Tải bản đầy đủ (.doc) (111 trang)

quảng bình kháng chiến chống ngoại xâm từ thế kỉ xv đến cuối thế kỉ xix

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.28 MB, 111 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
LÊ XUÂN KHÁNH
QUẢNG BÌNH KHÁNG CHIẾN CHỐNG
NGOẠI XÂM
TỪ THẾ KỈ XV ĐẾN CUỐI THẾ KỈ XIX
Chuyên ngành: LỊCH SỬ VIỆT NAM
Mã số: 60 22 54
LUẬN VĂN THẠC SĨ SỬ HỌC
Người hướng dẫn khoa học
TS. THÁI QUANG TRUNG
Huế, Năm 2013
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng
tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là
trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa
từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác.
Tác giả
Lê Xuân Khánh
ii
Luận văn này là kết quả của một quá trình học tập và nghiên
cứu của tôi, được hoàn thành nhờ nỗ lực của bản thân và sự giúp
đỡ, động viên của quý thầy cô, gia đình bà bạn bè.
Với lòng biết ơn sâu sắc, xin bày tỏ lòng chân thành cảm ơn đến
thầy giáo TS. Thái Quang Trung người đã trực tiếp hướng dẫn khoa
học, định hướng nghiên cứu cho tôi trong quá trình thực hiện và hoàn
thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn quý thầy cô trong hai khoa Lịch sử
Đại học Sư phạm, Đại học Khoa học Huế đã trực tiếp giảng dạy tôi


trong thời gian qua. Các thầy cô đã truyền dạy cho tôi nhiều kiến
thức và phương pháp tư duy khoa học.
Trong quá trình hoàn thành luận văn, tôi luôn nhận được sự tạo
điều kiện, động viên, cổ vũ của quý thầy cô ở khoa Lịch sử trường Đại
học Sư phạm Huế. Tôi xin ghi nhận sự giúp đỡ quý báu đó với lòng biết
ơn sâu sắc.
Tôi xin trân trọng cảm ơn thư viện trường Đại học Sư phạm,
thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên Huế, thư viện Tổng hợp Quảng
Bình đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng, xin được bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, bạn bè
đã luôn ở bên, động viên tôi trên bước đường học tập và nghiên
cứu.
Tác giả
Lê Xuân Khánh
iii
iii
MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA i
LỜI CAM ĐOAN ii
LỜI CẢM ƠN iii
MỤC LỤC 1
MỞ ĐẦU 3
1. Lý do chọn đề tài 3
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 7
6. Đóng góp của luận văn 7
7. Bố cục của đề tài 8

Chương 1 9
KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ - HỘI 9
VÀ PHONG TRÀO CHỐNG NGOẠI XÂM CỦA NHÂN DÂN 9
QUẢNG BÌNH TRƯỚC THẾ KỈ XV 9
1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên 9
1.1.1. Vị trí địa lý 9
1.1.2. Điều kiện tự nhiên 10
1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 13
1.2.1. Điều kiện kinh tế 13
1.2.2. Đời sống xã hội 15
1.3. Phong trào chống ngoại xâm của nhân dân Quảng Bình trước thế kỉ XV 17
Chương 2 21
NHÂN DÂN QUẢNG BÌNH KHÁNG CHIẾN CHỐNG NGOẠI XÂM 21
TỪ THẾ KỈ XV ĐẾN CUỐI THẾ KỈ XVIII 21
2.1. Nhân dân Quảng Bình chống giặc Minh xâm lược (1406 - 1427) 21
2.1.1. Quảng Bình dưới ách đô hộ của nhà Minh 21
2.1.2. Nhân dân Quảng Bình kháng chiến chống Minh trước khởi nghĩa Lam Sơn
(1406 - 1418) 24
2.1.3. Nhân dân Quảng Bình tham gia khởi nghĩa Lam Sơn lật đổ ách thống trị nhà
Minh (1418 - 1427) 28
2.1.4. Đặc điểm, kết quả và ý nghĩa 34
2.1.4.1. Đặc điểm 34
2.1.4.2. Kết quả và ý nghĩa 36
2.2. Nhân dân Quảng Bình cùng phong trào nông dân Tây Sơn kháng chiến chống quân
Thanh xâm lược 38
2.2.1. Khái quát về phong trào Tây Sơn tại Quảng Bình 38
2.2.2. Nhân dân Quảng Bình chống quân Thanh xâm lược 41
2.2.3. Đặc điểm, kết quả và ý nghĩa 46
1
2.2.3.1. Đặc điểm 46

2.2.3.2. Kết quả và ý nghĩa 47
Chương 3 50
NHÂN DÂN QUẢNG BÌNH CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC 50
TỪ GIỮA THẾ KỈ XIX ĐẾN CUỐI THẾ KỈ XIX 50
3.1. Nhân dân Quảng Bình chống thực dân pháp xâm lược từ năm 1858 đến năm 188550
3.1.1. Bối cảnh Việt Nam trước khi Pháp xâm lược và thái độ của nhà Nguyễn 50
3.1.2. Địa bàn Quảng Bình trong buổi đầu phong trào Cần Vương bùng nổ 53
3.2. Phong trào Cần Vương ở Quảng Bình 55
3.2.1. Lãnh đạo phong trào Cần Vương chuyển đến Quảng Bình 55
3.2.2. Diễn biến cuộc đấu tranh chống Pháp dưới ngọn cờ Cần Vương của nhân dân
Quảng Bình 59
3.2.2.1. Những thắng lợi đầu tiên của nhân dân Quảng Bình 59
3.2.2.2. Nhân dân Quảng Bình ra sức bảo vệ vua Hàm Nghi 62
3.2.2.3. Phong trào Cần Vương ở Quảng Bình sau khi Nguyễn Phạm Tuân bị bắt.64
3.3. Đặc điểm, kết quả và ý nghĩa 72
3.3.1. Đặc điểm 72
3.3.2. Kết quả và ý nghĩa 74
KẾT LUẬN 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO 80
PHỤ LỤC
2
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nằm ở vị trí quan trọng trong khu vực Đông Nam Á, ngay từ trong quá khứ,
dân tộc Việt Nam đã phải đương đầu với nhiều thế lực ngoại xâm. Đó là các thế lực
xâm lực phương Bắc thời kì cổ trung đại, hay là các đế quốc thực dân thời cận hiện
đại. Quá trình dựng nước luôn đi kèm với quá trình giữ nước. Chính điều này đã
hun đúc nên truyền thống chống ngoại xâm cho dân tộc ta. Có thể nói, đây là một
trong những đặc điểm xuyên suốt cả một quá trình lịch sử lâu dài và trở thành một
đặc trưng cơ bản trong lịch sử dân tộc.

Vốn được định hình trên dãi đất miền Trung của tổ quốc, cùng với những đặc
điểm chung của cả nước, nhân dân Quảng Bình từ trong quá khứ đã tích cực cùng
nhân dân cả nước đứng lên đấu tranh bảo vệ quê hương xóm làng, bảo vệ đất nước.
Yêu nước, thương nòi và truyền thống chống ngoại xâm anh hùng bất khuất cũng
do đó mà sớm nảy nở trên mảnh đất này.
Độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ là điều thiêng liêng bất khả xâm phạm
của nhân dân Quảng Bình nói riêng và của dân tộc Việt Nam nói chung. Chính vì
vậy, trong khoảng thời gian từ thế kỉ XV đến những năm cuối thế kỉ XIX, nhân dân
Quảng Bình cùng với cả nước đã 3 lần đứng lên đấu tranh bảo vệ quê hương xóm
làng, bảo vệ đất nước. Đó là cuộc kháng chiến chống ách đô hộ của nhà Minh thế kỉ
XV, cuộc kháng chiến chống quân Thanh xâm lược thế kỉ XVIII và kháng chiến
chống thực dân Pháp nửa sau thế kỉ XIX. Trong các cuộc đấu tranh chống ngoại
xâm đó, nhân dân Quảng Bình đã cùng nhân dân cả nước làm nên những chiến công
hiển hách, tô thắm thêm trang sử vẻ vang của dân tộc.
Có thể nói rằng, trong suốt chặng đường lịch sử chống ngoại xâm ấy, Quảng
Bình luôn là mảnh đất phải gánh chịu nhiều đau thương mất mát. Chính vì điều đó,
Quảng Bình được ví như là “cái đòn gánh chính trị oằn vai vì sức nặng cách
mạng” [40, tr. 9]. Và người dân Quảng Bình được cả nước biết đến với những đức
tính chịu thương, chịu khó, cần cù, thông minh, sáng tạo trong lao động sản xuất,
anh dũng kiên cường, bất khuất trong đấu tranh chống ngoại xâm.
Ngày nay, cả nước đang bước vào thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa đất
nước. Nhân dân Quảng Bình đã và đang ra sức chung tay xây dựng và phát triển đất
3
nước. Đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao. Có được những thành quả to
lớn đó là nhờ sự lãnh đạo của Đảng, của Nhà nước và điều không kém phần quan
trọng là nhân dân Quảng Bình đã biết kế thừa và phát huy truyền thống đấu tranh
chống ngoại xâm, xây dựng quê hương xóm làng từ trong quá khứ.
Vì vậy, việc tìm hiểu và nghiên cứu vấn đề “Quảng Bình kháng chiến chống
ngoại xâm từ thế kỉ XV đến cuối thế kỉ XIX” là việc làm có ý nghĩa khoa học và có
giá trị thực tiễn sâu sắc.

Thứ nhất, nghiên cứu vấn đề này nhằm góp phần làm sáng tỏ hệ thống cuộc
kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân Quảng Bình từ thế kỉ XV đến những
năm cuối thế kỉ XIX. Trên cơ sở đó, rút ra những nhận xét, đánh giá về đặc điểm,
tính chất, ý nghĩa cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân Quảng Bình.
Thứ hai, từ việc nghiên cứu vấn đề rút ra những bài học kinh nghiệm phục vụ
cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay.
Vì những lý do trên, tôi chọn vấn đề “Quảng Bình kháng chiến chống ngoại
xâm từ thế kỉ XV đến cuối thế kỉ XIX” làm đề tài luận văn Thạc sĩ sử học chuyên
ngành lịch sử Việt Nam.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Cho đến nay, vấn đề kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân Quảng Bình
thời cổ trung đại đã được các nhà nghiên cứu đề cập dưới nhiều góc độ khác nhau.
Có thể thống kê một số tài liệu sau:
Trong công trình, “Lịch sử Đảng bộ Quảng Bình”, xuất bản năm 1995, đã
trình bày về lịch sử đấu tranh của Đảng bộ và nhân dân Quảng Bình từ khi có Đảng
cộng sản Việt Nam ra đời cho đến về sau. Tuy nhiên, tác phẩm đã trình bày một
cách sơ lược về truyền thống đấu tranh của nhân dân Quảng Bình trước khi Đảng
thành lập.
Tác phẩm “Địa lý - Lịch sử Quảng Bình” của tác giả Lương Duy Tâm (bảo
tàng Quảng Bình xuất bản năm 1998), đã giới thiệu khá đầy đủ về địa lý tự nhiên,
địa lý lịch sử, kinh tế và phong tục tập quán của Quảng Bình. Đây là tập lịch sử
Quảng Bình đầu tiên được viết theo phương pháp sử học mác - xít.
Tác giả Nguyễn Thế Hoàn và Lê Thúy Mùi trong công trình “Lịch sử Quảng
Bình” (Nhà xuất bản Đại học sư phạm năm 2007), đã trình bày một cách khái quát
4
về lịch sử Quảng Bình từ buổi đầu dựng nước cho đến những năm kháng chiến
chống Mĩ cứu nước. Trong đó, tác phẩm chỉ mới dừng lại ở việc lướt qua các sự
kiện qua từng thời kì mà chưa đi sâu vào từng vấn đề cụ thể.
Bên cạnh đó, “Lịch sử Đảng bộ” của các huyện như : Bố Trạch; Quảng Trạch;
Tuyên Hóa; Minh Hóa; Quảng Ninh; Lệ Thủy với việc nghiên cứu rất kĩ về lịch sử

Đảng bộ của từng huyện nhưng chủ yếu là lịch sử đấu tranh trong thời kì cận hiện
đại còn phong trào trong thời kì cổ trung đại được viết lướt qua chưa có tính chất hệ
thống.
Tác giả Nguyễn Thị Ánh Minh, trường Đại học Đà Lạt với đề tài luận văn
“Phong trào Cần Vương ở Quảng Bình” (2007), luận văn đã trình bày khá đầy đủ
về quá trình đứng lên đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Quảng
Bình dưới ngọn cờ Cần Vương.
Tác giả Đặng Huy Vận với bài viết “Về cuộc kháng chiến kiên cường và anh
dũng của nhân dân Quảng Bình ở cuối thế kỉ XIX” đăng trên Tạp chí nghiên cứu
lịch sử, số 106 - 1968, đã trình bày về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của
nhân dân Quảng Bình từ khi vua Hàm Nghi xuất bôn ra Quảng Bình ban chiếu Cần
Vương kêu gọi nhân dân đứng lên đánh Pháp đến khi vua Hàm Nghi bị bắt. Bài viết
làm nổi bật lên tinh thần đấu tranh quật cường của nhân dân Quảng Bình dưới ngọn
cờ Cần Vương của vua Hàm Nghi.
Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử số 82 - 1966, đăng bài viết “Truyền thống lịch sử
qua con người Việt Nam chiến đấu và sản xuất ở Quảng Bình” của tác giả Trung
Thuần. Bài viết đã làm nổi bật lên truyền thống lịch sử của nhân dân Quảng Bình
không chỉ giỏi trong lao động sản xuất mà còn anh dũng kiên cường trong đấu tranh
chống lại mọi kẻ thù xâm lược, tô thắm thêm trang chống ngoại xâm của dân tộc
Việt Nam.
Trên tạp chí Văn hóa Quảng Bình số 7,8 - 2012 đăng các bài viết “Danh nhân
Quảng Bình - Những hào quang đi qua nhiều thế hệ”, của tác giả Nguyễn Khắc
Thái; “Danh tướng Quảng Bình qua các thời kì lịch sử”, của tác giả Phan Viết
Dũng đã nhấn mạnh truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của những người con
Quảng Bình qua các thời kì lịch sử.
5
Tháng 7 năm 2012 Hội thảo khoa học Quốc gia về “Danh nhân Quảng Bình”
được tổ chức, hội thảo đã thu hút nhiều nhà nghiên cứu với những bài viết tâm
huyết về những người con ưu tú của Quảng Bình hi sinh vì sự nghiệp đấu tranh giải
phóng quê hương đất nước.

Điểm qua các nhóm công trình nghiên cứu nêu trên, có thể bước đầu rút ra
những nhận định như sau: thứ nhất, các công trình nghiên cứu chỉ trình bày một
cách khái quát vấn đề chống ngoại xâm của nhân dân Quảng Bình trong dòng chảy
của lịch sử dân tộc, chưa có một công trình nào thực sự đi sâu vào từng cuộc kháng
chiến cụ thể. Thứ hai, cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân Quảng Bình
từ thế kỉ XV đến cuối thế kỉ XIX, mà cụ thể đó là ba cuộc kháng chiến chống ách
đô hộ của nhà Minh thế kỉ XV, cuộc kháng chiến chống quân Thanh xâm lược thế
kỉ XVIII và kháng chiến chống thực dân Pháp nửa sau thế kỉ XIX, các công trình
chỉ mới dừng lại trình bày khái quát, chưa có tính hệ thống. Tuy nhiên, các công
trình nghiên cứu nêu trên là nguồn tài liệu vô cùng quý giá nhằm giúp cho tác giả
hoàn thiện từng vấn đề đặt ra cho đề tài.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
+ Đối tượng nghiên cứu của đề tài là “Quảng Bình kháng chiến chống ngoại
xâm từ thế kỉ XV đến cuối thế kỉ XIX”.
+ Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: Luận văn tập trung đi sâu nghiên cứu cuộc kháng chiến
chống ngoại xâm của nhân dân Quảng Bình. Ngoài ra, trong từng trường hợp cụ
thể, đề tài còn mở rộng phạm vi nghiên cứu ra nhiều khu vực khác nhau của cả
nước.
- Về thời gian: đề tài được giới hạn trong khoảng thời gian từ thế kỉ XV đến
những năm cuối của thế kỉ XIX.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu đề tài là nhằm trình bày có hệ thống và toàn diện vấn đề
“Quảng Bình kháng chiến chống ngoại xâm từ thế kỉ XV đến cuối thế kỉ XIX”.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
6
Để thực hiện mục đích nghiên cứu nêu trên, đề tài tập trung giải quyết những
nhiệm vụ cơ bản sau:
- Thứ nhất, trình bày khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và phong

trào chống ngoại xâm của nhân dân Quảng Bình trước thế kỉ XV.
- Thứ hai, trình bày nhân dân Quảng Bình kháng chiến chống ngoại xâm từ thế
kỉ XV đến cuối thể kỉ XIX.
- Thứ ba, rút ra những nhận định, đánh giá về đặc điểm, tính chất cũng như ý
nghĩa cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân Quảng Bình từ thế kỉ XV
đến cuối của thế kỉ XIX.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận: quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ
Chí Minh về sử học là cơ sở phương pháp luận của đề tài.
- Phương pháp nghiên cứu: để thực hiện đề tài, tác giả sử dụng phương pháp lịch
sử, phương pháp logic, kết hợp với các phương pháp cụ thể của bộ môn như: sưu tầm,
so sánh, đối chiếu, phân tích, tổng hợp… Trên cở sở những tư liệu đã được sưu tầm và
xử lí, sắp xếp theo từng vấn đề đặt ra cho đề tài, từ đó tái tạo lại một cách chân thật bức
tranh cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân Quảng Bình từ thế kỉ XV đến
cuối của thế kỉ XIX.
6. Đóng góp của luận văn
- Về khoa học:
+ Luận văn là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống về vấn đề
Quảng Bình kháng chiến chống ngoại xâm từ thế kỉ XV đến cuối thế kỉ XIX. Qua đó
góp phần khỏa lấp những khoảng trống trong các nghiên cứu về lịch sử Quảng Bình.
+ Thứ hai, từ việc phân tích vấn đề, tác giả đề tài rút ra những nhận định đánh
giá về đặc điểm, tính chất cũng như ý nghĩa từ cuộc kháng chiến chống ngoại xâm
của nhân dân Quảng Bình mang lại.
- Về thực tiễn:
+ Trên cơ sở xây dựng nguồn tài liệu tham khảo cho đề tài, luận văn là tài liệu
tham khảo quý báu cho các bạn sinh viên, học viên cao học chuyên ngành Lịch sử Việt
Nam cũng như những ai quan tâm tới vấn đề này.
7
+ Luận văn còn cung cấp nguồn tài liệu cho việc giảng dạy môn lịch sử địa
phương ở các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông.

7. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu (6 trang), kết luận (2 trang), tài liệu tham khảo (6 trang), nội
dung luận văn được trình bày gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và phong trào
chống ngoại xâm của nhân dân Quảng Bình trước thế kỉ XV (12 trang).
Chương 2: Nhân dân Quảng Bình kháng chiến chống ngoại xâm từ thế kỉ XV
đến cuối thế kỉ XVIII (29 trang).
Chương 3: Nhân dân Quảng Bình chống thực dân Pháp xâm lược (từ giữa thế
kỉ XIX đến cuối thế kỉ XIX) (28 trang).
8
Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ - HỘI
VÀ PHONG TRÀO CHỐNG NGOẠI XÂM CỦA NHÂN DÂN
QUẢNG BÌNH TRƯỚC THẾ KỈ XV
1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
Trong tiến trình phát triển của lịch sử Việt Nam, địa bàn Quảng Bình có vị trí
rất đặc thù. Những phát hiện của các ngành khoa học trong những thập kỉ gần đây
đã chứng minh rằng vùng đất Quảng Bình không những có lịch sử rất lâu đời mà
còn là nơi tiềm chứa nhiều giá trị văn hóa vật chất và tinh thần rất độc đáo. Trải bao
biến thiên của lịch sử, trong diễn trình phát triển của mình, Quảng Bình đã qua
nhiều lần thay đổi về không gian lãnh thổ, về thể thức hành chính và cả về danh
xưng. Dưới thời vương quốc Chămpa, đất Quảng Bình ngày nay thuộc hai châu Bố
Chinh và Địa Lí. Khi chuyển chủ quyền vùng đất vào Đại Việt (1069) và đến năm
1075 nhà Lí đã đổi tên thành Bố Chính và Lâm Bình. Kể từ thời Trần cho đến đầu
thế kỉ XVII, khi châu Lâm Bình trở thành đơn vị hành chính cấp phủ hoặc lộ hay
trấn và lần lượt đổi tên thành Tân Bình, Tây Bình, Tiên Bình, Quảng Bình thì lãnh
thổ Quảng Bình phía Bắc giáp dãy Hoành Sơn, phía Nam kéo dài đến huyện Vĩnh
Linh và Gio Linh thuộc Quảng Trị ngày nay. Cho đến hiện nay, vẫn còn nhiều ý
kiến chưa thống nhất về vấn đề Quảng Bình bắt đầu khai sinh, xác lập vị trí của

mình tự bao giờ? Chưa có tài liệu chính thức nào xác định thời điểm hình thành
vùng đất Quảng Bình. Nếu lấy từ cột mốc 1069, năm Lý Thường Kiệt chính thức
thu hồi lại ba châu: Bố Chính, Địa Lí, Ma Linh do vua Chế Củ giao nộp, thì đến nay
đã là 930. Kể từ khi thu hồi lại cho đến sau này, địa danh của vùng 3 châu tuy nhiều
lần thay đổi, đến đời Nguyễn Hoàng năm 1604 mới mang tên Quảng Bình nhưng
đều có bộ máy hành chính cai trị qua các triều đại [3, tr. 17]. Cho nên, theo phần
đông các nhà nghiên cứu và ý kiến của nhà sử học Dương Trung Quốc, năm 1604 là
năm danh xưng Quảng Bình ra đời. Vì vậy, có thể lấy đây là thời điểm định hình
của mảnh đất Quảng Bình. Từ đây những biến chuyển ở vùng đất Quảng Bình được
gắn liền với lịch sử phát triển của đất nước, tuy dưới các triều đại phong kiến địa
9
danh, đơn vị hành chính, các vùng định cư luôn thay đổi. Trong 930 năm vùng đất
Quảng Bình phát triển với nhiều diễn biến phức tạp và liên quan đến nhiều cuộc
chiến tranh.
Ngày nay lãnh thổ tỉnh Quảng Bình được xác định vào khoảng 17°05' đến
18°05' vĩ độ Bắc và 105°37' đến 107°10' kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Hà Tĩnh,
ngăn cách bởi dãy Hoành Sơn chạy theo hướng từ Tây sang Đông, đâm ngang từ
Trường Sơn ra tận biển (đi qua Đèo Ngang gần bờ biển) là biên giới tự nhiên của
hai tỉnh có chiều dài 129 km. Phía Nam giáp tỉnh Quảng Trị, có chung địa giới dài
75km. Phía Tây giáp tỉnh Khăm Muộn của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào,
với đường biên giới dài 201,87 km. Phía Đông là biển Đông với đường bờ biển dài
116,04 km.
Địa hình Quảng Bình dài và hẹp theo trục Bắc - Nam, cùng với sự phân hóa từ
Tây sang Đông, địa hình theo hướng Tây Nam cũng bị phân hóa rõ rệt. Các dạng
địa hình thấp dần đi từ Bắc xuống Nam. Với 85% diện tích tự nhiên là đồi núi. Phía
Tây Quảng Bình là sườn Đông của dãy Trường Sơn. Phía Đông là dãy đồng bằng
nhỏ hẹp, có nơi chỉ khoảng 5 - 10 km, chủ yếu tập trung theo hai bờ sông chính;
diện tích chiếm khoảng 15% tổng diện tích tự nhiên.
Do nằm ở vị trí chiến lược quan trọng, nên trong lịch sử mảnh đất Quảng Bình
đã trải qua bao sóng gió của chiến tranh, từ đó đã hun đúc nên truyền thống anh

dũng kiên cường trong đấu tranh chống ngoại xâm để bảo vệ quê hương giống nòi,
từng bước xây dựng và phát triển.
1.1.2. Điều kiện tự nhiên
Sau khi Quảng Bình trở về với lãnh thổ quốc gia Đại Việt năm 1069, là vùng
đất phên dậu phía Nam của đất nước nên dân cư đang còn thưa thớt, đất đai còn
hoang sơ. Nhà nước đã thực hiện chính sách chiêu mộ dân từ miền ngoài vào khai
khẩn làm ăn, sinh cơ lập nghiệp ở vùng đất này. Từ đó cho đến đầu thế kỉ XVII, khi
Quảng Bình đã được định hình về vị trí và tên gọi như ngày nay, thì đời sống kinh
tế - xã hội của cư dân nơi đây ngày càng phát triển.
Nằm trên dãi đất miền Trung với thiên nhiên và cảnh quan rất đa dạng. Có
diện tích tự nhiên phần đất liền là 8.037,6 km². Riêng phần đất liền, nếu tính từ Tây
sang Đông, nơi rộng nhất của tỉnh Quảng Bình là 89 km (từ điểm cao 1090 thuộc xã
10
Dân Hóa, huyện Minh Hóa đến thôn Hải Đông, xã Quảng Đông, huyện Quảng
Trạch); nơi hẹp nhất là 40,3 km (từ điểm cao 1002, giữa ranh giới của các huyện Bố
Trạch - Quảng Ninh với tỉnh Khăm Muộn - Lào đến cửa biển Nhật Lệ - thành phố
Đồng Hới). Tuy nhỏ, nhưng Quảng Bình gần như hội tụ đủ các dạng địa hình với
vùng núi đá vôi, vùng đồi trung du, vùng đồng bằng chiêm trũng và vùng đồng cồn
cát ven biển. Địa hình ở đây phân bố thấp dần từ Tây sang Đông, trung bình 7°. Do
chiều ngang Đông - Tây hẹp nên nhìn toàn cục địa hình Quảng Bình bị cắt xẻ mạnh,
mấp mô, lồi lõm, nhiều nơi đồi núi chạy ra sát biển như đèo Ngang, đèo Lí Hòa;
đồng bằng nhỏ hẹp, thường là những thung lũng trong núi, thung lũng trước núi,
giao thông đi lại giữa các vùng khó khăn.
Nói đến Quảng Bình, trước hết phải nói đến vùng núi đá vôi với hệ thống hang
động tự nhiên Phong Nha - Kẻ Bàng có quá trình Karst phát triển mạnh tạo ra địa
hình đá vôi hiểm trở. Trong khối đá vôi Kẻ Bàng có hệ thống hang động khá nổi
tiếng như Động Phong Nha dài 7.729m, hang Tối dài 5.200m, hang Vòm dài
13.969m… (ở huyện Bố Trạch).
Chuyển tiếp từ vùng núi đá vôi ở phía Tây xuống đồng bằng phía Đông nằm
ven hạ lưu các con sông, chiếm diện tích rất nhỏ, chỉ khoảng 9,3% diện tích tự

nhiên của toàn tỉnh. Tuy nhỏ hẹp, nhưng đồng bằng Quảng Bình có vị trí quan trọng
đối với việc trồng lúa của cư dân nông nghiệp. Không chỉ hôm nay, mà xưa kia bắt
đầu từ thời đại kim khí, cư dân cổ đã vươn ra khai thác đồng bằng ven biển này. Có
thể phân biệt ba cánh đồng chính ở Quảng Bình là cánh đồng Quảng Trạch, cánh
đồng Bố Trạch và cánh đồng Quảng Ninh - Lệ Thủy (cánh đồng hai huyện).
Chuyển tiếp qua đồng bằng nằm ven hạ lưu các con sông đó chính là những
cồn cát, đụn cát ven biển chiếm 3,3% diện tích tự nhiên của tỉnh. Đây là một đặc
điểm riêng của Quảng Bình mà ít gặp ở các tỉnh ven biển trên đất nước ta. Nhờ xuất
hiện hệ thống đụn cát mà tạo ra các vũng vịnh, bàu, đầm ven biển như Bàu Tró, Bàu
Khê, Bàu Sen [3, tr. 13].
Về thủy văn, Quảng Bình có sông ngòi nhiều nhưng ngắn và dốc. Tất cả đều
bắt nguồn từ hệ thống khe suối và các mạch nước ngầm ở sườn Đông dãy Trường
Sơn rồi đổ ra biển. Quảng Bình có 5 con sông lớn là sông Roòn, sông Gianh, sông
Lí Hòa, sông Dinh và sông Nhật Lệ. Sông Gianh rộng và dài nhất (154 km), sông
11
Dinh ngắn và hẹp nhất. Tất cả các con sông đều chảy theo hướng Tây Bắc - Đông
Nam đổ ra biển, chia cắt khoảng đồng bằng nhỏ hẹp ra từng khoảng nhỏ. Mật độ
sông ngòi ở Quảng Bình là 0,8 - 1,1 km/km². Mật độ sông suối ở vùng núi là 1 km/
km², vùng ven biển là 0,6 - 0,8 km/ km². Quảng Bình là tỉnh có hệ thống sông ngòi
khá phát triển, lượng dòng chảy vào loại lớn của Việt Nam. Vào mùa lũ, lượng
dòng chảy chiếm tới 60 - 80% lượng dòng chảy của cả năm. Cùng với đặc điểm
sông ngòi ngắn và dốc nên Quảng Bình thường xảy ra lũ lụt. Tuy nhiên, sông ngòi
Quảng Bình có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc cung cấp nước sinh hoạt, sản
xuất, lưu thông và cung cấp nguồn thủy sản cho con người.
Về khí hậu, Quảng Bình nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa, luôn bị tác động bởi
khí hậu của phía Bắc và phía Nam, được chia làm hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng
9 đến tháng 3 năm sau. Lượng mưa trung bình hằng năm 2.000 - 2.300 mm. Thời
gian mưa tập trung vào các tháng 9, 10 và 11. Mùa khô từ tháng 4 đến tháng 8 với
nhiệt độ trung bình 24 - 25°C. Ba tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 6, 7 và 8.
Quảng Bình nằm trong đới khí hậu chí tuyến gió mùa, có sự phân hóa sâu sắc

của địa hình. Nhiệt độ tăng dần từ Bắc vào Nam, từ Tây sang Đông. Số giờ nắng
bình quân năm khoảng 1.200 - 2.000 giờ. Do địa hình của tỉnh phức tạp nên khí hậu
có sự phân hóa theo không gian. Độ ẩm tương đối khoảng 83 - 84%.
Khí hậu Quảng Bình nhìn chung khắc nghiệt, mùa mưa trùng với bão. Đây
cũng là tỉnh thường xuyên chịu ảnh hưởng của bão. Với địa hình hẹp, dốc nên khi
có bão thường xảy ra lũ đột ngột. Vào mùa khô có gió phơn Tây Nam (gió Lào) khô
nóng ảnh hưởng nhiều đến đời sống, sản xuất.
Quảng Bình có đường bờ biển dài 116,08 km, chiếm toàn bộ phía Đông của
tỉnh với nhiều vũng, vịnh, có 4 cửa sông là Roòn, Gianh, Lí Hòa, Nhật Lệ, có cảng
Nhật Lệ, cảng Gianh, cảng Hòn La. Bờ biển Quảng Bình dài và đẹp. Với thềm lục
địa rộng gấp 2,6 lần diện tích đất liền tạo cho Quảng Bình có một ngư trường rộng
lớn với trữ lượng khoảng 10 vạn tấn và phong phú về loài (1560 loài). Biển ở đây
có nhiều hải sản quý, sản lượng cao, chất lượng ngon như tôm hùm, tôm sú, mực
ống, san hô…
Quảng Bình nằm trong khu vực đa dạng sinh học Bắc Trường Sơn nơi có hệ
động - thực vật đa dạng và phong phú, độc đáo với nhiều nguồn gen quý hiếm như:
12
Voọc Hà Tĩnh, Gấu, Hổ, Sao La, Mang Lớn, Gà Lôi, Trĩ… Đặc trưng cho đa dạng
sinh học ở Quảng Bình là vùng Karst Phong Nha - Kẻ Bàng. Với diện tích rừng
486.688 ha bao gồm cả rừng tự nhiên và rừng trồng, hệ thực vật đa dạng và phong
phú về giống loài. Rừng Quảng Bình có nhiều loại gỗ quý như Lim, Gụ, Mun, Sưa
và nhiều loại mây tre, lâm sản quý khác. Quảng Bình là một trong những tỉnh có trữ
lượng gỗ cao trong toàn quốc.
Quảng Bình còn là mảnh đất với nhiều thắng cảnh thiên nhiên kỳ thú, như một
bức tranh sơn thủy hữu tình có rừng, có biển. Những thắng cảnh nổi tiếng như đèo
Ngang, đèo Lí Hòa, bãi biển Nhật Lệ, Đá Nhảy, Phá Hạc Hải, Cổng Trời và đặc biệt
là vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng có hệ thống hang động kì vĩ được UNESCO
công nhận là di sản thiên nhiên thế giới năm 2003.
Trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, do có địa
bàn chiến lược quan trọng nên nhiều cuộc chiến tranh đã đi qua mảnh đất này. Đã

hun đúc nên cho con người Quảng Bình không chỉ giỏi trong lao động sản xuất mà
còn dũng cảm kiên cường trong đấu tranh với kẻ thù xâm lược, truyền thống đó đã
được hình thành từ bao đời nay. Quảng Bình ở vào một vị thế hết sức đặc thù “núi
vây ba mặt, biển giăng một bề…” không giống với bất cứ một địa bàn nào trong cả
nước. Là vùng đất có sự đan xen, giao thoa và tiếp biến các giá trị văn hóa hai miền
Bắc - Nam. Vì lẽ đó, con người Quảng Bình có khả năng thích ứng và nhạy cảm với
những biến cố của chiến tranh, với mọi xu hướng phát triển của lịch sử.
1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
1.2.1. Điều kiện kinh tế
Quảng Bình có nhiều tiềm năng và thế mạnh có thể xây dựng một nền kinh tế
phát triển toàn diện. Dưới chế độ phong kiến tiềm năng và thế mạnh của quê hương
không được phát huy đầy đủ để phục vụ cho đời sống nhân dân. Là vùng đất phía
Nam xung yếu của quốc gia Đại Việt, nằm trên đường thiên lí Bắc - Nam có vị trí
chiến lược quan trọng về kinh tế cũng như quốc phòng. Nên ngay từ đầu, nhà nước
phong kiến đã có nhiều chính sách ưu tiên phát triển vùng đất này, như chiêu mộ
dân miền ngoài vào đây khai khẩn phát triển kinh tế, xây dựng hệ thống đồn lũy để
bảo vệ an ninh quốc phòng cho vùng đất này. Là địa bàn nằm xa chính quyền trung
ương, đất đai chưa được khai phá nhiều, dân cư thưa thớt; lại nằm ở vị trí quan
13
trọng được thiên nhiên ban tặng nhiều tài nguyên thuận lợi cho việc phát triển kinh
tế, xây dựng quốc phòng. Vì vậy, dưới thời kì phong kiến vùng đất Quảng Bình đã
bị các thế lực ngoại xâm nhòm ngó và xâm chiếm đặt ách thống trị.
Nông nghiệp là ngành sản xuất chính của Quảng Bình, nặng tính chất phân
tán, tự cấp, tự túc. Ngoài hai cánh đồng Lệ Thủy và Quảng Ninh trù phú, sản xuất
nông nghiệp khá thuận lợi thì hầu hết các vùng đồng bằng đều nhỏ hẹp, đất không
màu mỡ lại thường xuyên bị thiên tai nên hoạt động sản xuất khó khăn. Do chỉ độc
canh cây lúa, nên năng suất thấp (chỉ đạt 12 tạ trên 1 công mẫu). Ngoài ra, người
nông dân còn tận dụng các vùng đất gò đồi, đất bồi ven sông để trồng rau, đậu, ngô,
khoai sắn…
Ngư nghiệp cũng khá phát triển ở Quảng Bình. Tận dụng thế mạnh về biển,

người dân các làng Cảnh Dương, Quảng Phú, Lí Hòa, Quang Phú, Hải Thành, Bảo
Ninh… lấy nghề khai thác, chế biến hải sản làm nghề chính. Nghề biển là một nghề
lệ thuộc vào thiên nhiên, thời tiết nên trước đây cuộc sống của ngư dân rất bấp bênh
“ngư nhọc nông nhàn”. Ngày nay việc khai thác, chế biến nuôi trồng, bảo vệ nguồn
lợi thủy sản đang ngày càng được quan tâm, đầu tư đúng mức và dần trở thành một
trong những ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.
Thủ công nghiệp Quảng Bình đa dạng và phong phú. “Thế kỉ XVII, XVIII ở
nước ta công thương nghiệp, kinh tế hàng hóa đã khá phát triển. Trên đất Quảng
Bình nhiều thủ công nghiệp đã có và thành nghề chuyên môn của cả làng. Làng Đại
Phong, làng Tuy Lộc (Lệ Thủy)… dệt chiếu hoa, làng Phan Xá, làng Hoàng Giang
chuyên nghề rèn, nghề đúc. Huyện Khang Lộc hầu như khắp nơi đều có nghề dệt,
làng Bình Xá, Võ Xá nổi tiếng với nghề dệt lụa”… [70, tr. 204 ]. Những ngành nghề
thủ công truyền thống của Quảng Bình đang từng bước được khôi phục để tạo công
ăn việc làm cho nhân dân, tăng thêm tiềm lực kinh tế cho tỉnh.
Trong lâm nghiệp, người dân chủ yếu khai thác rừng nguyên sinh, trồng rừng
và bảo vệ rừng. Người dân Quảng Bình đã biết khai thác nguồn lợi của tự nhiên, để
phục vụ cho nhu cầu cuộc sống của mình. Với cuộc sống phụ thuộc chặt chẽ vào
thiên nhiên nên người Quảng Bình cũng gắn bó mật thiết với thiên nhiên. Đó là lợi
thế để khi chiến tranh diễn ra, họ có thể tận dụng tối đa sức mạnh của thiên nhiên,
14
của địa hình (điển hình là phong trào Cần Vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX) để
đấu tranh chống lại kẻ thù xâm lược.
Trên mảnh đất eo thắt của miền Trung, thiên nhiên đã ban tặng cho Quảng
Bình những thuận lợi nhất định để phát triển kinh tế - xã hội, nhưng cũng chính nơi
đây thời tiết, khí hậu cũng hết sức khắc nghiệt “nắng, gió Lào cát trắng” ảnh hưởng
rất lớn đến cuộc sống của nhân dân. Trong gian khổ đó, con người Quảng Bình luôn
phải tìm cách để vươn lên xây dựng kinh tế và phát triển xã hội.
1.2.2. Đời sống xã hội
Quảng Bình là vùng đất có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời với nhiều
thăng trầm và biến động. Thời tiền sử, cư dân cổ sớm định cư ở Quảng Bình.

Những phát hiện khảo cổ học đã chứng minh được nguồn gốc bản địa và sự phát
triển liên tục qua nhiều thời đại của cộng đồng dân cư, được phân bố rãi khắp địa
bàn Quảng Bình với những di chỉ văn hóa điển hình của thời kì Hòa Bình muộn,
của văn hóa đá mới (di chỉ Bàu Tró) và văn hóa Đông Sơn.
Lịch sử cộng đồng Quảng Bình đã trải qua nhiều thời kì khác nhau. Thời Hùng
Vương là cư dân Việt cổ, đến thế kỉ XI tiếp nhận những cư dân đầu tiên ở miền
ngoài vào khai phá làm ăn. Trong thế kỉ XV - XVI, cùng với chính sách khai hoang,
mở đất của nhà nước phong kiến, dân số ở đây ngày càng đông. Thế kỉ XVI,
Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa mang theo họ hàng và lực lượng nông dân
từ phía Bắc vào đã tăng cường thêm lực lượng cho vùng đất này. Hàng trăm năm
trôi qua, đời nọ đến đời kia, các cư dân có mặt trên mảnh đất ấy đã hình thành sắc
thái riêng của cư dân Quảng Bình.
Quảng Bình là một tỉnh có dân số xếp vào loại trung bình của cả nước với dân số
831.583 người (năm 2004). Ngoài trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Đồng
Hới, Quảng Bình có 6 huyện với tổng cộng 159 xã, phường và thị trấn [28, tr. 8].
Phần lớn cư dân địa phương là người kinh. Dân tộc ít người thuộc hai nhóm
chính là Chứt và Bru - Vân Kiều gồm những tộc người chính là: Khùa, Mã Liềng, Rục,
Sách, Vân Kiều, Mày, Arem, v v… sống tập trung ở hai huyện miền núi Tuyên Hóa và
Minh Hóa và một số xã miền Tây Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thủy. Dân cư phân bố
không đều, phần lớn tập trung ở nông thôn (84,85%), chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực
mà Quảng Bình có rất nhiều tiềm năng đó là nông - lâm - ngư nghiệp.
15
Nhân dân Quảng Bình không những có truyền thống đấu tranh chống ngoại
xâm mà còn có truyền thống lao động cần cù, sáng tạo. Do sinh sống lâu đời ở vùng
đất đầy nắng gió, luôn phải đối mặt với bão, lũ lụt, hạn hán nên cư dân Quảng Bình
là những người lao động cần cù và dũng cảm, không chịu khuất phục trước thiên
tai. Nhiều vùng đất hoang vu, đồi núi hiểm trở, bãi bồi ven sông, ven biển đã trở
thành những xóm làng trù phú dưới bàn tay lao động của cư dân nơi đây. Chính
công sức lao động của người xưa đã biến vùng đất này thành địa bàn mở nước đầu
tiên trong lịch sử Việt Nam. Mặt khác, những người con từ khắp nơi phiêu bạt tới

đã phải chịu mọi sự khắc nghiệt của thiên nhiên, cuộc sống gian nan, nghèo khó đã
tạo cho họ bản lĩnh, sự kiên trì, bền bỉ, cần kiệm, yêu thương lẫn nhau.
Quảng Bình là vùng đất văn vật, có truyền văn hóa lâu đời. Trong quá trình
lịch sử, đã hình thành nhiều làng văn hóa nổi tiếng và được truyền tụng từ đời này
qua đời khác như “Bát danh hương”: “Sơn - Hà - Cảnh - Thổ - Văn Võ - Cổ -
Kim”. Nhiều danh nhân tiền bối học rộng, đỗ cao, cương trực, khẳng khái và nổi
tiếng xưa và nay trên nhiều lĩnh vực quân sự, văn hóa - xã hội như Dương Văn An,
Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh, Nguyễn Hàm Ninh, Hoàng Kế Viêm, Võ
Nguyên Giáp…
Trong cuộc sống, người Quảng Bình cũng luôn luôn lạc quan, yêu đời. Dù quanh
năm vật lộn với thiên nhiên, đấu tranh với địch họa nhưng họ vẫn luôn dành thời gian
để tổ chức vui chơi với những hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian độc đáo như múa
bông, đua thuyền, bơi chải, chèo cạn, hò khoan Lệ Thủy và các làn điệu dân ca khác.
Trong kháng chiến, người dân Quảng Bình đã phát huy truyền thống quý báu của
mình, cùng nhau đoàn kết trong những cộng đồng làng xóm với những mối quan hệ
thân tộc, láng giềng bền chặt, chung lưng đấu cật để chống giặc ngoại xâm.
Tóm lại, Quảng Bình là vùng đất “địa linh nhân kiệt”, người dân Quảng Bình
vừa anh hùng bất khuất trong đấu tranh chống kẻ thù, cần cù, sáng tạo trong lao
động sản xuất. Những truyền thống quý báu đó tiếp tục phát huy qua bao thế hệ, để
bảo vệ và xây dựng Quảng Bình ngày một đi lên.
16
1.3. Phong trào chống ngoại xâm của nhân dân Quảng Bình trước thế kỉ XV
Chống ngoại xâm là một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Từ xưa
đến nay, mỗi khi đất nước ta bị xâm lăng thì toàn thể dân tộc đều một lòng một dạ
đứng lên chiến đấu để giữ vững nền độc lập chủ quyền của đất nước.
Lịch sử dân tộc Việt Nam trong tiến trình phát triển, phần lớn thời gian chúng
ta phải đứng lên đương đầu với ngoại xâm. Công cuộc bảo vệ đất nước, độc lập dân
tộc cũng chính là bảo vệ cho cuộc sống bình yên và hạnh phúc của mọi người dân.
Đó chính là sự nhận thức sâu sắc về nền độc lập, tự do của đất nước. Trải qua bao
biến cố thăng trầm của lịch sử, sự hi sinh mất mát của bao thế hệ cha ông đã đi qua

càng làm cho ý thức về nền độc lập dân tộc càng quí giá hơn bao giờ hết. Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã từng nói “Không có gì quí hơn độc lập tự do”, đó là động lực thôi
thúc nhân dân Quảng Bình dù gian khổ, khó khăn đến đâu, nhưng cuộc chiến đấu
chính nghĩa để bảo vệ độc lập dân tộc nhất định sẽ giành được thắng lợi. Những
cuộc kháng chiến oanh liệt trong lịch sử dân tộc, nhiều tấm gương hy sinh anh dũng
là niềm tự hào đồng thời là động lực cho nhân dân Quảng Bình kiên cường đứng lên
trong cuộc đấu tranh với kẻ thù.
Quảng Bình có lịch sử hình thành và phát triển với nhiều biến động, thăng
trầm. Thời kì dựng nước, Quảng Bình là phần đất thuộc bộ Việt Thường - một trong
15 bộ của Nhà nước Văn Lang. Trong buổi đầu lịch sử ấy, các cư dân ở đây đã tham
gia tích cực vào quá trình dựng nước của các vua Hùng. Họ cùng với cư dân 14 bộ
khác sinh cơ lập nghiệp đoàn kết tương trợ lẫn nhau trong việc trị thủy và chống
giặc ngoại xâm giữ làng, giữ nước. Những thế kỷ sau đó, nước ta bị các triều đại
phong kiến Trung Quốc đô hộ, biến thành quận huyện của Trung Quốc. Nước ta bị
chia làm ba quận là Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam. Quảng Bình (thuộc quận
Nhật Nam) cùng chịu chung số phận nô lệ phương Bắc. Người Việt và người Chăm
đã nhiều lần đứng lên chống lại ách đô hộ của thế lực ngoại xâm. Điển hình là cuộc
khởi nghĩa của Hai Bà Trưng vào mùa xuân năm 40. Tiếp đó, hàng loạt cuộc khởi
nghĩa nổ ra liên tục như cuộc khởi nghĩa của 2000 dân Tượng Lâm thuộc Nhật Nam
vào mùa hè năm 100 sau Công nguyên. Đến năm 137 lại diễn ra một cuộc khởi
nghĩa lớn. Nghĩa quân đã đánh chiếm huyện Tượng Lâm, đốt thành trì và giết
Trưởng lại. Đến năm 144, một cuộc khởi nghĩa khác bùng nổ lôi cuốn hàng nghìn
17
người tham gia. Họ đã đánh phá các huyện, thành, ấp của bọn quan lại nhà Hán, gây
cho chúng nhiều thiệt hại.
Năm 157, một cuộc khởi nghĩa lớn nổ ra ở quận Cửu Chân bị nhà Hán đàn áp
tàn khốc, nghĩa quân lui vào chiếm giữ Nhật Nam. Được sự ủng hộ và tham gia tích
cực của nhân dân ở đây, lực lượng nghĩa quân đã phát triển lên tới 2 vạn người.
Nhờ vậy đã kéo dài một cuộc chiến đấu trong ba năm gây cho bọn thống trị tổn thất
nặng nề. Đến năm 160, cuộc khởi nghĩa mới bị dập tắt [25, tr. 9].

Năm 192, sau nhiều lần đứng dậy khởi nghĩa, Khu Liên (người huyện Tây
Quyển) cùng với nhân dân Chămpa - một bộ tộc anh em của người Việt đã nổi dậy
đánh đuổi bọn phong kiến nhà Hán ra khỏi đất Nhật Nam, dựng lên tiểu quốc Lâm
Ấp. Quốc gia này vào năm 875 gọi là Chiêm Thành. Quảng Bình thuộc vùng đất ba
châu là Địa Lí, Bố Chính và Ma Linh. Đây là mảnh đất tiền tiêu của vương quốc
Chămpa, cho nên vương quốc Chămpa đã cho xây dựng nhiều thành lũy quân sự để
chống lại sự đe dọa của nước Đại Việt từ phía Bắc. Ngày nay vẫn còn lại nhiều dấu
tích ở các huyện Quảng Trạch, Bố Trạch, Lệ Thủy của tỉnh Quảng Bình [41, tr. 11 -
12]. “Thành đá Lâm Ấp đắp; Đường lộ Tử An xây” [3, tr. 18 - 19].
Đến triều đại nhà Lý, mặc dù nhà Tống (Trung Quốc) đã bị nhân dân Đại Cồ Việt
đánh bại trong cuộc xâm lược năm 981, nhưng vẫn chưa chịu từ bỏ âm mưu thôn tính
nước ta. Để chuẩn bị cho cuộc chiến xâm lược Đại Việt lần thứ hai, nhà Tống thực hiện
kế hoạch liên kết với Chămpa để uy hiếp nước ta từ hai phía, phía Bắc đánh xuống và
từ phía Nam đánh lên. Ở vào tình thế bị bao vây từ hai phía, khó tránh khỏi bị thất bại
và mất nước. Trước tình thế đó, vua Lý Thánh Tông chủ trương trước hết phải khống
chế Chămpa, nhằm để loại mối nguy hiểm đến từ phía Nam đất nước, làm thất bại âm
mưu của nhà Tống. Mùa xuân Kỷ Dậu năm 1069, Lý Thường Kiệt được cử làm
Nguyên Soái tiên phong đem 50 ngàn quân đánh Chămpa, bắt sống vua Chiêm là Chế
Củ. Để cầu hòa và chuộc mạng vua Chế Củ phải cắt ba châu Bố Chinh, Địa Lí, Ma
Linh làm lễ vật mới được vua Lý tha về nước.
Như vậy, vùng đất Quảng Bình nằm trong nước Chămpa 867 năm (192 -
1069) đã trở về với lãnh thổ Đại Việt vào năm 1069. Năm 1075, Chămpa lại tiến
đánh Đại Việt để chiếm lại ba châu đã mất. Lý Thường Kiệt xuất quân vào đánh dẹp
và giành lại được. Lý Thường Kiệt vâng mệnh vua đi tuần biên thùy, vẽ địa đồ hình
18
thế núi sông cả ba châu ấy dâng lên và đổi tên các châu Bố Chinh thành Bố Chính;
châu Địa Lý thành châu Lâm Bình; châu Ma Linh thành châu Minh Linh. Mảnh đất
Quảng Bình từ đó chính thức được đưa vào bản đồ nước ta. Sau khi vạch rõ cương
giới lãnh thổ, vua Lý Nhân Tông xuống chiếu chiêu mộ dân vào vùng đất mới lập
ấp, ban hành một nền hành chính mới, ổn định cuộc sống cho người dân nơi đây.

Có thể nói đó là những cư dân đầu tiên ở miền ngoài vào khai sơn lập ấp, tạo
dựng xóm làng làm ăn sinh sống. Đó cũng là lực lượng chủ yếu bảo vệ biên thùy
phía Nam của nhà nước Đại Việt thời Lý [25, tr. 10].
Trong cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên thế kỷ XIII, nhân dân Quảng
Bình đã tham gia góp sức người, sức của vào công cuộc giữ nước vĩ đại. Bị thất bại
nhục nhã trong lần tấn công năm 1258, vua Nguyên - Hốt Tất Liệt lại tức tốc chuẩn
bị kế hoạch đánh Đại Việt một lần nữa. Nhưng để tạo bàn đạp đánh Đại Việt ở phía
Nam, Hốt Tất Liệt quyết định xâm lược Chămpa trước. Trong cuộc tấn công này, Y
đã đề nghị vua Trần cho mượn đường và cấp lương thảo cho đội quân xâm lực song
đã bị cự tuyệt. Ngược lại, vua Trần còn bí mật giúp nhân dân Chămpa 2 vạn quân
và 500 chiến thuyền. Trong sự giúp đỡ to lớn đó, có sự đóng góp của nhân dân Bố
Chính và Địa Lý (Quảng Bình). Với vị trí sát nách Chămpa, nhân dân ở đây đã tạo
điều kiện thuận lợi cho việc chuyển binh thuyền của Đại Việt sang đất Chămpa.
Hơn nữa, đây cũng chính là nơi giữ vững an toàn cho vùng đất biên thùy phía Nam
của Tổ quốc trong thời gian quân Nguyên xâm lược Chămpa. Sau thất bại ở
Chămpa, Toa Đô rút quân về đóng trên phần đất biên giới giữa hai nước Đại Việt -
Chămpa một thời gian nhằm chờ viện binh. Trong cuộc xâm lược Đại Việt lần thứ
hai năm 1285, quân Toa Đô từ Chămpa đánh vào phủ Bố Chính (Quảng Trạch, Bố
Trạch ngày nay). Nhân dân Bố Chính đã thực hiện chủ trương “vườn không nhà
trống” không cho quân thù cướp bóc của cải [25, tr. 11].
Như vậy, ngay từ thời kì Bắc thuộc, cùng với quá trình đấu tranh chống ngoại
xâm của dân tộc để bảo vệ tổ quốc, vùng đất Quảng Bình cũng đã góp phần không
nhỏ mồ hôi và nước mắt cho công cuộc xây dựng đất nước. Nằm ở vị trí chiến lược
quan trọng, Quảng Bình đã in dấu nhiều cuộc chiến tranh trong lịch sử, phải chịu
nhiều tổn thất đau thương để cùng với nhân dân cả nước đứng lên đấu tranh quét
sạch quân thù, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc. Trong quá trình phát triển,
19
vùng đất Quảng Bình đã bao lần thay đổi về danh xưng, thay đổi về không gian lãnh
thổ. Nhưng dù ở trong lãnh thổ của vương quốc Chămpa hay quốc gia Đại Việt, con
người Quảng Bình vẫn luôn ý thức được quyền độc lập tự chủ. Vì vậy, họ đã đứng

lên đấu tranh, chính trong hoàn cảnh lịch sử đó đã rèn luyện, hun đúc nên đức tính
kiên cường anh dũng, truyền thống chống ngoại xâm của người dân Quảng Bình.
Họ đã dám đương đầu với mọi kẻ thù cũng như đoàn kết nhau trong cuộc sống để
vượt qua sự khắc nghiệt của thiên nhiên. Con người Quảng Bình không chỉ giỏi
trong lao động sản xuất mà còn anh dũng trong đấu tranh với kẻ thù. Đó chính là
động lực, là niềm tin để nhân dân Quảng Bình vững bước vượt qua mọi thử thách
trong những cuộc kháng chiến về sau.
Tiểu kết
Từ trong quá khứ, Quảng Bình đã định hình ở vị trí chiến lược khá quan trọng
của đất nước. Vì vậy, nhân dân Quảng Bình luôn phải gánh chịu những hậu quả
nặng nề do chiến tranh gây ra. Sống trong điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt cùng
với sự tàn phá của chiến tranh đã hun đúc nên truyền thống kiên cường của con
người Quảng Bình. Nhân dân Quảng Bình luôn cần cù, lam lũ, chịu thương chịu
khó trong lao động sản xuất xây dựng quê hương đất nước. Nhưng trong cuộc
kháng chiến chống ngoại xâm, Quảng Bình đã thể hiện tinh thần đấu tranh quật
khởi, gan dạ và anh dũng, không bao giờ chịu khuất phục trước kẻ thù. Có thể nói,
đây là một trong những đặc điểm nổi bật, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt chiều dài lịch sử
của quê hương Quảng Bình nói riêng cũng như lịch sử dân tộc Việt Nam nói chung.
20
Chương 2
NHÂN DÂN QUẢNG BÌNH KHÁNG CHIẾN CHỐNG NGOẠI XÂM
TỪ THẾ KỈ XV ĐẾN CUỐI THẾ KỈ XVIII
2.1. Nhân dân Quảng Bình chống giặc Minh xâm lược (1406 - 1427)
2.1.1. Quảng Bình dưới ách đô hộ của nhà Minh
Trước sự suy yếu của triều Trần, năm 1400 Hồ Quý Ly lật đổ nhà Trần và
thiết lập một triều đại phong kiến mới: triều Hồ (1400 - 1407).
Giữa lúc đất nước đang trải qua những biến động sâu sắc, nhà Trần sụp đổ và
nhà Hồ mới thành lập đang gặp nhiều khó khăn như vậy, thì nhà Minh đã lợi dụng
thời cơ tiến hành xâm lược nước ta. Nhà Minh là một triều đại phong kiến ở Trung
Quốc do Chu Nguyên Chương thành lập năm 1368 trên cơ sở thắng lợi của phong

trào nông dân Trung Quốc lật đổ ách thống trị tàn bạo của nhà Nguyên. Đến đời
Minh Thành Tổ (1402 - 1424) nhà Minh đạt đến giai đoạn cường thịnh nhất và
đồng thời có khuynh hướng bành trướng thế lực ra nước ngoài. Sau một thời gian
thăm dò và chuẩn bị, tháng 11 năm 1406, nhà Minh phát động cuộc chiến tranh xâm
lược nước ta.
Trước âm mưu xâm lược ngày càng rõ rệt của quân Minh, nhà Hồ trước sau
chủ trương kiên quyết kháng chiến và đã tích cực chuẩn bị cho cuộc kháng chiến.
Nhà Hồ đã tăng cường lực lượng quốc phòng, tuyển mộ thêm quân lính, đóng
thuyền chiến, đúc vũ khí và bố trí phòng thủ rất chu đáo. Tuy nhiên, cuộc kháng
chiến do nhà Hồ lãnh đạo đã bị thất bại nhanh chóng.
Trong Bình Ngô Đại Cáo, Nguyễn Trãi cũng đã vạch rõ nguyên nhân thất bại
của nhà Hồ như sau:
“Gần đây nhân họ Hồ chính sách phiền hà,
Khiến trong nước nhân tâm oán bạn.
Quân Minh cường bạo thừa dịp hại dân,
Đảng ngụy gian tà manh tâm bán nước…” [34, tr. 19].
Cuộc kháng chiến thất bại của nhà Hồ đã đưa lịch sử nước ta vào một thảm
họa nguy hiểm. Đó là 20 năm đô hộ của phong kiến nhà Minh từ 1407 đến năm
1427 với tất cả những hậu quả tai hại của nó. Nhưng đó cũng là 20 năm đấu tranh
21
anh dũng và ngoan cường của dân tộc ta quyết xóa bỏ ách đô hộ của phong kiến
nước ngoài và khôi phục lại chủ quyền độc lập của đất nước.
Năm 1407, sau khi chiếm được Đông Đô, nhà Minh đã đổi nước ta làm quận
Giao Chỉ, coi như địa phương quận huyện của Trung Quốc. Chúng lập chính quyền
theo mô hình “chính quốc”. Đứng đầu quận Giao Chỉ là ba ti: đô chỉ huy sứ ti, hay
gọi tắt là đô ti, phụ trách về quân chính; thừa tuyên bố chính sứ ti hay ti bố chính,
trông coi về dân chính và tài chính; đề hình án sát sứ ti hay ti án sát, nắm quyền tư
pháp và giám sát. Dưới quận, nhà Minh chia đặt lại các phủ, châu, huyện. Năm
1407, nhà Minh đặt 15 phủ gồm 36 châu, 181 huyện. Ngoài ra, còn 5 châu trực
thuộc vào quận [62, tr. 275].

Năm 1419, Tổng binh Lý Bân đề nghị triều đình nhà Minh cho tổ chức lại xã
thôn của ta thành lý và giáp như xã thôn của nhà Minh. Cứ 110 hộ lập thành một lý
do một lý trưởng đứng đầu. Dưới lý có giáp gồm 10 hộ do một giáp thủ đứng đầu.
Riêng khu vực kinh thành thì lập thành phường và sương, tương đương như lý ở
nông thôn. Chúng muốn phá hủy kết cấu làng xã cổ truyền của ta, mở rộng chính
quyền đô hộ đến tận đơn vị cơ sở để trực tiếp khống chế nhân dân ta. Nhưng các
làng xã cổ truyền dựa trên kết cấu công xã nông thôn, vẫn tồn tại phổ biến và giữ
được tính tự trị khá cao. Nhân dân cả nước nói chung, nhân dân vùng Tân Bình
(Quảng Bình) nói riêng đã dựa vào cơ sở làng xã này để đoàn kết, tập hợp nhau lại,
kết hợp cuộc đấu tranh giữ làng với cứu nước.
Dưới ách đô hộ của nhà Minh, nhân dân Quảng Bình đã đoàn kết đứng lên đấu
tranh, nhà Minh buộc phải dùng chính sách mua chuộc, vỗ về. “Mùa xuân, tháng
giêng, năm Giáp Ngọ (1414), Trương Phụ và Mộc Thạnh nhà Minh chiêu dụ, vỗ về
Tân Bình, Thuận Hóa, chia đặt quan cai trị để cùng làm việc với thổ quan, khám
xét nhân khẩu, gộp làm sổ hộ” [36, tr. 238].
Về phương diện kinh tế, nhà Minh đẩy mạnh việc vơ vét của cải và bóc lột
nhân dân Quảng Bình cũng như trong cả nước một cách tham tàn. Vừa chiếm được
Kinh thành nước ta, Trương Phụ đã cho quân lính mặc sức cướp phá và thu tiền
đồng chở về nước. Mùa hạ năm 1408, sau hơn một năm xâm lược và cướp bóc, số
“chiến lợi phẩm” mà Trương Phụ tâu lên vua Minh gồm: 235 nghìn con voi, ngựa,
22

×