Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI CỦA NƯỚC CHDCND LÀO GIAI ĐOẠN 2008

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.22 KB, 21 trang )

GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN
THƯƠNG MẠI CỦA NƯỚC CHDCND LÀO GIAI ĐOẠN 2008-2010
3.1 Mục tiêu chiến lược phat triển kinh tế - xã hội của nước CHDCND Lào từ
2008 đến 2010.
Đại hội Đảng lần thứ VII của Đảng Nhân dân cách mạng Lào đã quy định mục tiêu
kinh tế - xã hội từ năm 2001 đến năm 2010 như sau: “Cải thiện và xây dựng và mở
rộng dần các cơ sở kinh tế, chủ yếu là làm cho việc sản xuất nông nghiệp phát triển,
chấm dứt việc trồng thuốc phiện và làm nương, giải quyết việc xoá đói giảm nghèo
cho nhân dân, xây dừng cơ sở công nghiệp và đào tạo nguồn nhân lực về số lượng
và chất lượng nhằm thực hiện dần quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá, xây
dựng đất nước sao cho Lào trở thành trung tâm dịch vụ qua biên giới.”
Đại hội còn quy định một số mục tiêu kinh tế chủ yếu như: Mức tăng trưởng GDP
trong 10 năm từ 2001 đến 2010 là phải đạt mức tăng trung bình 7,5%/năm, trong đó
nông – lâm nghiệp tăng 3-3,4%, công nghiệp tăng 13-14% và ngành dịch vụ tăng 7,5-
8%. GDP đầu người trong năm 2010 phải đạt 800 USD.
Bảng 10: Ước tính sự thay đổi của các ngành kinh tế theo mức đóng góp GDP
Đơn vị: %
Ước tính 2005-06 2006-07 2007-08 2008-09 2009-10
GDP 100 100 100 100 100
Nông nghiệp 43.1 41.3 39.6 37.8 36.0
Công nghiệp 29.9 31.4 33.0 34.6 36.4
Dịch vụ 27.0 27.3 27.4 27.6 27.6
Để đạt được các mục tiêu trên Đảng đã nêu ra nhiệm vụ và định hướng phát triển
kinh tế như sau:
1. Phấn đấu cho mức tăng trưởng kinh tế trung bình đạt 7,5% - 8%/năm, tăng
cường cải thiện cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng tăng năng suất
và nâng cao thế mạnh sản phẩm, vậy cần phải đảm bảo được khối lượng và
chất lượng của sản phẩm, có khả năng cạnh tranh. tập trung phát triển cộng
nghệ kỹ thuật và xây dựng cơ sở cho việc phát triển nguồn nhân lực.
2. Phát triển kinh tế phải đi theo việc phát triển xã hội và phải đảm bảo việc
bảo vệ môi trường, tạo nhiều công ăn việc làm, hạn chế thất nghiệp, nâng


cao mức sống và tinh thần cho nhân dân, cải thiện hệ thống tiền lương cho
phù hợp, hạn chế nghèo đói, có chính sách tốt và hợp lý đối với những
người có ân cho đất nước.
3. Thúc đẩy và phát triển kinh tế nhiều thành phần, trong đó phải quan tâm đến
kinh tế nhà nước. Tạo điều kiện thuận lợi và bình đẳn cho đầu tư và hoạt
động kinh doanh.
4. Thúc đẩy và phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tạo điều kiện tốt cho
hoạt động tài chính làm cho các doanh nghiệp có hệ thống tài chính hiện
đại.
5. Thúc đẩy hoạt động thương mại và du lịch, tăng cường đầu tư phát triển các
cơ sở kinh tế - xã hội. Khai thác các tài nguyên của đất nước trong đó có cả
nguồn nhân lực nhằm đảm bảo phục vụ quá trình xây dựng và phát triển đất
nước.
6. Tiếp tục mở rộng quan hệ kinh tế với nước ngoài cũng như các tổ chức kinh
tế quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu hàng hoá, thu hút
nguồn vốn đầu tư và công nghệ hiện đại từ bên ngoài.
7. Tăng khả năng tài chính của nhà nước, giải quyết các khoản nợ băng cách
tạo ra các nguồn vốn trong nước, bán cổ phiếu, trái phiếu…
3.2 Những mục tiêu và định hướng phát triển thương mại của nước CHDCND
LÀO giai đoạn 2008- 2010.
Chiến lược phát triển thương mại cần được hoạch định trong chiến lược tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội của Lào. Việc các chính sách thúc đẩy xuất khẩu và phát
triển thương mại nội địa cần được đặt ở vị trí quan trọng như nhau trong công tác
hoạch định chính sách thương mại và tạo nên sự gắn kết trong một chiến lược phát
triển thương mại.
Định hướng đẩy mạnh xuất khẩu.
Phải coi xuất khẩu là mũi nhọn, là đòn bẩy quan trọng để phát triển sản xuất và
thương mại của Lào. Lào phải trở thành đầu mối trung tâm xuất nhập khẩu hàng
hoá và dịch vụ trong khu vực, có quan hệ thương mại quốc tế ngày càng mở rộng,
từng bước hội nhập với thương mại khu vực và thế giới. Đa phương hoá thị trường,

đa dạng hoá sản phẩm xuất khẩu, trong từng thời kỳ phải xác định được mặt hàng
và thị trường xuất khẩu chủ lực để phát triển, mặt khác nhanh chóng đưa công
nghệ mới vào sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu nhằm tăng tỷ trọng hàng chế biến
và có giá trị cao. Đẩy mạnh xuất khẩu theo hướng làm tốt vai trò hạt nhân trong
việc định hướng, mở rộng thị trường, hướng dẫn đầu tư sản xuất và trở giúp các
vùng trong nước. Đẩy mạnh xuất khẩu đặt trong mối quan hệ hữu cơ với việc phát
triển các hoạt động kinh tế - xã hội, đẩy mạnh xuất khẩu trên cơ sở giải quyết các
mối quan hệ kinh tế và chính trị, đảm bảo an ninh quốc phòng, đẩy mạnh xuất khẩu
cũng phải được đặt trong mối quan hệ với nhập khẩu để đảm bảo phát triển cân
đối, ổn định và bền vững. Phát triển xuất khẩu theo hướng cơ cấu kinh tế mở, theo
xu hướng hội nhập, tận dụng khai thác các nguồn lực bên ngoài, phát triển xuất
khẩu trong mối quan hệ với bảo vệ môi trường sinh thái, nâng cao hiệu quả kinh tế.
Định hướng xuất khẩu một số mặt hàng của Lào
Đơn vị: USD
TT Mặt hàng chủ yếu 2005 2010
1 Gỗ và sản phẩm gỗ 96.962.305 36.751.780
2 Mây và mây tre 17.386 33.790
3 Cà phê 9.316.521 11.537.845
4 Thạch cao và khoáng sản khác 816.662 1.586.586
5 Cánh kiến
6 Sa nhân
7 Lâm sản 5.983.735 3.846.956
8 Ngô, quả sung 19.520.002 18.749.670
9 Sản phẩm Nông nghiệp & động
vật
43.101.027 70.576.450
10 Nghề thủ công 1.125.534 574.670
11 May mặc 126.169.176 160.950.000
12 Điện lực 101.190.281 150.120.000
13 Công nghiệp và sản phẩm khác 145.164.799 159.280.300

14 Khác 1.968.200
Tổng cộng 646.329.733 545.640.603
Nguồn:
Đẩy mạnh công tác hội nhập kinh tế quốc tế, đẩy mạnh phát triển các dịch vụ
thương mại hỗ trợ cho sự phát triển thương mại trong giai đoạn hội nhập kinh tế
quốc tế, tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng của các nhóm sản phẩm có lợi thế, có tỷ
trọng lớn trong xuất khẩu; đồng thời tập trung phát triển các nhóm sản phẩm mặc
dù còn đang chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu xuất khẩu nhưng có giá trị gia tăng
lớn hoặc có tốc độ tăng trưởng cao.
Đẩy mạnh sự phát triển của thị trường nội địa: Ngoài việc phát triển thị trường
xuất khẩu ra nước ngoài cũng phải đặc biệt quan tâm đến phát triển các thị trường
trong nước như: thị trường bán buôn, bán lẻ, mở rộng giao lưu hàng hoá giữa các
vùng trong nước, đấy là mục tiêu chiến lược lâu dài. Kinh doanh thương mại
không những phải chú trọng khai thác nhu cầu nguồn hàng mà còn gắn bó chặt chẽ
với sản xuất và tiêu dùng để phát triển thị trường một cách ổn định và nâng cao khả
năng cạnh tranh của hàng hoá sản xuất trong nước.
Phát triển thương mại nội địa đi đôi với đổi mới và hoàn thiện hệ thống thể chế
thị trường, điều tiết lưu thông hàng hoá. Xây dựng hệ thống thể chế thị trường phù
hợp, nhưng phải tuân thủ tập quán buôn bán quốc tế cũng như các cam kết đa
phương với các nước trên thế giới là yêu cầu cấp bạch nhằm thúc đẩy sự phát triển
thương mại tự do và công bằng.
Phát triển thương mại nội địa phải đảm bảo phát triển đồng bộ các loại hình dịch
vụ phân phối: bán buôn, bán lẻ, đại lý và nhượng quyền thương mại. Xây dựng và
phát triển đồng bộ các hệ thống thị trường hàng hoá, thị trường hàng vật tư, thị
trường hàng nông sản - thực phẩm và hàng công nghiệp tiêu dùng, phát triển hài
hoà giữa các địa bàn thị trường các vùng, phát triển hài hoà giữa thương mại truyền
thống với thương mại hiện đại.
Chú trọng công tác quy hoạch, kế hoạch, xây dựng hệ thống phân phối hiện đại, tổ
chức các kênh phân phối hàng hoá bán buôn, bán lẻ giữa các vùng trong nước;
hình thành các hiệp hội, các công ty thương mại - dịch vụ có quy mô lớn trong

nước.
Đối sử bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, đẩy mạnh sự phát triển của khu
vực thương mại ngoài quốc doanh theo hướng: tổ chức đa dạng, với nhiều hình
thức và quy mô khác nhau, đặc biệt trong lĩnh vực bán lẻ hàng hoá và cung ứng
dịch vụ, khuyến khích khu vực tư nhân phát triển, mở rộng thị trường trong và
ngoài nước. Huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn lực của các thành phần kinh
tế tham gia hoạt động thương mại, xác định rõ vị trí, vai trò của từng loại thương
nhân trên kênh lưu thông, tạo ra môi trường cạnh tranh thực sự bình đẳng giữa
thương nhân thuộc mọi thành phần kinh tế. Tăng cường hơn nữa hiệu quả và vai
trò hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước trong việc bình ổn thị trường nội địa.
Đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá trong lĩnh vực thương mại, áp
dụng kịp thời các tiến bộ về khoa học – công nghệ, đặc biệt là thương mại điện tử
vào quản lý kinh doanh. Đầu tư thoả đáng cho việc xây dựng và hiện đại hoá cơ sở
vật chất kỹ thuật thương mại.
Tăng cường vai trò Nhà nước đối với sự phát triển của thương mại nội địa thông
qua công tác xây dựng và thực hiện cơ chế, chính sách, hoàn chỉnh môi trường
pháp lý về thương mại. Nhà nước cần tập trung hỗ trợ tối đa đối với việc xây dựng
hạ tầng đối với phát triển thương mại nội địa như: chợ, trung tâm thương mại…
khuyến khích sự phát triển và kết hợp các thành phần kinh tế, gắn kết ệư phát triển
thương mại nội địa với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Lào.
3.3 Những giải pháp cơ bản nhằm thực hiện chiến lược phát triển thương mại
của nước CHDCND LÀO giai đoạn 2008-2010
Để thực hiện những định hướng và những mục tiêu chiến lược phát triển thương
mại cần có các chính sách và giải pháp đồng bộ liên quan đến Nhà nước, đến các
vùng các tỉnh và các doanh nghiệp. Thương mại là hoạt động mang tính liên ngành,
có tính xã hội cao vậy các chính sách và giải pháp để thực hiện chiến lược phát
triển thương mại sẽ liên quan đến tất cả các ngành các lĩnh vực trong nền kinh tế
quốc dân.
Sau đây là một số giải pháp cơ bản:
3.3.1 Hoàn thiện môi trường kinh doanh trên cả nước nhằm tạo điều kiện cho

hoạt động thương mại.
Môi trường kinh doanh là toàn bộ các điều kiện trong đó diễn ra các hoạt động
kinh doanh như: thị trường, hạ tầng cơ sở, hệ thống luật pháp, hệ thống chính sách
của Nhà nước và các yếu tố tổ chức …ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh. Hoạt
động thương mại của nước CHDCND Lào thời gian qua mặc dù đã chuyển sang
môi trường kinh doanh theo cơ chế thị trường, nhưng do thị trường và các yếu tố
của môi trường kinh doanh hình thành chưa đồng bộ, kém phát triển và còn bị ảnh
hưởng môi trường cũ khá nặng nề. Vậy chưa tạo ra được điều kiện bình đẳng, công
bằng thuận tiện cho các chủ thể kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế khác
nhau, hạn chế rất nhiều sự phát triển sản xuất kinh doanh. Do đó việc hình thành
môi trường kinh doanh có vai trò rất quan trọng đối với việc khuyến khích, thúc
đẩy các doanh nghiệp và hộ kinh doanh tích cực đầu tư, phát triển sản xuất kinh
doanh.
Để hoàn thiện môi trường kinh doanh cần giải quyết nhiều vấn đề có liên quan ở
tầm vĩ mô:
Môt là: Phát triển đồng bộ các loại thị trường khác nhau như: Thị trường hàng hoá,
thị trường dịch vụ, thị trường tài chính, thị trường lao động…nhằm từng bước tạo
lập một thị trường thống nhất và hoàn chỉnh.
Hai là:Củng cố và hoàn thiện cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo
định hướng XHCN, các vùng các tỉnh chỉ can thiệp vào thị trường trên cơ sở tôn
trọng các quy luật khách quan của thị trường để phát huy mặt tích cực hạn chế mặt
tiêu cực. Thông qua hoạt động của cơ chế thị trường, của quy luật cạnh tranh các
doanh nghiệp trong nước phải tự điều chỉnh, đổi mới, tăng năng suất lao động,
nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.
Ba là: Đẩy mạnh xây dựng và hiện đại hoá cơ sở hạ tầng trong nước, cơ sở hạ tầng
đó là toàn bộ các điều kiện vật chất, kỹ thuật đóng vai trò nền tảng cho hoạt động
kinh tế xã hội trên vùng lãnh thổ cả nước bao gồm: Hệ thống giao thông (đường sá,
cầu cống, ga, bến cảng và phương tiện vận tải…), hệ thống thông tin liên lạc, hệ
thống cung cấp điện nước, hệ thống kho tàng nhà cửa và các điều kiện vật chất
khác. Hệ thống cơ sở hạ tầng đóng vai trò rất quan trọng đối với hoạt động kinh tế

xã hội, thiếu nó quá trình kinh doanh và sản xuất xã hội không thể tiến hành được.
Cho nên để tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội và giao lưu
hàng hoá, tạo môi trường hấp dẫn, thu hút đầu tư vào trong nước…cần cải tạo,
nâng cấp và hiện đại hoá cơ sở hạ tầng của đất nước. Trong điều kiện nguồn vốn
đầu tư còn hạn hẹp, việc tiến hành đầu tư phải được thực hiện từng bước, có trọng
tâm, trọng điểm, tránh tình trạng dàn đều, hiệu quả đầu tư thấp.
3.3.2 Đổi mới cơ chế chính sách thương mại theo yêu cầu của công nghiệp hoá
hiện đại hoá và hội nhận kinh tế quốc tế.
Cơ chế và hệ thống chính sách thương mại có ảnh hưởng quyết định đến việc thực
hiện chiến lược phát triển thương mại trong tương lai. Vậy về phía Nhà nước cũng
như Bộ công nghiệp và thương mại cần phải có sự hoàn thiện cơ chế và hệ thống
các chính sách có liên quan đến hoạt động thương mại cho phù hợp với tình hình
mới và đáp ứng được các yêu cầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá cũng
như phù hợp với tiến trình hội nhập.
Chính sách thị trường: Chính sách thị trường trên cả nước cần tập trung vào giải
quyết các vấn đề như: Thúc đẩy sự phát triển các thị trường trong nước thông qua
các chính sách và biện pháp kích cầu; đa phương hoá, đa dạng hoá thị trường xuất
nhập khẩu; củng cố các thị trường đã có, kết hợp và mở rộng thêm các thị trường
mới; phát triển đồng bộ các loại thị trường; điều tiết kịp thời thị trường; ngăn chặn
và hạn chế những tác động tiêu cực của thị trường.
Chính sách mặt hàng: Cần ban hành các chính sách thể hiện mức độ khuyến khích
hoặc hạn chế khác nhau đối với sản xuất và lưu thông từng loại hàng hoá khác
nhau một cách hợp lý và phù hợp với lợi thế của đất nước.

×