Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

BÀI DỰ THI DÙNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ TÌM HIỂU BÀI TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT môn NGỮ VĂN 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 16 trang )

1
Phòng GD và ĐT Phú Xuyên
Trường THCS Khai Thái
BÀI DỰ THI: DÙNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ TÌM
HIỂU BÀI “TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ
LAO ĐỘNG SẢN XUẤT”
Môn: Ngữ văn 7
- Tên học sinh: Nguyễn Thị Duyên - lớp 7C
Nguyễn Thị Kiều Trang - lớp 7C
- Trường: THCS Khai Thái
- Năm học: 2014 - 2015
" Quê hương là gì hở mẹ?
Mà cô giáo dạy phải yêu
Quê hương là gì hở mẹ?
Ai đi xa cũng nhớ nhiều "
Trong trái tim mỗi người, quê hương có lẽ là tình cảm thiêng liêng nhất, quê
hương là nơi ta sinh ra và lớn lên, nơi chôn nhau cắt rốn, quê hương cho ta những
kỉ niệm ngọt ngào, nơi lưu giữ những tuổi thơ tươi đẹp.
Quê hương! Ôi hai tiếng thân thương, khi em nghe như tiếng lòng thổn thức!
Quê hương em – một làng quê vùng chiêm trũng, tuổi thơ em cùng bạn bè vây
quanh cây đa, giếng nước, sân đình, hình ảnh cây đa đầu làng mái đình rêu phủ,
làn điệu dân ca như đưa ta về một vùng kí ức
I. Tên tình huống:
Với một nền kinh tế nông nghiệp, sản xuất lúa nước truyền thống lâu đời, tổ
tiên chúng ta đã để lại những dấu ấn sâu đậm trong đời sống văn hóa, sinh hoạt và
lao động sản xuất.
Trải qua bao thế hệ, tổ tiên chúng ta đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm
quý báu, từ tình cảm gắn bó, hòa mình với thiên nhiên, đồng thời ấp ủ khát vọng
chinh phục, cải tạo thiên nhiên. Nhiều câu thơ, hò, vè, ca dao, tục ngữ duyên dáng,
2
sinh động ra đời từ đây, được nhiều thầy cô giáo sử dụng trong các môn học nhà


trường
Chúng em muốn nhờ vào kiến thức liên môn và bằng sự hiểu biết của mình
để tìm hiểu nội dung của các câu tực ngữ nói về thiên nhiên và lao động sản xuất.
Đó là lí do mà chúng em chọn đề tài này.
II. Mục tiêu giải quyết tình huống:
Trong nhà trường, các môn xã hội như: Văn học, Địa lí, Lịch sử, Giáo dục
công dân trước đây chúng em từng cho là trừu tượng, khô khan một phần là do
chúng em chưa có biện pháp học đúng đắn, chưa có kỹ năng vận dụng kiến thức
liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn, do đó học môn nào thì các em chỉ
biết trong phạm vi của bộ môn đó.
Tục ngữ là một trong những thể loại của Văn học đân gian. Khác với ca
dao, dân ca là những khúc hát tâm tình thiên về khía cạnh tinh thần, tình cảm; tục
ngữ có chức năng chủ yếu là đúc kết kinh nghiệm sống trên rất nhiều lĩnh vực của
cuộc sống hằng ngày. Vì thế tục ngữ được xem là kho kinh nghiệm và tri thức
thực tiễn vô cùng phong phú.
Nhiều tiết học, qua các câu tục ngữ, cô giáo đã dẫn dắt chúng em đi từ bất
ngờ này đến bất ngờ khác để xâu chuỗi các sự vật, hiện tượng khô khan của nhiều
môn học thành một bài học sinh động, dễ nhớ, đặc biệt là khi tìm hiểu những câu
tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.
Với đặc thù bộ môn mang tính chất xã hội và đời sống sản xuất, thì không thể
không đề cập đến các kiến thức của Địa lí, Sinh học, Vật lí Chính những kiến
thức về Địa lí, Vật lí, Hoá học, Sinh học mà cô giáo lồng ghép đã làm cho bài học
thêm sinh động, hấp dẫn, quá trình tiếp thu thêm dễ hiểu, dễ nhớ.
* Học theo chủ đề tích hợp và vận dụng kiến thức liên môn để tìm hiểu các
bài tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất giúp chúng em phát huy được
năng lực tư duy, khuyến khích sự sáng tạo. Việc học tập như thế này sẽ có những
tác dụng:
3
1. Tạo ra sự hứng thú trong học tập, tiết học, bớt khô cứng, căng thẳng.
2. Học sinh nào cũng có những quan điểm, cái nhìn riêng về một vấn đề.

3. Trao đổi được quan điểm, kiến thức, thế mạnh của nhau.
4. Tăng cường khả năng vận dụng kiến thức tổng hợp, khả năng tự học, tự
nghiên cứu.
5. Nâng cao kỹ năng làm việc theo nhóm, đặt biệt là kỹ năng sống.
III. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống:
1. Cơ sở lí luận của việc sử dụng kiến thức liên môn:
a. Các sự vật, hiện tượng trong cuộc sống đều có mối quan hệ mật thiết với
nhau, cùng một sự vật nhưng có thể có nhiều cách nhìn và cách tiếp cận đánh giá
khác nhau.
b. Cùng quan sát và phân tích các hiện tượng trong tự nhiên, nên các môn học
vẫn có mối liên quan mật thiết không thể tách rời.
- Đầu tiên đây là những câu tục ngữ nói về thiên nhiên và những kinh nghiệm
trong lao động sản xuất.
- Những câu tục ngữ này có thể nghĩ ở góc độ môn vật lí, địa lí, hoá học, sinh
vật
Rõ ràng ở đây, chúng ta thấy sự liên hệ không thể tách rời của những bộ môn
khoa học, nếu giải thích vấn đề bằng kiến thức riêng của một bộ môn ngữ văn là
chưa thấu đáo, chưa có một cái nhìn tổng quan để cùng giải quyết một vấn đề.
c. Mục tiêu của việc sử dụng kiến thức liên môn:
Nhằm giúp cho chúng em phát huy được năng lực sáng tạo, có kiến thức cơ
bản, hiểu và giải thích các vấn đề diễn ra xung quanh trong cuộc sống góp phần
hình thành thế giới quan khoa học, qua đó giáo dục tình yêu quê hương đất nước,
bồi dưỡng năng lực tư duy, có hành động và thái độ đúng đắn trong cuộc sống.
2. Cơ sở thực tiễn:
a. Sự cần thiết phải vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết vấn đề thực tiễn:
Trong những năm gần đây, Phòng Giáo dục – Đào tạo đã phát động cuộc thi dạy
4
theo chủ đề tích hợp và vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực
tiễn.
Theo chúng em đây là một vấn đề rất mới, và có thể đối với chúng em, nó sẽ

giảm bớt áp lực, đồng thời phát huy được khả năng tự nghiên cứu, giúp chúng em
độc lập trong suy nghĩ, đánh giá và giải quyết vấn đề nêu ra một cách thấu đáo.
Chúng em thấy việc học như vậy, sẽ gắn kết giữa lí thuyết và thực hành trong
nhà trường với thực tiễn đời sống, đẩy mạnh việc thực hiện học theo phương châm:
“Học đi đôi với hành.”
b. Sự nhìn nhận của chúng em về việc sử dụng kiến thức liên môn:
Theo chúng em, việc học theo chủ đề tích hợp và vận dụng kiến thức liên môn để
giải quyết tình huống thực tiễn sẽ làm cho buổi học thêm thoải mái, không khô
cứng, bớt căng thẳng. Ai cũng có quan điểm, cái nhìn riêng của mình về một vấn
đề, tạo ra nhiều ý kiến tốt cho một buổi học, bạn nào nào giỏi môn Vật lí thì trả lời
theo góc độ vật lí, bạn nào giỏi môn Hóa học thì trả lời theo góc độ hóa học, học
sinh nào giỏi môn Sinh vật thì trả lời theo góc độ sinh vật, Như vậy chúng em sẽ
học hỏi được thế mạnh của nhau, bổ sung cho nhau.Việc sử dụng kiến thức liên
môn sẽ giúp cho chúng em có khả năng tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp,
khả năng tự học, tự nghiên cứu, tránh kiểu học thụ động.
3. Các nguồn nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống:
- Diễn đànTục ngữ, ca dao Đồng Bằng Bắc Bộ của Nguyễn Văn Tuấn, Cung
Đình Thanh, Nguyễn Đức Hiệp
- Sách giáo khoa Địa lý 6,7,8,9
- Sách giáo khoa Hóa học 9
- Sách giáo khoa Vật lý 7,8,9
- Đất Việt Nam của NXB- KHKT năm 2000
- Sự giúp đỡ, tư vấn của giáo viên bộ môn Ngữ văn và nhóm viết đề tài.
IV. Giải pháp giải quyết tình huống:Vận dụng kiến thức liên môn để giải thích:
+ Văn học: Sử dụng từ ngữ, phương thức diễn đạt kết nối bài viết sao cho diễn cảm,
5
nói lên cách nhìn của người xưa trước các hiện tượng tự nhiên và tình cảm của con
người đối với thiên nhiên và khát khao chinh phục thiên nhiên.
+ Vật lí: Giải thích các câu tục ngữ bằng kiến thức vật lí.
+ Hóa học: Giải thích câu tục ngữ bằng kiến thức hóa học.

+ Địa lí: Đất và những điều kiện tự nhiên trong đất
+ Sinh vật: Sự phát triển của thế giới động- thực vật theo thời tiết, theo mùa.
V. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống:
Trong quá trình học tập tại nhà trường, bản thân chúng em thấy nhiều bộ môn
có mối liên hệ mật thiết với nhau, vì cùng giải thích một hiện tượng, một trong
những bộ môn có nhiều nội dung gắn liền với thực tế cuộc sống, đó là môn ngữ văn.
Những nội dung này đã phản ánh thực tế cuộc sống lao động và làm việc, cái nhìn
của người xưa trước những hiện tượng tự nhiên gần gũi nhưng không thể giải thích
được, đó là cái nhìn khoắc khoải, trăn trở vì họ chỉ biết ở góc độ của những người
chưa hiểu rõ vấn đề. Vì vậy chúng ta cần phải tìm hiểu các vấn đề đó dưới góc độ
kiến thức của nhiều môn học để có cái nhìn tổng quát, toàn thể, sâu sắc, sinh động.
1. Hoàn cảnh ra đời:
Nước ta là nước có nền sản xuất nông nghiệp từ lâu đời, trong quá trình lao
động, cha ông ta đã có những hiểu biết tối thiểu về quy luật của tự nhiên. Thời xưa,
tuy chưa có cơ sở khoa học, nhưng bằng những kinh nghiệm qua thực tế, tổ tiên
chúng ta đã nắm được những chừng mực nhất định của quy luật tự nhiên. Những
kinh nghiệm ấy thông qua tập thể, được truyền miệng trong dân gian bằng những câu
ca dao tục ngữ có vần điệu duyên dáng, sinh động. Đó là những câu ca dao, tục ngữ
nói về thời tiết, khí hậu, chăn nuôi, cày cấy, các quan hệ giữa con người với tự
nhiên Tổ tiên luôn có ý thức gìn giữ, lưu truyền những kinh nghiệm quý báu và
chúng ta là những thế hệ nối tiếp, phải biết trân trọng và gìn giữ những thành quả đó.
2. Tìm hiểu nội dung của những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất:
a. Trước tiên chúng ta cần hiểu đơn giản nội dung các câu tục ngữ đó theo nghĩa
đen. Chủ đề chung của những câu tục ngữ trong bài là những kinh nghiệm về thiên
6
nhiên và lao động sản xuất
Có thể chia những câu tục ngữ thành hai nhóm:
- Nhóm câu tục ngữ về thiên nhiên: câu 1,2,3,4
- Nhóm câu tục ngữ về lao động sản xuất: câu 5,6,7,8
b. Phân tích nội dung từng câu tục ngữ:

Câu 1:
“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng.
Ngày tháng mười chưa cười đã tối.”
- Câu tục ngữ phản ánh thời gian chiếu sáng trong hai mùa, tháng năm đêm
ngắn, tháng mười ngày ngắn. Mùa hè được chiếu sáng nhiều hơn mùa đông (mùa hè
ngày dài, mùa đông ngày ngắn). Câu tục ngữ giúp con người có ý thức về thời gian
làm việc theo mùa. Áp dụng kinh nghiệm này, người ta chú ý phân bổ thời gian biểu
làm việc cho phù hợp, chú ý khẩn trương khi làm việc, bố trí giấc ngủ hợp lí
7
- Dưới góc độ của bộ môn Địa lí: Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa là hệ
quả sự chuyển động của trái đất quanh mặt trời. Quỹ đạo chuyển động của trái đất
quanh mặt trời là hình e líp gần tròn, trong quá trình chuyển động trục của trái đất
luôn giữ một độ nghiêng không đổi và hướng về trái đất. Vào giữa mùa hạ (22/6),
trái đất đến gần mút của quỹ đạo, lú này nửa cầu Bắc ngả về phía mặt trời, thời gian
chiếu sáng nhiều hơn thời gian khuất trong bóng tối nên thời kì này nửa cầu Bắc có
ngày dài đêm ngắn “đêm tháng năm chưa nằm đã sáng”. Vào giữa
mùa đông (22/12) nửa cầu Nam ngả về phía mặt trời nhiều hơn nên nửa cầu Bắc
thời gian được chiếu sáng ít hơn thời gian khuất trong bóng tối, có đêm dài hơn
ngày “Ngày tháng mười chưa cười đã tối.”
Câu 2: "Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa"
- Câu tục ngữ phản ánh hiện tượng trong tự nhiên, khi trời nhiều sao sẽ nắng, khi
trời không có hoặc ít sao thì mưa. Đây là kinh nghiệm để đoán mưa nắng, liên quan
trực tiếp đến công việc sản xuất nông nghiệp và mùa màng. Nhìn sao có thể đoán
8
trước được thời tiết để sắp xếp công việc.
- Dưới góc độ môn Địa lí: Do ít mây nên nhìn thấy nhiều sao, nhiều mây nên nhìn
thấy ít sao. Dựa vào việc quan sát trời nhiều sao hay ít sao có thể đoán trước được
thời tiết ngày mai.
Câu 3: "Ráng mỡ gà có nhà thì giữ"
- Câu tục ngữ nêu lên một kinh nghiệm quan sát hiện tượng tự nhiên, khi trời có

ráng mỡ gà, sẽ có mưa bão lớn. Ráng mỡ gà là những đám mây màu vàng giống như
mỡ gà , khi đám mây này xuất hiện trên đỉnh đầu thì có bão, vì vậy phải chú ý chống
bão cho nhà cửa. Câu tục ngữ nhắc nhở con người ý thức phòng chống bão lụt.
9
- Dưới góc độ của bộ môn Vật lí: Mầu sắc của của những đám mây mỡ gà giống
như những áng mây vàng xuất hiện ở chân trời vào sáng sớm hay hoàng hôn. Khi
bão tới gần, không khí ở trong bão xáo động mạnh làm gia tăng những hạt hơi nước
nhỏ trong không khí. Ánh mặt trời chiếu qua lớp không khí này sẽ bị tán xạ mạnh
hơn, khiến các tia sáng có bước sóng ngắn tán xạ ra hết xung quanh, chỉ còn lại ánh
sáng màu vàng chiếu xuống cho ta nhìn thấy.
Câu 4: "Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt"
- Câu tục ngữ cho thấy, vào tháng bảy, nếu thấy kiến di chuyển thì khả năng sắp có
mưa lớn và lụt lội xảy ra. Câu tục ngữ được đúc kết từ quan sát thực tế, nó nhắc nhở
về ý thức phòng chống thiên tai bão lụt ở nước ta.
- Dưới góc độ của bộ môn Sinh học: Kiến là loại côn trùng nhạy cảm, sợ nước. Khi
độ ẩm không khí thay đổi ắt trời sẽ có mưa lụt, kiến phải di cư để lánh nạn, đặc biệt
là kiến đen, kiến lửa, kiến mối. Nên mỗi khi trời sắp có mưa, kiến thường tha trứng,
tha mồi chạy từ thấơ lên cao, kiến cánh vỡ tổ bay ra khắp nơi. Cha ông ta có thể dựa
vò điều này để dự đoán thời tiết sắp xảy ra.
10
Câu 5: "Tấc đất, tấc vàng"
- Câu tục ngữ nêu lên giá trị của đất, đất được quý như vàng vì đất là tư liệu sản
xuất chính trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, đất nuôi sống con người. Tiềm
năng của đất là vô hạn, khai thác mãi không bao giờ vơi cạn. Người ta sử dụng câu
tục ngữ này để đề cao giá trị của đất, phê phán việc lãng phí đất (bỏ ruộng hoang, sử
dụng đất không hiệu quả).
-Dưới góc độ của bộ môn Địa lí, Hoá học: Đất là thành phần có trong môi trường
tự nhiên, thường tính bằng đơn vị diện tích. Nói tấc đất là muốn nói đơn vị nhỏ
nhất của đất. Vàng theo kiến thức hoá học, đó là một thứ kim loại quý, hiếm, được
tính đếm bằng chỉ, bằng cây (dùng cân tiểu li để cân đong). Dùng đơn vị tính của

đất để chỉ đơn vị của vàng cho thấy đất có giá trị như vàng.
11
Câu 6: "Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền"
- Câu tục ngữ nói về giá trị kinh tế khi khai thác ao - vườn - ruộng, khẳng định thứ
tự lợi ích của các nghề nuôi cá, làm vườn, làm ruộng. Người xưa đã tổng kết về giá
trị đó để con người có thể áp dụng khai thác tốt các điều kiện tự nhiên, làm ra nhiều
của cải vật chất.
- Dưới góc độ bộ môn Công nghệ: Ruộng thì phổ biến chỉ để cấy lúa hay trồng cây
lương thực, hoa màu. Vườn thì trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ. Ao thá cá Khi khai
thác giá trị kinh tế ở những nơi này cũng cần đến sự công phu, độ khó về kĩ thuật.
Câu 7: "Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống"
12
- Câu tục ngữ nói về vai trò của các yếu tố trong sản xuất nông nghiệp (trồng lúa
nước) của nhân dân ta, nhắc nhở người làm ruộng phải đầu tư vào tất cả các khâu,
nhưng cũng phải chú ý ưu tiên, không tràn lan, nhất là khi khả năng đầu tư có
hạn.
- Dưới góc độ môn Sinh học, Công nghệ: Lúa nước là cây trồng chủ yếu trong xuất
nông nghiệp. Đối với cây lúa nước, do đặc điêm sống của cây nên yếu tố nước là
quan trọng nhất, nếu bị úng hay bị hạn thì mùa vụ có thể bị thất thu hoàn toàn. Bên
cạnh đó việc bón phân ,kí thuật chăm sóc, chọn lọc giống cũng đóng vai trò rất quan
trọng. Cùng môi trường, cùng chế độ dinh dưỡng chăm sóc, ai có giống tốt hơn thì
năng suất cao hơn.
Câu 8: " Nhất thì, nhì thục"
- Câu tục ngữ nêu lên vai trò của của thời vụ là hàng đầu, sau đó mới đến yếu tố làm
đất kĩ, cẩn thận. Câu tục ngữ nhắc nhở con người về vấn đề thời vụ và kĩ thuật canh
tác để gieo trồng hợp lí, dêm lại năng suất lao động cao.
13
- Dưới góc độ bộ môn Địa lí, Công nghệ: Thời vụ liên quan đến thời tiết, nắng mưa.
Mỗi cây trồng đều phù hợp với từng mùa, từng kiểu khí hậu thời tiết nhất định. Mỗi
mùa điều kiện bức xạ mặt trời, nhiệt độ không khí, khí áp gió mưa (nhiệt, ẩm) thích

nghi với từng loại cây trồng, nếu sớm quá, muộn quá, cây trồng sẽ bị ảnh hưởng và
có khi không cho sản phẩm.
VI. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống:
1. Ý nghĩa:
- Việc vận dụng kiến thức liên môn để tìm hiểu các câu tục ngữ về thiên
nhiên và laô động sản xuất giúp chúng em hiểu sâu hơn ý nghĩa của nó.
- Giúp cho chúng em hứng thú hơn trong học tập, tin tưởng lạc quan vào khoa
học và cái quan trọng hơn là kiến thức mà các em có được, không còn gò bó trong
phạm vi hạn hẹp của từng môn, tạo tiền đề để chúng em phát huy hết năng lực tư
duy sáng tạo.
- Ngoài những ý nghĩa thiết thực trên, việc vận dụng kiến thức liên môn còn
làm cho chúng em nâng cao kỹ năng làm việc theo nhóm, nâng cao kỹ năng học tập,
như kỹ năng khai thác tài liệu trên internet, bạn bè, các phương tiện truyền thông,
và đặt biệt là kỹ năng sống.
14
2. Vai trò của việc giải quyết tình huống được lựa chọn, đối với thực tiễn
học tập và thực tiễn đời sống kinh tế- xã hội.
- Giúp cho chúng em chủ động hơn trong học tập, trong giải quyết tình huống
được đưa ra.
- Tạo ra môi trường thân thiện trong học tập, chúng em có thể cởi mở, tự tin,
trao đổi, học hỏi những thế mạnh của nhau.
- Giúp cho chúng em có một cái nhìn tổng quan khi nghiên cứu một vấn đề.
- Có lập trường kiên định và hành động dức khoát trên cơ sở khoa học, từ đó
lạc quan thêm yêu cuộc sống.
Trong cuộc sống, thực tế học tập trong nhà trường hiện nay, thầy cô đã dạy
cho chúng em nhiều điều, ngoài kiến thức, thầy cô còn giáo dục cho chúng em nhân
cách làm người, trở thành những con người hữu ích cho xã hội sau này.
Em thiết nghĩ môi trường học tập trong nhà trường và thực tiễn cuộc sống,
còn nhiều điều cần phải giải thích, đây là mảng đề tài có tính hấp dẫn cao.
Sự quan tâm giúp đỡ tận tình của cô giáo trực tiếp hướng dẫn và sự nỗ lực

của của mỗi chúng em khi thực hiện bài thi: “Dùng kiến thức liên môn để tìm hiểu
tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất” sẽ không tránh khỏi sự thiếu sót, rất
mong sự giúp đỡ và góp ý chân thành của quí thầy, cô và bạn đọc.


Khai Thái , ngày 20 tháng 12 năm 2014
NHÓM THỰC HIỆN:
( Nguyễn Thị Duyên - lớp 7C
Nguyễn Thị Kỉều Trang - 7C)
15
MỤC LỤC
BÀI DỰ THI: DÙNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ TÌM HIỂU BÀI TỤC
NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT
Môn: Ngữ văn 7
LỜI DẪN
I. Tên tình huống
II. Mục tiêu giải quyết tình huống.
III. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống
IV. Giải pháp giải quyết tình huống.
V. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống.
VI. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống.

Nhóm thực hiện:
Nguyễn Thị Duyên - lớp 7C
Nguyễn Thị Kỉều Trang - 7C

16

×