Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

ĐỀ TÀI: Nghiên cứu thành phần loài, sự phân bố và tái sinh của một số cây ngập mặn chính ở vùng ven biển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.22 MB, 74 trang )

Khóa luận tốt nghiệp


Phạm Bích Thảo K55 – Sinh học


1
PHẦN I : MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài.
Nằm giữa biển và đất liền, rừng ngập mặn (RNM) là một hệ sinh thái
đặc trưng ở vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới nhưng rất nhạy cảm với tác
động của con người. Hệ động thực vật ở đây có những đặc tính sinh học thích
nghi đặc biệt với môi trường bùn lầy, ngập nước mặn thường xuyên.
Sự tồn tại của RNM có ý nghĩa hết sức quan trọng cả về môi trường và
kinh tế xã hội, RNM không những cung cấp các lâm sản có giá trị như : gỗ, than,
củi, tanin, thức ăn, thuốc uống RNM còn là nguồn cung cấp mựn bó hữu cơ
nuôi dưỡng các loài thủy sinh tại chỗ hay những loài sống ở vùng cửa sông, ven
biển kế cận, là nơi trú đông của nhiều loài chim di cư, nơi làm tổ của nhiều loài
chim nước (Phan Nguyên Hồng, 1991) [12]. RNM có ý nghĩa quan trọng trong
việc bảo vệ môi trường, điều hòa khí hậu, ngăn chặn gió bão, mở rộng diện tích
lục địa, ngăn nước mặn lấn sâu vào đất liền. RNM còn cung cấp thức ăn để chăn
nuôi gia súc và thả ong, nhờ RNM mà cuộc sống của người dân nghèo ven biển
được cải thiện. RNM còn là địa điểm du lịch sinh thái hấp dẫn của nhiều khách
du lịch trong và ngoài nước, là nơi nghiên cứu và học tập của học sinh và sinh
viên, các nhà khoa học nghiên cứu về hệ sinh thái RNM. Tuy nhiên thảm thực
vật RNM Việt Nam đã và đang bị suy thoái nghiêm trọng do hậu quả của chiến
tranh. Sau chiến tranh, do điều kiện kinh tế kém phát triển, sự bùng nổ dân số,
do nhận thức của người dân còn thấp nên việc khai thác RNM bừa bãi làm
nguyên liệu, phá RNM làm đầm tôm, lấy đất canh tác, lấy đất làm ruộng muối
dẫn đến diện tích RNM ngày càng bị suy giảm, chất lượng RNM cũng suy giảm
theo, đất bị thoái hóa nghiêm trọng, hàng vạn hecta đất rừng bị bỏ hoang chưa


được khôi phục, tài nguyên đa dạng sinh học và nguồn lợi thủy hải sản vùng ven
biển bị suy giảm, môi trường bị ô nhiễm.
Nhận rõ tầm quan trọng của RNM, đặc biệt thấy được hậu quả của thiên
tai, trong những năm gần đây ở những vùng ven biển bị mất RNM, phong trào
Khóa luận tốt nghiệp


Phạm Bích Thảo K55 – Sinh học


2
trồng và khôi phục lại hệ sinh thái RNM đã và đang phát triển mạnh ở các vùng
ven biển khắp cả nước như chương trình 327, chương trình trồng 5 triệu hecta
rừng, cũng như các tổ chức quốc tế (PAM) và các tổ chức phi chính phủ (SCF
UK, ACTMANG, Hội chữ thập đỏ Đan Mạch và Nhật Bản…) hợp tác với trung
tâm nghiên cứu hệ sinh thái RNM.
Hải Hà là một huyện miền núi biên giới và hải đảo, với chiều dài bờ biển
là 35 km, tổng diện tích bãi triều là 8000 hecta, trong đó 1/3 diện tích là RNM,
1/3 diện tích nuôi trồng thủy sản và 1/3 diện tích còn lại là cửa sông bãi lầy chưa
được sử dụng. RNM tự nhiên có vai trò rất lớn đối với sự phát triển kinh tế như
bảo vệ đê điều, đầm tụm cỏ, cải tạo môi trường, là môi trường sống của các loài
thủy hải sản có giá trị kinh tế cao như ngán (Lucina philippinarum), vạng
(Geloina coason), sá sùng (Sipunculus nudus), bông thùa (Phascolosoma
arcuatum), RNM còn là nơi nuôi dưỡng tôm và cua bố mẹ, nơi trú ngụ của tôm
cá con. Tuy nhiên, tình trạng chặt phá RNM lấy nguyên liệu, đặc biệt phá RNM
làm đầm nuôi tôm cua đang diễn ra hết sức nghiêm trọng, khiến diện tích RNM
bị suy giảm đáng kể, chỉ tớnh riờng xó Quảng Phong cho đến nay đã chặt phá
hơn 90/420,36 hecta (theo số liệu của phòng lâm nghiệp Hải Hà năm 2004) [6].
Bên cạnh đó, RNM tự nhiên sau khi chặt phỏ thỡ sự tái sinh lại của hệ thực vật
nghèo nàn, chủ yếu là các loài thuộc chi mắm (Avicennia) mọc thuần hoặc mọc

xen với sú (Aegiceras corniculatum L.Blanco) những loài này đều thuộc dạng
thân bụi, phân cành sát đất, rừng đơn điệu và ít tầng, cây chậm lớn, chậm khộp
tán. Để khắc phục hiện tượng này cần có những biện pháp thích hợp quy hoạch
bãi nuôi tôm, trồng thờm cỏc loài cây ngập mặn có kích thước lớn như trang
(Kandelia obovata, Sheue, Liu & Yong), đõng (Rhizophora stylosa Giff.)… Bên
cạnh đó cần nghiên cứu đưa vào trồng thờm cỏc loài cõy khỏc phù hợp với điều
kiện sống từng vùng làm tăng độ đa dạng sinh học và trả lại màu xanh cho RNM
Hải Hà, song song với việc trồng rừng thì việc phát triển và bảo vệ RNM cũng
cần được quan tâm hơn. Xuất phát từ lí do trên, để việc gây trồng chăm sóc, bảo
Khóa luận tốt nghiệp


Phạm Bích Thảo K55 – Sinh học


3
vệ và phát triển RNM có hiệu quả cần có những kiến thức cơ bản về phân loại,
sinh học, công dụng cũng như biết được thành phần loài, phân bố và tái sinh của
các loài cây ngập mặn của vùng. Mặc dự đó có nhiều tài liệu nghiờn cứu về
RNM nhưng ở Hải Hà chưa có một công trình nào nghiên cứu về thành phần
loài, sự phân bố và khả năng tái sinh của cây ngập mặn ở đây. Xuất phát từ
những lý do trên chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiờn cứu thành phần loài, sự
phân bố và tái sinh của một số cây ngập mặn chính ở vùng ven biển huyện
Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh”.
II. Mục đích nghiên cứu
Đề tài xác định thành phần loài, nhận biết các loài cây ngập mặn chính để
so sánh khi đi thực địa nhằm mục đích: Phục vụ cho nghiên cứu RNM của
huyện Hải Hà nhằm hiểu biết sâu sắc mối quan hệ giữa các nhân tố sinh thái môi
trường với cây ngập mặn, thấy được sự sinh trưởng của chúng phụ thuộc vào
những yếu tố nào, từ đó có thể đưa ra các loài cây ngập mặn nào phù hợp vào

trồng rừng.
Đề tài nghiên cứu khả năng tái sinh của một số cây ngập mặn , từ đó đưa
ra các biện pháp nhằm thúc đẩy khả năng tái sinh, với những cây có khả năng tái
sinh thấp do điều kiện môi trường nhưng vẫn sinh trưởng và phát triển tốt thỡ cú
biện pháp trồng rừng hợp lí.
Thấy được hiện trạng của RNM hiện nay và những biến đổi của RNM ven
biển dưới tác động của con người, từ đó đề xuất các biện pháp bảo vệ và phát
triển RNM góp phần làm tăng độ đa dạng sinh học của cỏc cõy ngập mặn ở
RNM Hải Hà.

III. Nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề sau:
1. Điều tra thành phần loài cây ngập mặn khu vực ven biển cỏc xó ven biển
của huyện Hải Hà (thấy được độ đa dạng sinh học của các loài cây ở đõy)
Khóa luận tốt nghiệp


Phạm Bích Thảo K55 – Sinh học


4
2. Nghiên cứu đặc điểm, sự phân bố của rừng và khả năng tái sinh của một số
cây ngập mặn của RNM Hải Hà.
3. Đề xuất một số phương hướng sử dụng hợp lí, bảo vệ và phát triển RNM
Hải Hà.
4. Xây dựng bộ tiêu bản mẫu khô và tiêu bản giải phẫu một số loài cây ngập
mặn nhằm:
- Phục vụ cho việc nghiên cứu và học tập của sinh viên và học sinh khi học cỏc
mụn phân loại thực vật, giải phẫu thực vật, giúp học sinh, sinh viên so sánh được
sự khác biệt về hình thái, cấu tạo của cỏc cõy ngập mặn với những cây sinh

trưởng và phát triển trong đất liền.
- Góp phần tham gia xây dựng bảo tàng thực vật.

Khóa luận tốt nghiệp


Phạm Bích Thảo K55 – Sinh học


5
Phần II. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
I.Thành phần loài và sự phân bố cây ngập mặn ở Việt Nam và trên thế giới.
1. Trên thế giới
Từ lâu các nhà khoa học đã quan tâm nghiên cứu RNM vỡ nó không chỉ có
ý nghĩa lớn về kinh tế, khoa học mà nó cũn có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ
môi trường. Người đầu tiên đề cập đến cây ngập mặn là Nearchus, một đô đốc của
Alexander Đại đế cách đây hơn 2300 năm, khi ông đi tuần tra 5 tháng trên sông
Indus và Euphrates (Java và Tan, 1986) (Theo Phan Nguyên Hồng, 1991) [12]. Kể
từ đó cho đến nay đã có rất nhiều nhà khoa học cựng cỏc công trình nghiên cứu về
RNM xuất hiện.
RNM chỉ có thể mọc tốt ở những vựng cú khí hậu ấm và ẩm, không sống
được ở những vùng lạnh. Trên thế giới có khoảng 16.670.000 hecta RNM với
hơn 100 loài cây, trong đó châu Á chiếm 41 % diện tích (khoảng 7 triệu hecta),
châu Mỹ có 5.781.000 hecta và châu Phi có 3.402.000 hecta. Hai nước có diện
tích RNM lớn nhất là Inđụnờxia và Braxin (mỗi nước có RNM rộng hơn 3 triệu
hecta) (P.N.Hồng và cộng sự, 1997) [13]
Tomlinson (1986) phân chia các quần xã RNM làm 2 nhúm cú thành phần
loài cây khác nhau. Nhúm phía Đông tương ứng với vùng Ấn Độ - Thái Bình
Dương với số loài cây đa dạng và phong phú. Nhúm phớa Tõy gồm bờ biển
nhiệt đới châu Phi, châu Mĩ ở cả Đại Tây Duơng và Thái Bình Dương, số loài

cây ở đõy ít chỉ bằng 1/5 ở phía đông (Spaluding và cộng sự, 1997). Các loài
chủ yếu là đước đỏ (Rhizophora mangle), mắm (Avicennia germinans),
Laguncularia racemosa. Tuy nhiên kích thước của một số loài cây lại lớn hơn
nhóm phía Đông, ví dụ như ở Braxin đước đỏ cao trên 50 m và ở Ecuado loài
này cao 63 m.(Theo Phan Nguyên Hồng, 1999) [15].
Còn rất nhiều nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu về RNM nữa như
Chapman (1975), Rao (1986), Blasco (1984)…
Khóa luận tốt nghiệp


Phạm Bích Thảo K55 – Sinh học


6
2. Ở Việt Nam
Việt Nam có bờ biển dài khoảng 3260 km và hệ thông sông ngòi dày đặc
chở phù sa đổ ra cửa sông, ven biển tạo ra những bãi lầy tạo điều kiện thuận lợi
cho sự hình thành RNM. Nơi có RNM phát triển tốt nhất là bán đảo Cà Mau.
Trước chiến tranh, diện tích RNM Việt Nam là 4 triệu hecta phân bố chủ yếu là
ở miền Nam Việt Nam. Đến năm 1999, diện tích rừng còn lại 156.608 hecta
trong đó rừng tự nhiên chiếm 38,1% và rừng trồng chiếm 61,95% (Phan Nguyên
Hồng và cs, 2007) [16].
Công trình nghiên cứu có hệ thống về RNM ở Việt Nam đầu tiên là luận án
tiến sỹ quốc gia của Humbert Vũ Văn Cương (1964): “Flore ve’ge’tation de la
mangrove de la re’gion de Saigon, cap saint Jacques”, tác giả mô tả tỉ mỉ các quần
xã nước mặn, nước lợ ở vùng Sài Gòn - Vũng Tàu và các yếu tố đất. Tác phẩm
thứ hai là cuốn “Rừng ngập mặn Việt Nam” của Nguyễn Văn Thôn và Lâm Bỉnh
Lợi (1972), chủ yếu là phân loại và lâm học (Theo P.N.Hồng, 1991) [12].
Từ năm 1972 tới nay, trong nhiều hội thảo khu vực và quốc tế đã có rất
nhiều báo cáo của các nhà nghiờn cứu về RNM và luận án phó tiến sỹ, tiến sỹ

sinh học về RNM đặc biệt là những nghiên cứu của Phan Nguyên Hồng và ụng
đã trở thành giáo sư đầu ngành về nghiên cứu RNM ở Việt Nam.
Số loài cây ngập mặn hiện biết ở ven biển Nam bộ (100 loài), phong phú
hơn ven biển Trung bộ (69 loài) và ven biển Bắc bộ (52 loài). Có sự khác nhau
đó là do sự khác nhau về các đặc điểm khí hậu, địa lí, thuỷ văn (P.N.Hồng,
1999) [14].
Dựa vào các yếu tố địa lí, khảo sát thực địa và một phần kết quả ảnh viễn
thám, P.N.Hồng (1991, 1993) đã chia RNM Việt Nam thành 4 khu vực và 12
tiểu khu:
Khu vực I: Ven biển Đông Bắc, từ mũi Ngọc đến mũi Đồ Sơn.
Khu vực II: Ven biển đồng bằng Bắc Bộ, từ mũi Đồ Sơn đến mũi Lạch
Trường.
Khóa luận tốt nghiệp


Phạm Bích Thảo K55 – Sinh học


7
Khu vực III: Ven biển Trung Bộ, từ mũi Lạch Trường đến mũi Vũng Tàu.
Khu vực IV: Ven biển Nam bộ, từ mũi Vũng Tàu đến mũi Nải - Hà Tiên.
 Khu vực I: RNM phát triển rộng nhờ cỏc dãy đảo che chắn phía ngoài,
các loài cây chủ yếu là đõng (Rhizophora stylosa), trang (Kandelia obovata), vẹt
dù (Bruguiera gymnorrhiza (L)), sú ( Aegiceras corniculatum (L) Blanco), mắm
biển (Avicennia marina). Do nhiệt độ không khí vào mùa đông lạnh nờn cõy cú
kích thước nhỏ, chỉ cao khoảng 1,5 – 7 m.
 Khu vực II: Tuy có các bãi bồi rộng, giàu phù sa, nhưng ở đây bãi biển
trống trải, không có các đảo che chắn gió bão nên chỉ có một ít RNM ở trong các
cửa sông với các loài cây chủ yếu như bần chua (Sonneratia caseolaris L.), trang
(Kandelia obovata), sú (Aegiceras corniculatum (L) Blanco), cây thuộc họ Ôrô

(Acanthaceae). Bần có kích thước khá lớn, cao 8-12 m , đường kính 15-20 cm.
 Khu vực III: Bãi bồi hẹp, ít phù sa do bờ biển dốc, nhiều gió bão nên rừng
chỉ là các dải hẹp bên trong các cửa sông. Các loài cây chủ yếu là các loài cây
thuộc họ Đước (Rhizophoracaea), vẹt dù (Bruguiera gymnorrhiza (L.) ), sú
(Aegiceras corniculatum (L.) Blanco), mắm biển (Avicennia marina), cây
thường nhỏ, phân cành nhiều.
 Khu vực IV: Ở đây có nhiều bãi bồi rộng, nhiều phù sa do hệ thống sông
Đồng Nai và hệ thống sông Cửu Long cung cấp, ít gió bão nên RNM phát triển
rất tốt, đặc biệt là bán đảo Cà Mau. Rừng có nhiều loài cây như đước, đưng, dà
vôi, dà quánh, vẹt khang, vẹt tách, vẹt trụ, mắm trắng, mắm đen, mắm biển,
mắm quăn, trang, dừa nước, cóc đỏ, cỏc cõy cú kích thước lớn.
Theo cách phân chia này thì Hải Hà thuộc khu vực I và mang nhiều nét
chung của khu vực này tuy nhiên cũng có những nét riêng biệt về địa hình dẫn
tới hệ thực vật ngập mặn có nhiều đặc điểm khác biệt sẽ được nêu ở phần sau



Khóa luận tốt nghiệp


Phạm Bích Thảo K55 – Sinh học


8
II. Nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái tới sự phân bố và khả
năng tái sinh của cây ngập mặn.
Sống ở môi trường sinh thái nào thỡ cỏc sinh vật sẽ chịu sự tác động đặc
trưng của môi trường đú, cõy ngập mặn sống ở vùng chuyển tiếp giữa môi
trường biển và đất liền là loại môi trường đặc biệt, các nhân tố sinh thái có ảnh
hưởng lớn đến sự phân bố và sinh trưởng của các loài cây ngập mặn. Hầu hết

các tác giả khi nghiên cứu cây ngập mặn thường đề cập đến các nhân tố sinh thái
chủ yếu như: khí hậu, thuỷ triều, độ mặn, địa hình Ngoài ra, yếu tố sinh học và
con người cũng đóng vai trũ khụng nhỏ trong sự phân bố và khả năng tái sinh
của cỏc cõy ngập mặn. Một khó khăn lớn là nhiều loài cây ngập mặn có biên độ
thích nghi rộng về khí hậu, đất, nước, độ mặn. Do đó khi dựa vào một khu phân
bố cụ thể nào để nhận định tính chất của cây ngập mặn, có thể không áp dụng
được ở vựng khỏc hoặc không thể suy ra tính chất chung cho loại thảm thực vật
này (P.N.Hồng, 1991) [12].
2.1. Ảnh hưởng của khí hậu
Khí hậu gồm nhiều thành phần trong đó nhiệt độ, lượng mưa, gió có ảnh
hưởng nhiều đến sự phân bố, số lượng và sự tái sinh của các loài cây ngập mặn.
Nhiệt độ có ảnh hưởng lớn cả hai quá trình quang hợp và hô hấp. Điều
chỉnh phần lớn các quá trình trao đổi chất và năng lượng nội tại trong cơ thể
thực vật ở những vựng cú nhiệt độ bình quân trong năm cao, biên độ nhiệt giữa
ngày và đêm, giữa cỏc mựa thấp (đồng thời độ ẩm cao) thì rừng ngập mặn phát
triển về kích thước và số loài cây ngập mặn cao, số loài cây ngập mặn giảm hẳn
khi nhiệt độ xuống quá thấp. Ngược lại khi nhiệt độ lên quá cao (trên 35
0
C)
cũng ảnh hưởng đến hoạt động sinh lí của cây về đốt nóng lá, khiến cho cõy
thoỏt hơi nước nhanh và nhiều, hô hấp tăng, quang hợp giảm, năng suất sơ cấp
giảm (P.N. Hồng, 1991) [12].
Lượng mưa có ảnh hưởng rất rõ rệt đến sự sinh trưởng và phân bố, tái
sinh của cây ngập mặn. Theo Blasco, 1984 [36] cho rằng rừng cây ngập mặn
Khóa luận tốt nghiệp


Phạm Bích Thảo K55 – Sinh học



9
phát triển mạnh mẽ về kích thước và thành phần ở những nơi có lượng mưa
hàng năm cao và không có mùa khô.
Phan Nguyên Hồng (1991) [12] phân tích: Ở vùng nhiệt đới lượng mưa
phân bố không đồng đều trong năm ví dụ như khu vực Đông Nam Á có một mùa
mưa và một mùa khô. Ở Bắc bán cầu mùa khô kéo dài 6 tháng hoặc 4 tháng còn
lại là mùa mưa. Nơi nào có mùa mưa trùng với mùa sinh sản của cây ngập mặn
thì nơi đó có rừng phát triển, còn nơi nào tuy có lượng mưa lớn nhưng không
trùng với mùa sinh sản thì không có rừng vì thiếu nước ngọt, cây con không tái
sinh được. Còn ở những vùng mưa ít, hạn nhiều thì hệ thực vật nghốo nàn, thưa
thớt, cây thấp bé và rừng không liên tục.
Trần Thị Bình (2002) [2] nhận xét: Lượng mưa trong năm ở tất cả các
huyện thị Quảng Ninh vào loại cao so với cả nước (>2000mm) thuận lợi cho
RNM phát triển và có ảnh hưởng mạnh tới sự phân bố, kích thước cây mắm giữa
các huyện thị.
Gió có tác dụng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự hình thành của rừng ngập
mặn theo nhiều cách. P.N.Hồng (1991) [12] đã nghiên cứu một số tác dụng của
gió đến sự hình thành và phát triển của rừng ngập mặn như: Làm tăng lượng
mưa ở vùng rừng ngập mặn (gió mùa), đưa nước triều vào sâu trong đất liền do
đó mà các cây nước lợ có thể phát triển dọc bờ sông vào sâu trong đất liền trên
dưới 100 km, gió mạnh còn làm thay đổi khí hậu địa phương như giú mựa đông
bắc (tháng 10 đến tháng 2) đem theo không khí lạnh và hanh khụ đó làm hạn chế
sự sinh trưởng của rừng ngập mặn.
2.2. Thủy văn.
Thủy triều không những có tác động trực tiếp lờn cõy ngập mặn bởi mức
độ và thời gian ngập nước mà còn ảnh hưởng đến nhiều yếu tố khác như kết cấu
độ mặn của đất, sự bốc hơi nước, các sinh vật khác trong rừng, các yếu tố này
tác động đến đời sống của cây ngập mặn Mặt khác thủy triều chịu tác động của
gió, lượng mưa và dòng chảy trong sông.
Khóa luận tốt nghiệp



Phạm Bích Thảo K55 – Sinh học


10
Tìm hiểu đặc điểm của thủy triều liên quan đến sự phân bố và phát triển
của rừng ngập mặn Việt Nam và các nước Đông Nam Á, P.N.Hồng (1991) [12]
có nhận xét: Trong điều kiện khí hậu và đất không có sự khác biệt nhau lớn thì ở
vựng cú chế độ bán nhật triều cây ngập mặn phát triển tốt hơn vựng cú chế độ
nhật triều vì thời gian cây bị ngập lâu hơn cây ở chế độ bán nhật triều nờn cõy
thu được không khí trên mặt đất ít hơn, thời gian đất bị phơi trống ngắn hơn, hạn
chế bớt sự thoát hơi nước trong đất và trong cây, nhất là thời kỡ núng nắng do
vậy cây sinh trưởng chậm, ví dụ: Rừng ngập mặn ở Nam Bộ Việt Nam phát triển
hơn vùng ven biển Quảng Ninh vì vùng biển Nam Bộ có chế độ bán nhật triều
còn ở Quảng Ninh có chế độ nhật triều. Ngoài ra biên độ triều cũng ảnh hưởng
rõ rệt đến sự phõn bố của cây ngập mặn, chỉ ở những nơi có biên độ triều cao
trung bình (2-3m), địa hình bằng phẳng thì cây ngập mặn phân bố rộng và sâu
vào trong đất liền, ví dụ ở lưu vực sông Cửu Long và phía đông Cà Mau, cỏc
dũng triều chịu tác động của gió, nhất là gió mùa và lưu lượng sông vào mùa
mưa, cỏc dũng triều không những tác động đến các yếu tố nhiệt độ, độ mặn, sự
vận chuyển trầm tích và dinh dưỡng ở trong và ngoài vựng rựng ngập mặn mà
còn là nhân tố quan trọng trong việc phân tán hạt và cây con.
Theo Mai Sỹ Tuấn (1980) [32] thì ở những vựng cú cùng mức độ thủy
triều thì thời gian và mức độ ngập quyết định lớn đến sự sinh trưởng và phân bố
của cây ngập mặn nói chung và các cây thuộc chi mắm (Avicennia) nói riêng.
Hệ thống sông cung cấp nước ngọt và phù sa: Dòng nước ngọt do cỏc
sụng, rạch đem ra rừng ngập mặn ảnh hưởng đến sự phân bố và phát triển của
cây ngập mặn vì nước sông mang theo chất phù sa cần thiết cho ngập mặn. Mặt
khác nước ngọt làm pha loãng độ mặn nước biển, phù hợp với một số loài cây

và các giai đoạn khác nhau của rừng ngập mặn. Khi dòng chảy từ sông vào vùng
ngập mặn bị giảm hoặc mất di thì một số loài cây ngập mặn sẽ bị còi cọc hoặc
chết dần (Phan Nguyờn Hồng và cs, 1999) [14].
Khóa luận tốt nghiệp


Phạm Bích Thảo K55 – Sinh học


11
Nước ngọt rất cần thiết cho sự nẩy mầm, tái sinh sinh trưởng của cây con.
cho các quá trình sinh lý của cây trưởng thành.
2.3. Độ mặn.
Một đặc điểm khá thú vị của cây ngập mặn là có khả năng sinh trưởng và
phát triển trên mọi môi trường nước mặn, ngập nước thường xuyên, cây ngập
mặn có khả năng giữ cân bằng muối bằng cách thải lượng muối thừa hoặc tích
muối trong lá già sau đó lá già rụng đi. Nước mặn là một trong các nhân tố quan
trọng nhất ảnh hưởng tới sự phân bố, sinh trưởng, tỉ lệ sống của các loài cây
ngập mặn. Loại rừng này phát triển tốt nhất ở nơi có nồng độ muối trong nước
10 - 25‰ kích thước cây và số loài cũng giảm đi khi độ mặn cao (40 - 80‰)
(Blasco, 1984) [36], ở độ măn 90‰ chỉ có vài loại mắm sống được nhưng sinh
trưởng chậm (Rao, 1986) [39]. Những nơi có độ mặn quá thấp (<4‰) thì cũng
không cú cõy ngập mặn mọc tự nhiên.
Phần lớn cây ngập mặn sinh trưởng và phát triển bình thường ở môi
trường nước có nồng độ muối từ 15 - 35‰. Các loài còn lại thích sống ở những
nơi có độ mặn vừa phải 7 - 25‰. Các loài cây nước lợ không chịu được nồng độ
muối cao trên 30‰ (P.N Hồng và cs, 1997) [13].
Mai Sỹ Tuấn (1995) [33] đã nghiên cứu tác động của bẩy độ mặn khác
nhau: (0,25;50;75;100;125;150‰) lên quá trình nảy mầm tăng trưởng và quang
hợp của cây mắm con. Kết quả cho thấy độ mặn thấp tỉ lệ nẩy mầm cao, tốc độ

nảy mầm nhanh hơn so với độ mặn cao. Khả năng hạt nẩy mầm và sinh trưởng
tốt nhất ở 25‰.
P.N.Hồng (1991) [12] đã chia cỏc cõy ngập mặn thành hai nhóm: Nhúm
có biên độ muối rộng và nhúm cú biên độ muối hẹp.
Vậy độ mặn đóng vai trò lớn tới sự phân bố, sinh trưởng và khả năng tái
sinh của cây ngập mặn.

Khóa luận tốt nghiệp


Phạm Bích Thảo K55 – Sinh học


12
2.4. Thể nền
Đất RNM do phù sa cỏc sụng mang từ nội địa ra cùng với trầm tích biển do
thủy triều đem vào. Do đó, tính chất của loại đất này phụ thuộc vào nguồn gốc
phù sa và trầm tích, nó rất dễ bị biến đổi dưới tác động của khí hậu, thủy văn, hệ
động thực vật đất. Cây ngập mặn có thể sống trờn cỏc thể nền ngập nước định kì
khác nhau như bùn sét, bựn cỏt, cỏt thụ lẫn sỏi, than bùn Tuy nhiên từng loại thể
nền khác nhau thì sự thích ứng và phân bố của cây ngập mặn là khác nhau và cây
ngập mặn phát triển tốt nhất trên nền bựn sét cú mựn bó hữu cơ.
Năm 1980, Mai Sỹ Tuấn [33] trình bày kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của
đất tới sự sinh trưởng của các loài thuộc chi mắm (Avicennia) trờn các nền đất
khác nhau đã thấy rằng : Đất ven biển Tuần Châu (Quảng Ninh) nhiều cỏt thụ và
sỏi đỏ, nghốo dinh dưỡng nên sinh trưởng chậm, còi cọc, kích thước bộ, phõn cành
sát gốc. Đất Nam bộ giàu phù sa, giàu mựn bó hữu cơ nờn cõy sinh trưởng tốt.
Các RNM vựng Yờn Hưng (Quảng Ninh) nhận phù sa từ đất lateritic ở
vùng đồi do cỏc sụng Chanh, Bạch Đằng chuyển ra (cùng với điều kiện khí
hậu không thuận lợi) nên các loài cây ở đây thường thấp bé. RNM ở miền Tây

nam bộ nhận phù sa giàu chất dinh dưỡng của sông Cửu Long và trầm tích của
vùng biển nông nờn cõy sinh trưởng tốt (P.N.Hồng và cs, 1991) [12].
Nguyễn Đức Tuấn,1995 [32] đã nghiên cứu sinh trưởng của cõy đõng
(Rhizophora stylosa) ở Thạch Hà, Hà Tĩnh trên 2 khu vực có tính chất thể nền
khác nhau. Kết quả cho thấy trên nền bựn sét mềm ớt cỏt thụ, cõy đõng sinh
trưởng tốt hơn trên thể nền nhiều cỏt thụ, đất cao và cứng.
Nói chung, thể nền và tính chất của thể nền là một trong những yếu tố
thiết yếu cho sự sinh trưởng , phân bố và tái sinh của cây ngập mặn.
2.5. Địa hình
Vùng bờ biển ở miền Nam Việt Nam mặc dù không có các đảo nổi nhưng
nhờ có các vỉa san hô ngầm nằm dọc theo các thềm lục địa, làm yếu lực của
Khóa luận tốt nghiệp


Phạm Bích Thảo K55 – Sinh học


13
sóng, ít chịu ảnh hưởng của bão (trừ trường hợp khí hậu biến đổi bất thường như
năm 1997) nên RNM cũng phát triển.
Ở vùng ven biển đồng bằng Bác bộ Việt Nam, mặc dù cú cỏc bãi bồi phát
triển mạnh giàu phù sa nhưng RNM không phân bố rộng là do địa hình trống
trải, chịu tác động trực tiếp của bão từ Thái Bình Dương. Dọc ven biển miền
Trung cũng có rất ít RNM vì địa hình dốc, không giữ được phù sa, lại chịu tác
động mạnh của bão và gió mùa đông bắc (P.N.Hồng, 1991) [12 ].
Địa hình cũng đóng vai trò quan trọng tới sự phân bố, sinh trưởng và tái
sinh của cây ngập mặn. RNM phát triển mạnh ở vùng bờ biển nụng, ớt sóng gió
như trong các vịnh cửa sông hình phễu (estuary), sau các mũi đất , eo biển hẹp
hoặc dọc bờ biển cú cỏc dãy đảo che chắn ở ngoài như bờ biển Quảng Ninh
(P.N. Hồng, 1991) [12 ].

2.6. Các nhân tố sinh học và tác động của con người.
Cùng với các yếu tố vô sinh, thành phần sinh vật trong môi trường bãi lầy,
cửa sông ven biển cũng đóng góp đáng kể vào sự hình thành và phân bố RNM.
Nhờ những đặc điểm thích nghi với độ ngập triều sâu, nồng độ muối cao, chống
chịu tốt với các tác động của sóng gió thủy triều nờn cỏc thực vật tiên phong
như các loài cỏ biển và loài thuộc chi mắm (Avicennia), đóng vai trò quan trọng
trong việc tạo điều kiện cho đất ổn định, cho các quần xó cõy ngập mặn đến sau
phát triển.
Vi sinh vật như nấm, vi khuẩn có ý nghĩa to lớn trong việc phân hủy các
chất hữu cơ trong phù sa trầm tích thành các hợp chất khoáng cho cây. Mặt khác
chúng phân hủy các chất rơi rụng của cây ngập mặn tạo thức ăn dinh dưỡng cho
động vật và thực vật trong RNM.
Con người là nhân tố sinh học quan trọng đối với sự phát triển cũng như
suy thoái RNM. Chiến tranh, sự tăng dân số cùng với các hoạt động kinh tế của
mỡnh đó làm diện tich RNM bị suy giảm, làm cho biến đổi tiêu cực tính chất lí
hóa học của đất và lượng sinh vật, gây ra sự biến đổi các quẫn xã thực vật RNM.
Khóa luận tốt nghiệp


Phạm Bích Thảo K55 – Sinh học


14
Ví dụ : Con người đã thải chất công nghiệp ra vùng ven biển nơi có RNM dẫn
tới cỏc cõy RNM bị chết, không tái sinh được.
Hải Hà cũng không phải là trường hợp ngoại lệ, người dân ở đây chưa
thấy được tầm quan trọng của RNM nên đã chặt phá RNM phục vụ lợi ích kinh
tế trước mắt mà quên đi lợi ích lâu dài. Nơi RNM đã bị chặt phá, hệ thực vật mất
đi dẫn tới mất đi lượng chất rơi rụng của cây ngập mặn và khả năng cố định chất
hữu cơ, dẫn tới đất thoái hóa chặt cứng, hệ thực vật chậm tái sinh, chậm phát

triển nên chỉ có một số ít loài cây có khả năng sinh trưởng được như sú hoặc
mắm nhưng chúng sinh trưởng chậm, còi cọc, rừng chậm khộp tán.
Khóa luận tốt nghiệp


Phạm Bích Thảo K55 – Sinh học


15
PHẦN III: ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, VỊ TRÍ, PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
I. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng chúng tôi tiến hành nghiên cứu là các loài cây ngập mặn ở
huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh.
II. Thời gian nghiên cứu
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu khảo sát từ tháng 4/2008 đến tháng
2/2009, chia làm một số đợt khảo sát nhỏ ngoài thực địa, các đợt này khoảng
cách đều nhau rơi vào các mùa xuân, hố, đụng tiện cho việc theo dõi khả năng
tái sinh của cây ngập mặn.
Đợt I: 30/4/2008, kéo dài 1 tuần
+ Thời gian này trùng với mùa ra hoa của sú, xuất hiện 1 số trụ mầm của trang
trong rừng trồng rơi xuống bùn.Lần đi thực địa này chúng tôi khảo sát số lượng
trụ mầm trang (Kandelia obovatal) rơi xuống, tái sinh tự nhiên trong rừng của
cỏc xó Quảng Minh và Quảng Phong.
Đợt II: Từ 01/07 đến 01/08/2008
+ Mưa nhiều, nhiệt độ và độ ẩm cao
+ Thời gian này, hoa trang, vẹt, mắm đang nở rộ, trụ mầm sú, đõng đang trưởng
thành. Chúng tôi khảo sát số cây trang con tái sinh sau 3 tháng rời khỏi cây mẹ.
Đợt III: Từ 15/01 đến 25/01/2009
+ Nhiệt độ thấp, lượng mưa thấp.

+ Trụ mầm trang đang trưởng thành và bắt đầu chín.
Các đợt khảo sát này tiến hành ở các thời gian khác nhau với điều kiện
khí hậu khác nhau nhằm tìm hiểu khả năng tái sinh, sống sót của cây con .
Khóa luận tốt nghiệp


Phạm Bích Thảo K55 – Sinh học


16
III. Đặc điểm địa điểm nghiên cứu.
3.1. Vị trí địa lí, địa hình

Hình 1. Bản đồ khu vực cỏc xó ven biển huyện Hải Hà
Hải Hà là huyện miền núi, biên giới và hải đảo cách thành phố Hạ Long
150 km về phía bắc, cách cửa khẩu quốc tế Múng Cỏi 40 km. Phía bắc giáp với
Trung Quốc, đường biên giới dài 22,8 km, phía nam giáp với biển Đông, chiều
dài bờ biển 35 km, phía tây giáp với các huyện Bình Liêu và Đầm Hà, phía đông
giáp với thị xã Múng Cái.
Tọa độ địa lí: 21
0
12

46
’’
- 107
0
38’ 27’’ vĩ độ bắc.
107
0

30

54
’’
- 107
0
51’ 49’’ kinh độ đông.
Khóa luận tốt nghiệp


Phạm Bích Thảo K55 – Sinh học


17
Địa hình của huyện nói chung là dốc và phân cắt mạnh mẽ với nhiều sông
suối và cửa sông như Mã Ham, Hà Cối, Pồ Lồ, Đường Hoa và sông Cái Đá Bàn.
Phía ngoài biển được bao bởi 2 dãy đảo là Cỏi Chiờn và Vĩnh Thực tạo vùng
vịnh kín gió, có hệ thống bãi triều thấp và phát triển rộng rãi.
3.2. Khí hậu.
Cũng như các huyện khác của tỉnh Quảng Ninh, huyện Hải Hà có chế độ
khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa. Hải Hà là huyện miền núi ven biển
nên khí hậu vừa mang tính chất miền núi vừa mang tính chất miền biển, có mùa
đông lạnh nhiệt độ thấp xuống tới 5 - 6
0
C, thường có sương muối.
Chế độ nhiệt phụ thuộc vào chế độ bức xạ nhiệt đới nội chí tuyến và thay
đổi theo gió mùa. Nhiệt độ trung bình hằng năm khoảng 22,7
0
C, biên độ dao
động trung bình cỏc thỏng trong năm từ 15 - 30

0
C, nhiệt độ cao nhất vào tháng
7 là 31,2
0
C. Do biên độ nhiệt lớn đã ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây, một
số loài cây ngập mặn ở miền Nam không có mặt ở đây, cõy cú kích thước nhỏ so
với miền Nam.
Bức xạ tổng số là yếu tố quan trọng trong sự hình thành khí hậu, quyết
định sự sống và phát triển của thực vật và sinh vật phù du. Tổng bức xạ trung
bình là 200 kcal/cm
2
/năm, cao nhất vào tháng 7 là 286 kcal/cm
2
. (Theo số liệu
2007, Hồ Thị Phương, trạm khí tượng thủy văn huyện Hải Hà).
Như vậy so với tỉnh Nam Định có nhiệt độ trung bình hàng năm là 24,3
0
C
(Trung tâm khí tượng thủy văn quốc gia năm 2006 - 2007) thì Hải Hà có nhiệt
độ trung bình hàng năm thấp hơn 1,6
0
C.
Chế độ gió: Trong năm hình thành 2 chế độ gió mùa là gió mùa đông bắc
(tháng 10 - 3) và gió mùa tây nam (tháng 4 - 8). Tốc độ gió trung bình đạt 2,5
m/s và đạt cực đại 4,5 m/s trong mưa bão. Mỗi năm trung bình có 3 – 4 cơn bão
lớn nhỏ đổ bộ vào bờ biển.
Chế độ mưa, độ ẩm: Phân thành mùa khô và mùa mưa rõ rệt. Mùa khô
kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, chiếm 15 - 20% lượng mưa cả năm,
Khóa luận tốt nghiệp



Phạm Bích Thảo K55 – Sinh học


18
thấp nhất là vào tháng 1 (9,3 mm) và tháng 11 (11,1 mm). Mùa mưa kéo dài từ
tháng 5 -10, chiếm 80 – 85 % lượng mưa cả năm. Thỏng có lượng mưa cao nhất
là tháng 6 (630,7 mm). Lượng mưa trung bình năm là 2630,4 mm. Tổng lượng
mưa 6 tháng đầu năm 2008 là 1267,5 mm và tháng 6 là 799,8 mm. Độ ẩm trung
bình đạt 85 – 90 %, tốc độ gió trung bình là 3m/s.
Do lượng mưa lớn như vậy đã tạo dòng nước ngọt tương đối phong phú
thuận lợi cho sự phát triển của RNM. Tuy nhiên, mùa mưa ở Quảng Ninh nói
chung và ở Hải Hà nói riêng không thật trùng với mùa quả hoặc trụ mầm chín
rụng và nảy mầm. Theo P.N.Hồng và cộng sự (1999) thời gian trụ mầm hoặc
quả chín của đõng vào tháng 8, trang vào tháng 3 - 4, vẹt dù có hai đợt 12 - 1 và
tháng 6 - 7 Điều này có ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển trực tiếp RNM ở
đây.
3.3. Thủy văn.
Hệ thống sông suối khá dày đặc với mật độ 2 km/km
2
, với hệ thống sụng
chớnh là sông Hà Cối và một số sông nhỏ có hướng dòng chảy tây bắc - đông
nam. Nét đặc trưng của cỏc sụng ở đây là nhỏ, ngắn và dốc, trên sông có nhiều
thác ghềnh, thượng lưu rộng còn hạ lưu hẹp. Cửa sông chịu ảnh hưởng lớn của
thủy triều. Cỏc sụng trong huyện đều có lưu lượng nước nhỏ tập trung vào mùa
mưa lũ. Tổng lượng bùn cát và hàm lượng chất lơ lửng thấp.
Vùng ven biển huyện Hải Hà có 5 cửa sông, thứ tự các cửa sông từ bắc
xuống nam là Mã Ham, Hà Cối, Pồ Lồ, Đường Hoa và sông Cái Đá Bàn. Các
cửa sông có dạng hình phễu.
Thủy triều: Chế độ nhật triều điển hình với hầu hết số ngày trong tháng

là nhật triều. Trong một thỏng có kỡ nước cường, biên độ dao động sóng 0,5 -
1m. Đây cũng là khu vực có độ cao của triều lớn nhất dải ven biển Việt Nam, có
thể đạt tới 4 - 5m. Chế độ sóng phụ thuộc vào chế độ gió theo mùa và hình dạng
địa hình khu vực. Tuy nhiên, do địa hình vùng ven biển ven bờ huyện và cửa
sông tương đối kớn nờn ớt chịu ảnh hưởng của sóng ngoài khơi vịnh Bắc Bộ,
Khóa luận tốt nghiệp


Phạm Bích Thảo K55 – Sinh học


19
sóng nội tại hình thành tương đối yếu, không quá 1m trong gió bão. Điều này
cũng tạo thuận lợi cho sự phân bố và sinh trưởng của cây ngập mặn.
3.4. Độ mặn.
Độ mặn cao nhất vào mùa là 30 - 31‰ do thời kì này ít mưa. Độ mặn thấp
nhất là và mùa mưa là 10 - 15‰. Trong vùng cửa sông đổ ra vịnh, độ mặn thấp
nhất có thể xuống tới 2 - 4‰. Độ mặn ở Thái Bình thấp hơn, vào mùa lũ từ 9 -
17 ‰ và mùa khô từ 23 - 30 ‰. Độ mặn ở đây tương đối cao phù hợp với sự
sinh trưởng phát triển của những loài chịu mặn cao như mắm, sú.
3.5. Thể nền.
Các bãi triều ven biển chia ra làm hai khu vực theo thành phần trầm tích
như sau :
- Quảng Thành, Quảng Thắng, Quảng Minh, Quảng Điền, có thành phần trầm
tích chủ yếu là cát, cát lẫn sỏi thành phần hạt thô.
- Quảng Phong, Tiến Tới, Đường Hoa, trầm tích cỏc bói triều có thành phần mịn
hơn. Tại Đường Hoa, trầm tớch bãi triều chủ yếu là bột sét nờn hệ thực vật ở
những xã này phát triển hơn và có thành phần loài phong phú hơn so với cỏc xó
khỏc.
Do đặc điểm thể nền khác nhau như vậy đã dẫn tới hệ thực vật ở hai khu

vực này cũng khác nhau, hệ thực vật ở Quang Phong, Tiến Tới, Đường Hoa
phong phú và phát triển hơn ở cỏc xã Quảng Thành, Quảng Thắng, Quảng
Minh, Quảng Điền.
(Số liệu theo “Dự thảo quy hoạch nuôi trồng thủy sản mặn lợ huyện Hải Hà giai
đoạn 2006 - 2010’’, 2005)) [6].
Huyện Hải Hà có 7 xã ven biển theo mặt cắt từ phía bắ đến phía nam lần
lượt là: Quảng Thành, Quảng Thắng, Quảng Minh, Quảng Điền, Quảng Phong,
Đường Hoa, Tiến Tới. do điều kiện thời gian nghiên cứu có hạn nên chúng tôi
chọn 4 xã là Quảng Thành, Quảng Minh, Quảng Phong và Tiến Tới để nghiên
cứu được đánh dấu ở hình 2.
Khóa luận tốt nghiệp


Phạm Bích Thảo K55 – Sinh học


20


Hình. 2 Địa điểm nghiên cứu
Các dấu gạch chéo đen chỉ địa điểm nghiên cứu.
Tổng diện tích bãi triều có thực vật ngập mặn toàn huyện là 1046, thể hiện trong
bảng sau:
Bảng 1. Diện tích bãi triều có thực vật ngập mặn ở huyện Hải Hà.

Q.Thành
Q.Thắng
Q.Minh
Q.Điền
Q.Phong

Đường
Hoa
Tiến
Tới
Diện
tích(ha)
72,11
54,60
209,87
59,99
420,36
76,87
152,9
(Theo số liệu của “Dự thảo quy hoạch nuôi trồng thủy sản mặn, lợ huyện Hải Hà
giai đoaạn 2006 - 2010’’, 2005, phòng Nông lâm ngư nghiệp huyện Hải Hà) [6]
IV. Phương pháp nghiên cứu.
4.1.Ngoài thực địa
a) Đo, đếm ngoài thực địa.
- Chọn bờ đê cao hoặc đỉnh các đồi đất cao ven biển tại các địa điểm nghiên
cứu làm điểm đứng quan sát, nhận xét sơ bộ về thành phần loài, sự phân bố và
cấu trúc quần xã thực vật.
Khóa luận tốt nghiệp


Phạm Bích Thảo K55 – Sinh học


21
Theo Phùng Ngọc Đĩnh và cộng sự, 2001 [7] chọn tuyến nghiên cứu là
việc quan trọng khi nghiên cứu thảm thực vật ngoài tự nhiên vỡ nó giỳp nghiên

cứu hợp lí đầy đủ các loại hình thực vật khác nhau trên toàn bộ khu vực do sự
thay đổi của các yếu tố tự nhiên và phải chú ý chọn tuyến nghiên cứu là :
- Tuyến được bố trí cắt ngang qua các dạng địa hình chủ yếu của khu vực.
- Chọn tuyến nghiên cứu theo đường thẳng vuông góc với bờ đê, hướng ra phía
ngoài biển, chiều dài tuyến phụ thuộc vào mục đích và mức độ nghiên cứu.
- Chọn địa điểm đặt cỏc ụ tiêu chuẩn trên tuyến đại diện cho quần thể thực vật
nghiên cứu.
Chúng tôi chủ yếu nghiên cứu rừng bán tự nhiên và rừng trồng nên theo J.
Braun – Blanquet (1932) và K. Fujiwara (1987), H.S.Suzuki và cộng sự (1985)
(Theo Nguyễn Thị Kim Cúc, 2002) [4] chúng tôi lập cỏc ụ tiêu chuẩn như sau:
Bảng 2. Diện tớch cỏc ụ tiêu chuẩn nghiên cứu ngoài thực địa.
Kiểu quần xã thực vật
Kích cỡ (m)
Diện tích (m
2
)
Rừng tự nhiên
25ì60
1.500
Rừng trang trồng
10ì10
100
Quần xã thực vật trong đầm tôm
10ì10
100
Quần xã cỏ tại bãi cát chắn sóng
1ì1
1
Tại cỏc ụ tiêu chuẩn, chọn cỏc ụ có kích thước 5ì5m theo đường chéo của
cỏc ụ tiêu chuẩn để điều tra thành phần loài, dạng sống, cấu trúc rừng, số cây

trưởng thành, số cây tái sinh, đánh giá số lượng , chất lượng cây con tái sinh, số
lượng cây trưởng thành.
- Dùng phương pháp đánh dấu và đếm trực tiếp số lượng cá thể từng loài
cây ngập mặn trong cỏc ụ 5ì5m trong cỏc vựng nghiên cứu.
- Đánh giá độ che phủ (tính độ che phủ) tán lá: Tớnh số lượng cây
trung bỡnh có trong 25m
2
, sau đó đo đường kớnh tỏn cõy. Từ đường kớnh tỏn
cõy và số lượng cây trong ô tiêu chuẩn 25m
2
, tính diện tích che phủ tỏn. Tớnh tỷ
Khóa luận tốt nghiệp


Phạm Bích Thảo K55 – Sinh học


22
lệ che phủ (bằng diện tích vòng của Crown trên diện tích đất rừng) theo công
thức:
L =S/G (Hall, D.O và cộng sự, 1986) [38]
Với L: tỷ lệ che phủ (%)
S: diện tích che phủ của tán (m
2
)
G: diện tích mặt đất (m
2
)
- Đánh giá khả năng tái sinh của cây con: Tiến hành đếm số lượng cây
con tái sinh tổng số và phân loại các cây con tái sinh ở trong ô 5ì5m dưới tán

rừng và 1ì1m ngoài tán và rìa bờ đê, bờ đầm, nhận xét kích thước độ nhiều, chất
lượng lượng cây con tái sinh.
- Dùng cây sào 5m đánh dấu tỉ lệ, thước dây và thước kẹp đo chiều cao và
đường kính thân cây. Để đo đường kính thân cây, người ta thường chọn một vị
trí nào đó trên phần gốc cây (trong tầm với của điều tra viên) làm chuẩn. Vị trí
chọn là độ cao cách cổ rễ 1,3m hay đường kính ngang ngực. Do đặc điểm của
cây rừng ngập mặn với đặc thù riờng nờn chúng tôi xác định vị trí đo như sau:
* Trang (Kandelia obovata): cây thấp hơn 1,5m thì xác định đường kính tại phần
cổ bạnh gốc.
* Sú (A. conniaculatum) là cây bụi có chiều cao trung bình thấp nên đường kính
thân cũng xác định tại phần thân trên cổ rễ.
* Các cây thuộc chi mắm (Avicennia) có thân phân cành không xác định hướng,
chiều cao cũng tương đối thấp nên cũng xác định đường kính tại phía trên cổ rễ.
b) Lấy mẫu về phòng thí nghiệm định loại
Chúng tôi lấy tất cả những mẫu cây chưa định loại được ngay ngoài thực
địa đem về phòng thí nghiệm để tiếp tục định loại (mẫu thu phải đạt yêu cầu 1
mẫu phân loại).
c) Chụp ảnh hình thái các loài cây nghiên cứu.
4.2. Trong phòng thí nghiệm.
a) Xử lý mẫu thu được.
Khóa luận tốt nghiệp


Phạm Bích Thảo K55 – Sinh học


23
Ngâm mẫu đã rửa sạch vào cồn 50
0
trong 2 ngày và chú ý lật mặt trên và

dưới để mẫu thấm đều cồn. Sau đó vớt ra, làm tiêu bản mẫu ộp khụ theo tài liệu
hướng dẫn thực hành của các tác giả Hoàng Thị Sản và Hoàng Thị Bé (2000)
[25]. Mẫu còn lại đeo etiket, sau đó làm tiêu bản giải phẫu cố định theo hướng
dẫn thực hành của các tác giả Hoàng Thị Sản và Nguyễn Tề Chỉnh, 1981 [26].
b) Thẩm định tên khoa học các loài cây ngập mặn thu được.
Chúng tôi chụp hình thỏi cỏc loài cây ngập mặn cần phân loại, đồng thời
thẩm định luụn tên khoa học bằng phương pháp hình thái so sánh dựa vào các tài
liệu thực vật RNM mang theo: “Thực vật rừng ngập mặn Việt Nam”, Nguyễn
Hoàng Trí, 1996 [30] , “Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ”,
Nguyễn Đỡnh Qỳy và cộng sự, 2002 [27]: “Cuộc hành trình xuyên suốt RNM
Việt Nam qua hình ảnh”, P.N.Hồng và cộng sự, 2007 [16].
Hình ảnh và mẫu còn lại đem về phòng thí nghiệm định loại dựa vào tài
liệu “Cõy cỏ Việt Nam” tập 1, 2, 3 của Phạm Hoàng Hộ (1991 - 1993) [18], “Sổ
tay cây ngập mặn ở Indonexia” của Shoro Kitamura và cộng sự, 1997 [39]. Một
số mẫu khó, chúng tôi nhờ các chuyên gia kiểm tra giúp tên khoa học.
Trong quá trình tra cứu mẫu, chúng tôi đồng thời tìm hiểu giá trị của các
loài cây nghiên cứu.
4.2.3. Thống kê và xử lý số liệu
- Xác định giá trị trung bình bằng công thức:
n
X
X
n
i
i
TB



1

Với


n
i
i
X
1
: Tổng các giá trị X
i
từ 1 n
N: Tổng số mẫu đo
- Độ lệch chuẩn () phản ánh độ sai lệch hoặc dao động của các giá trị so
với giá trị trung bình cộng được xác định bằng công thức:
 





n
i
i
XX
n
1
2
.
1
1



Sai số m:
Khóa luận tốt nghiệp


Phạm Bích Thảo K55 – Sinh học


24
n
m



Khóa luận tốt nghiệp


Phạm Bích Thảo K55 – Sinh học


25
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BIỆN LUẬN.
CHƯƠNG I. THÀNH PHẦN LOÀI CÂY NGẬP MẶN KHU VỰC VEN BIỂN
HUYỆN HẢI HÀ, TỈNH QUẢNG NINH.
1.1 Danh mục các loài cây ngập mặn ở khu vực nghiên cứu.
Sau khi nghiên cứu ngoài thực địa, thu và phân tích mẫu dựa vào các tài
liệu và sự giúp đỡ của các chuyên gia, chúng tôi đã lập được bảng danh sách các
loài cây ngập mặn ở khu vực bốn xã của Hải Hà, Quảng Ninh như sau: (các loài
xếp theo thứ tự A,B,C, tên khoa học của các họ thực vật trong ngành và theo các

loài trong họ).
Bảng 3. Danh mục các loài cây ngập mặn tại bốn xã ven biển huyện Hải Hà, tỉnh
Quảng Ninh.
STT
Tên khoa học
(Ngành/Họ/Tờn latinh)
Tên Việt Nam
(Ngành/Họ/Tờn
Việt Nam)
Loài
cây
Dạng
sống
Nơi
sống
Phân bố

PHYL. PTERIDOPHYTA
Ngành Dương xỉ





Fam.1 Pteridaceae
Họ Chân xỉ





1
Acrostichum aureum
Ráng biển
+
Dx
3,4
A

PHYL. ANGIOPSERMAE
Ngành Hạt kín





CLASS 1. DICOTYLEDONEAE
Lớp Hai lá mầm





Fam.2. Acanthaceae
Họ ễrụ




2
Acanthus ilicifolius L.

ễrụ
+
C
2,3,5,8
A

Fam3. Aizoaceae
Họ Rau đắng đất




3
Sesuvium porlulacastum
Sam biển
-
M
3
QP

Fam 4.Annonaceae
Họ Na/ Mãng cầu




4
Annona glabra L.
Na biển
-

G
3,4
QM

Fam 5. Apiaceae
Họ Hoa tán




5
Centella asiatica L .
Cây rau má
-
C
3
A

Fam 6. Asteraceae
Họ Cúc




6
Plucchea pteropoda Hemsl
Sài hồ nam, cỏ lức
-
C
4,5

QM
7
Plucchea indica (L.) Lees
Cúc tần
-
C
4,5
A
8
Wedelia biflora (L.). DC
Cúc hai hoa
-
C
3,4
A

Fam 7. Avicenniaceae
Họ Mắm




9
Avicennia lanata Ride.
Mắm quăn
+
G
1,2
A
10

Avicennia marina (Forsk) Vierh
Mắm biển
+
G
1,2
A

Fam 8. Combretaceae
Họ Bàng




11
Lumnitzera racemosa (Gaud .)
Prese
Cóc vàng
+
G,B
3
A

Fam 9. Casuarinaceae
Họ Phi lao




12
Casuarina esqsetifoloa J.R

&Gfost
Phi lao
-
G
3,4
QP,QT

Fam 10. Chenopodiaceae
Họ Rau muối




13
Suaeda maritima (L.) Dum
Muối biển
-
M
3,4
A

Fam 11.Convolvulaceae
Họ Bìm bìm




×