LỜI MỞ ĐẦU
Một quốc gia muốn phát triển thì cần phải có các nguồn lực của sự phát triển kinh
tế như: tài nguyên thiên nhiên, vốn, khoa học - công nghệ, con người … Trong các
nguồn lực đó thì nguồn lực con người là quan trọng nhất, có tính chất quyết định trong
sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của mọi quốc gia từ trước đến nay. Một nước cho
dù có tài nguyên thiên nhiên phong phú, máy móc kỹ thuật hiện đại nhưng không có
những con người có trình độ, có đủ khả năng khai thác các nguồn lực đó thì khó có
khả năng có thể đạt được sự phát triển như mong muốn.
Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và ngày nay trong công cuộc hội
nhập và phát triển nhằm mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,
văn minh”, Đảng ta luôn xác định: Nguồn lao động dồi dào, con người Việt Nam có
truyền thống yêu nước, cần cù, sáng tạo, có nền tảng văn hoá, giáo dục, có khả năng
nắm bắt nhanh khoa học và công nghệ là nguồn lực quan trọng nhất - nguồn năng lực
nội sinh. Vậy nguồn nhân lực là gì?
Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về nguồn nhân lực. Theo Liên Hợp Quốc
thì “Nguồn nhân lực là tất cả những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, năng lực và tính
sáng tạo của con người có quan hệ tới sự phát triển của mỗi cá nhân và của đất nước”.
Ngân hàng thế giới cho rằng: nguồn nhân lực là toàn bộ vốn con người bao gồm
thể lực, trí lực, kỹ năng nghề nghiệp… của mỗi cá nhân. Như vậy, ở đây nguồn lực
con người được coi như một nguồn vốn bên cạnh các loại vốn vật chất khác: vốn tiền
tệ, công nghệ, tài nguyên thiên nhiên…
Theo tổ chức lao động quốc tế: Nguồn nhân lực của một quốc gia là toàn bộ những
người trong độ tuổi có khả năng tham gia lao động .
Nguồn nhân lực được hiểu theo hai nghĩa: Theo nghĩa rộng, nguồn nhân lực là
nguồn cung cấp sức lao động cho sản xuất xã hội, cung cấp nguồn lực con người cho
sự phát triển. Do đó, nguồn nhân lực bao gồm toàn bộ dân cư có thể phát triển bình
thường. Theo nghĩa hẹp, nguồn nhân lực là khả năng lao động của xã hội, là nguồn lực
cho sự phát triển kinh tế xã hội, bao gồm các nhóm dân cư trong độ tuổi lao động, có
khả năng tham gia vào lao động, sản xuất xã hội, tức là toàn bộ các cá nhân cụ thể
tham gia vào quá trình lao động, là tổng thể các yếu tố về thể lực, trí lực của họ được
huy động vào quá trình lao động.
BÁO CÁO THỰC TẬP
Qua các khái niệm trên, chúng ta có thể thấy tầm quan trọng của nguồn nhân lực
trong sự phát triển nền kinh tế, và là một trong những yếu tố hàng đầu góp phần mang
đến sự thành công của một doanh nghiệp.
Trong thời đại ngày nay, con người được coi là một ''tài nguyên đặc biệt'', một
nguồn lực của sự phát triển kinh tế. Vậy làm sao để có thể quản trị tốt và phát triển
nguồn nhân lực? Điều này đang trở thành vấn đề chiếm vị trí trung tâm trong hệ thống
phát triển các nguồn lực của nền kinh tế nói chung và của doanh nghiệp nói riêng. Để
hiểu thêm vấn đề này, em xin đưa ra đề tài: Nâng cao hiệu quả quản trị nhân sự tại
Công ty TNHH CNSX & TM Quang Huy.
Qua thời gian thực tập tại công ty Quang Huy, vì hạn chế về mặt kiến thức, về thời
gian tiếp cận công việc nên đề tài thực tập của em còn có nhiều thiếu sót, vấn đề
nghiên cứu chưa sâu. Em rất mong được sự góp ý của các thầy, cô cũng như ban lãnh
đạo công ty để cho đề tài thực tập của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Tp. HCM, ngày 04 tháng 06 năm 2014
SINH VIÊN
BÙI VĂN CHUNG
2
GVHD: SVTT: Bùi Văn Chung
BÁO CÁO THỰC TẬP
CHƯƠNG 1: TỔNG QUANG VỀ CÔNG TY TNHH CNSX & TM QUANG
HUY
1.1. Giới thiệu công ty
Công ty TNHH Công nghệ - Sản xuất và thương mại Quang Huy được thành lập
theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 4102006379 cấp ngày 06 tháng 09 năm
2001 do Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hồ Chí Minh cấp, thay đổi lần 2 vào ngày 17 tháng
02 năm 2006 và hoạt động kinh doanh theo luật doanh nghiệp của nhà nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Tến công ty: Công ty TNHH Công nghệ - Sản xuất và thương mại Quang Huy.
Tên viết tắt:
Địa chỉ:
Điện thoại: Fax:
Website:
Email:
Mã số thuế:
1.2. Nhiệm vụ và chức năng của Công ty
1.2.1. Nhiệm vụ
- Sử dụng và quản lý tốt, đúng mục đích nguồn vốn hiện có, thực hiện theo đúng
chế độ hiện hành, đảm bảo giữ vững hoạt động kinh doanh ngày càng phát triển.
- Không ngừng cải tiến các trang thiết bị, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào các
hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mang lại hiệu quả cho các công trình xây dựng.
- Sản xuất, thi công công trình xây dựng theo đúng thiết kế, quy trình tiêu chuẩn về
cả mỹ, kỹ thuật đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Tạo nền tảng vững chắc cho Công ty
trong công cuộc xây dựng và phát triển Công ty.
1.2.2. Chức năng
- Thi công xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông thủy lợi, hạ
tầng đô thị, cấp thoát nước và thiết kế, thi công trang trí nội, ngoại thất.
3
GVHD: SVTT: Bùi Văn Chung
BÁO CÁO THỰC TẬP
- Xây dựng định hướng trong công tác kế hoạch, công tác quản lý, công tác lựa
chọn các nhà thầu, công tác quản lý chất lượng, tiến độ, công tác quản lý khối lượng,
đơn giá, thanh quyết toán, an toàn lao động, môi trường, công tác tài chính, công tác
kinh doanh của các dự án trong lĩnh vực kinh doanh xây dựng.
1.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CÔNG TY
CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ - SX & TM QUANG HUY.
4
GVHD: SVTT: Bùi Văn Chung
BÁO CÁO THỰC TẬP
5
GVHD: SVTT: Bùi Văn Chung
GIÁM
ĐỐC
ThS.
Hoàng
Trọng
Quang
PHÓ
GIÁM
ĐỐC
(Phụ
trách tài
chính –
kế toán)
CN.
Hoàng
Trọng
Minh
Hải
BỘ
PHẬN
TỔ
CHỨC
THI
CÔNG
CN. Trần
Nhật
Toản
PHÒNG
HÀNH
CHÍNH,
KẾ
TOÁN
CN.
Nguyễn
Minh
Thông
ĐỘI
XÂY
DỰNG,
CƠ
GIỚI
XÍ
NGHIỆ
P
KHOAN
TỔNG
HỢP
TỔ
TRẮC
ĐỊA,
ĐỊA
HÌNH
PHÓ
GIÁM
ĐỐC
(Phụ
trách kỹ
thuật)
KS.
Hoàng
Thị Ánh
Nguyệt
BỘ
PHẬN
THIẾT
KẾ THI
CÔNG
KS. Đỗ
Thành
Thuận
PHÒNG
KỸ
THUẬT,
THI
CÔNG
KS.
Hoàng
Trọng
Văng
B
Ộ
P
H
Ậ
N
H
À
N
H
C
H
Í
N
H
,
N
H
Â
N
S
Ự
B
Ộ
P
H
Ậ
N
H
À
N
H
C
H
Í
N
H
,
K
Ế
T
O
Á
N
BỘ
PHẬN
QUẢN
TRỊ
THIẾT
BỊ
CN. Lê
Kim
Tùng
BÁO CÁO THỰC TẬP
1.3.1. Nhiệm vụ và chức năng của các phòng ban
- Phòng Hành chính - Kế toán: Tham mưu, giúp việc cho giám đốc Công ty và
tổ chức thực hiện các việc trong lĩnh vực tổ chức lao động, quản lý và bố trí nhân
lực, bảo hộ lao động, chế độ chính sách, chăm sóc sức khỏe cho người lao động,
bảo vệ nhân sự theo luật và quy chế Công ty. Kiểm tra, đôn đốc các bộ phận trong
Công ty thực hiện nghiêm túc nội quy, quy chế Công ty. Làm đầu mối liên lạc cho
mọi thông tin của Giám đốc Công ty. Tổ chức hội nghị và các buổi khánh tiết của
Công ty. Phát hành, lưu trữ, bảo mật con dấu cũng như các tài liệu đảm bảo chính
xác, kịp thời, an toàn.
Chức năng: Quản lý, kiểm tra, hướng dẫn và thực hiện chế độ kế toán - thống
kê; Quản lý tài chính, tài sản theo Pháp lệnh của Nhà nước, Điều lệ và quy chế tài
chính của Công ty; Đáp ứng nhu cầu về tài chính cho mọi hoạt động sản xuất kinh
doanh của Công ty theo kế hoạch; Bảo toàn và phát triển vốn của Công ty.
Nhiệm vụ: Lập kế hoạch thu, chi tài chính hàng năm của Công ty, tham mưu cho
Giám đốc phê duyệt để làm cơ sở thực hiện. Chủ trì thực hiện nhiệm vụ thu và chi,
kiểm tra việc chi tiêu các khoản tiền vốn, sử dụng vật tư, theo dõi đối chiếu công
nợ. Xây dựng kế hoạch quản lý, khai thác và phát triển vốn giao cho Công ty, chủ
trì tham mưu trong việc tạo nguồn vốn, quản lý, phân bổ, điều chuyển vốn và hoàn
trả vốn vay, lãi vay trong toàn Công ty; Tham mưu giúp Giám đốc phân bổ chỉ tiêu
kế hoạch tài chính cho các đơn vị trực thuộc; Triển khai công tác nghiệp vụ kế toán
tài vụ trong toàn Công ty…
- Phòng Kỹ thuật:
Chức năng: Phòng Kỹ thuật là đơn vị thuộc bộ máy quản lý của Công ty, có
chức năng tham mưu cho Giám đốc về công tác kỹ thuật, công nghệ, định mức và
chất lượng sản phẩm. Thiết kế, triển khai giám sát về kỹ thuật các sản phẩm làm cơ
sở để hạch toán, đấu thầu và ký kết các hợp đồng kinh tế. Kết hợp với phòng Kỹ
thuật - thi công theo dõi, kiểm tra chất lượng, số lượng vật tư khi mua vào hoặc xuất
ra. Kiểm tra, giám sát, nghiệm thu chất lượng sản phẩm.
Nhiệm vụ: Thiết kế, triển khai thi công công trình ở các khâu. Tổ chức quản lý,
kiểm tra công nghệ và chất lượng công trình, tham gia nghiệm thu. Lập phương án
kỹ thuật, khảo sát, lên danh mục, hạng mục cung cấp cho Giám đốc. Quản lý và
6
GVHD: SVTT: Bùi Văn Chung
BÁO CÁO THỰC TẬP
kiểm tra, hướng dẫn các đơn vị thực hiện theo đúng quy trình kỹ thuật, bảng thiết
kế. Tham gia vào việc kiểm tra xác định định mức lao động trong các công việc, các
công đoạn thi công và xác nhận lệnh thi công. Trực tiếp làm các công việc về đăng
ký, đăng kiểm chất lượng công trình thi công tại Công ty. Quản lý chỉ đạo về an
toàn kỹ thuật trong thi công. Lưu trữ hồ sơ kỹ thuật, đảm bảo bí mật công nghệ
công trình. Quản lý các định mức kỹ thuật (mức tiêu hao năng lượng, vật tư và
nguyên vật liệu của các sản phẩm vv ).
- Thi công:
Chức năng: Tổ chức thi công, hỗ trợ kỹ thuật tại các công trình, các dự án xây
dựng. Tham mưu cho Giám đốc về những vấn đề thuộc lĩnh vực chuyên môn và
định hướng phát triển các dự án. Các chức năng khác theo sự phân công của Ban
giám đốc, tùy theo tình hình thực tế công việc.
Nhiệm vụ: Tiếp nhận, nghiên cứu kế hoạch thi công, hồ sơ kỹ thuật và các tài
liệu liên quan đến công tác thi công công trình. Mua sắm trang thiết bị và chuẩn bị
trang thiết bị cho các dự án. Lập các kế hoạch thi công, bảo trì, bão dưỡng, thay
chuyển bao gồm kế hoạch tiến độ, kế hoạch huy động trang thiết bị, kế hoạch cung
ứng vật tư, kế họach sử dụng vốn, kế hoạch về nhân công nhân sự cho từng dự án…
Khảo sát, thiết kế bản vẽ thi công, lập dự toán, ký hợp đồng, tiến hành thi công và
giám sát kiểm tra chất lượng thi công. Tiếp nhận, bố trí, điều động, cấp phát nội bộ
vật tư, trang thiết bị, nguyên liệu, phương tiện thi công…
- Xí nghiệp khoan (Đội khoan khảo sát địa chất công trình, Đội khoan cọc nhồi,
Đội khoan cọc vữa – Jetpile).
- Tổ trắc địa – địa hình:
Chức năng: Thực hiện chức năng khảo sát, đo đạc; nghiên cứu ứng dụng, phát
triển công nghệ đo đạc, định vị.
Nhiệm vụ: Khảo sát, đo đạc; tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt. Tham
gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, quy hoạch, kế hoạch,
tiêu chuẩn, quy chuẩn – kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật, quy trình kỹ thuật về
7
GVHD: SVTT: Bùi Văn Chung
BÁO CÁO THỰC TẬP
khảo sát, đo đạc. Tổ chức thực hiện các đề án, dự án về đo đạc, bao gồm: xây dựng
hệ thống khống chế điểm tọa độ, độ cao, độ sâu, trọng lực phục vụ công tác đo đạc.
- Đội xây dựng & cơ giới: Có chức năng giúp Giám đốc Công ty thực hiện
nhiệm vụ, quyền hạn trong việc triển khai các dự án đầu tư xây dựng do Công ty
làm chủ đầu tư. Ban quản lý dự án chịu trách nhiệm trước pháp luật và Giám đốc
Công ty về nhiệm vụ, quyền hạn những dự án được giao.
1.3.2. Quy trình công nghệ
Công ty TNHH CNSX & TM Quang Huy luôn luôn cải tiến kỹ thuật và áp dụng
những công nghệ hiện đại nhất để phục vụ thi công công trình.
Biểu 1: Năng lực thiết bị kỹ thuật
Tến thiết bị Nước sản xuất
A. Phòng thí nghiệm LAS XD 238
Gồm các thiết bị thí nghiệm đất xây, thí nghiệm kiểm tra
chất lượng cấu kiện xây dựng.
1. Bộ thiết bị thí nghiệm đất Trung Quốc
2. Bộ thiết bị đo độ toàn vẹn của cọc (PIT, PDA, sonic, …) Hà Lan
B. Thiết bị thí nghiệm ở hiện trường
1. Máy khoan khảo sát địa chất XY – 1 Trung Quốc
2. Bộ thiết bị thí nghiệm SPT Trung Quốc
3. Bộ thiết bị thí nghiệm cắt cánh VST Trung Quốc
4. Bộ thiết bị thí nghiệm xuyên tĩnh Hà Lan
5. Bộ dụng cụ thí nghiệm bentonite Mỹ
6. Bộ dụng cụ lấy mẫu bê tông Việt Nam
7. Bộ dụng cụ lấy độ sụt bê tông Việt Nam
8. Máy trắc địa toàn đạc Đức
9. Máy thuỷ chuẩn Đức
8
GVHD: SVTT: Bùi Văn Chung
BÁO CÁO THỰC TẬP
C. Thiết bị thi công tại hiện trường
1. Giàn khoan cọc Jetpile + Bộ thiết bị phụt vữa
2. Giàn khoan cọc nhồi đ.kính lớn Ø1500 – Nippon Sharyo Nhật Bản
3. Giàn khoan cọc nhồi đ.kính nhỏ Ø600 - 800 (thủy lực)
4. Giàn khoan cọc nhồi đ.kính nhỏ Ø400 - 600 (thủy lực)
5. Giàn khoan cọc nhồi đ.kính nhỏ Ø300 - 500 (thủy lực)
6. Giàn khoan cọc nhồi đ.kính nhỏ Ø300 - 400 (động cơ điện)
7. Máy nén khí Nhật Bản Nhật Bản
8. Máy trộn 250 lít Việt Nam
9. Súng bắn bêtông Nhật Bản
10. Máy khoan bêtông Nhật Bản
11. Máy cắt bêtông, máy cắt sắt Việt Nam
12. Máy hàn điện Nhật Bản
13. Máy mài cầm tay
Nhật Bản
14. Máy bơm nước
Nhật Bản
15. Máy đầm dùi
16. Giàn giáo
17. Cốp pha Fuvi, ván ép tre
18. Xe ủi D3 Nhật Bản
19. Xe ban Nhật Bản
20. Xe lu 1 tấn Nhật Bản
21. Xe lu 4 tấn Nhật Bản
22. Xe lu 12 tấn Nhật Bản
23. Xe lu đầm rung Nhật Bản
24. Xe cuốc Koberco Nhật Bản
9
GVHD: SVTT: Bùi Văn Chung
BÁO CÁO THỰC TẬP
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
1.4. Tổng quan về tình hình nhân sự
Công ty có một đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật là các thạc sỹ, kỹ sư nhiều kinh
nghiệm và đội ngũ công nhân lành nghề trong lĩnh vực khảo sát địa hình, địa chất
công trình, địa chất thủy văn; thi công cọc khoan nhồi; thiết kế & thi công các công
trình xây dựng dân dụng – công nghiệp, giao thông, hệ thống cấp – thoát nước; tư
vấn & xử lý nền đất yếu, xử lý thấm, nứt công trình.
a. Cán bộ kỹ thuật: là các thạc sỹ, kỹ sư nhiều kinh nghiệm – chỉ huy trưởng
nhiều công trình trong các lĩnh vực trên. Ngoài ra, công ty còn liên kết với các
chuyên gia của Khoa kỹ thuật địa chất – dầu khí, Trung tâm nghiên cứu công nghệ
& thiết bị công nghiệp – Trường đại học Bách Khoa – Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí
Minh. – Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ: 04 người, cố vấn chuyên môn – Thạc sỹ: 08
người. – Kỹ sư, cử nhân: 30 người
b. Kỹ thuật viên và công nhân kỹ thuật: trên 100 người bao gồm công nhân
khoan, công nhân xây dựng, thợ cơ khí, thợ điện & nước, kỹ thuật viên trắc địa, trắc
đạc, …
c. Nhân viên văn phòng: 08 người.
1.5. Tổng quan về lĩnh vực hoạt động
- Khảo sát địa hình, địa chất công trình, địa chất thủy văn: Công ty TNHH
CNSX & TM Quang Huy đã đầu tư hiện đại hoá các trang thiết bị như: hệ thống
khoan khảo sát địa chất nền móng công trình, các máy móc thiết bị trắc đạc như
máy toàn đạc điện tử, máy đo dài, thiết bị định vị GPS phục vụ cho khảo sát địa
hình, hệ thống quan trắc đo đạc thuỷ văn cùng các phần mềm chuyên ngành với tốc
độ tính toán, xử lý đạt chất lượng và độ chính xác cao, đồng thời Công ty không
ngừng đào tạo và phát triển đội ngũ kỹ sư, chuyên gia giỏi cho công tác tư vấn khảo
sát xây dựng.
- Tư vấn và xử lý nền đất yếu, xử lý thấm nứt công trình: Nghiên cứu giải pháp
xử lý nền đất yếu bằng thiết bị thoát nước thẳng đứng được thực hiện dựa trên mô
phỏng bài toán cố kết thấm theo phương pháp phần tử hữu hạn theo sơ đồ bài toán
10
GVHD: SVTT: Bùi Văn Chung
BÁO CÁO THỰC TẬP
phẳng, trong đó hệ số thấm tương đương theo phương đứng được tính từ độ cố kết
trung bình trong điều kiện cố kết một trục.
- Thi công cọc khoan nhồi – móng, tường vây: Công ty đã có một bề dày hoạt
động trong lĩnh vực này và công nghệ thi công cọc khoan nhồi đã được phát triển và
ứng dụng. Công ty có đội ngũ kỹ sư dày dặn kinh nghiệm trong thi công cùng với
đội ngũ thợ lái máy và công nhân kỹ thuật được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp.
- Thi công cọc ép, cọc vữa xi măng: Khoan phụt vữa xi măng, gia cố nền và
chống thấm đáy hố đào, được thực hiện bằng cọc khoan có phụt vữa nhằm mục đích
chống thấm và tạo ra tầng ngăn nước có độ dày 5.0 m dưới đáy hố đào để thi công
tầng hầm. Kỹ thuật này áp dụng rất hiệu quả cho các công trình thi công trên 03
tầng hầm ở điều kiện địa tầng yếu đến trung bình và có mực nước ngầm cao.
- Thi công và thiết kế các công trình dân dụng – công nghiệp: Đây là thế mạnh
của Công ty. Với đội ngũ cán bộ công nhân viên có chuyên môn sâu trong các lĩnh
vực quy hoạch, kiến trúc, xây dựng, kết cấu, cơ điện, cấp thoát nước, khảo sát, kinh
tế… Công ty đã và đang tham gia tư vấn thiết kế cho hàng loạt công trình dân dụng,
công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật trên khắp mọi miền đất nước.
- Khoan thăm dò – khai thác và xử lý nước ngầm: Khảo sát, thu thập số liệu về
địa hình, địa mạo, điều kiện khí hậu thủy văn, kinh tế xã hội của khu vực ảnh hưởng
đến khai thác nước dưới đất. Xác định thông số về các đặc điểm địa chất – địa chất
thủy văn khu vực ảnh hưởng đến khai thác nước dưới đất. Thu mẫu nước giếng và
phân tích tại phòng thí nghiệm. Xác định cấu trúc giếng và trữ lượng nước khai
thác. Lập bản đồ khu vực và vị trí công trình tỉ lệ 1/50.000 đến 1/25.000 theo hệ tọa
độ VN 2000. Tính toán dự báo mực nước hạ thấp. Tính toán giá thành vận hành và
hiệu quả kinh tế. Lập thiết đồ giếng khoan khai thác nước. Lập đề án và trình nộp
cơ quan chức năng.
1.6. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty
Một số kết quả hoạt động chủ yếu của Công ty
Stt Tên dự án, công trình, Tổng giá trị Bên giao thầu Năm
11
GVHD: SVTT: Bùi Văn Chung
BÁO CÁO THỰC TẬP
hạng mục HT
1. Trường tiểu học phường 2,
TP. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa
– Vũng Tàu.
258,000,000 BQL. Dự án đầu tư xây
dựng TP. VT
2011
2. Trường tiểu học phường
12, TP. Vũng Tàu, tỉnh Bà
Rịa – Vũng Tàu.
238,012,000 BQL. Dự án đầu tư xây
dựng TP. VT
2011
3. Cao ốc văn phòng, 89 Trần
Thiện Chánh, Q. 10, TP.
HCM.
1,534,723,000 Công ty TNHH MTV
Thanh Mai
2011
4. California Fitness and
Yoga, 05 Nguyễn Tất
Thành, Q. 4, TP.HCM.
3.718.000.000 Công ty cổ phần xây
dựng – TM T.T.T
2011
5. Nhà máy nông sản Gia
Thành, huyện Bến Lức,
tỉnh Long An.
1,405,877,000 Công ty TNHH TV
ĐTXD Khánh An
2011
6. Sửa chữa và cải tạo nhà
dân dụng: 81 Trần Thiện
Chánh, Q. 10, TP. HCM.
500,000,000 Bà Nguyễn Thị Nga 2011
7. Nhà máy – Tập đoàn
P&G, H. Thuận An, T.
Bình Dương.
695,210,000 Công ty CP xây dựng
A & C
2010
8. Văn phòng cho thuê, 01
Trần Khánh Dư, Q. 1, TP.
HCM.
2,367,000,000 Công ty TNHH MTV
Nhà Lê
2010
9. Cao ốc Sài Gòn Ruby, 31C
Nguyên Hồng, Q. Gò Vấp,
TP. HCM.
1,900,000,000 Công ty TNHH
Nguyên Đô
2010
10. Cao ốc văn phòng CMID,
276 Điện Biên Phủ, Q.
Bình Thạnh, TP. HCM.
3,055,414,346 Công ty CP VLXD &
TTNT TP. HCM
2009
11. Cao ốc văn phòng PVI, 20
Phạm Ngọc Thạch, Q. 3,
TP. HCM.
2,059,288,000 Công ty CP Vinaconex
– PVC
2009
12. Nhà hàng tiệc cưới Bách 2,515,600,000 Bà Nguyễn Thị Thu 2008
12
GVHD: SVTT: Bùi Văn Chung
BÁO CÁO THỰC TẬP
Việt, 123 Lý Chính Thắng,
P. 7, Q. 3, TP. HCM.
Thảo
13. Cụm khu công nghiệp Bắc
An Thạnh, Long An.
807,381,527 Công ty CP Phú An
Thạnh
2007
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
Ngoài ra còn có các công trình lớn nhỏ đã và đang thi công mà Công ty TNHH
CNSX & TM Quang Huy đã ký kết.
Những thuận lợi và khó khăn mà Công ty đã trải qua trong quá trình hoạt
động:
* Thuận lợi:
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty thì Công ty có
những thuận lợi như sau:
- Về địa bàn hoạt động: Công ty không những đấu thầu, xây dựng ở tại thành
phố mà còn hoạt động ở các tỉnh thành khác trên khắp cả nước, nên có khả năng
được hưởng những tiện ích về cơ sở hạ tầng, những chính sách ưu đãi của nhà Nước
áp dụng từng khu vực, từng tỉnh khác nhau.
- Giám đốc là người lãnh đạo có năng lực và dày dặn kinh nghiệm, có nhiều năm
công tác và nghiên cứu trong lĩnh vực xậy dựng. Đây cũng là điều kiện nền tảng để
vận hành và phát triển Công ty trong thời kỳ hội nhập kinh tế. Ngoài ra còn có đội
ngũ cán bộ công nhân viên tham mưu, giúp việc cho Giám đốc, có trình độ chuyên
môn kỹ thuật cao, có tay nghề không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ.
- Thị trường lao động dồi dào và ngày càng nhiều lao động đã qua đào tạo nên
việc tìm nguồn nhân lực cho Công ty rất thuận lợi.
- Việt Nam là nước đang phát triển, mở cửa và hội nhập với thế giới nên nhà
Nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty trong nước tham gia vào hoạt động
kinh tế.
13
GVHD: SVTT: Bùi Văn Chung
BÁO CÁO THỰC TẬP
- Ngoài các yếu tố triên thì chính Công ty TNHH CNSX & TM Quang Huy
cũng tự tạo ra lợi thế cho mình bằng cách xây dựng được chỗ đứng cả về uy tín và
chất lượng trong mỗi công trình của Công ty. Công ty đảm bảo xây dựng các công
trình đã và đang thi công phải đúng chất lượng, tạo được uy tín để kinh doanh lâu
dài.
* Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi trên thì Công ty cũng gặp không ít khó khăn.
- Công ty CNSX & TM Quang Huy là Công ty xây dựng nên địa bàn sản xuất
kinh doanh là rất rộng, phân tán ở nhiều tỉnh, thành phố khác nhau, chính vì vậy
việc quản lý, giám sát là rất phức tạp, khó khăn.
- Bên cạnh đó vì Công ty là một Doanh nghiệp ngoài quốc doanh, hoạt động
trong lĩnh vực xây lắp, nhân thầu các công trình từ nhỏ đến lớn nên vốn bỏ ra để
thực hiện thi công các công trình cũng rất lớn, trong khi đó Công ty chỉ được ứng
trước với một số vốn nhất định, chỉ khi hoàn thành công trình và nghiệm thu thì mới
được thanh toán. Do đó vấn đề về vốn là rất khó khăn.
- Trong thời kỳ hội nhập kinh tế, đặc biệt là vào tháng 01/2007 Việt Nam đã gia
nhập WTO đã đánh dấu một bước phát triển của nên kinh tế Việt Nam. Đây là cơ
hội cũng là thách thức lớn đối với các công ty, Doanh nghiệp. Khi gia nhập WTO
thì nền kinh tế luôn luôn mở cửa đối với các công ty nước ngoài đầu tư và kinh
doanh vào trong nước. Chính vì vậy, việc cạnh tranh trong lĩnh vực sản xuất kinh
doanh của các công ty trong nước nói chung và Công ty CNSX & TM Quang Huy
nói riêng là rất khó khăn.
14
GVHD: SVTT: Bùi Văn Chung
BÁO CÁO THỰC TẬP
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ QUẢN TRỊ NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY
TNHH CNSX & TM QUANG HUY
2.1. Tầm quan trọng của việc hoàn thiện quản trị nhân sự đối với Công ty
“Mọi quản trị suy cho cùng cũng là quản trị con người”. Thật vậy, quản trị nhân
sự có mặt trong bất kỳ tổ chức hay doanh nghiệp nào, nó có mặt ở tất cả các phòng
ban, đơn vị. Hiệu quả của công tác quản trị nhân sự là vô cùng lớn đối với một
doanh nghiệp. Quản trị nhân sự bao gồm tất cả các biện pháp áp dụng cho nhân viên
của một doanh nghiệp để giải quyết tất cả các trường hợp xẩy ra liên quan đến công
việc đó. Nếu không có quản trị nhân sự mọi việc sẽ trơ nên vô tổ chức, vô kỷ luật.
Đây là một công tác hết sức khó khăn vì nó động đến những con người cụ thể có
những sở thích năng lức riêng biệt. Việc hoàn thiện công tác quản trị nhân sự trong
doanh nghiệp nhằm tạo ra một đội ngũ lao động nhiệt tình, hăng hái, gắn bó với
doanh nghiệp.
15
GVHD: SVTT: Bùi Văn Chung
BÁO CÁO THỰC TẬP
Muốn hoàn thiện công tác quản trị nhân sự trong doanh nghiệp, vai trò của nhà
quản trị là rất quan trọng. Ngoài hiểu biết và kiến thức chuyên môn, nhà quản trị
phải là người có tư cách đạo đức tốt, công minh. Muốn công tác quản trị nhân sự có
kết quả tốt nhà quản trị phải biết mình, biết ta, có thái độ công bằng, nghiêm minh,
không để mất lòng ai.
Hoàn thiện công tác quản trị nhân sự để tạo động lực cho từng người trong
doanh nghiệp và kết hợp động lực của tất cả mọi người trong doanh nghiệp. Để tạo
động lực cho người lao động phải tiến hành các yếu tố cơ bản tác động lên động cơ
làm việc của họ: Phải hợp lý hóa chỗ làm để tạo ra năng suất làm việc chung cho
doanh nghiệp; phải đề cao tinh thần trách nhiệm và ý thức tự quản cho mỗi các
nhân, mỗi nhóm công tác; mỗi người phải gắn bó với kết quả cuối cùng, với công
việc mà mình đã chấp nhận; phải có sự phân công lao động rõ ràng, để mọi người
biết mình làm việc dưới quyền ai và ai là người kiểm tra kết quả công việc của
mình.
Hoàn thiện công tác quản trị nhân sự là sắp đặt những người có trách nhiệm,
những người có chuyên môn để lảm các công việc cụ thể trong chính sách nhân sự.
Là việc hình thành các quy chế làm việc, cải thiện điều kiện lao động, tạo điều kiện
văn hóa hợp lý gắn bó mọi người trong doanh nghiệp với nhau, đồng thời thu hút
được các nhân sự từ nới khác đến, đẩy mạnh việc đào tạo, nâng cao tay nghề người
lao động, phải làm cho mọi người luôn thường trực ý nghĩ: “Nếu không cố gắng sẽ
bị đào thải”.
Vì vậy có thể khẳng đinh được rằng việc hoàn thiện công tác quản trị nhân sự
trong doanh nghiệp là thực sự cần thiết cho sự phát triển của các doanh nghiêp.
2.2. Tình hình quản trị nhân sự tại Công ty
Biểu 2: Cơ cấu nguồn nhân lực
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
* Số lượng lao động
- Lao động trực tiếp
- Lao động gián tiếp
221
174
47
197
141
56
150
104
46
16
GVHD: SVTT: Bùi Văn Chung
BÁO CÁO THỰC TẬP
* Trình độ
- Trên đại học
- Đại học
- Cao đẳng
- Trung cấp
- Sơ cấp/CNKT
* Giới tính
- Nam
- Nữ
9
32
16
32
122
209
12
11
36
19
22
109
188
9
12
34
10
5
89
144
6
(Nguồn: Phòng hành chính – Nhân sự)
Qua số liệu ở đây ta thấy, Tổng số lao động trong công ty có sự thay đổi, cụ thể
năm 2012 là 197 người giảm 24 người so với năm 2011 là 221 người; Năm 2013 là
150 người giảm 47 người so với năm 2012.
Nguyên nhân của việc giảm lao động là do một số lao động của Công ty
• Xét theo vai trò lao động
- Lao động trực tiếp của Công ty chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số lao động (xấp
xỉ 73,8%). Số lao động trực tiếp giảm dần qua các năm, năm 2012 giảm 33 người so
với năm 2011, năm 2013 giảm 37 người so với năm 2012.
- Số lao động gián tiếp của Công ty tập trung ở các bộ phận chức năng và có sự
thay đổi theo từng năm, cụ thể năm 2012 tăng 9 người so với năm 2011, năm 2013
giảm 10 người so với năm 2012.
• Xét theo trình độ nhân sự
17
GVHD: SVTT: Bùi Văn Chung
BÁO CÁO THỰC TẬP
Số lượng công nhân viên ở Công ty có trình độ đại học và trên đại học chiếm
khoảng 18,5% (năm 2011) và thường giữ các vị trí lãnh đạo từ cấp cao đến lãnh đạo
cấp cơ sơ.
Qua biểu ta thấy số lượng công nhân viên có trình độ đại học và trên đại học
tăng dần qua các năm, còn số lượng công nhân viên có trình độ trung cấp, sơ
cấp/CNKT giảm mạnh qua các năm. Nguyên nhân là do công tác đào tạo của Công
ty được chú trọng và thực hiện tốt chứ không phải là số lượng tuyển dụng lao động
đầu vào tăng.
• Xét theo giới tính
Nhìn chung lao động nam chiếm tỉ trọng lớn trong Công ty và giữ tương đối ổn
định qua các năm (khoảng 95%). Lao động nam chủ yếu ở các công trường xây
dựng, các công việc có độ khó phức tạp.
Còn lao động nữ trong công ty chiếm tỉ trọng thấp hơn, thường là lao động gián
tiếp, tập trung ở các khối phòng ban chức năng.
• Xét theo cơ cấu tuổi
Biểu 3: Cơ cấu nguồn nhân lực theo độ tuổi của Công ty.
Khoảng tuổi Tổng số Phần trăm (%)
20 – 30
31 – 40
41 – 50
51 – 60
29
44
52
25
19,3
29,3
34,7
16,7
18
GVHD: SVTT: Bùi Văn Chung
BÁO CÁO THỰC TẬP
Tổng 150 100,0
(Nguồn: Phòng hành chính – Nhân sự)
(Trích báo cáo tình hình sử dụng lao động năm 2013 của công ty)
Đội ngũ lao động của Công ty có tuổi đời khá trẻ. Khoảng tuổi 20 – 40 của Công
ty chiếm 48,3%. Do đặc điểm của công là đấu thầu, tổ chức xây dựng nên độ tuổi
người lao động trong khoảng 20 – 40 chiếm đa số là phù hợp với yêu cầu công việc
của Công ty. Đội ngũ lao động này tuy năng động, sáng tạo, nhạy bén trong công
việc nhưng kinh nghiệm của họ còn hạn chế, điều mà rất cần thiết cho cạnh tranh
trên thị trường.
Đồ thị 1: Cơ cấu nguồn nhân lực theo độ tuổi năm 2013
Nhóm tuổi từ 51 – 60 chiếm tỷ lệ không cao 16,7%, một phần những người này
đã đủ năm tuổi về hưu nhưng chưa muốn về hưu vì họ muốn tiếp tục làm việc. Do
19
GVHD: SVTT: Bùi Văn Chung
BÁO CÁO THỰC TẬP
đó cơ cấu tuổi như trên có ảnh hưởng khá lớn tới hiệu quả quản trị nhân sự của
Công ty.
2.3. Thực trạng tuyển dụng nhân sự tại Công ty
Biểu 4: Tình hình tuyển dụng qua các năm
Các chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
* Tổng số lao đông
* Tổng số lao động tuyển dụng
- Đại học
- Cao đẳng
- Trung cấp
- Sơ cấp/CNKT
221
31
6
1
17
7
197
33
9
3
15
6
150
16
2
4
8
2
(Nguồn: Phòng hành chính – Nhân sự)
Đồ thị 2: Tình hình tuyển dụng nhân sự
20
GVHD: SVTT: Bùi Văn Chung
BÁO CÁO THỰC TẬP
Qua biểu ta thấy: Trong 3 năm qua, tổng số nhân sự của Công ty có sự thay đổi
từ 221 người năm 2011 xuống còn 197 người năm 2012, giảm 24 người. Số lượng
giảm này chủ yếu do công ty và giải quyết cho lao động nghỉ chế độ.
Trong 3 năm qua số lượng lao động tuyển dụng cũng tăng cao trong 2 năm 2011
và năm 2012, cụ thể là 31 và 33 người. Nguyên nhân của việc tăng lao động là:
- Bổ sung lao động cho các công trình, dự án mà Công ty đang dự thầu.
- Việc sắp xếp điều chuyển lao động nội bộ khi xuất hiện nhu cầu tại các đơn vị
chưa được thực hiện triệt để mà các đơn vị còn thiên về tiếp nhận lao động mới khi
có chỗ làm việc mới.
Năm 2013, số lượng số lượng lao động giảm còn 16 người, nguyên nhân: Công
ty đã có những quy định quản lý lao động, phù hợp với chủ trương, chính sách và
yêu cầu của Công ty, do đó công tác quản lý lao động đã đi vào nề nếp, các đơn vị
đã có ý thức tiết giảm và sử dụng hợp lý lao động để tăng năng suất. Các trường
hợp tăng tuyệt đối về lao động đều được cân nhắc, xem xét cụ thể, báo cáo cho
Giám đốc trước khi thực hiện, với những nhu cầu cụ thể cũng phải có phương án
báo cáo và thống nhất với Giám đốc.
Công tác tuyển dụng được Công ty đặc biệt quan tâm vì mục tiêu của Công ty
đặt ra là tăng chất lượng tuyển dụng chứ không đơn thuần là tăng số lượng lao
động. Tăng chất lượng lao động đồng nghĩa với việc tuyển người đúng chỗ, đúng
công việc để nhân viên có thể phát huy mọi khả năng của mình, hoàn thành tốt mọi
công việc được giao, giúp Công ty đạt được các mục tiêu đã đề ra. Điều này được
thể hiện qua biểu trên, ta thấy rằng số lượng nhân sự, ta thấy rằng số lượng nhân sự
được tuyển qua các năm tăng về chất lượng, cụ thể là số lượng lao động có trình độ
đại học và cao đẳng năm sau cao hơn năm trước.
• Hình thức tuyển dụng của công ty: Tuyển dụng trực tiếp
• Các bước tiến hành như sau:
Bước 1: Xác định công việc và nhu cầu tuyển dụng
Đây là công việc của phòng hành chính – nhân sự, quản lý tình hình nhân sự nói
chung của Công ty – có nhiệm vụ cố vấn cho ban lãnh đạo trong công tác tuyển
21
GVHD: SVTT: Bùi Văn Chung
BÁO CÁO THỰC TẬP
chọn nhân sự, tuyển chọn nhân viên kịp thời vào những khâu thiếu hụt để ổn định tổ
chức.
Hàng năm, căn cứ vào nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty, Công ty sẽ đề
ra các tiêu chuẩn cần thiết cho công tác tuyển dụng là: Chuyên môn, nghiệp vụ,
ngoại ngữ, tin học, sức khỏe…
Bước 2: Thông báo nhu cầu tuyển dụng nhân sư
Thông báo tuyển dụng nhân sự được dán ở bảng thông báo và thông báo trong
nội bộ công ty. Đối với những vị trí quan trọng, thông báo được mạng và báo chí.
Bước 3: Thu nhận và nghiên cứu hồ sơ
Phòng hành chính – nhân sự sẽ tổ chức thu nhận hồ sơ, nghiên cứu hồ sơ của các
ứng viên để loại bỏ các ứng biên không đạt yêu cầu đã đề ra, nhằm giúp cho Công
ty giảm chi phí cho các quá trình tuyển dụng nhân sự ở các bước tiếp theo.
Bước 4: Tổ chức phỏng vấn
Công ty chỉ tiến hành phỏng vấn các ứng viên đạt yêu cầu về hồ sơ. Tham gia
việc phỏng vấn là một hội đồng xét tuyển gồm các trưởng phòng hoặc trưởng đơn vị
nơi cần tuyển nhân viên và một số đại diện của các phòng ban liên quan.
Bước 5: Thử việc
Các ứng viên đạt tiêu chuẩn sẽ được thử việc 2 tháng. Nếu trong quá trình thử
việc được đánh giá tốt thì được ký hợp đồng lao động xác đinh thời hạn 2 năm. Sau
2 năm ứng viên sẽ được đánh giá một lần nữa. Nếu không hoàn thành nhiệm vũ sẽ
bị cắt hợp đồng, còn nếu hoàn thành tốt nhiệm vụ thì sé được ký hợp đồng lao động
không xác định thời hạn.
Bước 6: Ra quyết định
Giám đốc Công ty là người ra quyết định tuyển dụng lao động. Hợp đồng lao
động sẽ được ký kết giữa Giám đốc Công ty với người lao động.
22
GVHD: SVTT: Bùi Văn Chung
BÁO CÁO THỰC TẬP
2.4. Thực trạng đào tạo và phát triển nhân sự tại Công ty
Để sử dụng lao động một cách hiểu quả nhất và để thích ứng với sự thay đổi liên
tục của môi trường kinh doanh cũng như để nắm bắt được sự phát triển của khoa
học kỹ thuật thị mỗi công ty phải thường xuyên chăm lo tới công tác đào tạo và phát
triển nhân sự.
Nhận thức đúng đắn được vấn đề này, Công ty đã có những quan tâm nhất định
như sau:
2.4.1. Đào tạo nhân sự
Những lao động có trình độ chuyên môn cao là một nhân tố quý của quá trính
sản xuất xã hội nói chung, nó quyết định việc thực hiện mục tiêu của quá trình sản
xuất kinh doanh. Vì vậy phải thường xuyên tiến hành đào tạo và đào tạo lại nhân sự.
Mục đích của việc đào tạo nhân sự trong Công ty là nhằm khắc phục các tồn tại,
nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động, tạo ra đội ngũ lao động có chất
lượng chuyên môn cao, sử dụng lợi thế cạnh tranh thông qua việc sử dụng nguồn
nhân lực.
Trong quá trình đào tạo, mỗi các nhân sẽ được bù đắp những thiếu sót trong kiến
thức chuyên môn và được truyền đạt thêm các kiến thực, kinh nghiệm mới, được
mở rộng tầm hiểu biết để không những hoàn thành tốt công việc được giao mà còn
có thể đương đầu với những thay đổi của môi trường xung quanh ảnh hưởng tới
công việc.
Do xác định được tầm quan trọng của công tác này nên tổng công ty thường
xuyên tiến hành công tác đào tạo và đào tạo lại nhân sự, đặc biệt là công tác đào tạo
nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật cho người lao động. Do đó trong nhiều năm
qua, đội ngũ lao động của Công ty đã có bước phát triển đổi mới cơ bản theo hướng
thích nghi với cơ chế thị trường cạnh tranh có sự quản lý của nhà nước theo đinh
hướng XHCN.
Dưới đây là biểu về trình độ công nhân viên
Biểu 5: Tổng hợp chung (năm 2013)
Lao động Số lượng % Ghi chú
23
GVHD: SVTT: Bùi Văn Chung
BÁO CÁO THỰC TẬP
Tổng số lao động
- Trên đại học
- Đại học
- Cao đẳng
- Trung cấp
- Sơ cấp/CNKT
150
12
34
10
5
89
100,0
8
22,7
6,7
3,3
59,3
Trong đó nữ:
TS: 1, PTS: 2, ThS: 8
(Nguồn: Phòng hành chính – Nhân sự)
Đồ thị 3: Trình độ công nhân viên năm 2013
Đánh giá chung
24
GVHD: SVTT: Bùi Văn Chung
BÁO CÁO THỰC TẬP
• Những mặt làm được
- Đào tạo nhân sự được coi trọng, nhiều nhân viên quản lý cấp cao được đào tạo
trình độ cao cấp.
- Đào tạo, tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ chuyên viên, nhân viên các phòng ban
được tăng cường và có hiệu quả bởi nội dung sát thực, thời gian hợp lý và tiết kiệm
chi phí.
- Nội dung, chương trình đào tạo được thống nhất và triển khai đồng bộ ở tất các
đơn vị, phòng ban của Công ty.
• Những mặt chưa làm được
- Do cả những nguyên nhân khách quan và chủ quan, ngoài đào tạo các kỹ năng
chuyên môn, đội ngũ quản lý cấp cao ít có điều kiện tham gia các chương trình đào
tạo với nội dung nâng cao kiến thức và kỹ năng quản trị doanh nghiệp.
- Chưa đồng bộ trong tuyển dụng, đào tạo và sử dụng sau đào tạo.
- Chưa mạnh dạn chủ động đào tạo ở nước ngoài theo những chương trình có
chất lượng ở các lĩnh vực mà năng lực đào tạo ở trong nước chưa đáp ứng được, đặc
biệt đối với đội ngũ cán bộ cấp cao.
- Mảng đào tạo ngoài ngữ còn yếu
- Tình trạng đào tạo bằng 2 mà không rõ mục tiêu, không xuất phát từ nhu cầu
công việc.
- Quy chế đào tạo của Công ty còn nhiều điểm chưa phù hợp và nhất quán, cần
được bổ sung sữa đổi.
Nhìn chung ở cả khu vực văn phong trong Công ty, công tác đào tạo mặc dù đã
làm được trên một diện rộng, đã đáp ứng yêu cầu của nhiều đối tượng, nhiều nội
dung chuyên môn ở mức độ nhất định, song thường bị động, chắp vá.
• Nguyên nhân chính của những mặt chưa làm được
- Chưa xây dựng hoàn chỉnh chiến lược phát triển của Công ty, do đó thiếu
những căn cứ rất trọng yếu và cụ thể để xác định nhu cầu và nội dung đào tạo.
25
GVHD: SVTT: Bùi Văn Chung