Tải bản đầy đủ (.pdf) (188 trang)

đề tài luận án hoàn thiện chính sách phát triển hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu ở nam định đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 188 trang )


Bộ GIáO DụC Và ĐàO TạO
Bộ GIáO DụC Và ĐàO TạOBộ GIáO DụC Và ĐàO TạO
Bộ GIáO DụC Và ĐàO TạO


Trờng đại học kinh tế quốc dân










TRN Lấ OI






HOàN THIệN CHíNH SáCH PHáT TRIểN HàNG THủ CÔNG
Mỹ NGHệ XUấT KHẩU ở NAM ĐịNH ĐếN NĂM 2020





































Hà Nội 2014

Bộ GIáO DụC Và ĐàO TạO
Bộ GIáO DụC Và ĐàO TạOBộ GIáO DụC Và ĐàO TạO
Bộ GIáO DụC Và ĐàO TạO


Trờng đại học kinh tế quốc dân









TRN Lấ OI





HOàN THIệN CHíNH SáCH PHáT TRIểN HàNG THủ CÔNG
Mỹ NGHệ XUấT KHẩU ở NAM ĐịNH ĐếN NĂM 2020






Chuyên
Chuyên Chuyên
Chuyên

ngành
ngànhngành
ngành

:
: :
: KHOA HọC QUảN Lý
KHOA HọC QUảN LýKHOA HọC QUảN Lý
KHOA HọC QUảN Lý


Mã số : 62340410
Mã số : 62340410Mã số : 62340410
Mã số : 62340410






















NGI HNG DN KHOA HC
GS-TS M VN NHU






Hà Nội 2014

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nghiên cứu nêu trong luận án này là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng.
Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ
công trình khoa học nào khác.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN























MỤC LỤC Trang

TRANG BÌA PHỤ
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC CÁC HÌNH
PHẦN MỞ ĐẦU

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN HÀNG
THỦ CÔNG MỸ NGHỆ XUẤT KHẨU VÀ KINH NGHIỆM VỀ CHÍNH
SÁCH PHÁT TRIỂN HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ XUẤT KHẨU 12
1.1. Hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu 12
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu 12
1.1.2. Tầm quan trọng của xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trong phát triển
kinh tế- xã hội, văn hóa của địa phương 17
1.1.3. Chuỗi cung ứng hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu 18
1.1.4. Nội dung phát triển hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu 21
1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển hàng thủ công mỹ nghệ xuất
khẩu ở địa phương 23
1.2. Chính sách phát triển hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu ở địa
phương 28
1.2.1. Khái niệm chính sách phát triển hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu 28
1.2.2. Các yếu tố cơ bản của chính sách phát triển hàng thủ công mỹ nghệ
xuất khẩu 30
1.2.3. Các hợp phần của chính sách phát triển hàng thủ công mỹ nghệ xuất
khẩu 32
1.2.4. Chu trình chính sách phát triển hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu 37
1.3. Hoàn thiện chính sách phát triển hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu
38
1.3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện chính sách 38
1.3.2.Các bước hoàn thiện chính sách phát triển hàng thủ công mỹ nghệ xuất
khẩu 39
1.4. Kinh nghiệm về chính sách phát triển hàng thủ công mỹ nghệ xuất
khẩu 49
1.4.1. Kinh nghiệm quốc tế 49
1.4.2. Kinh nghiệm trong nước 53

1.4.3. Bài học kinh nghiệm 56

Kết luận chương 1 58

Chương 2
ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN HÀNG THỦ CÔNG MỸ
NGHỆ XUẤT KHẨU Ở NAM ĐỊNH GIAI ĐOẠN 2006-2012 59
2.1. Các nhân tố tác động đến sự phát triển hàng thủ công mỹ nghệ xuất
khẩu ở Nam Định 59
2.1.1. Những nhân tố thuận lợi đối với sự phát triển hàng TCMN xuất khẩu ở
Nam Định 59
2.1.2. Những nhân tố bất lợi đối với sự phát triển hàng TCMN xuất khẩu ở
Nam Định 62
2.2. Chính sách phát triển hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu thực thi ở
Nam Định giai đoạn 2006-2012 64
2.2.1. Chính sách đất đai 65
2.2.2. Chính sách đầu tư tín dụng 66
2.2.3. Chính sách đào tạo nguồn nhân lực 67
2.2.4. Chính sách phát triển công nghệ 69
2.2.5. Chính sách bảo vệ môi trường 70
2.2.6. Chính sách xúc tiến thương mại phát triển thị trường 71
2.3. Đánh giá chính sách phát triển hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu ở
Nam Định giai đoạn 2006-2012 73
2.3.1. Đánh giá tác động của chính sách đến sự phát triển hàng TCMN xuất
khẩu ở Nam Định giai đoạn 2006-2012 73
2.3.2. Đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu phát triển hàng TCMN xuất khẩu
ở Nam Định giai đoạn 2006-2012 96
2.3.3. Đánh giá việc triển khai chính sách phát triển hàng TCMN xuất khẩu
ở Nam Định 98
2.3.4. Đánh giá mức tác động của các chính sách hợp phần đối với sự phát
triển hàng TCMN xuất khẩu ở Nam Định 100
2.3.5. Các điểm mạnh và điểm yếu của chính sách phát triển hàng TCMN

xuất khẩu ở Nam Định 103
2.3.6. Nguyên nhân của các điểm yếu của chính sách phát triển hàng TCMN
xuất khẩu ở Nam Định 107
Kết luận chương 2 109

Chương 3
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NỘI DUNG HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH
PHÁT TRIỂN HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ XUẤT KHẨU Ở NAM ĐỊNH
ĐẾN NĂM 2020 110

3.1. Quan điểm, phương hướng, mục tiêu phát triển hàng thủ công mỹ
nghệ xuất khẩu ở Nam Định đến năm 2020 110
3.1.1. Quan điểm phát triển 110
3.1.2. Phương hướng phát triển hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu ở Nam
Định 111
3.1.3 Mục tiêu xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Nam Định đến năm
2020 113
3.2. Quan điểm, phương hướng hoàn thiện chính sách phát triển hàng
thủ công mỹ nghệ xuất khẩu ở Nam Định 115
3.2.1. Quan điểm về hoàn thiện chính sách phát triển hàng thủ công mỹ nghệ
xuất khẩu ở Nam Định 116
3.2.2. Phương hướng hoàn thiện chính sách phát triển hàng thủ công mỹ
nghệ xuất khẩu ở Nam Định 117
3.3. Nội dung hoàn thiện chính sách phát triển hàng thủ công mỹ nghệ
xuất khẩu ở Nam Định 120
3.3.1. Xây dựng Quy hoạch phát triển hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu trên
địa bàn tỉnh Nam Định 120
3.3.2. Xây dựng chính sách sản phẩm 122
3.3.3 Xây dựng chính sách phát triển nguồn nguyên liệu 125
3.3.4. Hoàn thiện chính sách đất đai 127

3.3.5. Hoàn thiện chính sách về đầu tư, tín dụng 130
3.3.6. Hoàn thiện chính sách phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực 134
3
.3.7. Hoàn thiện chính sách hỗ trợ ứng dụng và đổi mới công nghệ 138
3.3.8. Hoàn thiện chính sách bảo vệ và xử lý môi trường 140
3.3.9. Hoàn thiện chinh sách hỗ trợ xúc tiến thương mại 142
3.4. Các điều kiện để đảm bảo triển khai thực thi chính sách phát triển
hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu ở tỉnh Nam Định 148
3.4.1. Trung ương tiếp tục hoàn thiện các chính sách vĩ mô về khuyến khích
phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp 148
3.4.2. Các cơ quản lý nhà nước của tỉnh Nam Định có sự phối hợp, phân
công trách nhiệm triển khai các giải pháp phát triển hàng TCMN xuất khẩu 148
3.4.3. Sự nỗ lực từ các cơ sở sản xuất kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ
trên địa bàn tỉnh 151
Kết luận chương 3 153

KẾT LUẬN 154
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ xxx
TÀI LIỆU THAM KHẢO xxx
PHỤ LỤC xxx

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


TIẾNG VIỆT
DN Doanh nghiệp
ĐVT Đơn vị tính
KHCN Khoa học công nghệ
KT-XH Kinh tế - Xã hội

TCMN Thủ công mỹ nghệ
UBND Ủy ban nhân dân
TIẾNG ANH
ASEAN
Association of South east Asian
Nation
Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á
EU European Union Liên minh châu Âu
PCI
Provincial Competitiveness
Index
Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp
tỉnh
USD United States Dollar Đồng Đô la Mỹ
WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới




DANH MỤC CÁC BẢNG

Tên các bảng Trang

Bảng 1.1 Khung logic của chính sách 46
Bảng 2.1 Phân loại làng nghề TCMN trên địa bàn tỉnh Nam Định 60
Bảng 2.2
Số lao động tỉnh Nam Định được đào tạo nghề TCMN từ
nguồn kinh phí ngân sách giai đoạn 2006-2012
68

Bảng 2.3
Kinh phí từ nguồn vốn ngân sách dành cho các dự án bảo vệ
môi trường trên địa bàn tỉnh Nam Định giai đoạn 2006-2012
70
Bảng 2.4
Kinh phí từ ngân sách tỉnh hỗ trợ các hoạt động xúc tiến
thương mại trong ngành TCMN tỉnh Nam Định giai đoạn
2006-2010
72
Bảng 2.5
Các chỉ tiêu đánh giá tác động của chính sách phát triển hàng
TCMN xuất khẩu ở Nam Định giai đoạn 2006-2012
74
Bảng 2.6
Số làng nghề, cơ sở, lao động, vốn, giá trị sản xuất, doanh thu
trong ngành TCMN tỉnh Nam Định giai đoạn 2006-2012
75
Bảng 2.7
Quy mô cơ sở sản xuất kinh doanh ngành TCMN Nam Định
bình quân theo lao động, vốn, giá trị sản xuất, doanh thu giai
đoạn 2006-2012
76
Bảng 2.8
Trình độ chuyên môn, kỹ thuật của người lao động trong các
cơ sở sản xuất kinh doanh hàng TCMN ở tỉnh Nam Định
77
Bảng 2.9
Một số chỉ tiêu cơ bản của doanh nghiệp trong ngành TCMN
tỉnh Nam Định giai đoạn 2006-2012
80

Bảng 2.10
Một số chỉ tiêu bình quân cho một doanh nghiệp và một lao
động trong ngành TCMN tỉnh Nam Định giai đoạn 2006-
2012
81
Bảng 2.11
Diện tích cây nguyên liệu sản xuất hàng TCMN của tỉnh
Nam Định giai đoạn 2006-2012
81
Bảng 2.12 Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ chủ yếu ở tỉnh Nam Định 82
Bảng 2.13
Kim ngạch xuất khẩu hàng TCMN của tỉnh Nam Định giai
đoạn 2006-2012 phân theo nhóm hàng
86
Bảng 2.14
Cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng TCMN của tỉnh Nam Định
giai đoạn 2006-2012
87

Bảng 2.15
Kim ngạch xuất khẩu các nhóm mặt hàng TCMN chủ yếu
của tỉnh Nam Định vào thị trường EU giai đoạn 2006-2012
89
Bảng 2.16
Kim ngạch XK các nhóm mặt hàng TCMN chủ yếu của tỉnh
Nam Định vào thị trường Đông Bắc Á giai đoạn 2006-2012
90
Bảng 2.17
Kim ngạch XK các nhóm mặt hàng TCMN chủ yếu của tỉnh
NĐ vào thị trường Đông Âu, Nga giai đoạn 2006-2012

91
Bảng 2.18
Kim ngạch xuất khẩu các nhóm mặt hàng TCMN chủ yếu
của tỉnh Nam Định vào thị trường Mỹ giai đoạn 2006-2012
91
Bảng 2.19
Kim ngạch xuất khẩu các nhóm mặt hàng TCMN chủ yếu
của tỉnh Nam Định vào thị trường khác giai đoạn 2006-2012
92
Bảng 2.20
Năng suất lao động bình quân trong ngành TCMN Nam Định
theo giá trị sản xuất, doanh thu giai đoạn 2006-2012
93
Bảng 2.21
Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong ngành TCMN
tỉnh Nam Định giai đoạn 2006-2012
94
Bảng 2.22
Đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu phát triển ngành TCMN
xuất khẩu của tỉnh Nam Định giai đoạn 2006-2012
97
Bảng 2.23
Mức độ bao phủ chính sách phát triển ngành đối với các DN,
hộ SXKD hàng TCMN ở tỉnh Nam Định
99
Bảng 2.24
Các kênh nhận thông tin về chính sách phát triển hàng
TCMN xuất khẩu của các cơ sở SXKD ở tỉnh Nam Định
100
Bảng 2.25

Mức độ tác động của các chính sách đến sự phát triển ngành
hàng TCMN ở tỉnh Nam Định
101
Bảng 2.26
Ma trận chính sách tác động đến sự phát triển hàng TCMN
xuất khẩu của tỉnh Nam Định
102
Bảng 3.1
Mục tiêu xuất khẩu hàng TCMN của Nam Định giai đoạn
2013-2020
114



DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ



Tên các biểu đồ
T
rang
Biểu đồ 2.1
Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất và doanh thu ngành
TCMN tỉnh Nam Định giai đoạn 2006-2012
83
Biểu đồ 2.2
Kim ngạch xuất khẩu hàng TCMN của tỉnh Nam Định giai
đoạn 2006 – 2012
84
Biểu đồ 2.3

Tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng TCMN của tỉnh
Nam Định giai đoạn 2006 – 2012
85








DANH MỤC CÁC HÌNH


Tên các hình Trang

Hình 1.1 Chuỗi cung ứng hàng TCMN xuất khẩu 18
Hình 1.2 Khung chính sách phát triển hàng TCMN xuất khẩu 33
Hình 1.3 Chu trình chính sách phát triển hàng TCMN xuất khẩu 37
Hình 1.4
Các bước hoàn thiện chính sách phát triển hàng TCMN
xuất khẩu
39











1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết phải nghiên cứu đề tài
Việc phát triển sản xuất, xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ (TCMN) có vai
trò quan trọng đối với việc phát triển kinh tế- xã hội (KT-XH) của Việt Nam và các
nước đang phát triển, các nước có thu nhập thấp. Ngành TCMN đòi hỏi ít vốn cho
sản xuất, giá trị thực thu của hàng TCMN xuất khẩu rất cao do sản xuất chủ yếu
bằng nguyên liệu trong nước. Phát triển sản xuất hàng TCMN xuất khẩu góp phần
đa dạng hóa việc làm ở nông thôn, sử dụng các nguồn lực tại chỗ, tạo nhiều việc
làm và tăng thu nhập cho người lao động nông thôn.
Đối với Nam Định, là một tỉnh nông nghiệp với trên 80% dân số và lao động
sống ở nông thôn thì phát triển hàng TCMN xuất khẩu càng có vai trò quan trọng
đối với việc giải quyết công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế
nông thôn góp phần từng bước chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế của tỉnh
theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá
.
Nhận thức được vấn đề trên, trong thời gian qua, cùng với việc triển khai các
chính sách của Trung ương, tỉnh Nam Định đã ban hành và chỉ đạo triển khai các
chính sách hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn, trong đó có hàng TCMN xuất
khẩu. Các chính sách này đã có tác động tích cực, góp phần đưa hàng TCMN thành
một trong các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh với tốc độ tăng trưởng bình quân
14,53 %/năm trong giai đoạn 2006-2012, năm 2012 kim ngạch xuất khẩu đạt 24,95
triệu USD. Tuy nhiên, theo đánh giá kết quả đạt được còn thấp, chưa tương xứng và
phát huy hết tiềm năng, thế mạnh của địa phương có nhiều làng nghề TCMN truyền
thống có danh tiếng, kết quả xuất khẩu hàng TCMN chưa hết khả năng, sản lượng
sản xuất trên địa bàn tỉnh.
Nguyên nhân dẫn đến kết quả hạn chế trên, trước hết là do năng lực của các

cơ sở kinh doanh, làng nghề TCMN còn hạn chế về năng lực tài chính, chất lượng
lao động, kỹ thuật công nghệ sản xuất, thiết kế mẫu mã sản phẩm, khai thác và phát
triển thị trường xuất khẩu Nhưng có nguyên nhân rất quan trọng là chính sách
phát triển hàng TCMN XK của Nam Định còn thiếu và chưa đủ mạnh để hỗ trợ thực
sự hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh hàng TCMN trên địa bàn tỉnh. Hơn nữa,
theo thời gian, môi trường KT-XH mà hoạt động sản xuất kinh doanh hàng TCMN

2
xuất khẩu diễn ra luôn thay đổi làm xuất hiện những yếu tố mới tác động đến vấn đề
chính sách, do đó chính sách phát triển cũng phải có sự thay đổi phù hợp với tình
hình thực tiễn. Vì vậy cần phải có sự phân tích, đánh giá tác động của chính sách
phát triển hàng TCMN xuất khẩu của Nam Định hiện hành, rút ra những hạn chế để
có sự điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện chính sách phù hợp nhằm thúc đẩy sự phát
triển, nâng cao hiệu quả của xuất khẩu hàng TCMN trên địa bàn tỉnh Nam Định.
Mặt khác về mặt lý luận, đã có một số công trình nghiên cứu đề cập đến vấn
đề phân tích, đánh giá chính sách kinh tế- xã hội (KT-XH), các giải pháp thúc đẩy
sản xuất, xuất khẩu hàng TCMN (được hệ thống hoá ở mục Tổng quan các nghiên
cứu trên hướng đề tài). Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu nào đưa ra cơ sở
lý luận về phương pháp đánh giá, hoàn thiện chính sách phát triển hàng TCMN xuất
khẩu ở một địa phương.
Xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn và lý luận, nghiên cứu sinh đã chọn đề tài
nghiên cứu:
"Hoàn thiện chính sách phát triển hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu
ở Nam Định đến năm 2020"
làm Luận án tiến sĩ kinh tế.
2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài và các vấn đề
đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu
2.1. Tổng quan các nghiên cứu trên hướng đề tài
2.1.1. Các nghiên cứu ngoài nước
Trên thế giới, đã có một số công trình nghiên cứu, bài viết về phương pháp

phân tích, đánh giá chính sách phát triển KT-XH (chính sách công) và cũng đã có
một số công trình nghiên cứu, bài viết về chính sách phát triển ngành nghề nông
thôn và tiểu thủ công nghiệp, trong đó có hàng TCMN xuất khẩu như:
- Trong Luận văn Thạc sĩ "Expansion of Vietnamese Handicraft Industry:
From Local to Global" do

Rachael A. Szydlowski (trường Đại học Ohito- Nhật Bản)
[67] thực hiện vào năm 2008 đã nghiên cứu sự phát triển và vai trò của các chính
sách của chính phủ Việt Nam và chính quyền địa phương đối với sự phát triển của
ngành TCMN. Nghiên cứu này đã luận giải: (1) làm thế nào ngành TCMN ở Việt
Nam đã phát triển trong những năm gần đây , (2) làm thế nào các nghệ nhân TCMN
và dân làng đã mở rộng thị trường xuất khẩu cho sản phẩm của họ , và (3) các chính
sách của chính phủ và chính quyền địa phương đã giúp hoặc cản trở sự phát triển

3
của ngành như thế nào trên cơ sở điều tra khảo sát tại hai làng nghề: Ngọc Động (Hà
Nam), Đông Hồ (Bắc Ninh), ba doanh nghiệp xuất khẩu hàng TCMN, tiến hành các
cuộc phỏng vấn với đại diện của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Nghiên cứu đã chỉ ra
Chính phủ đã có các chính sách trực tiếp và gián tiếp hỗ trợ ngành TCMN phát triển
bao gồm chính sách phát triển kết cấu hạ tầng các làng nghề , xúc tiến thương mại
và giảm thuế xuất khẩu các mặt hàng TCMN Tuy nhiên đánh giá tác động của
chính sách đến sự phát triển ngành TCMN như thế nào thì tác giả chưa đề cập đến.
- Trong bài báo “Effectiveness and limitations of the “One Village One
Product” (OVOP) approach as a government-led development policy: Evidence
from Thai OTOP” đăng trên Tạp chí tập san của Nhật Bản, năm 2009 của
Kurokawa Kiyoto [65] đã đánh giá hiệu quả và hạn chế tác động của chính sách
phát triển “Mỗi làng một sản phẩm” của Chính phủ Thái Lan. Tác giả đã đưa ra ba
đặc điểm của phong trào OTOP ở Thái Lan:
Thứ nhất,
phong trào OTOP hoàn toàn

khác với mô hình OVOP của Nhật Bản. Phong trào xuất phát từ chính sách của
Chính phủ chứ không phải xuất phát từ địa phương. Chính phủ Thái Lan đóng một
vai trò quan trọng trong phát triển nguồn nhân lực.
Thứ hai,
OTOP được thừa nhận
rộng rãi qua hệ thống phân loại sản phẩm vô địch năm sao. Những nỗ lực nghiêm
túc trong phát triển sản phẩm đã dẫn đến chất lượng sản phẩm.
Thứ ba,
phong trào
OTOP được hỗ trợ mạnh mẽ của công nghệ thông tin, truyền thông. Tuy nhiên, tác
giả cho rằng tính bền vững của phong trào phụ thuộc nhiều vào sự can thiệp của
chính phủ thông qua các chính sách hỗ trợ phát triển.
- Trong báo cáo "Challenges for the OVOP movement in Sub-Saharan
Africa" do Ngân hàng Thế giới thực hiện vào năm 2010 [66] đã nghiên cứu về
những thách thức trong vấn đề phát triển phong trào "mỗi làng một sản phẩm" tại
các nước thuộc tiểu vùng hoang mạc Sahara (Châu Phi). Báo cáo đã nghiên cứu so
sánh phong trào OVOP của Nhật Bản, Thái Lan, và Malawi để kiểm tra sự tương
đồng và khác biệt của mỗi nước nhằm giúp các nước tiểu vùng Sahara các biện
pháp cần thiết. Báo cáo đã đưa ra phương pháp và các chỉ số, trong đó bao gồm cả
các chính sách của chính quyền để đánh giá và so sánh hiệu quả của các phương
pháp tiếp cận OVOP trong ba quốc gia. Báo cáo đã nêu rõ OVOPs của Thái Lan và
Malawi được thực hiện bởi chính quyền trung ương trong các chính sách phát triển

4
và nhấn mạnh về mục đích kinh tế, chứ không phải là mục đích xã hội nên có sự
khác biệt với OVOP Nhật Bản được thực hiện bởi chính quyền địa phương.
2.1.2. Các nghiên cứu trong nước
2.1.2.1 Các tài liệu, nghiên cứu về phân tích, đánh giá chính sách kinh tế- xã
hội (chính sách công)
- Trong Chương trình giảng dạy Kinh tế Fulbright (FETP) [69] hợp tác giữa

Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh và Trường Quản lý Nhà nước
Harvard Kennedy (Hoa Kỳ) có nhiều bài giảng chuyên đề về phân tích, đánh giá chính
sách trên cơ sở tham khảo các tài liệu nước ngoài có liên quan. Trong đó có các chuyên
đề " Phân tích chính sách là gì?" và "Quy trình phân tích chính sách" nêu ra các định
nghĩa về phân tích chính sách và các vấn đề liên quan đến quy trình phân tích chính
sách. Tuy nhiên, đây chỉ là những vấn đề về phân tích, đánh giá chính sách chung mà
chưa đi vào đánh giá chính sách phát triển đối với một ngành cụ thể.
- TS. Đặng Ngọc Lợi với bài viết “Chính sách công ở Việt Nam: Lý luận và
thực tiễn” [13] cũng chỉ mới dừng lại ở góc độ nhận thức bước đầu về lý luận và
thực tiễn chính sách công ở nước ta. Tác giả đã nêu lại đánh giá của các chuyên gia
trong và ngoài nước về thực tiễn chính sách công ở Việt Nam còn thể hiện sự thiếu
sót, sai lầm ở các góc độ sau: Xây dựng, hoạch định, đề ra chính sách chưa đúng
thực tế, kỳ vọng quá cao; tổ chức thực thi, quản lý chính sách còn yếu kém; đánh
giá hiệu quả, hiệu lực của chính sách chưa thuyết phục, khách quan. Tác giả đề xuất
cần tiếp tục làm rõ nội hàm chính sách công cả từ khái niệm, các phạm trù, nội
dung, các đặc điểm, các yếu tố tác động chi phối và cần xây dựng quy trình hoạch
định chính sách mới. Trong bài viết này, tác giả cũng chưa đề cập đến vấn đề đánh
giá, hoàn thiện chính sách công.
- PGS.TS. Nguyễn Danh với “Chính sách và công cụ phân tích” [15] đã đề
cập đến phân tích chính sách, nội dung và công cụ phân tích chính sách. Về công cụ
phân tích và đánh giá chính sách công tác giả đã nêu ra các công cụ cơ bản: (1)
Đánh giá dự báo tác động pháp luật (Regulatory Impact Assessment-RIA); (2) Phân
tích chi phí và lợi ích (Cost & Benefit Analysis - CBA). Trong một số trường hợp
khi lợi ích không thể tiền tệ hóa, có thể sử dụng phương pháp phân tích Chi phí -
Hiệu quả (Cost Effectiveness Analysis: CEA) – tức là bao nhiêu chi phí bỏ ra để đạt

5
được hiệu quả như mong muốn. Tuy nhiên phương pháp đánh giá tác động sau khi
triển khai để hoàn thiện chính sách tác giả chưa đề cập đến.
- Từ năm 2005 đến 2012, hàng năm có Báo cáo Chỉ số Năng lực Cạnh tranh

cấp tỉnh (PCI) [24] là kết quả hợp tác nghiên cứu giữa Phòng Thương mại và Công
nghiệp Việt Nam (VCCI) và Dự án Sáng kiến cạnh tranh Việt Nam thuộc Cơ quan
Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID/VNCI). Nghiên cứu, đánh giá về PCI là một
trong những điều tra xã hội học lớn và toàn diện nhất cả nước, được sử dụng như
một công cụ quan trọng để đo lường và đánh giá công tác quản lý và điều hành kinh
tế của 63 tỉnh, thành phố Việt Nam trên 9 lĩnh vực có ảnh hưởng lớn đến sự phát
triển sản xuất kinh doanh. Trong báo cáo có thuyết minh về phương pháp xây dựng
các chỉ số, phương pháp điều tra và xử lý tài liệu điều tra v.v
- Năm 2011, 2012 có "Báo cáo đánh giá năng lực hội nhập kinh tế cấp địa
phương" [61] thông qua một thang đo lường chung là "Chỉ số hội nhập kinh tế cấp
địa phương" do Ủy ban Quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế thực hiện. Trong báo
cáo đã đưa ra phương pháp nghiên cứu được sử dụng, xây dựng mô hình chỉ số
riêng phục vụ cho công tác đánh giá năng lực hội nhập kinh tế quốc tế của các địa
phương dựa trên 8 trụ cột cấu thành mô hình chỉ số.
2.1.2.2 Các tài liệu, công trình nghiên cứu liên quan đến hàng thủ công mỹ
nghệ xuất khẩu
Trong thời gian qua, trong nước đã có một số công trình nghiên cứu liên
quan đến hoạt động phát triển làng nghề và xuất khẩu hàng TCMN của Việt Nam
được công bố, điển hình là:
- Luận án tiến sĩ kinh tế "Chiến lược marketing cho các làng nghề thủ công
mỹ nghệ Việt Nam trong thiên niên kỷ mới", năm 2005 của Trần Đoàn Kim,
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân [37] đã hệ thống hoá những vấn đề lý luận về
chiến lược marketing, đi sâu phân tích thực trạng xây dựng và thực thi chiến lược
marketing tại các làng nghề TCMN, đề xuất chiến lược marketing và một số chính
sách hỗ trợ của Nhà nước cho các làng nghề TCMN Việt Nam nhưng chủ yếu trong
phạm vi hỗ trợ công tác marketing.
- Đề án " Chiến lược Xuất khẩu Quốc gia ngành thủ công mỹ nghệ Việt
Nam” (tháng 8-2006) [12] do Cục Xúc tiến Thương mại Việt Nam (VIETRADE) và

6

Trung tâm Thương mại Quốc tế UNCTAD / WTO (ITC) phối hợp thực hiện đã đề
cập đến các cơ chế chính sách hỗ trợ để thúc đẩy ngành thủ công mỹ nghệ phát triển
bao gồm: Các chính sách của nhà nước đối với ngành; vai trò điều hành và phối hợp
của các cơ quan quản lý; mạng lưới hỗ trợ thương mại; các nguồn hỗ trợ tài chính;
các dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu. Tuy nhiên, Đề án chưa đi vào đánh giá tác động của
các chính sách hỗ trợ cũng như các lĩnh vực hỗ trợ khác đối với sự phát triển của
ngành TCMN, do đó Đề án chỉ đi vào các định hướng và giải pháp cụ thể để phát
triển ngành mà không đề xuất việc bổ sung, hoàn thiện chính sách.
- Luận văn thạc sĩ kinh tế "Những giải pháp nhằm đẩy mạnh XK hàng thủ
công mỹ nghệ của tỉnh Nam Định giai đoạn 2006 - 2010", năm 2006 của Trần Lê
Đoài, Trường Đại học Kinh tế quốc dân đã hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về
xuất khẩu hàng TCMN, phân tích thực trạng sản xuất và xuất khẩu hàng TCMN của
tỉnh Nam Định, đưa ra định hướng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng TCMN
của Nam Định giai đoạn 2006 – 2010 nhưng đề cập rất ít đến vấn đề chính sách hỗ
trợ phát triển hàng TCMN xuất khẩu của Nhà nước.
- Luận văn thạc sĩ kinh tế "Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ
nghệ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa", năm 2008 của Nguyễn Văn Hùng, Học viện
chính trị quốc gia Hồ Chí Minh [21] đã nghiên cứu: (1) vai trò và công cụ của chính
quyền tỉnh đối với hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu; (2) phân tích, đánh giá
thực trạng xuất khẩu hàng TCMN của tỉnh Thanh Hóa, phân tích đánh giá các chủ
trương, biện pháp tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện nhằm đẩy mạnh xuất khẩu; (3) Đề
xuất, kiến nghị với chính quyền tỉnh một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu
hàng TCMN của Thanh Hóa. Tuy nhiên, tác giả chỉ đề cập đến một số chính sách
của tỉnh nhằm phát triển hàng TCMN xuất khẩu mà chưa đi vào đánh giá, hoàn
thiện chính sách phát triển phát triển hàng TCMN xuất khẩu của tỉnh Thanh Hóa
- Luận án tiến sĩ kinh tế "Phát triển làng nghề, doanh nghiệp làng nghề để
đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trong quá trình hội nhập", năm 2009
của Nguyễn Hữu Thắng, Trường Đại học Ngoại thương [18] đã nghiên cứu: (1) hệ
thống hóa cơ sở lý luận về phát triển làng nghề, doanh nghiệp làng nghề TCMN; (2)
phân tích thực trạng phát triển làng nghề, doanh nghiệp làng nghề; (3) đề xuất giải

pháp, chính sách phát triển làng nghề, doanh nghiệp để tăng nhanh xuất khẩu hàng

7
TCMN của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, tác giả
chủ yếu đề xuất các giải pháp phát triển làng nghề, doanh nghiệp làng nghề cả ở tầm
vi mô và vĩ mô mà chưa đi sâu vào đánh giá, đề xuất hoàn thiện chính sách.
- Luận án Tiến sĩ kinh tế "Hoàn thiện chính sách thị trường và marketing cho
các sản phẩm chủ yếu của các làng nghề ở tỉnh Thái Bình", năm 2011 của Lê Thị
Kim Hoa, Trường Đại học Thương mại [14] đã nghiên cứu: (1) lý luận cơ bản về
chính sách thị trường và marketing cho các sản phẩm làng nghề; (2) đánh giá thực
trạng triển khai chính sách thị trường và marketing cho các sản phẩm chủ yếu của
các làng nghề ở Thái Bình; (3) đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện chính
sách thị trường và marketing cho các sản phẩm chủ yếu của các làng nghề ở Thái
Bình thời kỳ đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020. Tuy nhiên, Luận án chưa đề
cập đến cơ sở lý luận của việc đánh giá, hoàn thiện chính sách cũng như chưa đi sâu
vào việc hoàn thiện chính sách của Thái Bình nhằm hỗ trợ phát triển làng nghề.
- Luận án tiến sĩ kinh tế “Giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng
TCMN của Việt Nam”, năm 2012 của Phạm Nguyên Minh, Viện Nghiên cứu
thương mại [22] đã hệ thống hóa, bổ sung một số cơ sở lý luận về phát triển thị
trường xuất khẩu hàng TCMN của Việt Nam theo quan điểm lợi thế so sánh và
quản trị chiến lược marketing xuất khẩu; phân tích, đánh giá về thực trạng phát triển
thị trường xuất khẩu hàng TCMN của Việt Nam từ năm 2005; đề xuất một số định
hướng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển thị trường xuất khẩu hàng TCMN của
Việt Nam, trong đó có các chính sách và giải pháp từ phía Nhà nước nhưng chủ yếu
trong phạm vi hỗ trợ xúc tiến thương mại.
Qua việc tổng lược các công trình nghiên cứu, bài viết trong và ngoài nước
có liên quan đến đề tài cho thấy:
Một là,
các công trình nghiên cứu, bài viết về phân tích, đánh giá chính sách
mới chủ yếu đề cập đến phương pháp luận về phân tích, đánh giá chính sách phát

triển KT-XH (chính sách công) nói chung mà chưa đề cập đến việc đánh giá và
hoàn thiện chính sách phát triển hàng TCMN xuất khẩu dưới giác độ khoa học phân
tích, đánh giá tác động của chính sách, cũng như ở mức độ thể chế hoá.
Hai là,
các công trình nghiên cứu, bài viết có liên quan đến hàng TCMN xuất
khẩu đã nghiên cứu những vấn đề liên quan đến phát triển làng nghề, sản xuất, xuất

8
khẩu hàng TCMN và các chính sách, giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng
TCMN ở các cách tiếp cận và mức độ khác nhau, nhưng chưa có công trình nghiên
cứu nào giải quyết một cách toàn diện và có tính hệ thống các vấn đề lý luận và
thực tiễn về đánh giá, hoàn thiện chính sách phát triển đối với hàng TCMN xuất
khẩu ở tỉnh Nam Định cũng như ở một địa phương khác trong nước.
2.2. Các vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu
Từ việc tổng quan các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan
đến đề tài và mục đích nghiên cứu của luận án, vấn đề đặt ra cho nghiên cứu sinh
cần tiếp tục nghiên cứu là:
- Chính sách phát triển hàng TCMN xuất khẩu trên địa bàn một tỉnh gồm
những nội dung gì?
- Sử dụng phương pháp nào, các chỉ tiêu nào để đánh giá tác động của chính
sách đến sự phát triển hàng TCMN xuất khẩu trên địa bàn một tỉnh?
- Cần phải hoàn thiện chính sách như thế nào để phát huy được tiềm năng lợi
thế của tỉnh trong việc phát triển và nâng cao hiệu quả của xuất khẩu hàng TCMN?
3. Mục đích, mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Đề xuất, kiến nghị với UBND tỉnh Nam Định hoàn thiện và ban hành chính
sách phát triển hàng TCMN xuất khẩu nhằm nâng cao hiệu quả của xuất khẩu hàng
TCMN trên địa bàn Nam Định.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về chính sách phát triển hàng

TCMN xuất khẩu, xây dựng khung lý thuyết đánh giá, hoàn thiện chính sách phát
triển hàng TCMN xuất khẩu ở địa phương.
- Rà soát chính sách phát triển hàng TCMN xuất khẩu đã có của tỉnh Nam
Định, đánh giá tác động của chính sách đến sự phát triển hàng TCMN xuất khẩu ở
Nam Định, rút ra những điểm mạnh, điểm yếu của chính sách và nguyên nhân .
- Đề xuất nội dung hoàn thiện chính sách phát triển hàng TCMN xuất khẩu ở
Nam Định.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là các chính sách của tỉnh Nam Định có
tác động đến sự phát triển hàng TCMN xuất khẩu.

9
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Đánh giá, hoàn thiện chính sách phát triển hàng TCMN xuất
khẩu trong phạm vi địa bàn tỉnh Nam Định.
- Về thời gian:
+ Nghiên cứu đánh giá tác động chính sách của tỉnh Nam Định đến sự phát
triển hàng TCMN xuất khẩu ở tỉnh Nam Định từ năm 2006-2012.
+ Đề xuất hoàn thiện chính sách phát triển hàng TCMN xuất khẩu của tỉnh
Nam Định đến năm 2020.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Khung nghiên cứu
- Xây dựng khung lý
thuyết đánh giá, hoàn thiện
chính sách phát triển hàng
TCMN xuất khẩu.
- Xây dựng các chỉ tiêu
đánh giá tác động của
chính sách


phát triển hàng
TCMN xuất khẩu.
- Kinh nghiệm xây dựng
và tổ chức thực thi chính
sách phát triển hàng
TCMN ở một số nước
- Đánh giá tác đ
ộng của
chính sách phát tri
ển
hàng TCMN xu
ất khẩu
c
ủa tỉnh Nam Định qua
các chỉ tiêu.
- Chỉ ra các điểm
mạnh, điểm yếu của
chính sách.
- Xác định nguyên
nhân của các điểm yếu
của chính sách
Đề xuất nội dung
hoàn thiện chính
sách phát triển
hàng TCMN xuất
khẩu ở Nam Định
-

Nội dung hoàn

thiện chính sách
-

Các điều kiện
đảm bảo triển
khai thực thi
chính sách
Nguồn: Tác giả thiết kế từ mục tiêu nghiên cứu
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Trong quá trình nghiên cứu, luận án vận dụng phương pháp luận duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử và các phương pháp cụ thể như: Phương pháp hệ
thống, tổng hợp, phân tích, thống kê, so sánh, dự báo.
- Điều tra, khảo sát, thu thập thu thập thông tin, dữ liệu, lấy ý kiến của các
nhà sản xuất kinh doanh hàng TCMN xuất khẩu, các nhà quản lý các cấp.
+ Nguồn dữ liệu thứ cấp: Luận án sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp thu thập từ
Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp & PTNT; các Sở, ngành, cơ quan của tỉnh có
liên quan đến hoạt động của ngành hàng TCMN xuất khẩu như: Sở Công Thương,

10
Sở Kế hoạch & Đầu tư, Sở Tài nguyên & Môi trường, Sở Khoa học & Công nghệ,
Sở Nông nghiệp &PTNT, Cục Thống kê, UBND các huyện
+ Nguồn dữ liệu sơ cấp:
/ Luận án thu thập và khai thác dữ liệu sơ cấp từ một số báo cáo kết quả hoạt
động sản xuất kinh doanh của các đơn vị trong ngành TCMN của tỉnh Nam Định.
/ Sử dụng phương pháp điều tra xã hội học vào quý II năm 2013 thông qua 3
mẫu phiếu điều tra tại phụ lục 1: Mẫu phiếu 1 điều tra 100 hộ gia đình, mẫu phiếu 2
điều tra 50 doanh nghiệp ở các làng nghề TCMN nổi tiếng đại diện cho 5 nhóm mặt
hàng TCMN như mây tre đan Vĩnh Hào, sơn mài Cát Đằng, gỗ mỹ nghệ La Xuyên,
đúc đồng Tống Xá, cói đan Hạ Đồng, ươm tơ dệt lụa Cổ Chất…. Tác giả sử dụng
phương pháp điều tra, chọn mẫu, vừa phát phiếu, vừa gặp gỡ các chủ cơ sở phỏng

vấn nhằm tìm hiểu hoạt động sản xuất kinh doanh hàng TCMN xuất khẩu và các
vấn đề liên quan đến việc triển khai và thụ hưởng chính sách phát triển hàng TCMN
xuất khẩu ở Nam Định. Mẫu phiếu 3 điều tra 50 nhà quản lý có liên quan đến hàng
TCMN xuất khẩu bao gồm cán bộ xã, lãnh đạo và chuyên viên các phòng Công
Thương huyện, UBND huyện, lãnh đạo và chuyên viên các Sở ngành có liên quan
như: Sở Công Thương, Khoa học & Công nghệ, Nông nghiệp & PTNT, Lao động
Thương binh & Xã hội theo phương pháp vừa liên hệ phát phiếu điều tra, vừa kết
hợp phỏng vấn sâu. Kết quả thu được 200 phiếu đã được xử lý, tổng hợp vào các
biểu bảng làm cơ sở cho việc nghiên cứu, đánh giá.
- Tham khảo, xin ý kiến tư vấn chính sách các chuyên gia là các cán bộ xây
dựng chính sách, chỉ đạo thực tiễn của tỉnh và một số nhà khoa học trong việc đánh
giá, hoàn thiện chính sách phát triển hàng TCMN xuất khẩu của tỉnh Nam Định.
- Tham gia các hội thảo khoa học có liên quan đến đề tài.
- Phương pháp xử lý dữ liệu: Các số liệu, dữ liệu thu thập và điều tra được
xử lý bằng Exel.
6. Các đóng góp của luận án:
- Đã làm rõ được nội dung phát triển hàng TCMN xuất khẩu và các nhân tố
ảnh hưởng đến phát triển hàng TCMN xuất khẩu.

11
- Luận giải chi tiết các nội dung liên quan đến chính sách phát triển hàng
TCMN xuất khẩu, bao gồm một số nội dung quan trọng như: Các hợp phần của
chính sách và chu trình chính sách phát triển hàng TCMN xuất khẩu.
- Làm rõ các bước hoàn thiện chính sách, trong đó đã xây dựng được các chỉ
tiêu đánh giá tác động của chính sách phát triển hàng TCMN ở địa phương.
- Rút ra bài học kinh nghiệm về chính sách phát triển hàng TCMN xuất khẩu
ở một số nước và một số địa phương trong nước làm cơ sở tham khảo, vận dụng vào
việc hoàn thiện chính sách phát triển hàng TCMN xuất khẩu ở Nam Định.
- Phân tích được thực trạng của 6 chính sách bộ phận của chính sách phát
triển hàng TCMN xuất khẩu thực thi ở Nam Định giai đoạn 2006-2012, đánh giá tác

động của chính sách đến sự phát triển hàng TCMN xuất khẩu ở Nam Định giai đoạn
2006-2012, kết quả thực hiện mục tiêu của chính sách, việc triển khai chính sách,
đánh giá tầm quan trọng của từng chính sách hợp phần, từ đó chỉ ra điểm mạnh,
điểm yếu của chính sách cũng như nguyên nhân của các điểm yếu.làm cơ sở cho
việc hoàn thiện chính sách.
- Làm rõ quan điểm, phương hướng hoàn thiện chính sách phát triển hàng
TCMN xuất khẩu ở tỉnh Nam Định
- Đề xuất 9 nội dung hoàn thiện chính sách ứng với 9 hợp phần của chính
sách phát triển hàng TCMN xuất khẩu ở Nam Định bao gồm xây dựng mới 3 chính
sách hợp phần chưa có; bổ sung, hoàn thiện 6 chính sách hợp phần hiện đang thực
thi ở tỉnh và kiến nghị các điều kiện để đảm bảo triển khai thực thi chính sách.
7. Kết cấu của luận án:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo; nội dung chính
của luận án gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận hoàn thiện chính sách phát triển hàng thủ công mỹ
nghệ xuất khẩu và kinh nghiệm về chính sách phát triển hàng thủ công mỹ nghệ
xuất khẩu
Chương 2: Đánh giá chính sách phát triển hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu
ở tỉnh Nam Định giai đoạn 2006-2012.
Chương 3: Phương hướng và nội dung hoàn thiện chính sách phát triển hàng
thủ công mỹ nghệ xuất khẩu ở tỉnh Nam Định đến năm 2020.

12
Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN
HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ XUẤT KHẨU VÀ KINH NGHIỆM VỀ
CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ XUẤT KHẨU

1.1. Hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu

1.1.1. Khái niệm, đặc điểm hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu
1.1.1.1 Khái niệm hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu
- Hàng thủ công: Là sản phẩm mà kỹ thuật sản xuất chủ yếu là làm bằng tay.
Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, trong quy trình sản xuất có thể sử
dụng máy, hoá chất và các giải pháp kỹ thuật của công nghiệp trong một số công
đoạn, phần việc nhất định nhưng phần quyết định chất lượng và hình thức đặc trưng
của sản phẩm vẫn làm bằng tay.
- Hàng thủ công mỹ nghệ: Là sản phẩm thủ công mang tính mỹ thuật được
tạo hình và trang trí tinh xảo. Ở sản phẩm thủ công mỹ nghệ, chức năng văn hoá,
thẩm mỹ trở nên quan trọng hơn chức năng sử dụng thông thường.
Hàng TCMN thường được quan niệm là sản phẩm được sản xuất chủ yếu
bằng phương pháp thủ công, tạo ra các sản phẩm có tính mỹ thuật cao, gắn liền với
phong tục tập quán và mang đậm nét văn hoá của nơi tạo ra hàng hóa đó, thường là
các sản phẩm truyền thống của một địa phương hay một quốc gia. [18], [21]
Trước đây hàng TCMN là sản phẩm mà kỹ thuật sản xuất chủ yếu là làm
bằng tay, được tạo hình và trang trí tinh xảo; nguyên liệu để sản xuất sản phẩm
thường lấy trực tiếp từ thiên nhiên, công cụ sản xuất thường là công cụ cầm tay đơn
giản. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, trong quy trình sản xuất có thể
sử dụng máy móc, hoá chất và các giải pháp kỹ thuật của công nghiệp trong một số
công đoạn, phần việc nhất định nhưng phần quyết định chất lượng và hình thức đặc
trưng của sản phẩm TCMN vẫn làm bằng tay; đồng thời, ngoài nguyên liệu truyền
thống từ thiên nhiên đã kết hợp vật liệu mới để sản xuất, tạo ra sản phẩm TCMN có
chất lượng cao hơn, phong phú hơn.

13
1.1.1.2 Đặc điểm hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu
Từ khái niệm trên cho thấy, không giống như những hàng hoá khác, hàng
TCMN xuất khẩu có những đặc điểm riêng có của mình, đó là: Về cách thức sản
xuất, sự đa dạng của các chủ thể tham gia sản xuất, sự đa dạng và phong phú về
nguyên vật liệu, mẫu mã và tính mỹ thuật của sản phẩm, Chính vì vậy hàng

TCMN xuất khẩu có những đặc thù riêng trong sản xuất và tiêu dùng. [18, [21], [22]
- Về tính chất của sản phẩm
Mỗi sản phẩm TCMN đều được tạo ra trong một hoàn cảnh xã hội nhất định,
mang sắc thái của một khu vực địa lý và cộng đồng dân cư nhất định. Chất lượng
sản phẩm TCMN luôn gắn liền với những yếu tố về văn hoá truyền thống, địa lý và
điều kiện sống của khu vực dân cư, nơi tạo ra sản phẩm. Hầu hết các sản phẩm
TCMN đều phải thỏa mãn ở mức độ cao về mỹ thuật. Nét tinh xảo trong chế tác và
những yếu tố văn hoá truyền thống thể hiện trên sản phẩm luôn mang lại sự hấp dẫn
cho người tiêu dùng. Vì thế, khi nhìn nhận và xem xét hàng TCMN, người ta đặc
biệt chú ý đến khả năng đem lại sự thích thú cho người tiêu dùng sản phẩm. Các yếu
tố khác như độ bền, khả năng chứa đựng thường bị người ta xem nhẹ hơn.
Do chủ yếu được sản xuất bằng tay với nhiều loại nguyên vật liệu khác nhau,
nên mức độ đồng đều về chất lượng của hàng TCMN thường không cao. Mỗi một
khu vực làng nghề lại có những bí quyết riêng và cách xử lý nguyên liệu khác nhau.
Đây chính là một trong những hạn chế của các sản phẩm TCMN, có những sản
phẩm không phù hợp với những điều kiện môi trường ở các khu vực khác nhau.

- Về người tiêu dùng
Các sản phẩm TCMN vừa có giá trị sử dụng vừa có giá trị thẩm mỹ cao, vì
thế nhiều loại sản phẩm vừa phục vụ nhu cầu tiêu dùng, vừa là đồ vật trang trí.
Hàng TCMN được người tiêu dùng ở khắp các quốc gia ưa chuộng. Khi đời
sống kinh tế, văn hoá ngày càng cao thì nhu cầu về hàng TCMN cũng tăng theo.
Người tiêu dùng thường tìm đến với những sản phẩm có tính cá biệt cao, với những
đặc trưng riêng có của một khu vực địa lý nào đó. Họ muốn có những sản phẩm
mang lại cho họ một giá trị nghệ thuật. Những điều này thường dễ tìm thấy ở sản
phẩm TCMN và ít gặp ở những sản phẩm công nghiệp hàng loạt.

14
Thông qua tiêu dùng, người ta cảm nhận được giá trị nghệ thuật của sản
phẩm TCMN từ sự tinh tế, sự sáng tạo và khéo léo trong tạo dáng; sự cá biệt của

từng loại nguyện vật liệu làm ra chúng; sự tinh xảo và điêu luyện của người thợ; và
hơn tất cả là sự kết tinh những nét văn hoá và truyền thống của cả dân tộc, của một
khu vực địa lý hay một địa phương ở trong sản phẩm. Đây chính là một động lực rất
mạnh kích thích tiêu dùng các sản phẩm TCMN.

- Về nguyên vật liệu

Hàng TCMN có thể được sản xuất bằng rất nhiều loại nguyên vật liệu khác
nhau, như các nguyên vật liệu nguồn gốc thực vật từ vỏ cây (đay, gai, quế, xơ dừa);
từ cây thân gỗ và thân sợi (tre, nứa, giang, luồng, mây, song); hoặc từ các loại lá (lá
buông, lá dừa) và từ các loại rễ, quả cây (guột, sọ dừa, quả thông). Bên cạnh đó,
người ta cũng dùng các loại nguyên liệu như da động vật, sừng, ngà; các loại vật
liệu vô cơ như đá, kim loại. So với nhiều nguyên liệu để sản xuất các loại hàng hóa
khác thì đây thường là nguyên liệu rẻ tiền, sẵn có tại các địa phương; điều đó là
một lợi thế rất quan trọng để hàng TCMN có tính cạnh tranh cao trên thị trường.
Thực tế, có không ít sản phẩm TCMN được sản xuất từ những nguyên liệu được coi
là phế liệu của các ngành khác, chẳng hạn như những bông hoa làm từ phôi bào,
hoa khô, tranh từ cỏ dại, lá khô; các con giống, đồ trang trí từ vỏ sò, hến…
- Về chủ thể sản xuất
Trong lịch sử phát triển, hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh hàng TCMN
truyền thống phổ biến nhất là hình thức hộ gia đình. Tuy nhiên khi sản xuất kinh
doanh ở các làng nghề phát triển thì một số hình thức khác được ra đời và phát triển.
Đó là các hình thức: tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp. Những hình thức này
cùng tồn tại và có tác động hỗ trợ lẫn nhau trong nền kinh tế thị trường, tạo ra sự đa
dạng hoá các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh tại các làng nghề TCMN.
- Hộ gia đình : Là mô hình sản xuất truyền thống chiếm hơn 90% các mô
hình tổ chức sản xuất kinh doanh trong các làng nghề hiện nay. Hộ gia đình là mô
hình sản xuất đặc biệt trong đó lao động là các thành viên trong gia đình, chỉ khi
thời vụ hoặc khi chạy hàng thì có thể thuê thêm lao động. Mọi thành viên trong gia


15
đình đều có thể tham gia, tuỳ theo độ tuổi, trình độ tay nghề để làm công việc phù
hợp nhưng bao giờ cũng có ít nhất một người chịu trách nhiệm về kỹ thuật, quản lý,
giao dịch,… Vì vậy sản xuất hộ gia đình là quy mô nhỏ. Hộ gia đình sản xuất phù
hợp với cơ sở vật chất làng nghề nên đã phát huy được nhiều ưu điểm: Tận dụng,
tranh thủ mọi thời gian lao động và mặt bằng sản xuất (nơi sản xuất thường là nhà
ở) ; linh hoạt trong sản xuất kinh doanh; hiệu quả kinh tế được hạch toán cụ thể, kịp
thời; có sự phù hợp giữa quy mô, năng lực sản xuất với trình độ quản lý.
Mặc dù có một số ưu thế nhất định nhưng hình thức hộ gia đình cũng bộc lộ
những nhược điểm cơ bản. Vì đặc trưng chủ yếu của sản xuất hộ gia đình là quy mô
nhỏ, vốn ít, lao động ít đã hạn chế khả năng cải tiến và đổi mới kỹ thuật, công nghệ,
hạn chế việc đào tạo và nâng cao trình độ quản lý, trình độ tay nghề, không có khả
năng sản xuất lớn, không đủ tầm nhìn để định hướng cho sản xuất kinh doanh.
- Tổ sản xuất: Là hình thức hợp tác, liên kết tự nguyện một số gia đình với
nhau để sản xuất kinh doanh hàng TCMN. Sự hợp tác đã tạo ra sự tương hỗ lẫn
nhau trong việc thực hiện các khâu của quá trình sản xuất, vừa đảm bảo được tính
độc lập của các hộ gia đình vừa tạo điều kiện tăng thêm sức mạnh trong tiếp cận với
thị trường và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, trong hình thức
hợp tác này các mối liên kết rất lỏng lẻo, không cố định, không có tổ chức cụ thể.
- Hợp tác xã: Là tổ chức kinh tế tự chủ do những người lao động có nhu cầu,
lợi ích chung tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của pháp luật để phát
huy sức mạnh của tập thể nhằm thực hiện có hiệu quả hơn các hoạt động sản xuất
kinh doanh. Đặc trưng cơ bản nhất của hợp tác xã là tổ chức kinh tế tự nguyện của
các chủ thể kinh tế, kết hợp được lợi ích của cá nhân và tập thể. Trong hiện tại cũng
như lâu dài hợp tác xã vẫn là hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh chủ yếu ở các
làng nghề, do đã thể hiện rõ nhiều yếu tố tích cực như: có khả năng tập hợp được
năng lực của làng nghề, với tư cách pháp nhân có thể đứng ra nhận những hợp đồng
lớn tạo nhiều việc làm cho các hộ xã viên. Với các nguồn vốn góp có khả năng
trang bị máy móc thiết bị mới, cải tiến công nghệ, thúc đẩy sự phát triển của làng
nghề.

×