Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp tại Việt Nam khi vừa tốt nghiệp của sinh viên QTKD

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (686.44 KB, 61 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
-----------------
CÔNG TRÌNH DỰ THI
GIẢI THƯỞNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
“NHÀ KINH TẾ TRẺ – NĂM 2010”
TÊN CÔNG TRÌNH:
NÂNG CAO KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG NHU CẦU TUYỂN DỤNG CỦA
DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM KHI VỪA TỐT NGHIỆP RA TRƯỜNG
CỦA SINH VIÊN QUẢN TRỊ KINH DOANH
THUỘC NHÓM NGÀNH: KHOA HỌC KINH TẾ














LỜI NÓI ĐẦU

Khi bạn đang đứng trên một con tàu lênh đênh trên đại dương, thật là khủng khiếp
khi bạn không hề biết con thuyền đó đang đi về đâu và đi về hướng nào? Lúc đó
bạn phải làm thế nào? Ai là người sẽ cho bạn biết con thuyền đang đi vê đâu. Nếu
bạn được giao chức vụ thuyền trưởng trên tàu, bạn sẽ lái con tàu đó đi về đâu? Bạn


phải cần gì để đi đưa con tàu cập bến, bạn phải làm gì để các thủy thủ của bạn
luôn tin tưởng và sát cánh cùng bạn vượt qua đại dương.
Điều tôi muốn nói ở đây là gì? Khi bạn là một lãnh đạo trong một tổ chức, nếu như
bạn nói với nhân viên bạn không biết tổ chức của mình đang đi về đâu thì tôi
không biết phải nói như thế nào về viễn cảnh của tổ chức bạn trong tương lai. Điều
này giống như thuyền trưởng và các thủy thủ trên tàu không biết đi về đâu giữa đại
dương vậy. Lúc đó chỉ có thể dựa vào sự may mắn mới có thể vượt bão tố để đưa
tàu cập bến.
Một người lãnh đạo giống như vị thuyền trưởng vậy? Bạn phải luôn sáng suốt để
có thể dẫn dắt tổ chức của mình đi đúng hướng, về bến an toàn và tiếp tục chinh
phục hàng ngàn bến bờ khác.
Bạn là một con người trẻ , bạn chọn cho mình mơ ước trở thành nhà quản trị kinh
doanh thành đạt trong tương lai. Bạn đã chuẩn bị gì cho ước mơ của bạn. Hôm nay
bạn chọn theo học ngành quản trị kinh doanh, điều đó có đủ chưa. Bạn sẽ trở thành
nhà quản trị tài ba sau khi học xong đại học không?
Bạn có biết không? Bạn chính là một thuyền trưởng đấy, bạn chính là một nhà
lãnh đạo đó. Điều mà bạn lãnh đạo chính là cuộc đời của bạn, bạn phải xác định
đúng mục tiêu của cuộc đời mình giống như một thuyền trưởng đang lái con tàu để
đưa những mục tiêu của mình cập bến.
Bất cứ một tổ chức nào thì vị trí và vai trò của nhà lãnh đạo luôn rất quan trọng.
Bất cứ ai cũng muốn mình sẽ trở thành người lãnh đạo tài ba. Đó là những con
người rất xuất sắc, trong họ hội tụ rất nhiều yếu tố; kiến thức, kỹ năng, kỹ thuật
ứng xử... Họ có thể trải qua rèn luyện, trải qua thực tế để tích tụ kiên thức của
mình. Họ góp phần làm cho xã hội tốt đẹp hơn...
Xã hội càng thay đổi, việc học kiến thức bằng thực tiễn sẽ không còn phù hợp nữa,
bạn có sẵn sàng bỏ ra một khoảng thơi gian khá dài để trải nghiệm thực tiễn
không?
Có một phương pháp ta có thể rút ngắn được thời gian tích tụ kiến thức trong thời
đại ngày nay, đó là học từ sách. Sách là nơi tích tụ vô vàng kiến thức trong quá
khứ mà ta có thể đúc kết kinh nghiệm. Là kho tàng kiên thức vô giá mà bạn có thể

đầu tư, và dĩ nhiên bạn cũng phải biết cách vận dụng kiến thức đó trong thực tế,
nếu không bạn sẽ không được gì cả.
Chính vai trò quan trọng của nhà lãnh đạo và sự rèn luyện bằng cách học tập lịch
sư đó, rất nhiều trường đại học tại Việt Nam đã đào tạo chuyên ngành Quản trị
Kinh doanh với mục đích đào tạo ra những nhà lãnh đạo tài ba đóng góp cho xã
hội.
Nhưng một thực tiễn tại Việt Nam hiện nay, rất nhiều bạn sinh viên học đại học
không vận dụng được kiến thức vào thực tiễn trong công việc, và họ phải mất một
khoảng thời gian để tích lũy kinh nghiệm, một hạn chế rất nhiều đã cản trở họ
thăng tiến. Và rất nhiều doanh nghiệp kêu thiếu nhân sự. Kiến thức bạn không
vận dụng được hay bạn chọn sai công ty? Làm thế nào để doanh nghiệp tại Việt
Nam và sinh viên mới tốt nghiệp ra trường có thể hòa nhập với nhau?
Lí do là gì đã khiến họ không thể nắm bắt được công việc?
Làm thế nào để khắc phục tình trạng đó?
Với niềm đam mê phát triển nghề nghiệp của mình, chúng tôi tiến hành tìm hiểu
nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp, để giải quyết được hai vấn đề sinh viên
quản trị kinh doanh cần chuẩn bị những gì đê có thể khắc phục được tình trạng
trên và thăng tiến nhanh hơn trong sự nghiệp của mình. Mời bạn tham khảo đề tài
“ NÂNG CAO KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG NHU CẦU TUYỂN DỤNG CỦA
DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM SKHI VỪA TỐT NGHIỆP RA TRƯỜNG
CỦA SINH VIÊN QUẢN TRỊ KINH DOANH”.
4


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN.................................................................................................5
1.1 Khái niêm..........................................................................................................................5
1.1.1 Quản trị là gì? ............................................................................................................5
1.1.2 Nhà quản trị................................................................................................................5
1.2 Khái niệm về doanh nghiệp................................................................................................6
1.2.1 Doanh nghiệp.......................................................................................................6

1.2.2 Các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam..............................................................6
1.3 Các yêu cầu cơ bản khi tuyển dụng nhân viên của doanh nghiệp hiện nay tại Việt Nam......8
1.3.1Bối cảnh kinh tế:..........................................................................................................8
1.3.2Các yêu cầu cơ bản....................................................................................................13
1.3.3 Năng lực của sinh viên quản trị kinh doanh...............................................................16
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CỦA SINH VIÊN QUẢN TRỊ KINH DOANH
HIỆN NAY KHI MỚI RA TRƯỜNG .......................................................................................20
2.1 Tổng quan .......................................................................................................................20
2.1.1 Lương..................................................................................................................20
2.1.2 Nghề nghiệp :.....................................................................................................21
2.1.3 Môi trường làm việc .................................................................................................23
2.2 Vấn đề học tập của sinh viên quản trị kinh doanh.............................................................26
2.2.1 Nhận thức và thái độ học tập của sinh viên quản trị kinh doanh .................................26
2.2.2 Kết quả học tập.........................................................................................................32
2.3 Kỹ năng mềm của sinh viên quản trị ................................................................................37
2.5 kết luận ............................................................................. Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 3:YÊU CẦU TUYỂN DỤNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM HIỆN
NAY.........................................................................................................................................48
3.1 Các yêu cầu chủ yếu khi tuyển dụng nhân viên của doanh nghiệp ....................................49
3.2 Đánh giá của doanh nghiệp đối với sinh viên quản trị khi mới ra trường...........................52
CHƯƠNG 4: BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC………………………………………………57
4.1 Tổng quan……………………………………………………………………… ..57
4.2 Ý kiến……………………………………………………………………………58..
KẾT LUẬN………………………………………………………………………………60

5


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Khái niệm, đặc điểm , vai trò của ngành quản trị ?

1.1.1 Quản trị là gì?
Theo Mary Parker Follett “ Quản trị là nghệ thuật đạt được mục đích thông qua
người khác”. Định nghĩa này cho rằng nhà quản trị đạt được mục tiêu của tổ chức
bằng cách xắp sếp giao việc cho người khác thực hiện chứ không chỉ tự mình hoàn
thành công việc.
Koontz và O’Donnel: “ Có lẽ không lĩnh vực hoạt động nào cùa con người quan
trọng hơn là công việc quản lý, bởi vì mọi nhà quản trị ở mọi cấp độ và trong cơ
sở đều có nhiệm vụ cơ bản là thiết kế và duy trì một môi trường mà trong đó mà
các cá nhân làm việc với nhau trong các nhóm có thể hoàn thành các nhiệm vụ và
mục tiêu đã định”. Phát biểu này nhấn mạnh đến sự cần thiết phải thiết kế một bộ
máy quản lý hữu hiệu để có thể điều hành, phối hợp hoạt động của toàn bộ tổ chức
hướng tới mục tiêu đã đề ra.
Theo Robert Kreitner đã đưa ra” Quản trị là một tiến trình làm việc với con người
và thông qua con người nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức trong một môi trường
luôn thay đổi.Trọng tâm của quá trình này là sử dụng hiệu nguồn lực có giới hạn”.
Trong các định nghĩa trên, có thể nhận thấy
 Quản trị là hoạt động cần thiết khách quan khi con người cùng làm việc
với nhau.
 Quản trị là hoạt động hướng về mục tiêu.
 Quản trị là sử dụng có hiệu quả nguồn lực để đạt được mục tiêu.
 Con người đóng vai trò rất quan trọng trong quản trị.
Hoạt động quản trị chịu sự tác động của môi trường biến động không ngừng.
1.1.2 Nhà quản trị
6


Trong một tổ chức có hai loại người: những nhà quản lý và những nhà thừa hành.
Người thừa hành là những người trực tiếp một công việc hay một nhiệm vụ và
không có trách nhiệm trông coi công việc của người khác. Nhà quản trị là người
nắm giữ vị trí đặc biệt trong một tổ chức, được giao quyền hạn và trách nhiệm

điều khiển và giám sát công việc của người khác, nhằm hoàn thành mục tiêu
chung của tổ chức. (Quản trị học, NXB Phương Đông,TS.Phan Thị Minh Châu)
1.2 Khái niệm về doanh nghiệp
1.2.1 Doanh nghiệp
Theo luật doanh nghiệp 2005 thì: Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có
tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của
pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.
1.2.2 Các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam
Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều
lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức công ty nhà
nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn.
Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách
nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Doanh
nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. Mỗi cá nhân
chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân.
Thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và
nhà đầu tư nước ngoài
1. Nhà đầu tư nước ngoài được liên doanh với nhà đầu tư trong nước để đầu
tư thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần,
công ty hợp danh theo quy định của Luật Doanh nghiệp và pháp luật có liên quan.
7


2. Doanh nghiệp thành lập theo quy định tại khoản 1 Điều này được liên
doanh với nhà đầu tư trong nước và với nhà đầu tư nước ngoài để đầu tư thành lập
tổ chức kinh tế mới theo quy định của Luật Doanh nghiệp và pháp luật có liên
quan.
3. Doanh nghiệp thực hiện đầu tư theo hình thức liên doanh có tư cách pháp
nhân theo pháp luật Việt Nam, được thành lập và hoạt động kể từ ngày cấp Giấy
chứng nhận đầu tư.

Công ty trách nhiệm hữu hạn có hai hình thức: công ty trách nhiệm hữu hạn
1 thành viên và công trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên, số thành viên
tối đa của công ty trách nhiệm hữu hạn là 50. Công ty trách nhiệm hữu hạn
không được phát hành cổ phần.
Công ty cổ phần: là doanh nghiệp trong đó vốn điều lệ được chia thành nhiều
phần bằng nhau gọi là cổ phần, cổ đông tổi thiểu là ba và không hạn chế số
lượng tối đa.
Công ty hợp danh: Phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của
công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên
hợp danh); ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn;
Công ty tư nhân: Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm
chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của
doanh nghiệp. Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng
khoán nào.
Hợp tác xã: Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể do các cá nhân, hộ gia đình,
pháp nhân (sau đây gọi chung là xã viên) có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện
góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của Luật này để phát huy sức mạnh tập
8


thể của từng xã viên tham gia hợp tác xã, cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quả
các hoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần,
góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Hợp tác xã hoạt động như một loại hình doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân, tự
chủ, tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn điều lệ, vốn
tích lũy và các nguồn vốn khác của hợp tác xã theo quy định của pháp luật.
1.3 Các yêu cầu cơ bản khi tuyển dụng nhân viên của doanh nghiệp hiện nay
tại Việt Nam
1.3.1Bối cảnh kinh tế:
1.3.1.1 Thế giới

Sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2007, bắt nguồn từ bong bóng nhà đất tại Mỹ
đã lang rộng sang các nước khác, và hiện nay tất cả các nước đang dần dần khôi
phục lại nền kinh tế. Hoạt động của các công ty trở nên khó khăn hơn, họ phải cắt
giảm các hoạt động hoặc phải thay đổi lại cơ cấu nếu như muốn tồn tại, chính vì
thế tỷ lệ thất nghiệp trên toàn thế giới đã gia tăng. Để có thể cứu vãn tình thế và
khôi phục nền kinh tế, các nước đã phải chi ra những gói cứu trợ khổng lồ dành
cho các công ty. Bên cạnh đó nền kinh tế thế giới cũng có những bước thay đổi to
lơn, khi Trung Quốc chở thành chủ nợ lớn nhất của Mỹ.
Trái với khu vực doanh nghiệp Nhà nước trì trệ dưới những chỉ thị kế hoạch hoá,
kinh nghiệm tồn tại của khu vực phi hình thức và các thị trường song song đã làm
cho Việt Nam sớm thừa nhận kế hoạch hoá tập trung đã không vận hành tốt. Sự
thừa nhận này đã được củng cố thêm nhờ hiệu ứng "giới thiệu thành tựu" của các
nền kinh tế láng giềng Đông Á theo định hướng thị trường tăng trưởng nhanh.
Điều này giải thích việc Việt Nam đã nhanh chóng áp dụng những biện pháp cải
cách một cách toàn diện hơn, phù hợp với tổng thể khung cảnh kinh tế vĩ mô, mặc
9


dù quản lý kinh tế vĩ mô còn thiếu nhiều công cụ thông dụng của các nền kinh tế
thị trường.
+Giai đoạn trước đổi mới
Hệ thống kế hoạch hoá tập trung trước “Đổi Mới”. Việt Nam đã theo cơ chế
kế hoạch hoá tập trung kiểu Liên xô từ 1975 cho cả hai miền Bắc và Nam cho đến
1986, trong đó hệ thống kinh tế bị quản lý cao độ. Khu vực nông nghiệp rộng lớn
bị tập thể hoá thành các hợp tác xã sản xuất và phân phối. Giá xuất xưởng và
thương mại nông sản được xác định theo phương thức hành chính. Tem phiếu
lương thực - hợp thành một phần tiền lương của công nhân viên chức - chỉ dùng
được trong các cửa hàng nhà nước. Thương mại giữa các tỉnh bị hạn chế. Hơn nữa,
về trợ cấp đầu vào và tiêu thụ đầu ra, các doanh nghiệp Nhà nước phải thực hiện
theo những chỉ thị của Trung ương. Các doanh nghiệp này phải chuyển những

khoản tiền định trước hàng năm vào ngân sách, bất kể kết quả tài chính của doanh
nghiệp, và thường phải vay ngân hàng để tài trợ cho các hoạt động thường xuyên.
Tuy nhiên, không giống như trường hợp khối Đông âu, trên thực tế kế hoạch hoá
tập trung chưa được áp dụng sâu sắc ở Việt Nam. Vì thiếu một bộ máy có tổ chức,
kế hoạch hoá tập trung chỉ được đưa vào một cách dè dặt và có mức độ; việc tập
thể hoá và tập trung hoá cũng chưa được quán triệt đầy đủ. Vẫn tồn tại một di sản
thị trường mạnh, đặc biệt là ở miền Nam Việt Nam, tạo thuận lợi cho những cải
cách dựa trên thị trường sau này.
+ Giai đoạn sau đổi mới
Trước khi hội nhập WTO
Những kết quả cải cách kinh tế chủ yếu. Trong bước đầu, Việt Nam đã bắt
đầu quá trình cải cách bằng tự do hoá giá cả và thương mại, cả trong thị trường nội
địa lẫn trong các giao dịch quốc tế. Nhờ đó, những quyết định sản xuất, tiêu dùng
10


và đầu tư của các tác nhân kinh tế ngày càng dựa trên các tín hiệu của thị trường.
Tiếp theo, là những cải cách có tính hệ thống để chuyển cơ chế quản lý kinh tế
sang hệ thống dựa trên thị trường. Những cải cách này đã phi tập thể hoá khu vực
nông nghiệp - khu vực vốn chưa được cơ khí hoá như ở các nước Đông âu - và đề
cao hộ gia đình như là đơn vị sản xuất cơ sở, tăng quyền tự chủ lớn hơn cho các
doanh nghiệp Nhà nước, và khuyến khích hội nhập nhiều hơn vào nền kinh tế thế
giới. Các biện pháp này cũng được hỗ trợ bởi cải cách đất đai nhằm động viên sản
xuất nông nghiệp và tăng thu nhập nội địa, nhờ đó giữ được mức tiêu dùng và cầu
gộp tương đối tốt. Đồng thời khu vực tư nhân quy mô nhỏ nhưng rộng lớn đang có
phản ứng mạnh để tăng đầu tư và cơ hội buôn bán, và bù lại mức suy giảm sản
xuất do cầu nhập khẩu từ khối các nước Đông Âu biến mất.
Đặc biệt, việc tháo gỡ các hạn chế thương mại và các biện pháp tự do hoá
giá cả đã mở ra những kích thích tiền tệ - gần như vắng mặt trong các nền kinh tế
kế hoạch hoá tập trung - có tác dụng nhanh chóng hỗ trợ vào việc nâng cao tỷ lệ sử

dụng các nguồn lực, nhất là trong khu vực nông nghiệp.
Cũng trong giai đoạn này, mở cửa ra thế giới bên ngoài của Việt Nam đã
định hướng lại luồng ngoại thương từ khối Đông Âu sang khu vực đồng tiền
chuyển đổi. Các luồng ngoại thương tăng lên cũng kéo theo bùng nổ đầu tư trực
tiếp nước ngoài (trong các năm 1992-1996) và viện trợ quốc tế. Kết quả là cho đến
nay Việt Nam đã tích luỹ được dự trữ ngoại tệ ở mức cần thiết so với gần như
không có trước cải cách.
Kể từ khi đổi mới năm 1986, Việt Nam đã đạt được những thành tựu ấn
tượng về tăng trưởng và giảm đói nghèo. Mặc dù vậy, nếu nhìn vào cơ cấu kinh tế
thì có những biểu hiện đáng lo ngại, với trên 60% lao động nông nghiệp và 70%
dân số sống ở khu vực nông thôn nên về cơ bản Việt Nam vẫn còn là một quốc gia
nông nghiệp.
Sau một thời kỳ ban đầu tăng trưởng kinh tế nhanh, nền kinh tế Việt Nam
đã đi vào một giai đoạn khó khăn trong giai đoạn 1997-2000. Vì những đổi mới
11


kinh tế không được tiếp tục mạnh mẽ, tốc độ tăng trưởng bắt đầu chậm dần và độ
tăng trưởng của tất cả các ngành kinh tế bị giảm trong 4 năm này. Tiêu dùng nội
địa và tiêu dùng tư nhân sút dần.
Đầu tư thực tế của khu vực tư nhân và nhà nước đều giảm hoặc chậm đi.
Đầu tư nước ngoài trực tiếp giảm rất nhanh và giảm liên tục. Tích lũy hàng hoá
không bán được tăng nhanh và lên mức báo động. Khu vực doanh nghiệp nhà
nước là vấn đề nan giải số một vì nó tiếp tục là nguồn lãng phí, tham nhũng, và là
lực cản những cố gắng đổi mới và cải thiện; nhất là vì trong khu vực này, tỷ lệ các
bất động sản tập trung nhưng không sử dụng rất lớn và tỷ lệ sử dụng khả năng sản
xuất trong phần lớn các ngành công nghiệp đều thấp. Các hoạt động thương mại
với nước ngoài bị thu hẹp nhanh. Chênh lệch giàu và người nghèo có xu hướng gia
tăng.
Cùng với mô hình phát triển hướng nội thay thế nhập khẩu và nhất là sự

chững lại của các cải tổ cơ cấu từ 1997, cuộc khủng hoảng tài chính 1997-1998
trong khu vực Châu Á gây thêm khó khăn, làm gia tăng những khó khăn nội tại
của nền kinh tế Việt Nam là nguyên nhân chính gây ra mức tăng trưởng chậm lại.
Điều nghịch lý là một trong những khó khăn lớn nhất của Việt Nam là cung lớn
hơn cầu trong khi mức sống của người dân còn rất thấp, do đó càng đòi hỏi phải
nhanh chóng tìm ra những chính sách kinh tế hiệu quả hơn nhằm sớm thoát khỏi
tình trạng này.
Sau khi hội nhập WTO
Sau khi trở thành thành viên chính thức thứ 150 của WTO vào ngày 11/1/2007,
nền kinh tế Việt Nam đã có những tác bước phát triển tích cực. Cho phép đưa nền
kinh tế tiếp cận với nhiều lợi ích, đối tác và là cơ hội để đẩy nhanh tốc độ tăng
trưởng cũng như hội nhập toàn diện với đời sống kinh tế thế giới. Trong đó, tác
động mạnh nhất, lớn nhất thuộc lĩnh vực kinh tế đối ngoại như xuất - nhập khẩu,
thu hút đầu tư nước ngoài…
12


Cụ thể, năm 2007, kim ngạch xuất khẩu đạt 48,6 tỷ USD, tăng 21,9% so với năm
2006; năm 2008, kim ngạch xuất khẩu đạt gần 63 tỷ USD, tăng 29,5% so với năm
2007. Đặc biệt, Việt Nam đã có được uy tín mới, với sức hấp dẫn do vị thế là
thành viên WTO mang lại, khiến dòng vốn đầu tư nước ngoài "chảy" vào rất
mạnh, qua con số hơn 60 tỷ USD trong năm 2008. Giới đầu tư quốc tế khẳng định
Việt Nam là địa chỉ đầu tư tin cậy, là nơi gửi gắm dòng vốn trung và dài hạn...
Chính phủ Nhật Bản, Hàn Quốc đều thể hiện quan điểm, khuyến khích nhà đầu tư
thực hiện các dự án ở Việt Nam, đánh giá Việt Nam là địa bàn hấp dẫn hàng đầu ở
khu vực châu Á.
Trên thực tế, vốn ĐTNN thực hiện năm 2007 đạt gần 8 tỷ USD, năm 2008 đạt
gần 11,5 tỷ USD, đó là một kênh cấp vốn quan trọng, trực tiếp thúc đẩy phát triển
KT-XH cũng như xóa đói giảm nghèo, gia tăng quy mô và sức hấp dẫn của nền
kinh tế. Việc giải ngân vốn ĐTNN tăng chứng tỏ nhà đầu tư tin tưởng làm ăn lâu

dài và quyết tâm đẩy nhanh quá trình triển khai từng dự án cụ thể tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, một số hoạt động quan trọng khác, có liên quan tới hoạt động
thương mại và đầu tư như du lịch, ngân hàng, bảo hiểm, vận tải cũng có bước phát
triển mạnh so với thời kỳ trước khi gia nhập WTO. Đáng chú ý là hàng loạt khu đô
thị, nghỉ dưỡng, khu công nghiệp mang đẳng cấp quốc tế đã và đang hình thành,
tạo ra cơ sở cho tiến trình CNH-HĐH trên phạm vi cả nước. Nhiều chuyên gia cho
rằng, thông qua hội nhập, các nguồn lực kinh tế được huy động, sử dụng một cách
hợp lý, hiệu quả hơn. Một hiệu ứng tích cực đã diễn ra ngay từ năm 2007 khi tốc
độ tăng trưởng GDP lên tới 8,5% và con số này vẫn đạt 6,2% vào năm 2008 trong
bối cảnh nền kinh tế gặp rất nhiều khó khăn, bất lợi do cuộc suy thoái kinh tế toàn
cầu.
Gia nhập thành viên WTO đã giúp DN trong nước có chỗ đứng ngang bằng với
đối tác trên thế giới, cho phép DN rút ngắn khoảng cách phát triển, nhất là tăng
khả năng chống đỡ trước những hàng rào thương mại. Đây là thay đổi cơ bản, có
giá trị thực tiễn rất lớn, bởi nó dẫn đến hiệu ứng khuyến khích cộng đồng DN tăng
cường đầu tư, thay đổi công nghệ nhằm mở rộng quy mô sản xuất, đẩy mạnh XK.
13


Từ đó, nền kinh tế được bổ sung thêm những năng lực sản xuất mới và cải thiện
một bước về sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Điều này cũng lý giải vì sao
một số tổ chức quốc tế đánh giá, đây là sự thay đổi và tác động rất tích cực mang
tên "niềm tin mới". Cũng nhờ "bùng nổ" đầu tư và XK, nên hoạt động hợp tác,
giao lưu giữa các tổ chức, DN trong nước với đối tác quốc tế cũng diễn ra khá đa
dạng, tạo cơ hội cho sự tiếp nhận công nghệ, kỹ năng quản lý hiện đại, tạo ra lực
lượng lao động có trình độ chuyên môn cao theo hướng chuyên nghiệp; từ đó, nền
kinh tế được bổ sung những "tài nguyên mềm"
1.3.2Các yêu cầu cơ bản
1.3.2.1 Kiến thức của nhân viên:
Kiến thức hay tri thức là:

Các thông tin, các tài liệu, các cơ sở lý luận, các kỹ năng khác nhau, đạt được bởi
một tổ chức hay một cá nhân thông qua các trải nghiệm thực tế hay thông qua sự
giáo dục đào tạo; các hiểu biết về lý thuyết hay thực tế về một đối tượng, một vấn
đề, có thể lý giải được về nó;
Là những gì đã biết, đã được hiểu biết trong một lĩnh vực cụ thể hay toàn bộ, trong
tổng thể;
Các cơ sở, các thông tin, tài liệu, các hiểu biết hoặc những thứ tương tự có được
bằng kinh nghiệm thực tế hoặc do những tình huống, hoàn cảnh cụ thể. Kiến thức
giành được thông qua các quá trình nhận thức phức tạp: quá trình tri giác, quá trình
học tập, tiếp thu, quá trình giao tiếp, quá trình tranh luận, quá trình lý luận, hay kết
hợp các quá trình này.
14


Như vậy, kiến thức của nhân viên là toàn bộ các thông tin, kiến thức đã được đào
tạo hay trải nghiệm của nhân viên nhằm mục đích giải quyết công việc của tổ
chức, công ty.
1.3.2.1 Khả năng là việc của sinh viên:
Là khả năng sinh viên vận dụng kiến thức đã tích lũy trong trường, trong đời sống
để vận dụng vào công việc của tổ chức, công ty
1.3.2.3 Trách nhiệm đối với doanh nghiệp
Trách nhiệm đối với Doanh nghiệp là cam kết của nhân viên đối với doanh nghiệp,
là sự cống hiến phục vụ lợi ích chung của tổ chức nhằm phát triển bền vững, qua
đó nâng cao chất lượng cuộc sống cho bản thân người lao động và gia đình, cộng
đồng địa phương và xã hội nói chung.
Vậy trách nhiệm của nhân viên đối với nhân doanh nghiệp bao gồm:
- Giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa công ty
- Bảo vệ quyền lợi cho tập thể cà tổ chức
- Bảo vệ môi trường
1.3.2.4 Đạo đức và nhân cách

Đạo đức là gì?
Đạo đức được định nghĩa như sau: đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tập
hợp những nguyên tắc, qui tắc, chuẩn mực xã hội, nhằm điều chỉnh cách đánh giá
và cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội,
15


chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi sức mạnh của truyền thống và sức
mạnh của dư luận xã hội. Đạo đức là một hệ thống các giá trị.
Quan niệm về nhân cách ở Việt Nam.
Ở Việt Nam theo tác giả Nguyễn Ngọc Bích trong cuốn Tâm lý học nhân cách thì
chưa có một định nghĩa nhân cách nào một cách chính thống. Song cách hiểu của
người Việt Nam về nhân cách có thể theo các mặt sau đây:
1.Nhân cách được hiểu là con người có đức và tài hay là tính cách và năng
lực hoặc là con người có các phẩm chất: Đức, trí, thể, mỹ, lao (lao động).
2. Nhân cách được hiểu như các phẩm chất và năng lực của con người.
3. Nhân cách được hiểu như phẩm chất của con người mới: Làm chủ, yêu
nước, tinh thần quốc tế vô sản, tinh thần lao động.
4. Nhân cách được hiểu như mặt đạo đức, giá trị làm người của con người.
Theo cách hiểu này, tác giả Nguyễn Quan Uẩn trong cuốn tâm lý học đại
cương (Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội) nêu lên định nghĩa nhân cách như
sau:
Nhân cách là tổ hợp những đặc điểm, những thuộc tính tâm lý của cá nhân,
biểu hiện bản sắc và giá trị xã hội của con người. Nhân cách là sự tổng hoà
không phải các đặc điểm cá thể của con người mà chỉ là những đặc điểm
quy định con người như là một thành viên của xã hội, nói lên bộ mặt tâm lý
- xã hội, giá trị và cốt cách làm người của mỗi cá nhân.
Như vậy, đạo đức là một phương thức điều chỉnh hành vi của con người. Đã là
một thành viên của xã hội,hay trong một tổ chức con người phải chịu sự giáo dục
nhất định về ý thức đạo đức, một sự đánh giá đối với hành vi của mình và trong

hoàn cảnh nào đó còn chịu sự khiển trách của lương tâm…Cá nhân phải chuyển
hóa những đòi hỏi của tổ chức, xã hội và những biểu hiện của chúng thành nhu
16


cầu, mục đích và hứng thú trong hoạt động của mình. Biểu hiện của sự chuyển
hóa này là hành vi cá nhân tuân thủ những ngăn cấm, những khuyến khích, những
chuẩn mực phù hợp với những đòi hỏi của xã hội…
1.3.3 Năng lực của sinh viên quản trị kinh doanh
1.3.3.1 Kiến thức chuyên môn
Học tập:
Là quá trình sinh viên học tập tại trường đại học. Là sự tổng hợp kiến thức và thái
độ học tập trong suốt quá trình rèn luyện. Là năng lực tiếp thu và tích lũy tốt kiến
thức tại trường đại học của sinh viên.
Kết quả học tập
Là kết quả cuối cùng chứng minh năng lực tiếp thu kiến thức chuyên môn của sinh
viên trong suốt quá trình rèn luyện tại trường. Kết quả này thể hiện trong các bản
điểm và các chứng chỉ học tập của sinh viên.
1.3.3.2 Kỹ năng mềm
Kỹ năng truyền đạt:
Là khả năng truyền đạt thông tin giữa các cá nhân, các phòng ban trong một tổ
chức hay giữa các cá nhân với nhau nhằm truyền đạt thông tin của người muốn
truyền đạt đến đối tượng tiếp thu.
Là khả năng con người có thể phối hợp các khả năng truyền thông tin và nhân
phản hồi thông tin trước đám đông. Trong một tổ chức hay một công ty, kỹ năng
thuyết trình trước đám đông thông thường liên quan đến vấn đề trình bày ý kiến
17


thức chuyên môn và khả năng xử lý xung đột đám đông trước quần chúng. Để đạt

được kỹ năng này, cá nhân trong một tổ chức phải có sự tự tin và kiến thức chuyên
môn vững vàng.
Kỹ năng ngoại ngữ:
Là khả năng vận dụng ngôn ngữ thứ hai, ngôn ngữ khác ngôn ngữ bản xứ để phục
vụ tốt cho công việc của tổ chức và công ty. Tùy vào nhu cầu hợp tác của doanh
nghiệp mà mỗi tổ chức yêu cầu nhân viên thông tạo một ngoại ngữ khác nhau
(thông dụng nhất hiện nay là tiếng Anh).
Kỹ năng tin học:
Là khả năng vận dụng các kỹ thuật trong lĩnh vực công nghệ thông tin nhằm đáp
ứng nhu cầu công việc trong một tổ chức như sử dụng thành thạo các phần mềm :
Microsof ofice, Eview, SPSS…
Kỹ năng hoạt động đội nhóm
Nhóm là hai hay nhiều cá nhân – có tác động qua lại và phụ thuộc lẫn nhau –
những người đến với nhau để đạt được những mục tiêu chung (trang 153; Hành Vi
Tổ Chức; Nguyễn Hữu Lam)
Kỹ năng hoạt động đội nhóm là khả năng con người có thể kết hợp hài hòa trong
một tổ chức vì quyền lợi cá nhân và quyền lợi tập thển cùng hướng đến một mục
tiêu chung.
Kỹ năng giao tiếp
18


Là kỹ năng con người có thể hài hòa các mối quan hệ với con người, bao gồm các
mối quan hệ cơ bản và không cơ bản nhằm phục vụ đời sống tổng thể của con
người trong lĩnh vực và đời sống.
1.3.3.3 Nhận thức và hành vi của sinh viên quản trị
Nhận thức:
Theo quan điểm triết học Mác-Lênin, nhận thức được định nghĩa là quá trình phản
ánh biện chứng hiện thực khách quan vào trong bộ óc của con người, có tính tích
cực, năng động, sáng tạo, trên cơ sở thực tiễ

Hành vi
Hành vi :là những cảm xúc, suy nghĩ và hành động có tính chất tương đối nhất
thời và không theo quy ước để phản ứng lại ảnh hưởng trong một tình huống nào
đó.
Tóm tắt:
Trong chương 1 chúng tôi đã giới thiệu tổng quan tình hình kinh tế xã hội thế giới
và VIệt Nam trong thời gian qua. Chúng ta có thể nhận thấy xã hội đang thay đổi
trên nhiều mặt. Sự thay đổi này diễn ra nhanh đến chóng mặt.
Chắc hẳn chúng ta đã thấy được rằng, để tồn tại và phát triển trong một thế giới
luôn vận động như thế, không có cách nào khác, chúng ta cũng phải biến đổi cùng
với nó, thậm chí là vượt qua sự biến đổi đó.
Đó là sự biến đổi hướng về tương lại, thời gian đang là một biến số đáng sợ. Như
vậy thật là kinh khủng nếu như hôm nay, chúng ta không biết phải đi như thế nào.
Thật là khủng khiếp nếu như bạn và tôi không hề có một kế hoạch cho tương lai.
19


Và sẽ như thế nào nếu như chúng ta bị bỏ mất cơ hội thăng tiến chỉ vì những lí do
rất đơn giản đời thường “ nhân viên không hiểu sếp và không bao giờ được sếp
giao cho bất cứ một trách nhiệm nào cả”.
Bạn có muốn điều đó diễn ra với bạn không. Vậy thì hôm nay, mời bạn tìm hiểu lí
do vì sao sinh viên và doanh nghiệp không tìm được tiếng nói chung ngay từ giây
phút đầu tiên.
20


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CỦA SINH VIÊN QUẢN TRỊ
KINH DOANH HIỆN NAY KHI MỚI RA TRƯỜNG
2.1 Tổng quan
Chúng tôi đã khảo sát hơn 200 sinh viên là sinh viên năm 4 khoa quản trị kinh

doanh của trường Đại học Kinh tế Hồ Chí Minh về nhu cầu của họ sau khi mới ra
trường và thu được kết quả như sau : ( đã qua xử lý SPSS)
2.1.1 Lương
Mức lương khởi điểm

Frequen
cy Percent
Valid
Percent
Cumulativ
e Percent
Nhỏ hơn
3 triệu
7 3.5 3.5 3.5
Từ 3 đến
4 triệu
62 30.7 30.7 34.2
Từ 4 đến
5 triệu
81 40.1 40.1 74.3
Lớn hơn
5 triệu
52 25.7 25.7 100.0
Valid
Total 202 100.0 100.0

21




Nhận xét :
Sau quá trình khảo sát chúng tôi thu được kết quả như trên. Theo biểu đồ ta
nhận thấy được nhu cầu thu nhập của sinh viên Quản Trị Kinh Doanh vừa mới
tốt nghiệp như sau: 40% sinh viên mong muốn mức lương khởi điểm sau khi ra
trường là khoảng từ 4 triệu VNĐ đến 5 triệu VNĐ; 31% mong muốn thu nhập
khởi điểm sau khi ra trường với mức lương lớn hơn 5 triệu VNĐ; Còn lại 3%
khảo sát chỉ có nhu cầu mức lương khởi điểm dưới 3 triệu VNĐ.
Nhìn chung có đến 97% mong muốn thu nhập trung bình khởi điểm trên 3 triệu
VNĐ khi mới tốt nghiệp ra trường.
Trên đây là nhu cầu của sinh viên mới ra trường về thu nhập khởi điểm của
mình. Trong nền kinh tế này nay khi mà sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. Nhu
cầu nhân lực trẻ ngày càng cao. Nguồn nhân lực trẻ là thế hệ của tương lai, thế
hệ của sự phát triển, vậy doanh nghiệp tại Việt Nam sẵn sằng chi trả cho sinh
viên mức thu nhập khởi điểm bao nhiêu để có thể phát tận dụng nguồn nhân
lực trẻ đầy nhiệt huyết, kiến thức, sẵn sàng học hỏi.
22


Nghề nghiệp :
Tiếp theo chúng tôi khảo sát xem sinh viên quản trị kinh doanh sau khi ra
trường thường mong muốn làm việc trong lĩnh vực nào để phát triển.Chúng
tôi chọn những ngành kinh tế thuộc khối kinh tế và được các kết quả sau
Mong muốn làm việc trong lĩnh vực nào khi ra trường


Frequen
cy
Percent
Valid
Percent

Cumulativ
e Percent
Valid Marketi
ng
30 14.9 14.9 14.9
Tài
chính
42 20.8 20.8 35.6
Nhân
sự
47 23.3 23.3 58.9
Quản lý 48 23.8 23.8 82.7
Sale 22 10.9 10.9 93.6
Khác 13 6.4 6.4 100.0
Total 202 100.0 100.0

23


Mong muốn làm việc trong lĩnh vực nào
khi ra trường
15%
21%
23%
24%
11%
6%
Marketing Tài chính Nhân sự Quản lý Sale Khác

Nhận xét : từ kết quả khảo sát cho thấy, sinh viên quản trị kinh doanh có khả năng

làm việc trong rất nhiều ngành nghề khác nhau trong khối ngành kinh tế, cụ thể là
khoảng 23% sinh viên muốn hoạt động trong lĩnh vực nhân sự ngay khi tốt nghiệp
ra trường, 24 % sinh viên mong muốn trở thành quản lý trong các ngành nghề
khác nhau, 21% sinh viên mong muốn hoạt động trong lĩnh vực tài chính, 15%
sinh viên mong muốn hoạt động trong lĩnh vực Marketing, 11% sinh viên mong
muốn hoạt động sale ngay khi ra trường và 6% sinh viên mong muốn hoạt độn
trong các ngành nghề khác nhau ngay sau khi tốt nghiệp ra trường.
Nhìn chung: tỷ lệ sinh viên hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế thuộc sale,
marketing tài chính, nhân sự khá lớn.
2.1.3 Môi trường làm việc





24


Mong muốn làm việc trong loại hình doanh nghiệp

Frequen
cy Percent
Valid
Percent
Cumulativ
e Percent
DN nhà
nước
13 6.4 6.4 6.4
DN liên

doanh
51 25.2 25.2 31.7
DN
nước
ngoài
72 35.6 35.6 67.3
DN tư
nhân
66 32.7 32.7 100.0
Valid
Total 202 100.0 100.0

Nhìn chung, sinh viên quản trị mong muốn làm việc trong môi trường doanh
nghiệp khá tốt, nơi được xem là có môi trường vật chất , chế độ khá tốt, nơi có sự
cạnh tranh gay gắt về năng lực. Trong cuộc khảo sát chúng tôi thu được kết quả
36% sinh viên quản trị kinh doanh mong muốn làm việc trong các công ty nước
25


ngoài, 33% sinh viên mong muốn làm việc trong các công ty tu nhân, 25% sinh
viên mong muốn làm việc trong các công ty liên doanh và một số ít 6% sinh viên
mong muốn làm việc tyrong doanh nghiệp nhà nước sau khi tốt nghiệp ra trường.
Như vậy có đến 94% sinh viên mong muốn làm việc trong các công ty ngoài nhà
nước,điều này chứng tỏ sự năng động mong muốn làm việc trong môi trường cạnh
tranh khá cao( doanh nghiệp ngoài nhà nước được dánh giá là có môi trường cạnh
tranh khá cao so với doanh nghiệp nhà nước). Và nhận thấy thực tế một điều là
tâm lý sinh viên điều cho rằng mức lương của các loại hình doanh nghiệp khác
thường cao hơn so với doanh nghiệp nhà nước,điều này cũng một phần thu hút họ
đến với các loại hình doanh nghiệp kia, trong cuộc sống mưu sinh bắt đầu vật lộn
với cuộc sống khắc nghiệt thì điều này cũng dễ hiểu.

Ví dụ tại thành phố Hồ Chí Minh, nơi phát triển và sầm uất nhất cả nước, nếu như
tự lập trong cuộc sống mà sinh viên mới ra trường thì họ phải gặp khá nhiều vấn
đề như tiền phòng trọ, tiền xăng, tiền sinh hoạt hằng ngày thì hằng tháng họ phải
chi ra hơn khoảng gần 2 triệu, nhưng với mức lương của doanh nghiệp nhà nước
thì sẽ không đáp ứng được những khoản chi trả trên,sinh viên tìm tới các loại hình
doanh nghiệp khác nhằm thỏa mãn nhu cầu của họ.
Mong muốn nghề nghiệp trong ngắn hạn và dài hạn
Đây là vấn đề vẫn được đề cập đến cũng khá nhiều, sinh viên mới ra trường với
tuổi trẻ và lòng nhiệt huyết họ luôn muốn khẳng định và thể hiện mình,trong
khoảng thời gian ngắn hạn họ muốn chọn cho mình doanh nghiệp mà nơi đó có thể
mình học hỏi thêm kinh nghiệm ( trong cuộc khảo sát này chúng tôi nhận được
140 phiếu chiểm khoảng 69.3% của 202 phiếu). Cũng có thể sinh viên có tâm lý là
tìm nơi nào tốt để mình có thể học hỏi nhiều kinh nghiệm để hoàn thiện mình chứ
vẫn chưa thật sự gắn bó với doanh nghiệp mình làm-điều mà doanh nghiệp luôn

×