Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
PHỤ LỤC
Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng
DANH MỤC BẢNG, HÌNH
BẢNG
HÌNH
Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng
LỜI CẢM ƠN
Trong kỳ học vừa qua, em là Nguyễn Thị Lệ, sinh viên năm cuối Khoa Kinh tế
Kế hoạch _ trường Đại học Kinh tế quốc dân đó cú kỳ thực tập lý thú, bổ ích và
hoàn thiện được báo cáo chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Để đạt được kết quả đó, em
xin chân thành cảm ơn thầy giáo _ PGSTS. Nguyễn Tiến Dũng đã tận tình chỉ bảo
và sửa chữa bài chuyên đề thực tập, giúp em xây dựng được chuyên đề tốt nghiệp
một cách hoàn chỉnh nhất. Em xin cảm ơn bỏc Bựi Thế Chuyên – Trưởng ban Kế
Hoạch thuộc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho
em được tiếp cận các thông tin, tài liệu chuyên ngành cũng như đã đưa ra các phân
tích nhận xét giúp hoàn thiện báo cáo chuyên đề của em. Em cũng xin cảm ơn sự
giúp đỡ của cỏc bỏc, cỏc cụ chỳ, các anh chị trong ban Kế Hoạch đã tạo điều kiện
để em có được kỳ thực tập lý thú và bổ ích này.
Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng
LỜI CAM ĐOAN
Qua khoảng thời gian thực tập vừa qua, với sự chỉ bảo giúp đỡ của thầy giáo _
PGSTS. Nguyễn Tiến Dũng và bỏc Bựi Thế Chuyên thuộc Tập đoàn Hóa chất Việt
Nam và với sự nỗ lực của bản thân em đã hoàn thành bài báo cáo chuyên đề thực
tập của mình.
Em xin cam đoan đây là bài báo cáo do tự em viết có tham khảo thờm cỏc sách
báo tạp chí đã được chú giải như trong chuyên đề, ngoài ra không hề sao chép bất kì
tài liệu hay bất kỡ cỏc bài luận văn, chuyên đề nào khác.
Hà Nội, Ngày tháng năm 2010
Chữ ký của sinh viên
Nguyễn Thị Lệ
LỜI MỞ ĐẦU
Nông nghiệp là một ngành sản xuất quan trọng của Việt Nam, hiện tại nông
nghiệp vẫn chiếm 70% lực lượng lao động của toàn xã hội và khoảng 14% GDP của
cả nước. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII của Đảng cộng sản Việt Nam đã đề
ra mục tiêu chiến lược về CNH-HĐH đất nước là: từ nay (1996) đến năm 2020 phấn
đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Vì vậy trong cơ cấu kinh
tế, công nghiệp và dịch vụ sẽ chiếm tỷ trọng lớn trong GNP và trong lao động xã
hội. Mặc dù vậy sản xuất nông nghiệp vẫn có một vị trí hết sức quan trọng trong
nhiều năm nữa. Việc tự do hóa sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lúa gạo,
đó giỳp Việt Nam là nước thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo. Những nông sản
quan trọng khác là cà phê, sợi bông, đậu phộng, cao su, đường, và trà.
Trong sản xuất nông nghiệp, có nhiều yếu tố tác động đến năng suất và sản
lượng các loài cây trồng như: đất đai, thời tiết, khí hậu, các thiết bị kỹ thuật, giống,
phân bón v.v. Song phân bón bao giờ cũng là yếu tố có tính quyết định thường
xuyên. Bởi vậy, ở Việt Nam phân bón được xếp vào loại mặt hàng chiến lược hết
sức quan trọng.
Là một nước nông nghiệp, nên nhu cầu về phân bón của Việt Nam rất lớn
(bình quân mỗi năm 8-9 triệu tấn). Tuy nhiên công nghiệp phân bón của Việt Nam
đang cũn quỏ nhỏ bé và lạc hậu, hiện tại mới sản xuất và cung ứng được khoảng
trên 5 triệu tấn, số còn lại phải dựa vào nhập khẩu từ bên ngoài.
Nông nghiệp luôn cần phân, song do nhiều lý do khách quan và chủ quan tác
động (tài chính, tổ chức quản lý, cơ chế chính sách ) nên việc nhập khẩu phân bón
của Việt Nam vừa qua diễn ra không được thuận lợi. Điều này đã làm cho Cung-
Cầu, giá cả phân bón ở Việt Nam diễn ra không ổn định: lúc sốt núng, lỳc sốt lạnh
gây không ít khó khăn cho nông dân và cho sản xuất nông nghiệp.
Nhân cơ hội thực tập tại Tập đoàn Hóa chất Việt Nam tụi đó chọn đề tài “
chiến lược phát triển ngành phân bón của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam ” để tìm ra
các yếu tố cơ bản của thị trường phân bón như: cung, cầu, giá cả phân bón trên thị
trường và các chính sách điều tiết của nhà nước nhằm tìm ra những giải pháp cơ
bản ổn định vấn đề phân bón, thị trường phân bón ở Việt Nam và thị trường nhập
khẩu phân bón của Việt Nam.
Nội dung của chuyên đề thực tập tốt nghiệp là đi sâu nghiên cứu thực trạng
thực hiện chiến lược phát triển ngành phân bón của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam
1
trong giai đoạn hiện nay, đông thời đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm xây dựng
chiến lược phát triển ngành phân bón của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp bao gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về chiến lược phát triển ngành.
Chương 2: Thực trạng thực hiện chiến lược ngành phân bón của Tập đoàn
Hóa chất Việt Nam.
Chương 3: Một số giải pháp cơ bản nhằm xây dựng chiến lược phát triển
ngành phân bón của Tập đoàn hóa chất Việt Nam.
2
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ Lí LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH.
I. Khái niệm và nội dung chiến lược phát triển ngành.
1. Khái niệm chiến lược phát triển.
Trước khi đi sâu nghiên cứu chiến lược phát triển ngành nói riêng, chúng ta
sẽ đi nghiên cứu vê chiến lược phát triển nói chung.
Trên thực tế, khái niệm chiến lược đó cú từ rất lâu đời. Từ khoảng thế kỷ thứ
7 trước Công nguyên tại Trung Quốc, khi vạch ra kế hoạch và chỉ huy chiến tranh
người ta sử dụng các khái niệm “mưu toỏn” với ý nghĩa là chiến lược.
(1)
Còn ở phương Tây, từ chiến lược được bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp cổ
“Strategem” hoặc “Strateges”. Sau này nhiều nước sử dụng từ chiến lược lý giải về
ý nghĩa chung là “nghệ thuật thống soỏi”, về sau mới có nội dung của từ chiến lược
ngày nay, và nó khác với chiến thuật và chiến dịch.
(2)
Trong cuốn “lý luận chung về chiến thuật” do một người Pháp tên là Gilbert
viết năm 1772 có nêu ra hai khái niệm “đại chiến thuật” và “tiểu chiến thuật”. Khái
niệm “đại chiến thuật” có ý nghĩa tương đương với chiến lược ngày nay, còn “tiểu
chiến thuật” có ý nghĩa là chiến thuật như ngày nay.
(3)
Như vậy cũng đã tồn tại cách
hiểu rằng chiến lược có nghĩa là “nghệ thuật của tướng lĩnh” để tìm ra con đường
đúng đắn nhất giành chiến thắng.
Trong một thời gian dài, từ chiến lược chỉ được dùng như một thuật ngữ
quân sự. Trong cuốn “Vấn đề chiến lược trong chiến tranh cách mạng Trung Quốc”,
Mao Trạch Đụng đó khái quát một cách khoa học khái niệm về chiến lược “Vấn đề
chiến lược là vấn đề nghiên cứu quy luật toàn cục của chiến tranh”, “phàm là mang
tính chất của các phương diện và các giai đoạn, tất cả đều là toàn cục của chiến
tranh”.
(4)
Với sự phát triển của đời sống kinh tế - xã hội ở thời kỳ cận đại, từ chiến
lược đã dần được sử dụng vào lĩnh vực chính trị, do vậy các khái niệm chiến lược
cách mạng, chiến lược chính trị lần lượt được ra đời. Với khái niệm chính trị, chiến
lược có ý nghĩa bao quát hơn sách lược. Stalin đã viết: “chiến lược và sách lược là
khoa học chỉ đạo cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản”, “chiến lược chính là quy định
(
1,2,3) trang 5 Giáo trình chiến lược phát triển kinh tế xã hội
(
(
4,5) trang 6 Giáo trình chiến lược phát triển kinh tế xã hội
3
hướng tấn công chủ yếu của giai cấp vô sản trong một giai đoạn nhất định của cách
mạng, là vạch kế hoạch bố trí tương ứng các lực lượng cách mạng (lực lượng hậu bị
chủ yếu và thứ yếu), là đấu tranh thực hiện kế hoạch ấy trong suốt quá trình của giai
đoạn cách mạng đú”.
(5)
Về mặt lĩnh vực kinh doanh, lập kế hoạch chiến lược cho doanh nghiệp phổ
biến vào những năm 1960 đối với các doanh nghiệp lớn khi mà hoạt động của
chúng trở nên phức tạp hơn, cạnh tranh gay gắt, đa dạng hơn trong khi các tiến bộ
về khoa học công nghệ trở nên tăng tốc hơn, đòi hỏi phải có những kế hoạch dự trù
cho việc hoạt động đạt được hiệu quả cao nhất.
Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, ở phương Tây đã lưu hành khái niệm
chiến lược Quốc gia. Chiến lược Quốc gia là chiến lược ở tầm vĩ mô, là chiến lược
cao nhất ở tầm quốc gia. Chiến lược này là đại chiến lược.
Trong giai đoạn hoà bình, chúng ta có khái niệm chiến lược phát triển kinh tế
và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.
Như vậy, “chiến lược là những mưu tính và quyết sách đối với những vấn đề
trọng đại có tính chất toàn cục và lâu dài. Khoa học nghiên cứu những vấn đề lý
luận và phương pháp đưa ra các quyết sách những vấn đề trọng đại và lâu dài gọi
là chiến lược học”.
(6)
2. Khái niệm về chiến lược phát triển kinh tế xã hội.
Nếu chiến lược được nhìn từ góc độ quản lý thì đó là quyết sách toàn cục của
một phạm vi không gian rộng lớn trong một thời gian dài. Và là sự trù tính của chủ
thể đối với toàn cục phát triển của sự vật.
Ta có, chiến lược phát triển KTXH của mỗi Quốc gia sẽ là sản phẩm của
Nhà nước đó. Nhà nước trên cơ sở nhận thức các quy luật phát triển kinh tế xã hội
khách quan, các mối quan hệ nội tại trong quá trình phát triển, dựa vào điều kiện
hoàn cảnh bên trong của đất nước và điều kiện quốc tế ở mỗi thời kỳ nhất định để
đưa ra những kế sách chung, có tính toàn cục về sự phát triển kinh tế xã hội trong
một thời gian tương đối dài. Thời gian của chiến lược có thể là 10 , 15, 20 năm hoặc
lâu hơn.
(7)
Chiến lược phát triển kinh tế xã hội là hệ thống các mục tiêu phát triển cả
lĩnh vực kinh tế và lĩnh vực xã hội, được đặt trong cùng mối quan hệ tác động qua
(
(6)
Trang 7: Giáo trình chiến lược phát triển kinh tế xã hội
(7)
Trang 8: Giáo trình chiến lược phát triển kinh tế xã hội
4
lại lẫn nhau cũng như dựa vào đó để đưa ra giải pháp thực hiện đồng bộ và có hiệu
quả cao nhất những mục tiêu kinh tế và xã hội đã đặt ra.
Chiến lược phát triển kinh tế xã hội về cơ bản được xem là một hệ thống các
phân tích đánh giá và lựa chọn về căn cứ của chiến lược, các quan điểm cơ bản (tư
tưởng chỉ đạo và chủ đạo), các mục tiêu tổng quát và mục tiêu chủ yếu, các định
hướng phát triển chủ yếu trong các lĩnh vực của đời sống đất nước, các giải pháp
cơ bản, chủ yếu là chính sách về cơ cấu và cơ chế vận hành hệ thống kinh tế xã
hội, các chính sách về bồi dưỡng, khai thỏc,huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu
quả các nguồn lực phát triển, các biện pháp về tổ chức thực hiện chiến lược
(8)
.
3. Khái niệm và nội dung của chiến lược phát triển ngành.
3.1. Khái niệm chiến lược phát triển ngành.
Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội bao gồm cả chiến lược phát triển
ngành, do vậy chiến lược phát triển ngành là một bộ phận của chiến lược phát triển
kinh tế xã hội (xét theo cấp độ quản lý). Chiến lược phát triển ngành phải phục tùng
chiến lược Quốc gia.
Chiến lược phát triển ngành là một hệ thống các mục tiêu và các biện pháp
thực hiện của ngành đặt ra.
Như vậy, chiến lược phát triển ngành là hệ thống các phân tích đánh giá và
lựa chọn về căn cứ định hướng của chiến lược phát triển, các quan điểm cơ bản (tư
tưởng chủ đạo và chỉ đạo), các mục tiêu tổng quát và mục tiêu chủ yếu, các định
hướng phát triển chủ yếu, các giải pháp cơ bản (chủ yếu thông qua các chính sách,
quy hoạch phát triển, bồi dưỡng, khai thác, huy động và phân bổ, sử dụng các
nguồn lực phát triển, biện pháp về tổ chức thực hiện chiến lược dựa trên chiến lược
phát triển kinh tế xã hội chung của cả đất nước).
3.2. Các đặc trưng của chiến lược phát triển ngành.
Đặc trưng của chiến lược phát triển ngành cũng giống chiến lược, nó bao
gồm những đặc trưng sau đây:
- Chiến lược phát triển ngành có tính lâu dài của chiến lược:
Thời gian của việc thực hiện một chiến lược phát triển ngành là từ 10 năm,
15 năm, 20 năm hoặc lâu hơn.
Chiến lược phát triển ngành có tính lâu dài vỡ nú định hướng các mục tiêu có
tính tổng quát cho toàn ngành, nó xác định các mục tiêu cần đạt đến của ngành trong
một khoảng thời gian dài. Những mục tiêu tổng quát đó sẽ được thực hiện gắn liền với
(8)
Trang 14: Giáo trình chiến lược phát triển kinh tế xã hội
5
những thay đổi lớn về khoa học và công nghệ, làm chuyển biến căn bản về lực lượng
sản xuất, các mối quan hệ sản xuất. Hay có thể hiểu mục tiêu tổng quát sẽ được đề ra
trên cơ sở các dự báo dài hạn về sự phát triển của khoa học và công nghệ.
Chiến lược phát triển ngành có tính lâu dài vỡ nú phải mang tính định hướng,
phản ánh xu thế vận động đi lên của toàn ngành cũng như sự phát triển của toàn
ngành trong sự phát triển chung của toàn nền kinh tế.
Ngoài ra, chiến lược phát triển ngành có tính lâu dài vì cần phải có thời gian
lâu dài mới có được những biến đổi căn bản trong việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng, các
quan hệ sản xuất mới, các nguồn lực khỏc…
- Chiến lược phát triển ngành có tính toàn diện:
Cũng giống như chiến lược phát triển kinh tế xã hội, chiến lược phát triển ngành
cũng phải phản ánh mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội. Muốn đạt được những mục
tiêu tổng quát đã đặt ra thì trước hết phải đạt được các mục tiêu bộ phận và như vậy cần
phải phỏn ỏnh được các mục tiêu bộ phận đó.
- Chiến lược phát triển ngành có tính hệ thống: Chiến lược phát triển phải
bao gồm nhiều chiến lược bộ phận tuỳ theo cách tiếp cận. Việc thực hiện thành
công mục tiêu chiến lược phải bao gồm việc thực hiện thành công các mục tiêu bộ
phận. Tính hệ thống được biểu hiện trong tất cả các nội dung của chiến lược.Tớnh
hệ thống thể hiện tính thống nhất, toàn diện, cân đối trong toàn bộ quá trình phát
triển.
- Chiến lược phát triển ngành có tính hiệu quả:
Đõy chính là hiệu quả kinh tế xã hội. Cần nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội vì
đây là vấn đề có tính quy luật phổ biến, là quy luật mà bất cứ thời kỳ nào cũng phải
đặt ra. Do vậy việc lựa chọn các bước thực hiện hiện chiến lược, các chính sách,
giải pháp huy động nguồn mực nhằm mục tiêu tổng quát đều phải được thực hiện
trên nguyên tắc hiệu quả.
- Chiến lược phát triển ngành có tính chủ thể Nhà nước:
Nhà nước có hai chức năng là chức năng giai cấp và chức năng xã hội. Vai
trò quản lý kinh tế thuộc chức năng xã hội trong đó hoạch định và tổ chức thực hiện
chiến lược phát triển là một nội dung quan trọng.
3.3. Nội dung của chiến lược phát triển ngành.
Chiến lược phát triển kinh tế xã hội bao gồm những nội dung sau:
- Các căn cứ của chiến lược phát triển ngành :
6
Để xây dựng chiến lược phát triển ngành nói riêng cũng như chiến lược phát
triển nói chung, ta đều phải dựa trên kinh nghiệm cũng như lịch sử phát triển của
chính quốc gia và các nước khác, dựa trên các số liệu, tài liệu thu thập được trong
một khoảng thời gian gần nhất (khoảng 10 năm trước thời kỳ chiến lược).
Cần phải xác định được điểm xuất phát, ta đang ở giai đoạn nào của quá trình
phát triển, cơ sở tiển đề cho sự phát triển đấy là gỡ,…
Cần thực hiện được các đánh giá, dự báo nguồn lực, các lợi thế so sánh và
môi trường trong nước, quốc tế, các tác động từ bên ngoài đến ngành trong thời kỳ
chiến lược (địa lý, tài nguyên thiên nhiên, lao động, vốn,…).
- Các quan điểm cơ bản của chiến lược phát triển ngành:
Quan điểm cơ bản của chiến lược là những tư tưởng chủ đạo và chỉ đạo thể
hiện tính định hướng của chiến lược. Nó sẽ quyết định con đường và phương hướng
cho các giải pháp lớn. Việc xác định các quan điểm cơ bản có ý nghĩa quan trọng
trong việc tìm ra các bước ngoặt của con đường phát triển, tạo động lực cơ bản
xuyên suốt quá trình phát triển.
Các quan điểm cơ bản tạo nên một hệ quan điểm, nó sẽ là bộ khung cho việc
xác định các mục tiêu phát triển cũng như các giải pháp lớn để đạt được mục tiêu đó
trong một thời kỳ nhất định.
Như vậy hệ quan điểm chiến lược có ý nghĩa chủ đạo trong việc xây dựng
chiến lược, nó là linh hồn, là tư tưởng của bản chiến lược mà trong từng phần nội
dung của chiến lược phải thực hiện được. Nó sẽ thể hiện những nét khái quát đặc
trưng nhất, có tính nguyên tắc về mô hình và con đường phát triển nhằm hướng đến
mục tiêu dài hạn.
- Các mục tiêu phát triển ngành:
Mục tiêu phát triển là mức phấn đấu cần phải đạt được qua một thời kỳ nhất
định. Mục tiêu bao gồm cả phần định tính và phần định lượng, phản ánh một cách
toàn diện những biến đổi quan trọng của nền kinh tế. Nó phải phản ánh được sự
thay đổi về chất của nền kinh tế xã hội.
Việc xác định muc tiêu phát triển phải xuất phát từ khả năng thực tế, đòi hỏi
của cuộc sống, yêu cầu của thị trường sao cho phù hợp với bối cảnh trong và ngoài
nước, nhằm đạt được sự phát triển bền vững, đạt hiệu quả kinh tế xã hội và tạo được
động lực cho sự phát triển của riêng ngành cũng như tác động cơ bản tới các ngành,
lĩnh vực khác trong nền kinh tế.
7
Việc xác định các mục tiêu phải trên cơ sở quán triệt các quan điểm chỉ đạo
cơ bản đã đặt ra. Mục tiêu phải được lựa chọn trên nhiều phương án sao cho đảm
bảo tính hiện thực, tích cực, vững chắc nhưng cũng vừa đảm bảo tính linh hoạt,
mềm dẻo. Mục tiêu chiến lược phát triển ngành phải vừa hàm chứa cả mục tiêu tổng
quát và mục tiêu cụ thể, vừa có mục tiêu kinh tế, mục tiêu xã hội, vừa có mục tiêu
dài hạn, vừa có mục tiêu tình thế.
- Các biện pháp và chính sách để thực hiện chiến lược phát triển ngành:
Các biện pháp và chính sách là hướng dẫn cụ thể về cách thức thực hiện
nhằm đảm bảo hoàn thành các mục tiêu chiến lược đã đề ra. Và để đạt được các
mục tiêu đấy, chúng ta cần xác định được cỏc khõu chủ đạo và chính yếu trong toàn
bộ quá trình phát triển nhằm tạo ra động lực đột phá, thực hiện tốt nhất các nguồn
lực phát triển.
Chính sách và biện pháp gồm nhiều loại, cần tuỳ thuộc vào tính chất cũng
như đặc điểm của từng ngành, lĩnh vực mà chúng ta sẽ tiếp cận theo từng nội dung
khác nhau.
Các chính sách và biện pháp thể hiện sự hướng dẫn về cách thức thực hiện
các mục tiêu đề ra. Nó bao gồm các chính sách và biện pháp về cơ cấu và cơ chế
vận hành hệ thống kinh tế xã hội của toàn ngành, các chính sách về khai thác, bồi
dưỡng, huy động, phân bổ và sử dụng hợp lý các nguồn lực phát triển.
II. Mối tương quan giữa quy hoạch phát triển và chiến lược phát triển
- Quy hoạch phát triển là hoạt động làm thay đổi điều kiện không gian theo
quy mô trật tự tương lai của cả nước, vùng lãnh thổ. Quy hoạch phát triển là một
hoạt động nhằm cụ thể hóa chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và cỏc
vựng lãnh thổ nhằm xác định một cơ cấu ngành không gian của quá trình tái sản
xuất xã hội thông qua việc xác định các cơ sở sản xuất phục vụ sản xuất, phục vụ
đời sống nhằm không ngừng nâng cao mức sống dân cư, hợp lý hóa lãnh thổ và
phát triển kinh tế bền vững.
- Quy hoạch phát triển là một khâu quan trọng tron quy trình kế hoạch hóa,
bắt đầu từ đường lối chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến quy hoạch phát triển
và được cụ thể hóa bằng các kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn
III. Các nhân tố ảnh hưởng tới chiến lược phát triển ngành.
Chiến lược phát triển cho một ngành cũng giống như chiến lược phát triển
cho một doanh nghiệp, nó phải chịu sự tác động của nhều các nhân tố. Bao gồm các
8
nhân tố bên trong và ngoài ngành cũng như các nhân tố tác động trong nước và
quốc tế đến sự phát triển ngành.
1. Tác động của môi trường vĩ mô.
1.1. Tác động của môi trường quốc tế.
Xu thế vận động và phát triển của nền kinh tế Thế giới một cách liên tục và sôi
động luôn là nguồn động lực cho sự phát của nền kinh tế của tất cả các nước trên thế
giới. Ngày nay, xu thế hội nhập và Quốc tế hoá diễn ra trên toàn thế giới, nó tạo ra sự
mở cửa giao thương giữa các nước, tạo sự chuyển biến liên tục về chuyển giao công
nghệ, khoa học kỹ thuật cũng như hợp tác phát triển song phương và đa phương.
Việc tìm hiểu và phân tích sự phát triển của các nước cũng như sự phát triển
ngành của các nước sẽ giúp ta rút ra được các bài học kinh nghiệm cho việc xây dựng
chiến lược phát triển ngành. Trong đó, việc nghiên cứu các yếu tố như khoa học công
nghệ, quan hệ thương mại, thị trường, đầu tư, môi trường văn hóa xã hội, chính trị
của các nước cũng là căn cứ quan trọng cho việc hoạch định chiến lược phát triển
ngành. Qua đó giúp tránh được nhưng sai lầm cũng như tìm ra được hướng phát triển
đúng đắn và phù hợp nhất với khả năng thực tế của ngành trong nước.
Từ việc phân tích bối cảnh Quốc tế cũng như các nước trong khu vực, ta sẽ
nhận ra được các cơ hội và thách thức của việc phát triển trong bối cảnh quốc tế và
khu vực.
Những cơ hội đặt ra trong bối cảnh hiện nay là cần tận dụng lợi thế về điều
kiện phát triển ổn định của khu vực, tình hình chính trị khu vực bình ổn là cơ hội
thuận lợi cho sự phát triển so với nhiều khu vực khỏc trờn thế giới. Vì việc ổn định
về chính trị tạo cơ hội thu hút đầu tư trong nước cũng như quốc tế vào trong nước,
tạo cơ hội hội nhập và thu hút chuyển giao tiến bộ công nghệ. Qua đó nâng cao sức
cạnh tranh các mặt hàng trong nước và mở rộng được thị trường trên thế giới.
Tuy nhiên những khó khăn đặt ra cũng không phải là nhỏ. Việc thu hút công
nghệ và vốn đầu tư nước ngoài tuy tạo điều kiện phát triển trong nước nhưng bên
cạnh đú nú cũng gây ra sự phụ thuộc và chịu những điều kiện ràng buộc cho nước
nhận chuyển giao công nghệ và vốn đầu tư. Việc không tự phát triển được khoa học
công nghệ trong nước sẽ dần dẫn đến tình trạng luôn tụt hậu so với trình độ phát
triển công nghệ trên thế giới, đây là một trong những khó khăn cần giải quyết.
Ngoài ra, việc hội nhập trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay tạo cơ hội phát triển
nhưng cũng là thách thức không nhỏ vì hợp tác quốc tế tạo ra sức ép cạnh tranh thị
trường thế giới rất lớn.
9
1.2. Tác động của môi trường trong nước.
Mỗi doanh nghiệp hay mỗi ngành khi phát triển đều phải phụ thuộc vào tác
động của nền kinh tế tại nước mà nó đang phát triển cũng như sự tác động của tất cả
các yếu tố tới nền kinh tế đú. Nú bao gồm tác động của các môi trường kinh tế,
chính trị, pháp luật, văn hoá xã hội, khoa học kỹ thuật,….
- Môi trường kinh tế:
Các nhân tố thuộc môi trường kinh tế vĩ mô có ảnh hưởng rất mạnh đến sự
phát triển của các ngành nghề, lĩnh vự. Nó có thể mang lại cơ hội hoặc những thách
thức tiềm ẩn. Các yếu tố như lãi suất, tốc độ tăng trưởng, các chính sách tài chính
tiền tệ, … là những yếu tố gây ra những tác động đó.
Môi trường kinh tế phát triển ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát
triển của ngành, lĩnh vực. Nó tạo điều kiện nâng cao hiệu quả kinh tế, mở rộng thị
trường đầu vào và cả thị trường đầu ra cho ngành hay lĩnh vực đó.
- Môi trường chính trị pháp luật:
Nó bao gồm các vấn đề: tình hình chính trị quốc gia, các vấn đề điều hành
của chính phủ, các hệ thống luật pháp, các thông tư chỉ thị và vai trò của cỏc nhúm
xã hội. Do vậy những diễn biến của các yếu tố này ảnh hưởng rất mạnh và cũng rất
trực tiếp đến các quyết định xây dựng chiến lược phát triển ngành.
Nếu môi trường chính trị pháp luật ổn định, công bằng thì sẽ tạo điều kiện cho
nền kinh tế nói chung phát triển cũng như sự phát triển của từng ngành nói riêng.
- Môi trường văn hoá:
Con người sống trong bất kì xã hội nào cũng mang bản sắc văn hoá tương
ứng với xã hội đó. Nền văn hóa có thể ảnh hưởng theo rất nhiều chiều và đa dạng.
Văn hoá có thể tạo nên cơ hội hấp dẫn cho cả một ngành nghề kinh doanh. Văn hoá
tạo điều kiện cho sự phát triển của ngành nghề hay lĩnh vực này nhưng có thể lại tạo
ra sự cản bước phát triển của một ngành nghề nào đó.
Để có thể tạo được sự phát triển thuận lợi thì việc nghiên cứu kỹ nền văn hoá
của thị trường đang hướng tới là điều rất quan trọng. Nó quyết định tới sự phát triển
thành công hay không của ngành nghề, lĩnh vực đó.
- Môi trường tự nhiên:
Môi trường tự nhiên có tác động quan trọng đến nguồn thị trường đầu vào
cũng như thị trường đầu ra của nhiều ngành nghề lĩnh vực. Môi trường tác động đến
việc sản xuất các nguyên vật liệu, các nguồn năng lượng cho nhiều ngành nghề, đặc
biệt là các ngành nghề thuộc lĩnh vực sản xuất và chế biến nông lâm thuỷ sản.
10
Tính chất của khí hậu thời tiết sẽ tác động nhiều đến việc hình thành đặc tính sản
phẩm của từng ngành, lĩnh vực. Qua đó sẽ tạo cơ hội và những thách thức cho ngành.
- Môi trường khoa học kỹ thuật:
Khoa học kỹ thuật và khoa học ứng dụng mang đến cho con người những
bước tiến vượt bậc trong cuộc sống, ngày càng tạo ra sự thoải mái trong nhu cầu
ngày càng cao của con người. Do vậy, việc bắt kịp với nhịp độ phát triển của khoa
học kỹ thuật trên thế giới sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển ngành, năng
suất cao hơn, hiệu quả sản xuất kinh doanh cao hơn, sản phẩm làm ra đáp ứng nhu
cầu thị trường nhanh nhạy hơn,…Yờu cầu đặt ra là luôn theo sát trình độ phát triển
khoa học kỹ thuật trên thế giới mới có thể đẩy mạnh được sự phát triển ngành, lĩnh
vực so với mặt bằng chung cả trong nước và quốc tế.
2. Tác động của môi trường ngành.
Để đánh giá khả năng phát triển của một ngành, chúng ta có thể đánh giá
thông qua nhiều mặt khác nhau, tuy nhiên, trong đề tài nghiên cứu này, chúng ta sẽ
đi vào đánh giá theo các năng lực cạnh tranh của ngành theo mô hình “Kim cương”
của Micheal Porter _ Giáo sư kinh tế học Đại học Harvard. Mô hình sẽ đánh giá
theo các năng lực cạnh tranh như trong hình dưới đây:
11
Hình 1.1: Mô hình Kim cương về năng lực cạnh tranh
của Micheal Porter
Nguồn: Năng lực cạnh tranh quốc gia của Micheal Porter
- Các điều kiện về yếu tố sản xuất:
Bao gồm các đầu vào được sử dụng như những yếu tố của quá trình sản xuất
được chia làm 2 loại: căn bản và tiên tiến.
Các yếu tố căn bản bao gồm các nguồn tài nguyên, địa lý, các nguồn lao
động không qua đào tạo.
Các yếu tố tiên tiến là các có được nhờ sáng tạo chứ không phải được thừa
hưởng bao gồm lao động lành nghề, trình độ quản lý, cơ sở hạ tầng, các phương tiện
nghiên cứu, kỹ năng công nghệ.
Các yếu tố này đóng vai trò mang lại lợi thế cạnh tranh vỡ cỏc nước khác
không thể dễ dàng có hay bắt chước được các yếu tố này. Theo Micheal Porter, các
yếu tố tự nhiên không thuận lợi hay việc thiếu các nguồn lực tự nhiên có thể giúp
Chiến lược, cấu
trúc và sự cạnh
tranh nội địa
Các điều
kiện về
yếu tố sản
xuất
Các
ngành hỗ
trợ
Điều kiện
về sức
cầu hàng
hóa
Chính phủ
12
một quốc gia trở nên cạnh tranh hơn vỡ nú bắt buộc phải có sự sang tạo để vượt qua
sự khó khăn và thiếu thốn các nguồn lực này.
Ví dụ như Thuỹ Sĩ là nước đầu tiên bị thiếu hụt lao động, do vậy họ đã từ bỏ
các ngành sử dụng nhiều lao động và tập trung vào sang tạo sản xuất các sản phẩm
đồng hồ chất lượng cao. Còn Thuỵ Điển, do mùa xây dựng ngắn và chi phí xây
dựng cao nên họ sáng tạo ra kiểu nhà đúc sẵn.
- Điều kiện về sức cầu:
Theo M.Porter, thị trường nội địa yêu cầu cao về sản phẩm là yếu tố quan
trọng để tạo ra cạnh tranh và thúc đẩy lợi thế cạnh tranh. Các công ty phải đối mặt
với thị trường trong nước khắt khe, yêu cầu các sản phẩm chất lượng cao thì sẽ
buộc các doanh nghiệp này phải bỏn cỏc sản phẩm cao cấp. Ngoài ra việc tiếp cận
sát với khách hàng trong nước sẽ giỳp cỏc doanh nghiệp này có hiểu biết tốt hơn về
nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Nếu các giá trị riờng cú này được xuất
khẩu sang các Quốc gia khỏc thỡ cỏc doanh nghiệp trong nước sẽ có sức cạnh tranh
toàn cầu. (Ví dụ như rượu vang Pháp, nước hoa và thời trang của Italia,…).
Việc quan tâm đến thị trường trong nước không chỉ giúp doanh nghiệp đa
dạng hoá sản phẩm, tăng doanh thu, là chỗ dựa khi thị trường xuất khẩu gặp khó
khăn mà cũn giỳp cac doanh nghiệp nâng cao, tăng sức cạnh tranh của mình.
- Các ngành hỗ trợ:
Một ngành công nghiệp nào đó mà có những nhà cung cấp hay những ngành
công nghiệp liên quan có khả năng cạnh tranh Quốc tế thì cũng sẽ giúp cho ngành
đó có lợi thế cạnh tranh. Đây là hiệu ứng tiếp nối trong sản xuất. Khi việc đầu tư
các yếu tố tiên tiến vào một ngành và tạo cho nú cú sức cạnh tranh thỡ cỏc ngành hỗ
trợ nó, cung cấp sản phẩm đầu vào hay các ngành tiêu thụ sản phẩm của nó sẽ được
hưởng lợi từ ngành đó. Do vậy, các khu công nghiệp thường cú cỏc nhà máy có mối
liên hệ tiêu thụ và cung ứng sản phẩm cho nhau.
- Chiến lược, cấu trúc và môi trường cạnh tranh trong ngành:
Chiến lược: Các điều kiện trong nước ảnh hưởng tới chiến lược của công ty.
Mỗi Quốc gia có chiến lược riêng trong lĩnh vực quản trị kinh doanh có thể thúc
đẩy hoặc cản trở các doanh nghiệp của Quốc gia đó tạo dựng lợi thế cạnh tranh
Quốc tế trong một ngành nào đó. Các quốc gia có cách nhìn triển vọng ngắn hạn sẽ
có sức cạnh tranh lớn hơn trong đầu tư ngắn hạn và ngược lại, cách nhìn triển vọng
dài hạn sẽ cho lợi thế cạnh tranh trong các ngành đầu tư dài hạn.
13
Cấu trúc tổ chức: Mỗi ngành sẽ có cấu trúc riêng phù hợp nhất với nú. Nú có
thể là tổ chức quản lý theo thứ bậc, cũng có thể là quản lý theo các công ty nhỏ điều
hành bởi gia đỡnh,… tuỳ theo đặc trưng và khả năng vào sự phù hợp đối với từng
quốc gia.
Đối thủ cạnh tranh: Đứng riêng vào vị thế của từng công ty thì tất nhiên các
doanh nghiệp này không thích có sự cạnh tranh. Tuy nhiên, đứng trên góc độ một
ngành, một quốc gia trong một khoảng thời gian dài thì môi trường cạnh tranh càng
lớn sẽ càng tạo sức ép cho các doanh nghiệp phải cải tiến, sáng tạo, nâng cao chất
lượng sản phẩm. Môi trường cạnh tranh trong nước càng cao sẽ nâng cao khả năng
cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước và do đó sẽ giảm được áp lực khi hội
nhập quốc tế.
*Các yếu tố trờn cú sự tác động tới năng lực cạnh tranh của một ngành và
có cả sự tác động qua lại lẫn nhau như một hệ thống:
Điều kiện về các yếu tố sản xuất chịu tác động của sự cạnh tranh và sức cầu
trong nước để tạo ra các yếu tố sản xuất mới, nâng cao lợi nhuận, tăng sức cạnh
tranh và thoả mãn nhu cầu của khách hàng; cũn cỏc ngành hỗ trợ và các ngành có
liên quan thúc đẩy việc tạo ra các yếu tố sản xuất có thể di chuyển được.
Điều kiện về cầu trong nước cũng chịu tác động của môi trường cạnh tranh.
Cạnh tranh giữa các nhu cầu trong nước càng quyết liệt thì tạo cho nhu cầu trong
nước ngày càng lớn và đòi hỏi cao hơn. Các yếu tố sản xuất thuận lợi, tiên tiến sẽ
giúp thu hút đầu tư nước ngoài, tăng cầu sản phẩm trong nước.
Một ngành nào đó cú cỏc ngành hỗ trợ hoạt động, có sức cạnh tranh thì sẽ
thu hút hấp dẫn nhu cầu nhu cầu từ nước ngoài cho thị trường sản phẩm đó.
Các ngành hỗ trợ có liên quan cũng sẽ có điều kiện phát triển nếu các yếu tố
sản xuất dễ dàng di chuyển. Nhu cầu trong nước lớn sẽ khuyến khích các ngành
cung ứng phát triển và do vậy tạo sự cạnh tranh dẫn đến hình thành một ngành cung
cấp các sản phẩm trung gian, khuyến khích việc chuyên môn hoá.
Ngoài ra, môi trường cạnh tranh cũng chịu tác động của các yếu tố sản xuất,
các ngành công nghiệp phụ trợ và điều kiện về cầu. Khi các yếu tố này thuận lợi sẽ
tạo điều kiện thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển trong ngành, do vậy sẽ làm
sức cạnh tranh ngày càng lớn.
Sự tương tác giữa các yếu tố vừa kể trên chặt chẽ với nhau được ví như mối
liên kết trong cấu tạo của một viên kim cương đã cho thấy mối liên kết đó chặt chẽ
đến mức độ nào.
14
Theo Micheal Porter, khả năng cạnh tranh của một quốc gia ngày nay phụ
thuộc vào sự sáng tạo và khả năng cạnh tranh năng động trong ngành của quốc gia
đó. Khi nền tảng cạnh tranh chuyển dịch sang sự sáng tạo và tri thức thì vai trò của
quốc gia ngày càng tăng lờn. Cỏc quốc gia thành công trong trong một số ngành
trên toàn cầu vì môi trường của họ năng động, đi tiên phong và nhiều sức ép nhất.
- Vai trò của Nhà nước:
Ngoài khả năng cạnh tranh của các ngành được quyết định bởi các đối thủ
mạnh trong nước, các nhà cung cấp có khả năng, sự phong phú của nhu cầu khách
hàng trong nước va sự liên kết chặt chẽ của các ngành phụ trợ thì chúng ta cần phải
xét đến vai trò của Nhà nước.
Nhà nước có sẽ có những ảnh hưởng tiêu cực hay tích cực đến những yếu tố
trên thông qua hệ thống các chính sách của mình (trợ cấp, tín dụng ưu đãi, tín dụng,
…) thực hiện khuôn khổ nhu cầu trong nước thông qua các quy định về tiêu chuẩn
chất lượng; thông qua các chính sách thuế, chống độc quyền để định hướng sự phát
triển của các ngành;….
Bên cạnh đó, yếu tố tác động khá lớn tới khả năng cạnh tranh của ngành là
chính sách tỉ giá hối đoái. Thông qua đú đó giỳp khuyến khích các ngành hàng xuất
khẩu. Đây là chính sách quan trọng trong thời mở cửa hội nhập _ là công cụ cạnh
tranh trong quan hệ quốc tế. Một quốc gia trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại
hóa thì việc nâng tỉ giá danh nghĩa (nâng giá trị đồng nội tệ) sẽ tạo lợi thế cho việc
nhập khẩu và hạn chế các khoản nợ nước ngoài, tuy nhiên lại làm hạn chế việc xuất
khẩu. Và ngược lại, tăng tỉ giá danh nghĩa giúp tăng cường xuất khẩu và hạn chế
nhập khẩu.
Nhà nước thông qua các chính sách vĩ mô tác động vào cả 4 yếu tố trên để
tạo ra sự phát triển tương xứng, hài hoà tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong
nước nâng cao năng lực cạnh tranh trên thương trường quốc tế.
IV. Sự cần thiết phải có chiến lược phát triển ngành.
1. Chiến lược phát triển ngành là căn cứ để hoạch định kế hoạch phát triển ngành.
Hoạt động quản lý ngành được thực hiện theo các kế hoạch trung hạn, ngắn
hạn của Nhà nước, các địa phương và vùng lãnh thổ, nó sẽ cú cỏc đối tượng và
nhiệm vụ riêng. Tuy nhiên cỏc kờ hoạch đó đều phải chịu sự chỉ đạo chung của
chiến lược và chiến lược ngành đã quy định những phương châm và chính sách
chung cho toàn ngành trong một thời kỳ nhất định.
15
Chiến lược phát triển trở thành chỗ dựa và là căn cứ cơ bản để xây dựng và
chỉ đạo thực hiện kế hoạch phát triển ngành.
Xây dựng và quản lý bằng chiến lược phát triển giỳp cỏc nhà lãnh đạo
xem xét và xác định đất nước sẽ đi theo hướng nào và khi nào sẽ đạt tới điểm cụ
thể nhất định.
2. Chiến lược phát triển ngành là cương lĩnh hành động của quản lý kinh tế xã
hội riêng từng ngành.
Trong điều kiện kinh tế thị trường mở, môi trường cho sự phát triển kinh tế
nói chung cũng như từng ngành nói riêng luôn biến đổi nhanh chóng, những biến
đổi này thường tạo ra các cơ hội cũng như các thách thức cho sự phát triển ngành.
Việc quản lý bằng chiến lược giỳp cỏc nhà quản lý nhằm vào các cơ hội trong
tương lai, tận dụng cơ hội và giảm bớt các nguy cơ liên quan đến điều kiện môi
trường. Xây dựng và quản lý bằng chiến lược phát triển giỳp cỏc nhà lãnh dạo đưa
ra được các quyết định tác nghiệp phù hợp.
16
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC NGÀNH PHÂN BÓN
TẠI TẬP ĐOÀN HểA CHẤT VIỆT NAM.
I.Khái quát ngành phân bón.
1. Khái niệm phân bón
I.1. Phân bón và lịch sử phát triển
Phân bón là các chất hữu cơ hoặc vô cơ chứa các nguyên tố dinh dưỡng cần
thiết cho cây trồng được bón vào đất hay hòa nước phun, xử lý hạt giống, rễ và cây
con. Gần như tất cả các nguyên tố có mặt trên vỏ quả đất đều có mặt trong thành
phần của cây. Mỗi yếu tố đều có chức năng riêng. chỉ khác nhau về tâm quan trông
và số lượng nhiều hay ít. Nguyên tố dinh dưỡng thực vật là nguyên tố cần thiết cho
sự sinh trưởng và phát triển của thực vật một cách bình thường, chức năng sinh lý
của chúng không thể thay thế bằng các nguyên tố khác.
Cây lấy các yếu tố dinh dưỡng càn thiết cho sự sinh trưởng và phát triển từ
đất. Nhiều nguyên tố cây cần nhiều mà đất không cung cấp đầy đủ càn phải bồ sung
thờm, cỏc nguyên tố này được gọi là nguyên tố phân bón: Ban đầu chỉ có 3 nguyên
tố nitơ, phụtpho, kali được xem là nguyên tố phân bón. Khi sản xuất đi vào thâm
canh tăng vụ, một số nguyên tố khác, đất cũng cung cấp không đủ, phải bổ sung
bằng phân bón. Số nguyên tố mở rộng thêm là 6 nguyên tố N, P, K, Mg, S, Ca. N,
P, K là nguyên tố phân bón chính. S, Mg, Ca là các nguyên tố phân bón thứ
yếu. Những nguyên tố có hàm lượng trong cây rất ít, trong đất lại chứa nhiều so với
nhu cầu của cây, nhưng trong một số điều kiện, do độ chua của đất, sự yếm khí hoặc
quá nhiều hữu cơ mà nguyên tố đó ở dạng ít hòa tan không cung cấp đủ cho cây,
cũng vẫn phải cung cấp bằng phân bón với lượng ít. Các nguyên tố này gọi là
nguyên tố phân bón vi lượng. Người ta quy ước phân nhóm các yếu tố phân bón
như sau: Các nguyên tố phân bón chính: N, P, K Các nguyên tố phân bón thứ yếu:
Ca, Mg, S Các nguyên tố phân bón vi lượng: Fe, Mn, Cu, B, Mo, Cl Danh sách
các nguyên tố phân bón còn nhiều thờm mói. Có xu hướng muốn xem các nguyên
tố Na, Si như nguyên tố phân bón thứ yếu và bổ sung Co, Va, Zn, Al, Pb vào danh
sách các nguyên tố phân bón vi lượng, đặc biệt khi người ta chú ý đến phẩm chất
nông sản về mặt thức ăn và làm thuốc chữa bệnh cho người và gia súc. Phân nitơ
(phân đạm) là loại phân quan trong bật nhất đối với cây trồng. Để có được một tấn
hạt lúa mì, khoảng 20kg nitơ bị lấy đi từ đất. Đây là năng suất thấp. Với năng suất
17
cao hơn (5tấn/ha), 100kg nitơ bị lấy đi từ đất. Với năng suất cao hơn nữa (10tấn/ha),
200kg nitơ bị lấy đi từ đất. Hiện nay, ở hơn một nữa số nước trên thế giới, năng suất
ngũ cốc chỉ mới đạt gần 3tấn/ha với lượng urờ bún vào là khoảng gần 100kg/ha. Có
thể thấy, lượng phân đạm còn thiếu rất nhiều để đạt năng suất cao nhất. Từ năm
1950 đến 1990, lượng phân nitơ sản xuất ra tăng lên 10 lần. Năm 1990, thế giới sản
xuất được 80 triệu tấn, đáp ứng được 1/3 nhu cầu. Dự kiến đến năm 2020, lượng
phân nitơ phải tăng lên gấp 2 lần: 160 triệu tấn. Để sản xuất 1 tấn phân nitơ hóa học
cần 1,3 tấn dầu. Để sản xuất 80 triệu tấn phân nitơ hóa học cần 100 triệu tấn dầu,
bằng 1,4% số dầu sử dụng trên toàn cầu. Dầu là nguồn tài nguyên thiên nhiên. Dầu
cần cho sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, v.v… Khai thác quá
mức thì nguồn tài nguyên này cũng sẽ cạn kiệt, không còn cho các thế hệ sau. Phân
nitơ được sản xuất từ khí nitơ (N
2
) có trong không khí. Khí nitơ chiếm 78% không
khí. Đây là nguốn nitơ vô tận, nhưng cây trồng không hấp thụ được. Cây trồng chỉ
hấp thụ được nitơ ở dạng NH
3
. Muốn chuyển N
2
thành NH
3
các nhà máy cần dùng
áp lực và nhiệt độ cao.
Áp lực cao N
2
và NH
3
nhiệt độ cao Phụpho là thức ăn không thể thiếu đối với
cây trồng. Phụtpho được chế biến từ quặng khó tan. Nó được chế biến bằng cách
dùng axit H
2
SO
4
để tác động vào quặng hoặc dùng nhiệt độ cao. Tưong tự như nitơ
và phụtpho, kali là thức ăn không thể thiếu đối với cây trồng. Vi lượng, các chất
điều hòa sinh trưởng đều là những chất cần cho cây trồng, tất cả những chất kể trên
đều được tổng hợp bằng con đường hóa học và chúng là phân bón vô cơ.
H
2
SO
4
Quặng khó tanvà Superphotphovà Photpho nung chảy. Nhiệt độ
cao Để sản xuất ra được phân bón vô cơ đòi hỏi rất nhiều nhiên liệu và phân bón vô
cơ rất khó đáp ứng được năng suất, đảm bảo cho sự gia tăng dân số trên thế
giới. Việc sử dụng phân bón vô cơ lâu dài với khối lượng lớn còn ảnh hưởng xấu
đến chất lượng đất, ô nhiễm môi trường nước, không khí và chất lượng sản phẩm
nông nghiệp. Do vậy, nảy sinh yêu cầu cần thiết phải bón phối trộn phân vô cơ và
phân hữu cơ. Phân vô cơ mới chỉ xuất hiện trước đây nữa thế kỉ, còn trước nữa,
người nông dân chỉ biết đến phân hữu cơ. Phân hữu cơ rất cần cho cây trồng, nó
vừa cung cấp chất dinh dưỡng cho cây, vừa duy trì độ phí cho đất. Phân hữu cơ bao
gồm phân chuồng, phân xanh, phân ủ, và gần đây là phân vi sinh. Phân xanh bao
gồm bèo hoa dõu, cõy điền thanh, phần thải của các loại cây họ đậu. Phân xanh có
thể bón trực tiếp hoặc qua quá trình ủ với phân chuồng. Vài chục năm gần đây, bèo
hoa dâu và cây điền thanh hầu nhu bị lãng quên, cho dù cây là nguồn phân hữu cơ
18
quan trọng. Cũn phõn chuồng không thể đáp ứng diện tích trồng trọt hiện nay, đặc
biệt là như cầu về năng suất. Do phân hữu cơ quá thiếu nên người ta phải đưa phõn
hoỏ học vào nông nghiệp để thay thế, đảm bảo năng suất lương thực cao. Diện tích
đất canh tác nông nghiệp trên thế giới ngày càng bị thu hẹp do tốc độ phát triển dân
số và đô thị hoá nhanh. Để đảm bảo không xảy ra nạn đói, vấn để năng suất trở nên
quan trọng, đặc biệt là năng suất các cây lương thực. Đạt năng suất cao mà vẫn đảm
bảo sự phát triển bền vững, không gây ảnh hưởng xuất đến môi trường là mục tiêu
chung của xã hội hiện nay. Phân hữu cơ giữ vai trò không thể thiếu để phát triển
nông nghiệp bền vững. Để bổ sung cho nguồn phân hữu cơ đang bị thiếu nghiêm
trọng, các nhà khoa học đã và đang nghiên cứu loại phân hữu cơ mới – Phân Vi
Sinh.
I.2. Các loại phân bón
Vật phẩm có chứa các chất dinh dưỡng dựng bún vào đất hoặc phun lên lá
cây để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây được gọi là phân bón. Nó có thể là một
hợp chất vô cơ hoặc hữu cơ, hoặc là một hỗn hợp nhiều hợp chất. Tuỳ theo thể rắn
hay lỏng mà có loại phân bón rắn (ở dạng bột tinh thể hay dang viên), loại phân bón
lỏng còn gọi là phân dung dịch (ở dạng hoàn toàn trong suốt hay đục, không hoàn
toàn trong suốt có hạt nhỏ lơ lửng trong nước). Các loại phân dạng lỏng dùng để
phun lờn lỏ nờn cũn gọi là phân bón lá. Tuỳ theo loại hợp chất mà chia ra phân hữu
cơ và phân vô cơ. Phõn vụ cơ còn gọi là phõn khoỏng hay phõn hoỏ học. Phân hữu
cơ ban đầu có nguồn gốc tự nhiên như chất bài tiết của người và gia súc, gia cầm,
tàn dư thực vật, than bùn, các phế thải trong nghề chế biến thuỷ sản, súc sản. Cùng
với sự phát triển của công nghiệp hoá học và sinh học, nhiều hoạt chất hữu cơ được
sản xuất công nghiệp như urờ, cỏc loại phân vi sinh cũng được sản xuất công
nghiệp. Mặt khác, một số chất vô cơ được khai thác tự nhiên đem sử dụng làm phân
bón không qua quy trình chế biến công nghiệp như bột phụtphorit, phân lân, một số
loại phân kali. Cho nên loại phân mà các nhà nông nghiệp hữu cơ hô hào là sử dụng
phân tự nhiên chưa qua quá trình chế biến công nghiệp, không hoàn toàn là chất
hữu cơ. Từ đó cần phân biệt hai từ phân công nghiệp và phân tự nhiên. Công nghệ
sinh học được ứng dụng để giải quyết vấn đề phân bón từ đầu thế kỉ XX, nhằm mục
đích cải thiện hệ vi sinh vật đất để cung cấp chất dinh dưỡng tốt hơn hoặc còn để
giải quyết các vấn đề khác như kích thích sự phát triền của cây trồng, cung cấp chất
kháng sinh phòng trừ sâu bệnh hại. Các vật phẩm này được gọi là phân vi sinh. Tuỳ
theo loại vi sinh vật mà được gọi là phân vi sinh cố định đạm cộng sinh, phân vi
19
sinh cố định đạm tự do, phân vi sinh vật phân giải lân, phân vi sinh vật phân giải
kali, phân vi sinh vật kháng sinh, v.v… Phân vi sinh là sản phẩm sống. Các loại
phân không có sinh vật sống, chỉ có chứa các loại men do vi sinh vật tiết ra, có một
số tác dụng nhất định được các nhà sản xuất gọi là phân sinh học. Danh từ phân
sinh học xuất hiện gần đây và nhiều khi lẫn lộn với phân vi sinh. Thực ra hai loại
này hoàn toàn khác nhau về nguồn gốc, thành phần, cơ chế, tác động, hiệu quả và
cách sự dụng. Những thành tựu của sinh học ảnh hưởng rất lớn đến phân bón. Quan
điểm nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp bền vững cũng ảnh
hưởng rất lớn đến việc sử dụng phân bón. Trong hoàn cảnh đó một số nhà kinh
doanh phân bón đưa ra tờn cỏc loại phân bón quảng cáo hấp dẫn như phân hữu cơ
sinh học, phân hữu cơ khoáng, phân hữu cơ vi sinh, v.v… Các loại phân này chưa
có vị trí chính thức trong danh mục phân bón quốc tế vì hiệu quả thực tế chưa được
kiểm nghiệp rộng rãi. Phân sinh hoá là các chất vô cơ hoặc hữu cơ chiết xuất từ tự
nhiên hay sản xuất từ công nghệ hoá học, công nghệ sinh học được sử dụng cung
cấp cho cây để súc tiến các quá trình chuyển hoá vật chất theo hướng có lợi cho
năng suất và phẩm chất sản phẩm thu hoạch. Danh từ thông thường được gọi là chất
điều hoà sinh trưởng ( kích thích hoặc hạn chế sinh dục và phát triển của cây). Phõn
có chứa yếu tố dinh dưỡng từ hai trở lên được gọi là phân đa nguyên tố dinh dưỡng
gọi tắt là phân đa nguyên tố hayphân đa dinh dưỡng. Loại phân mà trong thành
phần ngoài chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng ra cũn cú cỏc chất thực hiện
những chức năng khác như cung cấp chất hữu cơ, cải thiện thành phần vi sinh vật
đất, cải tạo lớ tớnh đất, điều hòa sinh trưởng và phát dục của cây, tác động đến
phẩm chất, v.v… được gọi là phân đa yếu tố hay phân đa chức năng.
I.3. Thành phần phân bón
Phân bón thường là một hỗn hợp của nhiều chất, thành phần thay đổi theo
nguồn gốc phân, nguyên liệu sản xuất và quy trình. Các thành phần trong phân ảnh
hưởng đến tính chất đất và sinh trưởng của cây. -Thành phần có lợi: là chất dinh
dưỡng, nếu là phân vô cơ; là các vi sinh vật có ích, các loại men, chất kháng sinh có lợi
cho cây trồng, v.v… nếu là phân hữu cơ hay phân vi sinh Thành phần có thể gây hại:
là các chất hoặc các vi sinh vật gây hại. Thông thường không có chất nào có thể hoàn
toàn gây hại cả. Khi có nhiều thỡ gõy độc hại, khi cú ớt, có khi không những gây hại
mà lại có lợi. Vì vậy, người ta thường nói đến ngưỡng cho phép và ngưỡng hữu
ích. Để tính thành phần các chất dinh dưỡng trong phân thường dùng hai
cách: Một là, tính theo phần trăm (%) so với lượng phõn cú ghi kèm theo độ ẩm
20
hoặc % trọng lượng khô kiệt. Hai là, các yếu tố vi lượng thường dùng đơn vị mg/100g
hoặc ppm – ppm là tỉ lệ phần triệu, tức là phẩn triệu so với trọng lượng phân. Có hai
cách biểu hiện, biểu hiện dưới dạng nguyên tố hay ụxit: Nitơ (đạm) thường biểu hiện
dưới dạng nguyên tố và ghi với chữ N sau chữ % . Ví dụ phõn urờ cú chứa 46 %
N Phụtpho ( lân) và kali được biểu hiện dưới dạng nguyên tố, % P hay % K hoặc ở
dạng oxit: % P
2
O
5
hay %K
2
O, tuỳ theo tập quán và quy ước từng nước. Ví dụ hàm
lượng lân trong supe lân có thể 6,9 % P hay 16% P
2
O
5
, hàm lượng kali trong KCl có
thể ghi 41.5% K hay 50% K
2
O. Các loại yếu tố canxi, magiờ thường được biểu hiện ở
dạng ụxit magiờ hay canxi ( Cao, MgO ) đụi khi cũn biểu hiện ở dạng cacbonat
( CaCO
3
, MgCO
3
); ớt khi tính bằng Ca, Mg. Lưu huỳnh thường được biểu hiện ở dạng
SO
4
-2 hoặc S. Các còn lại thường biểu hiện dưới dạng nguyên tố. -Thành phần tổng
số và dễ tiêu Thành phần tổng số tức là toàn bộ chất dinh dưỡng có trong phõn, cũn
thành phần dễ tiêu là phần chất dinh dưỡng phân có thể sẽ dễ dàng cung cấp cho cây
( là các chất tan được trong nước hay axit yếu).
I.4. Phân hiệu quả nhanh và hiệu quả chậm
Độ hòa tan của các chất dinh dưỡng trong phân khác nhau nên cung cấp chất
dinh dưỡng cho cây nhanh chậm khác nhau. Nếu phân dễ hoà tan thỡ cõy dễ sử
dụng, hiệu quả sử dụng tức thì nhưng cũng dễ dàng bị rửa trôi, mất đi, có khi gây
ảnh hưởng xấu đến môi trường. Phân đạm dễ hòa tan hiệu quả nhưng dễ mất. Phân
lân có ba nhóm khác nhau. Phân supe lân, DAP dễ hòa tan, tác dụng nhanh nhưng
cũng dễ dàng tác dụng với các chất khác hoặc bị keo đất hấp phụ chuyển thành dạng
cây khó sử dụng. Các loại phân lân chế biến từ quặng tự nhiên bằng phương pháp
gia nhiệt, ít hòa tan hơn, hiệu quả chậm nhưng lại chuyển dần cho cây sử dụng từ
từ, hiệu quả kéo dài đến các vụ sau. Trước đây người ta thường ưa chuộng các dạng
phân hiệu quả nhanh. Gần đây trong xu hướng nông nghiệp bền vững, nhằm giảm
bớt ảnh hưởng xấu của phân bón hóa học đến môi trường, người ta đã chú ý sản
xuất các loại phân hiệu quả chậm. Các loại phõn trờn thị trường chia làm ba
nhóm: + Nhóm dễ hòa tan trong nước hiệu quả nhanh gồm các loại phân đạm, phân
kali, các loại supe lân đơn, supe lõn kộp, DAP . + Nhúm ít hòa tan gồm các loại
phân lân tự nhiên, phân lân kết tủa, phân supe lân axit hóa một phần, phân lân nung
chảy. Các loại phân đạm dễ hòa tan hơn bằng cách bọc bằng màng lưu huỳnh, màng
bentonit. + Nhúm khó hòa tan, thường là các loại phân lân khai thác từ tự nhiên
không qua chế biến như bột phụtphorit, phụtphat sắt hóa trị 2 và các quặng tự nhiên
có chứa kali. Trong xu hướng bảo vệ môi trường, hiện nay các nhà nông nghiệp
21