Tải bản đầy đủ (.doc) (108 trang)

lỗi về câu trong bài làm văn của học sinh trung học cơ sở tỉnh yên bái - nguyên nhân và cách chữa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (468.09 KB, 108 trang )

MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nh chóng ta đã biết, để giao tiếp với người khác bằng ngôn ngữ, ta phải
nói thành lời. Muốn nói thành lời thì trước hết phải nói thành câu. Câu là đơn
vị ngôn ngữ nhỏ nhất thực hiện được chức năng thông báo, nghĩa là trao đổi
được nhận thức, tư tưởng giữa người với người.
Câu là đơn vị dùng để giao tiếp giữa người với người trong xã hội. Vì
vậy, khi nói (hoặc viết), người nói (hoặc người viết) không thể tự do tùy tiện
muốn tạo câu thế nào cũng được. Muốn diễn đạt đúng ý và muốn người khác
hiểu đúng ý của mình, người nói (người viết) phải biết lựa chọn, biết tạo câu
sao cho đúng những quy tắc mà mọi người trong cùng một cộng đồng ngôn
ngữ chấp nhận và sử dụng. Có đặt được câu đúng, câu hay hoạt động giao tiếp
mới đạt được hiệu quả.
Chính vì lẽ đó, từ nhiều năm nay, khi dạy học môn tiếng Việt ở trường
phổ thông người ta đã rất chú trọng dạy phần ngữ pháp - câu cho học sinh.
Câu tiếng Việt được đưa vào chương trình dạy học môn tiếng Việt ở cả tiểu
học, trung học cơ sở lẫn bậc phổ thông trung học. Câu (tiếng Việt) được chú
trọng nh vậy là do hiệu quả sử dụng của nó trong giao tiếp. Nếu một người
không có kỹ năng tạo câu tốt thì hoạt động tư duy, hoạt động giao tiếp của
người đó sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Ý thức được điều này, các thầy cô giáo giảng dạy ngữ văn ở phổ thông
đã cố gắng cung cấp những kiến thức về câu và rèn luyện kỹ năng đặt câu
đúng, đặt câu hay cho học sinh. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt
được, việc dạy và học về câu tiếng Việt ở nhà trường phổ thông vẫn còn nhiều
hạn chế. Điều này được biểu hiện trực tiếp qua kết quả học tập của học sinh.
Các em được học rất nhiều về tiếng Việt, được rèn luyện các kỹ năng sử dụng
tiếng Việt nhưng các em vẫn mắc nhiều lỗi khi sử dụng tiếng Việt. Các em
1
học nhiều về đơn vị câu nhưng khi đặt câu, các em vẫn mắc nhiều lỗi về câu.
Vậy nguyên nhân nào dẫn đến hiện trạng đó? Giải pháp nào hạn chế và khắc
phục được việc mắc lỗi đó của học sinh? Đây là những câu hỏi lâu nay các


nhà nghiên cứu, các thầy cô giáo giảng dạy môn Ngữ văn đã đặt ra và đi tìm
lời giải đáp. Là một giáo viên dạy ngữ văn ở một tỉnh miền núi, đứng trước
thực trạng học sinh của mình học tiếng Việt nhưng vẫn mắc nhiều lỗi khi sử
dụng tiếng Việt trong đó có lỗi về câu, chúng tôi cũng rất băn khoăn và mong
muốn tìm ra lời giải cho vấn đề này.
Nh trên đã trình bày, học sinh nói chung, học sinh tỉnh Yên Bái nói
riêng, khi sử dụng tiếng Việt thường hay mắc lỗi. Đó là lỗi chính tả, lỗi dùng
từ, lỗi ngữ pháp v.v Trong các loại lỗi đó chúng tôi tìm hiểu riêng lỗi về câu
trong các bài làm văn của học sinh THCS tỉnh Yên Bái. Tác giả luận văn chọn
tìm hiểu lỗi về câu bởi lẽ, câu có một vai trò quan trọng trong giao tiếp. Nếu
coi giao tiếp và sử dụng ngôn ngữ là một quá trình thì việc lập câu, diễn ý là
một mắt xích cơ bản trong quá trình đó. Vì vậy, nếu mắc lỗi về câu thì dễ mắc
lỗi ở cấp độ trên câu. Do đó, việc giúp học sinh cách nhận diện lỗi, tìm
nguyên nhân mắc lỗi và chỉ ra cách chữa phù hợp cho những câu sai là một
việc làm hết sức quan trọng và cần được tiến hành ngay.
Đối với học sinh THCS, tư duy của các em đã phát triển và các em đã có
một trình độ ngôn ngữ nhất định. Do đó, bên cạnh việc tiếp nhận những tri
thức mới, các em đã có khả năng nhận biết được câu đúng, nhận diện được
những câu sai, đã có khả năng phân tích những câu sai để tìm nguyên nhân và
đưa cách chữa phù hợp.
Hơn nữa, nh chóng ta đã biết giáo dục THCS là cấp cơ sở của bậc trung
học tạo tiền đề cho phân luồng và liên thông giữa giáo dục phổ thông và giáo
dục chuyên nghiệp. Học sinh học xong THCS sẽ có một bộ phận các em ra
đời học nghề và một bộ phận các em sẽ tiếp tục học lên ở bậc học cao hơn.
Chính vì những lẽ trên, việc giúp học sinh THCS biết phát hiện lỗi, hiểu
2
nguyên nhân mắc lỗi, biết cách chữa và tránh được lỗi về câu là một việc
quan trọng và cần thiết. Việc làm này giúp cho học sinh "dần dần có ý thức,
có trình độ, có thói quen nói và viết đúng tiếng Việt" (Phạm Văn Đồng - Giữ
gìn sự trong sáng của tiếng Việt). Từ đó năng lực ngôn ngữ của học sinh ngày

càng hoàn thiện và nâng cao.
Với mong muốn góp một phần nhỏ vào việc chuẩn hóa ngôn ngữ cho
học sinh nói chung, học sinh Trung học cơ sở ở tỉnh Yên Bái nói riêng, tác giả
luận văn chọn đề tài: "Lỗi về câu trong bài làm văn của học sinh Trung học cơ
sở tỉnh Yên Bái - nguyên nhân và cách chữa".
II. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU
Trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, câu có vai trò rất quan trọng. Câu
giúp cho việc hình thành, biểu hiện và truyền đạt tư tưởng, tình cảm từ người này
sang người khác. Vì vậy, để hoạt động giao tiếp đạt hiệu quả, người tham gia giao
tiếp phải đặt được câu đúng, câu hay. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, khi tạo câu
người nói, người viết thường hay mắc lỗi. Việc đặt câu sai dễ gây ra sự hiểu lầm
làm cản trở đến việc bày tỏ tình cảm, thái độ, nhận định, đánh giá… của mọi
người với nhau. Vì vậy, vấn đề này nếu không được tìm hiểu, nghiên cứu để tìm
ra biện pháp khắc phục thì sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả giao tiếp, tư duy nói chung,
ảnh hưởng đến kết quả dạy và học môn tiếng Việt ở nhà trường phổ thông nói
riêng.
Chính vì thế, vấn đề “lỗi về câu - nguyên nhân và cách chữa”luôn là một
vấn đề "nóng" thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, của các thầy cô
giáo giảng dạy môn Tiếng Việt.
Ngay từ những năm 60 của thế kỷ XX, nhóm tác giả Nguyễn Hữu Tưởng -
Nguyễn Thu - Lê Xuân Khoa đã cho ra đời cuốn sách "Sai, đúng, hay trong việc
dùng từ, đặt câu, chấm câu" (Sách dùng cho học sinh cấp 2). Trong cuốn sách
này, các tác giả đã trình bày, giới thiệu cho học sinh cách đặt câu thế nào là đúng
và bước đầu chỉ ra hai loại lỗi học sinh thường mắc phải khi đặt câu là: câu viết
3
sai cú pháp và câu sai logic.
Tiếp theo, trên tạp chí Ngôn ngữ, số 1 năm 1969, tác giả Trần Phô đăng
bài: "Có thể tìm con đường ngắn nhất để dạy viết đúng câu". Trong năm bài
dạy về câu mà Trần Phô đưa ra có một bài dạy về lỗi câu và cách chữa. Trong
bài viết của mình, Trần Phô bước đầu chỉ ra ba trường hợp câu sai là: thiếu

hẳn hạt nhân, thiếu một vế của hạt nhân và cấu trúc hạt nhân bị phá vỡ rối nát.
Theo tác giả Trần Phô, nguyên nhân dẫn đến câu sai là vì không xác lập
được hạt nhân của câu. Ông đưa ra cách chữa là phải lập nên hạt nhân của câu
rồi thêm phụ ngữ để bổ sung ý nghĩa.
Chịu ảnh hưởng quan điểm ngôn ngữ học truyền thống, một số tác giả đã
dựa vào cấu trúc câu để tìm hiểu lỗi câu, phân loại lỗi của câu và đề ra
phương pháp chữa. Tiêu biểu cho nhóm tác giả này là Nguyễn Minh Thuyết,
Nguyễn Xuân Khoa.
Trong bài viết: "Mấy gợi ý về việc phân tích lỗi và sửa lỗi ngữ pháp cho
học sinh" đăng trên tạp chí Ngôn ngữ, số 3 năm 1974, tác giả Nguyễn Minh
Thuyết đề cập đến hai loại lỗi về câu : lỗi vi phạm quy tắc về cấu tạo câu và
lỗi vi phạm quy tắc về cấu tạo tổ.
Còn Nguyễn Xuân Khoa, trong bài "Lỗi ngữ pháp của học sinh, nguyên
nhân và cách chữa" đăng trên tạp chí Ngôn ngữ, sè 1 năm 1975 đã trình bày
tương đối cụ thể về phân loại lỗi ngữ pháp, cách xác định các loại lỗi về câu,
nguyên nhân mắc lỗi về câu đồng thời chỉ ra nguyên tắc và phương pháp chữa
lỗi. Theo Nguyễn Xuân Khoa, lỗi ngữ pháp thường gặp trong bài viết của học
sinh là lỗi về cấu trúc câu và ông đã quy những lỗi ngữ pháp đó vào năm loại
lỗi: câu thiếu thành phần hạt nhân; câu có các thành phần không có quan hệ ý
nghĩa chặt chẽ, chính xác; câu có kết cấu rối nát; lỗi về dùng quan hệ từ; lỗi
về dùng dấu chấm câu.
Dựa vào cấu trúc câu để xác định, phân loại lỗi về câu và đề ra cách chữa
là những đóng góp quan trọng của các tác giả trên trong việc chữa câu sai cho
4
học sinh. Việc giải quyết lỗi về câu dựa vào cấu trúc câu giúp cho học sinh
viết được những câu độc lập đầy đủ các thành phần, tức là đúng về mặt ngữ
pháp. Tuy nhiên, phương pháp chữa lỗi này chỉ tìm và chữa được những câu
sai vì thừa thành phần câu, thiếu thành phần câu hoặc lẫn lộn một số thành
phần câu mà cấu trúc đầy đủ của câu có thể chứa mà không giải thích được
những câu sai ở phương diện chức năng.

Đứng trước thực tế này, một số tác giả đã có những đề nghị cải tiến cách
xác định lỗi về câu và cách chữa lỗi câu. Tác giả Nguyễn Mai Hồng trong bài
viết: "Mối quan hệ giữa ý và lời trong quá trình hình thành một số kiểu câu
sai của học sinh" đưa ra ý kiến: "Việc phân tích cấu trúc nội bộ của từng câu
sai riêng lẻ là việc làm đầu tiên không thể thiếu được. Song nếu chỉ chú ý câu
sai trong khuôn khổ một câu riêng lẻ, chúng ta sẽ bị hạn chế tầm nhìn và đi
tới việc phân tích nguyên nhân không đầy đủ, đề ra cách chữa không sát hợp"
[25,42]. Để chữa lỗi về câu, tác giả Nguyễn Mai Hồng đề xuất: "Việc chữa
câu sai có thể được tiến hành ở một khâu sâu hơn cấu trúc bề mặt của nó:
chữa ở quá trình tạo câu, ở nơi sẽ sản sinh ra hàng loạt câu sai" [25,42].
Nh vậy, trong bài viết này, Nguyễn Mai Hồng đã đề cập đến hướng giải
quyết lỗi về câu của học sinh từ góc độ tư duy của các em. Đây là một đề xuất
đúng, tích cực nhưng rất khó thực hiện để giáo viên có thể chữa lỗi cho học sinh.
Cũng bàn về vấn đề dựa vào cấu trúc câu để chữa câu sai, trong bài viết:
"Tìm cách giúp thêm cho học sinh viết đúng câu tiếng Việt", tác giả Diệp
Quang Ban khẳng định: "Việc nghiên cứu câu sai của học sinh dựa vào cấu
trúc là một việc cần thiết, bổ Ých nhưng chưa đủ. Đã đến lúc phải áp dụng
vào việc dạy viết văn, cái bậc nổi hơn bậc cấu trúc thực sự thường dùng hiện
nay nhằm trang bị thêm cho học sinh một số kiến thức nữa giúp họ tránh lỗi.
Nói cách khác, cần đề cập đến một số nhân tố trong việc chuyển từ ngôn ngữ
sang lời nói chứ không dừng lại ở một số mô hình tiềm tàng của ngôn ngữ
thuần túy"[9,63].
5
Đề xuất của hai tác giả Nguyễn Mai Hồng và Diệp Quang Ban bước đầu
đã tiếp cận với những yêu cầu của việc chữa câu sai ở bình diện chức năng.
Tiếc rằng, những đề nghị này lại chưa được hai tác giả tiếp tục triển khai một
cách cụ thể mà mới chỉ dừng lại ở bước đặt vấn đề.
Cùng nghiên cứu về câu sai của học sinh, tác giả Nguyễn Đức Dân lại
xem xét ở một góc độ khác: góc độ tâm lí và ông đã chỉ ra hiện tượng: "Chập
cấu trúc - một quá trình tâm lí trong những câu sai của học sinh" (NCGD, sè 7

năm 1982). Có thể nói, đề xuất của Nguyễn Đức Dân là những gợi ý lí thú
trong việc xem xét và chữa câu sai cho học sinh.
Vào cuối thập kỷ 70, đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX, dưới ánh sáng của
quan điểm ngôn ngữ học hiện đại, lí thuyết ngôn ngữ học văn bản, lí
thuyết hoạt động giao tiếp dần dần được phổ biến rộng rãi ở nước ta, việc
nghiên cứu lỗi về câu có nhiều chuyển biến. Lỗi về câu được nhìn nhận và
xem xét ở diện rộng hơn, toàn diện hơn, phương pháp chữa lỗi về câu
được trình bày cụ thể hơn.
Trong bài: "Về các phương pháp chữa câu sai cho học sinh" đăng trên
tạp chí NCGD, sè 6 năm 1985, bên cạnh việc nêu lên những mặt mạnh, những
điểm hạn chế của phương pháp chữa câu sai dùa theo cấu trúc câu, tác giả
Trần Thanh Bình đề xuất phương pháp chữa câu sai dựa vào cấu trúc của
những đơn vị lớn hơn câu.
Từ năm 1980, do yêu cầu cải cách giáo dục, môn Tiếng Việt có vị trí
tương xứng ngang tầm với các môn học khác. Môn tiếng Việt có nhiệm vụ
dạy và nâng cao trình độ tiếng Việt cho người Việt Nam, nhất là cho đối
tượng học sinh. Vì vậy, ngoài việc nghiên cứu lí thuyết về câu, có một số
công trình nghiên cứu dạy tiếng Việt theo hướng thực hành. Trong các cuốn
giáo trình viết theo hướng thực hành, các tác giả của sách đã chú ý đến dạy
học câu, xây dựng các bài tập câu trong đó có bài tập chữa lỗi câu nhằm rèn
luyện kỹ năng sử dụng câu cho học sinh, sinh viên.
6
Cuốn giáo trình đầu tiên ta phải kể đến là cuốn giáo trình "Làm văn" của
hai tác giả Đình Cao - Lê A. Đây là cuốn giáo trình đã được Hội đồng thẩm
định sách của Bộ Giáo dục giới thiệu làm sách dùng chung cho các trường
Đại học và Cao đẳng sư phạm. Ở tập I của cuốn giáo trình này, hai tác giả
Đình Cao - Lê A đã dành một phần của sách trình bày lý thuyết chung về câu,
việc rèn luyện kĩ năng viết câu, cách nhận diện câu đúng. Đồng thời, ở phần
này các tác giả đã nêu ra một số câu sai phổ biến cần phải chú trọng khắc
phục: câu sai cấu trúc nòng cốt; câu thiếu vế; câu sai quan hệ logic; câu có kết

cấu rối nát; câu không đảm bảo sự phát triển liên tục của ý trong đoạn văn.
Sau mỗi loại câu sai, các tác giả trình bày nguyên nhân sai và phương
hướng sửa chữa lỗi.
Tiếp theo ta phải kể đến cuốn "Tiếng Việt (thực hành)" của Nguyễn Đức
Dân (Tủ sách Đại học Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 1995). Trong cuốn
sách này, Nguyễn Đức Dân dành cả chương II của phần: "Một số vấn đề của
câu" để trình bày về câu sai, những loại câu sai. Trong sách, Nguyễn Đức Dân
đưa ra 6 loại lỗi về câu là: câu sai do sai chính tả, những câu sai về từ ngữ,
những câu sai về ngữ pháp, sai logic,sai phong cách và sai trong liên kết câu.
Ở mỗi loại lỗi, tác giả đưa ra ví dụ cụ thể, phân tích nguyên nhân dẫn đến
vi phạm lỗi và đề ra cách sửa cho mỗi loại câu sai.
Trong cuốn: "Tiếng Việt thực hành" của Nguyễn Minh Thuyết (chủ
biên) và Nguyễn Văn Hiệp, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 1997, các tác giả
dành chương II để trình bày về câu, trong đó có viết về lỗi câu. Ở phần này,
hai tác giả quy lỗi về câu về ba loại: các lỗi về cấu tạo câu, các lỗi về dấu câu
và các lỗi về liên kết câu.
Đồng thời với việc phân loại lỗi, các tác giả của sách còn đưa ra một hệ
thống bài tập thực hành chữa lỗi về câu khá phong phó.
Năm 1997, nhóm tác giả Bùi Minh Toán - Lê A - Đỗ Việt Hùng cũng
xuất bản cuốn giáo trình mang tên: "Tiếng Việt thực hành" (NXB Giáo dục,
7
1997). Trong cuốn sách, phần chữa các lỗi về câu, các tác giả phân loại câu
mắc lỗi thành 5 loại: lỗi về cấu tạo ngữ pháp của câu, lỗi về quan hệ ngữ
nghĩa trong câu, lỗi về câu thiếu thông tin, lỗi về dấu câu và lỗi về phong
cách.
Trong sách, các tác giả đưa ra hệ thống bài tập đa dạng, tiêu biểu cho
từng loại lỗi nhằm rèn luyện kỹ năng nhận diện, phân tích và nắm được cách
chữa câu sai cho sinh viên. Cuốn giáo trình biên soạn bám sát chương trình
thực hành do Bộ Giáo dục - Đào tạo ban hành nên đáp ứng phần nào nhu cầu
dạy học môn tiếng Việt, nhu cầu dạy - học câu, chữa lỗi về câu tiếng Việt cho

sinh viên cũng như cho học sinh trong nhà trường phổ thông.
Cùng năm 1997, tác giả Trần Chí Dõi cũng cho ra mắt độc giả cuốn sách
"Tiếng Việt thực hành" (NXB Giáo dục, 1997). Trong sách, Trần Chí Dõi đã
xây dựng các bài tập về câu khá công phu, đưa ra các lỗi về câu rất đa dạng và
phức tạp khiến người học muốn sửa được các lỗi đó phải có kiến thức khá
chắc về lí thuyết câu.
Gần đây nhất phải kể đến cuốn giáo trình "Tiếng Việt thực hành” do hai
tác giả Bùi Minh Toán và Nguyễn Quanh Ninh biên soạn. Giáo trình này
được biên soạn nhằm phục vụ cho việc dạy và học học phần tiếng Việt thực
hành thuộc chương trình Cao đẳng Sư phạm ngành ngữ văn đào tạo giáo viên
Trung học cơ sở. Giáo trình được biên soạn hướng tới mục tiêu rèn luyện và
nâng cao các kỹ năng sử dụng tiếng Việt trong đó có kỹ năng đặt câu. Trong
giáo trình, sau phần trình bày những yêu cầu chung về câu trong văn bản, các
tác giả đưa ra bốn loại câu sai: câu sai về cấu tạo ngữ pháp, câu sai về quan hệ
ngữ nghĩa giữa các bộ phận, câu sai về dấu câu, câu sai về mạch lạc và liên
kết câu trong văn bản. Ngoài việc phân loại câu sai, chỉ ra nguyên nhân và
cách chữa từng loại câu sai, trong giáo trình, các tác giả còn đưa ra một hệ
thống bài tập thực hành chữa lỗi về câu. Có thể nói, đây là cuốn giáo trình có
nội dung gần gũi và gắn với việc dạy và học tiếng Việt ở bậc Trung học cơ sở.
8
Ngoài những bài viết, những cuốn sách giới thiệu ở trên còn có những
bài viết của một số tác giả khác cũng đề cập đến vấn đề lỗi về câu. Chẳng hạn
như bài viết của Nguyễn Thị Ban "Nhận diện các dạng lỗi về câu từ góc độ văn
bản" đăng trên tạp chí NCGD, số chuyên đề quý I, năm 1999; bài "Một số biện
pháp hạn chế tình trạng viết câu sai của học sinh cuối bậc Tiểu học" của Đinh
Thị Oanh (tạp chí NCGD, sè 11 năm 1999); cuốn sách "Lỗi ngữ pháp và cách
khắc phục" của nhóm tác giả Cao Xuân Hạo - Lí Tùng Hiếu - Nguyễn Kiên
Trường - Trần Thị Tuyết Mai (NXB Khoa học Giáo dục, năm 2002) v.v
Nhưng do khuôn khổ của một luận văn, chúng tôi chỉ có thể điểm qua
được một số bài viết, một số cuốn sách của một số tác giả tiêu biểu. Có thể

nói, trong các công trình nghiên cứu được giới thiệu ở trên, các tác giả đã rất
cố gắng trong việc nghiên cứu, phân loại và đề xuất các phương pháp chữa lỗi
về câu. Một số tác giả đã xây dựng được một số dạng bài tập rèn luyện kĩ
năng tạo lập câu, kĩ năng nhận diện và chữa lỗi câu cho học sinh, sinh viên.
Tuy nhiên, do xuất phát từ cách tiếp cận, cách nhìn nhận câu sai dựa trên
những quan điểm khác nhau mà giữa các tác giả chưa có sự thống nhất trong
cách phân loại lỗi về câu cũng như phương pháp chữa cho từng loại lỗi. Chính
điều này đã gây trở ngại cho người dạy, người học. Họ lúng túng trong việc
lựa chọn cách nhận diện và chữa lỗi câu.
Hơn nữa, hầu hết các công trình nghiên cứu nêu trên, khi khảo sát lỗi về
câu, các tác giả chủ yếu khảo sát các lỗi trên sách, báo hoặc trên bài viết của
học sinh Trung học phổ thông, sinh viên ở một số trường đại học mà chưa có
công trình nào đi sâu vào nghiên cứu lỗi về câu trong bài làm văn của học
sinh THCS để đưa ra phương hướng chữa câu cho phù hợp với các em. Vì
vậy, vấn đề "lỗi về câu - nguyên nhân và cách chữa" vẫn là một vấn đề ngỏ,
tiếp tục thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, các thầy cô giáo giảng
dạy tiếng Việt.
III. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
9
1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn là tìm hiểu lỗi về câu trong bài làm văn của học
sinh THCS tỉnh Yên Bái, tìm hiểu nguyên nhân mắc lỗi và đưa ra cách chữa
phù hợp nhằm rèn luyện cho học sinh biết phát hiện lỗi, biết cách chữa lỗi
trong bài văn của mình cũng như của người khác. Đồng thời giúp các em
tránh được các lỗi về câu khi tạo lập văn bản. Lỗi về câu là lỗi thường gặp
trong bài làm của học sinh. Để chữa được lỗi, học sinh phải có kiến thức về
ngữ pháp, về câu tiếng Việt. Việc cung cấp kiến thức đó không phải là nhiệm
vụ của đề tài. Song, khi tìm hiểu lỗi về câu, những kiến thức về ngữ pháp -
câu và ngữ pháp văn bản… sẽ là cơ sở giúp nhận diện ra lỗi và chữa lỗi. Vì
vậy, chúng tôi đã xây dựng một hệ thống lý thuyết đáng tin cậy nhằm hệ

thống lại những kiến thức tiếng Việt có liên quan phục vụ cho việc chữa lỗi
về câu.
Yên Bái là một tỉnh miền nói xa xôi, đời sống của học sinh và của giáo
viên còn nghèo, các tài liệu phục vụ cho giảng dạy thiếu, tài liệu tham khảo
dùng để chữa lỗi về câu cho học sinh THCS của tỉnh hầu như không có, vì
vậy chúng tôi hi vọng rằng luận văn này giúp giáo viên THCS Yên Bái có
thêm tài liệu tham khảo để chữa lỗi về câu cho học sinh đạt hiệu quả cao hơn.
2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích đã trình bày ở trên, luận văn phải thực hiện các
nhiệm vụ sau:
- Xây dựng cơ sở lí luận và thực tiễn cho việc xác định, phân loại lỗi và
chữa lỗi về câu trong bài làm văn của học sinh THCS tỉnh Yên Bái.
- Xác định, phân loại các loại lỗi về câu trong bài làm văn của học sinh;
tìm hiểu nguyên nhân mắc lỗi và đưa ra quy trình chữa lỗi, cách chữa từng
loại lỗi về câu; xây dựng các bài tập rèn luyện kĩ năng chữa lỗi về câu cho học
sinh.
10
- Tiến hành thực nghiệm nhằm đánh giá tính khả thi của các vấn đề được
đưa ra trong luận văn.
IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Trong khi sử dụng ngôn ngữ, học sinh có thể mắc nhiều loại lỗi nh : lỗi
chính tả, lỗi dùng từ, lỗi về câu, lỗi dựng đoạn văn.v.v Mắc lỗi nào cũng
làm cho lời nói không rõ ràng, thiếu trong sáng, do đó đều phải khắc phục,
sửa chữa. Trong nhiều loại lỗi mà học sinh vi phạm, tác giả luận văn chỉ đi
sâu tìm hiểu, nghiên cứu riêng lỗi về câu trong bài làm văn của học sinh
THCS tỉnh Yên Bái. Lỗi về câu là một trong những loại lỗi mà học sinh
THCS Yên Bái mắc nhiều trong khi viết văn. Đây là loại lỗi nếu giáo viên
không có biện pháp khắc phục kịp thời sẽ có ảnh hưởng lớn đến khả năng tạo
lập văn bản của các em học sinh.
Khảo sát một số bài văn viết của học sinh THCS tỉnh Yên Bái, chúng tôi

nhận thấy các em mắc khá nhiều lỗi về câu. Lỗi về câu các em mắc phải rất đa
dạng và trong một câu có thể có nhiều lỗi chồng chéo nhau. Vì vậy, trong
khuôn khổ của một luận văn, chúng tôi chỉ có thể đưa ra một số loại lỗi về câu
phổ biến mà các em thường mắc và chỉ ra nguyên nhân, cách khắc phục các
loại lỗi đó.
Những lỗi về câu mà học sinh THCS Yên Bái thường vi phạm là:
- Lỗi về cấu tạo ngữ pháp
- Lỗi về nội dung logic - ngữ nghĩa
- Lỗi về dấu câu
- Lỗi về liên kết câu trong văn bản
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp sau:
1. Phương pháp điều tra, khảo sát thực tiễn
Chúng tôi sử dụng phương pháp này nhằm tìm hiểu thực tiễn mắc lỗi và
chữa lỗi về câu trong nhà trường THCS tỉnh Yên Bái. Để tìm ra các loại lỗi về
11
câu, chúng tôi đã tiến hành khảo sát một số bài làm văn của học sinh THCS
để tìm hiểu những lỗi về câu mà các em đã mắc phải. Đồng thời, tác giả luận
văn còn dự giờ, khảo sát các tiết dạy, phỏng vấn giáo viên, soạn phiếu điều tra
dành cho giáo viên giảng dạy môn ngữ văn ở các trường THCS trong tỉnh
Yên Bái về các vấn đề có liên quan đến đề tài.
2. Phương pháp thống kê
Phương pháp thống kê nhằm xác định, phân loại các loại lỗi về câu có
trong bài làm văn của học sinh làm cơ sở để có thể chữa lỗi câu cho các em.
Bên cạnh đó, phương pháp thống kê còn được sử dụng để xử lí các kết quả
thu được sau khi tiến hành thực nghiệm sư phạm.
3. Phương pháp phân tích ngôn ngữ
Phương pháp phân tích ngôn ngữ được sử dụng trong việc phân tích câu
nhằm xác định câu đúng, phát hiện câu sai phân tích tìm nguyên nhân dẫn đến
việc viết câu sai của học sinh THCS tỉnh Yên Bái để từ đó đưa ra cách chữa

phù hợp.
4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Phương pháp thực nghiệm sư phạm được dùng để xem xét, xác nhận tính
đúng đắn,tính hợp lí và tính khả thi của vấn đề mà luận văn đưa ra. Đó là tổ
chức kiểm tra (có sự đánh giá) khả năng làm các bài tập nhận diện, sửa chữa
lỗi về câu của học sinh ở một số trường THCS tỉnh Yên Bái, từ đó có kết luận
về quy trình chữa lỗi, các dạng bài tập luyện kỹ năng chữa lỗi về câu mà tác
giả luận văn đã đề xuất.
VI: ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
Tác giả luận văn thực hiện đề tài với mong muốn:
- Xây dùng cơ sở lí luận và thực tiễn cho vấn đề chữa lỗi về câu cho HS
THCS Yên Bái
- Khảo sát, thống kê và đưa ra những đánh giá có ý nghĩa khoa học về
thực trạng mắc lỗi và nguyên nhân mắc lỗi về câu của HS ở các trường THCS
12
Yên Bái
- Xây dùng quy trình chữa lỗi về câu, các dạng bài tập chữa lỗi câu nhằm
rèn luyện kĩ năng chữa lỗi về câu cho HS, từ đó giúp học sinh tránh được các
lỗi về câu khi tạo lập văn bản
VII. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Luận văn ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung luận văn gồm
ba chương :
Chương I: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của đề tài
Chương II: Các loại lỗi về câu trong bài làm văn của học sinh THCS Yên Bái
- nguyên nhân và cách chữa.
Chương III: Thực nghiệm sư phạm.
13
NỘI DUNG
CHƯƠNG I:
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

A. CƠ SỞ LÍ LUẬN
Để có thể nhận diện và chữa lỗi về câu cho học sinh một cách chính xác,
toàn diện, khoa học, trước tiên chúng ta phải dựa vào tiền đề lí thuyết khoa
học. Có rất nhiều lí thuyết khoa học liên quan và giúp Ých cho việc chữa lỗi
về câu nh Giáo dục học, Tâm lí học, Tâm lí ngôn ngữ học. v.v nhưng do
khuôn khổ của luận văn, tác giả luận văn chỉ trình bày những vấn đề lí thuyết
cần yếu có liên quan trực tiếp đến việc giải quyết nhiệm vụ của đề tài. Đó là
về câu tiếng Việt; về văn bản và những yêu cầu chung của việc đặt câu trong
văn bản.
I. CÂU TIẾNG VIỆT
Khi nghiên cứu ngôn ngữ, câu là một trong những đối tượng được các
nhà ngôn ngữ học đặc biệt quan tâm. Trong các tài liệu ngôn ngữ học ở nước
ta cũng như trên thế giới đã có rất nhiều định nghĩa về câu nhưng do nghiên
cứu từ những góc độ khác nhau, phương diện khác nhau mà các định nghĩa về
câu của các nhà nghiên cứu có những điểm khác nhau. Hiện nay, khi nghiên
cứu về câu các nhà nghiên cứu thường xem xét câu ở ba bình diện: kết học,
nghĩa học, dụng học. Khi tìm hiểu câu trên ba bình diện Êy ta thấy câu có
những nét chung như:
- Về chức năng, câu có chức năng thông báo và là đơn vị thông báo nhỏ
nhất.
- Về nội dung, câu thông tin cho người ta biết một tin nào đấy và kèm
theo tin đó câu còn cho ta biết thái độ, tình cảm cách đánh giá của người nói
(hoặc người viết) với nội dung “tin” được nói tới và đối với người nghe (hoặc
người đọc).
14
- VÒ hình thức, câu được cấu tạo theo các quy tắc nhất định của một
ngôn ngữ, có tính tự lập và mang ngữ điệu kết thúc.
Nh vậy, với cách hiểu nh trên câu được xem xét toàn diện hơn. Ở đây,
câu được xem xét không chỉ bó hẹp trong cấu trúc cú pháp của nó mà còn
được xem xét ở phương diện nghĩa và phương diện chức năng. Trong luận

văn này, chúng tôi cũng vận dụng cách hiểu như trên để tìm hiểu về câu trong
các bài tập làm văn của học sinh THCS Yên Bái và đó cũng là cơ sở để tác
giả luận văn xác định câu đúng/ câu sai trong các bài văn do các em tạo lập.
II.VĂN BẢN
2.1. Khái niệm về văn bản
Văn bản là sản phẩm ngôn ngữ do con người tạo ra trong quá trình giao
tiếp.Nó vừa là sản phẩm vừa là phương tiện của hoạt động giao tiếp. Văn bản
là một đơn vị ngôn ngữ được tổ chức từ các câu, thường bao gồm nhiều câu
(cũng có trường hợp chỉ có một câu).Văn bản bao gồm nhiều câu, nhưng
những câu đó phải liên hệ, gắn bó với nhau để tạo thành một thể thống nhất.
Tuy là sự tập hợp của các câu nhưng văn bản luôn luôn là một chỉnh thể. Tính
chỉnh thể của văn bản được biểu lộ ở tính chất trọn vẹn về nội dung và tính
chất hoàn chỉnh về hình thức. Mỗi văn bản có một tổ chức kết cấu bên trong
chặt chẽ và mỗi văn bản hướng tới một mục tiêu nhất định. Từ trên, ta có thể
hiểu: “Văn bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp ngôn ngữ ở dạng
viết,thường là tập hợp của các câu, có tính trọn vẹn về nội dung,tính hoàn
chỉnh về hình thức, có tính liên kết chặt chẽ và hướng tới một mục tiêu giao
tiếp nhất định” [45, 27].
2.2. Liên kết liên câu trong văn bản
Văn bản thường bao gồm nhiều câu nhưng văn bản không phải là sự
ghép nối, không phải là một phép cộng đơn giản của các câu rời rạc, lẻ tẻ mà
là một thể thống nhất hữu cơ. "Trong văn bản các câu móc nối với nhau tạo
thành một mạng lưới dày đặc của những mối quan hệ trong đó từng câu phải
15
nằm trong mạng lưới và gắn bó không thể tách rời với các câu khác. Những
mối quan hệ đó giữa các câu được ngôn ngữ học văn bản gọi là liên kết liên
câu”[11,15]. Sự liên kết của các câu trong đoạn văn, văn bản thể hiện ở hai
phương diện: nội dung và hình thức. Giữa hai phương diện này có mối quan
hệ biện chứng chặt chẽ với nhau. Liên kết về nội dung được thể hiện bằng
một hệ thống các phương tiện liên kết về hình thức, và liên kết về hình thức

chủ yếu dùng để diễn đạt sự liên kết về nội dung. Sự liên kết về nội dung của
các câu được biểu hiện ở việc tất cả các câu trong văn bản phối hợp với nhau
một cách hài hoà và bổ sung cho nhau để cùng thể hiện một nội dung của văn
bản. Liên kết hình
thức chính là sự sử dụng phối hợp hài hoà các yếu tố ngôn ngữ để vật chất
hoá sự liên kết nội dung.
Có thể nói, chính sự liên kết của các câu là nhân tố khiến cho một tập
hợp các câu trở thành một văn bản thống nhất, đồng thời cũng chính sự liên
kết này là điều kiện cho sự tồn tại và “đứng vững” của mỗi câu trong đoạn
văn và văn bản. Tìm hiểu lỗi về câu trong các bài tập làm văn là xem xét
những văn bản mà học sinh tạo ra. Vì vậy, những vấn đề lí luận về văn bản,
về liên kết liên câu trong văn bản là cơ sở để tác giả luận văn xem xét một
cách thoả đáng những trường hợp câu không đầy đủ cấu trúc có trong các bài
văn, là cơ sở để xem xét những trường hợp nào câu được coi là đúng, những
trường hợp nào câu bị coi là sai. Đồng thời, những hiểu biết về văn bản và
liên kết câu trong văn bản còn là cơ sở chúng tôi dựa vào đó để xác định
những lỗi về liên kết câu có trong bài làm văn của học sinh, từ đó đưa ra cách
chữa phù hợp.
III. NHỮNG YÊU CẦU CHUNG CỦA VIỆC ĐẶT CÂU TRONG VĂN BẢN
Muốn giao tiếp với nhau chóng ta không những phải huy động, lựa chọn
từ ngữ mà còn phải biết tạo câu, đơn vị ngôn ngữ có chức năng thông báo.
Khi đặt câu, nhất là đặt câu trong văn bản, người viết cần đáp ứng những yêu
16
cầu chung về câu như sau:
3.1. Đặt câu phải đúng quy tắc ngữ pháp tiếng Việt
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người trong
xã hội. Để thực hiện chức năng giao tiếp, trong mỗi cộng đồng ngôn ngữ tồn
tại những quy tắc tạo câu đặc trưng cho ngôn ngữ của cộng đồng đó. Vì vậy,
trong quá trình sử dụng, người tham gia giao tiếp không thể tùy tiện muốn tạo
câu thế nào cũng được.Muốn giao tiếp được và giao tiếp có hiệu quả, mỗi cá

nhân trong cộng đồng ngôn ngữ đó phải đặt câu đúng các quy tắc ngữ pháp.
Câu không đặt đúng quy tắc ngữ pháp là những câu sai. Khi đặt câu tiếng
Việt, chóng ta cần lưu ý một số quy tắc ngữ pháp cơ bản sau:
3.1.1. CÊu tạo đúng các cụm từ
Muốn cấu tạo đúng câu, trước hết cần cấu tạo đúng các cụm từ. Cụm từ
là sự tổ hợp của các từ theo các quan hệ ý nghĩa và ngữ pháp để tạo nên một
đơn vị thống nhất, đảm nhiệm một thành phần ngữ pháp trong câu.
Căn cứ vào quan hệ ngữ pháp giữa các thành tố trong cụm từ, ta có một
số loại cụm từ:
- Cụm từ chính phụ
- Cụm từ đẳng lập
- Cụm từ chủ vị
Mỗi loại cụm từ nêu trên đều có quy tắc cấu tạo riêng. Quy tắc đó thể
hiện ở sự kết hợp, sắp xếp các từ trong cụm từ theo một trật tự nhất định. Vì
vậy, khi đặt câu, ta phải chó ý đến quy tắc đó.
3.1.2. CÊu tạo đúng các kiểu câu theo cấu tạo ngữ pháp
3.1.2.1. Cấu tạo đúng kiểu câu đơn
3.1.2.1.1. Câu đơn bình thường, các thành phần câu
a. Câu đơn bình thường là câu được cấu tạo gồm hai thành phần : chủ
ngữ và vị ngữ. Hai thành phần này tạo nên nòng cốt của câu đơn.
b. Các thành phần câu:
17
* Các thành phần chính: chủ ngữ và vị ngữ.
- Chủ ngữ
“Chủ ngữ là thành phần câu có quan hệ qua lại và quy định lẫn nhau với
thành phần vị ngữ,chủ ngữ nêu ra vật,hiện tượng nằm trong mối quan hệ
nghĩa chặt chẽ và trực tiếp với đặc trưng và quan hệ sẽ được nói đến trong vị
ngữ.” [6, 39]
- Vị ngữ
“Vị ngữ là thành phần câu có quan hệ qua lại và quy định lẫn nhau với

chủ ngữ,vị ngữ nêu lên đặc trưng hoặc quan hệ vốn có ở vật nói ở chủ ngữ
hoặc có thể áp đặt chúng một cách có lÝ do cho vật đó" [6, 43].
* Các thành phần ngoài nòng cốt câu
- Thành phần trạng ngữ
Thành phần trạng ngữ là thành phần phụ của câu trình bày hoàn cảnh
diễn ra sự kiện được miêu tả ở nòng cốt của câu.
Ví dô: Sáng nay, trời bắt đầu trở lạnh.
- Thành phần đề ngữ
Thành phần đề ngữ là thành phần phụ của câu, đứng trước nòng cốt câu,
được dùng để nêu một vật, một đối tượng, một nội dung cần bàn bạc, với tư
cách chủ đề của câu chứa nó.
Ví dô: Lũ chúng tôi, bọn người tứ xứ.
- Thành phần tình thái
Thành phần tình thái là thành phần phụ biểu thị quan hệ giữa nội dung
câu nói với hiện thực, giữa người nói với nội dung sự việc được nói tới, giữa
người nói và người nghe.
Ví dô: Vâng, cháu cũng đã nghĩ nh cô.
- Thành phần phụ chú
Thành phần phụ chú là thành phần có tác dụng ghi chú các chi tiết về
thái độ, tình cảm, về nguồn gốc làm cho người ta hiểu câu nói đúng hơn, rõ
18
hơn.
Ví dụ: Nguyễn Du, tác giả truyện Kiều, là đại thi hào của dân tộc Việt Nam.
- Thành phần liên kết (chuyển tiếp)
Thành phần liên kết thường đứng ở đầu câu, thực hiện chức năng chuyển
tiếp từ câu nọ sang câu kia hoặc liên kết các câu với nhau.
Ví dô: Tóm lại, nhiệm vụ nghiên cứu mặt trăng rất quan trọng.
(Tạ Quang Bửu)
Nh vậy, việc cấu tạo câu đơn nói chung, việc cấu tạo các thành phần câu
nói riêng đều có các quy tắc riêng nên khi đặt câu nếu không tuân thủ các quy

tắc đó câu sẽ sai.
3.1.2.1.2. Câu đơn đặc biệt và câu rút gọn
- Câu đơn đặc biệt:
Bình thường, câu đơn được cấu tạo bằng một nòng cốt gồm hai thành
phần chính: CN và VN và có thể có thành phần phụ. Nhưng trong những hoàn
cảnh giao tiếp nhất định, câu có thể có cấu tạo đặc biệt chỉ có một từ hoặc một
cụm từ chính phụ hay đẳng lập. Từ hay cụm từ đó không thể phân tách thành
hai thành phần chủ ngữ và vị ngữ tuy chúng vẫn thực hiện được chức năng
thông báo nh một câu đơn bình thường. Những câu đó được gọi là câu đơn
đặc biệt. Để hiểu được câu đơn đặc biệt, ta không cần hoặc không thể thêm
vào câu một thành phần nào khác. Tự bản thân mình, câu đơn đặc biệt là một
đơn vị thông báo.
Ví dô: Trường đại học Sư phạm Hà Nội.
(biển đề trước cổng trường)
Ngoài từ hay cụm từ làm nòng cốt câu, câu đơn đặc biệt cũng có thể có
thành phần phụ nh câu đơn bình thường.
- Câu rút gọn (câu bị tỉnh lược thành phần) là câu chỉ tồn tại được trong
một ngữ cảnh nhất định. Dựa vào ngữ cảnh, người ta có thể tỉnh lược thành
phần câu khi nó đã rõ. Cũng dựa vào ngữ cảnh, người ta có thể khôi phục
19
được một cách chính xác thành phần câu đã bị tỉnh lược.
Ví dô :
(1) Bạn làm bài tập toán chưa?
- Làm rồi. (tỉnh lược chủ ngữ)
(2) Sáng nay ai đến cơ quan sớm nhất?
- Tôi. (tỉnh lược vị ngữ)
(3) Bạn đã đến gặp thầy giáo chưa?
- Chưa. (tỉnh lược cả chủ ngữ và vị ngữ)
Những hiểu biết về câu đơn bình thường, câu đặc biệt, câu rút gọn là cơ
sở để chúng ta phân biệt, xác định được đâu là câu đúng, đâu là câu sai do

thiếu thành phần.
3.1.2.2. CÊu tạo đúng kiểu câu phức thành phần câu
Câu phức thành phần câu là câu có chứa thêm cụm chủ vị khác trong
nòng cốt.
- Câu có chủ ngữ là một cụm chủ vị
Ví dô: Cách mạng tháng Tám thành công đã tạo bước tiến nhảy vọt cho
Việt Nam.
- Câu có vị ngữ là một cụm chủ vị
Ví dụ: Giếng làng em nước rất trong.
- Câu có cụm chủ vị làm thành tố phô cho danh từ hoặc động từ
Ví dô: (1) Cái áo tôi mới mua rất đẹp.
(2) Tôi thấy anh Êy ở nhà.
3.1.2.3. CÊu tạo đúng kiểu câu ghép
Câu ghép là câu có từ hai cụm chủ vị trở lên (hai nòng cốt câu đơn) đồng
thời các cụm chủ vị có tính độc lập tương đối so với nhau, không có cụm chủ
vị nào làm thành phần cho một cụm chủ vị nào. Mỗi cụm chủ vị nh thế làm
thành một vế và chúng ghép lại để tạo thành một đơn vị mới.
Trong câu ghép, về mặt ngữ pháp, các vế câu có thể có quan hệ đẳng lập
20
hay quan hệ chính phụ với nhau, về mặt ý nghĩa, có nhiều quan hệ khác nhau.
- Câu ghép đẳng lập biểu hiện quan hệ ý nghĩa liệt kê
Ví dụ: Mặt trời lên và sương mù tan dần.
- Câu ghép đẳng lập có quan hệ lựa chọn
Ví dụ: Ngày mai, hoặc là anh đi hoặc là tôi đi.
- Câu ghép đẳng lập có quan hệ đối nghịch, tương phản
Ví dụ: Tôi đến chơi nhưng anh Êy đi vắng.
- Câu ghép đẳng lập có quan hệ hô ứng
Ví dụ: Mưa càng to, gió càng mạnh
- Câu ghép chính phụ có quan hệ giả thuyết (điều kiện) - hệ quả
Ví dụ: Nếu tôi được về Hà Nội thì tôi sẽ đi thăm lăng Bác.

- Câu ghép chính phụ có quan hệ nhân quả
Ví dụ: Vì nó lười học nên nó bị điểm kém.
- Câu ghép chính phụ có quan hệ mục đích - sự kiện
Ví dô: Anh Êy chơi đàn cho tôi nghe.
- Câu ghép chính phụ cã quan hệ nhượng bộ - tăng tiến
Ví dụ: Không những cây không có hoa, mà lá cũng khô héo dần.
Khi đặt câu trong văn bản, tùy theo nhu cầu biểu hiện nội dung và phụ
thuộc vào phong cách văn bản, vào thể loại văn bản mà người viết cần lựa
chọn và đặt câu theo đúng quy tắc ngữ pháp của tiếng Việt. Nếu nói và viết
một cách tùy tiện, không đáp ứng chuẩn ngữ pháp chung thì câu sẽ bị sai.
3.2. Câu cần đúng về nội dung ý nghĩa
Trong quá trình đặt câu, ngoài yêu cầu viết đúng cấu tạo ngữ pháp,
người viết còn phải chú ý đến nội dung ý nghĩa của câu. "Nghĩa của câu bao
gồm toàn bộ nội dung mà người phát ngôn thông báo bằng chỉnh thể câu (tức
là toàn bộ cấu trúc cú đoạn và siêu cú đoạn của câu) đặt trong mối quan hệ
với ngữ cảnh, ngữ huống, với hiện thực được phản ánh và cả với tâm lí của
chính người phát ngôn" [29, 1]. Nói đến nội dung ý nghĩa của câu là nói đến
21
hai thành phần nghĩa cơ bản: nghĩa miêu tả, nghĩa tình thái.
- Nghĩa miêu tả trong câu là thành tố nghĩa phản ánh vật,việc, hiện tượng
cần được nói đến vào trong câu qua nhận thức của con người.
- Nghĩa tình thái trong câu là thành tố chỉ ý định (ý chí, ý muốn),thái độ,
tình cảm của người nói đối với điều được nói ra.
Vì vậy, khi tạo lập văn bản, để đặt câu đúng về nội dung ý nghĩa, ta cần
chó ý đến các mặt sau:
- Nội dung mà câu biểu hiện cần phản ánh đúng hiện thực (hiện thực
ngoài ngôn ngữ). Những câu phản ánh không đúng hiện thực khách quan là
những câu sai.
- Quan hệ ý nghĩa trong câu phải có tính lôgic; có nghĩa là ý nghĩa trong
câu phải phù hợp với những quan hệ trong thực tế, phù hợp với các quan hệ

và quy luật của nhận thức, tư duy chung của con người.
- Quan hệ ý nghĩa giữa các bộ phận trong câu phải phù hợp với các
phương tiện hình thức thể hiện quan hệ, nếu không có sự phù hợp đó, câu
cũng sai.
- Nội dung của các thành phần câu, các bộ phận trong câu phải có sự
tương hợp, không được mâu thuẫn nhau.
- Về mặt nghĩa, câu trong văn bản còn yêu cầu phải có thông tin mới.
Mỗi câu vừa duy trì, vừa phát triển nội dung chung của văn bản, của câu đi
trước. Nếu câu không có thông tin thì vô bổ và không góp phần vào sự phát
triển nội dung của văn bản.
3.3. Câu phải được đánh dấu câu thích hợp
Chóng ta đều biết, ngôn ngữ viết không giống với ngôn ngữ nói. Một
trong những điểm quan trọng để phân biệt sự khác nhau Êy là ngôn ngữ viết
không có những điều kiện phụ trợ để diễn tả (nh ngữ điệu, cử chỉ ) bên cạnh
những tín hiệu của nó là chữ viết. Thay cho những điều kiện Êy, chữ viết cần
có các dấu ngắt câu. Dấu ngắt câu là những kí hiệu dùng trong chữ viết giúp
22
cho sự diễn đạt ngôn ngữ được minh bạch. Nó có tác dụng làm cho cấu tạo
câu văn và quan hệ ngữ pháp giữa các từ trong câu được rõ ràng, giúp cho
việc diễn đạt nội dung được chính xác. Nếu không dùng dấu câu hoặc dùng
dấu câu không thích hợp thì nghĩa của câu có thể bị hiểu sai hoặc được hiểu
theo nhiều cách khác nhau, gây khó khăn cho việc lĩnh hội văn bản.
Chữ viết của tiếng Việt hiện nay có 10 dấu câu:
- Dấu chấm đánh dấu kết thúc câu trần thuật
- Dấu hỏi đánh dấu kết thúc câu hỏi
- Dấu chấm than đánh dấu kết thúc câu cầu khiến và câu cảm thán
- Dấu hai chấm là dấu dùng ở trong câu báo hiệu phần đi sau có tính chất
giải thích, cụ thể hóa, nêu dẫn chứng hay liệt kê các phương diện khác nhau
của nội dung mà bộ phận câu đi trước biểu hiện.
- Dấu ba chấm biểu thị sự liệt kê chưa hết, biểu thị lời nói bị ngắt quãng

hoặc lời nói kéo dài hoặc phần câu bị tỉnh lược (lúc đó dấu ba chấm đặt trong
ngoặc đơn).
- Dấu chấm phẩy là dấu dùng trong câu. Nó được dùng để ngăn cách các
bộ phận của câu khi các bộ phận này về mặt ngữ pháp có thể tồn tại độc lập
như một câu, nhưng về mặt ý nghĩa thì vẫn có quan hệ rõ rệt với bộ phận đi
trước.
- Dấu phẩy là dấu dùng trong câu. Nó dùng để ngăn cách các thành phần
cùng loại, ngăn cách các vế trong câu ghép hoặc ngăn cách các thành phần
phụ, thành phần biệt lập với các thành phần chính của câu.
- Dấu gạch ngang là dấu dùng để phân cách thành phần chú thích ở trong
câu hoặc đặt ở đầu dòng trước các ý liệt kê hoặc đặt trước các lời đối thoại
- Dấu ngoặc đơn là dấu dùng để tách biệt các thành phần biệt lập hay bổ
sung hoặc các phần chỉ nguồn gốc, xuất xứ
- Dấu ngoặc kép là dấu dùng để đánh dấu các từ, cụm từ, câu hoặc cả
một đoạn trích dẫn nguyên văn của người khác; đánh dấu lời nói trực tiếp của
23
nhân vật, đánh dấu từ ngữ với ý mỉa mai hoặc dùng để ghi tên tác phẩm, tên
sách trong một câu văn đề cập đến chúng.
Trên đây là một số chức năng, công dụng cơ bản của các dấu câu tiếng
Việt. Trong thực tế sử dụng, các dấu câu còn có thể có những công dụng
khác. Những vấn đề về dấu câu vừa trình bày ở trên là cơ sở lí thuyết để
chúng tôi dựa vào đó nhận diện và lí giải những lỗi dùng dấu câu có trong bài
làm văn của học sinh.
3.4. Các câu cần liên kết chặt chẽ trong văn bản
Văn bản là một đơn vị ngôn ngữ được tổ chức từ các câu,thường bao
gồm nhiều câu. Để văn bản là một thể thống nhất, các câu phải có sự liên
kết chặt chẽ với nhau. Sự liên kết của các câu trong văn bản thể hiện ở hai
phương diện:
3.4.1. Liên kết nội dung
Các câu khi đi vào văn bản đã mất đi phần nào tính độc lập so với khi

đứng biệt lập. Chúng chịu sự chi phối của một hạt nhân nghĩa. Hạt nhân nghĩa
chính là nội dung cô đúc và khái quát của văn bản. Muốn thể hiện được hạt
nhân nghĩa của văn bản các câu cần phải liên kết với nhau. Đó là sự liên kết
nội dung. Liên kết nội dung trong văn bản được thể hiện cụ thể ở sự thống
nhất về đề tài, ở sự nhất quán về chủ đề và sự chặt chẽ về lôgic.
- "Đề tài được hiểu là mảng hiện thực được tác giả nhận thức và thể hiện
trong văn bản. Khi tất cả các câu trong văn bản cùng tập trung nói về một đề
tài,một phạm vi hiện thực.v.v , thì văn bản đó được xác nhận đã có sự thống
nhất về đề tài" [32].
- "Chủ đề trong văn bản là quan điểm, là thái độ hoặc điều mà tác giả
muốn dắt dẫn người đọc đến thông qua đề tài của văn bản.Khi tất cả các câu
trong mét văn bản đều được viết theo mét quan điểm, một chính kiến , văn
24
bản đó sẽ có sự thống nhất chủ đề" [32].
- "Lôgíc là những quy luật tồn tại, vận động và phát triển của hiện thực
khách quan, đồng thời cũng còn là những quy luật của nhận thức về hiện thực
khách quan. Vì thế, muốn văn bản bảo đảm được sự thống nhất lôgíc, câu cần
phải phản ánh đúng quy luật Êy" [32].
Nh vậy, trong văn bản liên kết chủ đề thể hiện ở việc duy trì chủ đề và
triển khai chủ đề. Hơn nữa, sự triển khai chủ đề giữa các câu phải có tính
logic. Nghĩa là, quan hệ về nội dung của các câu phải có sự phù hợp với các
quan hệ và quy luật trong thực tế khách quan còng nh phù hợp với quy luật
nhận thức, tư duy của con người.
3.4.2. Liên kết hình thức
Liên kết hình thức là sự sử dụng phối hợp một cách hài hòa các yếu tố
ngôn ngữ để vật chất hóa sự liên kết nội dung, nghĩa là, giữa các câu với nhau
có những phương tiện hình thức để biểu hiện sự liên kết nội dung. Các yếu tố
ngôn ngữ đó thuộc một số phương thức hay phương tiện liên kết sau:
- Phương thức lặp: dùng lặp lại ở các câu một hay một số yếu tố ngôn
ngữ nào đó.

- Phương thức liên tưởng: dùng các từ ngữ cùng trường nghĩa, gần nghĩa
hoặc trái nghĩa ở các câu trong văn bản để tạo quan hệ liên tưởng.
- Phương thức thế: là phương thức thay thế từ, ngữ ở câu đi trước bằng
các từ ngữ tương đương ở các câu đi sau. Nhờ đó, các câu này liên kết được
với nhau.
- Phương thức nối: dùng các từ ngữ chuyên thực hiện chức năng nối kết
các câu với nhau.
- Phương thức tỉnh lược: tỉnh lược từ ngữ ở câu đi sau khi nó đã được thể
hiện ở câu đi trước, nhờ đó hai câu liên kết với nhau.
25

×