Tải bản đầy đủ (.doc) (158 trang)

tổ chức dạy học tập làm văn lớp 5 phù hợp trình độ học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.32 MB, 158 trang )

1
bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học s phạm Hà Nội


Phạm thị thu hà
Tổ chức dạy học tập làm văn lớp 5
Phù hợp trình độ học sinh
Chuyên ngành : Giáo dục học (Giáo dục tiểu học)
Mã số : 60.14.01
luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Hà Nội - 2006
2
3
PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Những thành tựu của tâm lí học hiện đại đã khẳng định ở mỗi độ
tuổi, ở mỗi vùng, miền học sinh có những đặc điểm tâm lí tiếp nhận riêng,
có năng lực ngôn ngữ riêng, có trình độ tiếng mẹ đẻ riêng.
Trong cuốn Phương pháp dạy tiếng mẹ đẻ, tài liệu dịch, tập 1, NXB
Giáo dục, H., 1989 các tác giả cũng rất quan tâm đến trình độ tiếng mẹ đẻ
của học sinh. “Chú ý đến trình độ tiếng Việt vốn có của học sinh là phát
huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong giờ dạy tiếng, một yêu cầu
đang đặt ra một cách cấp thiết trong lí luận và thực tiễn giảng dạy”. Khác
với các bộ môn khoa học thường học trong nhà trường, ngay từ đầu, bộ
môn tiếng Việt có đầy đủ điều kiện và khả năng đặt học sinh vào tình
huống nghiên cứu: giáo viên có thể cùng học sinh tìm ngữ liệu, quan sát,
phân tích ngữ liệu rồi khái quát, tổng hợp nên những quy tắc, quy luật ngôn
ngữ.
Theo GS.TS Lê A
Có thể quan niệm: nguyên tắc giảng dạy tiếng mẹ đẻ là những tiền


đề cơ bản xác định nội dung, phương pháp và cách tổ chức hoạt động dạy
học tiếng mẹ đẻ của thầy giáo và học sinh. Nguyên tắc này lưu ý các nhà
phương pháp, các nhà giáo cần phải điều tra nắm vững khả năng ngôn
ngữ của học sinh theo từng độ tuổi, từng địa phương để trên cơ sở đó mà
xác định nội dung và phương pháp dạy học thích hợp.
Học sinh ở mỗi lứa tuổi khác nhau có những đặc điểm tâm lí riêng
trong quá trình tiếp thu kiến thức và kĩ năng mới. Khi xác định nội dung
giảng dạy, áp dụng và lựa chọn phương pháp giảng dạy, người giáo viên
cần phải xuất phát từ trình độ nhận thức của học sinh, trình độ tiếng mẹ đẻ
của các em. Nếu nội dung giảng dạy quá khó đối với học sinh thì bắt buộc
các em phải học thuộc lòng một cách máy móc và giờ học trở nên nặng nề,
4
buồn tẻ. Ngược lại, nếu nội dung bài học lại quá dễ không đòi hỏi sự nỗ lực
của học sinh thì các em sẽ chủ quan, không chịu suy nghĩ và giảm hứng thú
học tập. Tuân theo nguyên tắc này, người giáo viên phải nắm chắc đặc
điểm tâm lí lứa tuổi của học sinh, nắm chắc trình độ tiếng Việt của các em
để chuẩn bị và tiến hành giờ dạy sao cho các em đủ khả năng và hứng thú
tiếp thu kiến thức.
Theo GS.TS. Lê Phương Nga nguyên tắc này đòi hỏi người dạy cần
thực hiện các yêu cầu sau:
- Thứ nhất: Tìm hiểu, nắm vững vốn tiếng Việt của học sinh theo
từng lớp, từng vùng, nắm vững trình độ sử dụng tiếng Việt của học sinh để
hoạch định nội dung kế hoạch và phương pháp dạy học.
- Thứ hai: Chó ý phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong
giờ học tiếng Việt.
- Thứ ba: Hệ thống hóa, phát huy những năng lực tích cực của học
sinh, hạn chế, xóa bỏ những mặt tiêu cực về lời nói của các em trong quá
trình học tập. (PPDHTV1- NXBGD -1998)
Nh vậy, nội dung, kế hoạch và đặc biệt là phương pháp dạy học phải
được xây dựng trên cơ sở đặc điểm trình độ của học sinh. Cùng một nội

dung dạy học nhưng học sinh ở các trình độ khác nhau đòi hỏi cách tổ
chức, hướng dẫn khác nhau. Cùng một đề bài, học sinh khá giỏi có thể thực
hiện dễ dàng nhưng học sinh trung bình, yếu lại gặp rất nhiều khó khăn.
Trong cùng một lớp, một giờ dạy, nếu người dạy chỉ quan tâm đến học sinh
khá giỏi thì số học sinh trung bình, yếu sẽ rơi vào tình trạng phải chấp nhận
đáp án một cách thụ động. Các em sẽ không được tự đi đến kiến thức, kĩ
năng Tập làm văn theo yêu cầu của bài học, không được phát triển tư duy
và ngôn ngữ nh mục tiêu của môn Tiếng Việt đặt ra. Ngược lại, nếu không
chú ý quan tâm đối tượng khá, giỏi, các em sẽ không có điều kiện phát triển
khả năng của mình. Bởi vậy, người dạy cần phải quan tâm đến trình độ học
5
sinh để có yêu cầu nâng cao hoặc các bài tập giảm khó, hướng dẫn gợi mở
giúp tất cả các em đều tự làm được các bài tập, đều được phát triển năng
lực sử dụng tiếng Việt.
Năm học 2006- 2007 sách giáo khoa Tiếng Việt 5 chính thức được
triển khai dạy trên toàn quốc. Cùng với phân môn Luyện từ và câu, Kể
chuyện, Tập làm văn là một trong những phân môn có nhiều điểm khác biệt
so với sách giáo khoa cũ. Bên cạnh đó phân môn Tập làm văn trong
chương trình mới ở Tiểu học, so với các phân môn khác là rất khó. Cái khó
không chỉ bắt nguồn từ sự mới mẻ về hệ thống kiến thức và kĩ năng làm
văn mà còn vì đây là phân môn tổng hợp của các kiến thức và kĩ năng sử
dụng ngôn ngữ. Nhiệm vụ chủ yếu của phân môn này là rèn cho học sinh kĩ
năng tiếp nhận và sản sinh ngôn bản dưới dạng nói và viết để sử dụng trong
học tập và giao tiếp. Nếu như chúng ta không chú trọng đúng mức đến việc
dạy học Tập làm văn thì khả năng nghe, nói, viết của học sinh sẽ gặp nhiều
khó khăn. Nhiệm vụ chủ yếu của phân môn Tập làm văn ở lớp 5 là rèn cho
học sinh kĩ năng sản sinh ngôn bản nói và viết phù hợp với mục đích giao
tiếp, góp phần cùng các môn học khác phát triển ngôn ngữ, mở rộng vốn
từ, rèn luyện tư duy logic, tư duy hình tượng cho học sinh, bồi dưỡng tâm
hồn, cảm xúc thẩm mĩ, hình thành nhân cách cho học sinh.

Tập làm văn là quá trình mã hóa nội dung mang tính tinh thần ngôn
bản, mang tính vật chất để truyền thông tin đến cho người nhận. Kết quả
của việc mã hóa này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: vốn sống, sự hiểu biết,
vốn ngôn từ,…. của người viết, người nói. Nhưng đây chưa phải là cái đích
cuối cùng của việc dạy Tập làm văn, mà dạy Tập làm văn phải giúp học
sinh biết cách trình bày, thể hiện tư tưởng, tình cảm, mong muốn của mình
đối với người khác, để tác động đến họ, để thay đổi nhận thức, tình cảm và
hành động theo hướng mà người viết mong muốn. Vậy làm thế nào để cho
6
học sinh ở mọi trình độ khác nhau trong cùng một môi trường học tập đều
đạt được cái đích đó đặc biệt là học sinh trung bình, yếu.
Qua thực tế điều tra, chúng tôi nhận thấy việc dạy học phân môn
Tập làm văn ở lớp 5 đặc biệt dạy cho học sinh trung bình, yếu gặp rất nhiều
khó khăn. Cái khó bắt nguồn từ sự mới mẻ của hệ thống kiến thức, kĩ năng
làm văn được triển khai trong sách giáo khoa; ngoài ra khi dạy giáo viên còn
gặp rất nhiều lúng túng trong phương pháp dạy học, giáo viên chưa thể quan
tâm hết đến tất cả học sinh trong lớp, đặc biệt là học sinh trung bình, yếu.
Bởi vậy, không Ýt học sinh không tự trả lời được các câu hỏi, không tự làm
được bài tập mà chủ yếu là ngồi nghe các bạn khá giỏi trả lời câu hỏi, đọc
đoạn văn của mình trong giê hay thậm chí các em chỉ việc chép đáp án
đúng. Để tất cả mọi học sinh đều được quan tâm, phát triển nh nhau trong
giờ Tập làm văn thì không thể áp dụng một cách dạy chung, một giáo án
thiết kế chung trong sách giáo viên.
Với mong muốn tất cả mọi học sinh đều có thể viết được văn, giúp
cho học sinh trung bình, yếu viết văn tốt, đáp ứng được nguyên tắc của Bộ
đề ra: “Học sinh là nhân vật trung tâm trong giờ học tập, vui chơi, rèn
luyện,…. (ở trên lớp cũng như ngoài giờ lên lớp), hoạt động theo hướng
dẫn của giáo viên phát huy tính tích cực của từng học sinh, của tập thể học
sinh trong quá trình dạy học và giáo dục”. Chúng tôi đã chọn đề tài: Tổ
chức dạy học Tập làm văn lớp 5 phù hợp trình độ học sinh. Trong phạm

vi của luận văn này, chúng tôi chỉ tìm hiểu và vận dụng những biện pháp
giảm độ khó của bài tập, quan tâm đến đối tượng học sinh trung bình và
yếu.
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU
Lịch sử dạy Tiếng Việt ở Việt Nam đã có gần 60 năm. Trong những
năm đó đã diễn ra hai cuộc cải cách giáo dục và nhiều lần chỉnh lí sách giáo
khoa.
7
Chương trình 1956 đã rất coi trọng Tập làm văn, sự phân phối thời
lượng các tiết Tập làm văn không phải là Ýt. Người ta cũng dựa vào điểm
số, chất lượng của bài Tập làm văn để đánh giá kết quả học tập của môn
Ngữ văn và tốt nghiệp cấp I. Bởi vậy mà không chỉ ở các nhà trường Tiểu
học, trong các trường sư phạm Tiểu học, các tài liệu hướng dẫn giáo viên,
các giáo trình phương pháp dạy học Tiếng Việt đều coi Tập làm văn là môn
học có tính chất toàn diện, tổng hợp, sáng tạo. Nh vậy, bài Tập làm văn
được coi là sản phẩm kết tinh quá trình học tập của học sinh.
Trong cuốn “Sơ thảo phương pháp dạy Ngữ văn ở các lớp cấp I
trường phổ thông cơ sở” (Nguyễn Hữu Tưởng chủ biên), các tác giả đã
nhận định “Trong ba kĩ năng cơ bản về ngữ văn là đọc, nói, viết cần rèn
luyện tập trung ở cấp I thì kĩ năng viết là khó nhất và đòi hỏi công phu
nhất”.
Năm 1981 bắt đầu thực hiện cuộc cải cách lần thứ hai. Môn Ngữ văn
có những thay đổi quan trọng nên có tên mới là môn Tiếng Việt và Văn
học. Đến lần chỉnh lí năm 1986, môn Tiếng Việt mới chính thức được công
nhận, bắt đầu có quan niệm hoàn chỉnh hơn về dạy học Tiếng Việt là rèn
cho học sinh cả bốn kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết.
Tính tích hợp ở Tập làm văn rất cao. Nó là giai đoạn cuối cùng của
việc dạy Tiếng Việt. Tập làm văn vừa có tính tổng hợp, sáng tạo thực hành.
Bởi vậy ngoài việc rèn luyện cho học sinh các kĩ năng, người giáo viên
phải quan tâm đến việc cung cấp cho các em vốn sống, bồi dưỡng tâm hồn,

cảm xúc cho các như lời cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng: “Trong bài văn, ta
có thể dạy cái hay, cái đẹp của văn, đồng thời có thể dạy bao nhiêu cái
hay, cái đẹp khác nữa, ở trong đó có cái đẹp về tâm hồn, về tư tưởng, về lẽ
sống…một công đôi việc” (Phạm Văn Đồng: “Dạy văn là một quá trình rèn
luyện toàn diện - TCNCGD sè 28 - 1973)
8
Bàn về các biện pháp để dạy tốt Tập làm văn ở Tiểu học, đã có rất
nhiều tác giả công bố các công trình như: Dạy Tập làm văn ở trường Tiểu
học của Nguyễn Trí. Nhóm các tác giả Lê Phương Nga, Trần Thị Minh
Phương, Lê Hữu Tỉnh đã xuất bản các cuốn Tiếng Việt nâng cao líp 2, 3,
4, 5 trong đó có phân môn Tập làm văn. Hai tác giả Trần Mạnh Hưởng,
Phan Phương Dung đã xuất bản cuốn Hướng dẫn tự học Tập làm văn 2, 3
được giáo viên, phụ huynh học sinh, học sinh sử dụng rộng rãi trong nhiều
năm qua, Tác giả Đặng Mạnh Thường cũng đã xuất bản cuốn Tập làm văn
2, 3, 4, 5 nhưng hệ thống bài tập, câu hỏi gợi ý hướng dẫn cũng vẫn chung
chung.
Ở góc độ phương pháp dạy học Tập làm văn hay hệ thống các bài tập
nâng cao dành cho học sinh khá giỏi đã có nhiều tác giả quan tâm. Các
cuốn sách nâng cao, sách bồi dưỡng học sinh giỏi có rất nhiều ưu điểm,
được đông đảo giáo viên, phụ huynh học sinh đánh giá cao đặc biệt là trong
cuốn Bồi dưỡng học sinh giỏi của hai tác giả Lê Hữu Tỉnh và Trần Mạnh
Hưởng.
Năm 1974, Hoàng Ngọc Oánh cũng đăng bài Bồi dưỡng học sinh
kém về Tập làm văn ở lớp 4. Tác giả cũng đã nêu lên những mặt học sinh
còn yếu kém và đưa ra một số phương pháp dạy học để bồi dưỡng cho các
em.
Vừa qua, Trần Mạnh Hưởng và nhóm tác giả đã có cuốn Hướng dẫn
dạy Tập làm văn 5 phù họp với trình độ học sinh. Các tác giả đã dành khá
nhiều thời gian và công sức soạn hệ thống câu hỏi gợi ý, soạn cách hướng
dẫn dạy học để học sinh ở các trình độ đều được quan tâm, được phát triển.

Học sinh trung bình, yếu đã được các tác giả đặc biệt quan tâm, học sinh
khá giỏi được dành một số nội dung thích hợp. Dựa vào những gợi mở,
định hướng Êy, chúng tôi đã tiếp tục phát triển với mong muốn hoàn thiện
9
các biện pháp giảm độ khó cho học sinh trung bình, học sinh yếu trong các
bài tập làm văn lớp 5.
3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nhằm vận dụng lí thuyết và thực tiễn để tổ chức dạy học Tập làm
văn ở lớp 5 phù hợp với trình độ học sinh, đặc biệt là học sinh trung bình,
yếu để nâng cao chất lượng học Tập làm văn và khả năng viết văn cho học
sinh trung bình, yếu.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
1. Tìm hiểu cơ sở lí luận và thực tiễn để tổ chức dạy học Tập làm
văn ở lớp 5 phù hợp với trình độ học sinh đặc biệt là học sinh trung bình,
yếu.
2. Tìm hiểu quá trình dạy Tập làm văn ở lớp 5 và thực tiễn dạy học
Tập làm văn lớp 5.
3. Thiết kế một số bài tập dạy Tập làm văn lớp 5 cho học sinh trung
bình, yếu.
4. Thiết kế một số giáo án tổ chức dạy học Tập làm văn lớp 5 phù
hợp với trình độ học sinh đặc biệt là học sinh trung bình, yếu.
5. Tiến hành thực nghiệm để đánh giá kết quả của các bài tập, giáo
án tổ chức dạy học Tập làm văn lớp 5 phù hợp với trình độ học sinh, đặc
biệt là học sinh trung bình, yếu đã thiết kế.
4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Sách giáo khoa Tiếng Việt 5, sách giáo viên, nội dung dạy học phân
môn Tập làm văn lớp 5.
- Thực trạng dạy học phân môn Tập làm văn lớp 5 thí điểm ở những
vùng có nhiều học sinh ở trình độ khác nhau.

5. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
10
Nếu lựa chọn và xây dựng được các bài tập, các biện pháp dạy học
Tập làm văn thích hợp với mọi trình độ của học sinh thì giờ học sẽ đạt hiệu
quả hơn, khả năng nói, viết, của học sinh sẽ tốt hơn đặc biệt là học sinh trung
bình, yếu.
6. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
1. Sáng tỏ thêm cơ sở lí luận về dạy học tập làm văn cho học sinh
trung bình, yếu.
2. Xây dựng một số bài tập, hệ thống câu hỏi theo biện pháp giảm độ
khó nhằm giúp học sinh trung bình, yếu thực hiện được các bài tập làm văn
trong sách giáo khoa.
3. Xây dựng giáo án dạy học Tập làm văn ở lớp 5 theo hướng phù
hợp với trình độ học sinh.
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong luận văn này, người viết chủ yếu dùng các phương pháp
nghiên cứu sau:
7.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
Nghiên cứu các tài liệu liên quan tới đề tài là một việc làm hết sức
quan trọng giúp cho người viết nắm được những cơ sở lí luận và hiểu rõ
vấn đề nghiên cứu, từ đó có cơ sở để người viết xây dựng các bài tập nhằm
tổ chức giờ dạy học Tập làm văn lớp 5 phù hợp với trình độ học sinh, đặc
biệt là học sinh trung bình, yếu.
7.2. Phương pháp điều tra, khảo sát
Việc khảo sát chương trình và sách giáo khoa, điều tra quá trình dạy
và học Tập làm văn lớp 5 của giáo viên và học sinh giúp người viết nắm
bắt được quá trình dạy học của thầy và trò những, khó khăn mà giáo viên
và học sinh gặp phải trong quá trình dạy học, những khó khăn mà học sinh
trung bình, yếu gặp phải. Trên cơ sở đó, người viết xây dựng một số bài
11

tập, giáo án để tổ chức dạy học Tập làm văn lớp 5 phù hợp trình độ học
sinh, đặc biệt là học sinh trung bình, yếu.
7.3. Phương pháp thực nghiệm
Đây là phương pháp có vai trò quan trọng với khoa học giáo dục và
công tác nghiên cứu. Để đảm bảo các bài tập tháo gỡ khó khăn cho học
sinh trung bình, yếu, giờ dạy phù hợp trình độ của học sinh chúng tôi tiến
hành dạy thực nghiệm ở lớp có nhiều đối tượng học sinh. Trong luận văn
này, chúng tôi làm thực nghiệm để kiểm tra khả năng vận dụng của đề tài
và thực tiễn dạy học Tập làm văn lớp 5.
8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục luận văn
gồm 3 chương:
Chương I: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc tổ chức dạy học Tập
làm văn lớp 5 phù hợp trình độ của học sinh.
Chương II: Một số bài tập và giáo án tổ chức dạy học Tập làm văn
lớp 5 phù hợp trình độ học sinh, đặc biệt là học sinh trung bình, yếu.
Chương III: Thực nghiệm sư phạm.
12
PHẦN NỘI DUNG
Chương I
Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc tổ chức dạy học Tập làm văn lớp 5
phù hợp trình độ học sinh
Trong luận văn này, chúng tôi hướng tới việc nghiên cứu và đề xuất
một số bài tập, cách tổ chức dạy học nhằm dạy học Tập làm văn lớp 5 phù
hợp với trình độ học sinh, đặc biệt là học sinh trung bình, yếu. Vì vậy, khi
nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài, chủ yếu chúng tôi dựa vào
những vấn đề cơ bản về tâm lí của học sinh líp 5, năng lực của học sinh, lí
thuyết về cấu trúc hoạt động lời nói có liên quan và phương pháp dạy học
phân môn Tập làm văn lớp 5
1.1. Cơ sở lí luận của việc dạy học Tập làm văn

Trong quá trình hình thành và phát triển, ngành khoa học ngôn ngữ
đã tìm ra những quy luật quan trọng làm cơ sở để xác định cụ thể các quy
tắc cũng như các phương pháp dạy học Tập làm văn trong trường Tiểu học.
Là một trong sáu phân môn của môn Tiếng Việt nhưng Tập làm văn
là phân môn mang tính tổng hợp cao cả về kiến thức và kĩ năng sử dụng
tiếng mẹ đẻ. Do đó, việc dạy học Tập làm văn phải dựa trên kết quả nghiên
cứu của nhiều môn khoa học.
1.1.1. Cơ sở tâm lí- ngôn ngữ học
1.1.1.1. Đặc điểm tâm lí, khả năng nhận thức không đồng đều của học
sinh líp 5 và vấn đề dạy học Tập làm văn phù hợp trình độ học sinh
a. Đặc điểm chung về tâm lí của học sinh líp 5
Học sinh líp 5 đã bước vào tuổi thiếu niên. Các em lớn nhanh, kích
thước và thể chất của cơ thể đã tiến gần đến người trưởng thành. Các em
bắt đầu có những thay đổi lớn về vật chất và tinh thần. Hành vi và đời sống
nội tâm của các em đã có những thay đổi đột biến.
13
Líp 5 là lớp cuối cùng của bậc Tiểu học nên các em không còn những
bỡ ngỡ như khi mới vào trường và đã nhận thức được học tập là hoạt động
chủ đạo.
Nét đặc thù của nhân cách học sinh lứa tuổi này là ý thức mình
không còn là trẻ con. Vì vậy tuy hành vi vẫn là trẻ con nhưng các em lại
muốn tỏ ra mình là người lớn nên bướng bỉnh, khó bảo nếu không được tôn
trọng, không được cư xử bình đẳng. Tuổi này, vì vậy gọi là tuổi chuyển
tiếp, tuổi “bất trị”.
Do sự cân bằng cơ thể của trẻ em bị phá vỡ, sự cân bằng cơ thể của
người lớn còn chưa vững chắc, các em dễ xúc động và xúc động cao.
L.X.Vưgôtxki đã viết: “Những giai đoạn khủng hoảng trong đời sống con
người, những thời kì chuyển tiếp và cấu tạo lại cơ thể luôn tràn đầy những
phản ứng cảm xúc và đời sống tình cảm”
Tư duy trừu tượng đã dần thay thế tư duy cụ thể nên bước đầu các

em đã có khả năng trừu tượng hóa, đồng thời óc tưởng tượng cũng đã hình
thành. Tuy nhiên, tâm lí của các em chưa bền vững, khả năng chú ý đã phát
triển cao hơn ở các lớp đầu cấp nhưng vẫn còn thấp.
b. Đặc điểm nhận thức, tư duy của học sinh líp 5
Các nhà tâm lí học cho rằng ở mỗi giai đoạn khác nhau sự phát triển
về nhận thức, tư duy có thể đạt được ở một độ tuổi nhất định.
Trong thực tiễn cuộc sống, có rất nhiều cái, rất nhiều điều mà ta chưa
biết, chưa hiểu. Song để làm chủ được thực tiễn, con người phải hiểu thấu
đáo những cái chưa biết để tìm ra bản chất, nguồn gốc, mối liên hệ có tính
chất quy luật của các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan. Quá
trình đó gọi là tư duy.
Tư duy là một quá trình tâm lí phản ánh những thuộc tính bản chất, những
mối liên hệ bên trong có tính quy luật của sự vật, hiện tượng trong hiện thực
14
khách quan mà trước đó ta chưa biết (Giáo trình tâm lí học đại cương - NXBGD
2004. Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên), Nguyễn Văn Lũy, Đinh Văn Vang).
* Tư duy của học sinh líp 5
Đây chính là giai đoạn phát triển mới của tư duy. Các thao tác tư duy
này được gọi tắt là “cụ thể” vì trong một chừng mực nhất định chúng còn
dựa trực tiếp trên các đồ vật, hình ảnh minh họa, mẫu, hiện tượng thực tại
(như ở giai đoạn 7 đến 10 tuổi) mà chưa được tác động trên lời nói và các
giả thiết bằng lời. Trong một chừng mực nào đó, hành động trên các đồ vật,
sự kiện bên ngoài còn là chỗ dựa hay xuất phát cho hành động trong óc. Ví
dụ ở lớp 3, khi dạy bài Tập làm văn 2 trang 18 với yêu cầu: Dựa vào mẫu
đơn đã học, em hãy viết đơn xin vào Đội Thiếu niên Tiền Phong Hồ Chí
Minh, sách giáo khoa đã đưa ra mẫu Đơn xin cấp thẻ đọc sách ở Tuần 1.
Lên lớp 5, tư duy đã phát triển lên một bước cao hơn. Năng lực học
tập của các em đã được hình thành, tư duy đã dần chuyển sang tư duy trừu
tượng, học sinh đã có thể khái quát hóa những kiến thức đã học để tạo ra
sản phẩm của riêng mình.

Ví dụ: Tuần 8 - Tiết 2 trang 83, SGK TV5, tập 1
Đề bài: Luyện tập tả cảnh
(Dựng đoạn mở bài, kết bài)
Bài tập 1: SGK đưa ra hai cách mở bài của bài văn Tả con đường
quen thuộc từ nhà em tới trường và yêu cầu: Em hãy cho biết: Đoạn nào
mở bài theo kiểu trực tiếp, đoạn nào mở bài theo kiểu gián tiếp? Nêu cách
viết mỗi kiểu mở bài đó.
Bài tập 2: SGK đưa ra hai cách kết bài văn Tả con đường. Em hãy
cho biết đoạn kết bài theo kiểu mở rộng (a) giống và khác kết bài theo kiểu
mở rộng (b) ở điểm nào?
15
Bài tập 3: SGK yêu cầu: Viết một đoạn mở bài theo kiểu gián tiếp và
một đoạn kết bài mở rộng cho bài văn tả cảnh thiên nhiên ở địa phương
em.
Như vậy, ở đây học sinh đã có thể thoát khỏi cái cụ thể là mẫu để đi
đến tư duy trừu tượng. Học sinh có thể tiến hành các thao tác trí tuệ để tiến
dần đến sản phẩm của riêng mình.
* Tư duy của học sinh khá giỏi
Năng lực tư duy của các em học sinh khá giỏi đã phát triển ở mức độ
cao hơn, đặc biệt là tư duy sáng tạo. Các em có ý thức chủ động, tự giác và
thích tự mình khám phá ra những điều mới, cái khác, có khả năng lập luận,
suy luận tốt để đi đến khẳng định, phủ định một điều gì đó. Trong cùng một
lứa tuổi nhưng tư duy của học sinh khá giỏi linh hoạt và mềm dẻo hơn.
Điều đó thể hiện ở chỗ:
- Các em có khả năng thay đổi phương thức hành động để giải quyết
vấn đề phù hợp với những thay đổi của các dữ kiện.
- Các em có khả năng xác lập sự phụ thuộc giữa các dữ kiện theo hai
xu hướng xuôi và ngược.
- Các em thích tìm tòi, xem xét một vấn đề theo nhiều khía cạnh khác
nhau.

- Các em có sự quan sát tinh tế, mau chóng phát hiện ra những vấn đề
chung và riêng, mau chóng phát hiện ra những chỗ nút làm cho việc giải
quyết vấn đề phát triển theo chiều hướng hợp lí hơn, độc đáo hơn.
- Các em có trí tưởng tượng phát triển, khả năng suy luận, căn cứ rõ
ràng. Có óc tò mò, không muốn dừng lại ở việc làm theo mẫu có sẵn hay ở
những gì còn thắc mắc, hoài nghi, có ý thức tự kiểm tra, sửa chữa bài làm
của mình.
Những biểu hiện nêu trên còn có nhiều mức độ khác nhau ở mỗi học
sinh và thường thể hiện ra bên ngoài như: Sự tiếp thu nhanh, có trí nhớ tốt,
16
có thái độ học tập tự giác, tự tin, diễn đạt bằng ngôn ngữ dễ dàng, sử dụng
ngôn ngữ thành thạo.
* Tư duy của học sinh trung bình, yếu
Ngược lại với học sinh khá giỏi, học sinh trung bình, yếu năng lực tư
duy phát triển ở mức độ thấp, đặc biệt các em hầu như không có được khả
năng sáng tạo từ những yêu cầu của giáo viên hay của sách giáo khoa. Các
em vẫn có ý thức chủ động, tích cực học tập nhưng ở mức độ đối phó.
Trong lớp, có những học sinh ngồi học rất ngoan chăm chú nghe giáo viên
giảng bài nhưng thực chất trong đầu lại chẳng hề hiểu hay quan tâm đến bài
giảng và nếu có cơ hội sẽ chép bài của bạn hay bài mẫu.
Học sinh trung bình, yếu không thể thay đổi phương thức hành động
để giải quyết vấn đề phù hợp với yêu cầu. Nếu không làm được bài tập, các
em sẽ ngồi im lặng, trông chờ để chép đáp án của giáo viên hay học sinh
khá giỏi. Chẳng hạn, trong những giờ Tập làm văn nói, các em nhút nhát,
không dám trình bày sản phẩm của mình, khi được gọi thì nói lí nhí, không
tự tin. Trong những giờ Tập làm văn viết, bài viết của các em sơ sài, chủ
yếu dùng lại các câu, đoạn đã nghe được, đọc được ở giờ luyện tập hay khi
các bạn khác trình bày. Ví dụ: một học sinh đã miêu tả bà như sau: “Bà em
đã già. Tóc bà em trắng phau. Da bà nhăn nheo. Má của bà hóp đi vì già.
Đôi mắt bà sáng, phúc hậu. Bà luôn ăn mặc giản dị vì bà là một bà già

thôn quê”.
Tiểu kết: Như vậy, với những đặc điểm khác biệt của học sinh khá
giỏi và học sinh trung bình, khi xây dựng một bài tập, một giáo án cho đối
tượng học sinh ở các trình độ khác nhau, người dạy cần chú ý đến khả năng
nhận thức, khả năng tư duy, ngưỡng phát triển trí tuệ của các em, quan
trọng là phải làm cho các em động não, suy nghĩ trong quá trình làm bài
tập. Do đó khi tổ chức dạy học chúng ta cần phải tôn trọng những vốn kinh
nghiệm, tri thức sẵn có của học sinh, trên cơ sở đó hình thành cho các em
17
những tri thức mới. Có làm được như vậy mới tăng lòng ham muốn học tập
ở học sinh trung bình, yếu, kích thích sự ham hiểu biết, sáng tạo của học
sinh khá giỏi, đảm bảo dạy học ở “vùng phát triển gần nhất”.
1.1.1.2. Năng lực ngôn ngữ của học sinh líp 5 và việc dạy Tập làm văn
phù hợp trình độ học sinh
Sau bốn năm học, vốn ngôn ngữ của học sinh líp 5 đã có những
chuyển biến rõ rệt nhờ nắm vững được ngôn ngữ viết, đồng thời các em
cũng có những hiểu biết, vốn sống và vốn từ ngữ nhất định. Ở lứa tuổi này
các em yêu thích hoạt động sáng tạo trên cơ sở vốn tri thức mình đã có.
Do sự phát triển tâm lí ở cùng một giai đoạn, ở cùng một lứa tuổi,
phần lớn các em đều có những đặc điểm chung. Nhưng do nhiều khía cạnh
của cuộc sống: hoàn cảnh gia đình, mức sống, vốn sống, quá trình học tập
từ lớp 1 đến lớp 4 Ýt nhiều cũng tạo nên sự phát triển ngôn ngữ không
đồng đều ở các em.
Qua thực tế điều tra, chúng tôi nhận thấy: hầu như tất cả các em học
sinh líp 5 năng lực ngôn ngữ đều đạt tới mức hiểu đúng những lời giảng
của giáo viên. Kết quả đó có được là nhờ kinh nghiệm sống hàng ngày của
các em nhưng cũng có phần tương đối, khái quát, trừu tượng. Mặt khác, các
em có khả năng diễn đạt đúng, rõ ràng, tương đối gãy gọn những ý nghĩ
của mình với người khác hoặc viết được những đoạn văn, bài văn có tình
cảm chân thực của mình. Tuy nhiên, một thực tế mà bất kì trong một lớp,

một khối, một vùng, miền nào đó mà giáo viên nào cũng nhận thấy đó là
năng lực ngôn ngữ không đồng đều của tất cả các em. Có những học sinh
khi giáo viên gọi trả lời câu hỏi hay đọc bài, nói câu hoàn chỉnh thì các em
đều thực hiện tốt yêu cầu nhưng những học sinh trung bình, yếu thì nhút
nhát, không tự tin, nói không thành câu hoàn chỉnh, trả lời sai câu hỏi, thậm
chí đọc bài còn rất chậm. Nói chung năng lực ngôn ngữ của những học sinh
này còn rất hạn chế. Đối với các em việc nhớ lại từng câu, từng chữ dễ
18
dàng hơn dùng lời lẽ của mình để diễn tả lại một sự kiện, một hiện tượng
hay đặc điểm nào đó.
Một ví dụ cụ thể khi chúng tôi tiến hành thực nghiệm tại trường Tiểu
học. Với cùng một đề bài: Dựa theo dàn ý mà em đã lập trong tuần trước,
hãy viết một đoạn văn miêu tả cảnh sông nước, học sinh cùng lớp đã viết
như sau:
Bài làm của học sinh trung bình, yếu:
Một hôm em được gia ngoài sông hồng, ở đó các bác nông dân dang
dánh cá, hay bên bở, một bên là cỏ. Một bên là bãi ngô xanh biếc. Con dàn
trâu dang mải mê gặm cỏ. Buổi sáng thì nước dục. Buổi trưa thì nước ngả
màu den như cái cặp của bạn văn long, ở đầu sông có một cái lò gạch. Vả
ở cuối sông là bạn nghiêm dang câu cá rô phi. Cá chép, cá cờ.
(Bài làm của Nguyễn Ngọc Tư - Trường Tiểu học Cự
Khối)
Dòng sông như là một người mẹ của quê tôi. Ở 2 ven bờ có bãi cát
trắng. Nước đục ngầu mang phù sa. ở giữa sông có các cô, bác đánh bắt
cá, tôm. Sông đã mang nước tưới cho cánh đồng, đem lại cá tôm cho quê
tôi.
(Bài làm của Phạm Mạnh Khôi - Trường Tiểu học Cự
Khối)
Bài làm của học sinh khá giỏi:
Con sông Hồng mới đẹp làm sao! Nhìn từ xa, mặt nước đỏ nâu phản

chiếu áng mây chiều. Con sông quanh co, uốn lượn như một con trăn
khổng lồ. Hai bên bờ là những bãi ngô xanh non. Bên kia sông san sát nhà
cửa. Đây đúng là một mảnh đất trù phú, Êm no. Trên sông, tấp nập thuyền
đánh cá. Xa xa, tiếng ầm ì rẽ sóng của chiếc ca nô chở hàng từ Móng Cái
hay Hải Phòng về. Em rất thích ngồi trên triền đê vào những buổi chiều
hè. Lúc Êy, em như có cảm giác được ngắm nhìn vẻ đẹp của làng xóm. Em
19
rất yêu quý con sông Hồng. Nó là người bạn đã từng chia sẻ bao buồn vui
với những người dân quê em. Nó là máu thịt đã thấm dần vào thân thể của
tuổi thơ chúng em.
(Bài làm của Đinh Ngọc Linh - Trường Tiểu học Cự Khối)
Hồ Gươm là một cảnh đẹp nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội. Du khách
một lần ghé thăm Hà Nội sẽ không thể quên được cảnh đẹp nơi đây. Xung
quanh hồ, những hàng cây cổ thụ nghiêng mình soi bóng. Những cây liễu
e Êp làm duyên như thiếu nữ. Giữa hồ, Tháp Rùa cổ kính, uy nghi như gợi
lại dấu tích oai hùng của cha ông thuở trước. Cầu Thê Húc cong cong như
con tôm, dẫn vào đền Ngọc Sơn. Hồ rộng, nước trong xanh có thể nhìn
thấy rõ đàn cá đang bơi lội. Mặt hồ phẳng lặng phản chiếu áng mây trời.
Sáng sớm, mặt hồ lăn tăn sóng gợn, phảng phất làn sương mờ. Trưa, mặt
nước lấp lánh như dát bạc. Hồ như khoác tấm áo choàng đỏ tía lúc chiều
tà. Hồ Gươm còn in đậm mãi trong làng mỗi người con đất Việt.
(Bài làm của Hoàng Thu Hà - Trường Tiểu học Cự Khối)
Thực tế đó đòi hỏi việc dạy học phải phù hợp trình độ học sinh hay
dạy cho các em cách tư duy phù hợp với những gì mà mình sẵn có, đảm
bảo học sinh trung bình, yếu đạt được yêu cầu của bài học đặt ra.
1.1.2. Cơ sở giáo dục học
1.1.2.1. Nguyên tắc chú ý đến trình độ tiếng mẹ đẻ của học sinh trong
dạy học tiếng Việt và việc tổ chức dạy học Tập làm văn ở lớp 5
Dạy tiếng Việt với tư cách là tiếng mẹ đẻ có điểm khác biệt với việc
dạy tiếng Việt như là ngôn ngữ thứ hai. Là những học sinh người Việt,

trước khi đến trường các em đã biết nói tiếng Việt, hiểu tiếng Việt ở mức
độ sơ đẳng qua tiếp xúc với những đối tượng quen thuộc, gắn bó trực tiếp
với cuộc sống hàng ngày của các em. Trước khi bước vào hoạt động học
tập, các em đã nắm được hai dạng hoạt động nói và nghe, các em đã có một
vốn từ và quy tắc ngữ pháp nhất định. Vì vậy cần phải điều tra, nắm vững
20
vốn tiếng Việt của học sinh từng lớp, từng vùng khác nhau để hoạch định
nội dung, kế hoạch và phương pháp dạy học. Chú ý phát huy tính tích cực,
chủ động của học sinh trong giờ học tiếng Việt và hệ thống hóa, phát huy
những năng lực tích cực của học sinh, hạn chế, xóa bỏ những mặt tiêu cực
về lời nói của các em trong quá trình học tập (Theo GS.TS. Lê Phương
Nga- PPDHTV 1, NXBGD, 1998).
Chó ý đến trình độ tiếng mẹ đẻ của học sinh cũng có ý nghĩa là làm
sao để trong giờ học, học sinh ở các trình độ khác nhau đều được quan
tâm, được làm việc và được phát triển. Đối với học sinh dân tộc, giáo viên
cần tìm hiểu sự chi phối, ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ của các em. Cùng một
kiến thức, cùng một kĩ năng làm văn, cùng một bài dạy nhưng dạy cho học
sinh trung bình khác dạy cho học sinh khá, giỏi; dạy cho đối tượng học
sinh ở thành phố, thị xã, thị trấn, khác cho học sinh nông thôn, học sinh
vùng núi, hải đảo. Chẳng hạn, với bài tập 1 và 2 tiết Tập làm văn đầu tiên
của lớp 5 (SGK trang 11- 12), học sinh khá giỏi thực hiện khá thuận lợi,
các em không cần nhiều thời gian đã có đáp án đúng. Nhưng học sinh
trung bình, đặc biệt là học sinh yếu lại khá chật vật, khó khăn. Như thế cần
thiết phải có bài tập, yêu cầu nâng cao cho học sinh giỏi và có những dẫn
dắt, gợi ý, tức là có biện pháp “giảm độ khó” cho học sinh trung bình, yếu.
Chó ý đến đặc điểm trình độ của học sinh không chỉ thể hiện ở cách
triển khai, hướng dẫn các bài tập mà còn thể hiện ở cách đánh giá. Cùng một
câu hỏi, một đề bài Tập làm văn nhưng thái độ đánh giá và cách đánh giá sản
phẩm (câu trả lời hoặc bài làm văn) của học sinh ở các trình độ khác nhau
không thể như nhau. Với học sinh trung bình, yếu câu trả lời, bài làm có thể

chỉ đạt ở mức độ đúng, đơn giản nhưng với học sinh giỏi nếu dừng lại ở mức
độ đó là không hợp lí, cần thiết và có thể yêu cầu các em ở mức độ cao hơn
(bài văn phải hay, phong phó, sinh động).
21
Chó ý hướng dẫn, tổ chức thực hiện các bài tập làm văn theo trình độ
học sinh cũng có nghĩa là tạo điều kiện để các em được học Tập làm văn
một cách tích cực, chủ động. Theo yêu cầu cụ thể, học sinh suy nghĩ, lựa
chọn nội dung, chọn từ ngữ, cách diễn đạt để tạo ra lời nói theo khả năng
của mình, tránh tình trạng chấp nhận đáp án đúng, làm theo lời văn, bài văn
của học sinh khá, giỏi một cách thụ động, máy móc. Những học sinh khá,
giỏi thực hiện câu hỏi, bài tập bổ trợ, nâng cao buộc phải suy nghĩ, tìm tòi,
hoặc phải tìm cách diễn đạt khác nhau cho một nội dung,… do đó các em
cũng được phát huy tính tích cực, chủ động trong học tập. Chẳng hạn, khi
cần thực hiện yêu cầu tìm cách diễn đạt khác cho cùng một nội dung, học
sinh sẽ có thói quen không dừng lại, không bằng lòng với một cách nói mà
luôn cố gắng tìm từ ngữ, lời văn sao cho hay hơn, phù hợp hơn. Ở mức độ
cao hơn, các em sẽ có lời nói, bài viết sinh động, đa dạng, mang tính cá thể
cao.
Nếu quan tâm hướng dẫn học Tập làm văn theo trình độ học sinh,
người dạy không thể không chú ý đến việc giúp các em phát huy những
năng lực tích cực, hạn chế, xóa bỏ những tiêu cực trong sử dụng tiếng Việt
của các em. Học sinh cần được sửa và có ý thức tránh các lỗi trong nói,
viết, tả, kể… chưa hay, chưa đúng yêu cầu, thậm chí còn mắc lỗi. Ví dụ:
học sinh làm bài văn miêu tả nhưng chỉ kể sơ lược, bố cục không hợp lí
hoặc viết đơn, viết biên bản không đúng quy định. Nhưng sau một thời
gian, giáo viên cần giúp các em biết và tránh các lỗi đó, đồng thời phát huy
những ưu điểm đã có để nâng dần kĩ năng làm văn theo yêu cầu của khối,
lớp.
Có thể nói, hướng dẫn học Tập làm văn phù hợp trình độ học sinh là
một nhiệm vụ, yêu cầu cần được quan tâm thích đáng. Hơn ai hết, các thầy

giáo, cô giáo là những người hiểu rõ đặc điểm trình độ học sinh của mình.
Bởi vậy, năng lực tư duy, năng lực sử dụng tiếng Việt của các em sẽ được
22
nâng cao nếu giáo viên giúp các em học tiếng Việt nói chung và học Tập
làm văn nói riêng theo nguyên tắc chú ý đến trình độ tiếng mẹ đẻ của học
sinh.
1.1.2.2. Nguyên tắc phát triển tư duy trong dạy học Tập làm văn phù hợp
trình độ học sinh
Ngôn ngữ có hai chức năng chủ yếu là: Chức năng làm công cụ giao
tiếp và chức năng làm công cụ nhận thức, công cụ của ý thức và tư duy,
cho nên việc dạy và học tiếng phải được tính toán làm sao để đồng thời
phát triển ở học sinh cả hai chức năng này của tiếng mẹ đẻ. Tiếng Việt với
tư cách là tiếng mẹ đẻ, là phương tiện giao tiếp bằng ngôn ngữ để học các
môn học khác và giao tiếp trong đời sống hàng ngày nên nó càng có tác
dụng đối với việc phát triển khả năng trí tuệ, khả năng nhận thức, khả năng
tư duy của các em.
Về nguyên tắc, năng lực ngôn ngữ và năng lực tư duy của con người
có sự song hành và tương tác với nhau. Ví dụ như trong phân môn Tập làm
văn thì rõ ràng những năng lực phán đoán, suy luận, phân tích, tổng hợp,
khái quát hóa, trừu tượng hóa, so sánh,…có quan hệ rất mật thiết với năng
lực tạo câu, viết đoạn văn, bài văn miêu tả hay các văn bản thông thường
khác. Chẳng hạn các em chưa bao giờ chứng kiến cảnh cụ Ón trốn viện
nhưng khi tìm hiểu Biên bản về việc Mèo Mun ăn hối lộ của nhà Chuột và
bài tập đọc Thầy cúng đi bệnh viện, các em có thể hình dung ra sự việc, so
sánh hai biên bản, phân tích các nội dung, khái quát hóa sự việc để có thể
làm được bài tập.
Hơn nữa, những tri thức ngôn ngữ được đúc kết thành các khái niệm,
ghi nhớ, đều là kết quả của hoạt động nhận thức, của tư duy trừu tượng.
Khi dạy học sinh phần tri thức này, giáo viên sẽ giúp các em ý thức được
những gì trước đó mà các em biết được do tự nhiên, tự phát, vô ý thức. Nhờ

23
vậy, học sinh sẽ có điều kiện để rèn luyện và phát triển nhận thức nói
chung cũng như khả năng tư duy nói riêng.
Do vậy, nguyên tắc phát triển tư duy trong dạy học tiếng Việt nói
chung và dạy Tập làm văn phù hợp trình độ học sinh đặt ra yêu cầu:
- Phải chú ý đến rèn luyện các thao tác và phẩm chất tư duy trong
giờ dạy Tập làm văn như so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, trừu
tượng hóa, mô hình hóa, phán đoán, suy luận,…
- Phải tạo điều kiện cho học sinh thông hiểu từ, câu, đoạn văn, kiểu
bài văn mà các em phải nói, viết.
- Phải tạo điều kiện cho học sinh nắm được nội dung các vấn đề cần
nói, viết và biết thể hiện nội dung này bằng các phương tiện ngôn ngữ.
Do đó, khi xây dựng hệ thống bài tập, câu hỏi gợi ý cho học sinh phát
triển từ ý đến lời, thành câu, thành đoạn văn, bài văn, chúng ta cần tôn trọng
vốn sống của trẻ, tôn trọng những vốn kinh nghiệm, tri thức sẵn có của học
sinh hay nói cách khác là dạy học phải phù hợp với trình độ của học sinh để
trên cơ sở đó học sinh được hình thành những tri thức, hệ thống kĩ năng, kĩ
xảo mới. Có làm như vậy mới có thể hi vọng làm tăng lòng ham muốn học tập
của học sinh ở mọi trình độ khác nhau. học sinh khá giỏi được tìm tòi, khám
phá bài tập mới, khó hơn, học sinh trung bình, yếu giải quyết được bài tập
theo đúng yêu cầu, mục tiêu mà bài học đề ra.
1.1.3. Cơ sở ngôn ngữ học và văn học của việc tổ chức dạy học Tập làm
văn lớp 5 phù hợp trình độ học sinh
Phương pháp dạy Tập làm văn phải dựa trên những cơ sở của ngôn
ngữ học. Nó liên quan mật thiết đến một số vấn đề của ngôn ngữ học như:
các kiểu câu, các cách liên kết đoạn văn,…
1.1.3.1. Cấu trúc hoạt động lời nói và việc tổ chức dạy Tập làm văn phù
hợp trình độ học sinh
Theo PGS.TS Nguyễn Trí: Giữa hệ thống kĩ năng làm văn với cấu trúc
của hành vi nói năng có mối liên quan. Xem xét mối liên quan này giúp chúng ta

24
giải quyết được nhiều vấn đề đang đặt ra cho việc dạy học Tập làm văn. Sau đây
là bảng hệ thống liên quan này:
Cấu trúc hoạt
động lời nói
Hệ thống kĩ năng làm văn
1. Định hướng 1. Kĩ năng xác định đề bài, yêu cầu và giới hạn đề bài
bài viết (kĩ năng tìm hiểu đề).
2. Kĩ năng xác định tư tưởng cơ bản của bài viết.
2. Lập chương
trình nội dung
biểu đạt
3. Kĩ năng tìm ý (thu thập tài liệu cho bài viết).
4. Kĩ năng lập dàn ý (hệ thống hóa, lựa chọn tài liệu).
3. Hiện thực
hóa chương
trình
5. Kĩ năng diễn đạt (dùng từ đặt câu) thể hiện chính
xác, đúng đắn, hợp với phong cách bài văn, tư tưởng
bài văn.
6. Kĩ năng viết đoạn, viết bài theo các phong cách
khác nhau (miêu tả, kể chuyện, đơn từ, …).
4. Kiểm tra 7. Kĩ năng hoàn thiện bài viết (phát hiện và sửa chữa
lỗi).
Qua bảng hệ thống hóa ta thấy: Hệ thống kĩ năng làm Tập làm văn hiện
nay về cơ bản là phù hợp với các phát hiện của lí thuyết hoạt động lời nói.
Trên cơ sở hiểu biết về lí thuyết hoạt động lời nói, chúng tôi đi sâu
hơn nữa nghiên cứu các kĩ năng làm văn phù hợp với trình độ học sinh.
Biện pháp giải quyết là giáo viên phải tạo ra một môi trường mà ở đó học
sinh với các trình độ khác nhau cùng được hoạt động dựa trên vốn kiến

thức, kinh nghiệm, năng lực của bản thân. Do đó phải có một hệ thống các
câu hỏi gợi ý làm nảy sinh nhu cầu nói của học sinh, tạo điều kiện cho các
em “phát triển ở vùng gần nhất”. Vì thế chúng tôi xây dựng các bài tập, hệ
thống câu hỏi phù hợp với trình độ của từng nhóm học sinh và bám sát hệ
thống kĩ năng làm văn. Vận dụng lí thuyết hoạt động lời nói để hướng dẫn
học sinh làm các bài tập phù hợp với đặc điểm trình độ của các em sẽ giúp
cho tất cả học sinh được làm bài, tự đi đến lời giải đúng. Học sinh khá giỏi
25

×