Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
––––––––––––––––––––
HOÀNG LÊ YẾN
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
PHÒNG NGỪA CÁC TỆ NẠN XÃ HỘI
CỦA HIỆU TRƢỞNG TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
THÀNH PHỐ UÔNG BÍ TỈNH QUẢNG NINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THÁI NGUYÊN - 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
––––––––––––––––––––
HOÀNG LÊ YẾN
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
PHÒNG NGỪA CÁC TỆ NẠN XÃ HỘI
CỦA HIỆU TRƢỞNG TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
THÀNH PHỐ UÔNG BÍ TỈNH QUẢNG NINH
Chuyên ng
: 60.14.01.14
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS NGUYỄN VĂN HỘ
THÁI NGUYÊN - 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết
quả nghiên cứu là trung thực và chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ công trình
nào khác.
Tác giả luận văn
Hoàng Lê Yến
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
ii
LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành, em xin bày tỏ lòng biết ơn và sự kính trọng tới
Lãnh đạo trƣờng Đại học sƣ phạm - Đại học Thái Nguyên, các Thầy giáo Cô
giáo đã tham gia giảng dạy và cung cấp những kiến thức cơ bản, sâu sắc, tạo
điều kiện giúp đỡ em trong quá trình học tập và nghiên cứu tại nhà trƣờng.
Đặc biệt, với tấm lòng thành kính, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến
Giáo sƣ, Tiến sĩ Nguyễn Văn Hộ, ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn khoa học và tận
tình giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn Lãnh đạo UBND, Phòng GD&ĐT, Cán
bộ quản lý và giáo viên các trƣờng THCS thành phố Uông Bí cùng bạn bè,
ngƣời thân đã tạo điều kiện cả về thời gian, vật chất, tinh thần cho tác giả trong
suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, mặc dù bản
thân em đã luôn cố gắng nhƣng chắc chắn không tránh khỏi những khiếm
khuyết. Kính mong đƣợc sự góp ý, chỉ dẫn của các Thầy, các Cô và các bạn
đồng nghiệp.
Em xin trân trọng cảm ơn!
Quảng Ninh, ngày 15 tháng 10 năm 2014
Tác giả
Hoàng Lê Yến
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC CÁC BẢNG v
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ vi
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 2
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 2
4. Giả thuyết khoa học 2
5. Nhiệm vụ nghiên cứu 3
6. Phƣơng pháp nghiên cứu 3
7. Phạm vi nghiên cứu 3
8. Cấu trúc luận văn 4
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÒNG
NGỪA CÁC TỆ NẠN XÃ HỘI CỦA HIỆU TRƢỞNG CÁC
TRƢỜNG THCS 5
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 5
1.2. Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý trƣờng học 7
1.2.1. Quản lý 7
1.2.2. Quản lý giáo dục 9
1.2.3. Quản lý nhà trƣờng 10
1.2.4. Quản lý trƣờng THCS 11
1.3. Tệ nạn xã hội và tác động của TNXH đối với sự phát triển nhân cách
học sinh THCS 14
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
iv
1.3.1. Tệ nạn xã hội 14
1.3.2. Tệ nạn xã hội trong nhà trƣờng 15
1.3.3.Các loại tệ nạn xã hội trong nhà trƣờng 15
1.3.4. Tác động xấu của TNXH đối với sự phát triển nhân cách học sinh THCS 20
1.4. Lí luận về quản lý HĐGD học sinh phòng ngừa các TNXH trong
trƣờng THCS 26
1.4.1. Hoạt động giáo dục 26
1.4.2. Giáo dục phòng ngừa các TNXH trong trƣờng THCS 27
1.4.3. Quản lý HĐ phòng ngừa các TNXH trong trƣờng THCS 28
1.4.4. Các phƣơng thức quản lý HĐ phòng ngừa các TNXH trong nhà
trƣờng của Hiệu trƣởng các trƣờng THCS 28
1.5. Biện pháp quản lý hoạt động phòng ngừa TNXH 30
1.5.1. Biện pháp 30
1.5.2. Biện pháp quản lý 31
1.5.3. Biện pháp quản lý HĐGD học sinh phòng ngừa TNXH của hiệu
trƣởng THCS 31
1.5.4. Các biện pháp quản lý HĐ phòng ngừa TNXH của Hiệu trƣởng THCS 31
Tiểu kết chƣơng 1 33
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG TNXH VÀ CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ
HOẠT ĐỘNG PHÒNG NGỪA CÁC TỆ NẠN XÃ HỘI CỦA HIỆU
TRƢỞNG CÁC TRƢỜNG THCS THÀNH PHỐ UÔNG BÍ TỈNH
QUẢNG NINH 34
2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, giáo dục thành phố
Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh 34
2.1.1. Điều kiện tự nhiên và dân cƣ 34
2.1.2. Khái quát tình hình kinh tế xã hội và giáo dục – đào tạo 34
2.2. Thực trạng các tệ nạn xã hội 38
2.2.1. Tệ nạn xã hội trên địa bàn thành phố Uông Bí 38
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
v
2.2.2. Tệ nạn xã hội trên địa bàn thành phố Uông Bí có nguy cơ ảnh hƣởng
tới học sinh THCS 41
2.2.3. Nguyên nhân TNXH xâm nhập vào thành phố Uông Bí 45
2.3. Thực trạng các biện pháp quản lý HĐ phòng ngừa các TNXH của Hiệu
trƣởng các trƣờng THCS thành phố Uông Bí 48
2.3.1. Thực trạng nhận thức và thái độ của Hiệu trƣởng về nguy cơ TNXH
xâm nhập vào nhà trƣờng 48
2.3.2. Thực trạng nhận thức và thái độ của Hiệu trƣởng về công tác phòng
ngừa TNXH xâm nhập vào nhà trƣờng 49
2.3.3. Thực trạng các biện pháp quản lý hoạt động phòng ngừa các TNXH
của Hiệu trƣởng các trƣờng THCS thành phố Uông Bí 50
2.3.4. Đánh giá chung về thực trạng các biện pháp quản lý hoạt động phòng
ngừa các TNXH của Hiệu trƣởng các trƣờng THCS thành phố Uông Bí 57
Chƣơng 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
PHÒNG NGỪA CÁC TỆ NẠN XÃ HỘI CỦA HIỆU TRƢỞNG
TRƢỜNG THCS THÀNH PHỐ UÔNG BÍ TỈNH QUẢNG NINH 61
3.1. Nguyên tắc xây dựng biện pháp 61
3.1.1. Nguyên tắc bảo đảm tính thực tiễn 61
3.1.2. Nguyên tắc bảo đảm tính khả thi 61
3.1.3. Nguyên tắc bảo đảm tính phù hợp 61
3.1.4. Nguyên tắc bảo đảm tính đồng bộ 62
3.2. Những biện pháp quản lý HĐ phòng ngừa các TNXH của Hiệu trƣởng
các trƣờng THCS thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh 62
3.2.1. Tăng cƣờng các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức về
TNXH và tác hại của TNXH trên địa bàn 62
3.2.2. Xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động phòng ngừa các TNXH xâm
nhập vào trƣờng học 63
3.2.3. Đa dạng hóa hình thức tổ chức thực hiện phòng ngừa TNXH 66
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
vi
3.2.4. Quản lý hoạt động phối hợp các lực lƣợng GD trong và ngoài nhà trƣờng
tham gia GD học sinh phòng ngừa TNXH xâm nhập vào nhà trƣờng 71
3.2.5. Chỉ đạo việc kiểm tra, giám sát, tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm,
động viên, khen thƣởng 80
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp đề xuất 81
3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý
đã đề xuất 82
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 85
1. Kết luận 85
2. Khuyến nghị 87
2.1. Đối với Sở GD&ĐT Quảng Ninh 87
2.2. Đối với Phòng GD&ĐT Uông Bí 87
2.3. Đối với các cấp chính quyền địa phƣơng và gia đình 87
2.4. Đối với các trƣờng THCS 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO 89
PHỤ LỤC
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt
Viết đầy đủ
CBQL
Cán bộ quản lý
CBGV
Cán bộ giáo viên
CMHS
Cha mẹ học sinh
CNTT
Công nghệ thông tin
CNV
Công nhân viên
GD
Giáo dục
HĐGD
Hoạt động giáo dục
QLGD
Quản lý giáo dục
TNXH
Tệ nạn xã hội
THCS
Trung học cơ sở
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Quy mô mạng lƣới trƣờng, lớp, HS cấp THCS 35
Bảng 2.2: Kết quả 2 mặt giáo dục 5 năm qua 36
Bảng 2.3: Đội ngũ CBQL THCS 5 năm qua 37
Bảng 2.4: Đội ngũ GV THCS 5 năm qua 37
Bảng 2.5: Đánh giá của học sinh về sự xuất hiện của TNXH trên địa bàn
thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh 42
Bảng 2.6: Nhận thức của HS về mức độ nguy hại của TNXH 44
Bảng 2.7: Thái độ của học sinh về vấn đề phòng ngừa TNXH 45
Bảng 2.8: Những nguyên nhân khiến TNXH xâm nhập trên địa bàn và có
nguy cơ ảnh hƣởng tới học sinh THCS 46
Bảng 2.9: Nhận thức của Hiệu trƣởng về nguy cơ TNXH xâm nhập
trƣờng THCS 49
Bảng 2.10: Thái độ của Hiệu trƣởng về công tác phòng ngừa TNXH xâm
nhập vào nhà trƣờng 49
Bảng 2.11: Nhận thức của Hiệu trƣởng THCS về sự cần thiết của công tác
QL hoạt động phòng ngừa TNXH xâm nhập vào nhà trƣờng 50
Bảng 2.12: Tình hình thực hiện các nội dung quản lý hoạt động phòng ngừa
TNXH của Hiệu trƣởng trƣờng THCS thành phố Uông Bí 51
Bảng 2.13: Thực trạng và tình hình sử dụng CSVC, trang thiết bị phục vụ
hoạt động phòng ngừa TNXH 55
Bảng 3.1: Các bài dạy có thể lồng ghép nội dung GD phòng ngừa TNXH 67
Bảng 3.2: Kết quả khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của 5 biện
pháp quản lý hoạt đọng phòng ngừa các tệ nạn xã hội của Hiệu
trƣởng các trƣờng THCS 83
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
vi
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Biểu đồ trung bình chung xếp loại nguyên nhân 46
Biểu đồ 2.2: Biểu đồ đánh giá mức độ cần thiết của công tác quản lý hoạt
động phòng ngừa TNXH xâm nhập vào nhà trƣờng 50
Biểu đồ 3.1: Kết quả khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của các
biện pháp quản lý hoạt động phòng ngừa TNXH xâm nhập vào
nhà trƣờng THCS thành phố Uông Bí 84
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam bƣớc vào thế kỷ XXI trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới.
Đằng sau những tín hiệu đáng mừng là bộ mặt kinh tế đất nƣớc ngày càng khởi
sắc đang tiềm ẩn nguy cơ phát sinh, lây lan hỗn tạp của thế giới hiện đại mà
chúng ta vẫn gọi bằng cụm từ “Tệ nạn xã hội” – mầm bệnh cản trở sự phát triển
của loài ngƣời. Tệ nạn xã hội (TNXH) xâm nhập vào mọi ngõ ngách cuộc sống
và gây ra những tác hại về mọi mặt đối với đời sống xã hội nƣớc ta. Phòng
chống TNXH đã trở thành một nhiệm vụ của mọi cấp, mọi ngành và ngành
giáo dục cũng không nằm ngoài cuộc.
Trong những năm gần đây, Thành phố Uông Bí đƣợc đánh giá là địa bàn
có tốc độ đô thị hóa nhanh nhất của tỉnh Quảng Ninh. Kinh tế, xã hội có tốc độ
tăng trƣởng chóng mặt. Dân số cơ học của Thành phố Uông Bí tăng đột biến do
lƣợng ngƣời lao động từ các tỉnh về định cƣ, tạm trú khiến đời sống xã hội bị
xáo trộn. Nhiều dịch vụ tiềm ẩn TNXH phát triển rầm rộ. Những nguyên nhân
này khiến cho số vụ phạm tội xảy ra trên địa bàn thành phố gia tăng một cách
báo động. Tình hình này đã ảnh hƣởng xấu tới các nhà trƣờng đóng trên địa bàn
Thành phố Uông Bí, đặc biệt là học sinh các trƣờng THCS có nguy cơ bị lôi
kéo, sa ngã vào các TNXH rất cao.
Do đặc điểm các em học sinh lứa tuổi THCS tâm sinh lí chƣa ổn định,
dễ bị kích động, tò mò, thích khám phá, chƣa làm chủ đƣợc bản thân và cũng
chƣa đủ hiểu biết, kinh nghiệm để đánh giá đúng sai, tốt xấu,…nên các em dễ
bị bọn xấu lôi kéo vào các TNXH. Mặt khác, về phía gia đình, hầu hết phụ
huynh chƣa thực sự quan tâm GD con, phó mặc trách nhiệm cho nhà trƣờng.
Từ những nguyên nhân chủ quan và khách quan trên dẫn tới một số lƣợng
không nhỏ học sinh THCS của Thành phố Uông Bí nhanh chóng bị lôi kéo vào
các TNXH dẫn tới những hậu quả xấu về học tập cũng nhƣ việc rèn luyện đạo
đức của các em.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
2
Về phía các nhà trƣờng THCS trong Thành phố Uông Bí, trong những
năm gần đây, công tác giáo dục học sinh phòng ngừa TNXH đã đƣợc các nhà
trƣờng quan tâm và đạt đƣợc một số kết quả đáng mừng. Tuy nhiên, đây là một
nội dung GD mới nên các nhà trƣờng còn gặp nhiều khó khăn, công tác quản lý
HĐGD học sinh phòng ngừa TNXH của CBQL còn nhiều hạn chế do chƣa
đƣợc trang bị cơ sở lí luận cũng nhƣ chƣa đầu tƣ một cách đúng mức cho công
tác này dẫn tới hiện tƣợng học sinh vi phạm các TNXH trong trƣờng học có
nguy cơ lan rộng. Thực tế này đặt ra cho các nhà quản lý giáo dục THCS của
Thành phố Uông Bí là tìm ra đƣợc những biện pháp quản lý công tác phòng
ngừa TNXH xâm nhập vào nhà trƣờng hữu hiệu, phù hợp với hoàn cảnh và
điều kiện thực tế của từng nhà trƣờng nhằm ngăn chặn có hiệu quả nhất sự xâm
nhập của TNXH vào học đƣờng.
Từ những nhận thức và thực trạng trên, tôi chọn nghiên cứu vấn đề:
“Quản lý hoạt động phòng ngừa các tệ nạn xã hội của Hiệu trưởng trường
THCS thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh” làm đề tài luận văn thạc sĩ khoa
học giáo dục, chuyên ngành quản lý giáo dục.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng của vấn đề
nghiên cứu, đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động phòng ngừa các TNXH
của hiệu trƣởng trƣờng THCS thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Công tác quản lý hoạt động giáo dục của hiệu trƣởng trƣờng THCS
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý hoạt động phòng ngừa các TNXH của hiệu trƣởng
trƣờng THCS thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh.
4. Giả thuyết khoa học
Công tác phòng chống TNXH trong các nhà trƣờng THCS thành phố
Uông Bí hiện nay còn gặp nhiều khó khăn (về nội dung, chƣơng trình, phƣơng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
3
pháp, hình thức…). Đề xuất đƣợc các biện pháp quản lý hoạt động nhằm phòng
ngừa các TNXH phù hợp, góp phần phòng ngừa và ngăn chặn các TNXH xâm
nhập vào các trƣờng THCS thành phố Uông Bí một cách hữu hiệu nhằm xây
dựng nhà trƣờng an toàn, lành mạnh.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài nhằm giả quyết những nhiệm vụ sau:
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về công tác phòng ngừa TNXH và QLGD của
hiệu trƣởng nhằm phòng ngừa TNXH xâm nhập trƣờng THCS
5.2. Nghiên cứu thực trạng TNXH và thực trạng công tác quản lý HĐ phòng
ngừa các TNXH xâm nhập vào nhà trƣờng của hiệu trƣởng các trƣờng THCS
thành phố Uông Bí
5.3. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục học sinh của hiệu trƣởng
nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa TNXH xâm nhập vào các trƣờng
THCS thành phố Uông Bí
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết
Phân tích, tổng hợp và hệ thống hóa các tài liệu lý luận có liên quan đền
vấn đề nghiên cứu
6.2. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn
Phƣơng pháp: Quan sát, điều tra viết, phỏng vấn, chuyên gia, tổng kết
kinh nghiệm…
6.3. Phƣơng pháp thống kê toán học
7. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các biện pháp quản lý HĐGD học sinh
nhằm phòng ngừa các TNXH (chủ yếu là các tệ nạn: cờ bạc, ma túy, trộm cắp,
đánh nhau, hút thuốc lá, quan hệ nam nữ tuổi vị thành niên, chơi điện tử) đang
có nguy cơ xâm nhập vào nhà trƣờng của hiệu trƣởng các trƣờng THCS thành
phố Uông Bí trong 3 năm học gần đây.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
4
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và khuyến nghị, Tài liệu tham khảo và Phụ
lục, nội dung luận văn đƣợc cấu trúc trong 3 chƣơng
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa các
TNXH của Hiệu trƣởng các trƣờng THCS
Chƣơng 2: Thực trạng TNXH và các biện pháp quản lý hoạt động nhằm
phòng ngừa các TNXH của hiệu trƣởng các trƣờng THCS thành phố Uông Bí
tỉnh Quảng Ninh.
Chƣơng 3: Biện pháp quản lý hoạt động phòng ngừa các TNXH của
hiệu trƣởng trƣờng THCS thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
5
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÒNG NGỪA
CÁC TỆ NẠN XÃ HỘI CỦA HIỆU TRƢỞNG CÁC TRƢỜNG THCS
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Tệ nạn xã hội (TNXH) là một căn bệnh xã hội làm cản trở bƣớc tiến của
loài ngƣời. Trong mỗi giai đoạn lịch sử, ở mỗi quốc gia, TNXH không ít thì
nhiều đã gây ảnh hƣởng xấu đến đời sống xã hội. Đặc biệt vào những thập niên
cuối thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXI, khi nền kinh tế thị trƣờng phát
triển, cùng xu hƣớng hội nhập kinh tế thế giới thì tệ nạn xã hội càng có cơ hội phát
sinh, phát triển và gây tác hại không nhỏ về kinh tế, chính trị, an ninh, sức khoẻ
đạo đức, lối sống đối với xã hội. Do vậy vấn đề phòng chống TNXH đã trở thành
mối quan tâm của các quốc gia trên thế giới. Đề tài này đƣợc nhiều tổ chức, nhiều
hội nghị quốc tế, nhiều hoạt động tổ chức nghiên cứu và xuất bản nhiều ấn phẩm,
nhiều công trình nghiên cứu liên quan vấn đề phòng chống TNXH.
Không nằm ngoài tình hình chung của thế giới, trong những năm qua,
Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về tệ nạn xã hội với các nội dung
nhƣ: TNXH là gì? các TNXH thƣờng gặp; nguyên nhân phát sinh, phát triển;
những ảnh hƣởng của TNXH đối với các mặt đời sống xã hội; những cách
phòng chống; Ví dụ nhƣ :
- Đề tài KX 0414 của Tổng cục cảnh sát - Bộ công an nghiên cứu thực
trạng, nguyên nhân và giải pháp phòng chống TNXH và tội phạm.
- Tệ nạn xã hội ở Việt Nam: thực trạng, nguyên nhân và giải pháp (Lê
Thế Tiệm và đồng nghiệp, 1994)
- Mại dâm và phòng chống mại dâm. (Bùi Toản - Tạp chí công an nhân
dân số 5- 1996).
- Phòng chống tệ nạn cờ bạc, số đề trong tình trạng hiện nay (Nguyễn
Xuân Yêm - Tạp chí Công an nhân dân số 6 - 1996)
- Phòng chống ma tuý trong nhà trƣờng (Vũ Ngọc Bừng, 1997)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
6
- Tăng cƣờng đấu tranh phòng chống TNXH bằng pháp luật trong giai
đoạn hiện nay (Luận án Tiến sĩ Luật học, Phan Đình Khánh bảo vệ năm 2001
tại Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh).
- Quản lý giáo dục học sinh phòng chống ma túy tại các trƣờng THCS
huyện Kiến Xƣơng tỉnh Thái Bình (Luận văn Thạc sĩ, Mai Thành Khởi bảo vệ
tại trƣờng Đại học Quốc gia, 2012).
- Hiểm hoạ ma tuý và cuộc chiến mới (GS.TS Nguyễn Xuân Yêm, TS.
Trần Văn Luyện, Nguyễn Thị Kim Liên, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2003).
- Các tài liệu, băng hình, bài viết, trong các hội nghị, hội thảo đăng
trên tạp chí của ngành Công an, Toà án, Kiểm sát, Viện nghiên cứu nhà nƣớc
và Pháp luật thuộc Viện khoa học xã hội và nhân văn Quốc gia, Uỷ ban Quốc
gia phòng chống AIDS; Vụ công tác học sinh sinh viên Bộ GD & ĐT; các bài
giảng trong một số Học viện, nhà trƣờng.
Các công trình nghiên cứu, các bài viết, các tài liệu trên đã tập trung đi
sâu nghiên cứu những vấn đề xoay quanh TNXH, đặc biệt quan tâm tới nguyên
nhân dẫn đến TNXH, thực trạng TNXH ở nƣớc ta hiện nay, những tác hại về
mọi mặt của TNXH đối với bản thân ngƣời mắc nói riêng và cả xã hội nói
chung. Trên cơ sở đó, các tác giả đã đƣa ra các giải pháp nhằm ngăn chặn
phòng ngừa, hạn chế sự xâm nhập, phát sinh, phát triển các TNXH đối với xã
hội. Những nghiên cứu này đã đóng góp không nhỏ trong việc trang bị những
hiểu biết, những kiến thức cơ bản về TNXH, góp phần tuyên truyền, giáo dục
nhân dân, đặc biệt là tầng lớp thanh thiếu niên, HS phòng chống và đấu tranh
chống TNXH; mặt khác đây cũng là những lí luận giúp các cấp quản lý đƣa ra
những điều luật, những quy định nhằm phòng chống TNXH, góp phần đảm bảo
an ninh chính trị, sức khoẻ, đạo đức và lối sống cho nhân dân.
Hiện nay TNXH đang xuất hiện len lỏi vào các lĩnh vực, các môi trƣờng,
các đối tƣợng, của xã hội và GD cũng không nằm ngoài thực trạng ấy. Tuy
nhiên các công trình kể trên hầu hết đi sâu nghiên cứu những vấn đề chung về
TNXH, rất ít công trình dành riêng cho công tác phòng chống TNXH xâm nhập
vào đời sống học đƣờng, nhất là đề cập đến thực trạng TNXH và các biện pháp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
7
quản lí của hiệu trƣởng các trƣờng THCS nhằm GD học sinh phòng ngừa các
TNXH xâm nhập vào nhà trƣờng.
Uông Bí là một thành phố non trẻ, trong những năm gần đây bên cạnh
cái đƣợc là tốc độ đô thị hoá nhanh thì thực trạng TNXH cũng đang ở mức báo
động. Công tác quản lý hoạt động giáo dục (HĐGD) học sinh nhằm phòng
chống TNXH xâm nhập vào nhà trƣờng của Hiệu trƣởng các trƣờng THCS
thành phố Uông Bí hiện nay còn gặp nhiều khó khăn, TNXH có nguy cơ xâm
nhập vào các trƣờng ngày càng cao. Một phần nguyên nhân của thực trạng trên
là do đội ngũ CBQL trƣờng THCS thành phố Uông Bí chƣa có cơ sở lí luận
cũng nhƣ chƣa đầu tƣ một cách đúng mức cho công tác này trong việc quản lý
nhà trƣờng. Đề tài của tôi là sự tiếp nối những nghiên cứu về biện pháp quản lý
HĐGD học sinh của Hiệu trƣởng các trƣờng THCS nhằm góp phần đƣa ra
những biện pháp hữu hiệu nhất trong công tác phòng ngừa TNXH xâm nhập
vào nhà trƣờng của thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.
1.2. Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý trƣờng học
1.2.1. Quản lý
Quản lý là một thuộc tính của xã hội ở mọi giai đoạn lịch sử. Đây là một
hoạt động có ý thức của con ngƣời nhằm đạt những mục đích nhất định. Ngay
từ buổi sơ khai sống bầy, đàn, quản lý đã có mầm mống xuất hiện trong lao
động, trong cuộc đấu tranh sinh tồn của loài ngƣời. Cho đến nay, hoạt động
quản lý đã phát triển, tiến tới hoàn thiện và phát huy vai trò tích cực trong đời
sống xã hội.
Vậy quản lý là gì ?
Có nhiều quan niệm khác nhau về quản lý.
Theo quan niệm truyền thống, quản lý là quá trình tác động có ý thức của
chủ thể vào một bộ máy (đối tƣợng quản lý) bằng cách vạch ra mục tiêu cho bộ
máy, tìm kiếm các biện pháp tác động để bộ máy đạt tới mục tiêu đã xác định.
Theo quan niệm hiện nay, quản lý là những hoạt động có phối hợp nhằm
định hƣớng và kiểm soát quá trình tiến tới mục tiêu.
Theo góc độ chính trị xã hội, "Quản lý đƣợc hiểu là sự kết hợp giữa tri
thức với lao động. Vận hành sự kết hợp này cần có một cơ chế quản lý phù
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
8
hợp. Cơ chế đúng, hợp lý thì xã hội phát triển, ngƣợc lại thì xã hội phát triển
chậm hoặc rối ren" [21; 40].
Theo góc độ hành động, "Quản lý đƣợc hiểu là chỉ huy, điều khiển, điều
hành" [21; 4] hay: "Quản lý là sự tác động có tổ chức, có xu hƣớng đích của
chủ thể quản lý tới đối tƣợng quản lý nhằm đạt mục tiêu đề ra" [12; 12]. Ngoài
ra, một số quan niệm về quản lý của các tác giả và tài liệu dƣới đây mới đƣợc
nhiều ngƣời chấp nhận:
Theo Đại học bách khoa toàn thƣ Liên Xô, 1977: "Quản lý là chức năng
của những hệ thống có tổ chức với những bản chất khác nhau (xã hội, sinh vật,
kỹ thuật) nó bảo toàn cấu trúc xác định của chúng, duy trì chế độ hoạt động,
thực hiện những chƣơng trình mục đích hoạt động" [14; 8].
Theo Từ điển Tiếng Việt (2005), Nxb Đà Nẵng: Quản lý là tổ chức, điều
khiển hoạt động của một đơn vị, cơ quan.
Theo Haorl Konntz “Quản lý là hoạt động thiết yếu đảm bảo sự nỗ lực
của các cá nhân nhằm đạt đƣợc các mục tiêu của tổ chức” [11; 31].
Tác giả Trần Kiểm thì cho rằng: “Quản lý là nhằm phối hợp nỗ lực của
nhiều ngƣời, sao cho mục tiêu của từng cá nhân biến thành những thành tựu
của xã hội”, “Quản lý là những tác động của chủ thể quan lý trong việc huy
động phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực trong và
ngoài tổ chức một cách tối ƣu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao
nhất” [14; 8].
Theo tácgiảTrần Quốc Thành: “Quản lý là sự tác động có ý thức của chủ
thể quản lý để chỉ huy, điều khiển, hƣớng dẫn các quá trình xã hội, hành vi và
hoạt động của con ngƣời nhằm đạt tới mục đích, đúng với ý chí nhà quản lý,
phù hợp với quy luật khách quan” [17;1].
Các định nghĩa trên có một số ý đồng nhất:
- Xét về đối tƣợng: Trong quản lý có hai đối tƣợng là chủ thể quản lý và
đối tƣợng bị quản lý trong một tổ chức đơn vị hay nhóm xã hội .
- Xét về mục đích: quản lý bao giờ cũng nhằm để đạt đƣợc một kết quả,
một mục tiêu nhất định.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
9
- Xét về phƣơng thức: quản lý là một quá trình điều khiển, phối hợp, tác
động giữa chủ thể quản lý và đối tƣợng quản lý nhằm thực hiện mục tiêu.
- Xét về điều kiện quản lý: tiến hành trong một hoàn cảnh, thời gian, với
các nguồn lực trong và ngoài tổ chức.
Từ những định nghĩa trên, ta có thể hiểu quản lý là sự điều khiển, phối
hợp, tác động của chủ thể quản lý tới đối tƣợng quản lý trong quá trình hoạt
động (lao động, học tập, nghiên cứu ) của một tổ chức, một đơn vị với các
điều kiện nhất định (không gian, thời gian, các nguồn lực, ) nhằm đạt mục
tiêu đã đặt ra.
1.2.2. Quản lý giáo dục
Nhƣ trên đã trình bày, quản lý là hoạt động có ý thức của con ngƣời
nhằm đạt mục tiêu đề ra của một tổ chức, bộ máy. Trong GD, công tác quản lý
giáo dục cũng không nằm ngoài mục đích dẫn dắt, tổ chức, chỉ đạo GD (trong
phạm vi rộng và hẹp) đạt mục tiêu của mình.
Về khái niệm “Quản lý giáo dục” cũng có nhiều định nghĩa khác nhau.
Dƣới đây là một số định nghĩa đƣợc nhiều ngƣời cho là phù hợp:
Trƣớc khi đƣa ra các định nghĩa, tác giả Trần Kiểm đã phân “quản lý
giáo dục” thành hai cấp độ: vĩ mô và vi mô. Đối với cấp vĩ mô: “Quản lý giáo
dục là hoạt động tự giác của chủ thể quản lý nhằm huy động, tổ chức, điều
phối, điều chỉnh, giám sát,… một cách có hiệu quả các nguồn lực giáo dục
(nhân lực, vật lực, tài lực) phục vụ cho mục tiêu giáo dục, đáp ứng yêu cầu phát
triển kinh tế-xã hội. Đối với cấp vi mô, quản lý giáo dục đƣợc hiểu là “Hệ
thống những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ
thống, hợp quy luật) của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, công nhân viên,
tập thể học sinh, cha mẹ học sinh và các lực lƣợng xã hội trong và ngoài nhà
trƣờng nhằm thực hiện có chất lƣợng và hiệu quả mục tiêu giáo dục của nhà
trƣờng” [14; 12].
Tác giả Nguyễn Ngọc Quang định nghĩa: “Quản lý giáo dục là hệ thống
những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý
nhằm làm cho hệ thống vận hành theo đƣờng lối nguyên lý giáo dục của Đảng,
thực hiện các tính chất của nhà trƣờng xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà tiêu điểm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
10
hội tụ là quá trình dạy học - giáo dục thế hệ trẻ, đƣa giáo dục tới mục tiêu dự
kiến, tiến lên trạng thái mới về chất.” [15; 35].
Những khái niệm trên tuy có những điểm khác nhau, nhƣng vẫn có thể
tìm ra điểm thống nhất. QLGD theo cách định nghĩa nào cũng đều hƣớng tới
mục tiêu giáo dục. QLGD theo nghĩa rộng (vĩ mô) là quản lý mọi hoạt động
liên quan đến giáo dục trong xã hội bao gồm HĐGD của bộ máy nhà nƣớc, của
các tổ chức xã hội, của hệ thống giáo dục quốc dân, của gia đình. QLGD theo
nghĩa hẹp là những tác động có mục đích, có hệ thống, có khoa học, có ý thức
của chủ thể quản lý lên đối tƣợng quản lý nhằm đƣa HĐGD của nhà trƣờng đạt
hiệu quả cao nhất.
1.2.3. Quản lý nhà trường
Trƣờng học là một tổ chức GD, là một đơn vị cấu trúc cơ sở của ngành
GD&ĐT. Nhà trƣờng cũng phải đƣợc quản lý. Vậy quản lý nhà trƣờng là gì?
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý nhà trƣờng là quản lý hệ
thống xã hội chuyên biệt, hệ thống này đòi hỏi những tác động có ý thức, có kế
hoạch và hƣớng đích của chủ thể quản lý lên tất cả các mặt của đời sống nhà
trƣờng để đảm bảo sự vận hành tối ƣu xã hội - kinh tế và tổ chức sƣ phạm của
quá trình dạy học và giáo dục thế hệ đang lớn lên” [15; 94].
Tác giả Phạm Minh Hạc định nghĩa: “Quản lý nhà trƣờng, quản lý giáo
dục là tổ chức hoạt động dạy học…Có tổ chức đƣợc hoạt động dạy học, thực
hiện đƣợc các tính chất của nhà trƣờng phổ thông Việt Nam xã hội chủ nghĩa
mới quản lý đƣợc GD, tức là cụ thể hoá đƣờng lối GD của Đảng và biến đổi
đƣờng lối đó thành hiện thực, đáp ứng yêu cầu của nhân dân, của đất nƣớc.”
Từ những định nghĩa trên ta có thể hiểu một cách chung nhất, quản lý
nhà trƣờng là những tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đối
với các nguồn lực trong và ngoài nhà trƣờng (nhân lực, vật lực, tài lực) nhằm
thúc đẩy tất cả các hoạt động của nhà trƣờng theo nguyên lý GD, tiến tới đạt
mục tiêu mà trọng tâm là đƣa hoạt động dạy và học tiến lên một trạng thái mới
về chất.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
11
1.2.4. Quản lý trường THCS
1.2.4.1. Vị trí, vai trò của bậc THCS trong hệ thống giáo dục quốc dân
Tại Điều 4, Luật giáo dục 2005 quy định: Các cấp học và trình độ đào
tạo của Hệ thống giáo dục quốc dân gồm: giáo dục mầm non có nhà trẻ và mẫu
giáo; giáo dục phổ thông có tiểu học, THCS, THPT; giáo dục nghề nghiệp có
trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề; giáo dục đại học và sau đại học đào tạo
trình độ cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ.
Nhƣ vậy, giáo dục THCS là cấp học nằm trong bậc GD phổ thông. Điều
26, mục b (Luật giáo dục 2005) cũng quy định: “Giáo dục THCS đƣợc thực
hiện trong bốn năm học, từ lớp sáu đến lớp chín. Học sinh vào học lớp sáu phải
hoàn thành chƣơng trình tiểu học, có tuổi là mƣời một tuổi.”.
Vị trí của trƣờng THCS đƣợc xác định trong Điều lệ trƣờng trung học
nhƣ sau: “Trƣờng THCS là cơ sở giáo dục của bậc trung học, bậc học nối tiếp
bậc tiểu học của hệ thống giáo dục quốc dân nhằm hoàn chỉnh học vấn phổ
thông. Trƣờng trung học có tƣ cách pháp nhân và con dấu riêng”.
Có thể nói, THCS là một cấp học quan trọng trong Hệ thống giáo dục
quốc dân. Đây là bậc học nối tiếp chƣơng trình giáo dục tiểu học và là bƣớc
chuẩn bị để HS có thể tiếp tục học lên trung học phổ thông hoặc học các trƣờng
nghề, hay đi vào đời sống lao động.
1.2.4.2. Nhiệm vụ của trường THCS
Theo Điều lệ trƣờng Phổ thông, trƣờng THCS có những nhiệm vụ và
quyền hạn nhƣ sau:
1. Tổ chức giảng dạy, học tập và hoạt động giáo dục theo chƣơng trình giáo dục
trung học do Bộ trƣởng Bộ giáo dục và đào tạo ban hành;
2. Tiếp nhận học sinh, vận động học sinh bỏ học đến trƣờng, thực hiện kế hoạch
phổ cập giáo dục THCS trong phạm vi cộng đồng theo quy định của Nhà nƣớc;
3. Quản lý giáo viên, nhân viên và học sinh;
4. Quản lý, sử dụng đất đai, trƣờng sở, trang thiết bị và tài chính theo quy định
của pháp luật;
5. Phối hợp với gia đình học sinh, tổ chức và cá nhân trong cộng đồng thực
hiện các hoạt động giáo dục;
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
12
6. Tổ chức giáo viên, nhân viên và học sinh tham gia vào các hoạt động xã hội
trong phạm vi cộng đồng;
7. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
1.2.4.3. Mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục THCS
*Mục tiêu: Điều 28, Luật giáo dục năm 2005 quy định: Giáo dục THCS
nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học;
có học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kĩ thuật và
hƣớng nghiệp để tiếp tục học ở THPT, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc
sống lao động.”
*Nội dung: Điều 28, Luật giáo dục 2005 quy định: “Giáo dục THCS phải
củng cố, phát triển những nội dung đã học ở tiểu học, bảo đảm cho học sinh có
những hiểu biết phổ thông cơ bản về tiếng Việt, toán, lịch sử dân tộc, kiến thức
khác về khoa học tự nhiên, pháp luật, tin học, ngoại ngữ; có những hiểu biết
cần thiết tối thiểu vể kĩ thuật và hƣớng nghiệp.”
*Phương pháp: Luật giáo dục 2005, Điều 28 quy định: “Phƣơng pháp
giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của
học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dƣỡng phƣơng
pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến
thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập
cho học sinh.”
1.2.4.4. Người hiệu trưởng trường THCS
Ở trƣờng THCS, Hiệu trƣởng nhà trƣờng là chủ thể quản lý. Hiệu
trƣởng là ngƣời phụ trách cao nhất, chịu trách nhiệm trƣớc Nhà nƣớc, trƣớc
nhân dân và trƣớc cấp trên trực tiếp về mọi HĐGD của nhà trƣờng. Luật Giáo
dục 2005 quy định trách nhiệm của ngƣời Hiệu trƣởng tại Điều 54 nhƣ sau:
“Hiệu trƣởng là ngƣời chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trƣờng,
do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận.”
Các Điều lệ nhà trƣờng đều có phần ghi trách nhiệm của ngƣời Hiệu
trƣởng. Trong Điều lệ trƣờng trung học, đƣợc ban hành theo quyết định số
23/2000 QĐ- BGD&ĐT ngày 11/7/2000, Điều 17 khoản 1 ghi:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
13
“Hiệu trƣởng có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a. Tổ chức bộ máy nhà trƣờng;
b. Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học;
c. Quản lý giáo viên, nhân viên, học sinh; quản lý chuyên môn; phân công
công tác, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên, nhân viên;
d. Quản lý và tổ chức giáo dục học sinh;
đ. Quản lý hành chính, tài chính, tài sản của nhà trƣờng;
e. Thực hiện chế độ chính sách của Nhà nƣớc đối với giáo viên, nhân viên,
học sinh; tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trƣờng;
g. Đƣợc theo học các lớp chuyên môn, nghiệp vụ và hƣởng các chế độ
hiện hành.” [3; 13].
Trong nhà trƣờng, Hiệu trƣởng là con chim đầu đàn, đóng vai trò quan
trọng trong việc thực hiện mục tiêu GD của nhà trƣờng. Đặc biệt, hiện nay
trong trào lƣu đổi mới GD, cải tiến phƣơng pháp quản lý và dân chủ hoá nhà
trƣờng nhằm phát huy cao độ tính tích cực của đội ngũ GV thì vai trò ngƣời
Hiệu trƣởng càng nổi bật hơn bao giờ hết .
Ngày nay, khi thế giới đang trong xu thế toàn cầu hoá, khoa học – công
nghệ - thông tin phát triển, GD đƣợc xem là quốc sách hàng đầu trong phát
triển kinh tế - xã hội thì ngƣời Hiệu trƣởng nói chung, Hiệu trƣởng trƣờng
THCS nói riêng phải có những năng lực, phẩm chất chủ yếu sau nhằm đáp ứng
những đòi hỏi mới của xã hội:
- Là GV giỏi, nhà sƣ phạm tiêu biểu, mẫu mực, nhà GD có tâm hồn, tổ
chức giỏi trong hoạt động thực tiễn, QLGD, quản lý hành chính nhà nƣớc ở
trƣờng học.
- Là ngƣời có khả năng lao động sáng tạo, ham mê nghiên cứu khoa học,
đặc biệt là khoa học giáo dục, luôn tìm tòi, cải tiến phƣơng pháp GD, giảng dạy
và quản lý nhà trƣờng.
- Là nhà hoạt động xã hội giàu kinh nghiệm, biết động viên thu hút quần
chúng và các tổ chức, ban ngành tham gia vào sự nghiệp GD.
- Là ngƣời am hiểu pháp luật và đƣờng lối giáo dục của nhà nƣớc, có
nhãn quan giáo dục để vận dụng đúng đắn vào thực tiễn giáo dục chung.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
14
- Là ngƣời có ý thức không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ, nghiệp vụ
quản lý giáo dục.
Nói một cách khái quát, ngƣời Hiệu trƣởng trong thời đại ngày nay phải
là ngƣời có đủ “Tâm, Tầm, Tài ”.
1.3. Tệ nạn xã hội và tác động của TNXH đối với sự phát triển nhân cách
học sinh THCS
1.3.1. Tệ nạn xã hội
Theo Từ điển bách khoa Công an nhân Việt Nam: “Tệ nạn xã hội là hiện
tƣợng tiêu cực có tính phổ biến, biểu hiện bằng những hành vi lệch chuẩn mực
xã hội, vi phạm đạo đức và gây hậu quả nghiêm trọng trong đời sống cộng
đồng” [18; 562].
Hiện nay các nhà khoa học đều thống nhất: TNXH là một hiện tƣợng xã
hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội có tính phổ biến, thể
hiện qua các vi phạm có tính nguyên tắc về lối sống, truyền thống văn hoá, đạo
đức, trái với thuần phong mỹ tục và những quy tắc đƣợc thể chế hoá bằng pháp
luật, gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho đời sống kinh tế, văn hoá và đạo
đức xã hội.
Trong khái niệm trên, ta thấy, hành vi thuộc tệ nạn xã hội có những đặc
điểm cơ bản sau:
- Hành vi sai lệch theo hƣớng tiêu cực so với những chuẩn mực xã hội về
luật pháp, đạo đức, lối sống, phong tục tập quán, đang đƣợc xã hội tôn trọng
và tuân theo.
- Hành vi sai lệch có tính phổ biến, lặp lại nhiều lần, không phải là hiện
tƣợng đơn lẻ, cá biệt, có xu hƣớng phát triển, lây lan nhanh chóng trong xã hội.
- Hành vi sai lệch thƣờng có nhiều chủ thể, nhiều đối tƣợng tham gia ở
các lĩnh vực của đời sống (kinh doanh, dịch vụ, văn hoá, giáo dục, )
- Hành vi thuộc tệ nạn xã hội gây ra những hậu quả nghiêm trọng, ảnh
hƣởng và tác động xấu đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội (kinh tế, chính trị,
tƣ tƣởng, tình cảm, lối sống, đạo đức, an ninh trật tự, an toàn xã hội , )
Nhƣ vậy, có thể nói TNXH là một vấn đề "nóng" của xã hội, gây những
thiệt hại không nhỏ tới mọi mặt cuộc sống. Điều này đòi hỏi mọi cấp, mọi