Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

phân tích đánh giá về tiềm năng của tour du lịch sông hồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.46 KB, 32 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
LỜI GIỚI THIỆU
Hà Nội của chúng ta nay đang đô thị hoá, những ngôi nhà bê tông lô nhô
đã làm biến dạng gần như hoàn toàn 36 phố phường xưa … Hà Nội chưa có một
“City - tour” như ở nước ngoài, tuy vậy, con sông Hồng - con sông lịch sử mà
không có một cuộc xây dựng nào động đến - chính nó đã tạo cho Hà Nội một
dáng vẻ riêng, một vẻ đẹp chỉ có Hà Nội của Việt Nam mới có… Amsterdam
của Hà Lan cũng có đê nhưng đó là con đập hùng vĩ không có đàn bò gặp cỏ
thung thăng như ở đê sông Hồng. Nhắc đến Hà Nội là người ta tự hào về dòng
sông lịch sử, con sông đã tắm mát hai bờ bao đời nay cũng như nó đã thấm sâu
vào mạch tâm hồn của con người nơi đây.
Để trả lời cho câu hỏi về vị trí địa lý của Hà Nội ta có cách trả lời dân
gian sau :
“Nhị Hà quanh Bắc sang Đông.
Kim Ngưu, Tô Lịch là sông bên này”
Hay người Đông Đô - Đông Kinh xưa khéo khen ai đó hay khen mình tài
“quy hoạch”
“Khen ai khéo hoạ dư đồ.
Trước sông Nhị Thuỷ, sau hồ Hoàn Gươm”
Dòng sông còn là lời mời gọi đầy nghĩa tình :
“Ai về Hà Nội
Ngược nước Hồng Hà
Buồm giăng ba ngọn vui đà vui thay”
Tuy nó không mang cái vĩ đại của Vạn lý Trường thành, không có những
chiều ngoại ô Matxcơva mênh mang, thơ mộng nhưng sông Hồng với hai bờ đê
uốn lượn trải dài tít tắp, tạo cho người thưởng ngoạn một cảm giác bay bổng, thả
mình trong trí tưởng tượng .
Đó thật là một vẻ đẹp hoàn toàn Việt Nam, một vẻ đẹp hài hoà giữa thành
thị và nông thôn, một vẻ đẹp chỉ Hà Nội của chúng ta mới có quyền tự hào. Bắt
nguồn từ tình yêu Hà Nội, từ dòng sông lịch sử ngàn đời nay, từ cái thú vị của
một lần được thưởng ngoạn chuyến du lịch sông Hồng đã đưa tôi đến với việc


nghiên cứu và rút ra những kết quả về hiện trạng phát triển và đồng thời đưa ra
hướng đầu tư khai thác hiệu quả hơn, qui mô hơn của tuyến du lịch đầy tiềm
năng này.
Với vai trò là một sẽ gắn bó hết mình với ngành Du lịch của nước nhà,
bản thân tôi xin được đưa ra kết quả nghiên cứu của mình sau một thời gian :
khai thác tìm hiểu nguồn tài liệu, đặc biệt là những kết quả điều tra, khảo sát
trực tiếp hiện trạng thực tế của tour sông Hồng hiện nay. Để từ đó rút ra những
ưu nhược điểm trong việc khai thác tuyến điểm du lịch này làm tiền đề cho giải
pháp khai thác hiệu quả và tạo ra hướng phát triển phù hợp đúng đắn.
Vì thời gian thực hiện và khâu tìm tài liệu khai thác thực tế gặp nhiều khó
khăn, nên tôi thực sự thấy bản báo cáo của mình sẽ không tránh khỏi nhiều thiếu
sót, vậy mọi sự góp ý kiến sẽ là niềm vinh hạnh lớn cho bản thân mình và đặc
biệt là đối với quá trình học tập, tích luỹ kiến thức, khả năng tư duy của mình
sau này. Đồng thời tôi xin được chân thành cảm ơn thầy cô giáo, người đã giúp
đỡ vạch ra hướng đi giúp tôi có thể hoàn thành tốt bản báo cáo này.
2
PHẦN I:MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài
Trong những năm vừa qua cùng với sự nghiệp đổi mới và phát triển kinh
tế về mọi mặt, ngành du lịch của nước ta đã đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh
và liên tục. Hiện giá trị sản xuất của ngành du lịch chiếm khoảng 9% giá trị sản
xuất khối dịch vụ doanh thu của ngành tăng hàng năm. Ngành du lịch với tư
cách là ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia. Trong phát triển du lịch, để
đáp ứng được yêu cầu của du khách là được thăm thú nhiều nơi, thoả mãn tối đa
nhu cầu giải trí tìm hiểu … đòi hỏi các cơ quan kinh doanh, đầu tư du lịch phải
xây dựng cho được các tour du lich phù hợp với thị hiếu đồng thời thoả mãn tối
đa các yêu cầu trong hoạt động du lịch đó. Chúng ta cũng biết mỗi địa phương,
mỗi vùng miền đều có những tiềm năng du lịch và những thế mạnh nhất định
của mình.
Ở các tỉnh phía Bắc của nước ta là nơi tập trung các di tích văn háo lịch sử

những di tích của nền văn minh lúa nước Bắc bộ, mang đậm dấu ấn của nền văn
hoá Hoa Việt, còn ở các tỉnh phía Nam, du tích nền văn minh lúa nước Nam bộ
mang đậm dấu ấn của nền văn hoá Việt, Khơ me. Vùng miền Trung vùng giao
thoa của các nền văn hoá Việt, Hoa, Ấn, Chăm. Chính vì vậy nó tạo nên sự giao
thoa kết hợp tính đa dạng hấp dẫn đối với khách du lịch.
Đặc biệt hiện nay do nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của cuộc sống, việc
tham quan tìm hiểu về danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử phải đạt được sự
phong phú đa dạng mang tính đặc sắc, truyền thống. Đó là đòi hỏi nhất thiết phải
được đặt lên hàng đầu trong chủ trương phát triển của ngành du lịch.
Do vậy việc xây dựng và dần hoàn thiện tour du lịch trên sông Hồng là
một xu thế tất yếu, là sản phẩm cần có của ngành du lịch để đáp ứng yêu cầu của
một loại hình du lịch hấp dẫn, đặc sắc phù hợp vời xu thế phát triển trong thời
đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Ngoài ra ta có thể thấy khách du lịch đi trên sông bằng tàu thuỷ chưa
thành thói quen ở Việt Nam, so với các nước láng giềng trong khu vực có nguy
cơ tụt hậu về vận tải khách. Do vậy để hoà nhập với thị trường ASEAN trong
3
mọi lĩnh vực sau khi Việt Nam áp dụng AFTA năm 2003, đồng thời để thiết
thực kỷ niệm 1000 năm Thủ đô Thăng Long - Hà Nội vào năm 2010, với bản
thân tôi hy vọng tour du lịch sông Hồng sẽ sớm được các cấp các ngành, nhất là
ngành Du lịch, những người đang hoạt động trong lĩnh vực du lịch và các ngành
có liên quan tới việc cung ứng hoạt động du lịch này hãy góp sức mình để xây
dựng và phát triển nó xứngđáng với tầm vóc và tiềm năng của chính dòng sông
Hồng huyền thoại, đó sẽ là một đoá hoa nhỏ tô lên sắc thắm rực rỡ cho Thủ đô
ta.
* Mục tiêu của đề tài.
Trên cơ sở tìm hiểu phân tích đánh giá về tiềm năng của tour du lịch
sông Hồng nằm trong tổng thể khách quan không gian và thời gian. Bản
thân tôi rút ra được những thuận lợi và khó khăn trong quá trình khai thác
tuyến du lịch này để từ đó đề xuất một số giải pháp.

Qua việc thực hiện báo cáo khoa học này, tôi mong muốn được
đóng góp tiếng nói nhỏ bé của mình vào sự phát triển của du lịch nước
nhà. Nhìn từ góc độ du lịch thì việc khai thác tuyến du lịch sông Hồng là
một lĩnh vực hầu như còn đang bỡ ngỡ. Điều này càng phản ánh thực
trạng sự phối kết hợp còn yếu của các địa phương của ngành du lịch và
văn hoá.
* Đôí tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
- Đề tài đi sâu vào tìm hiểu các giá trị văn hoá, tâm linh của các di
tích. Qua đó thấy được tiềm năng sẵn có của tuor du lịch này. Đồng thời
qua tình hình hoạt động và điều tra thực tế có thể xây dựng tuyến du lịch
Sông Hồng trong diện rộng bao hàm các vấn đề có liên quan.
* Phương pháp nghiên cứu đề tài
Trong quá trình thực hiện, bản thân tôi đã khai thác các nguồn tài
liệu về lịch sử, bút ký, kết quả nghiên cứu về di tích và danh thắng về các
địa phương nói trên.
Đề tài đã vận dụng phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp
tiếp cận hệ thống, phương pháp phân tích tài liệu để rút ra tiềm năng du
4
lịch. Đặc biệt đây là một tour du lịch còn hết sức mới mẻ nên việc tìm
hiểu thực trạng và tình hình phát triển chủ yếu dựa vào phương pháp điều
tra thực địa, thăm dò ý kiến khách du lịch và của hướng dẫn viên và có
đơn vị đang kinh doanh tour du lịch Sông Hồng.
5
PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ NGHIÊN CỨU VÀ HƯỚNG KHAI THÁC
CỦA TOUR DU LỊCH SÔNG HỒNG
1. Tình hình phát triển du lịch của nước ta hiện nay
Việt Nam là một quốc gia nằm trong khu vực Đông Nam Á, một khu
vực diễn ra các hoạt động du lịch sôi nổi. Việt Nam chịu ẩn tích cực cùa
sự phát triển du lịch khu vực. Việt Nam có một vị trí địa lý thuận lợi và

tài nguyên , phương pháp cũng như vai trò và vị thế của Việt Nam trong
hợp tác khu vực trong Asean và trong các chương trình khác. Khi các dự
án phát triển đường bộ và đường sắt được thực hiện thì du lịch Việt Nam
càng có điều kiện để tăng cường phát triển trong xu thế hội nhập và khu
vực và thế giới.
Bên cạnh những yếu tố thuận lợi đó, thì phải kể tới chiến lược phát
triển du lịch đúng đắn của Đảng và Nhà nước: “Du lịch là ngành kinh
tổng hợp quan trọng mang nội dung văn hoá sâu sắc, có tính liên ngành,
liên vùng và xã hội hoá cao, phát triển du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu
tham quan giải trí, nghỉ dưỡng của nhân dân và khách du lịch quốc tế, góp
phần nâng cao dân trí, tạo việc làm và phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
(Trích pháp lệnh 2/1999) và coi “phát triển du lịch là một hướng quan
trọng trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội nhằm góp phần thực hiện
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước (trích chỉ thị 46/CT-TW ban Bí
thư Trung ương Đảng khoá VII, 10/1994) và “phát triển du lịch thực sự
trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn (trích văn kiện Đại hôi Đảng lần
thứ IX).
Từ những nhận định đúng đắn trên, đã thúc đẩy du lịch Việt Nam
không ngừng trong thời gian qua, chỉ với 670 nghìn khách quốc tế năm
1993 tăng lên 1.250 nghìn lượt khách năm 1998 và trên 2.140 nghìn lượt
khách năm 2000 đến năm 2002 là 2630 nghìn lượt khách tăng trung bình
38,64%. Đây là mức tăng trưởng nhanh so với khu vực và trên thế giới.
6
Thị trường truyền thống của nước ta từ trước đến nay bao gồm Châu
Âu (Tây Âu), Bắc Mỹ và thị trường Đông Bắc Á. Dự báo từ nay đến 2005
các thị trường chủ yếu : thị trường Châu Âu vẫn là thị trường khách chủ
yếu, trong đó đặc biệt là Pháp và Đức có nhiều nguyên nhân khiến khách
Pháp và Đức đến Việt Nam ngày càng tăng là do : nhu cầu du lịch Pháp
và Đức là rất lớn, thời gian rảnh và thu nhập cao (Đức có nhu cầu du lịch
cao nhất thế giới). Hơn nữa, một thời Việt Nam là thuộc địa của Pháp nên

có sự gần gũi về văn hoá. Khách Đức ưa phong cảnh đẹp, có bãi biển với
thời tiết nắng nóng.
- Ngoài ra còn phải kể tới thị trường khách Bắc Mỹ: chủ yếu là
Canada và Mỹ. Đây là hai nước có số Việt Kiều đông nhất nên số lượng
khách đến Việt Nam ngày càng tăng. Ngoài nhu cầu du lịch, thì mục đích
tìm kiếm thị trường kinh doanh ngày càng lớn.
- Thị trường Đông Bắc Á, và Đông Nam Á thì vốn có sự giao lưu
văn hoá lâu đời, khoảng cách giữa nước tà và các nước này tương đối gần
có thể sử dụng nhiều phương tiện khác nhau để phục vụ hoạt động tham
quan, nghiên cứu, du lịch, công vụ…
- Với thị trường bổ sung: phải xác lập và nghiên cứu về thị trường
bổ sung nhằm nâng cao khai thác hiệu quả, tập trung hết nguồn nhân lực.
2. Vai trò của thủ đô Hà Nội trong việc phát triển tour du lịch
Sông Hồng
Với gần 1000 năm văn hiến, Hà Nội đã lưu giữ nhiều di tích văn
hoá lịch sử có giá trị đối với hoạt động du lịch. Các di tích lịch sử, nghệ
thuật, kiến trúc ở đây đã tạo thành bộ sưu tập quý giá trong kho tàng di
sản văn hoá Việt Nam. Mật độ di tích của thủ đô vào loại cao nhất cả
nước với nhiều loại di tích độc đáo gắn liền với quá trình dựng nước và
giữ nước của cả dân tộc: Thành Cổ Loa, khu di tích, Phù Đổng và khu di
tích Chủ tịch. Với những di tích văn hoá tiêu biểu : Khu Văn Miếu, quần
thể đình, chùa… riêng một số lượng lớn lễ hội, phong tục tập quán giàu
bản sắc văn hoá, thể hiện lòng yêu chuộng hoà bình đoàn kết, xây dựng.
7
Nhìn lại quá trình phát triển của ngành du lịch Thủ đô ta thấy hoạt
động du lịch, dịch vụ không ngừng được mở rộng và đang trở thành ngành
kinh tế mũi nhọn. Năng lực cơ sở vật chất của ngành đã có bước trượt
bậc. Nếu như năm 1990, Hà Nội chỉ có 71 Khách sạn, biệt thự, nhà khách
với khoảng một ngàn buồng, trang thiết bị cũ kỹ, lạc hậu, một năm chỉ thu
hút được 47.000 khách thì nay trên toàn thành phố có 331 khách sạn với

9.396 phòng gồm 100 khách sạn quốc doanh, 17 khách sạn liên doanh với
nước ngoài và 214 khách sạn ngoài quốc doanh, trong đó có 72 khách sạn
đã được xếp hạng sao, thu hút hơn 210.000 khách nước ngoài, gấp 4 lần
năm 1990.
Đội ngũ hướng dẫn viên ngày càng có khả năng chuyên môn cao
đáp ứng yêu cầu đòi hỏi phương pháp da dạng của tour “Du lịch văn hoá”.
Đặc biệt Hà Nội là nơi tập trung nhiều trí thức nhiều nhân tài với
tổng doanh thu 1225 tỉ đồng nộp ngân sách Nha nước : 170 tỉ đồng.
Những sản lượng nói trên còn nhỏ bé so với tiềm năng to lớn của
Thủ đô. Để đẩy mạnh hoạt động Du lịch cần phải có hàng loạt biện pháp
đồng bộ nhằm thu hút nhân tài, đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật có trình
độ cao so với các địa phương khác. Có thể nói đây là một nguồn lực quý,
một lợi thế cần phát huy nhằm khai thác tiềm năng chất xám to lớn này
trong sự nghiệp xây dựng và phát triển của thủ đô.
3. Ý tưởng chủ đạo để phát triển tuor du lich Sông Hồng
* Về tour du lịch này
Trong một vùng du lịch nhất là đối với vùng đồng bằng Bắc bộ nơi
có nhiều tài nguyên du lịch phát triển và đa dạng, có khả năng phát triển
nhiều điểm du lịch và hình thành nên tuyến du lịch. Ta có thể thấy ở đây
là sự kết hợp của lãnh thổ ở các điểm du lịch cùng loại hay khác loại
trong một bán kính nhất định, trong đó Hà Nội đóng một vai trò hết sức
quan trọng. Đó là điểm cấp khách đầu tiên hứa hẹn một số lượng khách
tiềm năng lớn. Đồng thời Hà Nội với điều kiện kinh tế cơ sở hạ tầng, cơ
sở vật chất kỹ thuật tốt sẽ đảm bảo được các yêu cầu của tour du lịch.
8
Sự liên kết của các điểm du lịch thành tuyến du lịch, tạo khả năng
thu hút khách cao, tạo ra nét mới trong tour du lịch đường thuỷ. Tour du
lịch này là sự kết hợp của nhiều không gian văn hoá truyền thống, nhiều
địa phương có những di tích lịch sử nổi tiếng…
Đây là tour du lịch có sự góp mặt của nhiều không gian của nhiều

địa điểm khác nhau, là sự liên kết nhiều điểm tham quan, di tích thắng
cảnh, làng nghề với nhau. Mụcđích của tour du lịch sông Hồng là khai
thác có hiệu quả nguồn tài nguyên du lịch tại các địa phương một cách tối
ưu bằng việc thu hút khách đến nhiều hơn, bằng việc liên kết các doanh
nghiệp phục vụ du lịch và dịch vụ đồng thời các địa phương phải cùng
hợp tác, cùng đưa ra các chương trình nhằm quảng bá, giới thiệu, cải thiện
môi trường hoạt động và kinh doanh, du lịch, khai thác tài nguyên du lịch
tốt hơn.
*Khái quát của dòng sông lịch sử.
Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn) trong bản ngôn địa chính - chính trị về Thủ đô
của tờ chiếu dời đô biên soạn đầu xuân Canh Tuất 1010 để mùa thu năm ấy cả
triều đình Đại Việt từ Hoa Lư “núi đá viên tây nam châu thổ sông Nhị” về nơi
“ở trung tâm bờ cõi đất nước có cái thế rồng cuộn hổ ngồi, vị trí ở giữa bốn
phương đông, tây, nam , bắc tiền hình thế núi sau sông trước. Ở nơi đó với địa
thế cao, bằng phẳng, cư dân không khổ vì ngập lụt, muôn vật đều phong nhiêu
tươi tốt. Xem khắp đất Việt ta chỗ ấy là nơi hơn cả, thực là chỗ của bốn phương
hội tụ, là nơi đô thành bậc nhất.
Trong quy hoạch về Thăng Long (Tập san của Viện Bảo tàng lịch sử đã
đưa ra khái niệm “Thành phố sông hồ” với tư duy “Tứ giác nước của Hà Nội) và
cũng là của chung nhiều đô thị cổ Việt Nam : Cổ Loa, Hoa Lư, Huế. Hà Nội
nằm “sâu dưới mặt nước sông Hồng và tồn tại nhờ hệ thống hai đê bên bờ ngan
ngát cỏ xanh. Từ 7000 > 5000 năm trước đây nước biển lại rút tới mức như
ngày nay. Do quá trình bồi tụ mạnh mẽ của sông Hồng và các phụ lưu đã diễn ra
với lượng phù sa khổng lồ bồi đắp hàng năm, bề mặt đê bằng đá nổi rõ. Ruộng
lúa và các loài dâu xanh tươi đã có và tồn tại qua bao đời nay.
9
Từ 2500 năm trước đây, những trận lũ lớn của sông Hồng còn là thiên tai
nhưng vào đầu công Nguyên con người đã bắt đầu đắp lê và ngăn lũ. Phù sa dày
đặc trong nước lũ đã lắng đọng tạo nên những bãi bồi màu mỡ. Cũng từ đây địa
hình Hà Nội đi vào thế ổn dịnh và căn cốt của nó được duy trì cho tới ngày nay.

Dòng sông Hồng - dòng sông lịch sử ấy bắt nguồn từ dãy Nguỵ Sơn ở độ
cao 1776m thuộc huyện Nhị Đô, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc chảy theo hướng
tây bắc đông nam vào Việt Nam từ Hà Khẩu, Lào Cai và chảy ra vịnh Bắc Bộ ở
cửa Ba Lạt (Nam Định).
Dòng chảy chính của sông Hồng dài khoảng 1160km, phần chảy qua Việt
Nam dài khoảng 556km. Tính theo dòng chảy Hà Nội nằm gọn phía bên phải
của sông Hồng . Bờ bên kia là Hải Dương, Hưng Yên. Nếu ta ngược dòng sông
Hồng ta sẽ đến với Bắc Ninh - quê hương - cái nôi - cốt lõi - hạt nhân của người
Việt, người Kinh. Sông Hồng vào Hà Nội từ xã Thượng Cát huyện Từ Liêm đến
xã Vĩnh Phúc, huyện Thanh Trì dài 30km. Tính từ cống Chềm (Liêm Mạc) đến
cống Hồng Vân (Thường Tín - Hà Tây) là hết phần đê Hà Nội. Trừ khoảng 5km
từ Nhật Tân đến Phà Đen, đê được bê tông hoá, còn tất cả vẫn là một bờ cỏ may
hoang sơ như tự đời nào sẵn sàng ghim vào gấu quần du khách, gửi đi khắp nơi.
* Các sản phẩm của tuor du lịch sông Hồng.
Căn cứ vào nhu cầu của khách du lịch, người ta xây dựng nên những
sản phẩm du lịch cho phù hợp với nhu cầu của khách. Các đối tượng khác
có nhu cầu khác nhau về từng loại sản phẩm du lịch. Đây là tour du lịch
mang tính chất văn hoá, lịch sử, có sự kết hợp với giải trí, giao lưu cộng
đồng và thưởng thức đặc sản vùng miền… Việc cung cấp các sản phẩm và
dịch vụ nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu cùa khách trong tour du lịch phụ
thuộc vào điều kiện, tính chất đặc trưng của du lịch đường thuỷ và vào thị
trường khách du lịch có thu nhập cao, văn hoá cao thường quan tâm đến
sản phẩm du lịch hiểu này.
Tour du lịch sông Hồng thể hiện được tính đa dạng và phong phú về
tài nguyên tự nhiên và nhân văn. Ngoài ra trên tuyến du lịch này bạn còn
được thưởng thức các làn điệu quan họ Bắc Ninh của các liền anh liền chị.
10
Với các làn điệu dân ca mượt mà, trong trẻo nhằm tôn vinh văn hoá dân
tộc, phục vụ nhu cầu giải trí và thưởng thức nghệ thuật của du khách.
Loại hình biểu diễn truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc này có sức thu

hút rất lớn đối với du khách quốc tế đến với Việt Nam. Những du khách
nước ngoài đặc biệt là du khách Châu Âu, Nhật… thật sự bị lôi cuốn vào
“sân khấu” nhỏ này. Một khoảng không gian nhỏ tại đây đóng một vai trò
tích cực. Không những làm rút ngắn thời gian đơn điệu, chờ đợi trong khi
đi từ điểm du lịch này đến điểm du lịch khác. Mà đặc biệt nghệ thuật
truyền thống đáp ứng được nhu cầu thưởng thức tiếp xúc và khám phá bản
sắc văn hoá Việt Nam. nghệ thuật chính là cầu nối văn hoá hiệu quả nhấtg
và nhanh nhất. Và đây cũng chính là một thế mạnh của du lịch nước ta,
không phải ngẫu nhiên mà nghệ thuật biểu diễn dân tộc lại được ưa
chuộng trong các tour du lịch. Bởi vì đó là một nét khác biệt mang lại sự
thích thú đáng kể của một tour du lịch văn hoá.
TIỂU KẾT


Từ tất cả các điều kiện nói trên ta có thể đưa ra kết luận tour du lịch
sông Hồng thực sự là sản phẩm du lịch có tiềm năng thoả mãn được tối đa
nhu cầu tham quan giải trí nghỉ dưỡng của du khách. Tour sông Hồng
mang tính văn hoá hay sinh thái? Từ việc xác định về tư tưởng chủ đạo
đó nàh khai thác và kinh doanh du lịch mới đi đến nghiên cứu và chọn
lọc các điểm du lịch sao cho phù hợp. Bên cạnh đó cần phải khai thác và
bổ sung các yếu tố phụ nhằm làm tăng thêm tính hấp dẫn của các tour du
lịch và việc mở rộng đối tượng khác cũng không kém phần quan trọng.
Việc nghiên cứu và khảo sát các địa điểm du lịch còn đóng vai trò quan
trọng cho phép ta đánh giá đúng khả năng phục vụ khách của điểm du lịch
tạo điều kiện khai thác tốt nhất . Nếu có thể hào nhập, đan cài tất cả các
yếu tố các chi tiết nhỏ trong các sản phẩm du lịch của cả tuyến du lịch
sông Hồng ta sẽ hình dung được giá trị của tài nguyên tự nhiên và nhân
văn sẽ có sức hút mạnh mẽ đối với du khách. Đặc biệt là khác quốc tế, nó
sẽ là không gian văn hoá tạo điều kiện khám phá tìm hiểu, tạo sự mới mẻ
11

độc đáo khác lạ… khi được tiếp xúc với con người và vùng đất Việt Nam
nên thơ giàu truyền thống.
CHƯƠNG II: TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN
CỦA TOUR DU LỊCH SÔNG HỒNG
1. Những giá trị tài nguyên và nhân văn
Vùng đồng bằng Bắc Bộ là vùng đất trù phú, có truyền thống lịch sử
văn hoá lâu đời, có nhiều danh lam thắng cảnh - di tích lịch sử văn hoá
nổi tiếng. Đặc biệt men theo dòng chảy của con sông Hồng về phía bở tả
ngạn ta đến với quê hương Kinh Bắc. Bắc Ninh xưa là cái nôi của người
Việt ta: là khu vực địa hình bồi tụ trên tầng sét biển mà vẫn còn nhiều
khối núi sốt nhô lên như những hòn đảo giữa biển lúa như : thiên Thai -
Đông Cứu của Gia Lương của Tiên Du, Tiên Sơn… đã trở thành cảnh
quan lý tưởng để toạ lạc những ngôi chùa - đền cổ từ đời Đường đến đời
Lý, Trần, Lê, Chùa Núi là một nét sinh thái nhân văn đặc sắc của Kinh
Bắc nơi tập trung của các đại thần của Vạn Hanh, Đa Bảo - Viên Thông.
Diệu Nhân, Thuyền Quang…
Đây cũng là vùng quê của biết bao trạng Nghè, cống trong đó có
“trạng Nguyên khai khoa” Lê Văn Thịnh, còn có biết bao điều phải nói
cần nói về một Kinh Bắc ngàn năm văn hiến. Một Kinh Bắc nho nhã, quê
hương quan họ, dòng tranh Đông Hồ nổi tiếng : Hồn dân tộc hiện trên
màu giấy điệp” nó gợi nhắc cho ta màu sắc không gian của những “đám
cưới chuột”, “hứng dừa”, “đánh ghen”… Tất cả những nét đặc sắc, cổ
kính huyền diệu ấy của vùng kinh doanh sẽ lay động lòng người . Tàu rời
bến ngược dòng sông Hồng đến Bắc Ninh, nơi đây du khách sẽ bắt gặp
một Bắc Ninh - Kinh Bắc nho nhã của quê hương quan họ , nên miền trội
vượt về hội hè, đình đám, trội vượt về “Ăn Bắc mặc Kinh”. Một Bắc Ninh
sinh động với mạng lưới chợ quê dày đặc, để nổi lên các “làng buôn”
Đồng Kỵ, Đình Bảng, Phù Lưu…
Văn hoá Bắc Ninh còn tự hào là kết quả giao lưu văn hoá : Việt,
Hán, Ấn, Chàm để có được những huyền tích lịch sử và những pho tượng

12
như Phật bằng đá và những điêu khắc đó tuyệt vời như ở chùa Phật Tích,
chùa Dâu, Thiên Thai và cả chùa Bút Tháp của thế kỷ XVII… nữa. Các di
tích đã được trùng tu nhiều lần trong đó chùa Bút Tháp là một trong
những ngôi chùa danh tiếng vào bậc nhất Việt Nam. Nhưng hiện nay tour
du lịch sông Hồng mới chỉ dừng lại ở chỗ đưa quí khách xuôi dòng sông
Đuống cập bến Đình Tổ, đưa quý khách đi thăm chùa Bút Tháp.
Cũng trong tour du lịch này quý khách còn được ghé thăm đền Dầm,
đền Đại Lộ (Hà Tây):
Đền Dầm thuộc xã Ninh Sở - Thường Tín, tỉnh Hà Tây là một trong
những ngôi đền cổnhất so với các di tích lịch sử văn hoá, nó có cách đây
gần ngàn năm qua các thời kì còn có tên gọi. Mộc Hoàng, Xâm Dương…
Đền Dầm thờ mẫu thoải và được tôn phóng là “Thuỷ cung thánh mẫu”. Về
với đền Dầm du khách sẽ được đứng trên khu đất xưa quốc công tiết chế
Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn tlập bản doanh ngủ qua đêm và
được Hoàng Long công chúa báo mộng nay là phủ Trần Triều, được dựng
dưới bóng mát của cây đa cổ thụ trên 400 năm tuổi, được chiêm ngưỡng
lầu Cô là một toà nhà thuỷ tạ 2 tầng mái kiểu lục lăng. Đền Dầm qua các
triều đại phong kiến đã được sắc phong nhiều lần, nay còn giữ được 7 sắc
phong sớm nhất là năm 1633 (Đức long ngũ niên) và gần nhất là Khải
Định cửu niên 1924.
Đến đền Dầm du khách còn được chiêm ngưỡng Nghi Môn đến với
6 cột trụ lực lưỡng uy nghiêm được khánh thành vào năm 1993. Nếucó
dịp may hiến có vào khoảng tháng 6 và tháng 7 âm lịch, du khách sẽ được
nhà đền biểu lộc bằng các quả thị thơm phức hái từ cây thị nhân 200 năm
tuổi, ở phía sau hậucùng Mẫu thoại hãy thưởng thức giống chuối Đại
Hoàng có trên hai trăm nải một buồng có nguồn gốc từ Nam đinh dùng để
tiến vua khi xưa. Lế hội hàng năm tại đền Dầm được mở từ 10-2 âm lịch
ngày chính vào 4 đến 7. Trong những ngày này có tổ chức lễ rước theo
phong tục cổ truyền thu hút được sự quan tâm chú ý của nhân dân gần xa.

13
Đến Đại lộ được lập từ cuối thế kỷ 13, cách trung tâm Hà Nội
13km, trước khi vào đều là miếu Cậu Quận. Tương truyền Cậu được
thượng đế giao cho cai quản cửa sông cửa đền gìn giữ bình yên cho quần
thể đên.
Qua miếu du khách đi qua 1 cái cổng lớn gọi là Mã Môn, đỉnh là
một khối hoa dành dành cách điệu. Qua cửa Mã bên phải là một quả
chương lớn do thập phương gần xa công đức và được nhân dân địa
phương tôn tạo lại vào năm 1995 nặng 1410kg. Tháp chuông được xây
dựng theo lối chồng điểm 8 mái hài hoà trang nhã. Phía bên trái là đền thờ
đức Thánh Trần (Trần Hưng Đạo vị tướng lỗi lạc có công lớn trong cuộc
kháng chiến chống giặc ngoại xâm nước ta). Đền Đại lộ được lập từ triều
Trần và qua các triều Lê, nguyễn đều được tôn tạo và trùng tu. Toà
Phương đền là khối trồng diệm 8 mái, chạm khắc tinh xảo được cấu trúc
theo lối lầu son gác tía, cung đình như kinh thành Huế.
Sẽ là một kỷ niệm khó quên cho những du khách trên chuyến du
lịch sông Hồng khi có dịp ghé vào ngôi đền thuộc làng Đa Hoà, xã Bình
Minh, huyện Khoái Châu, cách Hà Nội 28km. Ai trong chúng ta cũng đều
thầm yêu mến và cảm phục mối tình nên thơ và diễm lệ giữa chàng trai
đánh cá nghèo không mảnh khố che thân Chử Đồng Tử và nàng công chúa
Tiên Dung cành vàng lá ngọc. Khách thập phương tới đây không chỉ được
đứng trên con đê sông Hồng thưởng ngoại vẻ đẹp của tạo hoá, ngắm nhìn
một dải phù xa chạy tít tắp theo triền đê, đắm mình trong chuyến Bồng lai
tiên cảnh, đâu đây vẫn mang đầy vẻ hoang sơ của bãi Tự Nhiên nơi diễn
ra cuộc gặp gỡ kỳ ngộ của hai con người, và dâng hương bái vọng đức
Thánh Chử Đồng Tử - người được nhân dân bao đời này tôn là một trong
Tứ bất tử của thần linh Việt cùng với nhị vị phu nhân : Tiên Dung và Tây
Sa công chúa.
Ngôi đền làng Đa Hoà còn được gọi là ngôi đền thờ tình yêu được
Nhà nước xếp hạng vào năm 1962 là di tích lịch sử văn hoá nổi tiếng

không những lưu truyền và lan toả như một thiên tình sử mang ý nghĩa
14
nhân văn cao dẹp mà còn có giá trị đặt biệt về mặt nghệ thuật kiến trúc và
điêu khắc thời Nguyễn. Tổng thể kiến trúc gồm 18 nóc nhà, cả chuông và
khánh đều được làm từ thời Nguyễn. Ngọ môn gồm 3 cửa, cửa chính cao
rộng có treo bức đại tự với bốn chữ nho sơn son thiếp vàng “Bồng Lai
Cung Quyết”. Qua khoảng sân lớn lát gạch là nhà Đại tế, toà Thiêu
hương, cung Đệ nhị, Đệ tam và cuối cùng là Hậu cung. Kiến trúc của ngôi
vô cùng độc đáo mang nhiều nét chạm trổ tinh vi: như thuyền bơi chải,
con vật mặt rồng thân sư tử (con vác). Toà Thiêu hương gồm hai tầng tám
mái cong vẩy cá, với bức đại tự “Giao Quang Các” (nơi hội tụ ánh sáng).
Nhiều điêu khắc hình chim phượng, hoa cúc mãn khai, bộ cửa 12 cánh
được trạm lồng hoá lá, hạ bản có vẽ thông, mai cúc trúc (tứ quí) qua bàn
tay đầy mỹ cảm được tỉa tót rất tinh xảo và độc đáo. Đặc biệt người xem
sẽ được chiêm ngưỡng pho tượng đức thánh Chử Đồng Tử cùng nhị vị
phu nhân bằng đồng. Hiện nay tại đền còn bảo tồn được nhiều di vật quý
hiếm của dân tộc trong đó có chiếc vạc đồng có rồng cuốn ở hai bên đặt
trước toà Thiêu hương, đôi lọ Bách thọ (100 chữ Thọ không chữ nào
giống nhau, khắc trên thành lọ bằng gốm. Lễ hội ở đền thờ Chử Đồng Tử
diễn ra vào từ 13 - 15 tháng 3 âm lịch với quy mô tổ chức lớn nhất nước
ta.
Cũng trong tour du lịch sông Hồng quý khách còn được ghé thăm
quần thể kiến trúc đền Gióng - đền Mẫu - chùa Kiến Sơ:
Đền Gióng còn gọi là đền Thượng thuộc xã Phù Đổng, Gia Lâm, Hà
Nội quê hương của người anh hùng đánh tan giặc Ân. Tương truyền được
vua Lý Thái Tổ cho dựng lên trên nền nhà cũ của ông Gióng ngay từ khi
vua rời đô ra Thăng Long. Đền Gióng còn được gọi đền Thượng to, còn
giữ được nhiều bộ phận kiến trúc của thời Lê Trung Hưng (thế kỷ XVII).
Tượng Thánh Gióng khá lớn ngồi giữa hai dãy tượng quan văn võ và hai
người hầu cận, hai phỗng quỳ và 4 viên lính hầu. Hiện vật đáng chú ý là

đôi rồng đá cách điệu ở bậc thềm, nét trạm khoẻ và phóng khoáng, đôi sư
tử đá đời Lê Dụ Tông (1705) và một số trang trí rồng ở ven thềm, cổ Ngai
15
thờ khá đẹp thời Lê, và tấm bia năm 1660, đôi choé tương truyền của bà
chúa chè Đặng Thị Huệ cúng tiến.
Đền Mẫu còn gọi là đền Hạ, tên chữ là Khánh Quang điện ngoài đê
nơi thờ bà mẹ Thánh Gióng, bên trong đền có nhà bia nhỏ và tảng đá in
dấu chân của người khổng lồ. Miếu Ban thờ mẹ Thánh Gióng và sau miếu
trên mô đất nổi có bể đá, liềm đá ghi lại sự tích chào đời của người anh
Hùng. Hội Gióng tổ chức vào ngày 9-4 âm lịch là cuộc diễn xướng tổng
hợp nhắc lại sự tích dẹp giặc Ân, một hội trận truyền thống có quy mô thể
hiện được những đặc sắc độc đáo của văn hoá vùng miền.
Chùa Kiến Sơ: thuộc trong khu di tích Phù Đổng, được xây dựng từ
rất sớm sau khi đạo phật được truyền bá vào Việt Nam ta , sử sách ghi
năm 820 nhà sư Vô Thông Ngôn. Tương truyền Lý Công Uẩn thời nhỏ đã
đến tu và học kinh phật ở chùa này và được Thánh Gióng báo mộng sẽ
làm vua. Khi Lý Công Uẩn lên ngôi vua đã tu sửa và mở mang chùa Kiến
Sơ và đền Gióng. Chùa có nhiều tượng giá trị nghệ thuật và mang tính
thẩm mỹ cao: Tượng nhà sư Vô Thông Ngôn, vua Lý Công Uẩn, Khổng
tử và lão tử. Dọc hành lang chùa Kiến Sơ còn có tượng của 18 vị La hán.
Di tích chùa Kiến Sơ đã được xếp hạng vào 21-2-1975.
Sẽ là một thiếu sót nếu không nhắc đến chùa Bồ Đề năm ở tả ngạn
của bờ đê Sông Hồng với tên chữ “Thiên Sơn Tự”. Chùa Bồ đề nay thuộc
huyện Gia Lâm Hà Nội. Theo tiếng Phạm Bồ Đề nghĩa là cây Buhdi. Cách
đây hơn 2000 năm khi thái tử Tất Đạt Đa bỏ kinh thành đến ngôi đền
thiền định ở gốc cây bồ đề và tu hành đắc đạo trở thành phật tổ Thích Ca
Mô Ni. Từ đó cây bồ đề trở thành biểu tượng của nhà phật. Chùa Bồ Đề
được trùng tu năm 1614 nhưng do chùa và đình ở ngoại vi sông Hồng nên
hàng năm bị lũ lụt làm cho sạt lở được xây dựng lại trên nền ngôi chùa cũ.
Khu vực Bồ Đề ở thế kỷ 15, 16, 17 đã trở lên đông vui sầm uất, có phố xá

dinh thự hàng quán của triều đình, có đình chùa trên bến Bồ Đề soi bóng
xuống dòng sông Hồng là cửa ngõ của kinh đô phía Bắc, là một trong tám
16
thắng cảnh của kinh đô tạo nên sự phồn hoa đô hội của trung tâm chính trị
văn hoá của đất nước.
Quý khách trở lại tầu tiếp theo hành trình sẽ lên tham quan và mua
sắm đồ lưu niệm tại làng gốm Bát Tràng. Nằm về phía đông nam của Hà
Nội, làng Bát Tràng nay thuộc xã Bát Tràng, Gia Lâm - Một làng gốm có
lịch sử phát triển hơn nửa thiên niên kỷ, sức sống của làng nghề vẫn như
được thổi lên bởi ngàn lò gốm cháy rực suốt ngày đêm. Theo những tài
liệu tin cậy thì vào khoảng thế kỷ thứ 12 đến 14 một số gia đình làng gốm
quê ở Bồ Bát gồm các dòng họ Bùi, Phùng, Trần, Vũ đem gốm ra kinh
thành bán và với cả người nước ngoài. Lúc đầu được gọi là phường Bạch
Hổ, sau một thời gian số lò gốm lên đến hàng trăm được gọi là phường Bà
Trang. Sản phẩm Bát Tràng trong thời kỳ Đại Việt đã được ưa chuộng từ
bậc vương giả quyền quý đến làng quê thôn dã và ngày một vượt xa ngoài
biên giới. Ngay từ đầu thế kỷ 15 hàng chục bộ đồ gốm Bát Tràng trở
thành lễ vật cống tiến. Từ đó về sau dù thời đại nào dù nước suy hay thịnh
Bát Tràng vẫn khảng định được giá trị và nguồn gốc lâu đời. Nay làng Bát
Tràng có hơn 6000 người sinh sống trong 1500 hộ gia đình với diện tích
vẻn vẹn 153ha. Nên các nhà san sát đặc biệt với hơn ngàn lò nung gốm
làm cho mật độ lò gốm ở Bát Tràng đứng hàng đầu thế giới so với các
làng phố cùng nghề. Đặc biệt hơn sau một thập kỷ đổi mới nhiều ngành
nghề truyền thống được phục hồi thì làng gốm Bát Tràng có một tốc độ
hồi phục và gia tăng một cách nhanh chóng.
TIỂU KẾT

:
Với sự phong phú và đa dạng của quần thể kiến trúc văn hoá lịch sử,
làng nghề tour du lịch sông Hồng sẽ đem lại cho du khách những cảm

giác mới lạ, thú vị được hoà mình trong cảnh quan sơn thuỷ hữu tình.
Đồng thời được chiêm ngưỡng và khám phá những huyền tích cổ xưa, vẻ
đẹp cổ kính của các ngôi đền ven sông quý khách thập phương bao đời đã
dâng hương khói trong niềm tin tưởng cầu phúc, lộc, sức khoẻ. Hàng năm
vẫn diễn ra các ngày lễ hội rước lớn tổ chức vào tháng giêng sau tết âm
17
lịch. Các lễ hội này được nhân dân địa phương tiến hành và có sự tham
gia cộng cảm của các làng lân cận và khách thập phương. Lễ hội diễn ra
liên tiếp tưng bừng và náo nhiệt nhất là vào ngày rước nước. Đến với lễ
hội rước nước là một sinh hoạt văn hoá dân giản tổng hợp. Mỗi lễ hội lại
có những phong thái và cách thức tổ chức khác nhau, lực lượng tham gia
được biên chế vào các đội thực hiện các tiết mục: múa Sênh tiền, đội
khiêng kiệu choé, đội chèo thuyền… mang kiểu cách riêng. Mỗi hội rước
đi đầu là những vật linh được sơn thon thiếp vàng lộng lẫy uy nghi. Tất cả
những hoạt động vui chơi giải trí, biểu diên dân gian đó đã thu hút được
khách thập phương, đặc biệt là khách nước ngoài thoả mãn nhu cầu tìm
hiểu và hoà nhập với không gian văn hoá đặc sắc đó.
2. Tour du lịch Sông Hồng của xí nghiệp đầu tư và phát triển du lịch
Sông Hồng
Hiện nay, lĩnh vực Du lịch Sông Hồng còn khá mới mẻ, mới chỉ có một
đơn vị kinh doanh duy nhất.
Xí nghiệp đầu tư và phát triển Du lịch Sông Hồng nằm trong Công ty Du
lịch và thương mại tổng hợp Thăng Long với chương trình: “Một ngày trên
sông Hồng” đáp ứng yêu cầu tham quan du lịch và nghỉ dưỡng vào ngày thứ 7
và chủ nhật cuối tuần và vào dịp lễ hội hàng năm. Tour du lịch sông Hồng đã
thực hiện ở một số điểm di tích văn hoá ven sông. Đền Chử Đồng Tử ở Đa Hoà,
hưng Yên, đền Dầm đền Lộ ở Minh Sở Thanh Trì, đền Chèm bên bờ sông Hồng,
chùa Bút Tháp và quần thể khu di tích Thánh Gióng và đặc biệt làng gốm Bát
Tràng với cự li cách Hà Nội không quá 30km và đi về trong một ngày.
Xí nghiệp đầu tưvà phát triển Du lịch Sông Hồng là một đơn vị thực hiện

vai trò như một công ty vận tải thuỷ, vận chuyển hành khách từ bến Chương
Dương đến các bến chính như bên phà Khuyến Lương, làng gốm Bát Tràng,
Hưng Yên, Thường Tín, Hà Tây. Sau này đến năm 1994, Sau này đến năm 1994
thì Xí nghiệp chuyển sang phục vụ khách tham quan. Đến năm 5-11-2002 Xí
nghiệp dưới sự chỉ đạo của Sở Du lịch Hà Nội trở thành một đơn vị thành viên
của công ty Du lịch và Thương Mại Tổng hợp Thăng Long. Từ đó đến nay quá
18
trình phát triển có nhiều chuyển biến và thay đổi từ loại hình vận tải khách đơn
thuần chuyển sang phục vụ Du lịch.
Thời gian đầu Công ty đã gặp rất nhiều khó khăn trong công tác chuẩn bị
đi đến hoàn thiện tất cả các mắt xích phục vụ cho việc : nghỉ ngơi, tham quan
giải trí và ăn uống của du khách tham quan và hoàn thiện hơn nữa sau năm
2002, khi trở thành một đơn vị thành viên của Công ty Du lịch và Thương mại
Tổng hợp Thăng long. Do có sự chỉ đạo phối kết hợp chặt chẽ.
Những qua việc khảo sát và nghiên cứu tình hình thực tế, tôi xin đưa ra sự
đánh giá sau:
3. Đánh giá về khả năng khai thác của Tour du lịch Sông Hồng của
đơn vị kinh doanh
Hiện nay xí nghiệp đầu tư và phát triển Du lịch Sông Hồng có 3 con tàu
dùng để vận chuyển khách với tốc độ chậm: Tàu sông Hồng 12km/h, trong đó
có tàu Thăng Long 18 mới hơn chạy với vận tốc 20km/h. Số lượng khách tàu có
thể chuyên chở là :
- Thăng long 18 (150 khách)
- Thăng long 18 (60 khách)
- Sông Hồng (40 khách).
Tất cả các tầu đều được cấu trúc 2 tầng. Tầng trên có một khoang giành
cho lái và nhân viên phục vụ. Tất cả khoang bên dưới hầu hết dành phục vụ quý
khách ở khâu: ăn, nghỉ, giao lưu và giải trí. Khu vực tầng 1 với diện tích gần
100m
2

chiều rộng gần 4m được kê bàn ở giữa hai bên có 2 hàng ghế đệm. Từ
đây bạn có thể nhìn ra cửa sổ ngắm được toàn cảnh không gian xung quanh. Cửa
sổ bằng nhôm kính và có thể kéo rèm cửa khi nắng. Trong khoang này còn có
một quầy bar nhỏ phục vụ một số các mặt hàng khi khách có yêu cầu thêm ngoài
suất ăn mà tour Du lịch phcụ vụ. Đồ ăn uống nóng, trà, bìa, bánh kẹo…
Trên tàu được lắp đặt một hệ thống dàn máy âm thanh phục vụ cho
chương trình giao lưu và đặc biệt là du khách sẽ được thưởng thức chương trình
quan họ Bắc Ninh của ban nhạc Trăng Tây Hồ. Trong vòng một nửa thời gian
19
lúc đi và một nửa thời gian lúc lên tàu trở về Hà Nội. Sau đó quý khách có thể
tự do sử dụng Karaoke trên tàu.
Xí nghiệp đầu tư và phát triển Du lịch Sông Hồng có khoảng 40 nhân viên
bao gồm cả 4 khâu: - Bảo vệ, đội tàu, kinh doanh và dịch vụ, tổng hợp. Trụ sở
của Công ty đặt tại 42 Chương Dương Độ - Hoàn Kiếm - Hà Nội . Từ trụ sở của
Công ty đến bến phà Chương Dương chưa đầy 20m vì vậy cũng thuận lợi và dễ
dàng cho đơn vị kinh doanh trong việc tổ chức và quản lý doanh nghiệp mình.
*Các khâu cụ thể :
- Phục vụ khách trên tàu:
+ Công tác phục vụ ăn uống: sau điểm tham quan di tích khách trở lại tàu
là lúc đã được chuẩn bị bữa trưa. Hiện nay, trên tàu phục vụ các đoàn khách
theo từng xuất. Nhưng nếu một số lượng khách đông khách có thể đặt thức ăn
theo đơn và bố trí 6 người/bàn.
+ Đội ngũ bảo vệ; hướng dẫn viên: đóng một vai trò hết sức quan trọng.
Họ là những người kết nối, tạo một bầu không khí trong suốt chuyến đi, vì là
đây là tour Du lịch tàu thuỷ trong không gian. Tuy theo số lượng khách trên tàu
trong chuyến đi đó thì đội nhân viên phục vụ có từ 8 - 10 người và hướng dẫn
viên có từ 2 - 3 người để đảm bảo về việc quản lý và kiểm tra số lượng khách
sau mỗi điểm tham quan thoáng đãng với mọi du khách sẽ cảm thấy thoả mãn và
thích thú hơn nếu có sự giao lưu cởi mở hơn giữa các nhóm. Và vai trò của hoạt
động dịch vụ là tạo một bầu không khí vui vẻ hoà nhã trong suốt chuyến đi,

đồng thời truyền đạt đến khách du lịch cái hay, cái đẹp của các địa điểm tham
quan.
Cùng với các hướng dẫn viên, đội bảo vệ thực hiện công tác hướng dẫn
đảm bảo an toàn cho quý khách trong suốt chuyến.
Ngoài ra còn có dịch vụ cho thuê táu nếu khách có nhu cầu. Giá cước
được tính như sau :
20
Giờ thuê
Thăng Long 18
(150 khách)
Thăng Long (60
khách)
Sông Hồng (40
khách)
3h đầu 6.500.000 3.000.000 2.500.000
Giờ thứ 4 2.000.000 800.000 600.000
Giờ thứ 5 1.000.000 500.000 500.000
Giá thuê tàu theo giờ bao gồm : Phương tiện, bảo hiểm, hướng dẫn viên,
thắng cảnh, thuế VAT…
* Đánh giá cụ thể như sau :
Với chương trình Du lịch mà Xí nghiệp đầu tư và phát triển Du lịch Sông
Hồng đã đưa ra có 4 chương trình kết hợp các điểm tham quan trong thời lượng
một ngày, với giá vé 100.000 đồng/khách và cũng như vậy đối với khách nước
ngoài.
Có thể thấy giá vé là phù hợp với quy mô của tour Du lịch sông Hồng
này. Nhưng so số lượng khách tham gia loại hình này còn ít nên chưa tận dụng
được hết không gian của tàu nên giá vé chỉ mới bao gồm về: phương tiện bảo
hiệm, hoạt động dịch vụ, ca nhạc và quan họ… chứ chưa mở rộng và bổ sung
thêm được các hoạt động dịch vụ phát sinh khác…
- Loại tàu thuỷ hiện giờ tốc độ rất chậm Sông Hồng (12k//h) tàu Thăng

Long 18 đạt được tốc độ 20 km/h. Điều này đã ảnh hưởng trực tiếp tới thời gian
thăm quan, ngắm cảnh tại các điểm dừng. Ví dụ : Khi đến đền Dầm quý khách
sau khi được nghe hướng dẫn viên giới thiệu quý khách chỉ còn lại một phần hai
giờ để vãn cảnh và dâng hương. Cũng như vậy ở các nơi khác như Đền Lộ, đền
Kiến Sơ… Đặc biệt là thời gian ghé thăm và mua sắm ở làng gốm Bát Tràng.
Quý khách chỉ có thời gian trong vòng một tiếng. Đây là điểm dừng thu hút sự
quan tâm rất lớn nhưng đường vào làng nhỏ hẹp, ngoắt nghéo phải có sự dẫn
đường của hướng dẫn viên. Nhưng với số lượng thời gian quá ít quý khách ít có
cơ hội tham quan khám phá và tìm hiểu về làng gốm Bát Tràng. Bát Tràng thời
gian gần đây đã khởi sắc lên rất nhiều, có nhiều sản phẩm gốm sứ đạt chất lượng
cao. Bát Tràng đã mở những hội chợ nhỏ trong làng để phục vụ nhu cầu trao đổi
mua bán của các cơ sở kinh doanh. Đồng thời mở rộng sự tiêu thụ sản phẩm trên
thị trường. Do vậy mà số lượng các điểm thăm quan còn bị hạn chế.
21
Chương trình 1: gồm Hà Nội - Đền Dầm - đên Đại Lộ - Đền Chử Đồng
Tử - Làng gốm Bát Tràng. (100.000đ/khách)
08
h00
Tàu rời bến, xuôi theo dòng sông Hồng
09
h00
Quý khách lên bờ thăm đên Đại Lộ, đền Dầm
11
h00
Quý khách trở lại tàu, xuôi theo dòng sông Hồng
11
h30
Quý khách lên bờ tham quan đền Chử đồng Tử - Tiên
Dung
12

h30
Quý khách ăn trưa trên tàu
13
h30
Tàu tiếp tục hành trình ngược dòng sông Hồng
Quý khách thưởng thức quan họ Bắc Ninh
14
h30
Quý khách tham quan và mua sắm đồ lưu niệm tại làng
gốm Bát Trang
15
h30
Quý khách lên tàu trở về Hà Nội
16
h30
Tàu về bến kết thúc chương trình.
Chương trình 2: Hà Nội - Đền Gióng - Đền Mẫu - Chùa Kiến Sơ - Đền
Mẫu cửa sông (100.000đ/kh).
08
h00
Tàu rời bến ngược dòng sông Hồng quý khách thưởng
thức quan họ Bắc Ninh
10
h30
Quý khách lên tham Đền Gióng, Đền Mẫu, chùa Kiến Sơ
(Phù Đổng)
12
h00
Quý khách ăn trưa trên tàu
14

h30
Quý khách lên thăm quan Đền Mẫu cửa sông
15
h30
Quý khách lên tàu trở về Hà Nội.
16
h30
Tàu về bến kết thúc chương trình
22
Chương trình 3: Hà Nội - Chùa Bút Tháp - Đền Mẫu cửa sông - Chùa Bồ
Đề - Hà Nội (120.000đ/kh).
08
h00
Tàu rời bến ngược dòng sông Hồng, xuôi dòng sông
Đuống về thưởng thức Quan họ Bắc Ninh.
10
h30
Tàu cập bến Đình Tổ, ôtô đưa quý khách đi thăm chùa
Bút Tháp.
12
h30
Quý khách trở lại tầu và ăn trưa trên tàu, tàu ngược dòng
sông Đuống.
14
h30
Quý khách lên tham quan đền Mẫu cửa sông
15
h30
Quý khách lên tàu tiếp tục hành trình
16

h00
Quý khách lên thăm chùa Bồ Đề
16
h30
Quý khách lênTàu về bến kết thúc chương trình.
Chương trình 4: Hà Nội - Bồ Đề - Bát Tràng - Hà Nội (50.000đ/kh).
08
h00
Tàu rời bến đưa quý khách ngược dòng sông Hồng
08
h30
Quý khách lên bờ thăm quan chùa Bồ Đề
09
h30
Quý khách xuôi dòng sông Hồng
10
h00
Quý khách lên bờ tham quan làng gốm Bát Tràng
11
h00
Quý khách trở lại tầu
11
h30
Tàu đưa quý khách trở về Hà Nội, kết thúc chương trình
23
- Bến tàu khách Hà Nội đặt ở vị trí ven sông Hồng khu vực phường
Chương Dương đã được sử dụng trong thời gian dài. Nên hiện tại cơ sở vật chất
kỹ thuật bến tầu phục vụ cho công tác vận chuyển khách còn rất nghèo nàn, đơn
sơ và nâng cấp sửa chữa đầu tư trong nhiều năm qua không đáng kể. Đặc biệt
bến tàu này chỉ có thể giành cho một tầu cập bến, không đảm bảo an toàn. Các

tầu khách phải ghé mạn cập Pông tông dọc theo sông Hồng tuỳ theo diễn biến
của tình hình mực nước của bến trong mùa lũ hay mùa khô. Những năm trước
đây một tour du lịch sông Hồng chỉ cần sử dụng một tầu nhưng kể từ khi hoàn
thành bến phà Khuyến Lương bắc ngang qua đoạn sông Hồng và chỉ được rút về
thời gian buổi đêm đề phục vụ cho giao thông vận tải của hai bờ đê sông Hồng
đã đem lại những khó khăn cho loại hình du lịch trên sông này. Để khắc phục
khó khăn thì xí nghiệp đầu tư và phát triển sông Hồng đã phải sử dụng 2 con tàu
cho một lần sử dụng khách. Chính do vậy khi xuôi sông Hồng đến bến phà
Khuyến Lương du khách phải lên bờ để chuyển sang con tàu khác đang chờ ở
phía bên kia.
- Trang thiết bị phục vụ còn khá đơn giản. Ngoài cơ sở vận chuyển cầu
có: bàn ghế… chỉ có giàn máy Karaoke 4 loa phục vụ cho chương trình giao lưu
và ca nhạc. Trên tàu cũng không có hệ thống đèn và quạt vì hiện nay thường
lượng phục vụ chỉ là ban ngày. Trên tầng 2 của tàu sông Hồng khá nhỏ và không
được sửa sang, tu bổ nên khách chỉ chủ yếu là ở dưới tầng 1 tàu Thăng Long 18,
có một tầng 2 rộng và thoáng có thể là nơi lý tưởng cho khách nên ngắm cảnh.
Nhưng cũng chưa có hệ thống bạt che.
- Đội phục vụ công tác trên tàu với số lựơng lớn đảm bảo được an toàn
cho khách và đội ngũ hướng dẫn viên đã phát huy được vai trò của mình trong
việc tạo bầu không khí sôi động cho chuyến. Tuy vậy theo điều tra thực tế số
lượng hướng dẫn viên đại đa số thuộc khoa Du lịch của trường Đại học Thương
mại nên lượng truyền đạt và lôi cuốn của một hướng dẫn viên còn bị hạn chế.
Thực sự tính chất nghề nghiệp chưa được bộc lộ rõ nét.
Nội dung chương trình chưa được phong phú, đa dạng và chưa tạo được
sự lôi cuốn, hấp dẫn mạnh mẽ đối với quý khách. Mức độ phục vụ còn thấp và
24
rời rạc, chưa có sự đồng bộ và đội ngũ nhân viên không thực sự có tác phong
nghề nghiệp trong việc hoạt động du lịch: (cử chỉ, trang phục, nét mặt…). Và
còn phải kể đến sự chưa thành công của đoàn biểu diễn trăng Tây Hồ. Họ chưa
thực sự mở ra được không gian nghệ thuật, phong cách biểu diễn còn hời hợt

không trau chuốt mượt mà. Hình thức biểu diễn các làn điệu quan họ Bắc Ninh
góp một phần không nhỏ vào tour du lịch sông Hồng. Nó tạo nên điểm nhấn nét
đặc sắc khó quên của một tour du lịch đường thuỷ. Bởi tour du lịch đường bộ
chỉ có thể biểu diễn ở thời gian dừng chân hoặc lưu trú tại điểm tham quan hay
nghỉ dưỡng. Tour du lịch này đã tận dụng được thời gian từ địa điểm này sang
địa điểm khác. Hoạt động biểu diễn văn hoá nghệ thuật góp phần tôn vinh văn
hoá dân tộc, mở ra không gian văn hoá đến với quần chúng một cách cởi mở gần
bũi hơn, đặc biệt có sức hút lớn đối với khách nước ngoài. Việc tổ chức phục vụ
cho du khách trong suốt chuyến đi là rất quan trọng phải làm cho họ không
những không mệt mỏi cảm thấy nhàm chán mà còn được tham gia ca nhạc, giao
lưu và giải trí vui vẻ.
Đây là một trong những thiếu sót chung khá phổ biến của một số đơn vị
kinh doanh du lịch nhỏ chưa chú ý đến việc quản lý và lựa chọn nguồn nhân lực.
Ngoài ra ta còn thấy những hạn chế sau: Số lượng khách của tour du lịch sông
Hồng còn khá khiêm tốn . Với nhịp độ mỗi tuần chạy hai buổi vào thứ 7 và chủ
nhật nhưng số lượng khách chỉ vào khoảng trung bình từ 80 - 100 khách một
ngày. Đối tượng du khách phong phú về thành phần, lứa tuổi và mục đích:
Khách tham quan, khách nghỉ dưỡng cuối tuần, khách hành hương. Nhưng số
lượng khách tham quan và đi chơi cuối tuần là chủ yếu. Số lượng khách hành
hương tập trung vào mùa lễ hộ của các điểm di tích. Nhưng một điều đáng chú ý
là số lượng khách của tour du lịch sông Hồng đại đa số là nhân dân thủ đô. Bởi
do xí nghiệp Đầu tư và phát triển du lịch Sông Hồng chưa chú trọng mở rộng thị
trường khai thác và làm phong phú thêm nguồn khách đặc biệt là dối với du
khách người nước ngoài. Công tác quảng bá và khai thác chỉ dừng lại ở việc bán
tour cho các đại lý Du lịch trên địa bàn nội thành và trả phần trăm hoa hồng.
Tour du lịch này chưa thực sự có được sự gắn kết với các chương trình du lịch
25

×