Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

skkn một vài biện pháp tổ chức cho các lớp khối lá tập thể dục sáng ngoài sân trường có hiệu quả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.01 KB, 15 trang )

MỘT VÀI BIỆN PHÁP
TỔ CHỨC CHO CÁC LỚP KHỐI LÁ
TẬP THỂ DỤC SÁNG NGOÀI SÂN TRƯỜNG CÓ HIỆU QUẢ
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
- Sự cần thiết để tiến hành đề tài
- Các thông tin về những vấn đề nghiên cứu, tình hình nghiên cứu
- Khẳng định tính mới về khoa học của vấn đề
II. NỘI DUNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1. Thực trạng của vấn đề
2. Các biện pháp và kết quả đạt được:
a. Nghiên cứu tài liệu, chọn lọc nội dung, tổ chức cho giáo viên
học tập chuyên đề
b. Sắp xếp bố trí địa điểm các lớp
c. Đưa vào hoạt động chiều để rèn từng động tác cho trẻ
d. Tổ chức cho trẻ tập theo nhạc và sử dụng dụng cụ thể dục
e. Rèn đội hình nhanh, gọn, đẹp mắt:
 Rèn cách so hàng dọc
 Tổ chức cho trẻ khởi động theo đội hình hai vòng tròn
 Rèn cách giãn hàng ngang
3. Khả năng ứng dụng và triển khai
III. KẾT LUẬN:
- Kết quả của việc ứng dụng đề tài
- Những kết luận trong quá trình nghiên cứu
- Những ý kiến đề xuất
Trang 1
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Giáo dục phát triển vận động là một trong những nội dung giáo dục phát
triển toàn diện cho trẻ trong chương trình giáo dục mầm non.
Các bài tập vận động có ý nghĩa to lớn trong việc rèn luyện thể lực sức
khỏe, giúp trẻ phát triển toàn diện. Rèn luyện thể lực đều đặn và có hệ thống sẽ
giúp cơ thể nâng cao khả năng đề kháng. Việc rèn luyện các cơ bắp sẽ giúp duy


trì sự cân bằng bền vững trong nội tạng cơ thể, làm cho việc trao đổi chất được
tốt hơn, củng cố hệ tuần hoàn và hô hấp, nhờ vậy mà thể lực và sức khỏe được
nâng cao. Trẻ khỏe mạnh, thể chất phát triển tốt sẽ nhanh nhẹn, tích cực trong
mọi hoạt động, tích cực tham gia tìm hiểu khám phá môi trường xung quanh và
qua các trải nghiệm trong hoạt động trẻ được cung cấp thêm kiến thức, kỈ năng,
nhờ đó trẻ sẽ phát triển về mọi mặt. Chính vì thế, các bài tập rèn luyện phát
triển vận động cho trẻ là một nội dung quan trọng, cần thiết trong chương trình
giáo dục mầm non. Nội dung giáo dục này được thực hiện qua các hình thức
hoạt động ở trường mầm non theo kế hoạch có định hướng của giáo viên, sẽ
giúp trẻ phát triển tốt các kỷ năng vận động và góp phần giúp trẻ phát triển các
mặt nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm xã hội và thẩm mỹ.
Trong các hình thức phát triển vận động cho trẻ ở trường Mầm non, thì
thể dục sáng là một hình thức mang tính thường xuyên đều đặn, nó đem lại sự
thoải mái, năng động, bắt đầu cho các hoạt động trong ngày của trẻ.
Vai trò của hoạt động thể dục sáng quan trọng là vậy, thế nhưng với đặc
điểm, tình hình cụ thể ở đơn vị của tôi về cơ sở vật chất, cũng như về năng lực
của giáo viên còn hạn chế, nên việc thực hiện tổ chức hoạt động chưa đạt hiệu
quả.
Trên thực tế, chúng ta đều biết, rèn luyện vận động sẽ phản tác dụng nếu
chúng ta tập luyện không đúng cách, không khoa học, không phù hợp với tình
hình sức khỏe của trẻ về thời gian, không gian, cũng như sự hứng thú của trẻ.
Vì thế, để tổ chức và rèn luyện vận động có hiệu quả, trước hết là phải
nắm vững những vấn đề chung về đặc điểm phát triển vận động của trẻ mầm
non, cũng như vai trò của hoạt động phát triển vận động đối với sự phát triển
Trang 2
toàn diện của trẻ. Sau đó phải nắm được đặc điểm phát triển vận động chung
của trẻ ở lớp, của từng cá nhân trẻ, và những điều kiện môi trường nào có thể
hỗ trợ cho hoạt động, yếu tố nào làm ảnh hưởng đến hoạt động… để từ đó có kế
hoạch, biện pháp tổ chức thực hiện hoạt động có hiệu quả hơn, và có sự so
sánh, đánh giá mức độ kết quả thực hiện.

Với một số biện pháp đã thực hiện trong thời gian tiến hành tổ chức cho
tất cả các cháu nói chung, và riêng đối với các cháu khối lá đến nay, bản thân
tôi và chị em giáo viên đã có điều kiện vận dụng, phát huy những kinh nghiệm
đã có, cũng như những kinh nghiệm học tập được từ chị em đồng nghiệp, qua
đó trao đổi, bàn bạc, đút rút những cái hay để nhân rộng, còn những cái chưa
khả thi, chưa phù hợp với tình hình cụ thể của đơn vị cũng được chị em đóng
góp ý kiến, tìm ra hướng khắc phục nhằm mục đích chăm sóc giáo dục trẻ toàn
diện.
Với kinh nghiệm quản lý chuyên môn còn quá ít, vì vậy bản thân tôi
không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế và khó khăn trong quá trình tổ chức
thực hiện hoạt động, nên tôi đã cố gắng đầu tư, tìm cách từng bước, từng bước
khắc phục những vướng mắc đó.
II. NỘI DUNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1. Thực trạng của vấn đề:
Cũng như những năm trước, năm nay tôi được phân công phụ trách
chuyên môn của trường Mẫu giáo Anh Đào. Trường có hai điểm, điểm lẻ là 1
lớp chồi, điểm chính có 7 lớp, gồm 3 lớp lá, 2 lớp chồi và 2 lớp mầm. Tổng
cộng là 8 lớp. Tất cả đều được tổ chức học bán trú. Trường có 12 giáo viên kể
cả 3 giáo viên đang ở diện hộ sản, tất cả đều đạt chuẩn 100% , trong đó có 3
giáo viên đạt trình độ cao đẳng, 1 giáo viên đang theo học cao đẳng, 3 giáo viên
đang theo học các lớp đại học từ xa, đại học tại chức và đại học liên thông. Bên
cạnh sự quan tâm của Ban giám hiệu đã từng bước tạo điều kiện về cơ sở vật
chất cho bộ phận chuyên môn hoạt động, trường cũng nhận được sự quan tâm
nhiệt tình của một số phụ huynh học sinh trong vấn đề phối hợp và chăm sóc
giáo dục trẻ. Song song với những thuận lợi trên, bên cạnh cũng còn gặp những
Trang 3
khó khăn sau:
Trường được đặt trên mặt tiền giáp với đường lộ, địa hình của trường có
dạng hình tam giác, có 3 dãy lớp nằm dọc ở 2 cạnh trong, còn cạnh ngoài là mặt
tiền tiếp giáp với đường lộ. Khoảng sân trẻ chơi thì rất khiêm tốn, chưa kể đến

những đồ chơi ngoài trời, cũng như một số cây bàng trồng đã lâu năm chiếm
bớt diện tích sân, còn diện tích trong các lớp học thì cũng rất chật hẹp, không có
hành lang rộng nên mọi hoạt động học tập, ăn ngủ, sinh hoạt của trẻ đều ở trong
lớp là chính. Sĩ số trẻ thì lại quá đông gần 50 cháu trên một lớp.
Đa số giáo viên thâm niên công tác còn quá ít, kinh nghiệm tổ chức hoạt
động của giáo viên còn hạn chế, mỗi lớp chỉ có một cô quản lý các cháu từ sáng
đến chiều, nên ít nhiều gì cũng ảnh hưởng đến việc chăm sóc giáo dục trẻ. Với
những khó khăn khách quan cũng như chủ quan trên, dẫn đến việc tổ chức các
hoạt động của giáo viên không đạt hiệu quả cao.
Riêng bản thân tôi cũng chưa có kinh nghiệm trong công tác quản lý,
thêm vào đó ngày thứ bảy và chủ nhật còn phải tham gia học lớp đại học mầm
non, vì thế không có nhiều thời gian và còn hạn chế trong việc nghiên cứu
truyền đạt các kinh nghiệm tổ chức các hoạt động cho trẻ nói chung, mà cụ thể
là hoạt động thể dục sáng ở các cháu khối lá.
Để hạn chế những yếu kém và khó khăn trên, tôi đã cố gắng suy nghĩ tìm
một vài biện pháp để giúp các cô có điều kiện tổ chức tốt hơn hoạt động này
nhằm góp phần vào việc chăm sóc giáo dục trẻ toàn diện.
2. Các biện pháp và kết quả đạt được:
a. Nghiên cứu tài liệu, chọn lọc nội dung, tổ chức cho giáo viên học
tập chuyên đề:
Trước mắt, để tìm ra một số biện pháp giải quyết vấn đề trên, đòi hỏi ta
phải nắm vững phương pháp, những yêu cầu, những hình thức tổ chức hoạt
động sao cho nó vừa phù hợp với tình hình thực tế, cũng như đáp ứng được
những yêu cầu chung của việc tổ chức hoạt động phát triển vận động cho trẻ
mầm non theo hướng tích hợp. Vì vậy tôi đã nghiên cứu, tham khảo so sánh
những vấn đề đổi mới giữa các chương trình và rút ra một số vấn đề cơ bản đối
Trang 4
với hoạt động để đưa vào chuyên đề cho các cô học tập và nghiên cứu. Nội
dung của vấn đề như sau:
Thể dục sáng là một hoạt động không thể thiếu trong sinh hoạt hằng ngày

của trẻ, tập thể dục sáng sẽ giúp trẻ làm quen với thể dục, thể thao, ham thích
vận động. Thể dục sáng được thực hiện bởi các bài tập phát triển các nhóm cơ
và hô hấp, các động tác được sắp xếp theo trình tự nhất định: Thở - Tay vai –
Lưng bụng – Chân – Bật. Tất cả động tác được sử dụng lô gic, phù hợp để tác
động toàn diện đến cơ thể trẻ.
Thể dục sáng được tiến hành trong khoảng thời gian từ 7 đến 10 phút,
Mỗi động tác tập ít nhất từ 4 – 6 lần, riêng những ngày có thể dục giờ học thì có
thể giảm số lần tập, về đội hình thì có thể tập ở đội hình vòng cung, vòng tròn,
hàng ngang, hoặc hàng dọc cũng được. Bài tập thực hiện trong thời gian từ 2
đến 4 tuần và nên có thay đổi động tác mới để tăng tính phát triển toàn diện của
bài tập. Khi tập chú ý nhắc cháu hít thở trong suốt quá trình tập, hạn chế sử
dụng phương pháp làm mẫu và sửa sai chung cả lớp, nên tăng cường sửa sai
bằng phương pháp chỉ dẫn cá nhân để đảm bảo trẻ tập liên tục, phần sửa sai nên
đưa vào hoạt động chiều là tốt nhất.
Bài tập phát triển các nhóm cơ, để trẻ vui vẻ hứng thú tập luyện, thực
hiện chính xác động tác, có thể sử dụng những đồ dùng dụng cụ như: gậy, cờ,
nơ, vòng, bóng… những dụng cụ này phải vừa tầm tay trẻ, và nên tập kết hợp
với âm nhạc, trò chơi khi trẻ đã thuần thục động tác … Nên cho trẻ tập ngoài
sân để trẻ có cơ hội được tiếp xúc với thiên nhiên, hít thở không khí trong lành.
Với nội dung cơ bản trên, đã giúp cho các cô có điều kiện bàn bạc những
vướng mắc của mình trong lúc thực hiện, mỗi cô sẽ có những kinh nghiệm
riêng của mình, ở mỗi một khía cạnh nào đó cũng được đem ra mổ xẻ và đi đến
thống nhất. Với biện pháp này ít nhiều gì cũng tạo được điều kiện thuận lợi hơn
về chuyên môn cho các cô trong quá trình tổ chức hoạt động cho trẻ
b. Sắp xếp bố trí địa điểm các lớp:
Rút kinh nghiệm ở những năm học trước, đầu năm nay sau khi thu nhận
học sinh tương đối ổn định, tôi cùng các chị trong ban giám hiệu sắp xếp phân
Trang 5
lớp như sau: 3 lớp lá, 3 lớp chồi, 2 lớp mầm. tôi đề nghị sắp các lớp lá chia đều
ở hai dãy phía trước sân để các cháu được tập thể dục sáng ở phần sân trước lớp

mình, và như thế các cháu tập hợp cũng nhanh hơn. Trong những tuần đầu khi
ra sân tập, không khí bị loảng, đội hình của các lớp khi tập thì đứng quá gần
nhau vì khoảng sân không được rộng, hiệu lệnh của mỗi cô một kiểu, cô thì
đếm quá nhanh, cô thì đếm chậm hơn, thiết kế đội hình, cũng như số lần tập của
mỗi cô mỗi khác, nên cháu khó tập trung làm theo hiệu lệnh, nhịp đếm của cô
giáo mình, có cháu bị chi phối theo nhịp đếm của cô giáo lớp cạnh bên, vì thế
các cháu tập động tác chưa khớp với nhịp đếm, cháu thì tay giơ lên cao, cháu
thì tay giơ dang ngang, chưa kể tay chân của các cháu quơ quào cho có vận
động, chứ động tác thì không chính xác, không đạt yêu cầu chưa có tác dụng
cao, còn cô thì cứ đếm được vài nhịp rồi lại dừng lại chạy xuống sửa động tác
cho cháu làm sai, lúc này thì lớp học bị gián đoạn, có cháu thì dừng lại chờ cô,
có cháu thì tự đếm tự tập theo quán tính của mình, lúc này thì một mình cô
không tài nào sửa sai hết được cho các cháu, mà cũng không thể nào ổn định
được lớp, thế là mặc cô, cô cứ đếm, mặc cháu, cháu cứ quơ. Giờ hoạt động diễn
ra còn mang tính hình thức, các cô cho cháu tập cho xong hoạt động, nhìn vào
buổi tập thể dục sáng ở sân trường không có một chút gì gọi là thẩm mỹ, chính
xác, tôi không thể không băn khoăn. Với tình hình trên, tôi nghĩ ra một cách là
bố trí cho các cháu lớp lá 1 đứng xê dịch về phía ngoài bên phải của lớp mình
một tí, lớp lá 3 đứng xê dịch về phía ngoài bên trái của lớp mình một tí, còn lớp
lá 2 ở giữa thì vẫn giữ nguyên vị trí cũ. Khi áp dụng cách này thì thấy các lớp
thực hiện có phần tập trung về phía cô giáo của mình hơn, cháu tập động tác
cũng đỡ lộn xộn hơn.
c. Đưa vào hoạt động chiều để rèn từng động tác cho trẻ:
Trong buổi họp chuyên môn tiếp đó, tôi đem vấn đề ra để cùng bàn bạc,
thống nhất với các cô, với tình hình như vậy, nếu muốn buổi hoạt động thể dục
sáng ngoài sân vừa làm đẹp mắt người nhìn, vừa hay mà lại đạt yêu cầu thì chỉ
khi nào cả 3 lớp cùng tập đồng loạt, mà muốn đồng loạt thì cả 3 lớp phải tổ
chức đồng bộ cả các hoạt động, từ khâu tập hợp cháu, cho cháu khởi động, kể
Trang 6
cả khâu chuyển đội hình, như thế chỉ có cách tổ chức cho các cháu tập theo

nhạc thì mới đồng loạt được. Như chúng ta cũng biết, muốn tập theo nhạc thì
cháu phải thuần thục động tác mới mang lại kết quả, vì vậy tôi đề nghị khối
trưởng lên kế hoạch đưa vào hoạt động chiều để rèn động tác cho trẻ. Để các cô
bớt đi cảm giác thấy khó khi rèn động tác cho cháu, tôi hướng dẫn cho các cô
cách rèn từng giai đoạn: đầu tiên cô rèn cho tập thể cả lớp, cô sửa sai bằng lời
giải thích và động tác mẫu của cô, thí dụ: với động tác tay dang ngang, mà cô
thấy các cháu giơ cánh tay và mũi tay chưa thẳng, còn thấp, thì cô sẽ cho cháu
bỏ tay xuống hết để tránh cháu bị mõi tay, và nhìn cô vừa làm động tác vừa
dùng lời giải thích như sau: “Khi giơ 2 tay dang ngang thì 2 tay mình phải
thẳng, bàn tay lật ngữa, các ngón tay thì khép lại và cũng phải thẳng”, sau khi
giải thích và làm mẫu xong động tác đó, cô cho cháu thực hành lại động tác, lúc
này cô bao quát và sửa sai cho cá nhân cháu, cô cho cháu tập đi tập lại động tác
vài lần, rồi sau đó cô chuyển sang rèn động tác khác, sau khi cháu đã tương đối
nắm động tác thì cô tập mẫu lại hoàn chỉnh các động tác theo nhịp đếm, và tổ
chức cho cháu tập theo cô. Sau một buổi rèn chung cho cả lớp thì cô đã nắm
được khả năng thực hiện động tác của từng trẻ và cô phải có kế hoạch rèn cho
từng nhóm trẻ vào các giờ hoạt động góc, hoạt động ngoài trời, và ở mọi lúc
mọi nơi đối với những cháu còn chậm hơn so với các bạn. Sau vài tuần thực
hiện, hầu như các cháu của các lớp đã tương đối thuần thục các động tác với các
hiệu lệnh của cô khi tập rõ ràng, dứt khoát. Tôi bắt đầu có kế hoạch tổ chức
cho các cháu bước đầu làm quen tập với nhạc.
d. Tổ chức cho trẻ tập theo nhạc và sử dụng dụng cụ thể dục:
Song song với việc rèn cho trẻ tập thuần thục động tác, tôi lên kế hoạch
bàn bạc cùng với các tổ khối trưởng chọn những bài hát nào nó vừa phù hợp
theo từng chủ đề chủ điểm, mà lại vừa có số đoạn nhạc, số câu, số nhịp trùng
khớp với nhịp đếm của động tác để thâu nhạc. Thí dụ như đối với chủ điểm
“Thế giới thực vật” thì tôi chọn bài “Em yêu cây xanh”
“Em rất thích trồng nhiều cây xanh
Cho con chim nhảy hót trên cành
Trang 7

Sân chơi sẽ có nhiều bóng mát
Cho trường em muôn hoa đẹp xinh
Cô giáo dạy em yêu cây xanh
Cây có hoa quả chín trên cành
Vui mừng vui cây sẽ lớn nhanh
Để mùa xuân mãi mãi của em ”
Với bài hát này có 2 đoạn, mỗi đoạn có 4 câu, mỗi câu có 4 nhịp, như vậy
là cháu sẽ tập được một động tác với số lần 4 X 8 nhịp, và cứ như thế, với chủ
điểm trường mầm non thì tôi chọn những bài như “Trường chúng cháu là
trường mầm non”, “Em đi mẫu giáo”, với chủ điểm giao thông thì tôi chọn
những bài “đi đường em nhớ”, “Ai đúng ai sai”, “Em đi qua ngã tư đường
phố”… Bên cạnh chọn những bài hát cho cháu tập động tác phát triển các nhóm
cơ và hô hấp, tôi chọn những bài hát để thâu nhạc cho cháu khởi động và đi hồi
tĩnh, đối với nhạc hồi tĩnh tôi cũng chọn theo chủ đề chủ điểm và nhạc trầm, hơi
chậm để cháu đi chậm hít thở, thí dụ như bài; “Tạm biệt búp bê” với chủ đề
Trường mầm non, bài dân ca Nam bộ “Lý con sáo” với chủ đề thế giới động
vật, bài dân ca quan họ Bắc ninh “Cây trúc xinh” với chủ đề thế giới thực vật…
với những bài dân ca có nhịp điệu chậm rãi nó vừa phù hợp với đặc điểm của
vận động hồi tĩnh, bên cạnh nó còn lồng được chuyên đề ca hát dân ca vào hoạt
động cho trẻ cảm nhận. Sau khi chọn một số bài hát xong, tôi có kế hoạch thâu
nhạc và sang thành nhiều đĩa, phát cho các lớp. Đầu tiên, đến chủ đề nào thì các
cô cho cháu nghe nhạc của chủ đề đó nhiều lần, và nghe ở mọi lúc mọi nơi, cho
cháu quen dần với nhịp của bài hát để khi đưa vào tập kết hợp với nhạc dễ dàng
hơn. Thật vậy! khi các cô rèn cho các cháu được thực hiện kết hợp với nhạc
vào giờ hoạt động chiều được một tuần, nắm qua tình hình tôi thấy đa số các
cháu đã nắm được nhịp nhàng của các bài hát và tập động tác đều hơn nhiều so
với khi cháu tập theo nhịp đếm. Bên cạnh, để việc tập thể dục sáng ngoài trời
tập trung hơn, không bị loãng, trường cũng đã trang bị hệ thống loa cố định
ngoài sân (trên cây bàng) để các lớp nghe nhạc cùng tập đồng loạt. Để rèn cho
trẻ có kỹ năng tập động tác đúng và đẹp hơn, tay chân của cháu khi tập cũng

Trang 8
thẳng hơn, có tác dụng tốt đến thể chất của trẻ. Bước đầu tôi có kế hoạch cho
trẻ làm quen sử dụng với dụng cụ thể dục đơn giản nhất đó là nơ, và yêu cầu
giáo viên đưa động tác hô hấp thổi nơ vào, còn các bài tập phát triển các nhóm
cơ, thì với tư thế nào cũng có thể sử dụng nơ được cả nên các giáo viên trong tổ
có thể thiết kế động tác tùy ý. Và kế hoạch tiếp theo đó của tôi là sẽ cho cháu sử
dụng các dụng cụ thể dục phức tạp khi tập động tác hơn như gậy, vòng, cờ…để
nâng dần yêu cầu kỹ năng bài tập cho trẻ.
Khi đã trang bị tương đối ổn định, giáo viên tổ chức cho các cháu tập kết
hợp với nhạc ở ngoài sân như hằng ngày. Thật không mất công của các cô, bây
giờ nhìn vào đội hình khi cháu tập động tác ở sân trường của 3 lớp thật là vui
mắt, vui tai, những sợi dây nơ xanh xanh, đỏ đỏ, vàng vàng xen lẫn với những
cánh tay nho nhỏ cùng giơ, cùng hạ, những chiếc đầu cùng nghiêng, cùng thẳng
nhịp nhàng theo nhịp điệu của bài hát, tôi cảm thấy rất sung sướng, hài lòng. Và
với những bài nhạc thu thành đĩa các cô cũng đã sử dụng được cho tất cả các
hoạt động khác theo từng chủ đề như là hoạt động giáo dục âm nhạc, hoạt động
tạo hình, hoạt động làm quen với toán …
Qua một tháng thực hiện biện pháp trên, bước đầu các cháu tập thể dục
sáng tương đối đã đồng đều, kỹ năng tập động tác đúng và đẹp hơn, tay chân
của cháu khi tập cũng thẳng hơn, có tác dụng tốt đến thể chất của trẻ.
Việc rèn kỹ năng tập động tác cho cháu xem như đã tạm ổn, nhưng bên
cạnh để đạt được đội hình đẹp, khi tiến hành hoạt động, các cô còn phải tập cho
các cháu cách tập hợp 3 hàng dọc, giãn hàng ngang cũng như chuyển đội hình
vòng tròn khi trẻ khởi động khi ra sân nhanh, gọn.
Theo yêu cầu của hoạt động, thì không nhất thiết trẻ phải đứng rập khuôn
theo một đội hình, đội ngũ nào cả, chỉ yêu cầu cô giáo tổ chức sao cho hoạt
động diễn ra một cách thoải mái vui tươi, thiết kế hoạt động cho phù hợp với
đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, phù hợp với
môi trường xung quanh và kỹ năng tập động tác của cháu phải chính xác là đạt
yêu cầu, nên các cô thực hiện tập hợp đội đội hình đồng loạt, dứt khoát.

Nắm được tình hình này, tôi trao đổi những kinh nghiệm của mình ở
Trang 9
những năm còn dạy lớp cho các cô thực hiện, với cách thức sau:
e. Rèn đội hình nhanh, gọn, đẹp mắt:
 Rèn cách so hàng dọc:
Với đặc điểm địa hình của sân trường như đã nói ở trên, trước đây cứ
đến giờ thể dục sáng, sau hồi chuông báo hiệu thì các cháu ở các lớp chạy ra
sân xếp 3 hàng dọc, cháu cũng đứng theo tổ, nhưng các cô chưa chú ý rèn cho
cháu đứng thứ tự từ thấp đến cao, và khi chuyển đội hình hàng ngang, vì số
lượng cháu của lớp quá đông không còn đủ chổ để các cháu đứng, nên những
cháu ở cuối hàng phải chạy ngắt ra để xếp thêm hai hàng mới nữa mới đủ vị trí
trẻ đứng, như vậy tất cả có đến 5 hàng ở mỗi lớp. khi cháu chuyển đội hình như
vậy, nhìn vào vừa không đẹp mắt, mà lớp phải mất thời gian để chờ những bạn
này xếp thêm hàng khác mới giản hàng ngang được.
Để giải quyết hạn chế này, tôi hướng dẫn cho các cô tiến hành như sau:
đầu tiên, khi trẻ ra sân, cô cho trẻ tập hợp luôn 5 hàng dọc, củng cố cho trẻ xác
định lại các vị trí trong không gian: phía trước - phía sau, phía phải – phía trái,
đầu hàng – cuối hàng.
Để cho đội hình được đẹp, cô sắp xếp rèn cho các cháu đứng thứ tự từ
thấp đến cao, cháu phía sau để 2 tay thẳng lên vai cháu phía trước, cô yêu cầu
cháu đứng thật thẳng (chân thẳng, mình thẳng, đầu thẳng) để cho hàng được
thẳng, sau đó nói cho cháu hiểu mỗi bạn chỉ nhìn thấy đầu của một bạn đang
đứng trước mặt cùng hàng mình thôi, nếu bạn nào nhìn thấy được đầu của hai
hoặc nhiều bạn ở phía trước cùng hàng mình như thế là mình đứng chưa thẳng
hàng, hoặc là chưa thẳng người phải đứng lại cho thẳng. Sau khi phân tích cho
cháu hiểu, cô bắt đầu rèn cho từng hàng một, từng cháu một. Thí dụ: như ở lớp
lá 1 của cô Ngân, tôi trực tiếp rèn mẫu cho các cô cùng xem, sau khi cho cháu
so hàng dọc rồi, tôi đứng đối diện với cháu Lan đầu hàng, và tôi đưa cánh tay
phải thẳng ngang ra phía trước, yêu cầu cháu Lan đứng thẳng người, và tất cả
các cháu trong hàng ai cũng phải thẳng tay lên vai bạn phía trước, đứng thẳng

người, mắt nhìn thẳng ra phía trước và nhắm sao cho ngay với mũi tay của cô
giơ ra, lúc này tôi kiểm tra cháu bằng cách hỏi cháu Hoa đứng thứ ba của hàng:
Trang 10
“Cô thấy Hoa đã đứng thẳng người, mắt đã nhìn thẳng phía trước rồi, vậy chứ
con thấy được mấy cái đầu của bạn đứng phía trước hàng của mình vậy?”,
“Thưa cô con chỉ thấy được một đầu của bạn Tâm đứng trước con thôi”, “À!
Như thế là Hoa đã đứng thẳng hàng rồi đó!” và cứ bằng cách này, tôi thấy cháu
nào đứng chưa ngay hàng tôi hướng dẫn lại cách so hàng dọc cho cháu. Sau đó
cho hàng thứ nhất ngồi xuống, tiếp tục lần lượt rèn cho từng hàng khác, và sau
cùng là cho cháu thực hiện theo cả lớp.
 Tổ chức cho trẻ khởi động theo đội hình hai vòng tròn:
Với địa hình và diện tích sân, cộng với số lượng cháu quá đông, nếu khởi
động với đội hình vòng tròn, thì các cháu chỉ có thể đi các kiểu chân đã là khó
khăn lắm rồi, cháu sau dồn đến ngã vào cháu trước, đi mũi chân không ra mũi
chân, gót chân cũng chẳng phải gót chân, nói chi đến việc cháu chạy chậm rồi
chạy nhanh là việc không thể được với cách tổ chức trước đây. Thật ra mà nói
trước đây cũng chưa bao giờ có lớp nào đi được với đội hình là vòng tròn cả.
Lúc đầu tôi nghĩ “Hay là mình tổ chức cho trẻ khởi động theo đội hình tự do
cũng được, như thế cháu sẽ thoải mái và hứng thú hơn”, nhưng suy nghĩ đi, suy
nghĩ lại tổ chức như thế nếu là 1 lớp ở ngoài sân thì được, còn cùng một lúc 3
lớp mà sân lại chật hẹp thì khó mà quản lý bao quát được các cháu. Vì thế tôi
suy nghĩ tìm cách khác: cho trẻ thay vì chuyển từ 5 hàng dọc thành 1 vòng
tròn, thì mình cho trẻ chuyển thành 2 vòng tròn thì khoảng cách giữa các cháu
sẽ được giãn ra ngay. Nghĩ thế tôi bèn chia khoảng cách trên diện tích sân cân
đối cho 3 lớp, sau đó với kỷ thuật vẽ vòng tròn bằng dây, tôi cùng các giáo viên
đã vẽ được 2 vòng tròn đồng tâm cho mỗi lớp, và sơn bằng lớp sơn bạch tuyết
để sử dụng được lâu hơn.
x x x x x x x x x x
x x x x x x x x x x
x x x x x x x x x x

x x x x x x x x x x
x x x x x x x x x x
Trang 11
Sau khi đã vẽ vòng tròn xong, các cô cho cháu thực hiện chuyển đội hình
từ 5 hàng dọc thành 2 vòng tròn, 2 hàng đầu chuyển thành vòng tròn nhỏ bên
trong, còn 3 hàng sau chuyển thành vòng tròn lớn bên ngoài, với cách thực hiện
thế này cô giáo vẫn có thể bao quát được các cháu tập, mà đội hình lại không
chiếm diện tích sân. Với biện pháp này, khi các cháu khởi động, đã đi các kiểu
chân, và chạy chậm, chạy nhanh các kiểu đạt yêu cầu, và rất thoải mái theo hiệu
lệnh của cô. Giờ đây cháu không còn xô đẩy nhau dồn đống để chen đi từng
bước chân như trước đây nữa.
 Rèn cách giãn hàng nhanh gọn:
Như thường khi, các cháu chuyển thành hàng ngang và giản hàng cách
nhau một dang tay, cô yêu cầu mũi tay của hai bạn cạnh nhau phải vừa chạm
vào nhau và cánh tay phải thật thẳng, thế là cháu này hết nhìn sang bạn bên trái,
thấy tay mình chưa chạm được tay bạn, thì chạy đến cho chạm tay bạn bên trái,
rồi lại nhìn sang bạn bên phải, thấy tay mình chưa chạm tay bạn lại chạy qua
bên phải để cho chạm mũi tay bạn bên phải, cứ thế bạn này chạy đi thì bạn kia
so chưa được lại chạy theo, làm cho đội hình cứ lung tung và rối lên, hàng
ngang không có, hàng dọc cũng không. Với vấn đề này, tôi nghĩ ra cách là khi
cháu đã đứng đội hình hàng ngang rồi, cô giáo cho các cháu đầu hàng đứng yên
làm chuẩn, chỉ giơ một tay ngang ra phía có các bạn cùng hàng, còn tất cả các
cháu khác sẽ giản hàng, cô hướng dẫn cho các cháu từ từ, lần lượt bước một
chân dang ngang về phía bạn cuối hàng, đồng thời 2 tay dang thẳng ngang hai
bên, đặc biệt là mắt thì chỉ nhìn về một phía bạn làm chuẩn để so hàng với tay
bạn kế bên cạnh, cháu không được nhìn tay bạn phía bên kia, và tiếp tục dang
chân đến khi nào nhìn thấy mũi tay của mình vừa chạm với mũi tay của bạn với
điều kiện là tay phải thật thẳng. Còn riêng các cháu ở những hàng còn lại, một
mặt cũng cùng lúc giãn hàng như thế, và sau đó chỉ việc so hàng với bạn đứng
phía trước mặt mình như lúc so hàng dọc. Để cho các cháu dễ hiểu, tôi cùng các

cô khác xếp thành hàng ngang, vừa thực hiện vừa giải thích cho cháu thấy và dễ
hiểu hơn. Sau đó cô cũng rèn từng hàng một, từng cháu một, khi cháu đã tương
đối thuần thục, cô cho kết hợp thực hiện cả lớp.
Trang 12
Với cách rèn đội hình đội ngũ như trên, từ tập hợp so hàng dọc, đến đi
vòng tròn, rồi đến giãn hàng ngang như thế, chỉ sau một tuần các cô ra sức rèn
luyện cho cháu, thì các lớp lá đã đi vào nề nếp, thói quen giãn hàng một cách
nhanh chóng, gọn gàng, trật tự và đẹp mắt hơn. Và cũng không chỉ dừng lại áp
dụng cho các lớp lá, mà còn nhân rộng ở cả các lớp chồi, và lớp mầm ở học kỳ
II cho các cháu quen dần.
3. Khả năng ứng dụng và triển khai:
Với việc thực hiện các biện pháp như trên, tôi nghĩ, những người làm
công tác chuyên môn đều có thể thực hiện được, vì nó không đòi hỏi phải tốn
kém kinh phí, không phải sử dụng các phương tiện công nghệ hiện đại…mà ở
đây, chủ yêú là chúng ta phải chịu khó nghiên cứu tìm hiểu, tham khảo tài liệu,
kết hợp với việc đi sâu nắm được tình hình đặc điểm cụ thể của đơn vị, nắm
được những nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan mà nó làm ảnh hưởng
đến việc tổ chức hoạt động, từ đó chúng ta lại phải chịu khó động não mới tìm
ra phương pháp, biện pháp từng bước giải quyết vấn đề. Và tiếp theo là phải có
sự theo dõi, đánh giá, so sánh giữa kết quả sau khi thực hiện biện pháp và kết
quả thực hiện trước đây của giáo viên để xem tính khả thi, và chưa khả thi ở
chổ nào, ở mức độ nào của vấn đề, để tiếp tục tìm ra biện pháp mới. Những vấn
đề này đều nằm trong khả năng của người thự hiện chuyên môn. Chỉ có điều là
chúng ta có tâm huyết đầu tư nghiên cứu và tìm tòi cách giải quyết hay không.
III. KẾT LUẬN:
Qua thực hiện một vài biện pháp trên, bản thân tôi cũng như một số ý
kiến nhận xét của chị em đồng nghiệp như sau: Ngoài những kiến thức, những
phương pháp mà các cô đã được trang bị ở trường sư phạm, kết hợp thực hiện
các biện pháp này, trước mắt, đã giúp cho chị em thấy được tầm quan trọng của
việc tổ chức hoạt động phát triển vận động cho trẻ, giúp cho chị em nắm vững

hơn về phương pháp, cách thức tổ chức hoạt động, biết nhận ra vấn đề nào phù
hợp, không phù hợp với tình hình cụ thể của đơn vị, và phù hợp đối với trẻ. Có
thêm được những kinh nghiệm trong việc chăm sóc giáo dục trẻ theo hướng tích
hợp, biết vận dụng và phối hợp hợp lý các biện pháp để tổ chức hoạt động một
Trang 13
cách khoa học, nhẹ nhàng và thoải mái hơn. Từ đó kích thích được hứng thú
của trẻ khi tham gia hoạt động, dẫn đến sự tự tin, nhạy bén, các thao tác hoạt
động linh hoạt và cháu có khả năng vận động chính xác, làm tăng thêm sức bền
cho trẻ. Khi tổ chức cho trẻ tập thể dục ngoài trời như thế, trẻ sẽ hít thở không
khí trong lành, giúp cho cơ thể của các cháu phát triển nhanh, đẹp và khỏe
mạnh hơn, cơ thể trẻ có sức đề khán tốt hơn. Dần dần trường cũng đã từng bước
tạo được niềm tin ở phụ huynh hơn. Bên cạnh còn tạo được sự gắn bó giữa các
chị em đồng nghiệp qua việc cùng nhau bàn bạc, cùng nhau thực hiện, cùng
nhau đón nhận kết quả mà tất cả chị em đã bỏ công sức tập luyện. Và chị em
cũng hiểu ra rằng “Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền…”, giúp cho
chị em tăng thêm ý chí vươn lên trong công tác.
Giờ đây việc tổ chức hoạt động thể dục sáng ở trường tôi không còn là
nỗi lo của các giáo viên nói chung, kể cả các giáo viên mới về nhận công tác. Ở
sân trường ngày nào trong giờ tập thể dục sáng, phụ huynh phải đứng ngoài
cổng sân trường chờ đợi than phiền nào là “Làm gì mà lâu quá, đã trễ giờ làm
rồi, bực quá đi thôi ”, “Tập thể dục gì sao mà giống tổ ong quá ”…mà thay vào
đó là những lời tâm đắc “Công nhận con nít bây giờ sao mà nó giỏi ghê! Nhạc
dài như vậy mà nó nhớ cũng hay”, “đông như vậy mà nó tập sao đều ghê chứ!
Nhìn cũng đẹp quá! ”. Còn những phụ huynh trước đây thường xuyên đưa con
đi học muộn, sau nhiều lần đứng ngoài cổng, chờ các cháu tập xong, bảo vệ ra
mở cửa mới được vào, nhìn thấy các cháu tập thể dục ở sân trường như thế, dần
dần họ cũng đã cố gắng tự giác thu xếp việc nhà, đưa con mình đi học sớm hơn
để cháu được tham gia tập thể dục với các bạn.
Với những biện pháp, kinh nghiệm đã học tập được từ các đồng nghiệp
chị em đã biến nó thành cái riêng cho mình, và từ tình hình cụ thể của lớp mình

quản lý, chị em đã biết cách chọn lọc các biện pháp nào phù hợp để thực hiện
cho từng hoạt động. Là một đơn vị mới được tách riêng, là một trường Mẫu
giáo công lập nhỏ nhất trong huyện, với số giáo viên còn ít, lượng học sinh
đông, vốn kinh nghiệm của các cô còn hạn chế, nhưng các cô cũng đã cố gắng
vượt khó tìm tòi những biện pháp khả thi có thể, để tổ chức tốt các hoạt động.
Trang 14
Với những nỗ lực trên, năm học 2007 – 2008 trường đã đạt được 6/7 sáng kiến
kinh nghiệm cấp tỉnh, trong đó có 5 sáng kiến loại B và 1 loại C. Đây là một kết
quả khả quan đối với năng lực chuyên môn của đội ngũ giáo viên ở đơn vị, và
tôi cũng mong rằng với những biện pháp mà các cô đã nghĩ ra nó sẽ được nhân
rộng hơn nữa trong những hoạt động khác, và cùng nhau áp dụng để từng bước
cùng nhà trường thực hiện có hiệu quả việc chăm sóc và giáo dục các cháu.
Với đặc điểm tình hình cụ thể của trường, cũng như tầm quan trọng của
việc tổ chức các hoạt động cho trẻ mầm non, bản thân tôi có ý kiến đề xuất như
sau: mong rằng các cấp lãnh đạo quan tâm hơn nữa về việc phân bổ giáo viên
cho đơn vị đủ theo quy định 2 cô một lớp, để tạo điều kiện đảm bảo về sức
khỏe, đảm bảo về thời gian cho các cô đầu tư sáng tạo trong chuyên môn tốt
hơn.
Đông hòa, ngày 20 tháng 02 năm 2009
Người viết
Lê Thị Thúy
Trang 15

×