Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Tiểu luận: Xây dựng phương án bảo quản và thiết kế phân xưởng ngâm tẩm cho mây tre đan làm hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (228.69 KB, 16 trang )


Tiểu luận
Xây dựng phương án bảo
quản và thiết kế phân
xưởng ngâm tẩm cho mây
tre đan làm hàng thủ công
mỹ nghệ xuất khẩu



1
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nằm trên bán đảo Đông Dương, Việt Nam là nước có nền khí hậu nhiệt
đới gió mùa ẩm. Điều này tạo môi trường thuận lợi cho các loài lâm sản ngoài
gỗ phát triển mạnh như: Song, Mây, Tre, Nứa, Guột, Tế, Hèo…
Các loài lâm sản ngoài gỗ nói chung và Mây tre đan nói riêng ngày
càng chiếm vị trí quan trọng trong đời sống của con người hiện nay, góp phần
cải thiện và phát triển điều kiện kinh tế xã hội. Các mặt hàng thủ công mỹ
nghệ từ Mây tre đan của nước ta đã được khách hàng trong và ngoài nước ưa
chuộng, và đã được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới như: Mỹ, Nhật
các nước EU Điều này mang lại công ăn việc làm cho nhiều lao động.
Chính vì vậy, sản xuất và chế biến các mặt hàng từ lâm sản ngoài gỗ nói
chung và từ cây mây nói riêng ở Việt Nam ngày càng được quan tâm.
Thông thường gỗ, lâm sản ngoài gỗ (Song, Mây, Tre, Nứa…) khi khai
thác về nấm mốc và các vi sinh vật dễ dàng thâm nhập làm giảm giá trị sử
dụng, giá trị thẩm mỹ, hiệu quả kinh tế Để giải quyết được vấn đề trên, đã
có rất nhiều phương pháp chống nâm mốc và sự xâm nhập của các vi sinh vật.
Công nghệ bảo quản mây tre đan khi khai thác về là một cộng đoạn hết
sức cần thiết, vì công đoạn này nhằm chống lại sự phá hoại của các vi sinh
vật, làm tăng hiệu quả sử dụng và giá trị thẩm mỹ sau này của sản phẩm.


Do đó, với mong muốn góp phần vào công tác nghiên cứu nhằm nâng
cao giá trị chất lượng và thẩm mỹ của hàng mây tre đan xuất khẩu, tôi tiến
hành thực hiện đồ án:
“Xây dựng phương án bảo quản và thiết kế phân xưởng ngâm tẩm
cho mây tre đan làm hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu”
2
3
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Lịch sử nghiên cứu
1.1.1 Trên thế giới
Trong lĩnh vực bảo quản các sản phẩm mây tre đan, ở một số nước như
Trung Quốc, Thái Lan, Philippin đã áp dụng một số loại hình công nghệ như:
sấy song mây trong lò sấy hoặc hong phơi ngay sau khi nguyên liệu được khai
thác, xử lý luộc dầu, sấy diêm sinh, ngâm tẩm các chất bảo quản. Tuỳ từng
trường hợp cụ thể mà áp dụng công nghệ bảo quản thích hợp với điều kiện
sản xuất.
1.1.2. Trong nước
Ở nước ta từ lâu đời nhân dân đã biết bảo quản mây tre bằng cách ngâm
xuống bùn ao, gác lên gác bếp Nhân dân ta đã đúc rút được nhiều kinh
nghiệm qua nhiều đời nhiêu thế hệ. Ta phải coi đây là một trong những
nguyên tắc không thể bỏ qua mà ông cha ta đã để lại.
Mặc dù ngày nay, khoa học chưa chứng minh đầy đủ cơ chế tác dụng
của việc ngâm gỗ và lâm sản ngoài gỗ xuống bùn ao. Song với sự tồn tại lâu
đời của nó, với tình chất phổ cập của nó trong nhân dân trước đây cũng như
hiện nay, với hàng ngàn vạn sản phẩm đã được làm ra đã chứng minh được
tính hiệu quả của phương pháp trên.
Cho đến ngày nay, một số cơ sở xí nghiệp sản xuất làng nghề ở nước ta
đã áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nhưng vẫn làm theo kinh
nghiệm là chủ yếu.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu phương án bảo quản nguyên liệu cho song mây làm hàng
thủ công mỹ nghệ.
4
- Tạo một kiến thức vững chắc cho bản thân về quy cách bảo quản
nguyên liệu song mây.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Nguyên liệu: Song mây
- Trong phạm vi giới hạn của đồ án tôi chỉ nghiên cứu bảo quản song
mây là nguyên liệu mới thu hoạch.
1.3.2. Nội dung nghiên cứu.
- Tìm hiểu các loại sinh vật hại song mây.
- Tìm hiểu các phương pháp bảo quản cho song mây
- Tính toán thời gian ngâm tẩm thuốc.
- Tính toán bể ngâm tẩm.
- Tính toán lượng thuốc ngâm tẩm.
- Vẽ được sơ đồ phân xưởng bảo quản.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp kế thừa: Kế thừa các kết quả nghiên cứu về song mây
nguyên liệu và công nghệ chống mộc.
- Tìm hiểu qua giáo trình Bảo quản lâm sản và các tài liệu có liên quan.
- Tìm hiểu qua các thông tin báo chí, mạng internet…
5
CHƯƠNG II
CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Đặc điểm tính chất của nguyên liệu
Song mây thuộc nhóm chính Lepidocaryoid của họ cau dừa:
Arecaceae- Palmaceae, chủ yếu mọc ở rừng nhiệt đới và cận nhiệt đới, nhiều
nhất là vùng Đông Nam Á.

2.1.1. Đặc điểm cấu tạo
Cấu tạo chủ yếu của song mây gồm hai phần: thân ngầm và thân trên
mặt đất.
a. Thân ngầm
Song có thân ngầm phát triển theo chiều ngang. ở mắt mọc lên một
chồi non thành song con, do đó song thường là những cây đơn độc mọc rải
rác.
Mây mọc thành búi, ở gốc mẹ nẩy sinh một mầm non và phát triển
thành mây.
b. Thân trên mặt đất
- Song mây cũng có cấu tạo như tre nứa, chỉ có mô phân sinh ngọn nên
quá trình sinh trưởng chỉ làm cho thân dài, không có mô phân sinh thứ cấp
nên đường kính cây non và cây già như nhau.
- Phần ngọn do tế bào non, trương nước nên thường lớn hơn phần gốc.
- Thân song mây gồm nhiều đốt (lóng). Chiều dài lóng tăng dần từ gốc
đến ngọn. Ngược lại với tre nứa, song mây có thân đặc, phía trong không có
vách ngang, nên thân thường mềm dẻo. Trong mỗi lóng, đường kính có thay
đổi: phần gốc bẹ lá đường kính nhỏ, phần cuối lóng đường kính lớn hơn. Sự
chênh lệch này tăng dần từ gốc lên ngọn.
Trên mặt cắt ngang thân song mây có thể chia làm 3 phần: biểu bì,
phần thịt và phần ruột.
6
Biểu bì là phần ngoài cùng, chứa nhiều cutin, lúc non do bẹ lá bao bọc
nên có mầu trắng đến trắng ngà. Khi lá già rơi rụng do tiếp xúc trực tiếp với
ánh sáng mặt trời, diệp lục phát triển nên có màu xanh. Khi mây già chuyển
thành màu vàng.
Phần cật (thịt) nằm sát biểu bì chiếm chiều dày từ 1/3
÷
1/4 bán kính
của thân cây, bao gồm các bó mạch nằm sát nhau, kính thước bó mạch nhỏ,

mật độ cao, vì vậy phần cật cứng chắn có tính chất cơ lý cao. Đây là phần
quan trọng trong việc sử dụng song mây, nhất là song mây chẻ.
Phần ruột nằm phía trong chiếm phần lớn tiết diện ngang của thân. Các
bó mạch có kích thước tăng dần từ phần cật đến giữa thân cây. Bó mạch lớn
gấp 2
÷
3 lần, mật độ thấp, nên ruột song mây (nhất là mây) nhẹ, xốp, dòn, dễ
gẫy.
Giống như tre nứa, các tế bào cấu tạo nên song mây hoàn toàn sếp song
song với trục dọc thân cây, ngay cả nơi tiếp giáp giữa hai lóng (đốt) thân tiếp
giáp nhau. Lóng chỉ là giới hạn về khoảng cách giữa hai gốc lá tiếp đính trên
thân. Vì vậy song mây rất dễ chẻ (tách).
2.1.2. Tính chất vật lý và cơ học
a. Thành phần hoá học
Các chất cấu trúc nên vách tế bào thì hàm lượng xenlulô nhiều hơn của
tre nứa, hàm lượng lignin ít hơn vì thế song mây mềm, nhưng dẻo hơn. Dưới
tác dụng của nhiệt, ẩm song mây dễ dàng tạo ra biến dạng vĩnh cửu nên dễ
uốn định hình thành phần các chất hoà tan trong nước lạnh, nước nóng và
NaoH (%) cao hơn như đường, bột ,…nên song mây dễ bị nấm mốc, sâu mọt
phá hoại.
Lớp cutin chứa hàm lượng SiO
2
cao nhất là song mây già hoặc phần
gốc nên làm tăng độ cứng rắn cho song mây và gây rất nhiều khó khăn trong
công nghệ tẩy rửa bề mặt đem lại vẻ đẹp óng ả cho sản phẩm song mây chế
biến.
7
b. Độ ẩm
Song mây tươi chứa hàm lượng nước khá cao từ 70%
÷

80% có khi còn
hơn nữa. Độ ẩm tăng dần từ gốc đến ngọn. Tuổi non cao hơn tuổi già. ở ruột
cao hơn ở cật.
c. Khối lượng thể tích
Khối lượng thể tích của song mây phụ thuộc vào tuổi, cây, vị trí khác
nhau trên cây, ở cật và ở ruột. Khối lượng của song lớn hơn của mây. Tuổi
già các tế bào đạt độ thành thục cao và hàm lượng lignin tăng lên nên khối
lượng thể tích cao hơn ở tuổi non. Phần gốc cao hơn phần ngọn do vách tế
báo day hơn, đồng thời song mây có đường kính tăng dần từ gốc đến ngọn
nên mật độ bó mạch phần gốc cao hơn.
Khối lượng thể tích trung bình từ 0.4%
÷
0.6%. Khi độ ẩm giảm thấp
hơn 30% song mây co rút lại và khi độ ẩm tăng lên đến bão hoà xẩy ra quá
trình dãn nở. Đối với song mây đoạn quá trình co rút chuyển vào trung tâm.
Đối với song mây chẻ, quá trình này dồn về phía cật và dãn nở ngược lại.
Mặt khác do tất cả các tế bào cấu tạo nên song mây đều hoàn toàn sắp
xếp song song với trục dọc thân cây nên co dãn thớ rất nhỏ, co dãn xuyên tâm
là lớn nhất (theo hướng đường kính) và lớn hơn co, dãn tiếp tuyến (xảy ra trên
nan chẻ).
d. Khả năng chịu lực
Vì đặc điểm cấu tạo của mây, hơn nữa căn cứ vào quá trình sử dụng thì
các ứng lực chính cần nghiên cứu và xác định đó là khả năng chịu kéo dọc
thớ, chịu ép, chịu trướt, chịu uốn, xoắn và lực tách.
Trong các ứng lực trên quan trọng nhất là sức chịu kéo dọc thớ, lực
tách và sức chịu xoắn. Khả năng chịu kéo của mây rất lớn, lớn hơn cả của tre
nứa vì toàn bộ các tế bào sắp xếp hoàn toàn theo chiều dọc thân cây, nối tiếp
nhau liên tục từ gốc đến ngọn. Vì mây rất mềm dẻo nên sức chịu xoắn cũng
rất tốt, các ứng lực ép dọc và ép ngang thớ, chịu trượt dọc và uốn tĩnh của
8

mây yếu do các liên kết lignin kém, vả lại mô mềm, mạch gỗ, quản bào chiếm
một thể tích lớn nên rất dễ biến dạng.
Các ứng lực này phụ thuộc loại song mây: tuổi cây, độ dài vị trí cật,
ruột…
2.2. Đặc điểm sinh vật hại
Song mây thì dễ bị ảnh hưởng của nấm biến màu và sự tấn công của bọ
cánh cứng. Không nắm được cách giải quyết những vấn đề này dẫn đến
những mối đe dạo cho hàng mây tre đan và nghề thủ công.
Sự đổi màu ở song mây do nấm biến màu là gây ra cho sự giảm sản
lượng đồ nội thất giảm xuống rất nhanh và các hàng sản xuất thủ công như
giỏ, hòm, khay và những món hàng mới lạ. Vấn đề biến màu thì phức tạp
bởi sự khó tìm của điểm cực song mây chất lượng cao bởi sự thu hoạch bừa
bãi và sự quản lý không thận trọng của nguồn tài nguyên của đất nước.
Biến màu là hiện tượng xuất hiện các vùng có màu như xanh, xám,
hoặc đen trên những cây chặt lúc tươi bảo quản không thích hợp. Sự lây lan
của nấm biến màu bắt đầu ngay sau khi chặt. Sự đổi màu thì tương tự như
những gì tìm thấy ở gỗ giác của các gỗ lá rộng có khối lượng thể tích bé. Che
dấu mốc không đẹp mắt và mẫu biến màu trong đồ nội thất bằng song mây và
đồ thủ công mỹ nghệ, những người thợ thủ công áp dụng những loại sơn tối
màu và hoàn thiện nó. Với cách này, tuy nhiên, biến đổi tính chất tự nhiên
trên bề mặt của song mây. Sợi mây bị phá hoại bởi bọ cánh cứng hay
“Bukbok” được biểu thị bằng lỗ khoan và khối bột trên bề mặt. Sự quấy phá
từ khi có khối bột mịn xuất hiện ngay lập tức sau khi cắt, suốt thời gian lưu
giữ trong kho và thậm chí cả lúc hoàn thiện sản phẩm. Sự hư hại làm giảm
chất lượng sợi mây hoặc giá trị hàng hoá của sản phẩm hoàn thiện.
2.3. Phương pháp bảo quản cho song mây là nguyên liệu mới thu hoạch.
2.3.1. Các phương pháp bảo quản.
A. Phương pháp ngâm tẩm áp lực
9
Đặc điểm củaphương pháp này là gỗ được thẩm thấu trong điều kiện có

áp suất cao thường 8 - 10 kg/cm2. Đồng thời với quá trình áp suất cao người
ta còn thực hiện quá trình hút chân không để tăng khả năng thẩm thấu của
thuốc, thuốc được thẩm thấu vào trong gỗ chủ yếu là trong quá trình áp suất
cao.
* Ưu điểm của phương pháp tẩm áp suất cao
- Khả năng thẩm thấu của thuốc cao
- Thời gian ngâm tẩm ngắn
- Năng suất cao
* Nhược điểm của phương pháp
- Thiết bị đồng bộ cao
- Vốn đầu tư lớn
- Chỉ thích hợp với những cơ sở sản suất lớn
B. Phương pháp tẩm nóng lạnh
Thiết bị ngâm tẩm hai bể :1 bể nóng ,1 bể lạnh . Gỗ được đưa vào bể
nóng sau một thời gian τ1 với nhiệt độ T1 thì được chuyển sang bể lạnh với
thời gian T2 và nhiệt độ τ2 .Thuốc bảo quản được ngấm chủ yếu trong bể
lạnh với nguyên lý tế bào đầy .
* Ưu điểm của phương pháp tẩm nóng lạnh
- Khả năng thẩm thấu của thuốc cao
- Thời gian tiến hành bảo quản ngắn
- Phương pháp đơn giản dễ tiến hành
- Vốn đầu tư ít
* Nhược điểm của phương pháp tẩm nóng lạnh
- Khả năng gia nhiệt cho bể nóng là khó thực hiện
- Quá trình vận chuyển gỗ từ bể nóng sang bể lạnh gặp nhiều khó khăn
10
- Thiết kế thi công phức tạp
C. Phương pháp ngâm tẩm thông thường
Thiết bị là một bể ngâm tẩm , có dung tích đủ lớn để có khả năng ngâm
tẩm .Gỗ được đưa vào ngâm tâm trong một thời gian T sau đó được vớt ra

ngoài và tiến hành ủ gỗ .Quá trình ủ gỗ nhằm cho thuốc bảo quản thẩm thấu
sâu vào trong gỗ và ổn định . Tuỳ theo mục đích sử dụng người ta có thể tiến
hành ngâm tẩm trong thời gian nhanh hay chậm . Tuỳ thuộc vào môi trường
sử dụng mà người ta ngâm tẩm trong dung dịch có nồng độ khác nhau
* Ưu điểm của phương pháp ngâm tẩm thông thường
- Phương pháp đơn giản không tốn kém
- Dễ tiến hành bảo quản
- Có thể áp dụng rộng rãi
- Chi phí thấp ,hiệu quả kinh tế cao
- Vốn đầu tư ít
* Nhược điểm
- Gỗ sau khi ngâm tâm độ ẩm trong gỗ lớn do đó phải phơi, sấy trước
khi đem vào sử dụng.
D. Phương pháp hun diêm sinh.
Phương pháp này đã có từ rất lâu ở nước ta nó được sử dụng rộng rãi ở
các làng nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ mây tre đan và ở các công ty
sản xuất Mây tre đan xuất khẩu cũng đã và đang sử dụng phương pháp này.
Trong phương pháp này người ta dùng hợp chất của lưu huỳnh: lưu
huỳnh điôxit (SO
2
). Phương pháp này được tiến hành trong buồng kín hoặc
xếp nguyên liệu lên kệ, đặt những bát chứa sinh ở nhiều nơi xuống phía dưới
rồi tiến hành đốt sinh, phía trên được phủ một lớp bạt kín. Khi đó hơi của lưu
huỳnh sẽ len lỏi vào phần sống của sợi mây, tạo một môi trường độ đối với vi
sinh vật, kể cả nấm mốc.
11
* Ưu điểm:
Phương pháp này đạt hiệu quả chống mốc tương đối cao, giá thành rẻ,
thiết bị, thao tác tiến hành đơn giản, thiết bị có thể xây bằng gạch, kích thước
phù hợp quy mô sản xuất của công ty.

* Nhược điểm:
Nhược điểm trước tiên phải nói đến là sự độc hại cho môi trường và
cho con người do nó có hợp chất của lưu huỳnh. Khi đốt các khí này bay ra
làm ảnh hưởng tới môi trường và con người, gây cho người lao động bị các
bệnh về đường hô hấp, ung thư da, tóc…Cho nên trong tương lai phương
pháp này sẽ không được sử dụng để bảo quản và tẩy trắng…
Hơn nữa hiệu quả tẩy trắng của phương pháp này đối với nguyên liệu
mây cát không đạt hiệu quả cao. Vì vậy người ta dùng nó để tác động phụ cho
quá trình tẩy trắng bằng hoá chất như Hydropeoxit (H
2
O
2
), dung dịch NaOH
nhằm làm giảm chi phí cho quá trình tẩy…
E. Phương pháp có sử dụng hoá chất
Có các loại thuốc trừ nấm và thuốc trừ sâu được sử dụng nhằm ngăn
chặn sự tấn công của nấm, chúng được phâm thành nhóm thuốc bảo quản
dạng dầu và dạng muối.
- Thuốc bảo quản dạng muối là các hoá chất hoà tan trong nước:
Pentaclorua Phenolnat natri (NaPCP), thiocyanomethylthio - benzothiole
(TCMTB) và deltamethrin.
- Thuốc bảo quản dạng dầu là các hoá chất chỉ hoà tan trong dâu thực
vật hoặc dầu mỏ như: creosote.
Thuốc bảo quản có thể được đưa lên các cây song mây bằng cách phun,
quét và nhúng hoặc ngâm vào hoá chất trong 5 đến 10 phút . Cũng có thể
dùng áp lực để đưa thuốc bảo quản vào song mây như phương pháp tế bào
đầy, phương phấp tế bào rỗng, phương pháp tẩm áp lực chân không. Tuy
12
nhiên các phương pháp này có chi phia cao và thường chỉ áp dụng ở các nhà
máy có quy mô sản xuất lớn

Đối với cây song mây khi mới chặt hạ sau 24 - 48h, xuất hiện nấm biến
màu, ta phải có phương pháp phòng trị bệnh bằng cách phun và quét nhúng
nước để đạt được độ sạch và không làm ảnh hưởng xấu đến nguyên liệu.
F. Phương pháp sấy.
Phơi hoặc sấy song mây làm giảm khả năng xâm nhập của nấm, đồng
thời là khâu chuẩn bị nguyên liệu cho các công đoạn chế biến tiếp theo đặc
biệt là công đoạn trang sức bề mặt. Một số kết quả nghiên cứu về sấy song
mây bằng lò sấy hơi đốt cho thấy có thể sấy song mây xuống độ ẩm dưới 10%
từ độ ẩm ban đầu cao hơn 120% chỉ trong thời gian 96h (1956). Lò sấy hơi
nước cũng dùng để sấy song mây. Nghiên cứu cho thấy thời gian sấy các công
đoạn mây đã cạo bỏ lớp mặt từ độ ẩm 150-119% đến 4,6-14,7% là từ 1,5 - 10
ngày (Laxamana1974)
2.3.2. Lựa chọn phương pháp bảo quản.
Với đặc điểm của nguyên liệu rất dễ bị nấm mốc và các vi sinh vật phá
hại, vậy nên ta cần phải lựa chọn một phương án phù hợp để đạt được kết quả
cao nhất.
Mà khâu bảo quản nguyên liệu cũng là một khâu hết sức quan trong, ở
khâu bảo quản nguyên liệu này song mây rất dễ bị nấm mốc phá hại.
Từ những lý do nên trên tôi quyết định lựa chọn quy trình công nghệ
cho bảo quản nguyên liệu song mây mới chặt hạ là: Luộc dầu => hun diêm
sinh => hong phơi.
13
CHƯƠNG III
TÍNH TOÁN CÔNG NGHỆ
Các thông số đầu vào
Tổng lượng gỗ cần tẩm trong năm M = 1600m
3
Tổng lượng gỗ dễ tẩm trong năm M
1
= 800 m

3
Tổng lượng gỗ dễ tẩm trung bình trong năm M
2
= 500 m
3
Tổng lượng gỗ khó tẩm trong năm M
3
= 300 m
3
Gỗ dễ tẩm t
1
= 6 ngày
Gỗ dễ tẩm trung bình t
2
= 8 ngày
Gỗ khó tẩm t
3
= 10 ngày
Tổng số ngày làm việc trong năm T
o
= 280 ngày
Thuốc bảo quản sử dụng
4.1. Tinh toán tổng lượng gỗ theo nhiệm vụ cần tẩm trong 1 năm.
M = M
1
+ M
2
+ M
3
= 800 + 500 + 300 = 1600 (m

3
/năm)
4.2. Thòi gian cân thiết (theo tính toán) để tẩm số gỗ cần tẩm trên.
Lấy sơ bộ lượng gỗ tẩm trong một mẻ là E
0
= 1m
3
/mẻ.
T
1
= M
1
. t
1
= 800 . 6 =4800 (ngày)
T
2
= M
2
. t
2
= 500 .8 = 4000 (ngày)
T
3
= M
3
. t
3
= 300 .10 =3000 (ngày)
Tổng thời gian để tẩm khối lượng gỗ M trong năm là:

T = T
1
+ T
2
+ T
3
= 4800 + 4000 + 3000 = 118000 (ngày)
4.3. Tính toán xác định lượng gỗ tẩm trong một mẻ tẩm (M
0
) tương ứng
với thời gian tẩm (T
0
) trong năm.
- T
0
= 280 ngày
- Chênh lệch thời gian tính toán và thực tế là: ∆T =
14,42
280
11800
==
o
T
T
(lần)
14
Nếu mỗi mẻ tẩm chỉ tẩm được 1m
3
gỗ, mà thời gian tẩm trong năm là
280 (ngày/1 năm) như vậy để tẩm hết 11800 m

3
gỗ phải mất 42,14 năm điều
này là vô lý. Do đó chỉ có thể tăng lượng gỗ tẩm trong một mẻ lên ít nhất là
42,14 (lần) thì mới có thể giảm T xuống bằng T
0
.
T
0
. M
0
= T . E
0
=> M
0
=
o
o
T
ET.
= 42,14 (m
3
/mẻ)
4.4. Tính toán số mẻ cần tẩm cho từng nhóm gỗ.
Gọi S
1
, S
2
,S
3
là số mẻ cần tẩm cho từng nhóm gố (cùng chế độ tẩm).

S = M/M
0

S
1
= M
1
/M
0
= 800/42,14 = 19 (mẻ)
S
2
= M
2
/M
0
= 500/42,14 = 12 (mẻ)
S
3
= M
3
/M
0
= 300/ 42,14 = 7 (mẻ)
4.5. Tính toán thời gian cần thiết cho từng nhóm gỗ trong cả năm.
Gọi T
01
, T
02
, T

03
là thời gian ngâm cho từng nhóm gỗ trong cả năm
tương ứng
T
01
= S
1
. t
1
= 19 . 6 = 114 (ngày)
T
02
= S
2
. t
2
= 12 . 8 = 96 (ngày)
T
03
= S
3
. t
3
= 7 . 10 = 70 (ngày)
4.6 Tính dung tích bể ngâm: B (m
3
)
Trong ngâm thường dung tích bể ngâm và dung tích chứa song mây
thường lấy theo tỷ lệ : B/ m
0

= 10 /7
B =
7
14,42.10
7
.10
=
o
M
= 60,24 ( m
3
)
lấy B = 60 ( m
3
)
4.2.7 Tính toán thuốc bảo quản
a) Tính lượng thuốc khô:
15
A: lượng thốc thấm cần phải đạt sau khi tẩm (kg/m
3
) A = 4 kg/m
3
M: tổng lượng gỗ cần tẩm trong năm (m
3
)
K: lượng thuốc khô cần để tẩm cho gỗ M
K = M *A * 1,1 = 2500 * 4 *1,1 = 10560(kg thuốc khô )
Với : 1,1 là hệ số dự trữ do rơi vãi trong quá trình xử dụng
b) Tính lượng dung dịch thuốc càn thiết để tẩm M(m
3

)
C: nồng độ dung dịch yêu cầu : C = 4%
D: lượng dung dịch cần thiết (lít)
D = K.C = 10560.100/4 = 264000 (lít)
16

×