Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Năng lực tài chính của công ty bảo hiểm nhân thọ (2).doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (303.61 KB, 32 trang )

I)Năng lực tài chính của công ty bảo hiểm nhân thọ.
1.Năng lực tài chính của công ty bảo hiểm nhân thọ
1.1.Khái niệm về năng lực tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm.
Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ là loại hình doanh nghiệp thực hiện
kinh doanh dịch vụ tài chính,do vậy, năng lực tài chính của doanh nghiệp bảo
hiểm nhân thọ là khả năng về tạo lập nguồn vốn và sử dụng vốn phát sinh trong
quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, thể hiện ở
quy mô vốn chủ sở hữu, chất lượng các khoản dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm
nhân thọ, khả năng sinh lời và khả năng thanh toán đảm bảo sự an toàn trong
hoạt động kinh doanh.
Mọi doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ đều có hai mục tiêu kinh doanh cơ
bản đó là doanh nghiệp bảo hiểm phải có khả năng đáp ứng tất cả các nghĩa vụ
tài chính của mình khi các nghĩa vụ đó phát sinh hoặc đến hạn. Khả năng đáp
ứng các nghĩa vụ tài chính này của doanh nghiệp được gọi là khả năng thanh
toán. Mục tiêu thứ hai là tối đa hoá giá trị của bản thân doanh nghiệp vì lợi ích
của các cổ đông. Mức độ thành công của doanh nghiệp trong việc tạo ra lợi
nhuận cho những người chủ của doanh nghiệp - bao gồm cả khả năng của doanh
nghiệp về tạo ra lợi nhuận và nâng cao giá trị của doanh nghiệp - được gọi là
khả năng sinh lời. .
1.2.1.1. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực tài chính của doanh nghiệp bảo
hiểm nhân thọ:
Năng lực tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ có thể được
đánh giá dựa vào các yếu tố định lượng. Các yếu tố định lượng thể hiện nguồn
lực tài chính hiện có bao gồm quy mô vốn, chất lượng dự phòng nghiệp vụ, khả
năng thanh toán và khả năng sinh lời.
Vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp bao gồm các bộ phận chủ yếu sau: vốn
điều lệ ban đầu, lợi nhuận không chia và tăng vốn bổ sung vốn điều lệ.
Vốn điều lệ ban đầu của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ được các cổ
đông đóng góp. Vốn điều lệ của doanh nghiệp không được thấp hơn vốn pháp
định theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm nhân thọ. Theo khoản


1 điều 4 Nghị định 46/2007/NĐ-CP của Chính phủ, "Mức vốn pháp định của
doanh nghiệp bảo hiểm:
a) Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ: 300.000.000.000 đồng Việt
Nam
b) Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ: 600.000.000.000 đồng Việt Nam"
Các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ đều có vốn điều lệ ban đầu cao hơn so
với vốn pháp định theo quy định của pháp luật.Hiện tại Bảo Việt nhân thọ đang
có số vốn điều lệ là 1.500 tỷ đồng,đã vượt mức quy định rất nhiều.
Theo thông lệ chung, doanh nghiệp bảo hiểm thường phải trích lập một quỹ dự
trữ bắt buộc từ lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp để bổ sung vào vốn
chủ sở hữu nhằm đảm bảo mức độ an toàn và thận trọng hơn. Theo điều 31
Nghị định 46/2007/NĐ-CP của Chính phủ, “doanh nghiệp bảo hiểm phải trích
5% lợi nhuận sau thuế hàng năm để lập quỹ dự trữ bắt buộc. Mức tối đa của quỹ
dự trữ bắt buộc bằng 10% mức vốn điều lệ của doanh nghiệp”.
Vốn chủ sở hữu cung cấp năng lực tài chính cho doanh nghiệp trong quá
trình tăng trưởng, mở rộng quy mô hoạt động, cũng như việc phát triển và
khuyếch trương các sản phẩm dịch vụ mới; tạo niềm tin, sự cam kết và gây
dựng uy tín với chủ hợp đồng. Vốn chủ sở hữu có chức năng bảo vệ doanh
nghiệp, giúp doanh nghiệp chống lại các rủi ro về khả năng thanh toán, phá sản,
bù đắp những thua lỗ về tài chính và nghiệp vụ; bảo vệ chủ hợp đồng trước
những cam kết đã được thiết lập với doanh nghiệp. Do đó, có thể khẳng định,
vốn chủ sở hữu là yếu tố quan trọng đối với doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ,
thể hiện sức mạnh và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ.
Dự phòng nghiệp vụ
Dự phòng nghiệp vụ là một đặc thù riêng có của hoạt động kinh doanh bảo
hiểm nói chung và bảo hiểm nhân thọ nói riêng. Đó là khoản dự trữ liên quan
đến từng nghiệp vụ bảo hiểm, tương ứng với trách nhiệm của từng hợp đồng
bảo hiểm. Theo điều 96 Luật kinh doanh bảo hiểm, dự phòng nghiệp vụ là:
"1. Dự phòng nghiệp vụ là khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm phải trích lập
nhằm mục đích thanh toán cho những trách nhiệm bảo hiểm đã được xác định

trước và phát sinh từ các hợp đồng bảo hiểm đã giao kết.
2. Dự phòng nghiệp vụ phải được trích lập riêng cho từng nghiệp vụ bảo hiểm và
phải tương ứng với phần trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm.
3. Bộ Tài chính quy định cụ thể về mức trích lập, phương pháp trích lập dự
phòng nghiệp vụ đối với từng nghiệp vụ bảo hiểm."
Dự phòng nghiệp vụ bao gồm:
a) Dự phòng toán học là khoản chênh lệch giữa giá trị hiện tại của số tiền
bảo hiểm và giá trị hiện tại của phí bảo hiểm sẽ thu được trong tương lai, được
sử dụng để trả tiền bảo hiểm đối với những trách nhiệm đã cam kết khi xảy ra
sự kiện bảo hiểm;
b) Dự phòng phí chưa được hưởng: là khoản dự phòng cho phần doanh thu
chưa được hưởng từ phần phí bảo hiểm đã thanh toán trước tại ngày kết thúc kỳ kế
toán năm,và được tính cho tất cả các hợp đồng còn hiệu lực vào ngày kết thúc năm
tài chính.
c) Dự phòng bồi thường: là khoản dự phòng cho tất cả các khoản bồi
thường đã nộp nhưng đang trong quá trình giải quyết giải quyết vào ngày kết
thúc kỳ kế toán năm.
d) Dự phòng chia lãi: là khoản dự phòng cho phần lãi tích lũy chưa trả đối
với các hợp đồng được chia lãi.
đ) Dự phòng bảo đảm cân đối: là khoản dự phòng chung cho số tiền bảo
hiểm phải trả trong trường hợp có sự chênh lệch đáng kể giữa tỷ lệ tử vong giả
định hoặc lãi suất kỹ thuật so với thực tế.
• Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ được phép lựa chọn
và đề nghị Bộ Tài chính phê chuẩn phương pháp và cơ sở trích lập
dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm theo quy định tại điểm 3.4 khoản 3
Mục III Thông tư này. Trường hợp doanh nghiệp áp dụng phương
pháp và cơ sở trích lập dự phòng nghiệp vụ khác thì phải bảo đảm
cho kết quả dự phòng nghiệp vụ cao hơn và được Bộ Tài chính
chấp thuận bằng văn bản trước khi áp dụng.
• Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ không được phép

thay đổi phương pháp và cơ sở trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo
hiểm trong năm tài chính. Trong trường hợp thay đổi phương pháp
và cơ sở trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm cho năm tài chính
kế tiếp, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ phải đề nghị
và được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản trước khi áp dụng.
Phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ:
 Dự phòng toán học:
a) Phương pháp trích lập:
theo phương pháp phí bảo hiểm thuần được điều chỉnh bởi hệ số Zillmer
3% số tiền bảo hiểm. Phí bảo hiểm thuần được điều chỉnh dùng để tính dự
phòng không được cao hơn 90% phí bảo hiểm thực tế thu được.
b) Nguyên tắc tính dự phòng:
dự phòng toán học theo phương pháp phí bảo hiểm thuần được điều chỉnh
Zillmer 3% số tiền bảo hiểm tính theo nguyên tắc sau:
Dự
phòng
toán học
=
Giá trị hiện tại của tổng
số tiền bảo hiểm sẽ
phải trả trong tương lai
-
Giá trị hiện tại của tổng số phí bảo
hiểm thuần điều chỉnh Zillmer 3% số
tiền bảo hiểm sẽ thu trong tương lai
c) Cơ sở tính dự phòng:
doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ sử dụng các cơ sở sau đây
để tính dự phòng toán học:
+ Bảng tỷ lệ tử vong quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư
này (Bảng tỷ lệ tử vong CSO 1980).

+ Lãi suất kỹ thuật tối đa bằng 80% lãi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn
10 năm tại thời điểm gần nhất trước thời điểm trích lập dự phòng.
d) Dự phòng toán học được coi là bằng 0 trong trường hợp tính theo
phương pháp và cơ sở nêu trên cho ra kết quả là số âm.
 Dự phòng phí chưa được hưởng
a) Phương pháp trích lập theo tỷ lệ phần trăm của tổng phí bảo hiểm:
+ Đối với nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường bộ,
đường biển, đường sông, đường sắt và đường không: bằng 25% của tổng phí
bảo hiểm giữ lại thuộc năm tài chính của nghiệp vụ bảo hiểm này.
+ Đối với các nghiệp vụ bảo hiểm khác: bằng 50% của tổng phí bảo hiểm
giữ lại thuộc năm tài chính của các nghiệp vụ bảo hiểm này.
b) Phương pháp trích lập theo hệ số của thời hạn hợp đồng bảo hiểm:
+ Phương pháp 1/8:
Phương pháp này giả định phí bảo hiểm thuộc các hợp đồng bảo hiểm
phát hành trong một quý của doanh nghiệp bảo hiểm phân bố đều giữa các
tháng trong quý, hay nói một cách khác, toàn bộ hợp đồng bảo hiểm của một
quý cụ thể được giả định là có hiệu lực vào giữa quý đó. Dự phòng phí chưa
được hưởng sẽ được tính theo công thức sau:
Dự phòng phí chưa
được hưởng
=
Phí bảo hiểm
giữ lại
X
Tỷ lệ phí bảo hiểm
chưa được hưởng
Ví dụ: Dự phòng phí chưa được hưởng tại thời điểm 31 tháng 12 năm
2007 được tính như sau:
Đối với các hợp đồng bảo hiểm có thời hạn 1 năm và còn hiệu lực vào
ngày 31 tháng 12 năm 2007:

Thời điểm hợp đồng bảo hiểm hết hiệu lực Tỷ lệ phí bảo hiểm
chưa được hưởng
Năm Quý
2008
I 1/8
II 3/8
III 5/8
IV 7/8
Đối với hợp đồng bảo hiểm có thời hạn trên 1 năm: Tỷ lệ phí bảo hiểm
chưa được hưởng theo công thức trên sẽ có mẫu số bằng thời hạn của hợp đồng
bảo hiểm (tính bằng số năm) nhân với 8. Dự phòng phí chưa được hưởng tại
thời điểm 31 tháng 12 năm 2007 của hợp đồng bảo hiểm có thời hạn 2 năm và
còn hiệu lực vào ngày 31 tháng 12 năm 2007 được tính như sau:
Thời điểm hợp đồng bảo hiểm hết hiệu lực Tỷ lệ phí bảo hiểm
chưa được hưởng
Năm Quý
2008
I 1/16
II 3/16
III 5/16
IV 7/16
2009
I 9/16
II 11/16
III 13/16
IV 15/16
+ Phương pháp 1/24:
Phương pháp này giả định phí bảo hiểm thuộc các hợp đồng bảo hiểm
phát hành trong một tháng của doanh nghiệp bảo hiểm phân bố đều trong tháng,
hay nói một cách khác, toàn bộ hợp đồng bảo hiểm của một tháng cụ thể được

giả định là có hiệu lực vào giữa tháng đó. Dự phòng phí chưa được hưởng sẽ
được tính theo công thức sau:
Dự phòng phí
chưa được hưởng
=
Phí bảo hiểm
giữ lại
X
Tỷ lệ phí bảo hiểm
chưa được hưởng
Ví dụ: Dự phòng phí chưa được hưởng tại thời điểm 31 tháng 12 năm
2007 được tính như sau:
Đối với hợp đồng bảo hiểm có thời hạn 1 năm và còn hiệu lực vào ngày
31 tháng 12 năm 2007:
Thời điểm hợp đồng bảo hiểm hết hiệu lực Tỷ lệ phí bảo hiểm
chưa được hưởng
Năm Tháng
2008
1 1/24
2 3/24
3 5/24
4 7/24
5 9/24
6 11/24
7 13/24
8 15/24
9 17/24
10 19/24
11 21/24
12 23/24

Đối với hợp đồng bảo hiểm có thời hạn trên 1 năm: Tỷ lệ phí bảo hiểm
chưa được hưởng theo công thức trên sẽ có mẫu số bằng thời hạn của hợp đồng
bảo hiểm (tính bằng số năm) nhân với 24. Dự phòng phí chưa được hưởng tại
thời điểm 31 tháng 12 năm 2007 của hợp đồng bảo hiểm có thời hạn 2 năm và
còn hiệu lực vào ngày 31 tháng 12 năm 2007 được tính như sau:
Thời điểm hợp đồng bảo hiểm hết hiệu lực Tỷ lệ phí bảo hiểm
chưa được hưởng
Năm Tháng
2008 1 1/48
2 3/48
3 5/48
4 7/48
5 9/48
6 11/48
7 13/48
8 15/48
9 17/48
10 19/48
11 21/48
12 23/48
2009
1 25/48
2 27/48
3 29/48
4 31/48
5 33/48
6 35/48
7 37/48
8 39/48
9 41/48

10 43/48
11 45/48
12 47/48
c) Phương pháp trích lập dự phòng phí theo từng ngày:
Phương pháp này có thể được áp dụng để tính dự phòng phí chưa được
hưởng đối với hợp đồng bảo hiểm thuộc mọi thời hạn theo công thức tổng quát
sau:
Dự phòng phí
chưa được
hưởng
Phí bảo hiểm giữ lại X Số ngày bảo hiểm còn lại của
hợp đồng bảo hiểm
= ---------------------------------------------------------------
Tổng số ngày bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm
 Dự phòng bồi thường :
được trích theo phương pháp từng hồ sơ với mức trích lập được tính trên
cơ sở thống kê số tiền bảo hiểm phải trả cho từng hồ sơ đã yêu cầu đòi bồi
thường doanh nghiệp bảo hiểm nhưng đến cuối năm tài chính chưa được giải
quyết.
 Dự phòng chia lãi :
chỉ áp dụng với những hợp đồng có lãi chia được tích lũy qua các năm
hợp đồng bảo hiểm và được tính theo công thức sau:
Dự
phòng
chia lãi
=
Tổng lãi công bố chia
cho chủ hợp đồng
trong năm tài chính
+

Giá trị tích lũy của lãi đã công bố chia
cho chủ hợp đồng trong các năm tài
chính trước nhưng chưa chi trả
 Dự phòng bảo đảm cân đối :
được trích lập hàng năm cho đến khi khoản dự phòng này bằng 5% phí
bảo hiểm thu được trong năm tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm. Mức trích
lập hàng năm là 1% từ lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp bảo hiểm.
a. Khả năng thanh toán
C. Khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán theo nghĩa chung là khả năng của doanh nghiệp đáp
ứng ngay các nghĩa vụ tài chính phát sinh. Đối với doanh nghiệp bảo hiểm, khả
năng thanh đề cập đến khả năng duy trì vốn và lợi nhuận để lại cao hơn mức
tiêu chuẩn tối thiểu về vốn và lợi nhuận để lại do luật định.Việc không đáp ứng
được tiêu chuẩn này có thể dẫn đến việc các cơ quan quản lý ngành bảo hiểm sẽ
kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm. Việc thiếu khả năng duy trì
mức tiêu chuẩn tối thiểu bắt buộc về vốn và lợi nhuận để lại của một doanh
nghiệp bảo hiểm được gọi là mất khả năng thanh toán.
Tại Việt Nam, chỉ tiêu này được gọi là chỉ tiêu khả năng thanh toán,
được quy định rất cụ thể theo Quyết định số 153/2003/QĐ-BTC "Chỉ tiêu khả
năng thanh toán được tính bằng tỷ lệ giữa nguồn vốn, quỹ xác định biên khả
năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm và biên khả năng thanh toán tối
thiểu theo quy định hiện hành. Nguồn vốn, quỹ để xác định biên khả năng thanh
toán là nguồn vốn, quỹ trừ đi số vốn góp vào doanh nghiệp bảo hiểm khác và nợ
không có khả năng thu hồi."
Chỉ tiêu này được tính như sau:
chỉ tiêu khả năng thanh
toán
Nguồn vốn, quỹ xác định biên khả năng thanh
toán
=

Biên khả năng thanh toán tối thiểu
• Biên khả năng thanh toán tối thiểu bằng tổng của 4% dự phòng nghiệp vụ và
0,1 % số tiền bảo hiểm chịu rủi ro (đối với hợp đồng có thời hạn dưới 5 năm)
hoặc 0,3% số tiền bảo hiểm chịu rủi ro (đối với hợp đồng trên 5 năm).
Số tiền bảo hiểm chịu rủi ro là phần chênh lệch giữa tổng số tiền bảo hiểm của các
hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực và tổng dự phòng nghiệp vụ”
Theo điều 15,NĐ 46 2007 ND-CP ,cũng quy định về khả năng thanh toán của DN
Bảo Hiểm:
“Doanh nghiệp bảo hiểm được coi là có đủ khả năng thanh toán khi đã trích lập đầy
đủ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm và có biên khả năng thanh toán không thấp hơn
biên khả năng thanh toán tối thiểu”
Trong đó:
Phần dự phòng được trích lập đầy đủ đã được nêu ở phần trên
Biên khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm là phần chênh lệch giữa giá
trị tài sản và các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp bảo hiểm tại thời điểm tính
biên khả năng thanh toán. Tính thanh khoản của các tài sản khi tính biên khả năng
thanh toán được xác định như sau:
 Các tài sản được chấp nhận toàn bộ giá trị hạch toán:
Các khoản tiền bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển, trái phiếu
chính phủ.
Các tài sản tương ứng với các hợp đồng bảo hiểm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm liên
kết đầu tư.
 Các tài sản bị loại trừ toàn bộ giá trị hạch toán:
Các khoản vốn góp để thành lập doanh nghiệp bảo hiểm khác từ nguồn vốn chủ sở
hữu của doanh nghiệp bảo hiểm;
Tài sản tương ứng với quỹ khen thưởng, phúc lợi (nếu có);
Các khoản nợ không có khả năng thu hồi theo quy định của pháp luật sau khi trừ
đi các khoản trích lập dự phòng nợ khó đòi tương ứng;
Tài sản cố định vô hình trừ phần mềm máy tính;
Chi phí trả trước, cho vay không có bảo lãnh, các khoản tạm ứng, trang thiết bị và

đồ dùng văn phòng, các khoản phải thu nội bộ;
Phải thu phí bảo hiểm và phí nhận tái bảo hiểm quá hạn trên 2 năm sau khi trừ đi
các khoản trích lập dự phòng nợ khó đòi tương ứng theo quy định của pháp luật;
Các khoản cho vay, đầu tư trở lại cho các cổ đông hoặc người có liwên quan quy
định tại Điều 4 Luật Doanh nghiệp trừ trường hợp là các khoản tiền gửi ngân hàng.
 Các tài sản bị loại trừ một phần giá trị hạch toán:
Các tài sản đầu tư:
a) Trái phiếu doanh nghiệp có bảo lãnh: loại trừ 1% giá trị hạch toán;
b) Trái phiếu doanh nghiệp không có bảo lãnh: loại trừ 3% giá trị hạch
toán;
c) Cổ phiếu được niêm yết: loại trừ 15% giá trị hạch toán;
d) Cổ phiếu không được niêm yết: loại trừ 20% giá trị hạch toán;
đ) Đầu tư trực tiếp vào bất động sản do chính doanh nghiệp sử dụng:
loại trừ 8% giá trị hạch toán;
e) Đầu tư trực tiếp vào bất động sản để cho thuê, các khoản cho vay
thương mại có bảo lãnh: loại trừ 15% giá trị hạch toán;
g) Vốn góp vào các doanh nghiệp khác trừ doanh nghiệp bảo hiểm: loại
trừ 20% giá trị hạch toán.
Các khoản phải thu:
a) Phải thu phí bảo hiểm và phí nhận tái bảo hiểm quá hạn từ 90 ngày
đến dưới 1 năm sau khi trừ đi các khoản trích lập dự phòng nợ khó đòi tương
ứng theo quy định của pháp luật: loại trừ 30%;
b) Phải thu phí bảo hiểm và phí nhận tái bảo hiểm quá hạn từ 1 năm đến
dưới 2 năm sau khi trừ đi các khoản trích lập dự phòng nợ khó đòi tương ứng
theo quy định của pháp luật: loại trừ 50%.
Tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình là phần mềm máy tính và hàng
tồn kho: loại trừ 25% giá trị hạch toán.
Tài sản khác: loại trừ 15% giá trị hạch toán.
Xét chỉ tiêu tỷ số khả năng thanh toán hiện hành, tỷ số khả năng thanh toán
nhanh trong giai đoạn 2008-2010, xu hướng giảm dần của cả ba chỉ tiêu cũng có

thể nhìn thấy rõ trong bảng trên,đặt biệt là từ năm 2008 từ 2,89 xuống còn 0,39
năm 2010. Doanh nghiệp bảo hiểm thường có tỷ số thanh toán nhanh và tỷ số
khả năng thanh toán hiện hành khá cao, nhằm đáp ứng kịp thời các nghĩa vụ chi
trả phát sinh của doanh nghiệp bảo hiểm khi các sự kiện bảo hiểm xảy ra đối với
người được bảo hiểm. Không chỉ có vậy, trong doanh nghiệp bảo hiểm nhân
thọ, không có sự khác biệt lớn giữa tỷ số khả năng thanh toán hiện hành và tỷ số
khả năng thanh toán nhanh do giá trị hàng tồn kho của doanh nghiệp bảo hiểm
nhân thọ không lớn. Hàng tồn kho của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ chủ yếu
là các vật dụng,phiếu thu chi các loại ... Do vậy, đây là một dấu hiệu cho thấy
khả năng thanh toán của Bảo Việt đang gặp một số vấn đề,cho dù vẫn đảm bảo
khả năng chi trả .Một phần nguyên nhân có thể là do trong cơ cấu nợ ngắn hạn
của Bảo Việt Nhân Thọ, tốc độ gia tăng về các khoản phải nợ tăng nhanh
chóng.Nếu như trong năm 2008 các khoản nợ ngắn hạn là 351.179 tỷ đồng thì
đến năm 2010 là 3,222,730 tỷ đồng, tức là tăng tới 8 lần dẫn tới tỷ số khả
năng thanh toán hiện thời của Bảo Việt Nhân Thọ đã có xu hướng giảm dần khá
lớn, đặc biệt năm 2009 là 1,54 và năm 2010 là chỉ còn 0,388. Điều này cho thấy
Bảo Việt nhân thọ đang sử dụng đòn bẩy tài chính quá nhiều,việc này sẽ khiến
khả năng chi trả lãi vay tăng mạnh,ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng thanh toán
của Bảo Việt Nhân Thọ.
b. Khả năng sinh lời
Mặc dù khả năng sinh lời có thể đạt được và đo lường trong một thời kỳ
ngắn hạn, nhưng các doanh nghiệp bảo hiểm cần phải luôn nỗ lực theo đuổi khả
năng sinh lời dài hạn. Khả năng sinh lời dài hạn giúp cho một doanh nghiệp bảo
hiểm có thể:
• Có các nguồn tài chính để tài trợ đầu tư
• Trả lãi chia cho các hợp đồng có chia lãi
• Trả cổ tức cho các cổ đông và tăng tính hấp dẫn của cổ phiếu doanh
nghiệp đối với các nhà đầu tư
• Nâng cao thứ hạng từ các tổ chức đánh giá xếp hạng
• Cung cấp nguồn tài chính cho việc phát triển sản phẩm, các nhóm sản

phẩm, và các kênh phân phối
• Cung cấp nguồn tài chính để mở rộng và mua lại các doanh nghiệp khác
Thước đo khả năng sinh lời sử dụng cả báo cáo kết quả kinh doanh và
bảng tổng kết tài sản là tỉ lệ lợi tức trên vốn (ROE. Tỉ lệ này thường được biểu
diễn như sau:
ROE = Thu nhập sau thuế/Vốn chủ sở hữu
Tỉ lệ lợi tức trên vốn thể hiện doanh nghiệp bảo hiểm đã sử dụng vốn và
lợi nhuận để lại hiệu quả đến mức nào trong việc tạo ra lợi nhuận trong một thời
kỳ xác định.Tỉ lệ lợi tức trên vốn càng cao thì doanh nghiệp càng sử dụng có
hiệu quả các nguồn lực để thu lợi nhuận. Các tỉ lệ lợi tức trên vốn có thể được
tính cho toàn bộ doanh nghiệp, cho từng lĩnh vực kinh doanh, cho một sản phẩm
cụ thể, hoặc cho một hệ thống phân phối.
Khi sử dụng phương pháp phân tích tài chính DUPONT nhằm đánh giá
tác động tương hỗ giữa các tỷ số tài chính nhà phân tích có thể thực hiện việc
tách ROE như sau:
ROE = (Thu nhập sau thuế)/(Tài sản) x (Tài sản/Vốn chủ sở hữu)
= ROA x EM
= (Thu nhập sau thuế)/(Doanh thu) x (Doanh thu)/(Tài sản) x (Tài
sản)/(Vốn chủ sở hữu)
= PM x AU x EM
2008 2009 2010
Lợi nhuận
sau thuế
125,969,153,573 362,849,593,644 474,998,000,000
Vốn chủ sở
hữu
1,516,892,982,695 1,546,677,981,546 1,581,013,000,000
ROE 8.3 23.46 30.04
ROA 0.829 2.115 2.306
EM 1001 1108.8 1302.7

PM 3.7 6.82 7.767
AU 0.224 0.316 0.262
ROA: Doanh lợi tài sản là một chỉ tiêu tổng hợp được dùng để đánh giá
khả năng sinh lời của một đồng vốn đầu tư, phản ánh mức sinh lời của toàn bộ
danh mục tài sản của doanh nghiệp - khả năng quản trị tài sản của các nhà quản
lý doanh nghiệp.

×