hạng tiềm năng đất nông nghiệp vùng gò đồi và
phân hạng khả năng thích hợp đất đai vùng gò đồi với các loài cây trồng Nông lâm
nghiệp lựa chọn. Sau khi phân cấp và tính trọng số và điểm thích hợp cho của các tiêu

×