Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

quy trinh công nghệ sản xuất cao su

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (828.34 KB, 39 trang )

Mục lục
Tài liệu tham khảo 36
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP













………., ngày…… tháng ……năm 20…
Xác nhận của đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)
ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
1. Thái độ tác phong khi tham gia thực tập:



2. Kiến thức chuyên môn:



3. Nhận thức thực tế:




4. Đánh giá khác:



5. Đánh giá kết quả thực tập:

Giảng viên hướng dẫn
(ký và ghi rõ họ tên)

Báo cáo thực tập Th.s: Vũ Thị Hồng Phượng
Lời nói đầu
Lời đầu tiên, em xin bày tỏ lòng biết ơn các quý thầy cô trong khoa hóa
học và công nghệ thực phẩm, trường đại học Bà Rịa Vũng Tàu đã tạo điều
kiện cho em hoàn thành tốt khóa học và cho em tiếp xúc với môi trường thực
tế qua đợt thực tập đầy ý nghĩa này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các cán bộ, nhân viên kỹ thuật của nhà máy cao
su Long Thành đã tạo nhiều điều kiện cho tôi suốt quá trình thực tập ở nhà
máy tôi đã tiếp thu nhiều bổ ích từ thực tế và góp phần lớn trong việc hoàn
thành kỹ năng, kiến thức chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp khi bước vào
nghề.
Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn giảng viên hướng dẫn thạc sĩ Vũ Thị
Hồng Phượng, đã hết lòng hướng dẫn em trong việc hoàn thành bài báo cáo
tốt nghiệp đúng thời gian qui định.
Với thời gian thực tập ngắn, cơ hội tiếp xúc thực tế, hoàn thành báo cáo
tuy có cố gắng nhưng vẫn còn những thiếu sót nhất định. Trên cơ sở những
vấn đề đã được giải quyết, em sẽ tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu và hoàn thành
kỹ năng nghề nghiệp, góp phần vào sự phát triển chung của đất nước.
Chân thành cảm ơn!
SV: Nguyễn Văn Thủy Trang 1

Báo cáo thực tập Th.s: Vũ Thị Hồng Phượng
Chương 1: Giới thiệu vể công ty cao su Đồng Nai
1.1. Lịch sử hình thành công ty cao su Đồng Nai.
Hình 1.1: Nhà máy chế biến cao su Long Thành
- Công ty cao su Đồng Nai (tên giao dịch DONARUCO) được thành lập
vào năm 1975, là một công ty quốc doanh, trực thuộc tổng công ty cao su
Việt Nam.
- Hiện tại công ty quản lý 1 xí nghiệp chế biến cao su bao gồm 4 nhà
máy sơ chế cao su, 13 nông trường, 1 xí ngiệp cơ khí vận tải, 1 xí nghiệp
xây dựng giao thông và một phòng ban như: phòng ban quản lí chất lượng,
phòng kế hoạch đầu tư, phòng xuất nhập khẩu, phòng tổ chức lao động,
phòng tài chính kế toán với hơn 39000ha vườn cây cao su khai thác và xây
dựng cơ bản, sản lượng bình quân khoảng 50.000 tấn/năm.
SV: Nguyễn Văn Thủy Trang 2
Báo cáo thực tập Th.s: Vũ Thị Hồng Phượng
SV: Nguyễn Văn Thủy Trang 3
NT
Hàng
Gòn
NT
Thái
Hiệp
Thành
NT
Bình
Sơn
NT
Long
Thành
NT

Ông
Quế
NT
An
Viên
NT
Cẩm
Đường
NT
Cẩm
Mỹ
HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN
CHỦ TỊCH HĐTV
TỔNG GIÁM ĐỐC
KIỂM SOÁT VIÊN
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐCPHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
Phò
ng
KTCS
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
CTyc
PCSĐ
N
Kratle
XN
CBCS
Phò
ng
XDCB
Văn

Phòng
B.Vi
ện
ĐKCS
ĐN
Phòng
TTB QS
TTV
H Suối
Tre
Phòn
g
QLCL
Phòn
g
XNK
C.T
yCP
KCN
DG
C.T
yCP
KCN
LK
Phòn
g
KHĐT
C.T
yCPC
S HG

Phòng
TCKT
Phò
ng
TCLĐ
Phòn
g
TCLĐ
CT
y CP
XD
CSĐN
XN
CKVT
C.Ty
TNHH địa
ốc cao su
C.T
y
CPCS
BL
NT
An
Lộc
NT
Bình
Lộc
NT
Dầu
Giây

NT
Trảng
Bom
NT
Túc
Trưng
Báo cáo thực tập Th.s: Vũ Thị Hồng Phượng
1.2. Chức năng các phòng ban.
- Phòng thanh tra- bảo vệ- quân sự
 Chức năng: Tham mưu giúp cho Ban tổng giám đốc công ty về
công tác Thanh tra- Bảo vệ- Quân sự trong toàn tổng công ty Đồng Nai.
 Thanh tra, kiểm tra các vấn đề có liên quan đến kinh tế- xã hội
trong phạm vi tổng công ty.
 Thực hiện luật thanh tra các văn bản có liên quan, phối hợp với
các phòng, ban chuyên môn nghiệp vụ có liên quan giải quyết đơn khiếu nại,
tố cáo theo đúng thẩm quyền.
 Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc giải quyết khiếu nại – tố cáo
của các đơn vị trực thuộc.
 Tổ chức bảo vệ sản xuất, tài sản của tổng công ty, bảo vệ trật tự
an toàn xã hội trên địa bàn tổng công ty.
 Tổ chức thực hiện luật phòng cháy chữa cháy, pháp lệnh dự bị
động viên, pháp lệnh dân quân tự vệ theo yêu cầu và hướng dẫn của địa
phương.
- Phòng xây dựng cơ bản
 Chức năng : Tham gia giúp việc cho ban tổng giám đốc công ty
trong các lĩnh vực thuộc công tác chuyên ngành xây dựng cơ bản ( trừ vườn
cây xây dựng cơ bản) quản lý đất đai.
 Quản lý toàn bộ diện tích đất của tổng công ty trên cơ sở giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất được ủy ban nhân dân tỉnh cấp.
 Cập nhật những biến động đất đai toàn tổng công ty để phối hợp

với phòng kế hoạch đầu tư, phòng tài chính kế toán để xây dựng kế hoạch đầu
tư trong và ngoài tổng công ty. Đồng thời tham gia vào việc giải quyết tranh
chấp về đất đai và vật kiến trúc thuộc tổng công ty quản lý.
 Tham mưu, giúp việc cho ban giám tổng giám đốc tổng công ty
trong công tác quản lý kỹ thuật xây dựng và tiến độ của các công trình.
 Quản lý khảo sát, thiết kế và lập dự toán các công trình theo
đúng điều lệ quy định về quản lý xây dựng cơ bản.
 Phối hợp với các đơn vị chức năng có liên quan tham gia công
tác mở thầu và nghiệm thu các công trình xây dựng cơ bản theo đúng quy
định.
SV: Nguyễn Văn Thủy Trang 4
Báo cáo thực tập Th.s: Vũ Thị Hồng Phượng
- Phòng xuất nhập khẩu
 Chức năng: Tham mưu giúp việc cho ban tổng giám đốc tổng
công ty trong lĩnh vực xuất nhập khẩu trong toàn tổng công ty.
 Tham mưu cho ban tổng giám đốc tổng công ty trong lĩnh vực có
liên quan đến xuất nhập khẩu.
 Xây dựng phương án tiếp thị, dự báo về thị trường tiêu thụ sản
phẩm, dự báo giá cả sản phẩm trong năm và từng thời gian cụ thể để trình
tổng giám đốc công ty phê duyệt.
 Được tổng giám đốc công ty ủy quyền tham gia đàm phán với
đối tác về lĩnh vực có liên quan đến công tác xuất nhập khẩu để trình tổng
giám đốc tổng công ty quyết định và tổ chức thực hiện.
 Phối hợp các đơn vị các phòng, ban chuyên môn nghiệp vụ có
liên quan nghiên cứu, đề xuất các phương án về chủng loại, chất lượng và tiêu
thụ sản phẩm để đảm bảo khâu tiêu thụ và có hiệu quả kinh tế cao nhất. Tìm
hiểu các vấn đề có liên quan đến chất lượng sản phẩm và việc khiếu nại của
khách hàng trước khi trình lên tổng giám đốc tổng công ty xem xét quyết
định.
 Tổ chức quản lý giao nhận hàng hóa, đảm bảo đúng thời gian

theo hợp đồng đã ký kết, đồng thời đảm bảo hàng hóa đúng các chế độ theo
quy định.
 Được tổng giám đốc tổng công ty ủy quyền để kết hợp với các
phòng chức năng của tổng công ty kiểm tra các nhà máy về chủng loại và
chất lượng để đảm bảo khâu tiêu thụ và hiệu quả kinh tế.
- Văn phòng tổng công ty
 Chức năng: Thực hiện công tác tổng hợp, phục vụ cho tổng giám đốc
tổng công ty trong chỉ đạo, điều hành tổ chức, quản lý sản xuất kinh
doanh trong toàn tổng công ty.
 Chịu trách nhiệm tổng hợp kết quả sản xuất kinh doanh, bảo vệ,
đời sống, thi đua,… trong toàn tổng công ty. Tham mưu cho ban tổng giám
đốc công ty trong việc chỉ đạo, điều hành tổ chức, quản lý sản xuất kinh
doanh trong toàn tổng công ty.
SV: Nguyễn Văn Thủy Trang 5
Báo cáo thực tập Th.s: Vũ Thị Hồng Phượng
 Quản lý, hướng dẫn các đơn vị về công tác văn thư, lưu trữ, tổ
chức thực hiện công tác hành chính, văn thư lưu trữ của cơ quan thep quy
định của chính phủ và của tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam.
 Phục vụ thông tin kinh tế, đề xuất kế hoạch đầu tư thực hiện
công tác bảo quản, bảo trì hệ thống thông tin của tổng công ty.
 Xây dựng kế hoạch và thực hiện việc cấp phát văn phòng thẩm
đối với các đơn vị trực thuộc tổng công ty.
 Quản lý cơ sở vật chất, tài sản thuộc khối cơ quan tổng công ty,
quản lý tổ xe phục vụ công tác của cán bộ, công nhân viên theo kế hoạch.
- Phòng tổ chức lao động
 Chức năng: Tham mưu, giúp việc cho ban tổng giám đốc tổng công ty
trong lĩnh vực tổ chức cán bộ- đào tạo, quản lý lao động, tiền lương và
các chế độ, chính sách với người lao động trong toàn tổng công ty.
 Tham mưu cho ban tổng giám đốc tổng công ty trong các lĩnh
vực có liên quan đến công tác tổ chức và cán bộ, quản lý và theo

dõi hồ sơ của cán bộ theo phân cấp quản lý của tổng công ty.
 Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công nhân viên
phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ phát triển chung của tổng công
ty. Xây dựng kinh phí đào tạo hàng năm phù hợp với giá thành
và tình hình chung của tổng công ty.
 Xây dựng và thực hiện phương án trả lương khoán sản phẩm,
điều chỉnh nâng bậc lương, định mức lao động, định biên, tổ
chức quản lý lao động, thu tuyển lao động, ký hợp đồng lao động
và điều phối lao động hợp lý theo điều kiện chung của tổng công
ty.
 Thực hiện các chế độ, chính sách đối với người lao động như:
bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các vấn đề có
liên quan.
- Phòng kỹ thuật cao su
SV: Nguyễn Văn Thủy Trang 6
Báo cáo thực tập Th.s: Vũ Thị Hồng Phượng
 Chức năng: tham mưu cho lãnh đạo tổng công ty quản lý và điều hành
sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp trong toàn tổng công ty cao su
Đồng Nai.
 Xây dựng kế hoạch sản xuất nông nghiệp hàng năm của tổng
công ty.
 Xây dựng và kiểm tra việc thực hiện các quy trình, tiêu chuẩn kỹ
thuật xây dựng vườn ương, vườn nhân ở các nông trường.
 Quản lý trực tiếp vườn nhân tập trung của tổng công ty để cung
cấp giống cho các nông trường và sư tập, thử nghiệm các giống
mới. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện quy chế quản lý giống, đưa
các loại có năng suất cao vào sản xuất.
 Tham gia thiết kế lập dự toán và kiểm tra việc thi công thực hiện.
Tham gia nghiệm thu các công trình nông nghiệp cao su.
 Chủ trì việc phân hạng đất trồng cao su để làm cơ sở đất đầu tư,

ứng dụng khoa học kỹ thuật nâng cao chất lượng vườn cây trồng
mới. Đầu tư thâm canh để rút ngắn thời gian kiến thiết cơ bản.
 Quản lý quy hoạch và thiết kế miệng cạo, mặt cao hàng năm ở
các nông trường trực thuộc tổng công ty. Quản lý và theo dõi tiến
độ cạo tận thu, thanh lý vườn cây tại các nông trường trược thuôc
tổng công ty, theo kế hoạch được Hội Đồng Thành Viên và tổng
giám đốc phê duyệt.
 Theo dõi tiến độ thực hiện sản lượng và năng suất hàng năm của
các nông trường. Theo dõi việc phân chia cây cạo trong khai thác
phù hợp định mức của tổng công ty. Tổ chức kiểm tra vườn cây
tại các nông trường theo quy định của tập đoàn công nghiệp cao
su Việt Nam và tổng công ty cao su Đồng Nai.
 Hướng dẫn các nông trường trong sử dụng vật tư kỹ thuật, hóa
chất, phân bón, trang thiết bị nông nghiệp theo định mức KTKT
đã được hội đồng thành viên phê duyệt. Kiểm tra các loại vật tư
hóa chất, phân bón, thiết bị sử dụng trong toàn tổng công ty. Tổ
chức hội nghị tổng kết kỷ thuật hàng năm.
SV: Nguyễn Văn Thủy Trang 7
Báo cáo thực tập Th.s: Vũ Thị Hồng Phượng
 Tham gia chỉ đạo công tác kiểm kê, đánh giá phân hạng chất
lượng các loại vườn cây cao su.
 Theo dõi việc quản lý đất trồng cao su trong toàn tổng công ty,
Xây dựng các quy chế quản lý cây gãy đổ, quy chế việc thanh lý
sớm vườn cây kém hiệu quả, quy trình nghiệm thu mủ trình Hội
Đồng Thành Viên và tổng giám đốc ban hành và theo dõi thực
hiện của các đơn vị.
 Về khoa học kỹ thuật:
1. Quản lý công tác khoa học kỹ thuật và phát huy các sáng
kiến cải tiến trong kỹ thuật nông nghiệp về cao su. Quản lý
việc chuyển giao khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

2. Tổ chức đăng ký và quản lý việc thực hiện các chương
trình đề tài khoa học kỹ thuật cấp ngành và cấp tổng công
ty. Tham gia đào tạo và bồi dưỡng cán bộ khoa học kỹ
thuật thuộc lĩnh vực nông nghiệp về cao su của tổng công
ty.
 Chỉ đạo phong trào luyện thi tay nghề, tổ chức thi thợ giỏi cạo
mủ của tổng công ty 2 năm/ lần. Chỉ đạo nghiệp vụ đối các cán
bộ cấp dưới.
 Phổ biến các văn bản hướng dẫn về chuyên môn có liên quan đến
công tác quản lý kỹ thuật để chỉ đạo các nông trường thực hiện
trên cơ sở quy trình kỹ thuật hiện hành của tập đoàn công nghiệp
cao su Việt Nam.
1.3. Ý nghĩa kinh tế và kỹ thuật của sản phẩm.
• Cơ cấu sản phẩm:
Nhà máy An Lộc: sản xuất cao su khối ( SVR L, SVR 3L, SVR 5, SVR
CV60, SVR CV50, SVR CV70).
Nhà máy Cẩm Mỹ: sản xuất cao su khối ( SVR L, SVR 3L, SVR 5, SVR
CV60, SVR CV50, SVR CV70).
SV: Nguyễn Văn Thủy Trang 8
Báo cáo thực tập Th.s: Vũ Thị Hồng Phượng
Nhà máy Long Thành: sản xuất cao su khối ( SVR L, SVR 3L, SVR 5,
SVR CV60, SVR CV50, SVR CV70). Và cao su ly tâm HA-LA ( nay không
còn sử dụng công nghệ này nữa).
Nhà máy Xuân Lập: sản xuất cao su ly tâm HA-LA và cao su khối ( SVR
5, SVR10, SVR 20, SVR 10CV, SVR 20CV).
• Thị trường xuất khẩu:
Đài Loan, Hà Lan, Đức, Mã Lai, Indonesia, Anh, Nhật Bản, Pháp, Thụy
Điển, Trung Quốc và khu vực Bắc Mỹ.
• Doanh thu hằng năm:
Hằng năm công ty có doanh thu là 1000 tỷ đồng Việt Nam.

• Kinh doanh chính:
Trồng, khai thác, sơ chế và cung ứng cao su thiên nhiên dạng khối và ly
tâm. Kinh doanh địa ốc và xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng khu công
nghiệp.
• Kế hoạch tương lai của công ty:
Công ty cao su Đồng Nai sẵn sàng đầu tư, hợp tác, liên doanh với các cá
nhân, tổ chức trong và ngoài nước trong nhiều lĩnh vực trên cơ sở đôi bên
cùng có lợi và phù hợp với pháp luật Việt Nam.
Tổng công ty cao su Đồng Nai luôn cố gắng phấn đấu thỏa mãn môi yêu
cầu tiềm ẩn và cụ thể của khách hàng với chất lượng đảm bảo sản phẩm cao
su đa dạng.
Mủ cao su được ví như là “vàng trắng”, bởi từ lâu nay việc trồng, khai
thác, chế biến các sản phẩm từ mủ cao su đã trở thành một nghề mang lại
nguồn thu nhập không nhỏ cho nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt
Nam.
SV: Nguyễn Văn Thủy Trang 9
Báo cáo thực tập Th.s: Vũ Thị Hồng Phượng
Cây cao su có tốc độ phát triển rất nhanh, sau khi trồng khoảng từ 5 – 6
năm là có thể cho khai thác mủ. Thời gian cho khai thác mủ cũng kéo dài
khoảng trên 20 năm. Sau khi kết thúc chu kỳ khoảng 25 – 30 năm, từ thân đến
rễ cây cao su được khai thác dùng cho chế biến các sản phẩm gỗ có chất
lượng và giá trị kinh tế cao.
Cây cao su là một loài cây dễ thích nghi, phát triển trên những vùng đất
khó khăn, nghèo kiệt, những vùng rừng tạp cho kinh tế thấp… Vì thế, ngoài
việc tận dụng những diện tích đất cằn, quá trình trồng, chăm sóc, khai thác đối
với cây cao su là một quá trình đem đến nhiều lợi ích cho người dân sống
trong vùng trồng, đó là giải quyết công ăn việc làm cho người dân từ việc
trồng, chăm sóc, khai thác, chế biến các sản phẩm từ cây cao su. Có thể thấy
những lợi ích rất rõ từ những vùng trồng cây cao su ở Nam Bộ, Tây Nguyên,
khi mà trước đây nhiều diện tích đồi núi trọc nay đã được phủ bởi một màu

xanh bạt ngàn của cây cao su. Cây cao su đã giúp cho nhiều người nông dân
trở thành những người công nhân với tư duy sản xuất hiện đại, quy củ với
đồng lương ổn định. Đời sống của người dân trong các khu vực trồng cây cao
su được nâng lên rõ rệt nhờ nhiều hoạt động phục vụ cho sự phát triển của cây
cao su. Mủ cao su ngày càng có giá trên thị trường thế giới, ước giá hiện nay
đạt khoảng trên 90 triệu đồng/tấn mủ.
SV: Nguyễn Văn Thủy Trang 10
Báo cáo thực tập Th.s: Vũ Thị Hồng Phượng
Chương 2: Nội dung công việc thực tế thu thập được
2.1. Nguyên liệu sản xuất
Cao su thuộc loại polyterpene có công thức phân tử (C
5
H
8
)
n
.Cao su thiên
nhiên trích lỹ từ mủ cao su.Trong mủ cao su có hydrocarbon (90-95%),
protein, đường, acid béo nhựa.Thêm acid acetic hoặc acid béo vào mủ cao su
thì cao su đóng vón lại và tách ra khỏi dung dịch. Ép đóng khuôn và sấy khô
bằng không khí hoặc hun khói thu được cao su thô.
Cao su tự nhiên là poliisopren có cấu hình cis. Cao su thiên nhiên mềm kết
dính dễ hóa nhựa khi có nhiệt độ.
Cao su tự nhiên hay cao su thiên nhiên là loại vật liệu được sản xuất từ mủ
cây cao su (Hevea brasiliensis) của họ Đại kích (Euphorbiaceae).
Tuy nhiên, việc sử dụng cao su trở nên phổ biến chỉ khi quá trình lưu hoá
cao su được các nhà hoá học tìm ra vào năm1939. Khi đó, cao su tự nhiên
chuyển từ trạng thái chảy nhớt sang trạng thái đàn hồi cao.
Ngoài cây cao su, các loại cây khác có thể cho mủ là đa búp đỏ (Ficus
elastica), các cây đại kích, và bồ công anh thông thường. Tuy các loài thực vật

SV: Nguyễn Văn Thủy Trang 11
Báo cáo thực tập Th.s: Vũ Thị Hồng Phượng
này chưa bao giờ là nguồn cao su quan trọng, người Đức đã thử sử dụng
những cây đó trong đệ nhị thế chiến khi nguồn cung cấp cao su bị cắt.
Nguyên cứu về việc này kết thúc khi cao su tổng hợp được phát triển.
Để khai thác, người ta khía vỏ cây cao su thành rãnh xung quanh thân cây
theo đường xoắn cho nhựa chảy ra rồi hứng lấy nhựa (còn gọi là mủ cao su
hay latex).
Trong nhựa cao su có khoảng 40% là chất rắn, trong đó có tới 90% là hợp
chất cao su phân hủy của hidrocacbon không no, 10% là các thành phần khác
như protein, lipit, gluxit, muối vô cơ,…
Cao su tự nhiên hay cao su thiên nhiên là loại vật liệu được sản xuất
từ mủ cây cao su (Hevea brasiliensis) của họ Đại kích (Euphorbiaceae).
Những người dân Nam Mỹ là những người đầu tiên phát hiện và sử dụng
cao su tự nhiên ở thế kỷ 16. Henry Wickham hái hàng ngàn hạt ở Brasil vào
năm 1876 và mang những hạt đó đến Kew Gardens (Anh) cho nảy mầm. Các
cây con được gửi đến Colombo,Indonesia, và Singapore.
Tuy nhiên, việc sử dụng cao su trở nên phổ biến chỉ khi quá trình lưu
hóa cao su được các nhà hóa học tìm ra vào năm 1839. Khi đó, cao su tự
nhiên chuyển từ trạng thái chảy nhớt sang trạng thái đàn hồi cao.
Ngoài cây cao su, các loại cây khác có thể cho mủ là đa búp đỏ (Ficus
elastica), các cây đại kích, và bồ công anh thông thường. Tuy các loài thực vật
này chưa bao giờ là nguồn cao su quan trọng, người Đức đã thử sử dụng
những cây đó trong Đệ nhị thế chiến khi nguồn cung cấp cao su bị cắt.
Nghiên cứu về việc này kết thúc khi cao su tổng hợp được phát triển.
Tỷ trọng của nó là 920 kg/m³.
2.2. Mủ cao su
Mủ cao su thiên nhiên là dạng nhũ tương trong nước của các hạt cao su với
hàm lượng phần khô từ 28%-40%. Kích thước hạt cao su rất nhỏ, cỡ khoảng
SV: Nguyễn Văn Thủy Trang 12

Báo cáo thực tập Th.s: Vũ Thị Hồng Phượng
0,05-3μ và có hình quả trứng gà. Trong 1 gam mủ cao su với hàm lượng phần
khô 40% có 5000 hạt với đường kính trung bình 0,26μ, tất cả các hạt này đều
ở trạng thái chuyển động Browner.
2.3. Thành phần
Ngoài hydrocacbur cao su ra, latex còn chứa nhiều chất cấu tạo bao giờ
cũng có trong mọi tế bào sống. Đó là các protein, acid béo, dẫn xuất của các
acid béo, sterol, glucid, heterocid, enzym, muối khoáng…
Tỷ lệ những chất cấu tạo nên latex và độ đậm đặc của chúng thay đổi tùy
theo điều kiện khí hậu, hoạt tính sinh lí và hiện trạng sống của cây cao su. Các
phân tích latex từ nhiều loại cây cao su khác nhau chỉ đưa ra con số phỏng
chừng về thành phần của latex như sau:
Mủ cao su 30-40%
Nước 52-70%
Acid béo và dẫn xuất 1-2%
Glucosit và heterosid 1%
Khoáng chất 0,3-0,7%
 Cấu trúc hóa học
Về mặt hóa học, cao su thiên nhiên là poliisopren- polyme của isopren.
Mạch đại phân tử của cao su thiên nhiên được hình thành từ các mắt xích
isopren đồng phân cis liên kết với nhau ở vị trí 1,4.
SV: Nguyễn Văn Thủy Trang 13
Báo cáo thực tập Th.s: Vũ Thị Hồng Phượng
Ngoài đồng phân cis 1,4, trong cao su thiên nhiên còn có khoảng 2% mắt
xích liên kết với nhau ở vị trí 3,4.
Có cấu tạo tương tự với cao su thiên nhiên, nhựa cây Gutapertra được hình
thành từ polyme của isopren đồng phân trans 1,4.
2.4. Tính chất vật lý
Ở nhiệt độ thấp, cao su thiên nhiên có cấu trúc tinh thể. Cao su thiên
nhiên kết tinh với vận tốc nhanh nhất ở -25°C. Cao su thiên nhiên tinh thể

nóng chảy ở 40°C.
• Khối lượng riêng: 913 kg/cm³
• Nhiệt độ hóa thủy tinh (T
g
):
-70°C
• Hệ số dãn nở thể tích: 656.10
-
4
dm³/°C
• Nhiệt dẫn riêng: 0,14 w/m°K
• Nhiệt dung riêng: 1,88
kJ/kg°K
• Nửa chu kỳ kết tinh ở -25°C:
2÷4 giờ
• Thẩm thấu điện môi @1000Hz/s:
2,4÷2,7
• Tang của góc tổn thất điện
môi:1,6.10
-3
• Điện trở riêng:
• Crếp trắng: 5.10
12
• Crếp hong khói: 3.10
12
Cao su thiên nhiên tan tốt trong các dung môi hữu cơ mạch thẳng, mạch
vòng và CCl
4
. Tuy nhiên, cao su thiên nhiên không tan trong rượu và axetôn.
SV: Nguyễn Văn Thủy Trang 14

Báo cáo thực tập Th.s: Vũ Thị Hồng Phượng
2.5. Ổn định mủ
Mủ cao su sau khi lấy ra một vài giờ nó sẽ tự động đặc lại, do vậy nó phải
được làm ổn định để đảm bảo khỏi bị phân huỷ và để tránh bị rữa hay đông
cứng lại. Người ta ổn định bằng cách thêm amoniac vào mủ cao su với tỉ lệ từ
5 đến 7 gram trên 1 lít mủ. Một sản phẩm sau khi trải qua quá trình đó được
biết như là " amoniac đầy đủ " hay là dạng FA. Một phương pháp thứ hai để
ổn định mủ cao su gọi là "lượng amoni thấp" hay là kiểu LA, nghĩa là chỉ
thêm một lượng rất nhỏ ( từ 1 đến 2 gram amoniac trên một lít mủ) với một
nồng độ thấp amoniac và các chất tetramethyluramdisunphit và oxit kẽm.
Cũng có loại mủ cao su tự nhiên chống đông đặc được làm ổn định bởi
việc thêm một lượng nhỏ Natrisalisilat hoặc focmandehyt và cao su này
thường được dùng ở các nước có khí hậu lạnh.
Mủ cao su sẽ được cô đặc (chủ yếu cho mục đích vận chuyển) bằng nhiều
phương pháp khác nhau (ví dụ : như ly tâm, bay hơi, tạo váng).
2.6. Mủ tạp
Mủ tạp:là mủ đông còn lại trong chén hứng mủ trên miệng cạo sau khi thu
hoạch mủ nước chính vụ. Mủ tạp chiếm tỷ trọng từ 10-15% sản lượng khai
thác, loại này thường đa dạng lẫn nhiều tạp chất, có mùi hôi do thu gom, tàn
trữ nhiều ngày, mủ bị oxy hóa và enzym biến màu chỉ dùng làm nguyên liệu
sản xuất các sản phẩm SVR10, SVR20
SV: Nguyễn Văn Thủy Trang 15
Báo cáo thực tập Th.s: Vũ Thị Hồng Phượng
Chương 3. Quy trình kiểm tra sản xuất
3.1. Sơ đồ tổng thể của quy trình kiểm tra sản xuất cao su khối:
3.2. Kiểm tra nguyên liệu:
SV: Nguyễn Văn Thủy Trang 16
Kiểm tra độ dày của cao su
Kiểm tra số lượng sản
phẩm

Kiểm tra nhiệt độ
Kiểm tra PH
Phân loại nguyên liệu
Chất lượng sản phẩm
Báo cáo thực tập Th.s: Vũ Thị Hồng Phượng
Hình 3.1: Các kỹ sư hóa kiểm tra nguyên liệu
- Mục đích: Kiểm tra độ nhầy của cao su (VR) của mủ cao su, thành
phần nước, tạp chất, cao su khô trong cao su nước. Và đưa ra biện pháp
khắc để đưa cao su về dạng mủ có DRC ( hàm lượng cao su kho trong nước)
theo yêu cầu.
- Quy trình kiểm tra:
+ Khi nhận cao su nước từ nông trường về nhà máy sản xuất được đưa đến
khu vực cân cao su mủ (cao su được chứa trong các xe chuyên chở cao su
nước), cao su được cân chung với cả trọng lượng của xe.
SV: Nguyễn Văn Thủy Trang 17
Báo cáo thực tập Th.s: Vũ Thị Hồng Phượng
+ Lấy 10 lít mủ nước đã chọn cho vào thùng nhựa ( có dung tích 20 lít). Xác
định DRC để tính lượng cần thiết để xử lí, sau đó pha thành dung dịch HNS
10% cho vào hỗn hợp mủ và khuấy đều . Đưa dung dịch acid formic có nồng
độ 2,5% cho vào mủ để đánh đông ở PH 5.0 đến 6.0. Sau 1 giờ kiểm tra mủ
đã đông tụ hoàn toàn, phủ lên bề mặt mủ một lớp nước dày từ 2-3cm để
chống oxy hóa bề mặt khối mủ. Ngày hôm sau mủ đông được đưa qua khâu
cán, xông sấy ở nhiệt độ và thời gian như quy trình chế biến quy định. Lấy
mẫu, ghi ký nhãn hiệu, gởi cho phòng quản lý chất lượng để kiểm tra VR.
+ Cao su thường có độ nhầy (VR) để chế biến:
 Cao su SVR-CV50 có VR = 50 ± 5
 Cao su SVR-CV60 có VR = 60 ± 5
 Cao su SVR-CV70 có VR = 70 ± 5
+ Nhân viên phòng thí nghiệm sẽ lấy mẫu mủ cao su từ trong các khoang của
xe chứa mủ cao su, đem về phòng thí nghiệm để phân tích.

+ Cao su sau khi được lấy làm mẫu, người ta lấy 10ml mủ cao su bỏ vào chảo
nung để làm cho nước bốc hơi và còn lại cao su khô, sau đó đem đi cân để xác
định lượng cao su khô trong cao su nước. Nếu DRC <20% thì sẽ pha trộn với
mủ cao su có DRC cao hơn để đạt được hỗn hợp mủ có hàm lượng DRC lơn
hơn theo yêu cầu chế biến. Nếu không có mủ có hàm lượng DRC cao hơn để
pha trộn thì được tách riêng để chế biến cao su loại 2 (SVR.5).
+ Ghi nhận số lượng, chủng loại đánh giá ban đầu hoàn tất thủ tục phiếu giao
nhận giữa nông trường và nhà máy.
SV: Nguyễn Văn Thủy Trang 18
Báo cáo thực tập Th.s: Vũ Thị Hồng Phượng
3.3. Kiểm tra độ PH trong pha trộn và đánh đông:
Hình 3.2: Thùng chứa acid formic đã pha loãng 3%
- Mục đích: kiểm tra nồng độ axit formic, metabisunfit 3% và khi pha
loãng và nồng độ cao su nước trong quá trình pha với nước.
- Quy trình kiểm tra:
+ Nồng độ axit formic là 96% pha loãng 2%.
+ Xách định nồng độ axit bằng tỷ trọng kế:
- Lấy khoảng 500ml axit đã pha loãng trong bốn chứa (sau khi đã khuấy
đều dung dịch axit trong bồn) cho vào ống lường 500ml. Thả nhẹ
nhàng tỷ trọng kế vào trong ống lường chờ cho dung dịch trong ống
lường ổn định, đọc trị số trên tỷ trọng kế nơi vạch đo ngang bằng với
mặt thoáng của chất lỏng trong ống lường.
SV: Nguyễn Văn Thủy Trang 19
Báo cáo thực tập Th.s: Vũ Thị Hồng Phượng
Những giá trị thường được đọc trên tỷ trọng kế.
Giá trị đọc trên tỷ
trọng kế (g/ml)
Nồng độ axit
HCOOH (%)
1,002 1

1,004 2
1,006 3
1,008 4
1,01 5
1.012 6
1,014 7
1,016 8
1,018 9
1,020 10
- Dung dịch axit đã được pha loãng đạt yêu cầu khi có tỷ trọng kế không
lớn hơn 1,03.
+ Công thức pha loãng axit fomic:
+ Metabisunfit được cung cấp dưới dạng bột nên cần phải hòa tan với nước để
sử dụng trong chế biến. cách pha metabisunfit 3%: cứ 0,3kg MBS thì hòa tan
với 0.97 lít nước.
Hình3.3 : mủ nước được pha loãng
SV: Nguyễn Văn Thủy Trang 20
Báo cáo thực tập Th.s: Vũ Thị Hồng Phượng
+ Trong quá trình đánh đông ta cần lưu ý đến độ PH của mủ cao su vì mủ
phải luôn ổn định khoảng 5.0 đến 6. Nếu PH < 5 thì phải cho thêm axit formic
vào và nếu PH > 6 thì thêm mủ vào để cho độ PH ổn định. Nếu PH không ổn
định thì sản phẩm không đạt chất lương theo yêu cầu.
Hình 3.4 : mương đánh đông
SV: Nguyễn Văn Thủy Trang 21
Báo cáo thực tập Th.s: Vũ Thị Hồng Phượng
Hình 3.5: Acid formic cho vào cao su nước để đánh đông
3.4. Kiểm tra độ dầy mỏng của cao su sau khi cán:
Hình 3.6: Máy kéo
Hình 3.7: Máy cán
SV: Nguyễn Văn Thủy Trang 22

×