Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

tình hình kinh doanh xuất khẩu bia huda tại công ty tnhh bia huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.79 KB, 20 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Trên thị trường đồ uống Việt Nam, công ty TNHH Bia Huế là một trong
những đơn vị dẫn đầu về lượng bia sản xuất đáp ứng thị trường trong nước và xuất
khẩu. Với lịch sử phát triển hơn 20 năm, chất lượng cao và giá thành vừa phải, nhãn
hiệu Bia Huda của Công ty TNHH Bia Huế đã chinh phục được người tiêu dùng
trong và ngoài nước. Trong bối cảnh hiện tại khi Việt Nam đã gia nhập ASEAN,
WTO, các hàng rào thuế quan đối với hàng nhập khẩu đã được các nước cắt giảm,
công ty TNHH Bia Huế đã nắm lấy cơ hội, chủ trương đẩy mạnh xuất khẩu, trở
thành một trong những công ty đầu tiên của Việt Nam xuất khẩu sản phẩm sang Mỹ
và các nước khác với thuế suất ưu đãi 0%.
Qua quá trình thực tập tại bộ phận bán hàng của công ty và kết hợp với
những kiến thức đã được học tại trường, tôi chọn đề tài thu hoạch thực tập giữa
khóa là “Tình hình kinh doanh xuất khẩu bia Huda tại công ty TNHH Bia Huế”. Đề
tài sẽ tập trung vào phân tích thực trạng, những thuận lợi và khó khăn trong hoạt
động kinh doanh xuất khẩu bia Huda của công ty, trên cơ sở đó đề xuất một số giải
pháp tăng cường hiệu quả xuất khẩu. Theo đó, kết cấu đề tài gồm 3 phần:
I. Giới thiệu về công ty TNHH Bia Huế
II. Thực trạng xuất khấu bia Huda của công ty TNHH Bia Huế
III. Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu bia Huda của công ty TNHH Bia Huế.
Trong quá trình thực tập và hoàn thành báo cáo thực tập này, tôi đã nhận
được sự quan tâm, tạo điều kiện của Ban Giám đốc công ty TNHH Bia Huế và sự
nhiệt tình giúp đỡ của các anh chị nhân viên. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành
đến sự quan tâm của mọi người trong thời gian qua.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến giáo viên hướng dẫn của mình đã
luôn theo sát tận tình hướng dẫn để tôi có thể hoàn thành kỳ thực tập cũng như hoàn
thành thu hoạch thực tập này.
Cuối cùng, vì hạn chế về thời gian trong quá trình thực hiện và sự non nớt về
kinh nghiệm của người viết, đề tài không tránh khỏi những hạn chế nhất định, tôi rất
mong nhận được những góp ý quí giá của quý thầy cô và quý doanh nghiệp để đề
tài có thể hoàn chỉnh thiết thực hơn.
1


Chương 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH BIA HUẾ
I. Quá trình hình thành và phát triển
1. Thông tin chung về công ty
- Tên công ty: Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Bia Huế
- Tên tiếng Anh: Hue Beverage LTD
- Trụ sở chính: 243 Nguyễn Sinh Cung, thành phố Huế
- Điện thoại: (054) 3850164 – (054) 3850165
- Fax: (054) 3850171
- Website: www.huda.com.vn
- Email:
2. Quá trình hình thành phát triển
- Ngày 20/10/1990, Nhà máy Bia Huế được thành lập theo Quyết định số 402
QĐ/UB của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế với hình thức xí nghiệp liên doanh có
vốn góp từ các đơn vị quốc doanh và ngoài quốc doanh trong tỉnh và vay vốn
ngân hàng. Số vốn đầu tư ban đầu của công ty là 2,4 triệu USD với công suất ban
đầu là 3 triệu lít/ năm.
- Năm 1994, Nhà máy tiến hành liên doanh với hãng bia Tuborg International
(TIAS) và quỹ công nghiệp Đan Mạch dành cho các nước phát triển (IFU) tại giấy
phép số 835/GP ngày 6/4/1994 với tỷ lệ góp vốn Việt Nam 50%, Đan Mạch 50%.
Từ đây, Nhà máy Bia Huế chính thức mang tên Công ty TNHH Bia Huế.
- Năm 2007, sản lượng công ty đạt 108 triệu lít/năm, công ty cũng khởi công
giai đoạn 1 xây dựng nhà máy mới tại Phú Bài Huế. Năm 2009, sản lượng công ty
đạt 160 triệu lít/năm. Hiện sản phẩm của công ty đã được tiêu thụ ở các Tỉnh phía
Bắc như: Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An…và các Tỉnh phía Nam như:
Đà Nẵng, Bình Thuận, Nha Trang, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Lạt,… và ở 23 tiểu
bang của Mỹ, Canada, Pháp, Tây Ban Nha, Lào…
3. Các thành tựu đạt được: (KHÔNG CÓ DẤU HAI CHẤM)
Công ty Bia Huế đã được ghi nhận bởi những phần thưởng cao quý mà Đảng và
Nhà nước trao tặng: Huân chương lao động hạng nhất, bằng khen của Thủ tướng
2

chính phủ trao tặng, bằng khen của Liên đoàn Lao Động Việt Nam trao
tặng… Ngoài ra công ty cũng được trao tặng những giải thưởng uy tín trong nước,
được người tiêu dùng tín nhiệm như: Giải thưởng sao vàng Đất Việt, giải thưởng
“Vì sự phát triển cộng đồng”, nhiều năm liền được KH bình chọn hàng VN chất
lượng cao, giải thưởng chất lượng vàng…. Công ty cũng được xếp hạng top 100
thương hiệu Việt Nam ưa chuộng nhất.
II. Chức năng, cơ cấu tổ chức, tình hình lao động
1. Chức năng
- Công ty TNHH Bia Huế là một đơn vị liên doanh, chức năng chủ yếu của
công ty là sản xuất và tiêu thụ bia ở thị trường trong nước và xuất khẩu. Bên cạnh
đó, công ty cũng trở thành đại lý phân phối chính thức bia Carlsberg tại khu vực
miền Trung Việt Nam.
- Công ty phấn đấu đạt sản lượng 200 triệu lít/ năm trong năm 2010. (ĐÂY
KHÔNG PHẢI LÀ CHỨC NĂNG)
2. Cơ cấu tổ chức
2.1. Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Bia Huế
Hiện nay Công ty TNHH Bia Huế có 547 nhân viên với cơ cấu tổ chức như sau:
- Hội đồng quản trị
- Ban giám đốc: Tổng giám đốc và phó tổng giám đốc
- Hai phòng chức năng là Nhân Sự và Hành chính và Kế Toán
- Bộ phận chuyên môn gồm: bộ phận kỹ thuật , thí nghiệm, nấu, lên men, chiết,
cơ điện, vật tư, kho, bộ phận bán hàng và tiếp thị
Đứng đầu công ty TNHH Bia Huế là Hội đồng quản trị nhiệm kỳ 5 năm do đại
hội cổ đông bầu ra. Tổng Giám Đốc là thành viên của Hội đồng quản trị, do Hội
đồng quản trị bầu ra và được UBND Tỉnh chuẩn y. Tổng Giám Đốc của Công ty
hiện nay là ông Nguyễn Mậu Chi, là người chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản
trị về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và chịu trách nhiệm trước Nhà nước về
việc sản xuất kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký và đúng quy định của
3
pháp luật hiện hành. Dưới Tổng giám đốc là 3 Giám đốc (Giám đốc tài chính, Giám

đốc kỹ thuật, Giám đốc nhân sự) và Phó tổng Giám đốc (quản lí Giám đốc tiếp thị
tiêu thụ) có nhiệm vụ tham mưu cho Tổng Giám Đốc trong việc chỉ đạo, điều hành
hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Ghi chú: Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng
Sơ đồ 1.1. Mô hình tổ chức bộ máy tại công ty TNHH Bia Huế
(Nguồn: “Báo cáo tình hình tổ chức nhân sự Công ty TNHH Bia Huế năm 2009”
2.2. Giới thiệu bộ phận bán hàng
Hội Đồng Quản Trị
Tổng Giám Đốc
Phó Tổng GĐ
Phòng tổ
Chức Hành
Chính
Giám Đốc
Tài Chính
Giám Đốc
Kỹ Thuật
Giám Đốc Tiếp
Thị và tiêu thụ
Bộ
phận
nhân sự
Bộ
phận
hành
chính
Phòng
Kế
Toán
Tài

Chính
Phòng
Kế
Hoạch
Vật Tư
Bộ
phận
bán
hàng
Bộ
phận
tiếp thị
P.X
Chiết
P.X
Nấu
P.X
Lên
Men
P.X

Điện
P. Thí
Nghiệm
Kho
4
Bộ phận bán hàng trực thuộc sự quản lí của Giám đốc tiếp thị và tiêu thụ. Bộ
phận bán hàng có nhiệm vụ tìm kiếm khách hàng, tiếp nhận yêu cầu từ khách hàng
và giải quyết các đơn hàng thực hiện việc tiếp xúc, tư vấn khách hàng đến liên lạc
với công ty cung cấp dịch vụ soạn thảo hợp đồng, giao hàng, thanh toán và giải

quyết các vấn đề phát sinh liên quan.
Hiện tại số lượng nhân viên của bộ phận bán hàng là 73 người. Để hoạt động
hiệu quả, công việc được phân chia thành nhiều mảng như bán hàng nội địa (địa bàn
trong tỉnh, ngoại tỉnh) và xuất khẩu … Trong đó, số lượng nhân viên phụ trách
mảng xuất khẩu có 3 người, tuỳ thuộc vào nhu cầu của khách hàng mà số lượng đơn
hàng thay đổi theo thời gian. Trung bình một tháng, bộ phận bán hàng tiếp nhận từ
4-5 yêu cầu đặt hàng xuất khẩu. Mỗi nhân viên, sau khi tiếp nhận đơn hàng sẽ phụ
trách theo dõi đơn hàng từ những khâu đầu tiên đến lúc giao hàng và thanh toán.
Trong quá trình làm việc, nhân viên có thể tương tác với một số bộ phận khác như
phòng kế toán, xưởng sản xuất…Hoặc nhân viên bộ phận bán hàng có thể liên lạc
với các tổ chức ngoài công ty như những đơn vị giao nhận vận tải trong công tác
vận chuyển hàng hoá và khai hải quan, công ty bảo hiểm khi giao hàng với điều
kiện CFR hoặc CIF và các cơ quan chính phủ như Bộ Công Thương trong trường
hợp cần xin giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O) khi xuất hàng sang những khu
vực được hưởng ưu đãi về thuế quan.
3. Tình hình lao động
Lao động là một trong những nguồn lực quan trọng đối với doanh nghiệp, đặc
biệt là doanh nghiệp sản xuất. Tình hình lao động của Công ty TNHH Bia Huế được
thể hiện qua bảng sau:
Bảng 1.1. Cơ cấu lao động của công ty TNHH Bia Huế
Đơn vị: người
Chỉ tiêu
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Số
lượng
%
Số
lượng
% Số lượng %
Tổng số lao động 497 100 534 100 547 100

1. Theo giới tính:
Nam 389 78,3 411 77,0 420 78,6
Nữ 108 21,7 123 23,0 127 21,4
5
2. Theo trình độ văn hoá:
Đại học, trên Đại học 162 32,6 178 33,3 180 34,4
Cao đẳng, trung cấp 131 26,3 142 26,6 145 27,6
Công nhân 204 41,1 214 40,1 222 38,0
3. Theo tính chất công việc:
Lao động trực tiếp 286 57,5 298 55,8 303 55,4
Lao động gián tiếp 211 42,5 236 44,2 244 44,6
(Nguồn: Báo cáo tình hình nhân sự Công ty TNHH Bia Huế năm 2007-2009)
Xét bảng 1.1, ta thấy tình hình lao động của công ty TNHH Bia Huế biến động
không nhiều, tổng số lao động trong công ty qua 3 năm trở lại đây dao động ở mức
497-547 người. Tỷ lệ lao động trực tiếp và lao động gián tiếp là tương đương nhau,
tuy nhiên trong 2 năm trở lại đây, do công ty đã đầu tư thêm nhiều loại máy móc, áp
dụng nhiều kỹ thuật mới và sản xuất nên tỷ lệ lao động gián tiếp có xu hướng tăng
nhanh hơn so với lao động trực tiếp. Tỷ lệ lao động là nam giới vẫn chiếm số đông
với 78,6% trong năm 2009 do đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty là sản
xuất tiêu thụ các loại bia nên đòi hỏi những người lao động có sức khỏe tốt trong
các khâu sản xuất chế biến, vận chuyển và tiêu thụ. Tỷ trọng lực lượng lao động có
trình độ Cao đẳng, Đại học có xu hướng tăng dần, chiếm gần 62% (2009) cho thấy
công ty đang chú trọng đến công tác đào tạo, tuyển dụng nhân viên có trình độ
nghiệp vụ. Đây là một trong những yếu tố giúp công ty trẻ hóa và năng động hóa bộ
máy làm việc của mình, đáp ứng được yêu cầu của công việc ngày càng tăng cao.
III. Khái quát tình hình kinh doanh của Công ty TNHH Bia Huế
1. Cơ cấu sản phẩm
Công ty TNHH Bia Huế hiện đang sản xuất và phân phối 4 loại bia chính là
Hue Beer, Huda Beer chai và lon, Bia Gold Huda, Bia Carlsberg (chỉ phân phối ra
thị trường chứ không sản xuất). Sản phẩm của công ty phục vụ cho nhiều nhóm đối

tượng khách hàng, từ cao cấp (Festival, Hue Beer), trung lưu (Huda Beer) và bình
dân (bia hơi Huda)…. Hiện tại sản phẩm chủ yếu của công ty được khách hàng ưa
chuộng trên các thị trường là bia Huda (chai và lon). Đây là loại bia bình dân, giá cả
vừa phải, là loại bia có số lượng tiêu thụ lớn nhất.
6
- Hue Beer: là sản phẩm được sản xuất dành cho xuất khẩu, đặc biệt là thị
trường Mỹ và đã được đăng kí nhãn hiệu tại Mỹ.
- Bia Festival: là loại sản phẩm cao cấp của công ty, ra đời để phục vụ cho các
kì Festival quốc tế tổ chức tại Huế từ năm 2000.
- Bia Huda Extra: là loại bia Huda có độ cồn thực phẩm cao đạt 5% là dòng sản
phẩm bia cao cấp mới ra mắt thị trường.
- Bia Huda (nhãn xanh trắng): là sản phẩm chính, chiếm 80% tổng sản phẩm
sản xuất của Công ty, được phân phối ở thị trường trong nước và xuất khẩu sang các
nước châu Á trong khu vực.
- Bia Carlsberg: năm 2008, tập đoàn bia Carlsberg đã chính thức giao thị trường
miền trung cho Công ty TNHH Bia Huế đảm trách. Đây là dòng sản phẩm cao cấp,
thể hiện cá tính và đẳng cấp của những người thành đạt.
Bảng 1.2. Đặc điểm sản phẩm của Công ty TNHH Bia Huế
STT Tên sản phẩm Hình thức Quy cách (lít)
Số lượng chai
(lon)/két
(thùng)
1 Huda 50cl Exp Chai 0,5 20
2 Huda 50cl Chai 0,5 20
3 Huda 37,5cl Chai 0,375 24
4 Hue beer 37,5cl Chai 0,375 24
5 Hue beer 37,5cl Exp Chai 0,375 24
6 Hue beer 50cl Exp Chai 0,5 20
7 Huda can 33cl Lon 0,33 24
8 Huda can 33cl Lon 0,33 12

9 Huda can 33cl Exp Lon 0,33 24
10 Festival 33cl Chai 0,33 24
11 Festival can 33cl Lon 0,33 24
12 Bia tươi Lít
13 Carlsberg Chai 0,33 24
(Nguồn: Báo cáo Kết quả kinh doanh công ty TNHH Bia Huế năm 2009)
2. Doanh thu
Doanh thu là một trong những yếu tố căn bản nhất để đánh giá tình hình sản
xuất kinh doanh của một công ty. Để có cái nhìn rõ ràng hơn về tình hình hoạt động
kinh doanh của công ty, tôi xin phân tích các chỉ tiêu trên bảng Báo cáo kết quả hoạt
7
động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Bia Huế qua các năm 2007-2009 .
Các chỉ tiêu được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 1.3. Kết quả hoạt động Sản xuất kinh doanh Công ty TNHH Bia Huế
năm 2007-2009
Đơn vị: Triệu đồng
(Nguồn: Báo cáo Kết quả kinh doanh Công ty TNHH Bia Huế năm 2007-2009)
Xét bảng 1.3, ta thấy doanh thu 3 năm trở lại đây của công ty ở mức cao trong
năm 2009 đạt 1.665,606 tỉ đồng tăng đến 29,15% so với năm 2008 và 57,2% so với
năm 2007. Doanh thu thuần có xu hướng tăng đều và nhanh từ mức 665,847 tỉ đồng
trong năm 2007 đã tăng lên đạt 759,253 tỉ đồng trong năm 2008 và 974,325 tỉ đồng
trong năm 2009 (tăng 28,33% so với năm 2008). Đạt được điều này là kết quả của
việc mở rộng xuất khẩu sản phẩm chủ lực bia Huda ở thị trường các nước Châu Á
tiềm năng, tăng cường tổ chức các chương trình khuyến mãi, giới thiệu sản phẩm
đến các thị trường trong và ngoài nước trong năm 2008, nâng cao hệ thống đại lý
phân phối bia trong nước, đặc biệt khu vực miền Trung và Tây Nguyên.
3. Chi phí
CHỈ TIÊU

2008

2009 SO
SÁNH
2009/
2007
%
1.Tổng doanh thu 1.059.535 1.289.700 1.665.606 29,15
2. Các khoản giảm trừ 393.688 530.447 691.281 30,32
3. Doanh thu thuần 665.847 759.253 974.325 28,33
4. Giá vốn hàng bán 328.984 416.329 543.027 30,43
5. Lợi nhuận gộp 336.862 342.924 431.298 25,77
6. Doanh thu tài chính 19.963 9.132 11.21 22,76
7. Chi phí tài chính 2.376 5.08 4.862 -4,29
8. Chi phí bán hàng 89.379 114.589 153.988 34,38
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 27.758 32.56 42.297 29,9
10. Lợi nhuận thuần từ HĐKD 237.311 199.828 241.362 20,78
11. Thu nhập khác 4.968 199 460 131,16
12.Chi phí khác 9.404 38.087 4.083 -89,28
13. Lợi nhuận trước thuế 232.876 161.939 237.739 46,81
14. Chi phí thuế TNDN hiện hành 67.345 36.549 40.441 10,65
15. Lợi nhuận sau thuế TNDN 165.530 125.39 197.298 57,35
8
Dựa vào bảng 1.3, ta thấy chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
trong 3 năm trở lại đây tăng mạnh. Chi phí bán hàng năm 2009 đạt mức 153,988 tỉ
đồng tăng 34,38% so với năm 2008 và tăng 72,2% so với năm 2007. Chi phí quản
lý doanh nghiệp năm 2009 là 42,297 tỉ đồng tăng 29,9% so với năm 2008 và tăng
52,3% so với năm 2007. Giải thích cho những khoản chi phí tăng cao này là do
trong năm 2008, cạnh tranh trong thị trường bia Việt Nam tăng cao, công ty phải
thực hiện các chương trình khuyến mãi lớn, chi tiêu nhiều cho công tác thúc đẩy
bán hàng mà chủ yếu là các khoản chi phí phân phối, chi phí cho công tác
marketing nhãn hiệu, chi quảng cáo trên các phương tiện truyền thông như TV,

radio, báo chí, internet… cùng các khoản bia khuyến mãi, hàng quảng cáo, giải
thưởng trong các chiến dịch mùa Festival, lễ tết. Ngoài ra, do giá thành nguyên vật
liệu đầu vào tăng cao và việc công ty bắt đầu đưa vào sử dụng toàn công suất Nhà
máy sản xuất bia ở Phú Bài cũng khiến chi phí bán hàng và quản lí của công ty
trong 3 năm trở lại đây tăng cao.
4. Lợi nhuận
Dựa vào bảng 1.3, ta thấy lợi nhuận sau thuế của công ty trong năm 2008 giảm
24,2% so với năm 2007, lí giải cho điều này do sự tăng cao của chi phí bán hàng
trong năm 2008. Tuy nhiên, nhờ hiệu quả của những chương trình khuyến mãi công
ty đã thực hiện tăng doanh số bán hàng năm 2009 tăng cao khiến lợi nhuận trong
năm 2009 đạt 197,298 tỉ đồng tăng đến 57,35% so với năm 2008. Nhìn chung trong
3 năm trở lại đây, lợi nhuận của công ty TNHH Bia Huế đạt ở mức cao, có xu hướg
tăng lên mỗi năm, mức lợi nhuận gộp đạt trên 300 tỉ đồng/ năm, lợi nhuận sau thuế
đạt trên 100 tỉ đồng/năm, điều này đã phản ánh tình hình kinh doanh tốt của công ty.
IV. Vị thế cạnh tranh của công ty trên thị trường
Công ty TNHH Bia Huế là một trong bốn công ty dẫn đầu ngành bia Việt Nam
cùng với Tổng công ty Bia Sài Gòn, Tổng công ty Bia Hà Nội và Nhà máy bia Việt
Nam. Về thị phần tuy công ty chỉ chiếm 5%-6% tổng cả nước nhưng công ty cũng
phát triển theo xu hướng chung của ngành bia. Với sự đa dạng về chủng loại, giá
thành sản phẩm vừa phải từ 6000-20000 VND/sp nhắm đến các đối tượng khách
9
hàng từ cao cấp đến trung lưu, công ty TNHH Bia Huế đang dần mở rộng thị trường
trong nước và từng bước chiếm lĩnh thị trường nước ngoài.
Chương 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU BIA CỦA CÔNG TY TNHH BIA
HUẾ
I. Tình hình kinh doanh xuất khẩu bia của công ty TNHH Bia Huế
1. Kim ngạch xuất khẩu
Tận dụng cơ hội khi Việt Nam gia nhập ASEAN và bình thường hóa quan hệ
Việt Mỹ, công ty TNHH Bia Huế đã trở thành một trong những công ty đầu tiên của
Việt Nam xuất khẩu sản phẩm sang các nước khác với thuế suất ưu đãi là 0%.

Bia Huda là sản phẩm tiêu thụ trong nước và xuất khẩu chính của công ty,
chiếm 80% tổng sản phẩm sản xuất và 7% tổng doanh thu của công ty (2009).
Bảng 2.1. Kim ngạch xuất khẩu bia Huda giai đoạn 2007-2009
Đơn vị: USD
2005 2006 2007 2008 2009
Kim ngạch xuất khẩu 190.097 500.840 1.093.000 1.177.000 1.199.000
(Nguồn: Báo cáo tình hình xuất nhập khẩu bia Huda các năm 2007-2009)
Dựa vào bảng, ta thấy kim ngạch xuất khẩu bia Huda của công ty trong những
năm vừa qua liên tục tăng và ổn định, hiện đã đạt ở mức trên 1 triệu USD. Tuy
nhiên, so với tổng doanh thu của toàn công ty thì kim ngạch xuất khẩu vẫn còn
tương đối thấp. Điều này cho thấy hoạt động xuất khẩu dù được chú trọng từ rất
sớm nhưng doanh thu chính của công ty vẫn là do tiêu thụ sản phẩm bia Huda trong
nước mang lại. Mức tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu trong năm 2007 đạt ở
mức cao nhất, tăng 21,83% so với năm 2006. Lí giải cho điều này là do sự chuyển
dịch trong cơ cấu thị trường xuất khẩu của công ty, bắt đầu chú trọng đến thị trường
các nước châu Á trong khu vực, đặc biệt là Indonesia.
2. Cơ cấu thị trường
Từ năm 1994, công ty đã xuất khẩu bia Huda sang các thị trường lớn như Mỹ,
Anh, Canada. Đây là những thị trường khó tính nhưng khi xuất khẩu được sản phẩm
10
sang các thị trường này sẽ tăng được uy tín và khẳng định được thương hiệu của
công ty. Thời gian gần đây, công ty chuyển hướng chú trọng xuất khẩu sang các thị
trường gần như khu vực các nước ASEAN vốn có nhiều điểm tương đồng trong văn
hóa ẩm thực, các nước có cùng biên giới lãnh thổ (Lào, Campuchia). Đối với các
nước Lào, Campuchia, công ty không bán hàng theo đơn hàng mà bán qua các đại
lý ở chợ đầu mối Lao Bảo, sau đó sản phẩm bia Huda của công ty sẽ theo các
đường tiểu ngạch thâm nhập vào nước bạn nên doanh thu ở hai thị trường này
không cao và không tính vào doanh thu xuất khẩu của công ty trong thời gian này.
Bảng 2.2. Doanh thu thị trường xuất khẩu bia Huda giai đoạn 2000-2009
Đơn vị: USD

TT Năm Mỹ Canada Anh Australia Indonesia Cộng
1 2000 11.000 11.000 11.000 - - 33.000
2 2001 33.013 27.709 10.053 - - 70.775
3 2002 17.084 16.500 8.083 - - 41.667
4 2003 18.638 16.170 45.751 - - 80.559
5 2004 19.210 32.010 16.166 14.520 81.906
6 2005 19.210 16.500 27.060 15.180 112.147 190.097
7 2006 8.732 22.388 38.670 7.776 423.274 500.840
8 2007 47.050 18.820 18.820 8.710 1.000.000 1.093.400
9 2008 46.200 19.275 21.760 8.000 1.120.315 1.177.000
10 2009 49.670 21.930 20.360 10.746 1.158.506 1.199.000
Tổng cộng 264.810 196.144 214.218 61.531 3.671.541 4.468.244
Tỷ trọng 5,9% 4,4% 4,8% 1,4% 82,2% 100%
(Nguồn: “Báo cáo tình hình xuất khẩu Công ty TNHH Bia Huế các năm 2000-2009)
Qua số liệu từ bảng, ta thấy tổng doanh thu từ các thị trường đạt 2.094.620 USD
trong giai đoạn 2000-2009, đây vẫn là con số khiêm tốn so với tiềm lực của công ty.
Mặc dù sản phẩm bia Huda đã được xuất khẩu sang những thị trường lớn như Mỹ từ
đầu năm 1994 nhưng doanh thu tại thị trường này vẫn không cao 49.670USD
(2009) do hoạt động xuất khẩu của công ty còn thụ động, chờ đơn đặt hàng của các
bạn hàng quen thuộc mà chưa có các biện pháp xúc tiến thương mại mạnh mẽ tự tìm
lấy những đối tác nhập khẩu mới.
Thị trường Indonesia tuy chỉ mới được chú trọng phát triển trong năm 2005 trở
lại đây nhưng giá trị thị trường đạt mức cao. Năm 2007,có thể nói là năm thành
công khi doanh thu tại thị trường xuất khẩu tại thị trường Indonesia đạt mức
11
1.093.400 USD và giữ nguyên mức cao ở những năm sau đó. Tổng doanh thu đạt
3.671.541 USD trong giai đoạn 2000-2009 chiếm 82,2% cơ cấu thị trường xuất
khẩu của công ty. Giải thích cho nhu cầu bia tăng vọt ở thị trường Indonessia là do
quốc gia này có cùng khí hậu nóng ẩm như ở nước ta, gu tiêu dùng cũng tương tự
do đó sản phẩm bia Huda dễ dàng thâm nhập và chiếm được cảm tình của người

tiêu dùng. Ngoài ra tại các thị trường khác, mặc dù doanh thu xuất khẩu thu về đều
đặn nhưng tỷ trọng không cao lắm, vẫn chỉ dừng lại ở mức nhỏ từ 1,4%-5,9% tổng
cơ cấu các thị trường xuất khẩu của công ty.
3. Phương thức tổ chức kinh doanh, phân phối xuất khẩu
Trong những năm gần đây, Công ty TNHH Bia Huế chủ yếu áp dụng phương
thức kinh doanh xuất khẩu tự doanh. Đây là hình thức kinh doanh có tỷ trọng ngày
càng tăng trong tổng doanh thu hàng năm. Tuy nhiên, công ty thực hiện phương
thức này khá thụ động, Công ty chỉ tìm nguồn cung ứng khi có đơn đặt hàng từ phía
nước ngoài chứ không chủ động tìm kiếm bạn hàng. Khối lượng hàng hóa giao dịch
theo phương thức này không nhiều và không ổn định.
Sản phẩm Bia Huda xuất khẩu của Công ty TNHH Bia Huế chủ yếu phục vụ
cho khách quen và giữ thị trường chứ chưa có chiến lược quảng bá, bành trướng,
phát triển thị trường. Do đặc điểm đó nên để phát triển một thị trường tiêu thụ mới
thì công ty thường liên hệ thông qua văn phòng đại diện của các công ty nhập khẩu
ở nước ngoài đặt tại Việt Nam hoặc các thương nhân kinh doanh có đầy đủ tư cách
pháp nhân để tìm hiểu nhu cầu tiêu thụ bia và sở thích của người tiêu dùng tại các
vùng, thành phố, quốc gia mà công ty nhắm tới. Sau đó nếu phía nước ngoài tiếp
nhận làm đại lý tiêu thụ cho công ty thì sẽ đi đến gặp gỡ, đàm phán và ký kết hợp
đồng xuất khẩu, với giá bán của các đại lý tại mỗi nước sẽ khác nhau tùy theo mức
thu nhập của người dân, sự tăng trưởng kinh tế của quốc gia đó sao cho phù hợp với
nhu cầu tiêu dùng trung bình của người dân nhưng vẫn theo một giới hạn mà công
ty đã quy định cho từng đại lý khác nhau.
Tóm lại, công ty TNHH Bia Huế phân phối xuất khẩu qua 2 cấp: các nhà bán sỉ
và các công ty trực tiếp tiêu thụ sản phẩm. Việc phân phối sản phẩm bia Huda qua
tay hệ thống các nhà bán buôn sẽ dẫn đến việc đội giá của sản phẩm, tuy nhiên đây
12
là việc không thể tránh khỏi do công ty bia Huế chưa có đại lý tại thị trường các
nước xuất khẩu.
4. Phương thức marketing xuất khẩu
Do phương thức tổ chức xuất khẩu của công ty TNHH Bia Huế là thông qua các

văn phòng đại diện của công ty nhập khẩu ở Việt Nam để đề nghị làm đại lý nhập
khẩu cho công ty nên hoạt động marketing xuất khẩu của công ty gần như rất ít và
giản đơn. Công ty tham gia các hội chợ thương mại quốc tế hàng năm tại Việt Nam
và nước ngoài như tại Anh, Mỹ… Các hoạt động giới thiệu sản phẩm đến với các
đối tác tiềm năng là nhà bán sỉ và đại lý phân phối được thực hiện thông qua các
thông tin trên website chính thức của công ty, các banner quảng cáo trên các
website thương mại nước ngoài. Các hoạt động giới thiệu sản phẩm, ra mắt sản
phẩm tại các nước nhập khẩu, Công ty không tham gia mà giao toàn bộ cho các nhà
bán sỉ và đại lý nhập khẩu thực hiện tùy theo chiến lược của họ. Hình thức xuất
khẩu tự doanh, mua đứt bán đoạn này đã làm giảm cơ hội của công ty trong vấn đề
tiếp xúc với người tiêu dùng, quảng bá hình ảnh và chất lượng đến người tiêu dùng
và cũng phần nào hạn chế cơ hội để các đối tác tiềm năng có nhu cầu nhập khẩu đến
với công ty.
5. Tình hình ký kết và thực hiện hợp đồng
Công ty TNHH Bia Huế đang thực hiện hình thức đàm phán trực tiếp và ký kết
trực tiếp hợp đồng xuất khẩu với khách hàng là các nhà nhập khẩu theo hợp đồng
trong một năm. Sau đó, hàng tháng khi cần xuất khẩu có thể thông qua văn phòng
đại diện của các công ty muốn nhập khẩu có mặt ở Việt Nam hoặc fax, điện thoại
trực tiếp để giao nhận hàng. Việc giao dịch đàm phán có kết quả sẽ dẫn tới việc ký
kết hợp đồng xuất khẩu.
Hiện tại, các đối tác nhập hàng của Công ty thường quy ước với Công ty là sử
dụng đơn đặt hàng thay cho hợp đồng mua bán và trong đơn đặt hàng vẫn có đầy đủ
các thông tin như trong hợp đồng.
Trong một số trường hợp đặc biệt, các đối tác nước ngoài của công ty sẽ được
mời đến thăm trụ sở chính của công ty, Nhà máy sản xuất để hiểu rõ hơn về khả
năng sản xuất của công ty. Đối tác có thể sử dụng bia mẫu của công ty để thử
13
nghiệm sản phẩm tại thị trường tiêu thụ của mình trong một thời gian ngắn, nếu sản
phẩm được thị trường chấp nhận thì sẽ tiến hành đàm phán và ký kết hợp đồng.
6. Phương thức vận tải giao nhận

Trong hệ thống sản xuất và phân phối, tất cả các khâu đều quan trọng do yêu
cầu về mặt công nghệ. Nhưng với xu hướng chuyên môn hóa như hiện nay, khâu
vận chuyển công ty thường thuê ngoài các dịch vụ chuyên nghiệp ở các công ty
giao nhận hàng hóa. Bởi lẽ, các công ty giao nhận hàng hóa vốn am hiểu về quy
trình xuất nhập khẩu, thành thục về nghiệp vụ giao nhận nên khi chuyển giao các
công việc liên quan đến giao nhận cho các công ty này sẽ giúp đẩy nhanh tiến trình
xuất khẩu. Hơn nữa, một khi đã làm việc và hợp tác lâu năm, các công ty giao nhận
hàng hóa cũng am hiểu về hoạt động kinh doanh và xuất khẩu mặt hàng máy cơ khí
nông nghiệp hơn, đồng thời sự phối hợp hoạt động giữa hai bên càng ăn ý và dễ
dàng hơn.
Hiện nay, các hợp đồng xuất khẩu của công ty đều bán theo điều kiện FOB,
CIF hoặc DAF. Đối với các đơn hàng ở Mỹ, Anh, Canada và Australia, công ty
thường bán theo điều kiện CIF, Incoterms 2000. Đối với các đơn hàng ở châu Á,
như Indonesia, công ty bán theo điều kiện FOB, Incoterms 2000. Đặc biệt với
những đơn hàng nhỏ lẻ với khách hàng ở Lào, Campuchia, công ty bán theo điều
kiện DAF (giao hàng tại biên giới). Trong các phương thức trên, bán theo điều kiện
CIF vẫn có lợi hơn cho công ty, có thể chủ động về thời gian giao hàng và mua bảo
hiểm cho hàng hóa, tuy nhiên số lượng các đơn hàng này không nhiều. Hiện nay,
công ty giao nhận hàng hóa Viconship miền Trung tại Đà Nẵng là đối tác chính của
công ty. Công ty sau khi ký kết hợp đồng, chuẩn bị xong hàng hóa để giao sẽ chuẩn
bị bộ chứng từ bao gồm packing list, invoice đồng thời liên hệ với công ty bảo hiểm
(nếu bán theo CIF) và công ty giao nhận hàng hóa, làm C/O và giao bộ chứng từ
cho công ty giao nhận hàng hóa để chuyển hàng đến cho đối tác.
7. Phương thức thanh toán
Trước đây phương thức thanh toán của công ty TNHH Bia Huế và đối tác là
thông qua L/C. Tuy nhiên hình thức thanh toán qua L/C- tín dụng chứng từ khá rắc
rối về thủ tục lại tốn nhiều chi phí nên không phù hợp khi thanh toán với khách
14
hàng đã hợp tác lâu lâu năm. Trong trường hợp đó, hình thức thanh toán TTR -
chuyển tiền bằng điện với những ưu thế về thời gian ngắn, thủ tục đơn giản và chi

phí thấp đem lại nhiều thuận lợi hơn. Khách hàng mới cũng có thể áp dụng thanh
toán bằng TTR với điều kiện cần hoàn thành thanh toán trước khi giao hàng đảm
bảo quyền lợi công ty. Do đó, thời gian gần đây, công ty TNHH Bia Huế chỉ chấp
nhận hình thức thanh toán TTR, theo đó, khách hàng sẽ chuyển 100% tiền thanh
toán giá trị đơn hàng vào tài khoản của công tại ngân hàng trước, sau đó công ty
mới tiến hành giao hàng cho khách hàng.
II. Nhận xét về tình hình tổ chức hoạt động xuất khẩu của công ty TNHH Bia
Huế
1. Những thuận lợi của hoạt động xuất khẩu
Thứ nhất, do sản phẩm bia Huda của công ty có chất lượng ổn định, sản xuất
với công nghệ hiện đại của Đan Mạch, giá thành hợp lý nhắm vào đối tượng khách
hàng trung lưu và có thương hiệu lâu năm (từ 1994) nên dễ dàng để thâm nhập các
thị trường, đặc biệt là thị trường châu Á có văn hóa ẩm thực và thói quen tiêu dùng
như Việt Nam.
Thứ hai, với Nhà máy sản xuất Phú Bài mới được xây dựng và vừa đưa vào sử
dụng, khả năng sản xuất của công ty đạt ở mức cao, có thể chủ động trong việc đáp
ứng yêu cầu của các đơn hàng xuất khẩu trong thời gian ngắn.
Thứ ba, đội ngũ nhân viên xuất khẩu của công ty tuy ít nhưng là đội ngũ trẻ,
năng động, đã qua đào tạo chuyên nghiệp từ các trường Đại học trong nước cũng
như các chương trình đào tạo liên kết với hãng bia Tuborg, có kinh nghiệm trong
việc tiến hành đàm phán trực tiếp.
2.Khó khăn
- Khả năng chủ động nắm bắt những cơ hội thuận lợi để thâm nhập và khai thác
các thị trường xuất khẩu còn nhiều hạn chế. Chưa tận dụng triệt để lợi ích từ các
hiệp định thương mại song phương, khu vực, đa phương đã ký kết với các đối tác để
khai thác các thị trường tiềm năm như Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc.
- Hệ thống phân phối còn yếu kém, hoạt động chưa có hiệu quả. Khách hàng có
xu hướng chuộng những sản phẩm đã có mặt trên thị trường. Các thị trường lớn như
15
Mỹ, Anh, Canada là thị trường lâu năm của các sản phẩm bia tên tuổi, nổi tiếng thế

giới như Budweiser, Heineken…
- Giao nhận hàng hóa thông qua công ty trung gian, không nắm được quyền chủ
động. Bán theo giá FOB là chủ yếu nên chưa chủ động được trong thời gian giao
hàng cũng như dành được hợp đồng bảo hiểm cho hàng hóa.
- Năng lực cạnh tranh xuất khẩu còn yếu ở cả 3 cấp độ (vốn, năng lực của
doanh nghiệp và mặt hàng xuất khẩu). Trong đó doanh nghiệp chuyển biến chậm,
quy mô nhỏ, chưa có chiến lược kinh doanh, xuất khẩu dài hạn, mức độ thụ động
cao. Liên kết ngành vẫn chưa phát huy tối đa, Hiệp hội Bia-Rượu-Nước giải khát
chưa có sự hỗ trợ nhiều cho các công ty hoạt động xuất khẩu bia.
- Công tác của mạng lưới đại diện, đặc biệt về thương mại ở nước ngoài còn
nhiều yếu kém, các chương trình xúc tiến thương mại nhỏ lẻ, rời rạc, hiệu quả chưa
cao.
- Quy mô sản xuất còn nhỏ bé, kim ngạch xuất khẩu bình quân thấp so với các
công ty trong khu vực và thế giới. Xuất khẩu nhanh nhưng chưa vững chắc dễ bị tổn
thương bởi sự kiện biến động giá cả trên thị trường thế giới hay sự xuất hiện của các
rào cản thương mại mới của nước ngòai.

16
Chương 3: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU BIA HUDA CỦA CÔNG
TY TNHH BIA HUẾ
I. Định hướng phát triển xuất khẩu của công ty TNHH Bia Huế
Chiến lược phát triển xuất khẩu bia Huda của công ty TNHH Bia Huế trong giai
đoạn 2010-2011 là tiếp tục xuất khẩu và giữ được thị phần ở những thị trường cũ
như Mỹ, Canada. Dù sản lượng tiêu thụ ở những thị trường này không nhiều nhưng
đây là những thị trường khó tính và nổi tiếng, khi đã thâm nhập được những thị
trường này và đứng vững được trong nhiều năm sẽ góp phần khẳng định chất lượng
bia Huda. Từ đó giúp cho khâu marketing cũng như phân phối sản phẩm ở thị
trường trong nước lẫn đưa sản phẩm thâm nhập vào những thị trường tiềm năng
Châu Á. Bên cạnh đó, tiếp tục đẩy mạnh khai thác sản lượng ở những thị trường
Đông Nam Á và Châu Á, tận dụng những nét tương đồng trong văn hóa ẩm thực

của các nước này với Việt Nam để đưa sản phẩm bia Huda vào tiêu thụ, thị trường
mới dự kiến phát triển là : Trung Quốc, Hongkong, Macao, Singapore.
Về sản phẩm, công ty cam kết cung cấp những sản phẩm đạt chất lượng tốt nhất
và ngày càng đa dạng chủng loại sản phẩm để phục vụ tốt nhất nhu cầu của khách
hàng. Hiện tại công ty phát triển nhãn hàng bia Huda Extra để cung cấp cho khách
hàng cao cấp bên cạnh dòng sản phẩm bia Huda nhãn xanh trắng dành cho giới
trung lưu với giá cạnh tranh.
II. Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu bia Huda tại công ty TNHH Bia Huế
1. Giải pháp về việc chủ động thu hút khách hàng nhập khẩu
- Tận dụng quảng bá hình ảnh công ty qua Internet: Công ty nên chủ động hơn
trong việc thu hút khách hàng cũng như việc mang hình ảnh công ty lại gần khách
hàng qua nhiều kênh khác nhau. Trong thời đại số ngày nay, Internet phát triển với
tốc độ đáng kinh ngạc, việc tận dụng loại hình quảng bá hình ành qua Internet mang
lại nhiều lợi nhuận cho rất nhiều doanh nghiệp.
- Hoàn thiện và thường xuyên cập nhật thông tin cho website công ty: Hiện tại,
công ty đã có website riêng bao gồm các thông tin cơ bản về công ty và sản phẩm.
17
Nhưng để website thực sự hiệu quả, công ty nên phát triển cần có đội ngũ “chăm
sóc” website chuyên nghiệp. Đó sẽ là kênh thông tin đầy đủ, chính xác và tức thời
đối với bất kì khách hàng có ý định tìm hiểu về doanh nghiệp. Thông tin cần được
cập nhật thường xuyên hoặc định kì. Những nội dung được cập nhật có thể là các
bài viết về chất lượng sản phẩm của công ty, các bài phỏng vấn về các hoạt động
mới của công ty, những giải thưởng hay nhận định của những người lãnh đạo về
triển vọng phát triển…Hộp thư góp ý cũng nên được đẩy mạnh song song với việc
khảo sát thông tin khách hàng, thăm dò ý kiến về sản phẩm hoặc về website… Đó
cũng sẽ là những kênh cách liên lạc và thu hút khách hàng hiệu quả.
-Tham gia các cổng thông tin điện tử xúc tiến thương mại: Công ty có thể tham
gia các cổng thông tin điện tử về xúc tiến thương mại trong việc thu thập cũng như
phổ biến thông tin thị trường tại các thị trường mục tiêu, ví dụ như các website của
Phòng Thương mại hay Cục xúc tiến thương mại, Trung tâm Xúc tiến Thương mại ,

Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam – châu Âu
- Tham gia các hội chợ triển lãm quốc tế: Hàng năm, công ty nên duy trì việc
tham gia các hội chợ triển lãm quốc tế về mặt hàng thực phẩm công nghiệp và các
ngành nghề liên quan, để tranh thủ quảng bá tên tuổi công ty cũng như thu thập
thêm thông tin khách hàng.
- Hoàn thiện và mở rộng đội ngũ bán hàng, nâng cao năng lực làm việc của đội
ngũ, xây dựng phương pháp bán hàng xuất khẩu cho đội ngũ thay thế cho phương
thức bán hàng xuất khẩu hiện tại của công ty.
2. Giải pháp về việc soạn thảo và kí kết hợp đồng xuất khẩu
- Quy định rõ trách nhiệm của các bên trong một số điều kiện hợp đồng: Việc
soạn thảo hợp đồng cần lưu ý về điều kiện giao hàng như thanh toán, ngày giao
hàng, bảo hiểm vì đây là những điều kiện thường tồn tại các trách nhiệm phát sinh
trong quá trình thực hiện. Do đó, hợp đồng cần ghi rõ ràng trách nhiệm của bên
công ty cũng như trách nhiệm của khách hàng.
- Điều kiện giao hàng: Nếu như Điều kiện FOB chỉ qui định công TNHH Bia
Huế kết thúc trách nhiệm khi giao hàng qua lan can tàu, thì điều kiện DAF chỉ quy
định trách nhiệm kết thúc khi giao qua biên giới, điều này không qui định rõ về việc
18
bốc dỡ và giao lên phương tiện vận tại khác tại biên giới sẽ do bên nào đảm nhận…
Do vậy, khi giao hàng qua biên giới như Campuchia hay Lào, nhân viên soạn thảo
cần chú ý quy định rõ việc người bán phải chuẩn bị sẵn phuơng tiện vận tải tại cửa
khẩu cũng như chịu chi phí bốc dỡ hàng hoá lên phương tiện vận tải.
- Tinh gọn quá trình kí kết hợp đồng: Đối với các khách hàng thân thiết lâu
năm, việc kí kết hợp đồng nhập khẩu không nhất thiết gặp mặt kí trực tiếp. Các qui
trình kí kết nên được rút gọn, có thể chỉ cần qua các bước đặt hàng, đồng ý, xác
nhận đặt hàng và kí kết thông qua fax…Như thế, công ty sẽ tạo nhiều điều kiện
thuận lợi cho khách hàng với một qui trình nhanh gọn, tiết kiệm thời gian và chi phí
đi lại.
3. Giải pháp khắc phục các khó khăn trong thanh toán
Tuỳ khách hàng và nhu cầu khách hàng mà công ty xác định hình thức thanh

toán phù hợp.
- Phương thức thanh toán T/T - Chuyển tiền bằng điện: Ta thấy thanh toán qua
L/C- Tín dụng chứng từ khá rắc rối về thủ tục lại tốn nhiều chi phí nên không phù
hợp khi thanh toán với khách hàng đã hợp tác lâu lâu năm. Trong trường hợp đó ,
hình thức thanh toán T/T - Chuyển tiền bằng điện với những ưu thế về thời gian
ngắn, thủ tục đơn giản và chi phí thấp nên được sử dụng. Khách hàng mới cũng có
thể áp dụng thanh toán bằng T/T với điều kiện cần hoàn thành thanh toán trước khi
giao hàng đảm bảo quyền lợi công ty.
- Phương thức thanh toán L/C – Tín dụng chứng từ: Tuy nhiên, L/C lại được
đánh giá là an toàn cho doanh nghiệp, hình thức thanh toán bằng L/C phù hợp cho
những khi giao dịch lần đầu với khách hàng mới hay khách hàng công ty chưa hiểu
rõ… Nếu sử dụng L/C bị bộ chứng từ thanh toán cần được chuẩn bị cẩn thận. Bộ
chứng từ phải đầy đủ hợp lệ, phù hợp và hoàn toàn trùng khớp với những yêu cầu
của ngân hàng. Các số liệu và ngày tháng trên chứng từ trùng khớp nhau như số
L/C, số hợp đồng, ngày giao hàng trên B/L Trong trường hợp bộ chứng từ không
được ngân hàng của người mua chấp nhận, công ty sẽ phải mất thêm nhiều thời gian
để chỉnh sửa cho bộ chứng từ hợp lệ. Do vậy, nhân viên Bộ phận bán hàng nên làm
việc chặt chẽ với ngân hàng trong việc kiểm tra bộ chứng từ. Ngoài ra, bộ chứng từ
19
nên được gửi sớm để ngân hàng dễ dàng kiểm tra và chỉnh sửa cũng như đầy nhanh
quá trình thanh toán bằng L/C.
KẾT LUẬN
Công ty TNHH Bia Huế là một trong những công ty hàng đầu tại Việt Nam
trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh mặt hàng thức uống có cồn. Với lịch sử hoạt
động lâu năm, sản phẩm của công ty ngày càng danh tiếng đối với khách hàng
trong nước và ngoài nước. Thương hiệu lâu năm, chất lượng sản phẩm tốt và lượng
khách hàng ổn định đã và đang là một trong những thế mạnh của doanh nghiệp.
Doanh thu xuất khẩu của công ty có mức tăng trưởng khá ổn định hàng năm và
doanh thu đã vượt con số một triệu đô la từ năm 2007. Qua bài báo cáo, ta có thể có
một cái nhìn tổng quát về tình hình xuất khẩu sản phẩm bia Huda của công ty. Nhìn

chung, tình hình xuất khẩu bia Huda khá tốt trong thời gian qua với cách thức tổ
chức hoạt động khá chặt chẽ từ khâu tiếp nhận yêu cầu của khách hàng, kí kết hợp
đồng đến đảm bảo thực hiện hợp đồng xuất khẩu đem lại mức doanh thu xuất khẩu
cao tuy nhiên vẫn còn chưa chủ động trong các khâu tìm kiếm khách hàng và phân
phối sản phẩm. Trên cơ sở nghiên cứu trên, bài báo cáo xin đề xuất một số phương
án nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu: thứ nhất, tăng cường thu hút
khách hàng nước ngoài qua đa nhiều loại hình phương tiện quảng bá đặc biệt là qua
phát triển website công ty. Thứ hai, soạn thảo hợp đồng cần lưu ý các các điều
khoản thường tồn tại các trách nhiệm phát sinh điều kiện giao hàng hay điều kiện
bảo hiểm. Thứ ba, các phương thức thanh toán cần được linh hoạt áp dụng cho đối
tượng khách hàng khác nhau…
Hy vọng rằng với thế mạnh sẵn có của mình kết hợp với những cơ hội thâm
nhập thị trường mới trong thời hội nhập kinh tế hiện nay, nhãn hiệu bia Huda không
chỉ có thể chiếm lĩnh thị trường trong nước mà còn tiến xa hơn trên thị trường quốc
tế. Điều này không những mang lại lợi ích cho công ty mà còn góp phần vào sự
phát triển chung của hoạt động xuất khẩu nội địa.
20

×