Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

quy định pháp luật về điều kiện hiến mô, bộ phận cơ thể sau khi chết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.38 KB, 14 trang )

Lớp N01.TL1 Bài tập nhóm tháng 1
Đặt vấn đề :
Nhu cầu về cấy, ghép mô, tạng ở nước ta ngày càng lớn nên pháp luật
đã điều chỉnh nhằm tạo hành lang pháp lý cho việc cấy, ghép mô, tạng và
tăng nguồn hiến mô, tạng trong nhân dân. Nhà nước ta đã ban hành một số
văn bản pháp luật điều chỉnh về việc hiến xác, hiến bộ phận cơ thể người mà
tiêu biểu là Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể và hiến, lấy xác năm
2006, trong đó có quy định cụ thể về điều kiện hiến xác; bộ phận cơ thể khi
còn sống cũng như điều kiện hiến mô, bộ phận cơ thể sau khi chết.Tuy
nhiên, thực tiễn thực hiện việc hiến, lấy ghép mô, bộ phận cơ thể cho thấy
pháp luật về vấn đề này còn khá nhiều điểm bất cập, đặc biệt là trong các
quy định về điều kiện hiến mô, bộ phận cơ thể sau khi chết. Chính vì vậy,
việc tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện các quy định pháp luật về điều kiện hiến
mô, bộ phận cơ thể sau khi chết có cân nhắc, tiếp thu kinh nghiệm nước
ngoài là một nhu cầu cấp thiết.
Nội dung :
I . Ba vụ việc có thật liên quan đến việc hiến xác, bộ phận cơ thể sau
khi chết
A. Tình huống 1
Ngày 29/11/2006 Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt
Nam khóa XI, kỳ họp thứ 10 đã thông qua Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận
cơ thể người và hiến, lấy xác và ngày 12/12/2006, Chủ tịch nước đã ký lệnh
công bố Luật số 20/2006/L-CTN, theo đó Luật này được xây dựng trên quan
điểm chỉ đạo như sau:
(1)Tôn trọng sự tự nguyện của người hiến, người được ghép mô, bộ
phận cơ thể người;
1
Lớp N01.TL1 Bài tập nhóm tháng 1
(2) Vì mục đích nhân đạo, chữa bệnh, giảng dạy hoặc nghiên cứu khoa
học;
(3) Không nhằm mục đích thương mại;


(4) Giữ bí mật về thông tin có liên quan đến người hiến, người được
ghép, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy
định khác;
(5) Phù hợp với hiến pháp, Bộ luật dân sự sửa đổi năm 2005 và điều
kiện kinh tế xã hội ở Việt Nam
Tuy nhiên, Luật vẫn chưa đề cập đến vấn đề tử tù tự nguyện hiến bộ phận
cơ thể, xác nhằm phục vụ lợi ích cho chữa bệnh và nghiên cứu khoa học. Vì
thế rất khó khăn cho các cơ sở y tế có thể nhận xác trong trường hợp người
có án tử hình muốn hiến xác cho y học.
Trên thế giới có một số nước đã quy định về tử tù hiến xác, ví dụ như ở
Trung Quốc, từ năm 1984 đã có quy định xác của tử tù sẽ được sử dụng
trong trường hợp không có người nhận xác hoặc gia đình tử tù chấp thuận
cho hiến xác.
Vừa qua, tháng 9/2009 cán bộ trại giam Công an Quảng Ninh đã nhận
được một lá đơn xin thi hành án và hiến xác cho khoa học của một tử tù. Đó
là Nguyễn Văn Hải sinh năm 1979 phạm tội giết người và cướp tài sản, bị
Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP Hà Nội tuyên án tử hình.
Vì trên thực tế chưa có điều luật nào quy định về vấn đề tử tù tự nguyện
xin hiến xác nên điều này thực sự đã làm cho những người quản lý trại giam
rất bối rối trước khi phê vào lá đơn đặc biệt này để gửi lên Tòa án nhân dân
tối cao. Từ đó có rất nhiều vấn đề pháp lý được đặt ra.
Như vậy, vụ án Nguyễn Văn Hải thuộc quan hệ Hình sự. Tuy nhiên,
xung quanh việc giải quyết nguyện vọng hiến xác của tử tù này lại thuộc
phạm vi điều chỉnh của Luật Dân sự. Quyền hiến xác là một quyền nhân
2
Lớp N01.TL1 Bài tập nhóm tháng 1
thân của công dân được quy định tại Điều 34 Bộ luật dân sự 1995. Luật hiến,
lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác cũng được ban hành
năm 2006 nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động hiến xác vì mục
đích chữa bệnh và nghiên cứu khoa học. Mặc dù vậy, hệ thống pháp luật của

Việt Nam về vấn đề này còn chưa rõ ràng, thiếu xót. Điển hình là việc tử tù
muốn hiến xác.
Điều 34, Bộ luật Dân sự năm 1995 quy định: “Cá nhân có quyền được
hiến xác, bộ phận cơ thể của mình sau khi chết vì mục đích chữa bệnh cho
người khác hoặc nghiên cứu khoa học”. Như vậy, chủ thể của việc hiến xác
sau khi chết là “cá nhân” chứ không phải công dân. Tử tù bị tước quyền
công dân. Tuy nhiên, tử tù là một cá nhân trong xã hội.
Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác (ban
hành năm 2006 - gọi tắt là Luật 2006) nêu rõ: “Người từ đủ 18 tuổi trở lên,
có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể của
mình khi còn sống, sau khi chết và hiến xác”. Tử tù Nguyễn Văn Hải là một
chủ thể đặc biệt, đã lĩnh mức án tử hình và hạn chế một số quyền công dân.
Thế nhưng tử tù Nguyễn Văn Hải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.
Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 1995 và Luật Hiến, lấy, ghép
mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác năm 2006 thì Nguyễn Văn Hải
hoàn toàn có quyền hiến xác vì mục đích chữa bệnh hoặc nghiên cứu khoa
học.
Tuy nhiên, sự việc còn gặp rất nhiều khó khăn về mặt pháp lý. Trên
thực tế, pháp luật Việt Nam chưa có quy định nào về việc tử tù hiến xác. Cụ
thể mắc phải một số khó khăn sau:
Theo Chỉ thị số 138/KC1 năm 1974 của Bộ Nội vụ thì xác tử tội phải
chôn ở pháp trường, thân nhân không được đem về an táng. Bộ luật Tố tụng
hình sự năm 2003 không có quy định nào về việc cho phép thân nhân nhận
3
Lớp N01.TL1 Bài tập nhóm tháng 1
lại xác; đến nay, Chỉ thị trên vẫn còn hiệu lực và cản trở quyền được hiến
xác của tử tù.
Thủ tục để tử tù Nguyễn Văn Hải hiến xác cũng hết sức phức tạp.
Chúng ta chỉ xét trường hợp tử tù hiến xác sau khi chết. Bộ luật Tố tụng
hình sự quy định hình thức thi hành án tử hình duy nhất là bắn. Các văn bản

dưới luật hướng dẫn việc xử bắn sẽ được thực hiện bằng đội hành quyết, bắn
một loạt đạn, tiếp đó đội trưởng thi hành án thực hiện phát súng ân huệ.
Theo quy trình ấy, thi thể tử tù sẽ bị bắn thủng nhiều và về mặt y tế thì khó
có thể tìm thấy bộ phận cơ thể nào còn nguyên vẹn, đủ giá trị để hiến, ghép.
Điều 25 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác
năm 2006 quy định: “Người đã hiến bộ phận cơ thể ở người sau khi chết,
hiến xác được truy tặng Kỷ niệm chương vì sức khỏe nhân dân theo quy
định của Bộ trưởng Bộ Y tế”. Vậy tử tù có được truy tặng Ký niệm chương
theo quy định của pháp luật không?
Hiện tại chưa có quy định nào của pháp luật về việc tử tù hiến xác và
việc tử tù hiến xác còn gặp rất nhiều cản trở về mặt pháp lý. Tuy nhiên, việc
tử tù xin hiến xác là một hành vi thể hiện tinh thần nhân đạo. Đây là nguyện
vọng cuối cùng của một người sắp chết. Hơn nữa, nguyện vọng đó là vì sự
phát triển của cộng đồng. Hiện tại, Học viện Quân y đang cần một quả tim
thật, còn khỏe mạnh để thực hiện ca ghép tim đàu tiên của Việt Nam. Điều
này sẽ mở ra cơ hội chữa trị cho các bệnh nhân suy tim ở nước ta. Hơn nữa
nguồn mô, tạng phục vụ cho chữa bệnh và nghiên cứu khoa học ở nước ta
còn thiếu rất nhiều.
Từ đó nhóm em xin đưa ra một số quan điểm như sau :
4
Lớp N01.TL1 Bài tập nhóm tháng 1
Trong Bộ luật dân sự và Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người
và hiến, lấy xác cần có những quy định cụ thể về việc hiến xác của tử tù. Cụ
thể như trong quy định về điều kiện để tử tù hiến xác vẫn nên chấp nhận vấn
đề tử tù tự nguyện hiến xác, hiến bộ phận trên cơ thể trong trường hợp người
đó thỏa mãn điều kiện về tuổi là từ đủ 18 tuổi và có năng lực hành vi dân sự
đầy đủ.
Đồng thời trong một số luật liên quan như Luật thi hành án Hình sự và
luật tố tụng hình sự thì cần đề xem xét đến hình thức hành quyết tử tù.
Chẳng hạn có thể thay đổi hình thức thi hành án tử hình thay bằng bắn có thể

tiêm thuốc độc hay chỉ bắn một phat súng duy nhất vào đầu hay nên xem xét
việc bãi bỏ quy định không cho mang xác tù nhân ra khỏi pháp trường (tức
là xác phải chôn trong pháp trường) … tuy nhiên đây là một vấn đề nhạy
cảm nên cần phải có sự cân nhắc thận trọng.
Từ những cơ sở đó thiết nghĩ các nhà làm luật cần nghiên cứu quy định
cụ thể về điều kiện và trình tự, thủ tục cho phép người bị tuyên tử hình có
quyền hiến xác, bộ phận cơ thể của mình sau khi chết, đây là một việc làm
rất nhân văn và mang tính nhân đạo sâu sắc.
B. Tình huống 2
Ông Nguyễn Văn Quỳnh, sinh năm 1937, tại Hải Hậu, Nam Định, là
một người đã gửi thư đến trường đại học Y Hà Nội xin được hiến xác sau
khi chết mà không cho con cháu biết việc mình làm. Trong thư ông có viết:
“ Tôi già rồi, chẳng biết sống chết thế nào. Khi quyết định hiến xác, tôi
không có yêu cần gì hết. Chỉ có một điều lo lắng là khi có chuyện gì xẩy ra
liệu con cháu có kịp thời báo đến bệnh viện để cơ thể mình vấn còn có ích
5

×